LCK 019B - TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG TU HÀNH BUÔNG XẢ - PHẢI TRIỂN KHAI ĐỊNH VÔ LẬU - THẦY KỂ VỀ CUỘC ĐỜI CỦA THẦY
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [51:04]
(00:04) Trưởng lão: Qua sự góp ý và có một số ý người muốn như thế này, mỗi khi mấy con có một cái bàn ngồi rồi. Thầy xin ra ngoài cái vấn đề nhắc mấy con một chút. Là vì mỗi người có một cái bàn, và có cái ý của mấy bác, mấy chú hôm qua họp có gợi ý với cô Út, là xin cho mỗi người khi mà đi về rồi thì họ sẽ xếp cái ghế họ lại họ đem về thất, để khi mà họ ngồi họ viết.
Mà nếu mà ở trong thất chúng ta cũng đâu có bàn ghế gì nhiều phải không mấy con? Thì chúng ta để trên cái giường chúng ta viết thì nó cũng không có tiện. Cho nên cái ý, nghĩa là sau khi mỗi người ở đây có cái bàn, cái ghế rồi đó, thì khi đó chúng ta xếp chúng ta xách luôn về cái thất. Rồi sáng mà khi vào lớp học thì chúng ta cố gắng xách cái ghế chúng ta ra để mà chúng ta ngồi chúng ta học. Như vậy, còn nếu mà, đó là cái tiện lợi là vì ở trong thất chúng ta không có bàn ghế, cho nên chúng ta chịu khó có thể được không? Thì đó là cái góp ý mà thôi.
Thì Thầy thấy vì chúng ta là cái lớp học cho nên nó có cái bàn ghế cũng như sinh viên vậy, thì cái bàn của chúng ta có cái bệ để ở trước chúng ta để tay chúng ta ghi chép, và đồng thời chúng ta có thể dựa lưng, có cái dễ dàng lắm. Cho nên vì vậy cái ý muốn là khi có cái bàn ghế đó rồi thì các con sẽ mang cái ghế đó về luôn cái thất của mình để cho mình được ghi chép viết bài vở.
Bởi vì mình học mình phải triển khai cái tri kiến của mình, thì chắc chắn lớp của chúng ta nó có thể suốt cả năm chúng ta để làm những cái bài, bởi vì nhiều bài lắm mấy con. Đây là nhân quả thôi, rồi cái bài các pháp vô thường nữa, rồi Mười Hai Nhân Duyên, rồi Ngũ Uẩn. Rồi tất cả những cái pháp khác như quán thân bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh. Tất cả những cái pháp quán đều là chúng ta được đưa vào cái Định Vô Lậu này hết mấy con.
(02:10) Vì chính chúng ta quán tức là chúng ta suy nghĩ, mà suy nghĩ chúng ta lại viết thành bài vở, để nó có những cái gì thiếu sót thì chúng ta lại được sự hướng dẫn của Thầy để giúp chúng ta triển khai sâu về cái vấn đề.
Như nói về thực phẩm bất tịnh, chúng ta nhiều khi chúng ta quán có chút ít rồi chúng ta hết không biết quán nữa. Do đó nhờ cái sự triển khai ý của chúng ta nó giúp cho chúng ta triển khai được cái tri kiến, chúng ta mới nhìn rộng ra được cái sự bất tịnh của thực phẩm.
Còn nếu quán về thân bất tịnh thì cũng nhờ Thầy góp ý kiến để giúp cho mấy con triển khai cái tri kiến của mình ra. Thì lúc bây giờ mấy con lại viết thành một cái bài quán thân bất tịnh. Chúng ta quán như vậy không phải suông mà chúng ta biết áp dụng vào cái đời sống chúng ta, làm cho cái tâm chúng ta nhàm chán cái thân của chúng ta. Do đó, nó thấy hoàn toàn nó sự thật là bất tịnh. Đó là cái thiết thực.
(03:04)Và cái ý kiến mà muốn đem về trong thất mỗi người có một cái bàn, như vậy theo Thầy thì sau này chúng ta có đủ phương tiện, vì đây là những cái lớp học, và bắt đầu từ đây về sau nó sẽ trở thành lớp học tu chứ không phải còn như là cái giảng đường mà chúng ta ngồi mà chúng ta nghe thuyết giảng chung. Các con hiểu điều Thầy nói.
Cho nên sau này chắc chắn là chúng ta cũng khỏi mang cái ghế vào thất nữa, là vì ở giảng đường chúng ta có, thì ở thất của chúng ta cũng sẽ có cái bàn ghế như thế nào để tiện. Để khi mà chúng ta đi kinh hành thì chúng ta xếp lại chúng ta dựng nó sát ở trong vách để chúng ta có chỗ đi. Chứ nếu mà chúng ta làm một cái bàn như thế này rồi có cái ghế thì nó sẽ chiếm hết cái khoảng không gian ở trong thất chúng ta mất đi.
Cho nên sau này nếu có điều kiện thì có thể mỗi thất Thầy cũng sẽ xin Phật tử cho mỗi cái thất để cung cấp cho mấy con có một cái ghế đó thôi, chúng ta không có cần bàn. Một cái giường, một cái ghế đó. Để khi mà cần thiết thì chúng ta banh nó ra là chúng ta ghi chép, mà không cần chúng ta xếp lại để đi kinh hành thì chúng ta xếp nó dựng vào vách.
(04:16) Do cái sự tu học của chúng ta nó cần thiết, nhưng mà cái thất của chúng ta thì nó không rộng lắm, cho nên vì vậy mà không nên để bàn ghế quá nhiều nó cũng kỳ. Do cái sự mà tu học của chúng ta thì đem lại cái sự lợi ích lớn cho mọi người chứ không riêng gì chúng ta. Vì vậy mà cái ước muốn của mấy con mà muốn được như vậy thì chắc chắn nó cũng sẽ thành tựu, vì mỗi người một ít thì chúng ta sẽ có được cái phương tiện đó.
Thí dụ: như một cái ghế như vừa rồi cô Út mua về đó, thì nghe nói nó là một trăm tư (140.000 đồng) một cái. Mà một trăm tư một cái thì chúng ta thấy nó cũng không có quá đắt lắm đâu. Cho nên vì vậy mà nhiều khi chúng ta sẽ còn coi có những cái, nghe nói có những loại bàn ghế bằng nhựa, mà cái nhựa hiện giờ nó lại cứng tốt nhưng mà chúng ta chưa biết chỗ nào, nhưng mà cũng là một cái bàn ghế của sinh viên học trên Đại học đó.
Cái bàn như thế này mà nó xếp kiểu như thế nào không biết mà nó gập xuống, mình để cái bàn khi mình không viết thì mình kéo cái mặt bàn nó nằm xuống để nó xếp xuống đây nó để xuống, còn mình cần thiết thì mình kéo lên. Thành ra có khi nó thành cái bàn ngồi thường thôi không có cái bàn viết, không có cái bệ viết, nhưng mà khi cần viết là chúng ta chỉ cần kéo nó lên đây chúng ta kéo qua là nó có một cái bàn vậy chúng ta viết.
(05:37)Còn hiện giờ cái bàn nó làm dính luôn, cho nên nó không kéo xuống được mà chỉ xếp nó lại, xếp nó gọn lại thôi chứ còn không có kéo cái bàn mà nó gập xuống đây được. Nhưng mà để chúng ta tham cứu, nghiên cứu coi nó có cái loại nào tiện lợi nhất thì chúng ta sẽ sắm cho mấy con ở trong thất một cái ghế, còn nếu không thì chúng ta sẽ mua cái đó để chúng ta tiện lợi chúng ta học tu.
