00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 009B - KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM (CHƠN THÀNH) - TRI KIẾN GIẢI THOÁT - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC

LCK 009B (NAM) - KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM (CHƠN THÀNH) - TRI KIẾN GIẢI THOÁT - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [01:09:23]

1- THẦY CHƠN THÀNH CHIA SẺ KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM

(00:00) Trưởng lão: Đây là trên mặt trận mà chúng ta đã chiến đấu với nghiệp lực muôn đời muôn kiếp của chúng ta. Nếu mà không quyết tâm nỗ lực chiến đấu thì chúng ta khó thắng được. Như vậy chúng ta thấy trong cuộc đời người khổ có ba cái lậu hoặc: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Mà chiến thắng được hôn trầm, thùy miên tức là chúng ta đã chiến thắng được Vô Minh Lậu.

Vì vậy mà hôm nay trên mặt trận sinh tử luân hồi của mỗi con người, thì phương pháp của Phật giúp chúng ta đối trị tất cả những sự khổ đau, tức là đối trị ba dục lậu, ba lậu hoặc: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Và hiện giờ Thầy xin mời một vị huynh đệ của các con đến đây trình bày sự chiến thắng về hôn trầm thùy miên để mấy con rút tỉa từng kinh nghiệm mà nỗ lực tu hành.

Vừa rồi Thiện Thảo là một người còn tuổi trẻ thanh niên nhiệt tâm tu hành, chiến đấu từng phút giây, để rồi cuối cùng đánh bật được Vô minh lậu, tức là trạng thái hôn trầm, thùy miên, vô ký, lười biếng của mình.

(01:20) Vậy thì thầy Chơn Thành, con hãy trình bày sự tu tập: tại sao con lại thức được suốt đêm ngày, chỉ có ngủ trong khoảng thời gian ăn cơm buổi trưa xong - thì chỉ có ngủ 30 phút thôi!

Rồi suốt đêm ngày con tu tập như thế nào mà đạt được cái sức tỉnh thức như vậy, mà cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh đau, không có gì hết! Thì như vậy con hãy trình bày cho huynh đệ thấy sự tu tập của mình, để họ rút tỉa từng kinh nghiệm tu tập. Vậy Thầy mời thầy Chơn Thành đến đây trình bày.

Lúc nãy là một người trẻ tuổi, nhiệt tâm còn nồng nhiệt, sức lực đầy đủ. Và bây giờ đây là một người già, một người già yếu, nhưng vẫn chiến đấu được hôn trầm, thùy miên. Thì các thầy và quý Phật tử nghe sự chiến đấu của mặt trận sinh tử luân hồi của con người rất là gian khổ, qua sự tu tập của mỗi vị đều có những kinh nghiệm. Thầy Chơn Thành trình bày lại sự tu tập của mình để chiến đấu được giặc hôn trầm, thùy miên.

(02:32) Tu sinh Chơn Thành:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Bổn sư Thích Thông Lạc.

Con Thích Chơn Thành, hôm nay được phép Thầy trình bày trong cái sự làm sao để mà con tu tập được suốt đêm với cái sức tỉnh thức như thế. Thì ở đây chỉ nói sơ bộ để cho các huynh đệ được biết, được đọc cũng là để mà sách tấn, thường là đáng lý (3:05) (không nghe rõ)…​ chưa có dám, thì Thầy cho phép nên con làm. Ở đây Chơn Thành thì làm sao có thể thức được như vậy, mà ngủ buổi trưa, thì đây là cả một quá trình tu tập.

Chơn Thành năm nay ngoài sáu mươi (tuổi) rồi, thì vào đây tu tập với Thầy từ năm 1997 và Thầy triển khai cái giáo án tu tập Giới – Định – Tuệ này. Sau đó Chơn Thành trở về Bắc và lúc đó Thầy cũng có đi ra Bắc lần đầu tiên, về thăm Đất Tổ, và Thầy cũng đã cắm mốc cho Chơn Thành ở chỗ đó. Nhưng mà đấy là một cái nghĩa địa, nhưng mà chính quyền địa phương ở đây họ không chấp nhận, họ sợ rằng là Chơn Thành lại làm những cái điều gì mê tín dị đoan, cúng bái kiếm tiền, chẳng hạn như thế. Cho nên Chơn Thành đành ở cái nhà mồ trong đó hai năm.

(04:25) Ở cái nhà mồ đó thì một bên là nghĩa địa. Thì cứ đi ra đi vào khi Thầy (4:32) …​ thì cái nhà mồ nó cũng phải làm theo cái địa phương này. Hai năm ở nhà mồ thì chứng kiến mà có thể nói là một trong những cái mà có thể nói là phá hôn trầm, thùy miên một cách tuyệt vời. Chơn Thành có nói, kính bạch với Thầy là cái pháp thứ nhất mà đệ nhất của nó là Thân Hành Niệm, pháp thứ hai phá hôn trầm, thùy miên là ở nghĩa địa.

Thế thì Chơn Thành có cái duyên được ở nghĩa địa nhìn người chết, thì thường vài ba ngày sẽ có, thế thì ở miền Bắc là có cái sự bốc mộ, cứ ba năm người ta chôn xuống đấy ra bốc mộ. Cho nên hiện nay mà nói thì Chơn Thành thường ra xem người ta bốc mộ coi như là, mình để rồi quán về cái thân bất tịnh thì nó rất là rõ, mà khi bị hôn trầm thùy miên thì ra ngồi nghĩa địa thì nó hết luôn hôn trầm.

Nhưng mà để chiến thắng thì lúc đầu đấy, phải nói rằng ngồi đấy nghĩa địa một mình đấy, thì phải nói cũng sợ hãi chứ, cái tiềm thức nó ăn sâu vào con người ấy nghĩ rằng có ma, nhưng khi (5:58) …​ vào với Thầy thì cái chuyện đó xác định là không có ma. Nếu mà có ma đấy, coi những cái đấy (06:05) (nghe không rõ…​) để làm được lại cái ý muốn của họ, ý muốn chứng minh cho cái thân biết luôn là khi chết mình là thân ma, nhưng họ không hiểu, nói thì không hiểu vấn đề, ôi có những lúc mà khi cái cơ thể có những cái mà có thể cơ duyên nghĩ thế này nhưng nó lại khác (6:35) (nghe không rõ…​).

(06:48) Sau đó đến hai năm mà tu hành như thế thì cái sự hôn trầm, thùy miên là phá dễ lắm. (6:56) …​, sang nữa là cái pháp ngồi trước cái nơi nguy hiểm thức suốt đêm. Nhưng mà vào đây với Thầy thì Chơn Thành có ngồi cạnh bụi chuối để xem là có phá được nó không, nhưng mà khi mà ra đó ngồi (7:17) …​ cái bụi chuối ấy nhưng nó vẫn không hết hôn trầm, thùy miên.

Lúc đấy có cái cầu bắc qua cái mương ở đây này thì cũng có nước nó đầy đấy, Chơn Thành ngồi trên cái cầu gỗ đó, đe: “Nghe nếu mà mày buồn ngủ mày rớt xuống đấy rồi mày chết”. Thì cái đó thì cũng là một cái mình vượt qua được hôn trầm, thùy miên.

Nói tóm lại thì đấy nó là những cái hỗ trợ cho mình vượt qua (7:44) …​ Cuối cùng thì Chơn Thành ở cái nghĩa địa đó mà khi năm 2000 (7:55)…​ Bạch Thầy, Thầy cho vào đây năm 2000 đến giờ đó thì Chơn Thành ôm pháp Thân Hành Niệm, tức là ôm pháp Thân Hành Niệm từ cái lúc năm 1997 Thầy trao pháp cho, ở cái thất (8:12)…​ của sư Pháp Ngộ, thế là lần đầu tiên Chơn thành vào ở cái thất đó mà ôm cái pháp Thân Hành Niệm. Lúc đấy thì Thầy chưa nói Thân Hành Niệm, Thầy chỉ nói là: “Con sẽ đi một vòng quanh thất xong rồi ngồi xuống thở năm hơi thở, tức là cứ đi thế một phút, hai phút, ba phút rồi con tăng lên nữa”. Và thực hiện như thế từ năm 1997 cho đến bây giờ Chơn Thành vẫn thực hiện tức là cái pháp Thân Hành Niệm không bỏ.

(08:43) Thế thì qua quá trình tu cái pháp Thân Hành Niệm như thế thì có thể nói rằng nó là pháp đệ nhất, mà khi tu thực hành của cái pháp Thân Hành Niệm này nó cũng không ngon gì đâu, nó rất là gì…​

Ví dụ đang…​ thì năm cái tướng trạng của thùy miên, hôn trầm là nó có thể hiện ra hết, đang đi rõ ràng mình tỉnh (9:10)…​ đâu, nó đến nhanh như chớp, chợt nó quật mình ngã xuống, có những lúc tưởng gãy xương hông, có những lúc tưởng gãy đùi, có những lúc mình đi trên kinh hành như thế nhưng mà mình đang đi tỉnh vậy thôi mà mình bước một phát xuống dưới cái đường hành lang đấy, tức là nó cách đấy ba bốn (9:38) …​ nó cách như thế tưởng là nếu như không mà cẩn thận là coi như gãy xương, lúc đấy ngồi chết ra đấy thì khổ chết mất.

Tức là trong quá trình Chơn Thành mà tu như thế thì thấy là rất nhiều cái trạng thái cảm thọ nó làm cho chết dở (10:01) …​ rồi thì khi mà đi như thế thì hai đầu gối nó tưởng là cái bánh chè nó không còn nữa tức là đau rất dữ dội. Với một cái nữa là khi mà ngồi (10:16) …​ quanh vào trong thất một vòng xong lại ngồi xuống hít thở năm hơi thở, đến nỗi mà hai cái mông nó không thể ngồi xuống được, lúc đó Thầy bảo thôi con phải quay ra đứng dậy, (10:31) …​ trong thời gian thì nó yên ổn.

(10:33) Yên ổn thế bắt đầu (10:35) …​ pháp Thân Hành Niệm này có thể nói là Chơn Thành nói với Thầy xem là đệ nhất. Nếu ai không tu cái pháp Thân Hành Niệm này thì coi như người đó sẽ tu sẽ không đến đâu. Đấy là cái pháp rất căn bản, nếu không tu Thân Hành Niệm theo kinh nghiệm của Chơn Thành người đó sẽ không bao giờ phá được hôn trầm, thùy miên. Người đó là không đi tới đâu.

Cho nên ngày nay, cho đến ngày hôm nay, qua những cái tu tập như thế, nỗ lực của mình Chơn Thành có đề ra những câu pháp hướng, một là: "Làm chủ sinh tử "; hai là : "Điều cuối cùng trên đời này không có hạnh phúc nào hơn là làm chủ sinh, già, bệnh, chết". Tác ý cái câu nho nhỏ như thế nó giúp trấn yên tinh thần tức là vượt qua những trạng thái, cho đến ngày hôm nay phải nói rằng là Chơn Thành đã chiến thắng được, chiến thắng được nó. Và trưa thì đúng ra mình ngủ một chút, sau đó rồi mình vào tiếp tục. Hiện nay thì cái thời khóa thì những khóa trước Thầy đã nói rồi.

Tức là ban ngày thì trong hai thời buổi sáng này, buổi chiều này thì Chơn Thành tu bốn tiếng. Thế rồi sau đó thì mỗi thời nghỉ một tiếng, để tới trưa khất thực thì 11 giờ Chơn Thành đi khất thực thì cho đến 2 giờ, Chơn Thành vừa là khất thực vừa nghỉ ngơi. Sau đó đến 2 giờ thì lại tiếp tục tu cho đến 6 giờ chiều. Thế còn buổi tối thì bắt đầu tới 7 giờ bắt đầu đi (12:35)…​ Thế thì trong cái thời gian mà tu từ buổi tối cho đến sáng, thì có những lúc có thể nói rằng khi cái tâm nó (12:45)…​ thì có lẽ là ai tu thì biết, chứ bây giờ tả nó thế nào? Là nó sung sướng như thế nào? Và nó hoan hỷ như thế nào? Thế thì không có cái văn nào tả được những cái (13:00) …​ đấy.

(13:00) Thế rồi cái đó thì nó càng (13:04) …​ mà không thấy mệt, nó càng tu càng thấy khỏe ra, càng thấy thích thú. Cái đấy là những cái mà Chơn Thành nếu mà có đủ cái duyên phúc ấy, thì sau này được phép của Thầy, Chơn Thành xin ghi lại toàn bộ cái này vào một cái kinh nghiệm của mình trong một cái tập nho nhỏ có đề là…​ Chơn Thành có nghĩ đề là cái: Những người được mang dòng họ Thích.

Chơn Thành có nghĩ về sau này, mà nếu như mà đủ duyên Chơn Thành nỗ lực mà tu xong đấy thì Chơn Thành viết một cuốn nho nhỏ để kinh nghiệm mà cho những (13:55) …​ Thì đấy là hôm nay thì là cái ý kiến nho nhỏ mà để trình bày đến tất cả các huynh đệ, Chơn Thành đúc lại tu tập là như vậy.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

2- THẦY NÓI THÊM VỀ KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM

(14:18) Trưởng lão: Ở đây, mà những cái gương mà chiến đấu với cái tâm của mình, là cái gương để mà huynh đệ chúng ta cùng noi theo. Ở đây không có ai hơn mà cũng không có ai kém, chỉ chúng ta noi gương những huynh đệ chúng ta, những người khác, lấy gương của Phật, lấy gương tu tập của Thầy, lấy gương của huynh đệ đã làm được, chúng ta soi cái gương đó mà nỗ lực chiến đấu với giặc sinh tử. Lúc nào nó cũng đang ngự trị trong thân tâm của chúng ta hết, cho nên chúng ta phải cố gắng, cố gắng hết mình tu tập. Và khi được vào cái lớp tu tập này, được Thầy đào tạo và huấn luyện trên cái sự tu tập, cho nên quý thầy cố gắng chừng nào thì quý thầy không phụ ơn Phật, không phụ ơn Thầy.

Thầy biết rằng sự tu tập là rất khó, như chúng ta nghe hai trường hợp của hai vị thầy đã tu tập qua, một vị trẻ tuổi và một vị lớn tuổi. Qua kinh nghiệm tu tập của thầy Chơn Thành, thì từ cái chỗ mà quá sợ ma ở đồng mả cho nên không dám ngủ, vậy mà cố gắng thức. Đó là cũng một cách thức bắt để cho mình phá hôn trầm. Rồi sau cái thời gian vào đây thì thầy tu tập cũng còn hôn trầm, thùy miên chứ chưa phải là hoàn toàn thắng, cũng chưa có phải là…​ Buổi tối từ 10 giờ đến 2 giờ, thì khoảng thời gian đó thầy cũng vẫn còn ngủ chứ chưa phải là chiến thắng suốt đêm được.

Thế rồi thầy bị hôn trầm, có nhiều khi thầy đi kinh hành trên cái đường kênh mà như các thầy đã biết hồi đó có cái đường kênh, hồi đó đường kênh nước ngập đầy, cho nên thầy đi kinh hành nó lủi, nhưng nó khôn lắm, nó không lủi xuống kênh mà nó lủi vô hàng rào, lủi qua lủi lại. Và cuối cùng thầy trèo trên cái cầu, thầy ngồi trên cái cầu, để cho nó ngủ đặng cho nó nhào cái đầu nó xuống dưới cái kênh cho nó uống nước, cho nó chết, thì nó lại khôn nó lại không ngủ. Đó là những cái để mà phá cái hôn trầm của mình. Nhưng cái đó không phải bằng pháp, cái cách thức đó không phải bằng pháp.

(16:35) Mà pháp của Phật có pháp phá hôn trầm, tức là bốn phương pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác như Thầy đã dạy. Và thầy Chơn Thành hợp với pháp Thân Hành Niệm, nhưng cái pháp Thân Hành Niệm của thầy nó cũng chưa trọn vẹn. Về cái pháp Thân Hành Niệm đi hoặc là hành động của thân, hơi thở đều tác ý trước khi làm, thì thầy đã làm theo cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác thứ ba. Nhưng áp dụng vào pháp Thân Hành Niệm thứ tư có một phần và đồng thời thì thầy áp dụng pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác thứ ba, tức là đi 10 bước hoặc 20 bước rồi ngồi xuống hít thở 5 hơi thở rồi đứng dậy đi.

Đó là nói cho rõ để chúng ta hiểu được. Cho nên áp dụng được cái pháp phá được cái hôn trầm, thùy miên cuối cùng thầy thức suốt đêm được mà hôn trầm, thùy miên không tấn công thầy được nữa. Và hiện giờ thầy cố gắng tiếp tục để những cái vi tế, những cái vi tế cuối cùng của Vô Minh Lậu không còn nữa.

Thầy nói như thế này để quý thầy cũng như quý Phật tử được hiểu biết trên con đường tu tập của đạo Phật rất khó. Nó chỉ còn một chút vi tế của Vô Minh Lậu thôi, của một trạng thái hôn trầm, thùy miên, vô ký một chút xíu thôi, như cát ở trong móng tay chúng ta. Nghĩa là trong móng tay chúng ta đóng một chút xíu đen đen đó, một chút xíu đen như là một hạt bụi ở trong móng tay của chúng ta thôi thì Tứ Thần Túc không xuất hiện, nó phải hoàn toàn thanh tịnh thì Tứ Thần Túc mới xuất hiện.

3- TỨ THẦN TÚC

(18:07) Trưởng lão: Tứ Thần Túc là gì? Là những cái năng lực để giúp cho chúng ta nhập được các định và chúng ta thực hiện được Tam Minh. Nếu không có Tứ Thần Túc thì chúng ta chưa hoàn thành được con đường tu tập. Nhưng nói về Tứ Thần Túc thì người ta nghĩ đến thần thông. Ở đây chúng ta không phải nói đến Tứ Thần Túc mà nói đến thần thông, mà nói đến Tứ Thần Túc tức là nói cái lực thanh tịnh của tâm chúng ta vô lậu.

Người tu tập tâm vô lậu thì mới có Tứ Thần Túc. Và cái lực Tứ Thần Túc, cái khả năng, năng lực gọi là Tứ Thần Túc. Cái năng lực của Tứ Thần Túc là cái khả năng, cái sức lực làm cho chúng ta làm chủ được sự sống chết của chúng ta, còn nếu chúng ta không có thì chúng ta không làm chủ được.

Bởi vì muốn nhập bốn thiền, từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền mà không có Định Thần Túc thì chúng ta không nhập được. Cho nên người mà tu thiền mà giới luật chưa nghiêm chỉnh, chưa ly dục ly ác pháp làm sao có Tứ Thần Túc mà ngồi mà gọi là tu thiền, những người đó tu thiền điên chứ đâu phải thiền. Thiền của Phật xác định rất rõ: Có Tứ Thần Túc thì có Định Như Ý Túc. Định Như Ý tức là nhập Thiền định như ý mình muốn, mà nó đầy đủ, gọi là Túc là đầy đủ. Cho nên chúng ta có Định Như Ý Túc thì chúng ta mới nhập Thiền định.

Cho nên cái lớp Chánh Định của đạo Phật nó chỉ cái lớp thứ tám, trong Bát Chánh Đạo chúng ta nghe nói Chánh Định. Thì cái người mà có Định Thần Túc rồi thì người ta sẽ nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền nó không có khó khăn, không có mệt nhọc.

Cho nên khi mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ mà sung mãn được Tứ Niệm Xứ thì tâm định tỉnh, nhu nhuyến, dễ sử dụng. Đức Phật đã nói mà: “Tâm định tỉnh, nhu nhuyến, dễ sử dụng”. Lúc bây giờ hằng ngày chúng ta tập định tỉnh trên thân hành của chúng ta, cái sự định tỉnh đó mà phá cả cái buồn ngủ hôn trầm của chúng ta, cho nên nó mới định tỉnh.

Còn nếu mình không phá được hôn trầm, thùy miên làm sao định tỉnh? Còn mình vụng về, mình lại ức chế mình ở trong hơi thở hoặc ức chế ở trong bước đi hoặc ức chế cái tâm thanh thản của mình, để mình giữ gìn cái đó thì tức là mình bị ức chế. Mình ức chế thì làm sao gọi định tỉnh? Cho nên mình bị lọt vào trong một cái tưởng mà thôi, cho nên mình là tu sai.

(20:24) Vì vậy ở đây không phải ức chế, mà ở đây chúng ta sử dụng những cái phương pháp để đẩy lui cái chướng ngại. Chúng ta thấy bây giờ mình có buồn ngủ thì lúc đầu mình đi kinh hành, mình làm cho động thân mình nó không có buồn ngủ thì nó phá dần, phá dần, phá dần thì cái buồn ngủ nó sẽ hết. Mà hết cái buồn ngủ, cái hôn trầm thùy miên nó hết thì cái Vô Minh Lậu nó hết. Mà nó hết thì tức là chúng ta đã thanh tịnh được cái tâm của chúng ta rồi, chứ đâu phải chúng ta nhiếp tâm cho hết vọng tưởng, cho nên cái người tu là sai.

Nhưng vì chúng ta có những lúc cơ thể bị đau bệnh, vì vậy mà chúng ta phải nhiếp tâm trong hơi thở hoặc nhiếp tâm trong bước đi và an trú trong đó để khi mà chúng ta nhiếp tâm và an trú trong 5, 10 phút hoặc 30 phút mà thôi, rồi chúng ta nương vào cái thời gian nhiếp tâm được đó để chúng ta đẩy lui chướng ngại pháp trên thân chúng ta khi thân chúng ta bị đau bệnh cái chỗ nào đó làm chúng ta, phân tâm của chúng ta, cho nên chúng ta tác ý đuổi nó bằng cách chúng ta an trú.

Vì vậy mà chúng ta tập nhiếp tâm, an trú không có một niệm xen vào, tức là chế ngự tâm chúng ta chứ không phải ức chế. Cho nên chúng ta biết cách thức tu để đối trị được cái ác pháp đang xâm chiếm đến Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta.

Phương pháp của Phật đâu nó ra đó hẳn hoi. Vì vậy mà hôm nay cái phương pháp mà Chánh Niệm Tĩnh Giác để làm cho tâm chúng ta định tỉnh. Mà khi tâm chúng ta định tỉnh và đồng thời chúng ta kết hợp với phương pháp Định Vô Lậu làm tri kiến chúng ta giải thoát. Cho nên tri kiến chúng ta giải thoát nó sẽ nằm ở đâu? Cho nên đức Phật nói tri kiến nó nằm ở trong giới luật, nằm ở trong đức hạnh. “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”, đó là lời đức Phật dạy.

Mà lời đức Phật dạy thì chúng ta thấy rõ ràng người tu hành phải định tỉnh, định tỉnh thì cái tri kiến chúng ta mà thông suốt được những cái lý của Phật pháp như thật, cái lý vô thường như thật, cái lý vô ngã như thật của các pháp, cái lý duyên sanh của các pháp, chúng ta như thật thì lúc bấy giờ không có ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được, vì ác pháp nó phải mang cái tính chất tham, sân. Vì vậy mà chúng ta đẩy lui được những ác pháp đó, không làm cho thân tâm chúng ta chướng ngại. Tức là chúng ta đã dẹp Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Cuối cùng thân tâm thanh tịnh và Tứ Thần Túc xuất hiện.

(22:49) Tứ Thần Túc nó có bốn cái Thần lực. Thần lực thứ nhất là Dục Như Ý Túc. Khi một người mà tâm định tỉnh, nhu nhuyến, dễ sử dụng, muốn biết chúng ta có Thần lực đó không, có Dục Như Ý Túc không thì chúng ta thử bảo, ngồi xếp bằng như các thầy như vậy chúng ta thử mình có Thần Túc không.

Cũng như ngày xưa, ông Châu Lợi Bàn Đặc khi ông thấy tâm thanh tịnh, trên Tứ Niệm Xứ rất thanh tịnh, ông thử coi ông có Tứ Thần Túc không, thì lúc bây giờ Dục Như Ý Túc, ông bảo rằng: Một ngàn ông Châu Lợi Bàn Đặc phải ngồi đầy khắp khu rừng này cho ông. Ông chỉ cần ra lệnh như vậy, thì chúng ta thấy rằng cái Dục Như Ý Túc tức là cái ý muốn của ông là muốn cho có một ngàn cái ông Châu Lợi Bàn Đặc, một cái ngàn người như là ông vậy phải ngồi đầy khu rừng này.

Lúc bấy giờ tất cả chúng Tỳ kheo đều đi thọ trai, khu rừng vắng không có một người nào, chỉ riêng có mình ông còn ở lại khu rừng thôi, ông ở lại. Cho nên vì vậy ông mới thử cái sức tu tập, cái tâm thanh tịnh của mình bây giờ coi thử coi nó có đủ cái lực không. Thì ông vừa ra lệnh thì ông nhìn thấy cả một khu rừng, dưới gốc cây nào cũng có ông Châu Lợi Bàn Đặc ngồi cả. Ông nói: Như vậy là Dục Như Ý Túc mình có rồi.

Và khi Dục Như Ý Túc có thì Định Như Ý Túc có, Định Như Ý Túc có thì Tinh Tấn Như Ý Túc có, mà Tinh Tấn Như Ý Túc có thì Tuệ Như Ý Túc có. Mà Tuệ Như Ý Túc tức là Tam Minh.

Cho nên một người tu chúng ta không có khó khăn gì mà chúng ta không thử nghiệm lại coi cái sự thanh tịnh của mình có đủ Tứ Thần Túc này không. Vì trên Tứ Niệm Xứ mà thanh tịnh thì Tứ Thần Túc sẽ xuất hiện. Cái pháp Tứ Niệm Xứ thì quý vị ai cũng biết rồi mà, nhưng mà vì mình tu chưa thanh tịnh cho nên nó chưa đủ năng lực đó mà thôi.

Như Thầy hồi nãy đã nói, dù còn một chút xíu Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, một chút xíu như cát ở trong móng tay của chúng ta thì Tứ Thần Túc không xuất hiện. Cho nên phải rất là thanh tịnh, trong sạch thật là trong sạch thì Tứ Thần Túc mới hiện.

4- ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỜNG LỐI RÕ RÀNG

(24:53) Trưởng lão: Cho nên cuộc đời chúng ta được đức Phật dạy bảo đường lối rất rõ ràng, tu thiền định phải có cái gì mới tu thiền định, chứ không phải muốn tu thiền định ngồi đó mà nhập định thì người đấy chỉ lừa đảo người khác mà thôi, chẳng biết thiền định là gì.

Còn đường của Phật đã vạch rất rõ, trong kinh sách dạy rất cụ thể, để mà chúng ta biết đường lối cách thức tu tập, thế mà người ta dạy thiền định, người ta dạy mình niệm Phật để mình cầu vãng sanh. Đức Phật đã nói rồi, thế giới tưởng làm sao có thật mà cầu vãng sanh!?

Đó là tất cả những cái sai, cái sai muôn đời mà để lại cho chúng ta tu tập rất là gian khổ, bỏ hết đời chúng ta tu tập, cuối cùng chúng ta được những gì? Thiền định thì không có Tứ Thần Túc, mà cầu để về một cõi Thiên Đường, Cực Lạc thì lại cõi tưởng, làm sao có cõi thật mà cầu. Cho nên tất cả những cái này là những cái điều mơ hồ, huyễn hoặc, ảo tưởng của những con người chúng ta dựng nó lên, để làm cho chúng ta khổ, biến nó trở thành cái tôn giáo để làm chúng ta khổ.

Đạo Phật không phải là tôn giáo. Đạo Phật là một cái đạo đức nhân bản làm người, chứ không có phải là cái tôn giáo. Bởi vì con đường Bát Chánh Đạo đức Phật dạy rất rõ: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ. Chánh làm sao chúng ta có tà được, thấy cái đúng làm sao có sự đau khổ mình, đau khổ người? Cho nên nó là đạo đức chứ sao. Vì vậy mà tám lớp hẳn hòi, có chương trình giáo dục đàng hoàng, có những bài học, trong những bài học để chúng ta thực hiện được đạo đức làm người: Sống không làm khổ mình, khổ người. Quá rõ ràng cụ thể.

Tại sao chúng ta được theo đạo Phật, được học giáo lý của đạo Phật mà không thực hiện được con đường của đạo Phật, tức là Bát Chánh Đạo? Bát Chánh Đạo không phải là những danh từ suông, mà là những bài học thật sự cho chúng ta tu học.

5- VIẾT BÀI TƯ DUY VỀ NHÂN QUẢ

(26:40) Trưởng lão: Vậy hôm nay Thầy sẽ trả lại bài của mấy con. Là vì trong thời gian một tuần nay có người viết Thầy 5, 6, 7 bài như thế này. Nghĩa là một người có thể lặp đi lặp lại rất nhiều, như vậy gọi là tu Định Vô Lậu. Định Vô Lậu triển khai tri kiến chúng ta, mà chúng ta từng nghe trong kinh sách Phật nói tri kiến giải thoát, cái sự hiểu biết giải thoát. Còn hiện giờ quý vị đang ở trong cái sự hiểu biết không giải thoát, cho nên dễ giận hờn, dễ phiền não, dễ tham đắm, dễ thích thú điều này thế kia.

Cho nên chúng ta muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát, sự hiểu biết giải thoát giúp chúng ta không còn bị dính mắc, không còn bị tham đắm, không còn tham, sân, si. Đó là con đường của đạo Phật rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết.

Vậy hôm nay những bài luận mấy con đã viết ra như thế này. Trong một tuần lễ, mấy con mỗi người viết cho Thầy 5 bài, 10 bài. Thầy sẵn sàng đọc lại tất cả những bài của mấy con, và ghi lại từng cái chỗ sai, từng chỗ đúng để giúp cho các con có một cái tri kiến soi thấu, một cái lý chân thật của một cái pháp trong thế gian này, của một sự kiện hiện tiền trong thế gian này, của một sự hiện tại mà từ lâu chúng ta không hiểu biết, làm cho hôm nay chúng ta hiểu biết mà hiểu biết thật sâu, và hiểu biết thật rõ, và hiểu biết như thật chứ không có còn mơ hồ. Để giúp chúng ta biết rằng: Trên thế gian này là không có gì là thường hằng vĩnh viễn, chỉ là các pháp vô thường mà thôi.

(28:25) Cho nên đức Phật nói: “Sinh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”. Sinh là gì? Duyên hợp mà sinh ra. Rồi Diệt là gì? Là mất đi. Mà bây giờ cái người tu tập của chúng ta, mục đích chúng ta hiểu biết để chúng ta thấy các pháp đều là các pháp sinh diệt, các pháp đều là vô thường, các pháp đều là nhân quả. Do thấy hiểu biết như thật, cho nên chúng ta không còn dính mắc, không còn tham đắm trong các pháp thế gian.

Cuối cùng sự hiểu biết đó giúp chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm chúng ta quay vào với một sự an ổn vô cùng, vô tận. Không một ác pháp nào tác động được chúng ta, cho nên công lao của quý Thầy, của quý cư sĩ từng chịu khó suy tư viết từng bài như thế này, một bài không phải một trang, mà rất là nhiều trang, nhiều trang như thế này.

Một bài luận rất nhiều trang, mà một ông thầy giáo phải đọc những cái bài luận này chắc chắn là ông mệt mỏi nhiều lắm, nhưng Thầy không mệt mỏi là vì Thầy thương yêu các con phải chịu khó ngồi tư duy bóp đầu, nặn trán mình ra viết như thế này.

Qua nhiều bài viết, cuối cùng Thầy thấy mấy con có những điều mấy con sáng suốt lên, hiểu rõ lên. Như bài ngắn này của thầy Thanh Quang. Bài ngắn gọn, đầy đủ có tiến bộ, nghĩa là tiến bộ hơn trước rất nhiều. Bài này là bài thứ ba của thầy viết. Và bài này là bài thứ tư, bài này nói rõ nét duyên hợp của nhân quả, có tiến bộ sâu sắc quán về nhân quả hơn.

Lần lượt từ bài vụng về, hiểu cạn cợt, bây giờ lại lần lượt những cái bài kế tiếp sâu sắc hơn, cho đến khi hoàn chỉnh được cái bài, viết được cái sự quán xét về nhân quả thảo mộc thì Thầy sẽ cho tiếp bài học về nhân quả con người.

(30:19) Ở trong lớp chúng ta có những người cũng đồng học trong thời gian nửa tháng nay, thì có người đã được Thầy cho họ làm được bài đến bài Nhân Quả Con Người rồi. Còn có ở lớp này, cũng có nhiều người thì bài nhân quả còn cạn lắm, hãy cố gắng khắc phục, đừng bỏ cuộc mấy con. Có Thầy, Thầy sẽ giúp đỡ tri kiến của mấy con sẽ sáng suốt, soi vào các pháp như thật, làm cho mấy con có cái Chánh Kiến, có cái tư duy soi thấu rõ ràng, để không mấy con không còn bị mờ mịt trước các pháp, không còn bị các pháp gạt gẫm mấy con nữa.

Đây là hai bài của thầy Thanh Quang, Thầy xin trả lại, Thầy không đọc nhưng những bài này Thầy đã phê như vậy đủ biết là tạm đủ. Bài này của một vị tu sĩ, bài này tạm được, nghĩa là vị tu sĩ này viết rất nhiều bài nhưng hôm nay mới tạm được, nhưng còn thiếu về duyên hợp, duyên tan phải làm lại. Tức là duyên hợp của nhân quả thì duyên tan của nhân quả - còn kém! Cho nên phải cố gắng làm lại cái phần này cho đầy đủ hơn.

Trùng trùng duyên hợp, kể ra biết bao nhiêu cái sự duyên hợp để mà tạo thành được nhân quả, cho nên trùng trùng duyên hợp, nhưng trùng trùng duyên tan. Tại sao nói trùng trùng duyên tan?

Bây giờ Thầy đem một nắm lúa hoặc là một nắm đậu, thì lúa hay đậu đó là cái nhân, Thầy ném vào trong một cái nơi đất ẩm ướt, thì trong lúc đó nơi ẩm ướt đó thì có hạt thì lên rất mạnh nhưng có hạt lên rất yếu, và những cái cây được lên đó thì có cây được suôn sẻ lên luôn và có cây bị sâu bọ sẽ cắn chết đi. Đó là duyên hợp rồi lại duyên tan. Mà cái sống sót được rất là khó khăn, mà cái hoại diệt thì rất là dễ dàng.

(32:24) Cho nên ở đây chúng ta nói muốn duyên hợp, duyên tan nó đều gắn liền với nhau. Vì vậy mà chúng ta thấy một cái quả cũng vậy. Bây giờ chúng ta đem một cái hạt xoài trồng lên một cây xoài, cây xoài sẽ cho rất nhiều quả, nhưng mà đợi mà được trái xoài mà được cái quả xoài chín để có một cái hạt ở trong đó để làm lên thành cái cây, thì biết bao nhiêu trái xoài con đã rớt xuống, đã diệt chứ gì? Hợp thành một cây xoài có trái, có phải không? Mà bây giờ những cái trái quả đó nó được thành hình mà trở thành một cái cây xoài lớn để có cái hạt già ở trong đó để lên thành được cái cây, thì bao nhiêu trái xoài nhỏ nó rớt xuống hết mấy con, nó diệt hết.

Cho nên sự sinh diệt chúng ta nhìn cây xoài rồi chúng ta phải suy ngẫm lại con người, rồi chúng ta thấy cái sự diệt khi sinh con người rồi khi diệt chúng ta sẽ thấy. Nhiều khi chúng ta thấy một cơn bão hay hoặc một cơn sóng thần con người chết nằm la liệt chúng ta đau xót, chứ chúng ta đâu có nhìn cái nhân quả của cây, bao nhiêu cái trái xoài nhỏ nó rớt xuống nó đầy gốc mà nó còn lại được mấy trái xoài lớn mấy con. Chúng ta còn được con người ngồi hôm nay như thế này khó lắm mấy con, cũng như trái xoài mà đã được tới chín rồi đó, còn những trái xoài mà chưa được, nó rơi rụng hết mấy con. Từ khi cha mẹ giao hợp nhau để thành một đứa con, biết bao nhiêu đứa con phải rơi rụng để rồi mới thành một đứa con?

Các con cứ suy ngẫm, không phải duyên hợp, duyên tan nó liên tục như vậy sao? Cho nên thành hình được một trái xoài mà trọn vẹn cho tới cuối cùng mà chúng ta được ăn cái trái xoài, được thấy ngon ngọt là cả một quá trình duyên hợp tan, đau khổ vô cùng. Cho nên chúng ta thấy cuộc đời này là cuộc đời là khổ. Đức Phật nói không sai: “Đời là khổ. Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”.

(34:22) Nếu chúng ta nhìn nhân quả của thảo mộc, chúng ta thấy những trái xoài con rớt đầy gốc chúng ta có khóc không? Nếu chúng ta suy ngẫm đến thân phận của con người sanh ra được người, biết bao nhiêu người phải chết, rồi chỉ còn có mình chúng ta, cho nên nước mắt chúng ta khóc là phải thôi. Khóc cho đời đau khổ, khóc cho duyên hợp tan của nhân quả mà tạo cảnh tang thương, đau khổ như thế này. Cho nên khi suy tư, khi hiểu biết rõ ràng như vậy chúng ta còn thiết tha gì trên thế gian này nữa không?

Một khi chúng ta sống biết bao nhiêu người đã chết. Một khi chúng ta còn sống biết bao nhiêu loài vật đã chết mà chúng ta nỡ tâm ăn thịt từng miếng thịt, nhai nuốt vào trong bụng chúng ta để nuôi thân xác chúng ta gọi là bổ khỏe, gọi là đầy đủ, gọi là ngon ngọt. Thì chúng ta có nỡ lòng nào không? Nỡ lòng nào không?

Một người hiểu được Phật pháp người ta đâu làm sao mà không đau khổ, người ta không làm sao người ta không muốn ra khỏi cuộc đời này. Cuộc đời này duyên hợp tan là cả một vấn đề đau khổ của nhân quả.

Các con làm bài các con nói hết, nói càng sâu thì các con mới thấm thía được lời đức Phật dạy. Cuộc đời chúng ta quá khổ! Duyên hợp tan là cả một điều đau khổ làm chúng ta không suy tư, không nghĩ tưởng mà nghĩ đến chúng ta đau khổ vô cùng.

Cho nên Thầy quyết định cuộc sống Thầy khi tu xong rồi, Thầy nghĩ đến chúng sinh khổ quá, Thầy không nỡ bỏ đi, cho nên Thầy làm sao Thầy triển khai lại con đường của đạo Phật, dựng lại những gì của đạo Phật để giúp cho loài người sống không làm khổ mình, khổ người, Thầy đem lại hạnh phúc cho loài người. Nhưng quá khổ!

Tiếng nói của Thầy trong muôn ngàn người mới được một người nghe. Thầy tin rằng đời của Thầy chỉ dựng nó lại, mong cho đời sau sẽ được triển khai rộng. Và mọi con người đều thấm nhuần được đạo đức nhân bản – nhân quả này, để sống không làm khổ mình, khổ người là Thầy mãn nguyện rồi.

(36:21) Còn những vị nỗ lực tu tập cho đến khi làm chủ sự sinh tử luân hồi chấm dứt, thì các con chỉ là những gương hạnh tốt đẹp cho người đời mà thôi. Chúng ta đừng sống ích kỷ cho mình, khi tu tập xong có nhiều thầy nói với Thầy: “Con thấy sự hướng dẫn của Thầy quá khổ, con tu tập được con sẽ nhập diệt, con thấy con không đủ sức”. Nhưng các con phải nghĩ, còn biết bao nhiêu con người trùng trùng điệp điệp, người ta đang đau khổ lắm!

Khi các con tu tập xong dù một phút giây còn giữ lại được hơi thở thì mấy con còn phải sống, sống vì mọi sự đau khổ của con người trên thế gian này, để làm gương hạnh, để nói lên tiếng nói để giúp cho họ sống đạo đức thì Thầy ước muốn. Chứ đừng tu tập rồi mấy con bỏ ra đi tội nghiệp cho con người trên hành tinh này lắm! Họ có biết gì đâu, họ chỉ theo quy luật của nhân quả mà chạy theo vòng tròn của nhân quả đời này đến đời khác, họ làm sao thoát khỏi?

Nếu không có Phật, nếu không có kinh nghiệm tu hành của Thầy thì ngày nay làm sao có nền đạo đức nhân bản – nhân quả này giúp cho loài người, thì làm sao có ngày mấy con làm chủ được sự sống chết chấm dứt được luân hồi, thoát ra vòng kiềm tỏa của nhân quả, thì làm sao mấy con thoát được. Mà khi thoát được mấy con nỡ đành nào bỏ chúng sanh lại sao?

Mấy con hãy cố gắng! Đừng ích kỷ! Chúng ta đừng thấy cảnh khổ mà bỏ đi. Mà chúng ta hãy chịu đau khổ vì mọi người; chúng ta không cầu danh, cầu lợi nữa đâu mấy con! Nhưng chúng ta vì thương xót mà chúng ta ở lại.

Ngày ăn một bữa, sống đời sống ba y một bát chúng ta còn gì trên thế gian này mà tha thiết ở? Nhưng nỗi khổ của chúng sinh nhiều lắm, nhiều lắm, chúng ta đừng đi mấy con!

Thầy biết lớp Thầy dạy tu tập mấy con sẽ hoàn toàn chứng được đạo quả giải thoát, chứng được chân lý hẳn hòi, nhưng mấy con nhớ lời Thầy đừng bỏ con người trên hành tinh này, khi chúng ta thấy rằng duyên chúng ta dù ít dù nhiều chúng ta cũng đừng nên bỏ họ mà hãy cứu họ, đem họ ra khỏi sự đau khổ của quy luật nhân quả. Đó là sự ước muốn!

(38:40) Cho nên hôm nay, con hãy làm lại bài này một lần nữa, duyên tan hợp còn nhiều lắm, phải cố gắng làm, phải cố gắng! Thầy biết các con suốt trong một tuần nay nhiều bài vở các con làm trao cho Thầy đọc, Thầy cố gắng đọc hết sức mình để giúp cho mấy con, và hết sức khuyên mấy con hãy cố gắng viết nữa, viết nhiều nữa! Viết chừng nào, mấy con tư duy chừng nào mà nó thấm nhuần được cái lý, lý nhân quả của kiếp người, của kiếp muôn loài trên hành tinh này; hãy cố gắng viết nữa, viết cho nhiều chừng nào thì mấy con sẽ thấm nhuần chừng nấy.

Khi viết thì buộc lòng đầu óc của mấy con phải tư duy suy nghĩ, đừng vay mượn của ai mà tự móc trong đầu óc của mình ra mà viết, viết những điều cần hiểu biết, viết những điều chưa hiểu biết và cái gì chưa hiểu biết Thầy sẽ gợi ý, Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con. Với sự giúp đỡ của Thầy, Thầy tin rằng mấy con sẽ thông suốt được lý nhân quả.

Hãy cố gắng mấy con. Thầy giúp mấy con, thì Thầy tin rằng vì ơn nghĩa, vì không phụ ơn Thầy thì mấy con không nỡ bỏ chúng sinh mà đi, mấy con ở lại để giúp cho mọi người còn nhiều đau khổ.

Đây là bài của Chơn Niệm.

6- THẦY NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH TRIỂN KHAI BÀI NHÂN QUẢ THẢO MỘC THEO THỨ TỰ

(39:59) Trưởng lão: Bài này của Phước Tồn, con viết rất nhiều bài, theo Thầy thiết nghĩ những bài con viết có nhiều cái ý mới và cũng có nhiều cái rất hay về nhận xét qua nhân quả, nhưng con cố gắng cô đọng lại một cái bài nhân quả từ đặc tướng, rồi đặc tính, rồi chuyển đổi nhân quả, rồi duyên hợp, duyên tan và kết luận.

Vào đầu giới thiệu nên gợi ý người bằng câu hỏi, để người ta chú ý vào nhân quả. Và từ đó về sau thì con hãy theo thứ tự cái đặc tướng trước, đặc tướng của nhân quả, đặc tướng trước - hình dáng của mọi vật. Kế đó là đặc tính của nhân quả, khi đặc tính xong rồi thì chuyển đổi cái nhân quả bằng cái phương pháp, bằng cách thức chuyển đổi, rồi mới giải thích về duyên hợp của nhân quả, giải thích về duyên hợp nhân quả rồi thì kế đó giải thích về duyên tan. Rồi kết luận để xác định cho người ta thấy rằng nhân quả là một sự thật, không phải là một ảo tưởng. Mà đây là chứng minh cho sự thật qua những nhân quả của thảo mộc. Đó thì cái bài con nên làm lại một lần nữa.

Thầy biết rằng con cặm cụi suốt trong tuần lễ nay, biết bao nhiêu lần, bao nhiêu giấy, biết bao nhiêu lần như thế này chứ không phải một bài này. Đó là cái phần về Phước Tồn, siêng năng tu tập như vậy Thầy rất mừng: là đệ tử của Thầy rất siêng năng, cố gắng để đem lại sự hiểu biết của mình.

(41:34) Bài này cũng của Phước Tồn, bài này con đã giải thích những từ “chân thật, che đậy, dối trá với mình với người”. Ở đây Phước Tồn có hỏi Thầy như thế này: “Là trong khi đi khất thực thì trong lúc đó có những người đứng ở trước cái nơi mà con khất thực, cái sức của con thì con phải ăn sáu bát cơm, mà bây giờ có người đứng nhìn thì con ngại quá cho nên con xúc có bốn bát cơm thôi, còn hai bát thì con không xúc, sợ người ta chê con là người tu sĩ tham ăn, cho nên con không xúc như vậy”.

Trong đây thì Thầy khuyên rằng: Mình phải chân thật, mình đừng có che đậy, mình đừng có dối trá. Thì cái bài viết của Phước Tồn đó, trong cái bài viết này nói rất rõ, rất rõ là đã hiểu được cái ý của Thầy; cho nên mình ăn bao nhiêu thì mình đến xin bấy nhiêu - mình đủ ăn. Mình ăn ngày một bữa, mình không ngại gì hết, người ta chê cũng được, người ta khen cũng được, mình không cần người ta khen. Người ta nói gì cũng được, miễn ngày hôm đó mình sống mình tu hành, mình sống không có vì cái danh hão mà cái sự thật, mình sự thật. Thí dụ mình ăn sáu bát cơm mình cứ xúc sáu bát cơm mình ăn, đừng có ngại người ta nói mình ăn nhiều rồi mình xấu hổ.

Thường thường ở đời họ theo kiểu xã giao, họ đến ăn tiệc nhiều người ngồi ăn qua loa thôi, sự thật họ chưa phải ăn no đâu, đó cái xã giao của họ, cái kiểu cách của họ, rồi ai có mời họ thêm họ nói: “No rồi, no rồi!”. Đó là sự dối trá mấy con, sự dối trá không thật. Người tu sĩ chúng ta luôn luôn thành thật, đói thì chúng ta ăn, ăn no thôi. Cho nên vì vậy mà người ta chê cười mình gì chê, mình không sợ. Nhưng mà ở đời họ có cái xã giao khéo léo, để không ( sẽ bị chê cười ) - ( đó là ) thiếu thành thật. Mà từ cái không thành thật này nó dẫn họ đi đến những sự không thành thật khác.

Đạo Phật chúng ta rất sợ cái sự dối trá trong lòng của chúng ta, dối mình mà dối người, rất sợ mấy con! Chúng ta phải học thành thật. Mà cái giới không nói vọng ngữ tức là phải thành thật.

Cho nên ở đây đức Phật đã dạy chúng ta, trang bị chúng ta đầy đủ những điều chân thật, không sai trái lương tâm chúng ta chút nào. Như vậy cái bài này con đã viết đầy đủ cái ý nghĩa của từ chân thật, che đậy, dối trá. Thầy đã ghi lại trong cái sự trả lời của Thầy với con. Thì con đã viết được đầy đủ ý nghĩa của nó trong cái bài này rồi.

(44:15) Phước Tồn, về cái bài Phước Tồn nữa, cũng về nói về nhân quả. Con hãy làm lại bài tổng kết nhân quả thảo mộc theo thứ tự sau đây, nghĩa là con phải theo thứ tự mà con làm lại. Đây là một bài của Phước Tồn nữa. Vào đầu con phải giới thiệu nhân quả, rồi phải đặt thành câu hỏi nơi giới thiệu để mọi người, người ta chú ý và cũng bắt buộc mình phải chú ý. Rồi con sẽ viết đặc tướng, nói về đặc tướng của nhân quả, rồi nói đặc tính, rồi nói về sự chuyển đổi, rồi nói về duyên hợp của nhân quả, rồi duyên tan nhân quả, rồi kết luận. Đó như vậy con làm lại.

Những bài này thì nó có phần duyên hợp, có phần duyên tan, có đặc tướng, đặc tính nhưng nó không theo thứ tự, mà phải viết thành thứ tự cho nó cụ thể trong một bài, cho chúng ta sắp xếp từ trên xuống dưới. Để khi người đọc cũng như mình quán, mình tư duy lại mình thấy nó rõ ràng từ cái này nó diễn biến đến cái khác một cách cụ thể của quy luật nhân quả. Nó không phải đi lộn đầu, lộn đít như thế này được.

Cho nên phần nhiều mấy con quán nó hay lộn xộn, vậy mà buộc lòng Thầy phải cho mấy con theo cái lộ trình để mấy con làm cái bài, để có sự tư duy của mấy con từ cái thấp đến cái cao, từ cái nhìn thấy.

Bởi vì các con thấy rõ ràng cái đặc tướng của từng cái trái cây, từng cái cây: cây cỏ thì mềm, cái cây gỗ thì cứng, rồi có dây leo; rồi cái trái của nó thì có trái tròn, trái dài, trái méo, trái nhỏ, trái lớn, nó đủ loại, đủ vóc dáng của muôn hình vạn trạng của nhân quả. Chúng ta nhìn thấy cái hình tướng, cái hình sắc của các loại quả, chúng ta thấy rõ ràng nó muôn hình muôn vạn. Trái xoài nó đâu giống trái đu đủ, mà trái đu đủ đâu giống trái sơ ri, nó đâu có giống nhau! Cái hạt tiêu nó đâu có giống trái ớt! Mỗi trái nó có cái hình dáng của nó - đó là cái đặc tướng của nó.

Cho nên chúng ta nói đặc tướng để thấy rằng cái nhân quả nó vi diệu vô cùng, sanh ra muôn loài nó đều có hình dáng khác nhau. Chúng ta thấy con người mình thì có hình dáng thế này, nhưng mà con cào cào nó có giống mình không, con chó nó có giống mình không? Các con thấy cũng là động vật nhưng mà tại sao nó vạn trạng thiên hình như vậy. Mà nói vạn trạng thiên hình thì nó có tính chất riêng biệt của nó trong đó.

(46:37) Thí dụ như trái chanh nó như vậy nhưng mà nó có tính chất chua; mà trái xoài cái hình dáng nó như vậy nó có tính chất ngọt. Nhưng cái ngọt của trái xoài đâu có giống cái ngọt của dưa hấu, có phải không? Các con thấy nó sai khác từ cái đặc tính của nó, cũng cái ngọt mà cũng cái chua, chua trái chanh nó khác, chua trái cam nó khác, nó đâu có giống nhau.

Đó, tất cả những cái điều kiện mà chúng ta thấy cái đặc tính và đặc tướng của thảo mộc nó thiên hình vạn trạng, mà nếu mà chúng ta không chịu tư duy suy nghĩ làm sao chúng ta thấy được thiên hình vạn trạng? Chúng ta biết, nhưng mà không nói ra, không tư duy thì chúng ta coi như là biết một cách mơ hồ không cụ thể.

Chúng ta cũng biết trái dưa hấu tròn, trái dưa hấu dài, biết trái dưa hấu ở trong ruột màu vàng, biết trái dưa hấu trong ruột màu đỏ, cái sắc tướng đó chúng ta biết hết. Nhưng bây giờ làm bài thì dường như là chúng ta không nhớ, không nhớ đặc tướng của nó, không làm được cái đặc tướng của nó, cho nên chúng ta nói mênh mông mà lộn xộn.

Cho nên vì vậy, bây giờ chúng ta làm người đã được đào luyện, đã được đào tạo cái trí tuệ Vô Lậu, cái tri kiến Vô Lậu thì chúng ta phải được học, được tu, được rèn luyện, được tư duy suy nghĩ để tạo cho mình có một cái sự hiểu biết tuần tự sắp lớp, hiểu biết sâu sắc về vạn vật của vũ trụ. Mà về vạn vật của vũ trụ trong đó có con người của chúng ta, để biết từ đâu mà nó sanh ra, và nó sanh ra muôn hình vạn trạng để làm gì? Để cho chúng ta biết rõ được nhân quả nó đi như vậy. Làm chúng ta không bị mê mờ, không bị ảo tưởng mà chúng ta thấy như thật. Cho nên Phước Tồn hãy làm lại bài này một lần nữa. Càng làm thì mấy con càng thấy sâu sắc hơn.

(48:24) Chơn Thành, con hãy làm lại bài Nhân quả con người. Và đồng thời nếu có điều kiện con làm lại cái bài Nhân quả thảo mộc, sắp xếp từ thấp đến cao trở thành một cái bài. Vì con viết bài có những cái nhìn, cái quán xét, cái tư duy sâu sắc, rõ ràng, cụ thể. Nhưng phải theo thứ tự để biến thành một cái bài về nhân quả thảo mộc, cụ thể rõ ràng từ hình sắc cho đến đặc tướng, cho đến duyên hợp, duyên tan. Tất cả mọi cái này con làm lại cụ thể rõ ràng, trở thành một cái bài mà hàng ngày mấy con phải nhẩm đi, nhẩm lại rất nhiều để cho thấm nhuần được cái lý nhân quả của thảo mộc.

Rồi tới đây các con sẽ tiếp tục làm cái bài Nhân quả con người. Đầu tiên con sẽ làm cái bài Nhân quả con người, mà làm bài Nhân quả con người thì bắt đầu con sẽ nói đường đi của nhân quả. Thầy xin gợi ý cho mấy con đường đi của nhân quả nó đi chỗ nào? Nó đi nơi thân hành, khẩu hành và ý hành, nói tổng quát. Và sau này các con sẽ làm bài kế là nói về nhân quả thân hành, rồi nhân quả khẩu hành, rồi nhân quả ý hành. Từng phần để kết hợp lại thành một bài nhân quả của con người. Đó là đường đi của nhân quả qua thân hành, khẩu hành, ý hành của mỗi con người chúng ta. Và vì vậy mà chúng ta sẽ thấu suốt được lý nhân quả của con người.

(50:03) Cuối cùng thì chúng ta tiến tới thì chúng ta sẽ đi đến cái nhân quả của thời tiết, nhân quả của vũ trụ, chúng ta sẽ học đến những nhân quả của thời tiết, nó còn mênh mông, nó còn vô cùng, nó còn sâu rộng hơn nữa. Làm cho cái tri kiến của chúng ta hiểu rõ được nhân quả của vũ trụ, nhân quả của trên hành tinh này, nhân quả khắp cùng nơi không gian vũ trụ này, không có chỗ nào là không có nhân quả.

Những điều mà chúng ta tri kiến chúng ta chưa hiểu thì chúng ta nhờ cái sự hướng dẫn của Thầy, còn nếu mà chúng ta tu tập có được Tam Minh thì chúng ta sử dụng trí tuệ Tam Minh chúng ta quan sát vũ trụ thì chúng ta sẽ thấy nhân quả rất là rõ ràng cụ thể. Còn bây giờ sức của các con chưa đủ thì các con hãy cố gắng làm những cái bài luận mà Thầy đã cho lần lượt, Thầy triển khai riêng để cái tri kiến các con nhìn vào những sự nhân quả cụ thể rõ ràng hơn.

Phải cố gắng mà làm bài, phải cố gắng mà tư duy. Đừng nghĩ rằng tôi chỉ tu nội có đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác là tôi chứng đạo. Chưa chứng đạo đâu. Ở đây chúng ta nghe đạo Phật nói tri kiến giải thoát, sự hiểu biết giải thoát, giới luật đâu là tri kiến ở đó. Đó là những điều đức Phật đã xác định được cái sự giải thoát của chúng ta là ở chỗ hiểu biết của chúng ta, chứ không phải chỗ thiền định. Ở chỗ thiền định thì chẳng qua chúng ta tu tập để phá hôn trầm, thùy miên. Mà thiền định của chúng ta bây giờ có gì mà gọi là thiền định, chỉ Chánh Niệm Tĩnh Giác mà thôi.

Đó là cái điều mấy con cần phải tiếp tục làm thêm. Chơn Thành cũng cố gắng để chỉnh lại cái bài nhân quả của mình từ cái theo thứ tự rõ ràng hơn, mà thành lập một cái bài cho nó rõ ràng cụ thể. Và thêm nhiều phần nữa, nó có nhiều phần mà nó chưa đầy đủ lắm thì phải thêm.

Như thí dụ nhân quả duyên hợp, duyên tan chưa đủ. Một trận bão, một cơn sóng thần hoặc là một cơn động đất đều là duyên tan hoại. Thì lúc bấy giờ chúng ta cũng nêu lên một cái nhân quả duyên tan để mà chúng ta thấy được cái sự tan hoại.

Một cơn bão đi ngang qua khu rừng, tất cả những cây đó bị rạp đi. Một cơn hỏa hoạn thiêu đốt cả khu rừng đó cũng là duyên tan. Tất cả những điều kiện xảy ra để sự hoại diệt của thảo mộc thì chúng ta đều có thể đưa ra được ở trên cái bài nói về nhân quả thảo mộc. Thì những cái bài này các con hãy làm lại.

(52:26) Thầy cũng nhắc nhở về cái phần của sư Pháp Ngộ, hãy theo thứ tự con nên làm bài Nhân quả thảo mộc trở lại. Giới thiệu đặc tướng, đặc tính, chuyển đổi và duyên hợp, duyên tan, kết luận theo…​ Hôm nay qua một tuần lễ thì bắt đầu bây giờ mấy con sẽ làm lại một cái bài đầy đủ trọn vẹn theo thứ tự Thầy đã vạch ra. Thì mấy con sẽ có một bài, có một sự tư duy rất là sâu sắc về nhân quả thảo mộc.

Cái bài của sư Minh Thống, Thầy có ghi ở trên đó cái chỗ nào mà sư viết thì nó là đặc tướng, rồi đặc tính, rồi nhân quả duyên khởi trùng trùng, thì những cái nơi mà Thầy có ghi là cái đoạn đó đã diễn tả, nhưng nó không theo thứ lớp của nó. Cho nên vì vậy sau này cố gắng làm một cái bài từ thấp đến cao, từ đặc tướng đến đặc tính, cho đến duyên hợp, duyên tan và kết luận.

Thầy Chơn Tịnh có nhìn qua một cái góc độ, viết về cái sự mà diễn biến trùng trùng của duyên sanh của các pháp, đây là một cái phần ở trong cái bài mà luận về nhân quả. Cố gắng tiếp tục viết những cái bài khác nữa, trùng trùng duyên sanh thì phải nói trùng trùng duyên tan, tức là duyên hoại của nó. Thì lúc bấy giờ cố gắng làm thêm một cái bài duyên tan nữa - thầy Chơn Tịnh.

Minh Nhân, ở cái bài của Minh Nhân thì chỗ nào Thầy có gạch cái lằn đỏ và Thầy để sự chuyển đổi nhân quả, tức là cái đoạn đó là cái đoạn nói về chuyển đổi nhân quả - ở trong cái chỗ mà Thầy có để. Từ cái mắt cây, người ta sẽ dùng cái mắt cây đó mà nó sẽ lên được cái cây. Thí dụ như cây khoai mì, chúng ta cắt cái đoạn cây đó nó có cái mắt - hai mắt hay ba mắt - rồi chúng ta giâm cái cây khoai mì xuống thì cây (đoạn) khoai mì sẽ lên cây khoai mì. Thì như vậy là cái đoạn cây ở đó nó là cái nhân để cho nó lên cái cây khác.

(54:28) Cho nên chúng ta thấy cái nhân quả nó không phải riêng có cái hạt mà để lên cái cây gọi là cái nhân mà cái đoạn cây, một cái đoạn dây, như dây sắn chúng ta cắt một cái đoạn dây rồi chúng ta ghim xuống thì dây sắn nó lên cái dây sắn khác, rồi bắt đầu từ dây sắn nó ra cái củ, tức là cái quả của nó là cái củ. Cho nên nó muôn hình vạn trạng.

Ví dụ như cái cây mía mà chúng ta thấy cái quả nó đâu? Thì chúng ta thấy là cái ngọn nó là cái quả. Khi chặt cái ngọn mía chúng ta găm xuống thì cái ngọn nó sẽ lên cái cây mía, và cái cây mía cũng là nhân là quả trong đó. Bởi vì cây mía, chúng ta chặt lóng mía rồi chúng ta ghim xuống thì nó lên cây mía và đồng thời nó là cái hạt rồi (cái nhân rồi). Và khi mà cây mía chúng ta đem ép lấy đường thì nước mía thành một cái chất đường, nó ngọt - đó là cái quả của nó, cái quả của nó là quả ngọt.

Do chúng ta thấy rằng nhân quả nó nhiều hình tướng chứ không phải là chỉ có cái cách thức là như trái xoài, trái cam, trái bưởi thì nó là quả, nhưng mà cái cây nó cũng là quả.

Thí dụ như một cây rừng, một cây tràm khi trồng cái quả nó đâu, nó có hạt có trái chứ, nhưng mà cái trái của nó ở trong cái hạt của nó; cái trái của nó nó chỉ có những cái quả của nó mà thôi để nó lên cái cây thôi, chứ sự thật ra thì cái quả mà lợi ích cho chúng ta thì cái cây đó là cái quả. Bởi vì chúng ta làm nhà, làm bàn, làm ghế nó đem lại cái sự lợi ích đó cho sử dụng của chúng ta thì đó là cái quả của nó.

Cho nên cái cây rừng: Cây sao, cây sến, cây dầu ở trong rừng thì chúng ta nhìn nó không phải riêng có cái quả ở trên cái cây nó ra bông, ra trái, nó ra cái quả, nó không riêng đâu, mà cả cái cây nó đem lại sự lợi ích cho người, cho tất cả.

(56:14) Bây giờ cái cây đó nó bị hư, bị mục đi, nó đổ xuống đi thì nó thành ra một cái chất phân nó giúp cho những loài vật khác, một cái cây khác ăn nó để nó bổ, hoặc là giúp cho những cái loài mối mọt ăn nó, thì cái sự mục nát của nó đó nó là cái quả của loài vật khác. Đó là hình thức của nó là cái cây thì từ cái chỗ cái hạt của nó lên cái cây. Nhưng mà nhìn chung thì trong cái cây đó có cái quả, mà cái quả đó để cho chúng ta sử dụng bàn ghế, nhà cửa. Mà cái quả đó để sử dụng cho cái loài vật khác như là mối mọt, đó là cái quả của nó. Nhưng mà khi nó thành phân, thành đất thì nó lại thành cái quả cho một cái loài cây khác ăn trên cái mục nát đó mà lên thành tươi tốt đó là cái quả của loài khác. Cho nên nó thiên hình vạn trạng nhân quả chứ không phải là chỉ thấy cái trái như thế này mới cho cái quả, như vậy cái nhìn chúng ta quá cạn, cái sự hiểu biết chúng ta không sâu.

Vì vậy mà nhân quả mấy con phải cố gắng làm lại để chúng ta thấy được cái nhân quả sâu sắc hơn, càng viết nhiều thì chúng ta mới càng rõ nhiều hơn, sự tu tập của chúng ta mới có những cái kết quả tốt đẹp hơn. Trong cái cố gắng làm bài như thế này Thầy tin rằng trong một tháng, hai tháng mà triển khai trong một bài mà các con cứ tiếp tục làm như thế này cái đầu óc của các con sáng suốt, và sự sáng suốt đó các con nhìn vào các pháp thế gian không bao giờ các con bị động tâm. Đó thì Minh Nhân con hãy cố gắng làm lại cái bài đó nữa.

(57:47) Về bác Phước, cố gắng làm thêm bài nữa, bởi vì bác làm ngắn lắm, hãy cố gắng làm bài nữa. Nhưng Thầy thấy bác Phước lớn tuổi rồi, già yếu rồi cho nên thôi. Thầy nghĩ rằng lẽ ra thì sắp xếp cái lớp của bác phải cố gắng tu tập thêm ở trong cái lớp tu tập Định Vô Lậu, nhưng vì tuổi già sức yếu, thời gian không còn xa nữa, mà nếu mà cứ làm bài như thế này thì tội bác quá.

Cho nên những người già sẽ được Thầy sắp xếp riêng một cái lớp để Thầy dạy. Thầy dạy làm sao giữ gìn được tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Và tu tập như thế nào để phá đi bớt những cái hôn trầm, thùy miên của mình để có cái sự tỉnh thức, để có được cái sự tỉnh thức. Để giúp cho các bác nếu mà vô thường đến thình lình thì chúng ta có những cái cách thức để mà chúng ta đương đầu với giặc sinh tử, khi chúng ta chết đi thì chúng ta sẽ vào Niết Bàn, mà không còn bị tiếp tục sanh tử luân hồi.

Như vậy thì đây là một cái điều cần thiết cho những người già. Tất cả những người lớn tuổi sau này Thầy thành lập một lớp riêng, Thầy chuẩn bị cho những người lớn tuổi sẽ được gần kề bên Thầy, Thầy giúp đỡ cho họ trong khi họ tuổi đời sức yếu, họ quá yếu rồi. Đầu óc của họ không thể nào mà làm việc, sức khỏe họ không thể nào làm việc như người còn tuổi trẻ.

Cho nên ở đây Thầy phải cực khổ với các bác, là phải thành lập các bác một lớp. Trong đó, trong cái lớp đó thì có người nữ, cũng có người nam. Nhưng như vậy là Thầy phải chia làm hai lớp, một lớp cho nam, một lớp cho nữ. Mặc dù ở lớp này dù có một cụ già, có một cụ già Thầy cũng mở một lớp riêng Thầy dạy cái người đó. Còn nếu mà được hai, ba cụ, năm, mười cụ thì rất hay, điều đó rất hay. Nhưng mà ở đây chưa hẳn có một cụ đâu, có nhiều cụ. Cho nên vấn đề mà hướng dẫn cho người già Thầy có cách thức hướng dẫn khác. Chứ bắt theo hướng dẫn của tuổi trẻ thì chắc chắn người già theo không kịp, không đủ sức mà theo đâu.

(01:00:01) Cho nên Thầy phải chịu cực vì lòng yêu thương của Thầy mọi người, thì từ cái tuổi trẻ nhỏ cho đến người già Thầy đều đem hết sức mình để an ủi cuộc đời của họ, may mắn họ được gặp chút ít Phật pháp trong cái tuổi đời của họ quá ngắn, mà nếu không an ủi họ, mà cứ không cho họ tu hoặc là cho họ tu cầm chừng thì rất tội họ. Bởi vì họ không còn thời gian dài, để cứu họ thoát ra khỏi sự đau khổ và chấm dứt luân hồi trong một đời nay, để họ tiếp tục một đời sau biết họ còn gặp được chánh pháp nữa hay không, hay hoặc là họ trôi lăn ở trong tà pháp rồi đời đời kiếp kiếp họ đi về đâu đây. Rất tội!

Khi gặp được một chút chánh pháp thì làm sao đưa cho họ đến cái sự giải thoát hoàn toàn. Họ bỏ cả gia đình, cả sự nghiệp của họ, một tuổi đời của họ đến nay bảy tám chục tuổi rồi mà bây giờ được theo Thầy. Đó là cái sự quyết tâm quá lớn. Mà không giúp họ để chấm dứt sinh tử luân hồi để đi vào Niết Bàn thì rất tội cho họ. Cho nên Thầy quyết tâm.

(01:01:01) Và đồng thời Thầy cũng khuyên các bác: Hãy bỏ hết đi, đời có gì nữa đâu. Các bác còn thời gian ngắn quá rồi, không còn dài nữa đâu. Giao lại cho con cháu mình tất cả, mọi việc để cho nó làm, đừng nghĩ gì hết mà phải lo cứu mình thoát ra khỏi trận giặc sinh tử luân hồi. Chứ nếu mà các bác còn níu níu chút gia đình của mình, còn chút con cháu của mình không nỡ bỏ, nếu mà lỡ các bác chết rồi ai mà lo điều này cho các bác. Cho nên hiện giờ coi như các bác đã chết rồi thì các bác mới có thể tu tập mới theo kịp, chứ còn không thì mấy bác tu tập không kịp. Lúc nào cũng nhớ con nhớ cái mình, cũng lo lắng cho nó “không biết cái đứa này nó nghèo quá, tội quá!”. Thật sự đó là nhân quả.

Cho nên hôm nay chúng ta học bài nhân quả để chúng ta quán xét nhân quả gia đình của mình, rồi mình giao hết cho con cháu: “Các con lớn lên rồi các con hãy lo. Ba còn một chút xíu cái thời gian ngắn quá để cho ba lo cái đời sống của ba, để đời sau ba biết có gặp được Phật pháp hay không”.

Cho nên các con hãy nỗ lực mấy con, hãy nỗ lực. Có gì thì có Thầy một bên, Thầy giúp đỡ cho mấy con để mấy con thoát ra cái kiếp làm người, kiếp luân hồi đau khổ lắm mấy con.

Các con đọc nhân quả các con thấy trùng trùng mà, biết như thế nào đây, một người sinh ra nhiều người. Trong khi đó mình có biết cái người nào mà tròng lên nhân quả mình mình sinh ra không? Các con chưa biết đâu. Do đó làm sao các con cứu những người đó mấy con?

Hiện bây giờ hiện tiền mấy con gặp Thầy, còn bao nhiêu người mà trong cái nhân quả của các con không có duyên gặp Thầy nó ở đâu con biết không? Các con có đau khổ cho những người đó không? Các con đâu biết. Cho nên hôm nay biết được Phật pháp, mấy con phải ra khỏi, ra khỏi để mấy con cứu lấy cái nhân quả của mấy con, nó còn đang nhiều người chứ không phải một người đâu.

Cho nên vì vậy mà bác Phước hãy cố gắng làm lại bài này lần nữa, rồi Thầy sẽ dạy cho con tu tập cho nó hợp với cái sức khỏe, với cái tuổi tác của mấy con, với cái sự tư duy của mấy con. Chứ không khéo thì mấy con sẽ không bao giờ tu tập tới nơi tới chốn được.

Nguyên Tịnh, con sẽ làm lại, con nên làm lại bài này Nhân quả thảo mộc: đặc tướng, đặc tính, chuyển đổi nhân quả, duyên hợp, duyên tan và kết luận. Con nhớ làm lại bài này con, nhớ lại làm bài này.

(01:03:13) Thiện Thảo, con cũng nhớ làm lại cái bài nhân quả lại. Sự chiến thắng của con về hôn trầm, thùy miên là tốt, nhưng coi chừng, chuẩn bị coi chừng, vì tưởng sẽ đánh vào! Khi mà chúng ta đã chiến thắng được hôn trầm, thùy miên là một cái điều rất hay, nhưng luôn lúc nào chúng ta coi chừng sự tỉnh thức của chúng ta, thì tưởng sẽ theo đó mà vào. Tỉnh thức vì lúc bấy giờ ý thức chúng ta không hoạt động, nó chỉ biết thôi. Vì vậy mà nó chỉ còn duy nhất có cái biết thì cái tưởng nó sẽ đánh lạc, nó đánh lạc cái ý thức của chúng ta sẽ bị dừng, cái tưởng thức hoạt động thì chúng ta phải cảnh giác từng chút.

Mà cảnh giác nó bằng pháp môn nào? Thầy xin nhắc lại cho con hiểu, cảnh giác bằng pháp môn Như Lý Tác Ý. Thỉnh thoảng chúng ta nhớ tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, tâm bất động”. Thì như vậy để kiểm tra coi sự bất động này thuộc về tưởng hay là không tưởng. Nhưng đừng nhẩm, đừng nhẩm hoài một cái lời nói đó thì tưởng của con sẽ biết, nó biết nó sẽ lặp, nó sẽ lặp lại con tưởng đó là ý thức của mình, chứ không ngờ là tưởng nó đã lặp.

Cho nên khéo léo, bởi vì lúc này là lúc dễ bị tưởng rơi vào trong trạng thái của tâm con. Một hiện tượng nào mà xảy ra thấy nó kỳ lạ là coi chừng, hỏi lại Thầy ngay, để chuẩn bị dẹp cái tưởng mà để giữ ý thức thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là giữ tâm không phóng dật để chúng ta đạt được sung mãn Tứ Niệm Xứ.

Cho nên khi mà thức tu như vậy thì không nên chế ngự tâm, không nên ức chế tâm mình, mà nên giữ tâm mình ở trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Nhớ điều đó.

Từ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự sẽ dẫn dắt con đi đến chỗ có đủ Tứ Thần Túc. Khi nó thanh tịnh nó xả hết những tâm tham, sân, si thì Tứ Thần Túc sẽ xuất hiện, và khi Tứ Thần Túc xuất hiện thì lúc bấy giờ con mới nhập bốn định rồi thực hiện Tam Minh. Sau khi mà thực hiện bốn định, Tam Minh xong thì coi như là chứng quả A La Hán, coi như là một người đã làm xong cái nhiệm vụ của mình, gánh nặng đã bỏ xuống rồi, không còn cực khổ nữa. Từ đó về sau thì tùy duyên mà quan sát mà giúp đỡ chúng sanh, giúp đỡ những người tu tập không vì danh, vì lợi.

7- TU TẬP ĐƯỢC GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN MỚI DẠY NGƯỜI

(01:05:29) Trưởng lão: Còn nếu chúng ta học lớp này, Thầy xin nhắc lại, nếu chúng ta học lớp này mà chúng ta chưa đủ Tứ Thần Túc thì chúng ta không nên đem giảng, đừng lấy những lời nói của Thầy, đừng lấy những cái điều mà Thầy dạy rồi bắt chước đem ra giảng đó là mình bị danh lợi cuốn mất mình đi.

Vì vậy mình phải tu tập cho mình được giải thoát hoàn toàn, mình phải có Tứ Thần Túc, mình phải có Định Như Ý Túc, mình phải có Tam Minh hẳn hòi hoàn toàn, chứng tỏ rằng mình đủ khả năng, đủ lực làm chủ, nó không còn bị danh lợi. Do đó thì các con sẽ lấy khả năng, lấy kinh nghiệm tu tập của mình mà dạy người tu tập thì mấy con sẽ không có chùa to Phật lớn, không có vật dụng nữa, và đồng thời đời sống mấy con ba y một bát, sống rày đây mai đó, làm một vị du tăng khất sĩ.

Còn không khéo các con mà tu tập mà chưa có đủ Thần lực, chưa có đủ Tứ Thần Túc thì lúc bây giờ các con sẽ dạy người, thì dạy người trong danh, trong lợi rồi các con sẽ bị danh lợi giết mấy con chết mất. Chết các con thì không tiếc, nhưng chết một người đệ tử của Thầy, Thầy rất tiếc. Các con bị danh lợi chôn vùi mấy con thì Thầy không tiếc, nhưng Thầy tiếc một người đệ tử của Thầy đã sẩy tay - để làm cho mấy con chìm đắm trong danh lợi. Cho nên Thầy mong rằng, sau khi học lớp học này ra thì mấy con tiến tới, dù sớm dù muộn các con, Thầy tin rằng các con cũng sẽ chứng đạo quả A La Hán.

(01:06:56) Còn nếu mấy con mà vội vàng mà hướng dẫn mọi người tu - sự tu tập chưa xong - thì chắc chắn là các con sẽ bị danh lợi làm mờ mắt các con. Và chừng đó các con chỉ còn lý luận che đậy: "Làm Phật sự"; làm gì cũng nói: "Làm Phật sự, làm lợi ích chúng sinh, Bồ tát độ chúng sinh". Coi chừng danh từ Bồ tát mà cuối cùng thì các con bị nhầm, và các con sẽ chết đi với danh từ Bồ tát. Cuối cùng các con chẳng làm chủ sinh tử và các con chết trong đau khổ, chết trong nợ nần, chết trong nợ nần. Từ đó những ngôi tháp của mấy con là cái mồ chôn muôn đời mấy con không tan rã duyên nợ.

Nghĩa là khi đó danh lợi nhiều - thì khi mấy con chết - mấy con sẽ xây cái tháp rất đẹp, và cái tháp này mà tan hoại thì mấy con mới trả hết nghiệp. Còn cái tháp này còn mãi thì mấy con sinh làm chúng sinh, sinh làm người để mấy con nai cái lưng ra mà làm thân trâu ngựa để trả cái nghiệp nợ mà mấy con đã sử dụng tiền bạc trong danh lợi.

Mấy con nhớ, những vị mà xây tháp lớn là những vị chừng nào mà cái tháp đó tan hoại thì cái nghiệp của vị đó hết, mà cái tháp đó chưa tan hoại thì các vị đó sẽ mãi mãi tái sinh luân hồi.

Như các con đã đọc nhân quả, các con thấy nhân quả chưa? Cho nên nhân nào quả nấy, các con tưởng là mình ngồi không, mình ăn của mồ hôi nước mắt người ta mình tiêu được sao? Mình tu tập nó mới chuyển hết nhân quả, mình không tu tập thì cái nợ đó một đồng, một cắc, một hạt cơm cũng không tiêu nổi đâu mấy con. Cho nên mình phải trả, mà mình trả mình làm thân đủ loại, đủ vật, đủ người để mà trả. Có khi làm lính, có khi làm tôi tớ, có khi làm những cái con vật mà phải phục vụ cho những người cúng dường cho mình, biết đời kiếp nào mấy con tu tập được.

Cho nên đừng vì danh lợi, danh lợi là đau khổ. Cho nên đức Phật nói: “Có danh có lợi thì nên ẩn bóng”. Vì mình tu tập mình biết mình rõ, mình chưa có đủ Tứ Thần Túc thì có danh, có lợi coi chừng nó sẽ cám dỗ mình, và từ đó mình sẽ bị trôi lăn trong lục đạo và đau khổ vô cùng.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy