LCK 009A - CẢM TƯỞNG TU SINH LỚP CHÁNH KIẾN, HẠNH KHẤT THỰC ĂN UỐNG, KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [51:57]
(0:00) Tu sinh: Việt Nam - Phương Đông của địa cầu lại có lớp Chánh Kiến xuất hiện, lớp học đầu tiên của chương trình Bát Chánh Đạo từ thời đức Phật, nay được tái sinh. Đó là sự kiện lịch sử có ý nghĩa rất lớn với mai sau và niềm vui, niềm hạnh phúc không thể gì so sánh.
Lớp học đơn sơ, không có bảng, không bàn, không ghế cũng như ngày xa xưa. Các tu sĩ ngồi kiết già trong ngôi Tổ đường kèo tre, vách liếp, cột tầm vông trang nghiêm, dưới tán cây sum suê và tiếng chim thánh thót.
Trên 2500 năm Trái đất biết bao sóng gió bể dâu, đạo Phật bao thăng trầm, biến đổi. Suốt trên 2500 năm, kẻ mượn áo đạo không khi nào nguôi ngọn lửa rừng rực trong lòng với âm mưu thủ đoạn, xảo quyệt, thâm hiểm, từng bước quyết diệt bằng được đạo Phật. Nhưng Chánh pháp của đức Bổn Sư vẫn còn kia, còn người tu chứng là đạo Phật còn, Giới luật còn là đạo Phật không thể mất.
Hôm nay có bậc Minh sư Thánh giả Trưởng lão Thích Thông Lạc, lại có 8 lớp Bát Chánh Đạo, đó là con đường duy nhất về xứ Phật, con đường của chân lý của vĩnh hằng. Vấn màu vàng y thanh khiết, oai nghi vẫn rực rỡ kia, vẫn những bậc từ bỏ hết thảy, chỉ ngày một bữa ngọ trai, sống độc cư, tài sản ba y một bát. Vẫn những vị cư sĩ khi còn nặng chút gia duyên đang cố gắng trả nốt phần tự, cũng ngày một ngọ trai, bốn thời liên tục miệt mài, quyết một lòng giải thoát bể khổ.
(01:49) Đành rằng, từ thập niên 80 và suốt những năm qua, luôn có người về Chơn Như tu học, nhưng đó là những ngày chưa có chương trình đào tạo chính thức, chưa có Giáo án, Giáo trình, chưa có thể nói đến con đường 8 lớp. Âu, có và không hết thảy đều trong nhân quả, trong duyên hợp, duyên sinh.
Chúng con xin cúi đầu biết ơn các vị đã đi trước và những gì đã có để cho hôm nay, để trước mặt chúng con là những bài học trên con đường thênh thênh gồm 8 nẻo.
Chúng con biết ơn Đảng, chính quyền địa phương các cấp quê hương Gia Lộc - Trảng Bảng đã tạo điều kiện để Tăng Ni về học được cư trú hợp pháp, được giúp đỡ bảo vệ.
Chúng con biết ơn đàn na tín thí khắp nơi, cũng như thành phố Hồ Chí Minh, từ phút khai giảng đã có mặt cúng dường tài vật đúng Chánh Pháp, hoan hỉ từng ngày, dâng từng bữa ngọ trai, thành tâm chăm lo từng tờ giấy, cây viết, cái muỗng ăn cho tu sinh.
Chúng con biết ơn những người ngày đêm bỏ công sức nấu ăn, không quản nhọc nhằn lo cho chúng con mọi mặt đời sống tứ sự.
Chúng con càng không thể nói được tình thương như trời biển của Thầy, biển còn đến chỗ tận, nhưng tình thương, sự chăm sóc lo lắng của Thầy cho chúng con tu học là vô tận.
Những ngày qua, nhiều khi Thầy thuyết pháp suốt cả buổi, liền một mạch mấy tiếng đồng hồ, không hề ngưng nghỉ đôi phút. Cứ thế, cứ thế liên tục nối tiếp quay vòng hết bên Ni lại đến bên Tăng. 60 tu sinh là 60 bài viết Định Vô Lậu - tư duy quán xét, mỗi bài trên dưới chục trang giấy. Mỗi người viết đi viết lại 3, 4 lần, thành hơn 200 bài mà Thầy phải chấm. Ngoài việc hằng ngày vẫn tiếp khách, viết những bộ sách trong kế hoạch, in kinh đủ mọi việc phải làm. Thầy lại cặm cụi xem đống bài, bút đỏ phê từng ý, uốn nắn từng người, từng đặc tướng riêng như người làm vườn, nghiêng khẽ nâng niu từng mầm non mới nhú.
Cứ mỗi bài luận là có tổng số trên 1000 trang viết. Thầy rà bút xét từng con chữ, bài chúng con vừa nộp hôm trước, cách hôm sau Thầy đã chấm xong. Ôi! Tình thương nào, sức mạnh nào, sinh ra từ đâu để Thầy có thể làm được như thế? Chỉ có trái tim vi diệu của bậc toàn giác, toàn diện, trái tim vũ trụ bao la, trái tim với sự thương yêu, thương vô cùng vô tận hết thảy muôn loài mới chứa đựng nổi những gì Thầy đã cho chúng con.
(04:31) Vừa học qua một bài quán xét nhân quả thảo mộc, một bài thôi nhưng học đến đâu chúng con ai nấy cũng đều thấy mình tiến bộ hẳn lên. Phương pháp học mới lạ, thần kỳ, thông thường mà lại phi thường, đã mang đến cho chúng con sự hiểu biết sáng láng, kỳ lạ. Không nói quá lời, thì sự so sánh với học phổ thông, bình quân mỗi một năm học chỉ viết 5, 6 bài tập văn, cả cấp học độ hơn chục bài, viết 3 cấp phổ thông khoảng 40 chục bài tập luận. Ở đây, trong 2 tuần chúng con đã viết 3 đến 4 bài luận, với sự uốn nắn của Thầy, tất cả chúng con ai cũng đều thấy bài sau của mình hay hơn bài trước, học đến đâu đầu óc bừng tỉnh đến đó. Ai cũng giật mình nhận ra xưa nay quả là mình tư duy tản mạn, quen nói viết dông dài.
Được sống trong hồng ân của Phật, của Thầy, càng vui bao nhiêu chúng con càng thương những người hôm nay chưa được học, càng chạnh lòng nghĩ đến người chưa đủ duyên gặp Chánh pháp. Chúng con ước ao sao mọi người từ trẻ đến già, từ người đang công tác hay người đã nghỉ dù ở Việt Nam hay nơi nào trên Trái đất đều được học Chánh Kiến, một môn học mới chỉ đạo Phật mới có.
Học để có một nhân sinh quan đúng đắn; học để sống có đạo đức làm người; học để làm tốt bổn phận của mỗi người với gia đình, xã hội; học rồi sẽ không làm khổ mình khổ người; học sẽ thấy ngay lợi ích thiết thực, cuộc sống mọi mặt ngay lập tức sẽ tốt đẹp lên, con người dần dần hết khổ đau, muôn loài được an bình sinh sống hòa đồng, không còn hằng ngày bị nơm nớp đe dọa sinh mạng.
(06:30) Có đức Thầy, chúng con có quyền tự hào về quê hương đất nước hôm nay có bậc A La Hán xuất hiện, dựng lại nền đạo đức cho loài người mà đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật trước kia chưa có điều kiện triển khai trên toàn trái đất. Có được Thầy nên hôm nay mới có lớp đào tạo A La Hán và các quả khác. Có học, có thi thì có đậu. Chúng con tin ở Thầy, tin ở kết quả lớp học như tin quy luật muôn đời có nhân tất có quả. Ơn Phật, ơn Thầy, ơn đàn na tín thí, ơn Tổ quốc nhân dân, ơn công sinh thành nuôi dưỡng của các bậc cha mẹ và quyến thuộc nhiều thế hệ, chúng con chỉ còn con đường quyết chí tu học, quên thân mình đề chứng đạo. Chứng đạo mới cứu được mình, độ được người, vì vậy mới mong đền đáp những gì hằng ngày chúng con mắc nợ.
Năm học trước mắt chúng con phải giữ được hạnh Độc cư, phá trừ hôn trầm, đấy là con đường trí tuệ, con đường thiết thực để khỏi uổng một kiếp đã sinh làm người, đã gặp Chánh Pháp, gặp Thiện Tri Thức và được làm đệ tử của Người - Bậc Minh Sư. Chúng con xin gắng sức để sống sao cho xứng đáng.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Trưởng lão Thích Thông Lạc!
Hoan hỷ chứng minh.
(08:08) Trưởng lão: bây giờ cảm ơn Phật tử thành phố Hồ Chí Minh đã cúng dường quý Tăng trong cái lớp học này, Thầy xin quý Phật tử có những điều gì cần nói với chư Tăng, tỏ cái sự cúng dường của mình, mong quý vị có lời nói đến trước tượng Phật.
Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc Như Lai Phật!
Hôm nay, chúng con có phước duyên sự, xin đầu thành đảnh lễ xin tác bạch.
Kính bạch Chư tôn Hòa thượng!
Hôm nay là những ngày đầu Chư tôn Hòa thượng mở lớp Bát Chánh Đạo đầu tiên. Chúng con là hàng Phật tử ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo lời Phật dạy, hàng Phật tử chúng con có bổn phận là ngoại hộ Chánh pháp, thế nên chúng con về ngôi Tam Bảo này xin cúng dường, phụng sự đạo pháp.
Hôm nay chúng con rất có phước duyên, được về Tu viện Chơn Như, trước đảnh lễ chư Phật, chư tôn Hòa thượng để gieo hạt giống phước điền trong ngôi Tam Bảo. Chúng con xin chư tôn Hòa thượng từ bi hoan hỷ chứng minh (10:07) để chúng con làm tròn bổn phận ngoại hộ của người Phật tử tại gia. Chúng con xin thành tâm cầu nguyện chư Phật gia hộ chư tôn Hòa thượng pháp thể khinh an, tuệ tâm thường chiếu, bồ đề tâm tăng trưởng, để hướng dẫn chúng con trên đường tu học và phụng sự Chánh Pháp. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! chư tôn Hòa thượng từ bi hoan hỷ chứng minh…thọ và ban bố cho chúng con những pháp từ vô giá. Chúng con xin tạc dạ ghi tâm. Đầu thành đảnh lễ cúng dường Tam Bảo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
(10:56) Trưởng lão: hôm nay, cái lớp học của chúng ta đã thành hình. Vậy thì Giới luật là đệ nhất trong cái sự tu tập của chúng ta. Nếu mà không giữ Giới Luật nghiêm chỉnh thì sự tu tập của chúng ta cũng hoài công mà thôi. Bởi vì đạo Phật, cái cấp đầu tiên là cái cấp Giới Luật, những cái giới luật mà cần phải giữ gìn đó là cái hạnh Độc cư của chúng ta.
Hôm nay, vì muốn tu tập để được giải thoát, để làm chủ được sự sống chết của mình, để chấm dứt được luân hồi, thì xin quý thầy hiểu rằng: “Bí quyết thành công của thiền định để làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người thì có hạnh Độc cư là duy nhất”. Vì thế chúng ta cố gắng giữ gìn Hạnh Độc Cư, mà nếu giữ gìn không trọn, thấy mình không thể giữ được, thì quý thầy hãy xin lớp dự thính mà thôi. Đừng ở trong cái lớp mà tu tập để đào tạo bậc A La Hán mà lại phạm vào một cái Giới mà Phật đã thường nhắc nhở, nhắc nhở rất nhiều. Trong kinh sách Phật thường nhắc nhở rất nhiều, phải sống độc cư, sống một mình. Thế mà chúng ta sống không được thì chúng ta tu không được.
Cho nên ở đây Thầy muốn nhắc nhở lại, muốn thành công được sự tu tập, được sự giải thoát thì hạnh Độc cư là bí quyết. Cho nên cố gắng giữ gìn! Từ đây về sau tất cả chúng ta đến lớp cũng im lặng, không được dụm ba dụm bốn nói chuyện, và ở thất thì thất nào ở chỗ nấy không được đi đến thất người khác, không được đi qua đi lại, mình ở trong khu vực nào thì ở ngay khu vực nấy. Vì đến khu vực người khác, bóng dáng đi ngang qua đã làm cho người ta động, người ta bị phóng dật. Thầy xin nhắc lại để chúng ta thấy đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”.
(13:00) Và chúng ta cũng biết rằng trong thời đức Phật, 1250 vị Tỳ kheo sống trong một khu rừng, mà nhà vua đến khu rừng nó im lìm từ cái chiếc lá rụng, vẫn nghe tiếng lá rụng thì đủ biết sự im lặng như thế nào. Nếu chúng ta dụm ba dụm bốn nói chuyện thì làm sao có cái sự yên lặng đến mức độ như vậy? Và đồng thời trong thời đức Phật cũng có những cái bài kinh nhắc lại, dù là đệ tử của Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, nhưng mà làm ồn náo là đức Phật đuổi ra liền khỏi cái khu vực chỗ đức Phật ở. Thì chúng ta đủ biết cái kỷ luật của đức Phật trong thời đó là giữ độc cư rất là trọn vẹn.
Còn bây giờ chúng ta vào cái lớp học để đào tạo mình trở thành những bậc A La Hán, mà sống không bằng thời đức Phật thì chúng ta làm sao có những bậc A La Hán được. Cho nên hôm nay thầy mong rằng quý thầy là những người bỏ hết cuộc đời, sống chỉ còn ba y, một bát. Sống chẳng còn gì nữa hết, một là chết, hai là chứng đạo. Đó là điều quyết định của chúng ta đến cái lớp học này. Và khi được nhận vào học thì chúng ta hãy cố gắng giữ gìn giới luật: Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng, đó là những cái Giới luật của chúng ta.
(14:33) Chúng ta cố gắng sống hạnh Độc cư, ăn ngày một bữa, ngủ phải đúng giờ giấc, sống một mình không chơi với ai, không nói chuyện với ai, đó là độc cư. Mà độc cư tức là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý khiến cho tâm chúng ta không phóng dật. Nếu để tâm phóng dật thì không làm sao chúng ta tu tập được. Cho nên phải cố gắng giữ gìn!
Từ ngày hôm nay, nếu có một người nào mà Thầy thấy nói chuyện thì Thầy sẽ mời vị ấy ra khỏi lớp học này. Vì sự đào tạo một người tu học để chứng quả A La Hán rất là khó, không phải dễ. Mà nếu để sơ suất thì sự đào tạo của Thầy là hoài công. Rồi của đàn na thí chủ cúng dường hằng ngày cho quý vị sống, mà để phụ lòng, phụ ơn thì không tốt. Cho nên Thầy mong rằng quý thầy từ đây về sau cố gắng giữ gìn trọn vẹn, đừng vi phạm những Giới luật căn bản nhất của đạo Phật.
(15:51) Ở đây có một Thầy thưa hỏi Thầy trong vấn đề độc cư: “Kính bạch Thầy, trong hiện nay con thấy sự giữ hạnh Độc cư của con còn gặp nhiều khó khăn, xin Thầy chỉ dạy cho con. Như con phải làm như thế nào khi con gặp cư sĩ, các bác cư sĩ. Nhất là bác cư sĩ chống gậy đi, hễ bác gặp con là bác dừng lại cúi đầu xuống rồi bác mới tiếp tục đi.
Như có quý sư thầy hay những người hiện đang học cùng lớp, hoặc những người khác hỏi con một điều gì, hoặc nhờ con hoặc muốn nói chuyện với con hoặc muốn biết gì về con, đến với con, con phải làm sao? Cho dù đó là thầy Chơn Thành hay chú Mật Hạnh. Vì từ trước đến nay trong tâm con có muốn nói một điều gì là chỉ có thông qua cô Út và Thầy mà thôi. Còn bây giờ đã có lớp học đông người, con rất lo sợ vì việc này. Nó khó có thể giữ gìn cho trọn vẹn trên bước đường tu tập của con?”
(17:24) Trưởng lão: Trong khi có một vị thầy hỏi Thầy cái sự mà giữ hạnh Độc cư hiện giờ trong cái lớp học nó rất là khó, bởi vì đông người. Và khi mà gặp phải như vậy thì làm sao? Ở trong này thì thầy có nhắc có một vị bác cư sĩ mỗi khi thấy thầy thì vị ấy đứng lại rồi cúi đầu chào, rồi mới tiếp tục đi.
Thầy giải quyết về vấn đề này, khi gặp một vị thầy như vậy, một bác cư sĩ như vậy đó. Thì khi bác cúi đầu chào con, thì con cúi đầu chào lại bác, rồi bác đi, rồi con đi. Thì như vậy chẳng ai nói chuyện ai, nhưng gặp nhau chúng ta chào hỏi nhau rồi chúng ta đi. Còn nếu bình thường thì mọi người khi chúng ta là huynh đệ nhau thì không có giữ cái lễ độ chào nhau, thì lúc bấy giờ chúng ta đi mà gặp nhau thì chúng ta cúi mặt xuống chúng ta nhìn cái bước đi của mình, đừng nhìn người khác, mà chúng ta tự nhiên đi, ai lo phận sự nấy, chứ không nên mà gặp nhau thì chắp tay chào nhau. Nhưng thường cư sĩ khi gặp mấy thầy, thường chúng ta được hướng dẫn là người cư sĩ khi thấy các sư thầy thì họ đều đứng lại và cúi đầu chào, đó là lòng tôn kính của họ, của người cư sĩ đối với người tu sĩ.
Sự tôn kính ấy là một hành động rất đẹp đẽ, biết tôn kính người tu hành, mình biết cung kính người tu hành để mình tạo duyên cho mình trở thành người tu hành. Cho nên người cư sĩ, các con thấy các sư thầy thì các con đứng lại cúi chào và nhường bước đi cho các sư thầy thì đó là một điều, là một hạnh tốt đẹp, là một đức hạnh tốt đẹp. Cư sĩ các con nên học những cái hạnh này.
(19:38) Còn các tu sĩ, khi mà được cư sĩ đứng lại chào mình thì mình cũng nên đứng lại và chào lại đối tượng mình, tức là chào người cư sĩ. Vì đạo Phật dạy chúng ta bình đẳng. Mặc dù là người cư sĩ kính trọng người tu sĩ là người đi trước mình một bước. Người đi trước mình một bước họ đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa. Còn mình đi sau, mình cố gắng mình học tu, nhưng mình vẫn còn nhà cửa, mình chưa bỏ hẳn, chưa cạo bỏ râu tóc, chưa đắp áo cà sa. Tức là chưa xả thân cầu đạo, chưa xả phú cầu bần. Cho nên mình cung kính người, mình đảnh lễ người trước. Và đối lại người tu sĩ bình đẳng, chúng ta không thấy người cư sĩ chào mình rồi mình ngã mạn mình cho là mình hơn người, mà mình cung kính, tôn trọng lại người cư sĩ, vì người đó một ngày nào cũng là tu sĩ. Cho nên vì vậy mình đứng lại và mình chắp tay hoặc cúi đầu chào người cư sĩ đang, đã chào mình. Đó là những oai nghi tế hạnh mà sự lễ độ chào nhau đều là điều tốt.
(20:54) Còn trong Tu viện mình đi tới đi lui, đi kinh hành gặp nhau, không phải lúc nào chúng ta cũng chào nhau, mà chúng ta đang quyết tâm tu tập từng hành động của chúng ta. Đi chúng ta biết chúng ta đi, đó là sự tập trung tỉnh thức từng hành động. Nếu chúng ta vì để tâm phân tán lo chào hỏi, vẫn là sự không tập trung tâm mình. Cho nên vì vậy mà trong Tu viện chúng ta, mọi người đi qua lại gặp nhau chúng ta không cần phải chào hỏi nhau. Nhưng đây Thầy muốn nói sự bình đẳng chào hỏi là ở ngoài, khi ra đường, khi nơi đâu. Còn ở trong Tu viện chúng ta luôn luôn giờ nào, phút nào chúng ta cũng là người tu, mà tu làm gì đây? Là tập tỉnh thức, là tập cho nó định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng cái tâm mình, để mình sai bảo cho dễ dàng. Do tu tập như vậy, liên tục như vậy, không có gián đoạn như vậy thì chúng ta mới tìm thấy được những năng lực làm chủ sự sống chết.
(22:01) Còn những điều mà con hỏi trong thư, trong lớp học những người khác thì hôm nay Thầy đã dặn là đừng nên nói chuyện, đừng nên hỏi chuyện mà hãy lo ôm pháp mà tu tập. Các con nhớ kỹ là sự tu tập của mình có khó, nhưng khó là tại vì mình không giữ giới, chứ mình giữ giới nghiêm chỉnh thì sự tu tập của mình không còn khó nữa.
“Ở đây có nêu rõ như hai thầy mà đã quen biết, mà nếu thầy Chơn Thành hoặc là chú Mật Hạnh, hai người từng ở trong Tu viện này lâu, mà nếu có gặp thì con phải làm sao khi mà họ hỏi?”
(22:42) Trưởng lão: Thật sự ra trong vấn đề gặp nhau mà muốn giữ gìn giới để mà tu tập thì theo Thầy thiết nghĩ dù thầy Chơn Thành, Mật Hạnh cũng vậy, khi người khác hỏi chúng chỉ cúi đầu xuống rồi chúng ta lặng lẽ bước đi. Vì muốn giữ trọn Hạnh Độc Cư tu tập cho được, thì chỉ còn có cách cúi đầu chào người hỏi mình, không trả lời một lời nào hết, dù hỏi gì chúng ta cũng không trả lời, mà chỉ biết cúi đầu chào họ rồi chúng ta bỏ đi. Đó là cách duy nhất.
Cho nên cố gắng giữ gìn đúng Hạnh Độc Cư thì con đường tu tập của quý thầy không uổng, không uổng công, uổng sức. Hằng đêm phải thức khuya dậy sớm, có người thức suốt cả đêm, nghĩa là không ngủ, mà nếu không giữ trọn hạnh Độc cư, thì sự không ngủ của quý thầy cũng phí mà thôi, cũng phí uổng mà thôi. Cho nên hạnh Độc cư là hạnh không phóng dật.
Như hồi nãy thầy đã nói đức Phật nói: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Mà nếu mình không giữ hạnh Độc cư trọn vẹn thì tâm mình phóng dật. Mà tâm mình phóng dật thì mình tu tập làm sao đạt được? Mà sự nói chuyện cũng vẫn là một điều làm cho chúng ta quen, làm cho tâm chúng ta động, làm cho người khác động.
(24:04) Thầy khuyên các con nên khi mà đi ngang qua thất người khác, chúng ta không nên nhìn vào thất người khác. Họ tu, họ không tu thì mặc họ. Đừng nên nhìn, soi mói coi người ta tu hay không tu. Mình khi đi ngang qua thất người khác thì mình cúi mặt mình xuống đi, không nhìn vào trong thất của họ. Vì người ta đang tu mà có người khác theo dõi, chú ý, cũng làm tâm người khác động. Các con biết, mình thương mình cũng nên thương người. Sự tu tập khó vô cùng. Nếu mà khi tâm bị động, thì không nhiếp tâm được, mặc dù chỉ thoáng qua một phút giây mà thôi, nhưng vẫn là làm chướng ngại cho bạn đồng tu của mình, cho những người xung quanh mình. Mình hãy tu tập là phải lo cho mình, đừng lo cho ai cả. Đó là những điều mà Thầy khuyên các con hôm nay.
Đây là trả lời cho sự độc cư của các con. Nhớ, bắt đầu từ hôm nay, các con sẽ giữ gìn hạnh Độc cư cho trọn vẹn, mà từ lâu Thầy đã ước muốn điều này.
Còn nhiệm vụ của những người khác thì người nào có nhiệm vụ thì người ấy lo cho nhiệm vụ của người đó thôi. Còn tất cả những người khác không có nhiệm vụ thì mấy con lo tu, đừng có kiếm nhau nói chuyện này kia nọ.
(25:39) Vấn đề nghe băng, bắt đầu từ đây thật sự ra nghe băng là nghe cái lời giảng dạy của Thầy, nghe đi nghe lại, nó cũng có lợi ích. Nhưng hôm nay, chúng ta không còn nghe nữa, các con nghe một lần lời Thầy dạy thôi chứ chúng ta không cần nghe nữa. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta không còn thì giờ để mà nghe. Khi mà chúng ta biết pháp, biết cách thức tu tập, ôm pháp đó tu mãi chưa xong mà nghe nữa là làm tâm chúng ta bị phóng dật, phóng dật theo lời dạy của Thầy thì tâm cũng không thanh tịnh.
Cho nên những điều mà được thu vào băng, vào đĩa thì để lại cho những người, người ta không có duyên được học tập như chúng ta, để cho họ nghe mà thôi. Còn riêng chúng ta là những người được trực tiếp học tập, được tu tập trực tiếp thì chúng ta cố gắng mà tu tập, không nên nghe.
Ngày xưa trong thời đức Phật, đâu có máy nghe như chúng ta, vậy mà người ta tu chứng quả A La Hán. Còn bây giờ chúng ta có đủ phương tiện thế mà chúng ta tu không chứng là tại vì chúng ta bị phóng dật quá nhiều, phóng dật quá nhiều, cho nên sự tu tập của chúng ta không tiến tới được. Do phải cố gắng, phải hiểu biết, vì vậy mà những băng thu giảng, quý vị có cái nhiệm vụ thu những lời Thầy giảng, thu những bài pháp Thầy đã nói để cho biết cách tu tập, thì nhiệm vụ của quý thầy thu và lưu trữ lại, rồi gửi cho những người khác hoặc là đưa lại cho những người nào có nhiệm vụ lưu trữ, thì người ta lưu trữ lại những lời dạy đó mà thôi.
Còn chúng ta trong lớp này, theo Thầy thiết nghĩ chúng ta dẹp, không cần nghe nữa và cũng không cần phải sang tất cả những cái lời dạy của Thầy làm gì. Chúng ta là người trực tiếp trong lớp học, chúng ta dẹp hết. Chúng ta thu được, như quý vị cư sĩ cũng như tu sĩ thu được lời nói của Thầy thì chúng ta cứ thu để đó rồi chúng ta gửi lại cho những người khác, những bè bạn, những người thân trong gia đình của mình, để họ biết được Chánh pháp, sau này có duyên họ tu tập. Còn hiện giờ chúng ta được Thầy trực tiếp dạy thì chúng ta lo tu tập, không cần phải mở nghe nữa.
(28:08) Tại sao vậy? Tại vì chúng ta không còn thì giờ, tại vì chúng ta hằng ngày phải tu tập nhiều pháp: đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác, bốn pháp tu và tu Định Vô Lậu, còn thì giờ đâu mà chúng ta ngồi lại mà để nghe? Khi mà chúng ta nghỉ ngơi mà chúng ta nghe, chúng ta bắt cái đầu óc chúng ta làm việc thì nó mệt nhọc, làm sao lúc nào chúng ta cũng làm việc hết thì chúng ta tu làm sao cho có chất lượng? Cho nên chúng ta nghỉ ngơi là chúng ta thư giãn, để tất cả những cái cơ quan làm việc trong cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi, để phục hồi lại cái sức khỏe, để tiếp tục trong giờ tu tập có chất lượng hơn.
Đó là những cái phần mà tu tập, hôm nay các thầy, các cư sĩ đều nhớ kỹ lời Thầy dạy, đừng phụ lòng Thầy. Thầy chỉ mong sao có những người đệ tử Giới luật nghiêm chỉnh, sống đúng hạnh như Phật, như chúng Tỳ kheo ngày xưa.
Chúng ta đến một khu vực, một khu rừng của Tu viện Chơn Như thấy im lặng, thường thường thấy bóng dáng người đi, nhưng đi xung quanh thất của họ hoặc đi trong khuôn viên của khu vực của họ, không thấy đi qua đi lại, đi tới đi lui, ở sau đi ra trước, ở trước đi ra sau, thì điều đó là điều không hay. Ở đâu, vị trí nào thì chúng ta ở vị trí nấy, khu nào ở vị trí khu nấy để chúng ta tu tập. Như vậy khi một cái người đến Tu viện chúng ta tham quan, họ vẫn thấy trong Tu viện chúng ta rất là yên lặng, thanh tịnh. Bóng dáng người tu tập nhẹ nhàng, thanh thoát từng bước đi để nhiếp tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác trong khuôn viên của mình, trong nơi mình ở; không qua nơi khác vì vậy mà không làm động ai. Người ta xem, thấy những oai nghi, tế hạnh tu tập của chúng ta tu tập như vậy, mọi người rất kính mến và cũng là gieo duyên thân hành, pháp hạnh cho người khác để người ta có duyên người ta tu tập theo mình.
(30:20) Thân hành giáo quan trọng lắm, sự tu tập của các thầy đúng đắn từ oai nghi, tế hạnh mà các thầy giữ trọn vẹn, đó là bài pháp rất tuyệt vời. Và nhiều người mong muốn được vậy, do sự mong muốn được vậy tức là họ gieo duyên với Chánh Phật pháp. Vì những gương hạnh không lời nói mà đem lại sự quý trọng vô cùng. Cho nên Thầy mong rằng lớp học của chúng ta thường thuyết giảng bằng thân hành cho mọi người.
Như sắp tới giờ đi khất thực, các thầy đi thứ tự, nếu khi mà người trước chưa nhận thực phẩm xong thì người sau đứng chờ cách đó xa xa, đừng nên tập trung 5 người, 10 người rồi sớt bát một cách ồn náo như là người ngoài đời thì chúng ta không nên làm. Mà chúng ta chờ người đó xong thì tới người khác, người khác xong thì tới người khác, cứ kế tiếp như vậy để chúng ta sớt bát và trở về thất, thì ngay đó chúng ta thọ thực ngay liền.
Và sẵn đây có Phật tử, Thầy cũng đề nghị luôn về vấn đề sớt bát, để biết được cái oai nghi tế hạnh của người tu. Khi người khất sĩ ôm bình bát đến để khất thực thì người tu sĩ được sớt bát, thứ nhất là cơm được sớt trong bát trước, rồi kế đó là những thực phẩm khô được sớt trong bát rất là gọn gàng. Vì vậy mà theo sự ước muốn của Thầy, người Phật tử nên cúng dường những cơm hoặc thực phẩm trong một cái hộp mút mà hiện giờ người ta đã sản xuất ra cái loại mút rất dễ. Do đó mỗi người dùng thực phẩm và cơm hoặc là cơm để rời ra người tu sĩ sẽ đến sớt bát, múc những muỗng cơm vừa đủ sức mình dùng trong ngày hôm đó mà thôi, trong bữa ăn đó mà thôi. Rồi tất cả những đồ ăn đó được sớt vào trong bát và cái hộp mút đó sẽ được bỏ đi và đem đốt đi thì rất là sạch sẽ và mọi người khỏi phải rửa. Nó không có bận tâm về vấn đề mà rửa quá nhiều. Và đồng thời chúng ta dành những thời gian ăn uống rửa ráy như vậy để chúng ta tu tập rất quý hơn.
Vì vậy mà làm sao khi khất thực cũng gọn ghẽ, mà cái người cúng dường cũng gọn ghẽ, không có bị điều kiện quá là bề bộn. Cho nên theo Thầy thiết nghĩ, cho cơm và thực phẩm vào trong một cái hộp mút rồi người tu sĩ đến khất thực, người ta sẽ trút tất cả những thực phẩm và cơm vào trong một cái bát. Rồi những cái đồ mà như canh thì không nên đổ vào bát, vì như vậy chúng ta, không phải chúng ta ăn không được, nhưng làm như vậy chúng ta không đúng cái hạnh của Phật ngày xưa. Phật ngày xưa đến thọ trai nơi đâu đó thì loại mềm, loại cứng tuần tự chứ không phải dồn chung trong một bát, để rồi gọi là ăn được sống bằng cách chúng ta chẳng biết ngon dở. Chúng ta ăn thực phẩm chúng ta biết món ngon món dở, nhưng đối với người tu sĩ chúng ta không tham đắm, làm chủ cái ăn, không tham cái ngon, mà không chê cái dở, ăn để sống.
(34:19) Cho nên vì vậy mà người tu sĩ phải lập hạnh trọn vẹn, chứ không phải làm cho chúng ta tê liệt, không còn biết ngon dở, cái đó sai. Cho nên canh có thể chúng ta để riêng qua một cái hộp đựng canh, rồi chúng ta để trên nắp bình bát mà chúng ta về thất để thọ thực. Hoặc là một loại bánh ngọt hoặc là một loại chè, thì chúng ta để trong một hộp riêng hoặc là trái cây chúng ta đều để riêng. Khi bánh và trái cây mà muốn ăn, như chuối hoặc cam thì khi ấy chúng ta lột đi, chúng ta lột vỏ rồi chúng ta bỏ vào bát của chúng ta, chúng ta dùng muỗng xắn ra từng phần nhỏ, gọi là đoạn thực trong đức Phật đã dạy. Đó là cái phần gọi là đoạn thực tức là chúng ta dùng muỗng phân nó ra từng đoạn rồi múc từng muỗng mà bỏ vào miệng ăn, đừng nên cầm trái chuối hoặc trái cam mà ăn như người thế tục, thì oai nghi tế hạnh chúng ta trong ăn uống không đúng. Cho nên chúng ta phải ăn uống từ trong bát. Cho nên Đức Phật đã nói: “ăn từ bát”. Chúng ta nhiều khi chúng ta ăn ngoài bát là chúng ta ăn sai cái hạnh của người tu.
Vì vậy tại sao mà ở đây người tu sĩ cũng như người cư sĩ đều phải tập ăn bát. Là vì chúng ta tập ăn trong bát, một cái bánh chúng ta không được cầm mà cắn ăn mà chúng ta phải bẻ cái bánh bỏ vào trong bát rồi dùng muỗng chúng ta múc mà chúng ta ăn. Như vậy thì chúng ta sẽ ăn trong bát, đó là những cái hạnh ăn của chúng ta từ đi khất thực cho đến khi về, chúng ta đều giữ gìn trọn vẹn những cái hạnh đúng đắn của một người tu.
(36:18) Có dịp trở về dạy oai nghi tế hạnh thì Thầy sẽ thực hiện sự ăn uống ngay tại Tổ đường này, để quý thầy cùng ăn uống với Thầy trong một hôm. Rồi ngày đó Thầy sẽ dạy cái oai nghi, cái ăn của mình như thế nào đúng và như thế nào sai. Và mỗi hành động ăn chúng ta đều phải tỉnh thức, từ khi bỏ thực phẩm vào miệng, cái hành động bỏ chúng ta đều lưu ý rất kỹ và đồng thời biết rất kỹ chúng ta đang bỏ thực phẩm vào miệng. Và khi chúng ta lấy chiếc muỗng ra khỏi miệng thì chúng ta cũng biết rất rõ, và từng sự nhai thực phẩm chúng ta nghe, hoạt động của cái cơ miệng của chúng ta nhai từng chút, để chúng ta biết rất rõ, chứ không được ngồi ăn mà suy nghĩ điều này hoặc suy nghĩ điều kia mà phải tỉnh thức ngay liền trên sự ăn uống của mình. Nên sự ăn uống mà tỉnh thức như vậy, có vẻ chậm chạp, không vội vàng, ăn từ từ, chậm chạp nhưng có sự tỉnh thức rất cao cũng là một phương pháp tu tập.
Vậy hôm nay, Thầy nhắc nhở để biết và buổi trưa hôm nay chúng ta đi khất thực thì chúng ta phải đi đúng những oai nghi tế hạnh. Cố gắng! Và Thầy sẽ còn uốn nắn, những khi có những người sai thì Thầy sẽ uốn nắn lại để lần lượt chúng ta có những thói quen, những oai nghi tế hạnh tốt đẹp, xứng đáng là người tu sĩ đệ tử của đức Phật. Vì vậy Thầy đã nhắc như vậy thì chúng ta biết cách thức từ cái giữ độc cư cho đến khi đi khất thực, trở về ăn uống, đại khái chúng ta hiểu rõ và cố gắng giữ gìn đúng, để chúng ta có sự tỉnh thức.
(37:56) Và muốn tỉnh thức ấy để trọn vẹn thì chúng ta phải chiến đấu với hôn trầm, thùy miên. Muốn chiến đấu với hôn trầm, thùy miên thì có 4 phương pháp tu tập, ai hợp với pháp nào thì ôm pháp nấy mà tu tập. Ở đây có một người tu sĩ, họ nói qua kinh nghiệm để chiến thắng được sự tu tập hôn trầm, thùy miên của mình. Vậy chú Thiện Thảo, cái bài này của chú, chú đã thực hiện. Thiện Thảo có mặt đây không? Thiện Thảo hãy đọc lại cái bài của con, cái bài này cho mọi người nghe qua được cái kinh nghiệm tu tập chiến đấu được cái hôn trầm, thùy miên của mình, với một tuổi trẻ rất nhiệt tâm nồng nhiệt, nỗ lực thực hiện để chiến đấu được sự hôn trầm, thùy miên của mình.
(39:06) Thiện Thảo:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô kính bạch Thích Thông Lạc, Hòa thượng A La Hán!
Con pháp danh Thích Thiện Thảo. Kính bạch Thầy và cô Út, đây là kết quả của con tu tập trong thời gian qua. Là từ khi con biết pháp môn của Thầy đến ngày hôm nay là 9 tháng trôi qua.
Nhưng 9 tháng trôi qua đó, trong thời gian trước con tu thì con thường bị hôn trầm, thùy miên. Con ở am gần thầy Chơn Thành. Khi con tu tới 10 giờ con nghỉ, theo thời khóa thời khóa của Thầy. Khi thức dậy con lại tu thường bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không. Khi con suy nghĩ rằng: “Sao phá hôn trầm, thùy miên?” Nội nó cứ đánh con khi con nỗ lực hết sức, khi con tu tới 11 giờ tối con mới nghỉ mà vẫn bị. Khuya thức dậy con tu vẫn bị hôn trầm, thùy miên, mà vẫn còn bị.
Chú Hai gần bên con nói rằng: “Muốn phá hôn trầm, thùy miên phải bỏ công sức 3, 4 năm hoặc 5 năm mới hết”. Con suy nghĩ: “Như vậy thì đường tu của mình mất công đến thế sao?” Rồi con suy nghĩ theo kinh nghiệm rằng, Thầy từng nói một câu: “Thà chứng quả A La Hán hai là bỏ xác thân này”. Thì con suy nghĩ như vậy, phải quyết định phá hôn trầm, thùy miên. Nỗ lực hết mình, một là chứng quả A La Hán, trả công ơn đức Phật, Thầy, Tổ, cô Út, đàn na tín thí, không biết bao nhiêu người khổ nữa mà mình ngồi đây tu tập thế sao? Chắc không biết bao giờ chứng quả A La Hán. Nên con quyết định nỗ lực tu, bằng cách là đi kinh hành tỉnh thức.
Theo đặc tướng của con là đi 20 phút, nghỉ nửa tiếng. Trong thời gian con đi kinh hành, ban đầu con tác ý theo bước chân là: “Tâm tôi như cục đất, ly tham, ly sân, ly si”. Như vậy sau hai vòng, đứng lại, tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Lúc ngồi nghỉ cũng vậy, tác ý: “Tâm tôi như cục đất, ly tham, ly sân, ly si”. Như vậy thì có kết quả, không một tạp niệm nào xen vào cả. Như vậy con tu suốt trong ba đêm thì trình Thầy cho phép, rồi con từ đó phải nỗ lực hết sức, chiến đấu với ác pháp và hôn trầm. Vào đêm thứ 10 con đã chiến thắng thùy miên, thứ 10 thì con ngồi mới tới đi kinh hành 20 phút. Lúc con còn tư thế là ngồi bán già dưới đất, dựa lưng vào thùng ngủ như vậy, thà chết chứ không thay đổi. Đêm thứ 10 ngồi 7 giờ thì con chợt tỉnh thức dậy, là cỡ 10 giờ thì con thấy cỡ đâu 5 phút, rồi hai bàn chân của con nó nhè nhẹ, nhè nhẹ như vậy. Con thấy tâm con rỗng rang vui mừng quá, con thì chợt nhớ câu tác ý: “Ngưng!” Thì 2 chân con ngưng lại. Rồi tự nó sửa người của con lại nghiêm chỉnh như đức Phật, rồi tự động nó chuyển qua hơi thở mạnh, rồi con tác ý: “Nhẹ!” Thì nó nhẹ lại, tâm con rỗng rang. Từ đó con thấy, thì con vui mừng quá, con muốn làm sao thì nó làm vậy, rồi con tự bạch Thầy, Thầy nói con đã lọt vào tưởng, phải khắc phục lại, đừng cho tưởng vào.
Qua một quá trình tu tập như vậy, cách hai ngày sau thì tâm con đã ly dục, ly ác pháp, nghĩa là con thường tâm con an vui, có thì ăn không có thì thôi chứ không muốn ăn, thì Thầy lại nói ly dục, ly ác pháp.
Đây là Thiện Thảo, để cho quá trình tu tập được như vậy thì Thảo thấy rằng, cho dù ở Tu viện Chơn Như tu 3, 4 năm như chú Hai, Thảo thấy thì bỏ công sức tu hành mà sợ chết, thà Thảo nghĩ không có kết quả mà còn phí công sức, thời gian như vậy, thà chết chiến đấu với bọn giặc hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không. Không phải chuyện đơn giản mà phải có quyết tâm, một chứng quả A La Hán, hai là chết. Những bọn giặc đó, khi thắng giặc đó xong thì tâm chúng ta được an vui vô cùng. Từ đó chúng ta có thể tiến tới tiếp tục, mới có lối vào quả A La Hán. Còn không thì phải bỏ thời gian dài mới qua nổi giặc hôn trầm.
(45:39) Theo kinh nghiệm của Thảo thì chúng ta có nhân duyên đến đây tu tập, được Thầy và cô Út lo cho chúng ta như vậy, Thiện Thảo xin các thầy, các sư, các huynh đệ theo thời khóa của Thảo tu tập thử coi, có nhân duyên thì Thảo nghĩ không bỏ công sức gì nhiều đâu, chỉ có 10 đêm là qua hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không. Nếu chiến đấu với giặc, thà chết chứ không đầu hàng, sau những cơn thắng trận như vậy thì tâm của chúng ta ly dục, ly ác pháp. Thì tâm hôn trầm, Thảo bây giờ tuyệt vời, không thể nào tả được, chỉ có tu qua cơn hôn trầm, thùy miên thì sẽ thấy, có nghĩa là tu suốt đêm.
Thảo kể quãng thời gian chiến đấu, nếu có thầy hay sư hay huynh đệ nào thì chiến đấu tới sáng, chứ đừng nghĩ lúc Thảo tu tới 4 giờ, Thảo nằm nghĩ thì ác pháp tấn công khủng khiếp, chúng ta chỉ ngồi nghĩ chờ sáng, ngồi thà chết, rồi đi quét sân thì không sao cả, chứ nằm là rất sợ. Thảo nghĩ tu tập, Thảo tu thời gian ngắn thôi mà kết quả như vậy. Thì quý thầy, quý sư quan sát, quý thầy, quý sư dư sức, tại vì sợ không dám thử.
(47:19) Thảo nghĩ nếu có nhân duyên đủ thì trong thời gian gần tới đây Thảo nỗ lực hết sức thực hiện ước muốn, quả chăng nhân duyên đủ thì Thảo sẽ chứng đạt quả A La Hán.
Thảo suy nghĩ, lúc Thầy tu tập bị vọng tưởng, Thầy tu tập có một mình mà Thầy còn chiến thắng chứng quả. Còn bây giờ chúng ta có Thầy hướng dẫn chúng ta đi thì có gì đâu mà phải sợ, cứ nỗ lực hết sức thì mới thực hiện được. Còn tu cho có tu thì Thảo nghĩ rằng tu chơi thôi. Dù ở Tu viện Chơn Như tu 2, 3 năm rồi chúng ta uổng công, chẳng thà tấn công, thà chết, thì thực hiện được thôi.
Con sắp tới, con nỗ lực hết sức tu tập, nếu đủ nhân duyên thì con chứng đạt A La Hán, để đền đáp công ơn đức Phật, công ơn Thầy, công ơn cô Út lo lắng ngày đêm, công ơn đàn na thí chủ. Ơn ấy chỉ có nỗ lực hết sức tu hành thôi, để đền đáp.
Con xin chúc Thầy và cô Út luôn luôn là ngọn đèn sáng dẫn chúng con đi trong đêm tối, gặp được ánh sáng của Thầy và cô Út. Cuối cùng con xin chúc các huynh đệ, các sư, các thầy trong Tu viện Chơn Như được luôn luôn nỗ lực hết sức mình, thà chết quyết chứng quả A La Hán.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Ngày 7 tháng 10 năm 2005 (âm lịch)
Con: Thích Thiện Thảo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Hòa thượng Thông Lạc chứng quả A La Hán!
(49:23) Trưởng lão: Đây là cái mặt trận mà chúng ta đã chiến đấu với nghiệp lực muôn đời muôn kiếp của chúng ta, nếu mà không quyết tâm nỗ lực chiến đấu thì chúng ta khó thắng được. Như vậy chúng ta thấy trong cuộc đời người khổ có 3 cái lậu hoặc: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Mà chiến thắng được hôn trầm thùy miên, tức là chúng ta đã chiến thắng được Vô Minh Lậu. Vì vậy mà hôm nay trên mặt trận sinh tử luân hồi của mỗi con người, thì phương pháp của Phật giúp chúng ta đối trị tất cả những sự khổ đau, tức là đối trị 3 dục lậu, 3 lậu hoặc: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Và hiện giờ Thầy xin mời một vị huynh đệ của các con đến đây trình bày sự chiến thắng về hôn trầm, thùy miên, để mấy con rút tỉa từng kinh nghiệm mà nỗ lực tu hành.
Vừa rồi Thiện Thảo là một người còn tuổi trẻ thanh niên, nhiệt tâm tu hành, chiến đấu từng phút giây để rồi cuối cùng đánh bật được Vô Minh Lậu, tức là trạng thái hôn trầm, thùy miên, vô ký lười biếng của mình. Vậy thì thầy Chơn Thành, con hãy trình bày sự tu tập, tại sao con lại thức được suốt đêm ngày, chỉ có ngủ trong khoảng thời gian ăn cơm buổi trưa xong, thì chỉ có ngủ 30 phút thôi. Rồi suốt đêm ngày con tu tập như thế nào mà đạt được cái sự tỉnh thức như vậy, mà cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh đau, không có gì hết. Thì như vậy con hãy trình bày cho huynh đệ thấy sự tu tập của mình, để họ rút tỉa từng kinh nghiệm tu tập. Vậy Thầy mới thầy Chơn Thành đến đây trình bày.
Lúc nãy là một người trẻ tuổi nhiệt tâm còn nồng nhiệt, sức lực đầy đủ. Và bây giờ đây là một người già, một người già yếu nhưng vẫn chiến đấu được hôn trầm thùy miên. Vậy thì bây giờ, các thầy và quý Phật tử nghe sự chiến đấu của mặt trận sanh tử luân hồi của con người rất là gian khổ, qua sự tu tập của mọi vị đều có những kinh nghiệm, thầy Chơn Thành.
HẾT BĂNG