Bởi vì chúng ta là những người học tu, và chương trình của đạo Phật là tám lớp. Nó là chương trình giáo dục đào tạo chứ không phải để tự tu tự tập. Mà nó cần phải có sự hướng dẫn.
Cũng như con chúng ta đi học thì chúng ta ít ra cũng sắm cho nó cái bàn mà để cho nó ngồi nó viết, nó đến trường thì nhà trường cũng phải sắm cho nó cái bàn nó ngồi nó viết, rồi nó về nhà thì đâu có lý nào mà để cho con mình nó ngồi nó khòm lưng, nó cúp cổ nó ngồi nó viết ở dưới đất đâu. Cho nên chúng ta cũng sắm cho con mình cái bàn để cho nó học. Đó là cái điều kiện cha mẹ thương con thì phải giúp con như vậy.
(06:37) Cho nên hiện giờ thì Thầy nghĩ rằng Thầy thương mấy con thì Thầy cũng cố gắng tìm cách làm sao cho thuận tiện, để mấy con ở trong những cái thất của mấy con có cái phương tiện mấy con học tu như vậy cho nó tiện lợi.
Cô Út Diệu Quang: Lúc nãy con gọi điện.
Trưởng lão: Cái gì con?
Cô Út Diệu Quang: Lúc nãy con gọi điện…
Trưởng lão: Rồi con gọi sao?
Cô Út Diệu Quang: Lúc nãy con có gọi điện…
Trưởng lão: Bàn hả? Thì con mua thêm 10 cái nữa con, rồi sau này nó có thêm tiền mình mới sắm thêm. Con mua thêm 10 cái nữa đi.
(07:32) Bây giờ chúng ta chuyển qua về vấn đề học tập. Đây là Thầy bàn về vấn đề cái phương tiện, cách thức để mà chúng ta học tập cho nó tiện lợi. Thì gợi ý cho mấy con vậy thôi, để rồi cái phần đó là cái phần Thầy lo, rồi Thầy xin Phật tử người nào có.
Vừa rồi thì có cô Diệu Vân có cúng dường số tiền, cho nên cô Út lấy số tiền đó mua 40 cái bàn. Nhưng mà Thầy nói 40 cái bàn thì sợ thiếu, cho nên mua 50 cái bàn. Lỡ có Phật tử không lẽ mình ngồi trên bàn mà Phật tử đến người ta dự thính, người ta nghe người ta ngồi dưới đất thì coi nó kì, cho nên mình mua thêm 10 cái nữa, cho được 50 cái thì trong cái phòng của chúng ta thì để 50 cái thì có thể tạm được.
Do như vậy thì nó có cái điều kiện cần thiết trong lớp học để khi có Phật tử đến tham dự người ta nghe thì mình có bàn cho người ta ngồi, thì mình cũng sẽ đem những cái bàn đó ra cho người ta ngồi y như chúng ta vậy, để cho nó có cái sự bình đẳng, người nào cũng như người nấy.
Đó là cái điều kiện mà chúng ta phải suy tính trước, chứ không khéo rồi chừng đó chúng ta thấy nó rất cực nó không hay chút nào hết. Mình ngồi trên bàn mà những Phật tử người ngồi ở dưới đất thì nó không hay, và người ta ngồi ngoài hành lang hoặc ngoài kia thì nó cũng không đẹp. Bởi vì chúng ta sẽ gồm nhau ở trong cái Tổ đường của chúng ta, để mà chúng ta ngồi ngay ngắn tu học nó mới hay.
Tu sinh: … Con xin cúng dường ghế…
Cái này không cúng dường nữa, con mua ghế hả con, thôi bây giờ con cầm con đưa cô Út đi con, để cho cô Út cô đi thình lình rồi Thầy không biết. Con nói để cô Út mua bàn ghế đi con.
(09:46) Các con thấy khi mà Thầy gợi ý lên thì mấy con lại phát tâm cúng dường, thì lại nghĩ rằng vì cái sự lợi ích chính ngay bản thân mình, và sự lợi ích cho người sau và cái bàn ghế đó chúng ta học qua rồi, chúng ta tu xong rồi thì những bàn ghế đó để lại cho những người học những lớp sau, chứ nó cũng không có hết. Vậy là chúng ta mãi mãi chúng ta duy trì cái lớp học của chúng ta.
Từ đây về sau nó sẽ có cái lớp học của Phật Giáo, tám cái lớp học như vậy thì Thầy thấy những bàn ghế đó rất tiện, rất là tiện. Ở đây có thể nói sau này nơi đây nó cũng biến hoàn toàn là trở thành cái lớp học như các Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc như vậy.
Nghĩa là cái mục đích của Thầy là biến thành lớp học chứ nó không còn là cái giảng đường để nghe thuyết pháp suông. Nó trở thành cái lớp học thật sự để chúng ta đào tạo những con người tu giải thoát, đào tạo những con người vô lậu hẳn hoi.
Coi như là cái chương trình chúng ta giống như cái chương trình giáo dục của Nhà nước vậy, nó đi vào. Nhưng mà chúng ta đào tạo những sự giải thoát, những kiến thức giải thoát làm cho con người chúng ta sống rất là đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Chúng ta đào tạo đạo đức cho con người.
Cho nên vì vậy cái lớp của chúng ta là lớp đào tạo nó không phải còn là cái lớp tu suông, không phải tu để cầu mặc may, người chứng người không chứng. Mà đào tạo để những người, các con những người quyết tâm tu học là người nào cũng phải đi tới nơi tới chốn. Đừng nghĩ rằng trong cái số các con chỉ có 10 người, 20 người thôi.
(11:22) Các con nghe Thầy đã nhắc trong cái thời đức Phật người ta hỏi: 500 vị Tỳ kheo đang theo Phật, thì có chứng quả A La Hán hết hay không? Đức Phật nói: "Có 90 người chứng Tam Minh, 90 người chứng Thiền định, và còn lại 320 người đó là chứng Giới luật. Tức là sống đời sống giới luật". Cho nên đời sống giới luật vẫn là giải thoát mấy con. Bởi vì đời sống giới luật là đời sống Ly dục, Ly ác pháp, tức là người ta chứng giới luật tức là người chứng được tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là chứng Niết Bàn đó, trạng thái chứng Niết Bàn người ta nhận ra được trạng thái Niết Bàn. Coi như vậy là 500 vị Tỳ kheo trong thời đức Phật đều là những người chứng đạo chứ không phải không.
Cho nên cái lớp Thầy dạy mấy con, dù một cái người dở nhất đi nữa họ cũng có giải thoát trong đó, chứ không phải là hoàn toàn họ như người phàm phu nữa đâu, không phải như người phàm phu. Vô đây dù là một ngày mấy con vẫn biết sự giải thoát của mấy con, chứ không phải là vô đây một ngày mà mấy con không thấy giải thoát đâu. Và sự tu học 1 năm mấy con sẽ thấy như thế nào, và 2 năm mấy con sẽ thấy như thế nào? Nó khác, cứ mỗi năm nó tiến bộ.
Cũng như bắt đầu từ học đến hôm nay thì mấy con nhìn lại sự tiến bộ của mấy con về tri kiến. Rồi đến từng cái sự mà nhìn lại cái sự tu tập của mấy con Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con sẽ thấy nó tiến bộ như thế nào. Đó, trong cái thời gian ngắn mà thôi. Nhưng mà nhờ cái căn bản mấy con đã từng tập tu, mà vô đây mấy con mới nhìn thấy cái sự tiến bộ nó rõ ràng. Cho nên sự cố gắng tu tập là hạnh phúc lắm.
