00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 109B - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - THÂN HÀNH NIỆM - QUÁN THÂN - VẤN ĐẠO KHẤT THỰC - CÁCH THỨC TU TẬP NƯƠNG VÀO HƠI THỞ

CK 109B - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - THÂN HÀNH NIỆM - QUÁN THÂN - VẤN ĐẠO KHẤT THỰC - CÁCH THỨC TU TẬP NƯƠNG VÀO HƠI THỞ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 28/02/2006

Thời lượng: [36:43]

1. TU BỐN OAI NGHI TRÊN TỨ NIỆM XỨ - TU VỪA SỨC - THÂN HÀNH NIỆM

(00:00) Trưởng lão: À mấy con muốn gặp Thầy sau khi mọi người về hết rồi gặp Thầy, được rồi để hỏi thì được ở đây Thầy chờ đợi thầy trả lời cho những cái thắc mắc riêng tư. À còn những người nào mà có những cái điều kiện tu tâm bất động ở trong cái số người này, hiện giờ có một số người tu không có niệm nữa và cũng không có hôn trầm nữa tâm quay vào nhưng có những trạng thái kỳ lạ thì hãy ở lại đây gặp Thầy để thầy giải quyết cho vấn đề này, để đi tới thôi, có vậy thôi. Có ai có trạng thái gì mà khi nhiếp tâm không niệm, không hôn trầm thùy miên mà có những trạng thái lạ thì nên ở lại đây để gặp Thầy, Thầy sẻ giải quyết cho những cái điều kiện đó để giúp cho vượt qua. Được hoặc là không được thì xả bằng cách thầy hướng dẫn cách thức. Rồi nhớ chưa? Rồi bây giờ không có gì hết thì chúng ta chuẩn bị đi về. Bây giờ Thầy đứng lên Thầy chào mấy con về. À con cứ cho Thầy mượn cứ đem lại đây để đây trên bàn này Thầy, Thầy sẽ lấy, mấy con về, Thầy ở đây Thầy chờ chút. Vậy về thất độc cư trọn vẹn.

Tu sinh: Con bạch Thầy, (01:18) …​ được không vậy Thầy?

Trưởng lão: Được!

Tu sinh: Thưa Thầy là khi con tu có đêm hôn trầm đó Thầy, con đi kinh hành. Con đi Tứ Niệm Xứ nhưng mà Thầy chưa dạy chúng con đi. Nhưng mà con đi thì con cảm nhận…​ Con bạch Thầy có đúng không? Thầy chưa dạy con đi…​ Chân vẫn bước đi. Nhưng đồng thời con thấy thân, hơi thở của con nó cứ đều đều, nó lên xuống đều đều…​ Cái bước chân của con…​ cái bước chân đó, con cảm thấy như hai cái hợp, ba cái hợp nhau, rất là thoải mái. Con thấy rất tỉnh và nó không bị…​.

Trưởng lão: Thì đúng rồi, được rồi nó cảm giác toàn thân mấy con, bây giờ hợp lại hơi thở bước đi, rồi cái hơi thở, cho nên sự rung động của thân nó toàn diện. À, được rồi không có sao. Nó là quán thân mà.

(02:31) Tu sinh: Con xin bạch Thầy, con ở phía xa Thầy, rồi con đi lấy cơm.

Trưởng lão: Con sẽ đi đường này lấy cơm…​. nhà cửa con…​

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con trình Thầy, Thầy giúp con. Con bệnh từ đêm hôm qua, bảy giờ tối như vậy là con tu bốn tiếng…​ Bốn tiếng…​ không có một niệm nào…​ con thấy tăng cái thì con cứ tu 10 phút rồi con 11 phút rồi con lại tu 10 phút, con 11 phút, con cứ kéo lên tận 4 tiếng luôn đó. Nhưng mà sao nó tự tu đó thì con lại hôn trầm, nó gục.

Trưởng lão: Ừ, bị ức chế nhiều đó con, ức chế nó bị hôn trầm đó. Chứ còn nó nhiếp mà tâm trên quán thân, nó tỉnh lắm, cái sức tỉnh nó tự nhiên, chứ còn mình dụng công nhiều quá nên nó bị hôn trầm, cho nên vì vậy đó mà bây giờ đó phải tập đi kinh hành nhiều, đi kinh hành để cho nó tập tỉnh thức để cho nó có sức tỉnh hơn rồi mình mới tu tập, mặc dù mình tu ít nhưng mà…​ không được…​

Tu sinh: …​ Con cứ ngồi, con làm 4 tiếng luôn. Không có một niệm nào.

Trưởng lão: Nó không có niệm là…​

Tu sinh: Con thấy thân của con, con thấy…​

Trưởng lão: Thấy toàn thân con, cảm giác toàn thân con hết. Tức là quán thân con. Nó không có niệm nào vô hết. Mà nó còn bị hôn trầm.

Tu sinh: Hôn trầm mà sang thời khuya á. Thì con dậy, không phải cái thời đó…​con…​

Trưởng lão: Không có sao hết. À được rồi, bây giờ còn chút hôn trầm nữa thì theo Thầy thấy con nên tập tu cái tập cái Pháp Thân Hành Niệm. Để cho nó phá cho sạch thì có đương nhiên là mình vào cái Tứ Niệm Xứ mình tu tập để mình nhiếp, mình quán thân thì nó dễ. Con chỉ còn chút xíu để gỡ cái hôn trầm đó ra nữa thôi.

Tu sinh: Thầy, là con đã giảm ạ.

Trưởng lão: Nó bị hôn trầm thì coi như là tu trong bốn oai nghi của Tứ Niệm Xứ đó. À, Tứ Niệm Xứ con tu trong 4 oai nghi con đi đứng. Khi nào biết cái thời nào mà nó buồn ngủ đó. Thì mình sẽ đi mình cũng quan sát ở trên của mình, quán thân. Hoặc là mình đi thì nó cũng tốt, không có gì đâu con.

Tu sinh: Thế là con không thấy nó ngủ, con không thấy buồn ngủ, cứ tỉnh nên con cứ ngồi luôn hay là sao?

(04:55) Trưởng lão: Cho nên phải thay đổi con. Thay đổi chứ không ngồi luôn được, coi chừng nó, cái thân của con, nó chịu không được, nó mỏi mệt. Cho nên mình thay đổi đi, rồi đứng, rồi nằm.

Có bốn oai nghi ở trong Tứ Niệm Xứ. Quán thân trên thân trong bốn oai nghi chứ không phải một oai nghi đâu. Cho nên bây giờ thì con mới tập nó vậy thôi, ít lại đi rồi từ từ để cho nó hết. Chứ không khéo bị hôn trầm thì nó không có tốt rồi, tới chừng đó mà tập trong những oai nghi khác. Như bây giờ ngồi, rồi thay đổi như đi. Như Thầy Chơn Thành đó, Thầy tu trong 4 oai nghi, Thầy đi suốt đêm. Nghĩa là coi như là ngồi, rồi đi, rồi nằm suốt đêm. Không có một niệm gì hết, hoàn toàn rất là tốt. Cho nên vậy mà nhiếp phục được tâm mình ở trong Tứ Niệm Xứ rồi.

Và đồng thời nếu mà cứ cái trạng thái này mà kéo dài mãi thì nó sẽ chứng được Tứ Niệm Xứ, tức là sung mãn Tứ Niệm Xứ, nó có Tứ Thần Túc. Không có xa đâu. Đối với Thầy Chơn Thành đi vào cái lớp này thì Thầy thấy qua cái trình bày và qua cái quán thân rồi, cảm nhận được cái thân mình mà trọn vẹn như vậy thì không có cái niệm nó tán, nó đánh vô được. Thì nó sẽ thành tựu được, chứ không có gì hết. Con bây giờ nó cũng không niệm. Phải không?

Tu sinh: Dạ, không có.

Trưởng lão: Không niệm thì nó đã xả ly rồi.

Tu sinh: Thì con biết hơi vô hơi ra.

Trưởng lão: Nhưng mà còn phá cái niệm si nữa. Cái niệm si là cái trạng thái buồn ngủ, nó còn có hồi dài nữa. Thì bắt đầu nó, con sử dụng cái đi nữa thì coi như là cộng cái vừa cái ngồi thì cộng thêm cái đi. Mỗi lần đó Thầy Chơn Thành Thầy ngồi một giờ hoặc hai giờ, hôm nay Thầy chỉ 30 phút Thầy đứng dậy Thầy đi. Thầy đi khoảng 30 phút Thầy ngồi lại hay là Thầy nằm. Rồi Thầy thay đổi 4 oai nghi. Thầy nói đi suốt đêm. Tu cái kiểu này đi suốt đêm nghe nó thoải mái quá. Nó không bị mỏi mệt hay cái gì hết. Còn ngồi thì nó cũng bị mỏi mệt, mà mình đi thì cũng bị mỏi mệt, cho nên nó thay đổi cái oai nghi của mình, mình thấy lúc nào cũng cảm nhận được toàn thân của mình hết, nó thoải mái.

Tu sinh: Hôm nay cần thay đổi luôn Thầy.

Trưởng lão: Con phải thay đổi bốn cái oai nghi con. Thì con sẽ thoải mái. Rồi con.

(06:53) Tu sinh: Dạ con hỏi Thầy! con thưa Thầy, con hỏi Thầy…​ Con thấy trên cái mức độ mà cái đầu con hơi nặng nặng, cái hơi thở nặng nặng rồi ạ. Khi mà niệm thì, khi mà quán chặt vào.

Trưởng lão: Nó hết tu, cái này nó đầy lên.

Tu sinh: Khi mà quán thân kĩ thì nó không có niệm nhưng mà con thấy hơi thở nó nặng, như vậy thì sao

Trưởng lão: Nó nặng là tại con ức chế con. Nó nặng cái đầu con phải không?

Tu sinh: Nó nặng đến hơi thở, con cảm thấy nó nặng.

Trưởng lão: Nó nặng là tại vì con sử dụng hơi thở quá nhiều. Tức là con trụ trong hơi thở đó. Con cảm giác cái thân con, con cảm nhận toàn thân con, con phải quán thân con.

Nhưng mà nương hơi thở, cho nên người ta trụ hơi thở. Chứ mình trụ hơi thở thì nó sẽ nặng con, nó sai. Thì do đó con không có nên trụ hơi thở mà con cảm giác cái rung động của cái thân nhiều hơn. Nhưng mà con phải tu ít trở lại, con bị nương hơi thở đó là có cái phần nương hơi thở mà cái hơi thở con, nó thành ra con tu ít trở lại đừng tư duy như vậy. Bởi vì cái hơi thở con nó có rối loạn rồi. Chứ nếu bình thường thì nó không đến nỗi mình bị…​ Cho nên nó có những trạng thái.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy, tu Tứ Niệm Xứ là mình phải tu liên tục có được nghỉ không Thầy?

Trưởng lão: Tu Tứ Niệm Xứ tu liên tục con. Nhưng mà có điều kiện là cái tình trạng của con. Thì con tu Tứ Niệm Xứ liên tục không nổi đâu. Tại sao, tại vì nương vào cái thở để mình cảm nhận thân. Thì bắt đầu bây giờ, trường hợp đó thì thay đổi bằng cái cánh tay của con đưa ra, đưa vô để mình lấy cái hành động ngoại, chứ còn hành động nội thì không được.

Nhưng mà đưa ra đưa vô như thế này, để cảm thấy nó các cảm, quán cái toàn thân của mình. Rất khó vì hơi thở nó sẽ rung động hết toàn thân. Còn cánh tay đưa ra đưa vô vầy, chỉ có rung động ở một phần. Một phần.

Tu sinh: Thưa Thầy qua tu Tứ Niệm Xứ con thấy hơi thở nó không đến nỗi chướng ngại như Định Niệm Hơi Thở Thầy ạ.

Trưởng lão: Đã bị, mình nó chướng ở trong cái hơi thở.

Tu sinh: Tức là tu Tứ Niệm Xứ, con thấy hơi thở không đến nỗi chướng ngại…​

(08:55) Trưởng lão: Đâu, con cứ tập rồi coi thử coi nếu mà có chướng ngại thì phải thay đổi con. Còn nếu mà không có chướng ngại thì mình sẽ tu tập tốt đó con. Bởi vì nó cứ nhờ hơi thở mà mình quán toàn thân thì nó dễ.

Tu sinh: Hiện giờ, con thấy hơi thở nó nặng nặng, cái đầu nó hơi nặng nặng.

Trưởng lão: Đó là con quá sức rồi. Thấy cái đầu mà hơi nặng nặng là con quá tập trung. Quá sức của mình, tu để thích nghi, để đem được sự giải thoát. Tu có chướng ngại là tu sai, tu nhiều, sai.

Tu sinh: Dạ con tu ngắn lại.

Trưởng lão: Tu ngắn lại.

Tu sinh: Tu trong 4 oai nghi à Thầy?

Trưởng lão: Trong 4 oai nghi là tu đúng.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con phải ham thỉnh sách thì viết. Thì bây giờ ví dụ, con nộp cho Thầy nhưng mà ví dụ trong 2 phần. Con lại bị rơi vào cái lớp Chánh Tri Kiến, thành ra con cứ để 2 phần nếu được tốt thì thôi, còn nếu không tốt thì con làm bài. Thì con có 2 quyển để làm. Nếu con sẽ nộp Thầy bảo thôi, nộp cái quyển đó lại, mà con sẽ giữ lại hai phần sau thì có được không ạ.

Trưởng lão: À, được…​

Tu sinh: (10:01) …​

Trưởng lão: Không con, con bây giờ con đã xả cái đó là hết rồi con, con sẽ trở lại con cảm đi. Cảm giác, cảm nhận quán cái thân con toàn diện được rồi. Thôi, con cứ tiếp tục con tu đi rồi có gì nữa thì con biết thôi.

Tu sinh: Con thưa Thầy! Con cái phần Thân Hành Niệm đó Thầy.

Trưởng lão: Còn cái Thân Hành Niệm thì nó có khi nào nó có buồn ngủ thì con mới tập cái Pháp Thân Hành Niệm, còn không buồn ngủ thôi con. Nó có hôn trầm thùy miên nhiều, mình tập cái đó để cho mình thức tỉnh trở lại. Còn nó không có thì thôi. Có hôn trầm thùy miên thì con tập nó. Cái giờ nào mà con thấy nó bị hôn trầm thùy miên đó, thì cái giờ đó con ôm Pháp Thân Hành Niệm con phá nó, con tập thôi. Còn không có thì con cứ ở trên Tứ Niệm Xứ, con quán thân con không là đủ rồi.

Tu sinh: Nếu con kéo dài, tối cũng được nữa Thầy.

Trưởng lão: Được con.

2. TU TỨ NIỆM XỨ NHIẾP PHỤC THAM ƯU - ĐỊNH TỈNH - QUÁN THÂN

(10:50) Tu sinh: Dạ kính bạch Thầy, sau khi con có cái dạng như vậy thì con có tu bình thường hay con cứ vượt qua con tu Tứ Niệm Xứ Thầy?

Trưởng lão: Con cứ tu Tứ Niệm Xứ, nó nhiếp phục được tham ưu hết con.

Tu sinh: Nó vượt qua được ạ?

Trưởng lão: Ừ, nó sẽ nhiếp phục được hết con. Rồi tới cái Pháp Tứ Niệm Xứ này rồi coi như nó. Nếu mà nhiếp trọn vẹn được là nó phá hết những cái chướng ngại. Khắc phục tham ưu mà. Nó không còn ưu phiền trên thân đây nữa. Rồi, hết rồi con. Còn…​

Tu sinh: Kính bạch Thầy là khi con tu là con quán thân. Thì con quán thân, chuyển thân thỉnh thoảng là làm (11:39) …​ Nhưng mà có cái hai bên đó. Thì con quán thân đó, thì ví dụ như hít vô đó thì con đi trên bước chân, nhưng mà khi mà thở ra hoặc hít vô dưới bước chân con, thì nó thấy của con là thấy rõ cả, thấy cái gan, thấy đó ở gan nó có cả cái túi mật, nó nóng, cái gan nó nóng, nó rõ nhiều. Nhưng mà cái đó thì nghĩ là, cái đó là nó có phải là tưởng hay nó tự nhiên mà con cũng không thấy cái gì là con ức chế hoặc nó không rõ cái đó. Nó rõ hay là cái đó con phải bỏ cái đó đi.

(12:25) Trưởng lão: Ừ, cái nó bỏ con. Cứ quán thân riết rằng, cái cảm giác toàn thân của mình thôi. Cứ thấy quán cái thân của mình thôi. Còn tất cả những hiện tượng gì mà xảy ra đều là nó không đúng cho nên mình xả bỏ, tác ý bỏ, mình không chấp nhận nó thôi. Để cho mình cứ biết quán thân. Cứ mình quán thân tức là cái sức mà nó Định Tỉnh. Nó ban đầu là Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên thân. Tức là nó biết được cái thân của nó rồi. Thời gian sau thì nó Định Tỉnh trên thân của nó, thì cái sức Định Tỉnh nó được Định Tỉnh trên thân thì cái tâm nó sẽ nhu nhuyễn dễ sử dụng. Để cho nó có Tứ Thần Túc đó con, nó là Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Dạ. Bạch Thầy! Thứ hai nữa là. Thí dụ như là bình thường, thì thí dụ như con còn nó theo cái hơi thở mà ví dụ như hít vô thì quán thân từ trên xuống dưới thở ra, quán thân từ dưới lên trên. Ví dụ vậy đó, cho rõ ràng. Nhưng mà mình ví dụ như có lúc như nhiều hôm đó con ngồi thì con quán cái thân con chậm hơn thì giống như là con quán thì phần con con quán mà hơi thở thì nó đi tự nó nó đi, thì nó không có nương theo hơi thở. Thì cái đó có được không là mình phải nương theo hơi thở.

Trưởng lão: Nó không. Mình chỉ cảm nhận cái thân của mình được thì thôi. Chứ không phải là cần trên hơi thở. Hơi thở đây là cái giai đoạn đầu. Giai đoạn đầu để mình nương hơi thở rằng là thấy sự rung động của thân của mình, để mình quán cái thân cho trọn vẹn.

Chứ không khéo nó quán có cái đầu, nó quán có cái ngực, quán thấy chân không. Do đó là nhờ cái hơi thở đó mình quán cho trọn cái thân của mình. Sau khi nó đã quen rồi thì nó không cần hơi thở nữa. Nó chỉ quay vô là nó nhìn cái thân nó từ trên tới dưới rồi. Quan sát rất kĩ. Tới đó nó không cần hơi thở nữa. Lúc đó là cái giai đoạn khác rồi con.

(14:01) Giai đoạn quán thân nhưng mà nó giai đoạn thứ hai rồi. Nó không phải còn thứ nhất. Giai đoạn thứ nhất là nương hơi thở lên thấy sự rung động của cái thân. Cho nên cảm giác toàn thân, nó quán toàn thân. Quay đầu về lần thứ hai thì nó dễ rồi, tự nó tác ý nó tâm quay vô, quán trên thân là bắt đầu tự nó quay vô, nó thấy cái thân của nó…​ nó dễ.

Tu sinh: Làm theo hơi thở, phần đó nó đi rồi. Mình quán cái thân thì tự mình quán không được. Không cần nương hơi thở ạ?

Trưởng lão: Mình thấy trọn vẹn cái thân mình khỏi đưa hơi thở ra. Tại vì mình biết cái tâm, nó quay vô nó nhìn trên thân của mình. Tức là mình khỏi cần quán hơi thở nữa. Nó tới giai đoạn thứ hai thì nó khỏi cần hơi thở nữa. Nó không còn nữa.

Tu sinh: Còn cái này thì theo những tâm đang bị động hay sao. Ví dụ như như con đang ngồi mà nó yên tĩnh, nhẹ nhàng, tâm nó sáng suốt vậy đó Thầy. Thì mình tự nhiên hay ví dụ như ở trong thất mà nó bị động, thì đặc biệt đại khái là như là phá hôn trầm đó thưa Thầy thì tự nhiên con thấy cái thân mình nó giật mình.

Trưởng lão: Giật mình tức là con thiếu Định Tỉnh. Cho nên vì vậy mà trong cái sự mà nó quán thân của nó. Thì nó trên cái sức mà tỉnh giác của nó đó thì nó lần lượt nó Định Tỉnh ở trên đó, chứ con mà giật mình nữa là nó chưa Định Tỉnh. Tức là chưa định đó. Cho nên nó bị giật mình. Nó tỉnh thì nó có. Mà nó định chưa có. Còn người ta nói quán một thời gian sau thì nó Định Tỉnh. Thành ra nó định mà nó tỉnh. Cho nên không ai làm gì, trời sét còn không giật mình mà.

Tu sinh: Con cứ giật mình đó Thầy, thì nó bị cắt cái luồng tư tưởng đó thưa Thầy. Dạ thí dụ như mấy cái giật mình đó không có mà giống như tham quán thân mà nó rõ ràng vậy cho nên nó rầm nó làm cái tự nhiên cái nó ngưng lại, rồi bắt đầu nó tiếp. Nó quán tiếp.

Trưởng lão: Nó thiếu Định Tỉnh, nó không có gì.

Tu sinh: Dạ, được không Thầy?

Trưởng lão: Được.

Tu sinh: Dạ! Con hỏi Thầy! Dạ con kính bạch Thầy. Ví dụ như nó có khởi niệm cái niệm nó…​ hơi thở được con biết nhận thức cái hơi thở nó mỏng manh như cái mành chỉ treo chuông, thân này nó dễ dàng nó đứt, khi nó đang còn cái hơi thở thì nó đang còn biết được hết được hết cả những cái này.

Nó biết được cái thân thế này. Nhưng mà nếu nó đứt cái hơi thở thì chẳng còn biết cái gì, chỉ còn một hai ngày thì bắt đầu màu nó xanh lên.., nó phồng lên nó nứt nẻ, nó thối rữa đủ thứ. Xong nó chỉ còn vài cái xương nó rải rác chẳng còn một cái gì mình tiếc, con thấy như vậy có được không ạ.

Trưởng lão: Cái đó nó bị động nữa rồi.

Tu sinh: Nó bị động hả Thầy?

(16:31) Trưởng lão: Mình chỉ quán thân thôi. Không có còn tư duy suy nghĩ gì hết con. Còn tư duy suy nghĩ là nó còn ở trong cái lớp Chánh Kiến. Để cho mình xả cái thân của mình, xả cái chấp ngã của mình. Nó đi đến cái lớp này rồi tự nhiên mình tỉnh thức ở trên, tức là quán ở trên thân mình, nó không còn cái sự mê mờ thì nó đã nhiếp phục được những cái ưu phiền, những cái niệm hết rồi.

Vậy cho nên con cố gắng con giữ sao mà cái sức tỉnh thức toàn thân của con. Tức là cái sức tỉnh thức nó luôn luôn nó biết cái thân nó quán ở trên này, nó không có chạy ra ngoài thì nó sẽ ngưng con. Định Tỉnh thì nó Định Tỉnh, thì nó không có gì là nó còn.

Cho nên ở đây trong cái lớp mà Chánh Tư Duy này thì cái đương nhiên là không có còn quán, không còn gì ở trong này nữa hết. Nghĩa là chỉ còn có cái là biết cái thân của mình rõ ràng. Trong cái giờ tu ra biết, chứ còn không có niệm gì mình suy tư mình quán ở đây nhân quả, thân vô thường thì không có nghĩ gì nữa hết. Nên mình không có nghĩ.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy con không có quán, không có quán nó, tự nhiên nó khởi lên cái.

Trưởng lão: Thì nó khởi lên, đó là nó quán đó.

Tu sinh: Nó vẫn quán.

Trưởng lão: Tức là niệm rồi. Cho nên nó không được, phải dẹp cái đó đi.

Tu sinh: Dẹp liền.

Trưởng lão: Chỉ còn biết cái duy nhất có cái sức quán ở trên cái thân thôi. Cái sức hiểu quan sát trên thân thôi. Cái quan sát của thân từ đầu tới chân, nó sẽ biết như vậy thôi. Còn nó có một cái niệm gì khác thì nó không đủ cái sức tỉnh thức, cho nên cái niệm đó mới vô. Niệm mà vô nó sai.

Tu sinh: Dạ, sao lại không đủ sức tỉnh thức ạ?

(18:04) Trưởng lão: Tỉnh thức tức là nó có niệm đó. Thì nó sẽ còn ở lớp Chánh Kiến nè. Để mình quán tư duy từng cái niệm. Còn cái lớp mà Chánh Tư Duy này thì nó không có niệm. Bởi vì nó Chánh Tư Duy mà. Tư duy ở trên cái trán của nó, tức là nó phải tỉnh thức. Để nó xả ly tất cả những cái chướng ngại ở trên thân tâm của nó. Nó nhiếp phục đó.

Tu sinh: Lại nữa, con tu thành hai phần mà mỗi phần là còn niệm thì con phải làm bài à Thầy?

Trưởng lão: Phải làm bài.

Tu sinh: Mà nếu không có niệm như vậy nữa thì con cứ tiếp tục quán.

Trưởng lão: Tiếp tục nó hết. Tức mình không bị ức chế tâm. Còn nó còn niệm mà mình cố gắng mình tu nữa thì bị ức chế. Bởi mình ráng hết niệm đó, nó bị ức chế. Mình trở về với làm bài để cho cho nó xả. Hễ con làm bài là nó xả à.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thôi rồi, mấy con…​

Tu sinh: Thưa Thầy, con hỏi Thầy một tí nữa.

Trưởng lão: Gì nữa đây.

Tu sinh: Thưa Thầy, lúc mà quán thân như vậy thì quán hơi thở là cái tự do hả Thầy.

Trưởng lão: À mình cảm nhận cái thân nương cái hơi thở chứ mình đừng, không có quán hơi thở nữa.

Tu sinh: Con bước đi mình cũng quán hơi thở Thầy?

Trưởng lão: Quán hơi thở cũng được, mà nó cũng vẫn biết đi được, nó nhờ cái động dụng của cả hơi thở và bước đi. Đều là cảm nhận được cái sự toàn thân của nó, thì được hết con.

Tu sinh: Tức là quán hơi thở à Thầy?

Trưởng lão: Ừ, vậy thôi không có gì. Cái hơi thở của mình á. Thì tức là mình biết cái hơi thở nhưng mà mình nhận luôn qua cái rung động của cái toàn thân của mình. Phải nhận cho đúng mấy con, chứ không khéo là cứ quán hơi thở là cứ ôm hơi rồi chạy nó đi theo hơi thở. Cho nên con mà ôm hơi thở thì nó nhức đầu con đó. Cho nên mình đừng có ôm hơi thở. Nương nó, nhờ cái, coi như mình không cần biết hơi thở nữa. Nhưng mà tại vì hơi thở nó làm cho thân mình rung động. Thành ra mình biết hơi thở là tại vì thở nó rung động. Con hiểu chưa? Chứ không phải trụ trong hơi thở, không phải…​

Tu sinh: Quán toàn thân như vậy, cái quán, ví dụ mình quán trên thân…​

Trưởng lão: Như trên thân rồi mình cứ cảm nhận là bây giờ cảm nhận cái sự rung động. Tại vì mình hít vô thì nó rung động, mình thở ra, nó rung động thì mình cứ biết cái sự rụng động của cái thân. Cho nên Thầy nói, đó mình không mình không phải là mình quán hơi thở đâu mà mình cảm nhận nó, bây giờ Thầy hít vô. Thầy thấy cái thân của Thầy nó phình ra, rồi Thầy thở ra thấy nó sộp lại. Đó là cái chỗ mà Thầy quán đó là cái chỗ phình ra, xẹp lại…​ Chứ không phải trên hơi thở. Nhưng mà tại vì Thầy thở nó mới phình lên, nó xẹp lại. Con hiểu chưa?

Tu sinh: Con hiểu. Dạ thưa Thầy, con thường con chỉ cảm nhận thấy là thân rung động như vậy cảm nhận không biết cái bàn chân này, con thấy nó khó khó không?

Trưởng lão: Nó không, mới lần đầu. Bởi vậy cho nên nó mới đầu thì nó khó. Nhưng mà tập đi rồi nó không khó. Tập rồi nó quen con. Mới đầu nó thấy có khúc à. Nó thấy cái bụng, cái ngực nó rung động thôi chứ nó không thấy chân nó đâu. Nhưng mà tập riết cái nó bắt đầu nó thấy cái chân nó lên tới trên đầu lận. Tập riết nó mới có cảm nhận được. Chứ mới tập mà cảm nhận như cái người cảm nhận, không có được. Tập cỡ một tháng, hai tháng mới…​

(20:48) Tu sinh: Bạch Thầy con tu Tứ Niệm Xứ đó thì nó không có niệm. Lâu có cái nó tỉnh cái lâu lâu có cái niệm tào lao nó xẹt vô nó bật ra mà nó không có động tâm. Vậy con có làm bài nữa không Thầy?

Trưởng lão: À, khỏi rồi, nó không có niệm thì khỏi rồi. Nhưng mà…​

Tu sinh: Con làm chút nửa tiếng thì không thấy có cái niệm mà có cái lâu lâu cái mình sơ ý là nó có cái niệm, nó tỉnh nhưng mà cái niệm đó.

Trưởng lão: Nó tán, nó ấy vô.

Tu sinh: Bật vô cái nó dội ra liền.

Tu sinh: Thưa thầy, nhưng mà đi kinh hành nó cũng thay đổi cái thân là phải hành Tứ Niệm Xứ luôn không thầy?

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ đó con. Tứ Niệm Xứ nó tu bốn oai nghi mà, đi đứng nằm ngồi.

(21:23) Tu sinh: Thầy, hồi qua con thấy binh binh bên Mật Hạnh, đánh trống nhạc gì đâu mà quá chừng luôn mà con thấy tâm con vẫn quay vô cái thân, nó không quan tâm,

Trưởng lão: À, bây giờ là tới…​

Tu sinh: Có cái nó lâu lâu sao có một cái niệm đó. Đôi lúc Mật Hạnh nó chỉ cách tu, sao tự nhiên lâu lâu xẹt vô xẹt ra với con hoài. Mà con thấy cũng mắc cười quá. Cái nó nói không có động tâm mà nó xẹt nó bật ra.

Trưởng lão: À, Mật Hạnh, nó tu về Tâm Xả.

Tu sinh: Bởi vậy nó tu về Tâm Xả.

Trưởng lão: Còn con tu về Tứ Niệm Xứ. Cho nên nó có chỗ bám.

Tu sinh: Những cái gì mà xẹt vô xẹt ra nó không có vô trong mà nó bật ra đó. Nó bật con mấy chập vậy là con nói sao kì quá để con hỏi Thầy vì sao nó bật ra. Con biết mình có nên làm bài không?

Trưởng lão: À, khi nó bật ra như vậy đó thì…​

Tu sinh: Nó bật ra sức Định Tỉnh nó còn, nó không có mất, nó không có…​

Trưởng lão: Cố gắng, cố gắng mình ôm cái Tứ Niệm Xứ tức là mình quán thân cho nó cụ thể, nó rõ ràng hơn, quán thân thì nó sẽ hết con. Cố gắng nhiếp phục.

(22:12) Tu sinh: Còn khi nằm thì con thấy nó hơi, hơi thở nó, hơi thở ra vô mà nó biết cái thân nằm nó. Nó giống như là…​

Trưởng lão: Nó cũng vậy.

Tu sinh: Vẫn xuống tới chân. Nó vậy đó Thầy. Mà không biết có đúng như oai nghi của Tứ Niệm Xứ không ạ?

Trưởng lão: Đúng đó. Bởi vì khi mà nằm trên Tứ Niệm Xứ thì mình kiết tường cho nên mình hít vô vậy đó. Mình thấy nó chạy ở dưới chân đó. Rồi thở ra nó dễ hơn. Khi mà nằm nó thấy nó chạy lên chạy xuống dễ lắm. Còn đứng nó cũng vậy con. Đứng nó cũng vậy. Rung động ở dưới chân.

Tu sinh: Đứng cũng vậy thì con có phát hiện vầy nè. Thí dụ mà đang đi tự nhiên tăng cái tâm nó muốn nằm, sao tự nhiên nó muốn nó tới nằm đó Thầy.

Trưởng lão: À, nó muốn nằm ra mình nằm.

Tu sinh: Con vừa muốn vô nằm cái nó thức tỉnh, cái nó làm như nó quay vô mà nó rõ như vậy đó. Con thấy vừa nằm xuống là cái nó thức tỉnh, nó quay vô, nó rõ như vậy.

Trưởng lão: Nó tu bốn oai nghi thôi, tu bốn oai nghi là được rồi.

Tu sinh: Nó thức tỉnh trong lúc nằm.

Trưởng lão: Ừ, cứ tiếp tục mà giữ gìn trong cái Pháp quán mà Tứ Niệm Xứ đó. Quán thân á, vì cái thân của mình là nó nhờ nó có cái hơi thở mà nó làm rung động cái thân này dễ quán lắm. Do đó mình cứ ôm chặt cái quán cái Pháp đó đi. Thì nó nhiếp phục tự nó mình quán được thì nó nhiếp phục tham ưu tất cả những chướng ngại. Bị cái này kia nó nhiếp phục hết, nó không còn xảy ra. Cho nên hoàn toàn nó cái tâm của mình nó thanh thản, an lạc, vô sự cho đến khi mình chứng đạo thôi. Bởi vì Tứ Niệm Xứ mà. Cái Pháp tu chứng mà đâu có phải là cái Pháp mà tu nó còn phải thay đổi đâu con. Kiểu quán được Định Tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng.

Tu sinh: Còn cái cách ngồi. Hồi trên đây thì Thầy kiểu như nhiều người thì bán già, con quán con ngồi con duỗi chân con ngồi tự nhiên thì thấy nó thoải mái lắm, kéo dài Tứ Niệm Xứ đó Thầy. Con không biết là ngồi vậy…​

Trưởng lão: Hồi nãy Thầy nói ngồi duỗi chân cũng được, ngồi bán già kiết già cũng được. Mình ngồi thì nhiều oai nghi.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Có vậy thôi, không có gì hết.

Tu sinh: Dạ, cám ơn Thầy.

3. TU KỸ LƯỠNG CHẤT LƯỢNG TRONG 5 PHÚT - HỎI VỀ KHẤT THỰC

(23:56) Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Con tu Tứ Niệm Xứ thì nói chung là con cảm nhận thân con chừng 30 phút, cũng như chưa tăng lên. Thì con thấy có những cái hiện tượng, con cứ thấy có cảm nhận như thế này, nó diệt chướng ngại, nhưng nó có chướng ngại hay là khi con bước chân con cảm nhận gian nan một tí ở đốt sống…​nó gian nan…​. thì con tác ý đuổi nó đi. Coi như là hai chân thì cái đó không phải chướng ngại mà nó là cái thọ.

Trưởng lão: Thôi con. Bây giờ tu lại ít đi đừng có tu nhiều. Bắt đầu Thầy mở tu chừng, bắt đầu tu 5 phút. Mình tu 5 phút rồi xả nghỉ để xem lại cái ban đầu. Chứ đừng lấy những cái chỗ tu cũ đó mà, dẹp nó qua hết đi. Bắt đầu đây mình vào cái lớp mà tư duy Chánh Tư Duy thì mình tập quan sát cái thân thôi. Quan sát trong 5 phút, rồi quan sát 5 phút được rồi mới tăng lên 10 phút. Nghĩa là mình phải tu tập, ít ra mình quan sát trong 5 phút đó, mình tu tập ít ra 1 tuần hoặc là 2 tuần lễ rồi mình mới tăng lên chứ không phải vội vàng được. Bởi vì tập cho cẩn thận kỹ lưỡng hẳn hòi ở đây. Nhiệt tâm từng cái hơi thở để cảm nhận được, quán được cái thân rung động của mình. Còn tất cả những cái gì mà tu mà từ lâu tới giờ nó giậm chân tại chỗ, để dẹp xuống dùm cho Thầy, bỏ hết đi. Đừng có tu tu cái chuyện đó nữa mà bây giờ tập lại cho kĩ.

(25:40) Tu sinh: Con cảm nhận cái thân. Con không tu 5 phút con tu 30 phút rất là…​

Trưởng lão: Thôi bây giờ tu 5 phút giùm Thầy thôi. Tu chi mà tới nó nặng đầu nhức cổ chi cho nó cực khổ, tu 5 phút thôi. Rồi tới chừng đó rồi chừng mà 1 tuần lễ, được rồi thì Thầy sẽ cho tăng lên. Mà tăng lên, liệu nó có thể nó thay đổi chứ nó không phải là ở trong cái dạng đó. Bởi vì tu ở đây là càng ngày nó đi lên, chứ nó không phải giậm chân. Còn hồi nào tới giờ con tu nó giậm chân rồi nay nó xảy qua cái này, mai xảy qua cái kia, tức là nó đứng lại. Nó không có đúng. Cho nên bây giờ Thầy dạy nó cảm giác toàn thân, tôi biết cái thân tôi nở, tôi phình ra như thế nào đó thì tôi cảm nhận cho được cái đã. Lúc nào cái hơi thở nào tôi cũng cảm nhận. Chứ không phải lúc cảm nhận lúc không cảm nhận. Thôi nghỉ đi, chứ con cứ làm vậy đi.

Tu sinh: Con lúc nào cũng…​ cảm nhận…​

Trưởng lão: Nó thì không có được con. Chứ còn đừng có, bỏ mấy cái tu trước đi. Tu mà lâu lâu đó. Tu hồi nào tới giờ thì bỏ hết cái đó xuống đi. Tu tập vậy đi.

Tu sinh: Thì con thấy những cái đó. Như vậy thì còn quán con thấy như thế nên con trình lên Thầy xem đúng chướng ngại không ạ?

Trưởng lão: Cái đó là cái những cái chướng ngại con những cái điều kiện đó thật ra…​

Tu sinh: Còn cái niệm nó rất là an ổn, không có niệm nào. Nghĩa là con thức tỉnh thì nó rất là tỉnh, con không hôn trầm, con không có…​

Trưởng lão: Nghĩa là bây giờ theo như thế này nè. Bây giờ con thì không hôn trầm, không niệm mà nó còn chướng ngại. Thì ở đây đức Phật dạy đó, mình tu Tứ Niệm Xứ đó, trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, mà nó có chướng ngại là nó có cái sự ưu phiền. Cho nên nó nhiếp phục cả cảm thọ, cả cái tâm niệm, tất cả mọi cái nó không có làm cho cái thân của chúng ta có một cái chướng ngại nào hết. Cho nên nó hoàn toàn giải thoát là mình tu đúng. Mà mình tu mà nó có những cái này kia là tu sai rồi. Dừng lại bỏ lại hết đi. Tu trở lại, vậy là đúng. Con cứ tu lại đi, tu lại chừng 5 phút đi. Rồi để xem coi trong 5 phút đó con còn niệm hay không niệm, con còn hôn trầm thùy miên hay không. Rồi xét cho kĩ mà tu mỗi lần hơi thở thì phải cảm nhận toàn cái thân tôi nè, kỹ lưỡng, hẳn hòi. Thì như vậy là niệm gì cũng không có vô được hết. Đó cứ tu đi. Như vậy là bảo đảm cho mấy con.

Ừ, con!

(28:00) Tu sinh: Con bạch Thầy, con có hai trạng thái mà không biết tu cách nào. Con mới theo dõi hơi thở thì con lại cảm nhận toàn thân. Còn nếu mà mình cảm giác toàn thân hít vô thở ra thì con sẽ chủ động hơi thở chứ còn con để bình thường là không chủ động được hơi thở đó Thầy. Thì con, mà ngày qua giờ con có, lúc thì con chủ động hơi thở để cho cảm giác…​ Lúc thì con ngồi con theo dõi hơi thở để con cảm nhận toàn thân. Dạ Thầy, con xin…​

Trưởng lão: À, con nên theo dõi hơi thở để cảm nhận toàn thân. Còn cái chủ động hơi thở tức là mình thở, điều khiển hơi thở đó. Mình cảm nhận…​

Tu sinh: Dạ, con không biết cái đó hơi thở nào hết. Rồi vậy thì con cũng phải chủ động chứ còn bình thường thì con cứ theo dõi hơi thở, hơi thở nó nhàn lắm…​

Trưởng lão: À, theo dõi hơi thở, hơi thở tự nhiên hơi thở nhưng mà nó thở như thế nào, mình cảm nhận cái thân mình như thế nấy. Sự rung động đó là nhẹ nhàng đúng.

Tu sinh: Nhưng mà con chỉ tạm mình con biết chứ còn không có theo thở ra hơi thở được không Thầy? Hơi thở thì nó cứ đi theo những cách cách cách cách, còn cái cảm nhận thì con biết toàn thân Thầy.

Trưởng lão: Thì cái cảm nhận riêng thôi. Bây giờ cái nó không quan trọng là, mình chú ý hơi thở, cứ biết trên cái hơi thở thôi, nhưng mà để tự nhiên cái hơi thở nó thở, nó muốn thở chầm chậm, thở nhẹ kệ nó. Nhưng mình cứ cảm nhận cái thân của mình là được.

Tu sinh: Vậy con phải sử dụng hơi thở hả Thầy?

Trưởng lão: À, có vậy là được.

(29:14) Tu sinh: Thưa sư phụ! Vì con làm đối với tâm trạng, có khi việc nhỏ nhất là con muốn…​ Ví dụ bữa trước con đi khất thực mà trên đường về mà con sẵn đâu con, phù hợp là con ngồi con làm, không phải về cốc, con ngồi con ăn đó, có được không thưa sư phụ?

Trưởng lão: Sao, con nói sao? Nghĩa là con…​

Tu sinh: Hiện giờ con đi khất thực. Nếu mà khất thực xong rồi là cơm bỏ vào bình à, đưa về. Mà trên đường đi đến chỗ nào, con ngồi lại con dùng có được không?

Trưởng lão: Con coi cái gốc cây nào đó. Con dùng cũng được. Còn không thì mình về thất mình dùng. Hoặc là lại cái cầu kia ngồi trên bờ kênh kia mình ăn cũng được. Không sao hết.

Tu sinh: Dạ, không sao hết. Thưa sư phụ, thế là sư phụ không…​

Trưởng lão: Không con. Rồi nhớ ăn rồi đem về thất rửa chứ đừng lại cái phòng tắm, phòng vệ sinh người ta rửa thì không được. Làm động người ta.

Tu sinh: Con có nên đưa sự trở lại cho mấy con đường lên vách trại không?

Trưởng lão: Rồi được cũng được. Ăn rồi mang lên đó trả luôn. Nhưng mà nhớ những cái bọc đồ đó, những cái hộp mút, mà có những bọc cơm nhựa đồ đó, thì cho vào cái túi về xách bỏ vô thùng rác. Thầy sẽ nói cô Út đặt cái thùng rác ở ngoài đó. Mọi người sẽ bỏ vào cái thùng rác đó. Bỏ bậy bạ nó dơ.

Tu sinh: Thưa sư phụ! Việc tầm đạo của con có việc gì sư phụ dạy thêm cho con.

Trưởng lão: Ừ, không có gì hết. Cứ hễ nó có, nó khởi niệm thì quán hết cái niệm đó xả, nó có cảm thọ thì quán hết cái thọ xả thôi. Cứ xả là đuổi gì xả hết. Xả sạch thì cái tâm nó sẽ bình an.

4. VẤN ĐẠO TRONG KHI TU CÓ DUYÊN SỰ VÀ CÁCH THỨC TU TẬP NƯƠNG VÀO HƠI THỞ

(31:00) Tu sinh: Nam mô chư Phật, con kính hỏi Thầy! đến giờ những điều Thầy dặn trong thời gian này. Có điều mà…​ con…​ thực hiện sao. Ví dụ như hôm qua con đi học về, khi con thấy cái vòi nước…​ nó chảy ra, …​ cái con gặp Út. Cái con nghĩ mình phải làm…​ con gặp cô Út nói…​ phản xạ tự nhiên giống như con thấy cái phần của con. Là con mới ra dấu cho Út, là Út hiểu ý con rồi là thấy phần…​ Nhưng cần ra dấu, nó vẫn sai. Út thấy phần nữa…​ Ngày mai là…​ ba mẹ mới vô…​ Con mới về thất con suy nghĩ con nói chớ, Thầy…​ đi làm…​ Lại quán đi làm thư viện rồi. Cái mai mốt ra ngoài thấy con là nó tăng lên cái gì nữa không Thầy? Thưa Thầy con suy nghĩ con ra hỏi Thầy đó Thầy.

Trưởng lão: Khó gì cô Út cô, cuộc đời của cô cực. Cái sướng của cô còn cái gì mà cái duyên của cô…​ Thật ra thì Thầy đã đem cho cô thoát ra khỏi cái nhà bếp mà cô không chịu, cái đó là cái nghiệp của cô.

Tu sinh: Con thì con cứ nghĩ con một ngày đọc sách hiểu thưa Thầy. Trong ngày đọc sách, làm sao có thể tác ý ra liền vậy đó. Rồi sau đó để xuống thì bắt đầu ngày mai là thấy…​

Trưởng lão: Thôi, cũng được con. Cứ tùy thuận con…​

Tu sinh: Thưa Thầy về những trường hợp khác thì sao? Ví dụ như cái vòi nước thì nếu con không tắt điện á. Thì đến lúc nào đó thì cũng có người khác…​ họ cột lại vậy đó. Thì những trường hợp đó sao? Con…​

Trưởng lão: Ừ, trong khi mà thấy cái vòi nước vậy đó thì con nếu mà gặp trường hợp đó thì mình đi vào. Chứ mình làm ngơ không được con, trường hợp mình có cái duyên mình gặp là tắt điện. Thà là mình không gặp, còn mình đã gặp rồi thì phải bảo vệ, do đó mình kiếm dây thun, dây vỏ hoặc là không có thì vào trong này hỏi. Bây giờ cái điều này đi đâu có được nữa đâu.

Tu sinh: Cô Út hướng dẫn con bắt đầu ngày mai, ngày này, ngày kia, dần tới, có nghĩa là cái chuyện gì mà nó cần thiết thì mới xử lý thưa Thầy.

Trưởng lão: Xử lý thôi con. Chuyện gì mà cần thiết là cứ xử lý. Còn chứ để nếu không, mỗi mỗi cái nó. Cuộc đời cũng nhiều thứ lắm con. Không có lường được. Mình nghĩ vậy chứ ngày mai cái này nó có. Khéo léo.

Tu sinh: Tụi con không…​ Con nói ví dụ như mình không phát hiện ra cái vòi nước, cái bỏ đi làm, một đống. Nó lan ra ngoài vòi nước vậy đó. Thì con ví dụ không phát hiện ra, thì cũng người khác làm. Thì trong một phút, hai phút, năm, mười phút gì đó thì sẽ có người đó biết. Thì con thấy những cái chuyện này ví dụ đúng là mình không có nói ý to gì…​ Chắc cũng có người khác…​

Trưởng lão: Phải có người khác con.

Tu sinh: Nói vậy chứ không…​ để hỏi kĩ Thầy…​

Trưởng lão: Coi như là mình thấy được thì mình lo mình giải quyết con…​

Tu sinh: Cứ như lý trong cái tâm thiện đó, cứ tự nhiên…​

Trưởng lão: Ừ, Rồi.

(34:23) Tu sinh: Thưa Thầy còn về cái tu, có thể nói là bắt đầu, con mới thật sự tập 1 tuần lễ, cả tháng con tập ngồi mà con không có chú ý. Nên con chưa có tập trung nên con…​ bắt đầu.

Trưởng lão: Ừ, thì tập bắt đầu tập Tứ Niệm Xứ xem coi nó như Thiền tông không con. Coi vậy chứ nó không có đơn giản đâu. Mới đầu thì cảm nhận nó rung động cái thân của toàn thân của mình để quán thân đó. Rồi sao đó thì nó sẽ đi. Khi mà nó tỉnh thức được thì nó thay đổi hết. Như mình điều kiện nó chưa. Nó bây giờ quán nó chưa được mà nó thay đổi thì nó bị trễ mất đi. Cho nên mình tập một thời gian sau là nó nhuần nhuyễn hơn chút. Nó khó cái tới giai đoạn này nó khó hơn rồi. Nó tập trung mà không khéo thì bị ức chế. Mà tập sao mà nó không bị ức chế mà lại nhiếp phục được những cái niệm, những cái hôn trầm thùy miên. Bây giờ nó phải tỉnh thức. Tỉnh thức mà quan sát ở trên thân. Thì do đó nó không có cái chỗ dừng của nó chỗ đối tượng của nó để cho nó ức chế tâm nó. Cho nên nó muốn không bị ức chế, chứ không khéo nó bị ức chế.

Cho nên cái này, cái giai đoạn này thì chọn lấy cái người nào mà tu được thì Thầy sẽ theo dõi để giúp đỡ cho nó qua cái chỗ mà cái vạt đó, cái khoảng mà ức chế tâm. Bởi vì mình cố gắng để cho không niệm thì mình ức chế. Mà để quan sát tự nhiên, để quan sát trên thân đó, thì cái này nó, cái người mới tu thì rất khó. Cho nên nương vào cái hơi, cái rung động cái thân cũng do hơi thở mà nó rung động, để cho cảm giác chứ thật ra nó không phải như vậy. Nhưng mà mình nhờ cái hơi thở mà mình cảm nhận được toàn thân.

Cho nên nó khó. Bây giờ cứ nương vào hơi thở để cảm nhận cho được. Sau khi mà cảm nhận được thì cái hơi thở nó cũng sẽ không còn dùng nữa. Không dùng nữa mà nó chỉ còn có quan sát của cái thân thôi. Cho nên mới gọi là trên thân quán thân.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Về tập đi con. Về tập rồi nó mới có thấy được cái sai cái đúng. Chứ còn nếu mà không tập thì không biết…​ con.

Tu sinh: Dạ…​ con có gửi cho Minh Trí…​ Thầy.

Trưởng lão: Rồi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy