LCK 011A (NAM) - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - OAI NGHI TẾ HẠNH KHẤT THỰC - TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TU HÀNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 11/2005
Thời lượng: [01:07:02]
(00:00) Trưởng lão: Minh Nhân, còn bài nào nữa, chắc hết rồi.
Tu sinh: Còn ông Hai, hôm nay chắc ông ấy quên quá.
Trưởng lão: Hôm nay chúng ta tiếp tục cái buổi học, mà thay vì bữa nay thì Thầy sẽ kiểm tra cái vấn đề tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác. Còn đây là tu tập về Định Vô Lậu, làm bài đây là tu Định Vô Lậu. Nhưng hôm nay thì Thầy thấy có một số người làm bài rất là chỉnh, nhưng nó cũng còn cái sơ sót, mà chúng ta có thể bước qua một cái quán nhân quả khác. Tức là quán nhân quả con người. Thảo mộc chúng ta thông qua. Còn những người nào mà chưa làm xong thì chúng ta sẽ cố gắng làm xong cái bài nhân quả thảo mộc. Còn người nào đã làm xong thì nên nhẩm lại, nhẩm lại để rồi xem xét coi nó còn thiếu sót chỗ nào thì mình bổ sung thêm, và đồng thời tiếp tục làm bài mới, tức là đường đi của nhân quả con người. Bắt đầu mọi người đều nên làm cái bài đường đi của nhân quả con người.
Bài của Tịnh Đức tức là chú Hai, đường đi của nhân quả con người của Minh Thiền, Minh Thiền đang làm cái bài này. Bác Phước nay chắc chưa có vào, đi rồi chắc chưa vào, nên làm cái bài pháp, nên cố gắng làm cái bài đường đi nhân quả của con người. Duyên Tịnh, làm lại cái bài đường đi của nhân quả của con người, về nhân quả thảo mộc cố gắng làm thêm, nhẩm lại một lần nữa cho thấm nhuần. Đường đi nhân quả của con người, Phụng, chưa phân rõ, Phụng nên làm bài đường đi nhân quả của con người. Chân Niệm cũng làm cái bài đường đi nhân quả của con người. Chơn Thành cũng viết cái bài đường đi nhân quả của con người, nhưng đã có nộp cho Thầy rồi nhưng Thầy chưa chấm. Tiếp tục nếu Thầy đọc cái bài đường đi nhân quả của con người, Thầy thấy những phản ứng cái lộ trình đường đi của nó, thì sau đó Thầy sẽ cho tiếp tục cái bài, nhưng mà nhớ làm cái bài nhân quả thân hành, cái bài nhân quả thân hành. Minh Trí, con cũng nên làm cái bài đường đi của nhân quả con người, nhưng con phải làm lại cái bài nhân quả thảo mộc, phải nói theo thứ tự đặc tính, đặc tướng rồi đặc tướng, đặc tính, rồi chuyển đổi nhân quả, duyên sanh, duyên hợp, duyên tan hoại đó, rồi kết luận. Phước Tồn con cũng viết bài mới đường đi của nhân quả con người. Đây là cái số bài của mấy con đã làm xong.
(03:18) Còn Trí Thiện, con cũng nên làm cái bài đường đi nhân quả con người, cái bài nhân quả thảo mộc tạm được. Và Thiện Trí hay là Thông Châu, Thiện Trí đâu con? Con cố gắng con, bây giờ lớn tuổi rồi và đồng thời con sinh ra quá là khổ, tại nghiệp con quá khổ, con ráng tu tập để cứu mình thoát kiếp luân hồi. Sinh ra làm người đủ thứ đau khổ, cố gắng, con sẽ làm cái bài đường đi nhân quả của con người, tiếp tục làm cái bài đó, rồi Thầy sẽ tìm cách Thầy thân cận Thầy giúp đỡ trên cái bước đường tu cho nó chín chắn hơn.
Còn đây là cái thời khóa của quý thầy. Đây là cái thời khóa của Minh Nhân con, đặt cái thời khóa thì ráng mà giữ gìn. Đây là cái thời khóa của Chân Niệm, lát nữa phát ra. Đây là cái thời khóa của Pháp Châu, theo cái giờ, đăng ký cái giờ giấc nào thì ráng tu tập cho nó đúng, đừng có phi thời, mình đặt ra cái giờ giấc rồi thì mình ráng mình tu tập. Đây là cái thời khóa của Phước Tồn. Đây là cái thời khóa của Minh Nhân. Đây là cái thời khóa của sư Phước Ngộ, con ráng con, xong rồi ráng giữ gìn giờ giấc cho nghiêm chỉnh. Thời khóa của Phụng. Tất cả những thứ này, hôm nay Thầy trả cho mấy con. Riêng cái bài của Chơn Thành, đường đi của nhân quả, để Thầy đọc rồi thầy kiểm nghiệm lại.
(05:12) Bây giờ trước khi mà để hướng dẫn và kiểm tra lại sự tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì Thầy xin nhắc lại. Hôm qua mà trong cái, Thầy ra Thầy kiểm tra về cái buổi đi khất thực và coi cái sự phân phát những thực phẩm để mấy con đi khất thực cho nó cái, nó không có bị rắc rối. Là cái vấn đề đi khất thực, bởi vì chúng ta là cái sự tổ chức - người nào không có các con đem lên để trên này con.
Khi đi khất thực, chúng ta đi khất thực như hôm qua, chúng ta cố gắng đi chậm hơn một chút xíu. Mình đi khất thực tức là mình đang tu mấy con, đang tu đừng vội vàng. Bắt đầu mười giờ thì mình có thể mình đi khất thực được rồi, và mình đi chậm chạp, đi để mình tu, lập được cái hạnh thì càng tốt, đi nghiêm chỉnh, mà cái khi mà thấy cái người đi trước mình cách mình khoảng độ chừng 5 thước, đừng đi gần quá không tốt. Cái quãng đường của mình ở từ trong này mà đi ra nó cũng xa chứ không phải gần đâu, mà nó lại ở trong cái khu riêng của Tu Viện, nó rất dễ.
Nếu ngoài đường thì xe cộ chạy qua, chạy lại nó rất khó khăn, chứ còn trong cái khuôn viên của Tu Viện của mình đó thì mấy con đi khất thực thầy thấy thật rất là tuyệt vời, nó không có xe cộ, nó rất yên tĩnh. Vì vậy mà chúng ta rất là dễ tập trung trong cái sự Chánh Niệm Tỉnh Giác, từng bước đi giữ oai nghi tế hạnh của mình, vừa là thân hành cho mình mà cũng vừa là thanh giáo cho người. Người khác thấy oai nghi mà đi khất thực như vậy, khi đến, mà sau này thì mấy con nhớ rằng khi mà đi khất thực thì đến đó mình nhận cơm có một lần thôi, chứ mình về đừng có nhận, bất kì chỗ nào mình cũng đừng có nhận, mình nhận hai ba chỗ thì nó không có đúng cái hạnh. Mình đi mình nhận rồi cái mình về, khi về thì không nhận thêm bởi vì mình xếp bát rồi. Có bao giờ mà đi khất thực về rồi thấy ai cúng dường nữa mở bát đứng bao giờ nữa đâu, không có. Đến khi mình đậy bát cái mình về đã thì thôi không nên nhận nữa, ai cúng thì cúng chứ không nhận nữa. Đó là mình lập những cái hạnh. Cho nên mình biết cái chỗ mình đi ra mình khất thực thì duy nhất chỗ đó mà thôi, còn chỗ này chỗ kia mà có đồ ăn đồ uống thì thôi đừng nhận. Bởi vì tại sao lại nhận như vậy không được? Vì nhận như vậy nó không có đúng cái hạnh của người tu, mấy con nhớ! Bao giờ ai lại chỗ này, nhận một số đồ ăn đậy bát rồi đi về, rồi có khi nhận nữa thì không được, phải lập cái hạnh cho tốt.
(08:02) Cho nên vì vậy mà ở đây coi như là mình có cái sự tổ chức. Cô Liên Châu với một số Phật Tử ở thành phố Hồ Chí Minh người ta phát tâm, dù chúng ta có một trăm, hai trăm người, người ta cũng sẵn sàng người ta giúp đỡ cho chúng ta tu hành. Thứ nhất là để giúp, đỡ đần cô Út cho khỏi mất công bận cơm nước, nấu cơm nấu nước để cho cô còn lo những công việc khác. Ở thành phố khi người ta thấy được cái công việc của mình và thấy được cái lớp học mình mở mang ở đây, người ta cố gắng người ta giúp đỡ cho mình. Vì thế mà mình đến mình khất thực, nhưng vì mới đầu cái người mang cơm đến họ cũng chưa có rành, và đồng thời thì mình cũng chưa có biết cách là vì phải xếp thực phẩm ở trong những cái hộp, cho nên nó làm cũng bất tiện á. Do như vậy, chúng ta lần lượt đi vào cái sự sắp xếp sao cho nó tiện lợi. Khi mà chúng ta đi khất thực cho nó gọn, mà nó nhẹ nhàng, nó không có bùm xùm ra, thế này hay thế khác. Bởi vì cái người tu sĩ của đạo Phật làm sao cho nó gọn chừng nào tốt chừng nấy, nó không có cái rườm rà bằng cách cách kia. Ví dụ đi khất thực mà về xách túi này, túi kia đi như vậy, coi nó kỳ quá. Cho nên chúng ta chỉ làm sao ở trong cái bát của chúng ta, trên cái bát của chúng ta thôi.
Vì vậy mà hôm nay, thì ở trong Tu Viện Thầy có nhờ Phật Tử ở lò gốm họ sẽ làm cái bát nó lớn đó, chứ còn hồi trước đây làm cái bát nó nhỏ. Cho nên Thầy thấy rằng nội cái bát mà đựng cơm không đó, nó thiếu. Cái người mà ăn nhiều chút đã thiếu rồi. Còn cái bát hôm nay thì chúng ta, cơm thì chắc chắn là chúng ta cũng vừa và đồng thời để một ít đồ ăn trong đó thì nó cũng không đến nỗi mà nó tràn ra ngoài cái bát. Cho nên cái bát hôm nay nó tạm đủ, nhưng tại sao Thầy không dùng bằng chất kim loại như inox mà lại dùng bằng sành, là tại vì Thầy nghĩ cái sành sứ thì ăn nó không độc, còn kim loại, cái bát chúng ta bằng inox đi nữa nó cũng vẫn độc, bởi vì nó là kim loại. Cho nên chúng ta biết cách, chúng ta khéo léo một chút xíu thì chúng ta sẽ ăn uống một cách rất vệ sinh. Mà cái bát tráng men rồi hầm như vậy, cái bát đó nó sạch hơn. Còn cái bát đất mà không được tráng men, chỉ hầm thôi thì chúng ta ăn nó cũng có ảnh hưởng của đất ở trong đó nữa, cho nên nó cũng không tốt. Còn nếu mà chúng ta sơn thì cái bát tuy rằng sơn nó vậy chứ, cái chất sơn nó không tốt.
(10:53) Vừa rồi thì Minh Tâm có phát tâm cúng dường thì thấy cái bát bằng sành nó nặng, cho nên mới cúng dường cái bát nhựa. Nhưng mà vì cái người mà làm, làm cái khuôn để mà làm cái bát đó thì họ chỉ làm cái cách thức của họ, họ cũng làm được nhưng mà cái chất nhựa mà để làm mà thành cái bát như vậy đó, nó không phải đúc khuôn đó, thì chúng ta ăn không được. Vì nó có cái chất hóa học gì đó, nó độc. Cho nên có làm thử cho Thầy xem và đồng thời Thầy nói như vậy không được. Cho nên quý thầy mà dùng cái bát này ăn mãi lâu ngày tháng nó sẽ bệnh, cho nên Thầy không chấp nhận cái bát bằng nhựa đó.
Do như vậy thì chúng ta hiện giờ chúng ta cố gắng một chút mà chúng ta ôm cái bát sành, lỡ mà có rớt bể đó, Thầy sẽ cung cấp cho mấy con cái bát khác, đừng sợ nó bể. Mà nó lỡ nó bể thôi thì chúng ta sẽ xin, tất cả các pháp đều là vô thường, nó có bể thì chúng ta cũng có những cái bát khác. Cho nên chúng ta yên tâm, đừng sợ, và nếu mà Tu Viện không còn cái bát nào nữa thì Phật Tử họ sẽ cúng dường cho mình. Mình biết là mình, trong cuộc đời mình thì các pháp đều vô thường, có gì mà phải thường hằng đâu mà phải cố gắng giữ gìn. Nhưng mình cẩn thận là hơn, nhưng lỡ rủi tay mà rớt bể đó thì chúng ta sẽ xin cái bát khác, chứ không phải chúng ta ăn rồi chúng ta đập bỏ thì như vậy chúng ta phí, còn cái này nó lỡ tay ngoài cái ý muốn của chúng ta thì Thầy không có rầy mấy con đâu, mà Thầy sẵn sàng giúp đỡ cho mấy con cái bát khác.
(12:26) Và đồng thời thì cũng nhớ rằng khi buổi trưa chúng ta đi khất thực đó, đến giờ mấy con cứ ôm bát tự nhiên đi. Các con lớn tuổi rồi các con cũng ôm bát đi như thường, trừ ra những người mà có tật nguyền đi không được thì sẽ có những người người ta giúp đỡ, còn mình đi được thì mình cứ đi.
Ngày xưa trong cái thời Đức Phật có bên Trưởng lão Ni kệ đó. Những cái bà già mà theo Đức Phật tu hành đó, rất là lớn tuổi như là bảy mươi mấy, tám mươi tuổi vậy đó mà còn theo Phật tu hành, thì bà trèo lên núi, đi lên núi đó thì cái bát nó treo lỏng dỏng như thế này, thì diễn tả những cái hình ảnh của những người già yếu mà đi khất thực. Nghĩa là tự mình đi xin ăn trong khi đó lớn tuổi bảy mươi, bảy mươi mấy tuổi, dù lớn tuổi, do đó mà vẫn đi xin ăn thì chúng ta thấy những cái hình ảnh đó. Thì hôm nay, chúng ta nghĩ rằng mình là người đi xin thì không nên để cho một người khác mang đến cho mình. Như mình ở trong gia đình con cái nó phải mâm cao, cỗ đầy bưng dọn lên cho ông bà cha mẹ, còn ở đây mình tu hành mình phải tự lực hết đó. Cho nên mình còn đi được, tức là mình sẽ ôm bình bát mình đến nơi đó mình xin, nó xứng đáng với cái con người tu hành của mình hơn là mình nhờ vả vào một người khác.
(13:53) Nhớ những lời Thầy dạy và cố gắng khi mà đi khất thực thì nên giữ trọn, người nào cũng, dù là cư sĩ các con mà đến đây mà tu tập đó, thì đương nhiên coi được xem các con là tu sĩ chứ không còn là cư sĩ nữa. Chỉ có cái đầu tóc của mấy con thôi và chiếc áo mà thôi, cho nên các con cũng tự thấy mình là một tu sĩ chứ không phải là cư sĩ. Vì ở đây chúng ta tập sống như Phật, làm như Phật để đời sống chúng ta không khác gì như Phật, thì mấy con cũng đâu thua gì những người tu sĩ ở đây đâu.
Cho nên phải lập hạnh, chứ tôi còn cư sĩ tôi đi như bay cũng không ai nói tôi, thì mấy con đừng nghĩ vậy. Mà tự thấy mình là tu sĩ mình phải giữ lập hạnh của mình. Ngày nào đó có đủ duyên thì mình trở thành tu sĩ đúng đắn của một cái hạnh của người tu nó dễ dàng hơn. Còn nếu mà mình thấy mình không có cái duyên với chúng sanh thì mình trong chiếc áo cư sĩ mình vẫn nhập diệt, cũng tự tại mà lại một cái hạnh của mình đúng, thì tức là mình làm tròn bổn phận là người đệ tử cư sĩ. Cho nên Đức Phật mới, nó chỉ có Bát Chánh Đạo mới có bốn hạng sa môn, bốn hạng sa môn, thì cái người cư sĩ vẫn được xem là sa môn mấy con chứ đâu phải không sa môn đâu. Cho nên chỉ có cái pháp Bát Chánh Đạo thì mới có bốn hạng sa môn, ngoài Bát Chánh Đạo không có bốn hạng sa môn. Cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng mình là cư sĩ thì không bằng tu sĩ đâu, không phải đâu, mình vẫn sống đúng giới như tu sĩ vẫn được như thường.
(15:33) Đó là những điều Thầy nhắc nhở mấy con hôm nay, chúng ta họp nhau để mà tu tập, đoàn kết nhau, có Phật Tử lo lắng đời sống của chúng ta, nghĩa là cô Liên Châu cô nói rằng không phải có riêng mình cô, mà Phật Tử Thành phố Hồ Chí Minh khi được đến đây thăm và được nghe thầy thuyết giảng, và được thấy cái lớp học thì mọi người đều muốn cùng để cúng dường, đều muốn xin cúng dường. Mà cô thì không phải cô thiếu nhưng vì mọi người xin cô, để xin cùng cúng dường, mà giờ cô dành cô cúng dường một mình cô, thì nó không hay, cho nên cô sẵn sàng chia sẻ cùng các bạn để mà mọi người đều cúng dường cho quý thầy tu hành. Tu hành rất là khó khăn, cho nên người ta sẵn sàng cúng dường cho mình. Cho nên mới nói với Thầy, không phải là riêng mình con mà Thầy đừng ngại, dù bao nhiêu tụi con cũng cúng dường được hết. Ví dụ như năm chục người, sáu chục người, một trăm người, hai trăm người, mà hơn nữa chúng con cũng sẵn sàng cũng cúng dường mỗi một ngày cho quý thầy một bữa ăn để tu tập.
(16:50) Họ đã phát tâm cúng dường cho mình như vậy, số lượng bao nhiêu, ví dụ như bữa nay, là cô có nói ví dụ bữa nay là sáu mươi người, mà ngày hôm nay có đến năm người nữa, thì cứ báo cho cô biết, thì cô sẽ gọi điện thoại báo cho cái người làm cơm ở đây họ sẽ mang cơm vào cho mình thêm sáu người nữa. Mà ví dụ như mười người thì cứ báo mười người, mà giờ thêm một người thì báo thêm một người, thì cho cô biết thì cô sẽ báo cho người, họ sẽ mang cơm đến ngay liền cho mình, chứ không có còn lo gì. Bởi vì họ là cái tiệm bán cơm, cho nên họ sẵn sàng có đầy đủ để mà đáp ứng nhu cầu, cái đời sống của chúng ta. Khi một người đến Tu Viện thì chúng ta cứ gọi ngay, thì có một cái bữa cơm từ ở cái tiệm cơm chay đó nó sẽ mang đến chúng ta. Cho nên đừng lo ngại gì hết.
Thì như vậy Thầy thấy rằng, trong Tu Viện mình mà đã có một số Phật Tử lo lắng, ủng hộ cho đời sống chúng ta rồi thì cô Út là cái người để làm công việc khác, cô còn bao nhiêu công việc thì nó đỡ đần cho cô biết bao nhiêu. Cho nên vì vậy mà theo thầy thiết nghĩ, khi có người mà lo công việc đó rồi thì cô Út cũng được rảnh rang một phần, không còn phải thức khuya dậy sớm để mà lo cơm, lo nước cho chúng ta nữa. Mà những cái buổi khuya tối, mà tất cả những mấy cô mà ở trong nhà bếp để làm đó, người ta lại còn cái buổi khuya người ta không có dậy người ta lo cơm nước, thì người ta sẽ lo tu tập nó cũng đỡ, và chính cô Út cũng còn phải ráng tu tập để mình làm chủ. Bây giờ thì còn sức khỏe một chút, chứ ngày mai ngày mốt nằm xuống rồi ai để mà giúp đỡ cô, ai mà ôm ẵm cô bồng lên đỡ xuống. Coi vậy chứ chưa chắc, những nhân quả nghiệp báo đó đâu phải, nó đâu có từ ai, nó đâu có tha. Chỉ khi nào mình tu xong, mình làm chủ được sự sống chết rồi thì mình mới an ổn, chứ còn chưa chắc thì trong lòng của mình nó luôn luôn ái ngại, ái ngại, vì biết rằng ngày nay nó mạnh khỏe chứ ngày mai nó sẽ nằm xuống, mà mình không chừng nó lại bán thân nằm liệt một chỗ. Đó là một cái tai họa rất lớn, vì vậy mà thầy mong rằng, có những người khác người ta lo cho được cái đời sống của tu sĩ mình ở đây thì cô Út giảm bớt.
Thì thay vì một hai giờ khuya cô dậy cô lo cơm nước cho chúng ta, để điều khiển mọi người lo cơm nước cho chúng ta, thì cô lại nỗ lực tu tập thì lại hạnh phúc biết bao nhiêu. Trong chùa chúng ta mọi người đều tu, không còn có cái sự lo ăn uống gì hết. Đương nhiên giống như là chúng ta là khất sĩ như thời Đức Phật, chỉ tới giờ cái mình ôm bình bát mình đi xin mà thôi. Thế là rõ ràng có người bên ngoài lo, cho nên trong chùa chúng ta không còn có bếp núc nữa.
(19:44) Cái duyên của Phật Pháp nó đi đến dần, nó đến rất tuyệt vời, tuyệt vời, chúng ta không ngờ được. Thầy cũng không nghĩ, nhưng mà cái duyên của chúng ta, tại vì Thầy nghĩ rằng Thầy sẽ tổ chức lớp học Bát Quan Trai, dựng lại cái nền đạo đức của Phật Giáo, làm sống lại những gì đức Phật ngày xưa đã giúp cho mọi người tu tập, để giúp cho mọi người được chứng quả A La Hán, chứng minh được đạo Phật là phải tu được như vậy, chứ không phải mà nói suông, không phải là trên kinh sách như thường suông thôi. Cho nên vì vậy cái ý nguyện của Thầy là muốn như vậy, nhưng không ngờ sau những ngày mà Thầy đi lo giấy tờ để thành lập cái khu An dưỡng từ thiện, thì lại được gặp những người Phật Tử này họ phát tâm dũng mãnh và thực sự họ làm được những cái điều mà Thầy đã thấy họ làm được. Tuy rằng nó có gặp nhiều cái khó khăn, nhưng họ vẫn tha thiết và vượt qua.
Cuối cùng thì chúng ta thấy như ngày hôm qua, mà Thầy đến điều khiển để cho mấy con được đi khất thực, bên nữ cũng như bên nam, thì chúng ta thấy nó cụ thể rõ ràng chứ không phải là đem tặng, phải mang cơm tặng ở trong thất của mấy con, thì Thầy thấy cái hạnh mà đi khất thực không còn nữa, nó làm mất cái hạnh cao quý của một người tu sĩ trong thời đức Phật. Cho nên hạnh khất thực rất là cao quý, vậy mà Thầy mong rằng làm sao chúng ta duy trì được cái hạnh này bằng cách tổ chức đúng đắn như hôm nay mà chúng ta đã thấy. Vì vậy mà tại sao Thầy khuyên cô Út phải cất cái nhà bếp ra ngoài đó, là mục đích Thầy muốn cho mấy con có một cái lộ trình để mà đi khất thực. Do cái chỗ góc độ đó rất dễ, là tại vì mình nhắm cái Tu Viện của mình nó có hai phần, một phần nam và một phần nữ. Vì vậy mà chúng ta từ ở trong này mà chúng ta đi ra tới đó thì nó có cái khoảng đường, chúng ta may mắn hơn là chúng ta đi ở trong Tu Viện. Còn bên nữ thì không may mắn hơn tại vì phải đi ngoài lộ. Các con biết đi ngoài lộ xe chạy qua, người đi lại, mình phải luôn luôn tránh xe cộ làm cho chúng ta không tập trung trong thức tỉnh trọn vẹn. Và vì vậy bên nữ thì Thầy cũng đang nghiên cứu làm sao mà cho cái đường đi của bên nữ nó cũng sẽ đi vào ở trong cái khu vực nhà bếp đó. Mà lại là cái đường ở trong Tu Viện chứ không được ở ngoài, vì ở ngoài Thầy thấy nó có nhiều cái động. Nhưng bây giờ thì chưa làm được thì tạm thời thì các cô cũng sẽ ôm bình bát đi ở ngoài cái đoạn đường đó, tuy rằng cái đường đó ít người nhưng vẫn có người đi chứ không phải không và cũng có xe cộ qua lại.
(22:35) Hôm nay trên cái sự tổ chức chúng ta đi gần đến cái đời sống của Đức Phật ngày xưa. Nghĩa là Thầy từ lâu mà Thầy đặt cái nhà bếp ở trong Tu Viện mà nấu nướng, Thầy lo lắng lắm, Thầy thấy mình thiếu một cái gì, nhưng bây giờ biết làm sao bây giờ. Thầy suy nghĩ rằng mình phải tổ chức làm sao có một người nào đó mở tiệm cơm chay rồi phát tâm cúng dường, và những điều kiện, những gì mà Phật Tử cúng dường thì mình sẽ đem gửi vào cái nhà cơm chay đó, để rồi họ sẽ lo cho đời sống của mình. Nhưng hôm nay thì mình may mắn, rất là may mắn, Thầy nghĩ nhưng mà lại thành công ở trên cái vấn đề nhờ Phật Tử hỗ trợ. Và vì vậy mà mỗi khi Phật Tử Thành phố Hồ Chí Minh về đây, chắc chắn Thầy sẽ bỏ những cái thời gian để giúp cho họ, triển khai cho họ hiểu biết con đường tu hành của đạo Phật như vậy nó mới là đúng nghĩa, như vậy nó mới là xứng đáng thọ nhận của Phật Tử cúng dường. Để họ hiểu biết rằng trong thời đức Phật đi xin mà được vua chúa, được tất cả các vị Bà La Môn trong thời đó cúng dường cho Phật và chúng Tỳ kheo trong khi đó kinh tế người ta làm rất khó khăn, thế mà 1250 vị Tỳ kheo trong thời Đức Phật vẫn sống. Chúng ta thấy vẫn sống mà không làm ra một đồng, một cắc mà vẫn sống. 1250 vị Tỳ kheo trong thời đó thì chúng ta thấy quá là khó khăn, nếu mà tập trung đến một cái khu vực nào đó thì khu đó phải nghèo thôi, chứ còn ở đó một tháng thì cái dân đó phải nghèo thôi.
Vừa rồi thầy có nghe mấy vị sư đi ở bên Thái Lan, ở bên Miến Điện thì có nói rằng, cái dân ở bên đó họ cũng nghèo chứ họ không phải giàu nhưng mà các sư mà đi, mà qua bên đó khất thực thì họ sẵn sàng họ sớt, bao nhiêu họ cũng sớt cho chúng ta, mà không biết họ làm ăn như thế nào mà họ hễ thấy các sư đến là họ sớt cho, cúng dường cho chúng ta, cái lòng của họ. Thì Phật Tử chúng ta ở Việt Nam, tuy rằng nó chưa đồng đều như vậy nhưng chúng ta thấy có những người phật tử họ xả tâm, họ cúng dường chúng ta như Tu Viện chúng ta hôm nay. Họ làm cái điều đó Thầy thấy, họ cũng coi như là họ cũng đi gần như là những người mà tín ngưỡng tôn trọng Phật Giáo ở bên nước ngoài. Thì các con thấy rằng, mình khéo léo mình tu tập thì cái phước nó sẽ đến. Và ở bên Miến Điện hoặc Thái Lan đó, thì cái người nghèo, người giàu mình chưa biết như thế nào, nhưng ở đây những cái người cúng dường chúng ta, những người khá họ không có nghèo mấy con, mình ăn bao nhiêu chắc không hết đâu. Họ rất nhiều cho nên họ giúp chúng ta một bữa cơm không có gì mấy con cứ lo tu mà thôi.
(25:39) Nhưng trước khi mà Phật Tử cúng dường, Thầy rất áy náy, Thầy thấy mỗi bữa cơm chúng ta tính ra nó như vậy thì cái số tiền nó quá nhiều, Thầy rất lo. Bữa đó thầy có nói với cô Liên Châu, mấy con cúng dường như vậy Thầy rất ngại quá. Bởi vì từ lâu đó thì mình thấy ở trong bếp là mình nấu ra thì mình không có nghĩ cái số tiền như vậy, mà bây giờ mình nghĩ ra thì mình thấy nó nhiều quá. Và do đó, Thầy có nói với cô Liên Châu với mấy cô Phật Tử, thì mấy người đó nói, không sao tụi con không có gì đâu, Thầy yên tâm đi, không có phải chúng con nghèo khổ mà không có tiền, thay vì chúng con đi làm từ thiện nhiều nơi, nhiều chỗ nữa, chúng con hợp lại chúng con làm từ thiện. Mà ở đây quý thầy tu hành như vậy mà chúng con không giúp đỡ thì chúng con chưa phải là người Phật Tử. Cho nên họ nói với Thầy như vậy.
Vậy thì bây giờ chúng ta chỉ còn yên tâm mà thọ nhận của cúng dường, rồi ngon dở chúng ta không có cần, mà chỉ ăn để sống mà tu mà thôi, miễn là người ta mỗi ngày cho mình được bữa cơm là mình rất là hạnh phúc để mà tu tập. Và đồng thời mấy con đừng, mấy con còn là cư sĩ, mấy con đừng tự ti mặc cảm mình là cư sĩ đâu dám thọ như vậy, chừng nào mình tu sĩ mới dám thọ, mấy con đừng tự ti mặc cảm, khi mà vào đây tu thì đương nhiên được xem chúng con là tu sĩ như hồi nãy Thầy đã nói. Cho nên cố gắng tu tập, cố gắng sống đúng giới luật, thì cái công đức mà giữ gìn như vậy, tu tập như vậy mới xứng đáng để thọ dụng cái bữa cơm của Phật Tử cúng dường. Chứ không phải nói rằng tôi còn cư sĩ mà tôi thọ như vậy là tôi mắc nợ đàn na thí chủ, đời sau tôi làm thân trâu ngựa tôi tớ, tôi trả biết chừng nào cho hết.
Một ngày mấy con tu tập, mấy con thấy rất là gian khổ, ban đêm mấy con thức khuya, thức hôm, mấy con đi tới đi lui để cho đừng hôn trầm thùy miên. Cái công phu như vậy đó, thì cái ngày mấy con thọ dụng đó của đàn na thí chủ, nó xứng đáng một cách vô cùng, nó không còn nợ nần gì hết. Mặc dù mấy con tu cho mấy con được giải thoát, nhưng sự giải thoát của mấy con là thân giáo cho những người khác. Do cái hình ảnh giải thoát được của mấy con là cái hình ảnh tuyệt vời để cho mọi người noi theo. Thì nhờ chúng ta tu tập được vậy mọi người, người ta mới tu, người ta đem lại cho cả một cái hành tinh sống một niềm an vui, hạnh phúc. Nếu chúng ta không tu thì chắc chắn hành tinh này sẽ đau khổ, cho nên mình phải ráng tu mấy con, ráng tu, ráng giữ hạnh.
(28:14) Và vì vậy mà từ đây về sau thì chúng ta có cái chỗ mà chúng ta đi khất thực. Cứ đúng giờ thì mấy con lần lượt từ thất này đến thất kia. Nếu mà sau này, chúng ta biết cái tổ chức cho khéo léo một chút nữa. Bây giờ cái khu A mười giờ, đúng mười giờ thì khu A sẽ đi khất thực. Mà mười giờ mười lăm thì khu B sẽ đi khất thực, nó đâu có giờ sát. Rồi khu C, khu D mấy con cứ lần lượt, cho nên nó không có đi lộn xộn. Sau khi mình ra nơi cái chỗ mà người ta để thực phẩm, thì cái khu A tất cả những thực phẩm dồn về khu A, thì chúng ta lần lượt chúng ta thọ lãnh những cái thực phẩm ở cái chỗ khu A đó, rồi chúng ta trở về khu vực của mình. Thì khu C cũng sẽ lần lượt đến nơi mà người ta cúng dường cho mình, thì nó rất là thứ tự, nó không có lộn xộn, mình không có lấy khẩu phần ở bên đây, ở bên kia, rồi cứ người khác người ta đến, người ta đi tìm khẩu phần của người ta. Mà mình khỏi có ghi tên ghi họ gì hết vì những cái khẩu phần ăn của mình nó sẽ nằm ở trong cái khu, đúng là cái khu của mình.
Người nào muốn lấy khẩu phần nào cũng được vì khẩu phần nào cũng đồng như nhau hết, giống nhau hết, cho nên tiện lợi nhất. Lần lượt rồi chúng ta sẽ quen đi và cái hạnh đi khất thực của chúng ta càng lúc càng tốt. Cho nên ở đây bên Tăng, bên nam thì chúng ta cố gắng, cố gắng lập những cái hạnh, thì rồi đồng thời có ai cúng dường thêm thì chúng ta từ chối hết mấy con. Tại sao chúng ta từ chối, bởi vì mình ăn ngày một bữa, mình không có để dành lại được, mà mình nhận thêm tức là mình ăn ráng thêm, đâm ra bệnh. Mặc dù cái món ăn đó có ngon, có bổ đi nữa, nhưng mấy con ráng là mấy con sẽ bệnh đó. Thà là mình xin cái bữa ăn của mình vừa đủ, mình biết nó vừa đủ, thì mình xới cơm và thực phẩm nó vừa đủ rồi, thì mình về ăn nó vừa, nó không có gì hết. Mà bây giờ bỗng dưng có người ta đem thêm bánh mì, đem thêm bánh ngọt, hoặc đem thêm sữa hoặc trái cây cho bữa nay, nó gợi cái tâm dục của mình, mình sống rồi mình thấy rằng mấy cái này thôi ráng ăn, để bỏ uổng. Mấy con ráng riết có ngày chắc chắn là đi nhà thương hết ráo. Thật sự mà, bởi vì cái đó là cái nguy hiểm đó mấy con. Cho nên chúng ta khất thực rồi thì nhất định sau đó ai cúng dường thì từ chối hết, không có thêm, tôi đã nhận lãnh cái giờ đó tôi đã nhận rồi. Trước cái giờ đó muốn cúng dường thì hãy để vào cái khẩu phần, tôi ra đó tôi lượm, tôi ăn bao nhiêu được thì tôi xin bấy nhiêu, mà tôi ăn không được thì tôi để lại tôi trả lại cho mấy người, chứ tôi đem về rồi tôi bỏ thì nó phí. Bởi vì của bằng mồ hôi nước mắt.
(31:04) Cho nên nhiều khi Phật Tử cúng dường một cách rất là vô ý, mà sau này thì có những bài pháp Thầy sẽ giảng giải cho người cư sĩ mà cúng dường. Đi khất thực về rồi thấy mình đương ngồi ăn cái họ đem vô cúng dường. Trời, hồi đi đường ở ngoài tôi xin không cúng, mà giờ về ngồi thất cũng đem cúng nữa, như vậy tôi nhét cái bụng tôi ở chỗ nào, làm như cái bao tử tới hai, ba cái. Hai, ba cái thì mấy con nghĩ như thế nào? cái chuyện đó là cái chuyện không được! Mà dường như thầy thấy cô Út hay lầm ở chỗ này. Khi có người đem bánh mì vô thì lật đật chạy phát. Trời đất ơi! Tôi đã lấy vừa đủ rồi bây giờ còn thêm ổ bánh mì nữa, cứ nhét ở chỗ nào được, mà nếu bỏ thì tôi cũng phải tiếc chớ, bởi vì tôi thấy cái thực phẩm làm bằng mồ hôi nước mắt của mọi người mà. Thật ra thì, tại mình ăn không hết mình mới bỏ cho những loài chúng sanh ăn, nhưng mình thấy tiếc lắm mấy con. Tiếc, rất tiếc! Mình có biết rằng mình bỏ đó kiến trùng nó ăn hết không hay hoặc là nó bị thiu thối đi. Thì thật ra, mình bỏ cho loài vật mà ăn hết thì mình mừng lắm, sợ mình bỏ nó ăn không hết mình mới thấy là đau khổ. Cho nên cái sự tiếc mồ hôi nước mắt của người khác chính đó là một điều hiển nhiên, bởi chính mình làm ra của mình biết mà, làm ra thực phẩm mình sống mình biết mà.
Cho nên đừng có cúng như vậy! Muốn cúng là chuẩn bị trước, chứ đừng có bán ế rồi mới đem đi cúng thì chắc chắn là quý thầy không phải là cái bao để đựng tất cả những thứ đó. Người tu hành mà, đâu có phải là cái bao đựng đồ thừa của mấy người. Cho nên cải hư cũng đem dồn lại cúng cho mấy thầy, mà cái gì mà thiu thối cũng cúng cho mấy thầy. Thì cái điều đó là cái điều tội lỗi chứ không phải là do cái lòng dâng cúng sự thật. Cho nên ở đây, cúng sự thật là như cô Liên Châu với Phật Tử, người ta đã chuẩn bị cho cái khẩu phần chúng ta bao nhiêu rồi, thì lúc bấy giờ thì cứ nơi đó thì người ta đem đến, thì mình lãnh đúng cái ăn uống của mình trong một bữa ăn, thì đó là đúng. Mà cái người nào mà thêm thì không được, bây giờ cúng thêm không được. Tại sao vậy? Tại vì tôi đã nhận lãnh người này rồi. Muốn cúng thêm thì phải năm ngày, mười ngày nữa, tôi thương lượng với cái người Phật Tử cúng dường này, phải giành lại cái phần cúng dường.
Các con đọc trong kinh Phật các con có thấy cái đoạn kinh đó không? Nghĩa là có người khác đến xin cúng dường, nói không! Phật đã nhận cúng dường tôi rồi, để cho tôi cúng dường chứ mấy ông không có cúng dường được. Có phải không? Đó, đâu có giành nhau được đâu. Mà đâu có nói rằng thêm đâu, nó không có thêm, chờ cho sự cúng dường của người này một tuần lễ xong rồi thì mấy người mới xin cúng dường Phật, cúng dường Chư Tăng nữa, chứ còn trong khi mà tôi đã phát tâm cúng dường cho Phật rồi thì để công đức này cho tôi, chứ tôi không nhường ai hết.
Nó nằm trong thời Đức Phật có những cái đoạn kinh nó như vậy chúng ta thấy, còn ở đây mình sao không tổ chức, rồi làm cho Chư Tăng rất là khổ, rất là khổ tâm. Cứ lát dòm cho chén xôi nước, lát dòm cái bánh, lát thì đem mấy trái chuối. Trời đất! Nghĩa là mình khất thực là mình tính đủ mình ăn rồi mà cứ thêm như vậy thì mấy con thấy sao? Cho nên đó là những cái mình phải chấn chỉnh lại, chấn chỉnh lại. Và không những chấn chỉnh cho mình, mà chấn chỉnh cho người phát tâm cúng dường họ biết cách cúng dường đúng.
(34:35) Bây giờ có một số Phật Tử xin cúng dường cho Chư Tăng, thì mình sẽ điều động cái người Phật Tử đã cúng dường đó, coi họ có đồng ý nhường lại không. Nếu mà không nhường thì người ta chờ cho cái người này cúng dường trong một tháng, hai tháng rồi mình mới xen vô, mình cúng dường, còn nếu không thì không được, không được cúng đại như vậy! Cho nên cái này là mình hoàn toàn phải có sự tổ chức chứ không khéo nó lộn xộn lắm. Thầy thấy cái vấn đề mà ở trong nhà bếp mà mình nấu á, rồi Phật Tử ở ngoài xen vô chút ít thì mình thấy, bỏ qua. Nhưng mà khi mà Phật Tử mà cúng dường cái kiểu mà như cô Liên Châu với Phật Tử ở Thành phố Hồ Chí Minh mà họ theo cúng dường á, thì mình thấy đây là một cái vấn đề mình phải tổ chức. Chứ để rồi Phật Tử Trảng Bàng cứ nhẩy vô cúng, rồi Phật Tử Tây Ninh cũng xuống cúng, rồi Hà Nội vô cũng đem bánh trái đống đống đó, như vậy là kể như chư Tăng này thành cái bao đựng chứ không còn cách nào khác cho hết.
Mà làm sao mà chúng ta là con người, mà làm sao mà chúng ta đựng đồ ăn để bữa này, bữa kia được, có phải không mấy con, đâu có được, đâu có quyền với cái điều đó. Cho nên xưa hay tại sao Đức Phật có cái giới cấm không để thực phẩm lại, ăn rồi một bữa thôi thì, ăn hết thì hết mà không hết thì đem đổ bỏ, chứ còn bố thí chúng sanh chứ không được để. Nếu mà có để đó, chắc chắn là Phật Tử cúng dường riết cái thất của mấy con chất đồ ăn ngập. Rồi chất mà đồ ăn ngập, thì làm sao mình giữ được cái hạnh mấy con. Chứ bây giờ bánh trái nó lung tung là mà để, trời đất ơi bây giờ cái bụng mà hơi đói cái bắt đầu mới lấy ăn, rồi từ đó chúng ta lại sai giới, phạm giới đủ loại hết đó. Cho nên cái mà để đồ ăn ở trong thất là cái điều không hay chút nào hết. Cho nên chúng ta ăn rồi thôi không để, mà không để thì nó lại không thèm, nó không thèm nữa, nó không đói mà nó cũng không thèm. Cho nên cái hay nhất là chúng ta không giữ lại thực phẩm.
(36:45) Do cái sự mà nói hôm nay để chúng ta thấy rằng cái bước đường hôm nay, cái phần chúng ta đã trở thành tu sĩ, khất sĩ rồi đó mấy con. Mặc dù chúng ta không có đi ra đường xin như các vị khất sĩ, nhưng chúng ta vẫn là người đi xin thật sự. Mà xin như thế nào đúng, lần lượt những cái bài học về giới luật, những oai nghi tế hạnh thì trong đó có dạy về sự đi xin ăn, và có dạy người cư sĩ cúng dường để cho Chư Tăng đi khất thực, hoặc là những người đi khất thực để mà sống tu tập thì phải cúng dường như thế nào đúng. Phải thương lượng với nhau như thế nào, chứ không phải người nào muốn cúng cũng nhào vô cúng được đâu, Chư Tăng không có nhận cái điều đó. Khi mình nhận một cái người nào rồi thì nhất định không nhận người khác. Ví dụ như Đức Phật ngày xưa, các con biết khi mà có người cư sĩ đến xin Phật cúng dường, thì Đức Phật hứa rồi thì cái người khác xin thì Đức Phật không chấp nhận, không nhận. Thì các con mới biết rằng chúng ta cũng nên lấy cái kinh nghiệm của Đức Phật mà chúng ta thực hiện trong đời sống của chúng ta hôm nay, để chúng ta hoàn chỉnh lại con đường tu theo đúng đạo Phật.
(37:58) Như vậy thì bây giờ mấy con đã rõ rồi, cái sự đi xin thì mấy con cũng biết, từ ở trong thất của mình đi thẳng ra ngoài chỗ người ta sẽ sẵn sàng để cơm nước chỗ đó. Mà chỗ đó thì người ta cũng không nấu nữa rồi, chỗ đó là chỗ để phát cơm, để chúng ta đến đó mà khất thực cơm thôi, chứ còn chỗ đó cũng không phải thành cái chỗ nấu nướng nữa. Do cô Út dự bị sẵn sàng, khi nào người ta không có cúng dường, thì cô và một số người khác sẽ đến nó nấu. Hoặc, Thầy nói như thế này, chúng ta là những người bình đẳng, không thể ngồi tu mà để người khác nấu ăn như vậy, mình đi xin được thì coi như là tốt, mà nếu đi xin không được thì chúng ta chia nhau thị nhật. Nghĩa là thí dụ như hôm nay Thầy và Sư Pháp Ngộ thị nhật ngày hôm nay cho hai mươi người ăn, thì thầy nhỡ Thầy không biết nấu cơm thì Sư Pháp Ngộ phải nấu cơm, mà lỡ khét thì chúng ta ăn khét với nhau, phải không? Bởi vì mình nấu mình ăn mà, mà lỡ sống thì cũng ráng ăn sống với nhau. Còn Thầy mà vụng thì lặt rau, mà lỡ mà Thầy rửa có dơ thì mấy con làm ơn rửa lại. Bởi vì nhiều quá mà Thầy già con mắt nó lại yếu nên không thấy những cái rau úng hoặc là cái đất nó lật ở phía đằng sau.
(39:24) Do đó chúng ta đồng chia nhau, thì Thầy trong khi đó thì Thầy cũng đi thị nhật với mấy con chứ không phải là Thầy là cái người dạy, rồi Thầy cũng ngồi ở trong thất để chờ mấy con làm đem dâng cho Thầy, Thầy không có đâu. Thầy cũng sẽ đi thị nhật, nếu mà tất cả mọi người thị nhật, thì Thầy sẽ cùng một vị thầy nào đó, hai người đi ra thị nhật. Nhớ ở trên Chơn Không ngày xưa, Hòa thượng Thanh Từ tổ chức, Thầy cũng đi thị nhật, huynh đệ cũng thị nhật trong cái sự sống. Trừ nay khi nào có Phật Tử cúng dường thì ngày hôm đó thì khỏi đi thị nhật. Như vậy nó có công bằng hơn, để mà người khác ở trong Tu Viện nấu thì cũng không công bằng. Nhưng mình đi xin thế này tiện lắm mấy con, khỏe lắm và tu tập tốt nữa. Còn cái mà đi thị nhật rất cực, Thầy có biết mà. Khuya thì người ta ngồi thiền, còn mình ngồi chút cái xuống nhà bếp lo lặt rau, rồi nấu nướng này kia làm đủ thứ, cực quá cực.
(40:23) Nhưng vì ở các chùa, các con biết rằng ăn ba bữa, cho nên buổi khuya thức dậy đó, thì sáng thì phải nấu cho họ một nồi nước để rồi cho họ ăn mì gói, hoặc là nấu mì, hoặc là nấu cái loại gì đó cũng là cháo gì đó, để cho họ sáng có điểm tâm. Đó là cực cái buổi sáng rồi đó. Bắt đầu từ buổi sáng đó mà làm việc cho tới trưa để có bữa cơm. Còn buổi chiều thì cũng hai giờ đi ngồi thiền chút, rồi đi xuống nấu nồi nước để khuấy sữa, pha bột cho người tô, để không đói tội nghiệp. Cho nên Thầy ở trên Chơn Không, cái chuyện đó Thầy rành quá. Bây giờ mà về đây mà tổ chức mà nấu cơm chắc Thầy cũng làm được, không sao. Vì cái gì mình có làm rồi, mình quen cho nên nó cũng không khó khăn. Nên Thầy thấy tất cả mọi cái mình sẽ đi vào cái nề nếp, nếu họa chăng mà không có cái người lo cơm nước chúng ta thì chúng ta chia nhau thị nhật. Lúc bấy giờ cơm dở, cơm ngon, cơm khét gì chúng ta ăn, chúng ta thấy nó thấm thía lắm mấy con, thấm thía lắm. Chứ không phải là chúng ta nấu dở, rồi chúng ta ăn rồi chúng ta nói Thầy này, Thầy kia là không có. Chúng ta thấm thía, mình là những người thanh niên, mình nấu ăn mà mình chia nhau sự sống cho nhau, mà mình vụng thì mình phải nấu cháy hoặc nó sống, nhưng mà ăn nó cũng không chết. Thầy thấy, bữa đó sống nó cũng không có sình ruột ai hết, nó cũng tốt chứ nó không có sao hết. Cho nên nhiều khi mà lỡ sống đó, thì Thầy Thanh Từ thầy nói, thì sống mấy chú nấu sống thì mấy chú ăn chứ có ai ăn đâu mà rầy rà với nhau. Cho nên vì vậy mà trong cái cuộc đời tu hành của mình, nhớ lại những kỉ niệm đó nó thấm thía lắm mấy con.
(42:18) Mình ở đây từ khi mấy con về đây, mấy con không có thị nhật là tại vì có cô Út ở đây đảm đương. Chứ nếu mà không có thì chắc chắn là mấy con cũng phải thị nhật mà thôi. Còn khi hồi ra Phước Hải thì có thầy Chân Giác, thầy Chân Giác bây giờ ở bên Mỹ đó, thầy làm đầu bếp cho nên thầy đi chợ và thầy lo thầy nấu nướng. Còn bây giờ thì đương nhiên là mình may mắn hơn, vì vậy mà mình giữ được oai nghi tế hạnh đi khất thực đúng cách, thầy rất mừng. Hôm nay, cái ánh sáng, cái gương hạnh của Đức Phật nó soi tại Tu Viện của chúng ta. Như vậy, nhưng mà Thầy cũng phải vượt qua biết bao nhiêu phong ba bão táp mới ổn định, chứ đâu phải dễ đâu mấy con, không phải dễ đâu. Từ cái chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, nếu không khéo thì sóng gió nó sẽ dập và nó không biết là nó có thể trở thành sóng thần nữa là khác. Cho nên may mắn là hôm nay chúng ta những cái đợt sóng gió nó cũng chỉ sóng con, chứ mà sóng lớn chắc nó dập cũng tan tành, cũng chết chứ không thua gì dân Ấn Độ.
(43:26) Nhưng may mắn là vì chúng sanh còn hữu phước, cho nên cái lớp học chúng ta ra đời. Và vì vậy mà quý thầy hãy cố gắng, các con hãy cố gắng mà tu, Thầy sẵn sàng cực khổ bao nhiêu Thầy cũng không màng. Biết bao nhiêu sóng gió, biết bao nhiêu cay đắng của cuộc đời mà thầy lần bước mà Thầy dựng lên. Hôm nay cái lớp học ra đời, đó là bước đầu, bước đầu cũng nhiều sóng gió lắm mấy con, chứ không vừa. Nhưng vẫn vượt trên sóng mà đi, bình an như thường, không có gì hết. Và đồng thời chúng ta lại được cái hạnh đi khất thực, nó tốt lành hơn. Và như vậy Thầy rất mừng, la càng sóng gió thì chúng ta lại càng bình an, mà lướt sóng mà đi.
Bây giờ thì cũng chưa hẳn đã bình an đâu, mấy con phải chuẩn bị tinh thần vững vàng. Nghĩa là đức Phật đã dạy mình tâm bất động, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu tác động bao nhiêu thì mặc nó, chúng ta chỉ là con người bất động tâm mà thôi. Cho nên sự bất động đó thì nó không còn có ai làm gì chúng ta được, không có sóng gió gì làm chúng ta được, chúng ta hãy bất động. Vì vậy mà suốt thời gian sóng ở Chơn Như, Thầy chỉ còn có cái im lặng như Thánh mà Thầy vượt qua. Các con thấy Thầy im lặng như Thánh mà Thầy vượt qua. Vì vậy, sự thật sóng gió bao nhiêu, bão bùng bao nhiêu mà Thầy vượt lên, Thầy tiến bước và hôm nay mấy con thấy bình an. Bình an mà phát triển chứ không phải bình an mà trong cái sự chịu đựng, không phải, bình an mà phát triển.
(45:10) Thầy thấy cái cơn sóng gió, nó hướng dẫn cho mình đến một cái điều kiện tốt hơn, cái điều kiện tốt hơn. Như hiện giờ như Hà Nội, thì có một số Phật Tử người ta đã đọc được bức tâm thư của Thầy, thì họ tập trung họ có một cái tài khoản họ sẽ gửi vào đó để mà lo cái khu trung tâm An dưỡng, thì lại có những cái công ty, người ta cũng đọc được, người ta cũng đứng ra để mà người ta làm giấy tờ, người ta xin phép. Thì không biết Hà Nội nó sẽ thành lập trung tâm trước chúng ta. Còn ở đây thì như các con biết rằng, cô Liên Châu đó, nếu mà Thầy đồng ý mà ở thành phố Hồ Chí Minh thì cô đứng ở trong cái công ty làm ăn của cô, thì cô vẫn xin phép được cái trung tâm an dưỡng, bởi vì cô ấy là những nhà làm từ thiện mấy con. Thành ra cô tập hợp cái số chị em, những cái người mà làm từ thiện đó, thì cô cũng sẽ có cái đầu tư, cái vốn, cô sẽ xin cái trung tâm An dưỡng từ thiện cũng không khó khăn đâu. Nhưng mà Thầy bằng lòng là cô sẽ làm, và cô có cái khả năng cô làm, cô có nhiều cái khu đất, và cô tự bỏ đất nhà làm cái trung tâm An dưỡng của chúng ta rất dễ. Cô có ý cũng muốn xin nhưng mà Thầy để nhường lại nơi đâu nó thuận tiện hơn thì Thầy sẽ làm.
Và đồng thời thì chú Chân Tâm, chú cũng đang lo thành lập một cái công ty An Lạc, vì qua cái sự đề nghị, trong cái công ty đó thì có tên Thầy đứng ở trong đó để thành lập cái khu an dưỡng ở Phước Hải, thì ở đây nó ba, bốn nơi. Để mà thành lập thì ở đâu mà có phước thì cái trung tâm nó sẽ về đó. Và chỗ khác không có đủ phước, thì chỗ khác nó sẽ là cái chi nhánh của trung tâm. Nó là cái bước mà, khi qua cái đợt sóng gió thì chúng ta lại thấy nó lại phát triển đi lên. Và hôm nay, cái, tưởng là cái Tu Viện Chơn Như hôm nay nó vắng bóng âm thầm, lặng lẽ. Trong những cái ngày mà Thầy rời khỏi đây, Thầy nghĩ rằng nó sẽ là, nơi đây nó chỉ còn là một cái di tích mà thôi. Nhưng không ngờ hôm nay nó trở thành cái lớp học, cái lớp học có nam có, nữ có.
(47:45) Cộng chung lại thì trong cái lớp học của chúng ta hiện giờ là, hiện giờ có mặt là 62 người. Cho nên cái sự tu tập của chúng ta đúng chánh pháp, mà với cái tâm niệm ước nguyện của Thầy là đem lại cái nền đạo đức cho mọi người, mà nó được như thế này, thì chúng ta thấy sau những đợt sóng gió mà nó lại phát triển lên, nó lại làm tốt nên. Rồi cái lớp học chúng ta lại được thực hành, tuy rằng có cực khổ Thầy, nhưng mà Thầy rất mừng, tại vì mình đã vượt lên được những cái khó khăn để rồi tạo những cái điều kiện tốt và đem lại cái hạnh phúc cho con người. Thì mình thấy cái hướng và cái phước của chúng ta, thì chúng ta thấy nó có cái duyên, nếu mà cái duyên nó không có chắc không được. Và mọi người người ta đang ước ao để mà làm cái ước nguyện của Thầy. Và nếu mà cái phước của chúng sanh có nữa thì chắc chẳng bao lâu.
Và Thầy nghĩ rằng cái trung tâm An dưỡng từ thiện hay là các chi nhánh từ thiện ra đời, thì ở đây phải có nhân sự. Mà có nhân sự thì cái lớp mà Thầy đào tạo ở đây thì chắc chắn là phải là mấy con. Cho nên mấy con phải ráng tu mấy con, ráng tu để giúp đỡ Thầy. Một mình Thầy làm sao mà, một mình mà làm sao có tổ chức lớn lao như vậy, có một người làm sao làm được. Thì phải có mấy con. Mấy con sẽ là những người gương hạnh, là những người thân giáo để giúp đỡ cho những người khác, đứng ra lớp dạy và điều khiển những gì mà cần thiết, bởi vì mình tu rồi mà, mình còn có tu gì nữa đâu, chỉ đem cái khả năng, cái sức lực của mình còn lại mình phục vụ, mình làm lại lợi ích cho đời, cho mọi người. Thì Thầy mong rằng trong cái những cái lớp học này, mấy con ráng nỗ lực mà tu.
(49:50) Và Thầy cũng báo tin cho mấy con biết rằng, cái bộ mà Văn hóa truyền thống tập 1, tập 2, tức là "Mười Giới Thánh Sa Di" và cái tập "Giới Đức Thánh Tăng và Ni" được xin phép, và có lẽ là một ngày gần thì cũng có thể được in được cái bộ sách này. Và sau đó "Những Lời Phật dạy" thì tiếp tục chúng ta cũng được xin phép, nhưng mà chưa biết như thế nào. Nhưng mà chắc chắn là cái bộ Giới Luật thì chúng ta sẽ ra đời, chắc chắn là làm sống lại bằng cái con đường Giới. Cho nên cái bộ Giới được xin phép thì nó được phổ biến và đồng thời chúng ta có cái hướng tu tập nó rõ ràng, cụ thể mà không ai còn cản trở mình được. Vì tất cả những cái sách vở chúng ta viết nó được phép mấy con, đó là một cái lợi.
(50:45) Cho nên bây giờ chúng ta yên tâm mà tu tập, những gì mà nó sóng gió gì nữa, thì mấy con cứ theo cái sự điều khiển của Thầy để mà vượt qua. Cũng như Thầy là cái người lái chiếc tàu, cho nên Thầy lái như thế nào thì mấy con cứ theo cái điều đó mà mấy con vượt lên sóng. Còn nếu mấy con sợ quá, mấy con nhảy xuống biển là mấy con chịu chết đó, phải hông. Các con đừng sợ, khi có Thầy đã lèo lái với một cái tay chèo, tay lái rất là vững, thì mấy con cứ ở trên chiếc thuyền mà vượt sóng, đừng có vội sợ quá, mấy con nhào xuống dưới biển là Thầy vừa chèo mà vừa cứu mấy con thì chắc cứu không được, rồi mấy con sẽ tiêu đó. Cho nên vì vậy mà nhớ kĩ, dù như thế nào đi nữa thì phải tin tưởng nơi cái tay chèo, tay lái của Thầy thì mấy con sẽ vượt qua. Chứ còn mấy con không có đủ niềm tin, chắc có lẽ Thầy tiêu rồi, thôi nhào xuống biển để cứu mình thì mấy con sẽ bị cá mập nuốt hết, còn đâu. Cho nên mấy con yên tâm trong những cái bước đường mà tu tập, mà nếu không có Thầy thật ra thì nó rất khó.
(51:57) Hôm nay thì, trong cái buổi học hôm nay, mấy con được nghe được những cái điều cần thiết, để chúng ta vượt sóng mà đi lên con đường tu tập của mình, để đạt thành được những kết quả. Cho nên, bây giờ là thay vì một tuần lễ Thầy kiểm tra bài của mấy con một lần thôi, để cái thời gian để hướng dẫn và huấn luyện mấy con tập tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó cũng rất cần thiết cũng như Định Vô Lậu vậy. Nếu mà mấy con tập sai thì mấy con không thắng được hôn trầm, mà mấy con gan dạ, mà mấy con tu tập cố gắng thức để đẩy lui hôn trầm, thùy miên thì coi chừng nó sẽ bị ảnh hưởng, không tưởng thì nó cũng bị những cái điều kiện khác.
(52:54) Cho nên mấy con nhớ rằng, lúc đêm khuya, lúc mười giờ, mười giờ rưỡi, mười một giờ thì bóng dáng Thầy đi từng thất, Thầy xem coi mấy con ngủ thức như thế nào. Người nào tu như thế nào trong cái thời đó, thời gian mà tất cả mọi người đều nghỉ ngơi. Thì lúc bấy giờ Thầy đi từng thất, Thầy đến Thầy xem coi mấy con tu tập ra sao. Người đang chiến đấu với hôn trầm thùy miên bằng cách nào đúng, bằng cách nào sai. Thì cho nên Thầy phải đi xem xét rất kĩ để rồi Thầy sẽ hướng dẫn mấy con, bởi vì khi mà đến trực tiếp như vậy đó, mới thấy được cái điều kiện của mấy con đang tu sai, còn ở tại thất của Thầy quan sát thì mấy con không có thấy bóng dáng của Thầy đi, mấy con không có chịu đi kinh hành đâu. Còn mấy con biết lúc nào Thầy cũng có mặt ở sát bên thất của mấy con, thì mấy con nhớ rằng chỉ duy nhất mà thắng được hôn trầm, thùy miên là mấy con chỉ có đi kinh hành, còn nếu mấy con mà ngồi trong thất, mà ngồi đó mà gọi là tu tỉnh, thì Thầy nghĩ rằng lúc mà con thật tỉnh, thì nó đúng nhưng mà nó chắc chắn là mấy con sẽ bị tưởng mà ngồi đó hoặc nằm đó, chứ không phải là cái người phá được hôn trầm, thùy miên thật sự đâu.
Cho nên Thầy đi như vậy để thầy quan sát xem coi như bây giờ Chơn Thành tu hay hoặc Thiện Thảo tu. Như vậy Thầy đều quan sát những người đang chiến đấu với hôn trầm có đúng pháp không, hay là không đúng pháp. Nếu mà đúng pháp thì Thầy chấp nhận cho tu, mà không đúng pháp Thầy sửa lại, Thầy sửa lại. Cho nên mấy hôm rày, bữa nào thì mấy con căn 10 giờ, 10 giờ rưỡi thì mấy con ngủ, thì Thầy thỉnh thoảng thầy đi ra thất mấy con, Thầy thăm viếng những cái người mà đang chiến đấu với cái hôn trầm thùy miên. Chứ không phải là Thầy làm việc rồi cái Thầy đi nằm nghỉ đâu, mà Thầy còn chăm sóc mấy con nhiều. Cho nên trên cái bước đường đi nhẹ nhàng, thì có người cũng nhận ra Thầy, có người mà tu tập cũng thấy Thầy, nhưng mà có người mà ngủ thì không thấy. Nhưng mà có người mà tu sai thì cũng không thấy Thầy, chỉ có những người tu đúng thì mới thấy Thầy đi đến thất họ.
(55:15) Thầy nói trước cho mấy con biết là luôn luôn lúc nào Thầy cũng chăm sóc cho mấy con, nhất là vấn đề Chánh Niệm Tỉnh Giác để đẩy lui cái vô minh lậu của mình. Mà nếu không chăm sóc mấy con cái phần này thì mấy con lỡ sai chút là nó lệch cái tư tưởng của mấy con, bị ức chế hoặc lọt trong tưởng, thì đó là cái điều tai hại cho mấy con. Cho nên khi mà hướng dẫn cho các con đó thì Thầy phải chịu cực khổ như vậy. Thầy nhớ rằng đức Phật khi mà chấp nhận cho đệ tử của mình tu theo mình, thì đọc lại một câu chuyện nhỏ mà thôi. Khi mà đang ngồi tu vậy đó, ông Mục Kiền Liên, ông tu thiền định đó, thì ông nghĩ ra, nghĩ trong trong đầu ông nghĩ ra: "Ờ mình tu như thế này đúng", thì bên tai ông nghe tiếng nói văng vẳng: "Im lặng như Thánh". Thì ông biết rằng đức Phật đã nhắc ông "Im lặng như Thánh", không được nói, không được khởi nghĩ rằng "Bây giờ tôi ngồi đây, trời, khinh an hỷ lại quá trời, tu vậy sướng quá". Đó, mình khởi nghĩ cái đó thôi chứ không phải vọng tưởng đâu mấy con, khởi nghĩ là tu đúng thôi, thì đó cũng là sai rồi. Cho nên đức Phật nói "Im lặng như Thánh", nghĩa là mình im lặng đó mới là đúng, mà mình khởi nghĩ ra là sai. Cho nên những cái hành động như vậy đó, Thầy nghĩ rằng nếu mà đức Phật không chăm sóc đệ tử mà làm sao biết được.
Mà nếu mà Thầy mà không chăm sóc mấy con, mà Thầy cứ ở trong thất của Thầy mà sử dụng như vậy, thì cái đó nó trở thành tưởng của mấy con mất rồi. Các con hiểu, cái âm thanh mà, Thầy không đến mà nghe âm thanh Thầy nói thì nó sẽ thành tưởng mấy con mất rồi. Cho nên nó rất khó trong cái vấn đề mà hướng dẫn cho mấy con, bởi vì cái tưởng của mấy con nó bén nhạy lắm, nó rất bén nhạy. Khi nó tiếp nhận được một cái lời gì rồi thì nó nghe đó, nó sẽ làm theo kiểu đó. Và nó làm theo kiểu đó, nó trở thành như nó lập đi lập lại, lúc bấy giờ cứ "im lặng như Thánh", mà nó cũng nói "Im lặng như Thánh, im lặng như Thánh", mà nó nói hoài thì mấy con cũng bị động mất rồi, các con hiểu điều đó, nó khó lắm, cái tâm của mấy con nó tiếp nhạy. Cho nên Thầy biết đức Phật nói, thì Thầy biết rằng nếu mà đức Phật mà ở đâu, đức Phật thể hiện qua âm thanh đó, thì cái tưởng nó bắt gặp thì chết cái người này rồi, không cứu được. Ờ, bây giờ người đó tu sai, Thầy đến thất Thầy gõ họ ngay liền, thì ngay đó buộc ý thức của họ làm việc, còn mà như cái kiểu mà người ta đọc trong kinh, người ta hiểu đó là đức Phật thể hiện thần thông để kêu gọi ông Mục Kiền Liên mà phải im lặng như Thánh.
(57:48) Qua cái sự hướng dẫn và sự tu tập của tưởng thì Thầy biết điều này không phải vậy đâu, đức Phật đã khổ tâm đi đến bảo ông Mục Kiền Liên ngay khi ông Mục Kiền Liên đang ngồi im lặng như thế này, trong cái trạng thái Định mà im lặng đó, cho nên nó khởi lên thấy mình tu tốt thì đức Phật nói ngay liền “Im lặng như Thánh” rồi đức Phật bỏ đi. Chứ không thể dùng cái thần thông để cái tưởng nó bắt gặp, thì cái tưởng nó sẽ lập đi “Im lặng như Thánh”, nó ngồi đó nó cứ im lặng như Thánh, sáng ra nó đi nó cũng nói im lặng như Thánh, nó đi riết nó nói bao nhiêu đó là nó điên rồi đó. Nó không phải dễ đâu, bởi vì nó lúc cái tâm thanh tịnh của chúng ta im lặng, ý thức nó không hoạt động, thì cái tưởng thức nó dễ hoạt động lắm. Có một cái gì mà xảy ra, nó bắt chước cái đó nó lập đi, lập lại hoài. Đó là một cái điều rất là tai hại chứ không phải là tốt. Cho nên vì vậy mà không nên dùng thần thông mà hướng dẫn đệ tử, chỉ dùng tín lực, nên dùng tín lực của mình để người đệ tử của mình bất động tâm, để họ vượt qua cái khó của họ mà thôi.
Dùng tín lực, ví dụ như Thầy dặn mấy con khi gặp khó khăn, mấy con hãy niệm Phật, gọi Đức Phật "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Thầy Thông Lạc" hoặc là "Thầy ơi, con gặp khó khăn, mong thầy cứu con", rồi giữ tâm bất động. Mình kêu gọi vậy rồi mình giữ tâm bất động. Giữ tâm bất động tức là kêu gọi Thầy hoặc Phật đó là tín lực của mình, lòng tin của mình mình gọi, rồi mình giữ tâm bất động, để tâm bất động đó nó tiếp nhận được cái từ trường thanh thản, an lạc, vô sự của Phật, của Thầy. Thì lúc bấy giờ chúng ra rất bình tĩnh và nó trợ giúp chúng ta vượt qua cái khó khăn của cái trạng thái mà mình đang bị, chứ không phải Phật hoặc Thầy mà đến đó. Nếu mà có ai nghe tiếng nói, tiếng gì thì đó coi chừng tưởng chúng ta, chứ không phải là Thầy hoặc Phật đâu. Đó là cái điều kiện. Nếu mà Thầy thì chắc chắn là Thầy đến thầy gõ cửa rồi hoặc là Thầy chụp ở trên đầu rồi, chứ Thầy không có để mà ngồi nó như vậy đâu. Nghĩa là, như thầy Thiện Thuận khi mà vào đây, thầy lạc vào thì thầy đến thất Thầy liền, Thầy ấn tay trên đỉnh đầu của thầy liền, làm cho thầy tỉnh lại. Đó là thực tế chứ không có thể mà dùng thần thông được.
(59:59) Đó Thầy nói như vậy mấy con biết rằng rất là khó, cho nên cái người mà gặp Thầy mà phải chịu cực khổ. Và Thầy nghĩ Đức Phật ngày xưa cũng rất chịu cực khổ như đệ tử của mình, sống trong rừng chứ không phải như Tu Viện chúng ta có đường xá như thế này đâu. Mà Đức Phật, khi mà tu như ông Mục Kiền Liên, đức Phật phải sống độc cư riêng, xa vắng, có thể ở một khu rừng khác. Thế mà người đệ tử xin mình đã sống độc cư để tu tập thiền định, thì ngay đó đức Phật đã chuẩn bị để giúp đỡ đệ tử của mình, không bỏ. Thì hôm nay, mấy con về đây tu tập, thì những người mà có đặc cách sẽ nhiếp tâm để phá hôn trầm thùy miên, thì những người đó là những người có cái sự quyết tâm cao, mà phải xem xét kỹ lưỡng để giúp họ chứ không khéo họ sẽ bị lạc về đường đi.
(01:00:44) Như vừa rồi ngày hôm qua có hai khẩu phần dư, là tại sao, là vì thầy, Sư Pháp Ngộ đi, rồi thầy Chơn Thành lại không ăn, tức là thầy ngồi thiền thầy thấy nó an lạc quá, đi ăn cơm mất công, cho nên thầy ngồi luôn thầy không ăn. Cho đến bây giờ đó thì coi như là thầy cũng bụng đói, không có ăn cái gì hết. Vậy mà các con thấy rằng, làm cái bữa mà người ta cúng dường mình nó lại thừa hai cái khẩu phần ăn. Hôm qua Thầy cũng không biết Thầy cũng truy như thế nào, thầy nghĩ sao lại kỳ vậy, sao lại dư hai cái khẩu phần này, để khiến cho người nào để coi thử coi sao.
Nhưng mà nhớ Sư Pháp Ngộ đi rồi thì còn một người nữa, Thầy mới nghĩ nghĩ mà chưa có tìm ra, thì lúc bấy giờ thầy Chơn Thành nói mới biết. Chứ phải thầy Chơn Thành không nói, Thầy nói không biết làm sao mà ai đâu mà mất, dư cái khẩu phần, cứ nghĩ đâu đi mất rồi. Nhưng mà bây giờ Thầy mới biết được thầy Chơn Thành không có ăn, là tại vì ngồi thiền nó sung mãn, nó làm cho chúng ta không thấy đói khát, cho nên thầy không có ăn. Nhưng như vậy cũng không phải là cái chuyện mừng đâu mấy con, không phải là chuyện mừng. Đó là một cái chuyện khó chứ không phải chuyện mừng, càng tu cao thì càng khó chứ không phải dễ. Nó say mê, nó quên ăn là một điều tai hại của cơ thể. Có bao giờ mà đức Phật dạy chúng ta tuyệt thực hay là tiết thực bao giờ đâu. Không bao giờ dạy chúng ta có điều này đâu, nhưng mà đức Phật dạy chúng ta ăn ngày một bữa, chứ không dạy chúng ta tiết thực, hay hoặc là bỏ ăn tuyệt thực. Không bao giờ dạy điều đó.
(01:02:31) Chỉ có những người nhập Định thì không ăn thôi. Nghĩa là nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì không ăn, nhập Tứ Thiền thì không ăn. Tức là các cái thân hành của chúng ta đều ngưng hoạt động thì nó không ăn. Còn chúng ta ở trong bất động tâm, nghĩa là Bất Động Tâm Định, cái tâm bất động thì chúng ta vẫn bình thường, ngày một ngọ mà thôi. Nghĩa là tới giờ ăn chúng ta phải biết, chứ không phải là chúng ta, nếu mà chúng ta không biết thì chúng ta ở trong Định rồi, còn chúng ta say mê một cái gì đó, nó là dục mấy con chứ chưa hẳn đâu, chưa hẳn là cái chỗ đó là cái hạnh phúc đâu. Thí dụ như bây giờ Thầy ngồi thiền mà Thầy quên ăn, nhưng mà quên ăn như vậy mà chúng ta biết được cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, gọi là Tứ Niệm Xứ sung mãn. Các con nghe danh từ ở trong kinh Phật nói Tứ Niệm Xứ sung mãn, bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp sung mãn. Thân sung mãn nó làm cho chúng ta không đói, nhưng chúng ta biết nó sung mãn như thế nào để mà chúng đạt được đạo, mà sung mãn như thế nào chưa đạt được đạo. Tại vì cái thời gian mà chúng ta sung mãn đó phải là Nhất Dạ Hiền, một đêm tức là 12 tiếng đồng hồ, mà bây giờ nó sung mãn tức là tâm phải thanh thản an lạc vô sự, không niệm, không hôn trầm. Mà không niệm, không hôn trầm suốt 12 tiếng đồng hồ thì nó sẽ không thấy đói khát, không thấy mỏi mệt, thì như vậy gọi là sung mãn. Cái vấn đề sung mãn đó mình phải hiểu cho rất rõ. Do đó thầy Chơn Thành chỉ một cái giai đoạn sung mãn, một cái giai đoạn sung mãn của Tứ Niệm Xứ. Nhưng muốn bảo đảm chắc ăn thì phải có Thầy kiểm tra, kiểm tra lại cái trạng thái đó có đúng không hay là lọt vào tưởng. Nếu mà tưởng nó cũng có cái xúc tưởng hỷ lạc, nó cũng làm cho mình quên ăn nhưng lại không đúng cái chân lý, tức là không đúng cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên vừa rồi Thầy có hỏi thầy Chơn Thành, thì thầy Chơn Thành có trình bày lại cho Thầy. Thì trong khi nó đang an lạc thì thầy có khởi niệm pháp an lạc, Thầy nói như vậy thì con phải bảo “im lặng như Thánh”, mà còn mà khởi niệm thì chưa đúng, nó còn niệm mà. Còn cái niệm mà mình, niệm mình thấy an lạc thì nó còn niệm rồi. Còn khi nào mà nó sung mãn Tứ Niệm Xứ nó không niệm mấy con, thì như vậy mới là Nhất Dạ Hiền.
(01:04:42) Cho nên trong một đêm bây giờ thầy Chơn Thành có ráng một đêm nó cũng là không có, không chứng đạo được. Tức là không có Tứ Thần Túc được đâu. Bởi vì nó chưa hết niệm, nó chưa có hết niệm, nó chưa bất động tâm thật. Khi mà bất động tâm là nó không có cái động của tâm. Nó do cái sự tu hành, mấy con lắng nghe những cái lời Thầy dạy. Tuy rằng những cái này nó khó, nhưng mà Thầy cũng cố gắng diễn tả để mấy con hiểu được cái sức tỉnh thức, để cuối cùng chúng ta đạt được đạo. Nó khó chứ không phải dễ.
Do cái chỗ mà tu tập như vậy, thì mấy con nhớ: Khi nào mà nó thanh thản, an lạc, vô sự, nó bất động tâm, rồi nó được 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi kéo dài 5 giờ, 6 giờ. Coi thử coi nó từng tâm niệm nó có hay không, mà nó ở cái trạng thái gì, nó có cái âm thanh, nó có một sắc tướng gì hiện ra thì phải trình Thầy để Thầy giúp đỡ, gỡ rối cho cái trạng thái nó bất động. Bởi vì từ một con người đang động mà bây giờ nó trở về con người bất động, thì nó có nhiều điều nó xảy ra cho chúng ta lắm, chứ nó không đơn giản đâu. Chứ không phải nói nó tâm thanh thản, an lạc, vô sự rồi nó thanh thản, an lạc, vô sự. Không phải đơn giản đâu.
Nó thanh thản đó chứ nó có những cái trạng thái của tưởng nó xen vô, chứ không phải ngồi đó không. Còn nếu không thì cái niệm nó sẽ khởi ra, khởi vào, còn nếu không thì nó sẽ bị hôn trầm thùy miên. Còn nếu mà nó không có những cái này thì nó sẽ có cái tưởng. Mà nó không có cái tưởng, nó không có cái niệm khởi vô và nó cũng không có cái hôn trầm thùy miên, thì lúc bấy giờ chúng ta mới thật sự là Bất Động Tâm, mới thật sự là thanh thản, an lạc, vô sự, mới thực sự là chúng ta chứng đạt chân lý. Tức là sống trong chân lý đó.
Đó là mình lưu ý những cái phần Thầy nói, để sau này có trường hợp mà tu tập mà thấy thì chúng ta biết để chúng ta tránh trước khi nó hiện ra. Chúng ta hiểu biết, còn nếu không hiểu biết thì đường nhiên chúng ta đi trên con đường mù, con đường mù mờ, không có thấy. Rồi chúng ta không biết nó đúng sai, rồi ta chới với trong cái sự tu tập. Cho nên những cái điều này là cái điều mà mấy con cần ghi nhớ, ghi nhớ bởi vì lớp của mấy con là lớp đang học những cái điều đó, phải đi tới cái điều đó. Là phải hoàn toàn mấy con, mọi người ở đây học đều phải đẩy lui hết hôn trầm, thùy miên, không có người nào còn hôn trầm thùy miên hết. Nghĩa là Thầy đi đến thất của mấy con, mà Thầy thấy hoàn toàn mà mấy con đang tu trong từ 7 giờ mà cho đến 5 giờ sáng. Thầy vẫn thấy mấy con tu trong suốt đêm, thì mấy con tu như vậy thì lúc bấy giờ mà tu đúng, thì mấy con sẽ sắp sửa tới nơi tới chốn, tu không đúng thì không tới nơi tới chốn.
HẾT BĂNG