Có duyên lắm chúng ta sống đây mà nỗ lực tu tập thì mấy con thấy rằng khi mà chúng ta tu tập thì các con thấy cái phước rõ ràng mà, khi Thầy gợi ý thì có người cúng dường liền. Nếu mà Phật tử, nếu mà mọi người nghe chúng ta mở cái lớp tu học và họ đã dự thính cái lớp này thì chắc chắn họ sẽ giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cần thiết. Nhưng những gì cần thiết cho sự học tu để mà được giải thoát thì chúng ta xin, còn những gì mà không cần thiết thì chúng ta không.
(13:38) Như bây giờ đi, mở cất cái chùa này, cái Tổ đường này cho đẹp sang, xây tường đồ cho đẹp thì nhất định là không. Chúng ta nên sống với cái mái tranh vách lá như thế này mà chúng ta học được, chúng ta sống một đời sống giản dị, đơn giản. Cũng như có nhiều người xin Thầy để sửa sang mấy cái thất này lại bằng cái gạch cho nó bền vững, cho chắc. Thầy nghĩ rằng những cái thất này còn xài được thì không nên. Chờ chừng nào nó đã hư hoại thì chúng ta có thể làm lại, nhưng làm lại với những vật liệu rẻ tiền để không hao tốn, để chúng ta tiếp tục chúng ta ở, chứ không sao hết. Đừng làm kiên cố mà tốn hao nhiều. Đó là cái ý của Thầy.
Mong rằng các con khi Thầy đã ra đi rồi thì mấy con vẫn giữ cái ý của Thầy, luôn luôn chúng ta sống trong chòi tranh vách lá, đơn giản sống đời sống ba y một bát, xả bỏ hết đừng tham gì thế gian. Bởi vì khi mà Thầy mất đi thì mấy con bắt đầu những nơi khác, cất lên những chùa to, Phật lớn. Làm như những cái điều đó nó không thích hợp với Phật Giáo mấy con. Phật đã buông bỏ hết cung vàng điện ngọc, mà thế bây giờ ngôi chùa thờ Phật lại vĩ đại, vĩ đại quá không hợp với người tu.
Con nhìn tượng Phật chúng ta đang thờ, hình ảnh là một vị khổ hạnh không có mập, để nói lên sự tu tập chúng ta xả bỏ. Và nhìn ngôi nhà chúng ta đang ở mà trở thành lớp học của chúng ta hôm nay thì nó đơn sơ, nó giản dị nhưng nó không kém phần mỹ thuật đâu mấy con, tại mình khéo léo.
Do như vậy nó nói rõ được cái tâm hồn buông xả của chúng ta, không dính mắc sự sang đẹp giàu sang của thế tục. Chúng ta đã xả phú cầu bần, cầu cái hạnh nghèo để xứng đáng được sự giải thoát, xứng đáng được đời sống của đức Phật khi người tu chứng, cho nên chúng ta là con của người, là đệ tử của người chúng ta phải sống sao cho đúng hạnh như Người.
(15:53) Cho nên Thầy thờ đức Phật trong cái ngôi nhà tranh vách liếp như thế này là đức Phật chắc vui lòng hơn là đức Phật được thờ trong ngôi nhà tường cao cửa rộng mấy con. Mới xứng hợp với tâm nguyện của Người. Người đã chế giới luật ba y một bát, Người đã chế giới luật cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa, Người đã chế giới luật nói lên được tinh thần xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần. Mà ở trong ngôi nhà sang đẹp không có lợi ích, không có đúng ý nghĩa của nó.
Cho nên Thầy nhắc nhở, khi Thầy ra đi mấy con còn lại đừng xây cất đồ sộ mấy con, đừng vì một người Phật tử cúng tiền nhiều rồi không biết đổ vào đâu, rồi đổ vào xây chùa đẹp, sai không đúng đâu con. Xã hội còn nhiều người bất hạnh, lúc đất nước chúng ta đầy đủ thì có đất nước khác nghèo đói, chúng ta hãy gửi về nơi đó giúp họ đi mấy con. Đừng cất chùa to mà không đúng tinh thần của đạo Phật, làm như vậy sai mấy con.
Nhớ những lời Thầy nói hôm nay đã ghi vào những lời băng đĩa, thì ngày mai lời nói này mấy con cứ mỗi lần mở ra thì mấy con cũng còn nhớ lời Thầy dạy, đừng làm sai những điều này mà đi sai con đường của đạo Phật, làm đạo Phật không đúng cách, không đúng hạnh thì không đúng đâu mấy con.
Vì Thầy biết rằng tuổi mình đã lớn rồi, thì ngày nào Thầy cũng phải ra đi, nhưng mà ra đi thì mấy con sẽ làm sai những điều của đạo Phật rồi tự mấy con đã dìm Phật pháp đi. Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con những điều này, để sau khi Thầy có ra đi thì mấy con phải làm cho đúng.
(17:47) Các con tìm khu đất nào đó trồng 5, 7 bụi tầm vông, các con sẽ chặt cây đó mà các con dựng lên mái nhà đơn sơ, nhẹ nhàng, thanh thoát. Nếu nơi đó gió bão thì các con hãy chằng những dây kẽm, dây gai thì nó sẽ giữ vững ngôi nhà mấy con không bao giờ bay được đâu. Các con sẽ chằng dây nhiều thì cái nhà coi như là chiếc tàu giữa biển, đậu ở ngoài biển mà neo. Cho nên nó không bao giờ mà đổ cái nhà mấy con, mặc dù có những nhà đơn sơ.
Nhớ những lời Thầy thì các con sẽ đúng hạnh của đức Phật ngày xưa, không sai cái hạnh xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Vì tiện nghi cho nên chúng ta mới mua bàn ghế để chúng ta ngồi học, chứ không thì chúng ta cũng xả bỏ vì nó là lớp học chứ không phải là lớp nghe giảng suông. Cho nên chúng ta phải sắm những phương tiện cần thiết cho chúng ta tu học thôi. Nhớ kỹ những điều này.
Chúng ta cũng không nên sắm những bàn ghế sang. Thầy tìm những cái bàn ghế người ta đan như cái ghế của Thầy, đừng có nệm mút nhưng nó không có làm mấy con. Nó làm cái ghế như Thầy thì không thể làm cái bàn kéo qua được. Cho nên vì vậy chúng ta cũng khó tìm. Hôm nay thì họ sản xuất sẵn chúng ta mua để chúng ta tiện lợi chứ không phải chúng ta thích ngồi trên nệm mút êm ái đó đâu, nhưng mà vì phương tiện học tập.
Cho nên có nhiều người họ sẽ đặt thành câu hỏi: “Quý thầy nay sang quá rồi, ngồi trên bàn ghế đẹp tốt”. Sự thật không phải vậy. Khi đó chúng ta, khi mà có người nào đó chỉ trích thì mấy con nên im lặng, mấy con đừng trả lời gì hết. Mình chỉ biết tu học để giải thoát cho mình, dừng có trả lời như thế này hoặc như thế khác mà không tốt.
(19:40)Khi người ta nói ra một cái lời nói để chống đối thì mình hãy im lặng như Thánh không được trả lời. Còn người ta nói lời nói để tìm hiểu, để học hỏi thì mình vui vẻ trả lời.
Các con nhớ kỹ, khi mà người ta nói cách thức để mà bài bác, để chống đối dù họ nói như thế nào, họ mạt sát như thế nào thì mấy con ráng bình tĩnh, im lặng không trả lời một lời nào hết, họ nói mãi rồi họ sẽ thôi mấy con.
Còn mình trả lời thì không hay gì hết, mình trả lời với họ tức là mình như họ; mình trả lời với họ tức là mình lý luận để che đậy cái của mình, không nên đâu. Cái của mình là cái chân thật thì khỏi cần phải che đậy gì nó cũng là chân thật, nó là đạo đức thì nó là sự thật rồi.
Người ta có hiểu thì người ta được lợi ích, mà người ta không hiểu thì thôi có gì đâu mà mình lại tranh cãi với họ để làm gì, để bảo vệ của mình làm gì. Mình chẳng bảo vệ, nó là chân lý mà, nó là sự thật mà, nó là đạo đức của con người mà thì bảo vệ làm gì? Anh hay chị muốn sống được nó thì lợi ích cho anh chị còn lý luận hơn thua để bảo vệ có lợi ích gì mà còn tranh cãi không lợi ích.
Cho nên Thầy dặn mấy con, khi chúng ta học để chúng ta tìm sự giải thoát làm chủ bốn sự đau khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi, chứ không phải học đây để chúng ta đi ra tranh luận, nói hơn nói thua với người khác. Mặc dù có nhiều người họ hay thích tranh luận, do cái đường lối giáo pháp của họ học, khiến cho họ có những cái tranh luận như vậy. Còn đường lối của Thầy thì cấm bặt, các con học với Thầy không được tranh luận với một người nào.
(21:25) Người ta nói một câu hỏi, người ta đặt một câu hỏi, người ta bài bác chúng ta hiểu biết liền câu hỏi liền thì chúng ta im lặng. Người ta đặt một câu hỏi mà người ta hỏi để tìm hiểu, để tu học, để theo học thì chúng ta đưa sách hoặc chúng ta giải thích cho họ hiểu. Thầy dặn trước để lớp tu học của chúng ta nó có cái đạo đức. Mà đạo đức gì mà đi ra tranh luận với thiên hạ thì còn đạo đức gì. Các con hiểu điều đó. Cho nên đạo đức là không bao giờ tranh luận.
Các con học tới khẩu hành, lời nói ôn tồn, nhã nhặn không được nói nặng người khác mấy con, đối với người nào cũng vậy. Trong Tu viện chúng ta chỉ biết thương nhau không được nói xấu người nào, dù người đó có lỗi để cho Thầy hướng dẫn, Thầy an ủi, Thầy giúp đỡ họ.
Vì con người sống nhiều tạp khí lắm, nhiều thói quen, nhiều tính còn giận dữ, còn ngã mạn. Cho nên vì vậy lần lượt chúng ta sẽ cố gắng học tu, rồi những tâm tánh đó chúng ta sẽ lần lượt nó sẽ dời bớt đi, nó không còn nữa. Còn bây giờ chúng ta chỉ trích nhau làm cho chúng ta đau khổ thêm không tốt lành gì.
Cho nên các con nhớ kỹ những lời Thầy dạy: Không nên nói xấu một người nào trong lớp chúng ta hãy thương nhau, hãy giúp đỡ nhau, chuyện xấu mình cũng không nên nói, mà người ta xấu cũng không nên nói. Chỉ có Thầy hướng dẫn lần lượt các chị, các em, các con sẽ trở thành người tốt hết, không có người nào còn xấu nữa đâu.
Vì lớp học chúng ta là lớp học đạo đức mà, cho nên mỗi người trong chúng ta đều trở thành người tốt.
Mà người tốt thì phải biết thương nhau, cho nên người tốt biết thương nhau thì không bao giờ nói xấu hay mắng mỏ hay khinh chê người khác. Ở đây không có khinh chê mà chỉ biết thương nhau mà thôi.
(23:24) Cho nên các con có đọc bài Sóng Gió Chơn Như, Thầy đã nêu cái gương của ông Phú Lâu Na, ai làm gì thì ông cũng vẫn thương người đó.
*Cho nên đức Phật hỏi*: Ông đến xứ đó người ta chửi ông đó.
*Thì ông nói:* Người ta chửi con người ta còn thương con, người ta chưa có lấy đá, lấy tay người ta đánh con.
*Thì ông Phật nói*: Người ta sẽ đánh ông bằng gậy, bằng gộc, bằng tay.
*Ông nói:* Người ta còn thương ông chưa lấy gươm dao, giáo mác giết ông. Người ta còn thương ông.
*Nhưng đức Phật nói:* Người ta lấy gươm dao, giáo mác giết ông đó.
*Thì ông nói:* Người ta còn thương ông vì ông mang cái thân này quá khổ.
Người ta thương ông, đến khi người ta giết ông ông cũng còn thấy người ta thương thì các con nghĩ sao? Thầy mong rằng đệ tử của Thầy, ngồi trước mắt Thầy sẽ trở thành những người đệ tử như ông Phú Lâu Na, biết thương chứ không biết ghét, không bao giờ nói nặng lời một người nào hết.
Những người đệ tử của Thầy mà dùng lời nói nặng người khác là không phải đệ tử của Thầy. Người đệ tử của Thầy không bao giờ trả lời trước sự vấn nạn, cật vấn tranh thua hơn thiệt. Người đệ tử của Thầy chỉ im lặng như Thánh. Đó là người đệ tử của Thầy. Thầy vượt qua những nỗi khó khăn đều nhờ sự im lặng như Thánh, đều là nhờ lòng biết thương yêu những người đang khó khăn, đang gặp khổ. Người ta khổ người ta mới nói mình. Đây là những bài học nhân quả thiết thực của cuộc đời chúng ta áp dụng vào đời sống, biết áp dụng vào đời sống.
Hôm nay mấy con học về nhân quả con người, mà những lời Thầy nói đây là những lời gợi ý cho mấy con biết áp dụng vào đời sống, vào đời sống thực tế như trường hợp Tu viện Chơn Như của chúng ta.
Trải qua thời gian Thầy biết rằng mấy con học quá cạn cợt, Định Vô Lậu tư duy quán xét mấy con quá cạn cợt. Cho nên sóng gió Chơn Như làm cho tâm mấy con dao động. Nhiều khi mấy con dùng lời lẽ quá nặng nề mạt sát với nhau, không đúng mấy con. Điều đó xấu lắm mấy con.
(25:32) Nhân quả mà, chứ đâu phải ai muốn đâu mấy con. Nhân quả mới có ngày hôm nay mấy con mới có lớp học. Nếu không có nhân quả sóng gió Chơn Như ngày hôm nay chưa có lớp học Bát Chánh Đạo mấy con. Và cái duyên mấy con được ngồi trước mắt Thầy để học lớp Bát Chánh Đạo là nhờ duyên nhân quả. Duyên nhân quả thúc đẩy đi đến sự học tập đạo đức càng lúc càng rõ ràng và cụ thể.
Vì vậy những lời nói của Thầy ngày hôm nay là lời dạy đạo đức nhân bản - nhân quả, là lời dạy đạo đức nhân quả mà các con đã từng biết từ mười mấy ngày nay nói về nhân quả.
Nhớ kỹ những lời này. Đó là lời áp dụng vào đời sống khi viết bài nhân quả. Bằng thực tế, các con thấy thực tế, là vì Thầy nói nhân quả là thực tế trong sóng gió Chơn Như biết thương yêu không biết ghét người khác. Đó là áp dụng vào đời sống nhân quả, hiểu biết nhân quả.
Cho nên vì vậy dù nhìn thấy bất cứ hoàn cảnh nào tâm chúng ta bất động như Thánh, bất động mấy con mới xứng đáng là người tu Tứ Niệm Xứ.
Tứ niệm xứ là tu gì? Tu tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động trước sóng gió, trước bão bùng vẫn bất động không bao giờ lay chuyển được tâm mình. Có đúng không mấy con?
Các con thấy trải qua thời gian áp dụng vào đời sống, thì Thầy đã áp dụng được nhân quả, được sự bất động của Tu viện Chơn Như. Làm bừng sáng lên, bừng sáng mọi góc trời, làm cho bừng sáng lên nền đạo đức, làm cho Phật Giáo sống lại bằng chương trình giáo dục đào tạo.
(27:22) Hôm nay mấy con ngồi lại cầm cây bút viết từng chữ, ghi từng lời, triển khai từng ý niệm của mình từng phút, từng giây giúp cho chúng ta có một tầm vóc Chánh Kiến, Chánh Tư Duy suy nghĩ được sự giải thoát. Nếu mấy con mà không có đủ duyên ngồi trước mặt Thầy tu học thật ra là mấy con thiếu phước rất lớn.
Vì biết rằng ngày mai những lớp học này tiếp tục, nhưng mấy con biết rằng Thầy còn phải ẩn bóng, còn phải viết sách nhiều nữa, còn phải có giờ phải ra đi, thì lớp học này mấy con tu xong mấy con phải kê vai gánh vác mà dạy những người sau. Chứ làm gì mà Thầy còn sức khỏe đâu mà đứng lớp, ngày ngày mà lên lớp dạy mấy con như thế này. Cho nên vì vậy cái lớp này là mấy con còn trực tiếp với Thầy, những lớp sau thì Thầy sẽ viết sách Đạo Đức.
Vì con người trên hành tinh này còn chờ Thầy viết những bộ sách Đạo Đức Làm Người. Nếu không có Thầy thì ai viết bộ sách này cho con người mấy con? Cho nên Thầy phải được rảnh rang, Thầy phải được ngồi lại. Chứ nếu mà đứng lớp như thế này thì làm sao viết được.
Khi ra khỏi giờ thì mỏi mệt vô cùng, phải nằm nghỉ xuống năm ba phút rồi bắt đầu phải vào làm việc lại. Thì các con biết sức khỏe nó sẽ mòn mỏi đi. Và vì vậy mà Thầy chỉ có một lần dạy này mà thôi, và sau đó những Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện, Chi nhánh An Dưỡng Từ Thiện ra đời, thì mấy con phải giúp Thầy, giúp Thầy gánh vác điều đó mấy con.
Cho nên mấy con phải ráng cố gắng, cố gắng để mà đền đáp ơn Phật, ơn Thầy thì phải ráng cố gắng. Vì vậy những lời mấy con nói trong này Thầy còn lo lớp người già nữa mấy con, Thầy chia sẻ cái lớp người già nữa. Phải cố gắng. Những lời Thầy dạy đây là những lời thiết thực mấy con. Những điều mấy con cần phải học, cần phải tập luyện cho rõ ràng, cụ thể hơn.
(29:43) Bây giờ Thầy sẽ trả bài cho mấy con, Thầy sẽ trả bài. Cái số người hôm nay của chúng ta tu học thì chắc có lẽ là còn đủ 32 người, có đúng không mấy con?
Tu sinh 1: Dạ Mô Phật, có cô Tịnh Bản với hai người hôm nay không đi học.
Trưởng lão: Cô Tịnh Bản không có đi hả con?
Tu sinh 1: Dạ!
Trưởng lão: Sao vậy, sao không có đi?
Tu sinh 1: Dạ con không hỏi là tại không có nói chuyện.
Tu sinh 2: … (30:08)(Không nghe rõ).
Trưởng lão: Có gì không con trình bày?
Tu sinh 1: Thưa Thầy hôm qua con cũng thấy điều đó, con có ra hỏi thăm cô thì cô nói, … Theo suy nghĩ của cô thì cô nên thực hành thôi, chứ còn cái việc học thì vì cái tâm nó suy nghĩ nhiều nó động, cô nói vậy.
(30:37) Trưởng lão: Cô đã hiểu sai. Bởi vì đi từ cái lớp, có ý kiến như vậy đó là cái hiểu sai mấy con. Đi từ cái lớp căn bản chúng ta phải triển khai cái tri kiến bằng Định Vô Lậu. Cái tên vô lậu mấy con thấy như đức Phật dạy Định Niệm Hơi Thở, không nói vô lậu. Định Chánh Niệm Tỉnh Giác không nói vô lậu mấy con. Mà Định Vô Lậu là tri kiến giải thoát. Như Thầy đã nói mấy con: Giới hương, Định hương, Dữ huệ hương. Chữ “dữ” có nghĩa là “và”. Nghĩa là Giới - Định - Tuệ nó không quan trọng đâu mấy con, mà Tri kiến hương mới quan trọng.
Nghĩa là đức Phật dạy chúng ta sống một đời sống bình thường bằng cái sự hiểu biết để vô lậu mấy con. Mà không triển khai cái căn bản này thì mấy con khó vô lậu. Đâu phải ngồi thiền nhập định như gốc cây để mà ngồi cứng ngắc gọi là giải thoát đâu. Giải thoát là một con người bình thường mà tâm bất động cho nên nó là Tứ Niệm Xứ, chứ không phải ở trong thiền định gì cả. Nhưng không có tri kiến thì mấy con sẽ không chịu nổi với cái ác pháp tác động bên ngoài quá lớn.
Cho nên cái bài học căn bản là Chánh Tri Kiến thì mấy con thấy nó là căn bản nhất. Mà căn bản nhất nó là Định Vô Lậu. Trong Tứ Chánh Cần có 4 loại Định. Mà cái tên Định Vô Lậu là Thầy thấy nói đến được cái sự chứng quả A La Hán. Bởi vì A La Hán là cái âm dịch âm của tiếng Phạn là A La Hán, nhưng cái nghĩa của A La Hán là vô lậu. Mà cái Thiền định tên vô lậu thật sự ra cái thiền định đó để giúp chúng ta giải thoát hoàn toàn không đau khổ nữa. Thế mà mình không học mình lại tu để trở thành cây đá sao đây mấy con?
Các con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác các con nhiếp tâm để cho mình yên tĩnh, đừng có nghĩ niệm gì khác thì mình đã đi lầm vào con đường của Đại thừa mất rồi. Ở đây đức Phật dạy chúng ta triển khai tri kiến tức là thiền quán chưa không phải là thiền chỉ mà là thiền quán. Chúng ta chấp thiền chỉ để rồi chúng ta triển khai trí tuệ Tam Minh, chấp thiền chúng ta có.
(32:43) Giới luật tức là phải trí tuệ. Các con nghe cái bài kinh đức Phật nói: “Tri kiến ở đâu giới luật ở đó. Giới luật làm thanh tịnh tri kiến, mà tri kiến làm thanh tịnh giới luật”. Cái bài kinh quá rõ ràng cụ thể. Như vậy cái tri kiến của chúng ta rất cần thiết cho giới luật, mà giới luật rất cần thiết cho tri kiến, hai cái này không được lìa nhau.
Đạo Phật dạy chúng ta thực tế, dạy chúng ta sống con người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người là điều giải quyết cho chúng ta đủ rồi. Chúng ta không cần Thiền định, mà muốn Thiền định là chúng ta nhập chơi. Cho nên cái lớp Định, Bát Chánh Đạo mà cái lớp Định có một lớp duy nhất. Cho nên chúng ta lầm tưởng rằng chúng ta ở trong thất là chúng ta tu, chúng ta lầm tưởng như là Thầy Chơn Thành thức suốt đêm là chúng ta tu. Không, không phải đâu.
Thầy rất lo cho những người thức suốt đêm mà người ta bị lọt trong tưởng. Thầy Thiện Thảo 10 ngày chiến đấu với hôn trầm bây giờ ở trong cái trạng thái mà trạng thái tưởng mấy con. Thầy thấy lo lắng rất nhiều. Cho nên cô Tịnh Bản muốn vậy là cô muốn đi sai đường rồi, cô sẽ bị chết thôi, cô không bao giờ có con đường thanh thản.
Các con biết Thầy đã đưa vào cái chương trình giáo dục đào tạo Thầy viết cái căn bản là cái căn bản nào? Ở đây con đường chúng ta không phải tu thiền chỉ mà là tu thiền quán. Còn tập tu để mà Chánh Niệm Tỉnh Giác không phải con đường đó đi vào Thiền định, mà Chánh Niệm Tỉnh Giác để phá sự lười biếng hôn trầm, thùy miên của chúng ta mà thôi. Tức là phá vô minh lậu của chúng ta chứ không phải ngồi bất động để mà phá tham, sân, si của chúng ta được mà chỉ là ức chế. Đó là cái hiểu sai của cô Tịnh Bản.
Cái hiểu sai, mà cái hiểu sai sẽ dẫn đến cái tu sai. Đã nói Phật Giáo là cái lớp Bát Chánh Đạo, cái chương trình giáo dục đào tạo, mà may mắn mình đã có được cái lớp học tập như thế này là may mắn vô cùng. Còn không khéo thì để mình hiểu sai lầm, mình chỉ tu tập cho hết niệm để mình đi vào Thiền định, coi chừng Thiền định đó là Thiền định sai.
Tu sinh 3: Mô Phật, con xin trả lời, cô Tịnh Bản đã xin phép Thầy cho cô ấy vào thực hành … (35:16)(Không nghe rõ).
(35:27) Trưởng lão: Không, cái xin phép đó cũng không đúng, chỉ có cô như vậy là cô đã tu sai con. Trừ ra khi mà cô bị bệnh đau hoặc là cái gì mà cô không đến tham dự lớp học thôi, chứ cô mà tu như vậy là sai, không đúng. Bây giờ có xin phép Thầy mà tu như vậy là cô đã tu sai rồi, không đúng cách.
Và không đúng cách thì đương nhiên là cô sẽ đi lạc đường. Đi lạc đường, bởi vì tri kiến mình không sắc, không triển khai thì Định Vô Lậu không có, mà Định Vô Lậu không có thì lậu hoặc nó không bao giờ hết, tức là tham, sân, si không hết. Mà tham, sân không hết thì mình tu tập gì mình cũng bị ức chế. Mà mình ức chế là mình sẽ đi lạc đường, mình bị ức chế là bị đi lạc đường.
Cho nên Thầy biết sau khi Thầy đã xem xét lại. Cho nên trong cái sự diễn biến trong sóng gió Chơn Như, Thầy đi ra Thầy lo lắng và Thầy biết rằng nếu mà không mở kịp lớp thì toàn bộ những đệ tử của Thầy không bao giờ chứng quả A La Hán.
(36:21) Nghĩa là mấy con rất là ham tu, nhưng mà khi mà sóng gió Chơn Như Thầy thấy mấy con dao động, người lăng xăng bên đây khi Thầy nói rồi, cái này là Định Vô Lậu không có, tri kiến mấy con tưởng là mấy con quá sâu, nó bất động, ai ngờ đâu mấy con tu tập về đi kinh hành nhiếp tâm này kia thì mấy con rất là siêng năng tu tập. Nhưng mà đến khi sóng gió Chơn Như Thầy thấy mấy con dao động tan nát hết.
Người nào tu mà nói rất hay, lọt vào các tưởng rất là giỏi, nhưng mà cuối cùng Thầy thấy dao động tâm hết. Và sự dao động đấy mà Thầy chứng minh rằng nếu không có lớp Bát Chánh Đạo ra đời thì chắc chắn là một cái điều tai hại rất lớn uổng phí công lao cho các con tu hành hôm nay.
Và nếu không có được mà sự tổ chức gấp rút cái lớp học thì chắc chắn là mấy con tu không bao giờ đạt được mà còn uổng phí công lao của mấy con nữa và cuối cùng có khi mấy con bỏ cuộc.
Bởi vì tu một thời gian mà không có kết quả, không có giải thoát, không làm chủ được mình. Thì buộc lòng mấy con cũng phải thôi chứ không làm sao, vì quá vất vả. Ăn ngày một bữa, sống phải thức khuya dậy sớm tu tập, mà cái kết quả cứ bấy nhiêu đó thôi, cứ giậm chân tại chỗ đó, nó không hơn được nữa, thì buộc lòng mấy con phải bỏ cuộc thôi không làm sao hơn.
Cho nên khi mà sóng gió Chơn Như Thầy mới thấy được đệ tử của Thầy quá dở, quá dở.
Tức là tự tu mình không được, chỉ có một người tự tu đó là đức Phật, và cái người mà tự tu đó là Thầy. Cái sức của mấy con không đủ như Thầy, như Phật, không thể bằng được. Là những người có cái đặc tướng kỳ lạ.
(37:52) Trưởng lão: Thầy thường nói mấy con, Thầy ngồi nhiếp tâm trong 30 phút không niệm, còn mấy con bây giờ một phút mà còn có niệm, thì mấy con thấy cái đặc tướng của Thầy lạ rồi. Và cái đặc tướng của Thầy cái lạ nữa là từ khi sinh ra thích ăn một bữa, không ăn ba bốn bữa. Cho nên đến chùa nào cũng vậy muốn ăn ngày một bữa thôi, nó lại thích ăn ngày một bữa, mà không muốn ăn, ăn thấy nó cực khổ quá, ăn nhai nuốt nó cực.
Cứ nghĩ: “Sao mà cứ phải ăn như thế này, mà khi cho nó cực như thế này”. Mà tuổi thì còn trẻ đi dạy học, đi học rồi đi dạy học, mà trong khi đó nó cũng vẫn thích. Chứ lẽ ra cái tuổi trẻ mà đang cái tuổi thanh niên thì nó ăn uống nó phải ăn nhiều chứ, nó thích vui chứ. Cho nên vì vậy mà nó không thích ăn. Nó chỉ ăn ngày một bữa, mà mỗi lần ăn nhai nuốt nó thấy cực quá, nó không muốn ăn. Đó là cái bản chất của Thầy nó tự nó đã có như vậy rồi.
(38:49)Cho nên đến chùa nào mà ăn ngày hai ba bữa là Thầy ở ít hôm rồi Thầy đi. Và khi mà xuống thành phố mà khi ở chùa Ấn Quang và Giác Ngộ. Trong khi mà đấu tranh mà Thầy qua chùa Giác Ngộ Thầy ở, thì lúc bấy giờ Thầy ăn ngày một bữa ở đó Thầy tập. Coi như tập chứ không phải là tránh chúng, họ ăn mấy bữa thì họ ăn, riêng Thầy ăn ngày một bữa rồi thôi Thầy không có ăn mấy buổi kia, cho nên vì vậy mà Thầy ở riêng một cái phòng.
Bởi vì mình là một Thầy giáo đi dạy học mà, cho nên Thầy có một cái phòng riêng của Thầy, ở trong chùa Thầy có cái phòng riêng. Cho nên Thầy tự túc Thầy mua cơm Thầy ăn. Cho nên vì vậy mà mình ăn có một bữa mà thôi. Còn riêng mấy Thầy thì họ ăn ba bốn bữa, ăn gì ăn. Thậm chí như có những buổi chiều các thầy dạy ở trong trường rủ nhau đi ăn cơm chay, nhưng mà Thầy vẫn không ăn.
Thì các con biết rằng trong cuộc đời của Thầy nó có những cái đặc biệt, nó không giống. Học thì học cũng hết mình, mà tu thì tu cũng hết sức, nó có cái lạ cái chỗ đó. Mặc dù cái pháp nào mà dạy thì tu hết mình với cái pháp đó, mà tu không được thì bỏ, cứ bỏ mà thôi.
Chẳng hạn đầu tiền Thầy ở, khi mà Thầy xuất gia còn tuổi trẻ mới có 8, 9 tuổi. Thì Thầy học Ứng Phú Đạo Tràng, tức là tụng niệm, cúng bái, rồi đẩu, trống. Tất cả những cái này Thầy rành lắm mấy con. Nghĩa là một ông thầy cúng làm như thế nào Thầy cũng làm bài bản như họ được hết, không có cái nào mà Thầy không ra.
(40:22)Rồi trong khi đó Thầy được những người thân của Thầy, ông bác và ông thân của Thầy, dạy cho Thầy học thuốc thang. Thường thường ở trong chùa hay biến ông thầy chùa trở thành thầy thuốc. Thầy học thầy thuốc Thầy rất giỏi, bắt mạch, coi mạch rất giỏi.
Và đồng thời được ông thân Thầy truyền Mật Tông dạy bùa chú, mà Thầy cũng rất giỏi về Mật Tông bùa chú mấy con, chứ không phải. Cái gì Thầy cũng thông, cho nên bây giờ những cái gì mà Thầy nói ra là cái bản thân của Thầy đã trực tiếp trên cái nghề đó, trên cái học đó Thầy biết rất rõ, cho nên Thầy nói rất thật. Bùa chú cái gì Thầy cũng giỏi hết.
Vả lại thì cái nơi cái chùa mà ở tại đây nó có cái chùa, và cũng là cái Thiên Địa Hội của một cái số người mà làm chính trị ở đây, toàn là những võ sĩ ở đây. Thầy nói cho mấy con biết ở cái khu vực này là cái khu vực mà Thiên Địa Hội lúc mà ông Nguyễn An Ninh ông thành lập cái Thiên Địa Hội để chống lại Pháp. Thì ở đây là những cái người mà toàn là võ giỏi họ về đây, họ trú họ trốn ở trong cái chùa này, họ làm cái công việc đó. Thì trong đó có ông thân của Thầy. Cho nên Thầy cũng được tiếp thu về những võ nghệ của các vị này nữa.
Nghĩa là cái may của cuộc đời Thầy là được học tất cả mọi cái ngành nghề của cuộc đời. Cái học võ nghệ các con biết cái nhà này người ta bay qua như thường đó mấy con, đứng bên đây người ta giậm chân người ta bay qua, khỏi cần chống cây. Cái sức mà người ta nhảy như vậy là người ta học tu dữ lắm, người ta học tập luyện nhiều đó.
(41:53)Các con thấy những cái gì mà cuộc đời nay làm như Thầy có cái duyên, Thầy đi tu xuất gia, 8 tuổi Thầy xuất gia vô chùa, Thầy ở chung với mấy ông thầy chùa nguyên là cái xứ kêu là đầu to không à chứ không có đầu nhỏ. Nghĩa là cái hạng mà đầu bự không à. Họ đi làm những cái việc mà vì vậy Thầy chịu cái ảnh hưởng đó rất lớn. Bùa chú cũng giỏi, ngải nghệ cũng giỏi, rồi thuốc thang cũng giỏi. Mà tới cuối cùng Thầy bỏ sạch hết.
Mấy con cứ ngỡ tưởng cái thân của Thầy như thế này mà Thầy bay qua cái nhà này được đó mấy con biết, tập cũng cực khổ lắm, nhưng mà tại sao Thầy ham chứ. Thấy mấy bác, mấy chú đó, mấy thầy họ làm được Thầy cũng bắt chước Thầy làm. Mấy con biết tập luyện nhiều đào một cái lỗ, bên đây một cái lỗ, bên kia một cái lỗ, rồi ở dưới này mới nhảy lên, cho mình rớt qua cái lỗ bên kia, cứ tập nhảy, rồi đeo cát nhảy, đeo cát nhảy. Chừng bỏ cát mà mình đứng ở dưới cái hang, ở dưới cái lỗ vậy mà mình dựng mình nhảy lên được, thì mình đứng ở trên mặt đất mình nhảy lên nó dễ dàng lắm mấy con.
(42:52)Cho nên tập bay qua cái nhà mình, cái nhà mình bay qua đó, thì đứng ở dưới đất mà bay qua vậy đó, mà bay qua bên đây rớt một cách tự nhiên chứ không có. Tập luyện chứ đâu phải, con biết công phu lắm chứ, mà Thầy lại công phu được. Làm cái gì Thầy làm cũng được hết, cho nên Thầy luyện tập.
Cho nên đến khi tu con biết không? Thầy cũng quyết tâm lắm, khó khăn cách gì Thầy cũng làm được hết, khổ hạnh cách gì Thầy cũng làm được hết. Thậm chí các con cứ nghĩ đi, một người ăn rau mà sống mà Thầy ăn rau sống thì mấy con biết. Thầy biết rằng cơ thể của mấy con mà ăn rau chừng một bữa chắc mấy con chết luôn đó. Nó mệt, nó làm cho đủ thứ. Còn cái cơ thể của Thầy nó có cái nghị lực như thế nào trong đó.
Sự thật ra nó không đơn giản đâu, Thầy nói thật sự mấy con cứ tập thử mấy con biết, nó không dễ đâu. Nhưng mà Thầy tập được hết. Coi con người Thầy nó có sự đặc biệt, đặc biệt như vậy cho nên Thầy mới làm chủ được sự sống chết của mình.
Cho nên khi mà Thầy hướng dẫn hầu hết một số người hướng dẫn Thầy thì cứ tu nhiếp vô cái chuyện mà cứ ngồi thiền nhập định qua cái kiến giải hiểu đó, họ không có hiểu ý của Thầy, rồi cuối cùng họ tu không được họ phải bỏ.
(43:58) Cho nên Thầy ít có nói về vấn đề Thầy lắm, nhưng mà vì cái vấn đề mà Thầy nói thật sự cho mấy con biết, vì nói đặc tướng của Thầy thì nó là cái người dường như là có duyên. Thầy tới 16, 17 tuổi Thầy chưa biết đọc chữ Việt mấy con. Mấy con cứ nghĩ 16, 17 tuổi mà chưa biết đọc chữ Việt, mà chữ Hán thì Thầy giỏi lắm. Tại vì những người mà dạy Thầy hầu hết là họ chữ Hán không.
Những người đó họ cũng biết chữ Việt chứ không phải không, nhưng mà ông thân của Thầy với ông bác của Thầy đó họ là những người Hán học, cho nên họ kèm Thầy họ dạy Thầy chữ Hán. Thầy đọc báo, đọc sách, Thầy viết chữ Hán rất giởi, Thầy làm thơ văn chữ Hán rất hay chứ không phải không.
Nhưng khi mà Thầy đưa đứa em của Thầy đi học, Thầy mới hỏi ông Thầy: “Cỡ tuổi của em bây giờ là 16 tuổi như vầy còn học được nữa không, còn học chữ Việt được không?”. Thầy nói: “Được, nhưng mà em đến nhà thầy thầy dạy cho, chứ em học chung với mấy cái chú nhỏ này thì em làm sao ngồi đó được”. Thì Thầy đến Thầy học riêng ở trong nhà.
Mà trong khi Thầy học như vậy thì cái thời gian có 6 tháng thì ông thầy đưa Thầy vào trong cái lớp, ông đang dạy cái lớp Ba. Coi như là Thầy bỏ lớp, nhảy lớp đó. Lớp Một, lớp Hai Thầy bỏ, mà Thầy nhờ đến 6 tháng ở trong nhà ông đó. Thì 6 tháng Thầy học trong nhà thì ông đưa vô cái lớp ba. Một năm học mà ông đưa vào nửa năm Thầy học lớp ba được mấy con.
Coi như là Thầy thông minh đến cái mức độ đó. Rồi do đó mà Thầy lên cái Tiểu học, Thầy lên rất nhanh. Mà Thầy đứng đầu lớp hết, con biết Thầy đứng đầu lớp Thầy lãnh thưởng, coi như là Thầy học giỏi nhất lớp, nhưng mà có cái lớn con chút thôi. Bởi vì 16 tuổi phải lớn con.
Cho nên trong cái vấn đề mà đặc tướng của Thầy nó kỳ lạ, cái học cũng thông minh. Cho nên Thầy tập trung Thầy gom vô để học Đại học. Rồi Thầy đủ cái duyên trong chiến tranh thì nó không có được ở tại cái nơi đây, bởi vì nơi đây nó không bình yên đâu. Thì Thầy lại được đi về Thành phố mấy con.
Thầy về Thành phố Thầy ở trong chùa Ấn Quang, rồi đến chùa Giác Ngộ. Bởi vì chùa Ấn Quang hay có cuộc đấu tranh trong cái thời đó, Phật Giáo đấu tranh, thành ra Thầy muốn yên thân hơn để học tập, Thầy qua bên chùa Giác Ngộ Thầy ở đó. Ở bên Giác Ngộ Thầy được yên ổn mà Thầy học tập.
(46:30)Rồi cuối cùng ông thân Thầy mất, Thầy vừa đi học mà vừa dạy học ở trong trường Bồ Đề, thì ông thân Thầy mất Thầy mới về Thầy nuôi ông thân. Thầy nói: “Nếu mà một cái người chết như thế này mà cái linh hồn nó ở chỗ nào?” Thầy muốn đi tìm cái linh hồn ông thân Thầy, Thầy mới bỏ hết. Trong khi Thầy chuẩn bị trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam lúc bây giờ, Hòa thượng Thiện Hòa chuẩn bị cho Thầy học bổng cách thức để mà đi sang ngoại quốc làm luận án Tiến sĩ Phật học, để về làm việc cho Giáo hội. Bởi vì thấy Thầy con người thông minh đó, cho nên Giáo hội cũng rất thương, Thầy đi trợ giúp cho Thầy.
Thì trong khi đó Thầy thấy cái chết của ông thân Thầy về Thầy nói với Hòa thượng Thiện Hòa: “Con không đi học nữa đâu. Con phải đi tu thôi, xin Hòa thượng giới thiệu một vị Thiền sư nào”. Bởi vì lúc bấy giờ đó, đọc Thiền luận của Suzuki, thấy Thiền luận là ngon quá rồi, không còn gì hơn, cho nên vì vậy mà Thầy xin Hòa thượng Thiện Hòa giới thiệu cho một vị Thiền sư Thầy theo tu thiền để mà Thầy tìm coi cái linh hồn ông thân Thầy ở chỗ nào.
Cái mục đích của Thầy là nghĩ cái tình thương của Thầy thương ông thân Thầy lắm. Cho nên Thầy quyết định đi tu để tìm cho ra, cũng là một cái duyên nó tới lúc rồi. Cho nên Hòa thượng Thiện Hòa mới làm một bức thư mới gửi cho Hòa thượng Thanh Từ. Bởi vì lúc bấy giờ Hòa thượng Thanh Từ là một Thiền sư nổi tiếng lắm. Do đó thì Hòa thượng Thiện Hòa gửi cho Thầy đến Hòa thượng Thanh Từ.
(47:54)Thầy vào Hòa thượng Thanh Từ tu học ba tháng hạ năm đó, sau ba tháng hạ thì thấy ở đó ăn uống nó không có hợp với Thầy, cho nên Thầy đi với hai vị khất sĩ. Hai vị khất sĩ ở bên Khất sĩ, đệ tử của Sư Đàn gì ở dưới Cần Thơ. Do đó Thầy đi theo hai vị đó.
Thầy nghĩ rằng bên Khất sĩ ăn ngày một bữa. Nhưng mà Thầy đến đó Thầy thấy nó cũng chưa hẳn hoàn toàn, cho nên Thầy mới bỏ lên Hòn Sơn mà Thầy tu. Đó Thầy mới có ở Hòn Sơn Thầy tu pháp của thầy Thanh Từ. Nhưng mà Thầy thấy ở thầy Thanh Từ thì ăn ba bốn bữa thì Thầy không đồng ý, không chấp nhận điều đó. Cho nên Thầy bỏ đi, chứ không Thầy ở thầy Thanh Từ cũng lâu lắm rồi, nhưng mà điều kiện không được, Thầy thấy mình không hợp, không hợp cái ăn thôi còn cái pháp thì Thầy thấy có thể tu được, cho nên Thầy mài miệt đến 9 năm.
Nhưng mà lên Hòn Sơn mới có 9 tháng gần 1 năm nhưng mà Thầy nhớ mẹ Thầy lắm. Là trước khi mà ở Chơn Không đó, thì cô Út lên thăm nói mẹ Thầy mong đợi Thầy lắm. Cho nên nói nói chứ lúc bây giờ Thầy ham tu Thầy không quan tâm lắm đâu.
Do vì vậy mà cái tiếng nói đó mà Thầy lên Hòn Sơn sống một mình đó nó mới nhớ mẹ, khi cái ái kiết sử nó nổi dậy nó nhớ mẹ quá, “bây giờ mình còn có mẹ thôi đâu còn ai nữa mà mình bỏ mình đi sao đành!”. Cho nên vì vậy mà nhớ cô Út nói mẹ nhớ, cho nên Thầy trở về Trảng Bàng liền tức khắc, Thầy nói thôi tốt hơn mình núp dưới bóng mẹ mà mình tu để mình không nhớ nữa.
Mà đúng vậy Thầy về Thầy không nhớ mẹ Thầy nữa mà Thầy yên tu. Thầy cất cái thất Thầy ở bên mẹ Thầy nấu cơm cho Thầy ăn. Cho nên cuối cùng Thầy nỗ lực Thầy tu cuối cùng Thầy chứng đạo.
(49:40)Cho nên cuộc đời của Thầy nó kỳ đặc lắm, nó lạ lùng lắm. Mà cái sự tu tập của Thầy nhiếp tâm Thầy nói lên Chơn Không không có người nào mà hơn Thầy được mà Thầy lại thích sống độc cư, bạn bè thích nói chuyện này kia chứ riêng Thầy không thích.
Khi mà mỗi buổi vô trong thiền đường tu tập thôi mà ra rồi mà cái nhiệm vụ không có thì Thầy lên trên cái nơi nào yên tĩnh trên núi Thầy ngồi thiền một mình, Thầy tu thôi. Thầy ngồi Thầy tu rồi Thầy chơi một mình, chứ không có chơi nói chuyện. Cho nên Thầy biết cái bản chất độc cư của Thầy đã có từ hồi nào chứ không phải là mới bây giờ. Do đó cho nên Thầy biết rằng nếu mà Thầy thành tựu là nhờ độc cư. Vì vậy mà ai hỏi tu thiền định là gì? Thì Thầy nói: "Độc cư là bí quyết thiền định". Hồi đó Thầy hiểu như vậy.
Nhưng mà không ngờ khi mà đọc kinh sách Nguyên Thủy, đức Phật dạy độc cư rất là hay mấy con. Do đó Thầy triển khai cái pháp độc cư, 42 bài kệ độc cư, Sống Như Con Tê Ngưu Một Sừng đó là cũng của Phật. Và đồng thời những cái bài kinh nào đức Phật cũng nói về cái sự độc cư hết.
Cho nên Thầy mong rằng mấy con ở đây phải giữ hạnh độc cư trọn vẹn, vì con đường này chỉ có độc cư mà thôi. Độc cư, độc bộ, độc hành, chúng ta không còn chơi thân ai nữa hết. Chúng ta hãy cố gắng, cố gắng giữ trọn độc cư. Thầy tin rằng mấy con theo cái lớp học của Thầy mà giữ trọn độc cư thì mấy con sẽ thành tựu, sẽ thành tựu tốt đẹp.
HẾT BĂNG