00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 106C - VẤN ĐẠO GIỚI LUẬT - ĐỘC CƯ - CHỌN PHÁP TU - TỨ NIỆM XỨ - TÂM XẢ - THẦY KHÔNG BAO GIỜ TÁI SINH TRỞ LẠI

CK 106C - VẤN ĐẠO GIỚI LUẬT - ĐỘC CƯ - CHỌN PHÁP TU - TỨ NIỆM XỨ - TÂM XẢ - THẦY KHÔNG BAO GIỜ TÁI SINH TRỞ LẠI

Trưởng lão: Thích Thông Lạc

Thời gian: 26/02/2006

Thời lượng: [56:58]

1- GIỮ GÌN GIỚI LUẬT - BA Y MỘT BÁT TRƯỚC KHI VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY

(00:10) Trưởng lão: Bình thuỷ ha con, con bây giờ làm hai bình.

Tu sinh: Không, con có một bình dùng hai ngày.

Trưởng lão: Một bình dùng hai ngày nó nguội hết sao?

Tu sinh: Dạ không nguội

Trưởng lão: Không nguội hả? À thôi được, như vậy tốt rồi. Không có sao đâu. Thầy mỗi ngày Thầy xin một bình thuỷ. Con biết tại sao không? Cái tật Thầy bị rét. Cho nên Thầy phải tắm bằng bình thuỷ. Còn bữa nào không có, ít quá thì con biết sao không? Thầy thấm cái khăn ướt mà nước ấm Thầy lau thôi, bởi Thầy sợ nước. Ở đời mình phải tiết kiệm mấy con. Sống phải tiết kiệm, bởi vì nước là sự sống mà, thiếu nó …​ thay vì mình tắm mình đừng dội nước quá nhiều, phí lắm và cô Út nấu được bình thuỷ nước cũng cực lắm cho nên mình phải cẩn thận tắm chừng mực, đừng có hao. Như vậy là mình không phí sự sống đó là mình thương yêu sự sống, cho nên đối với Thầy …​ Còn con còn hơn Thầy, một bình thuỷ mà xài hai ngày; còn Thầy bình thuỷ Thầy có một bữa, tức là tắm không.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(01:23) Trưởng lão: À, bởi vì cái bụng của con tốt quá. Thật sự ra thì như vậy là được chứ không có gì đâu mấy con.

Tu sinh: Dạ ý cô hỏi là xách hàng ngày ?

Trưởng lão: Hằng ngày như thường, đó cũng như hàng ngày mà đi khất thực. Bụng mấy con già cả rồi mà uống ba nước lạnh vô làm mất công bệnh thêm chớ ở đó. Xong rồi, mấy con còn hỏi gì nữa không mấy con?

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(01:57) Trưởng lão: Ờ, gửi cô Út, mai mốt nó có rớt thì xin lại. Chứ bây giờ nhất định tôi giữ gìn đó thôi chớ tôi không …​ Thật sự ra gửi cô Út thì cũng mất công cô Út lắm để cho mấy con cất nhưng mà mấy con cất là mấy con phạm lỗi. Bởi vì phạm cái lỗi là mình phạm giới luật mình tích trữ lại. Thay vì ba bộ đồ thì mình bây giờ tới bốn, năm bộ đồ thì không đúng. Cho nên mình gửi lại cô Út nhờ cô Út cất giùm, làm ơn cô Út mua cái tủ lớn lớn lớn rồi cô cất. Khi nào cần thiết mình thấy nó rách thì mình xin lại. Nhưng mà Thầy nghĩ vải xồ bây giờ ba bộ đồ mấy con mặc tới nó rách mấy con chứng đạo rồi, còn lo gì nữa đâu, không lo gì hết. Gửi hết đi rồi nói cô Út “cô có ai không có cô cho người đó”, nói vậy đi. Rồi chừng đó mấy con mặc đồ mới không, không có đồ cũ nữa.

Ông Phật ngày xưa, mới đầu đi lượm vải thây ma rồi sau đó người ta cúng dường vải rất đẹp luôn. Có phải không? đầu tiên mình lượm vải thây ma chứ, khi mà chứng đạo rồi Phật tử cúng dường áo đẹp lắm. Hồi đầu tiên Thầy về đây Thầy tu, mấy con nhớ không? Thầy bận cái áo mà mẹ Thầy chắp vá làm như cái áo lạnh mấy con, bị cái áo rách hết rồi tới miếng vá nó rách nữa rồi, Thầy chấp lên vá nữa, cứ vá miếng vá nó rách rồi chấp vá vậy cho tới cuối cùng cái áo của Thầy nó thành cái áo lạnh. Nhưng mẹ Thầy muốn bỏ nhưng Thầy nói : "Không, mẹ đừng có bỏ, mẹ bỏ, may cái áo tốn tiền lắm. Bây giờ cứ những cái áo nào cũ cũ, rách thì mình cứ xé rồi vá vào cái áo lành. " Cái áo đó quý lắm mấy con, mấy con chưa từng thấy.

Tu sinh: (nghe không rõ)

(03:53) Trưởng lão: Rách hết rồi á con. À thôi, xé nó, cất đi, bỏ đi

Tu sinh: Hôm trước con có chỉ có hai bộ thôi mà (04:03) : nghe không rõ

Trưởng lão: Bỏ đi. Con chỉ giữ ba bộ đồ thôi.

Tu sinh: (nghe không rõ)

Trưởng lão: Bỏ đi, đừng tiếc. Coi như là bây giờ thay vì bộ nào nó cũng rách hết, coi cái nào lành thì để, còn cái nào rách thôi bỏ. Mình chọn lấy ba bộ đồ đủ rồi thôi con.

Tu sinh: Con chưa đủ ba bộ. Con mới có hai bộ rưỡi.

Trưởng lão: Vậy còn thiếu, hai bộ rưỡi còn thiếu, thiếu cái áo hay thiếu cái gì?

Tu sinh: Con thiếu áo dài tay.

Trưởng lão: À, chưa có áo dài tay, xin cái áo dài tay.

Tu sinh: Con còn (nghe không rõ)

(04:49)Trưởng lão: Bỏ luôn, cái rách bỏ luôn. Không có mặc, để rồi kiếm cái khác.

Tu sinh: Những bộ quần áo …​

Trưởng lão: Thôi bây giờ nó khác rồi.

Tu sinh: (nghe không rõ)

Trưởng lão: Cái thời của Thầy nó khác cái thời con rồi. Thôi bây giờ con đi tu rồi bây giờ Thầy bảo đảm cho con ba bộ đồ thôi. Đừng có lo cái vấn đề này nữa, bỏ đi, nó rách bỏ đi con.

Tu sinh: (Nghe không rõ)

(05:34) Trưởng lão: Ờ, con còn nợ Thầy những cái bài thì con phải làm hết. (05:38) …​ Trong lúc đó, mặc dù vào lớp Chánh Tư Duy nhưng mà con vào mà còn đang nợ Thầy một số bài khi nào xong rồi thì dẹp hết. Khi nào con viết xong rồi, không có vẻ (05:55) …​ nghĩa là lo tu thôi, tối ngày chỉ ôm cái Tứ Niệm Xứ; cho nên dẹp hết, cho nên vì vậy bây giờ viết, giấy con cần Thầy sẽ cung cấp cho con đầy đủ …​ Còn ba bộ đồ với một cái bình bát, một cái áo tràng do đó thì Thầy sẽ cho con một cái y thượng của khất sĩ, Thầy cho con đủ …​ Còn tất cả những vật dụng cần thiết của người nữ thì các các con giữ lại để các con dùng. Còn những cái gì khác thì các con hãy giữ gìn giới luật cho trọn vẹn. Cái cần thiết thì mấy con giữ, còn cái không cần thiết thì không giữ.

Thôi bây giờ mấy con về. Xong rồi, ngày tháng các con có chút, nó mau quá. Rồi Thầy chào mấy con về, mấy con về.

Tu sinh: Thưa sư, sư cho con ở lại hỏi một chút.

Trưởng lão: Rồi, rồi con ở lại đi. Có gì con?

(Thầy nói chuyện với Phật tử một số thưa hỏi ngoài),

Tu sinh: Thưa Thầy con muốn nghiên cứu về cái dàn bài.

Trưởng lão: Con căn cứ vào dàn bài đó con. Rồi con bớt những điều mà cô Út viết về cái vô lậu như Định Xả Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền mấy cái đó thôi (08:18). …​ Thầy tính Thầy ghi lại cái dàn bài cho vừa (08:28) …​ mất thời giờ nhiều quá …​ Mà Thầy đang lo cái thất cho con của cô Tập, cho cô Út sẽ lo thất cho mấy con tu tập với cô Tập, các con ở cho yên tĩnh chút, tội nghiệp mấy con!

(08:42) đến (09:18)(Thầy nói chuyện với Phật tử một số thưa hỏi ngoài)

2- CHỌN PHÁP TU PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN VÀ ĐẶC TƯỚNG CỦA TỪNG NGƯỜI.

(09:19) Trưởng lão: Ờ, vậy con tu Tâm Xả đi con.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Coi như con tu Tâm Xả thì rất dễ. Tâm Xả thì con có như Định Niệm Hơi Thở, tất cả những chướng ngại gì thì con dùng Định Niệm Hơi Thở thì con xả ra thật sạch. Còn cái xả kia là con dùng Định Vô Lậu con xả hết. Nghĩa là tất cả các niệm gì nó khởi ra thì Định Vô Lậu. Tức là con đã làm bài thì nội cái bài vở mà con viết thì con (09:48)…​ cho nên nó yên ổn đi, không có gì hết. Xả thì Thầy đã trang bị cho mấy con đủ để con xả hết rồi.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(09:59) Trưởng lão: Con khỏi tu Tứ Niệm Xứ con, con tu Tâm Xả thì nó cũng tự nó quay lên trên Tứ Niệm Xứ. Nó không phóng dật là nó ở trên Tứ Niệm Xứ rồi. Nhưng mà con không có tu Tứ Niệm Xứ bởi vì tu Tứ Niệm Xứ là con phải nương theo hơi thở con tu, con phải hít ra vô thì con phải biết cách xả. Cho nên vì vậy mà con tu Tâm Xả bởi vì cái chướng của con rồi cho nên con tu Tâm Xả là tốt nhất. Đúng cái chướng, cái nghiệp chướng của con, mà con tu Tâm Xả Thầy thấy nó dễ, nó ngồi chơi thôi. Rồi cái người mà người ta không có lý luận giỏi đó, người ta tu Tâm Xả. Vì Tâm Xả nó ngắn, nó gọn khi mà cái niệm nó khởi ra, ngay đó nó biết liền nó xả. Nó ngồi chơi, không tu pháp nào hết.

Tu sinh: Ví dụ như là bây giờ con tu mà cái niệm khởi nó sân lên

Trưởng lão: À, mình nghĩ đây là ác pháp thôi, đây là nhân quả. Đây là nhân quả, là ác pháp, mình đuổi đi, mình không chấp nhận. Tức là xả đó.

Tu sinh: Xong cứ ngồi chơi vậy đó. Nó quay lại thì mình kệ nó

Trưởng lão: À, nó quay lại thì mình kệ nó. Mình cứ ngồi chơi bình thường thôi. Mà ngồi chơi bình thường yên tĩnh là nó quay vô, không chạy đi đâu khỏi cái thân nó đâu.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(11:06) Trưởng lão: Ngồi xả con. Xả cái niệm. Coi như là mình nương vào cánh tay để mình định. Lấy cánh tay đuổi đi, tức là xả đó. Hành động đó là xả đó. Vì cái hơi thở mình bị chướng con, nên con đưa cánh tay ra, vô. Đó là hành động xả đó. Đủ hết rồi mấy con, còn con?

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Cũng được con, không sao đâu. Thì bây giờ con xin khai giới, chừng nào uống hết hộp sữa đó. Bây giờ mình biết uống mấy ngày, con xin mỗi ngày con uống một lần. Cũng dễ thôi. Nghĩa là trưa con ăn cơm, con uống ly sữa. Con xin khai giới uống hết hộp sữa này thôi. Vì con đã có lòng …​ , mình sẽ sống trong thời gian mình giữ gìn nghiêm túc thì nó không bao lâu …​

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Ờ, được rồi. Ăn mía đây mai mốt con bị (12:30) …​ Nói đùa vậy thôi, chứ không sao đâu con, xin khai giới đi. Bởi vì khi vào cái lớp này là giới luật phải nghiêm chỉnh từ đây về sau.

Tu sinh: (không nghe rõ)

(12:44) Trưởng lão: Có gì ăn nấy như đức Phật ngày xưa mấy con. Sống như Phật, làm như Phật. Ai cho gì cũng nhận, không có để dành.

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Còn bây giờ cái gì mà bây giờ mấy con giữ lại chút ít thì mấy con phải khai giới. Chừng nào …​

Tu sinh: (nghe không rõ)

Trưởng lão: Thôi bây giờ nếu mà nó có những loại con xức để nó nóng đó, để nó trị phong thấp đó con. Còn cái thứ con xoa mũi này kia để nó đánh gió phải không? Ờ, được không có sao hết …​ , nó cũng chung, giống chung đó nhưng mà mỗi loại nó đều có đặc trị của nó riêng đó, thì được không có sao hết.

Tu sinh: Thưa Thầy, còn mấy cái bót đánh răng đó (13:45) …​

(14:05) Trưởng lão: Đánh dỡ thôi chứ bây giờ dẹp hết bỏ. Cái nào mình cũng đánh, bỏ, không cần. Một đánh một.

Tu sinh: Đánh cái nào con cũng đánh

Trưởng lão: Cái nào cũng đánh thì thôi bây giờ chọn cái nào còn cứng, tốt hơn; cái nào tốt hơn con giữ một cái thôi, còn bao nhiêu cái đó bỏ, để mình lập hạnh. Cái giá trị của cái hạnh tốt lắm con. Cho nên mình tiếc nó cái mình mất cái hạnh. Thường thường mình tiếc, cái chuyện nhỏ mọn mà mình tiếc …​ Cái phạm hạnh, cái giới hạnh làm mình tốt, nó thành cái thói quen. Cho nên con lựa …​ bây giờ ba cái bàn chải phải không? Cái nào tôi xài tôi thấy được, còn cái kia tôi đem đốt bỏ hết.

Bởi vì con xài rồi, không lẽ con xài rồi con cho người ta. Con đã súc miệng rồi giờ cho người ta sao được, phải không? Chừng nó mới thì được, còn nó đã xài rồi. Chỉ cần một cái duy nhất, mình đi đâu mình cũng có một cái thôi, chừng nào cái đó nó không xài được nữa. Còn ai cho thì từ chối hết, người Tu sĩ không để dành. Người Phật tử họ hay làm cho chúng ta phạm giới, làm cho Tu sĩ phạm giới. Họ cúng dường cho mình thứ này, thứ kia. Mình vì lòng nhiệt tình của họ mà mình chết, giới luật mình phạm hết. Nhất định, mình phải nói thẳng, chừng nào mình thiếu mình xin, mình không thiếu thì thôi. Phật tử thương chúng tôi là những người Tu sĩ có giới luật, không giới luật còn ra gì nữa. Từ chối hết. Nhớ lời Thầy mấy con tu, cứ theo lời Thầy, từ chối hết. Còn không từ chối, vô cho cố vào thì (15:38) …​

Tu sinh: (không nghe rõ)

(15:54) Trưởng lão: À, như vậy thì con xin cô Út đó, con sẽ gửi cô Út mua mấy cái ghế đá. Bây giờ nó có mấy cái đường đó con, cái khu mà dưỡng lão mới làm mấy cái đường, con thấy không con? Mình mua mấy cái ghế đá để dài dài theo đường đó, để cho mấy bác, mấy cụ, người ta đi kinh hành, người ta có cái ghế ngồi. Mua được một cái cũng tốt, hai cái cũng tốt không có cần nhiều. Rồi mai mốt, Thầy thấy cô Út có tiền, Phật tử nào có tiền Thầy xin cho Thầy mua năm ba cái để trên đường đó, để người ta đi kinh hành, lát mỏi chân, người ta ngồi người ta nghỉ. Tốt chứ không có gì, bây giờ cất giữ tiền làm cái gì.

Tu sinh: Vậy thưa Thầy, con tu Tâm Xả, con vẫn đi kinh hành được đúng không ạ?

Trưởng lão: À, đi kinh hành được chứ sao không? Đi kinh hành là mình xả thôi. Tức là xả cái buồn ngủ. Con hành động đó mà con không biết con xả à? Con xả buồn ngủ. Tất cả những phương pháp của Phật hầu hết là phương pháp xả, xả ly đó mấy con. Cho nên các con tập tu đều là tập xả hết. Mình áp dụng vô thì nó lòi cái mặt xả của nó ra hết. Xả ly. Con đi kinh hành là con xả buồn ngủ chứ gì, con biết rất rõ đâu có gì đâu. Nếu mà không đi thì nó gục, tức là con đang tu Tâm Xả.

Tu sinh: Tức là con đi tâm bình thường ạ

Trưởng lão: Ừ, cũng bình thường thôi. Mình đi mình không có tập trung đâu, mình xả mà. Mình tu Tâm Xả mà tôi không tập trung vào đâu hết, tôi chỉ đi. Đi để không có buồn ngủ thôi.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(17:34) Trưởng lão: À, mình thí dụ như bây giờ con tu Tâm Xả mà con xả ra, con xả cái gì, con xả cái tâm gì đó thì con tác ý cái tâm đó.

Tu sinh: Còn lúc bình thường không có cái gì hết thì con ngồi quán thân, ví dụ như thân con thấy sợ thì con …​

Trưởng lão: Ừ, thì xả cái sợ.

Tu sinh: Con không tác ý gì

Trưởng lão: Được chứ, vì cái tâm mình hay sợ đó

Trưởng lão: Bây giờ con ngồi ngoài này mà con hay sợ ma quá, bắt đầu rút đầu, rút cổ nữa, thì con tác ý nó: "Đừng có sợ, ma có đâu mà sợ" con tác ý vậy.

Tu sinh: Con tác ý miết

Trưởng lão: Ờ, tác ý miết, tác ý hoài, chừng nào nó không sợ nữa. "Mày mà sợ, tao lết mấy cái gò mả, tao leo trên cái mả cô Cảnh tao ngồi cho mày sợ!"

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À, được con!

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(18:31) Trưởng lão: À, lúc quét sân thì con nhắc "cái tâm phải tỉnh thức ở trên cái quét sân đó, để coi tránh kiến, tránh này kia quét nó chết tội nghiệp!" Con quét sân thì con nhắc như vậy.

Tu sinh: Quét chết tội nghiệp!

Trưởng lão: Ờ, quét nó chết tội nghiệp, mình nhắc nó để cho mình tỉnh thức, để cho mình đừng có quét sân, tức là mình xả cái tội ác. Hành động đó là xả cái tội ác. Người ta hiểu được cái hành động của mình làm thì tỉnh thức để mình không cho làm cái sự đau khổ của chúng sanh, để mình xả.

