LCK 005B (NAM) - NHẬN XÉT BÀI LÀM TƯ DUY NHÂN QUẢ THẢO MỘC - SÁCH TẤN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [47:08]
(00:00) Do đó mà cái bài mà viết về nhân quả duyên hợp, thì chúng ta sẽ thấy rõ về vấn đề, vấn đề duyên hợp của nó để tạo thành sanh diệt của vạn vật. Cho nên bài này là bài chuyển đổi nhân quả, chuyển đổi nhân quả tức là chuyển đổi những cái tứ sự chúng ta làm, tự nó nó làm, nó sẽ chuyển đổi cái sự sanh diệt của nó, nó làm cho nó tốt hơn hoặc nó làm cho nó xấu hơn, tệ hơn. Đó là sự chuyển đổi của nhân quả.
Cũng như mình đang sống ở trong một cái gia đình thiện mà mình tham lam, trộm cắp, từ đó cái thiện đó nó sẽ bị chuyển đổi đi, nó thành cái gia đình ác. Đó là những cái điều kiện mà chúng ta sẽ thấy được cái nhân quả thiện ác của nó từ xấu nó đến tốt, từ tốt nó đến xấu.
Cho nên Đức Phật nói “pháp trắng pháp đen”, mình từ nhân quả mình sanh ra trong cái pháp đen, tức là sống ở trong cái gia đình xấu, ác nhưng mà mình lại sống tốt, sống đúng giới luật, sống đúng đạo đức thì từ đó nó sẽ trở thành trắng.
Thì đây là cái nhân quả chuyển đổi, thì cái bài nhân quả chuyển đổi này thì các con còn nhiều lắm, nói nhiều lắm. Nhưng mà ở đây nó cô đọng ở trong cái nhân quả của thảo mộc mà thôi.
Bài của Chí Thiện, à bác Điền, nhân quả thảo mộc con nên viết lại bài này một lần nữa để thấm nhuần, nhớ đọc đi đọc lại bài này cho thấm nhuần nhân quả thảo mộc.
Nghĩa là con tạm thời con viết bài này, có những cái ý cũng rất đúng của nó, cho nên vì vậy phải đọc lại và thấy nó còn cái chỗ nào mà không đúng thì con sẽ bỏ cái chỗ đó. Để sau này có một cái bài, một cái bài nói về nhân quả rất đúng. Nói về nhân quả đặc tính thảo mộc thì con sẽ nói ngay cái đề tài đó. Rồi kế đó sau đó thì con sẽ viết cái bài nhân quả duyên hợp, thì do đó con sẽ làm cái bài duyên hợp.
Còn ở đây Thầy khuyên con nên viết lại cái bài này một lần nữa, để thấm nhuần cái lý của nhân quả. Bài này tuy rằng có đúng nhưng viết lại để cho chúng ta thấm nhuần và viết lại là có thêm những cái đặc tính của nó nhiều hơn, để nói rõ hơn, thì nó lại càng giúp cho chúng ta thấm nhuần được lý nhân quả.
(2:22) À vô đầu thì con Minh Thiền, thì con lại. Thường thường thì mình lại viết vô đầu thì mình giới thiệu cái đề tài của mình, mình giới thiệu và mình hay đặt một cái câu hỏi, làm cho người ta chú ý vào đó, để cho mình triển khai cái thân bài của cái bài của mình, thì làm cho người ta càng theo dõi, người ta càng hiểu rõ ràng.
Cho nên ở đây vô đầu thì con lại giới thiệu bằng cái nhân quả duyên hợp, thành ra nó mất đi cái đặc tính của nó, cho nên con nên viết lại cái bài này. Con nên làm lại cái bài nhân quả thảo mộc đặc tính của nó, nên xác định rõ cây nào cho quả nấy, con cố gắng làm. Tuy rằng mình làm theo cái sự hiểu biết của mình, nó gọn nhẹ nó cũng đủ, nghĩa nói được cái đặc tính của cái nhân quả của nó, nhân quả tức là hạt trái của nó là đủ rồi, không cần nói gì nhiều.
Do vì vậy mà những cái chỗ nào mà Thầy gạch, Thầy để nhân quả duyên hợp thì nó để cho cái bài khác chứ không phải là bài này. Vậy mà con lại cố gắng làm lại, càng làm lại thì mấy con lại thấm nhuần về nhân quả chứ không có gì. Đừng có mặc cảm, đừng có nghĩ rằng tôi làm không được. Bởi vì buộc lòng mình có sự hiểu biết, con người mình có sự hiểu biết thì cái này nó không phải là ở đây là văn chương, không phải cần mấy con viết hay mà chỉ cần mấy con viết đúng. Viết đúng cái đặc tướng của cái nhân quả, để cho con nói đến nhân quả thì con biết đây là cái đặc tính của nó, nó thiện ác đây. Cái này nó ngọt, béo, cay, đắng đây, thì mình biết liền cái đặc tính nó rồi.
Chứ còn mình nói mông lung thì mình không biết được nhân quả nó nằm ở chỗ nào. Mà thấy cái đối tượng kia, thấy các pháp kia tác động vào mình mà không biết, nó cũng biết nhân quả mà chung chung. Mà chung chung thì các con không có hóa giải được nó, không chuyển đổi được nó, thì nó làm cho tâm mấy con bị động đi, cho nên nó không giải quyết được.
Bài này của Nguyên Tịnh, con viết nó lộn vào nhân quả của con người. Nghĩa là bây giờ chúng ta chưa nói đến nhân quả con người, nhưng mà con đã viết về nhân quả con người. Ở đây con chỉ là nối tiếp, nối tiếp cái để nhắc nhở vậy thôi, để nhận ra cho mình biết nhân quả để mình tránh nhưng mà chưa tới, chưa tới cái bài đó.
“Tương tự như vậy theo nghĩa bóng thì hai chữ nhân quả còn có nghĩa là hành động thiện ác, hành động nào sẽ chỉ nhận hậu quả nấy.” Đó tức là một cái câu ngắn nhưng mà con, câu nối tiếp từ cái nhân quả của thảo mộc đến nhân quả con người.
(4:53) Nhưng mà ở đây chúng ta chưa phải là mở cái dòng nối tiếp mà chúng ta chỉ xác định được nhân quả để cho thấy nhân nào quả nấy, và đặc tính của nó là ngọt, bùi, cay, đắng để chúng ta biết rằng nhân quả là một sự thật chứ không phải là nói một cách mơ hồ.
Do như vậy cái sự học hỏi của chúng ta nó đi vào một cái sự thật để chúng ta hiểu biết một cách như thật, như đức Phật đã dạy, phải thấy Khổ như thật, Tập như thật, phải thấy Đạo Đế như thật. Đó là chúng ta thấy Đạo Đế như thật. Tức là bốn cái như thật, bốn cái chân lý, mà phải thấy như thật.
Bây giờ chúng ta hiểu cái đó là nói đúng rồi, nói rõ rồi, nhưng mà chưa như thật. Vì vậy mà buộc lòng đức Phật nói khi một người tu chứng, người ta thấy Tứ Diệu Đế đó, tức là như thật. Nghĩa là thấy Khổ như thật, rồi thấy Tập như thật, rồi thấy Diệt như thật, rồi thấy Đạo như thật. Cho nên Đạo Đế mà như thật á, thì Thầy triển khai nó như thật, thì bây giờ các con mới hiểu rằng đó là cái chương trình giáo dục đào tạo, nó mới như thật.
Chứ còn nếu mà nói chúng ta giải thích một cách chữ nghĩa của nó thì nó đâu có như thật được, nó thành ra một cái bài pháp để hiểu nghĩa chơi, chứ nó không như thật. Còn ở đây hôm nay mấy con thấy, ngồi đây mà học với Thầy, từ cái bài luận như thế này đưa vào cái Định Vô Lậu để mấy con tư duy suy nghĩ mà viết ra những cái bài này, đây là cái chương trình giáo dục đào tạo thật sự của đạo Phật. Chứ không phải là cái bài học sơ sơ mà gọi là như thật, đây là như thật.
Bởi vậy Đạo Đế là như thật mà, là cái chân lý như thật, mà tại sao từ lâu tới giờ người ta không dạy mình như thật? Mà người ta cứ giảng cho mình bằng như vầy bằng như khác thì làm sao mà như thật?
Thì Nguyên Tịnh con viết á, thì nhân quả con người, con viết rất nhiều. Rồi con lại đưa vào cái chuyển đổi nhân quả, xác định nhân quả thực vật và con người. Cho nên cuối cùng thì con kết luận của nó, thì con xác định giữa nhân quả thực vật và nhân quả của con người.
Cho nên cái bài con nên làm lại, để xoáy vào cái nhân quả đặc tính của thảo mộc thì mới đúng. Con viết về cái nhân quả con người ở trong cái bài nhân quả thảo mộc thì nó lạc đề, mọi người lưu ý.
Nghĩa là con, kết luận con làm sao con nhấn mạnh để cho người ta chú ý được cái nhân quả là như thật; và làm cho mọi người, người ta lưu ý đến cái nhân quả. Để khi mà kết luận người ta thấy nhân quả như thật, như khoa học, không có hề sai sót một cái nào nữa.
(7:34) Ở đây kết luận của con thì nó lại lặp lại cái đặc tính của nó, cho nên nó không đúng. Bây giờ con phải sửa lại cái câu kết luận của nhân quả, là xác định cho người ta biết rằng tôi đã nói hạt nào thì trái nấy, đắng, cay, ngọt, bùi của nó tôi nói rất rõ ràng, vì vậy đó là cái sự thật của nhân quả, nó rõ ràng.
Ở đây là chỉ cho cái nhân quả thảo mộc để mấy người thấy trái, hạt trái của nó, một hạt lên nhiều, có nhiều trái, một trái có nhiều hạt, do đó mỗi trái có đặc tính của nó đắng, cay, ngọt, bùi. Tôi chỉ nói vậy và kết luận để cho mấy người biết rằng đây là nhân quả, sự thật chứ không có mơ hồ, không có dối gạt ai hết.
Đó là con xác định như vậy, để người ta lưu ý đến nhân quả, để khi chuyển qua một cái bài khác thì nhờ những cái điều kiện mà xác định, quyết định này làm con người ta thấy cái từng phần của nhân quả, từng mảnh của nhân quả mà chúng ta diễn tả ra, làm cho người khác người ta thấy rõ ràng không còn sai nữa. Người ta chấp nhận rằng phải có nhân quả.
Cho nên con, tới chừng mà con nói duyên sanh và duyên hợp, thì người ta phải chấp nhận chứ người ta không có cãi được. Bởi vì cái duyên sanh của nó con thấy một nhân mà có nhiều quả, chứ không phải một hành động tôi làm ác mà tôi chỉ có một cái quả đâu, mà một hành động đó coi chừng tôi phải trả nhiều quả.
Như thí dụ như một hành động ăn trộm, ăn cắp thì tôi phải trả biết bao nhiêu khi người ta đánh tôi. Người ta đâu có đánh tôi một cây đâu, mà người ta còn chửi mắng, người ta còn đạp tôi nữa, đó là cái quả tôi trả nhiều chứ.
Cho nên một cây, một cái hành động tôi ăn trộm ăn cắp, mà cái hành động có một mà trái lại tôi phải trả những cái quả, đó là những quả; rồi trong những cái quả đó có cái nhân để nó tiếp tục nó sanh ra nữa, nó sanh ra quả xấu nữa chứ đâu phải quả tốt, đó là cái quả ác.
Cho nên vì vậy mà lấy cái nhân quả thảo mộc mà chúng ta xác định được cái hành động trộm cắp để chúng ta sẽ thọ lấy những cái quả. Nghĩa là tới chừng mà chúng ta thọ lấy cái quả, đâu phải là Công an nó bắt chúng ta, nó đánh một cây đâu; nó đạp, nó đá, nó hành hạ chúng ta, nó treo lên, nó đủ mọi cách, nó đổ nước làm chúng ta phải khai ra cho hết coi mấy thằng ăn trộm ăn cắp, chứ đâu phải để cho chúng ta ngồi yên như chúng ta đâu. Đó là một cái hành động của chúng ta, mà nó phải trả bao nhiêu cái quả đó không. Chúng ta phải thấy được đó là một hạt, một cái nhân mà nó trả biết bao nhiêu cái quả không?
(9:58) Rồi những cái hành động mà bị đánh đòn, bị đập ở trong đó là cái quả gì? Nhưng mà cái đánh đòn, bị đập ở trong đó thì nó có cái hạt nó trong đó nữa. Nghĩa là nó tiếp tục cái đặc tướng của nó, nó sẽ biết bao nhiêu khi mà, cái hành động đó nó sẽ sanh ra biết bao nhiêu con người nữa không? Con người nằm ở trong đó để mà thọ lấy những cái quả khổ kế tiếp nó đâu.
Cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng một cái hành động của chúng ta mà nó chỉ có một, bị có một cái quả đâu. Mà trong những cái quả mà bị đòn, động đó, cái quả thọ cái khổ đó, nó lại còn có cái hạt của nó ở trong đó nữa. Chứ đâu phải là khi không nó đó, nó chấm dứt; cho nên chúng ta phải biết được cái nỗi khổ đó thì chúng ta cần phải chấm dứt.
Cho nên khi mà nói đến duyên hợp thì chúng ta mới thấy nó hợp trùng trùng, mà đến duyên tan thì nó chết hàng loạt hàng loạt. Tại sao bây giờ sóng thần mà chết hàng loạt? Mà tại sao mà dịch gia cầm lại chết hàng loạt, hàng triệu người?
Đó là rõ ràng là duyên tan, duyên hợp của nhân quả, chứ làm gì mà chúng ta tránh khỏi. Đó là cái hành động do con người làm ác, ăn thịt gà vịt cho nhiều thì bây giờ phải nằm loạt xuống chết chứ sao, đó là cái lẽ đương nhiên chứ làm sao chạy khỏi. Chúng ta, thí dụ như chúng ta tạo ác thì chúng ta làm sao tránh khỏi những điều đó.
Cho nên chúng ta làm những cái bài luận nhân quả này, để chúng ta thấy hiện tượng của vũ trụ, hiện tượng sự sinh diệt của nhân quả, ở trong cái môi trường sống của hành tinh chúng ta. Chúng ta thấy nó không sai một chút nào hết. Vì vậy mà làm cho chúng ta thấy như vậy, rõ như vậy, chúng ta mới biết rằng chúng ta là những vật đang bị chi phối trong quy luật của nhân quả, chúng ta phải mau mau ra khỏi chứ không còn cái tha thiết gì ở trong này nữa.
Khi chúng ta học xong cái bài nhân quả, tư duy xong bài nhân quả thì chúng ta chẳng còn ham muốn ở trong cái cuộc sống này, để mà ham muốn ở trong cuộc sống này nữa. Chúng ta tìm mọi cách để mà chúng ta ra.
Mà tìm mọi cách chúng ta ra thì bằng con đường nào? Chỉ duy nhất có con đường Bát Chánh Đạo mà ra khỏi thôi, chứ hoàn toàn ngoài Bát Chánh Đạo thì không có con đường nào mà chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả. Đó là một xác định hùng hồn của Đạo Phật.
Duy nhất chỉ có Bát Chánh Đạo mới có bốn hạng sa môn. Hạng sa môn không có nghĩa là, đức Phật muốn nói bốn hạng sa môn do Bát Chánh Đạo, đó là Cư Sĩ Nam, Cư Sĩ Nữ, Tăng và Ni, đó bốn hạng sa môn của Đạo Phật. Bốn giới đệ tử của Phật là bốn hạng sa môn.
(12:24) Chúng ta phải hiểu như vậy, chúng ta mới thấy con đường của Đạo Phật dẫn dắt chúng ta từ nam nữ, cho đến những người tu sĩ đều được đi vào con đường giải thoát hoàn toàn, chỉ duy nhất có Bát Chánh Đạo.
Cái bài của Pháp Châu, con làm cái bài của con về nhân quả thảo mộc duyên tan hợp, ở trong đó có tan có hợp. Con hãy làm lại cái bài của con. Rồi nhân quả thiện ác, con có nhắc đến nhân quả thiện ác, rồi nhân quả duyên hợp, rồi nhân quả duyên tan. Ở trong cái bài con thì nó rất nhiều, mỗi đoạn thì nó có nhắc đến duyên hợp, mỗi đoạn thì nó có nhắc đến duyên tan, rồi cái nhân quả thiện ác của con người thì con cũng nhắc đến. Cho nên con hãy làm lại cái bài nhân quả đặc tính thảo mộc nghĩa là ngọt, bùi, cay, đắng của nó thôi, chứ đừng nói gì nhiều chỉ vài ba chữ thì cũng đủ rồi.
Con chỉ nói cái trái nào, cái hạt nào ra trái nấy, và một hạt có nhiều trái, và một trái có nhiều hạt; và mỗi đặc tính của mỗi loại trái, có trái ngọt, trái đắng, trái cay, trái bùi. Thì con chỉ viết như vậy là đủ rồi, không cần gì viết nhiều. Nghĩa là mình viết ngắn gọn là nói để người ta dễ hiểu như vậy, đủ rồi, không cần viết nhiều.
Người nào có khả năng viết nhiều thì chúng ta luận, để mà chúng ta càng thấu suốt. Người nào không đủ khả năng thì chúng ta viết gọn ngắn như Thầy vừa nói, để chúng ta đọc đi đọc lại những cái điều đó, chúng ta thấm nhuần được cái đặc tính của nhân quả thiện ác của nó cụ thể rõ ràng.
Còn Tịnh Đức thì con viết cái bài này là quán nhân quả thảo mộc chuyển đổi, con hãy làm lại bài nhân quả duyên hợp. Còn thường thường là trong những cái đoạn của con là nhân quả chuyển đổi hết, mà không có nhân quả đặc tính của nó. Con làm lại cái bài này một lần nữa, là sau này cái bài này để làm cho cái bài nhân quả chuyển đổi thì mới đúng.
Và nhớ làm cái bài nào mấy con cũng nhớ kết luận để nhắc nhở. Kết luận của mình đây là nhắc nhở cái nhân quả để làm cho người ta chú ý về cái nhân quả. Nghĩa là cuối cùng kết luận thì chúng ta cứ nhắc nhở về nhân quả, nhắc nhở mình và cũng là nhắc nhở mọi người.
Còn Pháp Ngộ con viết bài này nói lên được nhân quả duyên sanh là tức là duyên hợp của nó, nó sanh ra đó. Thì con giới thiệu, cái phần đầu vào cái nhân quả mà duyên sanh này á, thì con thiếu cái sự giới thiệu gây chú ý.
(15:04) Tức là mình giới thiệu, mình nói một câu rồi mình đặt câu hỏi, để rồi mình vào đề, thì cái câu hỏi đó làm cho người ta chú ý. Nhờ mình câu hỏi đó, rồi mình mới giải, mình mới trả lời câu hỏi đó. Thì mình gây cái câu hỏi, mình vào đề mình gây cho người ta một cái câu hỏi để người ta chú ý. Mà chính câu hỏi đó mà dựa vào cái câu hỏi đó mà mình mới vào đề, để cho mình trả lời những cái điều kiện để là cho người ta hiểu.
Viết bài, mà thường thường mà viết bài, mà để làm cho người ta chú ý mình, thì thường thường mình hay đặt câu hỏi. Mình hay đặt câu hỏi. Mình cho cái đề tài đó, rồi mình đặt câu hỏi để cho mình chú ý, vừa dựa vào câu hỏi đó mà trả lời, mà để cho mọi người khác người ta đọc bài, người ta nghe câu hỏi đó thì làm cho người ta xoáy cái sự hiểu biết người ta vào cái đề tài đó. Và khi mình giải thích ra thì họ thấy, ờ quá hay, rằng quá đúng, sự thật, không còn sai nữa.
Các con hiểu đó là cách thức mình gợi cái tâm lý của con người. Còn nếu mình viết bài mà mình không gợi được cái tâm lý con người, thì người ta thấy như mình đọc suông suông, người ta không cần chú ý lắm. Người ta đọc tới đâu, người ta hiểu tới đó thôi người ta không cần chú ý. Nhưng mà khi mình đặt câu hỏi cái người ta giật mình, người ta phải chú ý ngay cái đề tài đó.
Cho nên ở đây cái bài mà con thiếu cái sự mà giới thiệu, cái vào đề của cái bài đó, thiếu cái sự giới thiệu thôi. Còn cái bài của con viết là nhân quả duyên sanh, tức là các duyên nó hợp nó sanh ra, thì cái bài này kết luận thiếu xác định nhân quả. Ở cái bài này thì con hơi thiếu về cái kết luận của nó thôi, chứ không có gì.
Còn Thanh Trí thì chắc là chưa vô.
Thiện Thảo, vào đề con hãy làm lại bài này, bắt đầu giới thiệu nhân quả gây sự chú ý. Tức là con phải vào đề bằng một cái câu hỏi, đặt thành câu hỏi để làm cho người ta chú ý. Giải đề con nói nhiều loại nhân và nhiều loại quả để so sánh. Tức là con nói những cái hạt, hạt xoài, hạt ớt, hạt mận, hạt bưởi, hạt cam, hạt quýt, con nói nhiều loại để so sánh, chứ đừng nói một loại.
Thí dụ con nói một hạt ớt thì chưa đủ, con phải đưa ra cây xoài, cam ngọt, cây ớt cay, rồi mướp đắng. Rồi con đưa ra nhiều cái loại để mà con so sánh rằng cái nhân quả nó trùng trùng như vậy, có nhiều cái hạt nó ra những cái quả như vậy, rồi nó lên những cái cây như vậy vậy.
(17:27) Đó là cách giải đề của con, con nói ra nhiều loại. Kết luận để giúp cho mọi người thấy nhân quả là một sự thật, chứ không phải là nhân quả là một cái sự trừu tượng. Đó, cái bài của con viết con sửa lại cho nó đầy đủ, để sau khi đó con còn nhẩm đi nhẩm lại rất nhiều, để thấm nhuần được lý nhân quả, cái lý nhân quả của các con.
Đến đây là cái bài nhân quả đã xong hết rồi, thì bắt đầu con Pháp Ngộ con sẽ gửi lại cho quý thầy, trong cái bài nhân quả. Còn đây Thầy sẽ nhận cái bài mới.
(18:04) Các con lần lượt rồi Thầy tin rằng về cái sự quán vô lậu, các con sẽ biết cách, và từ đó mấy con sẽ không còn quán sai nữa. Và như vậy càng lúc càng tư duy suy nghĩ đúng theo cái đề tài của cái sự việc, và đồng thời trong khi có một niệm gì mà khởi ra trong đầu của mấy con, thì mấy con biến nó thành một cái đề tài quán vô lậu. Rồi do đó mình ngồi, mình tư duy thì nó không sai, mà nó không sai tức là con đã hiểu được cái niệm đó, thì cái niệm đó nó sẽ không còn tới lui mấy con nữa.
Con về chánh Phật pháp vì sự hiểu biết của các con làm cho các con, có một cái sự hiểu biết sâu sắc, cái sự hiểu biết đó giúp cho các con sống bình an vô cùng, không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm con được. Mà chính chỗ đó là mới là gọi là Tứ Niệm Xứ, mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ, mới là hộ trì. Nhờ cái tri kiến, nhờ cái Định Vô Lậu, nhờ cái tri kiến giải thoát, cái Định Vô Lậu đó mà bảo vệ cho chân lý của các con, hộ trì được chân lý các con không bị dìm mất, không bị mất.
Do cái chân lý của chúng ta là một cái trạng thái tâm của chúng ta, là trạng thái thanh thản an lạc vô sự. Mà nếu không có cái tri kiến mà bảo vệ, thì chúng ta sẽ bị các ác pháp tác động, làm cho thân tâm chúng ta không được bình an.
Đó, như vậy là các con đã học đúng và tu tập đúng, triển khai đúng, chứ không phải các con ngồi thiền định, để rồi các con ngồi yên lặng, để rồi cái trí tuệ các con khởi ra rồi các con sẽ quán, nào là quán cái này, quán kia để triển khai cái tuệ, Minh Sát Tuệ, nó không phải. Mà chính ở đây là chúng ta triển khai tri kiến giải thoát, chứ không phải triển khai Minh Sát Tuệ.
(19:50) Cho nên chúng ta không cần ngồi thiền, mà chúng ta biết rằng cái tri kiến này nó sẽ diệt cái dục lậu, cái hữu lậu của chúng ta. Và cái tập Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành là chúng ta sẽ diệt được cái vô minh lậu.
Trong cuộc đời chúng ta đau khổ, không bị quy luật của nhân quả là bị ba cái lậu hoặc này. Nếu mà ba cái lậu hoặc này không có là chúng ta đã giải thoát.
Do đó chúng ta cần phải diệt nó, thì diệt nó có những phương pháp mà diệt, chứ không phải không. Mà phương pháp đó phải đi vào trong những cái bài học Chánh Kiến, mà Chánh Kiến mà không nhận ra được nhân quả thì không thể nào gọi là Chánh Kiến.
Cho nên Chánh Kiến là phải có nhân quả, phải có sự hiểu biết nhân quả, mà có sự hiểu biết nhân quả phải thấu suốt. Còn không thấu suốt thì không thể nào gọi là Chánh Kiến được. Cho nên ở đây chúng ta bắt đầu vào học cái bài đầu tiên của Định Vô Lậu là học về nhân quả, rồi kế tiếp chúng ta học nhiều bài khác nữa.
Nhớ, các con sẽ làm lại, cố gắng làm lại cho nó hoàn chỉnh hơn. Tức là mình, mỗi lần mình làm là mỗi lần mình có sự tư duy về Định Vô Lậu, về cái Định Vô Lậu.
Bởi vì tri kiến triển khai là lậu hoặc chúng ta sẽ không có, trong đó tham không có, sân không có. Không có, cho nên dục lậu, hữu lậu sẽ không còn có bén mảng trong tâm chúng ta được nữa. Chúng ta quét bằng tri kiến của chúng ta, quét bằng sự hiểu biết chúng ta chứ không phải bằng trí tuệ, bằng tri kiến giải thoát.
Nhớ kỹ những điều mà Thầy triển khai, để dạy cho mấy con học tập, để con mới huấn luyện được cái tri kiến của các con bằng cái Định Vô Lậu mà Đức Phật đã từng dạy, từng dạy chúng ta.
Cho nên hôm nay nó trở thành một môn học thật sự, một môn triển khai được tri kiến chúng ta thật sự. Một cái người mà không học cầm bút viết văn, thì không thể nào cầm bút viết văn được, mà các trường đào tạo cho chúng ta để chúng ta trở thành những cái người viết văn. Cho nên hôm nay chúng ta viết được những cái bài văn như vậy là do sự uốn nắn đào tạo của những thầy cô trong trường học. Thì hôm nay muốn chúng ta được vô lậu thì phải có sự uốn nắn chúng ta, để triển khai sự hiểu biết đó.
Các con thấy Phật Pháp rất thật mà, như thật, cho nên nói Đạo Đế là chân lý là như thật, thì bây giờ đây là cái bài học như thật của Đạo Đế. Các con thấy không? Có mơ hồ không? Đâu có mơ hồ. Đó là cái chương trình giáo dục rõ ràng mà.
(22:24) Từ đó các con sẽ học từng cái bài, rồi tập tu từng cái bài cụ thể rõ ràng, để giúp các con trở thành vô lậu. Thì trường học đào tạo những ông tiến sĩ, những ông bác sĩ, thì trường đạo vẫn phải đào tạo những người, những ông A La Hán rõ ràng, chứ đâu phải không, đây là cái trường đào tạo mà.
Thầy tin rằng, Thầy đào tạo mấy con thì mấy con cố gắng học hành, thì chắc chắn mấy con sẽ trở thành những bậc A La Hán, không còn sai đâu. Mấy con cố gắng rồi mấy con sẽ thấy tâm bất động của mấy con, mấy con không cần thiết một cái gì khác hơn là mấy con sẽ được an ổn, thanh thản, an lạc, vô sự.
(23:05) Đến đây thì Thầy đã trả bài lại cho mấy con, và đồng thời Thầy khuyên mấy con nên cố gắng, cố gắng sắp xếp lại cái thời khóa tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức của mấy con, cho nó ổn định trong cái thời gian. Cho nó thời gian của mấy con dù mấy con tu ít nhưng mà sức tỉnh và nhất tâm của mấy con được an trú một cách rất rõ ràng.
Bởi vì Thầy nói bây giờ nhiếp tâm trong một phút, mà nó còn một cái niệm khởi thì chúng ta không nên tăng hai phút, mà chúng ta ở đó mà chúng ta tập trong một phút đó, để chúng ta an trú cho được trong một phút đó, tức là không còn niệm nữa. Thì trong một phút chúng ta chưa phải quá sức mà để ức chế, để trở thành những cái bệnh, để trở thành những cái sai.
Chờ khi nào mấy con an trú được với cái thời gian nhất định nào đó, thì lúc bấy giờ Thầy chấm dứt, mấy con tới đây đủ rồi, mấy con không cần phải tu tập cái pháp này nữa. Thì các con sẽ tu tập một cái pháp khác để mấy con đi tới, nó không còn lạc, không còn sai nữa, để mấy con được giải thoát hoàn toàn, để mấy con thực hiện được Tứ Thần Túc, để mấy con làm chủ được sự sống chết của mình. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bệnh đau mấy con sẽ đẩy lui toàn bộ, không còn bệnh đau.
Như các con đã biết, Thầy từ hôm mà khai giảng đến nay, thì Thầy đã sử dụng về thần khí của mình cũng rất nhiều. Vì nói rất nhiều, suốt buổi Thầy nói liên tục và ngày nào cũng vậy, và đồng thời thì khi về thất thì Thầy lại ngồi suy tư viết và chấm bài của mấy con, và đồng thời còn làm việc trên máy vi tính để soạn thảo những cái oai nghi tế hạnh cho cái tập sách sắp tới ra đời, về giới luật đức hạnh của mấy con. Thì làm sao cái chương trình học mà cái giáo trình nó không có lấy gì giảng?
(24:58) Cho nên buộc lòng Thầy phải làm việc rất nhiều để cái tập sách mà oai nghi tế hạnh của mấy con ra đời đúng lúc, để mà tới đó Thầy dạy mấy con về đức hạnh của một người tu sĩ, của một người đệ tử Phật thì phải có sách, có vở, có bài bản hẳn hoi, thì Thầy phải làm việc như vậy.
Vì vậy sức khỏe của Thầy phải kém hao, và kém hao thì bắt đầu, nếu mà Thầy không có đủ cái đạo lực mà để ổn định được cái cơ thể của mình, thì chắc hôm nay Thầy phải nằm, và đồng thời phải mệt mỏi rất nhiều.
Nhưng hôm nay Thầy vẫn đến ngồi lớp, Thầy vẫn dạy mấy con, mà thỉnh thoảng mấy con nghe Thầy ho một vài tiếng, đó là cái triệu chứng cái cơ thể của Thầy hao thần khí quá nhiều, nói quá nhiều. Nhưng Thầy không tiếc đâu mấy con, Thầy có đủ khả năng để phục hồi. Và nếu mà quả chăng lớp này xong đào tạo mấy con tu xong, mà Thầy thấy cơ thể mình quá suy yếu, Thầy ra đi nhưng vẫn có người thay Thầy làm công việc của Phật Pháp, thì thầy đủ mừng rồi mấy con.
Mấy con đừng lo. Bởi vì đối với Thầy, cái sự sống chết nó không quan trọng, nhưng mà làm sao để cho Phật Pháp được trường tồn, đạo đức của Phật Giáo phải còn lại cho chúng sanh muôn đời không mất, đem lại hạnh phúc cho con người trên hành tinh này, đó là hạnh phúc của Thầy. Cho nên Thầy có ra đi thì mấy con nhớ rằng Thầy vẫn thương chúng sanh, chứ không phải là Thầy không thương chúng sanh.
Cho nên mấy con phải ráng cố gắng tu tập, đó là cái ước nguyện của Thầy, cho nên con phải ráng, đừng có lơi lỏng, đừng có tu chơi mà tu thật. Cho nên tu thật Thầy bảo mấy con viết cái thời khóa là Thầy đã thấy mấy con viết sai, sai đặc tướng. Mấy con ham, muốn tu nhiều, muốn thức đêm nhiều. Thì do đó mà Thầy khuyên mấy con phải tu lại thời giấc đúng của mình, để cho mình đừng bị ức chế, mà ức chế là mấy con sẽ không tới. Và không tới thì mấy con không thể thay Thầy làm công việc. Lỡ Thầy có ra đi ai gánh vác điều này cho Thầy.
(26:56) Và đồng thời chúng sanh còn nhiều người đau khổ, nhiều người đau khổ lắm mấy con. Những kinh sách của Thầy, hiện giờ được mấy người đọc, và đọc có mấy người đã hiểu nó là chánh pháp của Phật đâu. Người ta đang còn bao nhiêu kiến chấp, cho nên người ta chưa chắc đã là chấp nhận nó.
Cho nên mấy con phải là người thắp sáng lại cái ngọn đèn này, mà cái chương trình giáo dục hôm nay của cái lớp này là Thầy mong lắm, Thầy mong các con tu cho được. Vì vậy mà Thầy vét hết cái sức khỏe của Thầy ra để làm công việc này, rồi từ đó các con có những người tu xong thì các con sẽ làm công việc.
Và cái chương trình mà xây dựng cái khu an dưỡng từ thiện, Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc do các bàn tay của các con làm. Các con sẽ nối tiếp làm cái điều này, để đem lại hạnh phúc, có cái nơi làm từ thiện, an ủi cho thân phận của con người bất hạnh trong xã hội chúng ta rất nhiều.
Người ta về an dưỡng, người ta sẽ học được đạo đức. Người ta về an dưỡng người ta sẽ học được những pháp, để người ta ra khỏi sự đau khổ của kiếp làm người. Và đồng thời người ta có khu an dưỡng, người ta có nơi để người ta trị những bệnh tật bằng phương pháp y khoa, khoa học hiện giờ, để an ủi tinh thần của họ, vì nỗi bất hạnh của con người nhiều lắm.
(28:16) Ước vọng của Thầy vừa là hướng dẫn về tinh thần, người ta làm chủ được sự đau khổ của họ, mà vừa về vật chất cũng có những cái điều kiện, phương tiện an ủi họ bằng từ thiện không lấy tiền lấy bạc của ai hết. Giúp đỡ họ tận tình với sự từ thiện của mọi người đóng góp nhau, để an ủi chia sẻ cho mọi người trên hành tinh này đang có nhiều người đau khổ.
Vì vậy Thầy ước mong điều đó, cho nên mấy con phải cố gắng học tập, tu tập kỹ từng bước đi, đừng vội vàng, đừng lật đật trong một vài năm.
Đạo Phật đã xác định rõ ràng cái thời gian chúng ta học tu ba cấp Giới Định Tuệ. Mà cái lớp học chúng ta có tám lớp hẳn hoi đàng hoàng, và thời gian xác định cũng cụ thể bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Đức Phật đâu nói nhiều, đâu có nói thời gian dài có phải không? Chúng ta có bảy năm mà chúng ta đã trở thành bậc A La Hán, thì đâu phải dài mấy con.
Chúng ta học bao nhiêu năm tháng mà chúng ta mới có bằng tiến sĩ. Còn ở đây có bảy năm mà được giải thoát hoàn toàn, làm chủ sự sống chết, thì không phải hạnh phúc lắm sao? Mà thời gian học tập mấy con thấy, mấy con hàng ngày mấy con đến đây, mấy con ngồi học như thế này mà chỉ có bảy năm, mà mấy con đã làm xong thì Thầy nói không có cái chương trình giáo dục nào mà ngắn như Đạo Phật.
Ngày xưa tuổi của Thầy học tiểu học bảy năm, bảy năm mới tốt nghiệp tiểu học, còn bây giờ thì chỉ còn năm năm rồi mới lên trung học. Còn ngày xưa học tiểu học phải bảy năm, thì chỉ có bằng cái chương trình bảy năm, chỉ có chúng ta học tu giải thoát, để mà chứng quả A La Hán thì chỉ có bảy năm, chỉ có bằng chương trình học của tiểu học mà thôi. Thì như vậy đâu phải là dài lắm đâu mấy con, đâu có dài lắm đâu.
(30:01) Cho nên chúng ta không còn. Chúng ta phải nỗ lực. Thời gian chúng ta thấy nếu mà chúng ta tu sai, thì không những bảy năm mà bảy chục năm chưa rồi, mà có thể nói bảy trăm năm chưa xong nữa mấy con. Còn nếu đúng thì bảy năm theo sự xác định của đức Phật, có thể làm trong bảy năm chúng ta cũng hoàn tất được con đường tu của chúng ta, không lâu đâu.
Đó thì mấy con phải cố gắng, phải cố gắng mấy con vì xung quanh chúng ta, vì mọi người còn đau khổ nhiều lắm. Và mọi người chưa thấy được Phật, chưa thấy được cái chương trình giáo dục, như hôm nay các con đã thấy.
Các con thấy rõ mà. Đức Phật đã nói Đạo Đế là chân lý, nhưng mà từ lâu chúng ta thấy cái chân lý là sự thật, nhưng mà sự thật nó chưa thành hình. Hôm nay nó là sự thật thành hình, nó là chương trình giáo dục mà Thầy đang giáo dục mấy con. Đây là sự thật chứ không còn chối cãi nữa. Đó Thầy biến dần, Thầy đưa dần để đến khi, đến khi biến nó trở thành một cái chương trình giáo dục thật sự, đó là như thật đó là cái chân lý rồi, không còn sai. Và những cái bài học đầu tiên mấy con vào cái lớp này học, đây là sự thật rồi, không còn sai nữa.
Nếu mấy con không học, không chịu tu tập thì mấy con không giải thoát. Còn mấy con chịu học, chịu tu tập, chịu khó, mấy con từ bữa làm bài tới nay có nhiều người làm ba bốn bài rồi mấy con, nhưng mà còn có người làm đã trật tới trật lui nhiều lần rồi mấy con, chứ chưa phải là hoàn tất được. Cho nên càng viết sai thì chúng ta lại càng có kinh nghiệm trên nhân quả nữa, càng làm chúng ta thấu suốt được. Cho nên ta đừng có nản chí, nói tôi làm chắc không được, chắc tôi không thể nào mà tu học theo cái lớp này được. Mấy con đừng nghĩ vậy.
Có Thầy hướng dẫn thì Thầy nhắc, bữa nay mấy con chưa làm được, ngày mai mấy con sẽ làm được, ngày nay mấy con chưa làm được ngày mốt mấy con sẽ làm được, tin rằng con người thì sẽ làm được. Con đường của Đạo Phật là con đường như thật, để giúp cho mọi người, không riêng gì người nào đâu mấy con, người dốt vẫn làm được; người chỉ cần có trí hiểu biết, có sự cố gắng là sẽ tu chứng quả A La Hán. Quả A La Hán không khó. Cho nên mấy con ráng, phải ráng cố gắng.
Thầy thương mấy con là Thầy thương tất cả chúng sanh, Thầy dạy dỗ mấy con là Thầy thương chúng sanh, cho nên mấy con ráng là mấy con không phụ Thầy, không phụ Phật và không phụ cái công ơn của cha mẹ sanh mình ra trong một kiếp mà gặp được chánh pháp. Mình sẽ còn đền đáp công ơn cha mẹ mình, khi các con có người cha mẹ đã mất rồi, bây giờ mấy con biết đền đáp làm sao đây? Chỉ có tu hành để mà đền đáp người mà thôi, chứ không khéo. Và vì vậy mấy con phải cố gắng, phải cố gắng.
(32:29) Đến đây mấy con còn hỏi Thầy gì không? Nếu không hỏi thì mấy con về, Thầy tiếp tục làm công việc nữa. Vì oai nghi tế hạnh của các con chưa đủ, có nhiều khi các con thấy, Thầy thấy mấy con đi khất thực mấy con đi ào ào, đi nhanh quá, cái oai nghi vậy không đúng. Đi đúng như chúng ta đi kinh hành, thư giãn mấy con, đi một cách thư giãn tự tại.
Thường thường chúng ta đi trên đường, chúng ta nên nhìn xuống để tránh giẫm đạp lên loài chúng sanh, đừng vội vàng, vội vàng là chúng ta đạp. Nhưng chúng ta cũng đừng có cúi cái đầu chúng ta mãi, nhưng mà chúng ta cũng thỉnh thoảng ngước lên rồi chúng ta lại nhìn xuống, nó có cái động tác như vậy nó sẽ không làm mỏi cổ chúng ta. Còn chúng ta cứ nhìn xuống để tránh mãi thì chúng ta sẽ ảnh hưởng đến cái cổ, chúng ta sẽ mỏi. Và đồng thời nó được cái này thì nó lại mất cái kia. Cho nên oai nghi tế hạnh chúng ta không đi chậm lắm nhưng đừng nhanh quá, không được.
Tất cả những này thì Thầy sẽ dạy lại cho mấy con, nhưng hôm nay Thầy khuyên mấy con là tại vì mình chưa học, nhưng mình cố gắng cái oai nghi của mình được chút ít nào, nó cũng hay chút ít ấy mấy con.
Khi mấy con đi khất thực, mấy con đi nhẹ nhàng, khoan thai, đừng chậm lắm mà cũng đừng nhanh lắm. Cách thức ôm bát Thầy cũng chưa dạy, mấy con cũng nên nhìn lại cái người nào mà cách thức ôm cái bát, mình đi khất thực về cái nào mà tốt đẹp nhất, thấy nó có cái hạnh đẹp nhất thì mấy con hãy bắt chước những người đó mấy con.
Bởi vì Thầy chưa dạy nhưng mà mình có thể bắt chước được mà, thấy cái nào tốt thì mình bắt chước, thấy cái tướng đi đó tốt mình bắt chước được mà. Bởi vì mình sửa mình, cho nên Đạo Phật là đạo sửa lỗi mình, thấy cái không hay thì mình sửa mình, mình sửa mình, mình trở thành người tốt. Cho nên những oai nghi tế hạnh các con nhìn lại các bạn của mình, người nào đi đúng cách thì mình bắt trước cái tốt, còn những người nào mà đi sai, không đúng thì thôi mình đừng có bắt trước những cái sai đó. Cho nên mình tập, mình tập tành cái đúng, để oai nghi tế hạnh của mình từng đó nó cũng là những cái nhiếp tâm, cái tỉnh thức của chúng ta trong từng hành động đó.
Bởi vì cái oai nghi đó nó sẽ giúp chúng ta rất dễ tỉnh thức, còn sai thì nó sẽ khó tỉnh thức. Và Đạo Phật là đạo tỉnh thức, giúp chúng ta tỉnh thức để mọi sự kiện xảy ra chúng ta đều hiểu biết không sai lầm, nếu thiếu tỉnh thức thì chúng ta sẽ hiểu sai lầm.
(34:55) Bây giờ các con còn hỏi nữa không? Cố gắng. Con hỏi?
Coi cái bài của con, con sẽ làm cái bài, hồi nãy Thầy có ghi ở trong cái bài con rồi đúng không? Thầy bảo con là duyên hợp chưa? Con sẽ làm cái bài mà nhân quả thảo mộc duyên hợp con.
Ví dụ nó duyên hợp, bây giờ con có cái hạt giống rồi, con mới chọn cái chỗ đất, rồi con ươm cái hạt giống, rồi con chăm sóc con tưới nước cho có cái độ ẩm, con nhổ cỏ nhổ rác cho cái hạt giống nó nảy mầm lên, rồi con chăm sóc nó để cho nó đừng bị cây cỏ khác để chụp nó, nó mới lên được nó thành cây, nó mới ra cái trái, đó là cái duyên hợp tạo cho nó. Rồi kế con đừng có đem chỗ cái cây đó con trồng dưới cái gốc cây khác hoặc là con đừng trồng nó cái nơi mà nắng quá, nó cũng làm cho cái hạt nó bị thối, bị khô đi. Đó tất cả những cái hành động mà làm như vậy gọi là duyên hợp.
Mà có nhiều cái duyên hợp lắm. Cho nên khi thí dụ như bây giờ, cái duyên hợp, tạo cái điều kiện duyên hợp là cho thuận, bây giờ cái mùa này mùa nắng thì đem cái hạt này trồng thì nó không hợp, mà phải thuận mùa của nó; mà nếu nghịch mùa thì phải chăm sóc như thế nào để cho nó lên. Con nói, tức là tạo cái duyên cho nó hợp để nó thành cái hạt đó, nó thành được cái cây, nó thành cái cây thì nó mới ra quả được. Đó thì cái sự chăm sóc, cái sự mà tạo cái duyên cho nó hợp để cho nó thành, nó trở thành có cái quả thì đó là cái công lao của mình rất nhiều.
Và nếu mà cái duyên hợp của cái nhân quả, của cái hạt đó nếu mà cái cây đó nó rớt cái hạt nó xuống, cái hạt đó may mắn; con sẽ nói nó may mắn nó nằm ở chỗ ẩm ướt, mà nó không may mắn nó nằm ở chỗ khô ráo, nó nằm ở trên cái gò mối thì cái hạt đó bị hư, bị khô và nó không còn lên cây. Đó là cái duyên hợp của nó.
Cho nên khi mà nói đến duyên tan thì có cái hình ảnh của nó, là những cái hạt giống bị hư, bị hư là nó rớt không đúng chỗ, không có người chăm sóc, không có người tạo cái duyên hợp, thời tiết không hợp, nắng mưa không hợp hoặc là lũ lụt, thì tất cả những cái mầm mống của cái hạt này, nó bị thối bị ung, đó thì đó là duyên tan.
(37:16) Còn cái duyên hợp của nó là do mình, sự chăm sóc của mình đó là cái chăm sóc kỹ lưỡng. Thì nó con nói bây nhiêu đó đủ. Nếu mà cái nhân mà không được chăm sóc thì cái quả không bao giờ có, không có hợp đủ duyên thì cái quả nó không thành cây. Cho nên cái đó là chúng ta sẽ nói những duyên hợp, duyên tan của nó rồi.
Bây giờ con chỉ nói cái duyên hợp thôi, mai mốt con sẽ làm cái bài duyên tan, để thấy cái duyên tan của nó như thế nào và duyên hợp như thế nào. Đó thì Thầy đem một cái ví dụ rồi tự con suy luận, con sẽ viết ra, viết ra một cái bài duyên hợp.
Tu sinh: Cho thêm phân bón được không Thầy?
Trưởng lão: Được con. Bón phân, chăm sóc, cho thuốc, nào là phun thuốc rầy, tất cả mọi cái đó đều là tạo cái duyên cho nó phát triển. Cho nên tất cả những cái hành động mà của nông dân mà làm á, đều là tạo cái duyên hợp của cái loài giống đó.
Thí dụ lúa thì họ phải làm cái gì? Mà cái trái hạt xoài phải làm cái gì tạo cái duyên hợp? Chứ mà cái hạt xoài mà đem xuống ruộng, mà nước không mà ngâm ở dưới đó, thì chắc nó không lên nổi và nó bị thối. Mà cho nên mỗi cái hạt nó đều có phải đúng cái duyên, cái duyên của nó thì tạo cái duyên hợp đúng thì nó sẽ phát triển được, nó lên được. Thì đây là nhân quả thảo mộc duyên hợp. Đó nó rõ ràng, nó cụ thể.
Cho nên con nên làm cái bài đó, và đồng thời các con cũng lắng nghe kỹ để chúng ta làm cái đề tài nó không bị lạc. Và đồng thời mỗi cái đề tài nó làm cho chúng ta xoáy vào một cái gì, để chúng ta sau này có những cái duyên hợp, duyên tan của nhân quả là chúng ta đều hiểu biết, hiểu biết rất rõ.
Thí dụ như một cơn mưa, một cơn bão đều là do cái duyên hợp hoặc duyên tan của nó, mà có thể ở đây nó hợp thì ở đằng kia nó bị tan. Một cơn bão là nó hợp, nhưng mà cái nhân của nó hợp thì nó sẽ phá hoại biết bao nhiêu sự sống khác, cho nên nó là cái duyên tan của vật khác mà cái duyên hợp của vật này. Nó hợp tan, hợp tan. Do như vậy mà chúng ta, ở đây chúng ta nói về thảo mộc cụ thể rõ ràng, để xác định được những cái trừu tượng hơn mà chúng ta cũng vẫn thấy nó. Con nghe rồi làm bài.
Như vậy là còn hỏi Thầy thêm gì nữa không?
Tu sinh: (39:20) …
Trưởng lão: À duyên sinh đó hả con? Con, nếu mà con đọc lại, con thấy còn thiếu thì con thêm. Thật sự ra còn thiếu con, chưa đủ, con thêm đi. Nên viết lại một lần nữa, viết kỹ lại.
Rồi con.
Nếu mà con bỏ cái phần chuyển đổi của nó thì nó tạm đủ rồi con, tạm được, là thành.
(39:44) À cái thời khóa của mấy con đó. Bây giờ mấy con phải viết trở lại cho nó đúng để cái đặc tướng của mấy con. Chứ mấy con đừng có ráng quá, bởi vì trên cái phần mà chế ngự tâm chứ không phải ức chế tâm, mà mấy con viết cái thời gian dài quá là mấy con bị ức chế rồi.
Cho nên Thầy thấy khi mà cái thời khóa mấy con viết như vậy là mấy con phải sửa lại. Mình tu ít mà chất lượng cao, mình tu ít với sức của mình thì mình chế ngự tâm của mình, mình nhiếp tâm tức là có phần chế ngự. Nhưng mà có phần chế ngự mà nó không phải bị ức chế tức là không quá sức, mà quá sức thì nó bị rối loạn, rối loạn cơ thể. Cho nên tu tập đúng thì nó đem đến kết quả con, cho nên vì vậy mà cái thời khóa mấy con ghi, Thầy thấy nó quá sức mấy con nhiều lắm. Chưa đủ đâu.
Cho nên vì vậy mấy con ghi lại, chừng nào mà Thầy thấy đúng, Thầy sẽ cho mấy con lấy cái thời khóa này mấy con tu. Còn bây giờ Thầy thấy nó quá sức thì mấy con. Mà mấy con đừng có viết nó quá, cái thời gian quá ngắn. Thí dụ như 7 giờ tu đến 8 giờ đi ngủ, thì mấy con tu như vậy thì mấy con phí thời gian mấy con nhiều lắm, mà mấy con nằm đó mấy con cũng không ngủ đâu. Các con hiểu chưa?
Do đó, khi mà Thầy chấp nhận cái thời khóa mấy con rồi, thì khi mà cái thời gian con tu tập về Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó ở trong cái khoảng thời gian nào? Và tu cái Định Vô Lậu nó ở trong cái thời gian nào? Và thư giãn nó ở trong thời gian nào?
Thư giãn tức là Tứ Niệm Xứ đó mấy con, Định Thư Giãn đó, đó là Tứ Niệm Xứ. Cho nên mấy con coi, đương nhiên là mấy con tu có hai pháp nhưng mà sự thật là ba pháp, thư giãn cũng là một pháp đó.
Vì vậy mà Thầy sẽ hướng dẫn, mà cái pháp thư giãn đó mà Thầy nhắc nhở thầy Chơn Tịnh á, là Thầy xoáy về cái thư giãn nhiều. Tại vì thầy tu, có những cái pháp thầy tu đã bị ức chế tâm rồi. Cho nên vì vậy mà cho thầy thư giãn nhiều để xả, để xả ra, từng đó thầy đi vào Tứ Niệm Xứ, thì hoàn toàn thầy quét sạch tất cả những cái ác pháp thì thầy cũng đạt được cái chứng được cái chân lý, chứ không có gì khó.
Nhưng mà Thầy có dặn đó là khi có bị hôn trầm thùy miên thì nên đi kinh hành thư giãn mà thôi. Cũng giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình mà đi kinh hành để cho nó đừng ngủ, để phá cái vô minh lậu. Đó là cách thức như vậy thì mấy con cũng lưu ý chung, mặc dù Thầy dạy riêng cho thầy Chơn Tịnh, nhưng mà ở đây Thầy cũng là dạy chung cho mấy con nghe hết, để cho mấy con biết cách tu tập.
Tu sinh: (42:07) … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Đúng rồi con, đúng rồi con sẽ, con thí dụ một cái bài nào mà tạm, mà Thầy nói được, thì con nên chép cái bài đó vào, rồi chỉnh lại cho nó, hết rồi, hết rồi.
Tu sinh: (42:23) … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: (42:25) À còn mấy cái bài kia, mà nó không được, bỏ. Vô cái tập luôn, vô một cái tập luôn.
Được con. Thầy thấy con nói về mà thọ Bát Quan Trai đó, thì được đâu có sao. Để rồi Thầy ở gần, thì Thầy sẽ còn kiểm tra lại tất cả những cái điều này. Bây giờ con cứ giữ đó mà tu, rồi Thầy sẽ còn kiểm tra để giúp đỡ, để giúp đỡ cho con mới hợp với cái đặc tướng, hợp với cái khả năng của mình nữa.
Lần lượt rồi Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con, để dẫn dắt cho mấy con hợp với cái thời gian, hợp với cái sức khỏe, hợp với cái đặc tướng tu tập, để cho mấy con tu đạt được, nhất là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nó không đơn giản. Còn cái Định Vô Lậu thì mấy con cố gắng mà tư duy quán xét, rồi viết bài cho Thầy. Thầy cũng chịu khó để đọc bài mấy con, để giúp cho mấy con triển khai được cái tri kiến.
Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì thêm không? Các con cố gắng đi con. Đứa nào Thầy thấy cũng làm bài cũng được hết rồi. Nhưng mà phải cố gắng. Nhưng mà bài mấy con nói nhiều quá, nói lộn xộn quá nhiều.
(43:27) Cái đặc tướng là cái hình sắc của nó con. Còn cái đặc tính cũng như nó ngọt bùi đó là cái đặc tướng, mà đặc tính nó màu, màu da nó vàng xanh, đỏ đó, đó là đặc tướng, cái tướng của nó mà. Phải không con? Nghe cái đặc tướng. Cũng như bây giờ Thầy nói đặc tướng của con, thì con biết rằng có người cao, người thấp, người lùn, người ốm, người mập đó là đặc tướng, cái tướng. Còn cái đặc tính đó, thì cái người giận dữ, cái người ít giận, cái người tham nhiều, cái người tham ít, đó là đặc tính. Con hiểu không? Đó là cái đặc tính, còn cái đặc tướng thì cái hình sắc của người ta. Hai cái danh từ đó thì nó xác định được rõ ràng. Cho nên cái nói về đặc tính và đặc tướng của nó thì tức là cái nhân quả nó có đó.
Cũng như cái trái xoài nó, cái tướng của nó vậy, còn cái trái điều cái tướng nó khác, mà trái dưa hấu nó khác mấy con, nó có giống nhau đâu, cái đặc tướng của nó đó mà. Đó. Rồi cái màu da nó cũng vậy, có trái thì nó chín vàng, có trái chín đỏ, có trái chín đen nhiều cái loại. Cho nên nó là những cái đặc tướng của nó, màu sắc của nó, cái tướng màu sắc của nó. Hiểu không? Con hiểu rồi.
Còn cái đặc tính nó ngầm ngầm ở trong đó chứ nó đắng, cay, ngọt, bùi trong đó lắm, thấy nó đen vậy chứ có thứ ngọt lắm đó, mà thấy có thứ trắng coi chừng tuy vô nó đắng đó. Có phải không? Đó là đặc tính của nó, còn kia đặc tướng.
(44:48) Cho nên mấy con nói cái đặc tướng mà mấy con lầm, mấy con tưởng là đặc tính, không phải, coi chừng lầm mấy con. Phải phân biệt rõ cái tướng là cái hình sắc, tướng tá của nó, còn tính là tính tình. Tại vì con có nói nó là trái dưa dài, trái dưa ngắn rồi đó, đó là đặc tướng. Còn con nói nó là ngọt, bùi, cay, đắng, đó là đặc tính. Đó con hiểu không? Hiểu rồi thì bắt đầu bây giờ đó con sẽ viết ra cái bài đó, để cho nó phân biệt cho rõ ràng nó nằm ở chỗ nào là đặc tướng, nằm chỗ nào đặc tính.
Có nhiều người bài viết thì, đọc nếu mà đọc mà không phân nó ra được á, thì coi như là mình không xoáy được cái nhân quả. Còn mình biết, ông này nói cái này là đặc tướng, còn cái chỗ này là nói đặc tính của nó. Đó là mình đã đang đi vào trong cái nhân quả thảo mộc mà nói về đặc tướng và đặc tính. Nó rõ ràng mấy con.
Thầy hướng dẫn mấy con, mấy con sẽ thông suốt được nhân quả. Và từng cái nhân quả mà của thảo mộc đó thì nó cụ thể lắm, cho đến khi mà dẫn dắt mấy con đến mà cái nhân quả trừu tượng đó, thì nó biến qua cái hành động của con người rồi, thì nó là trừu tượng rồi. Rồi tới nhân quả của vũ trụ nó còn trừu tượng hơn nữa, mà nó còn mênh mông hơn nữa. Nhờ cái chỗ này mà mấy con nương vào chỗ đó mấy con sẽ hiểu, chứ mấy con có Tam Minh đâu mấy con hiểu được cái điều này.
Cho nên Thầy dẫn dắt từ cái cụ thể để đến cái trừu tượng, mà mấy con vẫn xác định được nhân quả cụ thể rõ ràng. Buộc lòng nó phải có chỗ dựa để mà chúng ta nói về nhân quả. Chứ không khéo, cho nên con biết là không khéo có người họ nói đâu có nhân quả, ngẫu nhiên chứ làm sao có nhân quả. Sự thật ra họ chưa biết, tại vì họ chưa có luận chứng cứ một cách cụ thể rõ ràng nhân quả. Cho nên họ cứ cho là không có nhân quả. Và cũng họ không biết duyên hợp nữa, họ cứ ngỡ đâu là con người ở đâu hay là loài vật này sanh ra được một cái ông Bàn Cổ nào đó, cái ông lớn đâu ở trên cái cõi nào đâu đó, họ sẽ đẻ sẽ sanh chúng ta ra và họ rải cỏ cho chúng ta.
Thầy có nghe nói câu chuyện như thế này nè, nghe nói như thế này. Ngày xưa, đất của chúng ta lên toàn là lúa không có cỏ, nhưng mà vì làm biếng đó, cho nên vì vậy đó mà ông Trời ông ghét, cho nên ông rải cỏ xuống. Thầy nghe câu chuyện người ta đọc huyền thoại như vậy, nhưng mà sự thật có ông Trời nào mà rải cỏ, nếu mà không duyên hợp thì cỏ lên được không?
HẾT BĂNG