LCK 014 - TẤM LÒNG CỦA THẦY - HÃY THƯƠNG YÊU ĐỪNG NHÌN LỖI NGƯỜI - NHÂN QUẢ - SOẠN THẢO GIÁO TRÌNH - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh nữ
Ngày giảng: 15/11/2005
Thời lượng: [52:15]
(00:00) Trưởng lão: Thay vì buổi chiều nay tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác - đi kinh hành; không có phải dạy về Định Vô Lậu nhưng mà Thầy nhắc lại cái lợi ích nhất của Định Vô Lậu.
Nhưng vì có cái điều kiện là Thầy thấy như Nguyên Thanh có cái mặc cảm, buồn bực; trong khi cũng muốn về tham dự lớp học này, cho nên mới về. Và đồng thời thì Thầy cũng muốn cởi mở tất cả những cái sự khó khăn trong tâm trạng - mà ở đây dường như là huynh đệ cũng không có người mà hiểu được - cái tâm trạng quá khổ đau của Nguyên Thanh từ khi bị dập rất nhiều.
Có thể nói rằng một người bình thường mà không tu tập chắc là không bao giờ đến đây được, không bao giờ còn mặt mũi nào mà về đây được - người ta nói nó (Nguyên Thanh) quá tệ! Và đồng thời thì huynh đệ không thông cảm được, (không) hiểu được cái nỗi niềm đau khổ đó cho nên nhiều khi chị em lại nhìn với cái đôi mắt không có thiện cảm lắm; và cũng là có coi thường.
Nhưng mà sự thật ra mấy con biết từ khi Nguyên Thanh về đây tu tập thì lọt trong “tưởng”, nó bị “tưởng” rất nặng chứ không phải thường đâu! Nó cũng bị “tưởng” chứ không phải không. Nhưng mà những cái “tưởng” đó, cho nên khi đó Thầy thấy cần phải giúp đỡ cho nó vượt ra khỏi cái “tưởng”.
Cho nên Thầy - Nguyên Thanh cố gắng giúp đỡ Thầy - rồi Thầy hướng dẫn cho cách thức nó đánh vi tính; sau khi hướng dẫn cách thức để cho nó trình bày những cái trang rất là tốt đẹp.
Rồi Thầy trao những cái tập sách mà từ xưa đến giờ Thầy đã làm; và cái nét chữ rất lớn cho nên nó rất hao giấy - như mấy con đọc những cái tập Đường Về Xứ Phật mà trước kia Thầy làm, mấy con thấy cái nét chữ rất đậm, rất lớn - là rất xấu, cái tập sách cái kiểu cách nó không có đẹp. Cho nên Thầy mới giao cho Nguyên Thanh trang trí lại giùm Thầy, làm cái công việc.
Cho nên trong khi mà làm việc, nó có những cái điều kiện cần phải hỏi Thầy; do cái sự mà qua lại để hỏi Thầy đó, rồi từ đó mới có những sự kiện mà sóng gió mới nổi dậy. Chứ sự thật ra Thầy trò thì đối xử với nhau như cha với con, không có gì hết! Nhưng mà cái nhìn của người khác, người ta lại lầm tưởng và đồng thời người ta cũng không hiểu; người ta đánh giá trị thế này, thế khác.
(02:19) Nhưng vấn đề mà các con đọc được những cái tập sách hôm nay mà các con thấy nó gọn, nó xinh xắn; cái chữ nó cũng không quá to mà nó cũng không quá nhỏ đó là cái công mà Nguyên Thanh đã giúp Thầy làm cái công việc đó, chớ không có ai khác! Vì vậy mấy con thấy những cuốn sách mà mấy con đọc hiện giờ nó có kiểu cách mới, chữ vừa thì đó là công lao của Nguyên Thanh giúp Thầy.
Vì giúp Thầy mà bị tai tiếng rất lớn, vì vậy mà có nhiều khi nó cũng rất là điêu đứng chứ không phải không! Do đó mấy con thấy trực tiếp ở đây rồi mà! Nhiều khi đủ thứ chuyện chứ không phải là không có chuyện, nhiều khi phải xách gói chạy đi liền chứ cũng không dám ở.
Cho nên trong cái vấn đề mà thông cảm hiểu nhau, thì chúng ta biết rằng trong bước đường tu đó là những cái điều kiện mà xảy ra để nó vượt lên trên - đó là cái nhân quả của nó - để đến lúc, để mà chuyển mình để vượt lên trên. Nó phải có những sự kiện đó, nhưng mà sự kiện đó kêu là tốt đẹp.
Thí dụ như những cái sách mà được bố cục và làm lại cho nó gọn ghẽ hơn, chữ nó lại đúng cách hơn. Còn trước kia mấy con thấy cái chữ mà Thầy đánh có khi nó lớn quá, mà có khi nó nhỏ quá, nó có nhiều cái dạng lắm chưa có biết cách để mà trang trí cho được cuốn sách. Trong khi đó thì Thầy đã gợi ý và Nguyên Thanh đã giúp Thầy được những cái sự việc này.
Và đồng thời có những cái bài vở mà của Nguyên Thanh viết Thầy có chỉnh lại cũng rất nhiều, rất nhiều chứ không phải là không chỉnh. Và đồng thời Thầy thấy những cái người mà có khả năng và có cái việc làm được như vậy thì nên cố gắng mình đào tạo sau này có những người đó có thể họ sẽ làm giúp được cho người đời sau. Nhưng sóng gió ba đào nó lại nổi lên, nó làm cho sự đào luyện của Thầy bị gián đoạn, không được tốt.
Rồi con người, nó (Nguyên Thanh) còn đang phàm phu, cho nên vì vậy nó cũng mặc cảm, cũng đau khổ; rồi con đường tu thì nó bị thối chuyển. Như bằng chứng hôm nay các con thấy Nguyên Thanh mục đích cũng muốn về đây tu lắm! Nhưng mà với cái nhìn với huynh đệ coi như là muốn mạt sát mình! Coi như mình là cái người tội lỗi: " nhưng mà sự thật ra mình đâu có tội lỗi gì! Mình chỉ có ý giúp Thầy. "
Cho nên mấy con thấy, thường thường mấy con muốn giúp Thầy lắm; người nào cũng muốn - nam cũng vậy, nữ cũng vậy - muốn giúp Thầy lắm! Họ muốn được gần bên Thầy để sự hướng dẫn của Thầy, được Thầy chỉ bảo cho họ làm việc, để giúp. Thứ nhất là biết ơn Thầy, để phụ giúp Thầy; nhưng Thầy thấy rất khó muôn trùng, muôn trùng!
Các con thấy khi mà các con tu tập có gặp những cái gì khó khăn muốn thưa hỏi Thầy mà đứng lại muốn hỏi ở giữa đường hoặc nơi nào đó mà có một mình Thầy với mấy con, Thầy rất ngại! Vì biết đâu chừng rồi Thầy cũng sẽ bị dập và các con cũng bị tan nát, chứ đâu thường, đâu có phải dễ! Và đồng thời mọi người trong huynh đệ của mấy con thì nhìn mấy con, đặt cái câu hỏi ở trên đầu của mấy con nghi ngờ thế này, thế khác rất tội!
(05:22) Đối với Thầy thì mấy con chỉ là đứa con của Thầy mà thôi, nó không khác đâu! Cho nên mấy con, thật sự mấy con thưa hỏi Thầy và đồng thời mấy con có nhiều người cũng quyết tâm lắm: “Con quyết tâm con tu tập cho được để con giúp Thầy, Thầy quá cực khổ!” - cái lòng - Thầy biết, mấy con biết! Nhưng mà, các con không biết rằng mọi chuyện nó sẽ xảy đến như thế nào không? Thầy biết rất rõ nó sẽ xảy đến, và nó xảy đến nó sẽ dập tan nát hết.
Thầy tốt, các con tốt, ai biết được điều này? Người ta nhìn qua tâm trạng của người phàm phu, mà người ta đánh giá trị mình. Mình là người tu, nếu trong tâm mình có móng một điều mà không phải chắc chắn là mình cố gắng khắc phục mình rồi, mình đâu để điều đó đâu! Thế mà ai biết được những sự nỗi khổ của một người đang tu để mà khắc phục được cái tâm ái dục của mình mấy con biết không? Bao nhiêu sức lực của mình dồn lại để mà đẩy lui nó chứ đâu ai để trong tâm.
Đó là những điều mà các con thấy! Và hôm nay khi mà Nguyên Thanh trở về đây mà tu tập Thầy cũng mừng, là vì về được cái khóa này học tập. Nhưng hầu hết là vì sống độc cư cho nên buộc lòng Thầy không cho mấy con nói chuyện với nhau. Tại vì, cái tầm ngắm của mọi người, người ta sẽ nhắm vào Nguyên Thanh. Mà Nguyên Thanh bắt đầu nói chuyện với một người nào đó thì chắc chắn là sẽ bị liền tức khắc. Không có thể nào mà tránh khỏi những cái điều này, thế kia. Vì ở đây có kỷ luật là không được nói chuyện.
Cho nên Thầy thường nhắc Nguyên Thanh dù là cái người đó có thương mình cách gì cũng không nên nói chuyện vì mọi người người ta nhắm vào mình. Hễ mình nói chuyện một cái thì tức là mình sẽ bị người ta ghi vào sổ, người ta ghi vào chỗ đó để rồi người ta sẽ dập tan nát. Rồi mình lại một lần một cuốn gói ra đi.
Cho nên mấy con biết cái nỗi khổ của những người mà đã có những cái điều nỗi khổ rồi; nhưng mà mấy con hầu hết là không thông cảm được đâu. Nhiều người không muốn Nguyên Thanh về ở đây tu, sợ Nguyên Thanh sẽ làm quậy phá. Sự thật ra Nguyên Thanh không hề phá đâu mấy con! Thầy nói thật nói thẳng, thật Nguyên Thanh muốn tu lắm.
Nhưng mà vì có cái lòng tốt mà muốn giúp Thầy thôi, rồi sẵn cái dịp mà tu tưởng đó Thầy mới cho Nguyên Thanh - chắc các con đọc các bài của Nguyên Thanh chứ gì? - các con thấy rõ ràng là Nguyên Thanh đã trình bày cho Thầy những cái tu của nó mà! Thậm chí như đi Thân Hành Niệm mà cái “tưởng” nó đã đẩy lui nó. Và cái tưởng của nó đã nhìn thấy cái thất của Thầy phóng hào quang mà! Các con thấy hiểu qua cái “tưởng” nó rất mạnh! Cho nên vì vậy nếu mà nó không xả đó, thì cái tưởng sẽ dẫn dắt nó đi về đâu, mấy con biết không? Cho nên Thầy cho nó làm việc để cho nó xả được những cái “tưởng” nó.
(08:00) Ai đã hiểu được cái điều này? Ai đã biết được trong khi nó cố gắng thêm một chút nữa thôi, thúc đẩy nó ở trong thất độc cư chút nữa thôi thì nó sẽ bị loạn thần kinh mất đi. Thì nó sẽ trở thành người điên mất, mấy con!
Người mà biết cứu nó khỏi là Thầy chứ không ai khác! Nhưng mà Thầy biết rằng Thầy sẽ bị nhiều điều không tốt, người ta sẽ nói Thầy! Cho nên Thầy biết bây giờ không cách nào khác hơn, buộc cho nó đi ra làm việc để cho đầu óc nó suy tư, nó không có và đồng thời thì nó không thành cái loạn tưởng. Cái loạn tưởng nó suy nghĩ ức chế, khi mà nói ra thì nó nói đủ thứ, nó nói nhiều - thí dụ vậy.
Cho nên vì vậy mà buộc cho nó làm cái công việc để rồi nó trang, nó vọng cái tưởng của nó ở trên trang giấy nó gợi bớt đi, cứu nó thoát ra. Đó là những cách thức mà Thầy thương người đệ tử của mình có công tu tập, ráng hết sức tu tập chứ không phải! Nếu mà tu tập ít thì nó không bao giờ có cái điều đó đâu, tu tập nhiều!
Vì vậy mà hôm nay coi như là nó cũng giảm bớt được, nhưng mà cái nỗi âu sầu trong lòng nó chắc chưa bao giờ vơi được. Các con biết rằng, khi người ta còn phàm phu mà làm sao người ta xả được? Cho nên người ta còn đang khổ đau lắm! Vì vậy mà về đây tu tập dường như là với những cái nhìn, cái ngó của người khác nó không có mấy để mà an ủi cho cái thân phận của mình. Vì vậy Thầy thiết nghĩ rằng hôm nay Thầy muốn nói để cho các con thấy được cái vấn đề để giúp cho cái người bạn mình nó yên tâm, để nó theo học cái lớp này. Chứ nếu không thì chắc ít hôm buồn khổ quá thì ai còn chịu học nổi! Thà là đi khuất cái chỗ này còn yên ổn hơn là ở chỗ này. Người nào cũng nhìn cái đôi mắt, người nào cũng dùng cái lời nói có vẻ mỉa mai hay hoặc này kia. Trong khi mình cũng chưa dám nói gì nặng, mình chỉ đành ôm ấp trong lòng chịu mà thôi.
Sự thật ra thì chúng ta cũng thông cảm được những cái nỗi niềm đau khổ của một người đã từng về đây tu tập, đã chịu đựng những cái sự khổ đau. Cho nên Thầy đưa Nguyên Thanh ra Hà Nội để cố gắng nỗ lực tu tập trong những ngày xa cách ở Tu viện Chơn Như. Nhưng cái hoàn cảnh cũng khó lắm, chứ không phải dễ. Lang thang ở nhà này cho đến nhà khác chứ không phải là ở tại có một nhà. Bởi vì mình ở ngoài đó không có Ni bộ, đâu có chỗ để tu. Vào chùa Đại thừa thì không được, rồi ở nhà Phật tử thì ở lâu thì cũng đâu phải dễ, nó cũng khó cho nên nó rất là cực khổ!
Sau đó thì Thầy bảo thôi hãy trở về gia đình của mẹ nó để mà ở đó để mà chờ đợi. Khi mà được nghe tin ở đây mở khóa, thì ở ngoài xách gói về đây. Nhưng mà về đây với sự cản trở cũng nhiều lắm chứ không phải là dễ theo Thầy cũng biết. Nhưng mà cũng gan dạ xách gói về, về chịu đựng những cay đắng, cũng chưa có ổn định được cái tinh thần tu tập đâu.
(11:02) Bây giờ mà các con thấy, Nguyên Thanh có lúc thì cố gắng lắm, nhưng mà rồi cũng mặc cảm; cho nên vì vậy mà cũng không dám ngồi mà nghe thẳng thốn. Nhiều khi cũng muốn học, muốn tu nhưng mà rồi cũng ngại ngùng hay hoặc là cũng có cái nhìn cái ngó hoặc có ai nói gì, rồi không dám ngồi tu. Cho nên vì vậy mà theo Thầy thiết nghĩ chúng ta nên sắp lớp như thế nào để cho nó tiện lợi, để cho Nguyên Thanh được yên tu thì tốt nhất. Thầy mong rằng chúng ta là chị em với nhau phải thương nhau, giúp đỡ nhau, an ủi nhau bằng cái nhìn cho có thiện cảm với nhau.
Đừng có cái nhìn mà làm cho người khác đau khổ; bằng những cái cử chỉ của mình có vẻ khinh khi người khác, trong khi đó các con chưa hiểu rõ những cái điều kiện mà các con vội đánh giá người thì rất tội.
Mặc dù tuổi trẻ khi mà có khả năng viết lách thì cũng có cái “ngã” rồi, ai cũng vậy! Nhưng mà có bên Thầy thì chắc chắn cái “ngã” đó lần lượt Thầy sẽ tìm cách Thầy diệt cái “ngã” đó chứ không phải để cái “ngã” đó đâu. Thầy biết cái người nào tuổi trẻ mà cầm cây bút khi viết được chút ít rồi hoặc là có sự nâng đỡ của Thầy rồi thì bao giờ họ cũng có cái “ngã”.
Họ muốn viết thì họ viết, họ muốn diễn tả được cái tư tưởng của họ khi mà họ tức bực hoặc là khi họ tu tập làm được những công việc đó, họ có cái khả năng thì tức là họ có cái “ngã” rồi. Cho nên vì nếu mà tu tới nơi tới chốn thì cái ngã nó diệt; mà không tới nơi tới chốn thì cái “ngã” nó sẽ bùng phát lên.
Bây giờ người nào cũng vậy, khi mà Thầy thấy được Thầy trang bị cho họ có một cái khả năng mà không có trang bị cho họ cái sức xả tâm thì tức là cái “ngã” họ sẽ tăng lên; cho nên nó có những cái hành động mà làm cho người ta không ưa, chứ không phải gì, người ta thấy nó có cái “ngã”.
Và đồng thời khi mà thấy cái người đó có cái khả năng mà hơn mình một chút thì mọi người lại đâm ra nghi kỵ - ghét! Đời nó rất khó mấy con, cho nên vì vậy mấy con tu hành mấy con xét về cái tâm của mình. Khi mình thấy một người bạn mình giỏi hơn, tu hay hơn thì khi đó mình cố gắng mình nương theo mình tu. Chứ đừng có khi dễ, đừng có vẻ mình không ưa - ghét! Thì cái đó là cái tâm phàm phu, không phải là cái người tu.
(13:33) Và có những cái điều gì sai mà của người đó mình tìm thấy thì mình nên đừng có nói cho ai hết, mình nói cái sai của người khác tức là mình xấu đó. Như mình trình cho Thầy: " Con thấy như vậy không biết có đúng không, xin Thầy xét lại để mà Thầy giúp cho chị ấy hay hoặc là cô ấy, để cho cô được tốt hơn. " Đó là cái sự thành thật của mình.
Chứ khi mình thấy người ta có một cử chỉ vậy, cái bắt đầu mình nói: mình nói (với) người này, mình nói (với) người kia; để rồi ba, bốn người, năm, mười người chịu ảnh hưởng cái lời nói mình. Trước kia thì có thiện cảm với người đó lắm, nhưng mà sau khi nghe một người nào nói rồi bắt đầu mình thấy ghét người đó hà.
Nghĩa là con người mình luôn luôn nó chịu ảnh hưởng, khi mà người ta vạch ra cái gì xấu của người khác thì mình luôn luôn mình chả biết cái người đó có xấu vậy không, nhưng mà mình bị ảnh hưởng rồi mình xu hướng theo cả đám hết. Thành ra cái đó là cái mà người tu chúng ta đừng để bị ảnh hưởng điều đó. Đừng có để ảnh hưởng người khác.
Cho nên trong một cái nhóm, trong một cái tập thể nào mà đông người thì nó chia manh, chia mún ra như vậy là do cái chỗ mà chịu ảnh hưởng nhau. Cho nên chúng ta là người đứng trung gian, khách quan mà nhìn chứ đừng có nghe ai hết.
Người ta nói xấu người đó mà chưa hẳn là người đó xấu, mà chính là lời ly gián. Người ta nói người đó tốt, chưa hẳn là người đó tốt mà mình phải xem xét cái chuyện đức hạnh của người đó mới đánh giá trị của họ được.
Còn nếu mà mọi người, mình đẩy người ta đi vào một cái góc độ thiếu đạo đức, một cái góc độ đau khổ, biến cho người ta trở thành một cái người vô đạo đức, buộc lòng người ta phải có sự phản kháng chống lại, thì có sự phản kháng chống lại bằng cách này bằng cách khác. Thành ra người ta sẽ thực hiện qua cái ngôn ngữ hoặc qua cái hành động theo cái ý của người ta. Thì do đó, biến người ta trở thành người ác, thì cũng chính hoàn cảnh xã hội mà biến dần người thiện mà trở thành ác. Và chúng ta là những người tu thì không nên làm điều đó mấy con.
Thầy tiếc rằng trong cuộc đời tu hành, mà sao nhiều người tại sao chúng ta tu để xả tâm mà chúng ta không biết xả tâm để không…?
Cho nên Thầy thường nhắc mấy con hãy thương yêu nhau, hãy đùm bọc nhau, hãy nắm chặt bàn tay nhau mà thương nhau. Khi một người lỗi, mình không đủ khả năng khuyên người bạn mình thì nên mình nói với Thầy, đừng nói với một người thứ hai, thứ ba nữa về cái lỗi lầm của người đó. Mà chỉ có nói với Thầy mà thôi, Thầy là con người biết thương người, Thầy là con người biết cách để tìm cách để khắc phục, để giúp cho người bạn của các con trở thành người tốt.
(15:58) Các con nên nói lại với Thầy hơn là nói với người khác. Mình nói với người khác tức là mình nói xấu người ta, hoặc là mình tìm cách ly gián người đó với người khác. Do đó mình có lỗi đó mấy con!
Cho nên trong cuộc đời học đạo thì không bao giờ nói xấu một người khác, không bao giờ phỉ báng người khác trước mặt mọi người. Không bao giờ nói xấu người khác trước mặt mọi người. Người ta làm một cái điều gì thì mình không được quyền nói cái điều đó mấy con, nhất là nói trước mọi người đông thì không nên làm.
Bởi vì, cái chuyện đó mình biết chắc mình hiểu đúng không? Nếu không hiểu, thì mình mạt sát người ta trước đám đông để làm gì? Có ích lợi gì cho mình đâu?
Cho nên, trong cái vấn đề mà tu học mình dè dặt cái ngôn ngữ cho nhiều, để cho mình học được cái đạo đức làm người về ngôn ngữ. Như cái bộ giới luật mà Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni đó tức là “Văn Hóa Truyền Thống Tập II”, thì đức Phật có dạy về ngôn ngữ mấy con, nói cái lời ly gián đức Phật cũng nói cho mình biết. Mà cái lời nói để đem lại hạnh phúc cho người khác đức Phật cũng dạy giới luật đức hạnh về lời nói nhiều lắm.
Cho nên chúng ta học rồi chúng ta đừng quên những cái lời đức Phật dạy. Đó là hạnh phúc của mình mà hạnh phúc của người. Cho nên lời nói khó lắm mấy con!
Vì vậy mà nhiều khi mấy con viết một bức thư như thế này, rồi mấy con đưa cái người kia nói người đó làm vậy, vậy coi chừng sai rồi mấy con! Coi chừng mình sai rồi, đừng nói điều đó. Chỉ duy nhất có nói với Thầy mà thôi. Thầy là một người cha chung của mấy con; nói cái điều đó để cho người cha hướng dẫn các con, để cho anh chị em của mình sẽ làm người tốt, sẽ làm người tốt hơn hết.
Đừng nói người khác! Mà nếu mà các con nói người khác mà người khác họ là cái người xấu họ lại nói nhiều người nữa. Làm cho cái người khác, nếu mà rõ ràng là người ta có tội, có lỗi thì người ta bị nhiều người khác chê - người ta tội! Mà người ta không tội lỗi mình nói như vậy làm cho mình và người khác thêm tội lỗi lời nói: nói vu khống, nói oan người ta. Nghi ngờ là một cái điều sai trái trong đạo Phật.
(18:17) Bởi vì, Ngũ triền cái: “tham, sân, si, mạn, nghi” của đạo Phật dạy từ "nghi" các con thấy cái đó là nguy hiểm nhất cho chúng ta! Mình chưa biết chắc tức là mình sẽ nghi, mà mình nghi coi chừng mình nói, mà mình nói coi chừng tội lỗi đó mấy con.
Cho nên cuộc đời tu hành chúng ta phải hiểu biết rất nhiều, và sự hiểu biết rất nhiều đó là phải tu Định Vô Lậu, nếu không tu Định Vô Lậu thì mấy con không có hiểu biết.
Hôm nay, trước mặt Nguyên Thanh Thầy nói những điều mà trong tuổi trẻ của Nguyên Thanh chịu dồn dập rất nhiều. Và cũng vì sự tu tập, cũng vì sự giúp đỡ Thầy mà con phải chịu nhiều điều có thể nói rằng một người phụ nữ rất là đau khổ! Các con biết rất rõ, ở đây mấy con chắc có lẽ là mấy con hiểu những điều đó.
Cho nên khi đó mấy con cứ nghĩ rằng điều đó như thế này thế khác, thật sự ra đó là nhân quả của nó thôi; đó là một sự chuyển biến để Tu viện chúng ta tiến tới. Sự thật mình nghĩ điều mình làm tốt, Thầy nghĩ rằng Nguyên Thanh tu lạc tưởng thì trợ giúp cho nó, buộc nó phải làm việc để cho nó có sự tư duy đừng ức chế tâm nữa, để phá đi cái tưởng. Các con hiểu! Vì đồng thời khi làm việc thì nó xảy ra điều này, điều kia thì đó là vô tình chứ có ai mà muốn cái điều này đâu! Thật sự ra nhân quả đã sắp xếp rồi; cho nên Thầy độ mấy con, mà cái trường hợp gặp khó khăn thì phải gỡ rối cho mấy con, mà gỡ rối thì nó lại xảy ra điều khác. Mà điều khác nó lại càng là điều tốt hơn, để nó vươn lên để nó trở thành những cái gì tốt đẹp hơn.
Thì hôm nay, chúng ta thấy những cái sự kiện mà xảy ra thì ở đây ai cũng biết “Sóng Gió Chơn Như”. Nhưng mà sóng gió Chơn Như để nó vượt lên trên những cái điều kiện nó chuyển biến, sóng gió tức là sự chuyển biến để nó trở thành tốt như hồi nãy Thầy đã nói.
Vì vậy, người mà hiện diện trước mắt của mấy con, người mà Thầy đang nói chuyện tức là Thầy và Nguyên Thanh đang nói chuyện ở đây đều là những người mà mấy con biết mặt, biết mày hết. Không có lạ gì hết hà.
Nhưng mà những người này đều là những người hoàn toàn rất là trong sạch mấy con, không có cái gì mà xấu xa! Nhưng mà cái nhìn của mấy người qua cái ảnh hưởng của người khác làm cho mấy con nhìn với cái đôi mắt không tốt. Làm cho mấy người có đôi mắt không thiện cảm.
(20:43) Cho nên có nhiều người, người ta chỉ ảnh hưởng thôi, khi thấy Nguyên Thanh người ta nói ghê gớm quá, sợ quá! Đó là mấy con thấy, nhưng Nguyên Thanh chỉ là một con người bình thường, chỉ là người con gái rất bình thường, cũng như bao nhiêu người con gái khác có gì đâu! Nhưng mà tại sao chúng ta chịu ảnh hưởng một người khác để rồi chúng ta nhìn Nguyên Thanh với một cái người ghê gớm? Nó có làm cái gì mà ghê gớm đâu mấy con, có phải không? Thế mà sao chúng ta lại nghĩ nó ghê gớm như vậy? Các con hiểu!
Bây giờ mấy con cứ nhìn Nguyên Thanh coi có phải là con người ghê gớm? Có phải là ba đầu, sáu tay hay là đầu mọc bảy, tám sừng, có không? Hay hoặc là tám con mắt, hay ba bốn cái lỗ mũi, có không? Hay hoặc là mọc nanh? Thầy thấy đâu có gì đâu! Lỗ tai đâu có cục, đâu có dài như lỗ tai lừa. Đâu có gì mà ghê gớm? Phải không? Con mắt thì cũng hiền lành, cũng y như mọi người. Chứ con mắt nó có trừng, nó có đỏ cũng như là mắt cá sấu đâu?
Thế mà chúng ta lại nói thấy Nguyên Thanh ghê gớm, mấy con nghĩ như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào để mà thấy nó ghê gớm? Đó là cái mấy con chịu ảnh hưởng người khác.
Nhưng mà mấy con nhìn Nguyên Thanh coi có phải, một đứa con gái nhỏ, giống như con búp bê, phải không? Y như con búp bê bằng mủ. Thế mà người ta nói ghê gớm, Thầy cũng không hiểu sao? Bây giờ trước mắt hiện diện mấy con cứ nhìn nó đi, cũng như là những người con gái khác mà thôi. Mấy con thấy không?
(22:15) Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau cố gắng mà tu tập, để cố gắng xả tâm. Còn riêng Thầy khuyên Nguyên Thanh hãy vượt qua tất cả những cái khó khăn, thì mình theo Thầy nghĩ con hãy vui vẻ, làm đá xây đường cho những người khác đi. Ước mong sao cho cái lớp học thực hiện được chứng đạo A La Hán, để có những người ra đời giúp cho Phật Giáo chấn chỉnh lại nền đạo đức. Thì con hãy vui vẻ, vì những sự việc xảy ra cũng đều là sự chuyển biến của nhân quả để chuyển biến, để trở thành tốt đẹp hơn, để cho chị em, để cho các anh chị em có cái hướng đi lên hơn, tốt hơn thì đều đó là điều vinh hạnh cho con hơn chứ có gì đâu mà lại buồn khổ, không nên buồn khổ gì hết mà phải vui vẻ học tập, nỗ lực tu hành, nhiếp phục tâm an trú tâm.
Nếu mà nhiếp phục tâm và an trú tâm bị tưởng, nó có những cái tưởng thì theo Thầy thiết nghĩ thì con nên tu tập về Định Vô Lậu nhiều nhất là hay nhất. Tư duy, suy nghĩ và cũng rèn luyện được cái ngòi bút của mình rất là tinh vi.
Và khi mà Thầy đã hướng dẫn, thì tức là hướng dẫn chung cho mọi người thì trong đó có con, những cái sai đều được Thầy chấm, Thầy sửa để đưa đi vào sự hiểu biết về Nhân quả, về các pháp Vô thường, về Thập Nhị Nhân Duyên, về Thất Kiết Sử, về Thân Ngũ Uẩn. Tất cả những cái điều mà cần học của đạo Phật, Thầy đều chỉnh lại tất cả những cái hiểu biết này cho nó cụ thể, rõ ràng. Và đồng thời triển khai cái tri kiến giải thoát, mọi ác pháp đến nó không thể lọt qua được cái tri kiến của con. Thì đó cũng là một cái điều vinh hạnh nhất, và đồng thời phải ráng cố gắng vượt qua những cái khúc quanh của cuộc đời mình. Vì trước kia mình cũng có những cái nhân quả không tốt, hôm nay mình vui vẻ để trả cái nhân quả cho xong. Buồn rầu là trả không hết nhân quả, rồi đời sau trả nữa.
Một khi buồn rầu con biết sao không? Cái quả mà buồn rầu thì nó có cái hột - bởi vì quả thì phải có hột chứ, có nhân chứ sao - trong cái quả buồn rầu thì nó sẽ có cái hột buồn rầu, mà cái hột buồn rầu thì nó lại lên cái cây buồn rầu, mà nó lên cái cây buồn rầu thì nó lại có cái quả buồn rầu, kế tiếp như vậy. Thì một khi mà con buồn rầu thì con sẽ sanh ra nhiều Nguyên Thanh buồn rầu nữa, phải không? Nhân thì quả mà! Các con thấy nhân quả cụ thể không?
Mà nếu có nhiều Nguyên Thanh buồn rầu, thì một Nguyên Thanh con không muốn sao, mà muốn có nhiều Nguyên Thanh buồn rầu? Thì thôi! Tốt hơn là mình vui để cho có cái hạt giống tốt, cái quả tốt, cái quả vui. Thì một Nguyên Thanh vui thì nhiều cái Nguyên Thanh vui, phải không? Bởi vì mình ngồi đây mà mình biết cái nhân, cái quả thì chắc chắn những cái từ trường mà vui hay buồn đó nó sẽ sanh ra làm những con người vui hay buồn. Mà mình có muốn bao nhiều người buồn không? Chắc chắn mình không muốn!
Mà trong những người buồn đó cũng do cái nhân quả của mình mà sanh ra, thì mình nỡ nào nhìn những người buồn đó? Vậy thì mình hãy vui, để cho những người sinh ra đó là những người vui; chứ sao để cho những người buồn? Mà những người buồn khóc có vui gì đâu, khổ lắm!
Cho nên vì vậy mà nghe lời Thầy mà nỗ lực tu tập, đừng buồn rầu gì hết! Đây là những cái điều kiện cần thiết để cho mình vượt lên trên nhân quả của mình, mình chuyển đổi nhân quả. Cho nên vui vẻ!
(25:40) Ở đây tuy rằng không đủ lớp học, nhưng những cuốn băng này nó cũng có thể nhắc nhở cho huynh đệ biết. Và đồng thời thì có dịp Thầy cũng sẽ nhắc lại cho huynh đệ ở trong cái lớp tu học chúng ta biết để cảm thông với con, để hiểu con hơn, để con an tâm mà tu tập đừng tự ti, mặc cảm. Nghĩa là con gan ruột mà con dám về học lớp học này đó là một điều gan lắm! Thật sự ra bị dồn dập tơi tả, mà dám về mà ngồi được trong cái lớp học thiệt là…! Ngoài đời thì người ta nói là “ Mặt chai mài đá ”, mấy con!
Nhưng mà sự thật gan dạ, ham tu, muốn học mới như vậy chứ cỡ mà không ham tu, muốn học thì Nguyên Thanh không dám về đây nữa. Sợ! Sợ người ta dập mình.
Cho nên Thầy cũng biết nếu mà Nguyên Thanh lơi lỏng một chút xíu, chỉ cần nói chuyện với một người nào là bị dập đó mấy con, không phải dễ đâu! Chứ không phải là đơn giản đâu! Cho nên Thầy căn dặn, nhớ kỹ phải cố gắng để một thời gian sau ổn định được, Tu viện bình an được thì cái điều kiện mà sau này Nguyên Thanh có tiếp duyên với ai, có nói chuyện với ai thì không sao hết.
Chứ hiện giờ thì Nguyên Thanh thì nói chuyện thì không được, mấy con! Mấy con lỡ nói chuyện thì không sao, như Liễu Châu hoặc là như Cô Nhâm hoặc là như Liễu Huệ nói chuyện thì không sao đâu. Chứ như Nguyên Thanh mà nói chuyện là bị đó, con hiểu không?
Cho nên nghe lời Thầy giữ gìn, để rồi sau cái thời gian ổn định, yên ổn được để rồi chúng ta tiến bước chúng ta tu hành bình an thì lúc bây giờ trong những giờ phút mà mấy con chứng được đạo quả thì Thầy sẽ cho mấy con gặp gỡ nhau nói chuyện tâm tình.
Nói hết! Nói hết từ cái ngày mà mấy con vào đây tới khi mà mấy con tu chứng đạo, để mấy con tâm tình mấy con nói hết nỗi lòng thương yêu của chị em, giúp đỡ với nhau, an ủi với nhau bằng cái sách tấn, bằng cái nhìn thiện cảm chứ không phải bằng cái nhìn mà cay cú, bằng những lời nói mỉa mai, bằng những lời nói móc, nói méo; nói người này mà chửi mắng người kia. Thì mấy con sẽ thấy rằng những cái điều kiện mà mình cố gắng, để rồi ngày nào đó tu xong rồi mình sẽ gặp nhau mình an ủi cho nhau, mấy con! Mình sẽ nói ra những nỗi khổ nhau trên cái bước đường tu tập của mình.
(28:02) Thầy mong rằng điều kiện hôm nay mà Thầy kêu Nguyên Thanh vào đây, Thầy thấy nó khổ lắm. Cho nên vì vậy mà khi nó ngồi, đầu tiên nó đi vào đây nó ngồi để nó thu những cái lời nói, rồi nó cũng tưởng như là bình thường, nó không phải là phân lớp. Cho nên nhiều khi bên lớp nam nó cũng đem máy của nó gửi đây để nó thu nó nghe.
Thầy cũng ngỡ là bình thường thôi, cũng ngỡ là cái gì nó qua rồi thôi bỏ qua, nhưng mà Thầy thấy nó có cái việc gì đó buồn phiền, mà nó lại ngồi xa; rồi trong cái giờ học mà lại đi ra ngoài. Rồi Thầy thấy như vậy thì Thầy nghĩ rằng có cái nỗi lòng gì đây, cho nên Thầy muốn cởi mở những cái nỗi lòng đó để cho nó được yên tâm tu hành như chị em khác, để giúp đỡ tiến bước trên con đường tu càng ngày càng tốt hơn.
Bởi vì cuộc đời đi tu rồi còn gì nữa? Hết rồi, bỏ hết rồi, không còn gì nữa! Chỉ còn có một sự giải thoát mà thôi! Mà nếu không tìm được sự giải thoát thì làm sao?
Khi mà xuất gia theo Thầy, làm đệ tử xuất gia của Thầy, sao mà quá khổ, sao mà quá khổ! Khi mà Liễu Huệ cạo tóc xuất gia Thầy cũng sợ; mà thật ra thì - Liễu Huệ giờ đâu có đây phải không?
À, có đó hả? Con ngồi xuống đi con! Hèn chi xuất gia cạo đầu Thầy thì phải ra (29:21…) ở ngoài đó chứ đâu có ở đây được. Bữa nay mới về được chứ đâu phải dễ. Cho nên nghe mấy con mà đòi xuất gia với Thầy, Thầy muốn " đuôi me mắc rét " hết! Bộ muốn đi xứ khác ở sao? Có phải không?
Cho nên vì vậy mà mấy con nhiều đứa muốn xin xuất gia Thầy lắm chứ không phải là một đứa đâu, phải không? Mấy con muốn xuất gia với Thầy lắm, làm đệ tử Thầy coi khó quá. Cho nên Thầy nói thật đúng là làm đệ tử của một vị A La Hán không phải dễ! Nhất là giới nữ của mấy con.
Còn mấy ông mà xin xuất gia Thầy thật ra mấy ông cũng khó thiệt chứ không phải dễ đâu, người nào coi bộ theo làm đệ tử Thầy, mà xuất gia là khó đó không phải dễ đâu! Nguyên Thanh cũng tan nát hết, cô Thúy Mùi bây giờ cũng chưa có dám vô đây thì đủ biết là nó cũng ghê gớm lắm chứ không phải không!
Nhưng mà vì thương mấy con mà Thầy xuất gia chứ thật ra Thầy phải có Ni bộ rồi Thầy xuất gia mới được.
Nghĩa là mấy con biết sao không? Trung Tâm An Dưỡng Thầy dành ra cái khu Ni và cái khu Tăng. Khu Ni là Ni bộ chứ gì mấy con biết, đó là cái nơi của Ni mà của người xuất gia. Rồi trong cái Trung tâm An Dưỡng nó có khu cư sĩ nam và khu cư sĩ nữ. Và nó có khu dưỡng lão cho người già, người nam, người nữ nữa. Ở trong cái Trung tâm An Dưỡng của Thầy nó đặt nhiều cái khu mà, nó rõ ràng mà chứ đâu phải là nó không có. Nhưng mà khi Trung Tâm An Dưỡng có rồi thì mặc tình mấy con, đứa nào muốn xuất gia Thầy cạo tóc hết. Nhét vô đó hết, đầy ngập trong đó hết, có sao đâu Thầy sợ! Bởi vì nó có chỗ. Còn bây giờ xuất gia mà không có chỗ rồi mấy con làm sao giờ đây? Không lẽ xuất gia đi vô chùa Đại thừa gõ mõ tụng kinh nữa sao?
Cho nên từ hôm mà Nguyên Thanh ra Hà Nội tới giờ đâu có dám vô chùa Đại thừa, cái kiểu mà gõ mõ tụng kinh bây giờ cũng quên hết rồi. Làm sao mà mình tụng: “Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ…” được phải không mấy con? Làm sao nhớ được, quên mất hết rồi! Phải nhớ mới tụng được chớ còn quên làm sao tụng được. Cho nên vì vậy mà người ta lên người ta tụng ó é, còn mình lên không được. Mình nói không được, cứ làm thinh đó ngó hoài người ta cười mình chứ sao. Không phải dễ đâu!
(31:14) Cho nên trong khi mà tu tập thì thật sự mấy con xuất gia theo Thầy quá khổ mấy con. Cho nên lần lượt rồi Thầy sẽ cố gắng vượt lên trên cái khó khăn. Để rồi nó sẽ có Ni bộ, nó sẽ có khu An dưỡng cho cái người Ni tất cả các con sẽ về đó tu học, là đệ tử của Thầy. Rồi Thầy đến đó Thầy săn sóc cho mấy con, cho sự tu học của mấy con. Để rất tội, khi mặc áo tu sĩ rồi người ta nhìn những oai nghi tế hạnh của mấy con mà không được rèn luyện uốn nắn thì người ta sẽ chê: “ Trò của Thầy, mà số Ni trời đất ơi! Nó lóc chóc ghê gớm vậy! ” Thì mấy con nghĩ sao?
Cho nên vì vậy mà cái bổn phận Thầy phải lo chứ ! À, người ta nói: " Đi ra - nói gì chứ Đệ tử Thầy Thông Lạc mà (bên) Ni - trời đất ơi! Oai nghi tế hạnh ghê gớm, người nào họ đi cũng ngó xuống hết ” - như vậy là người ta khen mình chứ gì?! Còn mình ngó qua ngó lại: “ Ni gì mà ngó lia vậy! ” - cười chê mình.
Cho nên trong cái sự tu tập Thầy nghĩ rằng cuộc đời của Thầy muốn thu Ni thì phải có cơ sở của Ni, còn muốn thu Tăng thì phải có chỗ ở của Tăng. Cho nên Thầy, cái cơ sở của Tăng thì lẽ ra ở đây Tăng rồi đó. Nhưng mà sự thật ra rất khó chứ đâu phải… như thầy Chơn Tịnh về đây thì cũng phải chịu quải gói đi thôi chứ làm sao ở đây được. Đâu phải dễ! Nó rất khó chứ đâu phải dễ!
Còn cư sĩ thì ở được mấy con, cư sĩ thì dễ. Tại sao cư sĩ về đây ở cái dính, ở cái dính. Rồi tu sĩ mà ở các chùa khác ở hệ phái khác họ về đây họ ở được, mà đệ tử của Thầy coi bộ khó lắm? Tăng cũng vậy mà Ni cũng vậy, khó quá!
Cho nên vì vậy mà Thầy phải chuẩn bị, chuẩn bị để vượt lên, làm sao cho cái cơ sở Tăng Ni của Thầy nó có đàng hoàng. Trong đó có những cơ sở của cư sĩ nó hẳn hòi hoàn toàn để cho chúng ta yên tu tập. Cái lớp tu học của chúng ta Ni có, mà Tăng có, cư sĩ có, nam có nữ có. Vậy thì cố gắng mà đào tạo cho đạt được mấy con.
(33:08) Nãy giờ thì mấy con thông cảm hiểu Nguyên Thanh rồi chứ gì? Thật sự ra Thầy nhắc lại, những cuốn sách mà bây giờ mấy con đọc gọn gàng thì đó là có công lao của Nguyên Thanh ở trong đó đóng góp với Thầy đó. Chứ không phải là mình Thầy, mình Thầy vừa soạn thảo, rồi vừa chỉnh đốn những cái tập sách mấy con biết cực lắm chứ đâu phải! Nó trên một cái trang sách nó không phải có một cái loại chữ mà chữ lớn rồi chữ nhỏ, chữ đậm, chữ lợt, rồi chữ nghiêng nữa mấy con.
Mà một trang thôi, mà bao nhiêu chữ mấy con biết rồi! Nếu mà quan sát không kỹ thì kể như! Chữ nào là đậm mình phải cho nó đậm; mà chữ nào mà nghiêng thì mình phải cho nó nghiêng; mà chữ nào đứng thì mình phải cho nó đứng chứ! Do đó để mình trình bày được trang sách của mình trông vào nó đẹp. Chứ chữ nào nó cũng chít chít chít, nhỏ nhỏ không vậy rồi ! Cái tựa nó cũng như là cái chữ con của nó thì làm sao mình coi được!
Cho nên nó đòi hỏi ở cái đầu óc thẩm mỹ của một người mà biết làm trang, còn nếu mà không biết làm trang Thầy nói thật sự ra cái trang sách mình đọc thấy thiệt là như cái trang báo. Bên đây nó lem nhem ba đoạn, bên kia nó lem nhem ba đoạn vậy, đọc chết không? Cho nên, các con đọc cuốn sách mà thấy vừa đẹp, vừa gọn, nó vừa tầm nhìn, nó gọn ghẽ thì cái công lao của cái người làm được trang sách cũng nhiều lắm chứ không phải ít.
Nói cái công lao đó thì mấy con nói đến cái công lao mà của người viết sách, nó cũng không ít đâu mấy con! Muốn viết sách ra người ta phải tư duy cho đúng đắn người ta mới nói chứ đâu phải nói đâu, nói đại được sao. Cho nên cái trang sách mà khi mình hiểu được cái công lao của từ cái người viết, cho đến người mà trang trí nó thành ra một cái tập sách là nó trải qua nhiều cái giai đoạn việc làm chứ không phải ít.
Mà may cái thời nay là vì cái vi tính của chúng ta nó sử dụng dễ dàng, chứ cỡ mà không có vi tính mà muốn làm một cái trang sách thật ra nó rất là vất vả, rất là khó chứ không phải dễ! Ngày xưa mà có được cái trang sách mà chúng ta đọc, thì nó trải qua một cái kỹ thuật của nó nó thô sơ lắm, nên cái người họ làm khó khăn lắm.
Còn bây giờ dễ, ở trên mạng mà chúng ta mở ra, rồi chúng ta bấm ngay đúng cái chỗ nó trang trí cho chúng ta cái trang sách nó đúng tầm vóc, cỡ, ý chúng ta muốn như thế nào. Rồi cái chữ thụt ra, thụt vô như thế nào thì nó tự làm cho chúng ta hết những cái phận sự đó. Cho nên nó đỡ vất vả cái sự công của chúng ta rất nhiều.
(35:20) Cho nên vì vậy mà khi mà ngồi lại máy vi tính làm thì cái người thích thú người ta làm được, còn cái người không thích mình ngồi hơi cái buồn ngủ không có làm được đâu.
Cho nên vì vậy mà khi đọc những cái trang sách mà trang trí như vậy đó thì cái người thích thú thì người ta sẽ thích làm. Cho nên thí dụ như bây giờ mấy con chưa biết nè, Thầy dạy mấy con rồi bắt đầu mấy con trang trí được cái tập sách, trang trí được cái chỗ nào để hình mà cái chỗ nào không để hình rồi mấy con làm được cái trang sách mấy con thích lắm. Hàng ngày mấy con làm được mấy con say mê ở trong đó.
Bởi vì mỗi cái trang sách là cái công phu của mình ở trong đó, đòi hỏi cái đầu óc của mình, mình thích nó. Cho nên có người, người ta làm sách vở người ta say mê người ta làm, chứ còn cỡ không say mê chắc người ta không làm được.
Đó, cho nên vì vậy mà mỗi một cái tập sách mà ra đời mấy con đọc đó cái người làm người ta nhìn ngó lắm mấy con. Phải làm sao nó phải có cái thẩm mỹ và cái kỹ thuật phải nắm vững, chứ không nắm vững cái kỹ thuật làm không được, rất khó!
(36:18) Cho nên hôm nay Thầy nói những cái khó khăn của cái vấn đề làm cái trang sách để cho mấy con đọc. Và đồng thời cái khó khăn của bước đường tu của mấy con nữa! Rồi cái khó khăn của một người hướng dẫn cho mấy con tu - đặt câu hỏi trong đầu: “ Làm sao cho các con phải tu cho được? Phải học cho được? Phải làm sao mà cho được kết quả? ”
Cho nên các con biết cái sự hỏi như vậy, thì cái người Thầy họ phải tư duy suy nghĩ, phải tìm cách nào để triển khai cho mấy con tu cho được, làm cho được! Chứ không phải là muốn dạy sao dạy đâu, không phải đâu mấy con! Người ta tư duy suy nghĩ nhiều lắm. Và cái số người đông, rồi cái số người mà trình độ thấp quá, kém sự hiểu biết quá, rồi cái số người mà già yếu nữa. Phải tư duy nhiều lắm! Để làm sao mình hướng dẫn làm sao cho mọi người đều tu được. Đừng có người này tu được mà người khác không tu được.
Cho nên trong cái vấn đề mà hướng dẫn thì mấy con biết rằng, hướng dẫn chữ nghĩa thì người ta đã có sẵn cái chương trình giáo dục nó sẵn rồi. Còn hướng dẫn mà hiện giờ nó đang ở trong cái giai đoạn mà nó phôi thai như thế này.
(37:25) Cái giáo trình của Phật Giáo nó chưa có tượng hình rõ ràng. Cho nên chưa có chắc bài kinh này, bài kinh kia mà nếu mà nghiên cứu không kỹ thì mình đưa sai lệch những cái lớp học, những cái bài kinh đó nó trật đi thì người tu hành nó cũng không kết quả đâu. Cho nên tư duy kỹ lưỡng lắm người ta mới đưa vào người ta dạy mấy con cái nào trước cái nào sau. Chứ không phải là muốn dạy đại, dạy đâu!
Vì vậy mà nó chưa có sẵn, cho nên nó đòi hỏi cái người dạy người ta phải tư duy rất nhiều! Người ta chịu cực khổ. Còn nếu mà cái chương trình mà nó có sẵn thì người dựa vào đó người ta dạy thôi, người ta ít có tư duy. Bởi vì nó có sẵn rồi, người ta cần gì tư duy. Và người ta dựa vào, bây giờ Bộ Giáo dục có nhiều người chuyên về cái vấn đề đó; mà khi viết cái lớp đó, họ soạn thảo cái giáo án, cái giáo trình của lớp đó. Nhất là cái giáo trình của lớp đó người ta soạn sẵn để cho cô giáo hay thầy giáo người ta dựa vào đó người ta soạn cái giáo án rồi người ta dạy học trò, thì nó dễ.
Còn bây giờ mình chưa có, Thầy vừa tư duy suy nghĩ mà kinh sách thì nó lộn xộn, cho nên soạn thảo cái giáo trình để cho mấy con tu không phải là một chuyện dễ đâu mấy con!
Hôm nay mà nó thành hình được những cái lớp học như thế vầy, nó có những cái bài vở mà đưa từ cái bài - tại sao Thầy không đưa nhân quả con người trước - mà lại đưa nhân quả thảo mộc trước? Là phải suy nghĩ! Nó là cái giáo trình đó mấy con. Nếu mà Thầy lộn xộn một cái là mấy con tu tập chới với đó.
Tại sao? Bây giờ thay vì nói nhân quả Thầy đưa cái giáo trình đầu tiên cho mấy con học về nhân quả con người là mấy con sẽ lộn rồi đó! Thầy nói sơ một cái mấy con đã thấy được cái sự mà viết soạn thảo cái giáo trình để dạy người khác học nó phải cái trước ra trước, mà cái sau ra sau. Chứ không được mà cái sau ra trước, nghĩa là cái này chưa học, căn bản mấy con chưa có mà đưa cái này vào là mấy con chới với rồi.
Nhưng mà các con đâu làm sao hiểu! Bây giờ Thầy ví dụ như đầu tiên Thầy vô, Thầy không có dạy mấy con tu tập cái Định Vô Lậu bằng cái nhân quả thảo mộc mà bằng cái nhân quả con người. Thì mấy con sẽ nói rằng cái bài đó nó phải chờ cho các con phải thông suốt cái nhân quả thảo mộc rồi thì mới đưa qua con người thì nó mới đúng. Trái lại đưa ngược lại con người đi trước, mà thảo mộc đi sau thì mấy con sẽ biết như thế nào không? Nó lại sai mất rồi!
Đó, như vậy thì mấy con biết cái chương trình giáo dục nó phải có thứ lớp cái nào trước cái nào sau chứ không phải muốn đưa cái nào trước cái nào sau được đâu, không phải dễ đâu! Mà tư duy, suy nghĩ để biết cái nào đưa trước mà cái nào phải đưa sau.
(39:52) Thì các con biết, bây giờ Thầy đưa ra mấy con học rồi đó thì mấy con biết, nhưng mà hồi mà chưa có gì hết tự Thầy suy nghĩ phải biết cái nào trước cái nào sau. Thì cái này là cái khó của người bắt đầu. Con hiểu không?
Chứ còn nếu mà Thầy đưa rồi thì thấy dễ quá mà có gì đâu. Bây giờ mình học phải nhân quả thảo mộc trước, nhân quả con người sau. Thì cái đó dễ rồi, có phải không? Nhưng mà khi Thầy thành lập được cái giáo trình rồi, cái người mà thành lập cái giáo đó, cái người đó khó.
Nó phải hợp lý và nó phải đúng với tầm vóc của mọi người hiểu cái đó để chứng minh cho cái khác. Chứ còn cái đó chưa hiểu mà lại chứng minh cho cái khác thì mấy con học đạo đức con người trước thì các con lấy gì mà các con chứng minh cụ thể được? Cho nên nó thành ra cái giáo trình đó sai, nó không đúng. Nó làm cho cái người học trò nó mất căn bản. Nó mất cái sự hiểu biết như thật, nó không như thật được.
Còn bây giờ nhân quả thì nó như thật mà, nhân quả thảo mộc thì nó như thật, nó cụ thể. Cho nên vì vậy mà mấy con càng viết những cái bài mà thảo mộc nó cụ thể chừng nào, nó diễn biến chừng nào, nó nhiều hình thức nhân quả chừng nào thì sau đó đưa qua cái nhân quả con người nó dễ dàng lắm, bởi vì nó có căn bản cái này rồi. Các con thấy cái giáo trình chưa?
Đó, như vậy mới gọi là giáo trình chứ. Chứ mà nó ngược một cái là nó đâu còn giáo trình nữa. Mấy con mà có đi làm cô giáo mấy con biết rồi, phải không? Các con thấy cái vấn đề này vấn đề quan trọng!
(41:12) Khi mà người ta đọc trong sách giáo khoa, một người mà người ta đứng ở trong góc độ mà giáo dục người ta thông suốt, người ta thấy bài vở soạn mà dạy cho học trò cái bài vở này là không đúng. Như vậy làm sao học trò cái trình độ này mà nó tiếp thu được bài này, mà mấy ông đưa ra như vầy làm sao đây?
Cho nên vì vậy mà cái chương trình giáo dục - đào tạo của Quốc gia con biết nó thay đổi. Nó đưa ra không đúng cái trình độ của trẻ con nó tiếp nhận không được nó sẽ đổi, làm gì mà trẻ con mà đưa đại số học xuống cho nó học như vậy làm sao được? Trong khi nó học số học không mà nó còn không nhớ, đưa ba cái đại số học vô như vậy làm sao Tiểu học mà học như vậy được?
Cho nên đó là nó làm xáo trộn đi, nó làm xáo trộn như vậy mà bắt buộc trong cái năm học đó làm cho trẻ con nó mất căn bản rất lớn của nó. Cho nên trong khi đó, đó là cái người soạn thảo cái giáo trình của chương trình giáo dục đó.
Còn bây giờ Thầy soạn thảo giáo trình cho mấy con tu tập, với cái đôi mắt của Thầy, Thầy nhìn Thầy biết được cái trước cái sau, mấy con! Tại vì cái đôi mắt của Thầy nó khác, nó không như cái người còn phàm phu đâu!
Còn Bộ Quốc gia - Giáo dục con thấy nó thay đổi. Năm nay nó áp dụng vô cái đó không được sang năm nó thay đổi liền, nó không có để. Bị vì nó thấy nó mất căn bản, trẻ con nó tiếp nhận không được nó phải dẹp cái đó đi, nó phải đưa cái đó lên lớp trên, nó để trở lại lớp mới. Đó là cái sự thay đổi của Bộ Quốc gia- Giáo dục nó thường thay đổi, sách giáo khoa con biết nó ra hàng đống vậy đó, sau khi nó thay đổi nó bị bỏ mà. Nó không xài được nữa. Biết bao nhiêu phí của không? Cho nên khi mà nó gặp phải cái thất bại rồi nó bị thay đổi.
Còn Thầy làm sao, Thầy nghĩ làm sao Thầy dạy cho mấy con tu không thay đổi. Đó là cái khó của một người mà soạn thảo chương trình giáo dục. Vậy mà, *nếu mà mấy con là những người tu chứng quả A La Hán rồi, thì mấy con là người góp sức với Thầy rất nhiều trong cái sự soạn thảo giáo trình này*. Tại sao vậy? Tại vì lúc bây giờ mấy con không dùng cái ý thức tầm thường của mấy con nữa. Mà mấy con dùng cái trí tuệ Tam Minh của mấy con, mấy con quan sát cái nào trước cái nào sau mấy con biết, các con đã nhìn được cái căn bản của con người nó nằm cái góc nào rồi.
(43:10) Còn một mình Thầy phải làm cái này, phải suy tư rồi bây giờ phải nhập định để mà quan sát nữa. Một mình gì mà làm dữ vậy nè! Phải không? Bây giờ tính không ra, rồi thôi bây giờ đuổi mấy người này ra hết đi để mình nhập định xem coi nó ra sao chứ! Bây giờ nó ngồi đây làm sao nhập định?
Các con biết nó phải vất vả, nó cực khổ, nó đủ điều. Một mình nó nó vất vả! Nhưng mà vừa là Bộ trưởng mà cũng vừa là nhân viên soạn thảo cái giáo trình để mà cho các trường học nó học nữa thì mấy con thấy một cái người mà làm việc như vậy là quá vất vả! Cho nên trong khi đó mấy con ráng tu, Thầy nhất định là Thầy soạn thảo cái giáo trình không làm cho mấy con tu sai. Cái nào Thầy đưa trước là đưa trước mà cái nào đưa sau là đưa sau.
Thì mấy con cứ lần lượt mấy con tập đúng, cái đúng trong những cái bài học đó. Và cái phương pháp tu mà Thầy đưa ra bốn cái phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Thức - mà lại Thầy nói rằng mấy con tu đúng với cái đặc tướng của mấy con - tại vì cái thời gian mấy con có tu trong Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi.
Chớ cỡ mà mấy con chưa có tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, thuở giờ mà mấy con chưa biết Phật giáo, thì bắt đầu Thầy dạy mấy con là phải cái pháp đầu tiên là mấy con đi thôi chứ không có kết hợp với hơi thở chút nào đâu. Sau khi căn bản được cái pháp này rồi thì mấy con mới kết hợp với hơi thở, mấy con mới đi. Đi vừa đứng thở chứ gì? Các con hiểu? Nó như vậy, trình độ của nó từ thấp đến cao chứ!
Vụt không, bây giờ con hợp với cái pháp này bây giờ con đi 20 bước hay mười bước con ngồi xuống hít thở năm hơi thở. Tức là Thầy nâng cấp cho mấy con lên đó; lên là bởi vì mấy con đã có từng tu những cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi, cho nên nâng mấy con lên cái lớp đó. Chứ còn không khéo thì phí cái thời gian mấy con tu trước kia nó uổng, bây giờ mấy con đi kinh hành biết tầm thường thì như vậy là phí cái thời gian của mấy con.
Nhưng mà sự thật ra mấy con đi kinh hành bình thường như một người vô sự như vậy, đó là cái căn bản đầu tiên của mấy con mới tập Chánh Niệm Tỉnh Giác. Các con hiểu cái đó là cái căn bản của người ta mà, chứ đâu phải!
Vì vậy cho nên, Thầy nói cái sự mà hướng dẫn của Thầy bao giờ nó cũng đi từ cái giáo trình từ thấp đến cao. Không phải đưa ngang vô đâu, không phải đưa ngang. Thì như vậy là một cái chuyện Thầy làm nó không phải cái chuyện đơn giản, nó phải đúng cái tầm vóc, đúng khả năng của một con người để mà thực hiện cái pháp đó.
(45:20) Cho nên ở đây, các con có cái trình độ học thức thì nó dễ làm bài, dễ tư duy suy nghĩ. Còn mấy người cái trình độ họ kém quá, họ suy nghĩ không có được, họ viết trời đất ơi! Thầy đọc, như ở trên trời rớt xuống. Họ viết cái gì ở đâu Thầy đọc Thầy cũng chẳng biết được. Thầy đọc Thầy cũng chẳng hiểu! Mấy người, người ta kém trình độ quá!
Cho nên vì vậy, mà khi suy tư đến cái mức độ mà họ kém như vậy đó, thì phải làm sao giúp họ tu chứ? Chứ không lẽ họ suy tư như vậy rồi mình bỏ họ sao? Đó là cái nỗi khó khăn đó!
Cho nên cái trình độ mà mấy con được học thức, được huân tập kiến thức nó làm cho mấy con có cái lộ trình tư duy suy nghĩ. Mấy con dễ dàng suy nghĩ. Còn mấy người mà người ta học thấp, phải hướng dẫn cho người ta cách thức để mà người ta đạt được, đạt được cái sự tu tập của mình. Thì thật sự ra Thầy rất là chịu khó trên cái phần này. Cho nên, mặc dù mấy con thấy vừa chấm bài cho mấy con mà vừa tư duy suy nghĩ phải dạy sao? Hễ tới lớp rồi phải suy nghĩ cái vấn đề đó. Nó không có đơn giản đâu mấy con!
Cho nên mấy con đừng nghĩ rằng Thầy chỉ cực sơ sơ thôi, cực rất nhiều đó! Thầy nói vừa làm Bộ trưởng mà vừa là cái người soạn giáo trình, mà vừa là cái người đứng lớp dạy đó. Cho nên đâu nó phải ra đó, nó đúng đó chứ nó không sai được.
Mà đây là cái lớp học đầu tiên, và đồng thời mấy con biết cái lớp học này đầu tiên nó đã gây tiếng vang rất lớn trên thế giới. Chứ không phải thường đâu! Coi chúng ta ngồi đây tu vậy đó, chứ chúng ta mà thực hiện mà chừng năm, mười người mà chứng đạo thế giới này nó hoảng hồn hết đó! Thầy nói thật sự mấy con, thì cái chương trình chúng ta sẽ phát triển rất lớn. Lợi ích con người rất lớn, nhân quả mà của chúng sanh nó đủ cái phước.
(47:01) Trong khi mà trên hành tinh chúng ta nó đang có những ác pháp, nó đang có những cái quả nó tiêu diệt con người chúng ta, như đại dịch cúm gia cầm, như sóng thần, như động đất. Ngay cả cái đất nước của chúng ta mà nó còn rung rinh nhà cửa thì mấy con biết nó đã báo động rồi đó. Nó không tha cái chỗ nào đâu!
Cho nên vì vậy, mà nếu không kịp thời mà chấn chỉnh con người mà sống cứ tiếp tục ác thì nó chỉ rung rinh một lát hà, chừng vài ba phút thì tất cả cái Trảng Bàng chúng ta nín thở hết mấy con. Nó chỉ giật qua, giật lại vài cái là con người đứng tim hết. Còn cái này nó mới rung rinh sơ sơ nó chưa có cái gì đâu, nó giật một cái là nhà chúng ta nằm xuống, mà nó giật một cái nữa là nhà chúng ta đứng dậy, mà nó giật mấy cái thì kể như chúng ta đứt.
Cái rối loạn đó, nó không theo được cái nhịp thì cái tim chúng ta đập nó cũng không theo nhịp đâu, cho nên lúc bây giờ chúng ta chỉ còn nước nghẹt thở mà chết thôi chứ không cách nào. Nó chỉ cần giựt mấy cái là kể như chúng ta nằm liệt đống đống đó. Ở xứ nào mà nó không có động đất thì nó lại chôn giùm chúng ta chứ không để đó kền kền, quạ quạ nó lại nó ăn chứ còn không ai mà chôn hết đâu. Như vậy cái quy luật mà nhân quả nó diệt nó ghê gớm lắm mấy con, không thường đâu!
Cho nên vì vậy mà chúng ta sống thiện thì may ra cái từ trường chúng ta nó chuyển biến nó thay đổi được cái hành tinh chúng ta nó bình an chứ không khéo nó méo miệng một cái là chúng ta cũng chết chứ đừng nói, nó cười một cái là chúng ta cũng là ghê gớm với nó chứ không phải thường đâu!
(48:29) Nói chung là cái hành tinh chúng ta nó khóc là chúng ta cũng khổ mà nó cười chúng ta cũng khổ. Mà nó giật tay, giật chân nó là chúng ta cũng muốn chết nữa chứ đừng nói. Đó là cái hiểm họa chứ không phải! Những cái trận sóng thần nó mới giật tay nó một cái là chúng ta thấy cả bầy nhau chết xả láng hết chứ đừng nói, cái hành tinh của chúng ta nó có cái chuyển động nào đó là cái nguy hiểm!
Cho nên đó là những cái, sau khi mà học về nhân quả vũ trụ thì những cái động đất, những cái đó là những cái hành động nhân quả của nó đó. Mình hành động thì nhân quả nó nhỏ nhỏ, mà nó hành động một cái là chết hàng loạt. Nhân của nó, quả của nó ghê gớm lắm chứ không phải!
Cho nên vì vậy sau này mấy con học tới cái nhân quả vũ trụ rồi mấy con mới ghê, chứ bây giờ mới học nhân quả có trái cây mà, trời đất ơi! Cái trái này có nó có thúi, nó ăn thua gì đâu. Chứ còn mà cái trái đất mà nó thúi một cái là kể như là cả cái hành tinh mình đổ nhào hết chứ, mà nó đổ nhào cả vũ trụ chứ không phải là đổ riêng có mình đâu.
Cho nên mình học nhân quả của vũ trụ rồi mình mới thấy ghê. Thầy nói sơ sơ thôi chứ bây giờ chưa tới, các con chưa mường tượng được nổi đâu. Nhưng mà hiện giờ Thầy nhắc mấy con mới mường tượng một chút, chứ mà Thầy chưa nhắc chắc chắn mấy con chưa hiểu tại sao sóng thần? Tại vì đó là cái sự hoạt động của nó, tức là cái hành động nhân quả của nó.
(49:45) Đó thì, bây giờ mấy con phải tiếp tục tới cái phần hai, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác. Các con đi thử coi, để Thầy xem!
Tại sao mà Thầy không nói ra mấy con? Mấy con tu sai, tu đúng Thầy chưa có nói người nào đâu. Thầy xem coi cái cách thức mấy con đi thôi mà Thầy chưa nói.
Bởi vì, khi nào mà Thầy thấy cái người đó sai Thầy sẽ kêu người đó đến Thầy dạy chứ không bao giờ mà Thầy nói trước mặt ai hết. Bởi vì con người khi mà nói người ta sai trước mặt mọi người người ta khổ lắm, mấy con! Tự ái mà, cái sự buồn của người ta.
Cho nên Thầy không nói, Thầy khéo léo lắm, mấy con! Thầy không bao giờ nói một cái gì mà đụng chạm đến cái tự ái của mấy con; Thầy dạy mấy con Thầy rất là tâm lý, tình cảm lắm.
Con nói đi!
Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Hiện tại con đang đi kinh hành, 20 bước con nhắc tâm một lần, 20 bước nhắc tâm một lần. Rồi đến, nhưng mà con tự thay đổi đi “Tâm thanh thản, an lạc, tâm vô sự; tôi biết tôi bước đi”. Con nói: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi bước đi; an tịnh tâm hành tôi biết (50:58) … Đó, con thay đổi thường xuyên vậy mà 20 bước con nhắc tâm an lạc. Đến khi con đi ra được 5 phút thì con đứng lại con thở năm hơi thở; bị vì cái chân con ngồi lên, ngồi xuống không được. Con đứng con thở năm hơi thở rồi con tiếp tục đi thêm 5 phút nữa. Tất nhiên là con đi trong 10 phút, con xả nghỉ 10 phút. Thì trong lúc con xả nghỉ 10 phút thì con ngồi chơi cũng giữ tâm thanh thản, rồi con tiếp tục con tu tiếp tục.
Trưởng lão: Như vậy là con đi cho Thầy xem. Đi như vậy là đúng rồi đó con, tác ý như vậy. Tùy theo cái đặc tướng cái căn cơ của mình, mình tu như vậy tâm mình thanh thản, bất động, mình nhiếp tâm được trong bước đi của mình, điều đó là điều đúng không sai đâu con, tiếp tục tu!
Rồi con đi đi cho Thầy xem…
Rồi, thôi con, đủ rồi con! Con đi như vậy được rồi, con! Thầy thấy rồi, đi nhẹ nhàng giữ tâm được vậy thì tốt.
Tác ý đúng như vậy đó, đúng như con trình bày Thầy đó. Để giữ cái tâm mình bất động đó con, rồi mình sẽ xả nghỉ 10 phút rồi mình tiếp tục mình tu lại con.
Rồi con nghỉ đi! Tới người khác con!
HẾT BĂNG