Tu sinh: Con nhắc "Tôi quét sân, tôi biết tôi quét sân"

Trưởng lão: Ờ, được "Tôi quét sân tôi biết tôi quét sân" để nó tỉnh thức

Tu sinh: Đó là tu Tâm Xả ?

Trưởng lão: Tu Tâm Xả.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Chứ sao con, coi như là mình quét sân mình tỉnh thức, đó là mình tỉnh thức để xả đó con, nếu con không tỉnh thức con xả không nổi đâu.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Ờ, chớ không phải đâu, nó là tỉnh thức là xả đó. Cho nên tỉnh thức là Từ, là Tâm Từ đó. Như là gợi Tâm Từ là lòng thương của mình, nhưng mà Tâm Xả là (19:33) …​ bởi vì nó rộng nghĩa lắm, cái nào mình tỉnh thức mình mới xả, chứ không tỉnh thức mình biết gì mà xả.

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

(19:52) Trưởng lão: À, con làm bài xong rồi thôi, khỏi cần làm nữa. Kỳ này làm Thầy không có chấm nữa đâu. Làm để nhớ thôi, chứ không có chấm nữa. Bây giờ hết rồi, bữa nay là bên nữ không có góp bài gì nữa hết.

Tu sinh: …​ bây giờ chúng con chỉ ngồi chơi, có gì thì là tác ý đuổi đi.

Trưởng lão: Ờ vậy đó con, tác ý đuổi đi, có gì chướng ngại đều tác ý đuổi đi.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À, con ha con, bây giờ con ở tạm cạnh chỗ đó đi, rồi cô Út sẽ sắp xếp cho con, chỗ mà để khi mồng một này con vào cái chỗ con tu, mẹ con cũng vào cái chỗ tu này.

Tu sinh: Bây giờ con dọn hết đồ về nha. Con dọn sạch, chừng đó con xuống, đem một cái ba lô với ba cái y với cái áo tràng, với cái bình bát

Trưởng lão: Rồi, đúng rồi, như vậy là dọn nhẹ nhất.

Tu sinh: Rồi con đi thẳng tới cái thất của con sau đó con tu

Trưởng lão: Rồi, đó. Coi như cái thất nào để cho mình vào cái thất đó mình tu.

(20:53) Tu sinh: Chú Chân Trí hỏi con, con nói con đem cái máy tính về con cất luôn thì chú nói là để lại mà dùng, để gửi lại chừng nào thấy có cần thì dùng. Vậy cái máy tính với cái máy in của con bây giờ làm sao thưa sư ông?

Trưởng lão: Cái máy tính khi mà vào lớp tu rồi thì thôi không giữ cái máy tính, máy in đó gì nữa hết. Máy tính gì đó, dẹp hết đi con.

Tu sinh: Vậy con còn bài nợ Sư Ông thì con làm sao?

Trưởng lão: Bây giờ con còn bài nợ của Thầy thì con giữ lại trong khoảng thời gian này để làm cho xong cái bài.

Tu sinh: Con tính toán nay con về con viết luôn thì ngày mốt con lên con nộp hết toàn bộ luôn.

Trưởng lão: Ờ, làm sao mà đầy đủ hết thì chừng đó con sẽ học.

Tu sinh: Không có còn cái gì nữa, máy tính thì sao Sư Ông?

Trưởng lão: Còn máy tính hả con?

Tu sinh: Con gửi lại chú Chân Trí ha?

Trưởng lão: Cũng được con. Con gửi chú Chân Trí cũng được, còn không thì con cất đi. Bây giờ lo tu thôi chớ còn…​

Tu sinh: Cất đi nhưng cất là có phạm giới không Sư Ông?

Trưởng lão: Coi như là cái đó là vật sau khi mình tu xong rồi mình sẽ làm công việc, chứ không phải cái đồ đó là cúng dường cho mình đâu. Nhưng mà giờ tu thì mình không sử dụng nữa.

Tu sinh: Con để ở đây được hay con đem về?

Trưởng lão: Theo Thầy thấy để ở đây thì gửi cho chú Chân Trí cũng được, còn không thì con đem về để mà chỗ nào cẩn thận, sau này con còn sử dụng lại.

Trưởng lão: Con cảm ơn Sư Ông.

Tu sinh: Vậy là con gửi chú Chân Trí.

Tu sinh khác : Con bạch Thầy, con xin trình Thầy (22:15) : nghe không rõ …​

Tu sinh : Con gửi Sư Ông cái hướng dẫn sử dụng nó.

(23:20) Trưởng lão: Được rồi con. Con lấy cái bài này con, con theo cái dàn bài này con làm. Xả Vô Lượng Tâm con làm chưa con?

Tu sinh: Dạ xong hết rồi ạ!

Trưởng lão: Hết rồi hả con. Xả Vô Lượng Tâm con làm rồi hả con?

Tu sinh: Dạ con làm xong hết rồi.

Trưởng lão: Chỉ còn mấy bài kia thôi phải không con?

Tu sinh: Dạ, nhưng mà tại vì con còn một cái ý là tư duy tích cực trong bài Tứ Vô Lượng Tâm con muốn viết một bài riêng đó thành ra con đang viết dở cái tư duy tích cực.

Tu sinh: Thành ra là bây giờ Sư Ông muốn thì con nộp bài Tứ Vô Lượng Tâm mà nó dở dang cái tư duy tích cực.

Trưởng lão: Thôi được rồi. Con sẽ làm thêm cái đó cho nó hết ý đi.

Tu sinh khác: (nói tiếp) (23:59) Con ngồi mới có một lúc thì con thấy nó 30 phút hơn, chứ nó không phải là mười phút nữa. Một chút con thấy 30 phút mà con thấy nó cũng bình thường, như thể mới bắt đầu vào ngồi, nó không có chút nào là nó tê, nó mỏi, hoặc là nó thế này thế khác. Như vậy là lúc nãy con thấy Thầy nói tu cái Tâm Xả, tức là con cũng ngồi như vậy. Tâm Xả tức là cứ ngồi chơi bình thường như vậy, khi niệm đến thì xả, không niệm đến thì thôi cứ chơi. Như vậy Thầy nói con là tu Tứ Niệm Xứ hay là tu Tâm Xả?

Trưởng lão: Theo Thầy thấy con tu Tứ Niệm Xứ mà quan sát như vậy nó có cái thoát hơn, phải không? cho nên nó (24:39) …​ đúng không?

Tu sinh: Thưa Thầy cho con thêm một ý nữa, mấy người đi cùng với con có …​?

(24:44) Trưởng lão: Có con. Nói cô Út sắp xếp …​

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: (nói tiếp) Còn Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm rồi Bộ Giới Luật đó con, rồi Những Lời Phật Dạy

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Được con, con tu Tứ Niệm Xứ thì con tốt lắm con. Bởi vì coi như là mình quan sát được trên cái thân của mình. Nó có cái pháp ôm phao. Bởi vì con tu cái đó nó không có xả. Bởi vì nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ là nó tỉnh thức ở trên này là tự nó đã xả rồi. Nó không có ba cái chướng, bây giờ từ cái thanh tịnh đi vào nó không bị động. Còn cái tu Tâm Xả, chứ mình ngồi chơi cho nên nó hay bị vào, vào rồi xả, vào rồi xả. Nó khác mấy con, cái này nó còn niệm nó xả, nó vô nó xả. Còn cái này nó không có niệm bởi vì mình quan sát kỹ quá nó đâu có niệm nó vô được. Con thấy không bây giờ tu Tứ Niệm Xứ trên đó mình tỉnh thức của mình, trên cái Định Tỉnh, trên cái tỉnh thức của mình, trên cái quan sát đó quán tâm, quán thân cho nên nó nhiếp phục tham ưu, không có cái gì ưu phiền cho mình được; nhiếp phục từ trên đó mà.

Tu sinh: Vâng ạ, không phải tác ý gì nữa phải không Thầy?

Trưởng lão: Không tác ý con, mình lo mình quan sát ở trên mình, chỉ có …​

Tu sinh: Tỉnh thức bao nhiêu thì nó không còn một thứ gì là …​

Trưởng lão: Nó không còn. Nó xả hết rồi. Cái pháp Tứ Niệm Xứ nó hay lắm mấy con. Nó đâu phải như mọi lần mà mấy con tu Tứ Niệm Xứ quan sát vẫn có niệm mà mấy con xả, có đau mấy con xả đâu. Đó là mấy con tu Tứ Chánh Cần. Các con hiểu chưa?

Tu sinh: Có đêm con bị cảm, nó có thể là ra đến hai ba cái khăn nước, nước nó cứ ra như là …​ Con chỉ ôm có một cái pháp, con cứ im như vậy, nó cứ vào thì con cứ im lặng như vậy, con thấy là nó khỏi cái bệnh.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(26:36) Trưởng lão: Bây giờ hả con, bây giờ tối làm sao. Rồi được con.

Tu sinh: Con xin Thầy con tu Tâm Xả, con về nhà con lựa một cái góc vắng để con tu. Con cũng lên xuống đây.

Trưởng lão: Để hỏi đó con, để hỏi biết cách tu Tâm Xả

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Rồi, rồi. Thầy sợ tối quá, thôi cũng được. Con đi đi!

Tu sinh: Con xin Thầy, con không có đủ để lên lớp chính thức. Thành ra con làm theo cách của con, con cũng lên…​

Trưởng lão: Không sao đâu con, coi như là con cứ đến rồi Thầy sẽ lần lượt hướng dẫn cho con, chứ để không con cũng lớn tuổi rồi. Con cứ về tu là cũng tốt rồi. Con gặp chỗ nào yên tĩnh con tu Tâm Xả. Con ngồi chơi bình thường thôi, yên tịnh đừng có bị động, rồi thỉnh thoảng con lên đây hỏi, có gì khó khăn thì con đến con trình.

Tu sinh: …​ mình xả ha Thầy

(27:37) Trưởng lão: Cô Út ơi, con lấy sách con cho mấy người . Con đứng dậy đó con.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Cách thức xả Thầy sẽ dạy cho con cách thức để mà con tự viết những cái bài thuộc về Tâm Xả, nó trang trí cho con cái kiến thức về xả cho nó đầy đủ những cái pháp xả. Mình có những kiến thức về xả nó mới …​

Tu sinh: Xin Thầy gợi ý cho con

Trưởng lão: Thầy sẽ cho con những tài liệu con về đọc nó, đọc những tài liệu đó rồi con thấm nhuần được cái lý đó rồi, bắt đầu bây giờ con mới theo cái điều kiện đó, con mới nghĩ cuộc đời của con coi thử cái việc làm của con xả như thế nào? Với cái thực tế cuộc sống của con.

Tu sinh: Là như bây giờ con nghe mấy cái băng ạ

Trưởng lão: À, không con. Con cứ về đi. Thầy sẽ chuẩn bị cho những tài liệu đó.

Tu sinh: Dạ …​

3- PHÂN BIỆT TU TẬP TỨ NIỆM XỨ VÀ TU TÂM XẢ.

(28:33) Tu sinh: Dạ thưa Thầy bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ có được không ạ?

Trưởng lão: À, được rồi con, tu Tứ Niệm Xứ. Thầy nói "Tứ Niệm Xứ là đệ nhất pháp". Ông Phật ông chết ông còn di chúc lại chúng ta mà "lấy Tứ Niệm Xứ làm hòn đảo" mà

Tu sinh: Vâng

Trưởng lão: Nhớ nha!

Tu sinh: Như vậy con không cần quan sát từ trên xuống, từ dưới lên mà con cứ nhìn chung chung hết tất cả.

Trưởng lão: Chung chung toàn bộ

Tu sinh: …​ Con tỉnh thức trên thân của con.

Trưởng lão: Tỉnh thức ở trên thân con là đủ rồi, đó là quan sát. Tỉnh thức càng Định Tỉnh nữa, càng sâu nữa thì không có ác pháp gì mà chướng ngại hết. Cho nên con nói: "Sao mà tôi tỉnh thức vậy mà một tiếng đồng hồ nó qua mà tôi thấy nó nhanh quá!". Đó, đó các con thấy, thời gian không có đối với nó nữa.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Nó tỉnh như vậy mà, cho nên nó không còn có thời gian nữa

Tu sinh: Con kính bạch Sư Ông, tức là mình tỉnh thức từng chút một, không bỏ sót một giây nào hay là như thế nào ạ?

Trưởng lão: Nó tỉnh thức, bởi vì quan sát vậy là nó đang làm công việc nó luôn luôn nó quay vô à, nó không có cần quay ra, mà khi nó quen rồi các con thấy nó ở trên cái thân con. Ở ngoài người ta làm tiếng động gì nó cũng không quay ra. Tu Tứ Niệm Xứ tới mức độ đó các con thấy, bởi vì nó miên mật ghê gớm lắm. Nó không còn một kẽ hở nào, luôn luôn không lìa cái thân nó rồi. Cái tâm không lìa cái thân, nó Định Tỉnh ở trên đó mà cho nên nó nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Thầy nói Tứ Niệm Xứ thì Nhất Dạ Hiền, một đêm làm Thánh Hiền. Còn tu Tâm Xả mấy con còn lâu đó. Bởi vì ngồi chơi mà có gì đâu thành ra nó tới rồi thì mình mới xả còn không thì mình lấy gì mình xả. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ đi mấy con sẽ thấy nó hay lắm. Tuổi mấy con già mà mấy con ôm tu Tứ Niệm Xứ được thì giống như ôm phao vượt biển rồi.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Rồi

Tu sinh: Dạ con kính bạch Thầy, con bây giờ đang còn một cái bệnh thì nó hết rồi nhưng mà cái phổi của con còn có cái đờm mà con vẫn phải nuốt xuống cái, mà bây giờ con vẫn chưa rõ đẩy nó hay là …​

Trưởng lão: Đẩy lui bỏ con, xả luôn, không có còn chướng ngại gì trong thân con hết. Sung mãn toàn bộ là cái thân con nó mạnh khoẻ, không còn chướng ngại gì nữa, mới là thật tu. Rồi, xong rồi, bây giờ mấy con còn hỏi gì nữa không?

(30:43) Tu sinh: Ví dụ như là con giặt hay con làm những công việc gì đi chăng nữa thì nó vẫn ở trên cái hơi thở có được không? con ở trên hơi thở để mà quan sát cái thân đó.

Trưởng lão: Ờ, con làm cái gì đi nữa thì con biết con làm công chuyện đó nhưng mà con vẫn quan sát cái thân con. chứ không phải ở hơi thở đâu.

Tu sinh: Nó nương theo hơi thở thì có được không?

Trưởng lão: Nó nương theo hơi thở là con ngồi yên. Bây giờ con đang giặt đồ này. Con vò, con vẫn vò ở đây con biết nhưng mà con chỉ quan sát, nương cái hành động ngoại, con đi thì con nương bước đi mà con quan sát cái thân. Thầy chưa có dạy cái vấn đề mà đi kinh hành để mà tu Tứ Niệm Xứ chớ nó không có nương hơi thở.

Tu sinh: Con đi con chỉ biết bước chân, với con biết nó động ở cái thân của con.

Trưởng lão: À, từ cái chân của mình bước đi tới lui, sự rung động ở cái thân trên bước đi kinh hành, nó tỉnh thức ở trên cái thân.

Tu sinh: …​ quan sát cái thân …​ hôm sau Thầy dạy

Trưởng lão: …​

Tu sinh: Thưa Thầy tu Tâm Xả mà thí dụ như nó khởi lên một cái điều gì con có …​

(32:04) Trưởng lão: Nếu mà điều kiện tu Tâm Xả là biết ta xả đó. Nó kỹ lưỡng lắm mấy con. Trước sau gì cái niệm đó, mình nhớ nó như vậy, như vậy đó cái bắt đầu mình phải xả bằng cách nào? Xả bằng pháp Nhân Quả hoặc là bằng pháp Vô Thường, hoặc là bằng pháp Bất Tịnh? Nó tuỳ theo, hoặc là Từ Tâm hay là Bi Tâm. Từ Tâm ở trong xả mà, cái đó cần Từ Tâm thì mình thực hiện Từ Tâm. Cho nên con viết thành cái bài, nếu mà con đã viết rồi thì ngay đó con nhớ rồi, còn cái nào con chưa viết thì nó không có nhớ.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Con nói mà tu Tâm Xả có phải không?

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Làm công việc hàng ngày tu Tâm Xả nó dễ thôi, không có gì. Con tỉnh thức ở trên công việc của con đang làm đó. Nó không chướng ngại thì thôi mà có chướng ngại thì tác ý xả đi. Cũng vẫn tỉnh thức đó con.

Tu sinh: Cũng luôn luôn trên thân quán thân ạ?

Trưởng lão: Không, không con, quán thân thì là tu Tứ Niệm Xứ rồi. Bây giờ nó tỉnh thức thôi, nghĩa là mình tỉnh thức ở trên hành động của mình. Nhưng mà có chướng ngại gì thì mình xả. Chẳng hạn, bây giờ con đương lặt rau thì con biết con lặt rau thôi, chứ không có quan sát trên thân con đâu. Nhưng mà nó có cái niệm, nó khởi ra niệm gì đó thì con sử dụng tri kiến của con để xả.

Tu sinh: (Không nghe rõ) …​

(33:24) Trưởng lão: Bởi vì mình tỉnh rồi nè con. Mình đang tỉnh.

Tu sinh: …​(Không nghe rõ)

Trưởng lão: Tức là mình xả. Mình biết nó, mình biết nó rõ để mình xả. Hết rồi phải không? Mấy con về đi, con còn hỏi điều gì thêm nữa không?

Tu sinh: ý tu sinh trình Thầy đang làm bài về Tâm Xả, nhưng bận có duyên sự nên chưa làm xong …​

Trưởng lão: Trong cái bài của con mà Thầy trả con chưa? Trả rồi, phải không con, trả xong hết rồi?

Tu sinh: …​ Con có cái bài Tâm Xả, coi như là con làm …​

(35:22) Trưởng lão: Còn thiếu phải không?

Tu sinh: Vâng, còn thiếu một ít nữa thưa Thầy

Trưởng lão:Thôi đủ rồi, thôi. Vậy là cũng được rồi con.

Tu sinh: Vậy con xin nộp luôn cho Thầy. …​.

Trưởng lão: À, thôi. Thôi tạm đủ rồi thôi, khỏi cần mấy con.

Tu sinh: Dạ. Vậy con nộp cho Thầy luôn ạ.

Trưởng lão: Rồi, được rồi.

Tu sinh: (Không nghe rõ) …​

(36:24) Trưởng lão: Ai? Con hở, con thì tu Tâm Xả đi con bởi vì nó bị chướng cái hơi thở con đó.

Tu sinh: Nhưng mà con muốn (36:31) nghe không rõ …​

Trưởng lão: Cũng được, theo con thì Thầy thấy cái chướng của con thì nên tu Tâm Xả, chứ còn tu kia phải tập trung trên cái thân của con đó, cái chướng của con.

Tu sinh: (Không nghe rõ) …​

Trưởng lão: Tu Tâm Xả ngồi chơi thôi có gì đâu. Tu Tâm Xả là khoẻ nhất đó.

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

Trưởng lão: Bây giờ không có chướng ngại gì thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ là tốt nhất bởi vì nó là cái pháp có cái phao rồi.

Tu sinh: nghe không rõ …​

Trưởng lão: Còn tu Tâm Xả là ngồi chơi tối ngày, chơi không có làm trò trống gì hết. Ngồi chơi, ngồi chơi sướng lắm.

Tu sinh: Con bạch thầy, Tâm Xả ngồi chơi không có ôm pháp, con sợ con một lúc là con bị mông lung.

Trưởng lão: Mông lung sao được, ngồi chơi chớ mà nó sinh nhiều chuyện lắm đó.

Tu sinh: Con bạch Thầy, thế thì Tâm Xả con vẫn phòng hộ sáu căn không ạ? Có phòng hộ không ạ?

Trưởng lão: Nếu không phòng hộ thì con…​ giới luật đều phải nghiêm chỉnh hết chứ. Tu cái này mà tới giai đoạn này Chánh Tư Duy rồi thì đâu có còn mà…​

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

(39:05) Trưởng lão: Nghĩa là cô Út cổ làm xong mấy cái nhà xong rồi mấy con lớn tuổi cô đưa ra khu dưỡng lão hết, bây giờ cô đang làm. Còn cô Tập thì cô Út (39:16) không nghe rõ …​. trong này khu chuyên tu chúng bị động

Tu sinh: Dạ, (nghe không rõ) …​

Trưởng lão: Rồi, ở tạm ngoài đó đi con

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

Trưởng lão: Con nghe biết rồi phải không?

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

(40:04) Trưởng lão: Con hả? chỗ nào con? nghe không rõ…​ Được con, không có gì, con để trong gói đồ

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

Trưởng lão: À bây giờ con bị chướng ngại của con đó. Cho nên con tu Tâm Xả chứ không có gì. Con bị chướng ngại. Bây giờ con tu mà nhiếp tâm có đối tượng, có chỗ nào đó thì con bị chướng ngại vì vậy con khó tu, con ngồi chơi mà con vẫn tập tỉnh thức trên cái ngồi chơi …​ , cứ tập tỉnh thức trên đó để mà xả tâm đừng để cho nó …​ , diệt hôn trầm, thuỳ miên …​

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

(43:44) Trưởng lão: Con vô đây nó trễ quá làm sao tu được con, nó trễ quá, bốn tháng rồi, bắt đầu người ta lên lớp Chánh Tư Duy rồi. Con sẽ vào dịp tới ngày mồng một tháng Mười năm nay đó. Mồng một tháng Mười âm lịch, Thầy sẽ mở khoá Chánh Kiến trở lại con. Còn bây giờ nó đang lên lớp Chánh Tư Duy rồi con. Nghĩa là ngày mốt này là vô lớp Chánh Tư Duy rồi, thành ra con đến con làm sao vô học lớp Chánh Tư Duy được con.

Tu sinh: Thưa Thầy, con xin Thầy cho con vô học …​

Trưởng lão: Tu từ từ đi con. Bây giờ không có thất, hết thất rồi con. Bây giờ Thầy còn đang …​ lớp học đang chiếm hết chỗ mà.

Tu sinh: …​(Nghe không rõ)

Trưởng lão: Bây giờ đưa cô Tập đến chỗ nào cho yên ổn, đừng có người để cho cô bình tĩnh lại, để đông người thì nó không được bình tĩnh. Cho nên đang tìm mấy chỗ để mà …​ Hiện giờ mà dời cho mấy con đi ra ngoài kia cho nó yên tĩnh chút. Giờ thêm nữa rồi biết ở đâu bây giờ, cả nam cũng không còn thất, mà nữ cũng không còn thất. Vì cái lớp học mà con biết Tu sinh đông lắm, cho nên nó đông quá. Thì bây giờ con xin, con không hỏi trước, con phải hỏi bây giờ khi nào lớp học mở đúng ngày, lúc đó con vô thì có lớp học chứ không phải là con xin là có lớp.

Tu sinh: (nghe không rõ) …​

Trưởng lão: Làm sao mà con ở đâu người ta cũng ghét con hết vậy? Chắc chắn là tại con ở …​

Tu sinh: (Nghe không rõ) …​

Trưởng lão: Chớ con hỏi cái gì đây?

Tu sinh: Dạ. con có một món …​

(46:28) Trưởng lão: Mà thôi bây giờ con cất đi, tối rồi, mai sẽ nói. Chứ bây giờ tối rồi con, tối rồi con, hết giờ rồi. Tối rồi. Nãy giờ các con biết là gần sáu giờ rồi. Năm giờ, năm rưỡi rồi. Chứ bây giờ mà Thầy giải quyết mấy con nữa thì thôi. Còn con thì bây giờ Thầy đâu có giải quyết, Thầy đang giải quyết cái lớp học. Con bây giờ con biết cô Út ngoài kia còn không, con ra con hỏi xin cô Út ấy chớ? Cô sắp xếp chứ?

Tu sinh: Không nghe rõ …​

Tu sinh: Cái thất của con đủ hết Thầy.

Trưởng lão: Rồi thì bây giờ cứ con nghỉ đỡ đó đi con. Chứ bây giờ làm sao bây giờ. Thầy còn đang phải giải quyết vậy con. Bây giờ trong Tu viện hết nhà, hết cửa rồi. Bây giờ cô Út còn có không. Tối nay, con biết bây giờ Thầy còn ngồi đây mà tối nay một xấp vở của bên tăng mà còn chưa chấm bài, thì các con biết Thầy phải thức suốt đêm để chấm bài chứ gì? Lẽ ra trong 1 tiếng đồng hồ mà Thầy giải quyết cho mấy con xong rồi. Thì buổi chiều này Thầy chấm bài được một số rồi. Ngày mai là Thầy phải trả bài hết đó, mà bây giờ bên nữ mấy con còn gửi Thầy một tập đây nữa. Lẽ ra, Thầy không dám nhận đó, phải xong hết đó.

Tu sinh: (47:54)- (49:08) Ý Tu sinh nói nhờ Thầy hướng dẫn nên Tu sinh nắm và tu Tứ niệm xứ được dễ dàng

4- THẦY KHÔNG BAO GIỜ TÁI SINH TRỞ LẠI.

(50:20) Trưởng lão: Thôi để Thầy đọc cái này Thầy sẽ trả lời cho con hết.

"Ở trong Thành phố Hồ Chí Minh thì họ nói với con rằng. Lúc là Thầy Thông Vân vào tu với Thầy tại Tu viện. Thầy Thông Vân có thỉnh cầu Thầy khi nhập diệt hoá sanh lại độ chúng. Thầy cho biết trong này Thầy Thông Vân sẽ gặp một bé trai tám tuổi có gương mặt giống Thầy, tức là hóa sanh của Thầy. Xin Thầy cho con biết Thầy còn hoá sanh trở lại thế gian hay không? "

  • Đó là một câu hỏi hả, nhưng mà sự thực không có như vậy đâu. Khi mà hết cái tâm mà mình đã vô lậu rồi, thì nó không còn tham, sân, si thì không còn tái sanh trở lại nữa. Thầy sẽ không bao giờ tái sanh nữa. Nghĩa là không bao giờ tái sanh nữa, nghĩa là bây giờ Thầy đem hết sức của Thầy duy trì mạng mạch Thầy sống để Thầy dựng lại chánh pháp cho chúng sanh: Cái nền đạo đức Nhân Bản - Nhân Quả, mà hễ Thầy làm xong rồi là Thầy đi, Thầy không trở lại làm người bởi vì Thầy biết thế gian là các pháp vô thường; Bất Tịnh không ở đâu …​ lúc có, lúc không; không còn chút nào mà ham ở đây nữa, ra đi là vĩnh viễn. Cũng như đức Phật Thích Ca không bao giờ tái sinh, cho nên đức Phật Thích Ca thường nói ở trong kinh "Ta chỉ còn có một kiếp này nữa mà thôi. " Thì Thầy cũng vậy, Thầy cũng chỉ còn một kiếp này nữa thôi. Đây là chuyện mà thầy Thông Vân nói chứ sự thật Thầy không có tái sinh.

Tu sinh:Vậy con muốn hiểu là. Ý con muốn nói là có phải là thầy Thông Vân cùng chung cái tưởng không thưa Thầy?

Trưởng lão: Cùng chung cái tưởng đó

Tu sinh: …​ con thấy vô lý …​

Trưởng lão: Thầy Diệp Thảo là nói trong cái tưởng đó

Tu sinh: Có phải là thầy Thông Vân, thầy Diệp Thảo là cùng chung cái tưởng không

(52:01) Trưởng lão: Cùng chung cái tưởng con, Thầy Thông Vân cứ nghĩ rằng một người tu thì chứng Pháp Phật vẫn còn tái sinh, sau này thầy sẽ gặp Thầy.

Tu sinh: Lấy ví dụ như…​ không nghe rõ.

Trưởng lão: Khi mà nó còn tham, sân, si thì nó mới tái sinh, còn không tham, sân, si thì không tái sinh.

Tu sinh: Thì con nghe Thầy nói còn một kiếp này cho nên con mới dám hỏi.

Trưởng lão: Nó nói tưởng đó. Thầy nói trong kinh Tương Ưng - một người tu xong hết cái lậu hoặc rồi như Thầy thì từng cái hành động nói không có lậu hoặc, nó không làm cho tương ưng với ai được hết. Nó hết rồi cho nên Thầy nói hoặc ai làm gì làm Thầy buồn giận, Thầy không có buồn giận gì hết. Ai muốn nói gì thì nói, Thầy đứng trên đầu sóng con cho nên vì vậy tâm Thầy bất động cho nên cái từ trường của Thầy là từ trường thanh thản, làm sao mà tương ưng với người nào đâu. Người ta có tham, sân, si trong đó còn Thầy không có tham, sân, si thì làm sao mà tương ưng, tái sinh được. Con hiểu chỗ đó không? Như vậy đó là cái tưởng đó.

Tu sinh: Cái tưởng nó nói lên đúng không ạ?

Trưởng lão: Cái tưởng nói đó con.

Tu sinh: …​Không nghe rõ

Trưởng lão: Cái tưởng nó nói bậy, nói bạ không à. Cái tưởng đó.

Phật tử hỏi về lớp Chánh Tư Duy

(53:29) Trưởng lão: Chánh Tư Duy hả, nó không kịp đâu, bài vở nó làm vậy không đủ đâu. (53:33) …​

Tu sinh: …​Không nghe rõ

Trưởng lão: Nó độc cư là nó bị tưởng đó. Nó như vậy là nó đang sống trong tưởng rồi. Hồi mà nó còn đi học nó đã bị tưởng. Nó nói trong cái tưởng. Khi không nó tưởng là Cấp Cô Độc, nó tưởng là Xá Lợi Phất. Nó tưởng đủ thứ hết, La Hầu La. Nó tưởng tầm bậy. Người nào nó cũng tưởng đó con. Nó sống hầu hết là nó bị tưởng.

Tu sinh: Nó tưởng tùm lum, tưởng con là A Na Luật, tùm lum hết (53:58) …​

(54:03) Trưởng lão: Nó bị tưởng không trách nó được. Nó bị tưởng. Cái đó là nói trong tưởng đó con. Thầy Thông Vân cũng bị tưởng đó con.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Thầy Thông Vân cũng bị tưởng đó con. Hai người đó là bị tưởng .

Tu sinh: nghe không rõ …​ tại bữa vừa rồi đi tình nguyện chung với con …​

Trưởng lão: Nó nói bậy, nói bạ, nói trong tưởng đó con.

Tu sinh: …​ Tưởng nó ghê gớm vậy ha Thầy

Trưởng lão: Tưởng nó bậy bạ, đúng đó con. Tất cả cái đó đều tưởng hết Bởi vì sống trong tưởng thì nó trật hết, nó không đúng đâu.

Tu sinh: Thưa Thầy, có phải là người sống trong tưởng cái tâm nó lạc, (55:17) …​ Nó không tu đúng Chánh Kiến

Trưởng lão: Nó không tu đúng Chánh Kiến nào đâu, nó không vô đâu. Nó nói tầm bậy, tầm bạ.

Tu sinh: Vậy là trước đây con

…​Nghe không rõ …​

(55:31) Trưởng lão: Hết duyên, bởi vì nó bị tưởng rồi, nó rời ra rồi. Nó nói bậy bạ, không có đúng đâu.

Tu sinh: …​(Không nghe rõ)

Trưởng lão: Thôi giờ con lo con tu đi.

Tu sinh: …​ Nghe không rõ …​

Trưởng lão: Được con, không sao sách nào cũng hay, cũng được. Đó là người ta thăm dò coi thử coi mình thích quyển sách nào, coi đặc tướng của mình như thế nào, không có gì con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy