00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 099C ( NAM ) - VẤN ĐẠO TRÊN PHÁP QUÁN PHÁP - XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - TÁI SANH

CK 099C ( NAM ) - VẤN ĐẠO TRÊN PHÁP QUÁN PHÁP - XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - TÁI SANH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 23/02/2006

Thời lượng: [29:47]

1. VẤN ĐẠO TRÊN PHÁP QUÁN PHÁP

(00:01)

Trưởng lão: Ở đây Thầy xin trả lời thêm cái phần này, Minh Nhân thì xin sám hối với Thầy. Thầy hoan hỷ cho sám hối cố gắng khắc phục. Bởi vì lúc này là lúc rốt ráo để đi đến cuối cùng để vào lớp Chánh Tư Duy để mà xả tâm.

Về câu hỏi của Chí Thiện. Đúng là Thầy đã chấp nhận cho con vào lớp Chánh Tư Duy rồi. Cho nên bây giờ chuẩn bị để mà chúng ta hiểu, chúng ta nỗ lực tu Chánh Tư Duy. cho nên khỏi cần biết gì nữa hết mà nỗ lực tu. Bởi vì sau khi đọc cái bài mà con viết, Thầy thấy khả năng con có thể vào lớp Chánh Tư Duy thực tập được. Không có gì đâu! Cho nên con cứ yên tâm nỗ lực mà tụ tập.

Còn về phần thầy Chân Tịnh hỏi Thầy:

Trưởng lão: "Kính thưa thầy từ bi chỉ dạy trong pháp môn Tứ Niệm Xứ là quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán Pháp trên Pháp. Tại sao không dùng chữ quán thân, quán thọ, quán tâm, quán Pháp là có thể đủ rồi? Con nghĩ có vấn đề sâu sắc với dùng chữ "quán Pháp trên Pháp". Kính thưa Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được hiểu để áp dụng tu tập. "

Trưởng lão: Chữ "quán" có nghĩa là quan sát. Nhưng mà, trong cái bài kinh Tứ Niệm Xứ thì như là quán Thân Bất Tịnh, quán Các Pháp Vô Thường, quán Hơi Thở,…​ Nó có nhiều dạng quá ở trên đó lắm. Nhưng mà sự thật khi chúng ta tập hơi thở trên Tứ Chánh Cần thì có bốn pháp định: Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Sáng Suốt, Định Vô Lậu. Tất cả những cái Pháp đó chúng ta đã nhuần nhuyễn. Khi mà chúng ta đã nhuần nhuyễn; thì khi áp dụng trên Tứ Niệm Xứ, chúng ta quán là xem xét trên bốn chỗ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Chứ không phải ngồi quán Thân Bất Tịnh; tư duy suy nghĩ về cái này cái kia, không phải như vậy đâu.

(02:01)

Trưởng lão: *"*Nghĩa là ngồi với ý thức của chúng ta biết rõ rằng Thân, Thọ, Tâm của chúng ta nó không có chướng ngại". Bởi vì trên bài Kinh Tứ Niệm Xứ. Đức Phật nói "quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu".

Nghĩa là "khi mình quan sát, mình thấy thân mình không cái gì hết thì nó đâu có ưu phiền đâu mà cần phải nhiếp phục". Khi nó có ưu phiền thì mới nhiếp phục; mình mới nhiếp phục. Mà nhiếp phục là mình đã tập luyện những cái Pháp để mình nhiếp phục. Còn nếu mà nó "trên thân quán thân" để tôi nhiếp phục.

Ví dụ bây giờ, "trên thân tôi này; nó có cái chướng ngại, cái đau bệnh nào đó thì lúc bấy giờ tôi quán để nhiếp phục nó thì tôi lấy cái gì để nhiếp phục cho hết cái đau này? "

Ví dụ trên thân của chúng tôi; nó khởi cái tâm sắc dục. Giờ tôi muốn phá vỡ cái tâm sắc dục đó thì tôi quán Thân bất Tịnh. Thì như vậy, trong khi đó mình ở trên thân mình mình; mình không chuẩn bị về cái Định Vô Lậu về cái thân Bất Tịnh của mình - tức là mình không quán Định Vô Lậu sẵn sàng về cái tâm sắc dục của mình. Thì lúc bấy giờ trên Thân quán Thân mà quán về cái tâm sắc dục kia; cái tâm nó khởi lên niệm sắc dục thì mình quán. Không chừng mình quán có đi không?

Nghĩa là mình phải chuẩn bị trước hết tất cả "mọi này"; cho nên việc này mới bảo vệ và hộ trì Chân Lý; Chân Lý được hộ trì. Khi chúng ta ở trên Tứ Chánh Cần "mà tu ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện" thì chúng ta đã tập luyện tất cả các Pháp Định này rồi. Và lúc bấy giờ chúng ta cũng từng tu tập ở trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta; chứ chưa phải Tứ Niệm Xứ. Đó là cái giai đoạn một trên Tứ Niệm Xứ; tu tập trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên chúng ta đã từng tập mười sáu cái đề mục hơi thở; mười tám, mười chín cái đề mục của hơi thở của chúng ta, luyện tập nhuần nhuyễn. Pháp đi kinh hành, Chánh Niệm Tỉnh Giác; bốn phương pháp đi kinh hành, Chánh Niệm Tỉnh Giác; chúng ta phải thực hiện nhuần nhuyễn.

(04:00)

Và cái thư giãn tức là cách thức để quan sát Tứ Niệm Xứ là chúng ta đã tập ở trên pháp thư giãn rồi. Rồi Định Vô Lậu, như vừa rồi chúng ta bốn tháng học về Định Vô Lậu, triển khai tri kiến của chúng ta thì nó đã quá thâm sâu về tri kiến rồi. Do đó bây giờ áp dụng trên Tứ Niệm Xứ để chúng ta tu tập. Tức là tư duy trên Chánh Tư Duy - nghĩa là tư duy trên cái lớp Chánh Tư Duy để mà xả tâm; tức là chúng ta đi vào cái pháp xả.

Vì vậy mà cái bài của sư Từ Quang viết dựa vào theo tất cả những kinh sách của Phật để mà dạy chúng ta xả. Cho nên chúng ta dựa vào đó để chúng ta biết cách xả, không có gì khó khăn.

Cho nên ở đây, chữ "quán" ở đây, con nghĩ có vấn đề sâu sắc với dùng chữ quán. Chữ quán ở đây nó bình thường; "mình ngồi mình tỉnh táo, đừng có quên cái thân của mình, đừng có quên cái tâm của mình. Đừng có quên tức là quán - còn quên là mất quán".

Chữ quán ở đây phải rõ là đừng có quên cái thân; ngồi suốt ngày mà cái tâm của chúng ta hay quên lắm. Lúc nhớ cái này lúc nhớ cái kia là nó quên cái thân. Buộc lòng chữ quán của Phật ở đây là "luôn luôn lúc nào chúng ta cũng nhớ cái thân".

Cho nên Định Niệm Hơi Thở đã trang bị cho chúng ta có cái đề mục để giúp chúng ta đừng có quên cái thân, tập cho nó quen đừng có quên. "Mà đừng quên tức là quán; mình ngồi mình thấy cái đó hoài hoài là mình quán". Cung như người ta nói quán hơi thở tức là mình nương vào cái hơi thở, "biết hơi thở ra, biết hơi thở vô". Quán là "thấy" hơi thở ra vô - chứ không phải tư duy, suy nghĩ cái này cái kia đâu. "Chỉ cần thấy hiểu cái hơi thở ra vô gọi là quán hơi thở".

Còn bây giờ quán Thân, quán Thọ, quán Tâm tức là mình cũng như vậy - thấy cái Thân, Thọ, Tâm của chúng ta rất rõ ràng. Nghĩa là đừng quên đó thôi thì đó quán. Mà cái đừng quên này không khéo là chúng ta bị ức chế, để mà giữ gìn nó thì chúng ta tự nhiên ngồi chơi. Cho nên cái người mà tu Tứ Niệm Xứ rất là dễ dàng, không có khó. Chúng ta trang bị tất cả Pháp để đẩy lui chướng ngại pháp ở trên đó rồi.

(06:00)

Cho nên khi thân chúng ta có chướng ngại, tâm có chướng ngại thì trên thân, thọ có chướng ngại này rồi…​ Trên Thân quán Thân để nhiếp phục tham ưu, khắc phục những ưu phiền đó thì chúng ta có pháp khắc phục thì đó gọi là tu Tứ Niệm Xứ.

Chữ "quán" nó không có cái gì khó khăn hết mà nhớ kỹ chữ "quán" để không phải ngồi tư duy. Mà chỉ Tỉnh Thức được ở trên thân của nó, vì vậy mà người tu Tứ Niệm Xứ; người ta luôn giờ nào cũng Tỉnh Thức ở trên thân người ta. Cái Thân đụng gì thì người ta biết; cái Tâm có niệm gì là người ta biết; cái thọ, cái cảm thọ gì trên thân là người ta biết. Các pháp luôn tác động gì là người ta biết bởi vì Tỉnh Thức. Mà tỉnh thức là tâm nó định tĩnh; khi mà Tâm Tỉnh Thức bắt đầu Tỉnh Thức được suốt từ giờ này qua giờ khác thì nó là Định Tĩnh. Mà Định Tĩnh thì nhu nhuyễn dễ sử dụng rồi.

Bởi vì tu Tứ niệm sứ mà đến cái tâm Định Tĩnh là chúng ta thấy thành đạt rồi. Còn bây giờ chúng ta mới Tỉnh Thức, tức là lúc nào chúng ta cũng tập luyện chúng ta. Cho nên quý thầy đi ra nói chuyện; quý thầy đi dạo, đi chơi là quý thầy đã mất Tứ Niệm Xứ rồi; nó không Tỉnh Thức đâu. Cho nên mình phải tập, tập để Tỉnh Thức luôn luôn ở bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình - tức là quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp. Nhớ như vậy thì chúng ta sẽ tu không sai.

Chiều nay Thầy sẽ chọn bốn người, Thầy sẽ kiểm tra và hướng dẫn cách thức để quán cho kỹ. Và đồng thời thì ngày mai bên nữ, ngày mốt Thầy sẽ chọn thêm trong buổi sáng. Trong một giờ, thứ nhất bốn người, giờ thứ hai bốn người, giờ thứ ba bốn người. Lần lượt Thầy kiểm tra lại hết; người nào mà chưa có nắm vững thì về tập lại, tập cho kỹ đàng hoàng. Chừng nào mà Thầy kiểm tra được thì thầy mới cho vào lớp Chánh Tư Duy. Mà kiểm tra chưa được thì về tập lại, chứ không chắc là bây giờ không biết mấy con tu đúng hay sai. Chừng nào Thầy kiểm tra, Thầy thấy "bây giờ đó tự nhiên ngồi mà Thầy xét qua tâm của mình mà thấy được thì Thầy sẽ cho vào lớp Chánh Tư Duy".

(08:04)

Thì sắp sửa tới cái lớp Chánh Tư Duy rồi, còn mấy ngày nữa. Tới Một tháng Hai, Âm lịch thì Thầy dồn cho cái ngày đó, Thầy dồn cả hai lớp lại. Và bắt đầu từ bây giờ Thầy đã kiểm tra. Người nào mà Thầy kiểm tra xong thì xếp vào cái lớp tu rồi. Còn người nào chưa được thì về tập, tập rồi thầy kiểm tra cho lại rồi Thầy sẽ xếp vào lớp tiếp. Chứ còn tập chưa đúng thì mình vào tu Tứ Niệm Xứ là mình ức chế cái tâm của mình trên Tứ Niệm Xứ mình; cứ cố gắng mà ức chế thì nó cũng sai nữa. Nó rất là tự nhiên, hồn nhiên.

Khi mà các thầy, các cư sĩ mà ngồi tu, Thầy theo dõi từng chút cái tâm niệm của mình. Khi mà tu Tứ Niệm Xứ coi qua, quan sát xem cái tâm của mình như thế nào. Nếu nó còn cách thức luồng trong…​ Thấy cái hơi thở của mình mà luồng trong thân, thế này thế khác thì chưa được đâu. Thì ta tập lại cho nhuần nhuyễn hơn một chút để cho đừng có trạng thái tưởng ở đó nữa. Mà nó tỉnh thức ở trên cái Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình là được.

Thầy xin nhắc kỹ lại, bây giờ chúng ta sẽ đi vào lớp Chánh Tư Duy để tu Tứ Niệm Xứ đó. Cho nên nó có những cái phải đúng, con còn sai thì sẽ không đạt được.

2. XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

(09:20)

Trưởng lão: Bây giờ các thầy còn hỏi gì thêm nữa không? Và đồng thời những cái bài này, Thầy sẽ photo bởi vì có một mình Thầy làm sẽ không kịp. Còn thầy Mật Hạnh hoặc chú Thảo phụ giúp làm bộ sách này. Cái bộ sách này gần 200 cuốn. Nghĩa là còn có 20 tập nữa là 200 cuốn. Thế mà hôm nay còn một số ít chứ không còn nhiều. Vậy thì bây giờ mấy con phát cái này lại. "Mật Hạnh vô trong thất Thầy lấy thêm ra con. Người nào có rồi thì thôi, người nào chưa có thì xin gửi thêm một tập. "

Phật tử: “Dạ Thầy cho con xin một tập ạ.

Trưởng lão: “Để Thầy sẽ photo đầy đủ Thầy gửi cho mọi người. Cái bản của cô Mỹ Linh thì Thầy cũng sẽ xin, Thầy sẽ photo ra cho mỗi người một bản con.

Tu sinh: Kính bạch Thầy! Xin thầy chỉ dạy cho

  1. Trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, tất cả những người tham gia cuộc chiến tranh ấy thì cái việc làm ấy "ngăn ác, diệt ác" hay đó là "việc ác"? Và như vậy có phải chịu những quả báo ác về điều đó không ạ? Đó là điều thứ nhất.

  2. Phiền Thầy chỉ dạy thêm điều thứ hai nữa là. Trong bài của cô Mỹ Linh thì có nói đến cuộc tổng tấn công năm Mậu Thân ở Huế năm 1968. Ở đây có nói đến một tướng tên là Lý và khi ta tiến vào đấy làm những việc ác. Mà đối với thanh niên thì bắt cải tạo. Có những người thì giết người ở trong trại tới 2000 người, báo chí đã lên án. Bạch Thầy! Con suy nghĩ về việc này, xin Thầy chỉ dạy cho!

(11:19)

Tu sinh: Một là, con thấy về việc những kháng chiến ở quân sự ấy thì họ chỉ làm một việc gọi là tác chiến. Còn những việc khác là thuộc về chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, và thôn ấp giải quyết chứ quân sự không bao giờ họ biết đến cả. Đó là điều thứ nhất.

Cái thứ hai nữa là, con cũng ở Thừa Thiên Huế, ở Quảng Trị tác chiến chống ( nghe không rõ), kể cả những năm 1972; con ở phòng chính trị của một sư đoàn; tầm cỡ hiểu biết cũng là cả chiến dịch chứ không phải chỉ biết riêng một chỗ đánh. Con chưa thấy "người nào là Lý mà làm cái việc đấy cả". Bởi vì nguyên tắc của hoạt động dưới chế độ ấy cũng như là của chế độ công tác là tập trung dân chủ. Mọi việc đều có sự dân chủ chứ không có một người nào có quyền tự tác ý, tự thực hiện hiệu lệnh, nhất là những vấn đề về dân sự.

Thế thì ở đây con cũng không bàn về đúng hay sai mức độ như thế nào. Con suy nghĩ như thế này, hô ở một việc nhưng hai phía thì hai quan điểm nhìn nhận khác nhau chứ không thể nào giống nhau được. Thế nhưng mà việc đối với người tu hành thì ta chỉ thấy những cái gì thuộc về nhân quả cần phải nói thì ta nói. Và nó rõ ràng, sự thật, cụ thể. Nói những cái mọi người đều thấy, đều biết thì hiệu quả nó rất lớn. Thế còn những vấn đề chưa được rõ ràng thì con sợ rằng khi động đến đó, gây ra những sự rắc rối, phiền hà cho chính mình. Con thí dụ

Bây giờ cái nó không đúng với sự thực thì ngay ở luật pháp của ta có những điều thừa tội với những người vu khống, vụ cáo. Đối với cá nhân còn như vậy huống chi là "Tổng Chiến Công Mậu Thân". Ở Huế nó là một bộ phận của cuộc Tiến Công. Nó là vấn đề đường lối sức lực của toàn Đảng, của quân đội. Những cái vấn đề nó đề cập ở đấy là cái ác độc, giết người và phải chịu quả báo. Bạch Thầy, cái chỗ này suy nghĩ như vậy, xin Thầy dạy cho.

(13:25)

Trưởng lão: Thật sự ra cái tâm của con người nó cũng rất ác. Khi mà cuộc giải phóng Đất nước, khi giải phóng…​ thì thầy đang tu ở trong huyện Trảng Bàng này ở tỉnh. Khi giải phóng thì lệnh của mặt trận giải phóng cấm "không vì cá nhân mà giết người". Nhưng mấy ông chủ ấp đó, họ "thịt hết"; cá nhân con.

Ghê gớm lắm con, chạy không khỏi họ đâu. "Vô được là họ thịt hết mấy cái người từ lâu tới giờ mà đã hoành hành họ đó". Bởi vì họ là những cái người ở địa phương con.

Cấm thì cấm một lẽ nhưng mà cái cá nhân họ ghê gớm lắm con! Thấy con người ác thiệt. Chính Thầy, Thầy biết ở địa phương Thầy thôi. Cũng như ông Minh, ông làm chủ Ấp đây thôi. Nghĩa là người nào mà thanh niên thế nào, thế nào là bị bắt hết -“Thằng đó sao sao sao ông chỉ bắt hết”. Chính em Thầy là chú Út nó đó, là ở trong xóm Ấp, đi họp với nhau đó, chống lính chứ không có gì, chống bắt quân dịch; cái…​ Ngầm chỉ bắt hết; cái số mà họp với nhau đó; thì em Thầy nó chạy khỏi, tức là cũng khôn khéo.

Khi mà đi về trong này, vẫn ở trong lính thì nó dẫn mấy người về chỉ chỗ nào núp là Việt Cộng hay này kia núp, biết chỗ nào dẫn đi chỉ. Thì khi đi về tới chỗ quán đó, nó nói nó khát nước quá xin uống nước thì đi có một người lính đi theo nữa, cũng cầm súng đi theo. Thì khi nó múc gáo nước; nó múc đầy gáo nước; nó dập lên đầu thằng lính; một gáo nước “tá hoả tam tinh” rồi bắt đầu nó chạy. Nó chạy thì tụi kia rượt theo. Nhưng mà bị nó ở vùng quê nó, nó biết mà.

(15:24)

Trưởng lão: Nó chạy vào trong vườn thơm; nó núp vào trong vườn thơm ( nghe không rõ ), chúng lùng sục…​ Đến cuối cùng thì không có được, không có tìm thấy. Ban đêm nó mới bò; nó bò trốn đi. Rồi mấy anh cán bộ ở đây mới đưa lên Tây Ninh và thành bộ đội trên đó. Cho nên trong khi đó Thầy biết, những cái người mà làm chủ ấp hồi đó, làm công an hay làm cái gì ác hồi đó là sau khi về nó diệt sạch.

Mà cái lệnh không có cho. Thầy biết hồi đó lệnh giải phóng không có cho giết mà nó giết. Nó thù sao nó ghét sao thì nó giết. Cho nên trong khi Thầy thấy cái vấn đề mà cô Mỹ Linh nói thì chắc chắn là cái cá nhân của người đó; chứ cái lệnh của Cách Mạng thì chắc không có cho giết đâu; chắc thù cá nhân. Nhưng mà cái này Thầy cũng chưa có nắm rõ đâu, chỉ nghe nói vậy thôi.

Sự thật nó cũng ghê lắm! Trong chiến tranh, nó ghê lắm! Thật sự ra trong cái cuộc chiến tranh khi mà "Tảo Thân". Các con chưa biết. Thầy ở đây là Thầy biết. "Táo Thân" khi mà…​ Hồi đó gọi là Việt Minh. Khi mà "Tảo Thân" Cao Đài, con có biết không? Vào đây nó bắt "quét sạch" cái xóm mà Cao Đài ở, vô nhà Cao Đài…​ Trừ ra có cái chùa Thầy là nó không bắt thôi, người Việt Minh đó, vô đây…​ Nghĩa là nhỏ lớn, bé lớn gì, trâu, bò, ngựa, dê gì lựa hết, bắt hết, quét sạch hết không có còn để. Cho nên Cao Đài nó cũng thù hận Việt Minh một cách ghê gớm lắm. Quét qua đi bên kia cà; chỗ miếng đất bên kia. Họ của Cao Đài, của người tôn giáo Cao Đài giết sạch…​

(17:25)

Trưởng lão: Nghĩa là trong cái đó người ta nói "giết lầm còn hơn thả lầm". Chiến dịch ghê gớm lắm, chính Việt Cộng…​ Thầy nói đúng. Bời vì, coi vậy chứ người Cao Đài họ còn hận lắm.

Nhưng mà vì Đất nước chúng ta thống nhất hòa bình. Cho nên trong khi đó chúng ta cũng đứng trong vị trí…​ Thật sự ra Thầy là cái người làm cách mạng nhưng mà Thầy thấy rùng rợn; nó thù vặt.

Còn Cao Đài nó vô con biết không? Không có ít đâu con. Nó bắt được cán bộ khi tập kết á, trường hợp mà tập kết đi rồi, cán bộ nằm lại thì nó vào trong xóm; nó “quét sạch” cái xóm này đi; nó giết một cách tàn nhẫn. Thầy thấy con người nó thù hận; nó chôn sống người cán bộ chỉ để ló cái đầu.

Nó không giết, không bắn gì đâu mà nó lấy cuốc nó giãy con. Rồi nó chôn hàng loạt, mười mấy hai chục người gì đó. Rồi người lính Cao Đài, nó lấy cuốc nó giãy “bựt bựt ”.

Nó chôn mà nó chôn phơi nắng chứ không phải chôn trong bóng mát đâu mấy con. Nó chôn để mình ngất ngư, để người cán bộ gần chết. Biết bao nhiêu người cán bộ nằm vùng. Trời! biết bao nhiêu…​

Đó là cái phong trào liên minh, hồi đó liên minh…​ Thầy nói thật, Thầy là con người chứng kiến cho nên Thầy Chiến tranh là Thầy phát hoảng, Quá sợ! Ghê lắm con. Cho nên trong vấn đề mà giết qua giết lại Thầy thấy sợ.

Thầy nghe nói bây giờ I-Rắc cũng vậy. Ngán lắm con! Đất nước, Thầy mong rằng Đất nước chúng ta không bao giờ có. Mà chính cái nỗi khổ mà Thầy là người trực tiếp ở trên chiến tranh. Cũng từng bị ở tù, cũng từng bị đánh đập, cũng từng bị những khổ nhục mà nó hành hạ. Thầy biết hết mọi điều đó. Thầy biết hết. Thầy từng bị hết cho nên Thầy hiểu hết.

(19:15)

Trưởng lão: Trên đời họ thù hận với nhau ghê gớm lắm. Con người mình với con người. Cho nên thầy mong rằng nền đạo đức Nhân Bản- Nhân Quả ra đời, đem lại cho con người không có thù hận, biết yêu thương nhau, không có bên nay bên kia mà luôn luôn là con người tốt.

Cho nên mục đích của Thầy là làm hết sức mình, dựng lại cái nền đạo đức. Cho nên nghe nói một cái điều như vậy Thầy sợ lắm. Chính Thầy là người trực tiếp. Các con biết khi mà bên đây qua bên đó “xương tay, xương chân, xương sọ nằm láng lên”. Toàn là tín đồ Cao Đài. Lệnh thì khác mà ở đây nó thực hiện khác. Mà khi mình giải phóng; 75 là giải phóng. Ở đây mình giải phóng Trảng Bàng, mấy ông chủ Áp; mấy ông hồi đó gọi là trưởng Ấp đó bị giết hết.

Rồi mấy cái người mà lính ác ôn nào đó đánh đập mấy người cán bộ thì nó làm "thịt hết". Nó biết mày biết mặt hết; nó là du kích "nằm vùng" ở đây mà làm sao nó không biết được; nó "quét sạch". Cái lệnh ở trên đưa xuống "cấm" nhưng mà nó làm. Hồi đó nó có súng rồi và nó làm; nó có quyền thế; nó làm sạch mấy người ác ôn hết. Còn mấy người nào mà không ác ôn thôi không giết. Người nào mà ác ôn, gọi là quỷ ác ôn là nó giết. ghê lắm con. Cho nên Thầy làm sao cho đất nước đừng chiến tranh.

(20:47)

Ví dụ như con đứng trong bộ chỉ huy. Con không có hiểu cái sự cá nhân ở dưới chỗ này; ( nghe không rõ ). Nó giết; không những cái người đó mà còn giết cả vợ con của người đó luôn, nó thù hận cách vậy; nó đủ thử. Con người mình hung dữ thiệt. Thầy nói mà đọc lại cái mà cô Mỹ Linh viết chỗ mà "lấy mật gấu", Thầy nói nó xúc động. Ác!

Mà trong lúc “bên nay bên kia” con biết; khi mà bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, cực hình. “Trời! ”Thầy nói cực hình. Mà giữ gìn cái gan dạ, một là chết hai là sống, trung thành nhất định không khai là không khai. Chứ khai là nó khai thác, lòi bắt bao nhiêu người cán bộ biết bao nhiêu. Mình chỉ cố gắng không khai thôi. Thà chết một mình chứ khi mà làm cách mạng thì thà chết cũng không khai để bảo quản những anh em khác. Không khai cái địa điểm mà mình làm việc.

Bởi vậy trong miền Nam này khổ lắm mấy con. Ở ngoài Bắc có quân đội rồi. Chứ trong miền Nam này có du kích nó bắn ào ào chạy. Rồi chừng đó nó ghi ai thì nó bắt người nấy; nó tra; nó đánh; nó khảo. Chết được! Thầy nói…​ không có nói về quân đội, chừng đó có những người thì hiền, có những người thì ác lắm. cho nên trong cái vấn đề chiến tranh, Thầy sợ lắm! Thầy chỉ muốn làm sao nó hòa bình thôi. Bởi vì các con biết không! Khi mà Thầy còn đang đi học, thì một phần tố Cộng nói về miền Bắc cải tạo ruộng đất. Ở trong này nó khai thác. Thì lúc bây giờ Thầy còn đi học, nên khai thác cái gì Thầy cũng được nghe hết, phần nhiều học sinh là được nghe; nhất làì học sinh lớp lớn chút sẽ được nghe hết tất cả những điều đó.

(22:52)

Cho nên nó đứng trước một dân tộc mà nó được phân chia ra rồi; bên nào nó cũng có những lý luận đúng. Cho nên nó làm dân tộc mình xâu xé nhau đó, khổ lắm! Nhưng mà lập trường Thầy rất vững con. Thầy nghĩ rằng mình làm sao cho đất nước mình được hòa bình độc lập. Cho nên làm Cách Mạng Thầy làm khi, cho nên khi giải phóng xong rồi Thầy xin từ giã. Các anh em mời Thầy ra làm việc, Thầy nói không. Tôi đã xong nhiệm vụ của một người công dân rồi. Thầy không làm nữa.

Cho nên danh cũng không còn mà lợi cũng không còn, công lao Cách Mạng cũng không còn, không còn gì hết. Thầy bỏ hết. Thầy chỉ còn…​ Thầy không chấp nhận quyền cao chức trọng gì hết. Nghĩa là bây giờ ngồi đây thành người tu dạy đạo đức. Vì chính Thầy là người trực tiếp nên Thầy rất thương đất nước bị chiến tranh; rất thương những con người. Phải sống làm sao có đạo đức thì sẽ không có chiến tranh. Thầy tin rằng với khả năng của Thầy và các con nỗ lực tu, các con sẽ duy trì được Nền đạo đức Nhân Bản- Nhân Quả.

3. NHÂN QUẢ TÁI SANH

(24:04)

Trưởng lão: Và đồng thời một người hỏi Thầy. Nói về nhân quả, "vậy thì khi con người chết đi thì cái gì sẽ đi tái sanh luân hồi? "

Thì hầu như người ta nói nghiệp. Nhưng mà để Thầy giải thích cho người nào đó mà họ viết cái bài này trả lời ở trên mạng có một số người mắc về vấn đề "tái sanh luân hồi" như vậy. Họ cứ nghĩ phải có linh hồn. Không phải có!

"Là ông A làm ác thì ông A phải tái sanh làm ông B phải trả cái nghiệp quả ác đó. Họ nghĩ như vậy". Bây giờ thầy sẽ giải thích vấn đề đó.

Nếu như ông A làm điều ác mà sau đó thành ông B trả. Mà giờ không có ông B trả mà sao lại có ông khác trả thì nó đâu còn luật nhân quả. Người ta hiểu vậy! Rồi Thấy sẽ giải thích cái này cho nó rõ hơn chút. Nhưng mà không giải thích thì nó không hay.

Nhưng mà Thầy đứng trong vị trí Thầy, Thầy cũng không muốn đứng ra lý luận, mà Thầy gợi ý cho một người nào đó; họ viết cái bài này sẽ trả lời: "Tội nghiệp cho những người, người ta muốn tìm hiểu nhưng không được".

Có một số sư thầy đã trả lời, ở trên mạng trả lời; mà dựa vào Kinh nói lòng vòng lòng vòng không ra cái chỗ nào. "Có người nói Nghiệp đi luân hồi, có này kia; thật ra những cái danh từ làm cho người khó hiểu mà thôi". Để rồi Thầy sẽ giúp.

Để rồi con người biết; Thầy sẽ cho biết ý kiến đó để có người viết những cái lời đó; chỉ cho người ta biết; " Cái gì và ai chịu hậu quả khi chúng ta làm ác? Người nào thiệt?" Chứ không phải ông A, ông B, ông C gì đâu. Mình đang lầm, lầm cái thân của mình là ông A; rồi cái thân đời sau của mình là ông B. Cho nên ông A này làm ác mà ông B phải trả thì mới đúng luật Nhân Quả; người ta đã hiểu lầm.

Thầy sẽ xác định kỹ cho các con về Nhân Quả. Chứ nếu Thầy không nói…​ Bởi vì cái tri kiến của chúng ta, cái hiểu biết của chúng ta "nó mê mờ"; nó Vô Minh; nó không thấy được nhân quả. Cho nên buộc lòng Thầy dạy cho mấy con bài nhân quả thảo mộc để xác định "một nhân, nó ra một cây; một cây nó ra nhiều quả. Một quả nó có nhiều hạt. Để biết con người chúng ta một hành động ác là cái nhân; nó sẽ có những cái quả. Mà cái quả nó trong cái quả phải chịu những cái quả khổ đó, những quả ác đó. Nó sẽ có những cái hạt của nó, cái nhân kế tiếp đó, để nó tiếp tục đi tái sanh luân hồi.

(26:35)

Đó là theo quy luật Nhân Quả; chứ không phải của riêng bản thân chúng ta. Rồi từ A đến B trả cái quả đó, rồi từ B đến C luôn luôn lúc nào cũng có một người như thế. Đó là quy luật của nhân quả, chung của vũ trụ, chứ không có của ai hết. Mà chúng ta cứ lầm lạc thân này là của tôi thì chúng ta sai. Thân này là của tôi, đức Phật đã xác định thân này không phải là của tôi, không phải là ta, không phải là của ta, bản ngã của ta. Không có cái gì là của mình. Tại sao có A, có B?

Ở đây Thầy sẽ hướng dẫn cho cái người này biết. Tại vì chúng ta lầm có A, có B, có C. "Có A, có B, có C tức là có của tôi", các con hiểu chưa? Cho nên ở đây Thầy sẽ hoá giải để cho người ta hiểu, chứ không thì tội…​

Có một số người hỏi, mà cô Hà Các, cô tìm cách nhờ vị sư này giảng, nhờ vị sư kia giảng. Nhưng cuối cùng những cái bài giảng đó không được. Thậm chí như ông Thật, ông có gửi cho những người đó bộ sách luận về nhân quả của thầy Chân Quang, nhưng mà ông này cũng không thỏa mãn. Ông ấy nói tôi vẫn không hiểu.

Cho nên Thầy thấy cũng tội, nhưng mà bây giờ Thầy sẽ giúp cho một người đó hiểu, để người đó giải thích giùm cho. Ta cởi mở một chút. Mà cũng là cho mọi người khác hiểu. Chứ hầu như có nhiều người, người ta hiểu; mà người ta không hiểu mà người ta cũng không hỏi, mà cũng không muốn hỏi nữa. Hỏi bây giờ có ai trả lời cho mình biết được đâu mà hỏi. Cho nên người ta cũng không muốn hỏi.

(28:09)

Còn ông này ông muốn làm sao cho hiểu. Từ đầu tới giờ ông thắc mắc - từ xưa đến giờ. Mà hỏi rất nhiều những người trả lời không thỏa đáng, không đáp ứng được điều ông ta cần. Thấy cũng tội. Và đồng thời trả lời như vậy cho một người nhưng nhiều người hiểu; cái gì đi tái sanh luân hồi?

Chứ hầu hết người ta có nghĩ rằng linh hồn đi tái sanh luân hồi; Tôn giáo đều xây dựng vậy. Từ xưa tới giờ chúng ta có một cái dấu ấn đó rồi. Cho nên thầy sẽ trả lời như vậy.

Bây giờ thì chúng ta sắp sửa đi khất thực. Thầy sẽ in cái này, Thầy sẽ gửi cho mấy con. Và Thầy xem qua trong cái vấn đề đó thì Thầy xác định ở trên cái bộ chỉ huy của mình là không có. Nhưng mà Thầy nói cái nhân ở dưới nó ghê gớm; nó thù oán ghê gớm lắm. Thầy đã chứng kiến bạn thân Thầy thấy được rất đau lòng. Con người Việt Nam giết con người Việt Nam rất tàn nhẫn.

Nghĩa là người ta cầm cây tầm vông, mình là con người như vậy mà người ta quất một cái mạnh. "Quất một cái bịch" trước mặt Thầy Thầy thấy. Nghĩa là cái ao như cái vũng Trâu nằm như thế này; mà người ta "nhận" đầu mình xuống; người ta có súng mà. Bắt thanh niên nhận đầu xuống, nhận đầu xuống; ngộp nước, nước Trâu nằm, con biết không? Uống không biết bao nhiêu nước…​ Chết! Rồi nó lôi lên, để một hơi cho tỉnh. Nhìn thấy ghê, con người sao độc ác quá! Nhìn lại cái hình ảnh chiến tranh mà Thầy đã chứng kiến, Thầy mong rằng đất nước chúng ta sẽ không có chiến tranh nữa. Tức là hồi đó Thầy ở chùa; biết bao nhiêu…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy