00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 007B (NAM) - TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG TU TẬP - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC - SÁCH TẤN

LCK 007B (NAM) - TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG TU TẬP - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT - TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC - SÁCH TẤN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [49:09]

1. TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TU SINH TU TẬP KHÔNG BỊ GÒ BÓ, ỨC CHẾ

(00:00) Cho nên vì vậy mà muốn tiện lợi cho sự tu tập của chúng ta để đạt được sự giải thoát thì chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nó thích nghi, làm cho nó thoải mái. Bởi vì đạo Phật đã nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Vậy thì chúng ta bị gò bó, rồi chúng ta không thấy giải thoát. Chúng ta không thoải mái.

Cho nên vì vậy mới tạo cái môi trường, cái hoàn cảnh như thế nào để cho một tu sĩ tu tập được thoải mái, bước vào tu là thấy thích thú, bước vào tu là thấy giải thoát, chứ không phải là có sự gò bó, có sự ức chế trong đó thì không hay. Nếu bây giờ mình cứ ráng cố gắng theo một cái khuôn phép nào đó thì mình cũng dễ bị ức chế. Nhưng mình vẫn ôm pháp tu được một cách thoải mái, thì đó là đúng.

Cho nên khéo léo tổ chức thì giúp cho người ta tu chứng đạt dễ dàng. Mà không khéo léo thì người ta bị ức chế, người ta tu cũng không chứng đạt. Và không chứng đạt thì không nói lên được sự giải thoát của đạo Phật. Và như vậy ngọn đèn chánh pháp của Phật sẽ bị lu mờ. Bị lu mờ bằng cách chấp thế này bằng cách chấp thế kia, thì chúng ta bị lu mờ.

Mà ngay cái lời đức Phật nói mà chúng ta tạo điều kiện - Đức Phật nói: *“Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”*; vậy (là) thấy cái sự giải thoát! - vậy thì chúng ta tu không giải thoát, tức là chúng ta phải tìm cách như thế nào để giúp cho chúng ta tu được giải thoát! Đó là bằng cách, nhưng chúng ta không vì - bởi vì một cái người tu được thì đức Phật nghe biết liền cái đặc tướng của người này; cho nên đức Phật nói ông A Nan: “Ông này muốn cái gì thì ông sắm cho ông này đi, cái gì cũng được hết, cứ sắm cho ông này đi”. Và đồng thời thì ông A Nan - ông này muốn cái gì - thì ông A Nan sắm cho, sắm đủ hết rồi. Bắt đầu ông (này) vào tu, thì không bao lâu ông chứng quả A La Hán.

(01:40) Thì các con biết rằng đối với đạo Phật, thì người ta (1:44 mất âm thanh)…​ họ trật. Cũng chẳng hạn như thầy nói như thế này: như thầy Mật Hạnh xưa kia theo Thầy lúc 8 tuổi, lẽ ra thì chỉ trong cái thời gian cuối cùng thì thầy (Mật Hạnh) sẽ nỗ lực chứng đạt được. Nhưng vì cái tâm của thầy (Mật Hạnh) nó sẽ còn, bởi vì thầy (Mật Hạnh) chỉ nói lời nói như thế này thì đủ biết rằng chúng ta hiểu biết rất rõ ràng; thầy (Mật Hạnh) nói: “Nếu mà tu hết cuộc đời thì con không biết gì hết! Nghĩa là từ nhỏ tới lớn coi như hoàn toàn con không biết gì cuộc đời hết. Mà giờ hết dục thì chắc chắn là tu luôn không biết gì, cho nên con muốn biết rồi con tu mới được”. Do đó cái ý như vậy Thầy hiểu biết rồi, cho nên Thầy bảo: “À, bây giờ cứ tiếp xúc với chuyện đời rồi sẽ biết đời là khổ và khi mình tiếp xúc với đời rồi biết đời khổ”. Vì vậy mà lúc…​ Nếu mà Mật Hạnh mà trở lại tu, chắc chắn là sẽ đạt rất dễ dàng. Bởi vì đó là cái đặc tướng của người ta rồi. Cho nên vì vậy mà ép buộc trong lúc đó, trong lúc đó Thầy bắt buộc thì cũng vẫn được, nhưng mà không đạt được kết quả. Ép buộc tức là nó có sự gò bó, và gò bó như vậy không kết quả.

Cho nên do như vậy mà Thầy phải chịu đựng một thời gian dài để mà Mật Hạnh tiếp xúc với chuyện đời. Và từ tiếp xúc với chuyện đời thì nó mới học được những cái khổ của cuộc đời, mới thấy đó là cái sự sâu sắc, chứ không phải là…​ Chính cái khi tiếp xúc đó cũng là cái xả tâm, chứ không có gì hết. Cho nên phải hiểu từng đặc tướng của những người đệ tử của mình.

2. ĐỊNH VÔ LẬU QUÉT SẠCH DỤC LẬU VÀ HỮU LẬU; ĐỊNH CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC ĐẨY LUI VÔ MINH LẬU

(03:15) Vì vậy mà khi mấy con nhiếp tâm mà thức được, tỉnh thức được thì thầy cũng rất lo. Mừng, trong cái sự mừng thì cũng có sự lo, lo sợ nó lạc vào cái tưởng, rồi đây mấy con sẽ gặp những khó khăn của cái tưởng. Còn nếu mà mừng là mấy con sẽ phá được hôn trầm, thùy miên, thì lúc bấy giờ triển khai cái tri kiến giải thoát vô lậu, thì hai cái cộng lại thì mấy con sẽ hoàn toàn chứng đạt một cách rất dễ dàng.

Ví dụ như thầy Chơn Thành, hiện giờ Định Vô Lậu thì thầy chưa hoàn thành được mà về Chánh Niệm Tỉnh Giác thì thầy hoàn thành, nhưng rất lo về tưởng thôi. Còn về Định Vô Lậu thì hiện giờ triển khai cho thầy có được cái Định Vô Lậu, nghĩa là tri kiến của thầy phải hoàn toàn được giải thoát thì tâm thầy bất động. Nghĩa là thầy luôn luôn lúc nào trước cảnh nào thì thầy im lặng như thánh mà không làm cho thầy bị động tâm; thì lúc bấy giờ thầy cộng với cái sự tỉnh thức của thầy đã đạt được, hai cái này thì thầy chứng đạo một cách rất dễ dàng. Cho nên cái góc độ của thầy còn kém về cái vấn đề Định Vô Lậu.

Và hôm nay lớp Định Vô Lậu là lớp triển khai để đào tạo cho thầy đi vào cái chỗ giải thoát, chứng đạt được chân lý. Đó là cái phương pháp mà cuối cùng để giúp cho thầy Chơn Thành đi vào.

(04:35) Bằng chứng mấy con thấy, thầy thức đêm, thức khuya rất là giỏi, không ai hơn. Tức là thầy đẩy lui được cái si của thầy rồi. Nhưng mà về cái vô lậu của dục lậu và hữu lậu thì thầy chưa có đủ cái tri kiến để mà đẩy lui cái dục lậu, hữu lậu. Còn cái vô minh lậu thì thầy đã đẩy lui nó được, tức là trạng thái si. Cho nên thức suốt đêm mới chịu nổi. Không có một con người mà bình thường như chúng ta mà thức như vậy mà chịu nổi đâu. Mấy con thử thức coi, nó sẽ đập mấy con tan nát hết nếu mà không có đủ cái sức tỉnh thức. Không phải dễ với cái sự mà thức suốt ngày đêm như vậy mà chịu nổi với sức con người chịu nổi. Một ngày, hai ngày chúng ta làm được, chứ từ tháng này qua tháng khác mấy con không làm được. Phải có sức tỉnh thức gì ghê gớm mấy con mới chịu đựng nổi.

Do đó thì các con thấy hai cái phương pháp nó phải hỗ tương với nhau. Nếu cái pháp này mà đạt được mà cái pháp này chưa đạt được thì nó cũng chưa hoàn chỉnh. Mặc dù nói Định Vô Lậu, nhưng mà Định Vô Lậu nó chỉ ở chỗ dục lậu, hữu lậu, còn vô minh lậu là phải pháp môn tỉnh thức. Cho nên ba lậu hoặc mà, chứ đâu phải một lậu hoặc đâu, ba cái lậu hoặc.

Cụ thể rất rõ ràng, nói vô minh lậu thì trong đó nó mang tính chất lười biếng, ham ngủ, si mê, đó là cái tính chất của vô minh lậu, vô minh mà. Vì vậy mà phá cái vô minh này thì bắt đầu bây giờ triển khai, thì thầy (Chơn Thành) có cái trí tuệ để triển khai rất nhanh về Định Vô Lậu. Bởi vì cái vô minh lậu thầy đã phá vỡ nó, cho nên thầy còn cái dục lậu và hữu lậu thì thầy dùng cái tri kiến giải thoát, tức là triển khai cái tri kiến của mình - Định Vô Lậu sẽ quét sạch. Thì ba lậu hoặc này không còn thì tham, sân, si đâu còn đất đứng.

(06:23) Hôm nay Thầy giải thích để cho mấy con thấy trong huynh đệ chúng ta có những người biết khá sâu về phần pháp môn này, nhưng có những người biết khá sâu về phần pháp môn kia. Cho nên trong cái tri kiến bình thường của chúng ta, thì chúng ta coi như là hoàn toàn chúng ta không có đi xoáy mạnh được vào cái vô lậu được. Buộc lòng hôm nay thầy triển khai từng chi tiết nhỏ để các con xoáy sâu vào những pháp như thật.

Như bây giờ chúng ta mới bắt đầu tu về Định Vô Lậu, thuộc về nhân quả thảo mộc. Rồi mai mốt hết cái bài nhân quả xong rồi, tổng thể được nhân quả xong rồi, thành một bài nhân quả thì các con sẽ nhẩm đi nhẩm lại, lúc nào cũng nhẩm cho nó thấm nhuần.

Và đồng thời tiếp tục chúng ta sẽ làm những bài khác: “Các pháp vô thường”, rồi chúng ta sẽ làm những bài khác: “Thập nhị nhân duyên”, rồi chúng ta sẽ làm những bài khác nữa và cuối cùng chúng ta sẽ đến những cái (bài): “Quán thân bất tịnh, Quán thực phẩm bất tịnh”.

Tất cả những này chúng ta đều triển khai trên cái tri kiến của chúng ta. Và đồng thời chúng ta sẽ thấy cái sự tri kiến của chúng ta hiểu, làm chúng ta nhàm chán và tất cả những thực phẩm mà chúng ta ưa thích, chúng ta sẽ nhàm chán khi chúng ta triển khai đầy đủ pháp môn Quán thực phẩm bất tịnh. Rồi Quán về thân bất tịnh, thì triển khai được cái tri kiến hiểu biết về thân bất tịnh, làm cho mấy con, tâm mấy con ái dục chấm dứt, không còn nhìn sắc dục mà khởi, mà khởi ý sắc dục nữa. Từ đó cái nhìn của mấy con đối với người khác phái nó bình an, nó không còn có cái nghĩ tưởng một cách lầm lạc trên dục lạc của nó nữa. Nó giúp cho mấy con nhìn (mà tâm) rất là bất động, không còn dao động tâm mình trước người phụ nữ.

Đó là cái tu tập của đạo Phật, là như vậy. Còn hiện giờ chắc chắn mấy con chưa thâm sâu về Định Vô Lậu - Quán Thân Bất Tịnh. Cho nên mấy con chưa thật là thấy nó thật bất tịnh. Cho nên khi thấy một cái hình sắc, cái âm thanh của một người khác phái vẫn gây trên lòng mấy con có tâm ái dục chứ không phải không.

(08:51) Vì vậy một người tu chứng người ta rất bình thường, một người chưa đủ tri kiến giải thoát chưa được bình thường, còn thấy rõ là tâm mình còn khởi muốn những điều này. Vì vậy chúng ta biết rất rõ, chúng ta biết mình rất rõ, không còn khác gì nữa hết. Cho nên vì vậy Định Vô Lậu - Quán Thân Bất Tịnh đều quan trọng (cho) người nam cũng như người nữ, không hơn kém gì cả. Đó là quy luật sinh tồn của nhân quả, tức là sinh diệt của nhân quả, đó là quy luật của nó như vậy. Nhưng chúng ta sẽ bẻ gãy nó bằng cách thức quán thân bất tịnh, sẽ bẻ gãy sự sinh diệt của nó. Nếu không học, không thấm nhuần, không quán nhu nhuyễn pháp này thì chắc chắn nghìn đời chúng ta cũng không bao giờ hết tâm này. Mặc dù người đó có ngồi thiền năm, bảy ngày, chưa bao giờ hết tâm sắc dục.

Cho nên ở đây chúng ta phải tu thật, tập thật, nghe những lời Thầy dạy mà siêng năng, cố gắng. Thầy biết rằng, chúng ta đến trường học, thầy giáo cho chúng ta làm một cái bài luận, được không được thì ngày hôm sau, tuần sau ông cho bài luận khác, không lặp lại bài luận này. Còn ở đây chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần và còn phải học hiểu trong cái bài luận của chúng ta đã tự viết ra và tự học. Vì vậy cho nên chúng ta phải cố gắng! Nhiều khi chúng ta quá nhàm chán, quá nhàm chán. Nhưng các con cứ đọc rồi suy ngẫm riết thì càng thấy có nhiều cái hay khi các con viết cái bài luận.

3. ĐỊNH VÔ LẬU - XOÁY SÂU, THẤM NHUẦN NHÂN QUẢ THẢO MỘC - HOÁ GIẢI ÁC PHÁP

(10:28) Ví dụ như nhân quả thảo mộc, mới đầu các con làm cái bài đầu, rồi các con làm cái bài kế, các con thấy khá tiến bộ và bài thứ ba thấy tiến bộ hơn nữa; và bài thứ tư thấy gọn nhẹ và cụ thể rõ ràng hơn nữa. Và cuối cùng các con rất vừa lòng với sự viết cái bài của mình, làm cho cái sự hiểu biết của mình rất là cô đọng, rất là tuyệt vời, cụ thể, rõ ràng. Đó là các con lần lượt các con sẽ thấy cái sự làm, tu học của mấy con.

Chừng đó mấy con thấy thích thú vô cùng. Khi cầm cây bút lên viết một cái điều gì, nói một cái điều gì, các con sẽ không có nói mông lung mà các con xoáy mạnh vào cái điều, cái đề tài các con muốn nói. Và những ngôn từ các con dùng rất đơn giản, nhẹ nhàng không có khó hiểu.

"Muốn đào tạo một người chứng quả A La Hán là phải đi trên con đường này không thể nào khác hơn", đó là cái Định Vô Lậu mà đức Phật đã đặt tên rất là cụ thể rõ ràng cho những danh từ. Vậy thì mấy con phải cố gắng và cố gắng, cố gắng nhiều hơn! Thầy biết các con phải vất vả lắm, mỗi lần ngồi lại tư duy suy nghĩ để viết một cái bài luận không phải là một cái chuyện làm của một cái người lớn tuổi như mấy con. Chỉ có những người học sinh họ làm như chỗ này để họ tập trung những sự hiểu biết kiến thức của họ. Còn bây giờ chúng ta tập trung những sự hiểu biết của chúng ta để hóa giải, để chuyển biến những cái sự đau khổ, để làm chủ những sự đau khổ nơi bản thân của các con.

Cho nên người học sinh họ học để họ có kiến thức, còn chúng ta học để được giải thoát, để làm chủ được thân tâm của chúng ta. Cho nên hai bên đều khác nhau ở cái mục đích. Bên kia để huân tập những cái kiến thức hiểu biết, còn bên đây là huân tập sự hiểu biết để hóa giải những sự đau khổ nơi thân tâm của chúng ta, để chúng ta làm chủ được nhân quả.

(12:19) Đó là những điều mà Thầy nói hôm nay, là đem lại sự ích lợi cho một đời người khi chúng ta sanh ra làm con người. Mà chính những bài học này sẽ giúp cho chúng ta làm chủ được đời người của chúng ta. Đó là những bài học quý giá nhất, trong cuộc đời nay không có ngọc ngà, châu báu, kim cương đổi được những bài học này. Vì vậy mà các con được dự lớp này phải cố gắng, cố gắng hết sức!

Người già cho tới người trẻ đều học được, cho đến trẻ em, cho đến trẻ em đã có những sự hiểu biết thì vẫn học tu được những bài này. Mà trẻ em phải được cái trình độ, phải được cái trình độ là phải đến trung học, nghĩa là qua cấp tiểu học thì trẻ em đó vẫn tu học được cái lớp này. Nghĩa là viết được một cái bài luận văn là có thể gợi ý cho trẻ em học được chứ không phải không. Còn nếu mà trẻ em chưa học được, chưa qua tiểu học mà đến dự lớp này thì chưa đủ, chưa đủ cái trình độ kiến thức để nhận xét để mà hiểu biết.

Như chúng ta thấy hiện giờ có những cái đứa bé, có những trẻ thần đồng, mới 5-6 tuổi, có những sự hiểu biết như người lớn. Những trẻ em đó vẫn có thể hướng dẫn trong thời gian ngắn, chúng cũng có thể làm bài vở như chúng ta. Cho nên những thần đồng đó thì chúng ta không nói. Nhưng hầu hết là trẻ em phải trải qua được học cái lớp mà tu học của chúng ta, ít ra cũng phải qua các lớp tiểu học.

Đó là thầy nói theo trình độ mà Thầy hiểu biết ngày xưa, người mà qua tiểu học họ rất giỏi, họ viết bài luận rất hay chứ không phải dở. Còn bây giờ tiểu học thì không biết trình độ các em như thế nào. Nhưng ít ra cũng phải làm được cái bài luận, cũng phải có sự tư duy viết ra cái bài luận thì mới được, thì trẻ em vẫn tu theo cái lớp chúng ta được chứ không phải không được.

(14:20) Đó thì các con thấy, bây giờ cái lớp của chúng ta, cái người già mà khi mà cái trường hợp họ cầm cây bút, họ chưa từng có kiến thức học ở cấp 1, tức là các lớp tiểu học. Mà bây giờ họ là cái người chỉ biết đánh vần, đọc chữ được thôi, chưa biết làm, mà được khép vào cái chỗ tu học này thì cũng sẽ được hướng dẫn cho họ bằng cách có sự tư duy. Mặc dù câu văn họ viết nó không đúng, nhưng họ nói được cái ý của họ muốn nói về cái nhân quả, muốn nói về các pháp vô thường, họ cứ nói.

Có nhiều khi Thầy cầm cái bài của các con Thầy biết rằng cái trình độ của mấy con viết nó không được, nhưng mà cái ý của mấy con nói ra được điều đó thì các con cứ nói cái ý của mình thôi, còn ở đây không cần văn chương mấy con. Không cần phải cú pháp như thế nào, viết như sao cũng được, chính tả lỗi hay không lỗi cũng không quan trọng nhưng mà nói được cái ý. Bởi vì mấy con viết cái chữ đó sai nhưng mà Thầy đọc được ý của mấy con, cho nên thầy biết mấy con muốn viết cái gì. Cho nên các con mạnh dạn. Đừng vì e ấp mình không có khả năng, cho nên mình không dám viết, viết sợ sai, sợ Thầy cười. Chỉ có Thầy đọc và Thầy trả lại con thôi, chứ Thầy không đọc cho ai nghe hết.

Ở đây hầu hết là những cái bài mấy con viết, Thầy chỉ ghi cho mấy con đọc những cái điều mà mấy con thiếu khuyết hoặc là mấy con nói những cái điều đó nó…​, cái ý của mấy con nói cái đoạn đó nó ở trong cái nhân quả nào, thì Thầy ghi nó vậy thôi. Thí dụ như mấy con nói về nhân quả vũ trụ, thì cái đoạn đó mấy con nói về nhân quả vũ trụ, Thầy ghi đó là con đã nói về nhân quả vũ trụ. Mà con nói về nhân quả con người, tức là nhân quả xung quanh nhân sinh, thì Thầy để cái đoạn này, Thầy gạch cái lằn đỏ rồi Thầy để cái đoạn đó, là con đã luận về nhân quả nhân sinh. Thấy mà Thầy viết cái chữ nào đó thì cái đoạn đó mấy con nói về cái gì, nói về cái nhân quả gì?

Vì vậy mà ở đây là nhân quả thảo mộc, chứ không phải là nhân quả vũ trụ, không phải là nhân quả thời tiết, mà cũng không phải là nhân quả nhân sinh. Cho nên mấy con đưa vào chỗ này thì coi như là lạc đề, là không trúng. Cho nên gạch như vậy để mấy con hiểu, đặng đọc lại cái đoạn của mấy con, mấy con biết: "À! Như vậy là mình nói về vũ trụ, nhân quả vũ trụ, đó là nó không đúng trong cái đề tài". Cho nên mấy con viết, Thầy ghi như vậy mấy con hiểu để mấy con sửa lại.

Khi đó mấy con xoáy vào cái nhân quả thảo mộc mà thôi. Rồi nhân quả thảo mộc thì mấy con lại xoáy vào cái nhân quả duyên hợp. Duyên hợp là đất đai, phân, rồi chăm bón, đó là duyên hợp, tạo cho nó có cái duyên để nó hợp nó mới thành. Cho nên đó là nhân quả duyên hợp. Thì các con cũng ở trên nhân quả thảo mộc, nhưng mà nó thuộc về nhân quả duyên hợp. Rồi nhân quả chuyển biến, các con thấy chuyển biến là từ cái cây này nó thay đổi thành cái kia. Cho nên mấy con không có xoáy mạnh vào cái nhân quả, vào cái danh từ của nhân quả thảo mộc mà lại đi vào những cái góc độ khác. Cho nên vì vậy mà cái bài luận các con nó không có cụ thể, nó không cụ thể cho cái đề tài của nó.

(17:46) Nhưng các con nói nhiều nhưng mà sự thật ra thì nó có một vài đoạn đúng ở trong đó mà thôi. Thì Thầy giúp đỡ cho mấy con để khi mấy con…​ Ở đây làm bài, làm cái bài này là triển khai cái tri kiến, phải hiểu cái đó sự thật. Để khi mà cái ác pháp nó tác động vào, nó tác động vào thì hiểu ngay cái sự thật, chứ không có hiểu mênh mông rồi mới kết luận vào cái đề tài đó, làm cho cái tâm chúng ta nó không xả ngay liền được. Bởi vì nó còn mơ hồ, nó không cụ thể, nó đi lòng vòng, mà nó không thẳng vào nó. Buộc lòng chúng ta phải có tri kiến ngay liền. Có ác pháp tác động, tức là đề tài của nó tác động vô là chúng ta hóa giải nó ngay liền, là thực tế nó ngay liền. Cái đề tài đó nó không có đi lòng vòng, sai. Còn nếu không thì chúng ta hiểu mênh mông xa thì chúng ta hóa giải nó không được. Các con hiểu cái phần đó.

Cho nên cái tri kiến chúng ta là một cái ngọn đèn sáng, mà nó đúng thì nó soi ngay đó thì nó hóa giải được cái kia hết, cái bóng tối nó sẽ phá vỡ liền tức khắc, nó không còn. Còn trái lại chúng ta soi vào mà cái vật đó nó không đúng cái đó thì cái vật đó nó không sáng nó được, tức là không hóa giải nó thì nó cũng vẫn còn sống, cho nên nó làm cho chúng ta bị chướng ngại.

4. NGƯỜI CÓ TRI KIẾN VÀ GIỚI LUẬT LÀ NGƯỜI LÀM CHỦ NHÂN QUẢ

(19:00) Về vấn đề tri kiến giải thoát là phải như vậy, triển khai cái tri kiến của mấy con là phải triển khai cái ngọn đèn trí tuệ của mấy con soi vào. Vì vậy mà trong cái đoạn kinh đức Phật nói: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, mà giới luật làm thanh tịnh tri kiến”. Do cái chỗ giải thoát là cái điều này chứ không phải là gì khác. Đó thì các con thấy rất rõ ràng, đức Phật đã dạy điều này rất cụ thể.

Năm cái điều của một vị Bà La Môn thì đức Phật lại phá vỡ hết 3 điều không chấp nhận và chỉ còn TRI KIẾN và GIỚI LUẬT mà thôi. Các con thấy rõ ràng. Giới luật là gì? Là đức hạnh, là sự hiểu biết của chúng ta đúng đắn Chánh Kiến chứ có gì khác hơn hết. Chỉ có giới luật mới đúng đắn, còn không giới luật làm sao đúng đắn được? Cho nên Giới Luật và Tri Kiến là điều đó là điều cần thiết cho một người tu. Không cần tất cả tụng niệm cúng bái, không cần bảy đời Bà La Môn, không cần thần chú, không cần thiền định, không cần gì tất cả hết, bỏ sạch hết, chỉ còn Tri Kiến với Giới Luật mà thôi. Là cái người đó vẫn giải thoát. Các con thấy rõ ràng đức Phật đã xác định điều đó trong bài kinh Sonanda đâu có sai.

(20:16) Hôm nay, Thầy vạch trở ra để chúng ta thấy. Vì vậy mà cái lớp học hôm nay làm từng bài này để chúng ta triển khai cái tri kiến chúng ta. Khi một ác pháp đến, soi vào là tan biến liền ác pháp, không còn tác động vào tâm chúng ta được nữa. Cho nên phải ráng cố gắng, cố gắng làm! Và mỗi lần làm một cái bài thì mấy con sẽ học thêm những điều.

Cho nên ở đây những cái bài của mấy con được Thầy ghi từng đoạn, từng cách thức gạch ở trong đó thì để nhắc nhở mấy con cái đúng và cái sai. Và từ đó các con tiếp tục các con làm cái đúng và đúng thì các con sẽ đọc lại cái bài của mình, và lúc bấy giờ các con thấy rất tuyệt vời - nói về nhân quả.

Như Thầy gợi ý từ cái hạt mà sanh ra nhiều quả, từ cái quả có nhiều hạt, để các con thấy cái quy luật của nhân quả nó không đơn giản, đó là cũng là cái học hỏi hiểu biết để sau này không còn ai mà lừa đảo chúng ta được. Một con người chết mà sanh ra một con người thì chúng ta không bao giờ tin điều đó, bằng chứng chúng ta thấy rõ nhân quả của loài thảo mộc. Bởi vì nhân quả của loài thảo mộc vẫn là một sự sống trên hành tinh này, thì chúng ta cũng là một sự sống trên hành tinh này, trong quy luật của nhân quả. Thì do đó nhân quả của thảo mộc mà sanh ra như vậy, thì nhân quả con người phải sanh ra như vậy, không thể khác được. Đó là một bằng chứng cụ thể khoa học hiển nhiên, không thể nào mà nói được.

Và đồng thời thì duyên tan hợp của nhân quả, duyên hợp thì sanh ra, sanh ra như là một cái trái có nhiều quả, một cái hạt có nhiều quả và một quả có nhiều hạt. Thì trong khi đó chúng ta thấy rằng con người sanh ra trùng trùng hay là loài vật sanh ra trùng trùng, thì nó có duyên tan, duyên hợp thì duyên tan. Hợp là nó sanh ra rất nhiều, một nhân quả, một con người chúng ta sanh ra rất nhiều, nhưng mà tan, một sự tan hoại thì đâu phải chết một người, mà đâu phải chết một con vật, mà phải chết nhiều, và chết nhiều thì nó phải có sự duyên hợp, duyên hợp để mà tan. Bây giờ có hợp như sóng thần, như động đất thì nó phải là cái duyên tan nó đến để làm cho tất cả những cái loài vật, loài cỏ cây sự sống trên hành tinh này bị hoại diệt. Chúng ta thấy có gì đâu, đó là quy luật của nhân quả. Cho nên tại sao chúng ta lại cho nó rằng tự nhiên mà có được. Đâu có, nó không bao giờ có tự nhiên được.

(22:46) Cho nên từ đó mà chúng ta đi sâu vào cái nhân quả của vũ trụ thì chúng ta thấy rất rõ điều này. Bởi vì nhân quả nó có nhân quả hợp và nhân quả tan. Cho nên có sanh phải có diệt. Đó là theo luật của nhân quả.

Cho nên vì vậy mà chúng ta càng hiểu nhân quả sâu sắc bao nhiêu thì chúng ta mới giật mình, mới lo lắng, mới muốn ra khỏi cái cuộc đời này, không còn ham thích ở trong cuộc đời này nữa. Đó là cái điều mà thực tế và sự hiểu biết của chúng ta cụ thể. Cho nên phải ráng cố gắng, Thầy khích lệ mấy con ráng cố gắng tu Định Vô Lậu. Tức là cố gắng làm bài, nhẩm lại những bài của chúng ta thấm nhuần, để tri kiến chúng ta có một cái sự hiểu biết giải thoát - tri kiến giải thoát. Đó là cái điều mà người tu sĩ chúng ta cần phải học và thấm nhuần những cái bài học đó. Đó là cách thức để tu tập giải thoát, để cầu sự giải thoát, để làm chủ sự sống chết của chúng ta, để làm chủ được bốn sự đau khổ của chúng ta và chấm dứt ra khỏi, ra khỏi môi trường nhân quả, không còn tái sanh luân hồi. Nếu còn tái sanh luân hồi, không phải sanh luân hồi của một người mà rất nhiều người.

Đó thì càng lúc càng học thì chúng ta càng thấu rõ và nếu mà nói về nhân quả vũ trụ, các con còn thấy tuyệt vời hơn nữa. Nhưng các con tự mà triển khai, Thầy chỉ là người góp ý mà thôi.

5. NGƯỜI TU CHỨNG CHỈ SỐNG MỘT KIẾP NÀY MÀ THÔI

(24:14) Hôm nay, trong cái buổi học hôm nay, Thầy sẽ trao cho mấy con, bởi vì các con còn phải viết bài rất nhiều, cho nên mấy con còn giấy hay không? Nếu mà còn thì thôi mà không còn Thầy sẽ trao cho mấy con mỗi người một tập để thêm mà làm bài. Bởi vì nhiều khi bữa nay mấy con làm bài mấy con xé một tờ hay hoặc là hai tờ thì tuần sau, ngày mốt, bữa kia thì mấy con lại tiếp tục làm nữa chứ đâu có lúc nào mấy con không làm. Chừng nào mà Thầy nói rằng: “Bây giờ mấy con chứng quả A La Hán rồi thì từ đó thôi Thầy không phát vở cho mấy con nữa”. Bởi vì Định Vô Lậu làm cho mấy con vô lậu rồi thì mấy con còn quán gì nữa? Có phải không? Chừng đó Thầy không phát vở, phát viết gì nữa hết.

Vì một người tu chứng quả A La Hán thì người ta không cần vật dụng thế gian này nữa, không cần ôm sách ôm vở …​ gì nữa (25:01 nghe không rõ…​) người ta bỏ hết, chỉ còn ba y một bát sống đời sống. Một ngày nay người ta còn sống thì người ta còn xin ăn một ngày, mà ngày mai người ta còn sống thì thêm một ngày nữa, chứ người ta muốn ra đi lắm mấy con, người ta không muốn ở trong thế gian này.

Khi tu xong rồi thì mấy con thấy cái tư tưởng đó là cái tư tưởng của người tu chứng. Nghĩa là người ta không muốn ở trong cái thế gian này một phút giây nào hết. Người ta không còn thích ăn, thích ngủ trong cái thế gian này nữa. Đó là toàn là cái sự ô nhiễm và đau khổ, cho nên người ta muốn ra đi. Nhưng cái duyên của chúng sanh người ta không nỡ bỏ tất cả, mình đã giải thoát, Thầy được giải thoát mà Thầy nhìn các con còn lăn lộn ở trên cái cuộc đời này, ở trên cái môi trường ô nhiễm này để mấy con từng phút từng giây đau khổ lăn lộn, Thầy không nỡ đành. Chứ Thầy ra đi rồi ngàn đời thầy không trở lại đây nữa. Thầy nói thật sự không bao giờ trở lại cái thế gian này làm con người thứ hai, thứ ba. Nhất định là một đời này nữa mà thôi.

(25:52) Cho nên hôm nay Thầy thương mấy con là Thầy còn mang cái thân này Thầy thương mấy con, chứ mà khi Thầy bỏ cái thân này rồi thì cái tình thương đó là tâm Đại Bi của Thầy chứ không còn có một cái thương như bây giờ nữa. Nghĩa là đối với người vào Niết Bàn rồi thì cái tình thương của người ta nó không còn để mà người ta giữ gìn nó, thương yêu như thế này. Cho nên Thầy sẽ cố gắng, cố gắng giúp đỡ cho mấy con thực hiện cho bằng được, để mấy con ra khỏi để mấy con có (26:19) …​

Cho nên đức Phật nói: “Ta cũng chỉ có một kiếp này mà thôi”. Cái người tu rồi họ cũng thấy rằng họ cũng chỉ có một lần này thôi. Bởi vì họ đã biết được cái thế gian này, mang cái thân này, (biết) cái quy luật của nhân quả rồi, họ không bao giờ muốn trở lại chỗ này chút nào.

Và trở lại cũng không được, mấy con! Tại sao trở lại không được? Từ chỗ chúng ta tu vô lậu không còn tham, sân, si; bây giờ bắt chúng ta phải tập tham, sân, si lại thì chúng ta mới trở lại được. Cho nên đừng có nói theo kiểu Bồ tát mà độ chúng sanh nhiều đời, nhiều kiếp, trở đi, trở lại. Nếu một vị Bồ tát đã tu hết tham, sân, si rồi thì ông ta còn cái chỗ nào (có) cái duyên để mà tương ưng ông sanh làm con người? Điều đó không có đâu!

Và nếu có ít ra ông cũng phải biến hóa, mà biến hóa ai? Nếu mà ông biến hóa đến cái thế gian này ông ở thì chắc chắn ông ở cũng không được. Đó thì các con nghe kỹ những cái vấn đề đó. Cho nên những cái hiểu lầm lạc của Đại Thừa là vấn đề sai. Bởi vì đối với đạo Phật thì nó phải tương ưng, nó phải tương ưng. Chứ không thể nào mà không tương ưng được. Đó là một cái sự tu tập.

6. ĐẠO PHẬT LÀ MỘT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỂ VƯỢT THOÁT RA KHỎI NHÂN QUẢ

(27:23) Và bây giờ mấy con biết rằng: Hôm nay mấy con gặp Thầy mà mấy con nỗ lực tu thì mấy con chỉ còn một kiếp này mà thôi; mà mấy con không nỗ lực tu thì mấy con sẽ biết. Mấy con nhiều kiếp và một kiếp của mấy con sanh ra nhiều người và nhiều loài vật. Nếu mấy con không chấm dứt ngày hôm nay mà theo Thầy; thì mấy con sẽ còn sanh ra nhiều người khi bỏ thân này.

Bởi vì mấy con chưa đạt được chân lý đó thì cho nên vì vậy mấy con phải còn sanh ra nhiều người. Mà một mình con bây giờ khổ, nhưng mà sanh ra nhiều người các con thấy những người xung quanh con có ai không khổ không? Rồi còn sanh ra loài vật, khoảng thời gian mấy con làm sao chuyển đổi được nhân quả khi mấy con chưa đạt được chứng chân lý?! Thì mấy con làm sao chuyển đổi được nhân quả! Thì những điều mấy con làm ác từ lúc bé mà cho đến bây giờ mấy con biết bao nhiêu điều mấy con làm ác, giết hại biết bao nhiêu chúng sanh không? Thì cái nhân quả đó, mấy con phải trả cái quả của giết hại chúng sanh đó chứ. Mấy con ăn thịt chúng sanh, biết bao nhiêu xương thịt của chúng sanh trong cái cơ thể của mấy con chưa? Mà nếu như con tu không đạt được thì mấy con phải trả những cái quả đó, thì mấy con phải làm biết bao nhiêu loài chúng sanh không? Một con gà, một con cá…​ Mấy con thấy con cá có chút xíu mấy con cũng phải trả nữa.

(28:32) Cho nên mấy con nghĩ rằng mấy con…​ Bởi vì thầy vạch ra cái nhân quả của thảo mộc để mấy con thấy rằng một quả có nhiều nhân ở trong đó. Thì những cái nhân đó nó sẽ sanh ra biết bao nhiêu cái loài không? Thì cái nhân của mấy con làm ra biết bao nhiêu loài. Mấy con phải trả biết bao nhiêu cái loài không? Và nó phải sanh ra những cái loài vật đó chớ. Trốn đâu mà khỏi! Cho nên đồng thời khi mấy con chết thì bao nhiêu.

Cho nên con thấy thế gian này bao giờ có vắng cá, tôm? Nếu mà ở ngoài biển người ta chài lưới người ta bắt hết rồi thì người ta phải nuôi thôi. Phải không? Mà phải nuôi thì cái đó là nhân quả của mấy con rồi, cho nên đó là chuyển biến nhân quả để thành ra nhiều.

Cũng như bây giờ đó, mùa này không phải là mùa xoài nhưng người ta làm ra được xoài mà, đó là sự chuyển biến của nhân quả mà. Cái nhân quả chuyển biến, chuyển đổi được cái nhân quả. Thay vì đúng thời tiết của nó, cái mùa nào cây xoài nó mới có trái chứ gì? Nhưng hôm nay tôi làm nghịch mùa được, tôi chuyển đổi được. Các con thấy điều đó không? Do như vậy, nhân quả bây giờ chúng ta có sự chuyển biến được mà! Mà chuyển biến được thì ghê gớm lắm mấy con, không thể nào mấy con tránh khỏi được. Nhân quả nó chuyển biến được chứ đâu phải không chuyển biến được. Nó chuyển thành ác thì nó chuyển rất nhiều điều ác; mà thiện nó cũng chuyển, rất nhiều điều thiện nó cũng chuyển được. Cho nên chúng ta ghê gớm lắm, từng học rồi chúng ta mới thấy. Nó thấy ghê gớm lắm!

Đừng có tưởng là đức Phật nói sai, đức Phật nói đúng một trăm phần trăm! Nghĩa là như khoa học. Cho nên cái giáo pháp của đạo Phật mới gọi là chân lý - là một sự thật! Có cái kinh sách, có cái giáo pháp nào mà của các tôn giáo khác mà dám nói là chân lý không? Người ta chỉ nói đó là kinh thánh hoặc là người ta chỉ nói đó là những kinh của những bậc thánh này kia. Người ta nói kinh chứ không dám nói sách đâu - người ta tôn trọng nó - cái cuốn sách của những bậc thánh người ta nói kinh thôi.

(30:22) Nhưng mà đối với đạo Phật - đây là bốn chân lý - các con thấy đây là bốn sự thật của con người! Từ đó chúng ta tu vào Định Vô Lậu là toàn bộ tất cả những điều đức Phật nói là sự thật. Thập nhị nhân duyên, đức Phật nói: “Tất cả các cái sự sinh diệt ở trên cái thế gian chúng ta đều là do duyên hợp mà sanh”. Thì bắt đầu bây giờ, mọi vật đều có sự hợp mới có hình dáng chứ! Đức Phật nói kinh, lúc đó có khoa học không?! Còn sống trong bộ lạc mà đức Phật nói như vậy. Bây giờ khoa học chúng ta chứng minh rõ một vật đều phải có duyên hợp. Phải có hợp nhau mới thành chứ! Đó, đức Phật nói đúng như sự thật mà! Đó mới gọi là chân lý.

Còn các con thấy các tôn giáo khác họ nói đúng không? Không đúng! Như vậy là những bậc mà nói không đúng như vậy đâu phải là bậc Thánh, còn đức Phật có tự xưng mình là Thánh là Phật đâu, tại người ta tôn xưng. Đức Phật nói: “Ta chỉ là một con người mà thôi, như mọi người khác; Ta cũng chỉ là một Bà La Môn như mọi Bà La Môn; nhưng Bà La Môn đúng và Bà La Môn sai”.

Sau này chúng ta tôn lên là Phật thôi, chứ sự thật ra nghe nói "Giải thoát - Buddha" thì người ta dịch nghĩa ra hay hoặc dịch âm nói là "Phật" thôi. Chứ sự thật ra ông Phật không tự xưng mình là Phật.

(31:40) Rồi những cái danh từ mà người ta ghép ở trong kinh để như là đức Phật tự xưng mình - thật sự là đức Phật nói. Không! Cái đó là không bao giờ có. Người ta thêm vào những cái điều đó để người ta ghép những cái danh từ, những cái sự giải thoát của đạo Phật thành 10 cái danh hiệu của Phật, trong đó có cái danh từ Phật. Đó là người sau họ ghép cái câu đó vô để mà chúng ta niệm cái danh hiệu đó. Còn thí dụ như: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật. Các con biết đó là ai viết ra mấy con biết không? Ông Phật tự khen mình như vậy à? Nếu mà tự khen như vậy ông Phật không phải là Phật. Cho nên ông Phật bảo chúng ta lấy Giới Luật làm thầy. Chứ có bảo lấy ông Phật làm thầy đâu mà xưng hô như vậy. Các con thấy cái chỗ đức Phật di chúc, cái lời di chúc: Lấy Giới Luật ta làm thầy”, có đúng không? Vậy mà bây giờ mà chúng ta lại có những cái danh từ xưng hô Phật như vậy. Thì đó là chúng ta muốn gầy dựng nên một cái phe nhóm.

(32:45) Đạo Phật là một chương trình giáo dục đào tạo đạo đức - tám lớp học, ba cấp rõ ràng - có cái chỗ nào đâu mà gọi là Phật ở đó? Phật có ban chúng ta được gì đâu, có giúp chúng ta được gì đâu? Thấy rõ ràng là Phật có phù hộ chúng ta được gì đâu? Cho nên xin Phật để làm gì đây? Chúng ta phải học tám cái lớp này để chúng ta sống một đời sống đạo đức, sống không làm khổ mình, khổ người. Tức là đem lại sự hạnh phúc cho chúng ta, chính bản thân chúng ta, tự lực chúng ta, chứ ông Phật có giúp chúng ta được gì đâu? Ông chỉ để lại những kinh nghiệm của mình cho chúng ta biết - đó gọi là giáo pháp của Ngài.

Mà giáo pháp của ngài là chân lý của con người - Bốn sự thật - các con thấy rõ ràng. Cho nên ông Phật không bao giờ muốn chúng ta để ông Phật ở đây mà thờ đâu. Ông có cầu danh cầu lợi, ông có cầu danh lợi ông đâu? Nhưng mà chúng ta nhớ ơn chúng ta thờ ông ta chứ sự thật ra đối với Phật, Phật không có cầu cái danh. Đức Phật còn dạy: Có danh có lợi thì nên ẩn bóng” - nó rất là nguy hiểm. Cho nên có một bài kinh đức Phật nói: “Đệ tử của ta bắt chước ta cũng sống trong cảnh yên tĩnh tu hành, rồi Phật tử, Bà La Môn, vua chúa đến cúng dường, thì đệ tử của ta bị đắm chìm, chạy theo dục mất rồi, còn ta thì hoàn toàn ta xả bỏ hết, ta không còn tham sân si”. Thì như vậy danh lợi đức Phật còn không mấy con? Không còn!

Còn chúng ta thì hễ có Phật tử cúng dường, hễ có tiền bạc nhiều thì chúng ta đắm nhiễm, cất chùa to, Phật lớn, rồi y áo, đồ ăn, đồ uống bắt đầu dẫy đầy theo dục lạc hết! Các con thấy rõ. Người Phật tử thì họ quý trọng chúng ta, họ cúng dường, họ cung kính. Thì thời đức Phật cũng vậy, vua chúa rồi tất cả các Phạm Chí, các Bà La Môn đều quý trọng một cái người tu, họ đến họ cũng cúng dường như thời chúng ta vậy. Nhưng mà đệ tử đức Phật bị đắm nhiễm, còn riêng đức Phật thì xả bỏ. Trong những cái bài kinh đức Phật nói cụ thể rõ ràng. Và chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta bị xỏ mũi, ba (cái) vật chất lôi chúng ta đi tứ tung (làm) chúng ta không còn giải thoát.

(34:49) Hôm nay nghe rất rõ, các con có mặt hiện diện trước mặt Thầy: “Một là chúng ta phải ra khỏi cái quy luật của nhân quả, ra khỏi cuộc đời này, chấm dứt tái sanh luân hồi! Còn mấy con không khéo thì mấy con sẽ sanh nhiều người và mấy con sẽ tái sanh làm loài vật để mà trả những cái quả! Các con không tránh khỏi đâu”. Thầy nói thẳng thật.

Những người ở trước mặt thầy đều là những người có trí hiểu biết, hiểu biết mới có ngồi đây, còn không hiểu biết mấy con không bao giờ có ngồi đây. Mà hiểu biết ngồi đây là phải đi tới đích. Chứ không phải hiểu biết để mà hiểu biết, để mà nghe chơi. Mà mục đích chúng ta phải chấm dứt, ra khỏi cái quy luật của nhân quả đang chi phối từng phút giây của con người trên hành tinh này, của mọi vật trên hành tinh này. Chúng ta phải ra khỏi! Ra khỏi như Thầy đang sống mà nhân quả không điều khiển được Thầy. Còn mấy con hở một chút là nó điều khiển. Thầy nói như vậy mấy con xét có đúng không? Bây giờ buồn ngủ mấy con đi ngủ - không phải là nhân quả điều khiển mấy con sao? Các con chống lại được khôn ? Thầy Chơn Thành chống lại nhân quả, làm cho thầy cũng gần muốn chết chứ không phải dễ, đâu phải dễ! Cho nên mấy con đừng tưởng, cái quy luật của nhân quả ghê gớm vô cùng.

Hôm nay là bài học đầu tiên của cái lớp này là học về nhân quả. Thì mấy con biết Thầy chọn lấy cái bài đó để chúng ta học vào những cái lớp đầu tiên về cái Định Vô Lậu. Vậy cố gắng, cố gắng hơn! Để chúng ta phải có một sự hiểu biết như thật về nhân quả đối với bản thân, đối với vũ trụ đang quanh mình, đối với các vật đang quanh mình trong quy luật của nhân quả. Để từ đó chúng ta phá đi từng mảng điều khiển của nhân quả đang làm chủ thân tâm của chúng ta trọn vẹn.

7. TRƯỞNG LÃO SÁCH TẤN TU SINH

(36:42) Đến đây mấy con còn hỏi Thầy gì không? Không thì chúng ta sẽ chấm dứt để Thầy còn làm việc nhiều nữa. Và đồng thời mỗi buổi học chúng ta (có) một vài giờ đồng hồ cũng đủ để khích lệ và sách tấn và tiếp tục. Và hiện giờ ai thiếu giấy thì Thầy sẽ gửi cho. Sao con? (37:06) (Nghe không rõ…​)

Như vậy thì số lượng người càng tăng lên thì sự nhọc nhằn của Thầy càng nhiều hơn và thời gian thầy mất rất nhiều. Bởi vì mỗi lần phải đọc cái bài của mấy con là mất bao nhiêu phút của Thầy chứ đâu ít. Và vì vậy cái thời gian mà Thầy viết cái bộ sách Đạo Đức và cái bộ Giới Luật nó lại chậm trễ đi. Nhưng Thầy cũng cố gắng để làm cho cái bộ Giới Luật của Phật cho nó được hoàn thành. Và nếu cái bộ Giới Luật xong thầy mới viết tới cái bộ Đạo Đức Làm Người. Thì như vậy thì với sự lợi ích của con người thì những cái bộ sách, cái bộ sách đạo đức rất cần thiết lắm. Cho nên mấy con cố gắng mà làm bài học đúng, để Thầy có nhiều thì giờ, để Thầy dồn lại Thầy làm cái công việc lợi ích chung cho con người.

(38:02) Mà mọi người cũng đang chờ đợi Thầy. Thầy biết rằng người ta đọc Đạo Đức Làm Người thì người ta đang chờ đợi Đạo Đức Gia Đình. Người ta đang chờ đợi những cái bài Đạo Đức Nghề Nghiệp, người ta đang chờ đợi tiếp tục những bài Đạo Đức Xã Hội. Những cái bài đạo đức rất là tuyệt vời để cho đời sống con người, đem lại đời sống con người thật hạnh phúc. Nhưng mà những bộ sách đó còn nằm trọn trong đầu óc của Thầy. Cho nên Thầy mong rằng Thầy có thì giờ để mà Thầy viết. Thay vì Thầy nghĩ rằng nếu mà không mở khóa này thì sẽ e rằng Phật giáo không có người tu chứng; và không có người tu chứng thì tức là không bảo chứng cho được những gì Thầy dựng lại của Phật giáo. Thì người ta sẽ đổ lần, người ta sẽ đổ xuống một lần nữa, và đổ xuống một lần nữa thì chắc chắn không có ai mà dựng lại được. Thì uổng cho loài người trên thế gian này mất đi, mất đi một cái giáo pháp rất tuyệt vời, một cái chân lý mà không thể có một cái chân lý thứ hai được nữa. Cho nên thầy rất tội nghiệp cho chúng sanh trong cái thế gian này. Mà nếu mà không dựng lại được những gì mà đức Phật đã để lại cho con người thì rất uổng, vì vậy mà Thầy mong rằng mấy con, vì vậy mà Thầy chịu cực khổ để mở cái lớp này để dạy mấy con phải tu thật chứng chứ không thể nói lơ mơ được. Mà người nào mà không tu chứng là tội đó (ở) mấy con, Thầy dạy rất kỹ, đó là cái điều kiện mấy con phải nỗ lực tu.

Mà mấy con dự tu mà mấy con thấy cái khả năng của mình tu không được thì mấy con trình lên xin Thầy rút lui chứ đừng ở đây rất là vất vả cực khổ Thầy. Thí dụ như mấy con tu không được mà mấy con cứ viết tầm bậy tầm bạ, buộc lòng Thầy vì cái trách nhiệm và cái đạo đức của con người, Thầy không thể bỏ cái bài của mấy con - ném qua - mà phải đọc. Mà phải đọc thì mất thì giờ của Thầy.

Cho nên vì vậy mà mấy con thấy rằng mình tu theo cái lớp này chắc không nổi. Nhất là mấy con thấy cái sự tu tập của mấy con qua cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thôi, tức là đi kinh hành thôi, mấy con thấy mình làm không xuể. Và đồng thời thì mình viết bài, thì mình viết bài nó không xoáy vào cái đề tài của mình, nó không chỉ thẳng được, không cụ thể được, nói mênh mông đại hải đủ thứ đủ chuyện, thì do đó mình thấy cái khả năng của mình nó không đủ thì mình nên, mình nên rút lui. Để không thầy cũng đọc cái bài của mấy con rất là vất vả, cực khổ lắm. Cho nên vì vậy mà mấy con phải xoáy cho mạnh ngay vào cái chỗ mà cái đề tài của mình muốn nói cái gì.

(40:39) Khi mấy con không hiểu, không hiểu cái đề tài đó; thí dụ như thầy nói “nhân quả thảo mộc”, không biết thầy muốn nói thảo mộc cái chỗ nào - bởi vì thảo mộc thì nó có nhiều, nhân quả của thảo mộc như cỏ, rác hay hoặc là cây trái rồi ươm lên này kia rồi - thì hỏi rõ coi Thầy muốn nói cái đề tài này là muốn phải diễn tả cái gì? Thì hỏi thẳng Thầy, Thầy sẽ chỉ cho mấy con : “À, bây giờ cái đề tài này phải thẳng rõ thảo mộc, là muốn nói là hạt và trái”, có vậy thôi! Các con về diễn tả hạt trái, đừng có nói đủ mọi cách mọi loài ở trong đó, thì các con sẽ mất thì giờ nhiều, lại viết nhiều mà lại nó không xoáy vào cái đối tượng mà các con muốn nói, làm cho người ta dễ hiểu, rõ ràng, cụ thể.

Cho nên Thầy nói ở đây nhân quả thảo mộc có nghĩa là hạt và trái của một cái cây, cây cỏ, có vậy thôi! Rồi bắt đầu bây giờ các con phải diễn tả hạt và trái của cây cỏ như thế nào gọi là nhân quả của nó, tức là hạt, trái của nó là nhân quả chứ gì! Thì mình cứ viết về hạt, trái của nó thôi: Trái ngọt, trái đắng, trái cay, rồi hạt nhiều, hạt ít của nó thôi, là đủ rồi, không có gì hết! Các loại trái mà người ta nói thì nhiều lắm nhưng mà như vậy nói thì dễ chứ gì!

Rồi bây giờ Thầy cho các con cái nhân quả chuyển đổi về thảo mộc, thì mấy con xoáy vào cái chuyển đổi của nó. Rồi nhân quả duyên hợp thì mấy con xoáy vào cái sự duyên hợp của nó. Phải không? Cái nhân quả chuyển đổi là mấy con lai, ghép, trồng, hoặc là từ cái chỗ mà bông của nó thì mấy con lấy một cái loại khác, mấy con làm cho cái sống bông đi vào thành cái hạt sanh thành một cái loại tốt hơn. Đó là chuyển đổi nhân quả. Bởi vì chuyển đổi hạt giống mà, đó là chuyển đổi nhân quả. Mấy con xoáy vào cái chỗ đó thì mấy con đâu có lạc đề được. Cho nên mấy con nói ít mà mấy con đầy đủ, cụ thể, rõ ràng.

(42:35) Cho nên khi mà không hiểu thì Thầy đã nói cho mấy con hiểu, còn mấy con không hiểu mấy con viết mênh mông thì mấy con lại lạc đề sai nữa, các con hiểu điều đó! Cho nên vì vậy mà ở đây, muốn hiểu biết thì hiểu biết về một cái vấn đề cụ thể, thực tế, rõ ràng, chứ không phải hiểu một cách lờ mờ, hiểu lờ mờ là hiểu mênh mông. Cho nên phải xoáy mạnh vào một cái vấn đề để mà chúng ta nói. Thì cái vấn đề đó nó sẽ trở thành một cái bài học thấm nhuần trong tâm tư của chúng ta để chúng ta nhìn.

Bởi vì học đây không có nghĩa là học văn chương, mà học ở đây là học để triển khai cái sự hiểu biết, để phá vỡ những cái ác pháp. Nói chung cái hiểu biết này nó phá vỡ, buộc lòng chúng ta phải hiểu thật, hiểu rõ, dễ dàng, không nói lòng vòng. Bị ác pháp tác động là từ sự hiểu như vậy là đập vỡ nó ngay liền tức khắc, không còn dây dưa trong lòng chúng ta nữa. Cho nên đây là học để mà giải thoát, học để mà được đem lại sự bình an, học để mà có đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người, cho nên cái bài học này nó đều lợi ích.

Cho nên từ những cái bài mấy con viết rồi rút tỉa kinh nghiệm, dưới sự hướng dẫn của Thầy, để các con mới hướng đúng Định Vô Lậu. Như Định Vô Lậu, mà nếu mấy con quán mênh mông trời đất thì như vậy nó vô lậu nổi không? Không vô lậu nổi! Nhưng mà với sự hướng dẫn của Thầy sẽ đi xoáy vào cái sự hiểu biết, nó trở thành một cái vũ khí, một cái vũ khí tối ưu để mấy con diệt tất cả ác pháp. Bởi vì cái tri kiến của các con nó sẽ diệt tất cả ác pháp. Cho nên buộc lòng mấy con phải học cho nó trở thành một cái sự - hễ không tung nó ra thôi, mà hễ tung nó ra là không có chướng ngại vật nào mà nó không phá, nó đều phá hết - cái tri kiến của mấy con rất là độc. Cho nên vì vậy mà mấy con phải học để mà mấy con được giải thoát.

(44:22) Còn bây giờ thì các con yên tâm mà ra về, tiếp tục những cái sự kiện mấy con đã đọc cái bài mà Thầy trả lại. Rồi mấy con sẽ hiểu ra, tại vì từ cái chỗ hướng dẫn này, mấy con sẽ nghĩ lại cái bài của mấy con viết vừa rồi đưa Thầy có đúng hay không? Rồi bắt đầu làm lại cái bài thứ hai, thứ ba, phải không mấy con? Làm như vậy tức là mấy con tu Định Vô Lậu chứ gì? Quán xét, tư duy một cái vấn đề phải cho rõ ràng, cụ thể, chứ đâu phải là mình làm như vậy rồi cái mình - thôi bỏ, không làm nữa - thì như vậy là rõ ràng mấy con làm cho cái trí tuệ mình cùn nhụt, nó không có sáng suốt, (mà nó cũng không có đi xoáy mạnh). Mình học tu là phải chứng ngộ, là phải thấy rõ ràng những sự tiến bộ của mình. Nghĩa là bây giờ các con cần phải đọc cái bài mà thấy Thầy ghi vậy thì mấy con suy ngẫm: “À, như vậy là mình còn sai cái chỗ như vậy, như vậy là mình đúng chỗ này, vậy thì lấy cái chỗ đúng là mình kết hợp lại, bỏ lại tất cả những chỗ sai, xoáy vào cho mạnh cái bài này”. Cuối cùng cái bài của mấy con trở thành một cái tri kiến giải thoát cho mấy con. Đó, mấy con cố gắng lên! Hiểu chưa? Rồi mấy con sẽ làm.

Đừng có mặc cảm nói: "Tui làm bài qua rồi mà cứ trật hoài". Trật rồi mình tu chứ sao, có gì đâu sao mà sợ! Ở đời mà có gì xấu, chỉ có biết lỗi thì sửa sai, mà đạo Phật dạy mình sửa lỗi: Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người chứ gì? Đó là không học hỏi và đã học hỏi như vậy mình mới tiến bộ chứ, đó là sự thật, tiến bộ trên tri kiến của mấy con đó. Chứ mấy con đừng mặc cảm : “Trời ơi! Hồi nào tới giờ tôi hiểu biết quá trời mà sao bây giờ Thầy coi tui như là không hiểu biết gì hết vậy?”. Không phải! Ở đây là tu giải thoát, chứ đâu có biết gì; ở đây đâu phải là kiến thức thế gian! Mà đây là tri kiến giải thoát chứ đâu phải kiến thức thế gian. Hiểu như vậy mấy con mới nỗ lực mấy con tu chứ, chứ mấy con hiểu một cách lơ mơ là mấy con mặc cảm, rồi mấy con không tu được đâu. Cho nên mấy con phải hiểu rõ ràng là như vậy.

Cho nên thuộc về cái phần mà tu nhiếp tâm thì mấy con thấy rằng cái sức của mấy con theo thầy Chơn Thành thì không nổi rồi, thức như vậy là chắc không ai nổi, nó khó rồi. Vậy thì mấy con phải theo đặc tướng của mình, Thầy bảo mấy con thí dụ như mình tu tập từ 7 giờ tối thì cho tới 9 giờ thì mình cứ tu tập từ 7 giờ tối đến 9 giờ, sau đó mà Thầy thấy được Thầy tăng lên. Chứ mấy con tự tăng lên thì coi chừng đó.

(46:40) Rồi mấy con ở trong thất, rồi bật đèn lên mà cứ ngủ trong đó thì chết rồi, cuối cùng tu cái gì (46:46) …​ nó vẫn còn, tức là Vô minh lậu mấy con không dẹp mà! Các con thấy ba lậu hoặc mà người ta đưa ra hai cái pháp để người ta diệt ba cái lậu hoặc; mà cuộc đời chúng ta vì ba cái lậu hoặc này mà chúng ta khổ đau chứ gì? - Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu. Mà trên cái tri kiến của chúng ta thì nó gánh vác hai cái lậu, còn chỉ có cái Chánh Niệm Tỉnh Giác là nó gánh một cái lậu hoặc là Vô minh lậu mà thôi. Các con thấy (47:12) …​ Nó không chiến đấu lại được tức là Vô minh lậu (47:18) …​

Còn cái Dục lậu, cái Hữu lậu là cái do cái tham, sân của nó, cho nên vì vậy mà nó nhờ cái tri kiến nó quét. Các con thấy Phật pháp nó rất cụ thể, nó đưa ra những cái pháp mà chúng ta dẹp tham, sân, si của chúng ta rất rõ ràng. Mà tham, sân, si tức là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu chứ cái gì, có gì đâu! Nó có ba lậu hoặc đó, cho nên nói ba cái thứ đó là nó làm cho chúng ta không được Bất động tâm. Phải không? (47:44) …​ Bây giờ chúng ta có phương pháp, có cách thức để mà chúng ta đào tạo, rèn luyện, để chúng ta tiến tới cái chỗ mà chúng ta giải thoát hoàn toàn. Thứ nhất phải giúp chúng ta chứng quả A La Hán chứ sao. Đâu phải là khó khăn, đâu phải là nhiều pháp bằng cách này, bằng cách kia.

Cho nên các con thấy như thiền Minh Sát Tuệ đó, phải quán tuệ này tuệ kia, quán xét cái tuệ này (48:07) …​ Họ có cho làm bài để mấy con viết được như vậy không? Hay là thông qua cái tuệ Minh Sát Tuệ bằng cái tuệ này là sự tư duy suy nghĩ…​ lặp đi lặp lại…​ tích tập lại mà các con phải triển khai ra đúng cách làm sao. Cho nên cái tuệ giống như vậy là cái tuệ tích tập, tích tập của người khác.

(48:32: băng bị gián đoạn)

(48:40) Nhân quả của thảo mộc cho nó cụ thể chứng minh, bởi vì nhân quả thảo mộc nó có hình ảnh cụ thể lắm rồi, mình chỉ nói nó thôi, rồi mình kết luận của nó là cái nhân quả đó mà Thầy có gợi ý mà mấy con, để thấy được cái nhân quả. Một cái hạt nó lên một cây, một cây nó không có lên một trái đâu, …​ cái điều đó mấy con. Bởi vì dù sao cái trình độ học thức của mấy con ngoài đời về…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy