00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 010B - TRUNG TÂM AN DƯỠNG - ĐỜI SỐNG DU TĂNG - TRẢ BÀI NHÂN QUẢ THẢO-MỘC - NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - LÒNG THƯƠNG YÊU

LCK 010B - TRUNG TÂM AN DƯỠNG - ĐỜI SỐNG DU TĂNG - TRẢ BÀI NHÂN QUẢ THẢO MỘC - NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - LÒNG THƯƠNG YÊU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 11/2005

Thời lượng: [53:58]

1. TẬP SỐNG ĐỜI SỐNG PHẠM HẠNH

(00:00) Quá khổ, quá khổ cho chúng ta, cho nên vì vậy Thầy có sự đề nghị.

Bây giờ chúng ta trở lại vấn đế mấy con. Ai chưa trả, bên Tăng bên Ni gì đó chưa trả thì cố gắng mà về mà đem trả lại cho người khác, cho nó yên ổn. Cho nên thầy Mật Hạnh ra báo cáo tình hình là mấy con để lại hộp ở trong thất, cho nên báo cho người nào còn sót thì đem trả. Và nhớ khi buổi trưa chúng ta phải làm như thế này nè, khi ăn cơm xong rồi. Chúng ta rửa rồi thì chúng ta cố gắng tập trung đem trả hết. Cái giờ đó là giờ mình nghỉ mà, bắt đầu 2 giờ chúng ta tu, coi rảnh rang rồi, mình không có còn thiếu nợ ai nữa hết rồi, của ai trả nấy hết rồi.

Do đó bây giờ yên tâm tu, không còn lo nữa. Mấy người làm cái gì thì làm tui không biết, ngày mai có cơm cho tui ăn thôi chứ tôi không cần. Đó là cái duy nhất của mình. Bất kì của mấy người đó, cái gì tôi cũng đem trả hết, tôi không có lấy đâu, cất trong thất tôi nhiều quá chắc là để cái ổ chuột chứ có làm gì.

Cho nên Thầy xin mấy con, mấy con biết rằng, khi mà Thầy sắp xếp lớp rồi, rồi một hôm nào đó mà Thầy đến mà Thầy xem thất của mấy con mà có hai món đồ là mấy con bị phạm giới đó. Bởi vậy cho nên, 1 món đồ thôi mà 2 món đồ là bị phạm giới đó.

Ví dụ như mấy con có hai cái máy này, Thầy lấy một cái đó, bởi vì vậy, Thầy thu được Thầy có nhiều. Còn mấy con có một cái muỗng ăn cơm thôi, chứ mà hai cái muỗng là Thầy lấy. Một người có cái bát, mà hai cái bát thì không được, Thầy lấy. Và mấy con thì mỗi người có ba bộ đồ, mà bốn bộ đồ, Thầy lấy, phải không? Bởi vì bên nữ mấy con, còn bên nam chỉ có hai bộ đồ thôi, mà ba bộ đồ là Thầy lấy. Tất cả những cái đó để mấy con tập sống cái đời sống của một người tu sĩ Phật Giáo.

Cho nên muốn cái đời sống phạm hạnh như vậy, để chúng ta xả hết đặng có dịp, có dịp nếu mà Trung tâm An dưỡng từ thiện ra đời, có những chi nhánh, thì mấy con là những người tu sĩ đi An dưỡng, nay An dưỡng chỗ này, mai an dưỡng chỗ khác, đời sống của mấy con trở thành đời sống du tăng.

Bởi vì cái lo của Thầy mấy con thấy, Thầy đọc bức thư đầu tiên cho mấy con nghe, mấy con có hiểu không? Đâu có hiểu hả? Đó là những cái cơ sở mà mấy con bữa nay ở Lâm Đồng, mốt mấy con ở Cam Ranh, bữa kia thì mấy con sẽ về Thành phố Hồ Chí Minh, bữa nọ mấy con Long Hải lên Đồng Nai mà ở.

Nghĩa là có thể nói rằng, khi mà Trung tâm An dưỡng chỗ nào cũng có và có một số tiền chi cho mấy con, đời sống mấy con đầy đủ, không bị lệ thuộc vào ai cả. Thì bữa nay mấy con ở Chơn Như chứ ngày mai có xe đưa mấy con đi tới đó bỏ mấy con, coi như xúc đổ lại chỗ đó, ở đó, rồi bữa khác đưa cho mấy con lại chỗ khác. Nghĩa là mấy con như một đời lính, không có gì hết. Chỉ hô đi là y áo với cái túi ở trên vai thôi, cũng như là người lính có ba lô với cây súng thôi, không còn có gì nữa hết. Còn mấy con cũng vậy, chỉ có một cái túi với cái bát mà mấy con hồi trưa mấy con đã đi khất thực.

(03:02) Thầy rất thương mấy con. Trời đất ơi, đi khất thực gì mà không có cái vật gì hết trơn, có cái vạt áo không mà lại đựng ở chỗ nào được, phải không? Rồi bây giờ mới lấy cái thố như thế này mà đựng cơm. Thầy nói thật sự ra thiệt là đi ra ngoài đường mà kiểu này thì trời ơi người ta nói khất sĩ kiểu gì lạ vậy, đi xin này chắc bộ mấy cái người này giả dối, không thật, có phải không? Giả mới như vậy chứ, còn người khất sĩ thiệt thì người ta phải có bình bát đàng hoàng chứ, mấy con hiểu chưa? Vậy mà từ hôm đó tới nay vô đây Thầy đã nói rồi, mình đời sống ba y một bát. Cái lớp này là lớp A La Hán, không lẽ ông A La Hán mà bây giờ nó thiếu tới tận cùng như vậy sao, không có cái bát ha?

Đời sống mà đức Phật nói một vị tu sĩ “Cái bát là cái mỏ của con chim, mà cái y là cái cánh của con chim”, nó đi đâu nó cũng phải mang cái y nó theo à. Cái y thượng, cái y mà mấy sư mà vấn đó, như các sư mà ngồi sau đó, đó là cái cánh của họ đó, và cái bát của họ là cái mỏ của họ đó, để nó ăn, chứ nếu mình không có cái mỏ đó thì lấy gì đâu nó ăn được. Mà mấy con đi xin mà mấy con không có cái mỏ thì lấy gì mấy con gắp đồ ăn, cho nên mấy con phải đói đó.

Cho nên bữa nay, Thầy thấy mấy con nhiều người trời đất ơi, đến Thầy thấy không có cái bát nào hết. Trời ơi, bát Thầy sắm sửa cho mấy con quá đầy đủ rồi, mà tới cái giờ đó mấy con không có được ôm cái bình bát. Ít ra mình lập cái hạnh. Bữa nay mấy con thấy đầu tiên, mấy con ôm cái bình bát đi xin coi, nó vui chứ, phải không? Rồi cái cách thức đi của mấy con chưa đúng hạnh đâu, còn sửa lại cho đúng, phải đúng hạnh chứ, phải không?

Cho nên vì vậy mà lần lượt mình sẽ học chứ, học rồi mình sẽ thấy được những cái oai nghi tế hạnh của của người tu như thế nào đúng. Cho nên học nhiều lắm mấy con, học nhiều lắm, Thầy còn dạy cho mấy con nhiều lắm. Dạy cho mấy con khai triển tri kiến, dạy cho mấy con được định tĩnh để tâm mấy con được nhu nhuyến dễ sử dụng. Dạy cho mấy con những cái oai nghi tế hạnh, từ lời nói, từng cách đi đứng, từng cách ăn uống, Thầy dạy như vậy mà. Là một người cha phải dạy con mình cho được đầy đủ, để đứa con mình là đứa con của Phật chứ đâu phải là đứa con phàm phu, đứa con A La Hán chứ đâu phải đứa con đầy lậu hoặc, đứa con vô lậu mà. Cho nên những cái oai nghi tế hạnh đều giúp cho các con được tỉnh thức.

(05:13) Cho nên đâu phải một chuyện mà ngàn đời, cả mấy ngàn năm, hai ngàn năm trăm năm, bây giờ mới có một lớp học để đào tạo như vậy. Mấy con thấy, đây là cái lớp học đầu tiên để đào tạo mấy con từng chút, từng cái ăn, từng cái nói. Cũng như là lúc mấy con được cha mẹ sinh ra, rồi tập mấy con đi, rồi tập mấy con nói, rồi tập cho mấy con, dẫn dắt cho mấy con học hành, dạy mấy con đủ điều, mấy con được lớn khôn như thế này thì công ơn đó quá nhiều. Bây giờ Thầy cũng dạy mấy con từng chút đó mấy con, để làm một cái người đệ tử của Phật, để làm một người A La Hán - người vô lậu. Đó là cái điều mà Thầy hướng dẫn và dạy bảo mấy con. Cho nên mấy con ráng, mấy con ráng. Thầy sẽ cố gắng dẫn dắt mấy con từng chút.

Ngày nào đó Thầy trò chúng ta sẽ ăn cơm ở đây. Mấy con bây giờ đây là bốn hàng phải không? Thì Thầy sắp hàng của mấy con. Bây giờ đó hai hàng giữa này đi ra ngồi ở ngoài, Thầy ngồi đây, rồi ngoài đó mấy con nhóng cổ lên coi Thầy ăn kiểu nào bắt chước, phải không? Chứ mấy con nhóng cổ thì cái vách này là không thấy.

Ờ bây giờ coi nè. Thầy múc muỗng cơm nè, Thầy bỏ thực phẩm nè, bây giờ Thầy múc muỗng cơm Thầy bỏ vào miệng nè. Nghĩa là Thầy để vào trong miệng thì cái tay của Thầy đưa lên, cái động này Thầy chú ý trong hành động của cái tay, Thầy để vào miệng Thầy, từ từ Thầy mới bỏ miếng cơm vào trong miệng, rồi Thầy từ từ Thầy nhai, thì cái tay Thầy mới từ từ Thầy để cái muỗng vào cái bát, rồi Thầy nhai nhai cho nhuyễn rồi Thầy nuốt, nuốt rồi Thầy mới vén một cái muỗng cơm khác. Và đồng thời, trước cái muỗng cơm đó thì được Thầy gắp một món ăn nào đó Thầy bỏ vào cái muỗng, chứ không bao giờ mà Thầy gắp Thầy bỏ trong miệng Thầy nhai thì cái điều đó không đúng, biết không?

Do đó, mấy con ngóng cổ lên coi cách thức Thầy ăn như thế nào để bắt chước, mà bắt chước đúng chứ đâu phải bắt chước sai mấy con. Như là đức Phật nói phải ăn trong bát chứ không ăn ngoài bát. Phải không? Tới bánh, tới trái, mọi thứ Thầy đều bỏ trong bát hết, Thầy làm sao Thầy bỏ trong bát hết rồi Thầy múc Thầy ăn.

(07:15) Đó là cách thức học, học làm Phật mà mấy con. Cho nên mình niệm Phật thì mình phải sống như Phật. Mình sống như Phật thì mình phải ăn như Phật, mình ở như Phật, mình nói như Phật, mình làm như Phật. Có đúng không mấy con? Chứ bây giờ mấy con không làm vậy thì mấy con làm sao mấy con làm Phật? Phật đâu có giống mấy con chút nào đâu? Có phải không?

Cho nên vì vậy, thì cái sự tu tập của mấy con rèn luyện rất nhiều, mà rèn luyện mục đích để làm gì? Để mấy con đủ cái sức định tĩnh, nhu nhuyến. Từng hành động ăn từng chút, các con nhai các con định tĩnh thì làm sao con không định tĩnh. Mà đức Phật nói: “Định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng”. Mà tâm mấy con định tĩnh thì mấy con mới biết từng hành động nhai, từng hành động nuốt, từng hành động từ cái muỗng cơm đưa lên. Thầy nói nhiều khi mấy con ăn mấy con quên mất không biết đưa miệng vô nuốt nhai nhai, rồi múc cái muỗng khác, không biết nó đang làm cái gì. Nó làm lia lịa, có phải đúng không mấy con? Ăn uống như vậy mấy con thấy có tỉnh giác không? Thiếu tỉnh giác. Mà thiếu tỉnh giác tức là thiếu định tĩnh, mà thiếu định tĩnh thì làm sao tâm nhu nhuyến để sử dụng. Các con thấy rõ không?

Mà bây giờ Thầy dạy mấy con, bây giờ Thầy cho từ 10 giờ, mấy con ăn cơm tới 2 giờ (chiều). Trời đất ơi, khoảng thời gian ăn như vậy nó lâu quá mà mấy con lại lật đật thì sao? Phải không? Cho nên từ từ mà ăn, từ từ mà nhai, từ từ mà nghĩ, từ từ mà ngẫm, từ từ mà thấy được cái tâm ly dục, ly ác pháp của mình. “Coi mày ăn hôm nay, cái bữa nay là cái ông nhà bếp này ông cho cái món ăn này cho khá dữ đây, mày thèm ăn, mày muốn ăn hoài đi”, thì mình điểm cái mặt nó đi. Đó là cách thức ly dục, ly ác pháp trong tỉnh thức. Nhưng đức Phật đã nói cho chúng ta biết tâm định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng, mà không định tĩnh thì không nhu nhuyến, không dễ sử dụng, có đúng không mấy con?

Bây giờ nhìn lại cái sự định tĩnh mấy con có chưa? Chưa. Chưa thì mình phải tập định tĩnh chớ. Vậy định tĩnh bằng cái gì? Đầu tiên, mình đi kinh hành: “Tôi biết tôi đi kinh hành”, thế mà mình không định tĩnh để cho cái niệm nào ở đâu ngoài chợ nó nhảy vô, thì như vậy là mình mất định tĩnh, phải không? Còn nó không nhảy vô thì mình định tĩnh. Các con thấy đơn giản không, đâu có gì khó đâu? Sao Thầy ngồi Thầy định tĩnh suốt ngày được, còn mấy con sao mà ngồi định tĩnh không được. Tại vì cái chuyện của mấy con đi chợ lăng xăng nhiều quá bây giờ nó cứ nhảy vô chứ sao.

(09:22) Đó, cho nên trong cái sự tu tập mấy con nhớ cố gắng định tĩnh từng chút. Thầy thường nói từng bước đi, từng hơi thở, từng hành động tay chân của mình định tĩnh. Và tới đây sẽ tập cho mấy con, từ ở trong thất của mấy con đi trên con đường đó, cách thức nhìn xuống rồi đi, lắng nghe từng bước đi của mình. À, không nhìn người trước mà cũng không nhìn người sau, nhìn xuống đường mình đi. Cái oai nghi tế hạnh đi chậm chạp để lắng nghe từng bước đi, để cảm nhận từng bước đi, đó là định tĩnh của mấy con. Mấy con đừng vội vàng, cuộc đời này đâu có vội vàng, mà có vội vàng thì nó cũng chết mà thôi. Còn không vội vàng thì chúng ta không biết chừng chúng ta sẽ sống dai, không chết. Bởi vì cái người mà làm chủ được sự sống chết thì họ không sống chết, họ không có bị chết đâu mà sợ, còn mình chưa làm chủ thì bây giờ mình có vội vàng đi nữa thì tới chừng nó chết nó cũng chết.

2. NHÂN QUẢ QUA BÀI NHÂN QUẢ THẢO MỘC

(10:13) Bây giờ đó thì các con đã hiểu được chút ít về cái bài học của mấy con, được chút ít về nhân quả thảo mộc. Bây giờ nói là chút ít nhưng sự thật ra thì đúng là mấy con mới hiểu được chút ít chứ chưa được nhiều, chưa được thâm sâu. Các con còn lập đi lập lại nhiều lần, để khi nào còn thiếu những cái nhân quả gì đó thì các con còn bổ túc thêm, bổ sung thêm cho cái sự thiếu của mình, để làm cho cái tri kiến của mình có cái sự hiểu biết nhân quả thảo mộc rất là rõ ràng.

Từ đây về sau những cái nhân quả của các con nói về con người, các con đừng tưởng các con viết một hai trang mà rất nhiều mấy con. Nó trừu tượng nhưng nó cụ thể, nó rõ ràng vì chúng ta có những cái điều kiện nhận xét qua nhân quả thảo mộc, để giúp chúng ta chứng minh cụ thể trên từng hành động, từng cái lời nói của chúng ta đem lại một cái sự thật cụ thể của nhân quả, đem lại cái sự hạnh phúc hay không hạnh phúc của chúng ta, nhất là khi chúng ta nói chuyện với nhân quả, mà chuyển biến nhân quả thảo mộc thì các con biết cũng trùng trùng. Thì sự chuyển biến của nhân quả của con người của các con để từ cái ác mà nó đem đến cái thiện, thì mấy con phải biết đây là chúng ta sẽ áp dụng vào đời sống chúng ta ngay liền khi học hỏi, khi học quán Định Vô Lậu về nhân quả thân hành, hoặc là nhân quả khẩu hành, hoặc là nhân quả ý hành.

Bắt đầu bây giờ, mấy con áp dụng vào, để nói qua nhân quả con người thì mấy con đã áp dụng vào cái nhân quả rồi đó. Để cho mấy con hoàn toàn, từ đó Thầy sẽ dạy mấy con áp dụng vào để cho mấy con hoàn toàn tâm bất động, ác pháp nào đến mấy con cũng bất động. Trên đời mấy con nghĩ rằng cái gì cũng do nhân quả, thì phải giữ tâm bất động, chẳng hề sợ. Nhiều khi các con cứ nghĩ rồi lo lắng, rồi sợ. Nhiều khi mấy con sợ. Thầy chắc có lẽ là kì này mà nó có sự kiện gì xảy ra, chắc Thầy bỏ tụi này quá, tụi này chắc chết vì không có ai hướng dẫn. Thầy nói mấy con nhân quả mà, lo gì. Nhân quả nó tốt thì mình sẽ tu chứng quả A La Hán, Thầy chưa bỏ, mà nhân quả xấu thì thôi cũng đành chịu. Nghĩa là mình thuộc về loại gà mồ côi thì phải chịu chứ sao, phải không? Bây giờ như gà mẹ chúng ăn thịt rồi thì gà con phải chịu mồ côi.

Thì bây giờ đặt thành vấn đề như Thầy mất đi, phải không? Như Thầy mất đi thì mấy con là những con gà con mồ côi chứ biết được gì. Diều mai mai mốt nó lại nó tha mấy con hết chứ đâu có chừa, may mắn lắm có con gà nào nó chui, nó giỏi nó sống sót rồi nó thành con gà lứa nó cũng giỏi, chứ không nó cũng tiêu hết chứ đâu phải dễ gì.

(12:38) Còn con gà mẹ, mấy con thấy những bầy gà con sởn xơ hơn. Mà con gà mẹ chết rồi mấy con thấy bầy gà con rất là côi cút và đồng thời lần lượt nó chết đi, còn sống một hai con là may lắm đó, nếu mà người chủ nuôi không chăm sóc. Thầy nói như vậy đủ biết rằng cái con gà mẹ nó lợi ích lớn lắm đối với bầy gà con. Nhưng mà nhân quả mà, biết sao, nhân quả mấy con xấu thì gà mẹ phải chết chứ sao. Cái ông chủ nhà này ông thèm rượu quá, thì ông bắt con gà mẹ ông vặt ăn thịt thì gà con phải đành chịu thôi, nó đem nhốt ở trong cái giỏ nữa chứ, có phải không? Cái đó là cái phước mình không đủ rồi thì mình phải chịu.

Mà nếu mà Thầy mà có cái điều kiện mà ra đi thì cái phước của mấy con không đủ, thì mấy con cũng an ủi mình: “Đây là nhân quả thôi, mình theo con đường hướng dẫn của Thầy, mình nỗ lực mình xả tâm thì may ra thì mình cũng tới nơi tới chốn, cũng gặp Thầy chứ gì, đâu có gì đâu mà sợ”. Phải không? Mấy con nhớ kỹ lời Thầy dạy mà, bởi vì cái tuổi tác của Thầy nó không có…​, mặc dù Thầy làm chủ đó, Thầy biết đó, cái nhân quả còn là Thầy ở Thầy nói chuyện với mấy con, chứ nhân quả hết Thầy đi đó. Thầy biết được lúc nào Thầy đi mà lúc nào Thầy ở.

Cái vấn đề mà Thầy được tự tại như vậy rồi cho nên mấy con đừng lo chuyện gì hết. Chỉ mấy con tu mấy con siêng năng thì chắc chắn là không có ông trời nào đến bắt Thầy được hết. Bây giờ ông thiên lôi ông ngồi trong nóc nhà, ông bảo Thầy bước ra khỏi cái nhà này là ông chắn Thầy chết, Thầy xô cái nhà này lật té ông xuống liền đó, Thầy nói thiệt chứ không có để đâu.

Các con nghe đức Phật khi đức Phật nhập diệt không? Đức Phật nói với ma vương như thế này: “Khi nào mà đệ tử của ta chứng đạo hết rồi ta mới đi, còn chưa chứng đạo ta không đi”. Thấy không? “Ta không hứa điều đó (đi) đâu”. Nhưng bây giờ đệ tử của ông chứng đạo hết rồi thì ông phải đi chứ sao. À, thì chứng đạo ta đi chứ ta có điên gì ta ở. Mấy con tu chứng quả A La Hán thì Thầy ở làm chi cho cực Thầy, có phải không? Thì con đọc trong kinh Niết bàn con phải nghe đức Phật trả lời với ma vương chứ gì, có phải đúng không? Đức Phật phải như vậy chớ. Thầy cũng vậy chớ, Thầy đâu có bỏ ngang mấy con đâu, bây giờ mấy con đang như thế này Thầy bỏ à? Thầy nhất định chết là chết chứ không bỏ đàn con của mình đâu.

(14:44) Mà con có thấy khi mà một con gà mẹ mà nó xông pha để nó chiến đấu với một con diều hoặc con chồn để bảo vệ mấy con nó không, có thấy không? Có thể nó bị chết chứ nó không để con nó bị mất đâu, có phải không? Thì Thầy cũng vậy chớ, con hiểu điều đó không? Cho nên vì vậy mà nhất định Thầy luôn luôn bảo vệ mấy con tận cùng. Nhưng mà mấy con phải tu chứ mấy con không tu thì Thầy nhất định là Thầy bỏ. Bảo vệ làm chi mà đàn con lười biếng quá trời, nó ăn, nó ngủ không, không chịu tu thì như vậy bảo vệ làm cái thứ gì, có phải không? Sự thật ra mấy con đi mà mấy con gục tới gục lui là mấy con làm biếng quá độ rồi chứ còn gì, tu là đi phải tỉnh chứ sao tu cái kiểu đi mà ngủ, cái kiểu đó bộ Thầy không biết sao? Mấy con đừng có cười, Thầy nói thiệt mà. Mấy con đi đi chứ mấy con ngủ đó, làm bộ đi cho ráng, cho ráng chứ ngủ trong bụng đó chứ đâu.

Cho nên phải ráng thật sự, ráng thật sự, tu thật sự mấy con, thì lúc bấy giờ thì Thầy không bao giờ bỏ, mà mấy con tu không thật sự là Thầy bỏ. Nghĩa là tu lấy có thôi, thôi buồn ngủ quá thì đi ngủ tiếp cho khỏe rồi dậy tu. Rồi viết thơ rồi con nói Thầy: “Trời, con ngủ giấc rồi con tu cho nó tỉnh nó hay quá”. Sự thật ra nó ngủ đã rồi ở đó mà tỉnh. Tu cái kiểu đó thôi muôn đời, chắc chắn là hôn trầm nó mừng.

3. THẦY SỬA BÀI NHÂN QUẢ CHO TU SINH

1. Thầy sửa bài của Diệu Hiền

(15:57) Bây giờ cái bài Thầy trả bài mấy con.

Diệu Hiền cái bài con, con cũng làm rất là đầy đủ (đó) con. Con nên làm tiếp bài nhân quả trùng trùng duyên diệt. Duyên sanh thì con có rồi, nhưng mà duyên diệt con còn thiếu, duyên diệt nó nhiều lắm con, có nhiều mặt lắm, con nói hết những cái duyên diệt đó đi. Như Thầy gợi ý đó: Một trận bão, một trận động đất, một cơn hỏa hoạn, một thủy tai lũ lụt.

Mấy cái ông làm công cho cô Út này, trời đất ơi cỏ tui lên như vầy mà mấy ông lại ông làm cái đường mà diệt biết bao nhiêu cây. Đó là cái duyên nghiệp nó tới đó con. Mà nó tới do ai các con biết không? Do mấy cái người hôn trầm thùy miên. Bởi vì mấy con buồn ngủ cô mới làm đường cho mấy con đi, có phải không? Cái duyên đó mà, cái duyên do mấy con đi kinh hành mà mấy con buồn ngủ, buộc lòng cô Út phải làm cái đường cho mấy con đi. Trời, ba cái cỏ nó biết nó than chứ đâu, duyên gì bất nhơn. Mấy cái người này ăn, ngủ không có lo. Cái đó là cái duyên đó mấy con, cái duyên.

(16:53) Nhưng các con nói, các con nói thực sự ra loài thảo mộc chứ nó chết thực sự, cái duyên đó, nhưng cái duyên nó được dẹp con đường sạch. Mà mình tu hành thì sau này nó làm đệ tử của mình chứ có sao đâu, phải không? Duyên thiện. Để làm cỏ chi, có lợi ích gì đâu, ba cái cỏ rồi cũng khô cũng chết nắng, rồi cũng chết queo chứ gì. Bây giờ chết đi mà đủ cái duyên cho cái người người ta tu hành thiện pháp thì cái phước báu nó vô lượng, nó vô lượng. Bởi vì khi một người mà người ta hy sinh cho mình để cho mình tu tập, như bây giờ con đi mà con giẫm đạp lên con kiến, con kiến nó nói: "Cái ông đó tu mà ông giẫm đạp tôi chết thì ông phải trả nợ đó", trả nợ tu tức là tui sẽ tu, có mất cái gì đâu. Chứ có phải cái ông đó ông ở ác thì chắc chắn ông đạp tui chết thì chắc chắc mai mốt tôi cũng thành một con vật ác luôn với ông chứ đâu, phải không?

Cho nên từ những cái duyên đó mấy con đừng sợ, đừng sợ. Nhưng mà luôn luôn mấy con đừng nghĩ: “Ờ, tui không sợ tui đạp chết hết chúng sanh”, thì sau mấy con trả nghiệp. Cái tâm niệm như vậy là cái tâm niệm không tốt, con hiểu không? Nhưng ở đây là cái sự vô tình, nhưng mà vô tình đó tạo cho cái duyên của loài vật chết đó, nó trở thành cái phước báu của nó. Còn mình nghĩ rằng tui tu tui không sợ, tui đạp chết hết để cho nó làm người nó tu, thì cái điều đó mấy con ước nguyện cái kiểu đó thì mấy con còn làm tội ác hơn nữa.

Cho nên từ cái chỗ tu tâm Từ để cho nó giúp mình định tĩnh, tỉnh thức. Còn mình nói như vậy đó, kêu mình đi lấy có thôi, bây giờ tôi buồn ngủ quá, tôi chạy tùm lum tà la giẫm chết biết bao nhiêu côn trùng thấy không, cái đó thì không được. Định tĩnh chớ, mình tu vậy mình hại, cho nên mình cũng nên biết.

Cho nên vì vậy mà Thầy khuyên mấy con khi mà mình thấy ở dưới cái sàn nhà, ở dưới cái nền nhà của mình thì mình trèo lên giường mình đứng, mình kinh hành chứ có gì đâu, ai biểu mình đi vòng vòng chi cho dài, có phải không? Chịu khó đứng ở trên một cái giường, đứng lên co chân lên xuống như người ta quay nước chứ có sao đâu.

Đó thì tất cả những cái khéo léo thiện xảo. Cho nên có người bị buồn ngủ quá mà không biết làm sao, cho nên họ thấy mình đi thì, có nhiều người họ nói đi xa ra ngoài mà có mình mình ở trong khu rừng, sợ ma gần chết, họ đâu có dám đi, họ đóng cửa lại. Nhưng mà họ làm sao mà họ phá không buồn ngủ được. Họ ngồi họ đưa chân tới lui này, họ ngồi họ kéo chân tới lui vầy nó ngủ cũng không được, cho nên vậy cuối cùng họ cũng chiến thắng được hôn trầm thùy miên, có gì đâu.

Bây giờ Thầy buồn ngủ Thầy đưa tay lên vầy: “Mày ngủ tao đấm mày chết”. Mình hăm dọa chứ mình dám đấm à, đấm nó đau, cuối cùng mình cũng thành công. Bởi vì cái gì đi nữa, Thầy nói khéo léo thiện xảo.

Bởi vì đức Phật đã đưa ra cái pháp Thân Hành Niệm quá tuyệt vời mấy con. Cho nên khi mà mình sử dụng cái thân hành của mình để phá được cái hôn trầm của mình. Cho nên các con thấy, đức Phật dạy mình đi kinh hành, dạy mình hơi thở hoặc là dạy mình những cái thân hành của mình đều là mục đích để cho mình được tu tập tỉnh giác mà thôi, định tĩnh mà thôi, làm cho tâm mình tỉnh táo mà thôi. Mà đức Phật nói định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng, mà mình chưa định tĩnh cho nên nó mới hiện tượng ra buồn ngủ thôi, cho nên mấy con phải cố gắng, cố gắng mà tu tập.

2. Thầy sửa bài của Mỹ Thiện

(19:57) Cái bài của Mỹ Thiện, bài này thì đầy đủ nhưng kết luận chưa mạnh. Con kết luận còn yếu lắm. Khi mà về nhân quả thì các con kết luận thật mạnh, để xác định cho rõ ràng, người nào mà chạm tới nhân quả là người đó phải chịu chết. Đó, mấy con thấy không? (…​) Bởi vì mình phạm vào cái nhân quả ác là mình phải chết đó, chứ không đơn giản đâu, nó là sự thật mà. Cho nên mình kết luận cho thật mạnh. Khi họ đọc cái bài này rồi nghe tới chừng mình kết luận quá mạnh, họ hoảng hồn, chắc mai mốt mình không ăn thịt chúng sanh đâu, phải không các con? Đó là những cái điều kiện cần thiết.

Vô đầu thì mình đặt câu hỏi làm cho người ta chú ý ngay liền, tức là mình giới thiệu vô, làm cho người ta, giới thiệu về hai chữ NHÂN QUẢ. Thì bắt đầu hỏi: “Vậy nhân quả nghĩa là gì?”. Mình đặt câu hỏi làm cho người ta chú ý vô, để coi ông này ông nói nhân quả làm sao đây. Đó bắt đầu người ta theo dõi rồi. Thì người ta theo dõi rồi mình mới diễn tả những cái tình trạng, cái đặc tướng, cái đặc tính của nhân quả, say mê họ đọc nó say mê, nó làm người ta chú ý. Còn mình nói mênh mông mà mình không có đặt thành câu hỏi, nó yếu ớt làm người ta không có chú ý đến đâu người ta đọc. Thường thường nghe chơi thôi thành ra nó không có biết.

Rồi kết luận mình đặt sát ván, nghĩa là người nào đụng đến nhân quả ác là sát ván chịu đựng những cái quả khổ đó. Họ ghê gớm cho họ sợ. Trời cái ông này viết bài luận kiểu này chắc tui đọc một lần chứ không dám đọc hai lần, đọc hai lần là tôi sợ tôi phạm lỗi.

(21:21) Cho nên Thầy gợi ý cho mấy con viết những cái bài mà chính cũng để cũng nhắc nhở mình nữa. Cái hay nhất là mình kết luận được để nhắc tâm mình đừng có hành động ác, đừng có làm những điều ác, đừng có nói những lời điều ác để đem đến cái quả khổ cho chúng sanh.

Tới đây nói nhân quả mà thân hành, khẩu hành, ý hành rồi mấy con sẽ biết. Khi mà mấy con nói yếu yếu thì Thầy cho cái bài của mấy con để qua bên, để dành mai mốt đem mà đốt đi chứ không có để làm chi, ai mà đọc cái bài này thật ra tu hiểu biết về nhân quả chẳng có lợi ích gì.

Cho nên Thầy gợi ý cho mấy con. Khi mà viết bài, là thứ nhất là nhắc mình, thứ hai là nhắc người, cái bài của mình có giá trị. Và những cái bài này, những bài mà mấy con viết mà có giá trị thì sau này sẽ đóng thành tập, để giúp cho đàn em chúng ta có những cái đọc hiểu biết và từ đó bắt buộc chúng nó, khi mà mấy con đứng lớp dạy, bắt buộc chúng nó phải triển khai cái tri kiến, nương vào cái hiểu biết của mấy con, triển khai ra có những cái mới lạ. Học trò mà nó cứ nó nhai lại cái ý của Thầy thì người học trò này dở, buộc con phải đi tìm. Bên Thầy không nói dây lang mà nó tìm được dây lang thì học trò này khá, Thầy không nói rau muống mà nó tìm được rau muống thì học trò này khá. Mấy đứa mà ăn rau muống thì ý rau muống dữ, còn những cái đứa mà ăn bắp ấy thì nó là ý bắp đấy.

Ở đây mấy con viết Thầy biết mà, đứa nào nó khoái cái gì thì nó viết cái đó trước. Không, Thầy nói tâm lý tình cảm mà đúng mấy con, mấy con ăn thứ gì thì mấy con biết cái đó mấy con nói trước cái đó. Còn cái gì sao sao thì mấy con để đợi coi ai nói gì thì mấy con bắt chước theo. Chưa bao giờ ăn cái thứ đó cho nên chưa có nói ra được. Mấy con thấy chưa? Thầy nói thì trúng chứ không có nói trật, nói trúng cái bụng mấy con đó.

Cho nên, trong cái sự tu tập mấy con khéo léo, thiện xảo. Những gì mà Thầy bảo mấy con làm thêm, là để bổ sung thêm cho cái bài nhân quả cho mấy con cho được đầy đủ. Thì mấy con cố gắng vắt cái óc mấy con ra mà làm chứ đừng có hỏi Thầy nữa, Thầy không có nói đâu, Thầy giấu, Thầy giấu hết, Thầy hé mở chút thôi, chứ không có mở béc ra hết, Thầy hé cửa, hé cửa giải thoát, hé chút để cho nó thấy rồi đặng nó đi tìm cái sự giải thoát đó. Chứ mở béc ra cho nó dễ quá, nó coi Phật Pháp quá thường, phải không? Cho nên không có mở hết cửa đâu, Thầy nói chút chút thôi.

3. Thầy sửa bài của Liễu Huệ

(23:33) Còn bài này của Liễu Huệ, con tu tập như vậy rất tốt, Thầy kiểm tra lại xem, con trình bày cho cái sự tu tập của con từng giờ, từng phút đó. Thì trong những cái…​, thì coi như tiếp tục từ đây về sau thì ngày nào Thầy cũng dành cho mấy con ít giờ đồng hồ hoặc là một buổi để Thầy kiểm tra cho. Nghĩa là hôm nay thì coi như trả bài, bởi vì bài mấy con vừa trả cái mấy con tiếp tục mấy con viết, không biết con viết làm sao mà lẹ quá, gởi tới tấp, thành ra Thầy chấm bài thôi. Người ta chấm một tuần lễ một bài luận, Thầy một ngày bây giờ trả bài nó rồi một lát nó đưa nữa. Thành ra bây giờ cái bài này mới chấm rồi, nó đưa Thầy một cọc. Nè mấy con xem nè. Bài luận văn gì mà nó liên tục như thế này rồi chết ông thầy rồi còn gì, mấy con hiểu không?

Cho nên chấm bài mấy con mệt thiệt, mà trời ơi, cái bài mấy con viết thiệt, nhân quả của mấy con đọc nghe ngán thiệt. Mà Thầy đọc bài Thầy rất sợ, vì nó không có thì giờ mấy con, trời ơi ráng mà đọc hết một cái trang giấy này, mà một xấp như thế này.

Thầy làm việc từ 7 giờ tối mà cho tới 12 giờ khuya mới xong. Rồi sáng hôm sau cái thấy nó để một đống. Trời đất ơi, mà bên nam nữa chứ mấy con biết đâu phải có bên nữ. Bây giờ bên nam một cọc như vậy nè mấy con, mà coi bộ buổi chiều nay còn đem tới nữa.

Bởi vậy cho nên, thực sự ra dạy cái Định Vô Lậu này rất là vất vả, vì vậy mà cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con thấy Thầy không có thì giờ đâu. Lẽ ra thì Thầy phải kiểm tra cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác của mấy con, (kiểm tra) từng bước đi của mấy con. Cho nên bây giờ, để chuẩn bị cho cái tri kiến giải thoát của mấy con cho nó chững chạc, rồi Thầy mới tiếp tục để mà Thầy sẽ dạy mấy con cái đi kinh hành, để tu tỉnh thức (…​)

Cái bài viết của Liễu Huệ nữa, con nên làm bài đường đi của nhân quả, đường đi của nhân quả con người, con nói cái đường đi của nó. Tại sao có người Thầy bảo nhân quả thân hành, nhưng có người Thầy bảo phải làm cái nhân quả của đường đi. Nghĩa là mấy con muốn nói về nhân quả của con người, thì mấy con nói về cái đường đi của nhân quả của con người, là đường đi nó chỗ nào, cái lộ trình nó đi chỗ nào thì mấy con diễn tả cái lộ trình. Người ta có đường đi ở đây xuống thành phố có đường đi số 1, số 2, số 3, số 4 chứ gì; rồi đường đi hàng không; rồi cái đường đi vòng ở bên Hậu Nghĩa; rồi cái đường đi nó vòng ở bên đường Cát. Nó nhiều đường mà đi xuống thành phố Hồ Chí Minh. Thì cái đường đi của nhân quả nó cũng như vậy, mà vậy coi thử coi nó đi cái đường nào. Thì mấy con xác định cho Thầy biết cái đường đi của nhân quả của con người coi nó đi đến đâu nào. Nó có nhân có quả đó. Đó là mấy con viết cái bài này cho Thầy. Đồng thời thì mấy con không hiểu cái đường đi của nó thì moi cái óc ra hỏi cái đường đi nó chỗ nào, chỉ giùm tao đi tao làm cho nó được.

4. Thầy sửa bài của Quảng Đạo

(26:30) Còn Quảng Đạo, con viết cái bài của con. Bài làm của con thì chưa hết ý của nhân quả. Vậy con hãy theo thứ tự mà làm như sau: Bắt đầu con làm lại cái bài giới thiệu nhân quả, vô con giới thiệu, con đặt thành câu hỏi của nhân quả rồi con giải nghĩa nhân quả. Vào cái thân bài thì con giải nghĩa nó, mà giải nghĩa nó xong rồi thì con nêu lên cái đặc tướng của nó, rồi đặc tính của nó, rồi chuyển đổi nhân quả tức là tạo những cái duyên để cho nó thay đổi được cái nhân quả của nó. Rồi con nói đến cái duyên hợp, duyên tan và kết luận của cái bài. Nghĩa là những cái bài này nó có nhiều cái đoạn mà con đã viết rồi, nhưng bây giờ muốn kết hợp lại nó đầy đủ mà theo thứ tự, chứ đừng có cái trước cái sau nó lộn xộn thì cái bài luận của con nó khá đầy đủ, nó tốt đẹp hơn. Nhớ những cái lời Thầy ghi trong này con sẽ đọc lại.

Còn Ngọc Hạnh, ở đây có Ngọc Hạnh không con? Không có hả? Chắc có lẽ về rồi thì phải. Thôi cái bài này nó về rồi thôi.

5. Thầy sửa bài của Hải Tâm

(27:35) Cái bài này là của Hải Tâm. Con hãy làm tiếp bài nhân quả thân hành của con người, về thân hành của con người. Về Hải Tâm thì con viết về nhân quả thảo mộc tạm đủ, thì con tiếp tục con viết về thân hành. Nhưng mà Thầy khuyên là khi mà viết về thân hành thì con nhớ rằng, cái thân hành của con người rất là nhiều. Chính cái thân hành thì con phải nói qua cái nghề nghiệp của con người. Bởi vì cái hành động mà làm nghề như cái người nông phu phải cày, phải cuốc đất, rồi phải gieo giống. Tất cả những hành động của họ làm đó. Còn cái người nhà bếp thì lặt rau, nấu cơm nè mấy con, đó là cái thân hành mà. Lặt rau nấu cơm mà để cho khô, luộc rau không chín cho người ta ăn thì tội lỗi lắm. Bữa nào mà nấu cơm mà ăn nghe ăn sần sật ấy thì mấy con tội lỗi lắm, cái nhân ác đó chứ không phải là nhân thiện đâu. Cho nên do những cái thân hành đó thì bữa đó mấy con biết sao cái quả trả làm sao không? Người này xì xèo nhà bếp gì nấu cơm …​, đó thấy không? Nhân thì có quả mà, làm sao mà họ không chê mấy con, phải không? Cho nên vì vậy có nhiều, bởi vì nhân quả thật sự mà, nó rõ ràng.

(28:37) Cho nên trong những cái nghề nghiệp, cái hành động mà làm nó là thuộc về thân hành, nhân quả thân hành của con người. Mà biết bao nhiêu mấy con nói hết điều này hay không? Cái ông bác sĩ mà làm cái nghề mà cầm cây kim mà chích chích đó, thì cũng là cái thân hành của ông chứ gì? Ông cầm cái dao mổ ruột người ta thì cũng là thân hành chứ gì? Nhưng mà cái bệnh mà người ta hết thì cái thân hành đó, bây giờ cái gia đình đó mà được mổ xẻ mà mạnh rồi, họ đem bánh trái rồi họ cho ông bác sĩ, như vậy là cái thân hành ông nó tốt đó chứ. Còn ông mà lỡ mà ông chích, có người chết, họ nói ông bác sĩ này dở, họ chê rề. Đó là cái quả đó. Các con thấy không? Cái thân hành của chúng ta phải khéo léo như thế nào để cái nhân nó tốt, cái quả nó tốt mấy con. Bây giờ mấy con học thấy nhân quả nó cụ thể lắm mấy con. Lần lượt rồi từ cái nhân quả thảo mộc nó đi qua cái nhân quả thân hành của chúng ta (từ nhân quả thảo mộc). Có nhiều cái để cho chúng ta nói lắm.

Mà có cái ông nông dân đó, mấy con biết đó, nhắm mắt cuốc đại, trùng với dế chết, mai mốt ông thành trùng dế, chúng cũng cuốc cái đầu ông đứt, biết bao nhiêu cuốc không biết nữa. Nhân nào thì phải trả quả nấy chớ, ông trốn không khỏi cái vấn đề đó đâu. Cho nên Đạo Phật dạy chúng ta làm những gì phải cẩn thận, kỹ lưỡng. Cho nên chẳng hạn cái đường này phải làm cho sạch, cố gắng dẫy cho sạch đi cho sướng chân. Nhưng không ngờ, cái sạch của mấy con là cái đau khổ của chúng sanh đó. Cho nên chúng ta làm cho sạch chúng ta đi (nhưng tốt hơn) là diệt cỏ, nhổ từng gốc cỏ đi.

Cho nên mấy con thấy cái chỗ mà Thầy đi ra, đi vô, cái chỗ đó mà thỉnh thoảng có cỏ lên thì làm ơn Thầy ngồi (nhổ) chứ Thầy không có lấy cuốc Thầy dẫy. Thay vì cuốc giẫy chút xíu chứ gì nhưng mà ngồi nhổ cũng hơi lâu chứ, nhưng mà lâu lại tỉnh táo, tu cho tốt hơn. Thầy tiếc là tại vì mình tu rồi chứ phải mình không tu mà mình được cái đám cỏ này nhổ còn khỏe lắm, là tại vì mình nhổ cỏ mình tu mấy con, phải không? Còn mấy con lại thấy cỏ ra nhiều, mấy con thích cuốc dẫy cho mau, mấy con vội vàng mấy con mất cái sự tỉnh thức đi. Tìm mọi cách làm chậm chạp để chúng ta tìm những cái tỉnh thức của chúng ta thì nó rất hay. Thầy tu rồi nhưng mà Thầy vẫn thích làm chậm chạp, không có vội vàng lắm.

Thôi thì Hải Tâm, con nhớ làm cái bài này, bài này nó bước qua khỏi giai đoạn, nó rất nhiều cái điều mà chúng ta để mà tu học ở trong cái Định Vô Lậu, làm cho lậu hoặc chúng ta nó xa lìa được cái thân tâm của chúng ta.

6. Thầy sửa bài của Tú và Quảng Trí

(30:51) Bài này của Tú. Con nên làm lại và viết theo thứ tự dưới đây, cũng giới thiệu nhân quả, đặc tướng, đặc tính, chuyển đổi, duyên hợp, duyên tan, kết luận. Theo cái điều kiện mà Thầy nêu trên, con làm lại cái bài này. Mỗi đoạn nhân quả con khéo áp dụng vào con người để nhắc tâm mình, tức là mình khéo để mình nhắc cái tâm mình trên cái nhân quả đó, để mình đừng có làm phạm phải vào cái hành động ác, cái hành động mà nó làm cho đau khổ mình và người. Đó thì con khéo ở trong cái sự tu tập, cái sự quán xét để mình nhắc mình.

Còn cái bài của Quảng Trí. Con hãy làm bài nhân quả thân hành của con, tức là con nhắn về cái thân hành của con về nhân quả (…​). Con làm có nhiều cái bài nhân quả thảo mộc, bây giờ đó thì tới cái bài này là con sẽ nhắc. Cho nên bữa nay có nhiều người mà 2, 3 bài ở trong này, Thầy trả một lượt mà 2, 3 bài; là tại vì sáng đưa, rồi trưa đưa, rồi tối đưa. Bây giờ Thầy trả thì nó phải ba bốn bài, nó phải nhiều, chứ không có sao. Nhưng mà bài nào thì Thầy đọc, Thầy ghi cái bài đó theo cái ý đó thì mấy con cứ làm, mà hễ các con càng làm nhiều thì mấy con giỏi chứ không gì. Bởi vì cái tri kiến các con tự nó triển khai, tự nó bắt buộc nó phải suy tư, nó làm cho cái sự tri kiến của con bén nhạy. Nó thấu suốt được cái lý của nhân quả, tức là cái lý mà để cho mình không còn bị khổ đau nữa.

Cái bài của Sim, con viết lại cái bài, con nên làm lại cái bài, làm cái bài nhân quả thân hành của con người. Con cũng tiếp tục con làm cái bài nhưng mà nhớ có dịp lặp lại cái bài nhân quả thảo mộc cho nó đầy đủ hơn con. Thầy thấy con già, Thầy cho con thêm cái bài đó nữa mà mau mau chút để không nó chậm quá, rồi vô thường nó đến rồi con tu không kịp. Phải ráng cố gắng con.

7. Thầy sửa bài của Nguyên Phương và Liên Thiện tức Mỵ Châu

(32:52) Cái bài của Nguyên Phương. Con hãy tiếp tục viết nhân quả trùng trùng duyên diệt. Con nói về cái duyên diệt còn ít đó con. Phải tiếp tục nói về cái duyên diệt cho nó nhiều để cho nó đầy đủ trong cái bài nhân quả của con. Và đồng thời thì cái bức thư của con thì Thầy có đọc rồi, mấy con yên tâm mà lo nỗ lực tu tập cho nó tốt để đạt được cái sự giải thoát con.

Còn Liên Thiện tức là Mỵ Châu. Con tu như con trình bày ở trong này đó là con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác đó con, con hãy cố gắng tu như vậy. Và cái bài mà làm về nhân quả đó, thì con làm cái đặc tính của nhân quả thảo mộc trở lại, tức là cái bài của con về cái phần đặc tính nó ít quá, nó có nói nhưng mà ít lắm. Con hãy cố gắng nói về cái đặc tính, cái đặc tính của nhân quả.

Ví dụ như cái trái chanh nó chua, trái cam nó ngọt hoặc là nó đắng, nó cay, có loại này loại kia con nói nhiều chừng nào tốt chừng nấy, nói về cái đặc tính của nó. Rồi thậm chí như cả cây mía, rồi cả cái củ khoai lang, rồi cả cái củ mì, cái củ sắn, tất cả mọi cái đều là cái đặc tính của nó, thứ thì ngọt thế này, thứ ngọt lạt, thứ ngọt mặn, thứ nó cay, nó cay ít ít, rồi thứ nó chua, nó chua ít, nó chua nhiều. Tất cả những cái này thì con diễn tả qua cái đặc tính của nó được nhiều hơn, để nó bổ sung vào cái chỗ mà bài viết của con được đầy đủ hơn, con. Cố gắng mà viết cho được cái bài mà nhân quả thảo mộc xong thì tất cả những cái khác thì qua cái nhân quả con người thì nó cụ thể, nó rõ ràng và làm cho chúng ta cảnh giác rất lớn cho cái sự tu tập của chúng ta.

Ở trong cái nhật ký mà con ghi lại sự tu tập của con thì Thầy thấy, Thầy có ghi, Thầy có ghi mấy cái chữ ở trong này, khi mà con hỏi một cái điều gì đó, Thầy có ghi. Thì thật ra thì đầu tiên thì con nói về cái vấn đề mà viết văn, thì con viết về nhật ký thì sợ mình văn chương không có mà viết nó không hay. Mà sự thật ra viết nhật ký nó cần trung thực, cần trung thực khi mình ghi lại, mình ghi lại sự trung thực cho cái ngày đó mình sống, cái ngày đó mình sống như thế nào mình ghi lại thôi, chứ mình không cần văn chương như Nguyễn Du. Mình không cần mà viết cho hay, mà mình chỉ viết trung thực với cái sự thật thôi. Mà Thầy thấy con ghi trong này nó rất là có cái sự thật ở trong cái sự tu tập của con. Cho nên Thầy nói con viết như vậy được chứ không có gì hết. Nhật ký là ghi những cái điều xảy ra của mình, chứ đâu có văn chương gì mà con ngại đó.

8. Thầy sửa bài trong nhật ký của Liên Thiện tức Mỵ Châu

(35:27) “Kính thưa Sư Ông!

Biết khi trình tập vở này, thì sẽ làm mất thì giờ của sư ông nhiều lắm. Nhưng thưa Sư Ông: Vì sự tu tập giải thoát của con, con thành tâm tha thiết, kính mong Sư Ông bỏ chút thời gian quý báu để chỉ dạy cho con nhé! Bởi ước nguyện của con là sẽ cố gắng nỗ lực tu tập thành chấm dứt tái sanh luân hồi trong một kiếp này nữa thôi. Con thấy đời là khổ, khổ thật rồi, giờ đây con chỉ ước mơ làm sao tu tập để thoát ra khỏi cảnh đời khổ đau này, ngõ hầu giải thoát cho bản thân, sau có thể giúp ích mọi người, giúp ích gì cho mọi người nhất là phái nữ chúng con. Vậy con kính mong Sư Ông chỉ dạy cho con rõ ràng, cụ thể từng câu hỏi. Vì trí tuệ của con kém lắm. Kính mong Sư Ông đừng bỏ con mà hãy cứu con với”.

Ghi ngày giờ trong những cái ngày mình tu, trong những cái giờ mình tu thì con đã ghi. Dậy trễ 10 phút vì chưa tỉnh thức được, cộng đồng hồ bị hư, con xin thành tâm sám hối Sư Ông, tu tập tốt chỉ trong buổi tối khuya, còn ban ngày bị phóng dật theo cảnh. Đây là cái đầu tiên trong cái ngày 3 tháng 11 năm 2005.

Dậy trễ là một cái điều mà đáng đánh đòn đó con. Bây giờ thì còn đổ thừa cái đồng đồ hư. Thì thôi bây giờ đó thì con biết là, vừa rồi là con biết cái đồng hồ có ai cúng dường cho con chưa? Quảng Trí đâu rồi? Con nên, nếu mà không có đồng hồ, thì chú ấy có cúng dường đó con? Con có chưa? Có rồi phải không? Ừ. Sau này không có đổ thừa đồng hồ hư nghe, mà có ngủ thì chịu đòn chứ đừng có trách đồng hồ hư nữa nghe.

Ở đây thì khi mà mấy con cần ghi cái gì đó, thì mấy con nói thì có phật tử người ta sẽ cúng dường, cho nên chú Thanh Trí chú mua, không biết là 6, 7 cái đồng hồ. Vừa rồi thì nghe bên nữ mấy con có mấy người không có, cho nên chú sẵn sàng cúng dường cho mấy con. Vậy thì nhờ cái đồng hồ báo thức, thì mấy con phải ráng giữ gìn giờ giấc cho nghiêm chỉnh, 2 giờ là thức dậy 2 giờ, không được trễ. Mà lỡ nó thức dậy 1 giờ 30, 1 giờ 30 thì thức dậy chưa 2 giờ, 1 giờ 30, thôi đừng nằm lại thức luôn đi, vậy nó tốt hơn, nếu thức dậy thì càng thức suốt luôn cho nó tốt. Tốt hơn là mấy con đừng có thấy là còn 30 phút nữa thôi ráng ngủ một chút nữa cho khỏe, lát 2 giờ thức dậy, nó làm cho mấy con tới 3 giờ nó mới thức dậy mới chết đó. Cho nên phải cố gắng.

(38:39) “Tu tập tốt trong tất cả thời, 3 giờ 41 phút xả nghỉ dạo chơi trong thất. Con thấy có một con bướm rất to bị bầy kiến bao vây đang giãy dụa, cầu cứu, đứng trước cảnh đó thì lúc đầu con nghĩ đó là nhân quả của nó, giờ này không được ra khỏi thất. Nhưng bắt đầu cái tâm nó lý luận sao tu hành mà ác độc vậy, đứng trước cái chết của người khác mà không ra tay cứu giúp như thế mà gọi là từ bi ư? Thế là con ra khỏi thất để cứu con bướm ấy.

Kính thưa Sư Ông! Như vậy là con đã làm theo dục phải không ạ? Kính mong Sư Ông chỉ dạy cho con được rõ hơn, chứ con còn mơ hồ ở chỗ dục ấy, không biết làm sao thế nào đúng, làm thế nào sai”.

Ở đây Thầy trả lời cho mấy con đó, là con đã làm đúng. Vì đệ tử của đạo Phật thực hiện được tâm Từ chứ không có dục. Bởi vì trước cái cảnh mà con vật khác nó bị con kiến hoặc con vật khác đang giết con vật. Thì nhiều khi chúng ta phải hy sinh để mà cứu mạng con vật nữa mấy con. Nghĩa là chúng ta thà là chịu khổ để mà con vật thoát cái cảnh chết của con vật khác, đó là cái tinh thần từ bi của đạo Phật.

Cho nên trong khi mà con cứu con bươm bướm đó là không phải cái dục. Nhưng mà trước cái lòng đau khổ, trước cái thấy đau khổ của một con vật đang bị những con vật khác đang giày xéo lên để mà giết chết ăn thịt. Mà trước cái thấy như vậy, và như vậy chúng ta phải nghĩ đến nhân quả, nếu không có cái duyên nhân quả như các cái thất khác thì người ta làm sao thấy, còn tại sao nó lại nằm ở trước cái thất của mình để mình thấy. Do đó mình có duyên với con bướm đó rồi, thì hãy cứu lấy, nhân quả mà. Trước cái cảnh đau khổ đó mình phải ra tay mình cứu lấy nó, con đến để cứu.

8.1. Thầy ví dụ về việc cứu mấy con vật bị rắn cắn.

(40:39) Cũng như Thầy nói như thế này, ở trong cái chỗ mà Thầy làm việc, thì ở trong đó nó có cái hầm và những cái bụi cỏ quá rậm và đồng thời thường có một con rắn hay đi qua đi lại, đi qua đi lại thì nó rình nó bắt mấy con nhái, con chàng hiu. Mỗi lần mà Thầy đang làm việc, ngồi trên máy vi tính, tâm tư của mình đang tư duy suy nghĩ viết những cái bài hoặc ví dụ như Thầy đang xem cái bài của mấy con, để mà tư duy, suy nghĩ để mà chấm cái bài mấy con. Thì bỗng nhiên nghe con chàng hiu, con nhái nó kêu, nó kêu cứu, nó kêu một cách đau thương. Thầy biết là nó bị con rắn cắn nó rồi.

Do đó thì Thầy nói thôi nhân quả của mày kệ thì tao không biết. Thì như vậy là mình vô tình. Nếu mà Thầy ở chỗ nào Thầy không nghe thì thôi, nhưng mà nghe tức là Thầy đã có duyên với con vật đó. Nó kêu, nó kêu cứu với Thầy rồi, nó kêu Thầy ơi cứu con với. Thì rõ ràng là tại Thầy nghe. Còn con ở đằng xa con không nghe, tức là đâu có kêu con, Thầy ở gần tức là Thầy nghe nó kêu Thầy. Mà Thầy nỡ lòng nào mà Thầy ngồi đó mà Thầy cứ làm mà Thầy để cho nó chết.

Cho nên Thầy nói: “Bây giờ mặc dù mình biết rằng mình ra mình đuổi thì con rắn nó đói, nó cũng tội, mà không đuổi thì nó giết, để con rắn nó làm cái tội của nó nữa. Mà cái con vật mà bị chết chắc chắn loài vật nào nó cũng biết sống, nó ham sống chứ nó đâu có con vật nào nó muốn chết, nó muốn hy sinh nó để cho con vật khác ăn nó bao giờ, vậy thì mình hãy cứu”. Nhưng mà mình phải nhớ kỹ khi mình cứu con vật này thì con vật kia đói, thì mình phải tìm cái gì mình để, rồi mình kêu nó lại nó ăn.

Nên mỗi lần mà Thầy đi cứu mà một con nhái hay một con chàng hiu gì mà nó thoát khỏi cái miệng con rắn, thì Thầy đi kiếm một miếng bánh nào, một miếng cơm Thầy bỏ chỗ mà Thầy đuổi con rắn. Thầy nói: “Rắn, tao đuổi mày hoảng hồn, mày lại đây mày ăn”. Chứ còn sự thật ra thì mình có biết nó ăn hay không, nhưng cái lòng của mình, mình đem miếng cơm hoặc là miếng bánh Thầy bỏ đó. Thầy kêu rắn: “Mày lại đây mày ăn, tại vì mày giết con chàng hiu, con nhái, tội nghiệp nó, tao phải thương nó, chứ để nó chết tội nó. Mọi vật đều sống bình đẳng như nhau, đừng giết nhau. Vậy mà tao vừa giúp đỡ cho mày không làm cái tội ác, và cũng cứu lấy mạng một con vật yếu đuối hơn, và đồng thời tao cũng thương mày cho nên tao đem miếng bánh này, lát nữa mày đến đây mày ăn, cái chỗ mà mày giết con nhái mày ăn đó, thì đến đó thì nó có cái món khác”. Thầy khuyên nó như vậy rồi thì Thầy bỏ miếng bánh đó, Thầy đi vào Thầy làm việc chứ Thầy không nỡ.

8.2. Thầy ví dụ việc cứu con mèo bị chó cắn

(43:09) Cũng như hôm đó, các con biết, mấy con chó mà nó xuống nó cắn con mèo, mà trước mặt Thầy, Thầy thấy mà Thầy nỡ Thầy bỏ sao. Nhưng mà Thầy biết rằng, khi Thầy ôm con mèo thì chắc chắn là Thầy sẽ bị nó cắn. Nhưng mà nếu mà mình không cứu nó thì không được, thôi thà thế nào thì như thế nào mình phải hi sinh mình cứu nó, cho nên Thầy mới ôm chụp con mèo. Thầy cứu con mèo, những con chó nó xé nó giật thì con mèo nó bị đau quá, mà Thầy ôm nó thì nó phải cắn Thầy thôi. Dù nó cắn thì cắn nhưng Thầy vẫn ôm, nhưng mà bầy chó quá dữ. Thầy nói thật đúng là tại vì nó không có hiểu biết. Nhưng mà cũng thực hiện được cái lòng từ của mình, nhưng mà cái nghiệp của tụi nó, nó đã bị cắn tới chết. Phải chi mà nó chưa chết thì mình cứu nó kịp được, nhưng mà trong lúc nó bị gần chết rồi mình cứu, thì coi như mình nói được cái lòng thương, thì cũng là mình đem lại cái sự hạnh phúc cho nó trong những phút nó chết còn có một người an ủi nó. Cho nên vì vậy mà Thầy cứ làm. Cuối cùng thì Thầy bị vết thương, nhưng vết thương của Thầy nó mau lành, nó không có sao, cho nên cuối cùng Thầy đã nói được cái lòng thương yêu của mình.

4. THỰC HÀNH TÂM TỪ BI

(44:19) Hôm nay con nói cái điều này. Thầy nhắc lại cho mấy con chung là chúng ta người đệ tử của đức Phật. Lúc nào chúng ta cũng thực hành tâm Từ, Bi. Chúng ta ăn chay là vì lòng thương yêu của chúng mà ăn chay. Chúng ta ăn chay không phải vì chúng ta theo đạo Phật mà chúng ta ăn chay. Mà chúng ta vì lòng thương yêu của loài vật mà chúng ta không nỡ ăn thịt chúng mà thôi. Cho nên thậm chí ngay trong bữa ăn của Thầy mà thấy một cái miếng giống như thịt là nhất định không ăn. Thấy những con vật mà cái bột người ta làm như con tôm, Thầy không ăn. Thầy không bao giờ Thầy ăn có cái dáng mà giống như loài vật, mặc dù biết là món chay nhưng Thầy thấy điều đó, Thầy không nỡ Thầy ăn.

Đó là cái lòng thương yêu của Thầy từ khi mà Thầy đi tu Tứ Vô Lượng Tâm: Tâm Từ, tâm Bi, như vậy là Thầy không bao giờ mà Thầy ăn. Cái món gì mà nó giống như thịt là Thầy không ăn. Nghĩa là thấy cái hình dáng ở trong cái đó, mấy con tách ra mấy con làm, mà Thầy thấy nó giống thịt là nhất định Thầy không ăn. Nhất là những cái tai nấm mấy con, không bao giờ mà Thầy rớ cái tai nấm, Thầy nói giống con ốc quá trời, ăn không có được. Mặc dù là ngon gì ngon, nhưng mà thực sự Thầy không dám rớ cái đũa vào, bỏ cái vào trong miệng Thầy nhai nó mềm mềm như con ốc là Thầy thấy ớn tới trên đầu nè, không có dám nuốt nữa, ghê lắm.

Thầy nói thật, cái tình của Thầy nó quá lớn. Cho nên đối với Thầy đối với chúng sanh, khi một cái gì mà Thầy bỏ vào miệng mà Thầy nghĩ con vật đó, thì Thầy bây giờ cái đó là món chay đi nữa Thầy cũng không dám ăn, không dám nuốt đâu. Mà hễ mà Thầy nuốt thì cơ thể Thầy nó sẽ phản ứng, nó ói, tự nó phản ứng nó ói, nó ói cho ra cái món đồ đó rồi nó mới thôi.

Cũng như bây giờ mấy con ăn chao đi, thường mấy con ở chùa họ hay làm các loại chao thúi. Mà Thầy ăn cái thứ thúi vô không được con, nó ói. Mà Thầy đi xe, đi cộ hay đi (biển) gì đó thì nó không có dậy sóng đâu. Nhưng mà ăn những thứ thối là bị, cái gì mà làm cái kiểu mà dơ, mà nó làm theo kiểu mà tanh tanh như cá mắm gì đó thì ăn vô cũng ói nữa. Cái cơ thể của Thầy nó có cái sự phản ứng tự nhiên lắm. Cho nên Thầy biết rằng một người tu tập mà cơ thể thanh tịnh rồi, cái gì mà bất tịnh, quá bất tịnh thì nó sẽ phản ứng nó chống lại. Thầy biết được cái thân thanh tịnh. Và cái thân thanh tịnh rồi mà khi bị một dục lạc gì đó, thì nó gây cho cái người, cái người mà cái thân thanh tịnh kia đau khổ (đó) mấy con, đau khổ. Thầy biết cái sự phản ứng đó nó đau khổ lắm. Tại vì nó thanh tịnh, nó chống lại cái bất tịnh của nó, cho nên vì vậy mà nó chống lại, nó ngăn chặn cho nên nó gây ra những cái đau khổ cho nó. Thầy biết rất rõ cái cơ thể của Thầy nó phản ứng.

Chớ còn riêng mọi người thì họ không có, nhưng mà riêng Thầy, Thầy biết nó có, tại vì phản ứng nó chống lại cái không đúng, cái không trong sạch. Cái tâm thanh tịnh nó chống lại. Nó làm cho Thầy thấy phải ói, nó làm cho Thầy thấy nó phải đau đớn, nó làm cho Thầy thấy khổ sở, đó là cái thân nó phản ứng nó chống lại, vì nó thanh tịnh thì nó phải chống lại cái không thanh tịnh, nó làm cho Thầy phải chịu khổ.

5. LỢI ÍCH SỰ THANH TỊNH CỦA THÂN, TÂM

(47:20) Cho nên khi mà tu mà được quét sạch được cái tâm, cái thân của mình thanh tịnh rồi thiệt là hạnh phúc lắm mấy con, tự nó bảo vệ rồi, tự nó bảo vệ. Nó có cái phản ứng bảo vệ tự nhiên của nó. Cho nên bây giờ, ví dụ như bây giờ có người mà bỏ thuốc độc, Thầy cũng nuốt đi, nó phản ứng nó cũng ói ra.

Cho nên mà Thầy nghe nói đức Phật mà ăn nấm độc mà chết đó, thì chắc bộ ông Phật cái thân chắc bộ như mấy con rồi, ăn vô nó không phản ứng. Chứ Thầy bây giờ mà ai bỏ thuốc rầy vô đây Thầy ăn nó phản ứng Thầy, khỏi cần ra nhà thương bơm mấy con. Thầy sướng lắm, nó có cái bơm, ở trong nó bơm. Còn mấy con không có, mấy con ăn tới chừng mấy con bò càng bò niễng rồi nó mới đem nhà thương mới bơm ra. Còn cái thân Thầy tự nhiên ăn cái chất độc vô nó tự nó bơm ra mấy con, nó bơm ra nó bắt buộc mình ói. Hễ chất độc vô, nó ăn vô mà biết nó độc rồi bắt đầu nó bơm ra nó ói, nó làm cho Thầy phải ói ra. Thậm chí đồ tanh, đồ thúi gì đó nó ăn vô nó cũng gây ói nữa. Cho nên nói về mắm bò hóc là chắc chắn Thầy hết nuốt.

Đó là cái những cái thân, cái thân mà nó thanh tịnh. Thật sự ra mình tu mà thân mình được thanh tịnh. Bởi vì thân tâm nó phải thanh tịnh hết mấy con. Cho nên mình tu cái thân tâm của mình nó thanh tịnh rồi mình thấy nó khỏe lắm, nó có cái sự phản ứng tự nhiên của nó.

Như cái tâm của Thầy, người ta nói gì thì nói, mà Thầy nói để mình tập giận thử coi, cái nó phản ứng lại Thầy đó, nó chống lại, nó không có chịu giận, vì nó chống. Mình cố gắng để mình tập mình giận đi thử coi thì nó lại chống lại. Nó chống lại, nó không có chịu. Cũng như bây giờ nó giận rồi. Mấy con muốn cho nó đừng giận, mấy con phải cực khổ với nó lắm. Cho nên tự nó phản ứng chống lại, cái tâm nó chống lại. Lúc bấy giờ nó thanh thản, bảo nó làm gì thì nó cũng: “Tao thanh thản, tao không làm”. Cũng như nó sân rồi thì: “Mày làm gì làm tao cũng sân, tao không chịu”. Bây giờ mấy con sân rồi, tức là hồi đó mấy con nhắc: “Đừng có sân nha”, nhưng nó vẫn sân mấy con.

Còn Thầy bây giờ muốn sân trở lại thì: “Tao không chịu sân đâu, tao thanh thản”, nó tự nó nhắc mình: “Không được, tao thanh thản, tao không sân”.

Cho nên khi mà người tu rồi, cái thân nó thanh tịnh rồi, nó hay lắm con. Thầy nói bởi vì nó nhiều cái lạ lắm mấy con, chứ không phải mình tu thiền định đâu, Thầy nói thật. Đó là cái dạng Bất Động Tâm. Tức là đức Phật đã nói bất động tâm định. Thầy sống như mọi người nhưng cái gì ác pháp tác động vô thân nó có phản ứng ra, nó chống ra.

Còn quý thầy không có thân không thanh tịnh, ô nhiễm đó, thì nó huân cái đồ ô nhiễm vô, đến khi cái thân nó bị phản ứng một cách rất là đau khổ, như thuốc độc thì họ phải chịu chết hoặc họ đi nhà thương này kia. Nhưng đối với Thầy không sợ. Cho nên đối với Thầy các ông Đại thừa mà bỏ thuốc độc thì khỏi nói, có phải không mấy con? Thầy không sợ đâu. Thầy không có bao giờ mà Thầy sợ đến cái chùa họ đãi cơm Thầy cứ ăn tự nhiên, mà nếu mà Thầy biết nó ói là Thầy biết mấy ông này bỏ thuốc độc Thầy rồi, còn không có thì thôi.

Cho nên cái người tu, tự nó đã có cái sự phản ứng tự nhiên. Nó phản ứng tự nhiên. Mấy con cứ nỗ lực mấy con tu cho tới cái thân tâm mấy con thanh tịnh được thì mấy con sẽ thấy nó hay lắm con, nó thật sự nó vậy.

(50:20) Cho nên trong cái bài mà của con mà hỏi Thầy đó, thì nó có những cái câu hỏi để mà học, như cái con bươm bướm mà con cứu. Thì nãy giờ Thầy nói là một cái sự lợi ích cho mấy con tu tập cái tâm Từ mấy con. Đây là một cái hình ảnh, một cái hình ảnh mà nhiều khi chúng ta lại làm ngơ, chúng ta lại làm ngơ. Chúng ta nghĩ rằng mình ráng mình tu, mình độc cư, mình đừng có phá độc cư. Thầy nói độc cư mà giờ mình chạy ra như vậy mình cứu con rắn, hoặc là cứu con bươm bướm, vậy là trật không có đúng, không có chạy. Thì như vậy là mình đã lầm chấp, đã lầm chấp. Điều đó không đúng.

Độc cư có nghĩa là mình đừng có tự tạo mình đi ra mình nói chuyện, hoặc là mình tự tạo mình phá cái sự yên lặng của mình. Còn cái này trước mắt của mình nó hiện ra một cảnh khổ, mà mình thấy trước cảnh khổ của một loài vật khác, người khác thì mình cố gắng làm sao đừng cho nó đau khổ nữa, thì cái đó là cái tu cái phương pháp Tứ Vô Lượng Tâm. Thì chúng là những con người của đạo Phật, chúng ta biết phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.

Nhưng chúng ta biết tu Tứ Vô Lượng Tâm, lúc nào tu Tứ Vô Lượng Tâm, mà lúc nào mà không tu Tứ Vô Lượng Tâm. Tại sao? Mấy con thấy Thầy dạy mấy con đi kinh hành ngó thẳng tới mà không ngó dưới chân. Mấy con nói là con đi kinh hành con tu Tứ Vô Lượng Tâm, mà Thầy bảo con ngó ở trước thì làm sao con thấy dưới đất được để mà con tránh kiến. Và như vậy là mấy con quên, Thầy nói mấy con là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác để cho nó tự nhiên. Và ở trên từ đây mấy con đi đến đó mấy con thấy con kiến, mấy con mới phải tu vậy. Còn bây giờ mấy con thấy có kiến thì mấy con nhìn xuống coi có kiến để tránh, tức là mấy con câu hữu với Tứ Vô Lượng Tâm - Tâm Từ ở trong cái tỉnh thức. Thì tùy theo mà mọi cái hoàn cảnh, mọi cái sự việc, mọi cái thời gian, nó có cái gì đó thì mấy con áp dụng Phật Pháp vào trong đó để mấy con thực hiện được tỉnh giác. Một người tu Chánh Niệm Tỉnh Giác mà cộng thêm Tứ Vô Lượng Tâm, rất tỉnh chứ đâu phải không tỉnh. Vậy thì mấy con không tỉnh thì mấy con đạp côn trùng, kiến dưới chân mấy con sao? Mấy con phải tỉnh. Còn bây giờ mà không có kiến, mà mấy con cứ cúi cái đầu như mà ngựa đi thì thôi, Thầy nói thôi rồi, nó tạo cho mấy con còn mỏi cổ hơn, còn khổ hơn. Còn bây giờ các con tránh con kiến mà mấy con không chịu nhìn xuống thì như vậy là các con tu không đúng pháp.

Đó, những cái điều mà Thầy nói ra đây để mấy con biết rằng khi mình tu, mình phải nhiều cái sự sáng suốt, linh động, khéo léo, thiện xảo như đức Phật đã nói, thì như vậy là mới được.

Đây là một cái câu hỏi nữa: “7 giờ đến 10 giờ con đi kinh hành tốt, trong khi đi biết rõ từng bước đi một, không phóng dật theo âm thanh của các loài vật bên ngoài. Nhưng con đi đến những nơi mà xuất phát ra âm thanh ấy, tiếng con dế thì con nghe con thấy hai tai con nó ù giống như là gió vậy, mặc dù con vẫn biết được từng bước chân con. Kính thưa Sư Ông, như vậy con chưa an trú được trong bước đi hay không? Con kính mong Sư Ông chỉ dạy cho con được rõ hơn và dạy con cách thức nào để tai con không bị như vậy nữa, chứ con tác ý mà nó vẫn không hết”.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy