00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 102 - CHỈNH BÀI NHÂN QUẢ TU SINH MỸ LINH - KIỂM TRA PHÁP HÀNH QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

CK 102 - CHỈNH BÀI NHÂN QUẢ TU SINH MỸ LINH - KIỂM TRA PHÁP HÀNH QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 24/02/2006

Thời lượng: [45:22]

1. NHÂN QUẢ CHIẾN TRANH KHÔNG ẢNH HƯỞNG CHÍNH TRỊ

(00:03) Trưởng lão: Theo cái đoạn đó thì được nhuận lại như thế này nè con. Trong chiến tranh ở nước ta, thì nhuận về cái đoạn nói về nước mình đó, không biết vì oan gia, nghiệp chướng gì. Đã gây từ đời nào. Ở quê hương này.

Nên có một tướng lãnh, khi đến xứ này đã ra lệnh bắt thanh niên ở đây lao công, gánh vác, rồi sát hại. Mặt khác lại ra lệnh bắt, giết tập thể những đồng bào vô tội lên đến 2000 người. Báo chí và dư luận thế giới đã bàng hoàng xúc động.

Vì thế nên tên tướng lãnh này cũng bị cách chức. Và bị thuyên chuyển về quê làm thanh tra trung sĩ hạng quèn, không còn cái y phong lẫm liệt của một tên tướng ở mặt trận nữa.

Một hôm, ông đi thanh tra trên một chiếc xe đạp cũ kĩ, trên đoạn đường sỏi đá. Đã mỏi mệt nên giữa đường, chàng đã đi nhờ trên chiếc xe ben chở đầy gỗ nặng.

Chiếc xe đang trên đà lên dốc, bỗng nhiên đứt thắng. Xe tuột hẳn xuống hố. Tên này đã bị gỗ đè. Thân xác tan nát như một quả cà chua chín mùi, bị đè đá dập nát.

Trong lúc đó, viên tài xế xe, và vài người lơ phụ, cũng như người tuỳ tùng của chàng ta đã bị thương nhẹ mà thôi. Chuyện này cho thấy quả báo nhãn tiền. Việc sát sinh mạng dẫn đến bị chết non, chết thảm khốc như anh chàng tướng kia vậy.

(01:39) Đó là cái đoạn thứ nhất. Ở đoạn thứ hai. Đoạn thứ nhất không nói thẳng mà nói chung chung. Trong cuộc chiến tranh Trung Quốc các vương tướng, tuỳ tùng của một vị lãnh đạo, thường tổ chức các vụ ám sát thủ tiêu những thành phần chống đối hay bị nghi ngờ với chủ trương: thà giết lầm hơn bỏ sót. Có người phát minh ra chiến thuật đẩy người để đưa ra mặt trận hàng vạn thanh niên để làm gương đỡ đạn. Những viên tướng đó chẳng bao lâu lại bị thanh trừng bởi chính những tội ác nên lại bị giam cầm tra khảo tàn nhẫn và chết trong đau thương. Không sót một người nào. Đó là nhân là quả bảo ứng sao.

Thì đó là cái đoạn nói về ở bên Trung Quốc. Các con thấy nó nói chung chung về chiến tranh thì nó có những cái điều kiện đó. Nhưng mình không có nói xác định được ở cái giai đoạn nào, nhưng mà nói như vậy nó chung chung. Nhưng người ta cũng hiểu. Đầu tiên cô viết nó rõ ràng lắm nhưng cái điều kiện mà am hiểu chính trị của cô.

(02:55) Tu sinh: Con thấy nói về Mao Trạch Đông nhiều quá.

Trưởng lão: Đó Mao Trạch Đông đó. Cho nên Thầy viết trở lại, Thầy nhuận trở lại Thầy nói: Trong cuộc chiến tranh Trung Quốc, các vương tướng, tuỳ tùng của một vị lãnh đạo. Thay vì nói của Mao Trạch Đông chứ gì. Để cho nó nhẹ xuống một chút xíu. Người ta đọc người ta lướt qua thấy sự xảy ra rất bình thường trong chiến tranh không nước này thì nước khác mà thôi. Để không khéo cái người làm chính trị, người ta hiểu lầm mình. Cho đó là những cái mình tuyên truyền một cách không hay.

Cho nên ở đây cũng có người cho Thầy không có đi cho cái bài này. Nhưng mà cái bài này nó rất là hay là cái chỗ mình đưa ra cho chúng ta thấy từ cái hành động mà những con gấu, từ hành động làm lột da những con vật để mà làm áo. Mấy cái đó nó thực tế, nó cụ thể. Nói lên được lòng thương yêu của mình đối với các loài vật mà chết trong cái đau khổ. Nó có thực tế những cái điều kiện đó. Nó nói luôn những tội ác mà làm trong chiến tranh, biết thì nói trong chiến tranh nhiều cái đau thương lắm con.

Tu sinh: (04:07 -04:16).

(04:20) Trưởng lão: Theo Thầy thấy những cái đoạn đó mình nên xóa bỏ đi. Để ảnh hưởng chính trị không tốt. Người ta nghĩ là mình tuyên truyền cái xấu. Nhưng sự thật ra lịch sử bao giờ nó cũng ghi chép lại tội ác của chúng sanh. Không riêng gì Việt Nam, không riêng gì Trung Quốc, không riêng gì nước nào trên thế giới.

Mình phải lên án cái chiến tranh. Nó giết hại con người ghê gớm lắm mấy con. Cho nên chúng ta ước sao đất nước chúng ta đừng có chiến tranh nữa mấy con. Chiến tranh rất là đau khổ. Nhất là thanh niên phải chịu khổ đau, nhất là thanh niên. Khi mà mình không đi lính bên đây thì đi lính bên kia. Đồng thời người Việt mình tự giết lấy nhau. Những cái đau khổ đó.

Cho nên những đoạn này, tuy Thầy có chỉnh lại. Như trong đoạn chiến tranh Việt Nam mà nói ở Huế này kia nó rõ ràng quá phải không. Bây giờ mình bỏ cái đó đi thì cái này nó không có rơi vào nói chung chung. Cái sự kiện nó xảy ra thì trong đất nước mình xảy ra chiến tranh thì chết 2000 người thì nó cũng không phải là bao nhiêu. Trên toàn cầu mấy tới mấy chục ngàn người, cả triệu chứ đâu phải ít, nó ghê gớm lắm.

(05:37) Thì những cái đoạn đó mình đọc để cho mình học hiểu, để cho mình biết cái nhân quả tội ác thôi. Chứ không phải mình tuyên truyền cho chính trị, mấy con hiểu không. Nên khi mà mấy con đọc chỗ này, có thể nói rằng sẽ xoá đi mấy sử như Trung quốc để cho người ta hiểu chung chung thôi. Hiểu chung về chiến tranh. Tránh hậu quả sau này bất an cho mình tu tập. Người ta hiểu lầm mình chứ thật ra mình không có ý đồ đó đâu.

Tu sinh: Thưa Thầy, có các đoạn như là (06:14 -06:30)

(06:32) Trưởng lão: đó là như vậy. Ví dụ như mình nói chiến tranh ở nước ta thì không biết có một tướng lãnh nào đó. Không nói bên này hay bên kia thì không có ai nói gì. Tên tướng lãnh nhiều khi làm theo kiểu ngoài mặt trận mà, thành ra không ai kiểm soát. Còn về bên Trung Quốc thì chiến tranh cũng vậy. Các viên tướng đó thì không biết tướng nào.

Mà trong cái thời nào. Người ta cũng không biết vì ở bên Trung Quốc nó nhiều.

Mà trong cái thời nhà Thanh, thời nhà Minh, chứ không phải là thời của Mao Trạch Đông không. Đừng có nói cái thời của Mao Trạch Đông. Thì nó không hay. Mình chỉ đích danh cái người thì nó không hay. Mình nói chung chung.

Ví dụ như nãy giờ Thầy đọc đoạn này, các con nghe chung chung. Chắc mấy con không nghe đoạn kia rồi, mấy con đâu có hiểu phải không.

(07:26) Tu sinh: Cái thời Mao Trạch Đông, cái thời Cách mạng Văn hoá giết nhiều người lắm, cả đống (07:30 - 07: 40).

Trưởng lão: Mình nói chung chung thôi thì nó không có hiểu lầm, đừng có nêu tên người ta ra. Cũng như Thầy nói chung chung. Thầy nói Đại thừa sai chứ đừng có nói ông Hoà Thượng này sai. Ông Hoà thượng kia sai. Thì ở đây theo Thầy thấy cái bài này. Mình có thể mình sửa lại, mình chỉnh lại. Thì nói chung chung thôi. Chung chung như Thầy đọc hồi nãy. Thì nó không ảnh hưởng gì hết. Nghĩa là cái lịch sử, cái đất nước trong thời đại này nó không có thì trong thời đại kia nó có. Không có nói cái thời đại nào.

Trong cuộc chiến tranh ở nước ta thì cuộc chiến tranh ở nước ta thì trong thời Quang Trung, trong cái thời phân tranh Nam Bắc Triều, rồi trong cái thời vua Lê Lợi. Cũng đều là chiến tranh chứ đâu có gì đâu. Sự chết chóc hai ba ngàn người thì chiến tranh chuyện đó nó dễ, chứ có gì đâu. Thì trong cái thời nào cũng có sự tiêu diệt nhau ghê gớm lắm mấy con.

Cho nên hồi sáng, mà phát cho mấy con thì cái bài này, có gì không rõ không mấy con. Chỉ có đoạn chưa sửa là không rõ thôi phải không mấy con. Trong cái bài này chỉ nhắc nhở cho mình thấy được sự kiện thật sự xảy ra những cái đau khổ. Để chúng ta từ cái hiểu biết đó, nó làm chúng ta gợi cái lòng thương yêu của chúng ta lên. Và sự hiểu biết đó nó giúp cho chúng ta trọn vẹn hơn.

Cho đường tu chúng ta được xả tâm. Mục đích của Thầy là làm cho mấy con được hiểu biết như thật. Để chúng ta lấy đó mà chúng ta xả tâm nó dễ dàng nó không bị khó khăn.

2. QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(09:24) Trưởng lão: Bắt đầu, bây giờ mấy con ngồi lại. Nhớ cái vấn đề đầu tiên, mấy con tu tập đầu tiên. Trong vấn đề kiểm tra năm phút. Thầy kiểm tra mấy con năm phút. Để mấy con biết cách về mấy con tu tập dễ dàng hơn. Thì đầu tiên, mấy con nhìn cái thân của mình thôi.

Nói bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp, chứ mình nhìn cái thân của mình thôi mấy con. Để cho mình biết cái thân của mình. Nhìn cái thân của mình để mấy con muốn chắc ăn thì mấy con sẽ theo cái lời của đức Phật dạy trong Định Niệm Hơi Thở: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra".

Rồi mấy con nhiếp tâm: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi mấy con hít vô, thở ra. Hít vô thì mấy con nhìn cái thân mấy con. Cảm nhận cái thân mấy con thở lên, thở xuống. Bây giờ các con làm thử như vậy đi. Rồi mấy con thỉnh thoảng mấy con nhắc.

Bây giờ mấy con tập từ 5 phút thôi. Nghĩa là Thầy coi cây kim dài đúng 5 phút, Thầy cho mấy con hay, mấy con xả ra. Mấy con cứ nhiếp tâm. Đầu tiên khi mấy con vô thì mấy con nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự", "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", rồi mấy con hít vô thở ra. Thầy kiểm tra cách thức ngồi. Rồi mấy con ngồi đàng hoàng đi. Xả đi con

3. OAI NGHI KHI NGỒI ĐỂ TRÁNH LỌT TƯỞNG

(11:24) Trưởng lão: Cố gắng sửa lại nó quen. Sau này, thời gian mấy con ngồi ra ngoài này mấy con ngồi, chỉnh sửa lại thân cho nó quen đi. Nếu không mấy con ngồi, nó quen rồi nó cứ nghiêng, thụng xuống. Khi mình nhiếp tâm an trú nó cứ cúi cái đầu xuống hoặc nghiêng qua, rõ cái hình tướng nó sai. Nó sẽ bị lọt vô tưởng dễ. Khi cái thân của mình không đoan chánh với cái tâm của mình thanh tịnh. Thì cái thân nó cứ ngoẹo qua thì trong lúc đó cái tưởng nó dễ đánh vô. Mấy con ngồi không đúng cách, cái tưởng nó dễ xuất hiện. Cho nên mình ngồi thẳng. Mình tập ngồi trước.

Cho nên vì vậy, cái kiểm tra đầu tiên vô Thầy kiểm tra mấy con ngồi cho thật thẳng, ngồi cho thật tốt. Lưng không có thụng. Lưng mà ngồi hơi thụng thụng là lưng bị vướng. Sau này nó quen đi, mấy con ngồi thẳng, nó khó chịu, nó làm cho mình khổ sở. Cho nên mình ngồi là ngồi thẳng chứ đừng có thụng. Cái đầu mình nó nghiêng về, nó quen. Cứ sửa lát nó trở lại à. Nó khó lắm. Nó quen cái tật đó rồi.

Như hồi nãy, (12:38 -13;03)

(13:04) Mấy con ngồi thì mấy con thấy mình thẳng. Nhưng mà người ngoài, người ta nhìn nó sẽ bị sẹo. Thầy sửa thì mấy con thấy, cố gắng. Nhiều khi mấy con ráng mấy con sửa thì mình cảm tưởng như mình đang xiên. Sửa thẳng cảm thấy như mình thấy mình đang xiên bên đây. Nhưng sự thật nó đang thẳng. Rồi một lát nó nhíu lại cái chiều nó thuận. Đó là cái phần thứ nhất là điều cái thân khi ngồi. Để mình nhiếp tâm, mình quán trên cái thân. Quán cái thân Tứ Niệm Xứ của mình.

Cái điều kiện thứ nhất mình nhắc: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Nghĩa là, Khi đó mình nương vào hơi thở mà mình để ý cái thân của mình. Nó thở ra, thở vô, lên xuống. Đừng có dừng lại trong cái chỗ bụng phình xẹp, thấy nó lên xuống, lên xuống như cái thân của mình. Có người, người ta thấy như toàn khối thân người ta rõ ràng từ chân đến đầu. Cảm nhận luôn cả khối thân. Có người thấy như lên xuống, lên xuống theo hơi thở ra vô. Thì bắt đầu, mới đầu thì mấy con thấy như vậy. Sau rồi nó có nhiều cái thay đổi, nhưng nó vẫn không quên cái thân của nó đâu.

4. QUÁN THÂN VÀ THÂN ĐOAN CHÁNH

(14:23) Trưởng lão: Bây giờ là tập, tập gọi là quán thân. Chứ chưa nhiếp phục tham ưu gì hết. Khi nào quán thân xong rồi thì mới nhiếp phục tham ưu. Khi quán thân được Chánh Niệm Tỉnh Thức. Nó được Định Tĩnh trên thân thì nó không còn ưu phiền. Cho nên coi như là tự nó quán thân. Thì nó đã ly dục, ly ác pháp trên đó rất nhiều.

Nó chỉ còn chút ít nữa thôi. Cho nên vì vậy sau khi mà chúng ta quán thân kỹ từ một phút cho đến ba mươi phút không khó rồi lần lượt chúng ta tăng lên. Hoàn toàn nó đã ly dục, ly ác pháp ở trên chỗ quán thân. Cho nên, coi như là trên thân quán thân để khắc phục tham ưu. Trên thân quán thân được chín chắn là ưu phiền không có mà khắc phục.

Chứ không phải từ lâu giờ mấy con quán rồi có niệm rồi khắc phục, có thọ mới đuổi ra. Cái này tu chung chung trong giai đoạn phổ thông. Còn cái này quán mà không ức chế. Nghĩa là mình quan sát bằng sức tỉnh thức của mình trên đó thôi. Sức tỉnh thức ở trên biết cho rõ đừng có quên thôi. Thì nó đã ly dục, ly ác pháp. Nó nhiếp phục tham ưu ở trên sức tỉnh đó. Nó làm không có ưu phiền. Nó làm không có niệm ở trong đó, nó đã xả.

(15:42) Cũng như mấy con học được những bài học.

Mấy con làm được những bài khai triển tri kiến giải thoát cho mấy con, thì tự nó xả lòng ham muốn của mình. Thì cái ăn, cái ngủ phi thời nó không còn thích nữa đâu. Nó xả. Nó ly dục, ly ác pháp trên cái chỗ hiểu biết đó. Nó ngầm nó xả trong đó. Chứ không phải đợi có nó rồi mình xả. Có tới đó thì cái tri kiến mình nó ngăn chặn mình liền. Nó không cho mình ham muốn, không còn dính mắc nữa.

Cho nên tu đúng cách thì nó sẽ nhanh lắm mấy con. Bởi vì mấy con tu không đúng cho nên cái niệm nó ra vô rồi cảm thọ tới lui. Bây giờ mình tập từng chút để cho mình tỉnh thức, để cho mình không ức chế. Nương vào hơi thở chứ không phải tự trong hơi thở cho nên không bị ức chế. Mà ở trong hơi thở mình quan sát toàn thân tâm mấy con, nương vào hơi thở lên xuống. Cụ thể, nhờ sức tỉnh mà không niệm không bị phân tán.

Do đó mình tu tập lần lượt để tâm Định Tỉnh trên đó cho nó cụ thể rõ ràng hơn. Nhưng phải thân đoan chánh, thân phải ngay thẳng. Nghĩa là thân xiên vẹo là có tưởng đánh vô. Cúi vậy là bị tưởng đánh vô. Hoặc nghiêng vậy là bị tưởng đánh vô. Nghĩa là cái thân nó không đoan chánh, tức là không ngay thẳng nó. Trong khi đi kinh hành cũng vậy. Mình cũng phải tập cách thức. Để tu tập cái ngồi trước đã, rồi sau đó Thầy sẽ dạy cách thức trên thân quán thân, trong lúc đi kinh hành. Bây giờ thì chưa.

(17:12) Thì Thầy cho mấy con ngồi hơn, coi như 10 phút nhưng tại vì sửa nó làm động. Cho nên vì vậy mà cuối cùng khi đó Thầy xin giữ lại, mà không sửa lại nữa. Chứ Thân mấy con còn hơi, trong vòng hai phút thì đã nghiêng trở lại.

Cho nên vì vậy mà mấy con cố gắng sửa lại. Rồi chắc có lẽ những người mà có cái tật như vậy chắc phải sửa chừng nào cho ngay thẳng được cái thân, thì lúc bấy giờ mới không bị tưởng. Chứ không khéo mấy con nhiếp tâm và an trú nếu mà không khéo, cái thân nó không đoan chánh thì cái tưởng nó sẽ đánh vô đó. Nó đánh vô làm cho chúng ta mắc trạng thái tưởng

Nhớ rồi phải không. Bây giờ mấy con về tập. Ban đầu tập đừng có tập nhiều. Mới đầu tập chừng 10 phút. Để trên thân quán thân thôi. Nương vào hơi thở quán thân. Lôi cái thân mình quay vô. Rồi tập 10 phút được rồi lần lần mình tập thêm 15 phút. Lần lượt tăng lên 30 phút. Nếu mà được vậy thì tháng tới mấy con sẽ vô lớp Chánh Tư Duy.

5. TỈNH THỨC - KHÔNG PHÓNG DẬT

(18:09) Trưởng lão: Vô đó thì nỗ lực tu vì mình quán đúng rồi. Tập chừng nào mình tỉnh thức. Các con nghe rõ ràng chứ gì. Các con nghe đức Phật nói: "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật" chứ gì. Các con thấy rõ chớ. "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật".

Mà muốn tâm không phóng dật thì phải tỉnh thức. Tỉnh thức đâu phóng dật được. Nó không phóng dật nó phải ở thân con. Quan sát trên thân mấy con thì phóng dật ở đâu được. Cho nên nó ở trên thân.

Mà thành Chánh Giác là ở trên đó mà bây giờ. Giờ nào phút nào cũng tỉnh thức. Tỉnh thức như vậy thì nó làm sao mà nó có cái niệm khởi. Tại vì mình có ý thức mình mê nên niệm mới khởi vô. Còn mình tỉnh thức nó không vô đâu. Mà nó tỉnh thức đến giai đoạn nó Định Tỉnh. Tức là nó bám chặt trên thân nó. Nó Định Tỉnh thì nhu nhuyễn dễ sử dụng. Nó định tỉnh được thì nó có Tứ Thần Túc chứ gì.

Các con thấy chưa. Nó đâu có khó khăn đâu. Bây giờ các con cứ tu tập. Đầu mình tu 5 phút thấy được, rồi mình tu tới 10 phút được, thì 20 phút được thì 30 được. Mà nó Định Tĩnh thì nó đâu có gì đâu. Bởi vì mê nó mới có vô. Mình mê nên mình mới si. Mình định tĩnh rất là rõ ràng. Như nãy giờ mấy con tập 5 phút mấy con thấy sức Định Tĩnh như thế nào. Cách thức nghiêm chỉnh như thế nào. Thì mấy con sẽ thấy trạng thái khi mình hít vô thấy tâm mình quay vô. Nó biết từ chân lên đầu, từ trên đầu đến chân, theo hơi thở ra vô như thế nào. Chứ không tụ hơi thở mà tôi quan sát chỗ thân tôi, tôi thấy rõ ràng nó đang di động như thế nào. Không bám chỗ nào thì sao gọi ức chế. Nó đang thấy trên cái thân tôi vậy.

(20:14) Nếu mà từ chỗ Chánh Niệm Tỉnh Thức, tỉnh giác trên thân nó rồi. Thấy được cái thân nó không mất rồi. Thì bắt đầu nó định tỉnh trong đó nữa. Mà nó định tỉnh luôn thì mấy con thấy dễ dàng lắm. Và đồng thời nếu nó niệm vi tế, thì tri kiến mấy con giải quyết được hết. Và cảm thọ thì mấy con cũng, khi mà cái tâm nó quan sát như vậy cũng đẩy lui các cảm thọ. Nó không có khó. Không còn có thọ lạc, thọ khổ.

Mấy con hiểu rồi chứ gì. Mấy con nhiếp được không. Nãy giờ Thầy nói cho nghe thôi. Vậy mấy con nhiếp cho cái tâm nó quay lại nhìn cái thân của mình. Biết cái thân từ trên đầu tới chân, từ chân lên. Con thấy như thế nào. Con nói Thầy nghe coi, Diệu Tâm?

(20:58) Tu sinh: Thưa Thầy. Con tác ý xong. Bắt đầu hơi thở nó vào nó ra. Con biết là nó vào nó ra. Cái tâm con nó đi lần lượt từ trên xuống dưới. Từ dưới lên trên. Có lúc con cảm thấy nó lên xuống. Thân con nó lên theo hơi thở lên, nó cũng ra theo hơi thở ra, nhưng thực sự nó theo hơi thở ra. (20:19 -21:16)

Trưởng lão: Tức là nó quan sát, quán thân. Tức là nó thấy lên xuống theo dịp hơi thở. Nó quan sát, lên xuống. Nó chạy nó quan sát. Mới đầu nó chưa đứng một chỗ được, nó quan sát bằng cách đó. Được. Cái đó được.

Tu sinh: (21:40) Thưa Thầy có hôm nó (21: 42- 21:52), tự nhiên con thấy cái thân con nó động (21:53- 22;12) cái đầu con nó cảm giác như là (20:15), thế sau một lúc thì (22:18 - 22:30)

6. QUÁN THÂN VÀ OAI NGHI KHI NGỒI

(22:31) Trưởng lão: Bây giờ nó chỉ quan sát cái đầu nó thôi. Sau đó nó chỉ đứng ở tại, biết trên hơi thở ra vô nhưng mà quan sát toàn diện, không có chạy lên chạy xuống nữa. Mà chân với đầu nó thấy rất rõ ràng. Mà nó đừng có hiện tượng gì đó. Hiện tượng gì đó xảy ra với con thì con tác ý trở lại bình thường. Quán thân trên thân.

Cho nó quan sát cái thân trên thân mấy con. Cảm nhận cái đầu nó rỗng rang hay gì đó. Coi chừng nó đưa những hiện tượng tưởng ra, mình bị trong đó. Cái tâm mình phải chứ ý trên đó. Cho nên mình nhắc ở trên lại về cái quán trên thân thôi. Không được có trạng thái rảnh rang nào lôi kéo mình hết. Quan sát cái thân, cũng thấy như chạy lên chạy xuống.

Trưởng lão: Mình cứ thấy hít vô thì mình lấy nó chạy xuống, thở ra nó chạy lên, cứ vậy lên xuống, lên xuống. Giai đoạn đầu thì mấy con tu như vậy. Vững vàng vậy cho nó tập tỉnh thức trên hành động của mình, cảm nhận cái thân của mình.

Tu sinh: con tu tỉnh thức trên cái thân, còn nhiều khi (23:41) nó con thấy nó đau cái lưng, thì tự nhiên nó từ từ con ngối thẳng lên, đến chỗ đấy (23:53) cảm giác cái đốt sống (23:55- 24:05), con bắt đầu con vào ngồi, nó không đau, nhưng thả ra nó lại đau, nó đau kinh khủng mất 1 tuần.

(24:15) Trưởng lão: Ờ, con đừng có ngồi chùng nữa. Ngồi chùng là bị lười biếng. Nó như vậy là tốt quá rồi. Nó có chỗ giữ cho con đừng có lười biếng. Nó cho mày ngồi chùng xuống thì tao kích cho mày đau. Cho nên bây giờ con ngồi thẳng là tốt, đúng. Coi như nó lưu thông cái thân mình nó dễ hơn là mình ngồi chùng. Ngồi chùng nó lười biếng. Nó thấy êm lắm, những người mà ngồi chùng nhưng lười biếng. cái tướng ngồi chùng chùng nó không đi tiếp nữa, sợ mà (24:47), người nào còng lưng (24:49)

Ngồi cho thẳng lưng. Đừng có cúi xuống vậy mấy con. Đừng có ngửa cao quá. Đừng có nghiêng qua, cũng đừng nghiêng lại. Mình không biết ngồi thẳng không, mình nhờ người khác giúp.

Thầy biết rằng vì mình độc cư mình không nhờ ai đó cho nên vì vậy mà mỗi lần ngồi phải sửa cho chín chắn ở ngoài đàng hoàng. Rồi mấy con ngồi cho nó quen. Ngồi nghiêng nghiêng rất khó. Sau này rất khó sửa mấy con. Ngồi thụng cũng khó sửa, ngồi nghiêng cũng khó sửa. Ngồi cúi cũng khó sửa, sửa thẳng rồi cũng cúi lại.

Nó quen, nó cũng làm như cái khớp nó rồi. Cho nên sửa trở lại thẳng còn khó hơn. Từ đó giờ mấy con không tu thì thôi, hễ tu thì ngồi cho đúng. Chứ ngồi trật sửa rất khó. Nó quen. Cái tướng nó quen.

Tu sinh: (25:52) thưa Thầy! khi mà ngồi thẳng cái lưng (25:55- 26:04)

(26:07) Trưởng lão: Không sao đâu, lưng thẳng có gì đâu mà sợ. Ta nói đi thẳng lưng mà. Nói chứ không sao con, đi thẳng lưng tốt. Đi mà khòm khòm vậy xấu lắm con.

Cứ thế ngồi sao cho nó vững vàng, bắt đầu mình tập đi sâu. Cái này không phải tập chơi nữa rồi. Tập thật, bắt đầu tu thật rồi đó. Coi như sắp sửa vào lớp Chánh Tư Duy là tu thật đó.

Kiểm điểm hết từ thân nè, tâm nè, cách thức mà quán cái thân của mình để kiểm tra những cái hành động này. Để cho nó được định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng đó. Cái lối người ta hướng dẫn cho mình đi đến nhu nhuyễn, dễ sử dụng đó. Còn tập cái Chánh Kiến để dùng tri kiến của mình xả tất cả niệm. Tất cả ác pháp đến mình xả. Còn cái giai đoạn này tập Chánh Tư Duy. Ở trên chân chánh nó mình tư duy ngay chỗ đó, Thân, Thọ, Tâm , Pháp của nó luôn. Tư duy ngay chỗ đó là mình quán ngay chỗ đó mình tư duy để cho mình, nó hoàn toàn, thanh tịnh hoàn toàn.

Trưởng lão: Khoan đã, mấy con tập ngồi 30 phút. Coi chừng 30 phút đó Thầy ra cái đầu nó làm vầy đây, cúi xuống vậy là chết rồi đó, nó ngồi lâu thì hình tướng sai hết đó. Cho nên từ đầu chí cuối tập từ từ. Rồi sau đó dần dần coi được. Thầy còn kiểm tra thêm.

Ví dụ như Thầy cho mấy con tập 5 phút, rồi mấy con kiểm điểm lại mình coi cái tướng ngồi, ví dụ như con hay nghiêng cái đầu qua bên đây này, con ngồi bình thường con hay nghiêng cái đầu qua bên đây. Thì con sửa cái đầu nó lại vầy. Nắn nó đẩy qua bên đây. Coi như cục đất sét này phải ngay lại nè. Đó con nắn nó lại, con sửa như vậy là thẳng đó. Con thả cái tay xuống. Đó, nó thẳng thấy không, rồi bắt đầu con nắn nó lại đó, đẩy qua bên đây. Cứ vậy làm riết nó quen cái khớp cổ này. Bởi vì cái tật của mình rồi. Mình sửa lại.

Còn cô Niệm, thì con nắm cái cằm này, cái đầu này ngước lên thì nó không cúi xuống chứ không nó ngồi là nó cúi xuống. Con cứ giở cái đầu này rồi cầm cái cằm này đẩy lên rồi mới thả trở lại, thì nó sửa trở lại không khéo nó quen.

Con ở bên đây cũng nắm cái cằm lắc nó qua vầy.

Tu sinh: Vậy còn con thì sao ạ?

Trưởng lão: Con cũng nghiêng qua bên đây. Con ít nhưng con cũng nắm sửa qua. Cô con nghiêng qua bên đây nó quen rồi. Nó quen cái phía đó rồi. Còn những người nào ta thẳng rồi người ta sửa không có nữa.

Rồi các con tập 10 phút rồi các con nghỉ khoảng độ chừng 1 phút thôi mấy con tập lại. Tập coi như tập quan sát, quán cái thân đó. Tập từ từ cho có chất lượng. Các con đừng tập nhiều. Tập từ từ. Tập 10 phút hén, rồi xả ra trong 1 phút rồi tập lại. Rồi mình xả ra trong 1 phút rồi mình tập lại, cứ mình xả mình nghỉ tầm 1 phút thôi mình tập lại. Sau đó mình kết hợp với liên tục. Từ 10 phút lên 15 phút.

Tu sinh: con tu tỉnh thức, thì contu như tích tập, con ghi con viết chung chung.

(29:36) Trưởng lão: Không! Tới chừng đó Thầy dạy tới cái đi. Giờ dạy cái ngồi. Thầy ngắt ra từng phần, Thầy dạy từ từ để tập cho nó. Bây giờ nó đã sẵn cái phần nào rồi. Các con đã quen rồi. Mấy con dễ tu lắm. Như bây giờ các con quan sát cái tâm của con rồi.

Để Thầy dạy mấy con, mấy con về tập, mấy con tập dễ lắm không còn lo nữa. Khi mà tới cái phần khác, khi mà nối tiếp giữa hai phần.

Đến cái phần đi. Khi mà quan sát cái thân cũng vậy. Rồi cái phần nằm, rồi đứng.

Nghĩa là tất cả oai nghi. Bốn oai nghi này tập cho mấy con đều đặn hết.

Vẫn quan sát được cái thân mấy con.

Tức là quán thân trên thân mới quan sát được.

Tập như vậy để rồi kết lại bốn oai nghi này nè, đi, đứng, nằm, ngồi kết lại. Bắt đầu bây giờ mới liên tục tu mới được.

Chứ bây giờ chưa nắm phần nào chắc hết, tu nó lõng chỏng lắm. Rồi từ cái hành động ngồi.

Tới chuyển hành động đi. Rồi tới hành động nằm. Nằm mấy con cũng phải biết nằm kiết tường đàng hoàng để nhiếp tâm.

Chứ không phải nằm ngửa, nằm nghiêng được đâu. Nằm đàng hoàng cái tướng mình nằm đàng hoàng. Cũng y như mấy con ngồi, cũng phải ngay ngắn hẳn hòi.

Chứ không phải nằm cái kiểu mà nhiếp không, không phải đâu, nhiếp không đúng. Cái tướng nằm cũng phải đúng, tướng ngồi cũng phải đúng. Ngồi trên một cái ghế chứ không phải muốn ngồi mình nghiêng vậy mình tu. Không phải đâu. Ngồi trên ghế ngay thẳng. Cái tướng mình ngồi ngay thẳng, đàng hoàng rồi mới nhiếp tâm.

(31:18) Giờ mình đi chuyên rồi. Chuyên sâu để cho mình đạt được kết quả. Không để cho thân mình có một ảnh hưởng nào. Để mình tu thời gian dài, nó bị ảnh hưởng đó làm cho chúng ta có những chướng ngại vô nó đánh vô. Chúng ta ngồi đúng cách thì chướng ngại nó không vô được. Ngồi không đúng cách thì chướng ngại sẽ đến. Con hỏi đi.

Tu sinh: (31:37) Con thưa Thầy con tu Tứ Niệm Xứ (31:39 -31:53).

(31:55) Trưởng lão: Vấn đề đó nó không có ăn thua gì, nhưng mà mình quan sát cái thân của mình. Hít vô thì mình biết từ trên đầu đến dưới chân mình. Thở ra mình biết từ dưới chân đi lên đầu. Cứ theo hơi thở mà mình cảm giác toàn thân của mình thôi.

Hơi thở nào cũng cảm nhận từ trên đầu xuống chân.

Hơi thở ra thì mình cảm nhận từ chân lên trên đầu.

Khi mình tu mình thấy cái cảm nhận như là nó lên xuống, lên xuống trên cái thân của mình.

Đó là nó đang nương tựa vào cái hơi thở. Bởi vì thở ra vô đó. Nó nương tựa vào hơi thở, nó quan sát thân của nó chứ không gì. Mình cảm nhận như nó chạy lên chạy xuống. Nó cảm nhận như nó chạy lên chạy xuống vậy. Nó thấy được cái chân, nó chạy xuống chân mới thấy. Nó không chạy xuống chân thì nó thấy khúc trên đó à. Cho nên vì vậy nó.

Tu sinh: (32:46) thưa Thầy! ví dụ con thấy nó chạy có một khúc chân thôi ạ! thì nó nóng rang, nó có một sức mạnh, thì cái hơi này nó.

Trưởng lão: À! Con bảo dừng lại đi, ở đây tao không có nhận mày đâu. Mày đừng có hiện cái tướng nóng nảy như vậy. Con tác ý cho nó dừng đi. Bởi vì mình học định tỉnh, mình học Chánh Niệm Tỉnh Thức và Định Tỉnh trên thân của mình. Do cái tâm mình định trên đó rồi. Cái thân nó hiện ra cái tướng gì đó thì dừng lại. Sau đó thời gian nó hết. con hiểu không!

Tu sinh: Dạ, thưa Thầy. Trong suốt thời gian tu mình tác ý cảm giác toàn thân thanh thản an lạc vô sự.

(33:48) Trưởng lão: Nghĩa là 10 phút con tác ý một lần phải không con? Được chứ sao không được. Chỉ sợ là 10 phút đó mà con không tác ý nó lại quên. Nhiều đoạn nó có vọng tưởng nó có này kia. Cho nên vì vậy mấy con thấy trong khi mình tu để mình quan sát thân để đừng quên. Đừng quên có nghĩa là để đừng có niệm khác đánh vô. Do đó mà mấy con phải tác ý. Thỉnh thoảng con tác ý để có niệm khác xen vô. Tức là định tỉnh đừng để niệm khác vô thì sức định tỉnh của mình mất đi.

Tu sinh: thưa Thầy! Con tác ý thấy cảm giác toàn thân, thỉnh thoảng con tác ý thanh thản an lạc vô sự được không ạ Thầy, vì con tác ý, nhiều khi con không tác ý (34:19)

Trưởng lão: Được chứ đâu có sao đâu. Con không tác ý cảm giác toàn thân thì con tác ý tâm thanh thản an lạc vô sự cũng được không có sao. Rồi con.

Tu sinh: con thưa Thầy hít vô thì cảm giác thì cảm giác nó đi xuống, nhưng mà con không hiểu có cảm giác thì đi lên…​

Trưởng lão: Nó có những cảm giác ngược phải không con?

Tu sinh: không! Thầy dạy Hít vô thì con thấy thở ra thì nó đi lên. Hít vô thì cái thân nó đi lên. Thở ra thì cái thân nó đi xuống.

Trưởng lão: Các rung động của cái thân.

Tu sinh: Khi mình hít vào cảm giác cái thân nó trương ra ý, nó phình ra như là nó đi lên. Khi mình thở ra thì cảm giác toàn thân này nó xẹp xuống. Thấy tâm rõ ràng.

Trưởng lão: nó cảm nhận.

Tu sinh: nó cảm nhận, hít vô từ cái thân đi xuống, còn dính vào hơi thở nó đi xuống, còn cái thân nó đi lên.

Trưởng lão: đi lên hả con, nó phình ra.

Tu sinh: con hỏi Thầy vì cái thân con nó vậy

Trưởng lão: theo Thầy! con lên nhìn cái sự tu tập. Do đó đức Phật tìm cho chúng ta cái đề mục của hơi thở vừa thực hành: cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô. Mình hít vô thì mình thấy nó tự (36:01_36:10) bởi vì nó theo đề mục cảm giác thân hành nó làm rung lên mà, mình cảm nhận được nó. Còn đối với hơi thở biết hơi thở nó đi vô đi xuống

(36:21) Trưởng lão: Nhưng mà mình không có theo cái hơi thở đâu. Mình theo hơi thở là đi xuống.

Tu sinh: (36:26 - 36:30), mình quán cảm giác toàn thân đó Thầy, thì nó không đi xuống, nó có 5 hơi đầu thôi, sau đó con cảm giác con quan sát.

Trưởng lão: Theo cái thân của nó đó, nó rung động. Theo cái hơi thở thấy nó phình ra, nó đi lên. Rồi bắt đầu nó xẹp lại nó đi xuống, con thấy đi xuống. Theo cái cảm nhận của thân hành. Bây giờ thân hành nó rung nó đi lên đó con, nó theo cái nghiệp nó đi lên, nó phình ra mà. Rồi bắt đầu mình thở ra, cái nó xẹp nó đi xuống. Cái đó được, cứ cảm nhận theo ba cái đề mục mà: "cảm giác thân hành, tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành, tôi biết tôi thở ra". Thì cái đó được, không sao.

Cho nên ông Phật ông cũng biết. Thế nào chúng sanh tu kiểu gì cũng bị vướng, hít vô không thấy nó vô mà nó lên. Cho nên ông cho cái đề mục nữa để cho mình sáng suốt hơn để mình biết. Đúng là cái kinh nghiệm tu người ta có, người ta biết, người ta mới cho được những đề mục đó chứ. Chứ nếu mà không có thì làm sao cho được. Mình biết chắc vậy là mình tu đúng rồi. Không có sai lời Phật dạy. Vì đó là đức Phật đã dạy rồi. Đó mấy con thấy chưa. Cho nên thấy mình làm đúng như Phật thì mình đạt đến chỗ này.

(37:45) Đó rồi bắt đầu mấy con còn cảm nhận gì khác nữa không. Cảm nhận như vậy đủ rồi.

Tu sinh: con thưa Thầy, như vậy con 30 phút, con quan sát.

Trưởng lão: 10 phút con. Nghỉ 1 phút mình tu lại 10 phút, nghỉ 1 phút tu lại 10 phút. 30 phút. Sau đó bắt đầu Thầy kiểm tra một lần nữa. Mấy con báo cho Thầy biết là mấy con đã thuần thục được trên sự quan sát thân của mình trong khi ngồi. Thì bắt đầu 30 phút đó Thầy chuyển qua cho mấy con đi kinh hành để cho mấy con tập đi kinh hành 30 phút. Mấy con sẽ quan sát được thân mấy con y như vậy, y như mình ngồi vậy đó. Rồi bắt đầu đến khi về mấy con sẽ tập nằm kiết tường 30 phút. Xong rồi thì có người nào sai thì Thầy nhờ người khác sửa mấy con hết. Sửa cho mình ngay ngắn tư thế từ nằm đến khi mình đi. Tất cả cái này đều sửa cho mình cách thức mình nhiếp tâm khi đi. Mình nhiếp tâm trong Tứ Niệm Xứ. Đi cách nào chứ không phải đi đùng đùng được đâu. Đi như thế nào để mình nhiếp, chứ không phải không.

Ờ, nhờ mấy con đi cái tướng đi đó mấy con nhiếp được đi ở trong tỉnh thức như thế nào để mà mình nhiếp. Do mình quan sát cái thân của mình đó. Không phải ở trong cái bước đi nữa. Cho nên vì vậy bước đi mình sẽ chậm cho mình quan sát. Phải không. Mấy con thấy bây giờ bắt đầu mấy con mới đi kỹ lưỡng chứ hồi nào đến giờ chưa kỹ lưỡng đâu.

Tu sinh: Tại vì chúng con cảm giác hơi thở nó có biết.

Trưởng lão: Toàn thân đó con, cảm giác toàn thân mà. Chứ đừng có theo hơi thở. Nhưng nhờ hơi thở mới thấy thân mình nó phình ra xẹp lại đó. Nhưng mà không thấy ở trên bụng phình lên xẹp xuống mấy con. Thấy như toàn thân của nó. Còn mình thấy cái bụng của mình khởi lên khởi xuống thì nó sai. Nó bị ức chế cái điểm đó. Toàn thân của mình hết mà. Từ chân lên trên đầu. Cái rung động của nó. Thôi rồi mấy con. Bây giờ giờ về.

Tu sinh: Từ 5 hơi thở đầu ổn định. Thì có thể mình cảm giác toàn thân.

Trưởng lão: Toàn thân lên xuống cũng được nữa, theo cái thân rung động của mình. Đó là cách thức tập quán thân trên thân đó mấy con. Đó là Tứ Niệm Xứ mấy con. Rồi bắt đầu đi về lo tập. Chứ để tới chừng mai mốt Thầy kiểm lại mà coi chừng mà sai là không được. Tập thiệt làm thiệt đó. Người thiệt, ăn thiệt, làm thiệt. Đâu có làm giả được cái này đâu. Tu đàng hoàng, tu kỹ lưỡng lắm. Thầy không có bỏ sót mà, Thầy còn kiểm tra lại đàng hoàng mà. Chứ phải không mấy con.

Tu sinh: (40:30 - 40:45)

Trưởng lão: Thôi mấy con xá rồi mấy con ra đi con. Ra hết đi.

Tu sinh: (40:56) con thưa Thầy, con tu Tứ Niệm Xứ (41:00 - 43: 25)

(43:26) Trưởng lão: Phóng dật theo cái tay. Được con. Con tập như vậy giữ như vậy đi. Rồi lần lượt Thầy hướng dẫn có gì sai trái. Thầy sửa lại hết. Bây giờ giữ vậy khi mình thức dậy thì con nương vào hơi thở, rồi con cũng quan sát được. Rồi mỗi mỗi đều là nhìn trên thân hết, tập riết nó định tỉnh trên thân. Bởi vì nó duy nhất là nó định tỉnh trên thân.

Tu sinh: (44:00) con tu Tứ Niệm Xứ, bây giờ con thấy khó hơn nó hôn trầm, (44:15), cái niệm mà cái hôm nó (44:22 -44:26) hôn trầm luôn 24 h luôn. Nó cái thân này nó (44: 30- 44: 36) con có cảm giác cảm tưởng nó (44:38)

Trưởng lão: nó cảm nhận cái thân con luôn.

Tu sinh: nó (44:48 -45:00)

Tu sinh: thưa Thầy có kê trở lại không Thầy.

Trưởng lão: không con để nó đi.

Tu sinh: cứ để ngày mai

Trưởng lão: Ngày mai tới bên nam thì Thầy bắt họ ngồi hết. Tới giai đoạn ngồi đất rồi. Mấy hôm ngồi ghế rồi. Hôm nay tới ngồi dưới đất.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy