LCK 003B - (NAM) - PHÂN LỚP THEO CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - ĐỊNH VÔ LẬU - TỨ BẤT HOẠI TỊNH - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ THẢO MỘC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 04/11/2005
Thời lượng: [01:05:39]
(00:00) Lòng ham muốn, tham, sân, si các con không có là các con chứng đạo ngay đó liền! Thầy nói thẳng nói thật để cho mấy con biết cách để mà tu. Mà muốn được vậy thì mấy con phải có đủ sức tỉnh thức, phải có đủ cái Chánh Kiến, để khi mọi ác pháp đến là mấy con biết nó là, nó là nhân quả, nó là giặc sinh tử của mấy con. Phải thấy được nó, chứ còn không các con không thấy được nó thì tức là các con không thắng nó được.
Cho nên buộc lòng cái lớp Chánh Kiến là cái lớp căn bản nhất của đạo Phật, cái lớp vào đầu tiên. Cũng như bây giờ cái lớp một của tiểu học, cái lớp vỡ lòng mà nếu các con không học những chữ, những số thì các con không ráp vần lại được không đọc chữ lại được, cho nên cái lớp căn bản. Bây giờ đưa mấy con lên lớp ba, lớp bốn hoặc là lớp bảy, lớp tám mà bây giờ các con chưa đọc chữ, chưa biết được cái số thì các con lên đó làm cái gì? Các con hiểu?
Cho nên cái lớp Chánh Kiến là cái lớp rất là quan trọng và Chánh Kiến là ở Nhân quả, mấy con! Đây là những cái bài nhân quả. Rồi kế tiếp mấy con sẽ có những cái bài khác để mà nói lên cái căn bản của lớp Chánh Kiến.
Lẽ ra trong lớp Chánh Kiến, đầu tiên mấy con thấy cái lớp Chánh Kiến thì nó phải đi vào như thế nào? Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới. Niệm Phật tức là mấy con phải hiểu cái đời sống của đức Phật, rồi niệm Pháp mấy con phải hiểu pháp.
Bây giờ Thầy không cho mấy con hiểu tại vì nó chưa có cái chương trình, nó chưa có giáo trình để mà học tập cho nên thay vì những cái lớp đầu tiên mà vào học, nghĩa là người ta chưa biết đạo Phật, chưa biết tu tập gì hết, thì vào đây Thầy sẽ dạy nói về lịch sử cái đời sống của đức Phật, đời sống tu hành của đức Phật từ khi tu cho đến khi chứng đạo và đồng thời trong thời gian chứng đạo sống để hướng dẫn Chúng, nó có cái lịch sử đời sống của đức Phật.
Thì đó là cái bài pháp đầu tiên về Chánh Kiến để nhìn thấy cái gương hạnh của một ngọn đuốc sáng, soi giữa thế gian này để chúng ta lấy đó mà làm gương cho chúng ta. Nhưng chúng ta chưa được học là tại sao? Tại vì chúng ta tu lu bù bấy giờ. Cho nên bây giờ dạy mấy con đi vào cái Niệm Pháp. Đó! Từ bây giờ, ngay bây giờ mấy con quán Nhân quả là mấy con Niệm Pháp rồi đó! Buộc lòng mấy con phải tư duy suy nghĩ về Pháp.
(02:25) Còn Thầy dạy về Niệm Phật thì Thầy dạy cái đời sống của đức Phật, Thầy nói cái đức hạnh của đức Phật, Thầy nói cái sự sống của đức Phật qua cái đức hạnh của Phật, qua cái giới luật, thì từng những cái đời sống của đức Phật như thế nào: Ăn như thế nào? Ngủ như thế nào? Làm như thế nào? Đó là Niệm Phật. Để cho chúng ta thông suốt được cái gương hạnh, một cái ngọn đuốc sáng đang soi ở trên thế gian của chúng ta đó là cái đức hạnh sống của đức Phật.
Nhưng bây giờ đâu có cái giáo trình đó, thành ra lấy đâu mà dạy mấy con. Thầy phải nghiên cứu cả những cái bài kinh, dù là mỗi một cái bài kinh đó nói cái đời sống của đức Phật có một chút thôi nhưng mà phải hiểu. Và đồng thời muốn hiểu sâu hơn là phải dùng cái trí tuệ Tam Minh của mình quan sát trong cái thời điểm của đức Phật để mới ghi lại cái đời sống nó mới cụ thể. Nó dựa vào cái bài kinh đó nói một chút để nói rằng Thầy không nói, nói mơ hồ, không đặt điều.
Nếu mà không có cái bài kinh dựa ra thì người ta nói Thầy đặt điều cái vấn đề này, Phật sống như vậy chứ không có. Còn có cái bài kinh đó, nhắc cái đời sống của đức Phật.
Thí dụ như bây giờ có một cái bài kinh nói rằng vua A Xà Thế được hướng dẫn đến cái nơi của đức Phật, hoàn toàn 1250 vị Tỳ kheo mà im phăng phắc. Có cái bài kinh đó Thầy mới nói cái đời sống của đức Phật im lặng như vậy đó, có ai dám cãi Thầy không? Rồi cái đời sống im lặng đó, trong cái sự im lặng đó Thầy mới diễn tả ra nhiều thứ. Phải không? Mấy con thấy, chứ không thể mơ hồ được.
(03:58) Vậy thì đến đây mấy con ghi thêm Thầy, người nào mà không có tập giấy Thầy sẽ cho tập giấy ghi thêm về cái giờ giấc. Mấy con sẽ sắp xếp cái giờ giấc của tự bản thân của mình, sắp xếp cái thời khoá, các con cũng đã tu biết rồi chứ gì? Mấy con sắp xếp, mấy con sẽ nạp cái thời khoá đó cho Thầy. Thì cái giờ giấc của mấy con trùng với người nào Thầy sắp xếp cho cái giờ đó thì mấy con sẽ theo cái lớp đó. Bây giờ cái giờ giấc mấy con chọn thấp thì Thầy sắp xếp theo thấp, giờ giấc cao thì Thầy chọn cao.
Còn cái, về cái những cái bài mấy con viết về nhân quả, Thầy sẽ đọc rồi Thầy sẽ sắp xếp cho mấy con vào cái lớp để mà học nhân quả, tức là lớp Chánh Tri Kiến, tức là Chánh Kiến của mấy con, tức là mấy con phải có cái sự triển khai cái tri kiến của mấy con để mấy con hiểu - thì cái lớp đó là lớp Định Vô Lậu.
Còn cái lớp mà mấy con sắp xếp giờ giấc, đó là mấy con sắp xếp giờ giấc để căn cứ vào cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, cái sức mà phá vỡ cái hôn trầm thùy miên của mấy con - tập Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Đó! Nó có hai phần, một phần dùng Tri Kiến, một phần dùng cái Tỉnh Giác, hai pháp nó rõ ràng và nó có sự hỗ trợ nhau trên cái sự tu tập. Nếu một người mà dùng cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Tỉnh mà không dùng cái Tri Kiến Giải Thoát thì giống như một con người có hai cánh tay mà chỉ còn có một cánh tay, một cánh tay cụt. Cho nên chúng ta làm việc cũng không bằng ai đâu, cho nên chúng ta cũng không đi tới đâu.
Cho nên chúng ta có hai cánh tay, vì vậy mà hai cánh tay chúng ta sử dụng để cánh tay này tương trợ cánh tay kia. Bây giờ cầm cái cuốc, thì cái tay mặt và tay trái đều cầm cái cuốc nâng đỡ rồi cái cuốc mới cuốc đất hoặc là rẫy cỏ rất là dễ dàng. Còn bây giờ chúng ta còn một cánh tay mặt hoặc còn một cái tay trái mà chúng ta cuốc đất rất là khó và rẫy cỏ rất là khó, không dễ dàng; đôi khi chúng ta làm không được. Có phải không?
(05:56) Cho nên vì vậy Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác là hai thứ Định này rất cần thiết để chúng ta kết hợp lại thành Tứ Niệm Xứ, các con thấy chưa? Chúng ta phải đi từng cái, từng cái bước một để mà chúng ta vào - đó là cái niệm Pháp. Chúng ta phải hiểu cách thức của nó, sự tu tập của nó.
Từ đâu mấy con thấy nào là tu Định Niệm Hơi Thở thế này thế kia nọ đủ thứ hết, nhưng mà sự thật ra bây giờ gom lại chúng ta, dù Định Niệm Hơi Thở cũng là một cái phương pháp Tỉnh Giác mà kết hợp với Định Vô Lậu chứ gì? Bây giờ thân Thầy đau này, nó bị lậu hoặc này, thì “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” thì hơi thở nó kết hợp tức là Tỉnh Giác ở trên hơi thở để kết hợp với vô lậu chứ gì? Là “an tịnh thân hành” để làm cho cái thân chúng ta không còn lậu hoặc nữa chứ gì? Đó là mấy con thấy hơi thở, cái Định Niệm Hơi Thở nó kết hợp giữa cái Định Vô Lậu và cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Mà Định Chánh Niệm Tỉnh Giác mà chúng ta được phân ra từng cái căn bản rồi chúng ta tu sẽ dễ dàng và tiến bộ, nó không bị ức chế, mấy con! Chứ không khéo mấy con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác sẽ bị ức chế. Cái thời gian mà dài quá mấy con cũng bị ức chế thân tâm, vì ráng ức chế thân tâm - cho nên nó vừa với cái thời gian.
Cho nên vì vậy mà Thầy nói mấy con sắp xếp được cái thời gian mà đúng cách thì Thầy sẽ dạy mấy con, lần mấy con tiến lên dễ dàng. Còn mấy con sai là mấy con bị ức chế, do ức chế thì mấy con sẽ thụt lùi mấy con không tiến được. Cái hình thức mấy con thấy mấy con ở lớp cao đấy nhưng mà sự thật mấy con đang thụt lùi không có tiến bộ.
(07:29) Và đồng thời cái trình độ mà viết những cái bài luận như thế này để mà xét lại để mà biết được cái khả năng quán xét và triển khai tri kiến của mấy con về Vô lậu thì Thầy cũng sắp lớp cho mấy con từ thấp đến cao. Cái lớp nào cần học thì Thầy cho vào cái lớp để mà học, còn lớp nào mà thấy có triển khai đã có khả năng hiểu biết thì không cần học, thì cái lớp đó để tự triển khai tri kiến của mình ra Thầy cho những cái đề tài khác, tự mình khai triển. Thầy thấy cái tri kiến của mấy con khá vững vàng, tự mình triển khai được cái đó nó mới là triển khai tri kiến của mình thực sự.
Còn cái người, người ta yếu quá, người ta không đủ sức triển khai ra thì phải được học, học rồi bắt buộc thì từ đó người ta nhờ cái tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn hiểu biết đó người ta dựa vào đó người ta mới triển khai của người ta ra được. Bây giờ người ta chưa hiểu cho nên người ta viết lộn xộn, nó không có đúng đâu được hết, nó không có chỉ định cho rõ ràng. Do đó phải đưa họ vào cái lớp học, bởi vì nó phải có căn bản.
Cho nên ở đây thì chúng ta thấy rõ ràng là tu hành chúng ta có tu gì đâu - nhưng mà chính tu thật tu đó mấy con - một khi mà ngồi lại tư duy viết là tu thật tu đó. Bởi vì mình viết cái bài đó để nhằm giúp cho mình có cái sự hiểu biết Chánh kiến chứ không có gì hết! Nó làm cho chúng ta không còn đau khổ nữa.
Còn mình đi kinh hành, mình tập tỉnh thức đó là cái mục đích để chúng ta Tỉnh Giác chứ không phải thiền định gì cả hết đâu! Tỉnh Giác để đẩy lui ba cái hôn trầm thùy miên, cái buồn ngủ của chúng ta. Cái đó nó cũng ghê gớm lắm, nó cũng làm chúng ta mờ mịt, làm chúng ta không thấy được cái nhân quả.
Đó! Tất cả những cái phương pháp chúng ta tu đều là chúng ta thấy có lợi ích và nó thiết thực, nó cụ thể, nó rõ ràng - rồi đồng thời tất cả những cái điều kiện mà mấy con học về niệm Pháp.
(9:26) Rồi Niệm Tăng - cái gương hạnh của Thầy sống ở đây là cái gương hạnh để cho mấy con noi theo, đó là cái Niệm Tăng. Các con biết đời sống của Thầy như thế nào? Và sự tu tập của Thầy như thế nào? Một người quyết tâm tu như thế nào? Sống chết như thế nào? Thì mấy con lấy cái gương hạnh Thầy, mỗi lần có cái gì mà các con vượt qua không được các con nhớ đến Thầy, Thầy làm được, Phật làm được không lý nào mà mình không làm được. Nhất định chết bỏ, nhất định phải làm được như Thầy đó là Niệm Tăng.
Còn Niệm Giới là Thầy sẽ dạy Giới mấy con, dạy từng oai nghi tế hạnh, dạy từng những cái đức giới. Các con thấy Văn Hoá Truyền Thống tập một và tập hai đều là Thầy dạy cái đức giới rất nhiều. Thì tiếp tục còn bốn tập giới nữa Thầy sẽ cố gắng soạn thảo mặc dù Thầy đang đứng lớp dạy mấy con nhưng mà Thầy cố gắng soạn thảo bốn tập giới nữa. Để có một cái tập để dạy về oai nghi tế hạnh, từng cái đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, mang y, mặc bát, tiếp giao với mọi người. Có một cái bộ giới luật oai nghi tế hạnh để khi mà giao thiệp với cái người tu sĩ giao thiệp người cư sĩ để xưng hô như thế nào? Rồi đến nhà người cư sĩ phải như thế nào, đứng như thế nào? Điều đó là có những cái giới luật của Phật đã dạy trong những cái bộ giới.
Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ lần lượt hướng dẫn cho mấy con. Hiện giờ là mấy con là những người - có những người ở đây là cư sĩ - nhưng sự thật mấy con phải coi mình là tu sĩ, nghĩa là học oai nghi. Chứ nói bây giờ tôi là cư sĩ tôi không có học những cái giới này được, vì giới của cư sĩ chỉ có Năm Giới thôi. Nhưng mà vào cái lớp này học là lớp đào tạo A La Hán thì tất cả giới phải nghiêm chỉnh. Người nào cũng phải oai nghi tế hạnh, đừng nói rằng tôi là cư sĩ.
(11:10) Chỉ có mấy con là dự thính thì mấy con nghe rồi thôi, thì cái đó là các con hiểu để học, hiểu để biết thôi, thì cái điều đó là Thầy không chấm bài, Thầy không có sửa bài mấy con, các con hiểu điều đó? Thầy không có làm bởi vì Thầy không có đủ cái sức mà làm mà mấy con còn ôm ấp đời. Thầy chấm bài, Thầy giúp đỡ cho mấy con tu là cái người đã bỏ hết đời, còn một hướng đi vào cái con đường giải thoát mà thôi, làm chủ được sự sống chết mà thôi!
Chứ còn bây giờ đời mấy con không bỏ, mà đạo mấy con muốn thêm thì chắc chắn Thầy có dạy mấy con cũng cực Thầy, mất công! Bởi vì đọc một cái bài luận của mấy con viết là Thầy cũng mất công lắm, các con hiểu không? Bởi vì mất cái thì giờ Thầy rất là nhiều, thay vì Thầy ngồi Thầy viết cái bộ sách Đạo Đức Làm Người còn lợi ích cho người ta, người ta biết là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức gia đình, cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ như thế nào? Vợ chồng đối xử như thế nào? Thì đọc cái bộ sách Thầy còn lợi ích cho gia đình người ta biết mấy.
Còn bây giờ Thầy ngồi đây mà Thầy dạy mà rốt cuộc rồi thì đọc những cái bài của con, bắt buộc Thầy phải chấm bài rồi cuối cùng mấy con đời không bỏ mà đạo cũng không xong thì uổng mất cái thì giờ Thầy quá lớn. Và đồng thời khi đó mấy con không có cái bộ sách Đạo Đức gia đình thì mấy con không biết sao mà đối xử với nhau. Mà bao nhiêu người họ đang chờ đợi những cái bộ sách đó, để cho họ biết cách, để đem lại cái sự hạnh phúc gia đình của họ, không làm khổ mình, khổ người - mà trong khi đó Thầy phải làm những công việc mà phí mất thì giờ của Thầy quá nhiều.
Nếu chẳng may mà cuộc đời Thầy ra đi rồi ai viết sách Đạo Đức này cho con người, các con hiểu? Cho nên Thầy ước mong rằng mấy con hãy cố gắng, hãy cố gắng tập! Với cái số người theo Thầy mà quyết định là bỏ hết thì theo, mà còn ôm ấp đời thì thôi mấy con đừng có làm cho Thầy cực, mất thì giờ Thầy vô ích. Thà là Thầy có năm người, ba người thôi, Thầy đào tạo năm, ba người cũng được.
Mà một số lượng quá đông mà cuối cùng Thầy đào tạo không được người nào hết lại là phí cái thời gian của Thầy quá lớn. Trong khi bao nhiêu người đang chờ đợi cái lời nói của Thầy, cái sự hướng dẫn của Thầy trên đạo đức của họ, để họ hiểu họ đối xử với nhau trong gia đình, trong xã hội, ngay cả bản thân họ, để đem lại sự an vui cho chính họ qua cái đạo đức.
(13:22) Cho nên đến đây thì Thầy mong mấy con, người nào chưa góp bài thì cứ góp bài. Và tiếp tục thì mấy con sẽ làm như thế này rất gọn, là trong cái tập giấy của mấy con như thế này mấy con sẽ xé hai tờ hay là một tờ tùy theo cái bài luận của mấy con, mà mấy con cứ xé ra mấy con làm cái bài thì mấy con gửi cho Thầy.
Và đồng thời mấy con để tên và khi một cái bài thì mấy con nên chừa một cái lề cho nó rộng một chút xíu, để làm gì mấy con biết không? Để Thầy ghi những cái gì mà cần thiết ở trên cái lề đó, chứ nó hẹp quá như thế này nó thiếu để Thầy ghi.
Ví dụ như bây giờ cái đầu vô đề vậy, Thầy đọc Thầy thấy vô đề như vậy sai, Thầy bảo cái này là vô đề sai phải sửa lại, phải không? Rồi, cái thân bài này nó thừa cái chỗ nào - Thầy nói thừa; cái chỗ đoạn này được - Thầy để được - để biết cái đoạn đó mình viết đúng. Còn cái chỗ nào mà không được - Thầy để cái chỗ này sai, không được, cái này nó lạc đề.
Đó rồi tất cả những cái này mấy con chừa nó rộng rộng ra, như cái bài luận văn để khoảng cho giáo sư người ta phê bình, người ta duyệt. Thậm chí như ở trên cái bài luận văn người ta còn có cái khoảng để trống vậy mấy con, để trống một khoảng để cái lời bình, cái lời phê bình của thầy giáo đó.
Thì ở đây Thầy cũng : "À! Cái bài này là đúng, các con phải theo cái bài này mà nhẩm đi nhẩm lại cho nó thấm nhuần cái lý nhân quả này" - thì cái bài đó đúng. Bởi vì nó có cái khoảng để trống để mà Thầy bình, Thầy phê bình ở đó nhắc nhở mấy con ở chỗ đó. Như cái bài luận văn vậy đó mấy con, như vậy nó dễ cho Thầy làm việc. Còn mấy con chừa hẹp như thế này, Thầy thấy Thầy viết nó không đủ; Thầy viết nó chạy dài xuống dưới này nó thành bởi vậy nó có đoạn ngắn.
(15:10) Đó Thầy muốn nói như vậy để các con thấy khi mà làm một cái bài luận, thì như là người học trò chứ không phải để viết như cái bài đâu. Y như mấy con là cái người học trò, bởi vì giáo dục đào tạo mà, mấy con nhớ! Đây là cái chương trình giáo dục đào tạo, làm cho cái Tri kiến của mấy con phải triển khai, phải có sự hiểu biết thật sự, thâm sâu và đúng không được sai; không được lạc đề bậy bạ. Một cái gì, mấy con quán cái gì - Bởi vì đạo Phật đâu có bảo mấy con quán tùm lum, tà la đâu!
Bây giờ quán nhân quả thì phải nhân quả, mà quán các pháp Vô Thường là phải Vô Thường, mà quán Thập Nhị Nhân Duyên là phải ra Thập Nhị Nhân Duyên, các con hiểu điều đó? Chứ đâu có phải mà pháp này lộn xộn qua pháp kia đâu! Mấy con quán như vậy nó trật hết thì sao! Vậy thì làm sao có pháp nhân duyên, làm sao có pháp nhân quả, làm sao có cái pháp Ngũ Uẩn. Tất cả những pháp đó đều là phải vạch cho rõ từng cái xớ thịt của nó mà không lộn với cái pháp khác, mấy con hiểu không?
Như vậy thì cái sự mà hướng dẫn của Thầy làm cho mấy con đi vào, xoáy vào cái sự tu tập, làm triển khai cái Tri Kiến của con, con nhìn đúng sự thật, chứ không có nhìn mông lung, nhìn bao la, nhìn đủ thứ. Từ cái nhân quả này nó lạc qua cái Vô Thường rồi, phải không? Các con thấy nó lộn xộn rồi. Rồi từ cái nhân quả này nó lạc qua Ngũ Uẩn rồi; rồi từ cái nhân quả này nó lạc qua Thập Nhị Nhân Duyên rồi. Trời đất sao mà nó lạ lùng vậy!
Mấy con sao mà mông lung đủ thứ pháp ở trong này gồm nhiều như vậy làm sao nó đi thẳng vào sự hiểu biết, xoáy vào được cái mạnh của cái quy luật của Nhân Quả được, các con thấy không? Nó đụng đâu - mấy con hiểu chỗ nào mấy con ghép vô chỗ nấy, hiểu chỗ nào ghép vô chỗ nấy - thì nó không đúng! Pháp nào nó ra pháp nấy, phải quán đúng pháp.
Đó thì Thầy nói như vậy! Và vì vậy mà chúng ta là những người học trò - như tu là người học trò chứ gì? Mà cái chương trình giáo dục đào tạo của đức Phật nó tám lớp như vậy thì mình phải lần lượt mình đi từ cái lớp thấp đến lớp cao, coi như đây là cái lớp vỡ lòng rồi. Các con thấy chưa?
Mình phải học tu, là như vậy đó, lần lượt rồi, nếu một năm sau Thầy mà dạy cái lớp này một năm sau mấy con đi ra đi, người ta chửi không giận. Nghĩa là cái cơn đau của các con như sắp chết, đau như đứt ruột đứt gan, mấy con bình tĩnh ngồi thẳng lưng xương sống! Mà mấy con không bao giờ nằm đâu! Thầy hướng dẫn cái lớp này sau một năm mấy con học tập rồi mấy con không còn sợ hãi nhân quả này đâu, chết bỏ chứ không sợ! Mấy con ngồi sừng sững như thường, không có bao giờ mấy con nằm xuống đâu, không đầu hàng nó đâu!
Đó là Thầy nói thật sự! Còn trước ác pháp mà tác động, nói xấu, nói con gì nói, các con im lặng như Thánh! Các con không buồn một chút nào trong lòng, không phiền não gì đâu! Ai nói gì các con vẫn bình thường, không có hề hấn gì được cái tâm mấy con. Thầy bảo đảm mấy con học một năm mà kỹ lưỡng như thế này, cái Tri Kiến của mấy con nó đủ, nó đủ làm một cái tường thành vách đá, vách sắt nó bao bọc mấy con không có cái pháp ác nào tác động vô được cái Tri Kiến của nó.
Đó là cái tường thành kiên cố nhất của đạo Phật, mà Định Vô Lậu nó là cái phương pháp để xây dựng cái tường thành đó. Cho nên không ác pháp nào tác động vô tâm, tâm con luôn luôn bất động. Như vậy nó mới là bảo vệ được cái chân lý của nó, nó mới thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ cái Tri Kiến của các con yếu đuối, nó đụng vô mấy con bật ngửa ra liền, nó xâm chiếm vô mấy con, nghĩa là nó chọc lủng cái phòng tuyến của mấy con liền tức khắc.
Nghĩa là ác pháp nó mạnh lắm! Khi mà nó không tấn công (thì) thôi; mà (nó) tấn công vô, cái phòng tuyến của mấy con bị chọc thủng liền tức khắc! Thì tâm mấy con phiền não ngay liền tức khắc, không có chạy đâu khỏi!
Mà cái phòng tuyến của mấy con, cái hàng rào chiến đấu của mấy con nó chặt chịa rồi, bao nhiêu cái Tri Kiến của mấy con nó chặt chịa (thì) nó tác động vô không được - nó tác động vô mấy con hiểu quá rồi nó làm sao mà tác động được nữa - cho nên nó ở ngoài, nó văng ra ngoài, nó không làm cho tâm mấy con phiền não được.
(18:55) Đó là mấy con phải xây dựng cho mình cái hàng rào chiến tuyến, cái phòng tuyến thì nó mới bảo vệ được cái tâm của mấy con, mới bất động để mấy con mới hộ trì được cái chân lý của mấy con, mấy con mới bảo vệ được cái chân lý của mấy con. Mấy con biết cái chân lý của mấy con là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mà đụng vào nó mất an lạc, thanh thản làm sao mấy con gọi là tu Tứ Niệm Xứ được, các con thấy không? Mà cái Tri Kiến của mấy con là cái hàng rào chiến tuyến của cái sự đánh giặc của nhân quả mà! Các con hiểu điều đó?
Cho nên vì vậy mà trên cái con đường tu phải biết, phải biết làm những cái gì trên cái cuộc chiến đấu này, mình phải có đủ cái chiến thuật, chiếc lược, mình phải có những cái bài vở học tập xây dựng cho một người sĩ quan trong một trường lớp để ra chiến đấu. Đây là một cái sự thật! Thầy dạy mấy con như là mấy con đang ở trong một cái trường sĩ quan để đào tạo cho mấy con trở thành những người sĩ quan, những vị dũng sĩ để mà chiến đấu trên cái mặt trận thật sự của nhân quả.
Mấy con thấy, không đầu hàng mấy con sẽ là những người chiến thắng chứ không phải là người chiến bại. Mà nếu mấy con không chịu học, mấy con không chịu tư duy quán xét thì mấy con không làm cho mình thành cái phòng tuyến chắc chắn bảo vệ, không thành một cái hàng rào chiến đấu thật sự thì mấy con bị giặc xâm chiếm, thường xuyên xâm chiếm, không thể nào chạy khỏi.
(20:08) Đó là những cái điều kiện cần thiết mà trên con đường tu tập để cho mấy con hiểu biết. Và nhớ kỹ là giờ giấc phải nghiêm chỉnh; khi chúng ta đặt thời khoá đó rồi. Và đồng thời chúng ta tu một tháng, hai tháng chúng ta tăng lên chứ không được nằm tại chỗ đâu. Chúng ta là những người chiến đấu chứ không phải là những người nằm trốn ở trong chiến khu, không phải trốn ở trong rừng ra ngoài đâu, không phải đâu! Lúc nào chúng ta, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng có mặt hiện diện trước giặc chứ không phải là trốn, để tránh đâu.
Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy, khi mà chúng ta thấy cái sức của chúng ta tăng lên được liền, thì chúng tăng giờ giấc chúng ta lên liền. Chiến đấu cho đến tận cùng hai mươi bốn tiếng đồng hồ không bao giờ ngủ - Các con nhớ điều đó, các con sẽ chiến thắng - trong hai bốn giờ không ngủ đó là lúc bấy giờ mấy con mới thật sự là chiến đấu được hôn trầm thùy miên - giặc Si.
Chứ còn mấy con còn nói: "Thôi! Đi ngủ cho có sức khoẻ". Thì thôi mấy con đi về đi! Ở đây không có sức khoẻ nữa mà có đi tìm cái chết thôi. Một là chết hai là chứng đạo! Có vậy thôi.
Mấy con gan đi, gan ruột thì ở đây, mà không gan ruột còn ham sống thì thôi cứ về, chứ không mất công Thầy lắm! Người nào mà quyết chết thì ở đây với Thầy mà chết. Thật sự mà! Thầy nói "Ngày mai Thầy chết!"; mấy con nói: "Bữa nay, thôi! Cho con "đi" trước, con chết trước Thầy, Thầy chết sau". Đó, như vậy mới đúng, mới đúng là thầy trò! Thầy (chưa) "đi" đâu (thì) mấy con "đi" được! Còn bây giờ mà Thầy "đi" rồi, mấy con chỉ ngồi đây mà khóc! Chứ không làm sao mấy con "đi" được đâu! Còn không, uống một mớ thuốc độc cho nó chết theo. Chứ sự thật ra mấy con chưa có biết "đi" được, các con hiểu điều đó ?
Cho nên vì vậy, làm sao mà Thầy nói: "À! Ngày mai Thầy "đi"! Xin Thầy: "Cho bữa nay con "đi" trước!” thì như vậy mới là đệ tử của Thầy, phải giỏi như vậy!
“Mà tôi có tiếc gì cái thân này đâu, Thầy "đi", tôi "đi" chứ! Còn bao nhiêu người khác, người ta chứng thì người ta lo chứ! Tôi không có nợ chúng sanh nữa. Tôi ăn của đàn na thí chủ, tôi thấy tôi tu tập như vậy là tôi đã đền đáp được công ơn đó rồi. Tôi "đi", tôi cũng để lại cái hình ảnh tự tại của tôi, tôi cũng nói trước rằng đó là tôi trả được cái ơn đàn na thí chủ. Bởi vì hành động tự tại của tôi, tôi thắp sáng cho mấy người theo. Tôi tu tập được như vậy, tôi giải thoát được như vậy, mấy người cố gắng! Như vậy là tôi đã đền đáp cái công mồ hôi nước mắt của quý vị hàng ngày cúng dường tôi rồi đó! Nghĩa là, tôi ngồi tôi tịch cho mấy người biết là tôi đã đền đáp công ơn rồi, chứ không phải là tôi sẽ đi dạy mấy người đâu. Bởi vì thấy tôi chết như vậy mấy người mới ham tu, mà mấy người ham tu là do thấy tôi chết tự tại!” Có phải không mấy con?
Vì vậy mà cái tự tại của mấy con cũng là cái nhắc nhở cho người ta chứ! Đó là đền đáp công ơn của người ta từng bát cơm manh áo của người ta cúng dường mình mà! Nhưng mà mình làm cho người ta xách động người ta tu tập, đó là cái điều kiện quá đúng rồi còn gì!
Cho nên, Thầy nói ngày mai là Thầy tịch thì bây giờ trong cái số người này chỉ còn một người ở lại thôi - còn bao nhiêu cứ tịch đi - ở lại để lo công chuyện nối tiếp, còn bao nhiêu cũng đi hết thì không được, phải không? Còn bao nhiêu cứ chết đi, chết chứ để làm gì? Sống đây cực, ăn nó cũng cực, nhai nuốt cũng cực, có gì đâu mà sung sướng! Ngon gì cái thứ, ba cái đồ bất tịnh, có phải không mấy con? Đâu có sung sướng gì đâu?
Danh lợi làm gì mấy con? Ở đây để nói: “Ờ, ông đấy chứng quả A La Hán, trời đất ơi! Ông tự tại sinh tử; ông nhập định ba, bốn ngày, bảy, tám ngày, một tháng”. Làm cái gì? Khoe cái điều đó làm gì? Cần gì? Chỉ bây giờ tôi bỏ cái thân này là tôi thoải mái nhất! Tôi vào Vô Vi Niết Bàn, chứ tôi không có ở chỗ Hữu Vi Niết Bàn này đâu. Là vì còn duyên tôi mới ở đây thôi chứ hết duyên tôi bỏ đi liền, tôi không có tha thiết gì cái cuộc đời này đâu! Cái cuộc đời này đang phủ trùm trong cái quy luật của nhân quả mà, tôi ở đây là tôi bị trói buộc chứ làm gì, cho nên tôi ra đi được là tôi ra đi liền.
Thì như vậy mấy con phải quyết định, người nào mà muốn sống chết ở đây, thì nên ở đây tu! Còn người nào mà sợ chết thì thôi cứ về ở nhà ăn uống rồi dục lạc cho nó đầy đủ đi, để rồi nó sống để mà nó hưởng. Còn ở đây thì không còn hưởng nữa, ăn ngủ không có hưởng đâu, ai cho gì ăn nấy, phải không?
(24:04) Bây giờ Thầy nói về vấn đề nữa, về vấn đề mà khất thực. Thực sự ra thì Thầy đang nghĩ cách thức như thế nào để đúng oai nghi khất thực của chúng ta; để gọn ghẽ, làm sao bỏ vào cái bát! Như hiện giờ đó, mấy con cứ nghĩ nhớ rằng: Bây giờ mình chưa có những cái điều kiện để mà Thầy tư duy để giúp cho chung chúng ta có những cái oai nghi tế hạnh cho nó tốt.
Cho nên khi mà ở nhà bếp cúng dường chúng ta cái gì thì chúng ta cứ ôm hết cái nấy, ăn được cái gì thì ăn, ăn không được thì chúng ta bố thí chúng sanh chứ đừng bỏ lại cái gì hết. Và đồng thời chúng ta nên nhớ rằng chúng ta ôm hết tất cả những cái bọc, những cái hộp mà ở nhà bếp người ta bỏ thực phẩm trong đó, chúng ta ôm hết về, rồi chúng ta rửa. Sau khi mình rửa mấy cái hộp đó rồi sẽ bỏ vào lại cái bọc rồi cột lại, tới chừng mà đem trả hoặc là trả bình thuỷ hoặc là trả những cái bọc đó lại thì chúng ta cứ mang ra tại chỗ nhận chúng ta trả lại.
Và vì như thế nào các con biết, khi mà chúng ta trút những cái đồ ăn chúng ta vào bát rồi mà chúng ta để lại cái hộp thì tội nghiệp cho những người nhà bếp họ phải rửa; mà một người có mấy hộp thôi nhưng mà nhiều người như chúng ta đây hết thì người ta giặt người ta rửa cả hộp, cả rổ vậy mấy con, quá cực khổ tội nghiệp!
Cho nên vì vậy mình phải biết trong cái giai đoạn này, chứ không phải là mình đi khất thực ở ngoài - mà mình khất thực ở trong nhà bếp, ở trong chùa - cho nên mình cũng tránh đi cái sự cực khổ của người khác. Đó là một cái tình thương yêu của mình, bởi vì họ quá cực khổ với mình! Cho nên các con cứ xách hết, để rồi từng lần lượt qua cái sự mà nghiên cứu, thì nghiên cứu cách nào để thuận tiện.
Cho nên có nhiều chùa thì người ta nấu cái nồi người ta để mình tự múc, mình múc mình sớt trong bát của mình, ăn bao nhiêu mình sớt bấy nhiêu. Nhưng sự thật ra nó có nhiều điều rất là bất tiện, cái người đầu tiên lại múc không biết mình múc như thế này, một lát nữa ở sau này mình còn có nữa không, hay hết. Nếu mình múc vừa mình ăn thì mình cứ nghĩ ngài ngại trong bụng của mình, ở sau này không biết chừng ai cũng múc như mình vậy lát nữa còn năm, mười người sau họ không có cái này, cho nên mình múc ít. Và cuối cùng mình múc ít mình không dám múc nhiều, thì lại tới cuối cùng nó để thừa lại một nồi. Người nào cũng nghĩ như vậy, cho nên nó thừa lại một nồi rất là khó.
Cho nên trong cái vấn đề mà ăn uống nó cũng là cả một vấn đề khó, khi cái Tu viện mà tổ chức cái nhà bếp thì rất khó - còn chúng ta đi xin ra ngoài dễ lắm mấy con, không có lo, không có lo cái vấn đề đó - mà tổ chức thì rất khó. Cho nên trong cái vấn đề này thì Thầy khuyên mấy con, cái lúc này là lúc đang nghiên cứu kỹ để chúng ta chuyển thành sau khi có những cái điều kiện tốt hơn, có những cái Trung Tâm An Dưỡng, có những cái nơi mà để học tập sau này rút tỉa từ cái lớp của chúng ta.
Do đó cái sự oai nghi tế hạnh đi xin ăn, đi đến cái câu lạc bộ, đi đến cái nơi nào đó để người ta cúng dường mình đều là có cái sự chuẩn bị, nó ngắn, nó gọn gàng. Khi đến đó chúng ta nhận thực phẩm nó rất là đúng cách. Cho nên ở đây chúng ta còn nghiên cứu cái này thật kỹ.
(27:09) Do như vậy thì mấy con cứ, theo Thầy thiết nghĩ thay vì trước kia chúng ta bưng một cái mâm rồi chúng ta về chúng ta ăn rồi chúng ta rửa rồi chúng ta đem trả; còn bây giờ thì cho những cái hộp thì chúng ta xách những cái hộp đem về rồi ăn, rồi chúng ta rửa cái hộp. Tuy rằng nó có cực khổ hơn chút, nhưng đây là những cái sự chuyển biến thay đổi để xem xét lại nó, cái nào tiện lợi nhất, để rồi từ đó rút tỉa qua cái vấn đề mà nhà bếp để rồi Thầy có cái sự sắp xếp cho mấy con. Làm sao ôm bình bát đi khất thực mà trở về chỉ ôm gọn trong cái bình bát mà chúng ta vừa đủ ăn, không thiếu, không thừa trong đó. Đó là còn cái sự nghiên cứu để giúp đỡ cho mấy con đúng oai nghi tế hạnh của một người mà đắp y vấn như các con.
Hôm nay Thầy gợi ý tất cả những cái điều kiện cần thiết để chúng ta sắp xếp lớp, để rồi đồng thời, Thầy thấy bữa đầu thì như hôm cái ngày đầu mà đi khất thực, chuyển ra ngoài kia khất thực, thì Thầy thấy nó hơi lộn xộn. Ngày thứ hai thì đỡ hơn, người nào đi trước thì đi trước, người nào đi sau thì đi sau, không có chờ đợi, không có chen chúc.
Và bên nữ thì nó cũng không có lộn xộn qua bên đây, là nhờ cô Út phân phối những thực phẩm đưa qua bên kia, cho nên không có qua bên đây. Lẽ ra thì nam nữ thì nó phải có cái khu vực riêng nhau, nhà bếp hoặc là cái điều kiện mà nó riêng ra thì nó rất dễ. Còn đằng này nó chỉ chung có một cái nhà bếp mà cả nam lẫn nữ. Cho nên do đó mà nếu mà cho đi một cái đường này mà ra mà khất thực thì nó lộn xộn lắm, người ta thấy Tăng với Nữ nó lộn xộn ở trong đó coi không được. Cho nên cũng là cái khó khăn của Tu viện, cái sự tổ chức nó chưa có ổn định được, để rồi sắp xếp để cho nó được ổn định nó đàng hoàng hơn.
(29:01) Thì hôm nay bắt đầu giờ này mấy con trở về ghi lại cái thời khoá và ghi lại những cái trạng thái. Nhớ! Cái trạng thái của mình nhiếp tâm, an trú rồi nó có hỷ lạc, nó có cái gì đó mấy con ghi hết, ghi thật sự, mấy con ghi hết. Để theo đó Thầy biết cái người này đang tu được cái gì, đang đạt được những cái gì; kết quả của sự nhiếp tâm an trú như thế nào. Nó có hai phần, phần nhiếp tâm và phần an trú, như Thầy đã nói bữa đó rồi.
Nhiếp tâm là mình nhiếp tâm làm cho mình tỉnh thức ở trên cái bước đi, trên cái thân hành của mình nội hay ngoại - tức là hơi thở hoặc là cái thân hành ngoại: tay chân co duỗi hay bước đi - đó là cái tỉnh thức ở trên đó. Mà cái sự tỉnh thức ở trên đó hoàn toàn nó không bị mê, tức là dù có một cái niệm nào xẹt vô nó vẫn biết cái hành động của nó đang hành động thì nó là đạt được cái Chánh Niệm Tỉnh thức.
Còn bây giờ nhiếp tâm để mà an trú, an trú cho được thì nó hoàn toàn không niệm. Ví dụ như bây giờ các con nhiếp tâm được một phút vẫn còn có một niệm xen vô, thì các con sẽ tập nhiếp tâm, nhiếp tâm cho đừng có niệm. Tức là từ cái chỗ nhiếp tâm được là có niệm vẫn biết niệm, nó không mê, cái niệm vô mà không mê tức là còn có tỉnh thức; và bây giờ tập nhiếp tâm trong một phút đó, để an trú đừng có niệm trong một phút đó.
Còn mấy con nói: “Bây giờ tôi nhiếp tâm được, tỉnh thức được như vậy. Thôi! Tôi tăng lên hai phút, năm phút, mười phút ” - nhưng mà vẫn có niệm ở trong đó thì mấy con an trú sao nổi! Bởi vì nó tăng lên hai phút, ba phút - một phút chưa an trú được - mà làm sao mà năm, mười phút mà các con an trú được, các con hiểu?
Cho nên khi một phút mà còn có niệm tức là: “Tôi nhiếp tâm được, tôi thấy sức tỉnh tôi có; là vì tôi đang biết được cái bước đi mà tôi thấy có một niệm xẹt vô, cho nên cái niệm xẹt vô đó, tôi không theo cái niệm đó đâu! Bởi vì tôi không mê, cho nên cái niệm đó nó lui ra mà tôi chỉ còn biết bước đi, cho nên tôi nhiếp tâm được.” Điều này chắc chắn là các con sẽ nhiếp tâm được.
Còn có người mà nhiếp không được, là cái niệm xen vô họ mê, họ tư duy suy nghĩ cái niệm đó một lúc họ mới chợt tỉnh, họ mới thấy mình theo vọng tưởng nhiều quá! Thì do đó là họ chưa nhiếp tâm được.
(31:14) Đó, mấy con hiểu cái chỗ này, cho nên Nhiếp Tâm rồi thì ở trên một phút đó phải an trú tâm mình ở trên cái chỗ đó chứ không phải nhiếp không. Chỉ một phút thôi, rồi lần lượt mình an trú được phút đó rồi; bắt đầu bây giờ mới nhiếp tới cái phút thứ hai. Cho nên cái phút thứ hai nó có căn bản của cái sự an trú này rồi, cho nên phút thứ hai nó có niệm nó không lôi mấy con đâu! Nó không lôi được, tức là nó không mê đâu, nó thấy!
Mà (phút) thứ hai mình thấy được rồi, thì mình tập cho đừng có niệm xen vô cái phút thứ hai. Và phút thứ hai không niệm mình an trú được hai phút. Và tu tập căn bản như vậy mà đi dần lên, thì mấy con sẽ đạt được chất lượng tỉnh giác và lần lượt đẩy lui được cái tâm si của mình.
Như vậy thì mấy con thấy là tuỳ theo bốn cái pháp kinh hành, ba cái pháp đầu tiên Thầy đã dạy mấy con, còn cái pháp Thân Hành Niệm Thầy không dạy là tại vì cái pháp đó nó sanh ra nhiều cái trạng thái của tưởng lực. Cho nên Thầy không muốn dạy mấy con. Sợ nó lỡ nó có loạn thần kinh thì nó nguy hiểm, nó mất công Thầy.
Cho nên mấy con tập, từ cái chỗ mấy con kết hợp mấy con đi mười bước ngồi xuống, hít thở năm hơi thở rồi đứng dậy đi. Có như vậy rồi mấy con tiếp tục trên cái thời gian của mấy con tu, từ một phút, đạt được một phút rồi hai phút, hai phút đạt được rồi ba phút. Cứ hễ nhiếp được rồi phải an trú cho được, an trú được thì mấy con mới tăng lên; rồi nhiếp được rồi an trú cho được rồi mới tăng lên, nhớ kỹ điều đó thì mấy con sẽ tiến bộ.
Còn mấy con tu nhiều quá là coi chừng mấy con bị giậm chân tại chỗ, mấy con không đạt được chất lượng gì hết; và cuối cùng cứ tu là có tu chứ còn hoàn toàn không có cái kết quả của nó.
Cho nên từ lâu tới giờ mấy con tu lúc nào, năm nào, tháng nào mấy con cũng tu nhưng mà cái kết quả không có. Cho nên tu 30 phút hay một giờ mấy con cũng đi kinh hành, cũng được! Nhưng mà có cái điều kiện là chất lượng của cái sự nhiếp tâm mấy con không có. Nghĩa là nhiếp cũng không có, mà nhiều khi an trú cũng không có, không có hai cái phần đó.
(33:16) Cho nên bây giờ xét lại từng phút, từng phút - mấy con (tăng) lên - chứ đừng có lên vội vàng. Người nào thấy nhiếp tâm được năm phút thì ghi vào cho Thầy năm phút, người nào nhiếp tâm một phút thì ghi vào một phút, người nào nhiếp tâm chưa được một phút thì ghi vào nửa phút; tuỳ theo cái khả năng mà nhiếp phục tâm mình trong cái thân hành.
Thì mấy con ghi cái này để cho Thầy biết được cái phương pháp mà tập Chánh Niệm Tỉnh Giác này của mấy con ở cái mức độ nào, để mà Thầy sắp thành cái lớp của mấy con, để mấy con tu chung nhau cho dễ dàng. Rồi tu chung nhau một tháng, thí dụ như bây giờ có năm người tu cái lớp đó mà mỗi người đều tu một phút; mà trong một tháng có người tu, người ta nhiếp được hai phút là người đó lên lớp. Thầy cho lên liền tức khắc, người đó nhiếp được hơn nữa cho lên (nữa)!
Trong cái lớp này mà người nào mà tu mà cứ một phút chưa được thì cứ ở lại hoài, ở lại cho tới bảy năm cũng được; hoặc là ở lại tu cho đến già, chết cũng xong, Thầy cũng không lo, Thầy cứ cho cơm ở tu. Nghĩa là ở hoài một lớp đó cứ nhiếp một phút thôi, có gì đâu! Thì mấy con muốn ở lại bao lâu cũng được hết, nhưng mà ở lại bao lâu thì mấy con cực khổ, ăn ngày một bữa, có sống vui vẻ gì đâu, đâu có nói chuyện với ai đâu. Thành ra tối ngày cứ lủi thủi ở trong thất của mình, càng cô đơn, càng khổ sở hơn! Còn người ta nhiếp được người ta an trú được người ta đi tới thì người ta có hạnh phúc hơn, người ta giải thoát thật sự.
Bởi vì cái tâm mà khi nhiếp được thì nó phải an trú, an trú thì nó phải có hỷ lạc chứ, các con hiểu? Đó là cái đem lại cái sự hạnh phúc thật sự cho chúng ta mà! Cho nên ly dục, ly ác pháp, mà ly dục thì nó sanh hỷ lạc, cái hỷ lạc của ly dục chứ đâu phải!
Cho nên các con thấy cái dục, chạy theo cái dục nó có cái lạc của dục - ăn cái bánh thấy cái bánh ngon - cái dục của bánh. Còn đằng này Thầy ly cái dục này, cho nên Thầy cũng có cái lạc của ly dục chứ! Mà nó đâu phải giống như Thầy ăn cái bánh. Cho nên có người nói nó cảm giác nó như thế này, thế kia, mấy người hiểu sai, không đúng! Cảm giác thì dục lạc của mấy người đó cho như vậy - là mấy người bị dục lạc tưởng rồi, chứ đâu phải mà!
Dục lạc, mình cứ nghiệm lại: Ly dục mà nó lại theo kiểu dục lạc này thì nó trật, nó không đúng - cho nên nó là bị tưởng thôi. Đó! Trên con đường tu là như vậy.
Cho nên hôm nay thì Thầy sẽ nhận mấy cái tập, hôm qua một cọc như vầy nữa. Bây giờ Thầy nhận thêm cái số này của các con. Ở bên đây là của bên nữ nộp thêm đây phải không con? Thầy thấy, Thầy nhận chắc hai bên.
Tu sinh 1: Đúng rồi, cái đó của bên Ni.
Trưởng lão: Bên nữ đưa thêm đây phải không?
(35:47) Tu sinh 1: Kính thưa Trưởng lão con có ý kiến chuyện này, ví dụ như trong cái thời gian buổi sáng, buổi chiều, thời gian để mà làm những cái bài, cái đề tài, làm từ sáng cho đến trưa luôn hay là từ hết buổi chiều luôn? Hay là trong giờ tu Định Vô Lậu mới làm thôi?
Trưởng lão: À! Bây giờ Thầy nói như thế này này: Cái dòng tư tưởng của chúng ta tư duy để mà viết ra; thì coi như là một cái buổi sáng mà con vô, cái buổi sáng mà con đi kinh hành, trong cái thời mà đi kinh hành, đầu tiên con đi kinh hành chứ gì? Bắt đầu bây giờ tới cái giờ Định Vô Lậu, có thể con ngồi con viết bài tới chiều Thầy cũng không nói nữa! Đó là Định Vô Lậu con triển khai tri kiến, con ngồi con khai triển hoài. Bởi vì nó lợi ích cho mấy con, chứ không phải là cần mấy con phải tu tập mấy cái đó, bởi vì trên con đường tu tập này nó phải linh động và khéo léo thiện xảo. Khi thấy cái dòng tư tưởng của mình mà nó như vậy thì mấy con đừng cắt đứt nó.
Cho nên "À! Bây giờ hết giờ tu Định Vô Lậu; bây giờ tới giờ đi kinh hành ". Thì coi như mấy con cắt đứt cái dòng tư tưởng của mấy con thì không hay đâu. Cho nên cái dòng tư tưởng của nó ở Định Vô Lậu đang diễn biến để mình viết cái ý của mình đấy, nghĩ thấy như vậy, mình viết ra. Thì bắt đầu bây giờ, thay vì con tu Định Vô Lậu là 30 phút, nhưng mà cái sự diễn biến của nó tới một giờ hoặc hai giờ, các con cứ tiếp tục, tiếp tục cái thời gian của Định Vô Lậu của nó. Thì nó không có ảnh hưởng gì hết.
(37:06) Tu sinh 1: Con có ý kiến thứ hai nữa, kính thưa Trưởng lão, con có thể nhận xét về qua cái bài viết của con mà với những gì mà Trưởng lão mới vừa nói lại. Thì con có một cái nhận xét là hầu như tất cả mọi người đều làm lạc đề tài hết, cho nên hầu như lần lượt trong đó đều viết sai hết, chắc có lẽ con thấy là nên cho lại, để mọi người về làm lại.
Trưởng lão: Cũng được.
Tu sinh 1: Chứ trong đó là bây giờ sai hết rồi, chứ không có đúng.
Trưởng lão: Bây giờ thì coi như mấy con sẽ làm lại.
Tu sinh 1: Nên Trưởng lão có kiểm soát lại nó cũng tốn thời gian nữa.
Trưởng lão: Đúng rồi, phải hiểu được, nắm vững được để mình xoáy vào cái vấn đề của cái đề tài của mình quán cho nó cụ thể, nó rõ ràng từ cái nhập đề cho đến cái diễn đề, cho đến kết luận nó phải đầy đủ mấy con, cái điều đó mấy con. Bởi vì dù sao đi cái trình độ học thức mấy con ngoài đời về chương trình giáo dục đào tạo của viết bài luận văn đó, thì mấy con người nào cũng có nắm vững cái điều này hết rồi.
Thì do đó mấy con biết rồi, vậy mà giờ Thầy gợi ý thì mấy con biết đây là cái chương trình giáo dục đào tạo để mình khai triển cái tri kiến mình đúng cách chứ, đâu phải nói mông lung, nói đủ thứ. Nhiều khi mấy con đưa cái bài này, bây giờ bắt Thầy đọc mà nói chuyện trời đất ơi! Nói chuyện trên trời dưới đất cũng khen trong này quá trời! Thầy mất công Thầy đọc, lại mất thì giờ Thầy nữa, bây giờ mấy con làm lại.
Tu sinh 1: Bây giờ nếu mình lấy những cái bài này mà sắp lớp thì con nghĩ là sắp cũng không có đúng được.
Trưởng lão: Khó lắm, chứ đâu phải dễ!
Tu sinh 1: Không có đúng được!
Trưởng lão: Không! Con hiểu như vậy là Thầy thấy đúng. Bởi vì Thầy có đọc một số bài của mấy người nữ rồi mấy con. Thầy thấy nó nhiều bài trời đất ơi! Thầy nói đụng đâu mà coi như là cái áo mà chắp vá, bên đây miếng, bên kia miếng. Nào là cái chỗ này nhân duyên, nào cái chỗ kia là pháp vô thường, nào là có khúc nhân quả. Rồi nó chắp vá, nó tùm lum vậy rồi Thầy biết cái áo này không biết làm sao để mà sửa đây! Đều cũng có câu nói đúng chứ không phải không, nhưng mà nó ít lắm, bởi vì nó nhiều thứ quá!
Cho nên hầu hết là những cái bài này để bắt đầu Thầy hướng dẫn cho mấy con đi vào cái chỗ quán. Sự thật là hồi nào tới giờ nói Định Vô Lậu, ngồi quán xét chứ gì! Mà cứ để mấy con quán xét, Thầy nói: Đúng là mấy con thiệt, mông lung thiệt! Quán mông lung, quán đủ loại, nói nhân quả mà không có đi vào nhân quả mà nói cái chuyện trên trời dưới đất đủ thứ, đủ loại.
Cái đầu của mấy con bây giờ nó tập hợp đủ cách ở trong này này, nó huân đủ cái thứ hiểu biết, phải không? Nhân duyên có này, Thập Nhị Nhân Duyên có này, ngũ uẩn có này, rồi kiết sử có này, rồi nhân quả có này, cái chút chút chút chút rồi mấy con cứ coi như là một nắm xôi mà bỏ muối, bỏ đường, bỏ mè đủ thứ ở trong này hết! Nó thành ra là nó khó, khó cho Thầy để mà chấm. Nhưng mà Thầy cũng vẫn biết là những cái câu này nó chưa được, thì Thầy cũng ghi những cái mặt, bắt buộc mấy con phải làm bài mới thôi.
Cho nên con nói Thầy thấy đó là ý kiến con rất hay! Các con khi mà Thầy gợi ý rồi mấy con về làm lại. Chịu khó, học tập mà! Chứ ở đây mình đâu có lấy điểm, mấy con. Mình phải học tập để triển khai cái Tri Kiến của mình mà! Để cho nó làm đúng, nó làm đúng một cái hướng đúng. Còn nếu mà thật sự mình không biết làm thì mình phải đi vào cái lớp để phải được học tập, phải được hướng dẫn học tập cho được.
Con có gì không?
(40:05) Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Cho con hỏi, thí dụ giờ mình làm tri kiến về nhân quả thảo mộc, mình có viết qua con người không?
Trưởng lão: Chưa con! không được viết qua con người. Bởi vì chừng nào mà nói nhân quả của con người thì mình mới viết qua con người. Còn mình cấu kết vô vậy?! Mục đích của cái bài nhân quả thảo mộc là mình nói làm sao về nhân quả của thảo mộc cho nó cụ thể, chứng minh. Bởi vì nhân quả thảo mộc nó có hình ảnh cụ thể lắm rồi; mình chỉ nói nó thôi, rồi mình kết luận của nó là cái nhân quả đó.
Thầy có gợi ý mà mấy con! Để thấy được cái nhân quả. Một cái hạt nó lên một cây, một cây nó không có cho một trái đâu. Để mình xác định sau này mình mới dẫn dắt cái bài mà luận về nhân quả thảo mộc này, để dẫn dắt vào cái hành động thiện ác của chúng ta, cái nhân quả con người. Để biết rằng, con người chúng ta, một hành động của chúng ta không phải sanh ra làm một người, nó thành cái nghiệp, cho nên nghiệp đi tái sanh mà, cho nên nó không sanh một người mà nó sanh nhiều loài động vật, mà sanh nhiều người chứ không phải là một người - nó tương ưng.
Đó, thì do đó cái bài này làm để chúng ta sau này đưa cái bài này vô trong cái nhân quả của con người. Chúng ta xác định cái hành động của con người là nhân quả của con người; mà nhân quả con người thì nó cũng là nhân quả của thảo mộc, cho nên một cái hạt thì nó phải có một cái cây, cây nó ra nhiều trái, không phải một trái. Thì chúng ta xác định một hành động ác của chúng ta chưa hẳn đã là một, đó để cho chúng ta có cái chỗ mà chứng cứ để mà chúng ta nói nó sanh nhiều người đó, để nói nó cụ thể hơn, các con hiểu không?
(41:38) Tu sinh 3: Thưa thầy! Bài luận văn của con không có lạc đề, Thầy coi lại.
Trưởng lão: Rồi rồi, để Thầy coi lại!
Tu sinh 4: Con xin bạch Thầy! Ý kiến như thế này, thì tất cả mọi người đều phải làm bài mới, mà cái bài cũ vẫn cứ để.
Trưởng lão: Được rồi!
Tu sinh 4: Con nghĩ là Thầy phải chịu khó hơn chút, về Thầy xem sơ qua thôi chứ không cần phải sửa kỹ.
Trưởng lão: Rồi, được rồi!
Tu sinh 4: Để coi thử cái bài mới người ta làm như thế nào mà sau khi Thầy gợi ý người ta sẽ phát triển như thế nào, cái gợi ý của Thầy.
Trưởng lão: Cũng hay!
Tu sinh: Thì Thầy sẽ chấm nó chính xác hơn, bây giờ mang về rồi cái sửa lại, rồi cái nộp lại.
Trưởng lão: Coi như là bỏ.
Tu sinh 4: Dạ bỏ! Theo con nghĩ là Thầy cứ chịu khó một chút xíu, về xem sơ qua thôi, rồi cái bài thứ hai Thầy bắt đầu Thầy chấm. Thì theo con nghĩ, hai bài liên tiếp như vậy Thầy chấm có lẽ đạt tiêu chuẩn hơn.
Trưởng lão: Bắt Thầy phải đọc hai bài! Thì cũng được, bởi vì học, dạy học trò mình phải chịu cực khổ chứ sao.
Tu sinh 5: Kính thưa Trưởng lão! Nó có cái ý vầy, thí dụ bây giờ con viết, trong một cái bài con viết, nó có những cái sai cái đúng trong đó, bây giờ nếu mà cái bài Trưởng lão giữ đó, thì con không có nắm được những ý, bây giờ con muốn lấy về để con rà lại.
Trưởng lão: Cái đó được! Con xin cái bài của con về, còn mấy người kia thì người ta nhớ được rồi người ta làm thôi. À, cái bài của con, để Thầy coi cái bài của con.
Tu sinh 5: Trong đó nó có cái tập vở nữa, tập vở con viết ở tập đầu chứ không phải là con tách ra.
Trưởng lão: Vậy hả? Cái tập vở phải không con, ở ngoài có để tên không con?
Tu sinh 5: Không có để (43:04)… Con có cái ý kiến như vậy đó.
Trưởng lão: Được chứ con, không có sao! Để mình dựa vào cái bài đó mình biết.
Đây! Cái tập vở của con nè, phải không? Rồi Thầy trả lại con.
(34:16)… Thôi để đó đi.
Tu sinh 6: Thưa Thầy! Tập vở con ở ngoài không có để tên.
Trưởng lão: Rồi.
Tu sinh 6: Dạ! Ở ngoài không có để tên, ở trong có.
Trưởng lão: Trong bài có, Thầy mắc đi lục. Khi nào cái tập vở này là mấy con đề cái tên, Thầy thấy cái tên rồi, Thầy biết cái bài đó của mình, ở trong này nó có cái tên rồi con.
Tu sinh 1: Ý của con là con có một cái ý kiến như vậy đó, lúc bấy giờ chia sẻ lại thì con vẫn để thôi.
Tu sinh 7: Bạch Thầy! Thì con nghĩ rằng, riêng con thì con nghĩ rằng dù dở, dù hay gì thì đó là cái bài đầu tiên con viết, cho nên thôi cũng…
Trưởng lão: Đúng rồi, cái lớp học đầu tiên, cái bài đầu tiên là cái kỷ niệm, cái kỷ niệm viết sai viết đúng, cái kỷ niệm dở, giỏi.
(44:04) Tu sinh 8: Bạch Thầy! Tụi con cũng có ý kiến: Thầy nói về thảo mộc thì nếu mà luận về thảo mộc hay bàn luận về thảo mộc thì bây giờ cũng như Thầy phải nói: "Bây giờ không cho anh luận về nhân quả con người lọt vào trong đó được". Nếu nói về thảo mộc, cũng như cái cây này sanh vào cái khoảng đất nào, cây này sanh thấp, cao ; hay là hoa lá thấp, cao thì phải chuyên sâu về thảo mộc, chứ không được luận về vấn đề con người vô trong đó hả?
Trưởng lão: Cái này Thầy đã nói rõ, cái đề tài cho rất rõ, con! Thầy đề cái bài “Nhân quả thảo mộc” thế cho nên nó rõ ràng, nó cụ thể, cái đề tài rất rõ ràng. Còn thí dụ như Thầy (cho đề tài) “Nhân quả con người” thì mấy con sẽ viết về nhân quả con người, phải không? Mà Thầy cho cái đề tài là “Nhân quả vũ trụ” phải không? Thì mấy con sẽ viết về nhân quả vũ trụ. Mà Thầy cho cái đề tài “Nhân quả thời tiết” thì mấy con viết về nhân quả thời tiết. Đó, cái đề tài nó có cái chữ sau cùng nó để xác định được cái nhân quả đó, tại mấy con không lưu ý!
Nhân quả thảo mộc mà mấy con (làm) con người ở trong đó, trời đất ơi! Thầy nói nó lộn xộn, phải không mấy con? Hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên cái đề tài người ta cho rõ ràng, cụ thể lắm, người ta chỉ! Có một người viết như thế này, Thầy thấy bên nữ có người viết như thế này, họ chỉ nói hạt và cái trái thôi, họ chỉ có hai câu thôi, Thầy nói người này viết như vậy ngắn gọn đủ, để rồi kết luận để thấy rằng cái nhân quả của thảo mộc là như vậy. Không nói phải ươm trồng gì hết, tất cả không nói gì lòng vòng, nói hạt với trái thôi, đủ rồi, trái chua, trái đắng của nó được rồi, đó đủ rồi.
Để mà cái ý của chúng ta để sau này chúng ta nói về thiện với ác đó, đắng, chua, cay thì đó là ác; mà ngọt, mà ngon đó là thiện có vậy thôi. Nhưng mà ở đây mình nói đắng cay và ngọt bùi thôi, có vậy thôi, bởi vì cái quả này nó có cái mùi vị nó như vậy để thấy đó là cái thiện, ác. Nhưng mà bây giờ mình ở đây, mình không nói thiện, ác gì hết, còn mình nói thiện, ác thì nó lại là trật đi.
Còn cái hành động con người có thiện, có ác thì nó khác rồi, bởi vì nhân quả của con người. Còn cái này mình không có nói gì thiện ác hết mà nói cái trái này chua, trái này cay, trái này đắng người ta biết đó là ác pháp đó. Còn mấy con lại diễn tả nào là trồng, nào ươm, nào này kia đủ thứ, cái công lao của mình. Cái chuyện đó là phải trồng ươm nó mới lên chứ, không trồng ươm thì nó không lên.
Nhưng mà người ta muốn nói nhân quả là : nhân là cái hạt, quả là cái trái, rồi cái trái đó cay, đắng, ngọt, bùi như thế nào thì nói cho biết là cái trái đó nó như vậy; không thể trồng cái trái đó mà nó như cái trái chua nó sẽ thành ra trái ngọt. Nhưng có bàn tay khéo léo chúng ta lai ghép thì từ cái trái chua nó sẽ trở thành trái ngọt, phải không ? Các con thấy không ? Đó là có cái sự chuyển biến. Muốn cái đó là nó chuyển biến nhân quả mà, từ cái ác pháp mà chúng ta chuyển nó thành nó ngọt mà, phải không? Các con hiểu chỗ đó, tức là nhân quả nó có đủ ở trong đó chứ, các con hiểu không ?
Bây giờ Thầy chuyển cái ác pháp của Thầy, Thầy đã làm nó lỡ cái ác pháp rồi, bây giờ cũng như lỡ có cái trái chua rồi chứ gì, phải không? Bây giờ Thầy biết ăn chua quá rồi, bây giờ tìm cách để bỏ vôi hoặc là tìm cách lai ghép nó lại thành ra cái trái, ra trái cam này sẽ trở thành ngọt lại. Con hiểu chỗ đó không? Tức là mình chuyển cái nhân quả của cái nghiệp của mình nó trở thành tốt đẹp, các con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên nó có cái, bởi vì cây thảo mộc, nhân quả thảo mộc nó có những cái điều kiện cần thiết để chúng ta nói nhân quả, chứ đâu phải! Vì vậy mà mấy con nói về thảo mộc thì mấy con nói nó có sự chuyển biến, nhưng mà các con đừng có nói qua con người, qua chuyển nào thiện ác. Mấy con nói: "Bây giờ cái trái chanh này chua nè, bây giờ tôi muốn làm cho nó trái chanh ngọt nè! Cho nên vì vậy mà tôi phải lai ghép như thế nào để biến dần nó, cái gốc thì gốc chanh thiệt mà nó là cái trái cam ngọt! Tôi cho hai cái, tôi chiết lại tôi có được trái cam ngọt mà lại cái gốc chanh." Có phải không? Mấy con thấy người ta lai ghép, người ta làm được cái điều đó chứ!
(48:08) Cũng như có cái trái xoài chua, mà cái cây xoài chua như xoài cà lăm nó chua gần chết, nó chín nó cũng chua gần chết, nó không có ngọt. Nhưng bây giờ muốn cho cái trái xoài cà lăm này nó ngọt, tôi lấy cái gốc của xoài cà lăm, tôi lai ghép cái xoài khác - cái xoài gì đó! Bắt đầu bây giờ nó ra trái nó ngọt hơn cái trái xoài cà lăm rồi.
Đó là chuyển nhân quả đó mấy con, chuyển từ ác mà nó đến thiện đó, các con thấy chưa? Thì cái nhân quả của cây trái nó vẫn có điều đó chứ đâu sai được. Cho nên mình xoáy nội bao nhiêu đó cũng là nói nhiều lắm chứ đâu có ít được. Mà (nó) đúng, nó không lạc đề.
Còn mấy con nói ở trong này thì mấy con nói về nhân quả thì mấy con nói ươm trồng này kia. Cho nên là cái vấn đề đó khi mà con nói thì nó đúng chứ không phải không, nó phải có công lao của con người trong đó chứ không phải không có có công lao, nhưng mà cái đó là chuyện phụ ở trong cái đề tài này thôi, cái phụ trong đề tài. Cũng như mình nói về vấn đề mà lai ghép của nó để mà chuyển biến từ cái đắng cay của nó trở thành ngọt, ngon thì đó là cái chuyển biến, chuyển biến nhân quả - từ cái giống đắng mà nó trở thành ngọt - thì đó là cái sự chuyển biến của nhân quả; rồi xoáy vào cái đó thì đúng.
(49:17) Thứ nhất là, khi mà nhân quả thì mấy con muốn vào đề thì mấy con phải giới thiệu để mà giải nghĩa cái chữ nhân quả, có nhiều người, người ta không hiểu chữ nhân quả đâu. Mấy con làm như họ ai cũng hiểu chữ nhân quả hết, cho nên vô đó các con cứ triển khai nói về nhân quả không, mà không biết là nhân quả là cái thứ gì.
Cho nên ít ra thì mình cũng phải giải nghĩa cái từ đó, bởi vì cái từ đó là từ Hán Việt, từ đó là từ chữ Hán mà nó đã Việt hoá, cho nên chúng ta là những người Phật học nó đã được Việt hoá, cho nên chúng ta nghe nói nhân quả chúng ta hiểu. Còn những người mà thí dụ như những người khác người ta không học kinh sách, nghe nói nhân quả người ta cũng chưa biết, người ta không biết.
Phải hiểu rằng phải giải thích chữ nhân, nhân là cái hạt mà quả là cái trái có vậy thôi, thay vì tiếng Việt của mình là hạt với trái, cái hột với cái trái, thay vì thì cái danh từ mà nhân quả thì nghe nó, mình người có trí thức chút, chứ nói hột trái nghe nó người bình dân quá, phải không? Mấy con thấy không? Nhưng mà sự thật nó là tiếng Việt của chúng ta đó, là hột trái, nó cụ thể để chúng ta lần lượt từ cái nhân quả của thảo mộc mà chúng ta lần lượt biến dần tới những cái hành động thiện ác của chúng ta, tức là nhân quả thiện ác của con người.
Rồi chúng ta sẽ diễn biến đến những cái quy luật của vũ trụ, cái thiện ác của vũ trụ. Đó, chúng ta mới tìm ra, truy ra ở trong vũ trụ này nó đang quay cuồng ở trong quy luật của nhân quả mà, thì cái quy luật của nhân quả thì nó lấy cái hành của nó làm chuẩn. Cho nên trái đất mà chúng ta đang ở, nó luôn luôn nó hành chứ đâu phải nó đứng yên, nó đứng yên là nó đổ nhào xuống không gian rồi chứ nó đâu có còn đây.
Cho nên mọi cái - hành tinh của chúng ta nó đang hoạt động - vừa rồi Thầy nói mấy con, nó là cái hành tinh chết nhưng mà nó đang hoạt động, thì một ngày nào đó, một triệu năm, một vạn năm sau, hàng tỷ tỷ năm sau thì cái hành tinh đó sẽ là hành tinh sống. Bởi vì nó đang hoạt động thì nó có cái sự tạo duyên hợp, còn chúng ta ngồi im lìm nó không hoạt động nữa, tức là bất động thì nó không có tạo duyên hợp nữa.
Cho nên khi mà nó hoạt động là nó đang tạo duyên hợp, từ cái duyên này nó tạo thêm những cái duyên khác thì nó hợp nhau nó sanh khởi, sanh khởi cho đến khi nó thành cái môi trường sống. Cho nên trong vũ trụ chúng ta đang bị cái quy luật đó chi phối, cho nên nó sanh diệt, sanh diệt, sanh diệt, nó do cái hành.
Cho nên các con thấy 12 Nhân Duyên đức Phật xác định rõ ràng: “Vô Minh sinh Hành”, cái sự hoạt động đó là sự hoạt động trong cái sự không rõ ràng, tức là không biết gọi là Vô Minh, mà Vô Minh sinh Hành. Cho nên vì vậy mà nói về cái con người, thì do Vô Minh chúng ta mới chạy theo cái ham muốn, cái ác pháp mà chúng ta đau khổ có phải không? Nói về Vô Minh.
(51:51) Còn cái là vũ trụ thì chúng ta thấy cái sự hoạt động của hành tinh của chúng ta đang đi trên cái quỹ đạo như thế này thì chúng ta phải hiểu nó đang hành, mà nó hành trong cái sự vô minh của nó. Cũng như một cơn bão gió, nó đâu có nghĩ rằng nó bão là nó sẽ đổ cây, đổ nhà cửa người ta chết, nó đâu có nghĩ đâu, cho nên nó Vô Minh lắm nó không hiểu đâu, nhưng mà bão là bão, cho nên chết bao nhiêu kệ, nó chẳng cần biết, cho nên nó là Vô Minh.
Còn chúng ta bây giờ chúng ta là con người, mà đã hiểu biết thì chúng ta làm một hành động đó, có nhiều sự đau khổ chúng ta không làm. Còn cái cơn bão nó đâu có nghĩ, nếu nó có nghĩ đau khổ thì nó là Minh, còn nó đâu có nghĩ đâu cho nên vì vậy nó cứ thổi, nhà cửa bay hết nó cứ thổi, chừng nó hết thôi nó không, chừng nó hết bão thì thôi chứ không ai dừng nó, không ai bảo nó dừng được.
Bây giờ, thí dụ như bây giờ nó cái cơn bão nó đi thẳng ngay đường vậy, nhưng mà tới đó nó muốn tẹt đi chỗ đó là do cái nhân quả của cái số người ở đó nó không bị bão nó đi tẹt chỗ khác. Các con thấy đó là cái quy luật của nhân quả mà đâu có ai cản nó được, nó đi thẳng tại sao nó không đi thẳng, mà nó lại đi lệch cái tỉnh khác, mà tỉnh này chỗ đó người ta không bị. Phải không? Các con thấy đài thiên văn nó thấy những cái trận bão, rõ ràng nó đi thẳng nó vô đó, nhưng mà cuối cùng lại cái tỉnh đó lại không bị mà nó đi qua ngõ khác, nó tới đó nó tại sao nó lại đi ngõ khác, tức là cái nhân quả của cái vùng đó người ta không bị cái đó. Cho nên tại sao chỗ đó lại bị, tại vì huân những cái điều ác đúng cái nghiệp của nó thì nó phải hoạt động như vậy, nó vô tình lắm, nó không có Minh đâu.
Đó cho nên vì vậy mà từ cái chỗ suy luận nhân quả chúng ta mới thấy được chúng ta, mọi vật ở trên vũ trụ này đang bị cái quy luật của nhân quả điều khiển, với điều khiển mà rất là công bằng. Nó vô minh là qua cái hành động vô minh nhưng mà rất công bằng. Hành động chúng ta làm cái điều kiện gì thì chúng ta không chạy khỏi nó đâu, không trốn đâu khỏi cái quy luật của nhân quả. Nó công lý và công bằng lắm, nghĩa là không có lo lót nó được đâu.
Bây giờ mình cầu ông Phật xuống, bảo ông Phật ngăn chặn nó, ngăn chặn không được, ông Phật cũng không có ngăn chặn nhân quả được. Chỉ ông Phật ngăn chặn được nhân quả của ông Phật thôi, chứ ông Phật không có ngăn chặn nhân quả của người khác được.
Nếu mà ngăn chặn nhân quả của người khác thì thế gian này ăn trộm đầy hết, phải không? Thiệt mà, Thầy nói thật sự mà nếu mà ngăn chặn, tôi bị ở tù nè, mà tôi do ăn trộm ăn cắp, thôi ở nhà ráng vô chùa cúng Phật, Phật phù hộ mình chứ, người ta thả mình ra chứ gì. Thì đó là ngăn chặn cái nhân quả chứ gì, thì như vậy là ông Phật ngăn chặn được kiểu đó là thế gian mình chắc chắn là không có ai ngồi yên được hết. Có ông Thần, ông Thánh nào mà phù hộ kiểu đó chắc thiên hạ ở trong cái thế gian này chắc chết hết.
Cho nên hoàn toàn chúng ta phải tuân theo cái quy luật đó, nghĩa là anh làm ác, anh làm ăn trộm ăn cắp thì Nhà nước bắt bỏ tù anh, công an đánh đập anh, hỏi mấy thằng ăn trộm ăn cắp với anh thôi, thì anh chịu đòn, chịu vạ là tại vì anh ăn trộm ăn cắp thì anh phải chịu, không có ông Phật nào, bà Quan Âm nào cứu khổ anh cái chuyện này được hết. Đó, cách công bằng của nó là như vậy, tại cái hành động anh làm điều đó anh phải nhận lấy cái hậu quả đó chứ sao.
(54:49) Thôi bây giờ thì mấy con sẽ nghỉ và đồng thời mấy con sẽ làm lại, người nào muốn nhận bài lại Thầy giao lại, còn nếu không Thầy cũng về Thầy đọc rồi Thầy cũng ghi, ghi vài chữ ở trên đó để thấy được cái sự quán xét của mấy con. Từ cái bài đầu thì đó là cái bài mà mấy con chưa có nắm vững trên cái cách thức mà tu Định Vô Lậu, tại vì mình chưa biết cách mà quán, mình quán nhiều điều chứ chưa phải là quán.
Cái bài này tượng trưng cho mấy con biết rằng cái sự tư duy quán xét mà gọi là chánh suy nghĩ ở trong đầu óc của mấy con để mấy con hiểu được cái nhân quả thì rõ ràng là mấy con chưa biết cách quán thôi. Chứ không có gì! Chứ biết cách, Thầy nói rồi mấy con quán thì mấy con sẽ trúng đề tài không có trật, có phải không mấy con? Học thì phải hành chứ, học thì phải hiểu, mà không hiểu thì mình phải là trật chứ sao, thì cái đó đâu có phải gì xấu hổ mấy con!
Cho nên cái vấn đề tu tập, là cái vấn đề học tập đâu nó ra đó, cho nên sai thì mình sửa. Chỉ có cái Thầy cực khổ với mấy con thôi, chứ còn riêng mấy con thì phải nỗ lực để thực hiện cái sự hiểu biết của mình để giúp cho mình thoát khổ, đó là cái lợi ích.
Thôi! Rồi mấy con. Còn thưa Thầy gì nữa không? Rồi mấy con về.
Tu sinh 9: Dạ thưa Thầy! Ai thiếu sách xin Thầy đưa cho, với vở.
Trưởng lão: Rồi, ai không có tập vở thì lên đây Thầy sẽ cho mấy con.
Tu sinh 10: Thầy cho con hai cây viết: Cây viết xanh, viết đỏ, Thầy!
Trưởng lão: Rồi, để Thầy sẽ cho, Thầy hồi nãy tính đem viết mà Thầy quên.
Tu sinh 11: Cho con xin một cuốn.
Trưởng lão: Rồi, con rồi, Thầy cho con tập. Con đem xuống dưới coi mấy người đó con, ai không có con phát giùm Thầy luôn. Người nào có rồi thôi, người nào không có thì nhận để mà về làm bài mấy con.
Có gì không con? Con thưa gì Thầy không?
Rồi mấy con về, về tập tu rồi sẽ làm lại. Tức là cái giờ mà tu Định Vô Lậu thì mấy con làm và đồng thời cái khi mà đang quán xét vô lậu như hồi nãy sư Pháp Ngộ nói, sư Duyên nói. Thì các con nên nhớ liên tục trong cái thời gian mà làm Định Vô Lậu, các con liên tục, các con đừng có gián đoạn, rồi chừng nào mà làm thấy cái dòng tư tưởng của mình hết rồi thì mình xả nghỉ mình đi, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác để cho mình thư giãn, đi thư giãn Tỉnh Thức. Rồi bây giờ mấy con còn thưa Thầy gì nữa không ? Rồi mấy con về.
Có viết hả con? Rồi con đưa đây, con đem lại đây Thầy gởi.
Coi như cái thời gian mà gặp lại Thầy đó - ngày mai là bên nữ gặp Thầy - ngày mốt mấy con sẽ gặp Thầy để mà nộp.
Tu sinh 12: Con hỏi chỗ đây ạ! Ví dụ như sau khi mà Trưởng lão xét hết những cái bài này, rồi phát lại mới làm hay sao? Hay bây giờ về tiếp tục con làm?
Trưởng lão: Bây giờ mấy con tiếp tục làm, rồi ngày mốt mấy con đến gặp Thầy để phân lớp. Phân lớp rồi, sau đó phân lớp xong rồi Thầy cho ngày. Tiếp theo cái ngày nào trong một tuần lễ học.
Tu sinh 12: Tiếp tục làm nhưng mà bây giờ vở đang giữ đây rồi.
Trưởng lão: Thầy cho tập vở khác, khỏi lo.
Tu sinh 12: Vậy là mình có thể giữ thêm một tập vở khác nữa?
Trưởng lão: Được con, đâu có gì đâu! Bởi vì đây là cái lớp học mà con. Thầy sẽ cho tập vở khác.
Tu sinh 12: Con, dưới đó con có một tập rồi.
Trưởng lão: Rồi hả con, con có rồi!
Tu sinh 13: Con nghĩ là cái bài hôm nay, Thầy phê trong đó rồi, về lấy đó mà viết lại.
Trưởng lão: Được rồi!
Tu sinh 13: Rồi ngày mốt bắt đầu Thầy phát lại, mới viết lại nữa. Rồi chầm chậm chút xíu để sau đó Thầy phê trong đó, lấy cái ý đó để làm lại thì nó chuẩn hơn.
Trưởng lão: Nó chuẩn hơn, rồi, được rồi! Gọi là Thầy gợi ý, gợi ý cái chỗ đó sai chỗ đó thôi.
Tu sinh 13: Ngày mốt rồi bắt đầu mới bắt đầu làm.
Trưởng lão: Sau này khi chọn giờ giấc rồi thì mấy con nên nỗ lực thực hiện đúng giờ giấc cho Thầy. Tu tập nó phải thực tế, mới đi vào thực tế cụ thể được.
Tu sinh 13: Rồi đến đó Thầy giúp giùm con!
Tu sinh 14: Có nghĩa là từ cái ống của cái nó nối.
Trưởng lão: Nghĩa là nó nối chỗ thầy Chân Thành đó.
Tu sinh 14: Từ cái bờ kênh của thầy Chân Thành đến cái ống của thầy Chân Thành.
Trưởng lão: Nghĩa là bây giờ đây nè, chỗ này nó chạy vô cái phòng tắm của thầy Chân Thành thấy không ? Thì cái chỗ đó nó sẽ nối cái ống nó đi ra đây, nó qua bên con thì cái chỗ này nó bị kẹt cái chỗ con, mà chỗ thầy Chân Thành nó không kẹt, hiểu không?
(58:45) Tu sinh 15: Mô Phật, bạch Thầy! Cái trong đầu con, giờ cũng như là… cũng như ngón tay chỉ một (58:54)… như một dòng nước chảy vậy đó, nó đang mát lạnh lạnh hoài. Đó là sao?
Trưởng lão: Cái đó là một cái trạng thái, thần kinh nó bắt đầu nó có bị - khi mà con ức chế con tu tập nó hơi nhiều chút đó - thì nó có cái sự thay đổi trên cái trạng thần kinh của con đó, cảm nhận nó như vậy. Đó thì nó là một cái sự thay đổi. Cho nên vì vậy mà lưu ý về cái phần này, để không nó rối loạn thần kinh đó con, chứ không phải không đâu!
Để xem coi! Thí dụ như chẳng hạn mình lui bớt lại đừng cho có hiện tượng gì nó xảy ra thì mới được. Còn có những hiện tượng gì xảy ra thì mình báo cáo cho Thầy. Đồng thời con ghi lại cho cụ thể để Thầy biết, để mà ngăn chặn hoặc là cho tiến triển tu tập tiếp.
Tu sinh 15: Khi con tu thức liên tục khoảng dài nhưng mà tới sáng thì con thấy nó hơi oải, con nằm. Nhưng mà con lúc nằm xuống thì nó, ác pháp đến đó, thì con sợ con không nằm được. Khi con thức trắng đêm thì nó không có sao hết trơn. Mà lúc tới bữa 5 giờ con mới nằm, nằm một xíu thì nó đến thì con không nằm, thì con phải thức suốt trắng đêm.
Trưởng lão: Không phải! Con phải từ từ thôi, chứ thức suốt như vậy, nó cũng ảnh hưởng thần kinh con đó, nó có hơi căng lên. Cho nên vì vậy mình lần lượt mình cho nó thích nghi; nó thích nghi rồi mình tăng dần lên thì nó không có trải qua cái trạng thái đó, nó rất bình thường. Bởi vì đạo Phật xác định được cái sự bình thường của nó - Bất Động Tâm.
Còn cái nhiếp tâm là để cho mình an trú thôi, trong cái khoảng thời gian an trú để đẩy lui bệnh, thì nó có cái thời gian ngắn thôi chứ không có dài quá. Thế cho nên Thầy cho nó là 30 phút thôi. Còn mình đẩy lui những cái hôn trầm thùy miên để mình phá nó đó, thì thấy cái sức tỉnh của mình thì có thể nó kéo dài trong thời gian 12 tiếng đồng hồ, thì Nhất Dạ Hiền thôi chứ đâu có gì nhiều đâu, mục đích vậy. Nhưng mà bây giờ con thức suốt đêm mà nó thấy nó không vậy mà nó hơi căng đầu thì lui lại chút.
Tu sinh 15: Căng quá, căng quá! Trong đầu con cũng có một cái luồng hoài, cái luồng chảy như nước chảy vậy đó. Mà lúc sáng thì con phải thức hoài luôn, chứ nếu con nằm thì nó thấy, như lúc trưa con nằm thì không thấy mà lúc mà cỡ năm giờ hoặc bốn giờ con nằm xíu, nằm xuống cỡ bốn phút thì nó thấy, nó thấy kiểu như áp thấp lắm; kiểu như mộng này kia đó, nên con phải thức ráng nên con sợ. Cái đó con lên bạch Thầy, nên lui tu lại, có nên ngủ hay là?
(01:01:26) Trưởng lão: Coi như là con, theo Thầy thấy bây giờ con cứ phân cái giờ giấc của con như thế nào rồi trong những cái trạng thái mà thức nó như thế nào, con ghi cho Thầy. Rồi đặng mà Thầy xác định cho cái giờ giấc con tu tập mới được. Đó bây giờ con ghi, thí dụ như thức dậy thì con như thế nào, thế nào thì con ghi cho Thầy; rồi cái trạng thái nó hiện ra như thế nào, rồi nó bị mộng như thế nào trong những ác mộng đó, khi mà con nằm xuống đó, thì nó rớt trong mộng mà con thấy như thế nào thì con ghi lại. Để mà Thầy định cho các con có cái thời gian, thí dụ bây giờ con thấy thời gian con tu 12 tiếng đồng hồ con thức, con thức vậy con không có ngủ, mà con ngủ thì nó bị gì đó; rồi con nói cho Thầy biết hết - do đó là con cố gắng con thức thôi - thì con ghi hết thì Thầy sẽ xác định cho con cái thời gian tu cho nó đúng với lại con. Để không con ức chế nó nhiều quá đi, nó loạn thần kinh.
Tu sinh 16: Kính thưa Trưởng lão là con, cái (01:02:18)… với lại cái bệnh tưởng đó, nó cứ quần tới quần lui luôn, con không có thắng hàng ngày, (1:02:28)… nó không có tu trong đó, thì con đã cố gắng lắm chứ không phải không nhưng mà rồi… cái đó một phần hết sức nhiếp tâm, hết sức nhiếp tâm mình. (01:02:42)…
Trưởng lão: Nhiếp tâm không vô.
Tu sinh 16: Nhiếp tâm yếu quá, nhiếp tâm con đi kinh hành thì con thấy nhiếp tâm con biết từng niệm nó vô con biết hết trơn, chứ không phải không, nhưng mà mình an trú nó chưa có được.
Trưởng lão: Tức là nhiếp được mà an trú không được! Bây giờ Thầy nói đi từng phút, mình nhiếp được rồi mới bắt đầu mình nhiếp mình an trú cho được một phút, xong mới tăng dần lên. Còn nếu mà mình dài quá nó hàng năm, mười phút đó mà đã mình nhiếp được nhưng mà mình an trú tới năm, mười phút là an trú không nổi. Bởi vì nó một phút mà nó còn có một niệm khởi - mà an trú thì nó không niệm - mà bây giờ năm, mười phút thì nó dễ niệm quá rồi. Cho nên phải nhiếp từng phút rồi an trú từng phút nó mới đạt được.
Tu sinh 16: Nhiếp từng phút như vậy ạ?
Trưởng lão: Cứ bây giờ con thấy như thế nào? Bây giờ mình có thể mình tu được, nhất định tu cho tới cùng! Mà thấy mình có những cái tư tưởng gì đó, thì thôi Thầy khuyên về mình sống đạo đức. Cũng như là Thầy cho chú Lĩnh vậy đó.
Tu sinh 16: Tức là con bị cái tưởng không, chứ không gì hết trơn, nó bị cái tưởng.
Trưởng lão: Thì chú Tưởng cũng bị tưởng, con! Chú Tưởng cũng bị tưởng. Cho nên Thầy cho chú Tưởng về. chú Tưởng ở đây, chú tưởng (tượng) mẹ chú khổ quá, chú đi về. Bởi vì chú tưởng (tượng) chứ sự thật là bà, thì bà không có khổ, bà cũng muốn chú đi tu thì cứ tu đi! Nhưng mà chú tưởng rằng: Có hai mẹ con đi qua Mỹ mà bây giờ chú về ở đây thì một mình bà buồn khổ. Nhưng mà sự thật thì bà cũng biết đi tu, bà cũng không đến nỗi khổ như vậy. Nhưng mà chú nghĩ chú phải được ở gần bên mẹ; chứ cứ bỏ như thế này thì khổ quá, tội nghiệp bà !
Tu sinh 16: Chú Tưởng chính là chú Kim Quang?
Trưởng lão: Kim Quang đó, tội lắm đó!
Tu sinh 16: Cũng bị tưởng hả?
Trưởng lão: Bị tưởng, trời! Tu tưởng ghê lắm con! Bị tưởng mà Thầy, nhờ Thầy…
Tu sinh 16: Có tưởng như con không, Trưởng lão?
(01:04:31) Trưởng lão: Nó - Tưởng hành! Tức là ngồi cái nó rung, ngồi mà im lặng nhiếp tâm cái bắt đầu nó giật, nó rung, rung hai cái hàm răng đưa qua đưa lại nữa. Đầu tiên hai cái đầu gối nó quạt lên, quạt xuống; rồi nó rung mình; rồi nó lắc, lúc lắc - nó là cái tưởng hành rồi.
Rồi cố gắng xả hết cái đó rồi, bây giờ nó còn có hai hàm răng nó cắn, nó đưa qua đưa lại, tự động nó đưa qua đưa lại, mà kìm giữ không được. Sau đó Thầy xả, Thầy bắt buộc xả riết bây giờ nó hết rồi, hết rồi nhưng mà cái điều kiện là bây giờ nó đánh về cái mặt tưởng là tưởng như mẹ mình buồn khổ.
Tu sinh 16: Bây giờ con cứ sợ cái giấc ngủ này lắm, có thể là con, cái thời khoá con xin tới 11 giờ đêm, để giảm bớt cái thời gian đó, chứ con là con sợ nhất là cái giấc ngủ, trong cái giấc ngủ thì nó đánh, đỡ không được.
Trưởng lão: Bởi vì nó mê, nó mê mình đỡ không được, còn mình còn tỉnh. Thì thôi! Bây giờ thì con cứ sắp xếp thời gian thế nào để cho hợp, con đưa cho Thầy.
HẾT BĂNG