00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 105B - GIỚI LUẬT VÀ TỨ NIỆM XỨ - 8 PHÁP ĐỘC NHẤT - KIỂM TRA QUÁN THÂN-TỨ NIỆM XỨ

CK 105B - GIỚI LUẬT VÀ TỨ NIỆM XỨ - 8 PHÁP ĐỘC NHẤT - KIỂM TRA QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 26/02/2006

Thời lượng: [01:00:12]

1. GIỚI LUẬT VÀ GIÁO PHÁP LÀM CHỖ NƯƠNG TỰA

(00:00) Trưởng lão: Và trong cái lớp học chúng ta, Thầy mong rằng hết cái khóa học này, thì những người mà ngồi trước mặt Thầy đều là chứng quả giải thoát hết. Mong như vậy đó mà. Mấy con cố gắng để sự ước mong của Thầy nó thành một cái sự thật mấy con, bởi vì mình bỏ cuộc đời mình đi tu rồi mấy con.

Nhưng mấy con nhớ kĩ, nếu mấy con mà phạm giới, phá giới, thì Thầy tin rằng mấy con: một là mấy con cố gắng ức chế tâm là mấy con bị điên, không có thể nào mấy con chạy khỏi cái vấn đề này. Mà hai là mấy con phải bỏ cuộc đi về thôi chứ không có cách nào khác hơn hết.

Phạm giới, phá giới là bị điên đó, bởi vì ở đây là Chánh pháp của Phật mà, "Lấy giới luật và giáo Pháp ta làm chỗ nương tựa, làm chỗ vững chắc". Các con nghe lời đức Phật, khi mà đức Phật sắp nhập Niết Bàn, đức Phật giới thiệu cho chúng ta biết cái câu đó rất lớn.

Lấy giới luật và giáo Pháp ta, mà giáo Pháp tức là Tứ Niệm Xứ và giới luật tức là những đức hạnh mà Thầy đã soạn thảo được hai tập giới luật rồi, còn bốn tập nữa Thầy không có thì giờ, chứ lẽ ra có thì giờ thì hôm nay, tệ nào Thầy cũng viết được hai tập nữa mà.

Thì mấy con đó, đức Phật đã di chúc lại cái lời di chúc mà: " Lấy giới luật ta và giáo Pháp ta làm Thầy", các con nghe cái lời nói. Mà cái giáo Pháp mà thì đức Phật xác định rằng Tứ Niệm Xứ , cho nên nói đến Tứ Niệm Xứ, đức Phật: " Nó là cái hòn đảo, nó là cái chỗ nương tựa vững chắc cho cái người tu" .Thì đừng lìa giới luật, thì Tứ Niệm Xứ là cái hòn đảo vững chắc cho chúng ta đi đến đích cuối cùng.

Nên các con nhớ những lời mà Thầy dạy này, mà đức Phật trước khi chết, đức Phật đã di chúc lại, đã nói lên những lời cuối cùng, lúc còn những phút giây trên thế gian này, Ngài đã vì thương chúng sanh mà nhắc chúng ta cái Pháp nào để mà chúng ta tu tập. Như vậy chúng ta biết rằng chúng ta tu tập đúng, sai.

2. TÁM PHÁP ĐỘC NHẤT

(01:55) Trưởng lão: Mấy con còn nhớ Thầy có nói, có tám Pháp độc nhất, đó là bốn Pháp Tứ Vô Lượng Tâm: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả là bốn Pháp và Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Đó là bốn Pháp độc nhất, nghĩa là tu duy nhất một pháp đó cho đến cứu cánh.

Bốn pháp Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả thì mấy con hiểu rồi . Nhưng mà đến mà Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền dường như là mấy con thấy nó là một loạt ở trong đó là gọi là Tứ Thánh Định. Cũng như mấy con nghe một loạt là Tứ Vô Lượng Tâm: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả một loạt chứ gì, có phải không?

Thì Tứ Thánh Định thì Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, một loạt đó. Nhưng ở đây đức Phật đã nêu lên cái bài kinh Bát Thành, là pháp độc nhất. Nghĩa là chúng ta tu Sơ Thiền không chúng ta cũng sẽ đi đến cứu cánh đó, chứ không phải là phải cần phải nhập Nhị Thiền.

Nhưng mà chúng con có thể ôm Nhị Thiền chúng ta đi vào cái cứu cánh đó, bởi vì cái bài kinh Bát Thành đã xác định được điều đó, chứ đâu phải nhập Nhị Thiền, Sơ Thiền đâu. Khi tâm chúng ta tu Tứ Niệm Xứ đó, thì đi qua cái ngõ khác rồi mấy con, chứ không phải đi qua pháp độc nhất đâu.

Tứ Niệm Xứ nó đâu phải pháp độc nhất đâu, phải không? Nó đâu có phải đâu, bởi vì Tứ Niệm Xứ nó tu quan sát trên 4 chỗ. Cho nên khi mà Tứ Niệm Xứ sung mãn thì nó có bảy năng lực Giác Chi. Cho nên đức Phật, cái bài kinh thực phẩm đó, đức Phật nói Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của bảy năng lực của Giác Chi, phải không? Bảy Giác Chi.

Mà Bảy Giác Chi là thực phẩm của Tam Minh, của Ba Minh, các con nhớ không? Mà Ba Minh là Tứ Thần Túc chứ gì. Có Tứ Thần Túc mới có thực hiện được Ba Minh, tức là Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh chứ gì? Ba Minh.

Mà là Bảy năng lực của Giác Chi nó là thực phẩm của Ba Minh, thì Bảy Năng Lực Giác Chi là Tứ Thần Túc, các con hiểu không? Có Tứ Thần Túc mới có thực hiện Tam Minh chứ không có Tứ Thần Túc làm sao thực hiện Tam Minh. Tuệ Như Ý Túc đó, là Tam Minh đó chứ cái gì, đó mấy con thấy không? Nó là thực phẩm mà, con đường đó khác đó mấy con.

Bây giờ đi con đường này nó khác, con đường độc nhất này nó khác nó không phải là đi cái chỗ sung mãn Tứ Niệm Xứ đâu, nó không phải sung mãn Tứ Niệm Xứ nhưng tự nó sung mãn Tứ Niệm Xứ, nó rất hay, chúng ta đi. Bây giờ Thầy tu cái Tâm Từ hay hoặc là Tâm Bi, Tâm Xả

Bây giờ Thầy nói, hôm qua Thầy kiểm tra, trong đó có Mật Hạnh, trong cái số người tu Tâm Xả, cái người mà viết văn dở quá cho nên không có lý luận giỏi cho nên khó xả, khó mà tu cái Tứ Niệm Xứ, tu Định Vô Lậu, thì cái số đó được 7, 8 người thì Thầy kiểm tra Thầy hỏi, tới chừng hỏi Mật Hạnh.

(05:04) Thầy nói bây giờ, chú Minh Tâm lên nói: Mật Hạnh, Mật Hạnh đi ra uống cà phê, phải không? Thầy hỏi bây giờ khi bị mời đi uống cà phê. Bởi vì cái Tâm niệm có cái niệm đi uống cà phê, vậy thì con xả như thế nào? Mình tu Tâm Xả phải xả chứ, nó cũng dục chứ phải không đâu.

"Thì nó sẽ nói một loạt xả, nào là tai hại, nào là đó sẽ sanh dục, nó nghiện ngập, nó thèm, không có cà phê nó thèm, bây giờ con nghĩ nó là tai hại cho con như thế này thế khác, rồi con xả. Nhưng mà thưa Thầy, khi con xả rồi, cái Tâm con, con thấy sao nó ở trên thân con, nó cứ biết hơi thở. Bởi vì con xả rồi nó không có còn thèm cà phê nữa, thì con thấy sao nó cứ biết hơi thở con, nó không có đi đâu hết"

Các con cảm thấy, người ta nói xả thôi chứ người ta có nhận. Hầu hết là 8 người đều tu Tâm Xả, Thầy hỏi đều trả lời, nhưng mà không nhận ra khi xả rồi Tâm ở đâu. Mật Hạnh lại thêm chút là biết được cái Tâm mình đang ở đâu, thì nó ở trên Tứ Niệm Xứ chứ đâu, phải không?

Cho nên vì vậy mà khi nó ở trên cái hơi thở, mà nó không có tập trung trong hơi thở thì tức là nó đã nhìn thấy toàn bộ nó ở trên cái thân nó hết, tức là nó không phóng dật, các con biết không?. Đó người ta tu Tâm Xả mà nó trở về Tứ Niệm Xứ, nhưng mà trở về Tứ Niệm Xứ thì mấy con quan sát Tứ Niệm Xứ.

Còn người ta không quan sát Tứ Niệm Xứ, tự nhiên nó ở trên đó, nó xả hết rồi tự nhiên nó phải ở đó. Bởi vì nó xả nó đâu còn gì nữa, chứ không phải nó xả rồi nó đi lang thang ở ngoài, không có phải đâu, cái tâm mình xả hết nó phải quay vô, các con hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên vì vậy trong cái khóa tới đây thì có lẽ là tới mùng một, thì trong cái số người mà tu tập về cái Tâm Xả thì trong khi đó Mật Hạnh trở về với vị trí tu ban đầu, lúc đầu. Cho nên khép chặt cửa để mà nỗ lực tu. Cuộc đời đã ra một cái thời gian rồi, đã thấy chán ngán quá rồi, không còn gì là hạnh phúc nữa, bây giờ vô ráng tu, tu lại.

Thì Thầy nghĩ rằng, trong một cuộc đời mà tu mà đi ra như vậy, mà không bị lôi cuốn, không bị đắm chìm, đắm mê ở trong cuộc đời, mà còn trở lại thì chắc chắn là sẽ tu tốt, không đến nỗi xấu đâu. Bởi vì nó có một cái kinh nghiệm rồi, kinh nghiệm xả. Cho nên trước kia đó, khi ở trong thất tu thì nó thấy nó xả tâm tốt lắm.

Nhưng mà nó nghĩ như thế này, nó khởi nghĩ như thế này: từ thuở nhỏ tám tuổi theo Thầy tới giờ, xả hết rồi, mình biết cuộc đời là cái gì đây ? biết nó ngon, nó dở như thế nào, đâu có biết. Bây giờ phải ra cho nó biết, chứ xả hết cái dục rồi còn biết cái gì?

(07:51) Cho nên anh xin Thầy anh ra. Nhưng mà Thầy không cho, Thầy nói bây giờ tu phải ráng tu, đừng có tìm hiểu nó, nó khổ lắm, nhưng mà người ta có hiểu biết đâu, người ta có biết cái khổ đâu, người ta có biết cái dục lạc nó khổ như thế nào đâu ? Mình nói khổ Thầy biết chứ còn nó biết cái gì, đứa con nít mới lớn lên mà. Cứ nhốt ở trong chùa không biết cái gì khổ ?

Cho nên vì vậy Thầy nói thì cũng nghe lời, cũng không dám cãi, nhưng mà cảm thọ đến nó đánh. Rồi xin Thầy đi trị bệnh, Thầy nói chết nằm tại chỗ không có đi, Thầy nói cho mấy con thấy, coi như là Thầy cũng bắt buộc đó.

Nhưng mà không biết anh khôn ngoan như thế nào không biết. Ảnh nói: Thầy nuôi con mà giờ con đau bệnh mà Thầy bỏ con, Thầy không có cho con đi uống thuốc, chắc con chết. Như vậy là Thầy không có thương con, con xin Thầy con đi trị bệnh thôi, rồi con về con tu.

Thật sự ra thì Thầy nói đó cũng là cái nghiệp thôi, chứ Thầy biết là đi ra là nguy hiểm lắm, nhưng mà đúng. Khi đi ra xuống bệnh viện Bình Dân, bởi vì đau cái ruột, đi cầu không được chứ không có gì. Nó quậy phá đến cái mức độ vậy, do đó đi xuống bệnh viện Bình Dân.

Không ngờ đi xuống dưới, cái cô Y tá trẻ đẹp ở dưới, trời đất ơi! cô chăm sóc quá kỹ. Rồi thêm một cái số tu sĩ nữa, tu sĩ mà nữ mà đi vô đó học bác sĩ, học gì không biết. Rồi gặp anh này lại mua kẹo, mua bánh, mua khăn, mua kiểu gì đủ thứ đem biếu, bởi vì thấy ông thầy nhỏ nên đồng cảm với người tu mà. Người ta cảm mến mình đó, chăm sóc, người ta lo lắng, mà thấy cái chú này cũng dễ thương.

Cho nên vì vậy mà thôi bây giờ về thôi, chịu ra đời luôn chứ làm sao bây giờ. Tụi con thấy nguy không? Chứ nếu mà ở trong chùa thì chắc không bị đâu, tại vì đi ra nó Ma Vương ghê gớm thiệt. Nhất là mới vô đó, lại bệnh viện mới vô, thì cái cô này, không biết cô y tá này cô cảm tình như thế nào, mà không biết cái đời nào mà không biết, cô lại cô hỏi thăm, rồi cô lo giấy tờ đàng hoàng vô, khỏi có cần ai lo hết, cô lo hết rồi cô chăm sóc, cô săn sóc đủ thứ, trời đất ơi! gây cái tình cảm ghê gớm lắm, gây cái ơn nghĩa ghê gớm.

(10:07)Thầy nói thật ra Ma Vương nói tới đó, mình mà tu thanh tịnh nó tới, mà sự thật ra cái người nào mà từ tuổi trẻ mà vô tu rồi, các con thấy cái người đó rất hiền lành. Cái tướng mạo người ta tu đó, nó thiện cảm, dễ cái người khác cảm lắm, cảm xúc lắm, họ hiền lắm. Cho nên cái chú Mật Hạnh này đi ra đời Thầy thấy nguy hiểm.

Nhưng mà may được cứ đi ra, đi vô mà ở gần bên Thầy, nó không bị ác pháp nó lôi, chứ nếu mà xa Thầy nó bị lôi, lôi chết được. Nhưng mà bây giờ mà Thầy nghe trở lại Thầy rất mừng, trở lại tu, chứ nếu không mà chừng một vợ, hai ba con rồi. Phải nuôi cho tới nó lớn khôn mới đi tu chắc Thầy chết mất.

Không phải dễ đâu mấy con, chuyện đó không phải dễ đâu. Cho nên, rất khó lắm đó là một cái chuyện đời, vì vậy hôm nay Thầy nói mấy con đủ phước duyên sắp xếp gia đình ổn hết rồi không có dính dấp một cái điều gì, con đường tu chúng ta là có phước lắm.

Cho nên nó còn những cái nghiệp, nhưng mà chúng ta hôm nay coi như là cái nghiệp chúng ta đều chuyển biến rất nhiều, trong khi mấy con được ngồi yên đây mà tu tập. Thì Thầy nghĩ rằng cái lớp mà Thầy mở nó cũng đúng lúc.

Nhưng các con nhớ rằng, chúng ta ngồi yên như thế này chứ sự thật ra là đang ở trên đầu sóng, nghĩa là cái lớp học của chúng ta mà hôm nay triển khai cái lớp Chánh Kiến mà học tập như thế này đó, thì những bài vở, những lời thuyết giảng của Thầy nó sống động, nó khắp toàn cầu, người ta theo dõi người ta biết, thì có cái ông Đại thừa nào mà không biết mấy con.

Còn bây giờ biết cái lớp học như thế này đó, thì họ đã hiểu biết Thầy đã nói Đại thừa sai như thế nào, rồi họ cũng biết hết. Thì chắc chắn là chúng ta không yên đâu, nó tìm đủ mọi cách chứ không phải không.

Vì vậy mà Thầy mong cái lớp chúng ta phải tu chứng quả A La Hán cho sớm chút, chứ để lỡ mà có gì Thầy mà Niết Bàn rồi thì mấy con chới với đó, gà con mà mất mẹ đó coi chừng diều nó xớt hết. Mấy con hiểu chưa?

3. QUÁN THÂN TRÊN THÂN

(12:22) Trưởng lão: Cho nên mấy con phải cố gắng sống độc cư trọn vẹn, tu tập đúng, đừng có quá ức chế tâm, mà tập đúng cách. Trên thân quán thân, quán như thế nào đúng, quán như thế nào sai. Bởi vì mình chia hai cái phần cho nên mình không có tập trung trong một cái điểm.

Phần thứ nhất như đức Phật đã dạy mình chia ra để quán cái thân của mình: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Thì các con thấy mình chia hai phần, mình biết hơi thở mà mình lại quan sát thân của mình, thì hai phần rồi thành ra nó đâu có xoáy tập trung vô một cái điểm đâu.

Nếu mà một hơi thở không thì mấy con bị ức chế trong một cái điểm đó, các con hiểu chưa? Còn ở đây mình cảm giác toàn thân của mình mà nhưng vẫn còn biết hơi thở.

Bây giờ mấy con tập ngồi rồi sau đó mấy con tập đi, Thầy dạy đi để quan sát chứ đâu phải mà tôi cũng đi quan sát đâu, muốn quan sát đại được à? Nhiều khi quan sát bậy nó ức chế tâm sao? Cho nên ở đây phải tập rất là, sự hướng dẫn rất kỹ lưỡng để khi mà vào thất mà ôm tu đó thì mình sẽ tu tập.

Nhưng bây giờ làm sao? khi mà mình tu Tứ Niệm Xứ đó, mình tu từng phút, từng giây mình tu. Bắt đầu vô Thầy cho mấy con tu, người nào khá thì mười phút, mười phút liền; còn người nào dở thì ráng tu năm phút, năm phút mà quan sát thân của mình thôi, các con biết không?

Ráng quan sát kĩ năm phút rồi nghỉ, nghỉ khoảng độ chừng ba phút, hai phút, hay một phút. Rồi tu tập trở lại năm phút nữa, tập quan sát thôi, chứ đâu có tập tu ức chế tâm. Đừng có tập nó hết vọng tưởng. Mà mình quan sát kĩ thì không vọng tưởng, cứ hít vô thì biết cái thân từ đầu tới chân, thở ra chỉ biết từ chân cho tới đầu thôi, cứ cảm nhận như vậy được rồi.

Tập như vậy đi rồi nó có hiện tướng tưởng cái gì ra, cái gì đó thì cái trường hợp đó sẽ xin gặp Thầy để Thầy chỉnh lại cho nó đúng chứ không khéo, bắt đầu bây giờ cứ thấy hơi thở nó luồng ở trong thân cứ chạy lên chạy xuống hoặc là như cái ống thụt nó chạy lên, chạy xuống vậy.

Thấy cái hơi thở mình nó cứ chạy lên chạy xuống vậy hoài, thì như vậy coi chừng nó lại sai đi. Cho nên khi mà nó có cái cảm nhận là cảm nhận toàn thân, còn có người họ cảm nhận cái thân của họ, họ thấy như một cái cục vậy hà. Rồi bắt đầu cục này nó thành cục đá mất, nó nặng làm sao! Cho nên nó nhiều cái sự việc mà nó có thể xảy ra mà chúng ta không lường được.

(15:04) Những cái cảm nhận ở trên cái thân chúng ta, quán sát ở trên cái thân chúng ta nó có nhiều cái sự việc nó xảy ra. Mà nếu mà những cái sự việc xảy ra mà không kịp báo cho Thầy biết thì nó để lâu nó sẽ thành tưởng, cái cảm giác tưởng thì nó quá, xả nó rất khó.
Cho nên khi mà nó thấy hiện tượng nào đó nó không đúng, thì bắt đầu nói tâm hôm nay con thấy nó như ống thụt mà con thổi, nó thụt lên, thụt xuống như thế này, như vậy có được không? Con thấy nó cảm nhận cũng rõ ràng cái thân mà, sao nói cái hơi thở của con giống như là nó thụt ống bể?

Thì hỏi Thầy, Thầy mới chỉnh sửa lại cho, thì nó mới có thể đi đúng, hoặc là nó hiện tượng nào khác hơn. Bởi vì cái lúc mà cảm nhận để mà quán sát cái thân của chúng ta, cũng như mình quan sát một cái gì cho kỹ, thì mình nhìn từ trên này xuống dưới này thì nó không bị trụ vào một cái điểm, không bị gom tâm.

Thí dụ như Thầy nhìn cái này, Thầy nhìn toàn diện cái này từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, mà Thầy cứ nhìn lên, nhìn xuống vậy, nó không có đứng một chỗ cho nên nó không bị trụ tâm. Nó không bị ức chế, phải không? Mình tập như vậy, cho nên đức Phật nói: "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" mà toàn thân thì mình nghe nó cũng khó chứ, không biết chừng nó, cái thân mình nó một cục hay sao.

Nó là một cục toàn thân, mình nhìn mình cảm nhận nó một cục. Nhưng mà trong cái bài Pháp Thân Hành Niệm thì đức Phật dạy chúng ta: "Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết…​ " Thân hành, sự rung động đó, các con hít vô nó rung động cái thân. Cái hành là rung động đó. Thì đức Phật dạy cho chúng ta trong cái bài Thân Hành Niệm thì chúng ta thấy cái câu mà tác ý đó nó cụ thể rõ ràng.

(16:50) Đó mình nhận từ cái chân, trên chân á, tới cái chân của mình. Khi hít vô, nếu mà tâm mình thanh tịnh thì mình thấy nó có cái sự hít vô, thì bắt đầu nó có sự tiếp nhận không khí đó, nó có sự rung động ở trên cái thân của chúng ta.

Bởi vì nó có sự hoạt động hít vô, thở ra thì nó có sự rung động nhẹ từ trên đầu tới dưới chân. Chứ không phải là chỉ có cái phổi của mình nó tiếp nhận không khí đâu, mình chỉ biết cái hơi thở ra, vô chỗ cái phổi của mình thôi. Không phải! Cái đó là nó phẳng rồi. Nhưng mà khi tiếp nhận nó có sự rung động nhẹ toàn thân của chúng ta.

Thì học tu cho đúng cách, tức là học quán cho đúng cách. Mà hễ quán đúng cách thì nó nhiếp phục được tham ưu. Có vậy thôi chứ không có gì nữa hết. Mà quán không đúng cách làm sao nhiếp phục, cho nên đức Phật nói: "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu" làm cho mình nhiếp phục được ưu phiền trên đó không còn có nữa.

Thì như vậy là chúng ta tập quán trước cái đã, rồi quán đúng thì nó sẽ nhiếp phục tham ưu mà quán sai thì nhiếp phục không được. Bây giờ mấy con quán mà một hơi có cái niệm vô đó là quán sai rồi. Quán này chắc là quán, "đi quán", chứ không phải còn quán thân nữa cho nên nó quên rồi, vì vậy mà phải cố gắng tập.

Bây giờ thì, thay vì Thầy cho mấy con đọc những cái bài khác nữa nhưng nó mất thì giờ nhiều lắm, rất là nhiều. Chỉ sau này mấy con có dịp rảnh thì mấy con sẽ đọc, bởi vì như Tú mà viết cái bài như thế này nó quá nhiều mấy con, đọc nó ớn người.

Đọc hay thì có hay nhưng mà điều kiện là mình mất thì giờ nhiều quá, tốt hơn là để sau này nó sẽ được ghi vào trong cái tập Diễn đàn Chơn Như, rồi chúng ta lần lượt chúng ta sẽ đọc thấy chị em huynh đệ với nhau đồng tu chúng ta đều có những tri kiến hiểu biết về tất cả các pháp, xả tâm của mình như thế nào, rất là tuyệt vời!

4. THẦY KIỂM TRA QUÁN THÂN TRÊN THÂN

(18:51) Trưởng lão: Thì hôm nay, bây giờ các con sẽ ngồi lại để Thầy kiểm tra. Bắt đầu bây giờ đó, bây giờ như thế này, bây giờ đây là bốn hàng, phải không ? Mấy con sẽ ngồi quay mặt ra, còn hai hàng ở giữa này làm ơn đi ra ngoài bên kia, ngồi ở ngoài kia dùm Thầy đi.

(Toàn phân đoạn này đức Trưởng lão kiểm tra các tu sinh thực hành nên chất lượng âm thanh rất kém, không nghe rõ. Quý Phật tử thông cảm)

Bên đây ngồi một hàng bên đây. Bên đây ngồi một hàng bên đây đi, còn cái hai hàng bìa đó thì ngồi tại chỗ, phải không mấy con? Hàng bìa mấy con ngồi tại chỗ chứ, hai hàng giữa người ta đi ra ngoài, hàng bên đây thì đi qua bên đây. Còn hàng bên đây thì đi qua bên đây.

Còn con ở đây đi con. Mấy con lưu ý, mấy con biết cái chỗ mà: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Mấy con bắt đầu tu, bắt đầu là phải cảm nhận cái thân mình trước cái đã. Dù mấy con tu pháp gì tu, hồi nào tu cái gì tu Thầy không biết, nhưng mà bây giờ mấy con ở trong trạng thái nào cũng đừng có theo cái trạng thái đó, mà chỉ biết cảm nhận thân cho Thầy đúng theo pháp Thầy hướng dẫn đầu tiên này thôi.

Tu sinh: Con bạch Thầy, con hỏi Thầy

Trưởng lão: Rồi!

Tu sinh: Con bạch Thầy, chưa cảm nhận được cái thân của mình

Trưởng lão: Ai con?

Tu sinh: Thưa Thầy chúng con tập cái câu đầu thôi ạ?

(20:14) Trưởng lão: Câu đầu thôi. Bây giờ các con bảo: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" thì bắt đầu con ngồi lặng lẽ, cái bắt đầu con hít vô, thở ra con cảm nhận cái thân con. Để Thầy xem xét con có cảm nhận được không?

Tu sinh: Con bạch Thầy, con muốn hỏi, cái câu ấy mình thở được hơi thở bình thường ạ?

Trưởng lão: Thở bình thường thôi con, chứ không có thở dài, thở chậm. Thở bình thường như mình thở, hơi thở bình thường thôi. Thứ nhất là Thầy sẽ nhờ một cái người, người nào mà ngồi cổ cong, cổ rút, Thầy kéo lên hết, mà cúi Thầy cũng sửa lại hết chứ không có để mà ngồi khòm lưng, cúp cổ, ngồi cho thẳng đàng hoàng.

Tu thì phải tướng hảo quang minh chứ tu mà sao mà ngồi ẹo, ngồi sẹo, ngồi khòm lưng, ngồi cúi cổ không có được. Ngồi cho đàng hoàng, ngồi sao mà gọi là cho thẳng, thì ngồi. Ở đây ngồi phải ra tướng ngồi, mà đi phải ra tướng đi, phải oai nghi tế hạnh đàng hoàng chứ không phải là ngồi chơi được đâu. Dù là ngồi trên cái ghế cũng phải ngồi cho thẳng thớm đàng hoàng mới tu Tứ Niệm Xứ đó, chứ mà ngồi mà không có đúng cách thì tu Tứ Niệm Xứ không có được đâu.

(21:35) Rồi, mấy con ngồi thưa thưa ra để Thầy kiểm tra. Thầy đi xem coi, ngồi cái cần cổ coi nó sao đây? Các con cứ ngồi đi con, Thầy sẽ kiểm tra các tướng ngồi đó.

Mấy con xích ra đừng có ngồi gần quá, mấy con xích ra chút đi, đây chỗ này rộng nè (22:00- 22:24)

(22:34) Mấy con xả, mấy con. Bây giờ nghe Thầy hỏi nè! "Diệu Minh, con ngồi con quan sát thân con thế nào con trình cho Thầy nghe coi?"

Tu sinh: Dạ, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy, con quán thân trên thân, con quán thì thấy nó như là cái kim châm trên tất cả toàn thân, nó như là nó không bình thường; tê, nó như là kim châm trên tất cả toàn thân con cảm thấy vậy.

Trưởng lão: Con thấy cảm nhận như vậy, tức là con bị cảm nhận mà nó tê khắp toàn thân con như vậy đó, là con bị cái cảm giác của tưởng đó con. Bây giờ con tập lại như thế này nè: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, rồi con nương vào hơi thở, con lắng nghe từng cái bụng con phình lên, xẹp xuống theo hơi thở đó".

Nó khi mà con hít vô đó, thì con thấy cái cơ thể con nó nở ra, nó rung động, nó lớn ra, nó phình ra. Rồi con thở ra từ từ thấy nó rung động xẹp lại, như cái bong bóng, phình lên, xẹp lại. Tức là hít vô thì nó phình lên, nhưng mà con đừng có chú ý cái bụng phình, xẹp mà con cảm thấy như cái thân con nó nở ra, rồi nó co lại, con cảm nhận vậy.

(23:54) Đừng có lưu ý cái châm châm cùng thân con, nếu mà lưu ý châm châm cùng thân con đó, thì nó thành cái tưởng. Mà nếu đúng của nó đó là cái thân của mình hít vô làm như nó phồng ra, nó bự ra; rồi thở ra cái nó xẹp trở lại từ từ cũng như là trái banh nó xì hơi.

Đó thì con làm lại thử coi đúng không, con cảm nhận, đừng có cảm nhận ở chỗ bụng phình lên, xẹp xuống, thì nó thành Thiền Minh Sát Tuệ. Cảm nhận cái thân, toàn thân của mình, hít vô cái nó nở ra, rồi thở ra cái nó xẹp trở lại, mà nó xẹp toàn thân sao mấy con. Rồi con làm thử coi đúng không?

Tu sinh: Dạ, con cảm ơn Thầy

Trưởng lão: Ừa…​ ; còn Huệ Ân con tu, con cảm nhận thân sao con, trình cho Thầy nghe coi!

Tu sinh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy (24:50 -24:56)

Trưởng lão: Con thấy toàn thân con yên lặng không? Có cảm nhận toàn thân của con nó bất động không? Con thấy rõ từng chút ở trong thân con, chỗ nào cũng thấy yên lặng. Từ đây về sau là con nhớ: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" con thấy sự yên lặng của cái toàn thân của con đó, thì nó ngồi đó, nó im lặng đó, nó ngồi nó im lặng, con nhớ như vậy đô.

Còn con, con thấy thân con sao ?

Tu sinh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (25:30 -25:38).

Trưởng lão: Con không thấy từ trên đầu xuống dưới chân (25:41)

Tu sinh: Con thưa Thầy(25:44 - 25:49).

Trưởng lão: Con có cảm nhận toàn thân con hóp không? con phải cảm nhận từ khi mà lúc nương hơi thở hít vô đó, con thấy từ trên đầu nó đi xuống tới chân.

Tu sinh: Và đến bây giờ thì con thấy được thân là con ở hướng trên

Trưởng lão: Cái đó là cảm nhận trên, còn cái này cảm nhận toàn thân. Con nhớ tập làm sao mà cho đúng, cho đạt được mình cảm nhận rồi mai mốt Thầy hỏi trở lại, để xem sự cảm nhận đó có đúng không. Là nó sẽ nhiếp phục được những cái niệm, những cái hôn trầm, thùy miên, nhiếp phục được những cảm thọ trên thân con đau đớn, nó không có còn trên thân con đau nữa.

Cho nên mình tu Tứ Niệm Xứ gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ, tu một phút là sung mãn một phút, mà tu một giây thì sung mãn một giây. Nghĩa là nó không có rung động, nó bất động, nó im lặng, nó không có đau nhức, mỏi mệt. Mới đây mà cái chân con tê rồi, nó chướng rồi.

Tu sinh: Thưa Thầy nó có chướng ạ!

Trưởng lão: Chướng tức là nó có xen vô rồi tức là con biết chưa sung mãn, cho nên chưa có cảm nhận hết trọn vẹn, cho nên nó bây giờ nó tập trung chỗ, nó chưa có chỗ cảm nhận , chưa gì mà tê chưa nhiều, quán sơ sơ, còn đứng dậy được, chưa té

(27:19) Trưởng lão: Bây giờ con cảm nhận thân con như thế nào? Con bị mệt con không

Tu sinh: (27:10 - 27:30).

Trưởng lão: À, bây giờ cái hơi thở con nó hơi khó thỉnh thoảng con nhắc nó, tâm hướng vô, quan sát từ trên đầu xuống dưới chân, từ chân tới trên đầu, mấy con chỉ tập quan sát. Nghĩa là con nhắc tâm quay vô, để thằng tâm không phóng dật, cái kia là mình quan sát trên thân, từ đó con cứ thấy biết đều đặn từ đầu đến chân mà con thở mạnh. Cái bài pháp mà cái gì con nhớ, con nhắc tâm mình" Tâm quay vô, quan sát trên thân" bắt đầu các con quay vô cái tâm của con nó cảm nhận, nó quan sát, (28:13 - 28:15) nó cảm nhận (28:17: 28:21)

Tu sinh: Con thì con thấy nó (28:24 - 28;28).

Trưởng lão: (28:30 -29:50), nó tập trung nó quan sát, nó quan sát toàn bộ, quan sát cái tâm mình.

Tu sinh: Con xả (30: 10 -30:43)

(30:44) Trưởng lão: Tức là con thấy như là một cái bánh xe khi mà con hít vô trong như bánh xe mình bơm vô, còn thở ra thì như bánh xe bị xì, thấy nó rõ ràng từ ở dưới chân con nó xì ra, từ trên đầu nó bơm vô (30:59) mình cảm nhận đều đều, nhưng mà nhớ thời gian sau Thầy kiểm tra lại, coi như là nếu mà nó thay đổi với một sự cảm nhận trên thân thì tốt, còn nếu quan sát toàn thân (31:10 - (34:19) )

(34:21) Trưởng lão: Con cảm nhận cái thân con như thế nào?

Tu sinh: Thưa Thầy con tu Tứ Niệm Xứ, hơi thở ra vô, chưa cảm nhận được cái thân như thế nào.

Trưởng lão: Bây giờ các con tập như thế này, con tập hít vô, con hít vô thay vì hơi thở bình thường của con, con khó cảm nhận, con thở nhẹ đó khó cảm nhận. Con hít vô thô, con hít vô đầy, coi như mình hít vô đầy đó. Con hít vậy đó, thì con thấy cái thân của con nó sẽ phình lên. Rồi con thở ra, từ từ con thở ra cho hết cái hơi thở con hít vô, thì con cảm nhận được sự phình lên xẹp xuống của toàn thân, chứ đừng có ở trên cái bụng của con mà thấy nó phình lên xẹp xuống của cái bụng con thì không tốt mà thần kinh của con nó. Hít vô, đó mình hít vô cái thấy nó rung động từ, nỗ lực hít thật mạnh đó thì thấy nó rung động từ hết toàn thân.

Bởi vì mình tập lần lần, rồi sau đó mấy con tập nhẹ lần, nhẹ lần con cũng cảm nhận được. Mới đầu mình chưa cảm nhận cái hơi thở như vậy nè, để rồi sau này mình tập dần, mình xả cái hơi thở nó đi. Mình thở cái hơi thở bình thường, đó là chính xác, mình tập dần đến khi mình xả thì mình sẽ rành. Chứ không phải là bắt con thở hơi thở kiểu đó là nó đứt mạch máu, nó thành bệnh luôn. Nhớ con tập đi nhe, con tập đi Thân Hành Niệm

(35:42) Tu sinh: Con tập (35: 43 - 35:50)

Trưởng lão: Vậy thì con phải quay vô trong kia, nhìn cái thân của con mà đừng có nương cái hơi thở, mà con chỉ cần cảm nhận cái thân con. Ví dụ như: tâm quay vô nhìn cái thân, quan sát nó, mình nhắc nó vậy, mình để tự nhiên nó quan sát cái thân con. Ví dụ thêm cái hành động nó bồng bềnh, bồng bềnh con sợ nó sẽ làm cho con không quan sát được cái toàn thân của con, phải không?

Bởi vì nó bồng bềnh do nó làm ăn nó lệch bồng bềnh như một trái bong bóng mà nó ở trên cái mặt nước các con hiểu không? thì như vậy là nó khó cảm nhận được cái thân nó, còn con như thế nào? khi nó bồng bềnh thì con có cảm nhận(36:33)

Tu sinh: Con có cảm nhận (36:36)

Trưởng lão: Nó nhẹ nhàng, tức là con muốn nói thanh tịnh, nó nhẹ nhàng giống như nó bồng bềnh, nó nhẹ nhàng chứ không phải bong bóng, nó lăn như trái bóng mà mình bỏ trên mặt nước, nó bồng bềnh, nó lắc qua lắc lại còn cái này sao cũng có nhẹ nhàng, nó nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, cảm nhận trên toàn thân.

Còn con, con cảm thấy thế nào khi mà con cảm nhận thân con?

(37:24) Tu sinh: Bạch Thầy, khi mà con cảm nhận hơi thở của toàn thân khi con ngồi, thì hồi nãy con ngồi thì nó có hơi mắc buồn ngủ, với lại con tức, cái phổi con nó làm như nó hơi nhói nhói, nhưng mà nãy giờ đi vòng vòng phổi con thở lại, thở trong thì nó ấm cái thân con, từ nãy giờ con thấy cái thân con nó ấm mà cái phổi nó đau, giờ nó hết.

Giờ cái thân con nó ấm lại nó không có lên lại,

Trưởng lão: Hồi nãy

Tu sinh: Hồi nãy con thở bằng mũi thì nó hơi buồn ngủ. Dạ, còn nếu như con quay vô con thở (38:04) thì cái thân con nó ấm lên, nó nóng vùng lưng con luôn, nó không còn đau hay nhói gì nữa hết

Trưởng lão: Được rồi, con hoàn toàn là con tỉnh táo hoàn toàn, hồi nãy con nhớ buồn ngủ đó thì nó lờ mờ. Khi nó tỉnh thì con cảm nhận cái tâm trọn vẹn, cứ mỗi hơi thở là mình cảm nhận cái thân. Tức là nó quán, trên thân quán thân. Nó không phải là hơi thở đâu, trên thân tứ đại hơi thở nó là phụ mà nó quán thân của mình là chính.

Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ chỉ có quán thân, cho nên nếu mà hơi thở mình hơi ra hơi khó thì tác ý: "Tâm quay vô phải quan sát cái thân" lúc bây giờ nó chỉ cần mình quay trở lại mình nhìn, mặc dù giống như là mình nhìn chúng, nhìn chúng sinh vậy, mình nhìn xuống cái tâm của mình nhưng mà mình để cái tâm của mình tự nó quay vô nó nhìn.

Tu sinh: Hồi trước, mình nhìn mình không thấy, nó không quan sát toàn thân.

(39:12) Trưởng lão: Cũng được con, bởi vì cảm giác con là người bình thường mà con vẫn thấy cảm nhận cái thân con tức là nó đã nhìn từ con mắt nó mới cảm nhận được.

Tu sinh: Như vậy thì giờ con sử dụng cái bình thường hay là con phải trình lên để con hỏi?

Trưởng lão: Coi như là con tập những gì hít vô bình thường trở lại rồi nó không quan sát hơi thở, vì nó càng tỉnh táo nó nhìn vô nó cũng ở trên đó. Ở đây mình nhắc cái tâm: "Quay vô quan sát cái thân" cái bắt đầu nó, mình nhắc như vậy cái mình quay cái tâm mình vô, ủa sao cái tâm nhìn thấy có lực quay mình vô tức là nó quay vô cái đó là cái quan trọng đó.

Còn riêng con, con cảm nhận cái thân con như thế nào?

Tu sinh: Thưa Thầy con cảm nhận toàn thân nó (39:56) con thấy thân nó rung động (39:59) khi mà con hít vào con thấy nó(40:02 -40:06).

Trưởng lão: Có nghĩa là con thấy của cả toàn thân rung động từ chân tới trên đầu luôn cả hết nhưng mà cái bụng thì mạnh hơn, cái chân thì nhẹ hơn

Tu sinh: Cái ngực thì mạnh hơn, cái ngực có cảm giác nó rung động nhiều hơn, như con có cảm giác nó rung động toàn thân con, khi mà cái ngực rung động nhiều hơn khi con hít vào, nó làm sao nó như pháp hướng.

(40:25) Trưởng lão: Tức là mình cảm nhận được cái chỗ mà cái ngực của mình, khi mình hít vô cái phổi nó nở lớn ra thì cái ngực nó phải phồng lên cao, đồng thời thì mình cảm nhận rung động cái ngực của mình thì như vậy là mình cảm giác được cái thân của mình là như thế nào.

Tới con con, con cảm nhận như thế nào?

Tu sinh: Con bạch Thầy, con bắt đầu con vào (40:55 - 41:03) con thấy hơi thở vào con thấy thân cái thân con cảm nhận nó phình phình, từ xưa đến giờ con ngồi được ba phút (41:25), con thấy nó rung động toàn thân, tâm con nó như con cảm thấy hơi thở con con thấy toàn thân con nó như, con có cảm nhận cái thân con nó có toàn bộ thân con, nó có như là nó lấy khí ở ngoài của cái thân không phải là ở cái phổi nhưng mà khi cái thân nó lên nó xuống đều đều như thế con cảm nhận cái thân nó lên đều như thế mà nó rất là(42:01) con cảm nhận như thế.

Trưởng lão: Cảm nhận của con, con cảm nhận toàn thân nó rung động hoặc là toàn thân nó nhận xét qua sự rung động toàn thân thì đúng, nhưng mà trên hơi thở thì chịu, chứ còn nếu mà không có hơi thở mà mình cảm nhận được là tốt lắm. Bởi vì cái hơi thở là Định Niệm Hơi Thở để mà chúng ta xác định được cái vị trí để mà mình cảm nhận toàn thân của chúng ta qua cái hơi thở. Nên khi mà chúng ta không cần cái hơi thở mà chúng ta cảm nhận được thì nó quan sát là được.

Tu sinh: Con bạch Thầy, khi biết thân con lọt tưởng đó, thì là khi con đi khoảng ba đến năm phút thì bắt đầu thân con cảm nhận cái hơi thở, mà con lại biết cái thân nó lên xuống đều đều như thế. Nó cứ đều như thế, nhưng mà trong lúc đó thì con lại thấy hình như tất cả các cái bề mặt của cái thân này, toàn bộ cái thân, đến khi mà bắt đầu nó phình lên, con cảm giác nó lấy khí vậy đó.

Trưởng lão: Đó là con bị tưởng rồi, bị tưởng nó lấy khí vô.

Tu sinh: Nó hút theo con đường ấy, không phải con đường phổi.

Trưởng lão: Nó không phải đi ra con đường phổi, coi như là chỗ cổ không có chứa hơi thở, có lỗ mũi mà không thấy hơi thở vô, cảm nhận như nó lấy toàn thân. Không được, bị tưởng mất, bị tưởng. Cho nên vì vậy mà con tập cảm nhận trở lại, coi như là mình nhận biết được tiếng động của cái thân của mình.

Nếu mà không có hơi thở, bây giờ đầu tiên, mình hít thở cảm nhận, mình biết hơi thở từ chân tới trên đầu, mình thấy nó rung từ chân tới đầu, đó là nó động. Lần lượt mình cảm nhận được đều đều, thì sức của rung động của mình nhẹ hơn.

Nhưng mà mình cảm nhận được sự nhẹ hơn và biết cái hơi thở mình đều đều, mình cảm nhận được đều đều không nè, tốt rồi, đó là mình quan sát được cái thân con là được rồi, tập dần, nếu mà con cứ con tập (44:31 - 44: 46)

(44:53) Tu sinh: Thưa Thầy bây giờ con cứ giữ yên cái tâm và cái hơi thở nó lên xuống, cái thân nó có lên xuống, còn cái hơi thở con cũng không để ý cái cảm giác kia có bỏ đi không, không để ý, mà để ý một cái cảm giác mà cái thân nó lên xuống đều đều là như thế này đó ạ.

Trưởng lão: Cảm nhận cái thân nó đều, khi mình tập, sau một thời gian tập nó có chuyện gì tới hoặc con đường nào khác hoặc nhẹ hơn hoặc hiện tượng nó cảm nhận nó rõ ràng hơn từng cái mạch máu, từng cái thớ thịt trong người mình nó như thế nào, nó Định Tỉnh, nó tỉnh thức trên đó con thấy rõ ràng, bây giờ thì nói chung là tỉnh(45:35) nó…​ tâm rõ ràng và rung động của toàn thân cho nên tập dần rồi mấy con sẽ thấy sự rung động trên thân đó(45:43 - 46:35)

Con sao? Con tu Tứ Niệm Xứ con cảm nhận như thế nào con?

Tu sinh: (46:37 - 46:38)

Trưởng lão: Nó đi vô nó quay vô, nó yên lặng

Tu sinh: Nó yên lặng (46:58)

Trưởng lão: Nó sao

Tu sinh: Nó không có suy nghĩ gì hết (47:08)

Trưởng lão: Nó Định Tỉnh, nó nhận ra.

Tu sinh: Nó nhận ra (47:18)

Trưởng lão: Nó quan sát cái thân, nhưng mà nó (47: 20 - 47:29), ráng cố gắng giữ nó đừng ức chế.

Tu sinh: (47: 33 - 48:02).

Trưởng lão: Con cảm nhận từ đầu đến chân rõ ràng, không có mờ mịt, từng cái hơi thở.

Tu sinh: (48: 08 -48:16)

Trưởng lão: Như vậy là được.

Trưởng lão: Còn con, con tu hơi thở con cảm nhận cái thân của con như thế nào qua cái hơi thở trên Tứ Niệm Xứ con?

Tu sinh: Con kính bạch Thầy, con hai mươi năm thì con mới cảm nhận, như đêm hôm qua con đi suốt cả một đêm thì là hồi tối cũng như hồi khuya thì con quên ngồi đuổi bệnh, đến gần sáng con cảm thấy trong mình của con nó rất lạ, nó không còn đau như trước, mà đầu cũng không đau, cổ cũng không rát nữa, giờ cái bệnh mỡ máu của con nó đẩy lùi rồi.

Còn ra khuya con ngồi thì con thấy, con cảm thấy, con kính bạch Thầy là khi mà con tác ý là "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" khi con hít xong rồi tâm của con luôn luôn biết cái thân, mà nó cứ ở trên thân hít vào con biết và khi thở ra con cũng biết rõ ràng không (49:19).

Trưởng lão: Vậy là mấy con đã hít vô thở ra nhưng mà cảm nhận được toàn cái thân của mình đều là quan sát, đều là quán sát được cái thân của mình, tu Tứ Niệm Xứ là mình quán sát cái thân của mình. Nhớ là mỗi hơi thở đều cảm nhận được cái thân của mình.

Trưởng lão: Con! sao con tu Tứ Niệm Xứ con cảm nhận được thân con như thế nào?

Tu sinh: Thưa Thầy trong lúc mà quán thân, hơi thở con cũng hít vào, con không cảm nhận gì thì là (49: 53 -50:11)

Trưởng lão: Vậy là tốt lắm, nói chúng cảm nhận được cái thân mình, tức là quán thân, cảm nhận được cái thân là quán thân, quán tâm, quán thọ.

(50:23) Tu sinh: Thưa Thầy! con muốn là nếu không có biết hơi thở thì không biết cái thân thì nó khởi niệm, nó cũng không biết, không biết cái tâm thì nó khởi niệm cũng không biết,

Trưởng lão: ờ

Tu sinh: Con không biết cái thân, nó không có cái niệm nào.

Trưởng lão: Nó không có niệm nào. Cái vấn đề mà quán thân mới quan trọng, quên thân là nó có niệm, quên thân là nó có thọ. Con tu về quán thân trên thân thì con cảm nhận qua hơi thở như thế nào có rõ không?

Tu sinh: Con kính bạch Thầy (51:10 -51:16) con lúc nào con cảm nhận hơi thở con nó không(51:20 -51:32) nó cứ khởi (51:35: 52:02)

Trưởng lão: Con tác ý (52:04 - 52:12).

Tu sinh: Con (52:14 - 52:15), con cảm nhận cái tâm (52:17).

Trưởng lão: Con cảm nhận rõ ràng là tốt.

Tu sinh: Con cảm nhận (52:22 - 52: 24) nhiều lúc con cảm nhận (52:25- 52:36).

Trưởng lão: Nó có chướng ngại, tu Tứ Niệm Xứ, nó tập quán thân, cụ thể rõ ràng có kết quả tốt, rồi còn đi tới nữa, Thầy còn cho đi tới mình còn quán (52:51 - 52:58)

còn con con quán

Tu sinh: (53:02 - 53:30)

Trưởng lão: Cái cảm thọ hay nó như thế nào, cái tâm nó như thế nào,.

Tu sinh: (53:32 - (54:39)

(54:36) Trưởng lão: Tâm con quan sát thân con bằng mắt mà, cho nên nó theo cái hiểu biết mắt của con. Thí dụ như hít vô thì con theo con mắt nhìn, thở ra thì nó phình lên, thì do đó theo con mắt nó nhìn. Sau này lần lượt rồi mình cũng cảm nhận được, mà trong khi mà con cảm nhận được con có thấy chướng ngại gì không?

Tu sinh: (55:56 -55:20).

Trưởng lão: Nó cảm cảm nhận qua cái đó, nó có chướng ngại (55:24 - 55: 30)

Tu sinh: (55:31 - 55: 45)

Trưởng lão: Nó hít thở, nó quan sát.

Tu sinh: (55:48 -55:60)

(56:01) Trưởng lão: Tức là mình quan sát thân mình, chỗ nào đau nhức, chỗ nào không đau nhức thì mình biết.

Còn riêng con, con tu tập con có an không ?

Tu sinh: Lúc đầu thì con thấy hơi thở con, cái bụng thì con cảm giác cái bụng nó phình lên, xẹp xuống. Hơi thở thì con thấy hơi thở con nó điều hòa, thì con thấy cơ thể con nó nóng lên, cái niệm nó khởi lên nhưng mà nó khởi lên không có được, nó muốn khởi lên nhưng mà nó không khởi lên được (56:39 - 56:42). Con thấy chướng ngại, con nói mình không thể như thế.

Trưởng lão: Tức là con xả ra lúc đó con cảm nhận toàn thân theo hơi thở ra, thở vô, lúc này con còn (57:00 -57:04), con (57:06) cái tâm xả ra (57:07 -57: 09)

Tu sinh: (57:08 - 57:14)

Trưởng lão: (57:15) nán lại không sao, còn khó khăn (57:20 - 57:25) con sao con

Tu sinh: (57:26 - 57:28), con tu Tứ Niệm Xứ (57:29), cảm giác toàn thân (57: 30- 57:41) khi có niệm khởi (57:52- 57: 50), con tu Tứ Niệm Xứ thì con làm (57:52 -57:55), con thở hơi thở nó ra vô, con pháp hướng quay (58:00 -58:36) Thân, Thọ, Tâm, Pháp (58:37 - 58:50) con thấy nó rõ ràng, con xả con thấy thân con toàn thân nó (58:59 - 59:05), cái thân toàn thân nó (58: 06 -59: 14), nó xả cái tâm của mình và thí dụ như là (59: 20- 59:30) dạ!

(59:32) Trưởng lão: Tức là nó luôn luôn cảm nhận mặc dù là mình không tác ý nhắc nó nhưng mà nó luôn luôn nó cũng quay vào nó cảm nhận, đó là đúng, thì mình không cần phải giữ tâm.

Tu sinh: (59:44 - 59:47)

Trưởng lão: Mình không có vướng mắc nó, thì nó là tâm xả (59:52 -60:11)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy