00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 107A - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - QUÁN THÂN TRÊN THÂN - ÔM PHAO VƯỢT BIỂN - TÂM XẢ

CK 107A - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - QUÁN THÂN TRÊN THÂN - ÔM PHAO VƯỢT BIỂN - TÂM XẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 27/02/2006

Thời lượng: [50:14]

1. VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ, QUÁN THÂN TRÊN THÂN

(00:00) Trưởng lão: Bữa nay ai còn cái tâm xả mà chưa xong thì cố gắng làm cho xong, bữa nay nộp cho Thầy. Còn không mấy con, người nào còn rớt lại cái tâm xả chưa xong thì nộp hết cho Thầy. Thầy kiểm lại những bài vở rồi bắt đầu ngày mai lại vào lớp tu, lớp thực hành rồi.

Tu sinh: Kính bạch Thầy con xong rồi, con chiều tới con xin duyệt lại, đọc lại rồi con nộp lại sau được không Thầy?

Trưởng lão: Được, con đọc lại đi, con nộp sau đi.

Tu sinh: Vậy là những cái nào mà mình có đọc qua rồi mình phải ghi vô hả Thầy? Có là mình đánh dấu?

Trưởng lão: Đánh dấu nếu có, còn không có thì thôi.

Tu sinh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Tôi xin được giải thích chỗ quý vị ghi ở mấy bộ sách đó, thì ở trong này, ví dụ như “Đường Về Xứ Phật” chẳng hạn, thì sau “Đường Về Xứ Phật” có cái ô đó. Nhưng mà quý vị đọc toàn bộ từ tập 1 cho đến tập 10 xong hết cả bộ thì quý vị đánh dấu ở đó. Còn nếu mà quý vị đọc không hết bộ. Tức là, trong 10 tập mà đọc không hết bộ thì tập nào đọc thì phải ghi vào đó, cũng tương tự như mấy bộ kia vậy. Tức là, sách nào mà của Trưởng lão viết 1 bộ, 2 quyển, 3 quyển trở lên nhưng mà đọc hết bộ thì ghi dấu nhân ngay đằng sau. Còn nếu mà đọc không hết bộ, như một số tập trong cái bộ đó thôi thì mình ghi đằng sau cái số đó.

Tu sinh: Ví dụ như mình đọc tới 3 thì mình phải ghi số 3 ngay bìa này?

Tu sinh: Dạ. Vậy nếu ta đọc một số 3 thôi thì ghi số 3, còn nếu đọc cả 1,cả 2, cả 3 thì ghi 1, 2, 3.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, cái phần ý kiến đóng góp này. Con thấy cái phần chỗ này nó dính quá, hết giấy.

Trưởng lão: Mình có thể mình thêm con, mình thêm ra sau nè con.

Tu sinh: Nếu mà quý vị có nhiều ý kiến đóng góp mà trong khoảng này không đủ thì lật sang này, lật sang này mà không đủ nữa thì quý vị kèm thêm một tờ giấy nữa.

Trưởng lão: Sau lưng này là quá nhiều rồi.

Tu sinh: (02:27 không nghe rõ)…​ đọc lướt hết hai phần ba.

Tu sinh: Không hết một tập hả? Đọc không hết một tập đừng có ghi, đọc hết tập mới ghi.

(02:53)Trưởng lão: Có nhiều người tập 1, 2 không đọc mà đọc tới tập 10, thì cứ ghi ngay số 10 thôi. Tôi có đọc tập đó, rồi cuối cùng tôi đọc tập cuối cùng (cười…​).

Tu sinh: Tôi xin nhắc thêm một điểm nữa, chỗ mà bộ sách nào quý vị ưa thích nhất? Thì có thể không cần ghi nguyên chữ mà ghi chữ tắt thôi. Ví dụ như: “Đường Về Xứ Phật” thì ghi là “ĐVXP” chẳng hạn. “Những Lời Phật Dạy” thì ghi “NLPD” chứ đừng ghi nguyên chữ kia, nó dài dòng.

Trưởng lão: Bây giờ tới cái phần mà sắp sửa ngày mai vào cái lớp Chánh Tư Duy, lớp tu, chứ không phải là lớp lý thuyết nữa. Tu như thế nào đúng mà như thế nào sai? Sai thì bao giờ nó cũng sai. Bởi vì, theo Thầy thiết nghĩ, cái nhiếp tâm với thiếp tâm coi chừng chúng ta sẽ lầm lạc ngay cái chỗ này.

Bởi vì, nhiếp tâm là làm cho cái tâm chúng ta nó dính vào cái đối tượng của nó, nhiếp làm cho nó xích lại, còn thiếp là nó mê, coi chừng chúng ta tu lại mê ở trong cái đối tượng đó thì nó sẽ bị lạc đường đó. Vì cái mê đó mà chúng ta sẽ có trong những trạng thái tưởng đó xuất hiện.

Cho nên hầu hết không khéo là chúng ta sẽ tu Tứ Niệm Xứ thì chúng ta lại quán mà lại nhiếp tâm ở trong cái thân hoặc lạc thọ tâm của mình. Coi chừng là mình thiếp tâm mình ở trên đó, coi như mình sẽ rất là nguy hiểm. Cho nên cái tu pháp Tứ Niệm Xứ là tự nó, nó nhiếp phục tham ưu. Cho nên nó phải tu trong bốn oai nghi, lưu ý cái phần này.

Người ngồi nhiều là nó sẽ có những trạng thái cảm thọ. Thọ mê, tức là thọ lạc, ngồi nghe nó lạc, nó an, thì mình bị rồi. Nhưng mà khi tu Tứ Niệm Xứ thì Đức Phật đã cấm không cho chúng ta nhận ba cái trạng thái cảm thọ, thọ lạc và bất lạc, bất khổ. Chỉ có cái quán thân là biết Thân, quán tâm biết Tâm, quán pháp biết Pháp.

Nhưng mà trong thân chúng ta thì nó có đủ Tâm, Pháp ở trên đó, Thọ nó đủ trên đó. Cho nên, cần mà quán được cái thân của chúng ta, thì ở đây, bây giờ chúng ta tập quán thân. Giữa tu Tứ Niệm Xứ, khó lắm, coi vậy nó không đơn giản, nghe chữ “quán” ai nói cũng được hết.

(05:47) Nhưng mà quán coi chừng quán một hơi rồi nó thành ra mê, thiếp ở trong đó. Đó là nếu mà chúng ta cố gắng hết, mà khi hoặc là chúng ta “quán” mà chúng ta lại ức chế, tức là tập trung gom lại một chỗ nào trên thân chúng ta, thì sai. Cho nên Đức Phật nói: “cảm giác toàn thân” chứ Đức Phật đâu có bảo mình đứng ở chỗ điểm nào đâu mà ở trên thân, mà đứng ở điểm nào trên thân thì chúng ta cũng bị ức chế tâm.

Ví dụ như bây giờ mình đứng vào cái điểm của cái thân của mình như đỉnh đầu, đặt cái tâm của mình chỗ này thì trụ ở đó hoặc là mình trụ ở cổ mình, ở nhân trung, hoặc là ở bụng mình hoặc là ở đan điền. Tất cả những cái điều này Phật giáo không có dạy, mà Phật giáo dạy chúng ta cảm giác toàn thân, nghĩa là chúng ta quan sát cái thân của chúng ta từ trên đầu tới chân.

Nhưng mà muốn mà quan sát được như vậy bằng ý thức, ý thức của chúng ta nó nhận qua sự rung động cho nên mới có pháp Thân Hành Niệm. Thân hành mà nếu không nương vào cái thân hành thì chúng ta sẽ bị cái sự bất động của nó sẽ ức chế, trụ tâm vào cái chỗ bất động đó thì đương nhiên là chúng ta bị lọt vào trong tưởng.

Vì vậy mà chúng ta phải quan tâm, lưu ý. Cho nên trong đạo Phật cái Định Niệm Hơi Thở và Pháp Thân Hành Niệm thì Đức Phật có nhắc hai cái đề mục mà chúng ta thấy rằng: Khi chúng ta quán thân của chúng ta thì đó là: “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô".

Tại sao phải tìm đến cái hơi thở? Hơi thở là cái hành, cái hành của thân, "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Bây giờ, cảm giác thì chúng ta thấy mình có sự cảm nhận nó, cảm nhận nương vào cái hơi thở mà cảm nhận. Cho nên nó không trụ trong cái hơi thở, mà nó cũng không trụ cái nào hết.

Nó làm lưu ý cái phần để mà tu tập cho nó cụ thể, nó khó, Tứ Niệm Xứ nó khó. Vậy mà cái khó của Tứ Niệm Xứ lại là cái dễ chứng. Cho nên nó bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Còn cái dễ thì chúng ta tu tập xả thì nó dễ, bởi vì nó không có trụ ở đâu hết, ngồi chơi, nó không có chỗ bám nào hết.

(08:03) Có chướng ngại thì nó đẩy lui, mà không chướng ngại thì nó ngồi nó chơi. Cho nên nó sao cũng được hết, nó ngồi nó chơi, bởi vì đó là tu tâm Xả. Còn mình tu Tứ Niệm Xứ thì không được, nó có chỗ đó, quán thân mà. Đức Phật đã dạy mình quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp.

Mình quán, “quán” là quan sát, mình quan sát toàn diện thân mình, thì Đức Phật dạy cho mình cách thức để mình quán để không lầm lạc, mà quán bằng ý thức chứ không phải mình tưởng thức. Cách thức mình quán, cho nên lưu ý tập cái này rất kỹ, không khéo. Một lúc nữa thì ngồi lại hai hàng, rồi Thầy kiểm tra coi cách thức quán.

Bữa đó thì dường như là có mấy người thôi. Còn một số người thì Thầy chưa kiểm. Hầu hết các Thầy mà chưa kiểm thì khi mà mọi người đã được kiểm rồi thì về, nhớ những gì phải hỏi kỹ lại, chứ không đừng có tưởng tưởng là mình sẽ biết rồi đó, coi chừng bị sai …​ Bởi vậy, nói Tứ Niệm Xứ là người ta thấy cái khó chứ không phải dễ. Cái chỗ quán thân, nó khó lắm.

Cái đối tượng của chúng ta tu tập đó là trên thân chúng ta mà phải quan sát, cho nên dựa hai cái đề mục mà Đức Phật dạy: "cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra" hoặc là "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Nhớ hai cái đề mục đó, dẫn dắt tới chúng ta để mà quán cái thân của chúng ta bằng hai cái đề mục đó.

Cho nên chúng ta đừng có rời cái hơi thở, đừng có nghĩ rằng mình ngồi đó mình nhìn cái thân của mình một cách dễ dàng đâu. Nhờ cái cảm nhận, cái sự rung động của cái thân của chúng ta mà chúng ta mới nhận diện ra toàn thân của nó. Nó không bị mất, nó không bị mê mờ, nó không bị thiếp đi ở trong cái trạng thái …​ để nhiếp tâm trong cái trạng thái đối tượng của nó.

(09:56)Phải kỹ lưỡng, bởi vậy tu Tứ Niệm Xứ coi vậy chứ nó khó, chứ không phải dễ. Vì nó có đối tượng của nó, nó quán, cho nên không khéo thì chúng ta sẽ …​ ý thức nó không quán mà là tưởng thức nó quán. Cho nên nhiều khi chúng ta thấy ở trong tưởng, chúng ta thấy nó dễ lắm, nó quán rất dễ mà ý thức nói chung là rất khó.

Cho nên phải lưu ý những vấn đề này. Còn những người mà tu xả, nó dễ nhưng mà nó khó, nó không có chỗ bám, nó không có cái phao. Cho nên, hồi đó không biết mình tu bao lâu, nó cứ nó có hoài vậy nè, phải xả hoài. Mình xả hoài, không có giờ nào hết, nghĩa là cái gì đến là mình xả. Cũng như một người cầm cây chổi mà quét, có rác thì quét mà không rác thì ngồi chơi, có vậy thôi.

Còn cái Tứ Niệm Xứ thì sao? Quán một chỗ mà tới bốn chỗ lận, quán một cái thân mà nó có bốn chỗ trong đó. Cho nên phải quán đúng, nếu mà sai thì nó sẽ đi trật, không đúng được. Cho nên phải biết cách, biết cách tu, chứ còn nếu không biết cách tu thì tập rồi phải thưa hỏi kỹ Thầy lại, những cái gì mà chưa biết thì phải hỏi kỹ chứ không khéo lúc được, lúc không.

(11:08) Ở đây, chúng ta dùng ý thức lúc nào chúng ta muốn vào trạng thái nào thì nó sẽ vào cái trạng thái đó. Cho nên, bây giờ mình tập quán mà mình quán mình bảo bây giờ tôi muốn quán thân nè! Thì bắt đầu, tôi nhắc cái tâm nè! Tâm quay vô nè! Quán trên cái thân nè! Thì tôi sẽ nhắc nó: "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Rồi bây giờ hít vô, thở ra.

Tôi theo dõi từng hơi thở, tôi nhìn quan sát cái thân của tôi, thử coi nó được không, rồi tôi thấy cái cảm giác đó như nó lên xuống, như nó phình ra, nó xẹp lại. Đó là những cái cảm nhận của chúng tôi trong cái thân khi mình thở, rồi bắt đầu bây giờ mới đến trình bày cho Thầy. Bây giờ con cảm nhận như vậy đúng hay sai? Mà Thầy cho đúng thì mình tu, mà nó sai thì sửa lại, sửa lại bằng cách nào? Thì Thầy hướng dẫn cách sửa lại cho nó đúng, mà bây giờ mình cứ thấy hơi thở nó luồng ở trong thân, nó chạy lên chạy xuống như thế này thì Thầy bảo đình chỉ lại, không có được, mà phải cảm nhận như thế nào?

Do đó thì mình tập, tập lại coi được không? được thì mình mới tu. Chứ nếu mà nó đi dài hơn, sâu hơn một tuần lễ mà tập sai là nó đã đi vào trong tưởng mất đi. Bởi vì, cái Tứ Niệm Xứ nó lợi rất lớn, tự nhiếp tâm, tự quán tâm thì nó đã nhiếp phục tham ưu, nó không có tham ưu, nó không có ưu phiền trên đó, tự nó nó nhiếp.

Cho nên, quán thân trên thân để khắc phục tham ưu, nó khắc phục cái tham ưu, nó không còn ưu phiền trên đó nữa, để mình quán cái thân của mình thì nó khắc phục được tham ưu. Cái đó mới hiểu, chứ không phải là mình quán để mà quán rồi niệm vô thì vô mà lát nữa mỏi chân hay đau chân rồi thì điều đó là điều tu sai, tu không đúng.

Nói tôi cũng tu Tứ Niệm Xứ nè! Tôi cũng hít vô, tôi cũng cảm nhận thân mà bây giờ chân tê thì ráng ngồi cho nó qua thì mình tu Tứ Niệm Xứ là tu sai. Tại sao mà tôi quán thân mà tại sao nó còn tê chân? Tự nó phải nhiếp phục chứ! Trong bài kinh của Phật nói mà: "Quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu", tôi quán nó để nhiếp phục chứ đâu phải có nó là tôi dùng cái pháp khác tôi đẩy nó đi. Có phải vậy không?

Nhớ câu kinh của Đức Phật dạy, thì chúng ta sẽ biết cái sự tu tập của chúng ta đúng hay là sai khi chúng ta quán thân. Quán thân để nhiếp phục tham ưu, để khắc phục tham ưu, không còn ưu phiền trong đó, không còn chướng ngại trong đó thì mới gọi là quán thân. Còn quán thân mà còn thì không phải.

Cho nên hồi nào tới giờ chúng ta ngồi tới tê chân chúng ta. Ờ! thôi tê chân thì bây giờ chúng ta dừng, cái đó là chúng ta tu chung chung chứ chưa phải là tu Tứ Niệm Xứ thật sự. Còn bây giờ là chúng ta bước qua giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ thật sự.

(13:59) Từ cái pháp của nó, nó sẽ xả. Từ cái pháp mà chúng ta triển khai cái tri kiến của chúng ta để sự hiểu biết từ trong cái sự hiểu biết đó nó cũng ly dục ly ác pháp. Bây giờ quán thân trên Tứ Niệm Xứ, từ cái quán đó nó cũng ly dục ly ác pháp. Cho nên, nó không chướng ngại. Cho nên, quán sao mà nó không chướng ngại, chứ không lẽ tôi quán một hơi cái bây giờ nó khởi cái niệm này, khởi niệm kia.

Vậy thì nó nhiếp phục cái chỗ nào? Tôi quán thân để nhiếp phục, hoặc quán tâm để nhiếp phục mà cứ có niệm khởi lên như vậy là nó có nhiếp phục hay là nó không nhiếp phục? Rõ ràng là ở chỗ tu tập của chúng ta nó phải nhiếp phục. Mà nhiếp phục thì nó đúng Tứ Niệm Xứ, vì vậy mà nó bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Bởi vì nó nhiếp phục, mà tôi kéo dài bảy ngày, vậy tôi không chứng sao được.

Nó nhiếp phục tất cả những chướng ngại ở trên đó hết, nó không còn ưu phiền trên đó nữa mà. Cho nên Đức Phật mới xác định Tứ Niệm Xứ là tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nó có thời gian của nó, mà thời gian ngắn của nó là bảy ngày mà chúng ta chứng đạo, đâu có gì đâu mà khó, mà nhiếp phục được hay không?

Bây giờ chúng ta đang tập quán thân, đang tập quán tâm, quán thọ, quán các pháp. Đang tập, cho nên vì vậy nó chưa có kéo dài cái thời giờ đúng như nó. Bởi vì mình mới tập thôi, thì cái sức tập của mình chưa đúng chứ mình tập sai thì ngay từ đầu tập sai thì tới chừng mình quán, mình ngồi liên tục mình quán từ giờ này qua giờ khác thì coi chừng nó sai bét.

(15:31)Còn nếu mình mới tập quán, mình tập chừng năm phút, mười phút, một giờ, hai giờ, mình tập cho đúng. Mà tập đúng thì nó nhiếp phục tham ưu ở trên đó hết, nó không còn có chướng ngại trên đó nữa, thì như vậy là giải thoát chứ gì? Từ lâu tới giờ chúng ta cũng nghĩ mình tu Tứ Niệm Xứ mình cũng quán thân, quán thọ, quán tâm của mình nhưng thỉnh thoảng thì có niệm khởi. Rồi xả niệm bằng cách thức là dùng cái Định Vô Lậu mà xả niệm, đó là cách thức chúng ta tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ chứ không phải là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ.

Còn bây giờ, đây là cái giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Nếu mà mình tu quán, mà quán thân mà nó chưa nhiếp phục được thì mình phải trở về vị trí của lớp Chánh Kiến mình tu tập trở lại. Thứ nhất là mình triển khai tri kiến mình cho hiểu biết thêm và đồng thời mình tập để cho mình xả những chướng ngại đó bằng Tứ Chánh Cần.

Khi mình ngồi tu mình cũng nhiếp trên cái thân của mình, cũng quan sát trên thân của mình. Nhưng vì mình chưa xả, chưa ly trên Chánh Kiến mình được cho nên vì vậy có cái niệm khởi ra thì mình dùng cái tri kiến: "Đây là dục lậu, đây là hữu lậu, đây là vô minh lậu", thì ngay đó cái niệm đó sẽ bị tan biến đi.

Còn bây giờ, các cảm thọ đến thì chúng ta chỉ sử dụng những cái Định Niệm, cái đề tài của Định Niệm Hơi Thở: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" để đẩy lùi cái chướng ngại đó, còn đến Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ thì tự nó, nó nhiếp phục.

(17:06) Quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu, nhiếp phục nó làm cho ưu phiền nó không có khởi lên nữa.

Thì đây là giai đoạn khó chứ không phải dễ. Mà dễ, tại vì mình nhiếp phục đúng thì nó dễ mà mình nhiếp phục sai là khó.

Còn mình tu về cái phần xả tâm, dễ, không có gì, ngồi chơi không có tu gì hết. Tôi không nhiếp tâm trong cái pháp nào cả, tôi ngồi chơi tức là tôi tu tâm xả, xả vô lượng tâm mà. Nghĩa là vô lượng cái tâm nào đến tôi cũng xả hết. Lúc nào tôi cũng sẵn sàng những tư thế để mà xả, cái gì đến tôi cũng xả, bây giờ cái lạc đến tôi cũng xả luôn mà cái thọ khổ đến tôi cũng xả luôn. Tôi không có cái gì mà tôi để thì đó là tôi đắc Pháp.

Quý Thầy lượng sức của mình, tu Tứ Niệm Xứ được thì tu Tứ Niệm Xứ, mà không được thì trở về vị trí tu tâm xả, mà tu tâm xả thì triển khai cái tri kiến xả của mình để cho mình hiểu hết những cái đối tượng của nó để nó xả. Mình hiểu thông suốt hết thì khi một cái niệm nào hoặc khi một cái chướng ngại nào, một cái cảm thọ nào đến thân mình thì tôi đã làm cái bài này quá rõ rồi, tôi hiểu nó quá rồi.

Như vậy là mình sẽ xả hết không có khó khăn. Rồi đồng thời ở cái lớp này, nó sẽ đứng lại, nghĩa là cái người mà đi lên cái lớp Chánh Tư Duy là cái lớp tu này. Cái người nào mà đi lên được thì họ sẽ đi luôn được, mà cái lớp này đi lên không được, nó bị chướng ngại nó hôn trầm thùy miên này kia, mình vật vã thì coi như mình trở về lớp Chánh Kiến để cho mình triển khai cái tri kiến và đồng thời mình tu Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện trên đó. Chứ không thể mình đi tới Tứ Niệm Xứ được. Mình không thể ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu Tứ Niệm Xứ được.

Còn hiện giờ thì Thầy triển khai lớp Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là tập ngay từ bây giờ, tập từng hơi thở. Nghĩa là mình quán thân trên thân mình bằng từng hơi thở, nghĩa là từng hơi thở. Đừng có tu nhiều, tu thật kỹ. Mình tu chừng một phút mà chắc ăn hơn tu mười phút, mà tu mười phút chắc ăn hơn là tu ba mươi phút, tu ba mươi phút chắc ăn hơn là tu một giờ. Thầy nói như vậy để biết sự quan trọng đến mức độ nào? Mà Tứ Niệm Xứ dễ chứng đạo hơn tu tâm xả, vì xả nó mênh mông, cho nên nó khó.

2. ÔM PHAO VƯỢT BIỂN

(19:45) Còn Tứ Niệm Xứ là cái phao, chúng ta có cái phao, ôm phao đàng hoàng cho nên sóng gió không có giật chúng ta được. Không bao giờ chúng ta ôm phao mà bây giờ quán mà không biết cách là bị buông phao, sai. Cho nên, cái pháp thì nó dễ chứng lắm chứ không khó, nhưng mà biết cách thì đúng, không biết cách đúng sẽ sai.

Coi vậy chứ Tứ Niệm Xứ khó, bởi vậy Tứ Chánh Cần đâu có khó lắm mà Tứ Niệm Xứ khó. Bởi vì luôn luôn nó phải được ở trong cái chánh niệm chứ nó không được tà niệm, mà mình nhiếp tâm đúng, còn mình nhiếp tâm sai tức là thiếp tâm, mình mê ở trong cái thân của mình là cũng bị rồi đó.

Cho nên quý Thầy lượng sức để mà tu tập chứ không khéo ôm rồi nó là phao giấy, nó xuống nước nó lại rã ra đó, bắt đầu không có chỗ ôm nữa, ôm điên, cũng như mấy người điên họ la lối ban đêm đó, chết được. Thực sự ra nó bị tẩu hỏa nhập ma đó, bởi vì mình ức chế một chút là mình bị đó. Còn cái tu tâm xả thì mình phải sống một thời gian dài để cho mình quen, hàng ngày siêng năng quét, nó không có đối tượng để tu.

Thầy nhắc nhở hết những điều mà sắp sửa chúng ta bước qua một giai đoạn tu tập. Bây giờ còn những ngày này thì chúng ta hỏi kỹ lưỡng, sau những ngày mà vô tu rồi thì trong hai tuần lễ sẽ gặp Thầy lại một lần thưa hỏi. Người nào thấy mình tu tốt thì khỏi cần thưa hỏi. Còn khi gặp những trạng thái tưởng xuất hiện ra thì mau mau phải đến gặp Thầy liền tức khắc để mà xả bỏ cái đó đi.

Bởi vì mình thấy nào là thinh tưởng, nào là sắc tưởng, nào là buông tưởng, vị tưởng …​ tất cả mọi cái này đều phải đến kịp hỏi Thầy. Nếu cái lực của tưởng đẩy mình bay lên, tất cả những cái này mình đang có pháp mình nhiếp mà mình nhiếp sai thì tưởng nó bật ra, nó bật ra thì thấy thân mình bay lên hoặc là ngồi đây mình biết trong thất huynh đệ đang than phiền ba cái con kiến gì đó, mà biết như vậy là coi chừng đó. Phải mau mau đến báo cho Thầy biết bởi vì cái trạng thái giao cảm của tưởng. Tất cả những cái này phải chặn đứng lại liền không được để cho nó phát triển, mà nó phát triển thì coi như chúng ta bị tẩu hỏa nhập ma.

(22:25) Tu sinh: Con có vài câu hỏi. Trong kinh có đoạn nói về bốn Niệm Xứ như: "Quán tánh tập khởi trên nội thân, quán tánh tập diệt trên nội thân, quán tánh tập khởi, tánh đoạn diệt trên nội thân".

Trưởng lão: Nghĩa là mình quán trên thân nó sanh diệt cái gì đều thấy rất rõ. Nghĩa là động, dụng gì ở trên thân, chúng ta quán thân mà. Cho nên thấy hiện tượng xảy ra chúng ta đều biết rõ. Nó tập khởi tức là nó hợp nhau nó khởi lên cái gì? Gọi là tập khởi, thì đó là quán tánh tập khởi. Chúng ta quán thân là thấy tập khởi của nó rồi, mình tỉnh mà, mình đang quán nó thì nó xảy ra nó khởi lên cái gì? Nó sắp sửa khởi hôn trầm thì mình biết mà.

Nó tập khởi một cái niệm, nó tập hợp một cái duyên gì đó để nó khởi lên cái niệm đó, mình biết mà, bởi vì mình tỉnh. Ví dụ như bây giờ nó muốn khởi lên một cái gì đó, bỗng nhiên có cái tiếng gì đó nó hợp vô, nó làm cho có cái niệm nó khởi ra. Mình nghe cái âm thanh đó là mình sẽ biết được nó sẽ là tập khởi của cái niệm này.

Ví dụ bây giờ nghe tiếng chó cắn lộn nhau và có người rên nữa thì mình biết là con chó cắn người đó rồi. Nó tập khởi lên để cho mình khởi lên cái niệm đó, mình biết liền, nó là tập khởi. Trong nội thân của mình nó tập khởi như thế nào? mà ngoại thân nó tập khở như thế nào? Người mà quán thân người ta sẽ biết, bởi vì mình quán là mình tỉnh trên đó mà.

(23:52)Cho nên nó tập khởi cái gì mình cũng biết hết, trong nội, ngoại thân. Ở đây, đoạn kinh này, Đức Phật dạy cho chúng ta thấy rõ thôi, chứ sự thật quán thân là tự ngầm nó đã thấy tập khởi của nó rồi. Tập khởi nội hay ngoại đó. Chữ “tánh” là “tính” của nó tập khởi, vậy tập khởi là tập khởi cái gì? Nó tập khởi niệm, nó tập khởi thọ, nó tập khởi những ưu phiền ở trên nó.

Cho nên quán thân để khắc phục tham ưu, mình quán kỹ nó luôn luôn lúc nào cũng định tỉnh trên cái thân của nó, thì ba cái tập khởi này nó không có nữa. Nó không có nữa tức là nhiếp phục nó, còn mình quán sơ sơ, quán lơ mơ thì nó tập khởi hoài, nó không hết. Cho nên ở đây, hỏi Thầy tập khởi là tập khởi cái gì?

Bây giờ nghe tiếng chim, bắt đầu: "con chim bữa nay nó hót kiểu này cái nó nhớ, nhớ nhà". Thì đó, do tiếng chim mà nó khởi niệm, hoặc ngồi đây mà thấy ánh trăng, cái bắt đầu nhớ quê, nó tập khởi đó. Rồi bây giờ bỗng dưng bây giờ nghe nó xót ruột, nó tập khởi bắt đầu có cảm giác xót ruột, bắt đầu nó khởi đói bụng muốn ăn. Nó tập khởi lên cái dục ăn, những cái đó nó tập khởi thành ra cái niệm, rồi nó thành ra cái cảm thọ của nó.

Cho nên, Đức Phật dạy rất đúng, nó tập khởi cái gì? Nó hợp với nhau nó tập khởi. Cho nên Tập Đế là nó hợp lại nó thành cái đế của nó, mà nếu mình quán, quan sát kỹ thì nó đoạn diệt hết những tập khởi này. Còn mình quan sát mà lơ mơ thì nó tập khởi.

Biết mà biết nữa chừng hoặc biết mê mê, mờ mờ, cũng tu mà tu lấy có, không có nhiệt tâm, nhiệt tâm từng hơi thở thì nó sẽ bị tập khởi. Còn tu mà hẳn hòi thì không bị tập khởi, tu thật đúng thì không bị. Cho nên, nhớ mấy cái này quan trọng, các con tu lơ mơ trên Tứ Niệm Xứ, tu mà cứ bị tập khởi thì cái này sẽ sai.

(26:02) Bạch thầy. Khi quán thân, sự rung động từ đầu đến chân và không theo từng hơi thở có được không?

Trưởng lão: Nếu mà không theo từng hơi thở thì mình sẽ không thấy sự rung động của nó, phải theo hơi thở con. Bởi vì, Đức Phật đã bảo mình: "quán thân thì lấy Thân hành niệm mà quán", tức là nhờ cái rung động đó mà mình không có lìa cái thân mình, nhất là cái ý thức của chúng ta, nó có một sự rung động. Còn cái tưởng thức nó không cần rung động đâu, nó sẽ quán được.

Nhưng mà nó quán bằng tưởng, còn cái ý thức chúng ta nó quán. Nếu mà đối với một cái vật đứng chết, nó quán thì nó bị ức chế, cái ý thức nó tập trung, nó gom, nó ức chế. Còn nó rung động nó không bị ức chế, cho nên Đức Phật quán hơi thở rồi đó mà mình cứ tập trung ngay chỗ này mình gom lại chỗ này mình quán chính là mình đứng một chỗ, thì cái hơi thở nó rung động mà mình đứng một chỗ để mình nhìn hơi thở thì mình bị gom tại cái điểm đó.

Cho nên, ví dụ như mình gom ở tại cái trán của mình mà mình biết hơi thở ra vô, ra vô thì cái trán này nó sẽ nặng đầu, đó là mình gom, mình ức chế. Còn mình theo từng cái hơi thở rung động của nó trên thân của mình tức là quán thân. không theo hơi thở thì không được, phải theo hơi thở.

"Có nghĩa là chúng con vẫn đứng trên hơi thở đều đặn. Nhưng sự cảm nhận về thân chậm lại cho sự nhìn quán được rõ ràng như vậy có được không?"

Trưởng lão: Được chứ. Các con thấy hít thở cái hơi thở mạnh, các con dễ cảm nhận cái thân lắm. Nó phình ra, rồi thở ra nó xẹp lại, nó xẹp toàn cái thân, nó lên xuống lên xuống rất rõ ràng. Hoặc là chiều đứng hoặc là chiều rộng, chiều ngang nó nhô ra hoặc là phồng lên xẹp xuống ở ngực. Điều kiện mà khi cái chỗ điểm mà nó phồng lên xẹp xuống thì nó thô, nhưng mà nó đi dần, nó tới cái chân của nó, nó cũng vẫn thấy sự rung động nhẹ của nó tới chân, trên đầu. Đó là mình cảm nhận toàn thân của mình như vậy.

(28:02) "Sự rung động nhẹ nhàng, đôi lúc gần như mất hẳn. Vậy chúng con vẫn quán thân từ đầu đến chân như bình thường hay sao? Xin thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ."

Trưởng lão: Bình thường chứ không có sao đâu mà sợ. Nếu đầu tiên mình nhận không được cái thân của mình thì mình thở hơi mạnh một chút xíu thì mình dễ nhận được. Sau khi mình nhận được, toàn thân mình quen rồi thì mình thở lại bình thường đừng có thở mạnh nữa. Nó quen rồi thì mình nhận dễ rồi.

Bước đầu mình thở bình thường lại thì mình nhận ra được rồi bắt đầu hơi thở mình nhẹ dần xuống hoặc mình vẫn dựa vào cái hơi thở, mình vẫn cảm nhận được thì lúc bấy giờ cái tâm mình nó bám chặt, nó định tĩnh vô. Mới đầu nó tỉnh giác thôi, nhưng mà sau đó nó định tĩnh, nó định tĩnh là nó bám vô cái thân của mình, cho nên làm thân của mình thở ra thở vô, nó bám rất chặt, nó định tĩnh, mà khi nó định tĩnh rồi thì không có cái gì có thể xen vô làm cho nó ưu phiền được trên thân.

Xảy ra những cái động ở trên thân, nó bất động trên cái sự quán của nó. Cho nên, Tứ Niệm Xứ nó hay cái chỗ là nó sẽ bất động dễ dàng nhưng mà bám đúng, còn không nó lọt tưởng thôi. Chứ nó không phải là như cái pháp mình xả. Cho nên mình đừng có làm cái pháp xả Vô Lượng Tâm với Tứ Niệm Xứ, hai cái này nó khác biệt lắm, một cái quán, một cái không có quán.

3. PHÂN BIỆT THAM TRONG THẬP THIỆN VÀ THAM TRONG TỨ NIỆM XỨ

(29:28)"Kính bạch Thầy. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ: Chữ “tham” trong Kinh Thập Thiện và chữ “tham” trong Kinh Tứ Niệm Xứ. "

Trưởng lão: "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu". Tham ưu có nghĩa là nói cái sự ưu phiền do lòng ham muốn của mình, chữ "tham" trên Tứ Niệm Xứ là chỉ cho cái sự ham muốn của mình sanh ra những chướng ngại. Còn cái "tham" ở trong Thập Thiện là tham của ý, của cái ý mà tham, sân, si đó. Cái ý nói chung chung đó là ba độc của cái ý, nó là tham, sân, si.

Còn cái tham này là nó gây cho mình cái sự ưu phiền, còn cái kia là nó nằm trong ngũ triền cái, mình chưa có thấy tướng của nó đâu. Bây giờ nói trong ý của tôi có tham, sân, si nè! nhưng mà tôi chưa có khởi tham, tôi chưa có tham gì hết, nhưng mà ý tôi có tham, sân, si. Cũng như bây giờ nói khẩu nghiệp tôi có bốn khẩu nghiệp, nhưng mà nói thân tôi thì có ba cái nghiệp của nó. Tức là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, là thân, mà bây giờ thân tôi thì nó có đó nhưng mà tôi chưa có làm, tôi chưa có ăn trộm.

Nhưng mà cái thân mà tôi hành động tôi lấy thì nó có liền, nhưng mà chắc chắn nếu tôi làm thì nó có, còn tôi không làm thì nó không có. Đó là nói về tham, sân, si ở trên thập thiện, thập ác của nó. Đó là nói về cái tham, sân, si của ý. Còn ở đây tham này là tham ưu, tham mà làm buồn phiền, nghĩa là do cái lòng ham muốn mà nó làm cho mình buồn phiền.

Trên Tứ Niệm Xứ tôi khắc phục cái buồn phiền, tức là nói tham ưu, tôi khắc phục buồn phiền, đau khổ, đó là Tứ Niệm Xứ. Ở trên Tứ Niệm Xứ tôi tu cái pháp mà tôi quán nó khắc phục được cái buồn phiền đau khổ của tôi. Tức là nó khắc phục ba cái lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Mình hiểu vậy, cho nên chữ “tham” này thì nó là cái tướng trạng, cái ưu phiền. Còn cái tham kia nó là triền cái, còn cái này nó kiết sử.

Cho nên tôi khắc phục những cái đó, tôi biết là bây giờ cái tham ở trong Thập Thiện là cái tham, sân, si của cái ý. Mà ở đây cái tham này nó biến ra từ cái hành động thân của nó, nó lấy của à, mình lấy của cũng là tham đó, cái tham tu chứng cũng là tham. Cho nên, vì vậy tôi khắc phục hết những cái này nó không biến ra hành động của nó, chứ không nó sẽ biến ra hành động.

(32:07)Bởi vì ở đây nó tham ưu, “tham” nó tìm đến chữ “ưu”, chứ không phải đứng nó tham không. Còn bên Thập Thiện thì nó là tham, sân, si. Nó chỉ tham triền cái, nó chưa có ưu phiền, nó chưa có biến ra hành động. Còn ở đây nó biến ra hành động, tôi khắc phục những cái biến ra hành động này. Cho nên hiện bây giờ tôi tu tôi sẽ khắc phục không cho nó hiện ra cái tướng đó cho đến khi hoàn toàn nó thị hiện đi.

Nghĩa là bây giờ tôi quán cái thân, tôi khắc phục không cho những tướng thọ thị hiện, thọ lạc cũng không được, thọ khổ cũng không được, cái gì tôi cũng nhiếp phục được, không còn ưu phiền do cái tham ưu đó. Chữ “tham ưu” nó kèm theo chữ “ưu” nữa các con, nó không có đứng riêng một cái chữ “tham” không. Còn ở bên Thập Thiện nó đứng riêng chữ “tham”, có mình nó, không có “ưu”, còn ở đây có “ưu”, nó có sự khổ. Có phải không các con? Lưu ý cái phần đó, cái ưu có phần ưu khổ trong đó. Nó khắc phục cái ưu khổ ở trên thân do tham.

Đó thì Thầy phân biệt cho mấy con thấy nó khác nhau như vậy, bởi vì nó mang theo chữ “ưu”, khắc phục tham ưu, tham mà có ưu, còn cái kia tham là nó ngầm triền cái, ta xé cái màn triền cái đó ra cho nên nó hết tham.

Từ cái khắc phục được tham ưu này thì nó mới phá được triền cái kia hết tham thật sự. Tứ Niệm Xứ nó sẽ đi tới cái chỗ nó sẽ phá vỡ luôn cái tham, sân, si. Bắt đầu bây giờ là tôi đang khắc phục tham ưu, cũng như bây giờ mấy con đang khắc phục tham ưu chứ chưa phải là phá sạch cái tham của cái ý mấy con đâu.

Trong ý này, nó còn cái triền cái của nó chưa sạch đâu. Nhưng mà trên bước đường tu phải bảy ngày, bảy ngày nó mới diệt hết cái tham của Thập Thiện, bảy ngày nó mới diệt, cho nên bảy ngày, bảy tháng, bảy năm nếu người nào chót thì bảy năm mới hết tham, sân, si. Tham, sân, si của ý nó mới vậy, còn bây giờ tôi khắc phục từ cái tham của một người phàm phu, tôi vô cái khóa này tôi khắc phục nó không có cái tham ưu hiện ra được.

Nghĩa là bây giờ không có cái niệm nào nó làm cho tôi ưu phiền được hết. Nó không có ra được bởi vì tôi quán, nó nhiếp phục hết, nó không còn cho ra, đó là cái pháp Tứ Niệm Xứ. Cho nên, trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, nhiếp phục hết các tham ưu. Mình quán nó là nó nhiếp phục, tức là những cái mà nó hiện ra để cho ưu phiền nó không ra được nữa. Mà nó ra không được nữa thì suốt bảy ngày mà nó ra không được thì gốc tham nó diệt.

(34:45) Tức là tham Thập Thiện. đi từ cái tham kiết sử. Bị nó ngăn chặn bỏ qua cái sự quán của nó rồi, cuối cùng thì nó diệt luôn cái gốc tham của ngũ triền cái, đó là tham, sân, si ở trong Thập Thiện. Rõ như vậy đó. Cho nên, bắt đầu chúng ta vào tu là chúng ta quét cái tham, còn đến cuối cùng bảy ngày, bảy tháng hoặc là bảy năm thì nó quét hết tham, sân, si, mà mình hết tham, sân, si là chứng đạo chứ có gì đâu. Hết tham, sân, si trong cái ý của mình là chứng đạo, trong từng cái ý của mình.

4. KHI TU TỨ NIỆM XỨ CẦN YÊN TĨNH ĐỂ TẬP TRUNG CAO

(35:26)"Xin Thầy thông báo chung cho toàn thể tu sinh đang tham dự khóa học Bát Chánh Đạo trong giờ buổi tối và khuya, nếu có buồn ngủ thì mới ra khỏi thất đi kinh hành trong khuôn viên xung quanh thất của mình thôi, nhất là những khu vực có thất san sát nhau mà người này cứ đi qua đi lại suốt con đường nối liền giữa cái thất này với thất kia, làm động nhiều tu sinh đang nhiếp tâm tu tập Tứ Niệm Xứ. Khi đi phải cố gắng đi nhẹ nhàng đừng tạo ra tiếng động lớn".

Trưởng lão: Đây là câu hỏi thứ hai, ý muốn xin là mình đừng có làm động. Bởi vì trong cái giai đoạn mình tu Tứ Niệm Xứ nó khó lắm mấy con, bởi vì nhiếp tâm mình quan sát cái thân của mình, cứ động làm cho tâm người ta bị phóng ra, người ta khó nhiếp. Cho nên khi đó mình bị buồn ngủ thì mình đi ở xung quanh thất của mình chứ đừng có đi tới qua thất người ta, đi qua trước cái thất của người ta, đừng có đi, mình phải cố gắng mình đi ở trong thất.

Mặc dù mình biết đi ra xa như vậy thì nó phá hôn trầm thùy miên nó dễ. Nhưng mà biết bây giờ ở trong thất người nào người ta cũng tu hết, người ta đang ngồi tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, người ta đang cố gắng để quan sát mà có tiếng động là người ta bị phân tâm người ta đi. Thành ra nó mất cái sự tập trung gom tâm người ta rất rõ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là phải gom tâm dữ lắm mấy con.

Cho nên phải cố gắng giữ gìn cái sự tu của mình và người khác nữa mấy con. Cho nên trong vấn đề mình tu tập, mình muốn mình tu được thì cũng muốn cho người ta tu được, chứ đừng để mình tu được mà người ta tu không được. Cho nên trong cái giai đoạn này, trước kia mình tu pháp Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác thì mình sao cũng được, nhưng mà khi tới Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ thì mình tránh, hết sức tránh đừng để động cho người khác, thậm chí như đi khất thực mấy con cũng nhớ luôn luôn phòng hộ mắt, tai, nhìn xuống chứ không có được nhìn qua nhìn lại đâu.

Nghĩa là mình phải cố gắng đi, đi mà nhìn xuống, không được nhìn qua lại. Khi có người đang đối đầu đi lại với mình, mình cúi đầu đi luôn chứ không cúi chào, không có xã giao cái kiểu này được nữa. Bởi vì mình đi mình cũng đang nhiếp tâm, đang quán cái thân của mình, mình đi lúc nào mình cũng tu, hễ ăn mình cũng tu nữa, mấy con cũng nên tập khi mà nhai, ăn, nuốt là mình cũng tu quán thân của mình.

(38:00) Cho nên không có ôm, không có lìa cái phao ra, phải tập. Tất cả những hành động này đều là tập hết mấy con. Như vậy mình mới có thể đi vào cái sự chứng đạo nó nhanh chóng, chứ còn mình xả nghỉ là không có được. Nghĩa là, ăn rồi, rồi lát ngồi tôi tu thì không được, mà bây giờ giai đoạn này không phải là giai đoạn còn trong Chánh Kiến. Giai đoạn này là giai đoạn tu tới rốt ráo rồi, cho nên mà vì vậy phải cố gắng giữ gìn nghiêm chỉnh, cho nên cái giai đoạn này hầu hết các vị đều sống riêng ở trong rừng trong cái thời Đức Phật, như ba anh em Tôn giả đều sống trong khu Rừng Sừng Bò, ba người rời chúng ra sống riêng mình ở trong đó. Một nơi yên tĩnh tu, lúc bấy giờ tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo mà. Cho nên, phải rời ra khỏi chúng để mà tu cho nó dễ. Còn bây giờ mình sống trong chúng, còn bây giờ mình biết mình khó khăn hơn, còn trong thời Đức Phật nó dễ, còn mình biết làm sao. Vả lại ba vị Tôn giả này đã ôm chặt pháp nhiếp rồi, cho nên người ta đến người ta tu chung với nhau trong một khu rừng chứ người ta rất là giữ gìn cẩn thận, cho nên mới gọi là độc cư. Ba vị độc cư, nghĩa là mình làm theo ý của người khác mà mình độc cư, mình không có làm động.

Bây giờ mấy con đi kinh hành mà qua thất người ta là mấy con đâu có làm theo ý của người khác, làm theo ý mình rồi. Ba vị Tôn giả này người ta ở chung, người ta làm theo ý của người khác, các con nghe Đức Phật hỏi đó, thì ba vị Tôn giả này, chúng con sẽ làm theo ý của người khác chứ không phải làm theo ý con. Vì vậy mới gọi là mình tu Tứ Niệm Xứ đó mấy con.

Bây giờ nếu mà không có câu hỏi này thì mấy con thấy chính cái chỗ này hỏi nhiều là đúng. Tại vì mình làm theo ý mình rồi, mà khi tu Tứ Niệm Xứ là phải độc cư trọn vẹn. Thành ra mình làm theo ý của người khác hết chứ không phải làm theo ý mình. Như vậy mới mau có thể mình thành tựu được cái sự tu tập giải thoát, còn không khéo thì mình chẳng thể giải thoát được. Bây giờ còn hỏi Thầy đi, còn về vấn đề tu Tứ Niệm Xứ khó đó, không phải dễ đâu.

5. TÂM XẢ

(40:01) Tu sinh: Bạch Thầy, con xin hỏi: Trong khoảng ba giờ tu, mình phải ngồi suốt hay là mình xả…​ nói chung là tu xả đó, ngồi suốt tu hay là mình có định đi giờ khác không?

Trưởng lão: Coi như về vấn đề tu xả đó, trong cái sự tu xả nó rất quan trọng, nó cũng đi kinh hành rất nhiều, nhất là ban đêm. Trong thời khóa tu tập của Đức Phật để lại cho chúng ta biết là ban đêm thường đi kinh hành. Chỉ ban ngày chúng ta được ngồi thôi còn ban đêm ít có ngồi lắm. Bởi vì nó dễ hôn trầm thùy miên, tu tâm xả vẫn là phải đi kinh hành. Bởi vì chính đi kinh hành cũng là xả rồi đó. Cái hành động đi nó cũng là xả.

Tu sinh: Mấy bữa rày con cứ ngồi suốt đêm, rồi cứ khoảng ba tiếng ngồi suốt.

Trưởng lão: Ngồi suốt là coi như nó không xả đâu, nó không xả. Cho nên đi kinh hành nó mới xả nhiều hơn. Bởi vì nhất là trong ban đêm nữa, nhớ cố gắng, cố gắng đi, đi mà xả.

Tu sinh: Bạch Thầy con xin hỏi.

Trưởng lão: Rồi, con hỏi đi.

Tu sinh: Đêm hôm trước con không đi kinh hành nữa thì con ngồi, con bị gật hai cái, con biết đó là hôn trầm rồi thì con đập vào trán hai cái, còn lần này …​ (41:18 không nghe rõ). Đến tối hôm qua, con ngồi hoàn toàn rất là tỉnh, không có bị hôn trầm mà nhiếp tâm, con nhiếp tâm thì hơi thở đi đến đâu con cũng biết, nó cứ dồn lên hết hai bên tai, nó dồn hai bên tai, con cứ xúi là con biết cái hơi thở nó đi. Đến 10 giờ rồi con quán, con quán bao nhiêu lần nó cũng không ngủ, không tài nào ngủ được mà nó rất là tỉnh. Đến khi mà quá 11 giờ rồi thì con nằm được, không biết là nó ngủ bao giờ? Quá 11 rồi mà con vẫn còn tỉnh thấy chưa ngủ được. Đến sáng dậy, con vẫn còn tỉnh, đầu óc thì vẫn là thanh thản thôi. Con thấy nó có hiện tượng nó khác thì con xin hỏi Thầy.

(42:12)Trưởng lão: Tu như vậy thì cũng được rồi. Nhưng mà điều kiện thì tu tập nó phải đều đặn. Bữa nay nó vầy, mai khác thì nó không đều đặn là nó cũng sẽ không kết quả. Cho nên, tu tập ăn thua ở chỗ cái pháp tu. Ví dụ như giờ giấc nào mình tu tập giờ giấc nấy, nó khó thì mình phải giữ pháp mình tu. Ví dụ bây giờ mình tu tâm xả thì mình xả như thế nào? Bây giờ nó lười biếng là xả cái lười biếng này nó phải đi: “Giờ này mày đi, không có được ngồi”, giờ này ngồi mà nó buồn ngủ thì mình đi, mà cái giờ này nó không buồn ngủ mà tới cái giờ này đi thì phải đi, nếu không nó sẽ lười biếng. Mình không xả cái lười biếng là nó sẽ thích ngồi lắm, ngồi đó nó không ngủ hoặc là nó không có gục, mà ngồi thì khoái lắm.

Cho nên vì vậy mà buộc lòng phải xả cái lười biếng, tức là mình phải có giờ giấc, giờ đi thì mình đi. Ví dụ như bây giờ mình ngồi, mình cho nó là 30 phút ngồi, ngồi xả chứ không phải ngồi tu Tứ Niệm Xứ nha. Ngồi, nhưng mà đúng 30 phút là tôi đứng dậy đi, nghĩa là làm sao cho bốn cái oai nghi mình thường xuyên chứ không phải nói bây giờ tôi ngồi không thì ngồi không nó cũng không ra cái gì đâu, mà mình phải tập siêng năng, coi là tinh cần mà tinh cần qua cái sự hành động của chúng ta.

Đi kinh hành, ngồi, đứng rồi nằm tùy theo mỗi hành động của chúng ta mà tu tập, có chướng ngại gì trên đó xả, cho nên tu trong bốn oai nghi thì chắc ăn. Nó không có lười biếng, nhất là đi kinh hành, mà đi kinh hành nhiều là tốt nhất. Bởi vì đọc ở trong cái thời khóa biểu trong thời Đức Phật mà dạy chúng Tỳ kheo trong thời khóa biểu là hầu hết là đi kinh hành.

(43:45)Cho nên ai nói đức Phật ngồi lì chắc chắn người đó lười biếng nên đổ thừa Đức Phật ngồi chứ còn trong cái thời khóa Đức Phật thì còn hẳn hòi như vậy, dạy y như vậy. Đức Phật nói Đức Phật đêm làm sao? Nằm xuống làm sao? Đi kinh hành như thế nào? Trong cái bài pháp mà thời khóa đó rất rõ ràng. Không biết ở đây, quý vị có cái thời khóa tu tập trong thời đức Phật chưa không biết? Nếu mà không có thì Thầy sẽ cho photo, Thầy sẽ gửi cho cái thời khóa đó, đọc cho biết, mình phải tu sao cho giống Phật. Chứ không khéo tự mình cứ nghĩ ra ngồi nhiều là Phật, thật ra ông Phật ông đâu có dạy cho mình ngồi nhiều đâu.

Cho nên mình đi kinh hành, nhưng đi kinh hành không có nghĩa là mình làm động người khác. Ở đây, thất của mình san sát, cho nên mình đi lòng vòng thất của mình thôi, hoặc là mình đi ở khoảng đường trước cái thất của mình thì mình đi, từ cái chỗ vị trí của mình mình đi qua đi lại, đi ra ngoài nó rộng mà, đi chỗ cái khoảng thất của mình nó cũng rộng hơn là mình đi trong thất nhiều, mình đi trước chỗ thất của mình.

Thí dụ, khoảng đường trước cái thất của mình nó bao nhiêu đây, thì mình từ cái chỗ đó mình đi qua đi lại trước thất của mình, không động ai hết, bên kia người ta ở người ta đi, còn bên mình mình đi. Cho nên, nó không có động, tức là mình không đi đụng mặt nhau, thì nó rất dễ tu lắm, mà ở đây chúng ta thấy những cái thất của chúng ta nó cũng đâu có san sát lắm đâu, cái khoảng đường đi ở ngoài trước thất của mình Thầy thấy cái khoảng đường đó nó cũng đủ cho mình đi tới đi lui để cho mình phá cái hôn trầm rồi, khỏi cần mình đi dạo, mình đi dạo là phóng dật, đi lại nhà này thấy đèn này họ treo đèn xanh đèn đỏ, lại kia thấy nó khoái.

(45:24)Cho nên cứ đi nhìn chỗ này đi nhìn chỗ kia một chút rồi lại chỗ này thấy người này ngồi lim dim lại chỗ kia thấy người nọ nằm …​ mình thấy người này, người nọ kia nó cũng làm cho mình thấy thoải mái, đó là sai đó, đừng có nhìn ai hết, thì cái đó đúng. Cho nên, hầu hết Thầy nói cái tánh của con người, họ tỉnh thức họ muốn tập tỉnh là họ đi nhìn cảnh này kia, như mình buồn ngủ mình đi dạo phố một hơi cái nó hết buồn ngủ à. Nhưng mà về nhà thì nó buồn ngủ, bây giờ thấy đèn xanh đèn đỏ một hơi là nó hết buồn ngủ.

Ở đây, mình buồn ngủ mình đi vòng vòng thấy nó hết buồn ngủ. Nhưng mà thật sự ra mình làm động, động những người gần bên thất của mình. Như cái lời của vị tu sĩ này hỏi Thầy. Thầy cố gắng như vậy thì Thầy mong rằng mấy con tập thì nó sẽ tốt và đồng thời hầu hết là số người làm bài về tâm xả làm rất đầy đủ, người ta dựa vào kinh sách Đại thừa viết về xả ngủ ấm ma là xả tất cả những chuyện tưởng, quá nhiều trong cái vấn đề đó thì Thầy thấy áp dụng vào cái sự tu tập của chúng ta mà biết rõ được cái điều này thì cái việc tâm xả thì chúng ta dễ dàng.

Bởi vì có bao nhiêu là cái pháp xả nó rộng rãi mênh mông, nó vô lượng mà nó không bị cái pháp ức chế gò bó, bởi vì mình không ôm pháp nào. Nó không bị ức chế, gò bó. Cho nên nó ngồi chơi mà nó xả, nó khó là tại vì nó không có pháp, cho nên mình không biết nó tu bao lâu, còn cái Tứ Niệm Xứ mình biết rõ. Hễ mình nhiếp được, mình quán được cái thân của mình rồi, mình biết mình quán được rồi thì mình nhiếp, mình sẽ tu tới, mình sẽ chứng đạo dễ dàng.

Mình biết, tại vì trên cái pháp đó nó xác định được cái sức quán của mình, nó biết mình tu tới đó, còn cái pháp xả tâm thì không biết, chừng nào xả sạch rồi thì tới chừng đó chứng chứ còn xả mà nó còn một chút thì nó còn một chút xíu như đất ở trong móng tay Thầy là cũng chưa chứng nữa.

(47:27) Còn cái Tứ Niệm Xứ nó nhiếp phục, tự cái quán của nó mà nó nhiếp phục, cho nên nó tự ngầm nó, mình không nói xả không nói gì hết tự nó nhiếp phục nó xả, nó quét ra hết nó không có còn hiện ra được ở trên Tứ Niệm Xứ của nó nữa, nó đem lại cái sự bình an thực sự, nó đem lại cái sự định tĩnh vô cùng lận, cho nên Tứ Niệm Xứ rất hay, nhưng mà khó à. Nó khó cái chỗ tu mà nó rất là tuyệt vời, cái pháp rất tuyệt vời là Tứ Niệm Xứ.

Cho nên Thầy nói, Đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm đó là đúng chứ không có nói sai. Bởi vì nó quá tuyệt, tự quán mà nó nhiếp phục tất cả những ưu phiền, tham, sân, si nó nhiếp phục hết. Mới đầu nó nhiếp phục tham ưu của nó trước, sau đó nó nhiếp phục luôn tham, sân, si, nó quét ra hết. Cái sức định tĩnh của nó, cái sức quán của nó, nó trở thành cái cốt lõi định tĩnh của nó. Cho nên nó diệt nó khi mà nó xả hết nó thanh tịnh thì mới nhu nhuyễn dễ sử dụng.

Cho nên tâm định tĩnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng, mà cái tâm mình quán cho nên vì vậy nó khó là vào cái đầu tiên mình có nhận được mình quán đúng hay không? Đúng, thì cái sức định tĩnh nó sẽ lần lượt nó không lo, nó sẽ thành tựu trên con đường tu. Nó dễ dàng.

(48:39)Cho nên, cố gắng ngay từ lúc đầu mà chúng ta vào cái lớp Chánh Tư Duy này để xả tâm thì chúng ta phải chặt chẽ. Còn người nào vô đó mà cứ ngồi đó mà cứ mình quán một hơi có một niệm, quán một hơi có thọ này, quán một hơi có thọ kia, lát tê tay, lát tê chân, lát mỏi lưng, lát mỏi cổ …​ mấy người này thì thôi, trở về lớp Chánh Kiến tu đi đừng ở lại lớp Chánh Tư Duy mất công lắm, tu không có được đâu.

Mấy con gỡ gạc, thôi thôi chắc tôi …​ xả đi cho chắc ăn. Chưa chắc mấy người xả hết, trở về Chánh Kiến triển khai cái tri kiến của mình đi để cho nó hiểu, không hiểu thì lấy một số kinh đọc. Phải đọc chứ, mình gom lại cái sự hiểu biết của Phật dạy cho mình để mình hiểu biết để tri kiến mình có sự hiểu biết. Hầu hết nhiều khi chúng ta tu theo Phật mà chúng ta tu chưa hiểu biết gì lời của ông Phật dạy.

Những gì thông hiểu cần thông hiểu mà không thông hiểu làm sao tu? Mình hiểu nôm na làm gì? Niệm Phật để cầu vãng sanh thôi thì cái chuyện đó cứ niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", có mấy chữ thôi, không cần hiểu nhiều, chuyện đó không biết vãng sanh có được hay không? mà cứ mơ tưởng thôi chứ chắc gì, mà đạo Phật là đạo trí tuệ là đạo cần phải thông hiểu mà.

Những lớp người ta dạy đầu tiên, các con thấy dạy Chánh Tư Duy tức là triển khai cái tri kiến hiểu biết của chúng ta, là Chánh Kiến. Lớp Chánh Kiến làm cho chúng ta thấy, biết, hiểu như thật mà! đâu phải học sơ sơ mà hiểu như thật được đâu. Cho nên buộc chúng ta phải hiểu đúng, hiểu đúng thì phải có sự học, phải có sự hiểu biết ở trong đầu của chúng ta, phải có sự tích lũy, tích tập của nó. Cho nên nó mới có hiểu biết được, chứ không khéo thì nó không hiểu biết.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy