00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 097D - VẤN ĐẠO CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - TỨ NIỆM XỨ - THIỀN ĐỊNH - NHẤT DẠ HIỀN - ĐUỔI BỆNH - NHÂN QUẢ

CK 097D - VẤN ĐẠO CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - TỨ NIỆM XỨ - THIỀN ĐỊNH - NHẤT DẠ HIỀN - ĐUỔI BỆNH - NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 21/02/2006

Thời lượng: [00:42:39]

1- VẤN ĐẠO CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão : Bây giờ Thầy sẽ trả lời những câu hỏi của sư Chơn Niệm.

"Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy rõ cho con hiểu thêm trong kinh Tăng Chi, Phật dạy: "Tỳ Kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy cần phải tận lực, tác động, ước muốn, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác". Vì con thấy lời dạy này rất cần cho con trong lúc vào lớp Chánh Tư Duy. "

Quý thầy với các cư sĩ nghe lại cái lời đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi mà Thầy xin nhắc: "Tỳ Kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy cần phải tận lực, tác động, ước muốn, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm, tỉnh thức".

Hôm nay Thầy dạy quý thầy tu ở trên Tứ Niệm Xứ luôn luôn Định Tỉnh ở trên đó, tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên Tứ Niệm Xứ.

Các thầy nhớ kĩ cái lời đức Phật dạy, luôn tinh cần, tinh tấn, Chánh Niệm ở trên đó. Để làm gì? Để xem coi cái tâm của mình nó có niệm gì? Cái thân của mình nó có chướng ngại gì? Và các pháp bên ngoài có tác động gì? Và các cảm thọ của tâm, của thân nó xảy ra như thế nào? Chỉ có Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên đó thì chúng ta mới xả bỏ những cái ác và thiện pháp. Đó là lời của đức Phật dạy mà.

Chúng ta mới đạt được tất cả những cái cứu cánh còn nếu mà không có ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập như vậy, không thực hiện Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Bởi vì Thầy mới nói hồi nãy, rõ ràng là Thầy nhắc là bây giờ mà chúng ta bước vào cái lớp Chánh Tư Duy rồi, Chánh Niệm Tỉnh Giác đối với bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta là rất cần, không có được mà tu như là một nắng hai sương, tu một giờ rồi hết giờ rồi đi chơi hoặc là tu rồi mình nghỉ hoặc này kia. Không phải vậy nữa.

(02:16) Mà cái giờ này là giờ mà chúng ta tiếp tục, liên tục tu ở trên Tứ Niệm Xứ. Nó không có nặng nhọc gì hết, nó không có tập trung, nó không có ức chế, nó không có khỏi lo niệm vọng tưởng, không niệm vọng tưởng gì, khỏi phải lo điều đó. Mà chỉ cần tỉnh thức nó thôi. Rồi có niệm, không niệm, rồi có cảm giác, thọ này, thọ kia thì chúng ta có pháp đẩy lui nó ra khỏi cho bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta không chướng ngại.

Có tu như vậy thôi, rất nhẹ nhàng. Mà ngày này, giờ này, phút này, từng ngày này phút này nó qua đi, thì nó qua đi là một sự kết quả rất lớn cho sự tu tập của chúng ta. Như vậy là cái kết quả của chúng ta nó không còn lâu nữa.

Vậy mà Thầy quyết định, Thầy nói rằng: "Phật bốn mươi chín ngày thì chúng ta bốn mươi ngày". Còn Thầy nói: "Tệ nào đi nữa thì mấy con cũng bảy tháng là hết sức của mấy con rồi". Nghĩa là bây giờ cho tới ăn Tết là mấy con sẽ xong con đường giải thoát này. Bây giờ là tháng Giêng mà qua tháng Hai là chúng ta tu tập thì chúng ta thấy nội trong năm này là chúng ta đã đạt chứng được đạo Phật.

Cho nên cái Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên Tứ Niệm Xứ rất cần thiết. Vì vậy mà cái câu trong Định Niệm Hơi Thở đức Phật đã nhắc thì chúng ta đừng quên, đừng quên câu đó là: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Nhớ cái câu đó. Chúng ta nương vào hơi thở nhưng mà biết toàn thân tức là tỉnh thức ở trên thân của mình. Nhớ!

(04:11) Trưởng lão: Thầy trả lời cái câu hỏi của sư Duyên.

"Kính thưa Thầy, cái thân nó bị ngứa trong khi tham thiền xả tâm vậy cần phải dùng ý thức lực tác ý để đẩy lui hay con được phép gãi chỗ ngứa đó không? Bởi vì nó ngứa mà nó quá là ngứa. "

Bây giờ Thầy nói như thế này, thấy rất rõ. Bây giờ chúng ta ngồi khoanh chân, xếp bằng đi mà chân chúng ta hơi tê thì chúng ta đứng dậy thì chúng ta vẫn tu, vẫn tu được trong khi mà chúng ta đứng dậy chứ. Ai đâu mà để ngồi cho nó tê, nó cóng giò, cóng cẳng, nó nhức thì như vậy là chúng ta bị loạn ở trong đó rồi. Thay vì bây giờ ngồi đó mà mình tác ý bảo cái thọ tê cái chân này đi đi, lui đi thì nó càng tê chứ làm gì. Chúng ta đứng dậy coi thử nó hết liền không phải sướng sao?

Cho nên khi nào mà cái gì cần mà chúng ta đứng dậy không hết, thì chúng ta phải dùng pháp để mà chiến đấu nó trong năm phút, mười phút, một giờ, hai giờ. Còn cái vấn đề mà do mình ngồi nó đau chân của mình, thì mình đứng dậy thì nó hết.

Còn bây giờ nó ngứa cái chỗ này thì gãi cái cho nó hết cho rồi đi rồi tu, để bây giờ ngồi đó mà tác ý. Sao mình điên khùng cái gì? Gãi nó mau hết thì gãi. Cái pháp nào mà mau hết thì mình làm cái pháp đó đi. Để cho nó đem lại sự bình an cho mình mau. Còn bây giờ cứ ngứa mà nó gãi cái nó hết thì gãi đi.

Còn bây giờ ngồi đây mà tác ý: "Ngứa này phải đi đi, thọ là vô thường, ngứa này đi đi". Trời đất ơi! Tác ý tới mười phút, một giờ nó mới hết thì thật ra thì mình điên rồi đó, mất thì giờ vô ích. Để cho cái tâm nó được an trú, không phải khỏe sao? Phải không? Mình có cái phương cách gì mình làm cho cái cảm thọ đó mau thì mình làm mau, dùm làm ơn cho Thầy đi. Thì giờ ngứa thì gãi đi cho rồi đi. Rồi cái bắt đầu ôm cái tỉnh giác ở trên Tứ Niệm Xứ không phải khỏe sao? Phải không?

(06:06) Còn bây giờ nó nhức cái đầu nè mà gãi như thế này nó có hết nhức đầu hay không? Hay hoặc là chà vậy nè nó có hết không? Nó không hết thì thôi, tốt hơn là thôi bây giờ thì mình tác ý để cho mình trong năm phút, ba phút, mười phút nó hết. Bởi vì cái đó không thể làm như vậy được.

Còn cái ngứa này làm được thì cứ làm đại đi cho rồi. Bởi cho nên phải sáng suốt cái chỗ này. Tu tập thì phải sáng suốt. Cái gì mình làm cho nó hết chướng ngại thì cứ làm ngay liền. Còn cái gì mà làm không có hết cái chướng ngại nó được thì mình sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý của mình đẩy lui nó.

2- VẤN ĐẠO THIỀN ĐỊNH

(06:39) Trưởng lão: Câu hỏi kế của Tấn Trọng hỏi Thầy.

"Kính thưa Thầy, chúng con kính xin Thầy chỉ dạy và hướng dẫn trạng thái bốn chi thiền Định Sắc Giới để tránh tình trạng tu tập thường ức chế tâm để nhập vào các định tưởng khi chưa đủ thần túc lực. Hoặc khi tu tập bốn chi thiền mà chưa xả sạch nội tâm và vội ức chế khép tâm để nhập vào các chi thiền gọi là định tưởng. Chúng con thành kính tri ơn Thầy! Một, khi tác ý nhập Sơ Thiền mắt vẫn mở hay tự động khép lại? Trạng thái nội tâm hay là nội thân xảy ra như thế nào? "

Khi mà muốn nhập Sơ Thiền thì chúng ta phải đi vào cái lớp Chánh Niệm tức là tu Tứ Niệm Xứ. Khi Tứ Niệm Xứ mà tu xong rồi thì nó mới có Bảy Năng Lực của Giác Chi cho nên Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Bảy Giác Chi, bảy năng lực giác chi. Mà bảy năng lực giác chi nó là Tứ Thần Túc. Nhờ có Tứ Thần Túc mới có Định Như Ý Túc thì chúng ta mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền rất dễ dàng, không có khó khăn.

Còn bây giờ mà chúng ta chưa có, chưa tu Tứ Niệm Xứ sung mãn mà vội tu mà nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì thế nào chúng ta cũng bị nhập các định tưởng. Không thể nào mà chúng ta đi sai.

(08:11) Bởi vì cái lớp Chánh Niệm nó trước cái lớp Chánh Định mà bây giờ mình vội mình tu cái lớp Chánh Định trước cái lớp Chánh Niệm, bởi vì cái Chánh Niệm nó chưa sung mãn tức là chúng ta chưa tốt nghiệp được cái lớp Chánh Niệm mà vội tu cái lớp Chánh Định thì chúng ta sẽ tu sai. Do đó chúng ta sẽ lọt vào cái định tưởng chứ không thể nào là Chánh Định của Phật được.

Cho nên nói rằng khi mà mình tu tập, khi mà nhập Sơ Thiền bằng cái trạng thái đó.

Chúng ta luân hồi như thế này, chúng ta đang nhìn xuống như thế này thì lúc bấy giờ chúng ta bảo: "Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền" thì thân tâm chúng ta lần lượt nó tiếp nhận năm cái chi thiền của Phật thì con mắt của chúng ta nó sẽ nhìn xuống như thế này. Nó không đóng lại, không nhắm mà chúng ta nhìn một phần ba mắt. Nghĩa là cái mắt định là không nhắm mà nhắm mắt coi chừng bị tưởng. Cho nên nó không nhắm mà nó mở một phần ba, nó không trừng, nó không ngó lên mà nó mở một phần ba.

Khi chúng ta ở trong cái vị trí ngồi kiết già, thân chúng ta ngồi kiết già khép chân hẳn hoi, mắt nhìn xuống, mở một phần ba mắt thì lúc bấy giờ mà chúng ta tác ý, ra cái lệnh để nó nhập thì con mắt nó vẫn giữ yên, khi mà nó vào định thì con mắt nó giữ yên. Nó không có chao động, tự rung động, qua lại. Nó đứng yên trở lại. Lúc bấy giờ đó là chúng ta nhập mà nó không phải mắt chúng ta khép lại. Còn bây giờ mà chúng ta ngồi để mà nhiếp tâm, nhiếp tâm để mà nhập Sơ Thiền thì coi chừng mà chúng ta sẽ nhắm mắt để mà nhiếp tâm cho nó hết niệm thì chúng ta bị ức chế.

(09:49) Trưởng lão: (Đọc câu hỏi) "Khi nhập Nhị Thiền, mắt vẫn mở hay mắt tự động khép lại, trạng thái nội tâm, nội thân xảy ra như thế nào? "

Khi mà nhập Nhị Thiền, nó diệt tầm tứ rồi, sau cái thức chúng ta nhập thì toàn bộ chúng ta nhập vào giống như người ngủ.

Nhưng mà người ngủ thì nhắm mắt, còn cái người tu thì mở một phần ba mắt. Họ nhập Nhị Thiền nhưng mắt họ vẫn như một người đang ngồi thiền bình thường với con mắt nhìn xuống vậy thôi chứ còn không có nhắm mắt. Không có nhắm mắt như người ngủ mà cũng không nhắm mắt giống như người chết.

Nó khác, cái thiền định nó khác. Thiền định gì mà nhập định gì mà như người ngủ? Hai con mắt nhắm kín lại? Thì như vậy là cái người ngủ hoặc là người chết. Cái người chết con mắt họ cũng nhắm kín lại và cái người ngủ thì hai mắt họ cũng nhắm kín. Do đó cái người nhập định không có.

Lại thấy cái người nhập định, chúng ta lại rờ rờ đầu, vuốt vai họ, hoàn toàn họ bất động, con mắt họ không có đảo qua, đảo lại. Còn bây giờ mấy con ngồi thiền, mấy con cứ mở một phần ba, Thầy đưa cái tay qua lại con mắt, nó rung động mất rồi. Nó không có nằm yên đâu.

Còn cái người mà người ta nhập định thì nó nằm yên, nó không có chao động nữa bởi vì nó ở trong cái trạng thái định của nó cho nên nó không có nhắm mắt.

Vì vậy mà cái người mà tu nhắm mắt là gom tâm. Nhắm mắt nó dễ gom tâm lắm. Ví dụ bây giờ hít vô thở ra, nhắm mắt lại là chúng ta thấy hít vô, thở ra nhưng một hơi là chúng ta thấy ánh sáng nó phóng. Nó bị tưởng, tưởng nó bị tất tưởng nó phóng ra.

(11:16) Trưởng lão: (Đọc câu hỏi) "Khi nhập Tam Thiền, mắt vẫn mở hay mắt tự động khép lại? Trạng thái nội tâm, nội thân xảy ra như thế nào? "

Trạng thái nội tâm, nội thân mà hiện bây giờ đó như chúng ta hiểu thì chúng ta đọc lại mà Phật đã diễn tả trong từ cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền rất rõ ràng nhưng chúng ta chưa nhập thì chúng ta chưa hiểu cụ thể đâu. Đó là những danh từ. Trạng thái của Tam Thiền cũng vậy, mắt vẫn mở một phần ba chứ không khép kín lại.

Trưởng lão: (Đọc câu hỏi) "Khi nhập Tứ Thiền, mắt vẫn mở hay mắt tự động"

Khi hơi thở đã tịnh chỉ ngưng, con mắt nó cũng mở một phần ba, không bao giờ nhắm. Tại sao Thầy biết điều đó? Tại vì Thầy quan sát được chính mình, Thầy biết được rõ ràng.

Trưởng lão: (Đọc câu hỏi) "Nếu khi đủ thần túc để nhập bốn thiền, bốn chi thiền thì lúc bấy giờ chúng con dùng ý thức tự điều khiển bốn chi thiền thấy hay lúc bấy giờ chúng con chỉ quán pháp diễn biến của thân, tâm cho đến khi vào bốn chi thiền thấy tự xuất ra? "

Nghĩa là khi mình tác ý rồi thì mình chỉ quan sát lần lượt nó hiện ra bốn chi thiền chứ mình không có điều khiển bốn chi thiền. Nghĩa là mình không có cái điều khiển bốn chi thiền này mà tự thân tâm theo lệnh của Định Như Ý Túc, định như ý muốn mà.

Mình chỉ có cái quan sát cho nó thấy nó thay đổi cũng như bây giờ Thầy bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền", Thầy chỉ quan sát để mà thấy cái hơi thở của mình lần lượt thở nhẹ chậm cho đến khi ngưng, ngưng rồi thở lại, thở lại rồi ngưng, ngưng rồi thở lại cho đến khi nhẹ, rất nhẹ và đồng thời cái hơi thở nó lại dừng hẳn không còn thở đi, thở lại nữa. Đó là hoàn toàn đã nhập vào Tứ Thiền. Nhưng mắt người mà nhập Tứ Thiền vẫn mở một phần ba, không nhắm. Đó là ở trong cái trạng thái định.

Rồi khi mà nhập, ở câu hỏi này: "Cho đến khi nào, bốn chi thiền ấy tự xuất ra khỏi định? ". Bốn chi thiền, ở đây chúng ta đã vào bằng cái lệnh của Định Như Ý Túc thì khi đó mà chúng ta muốn ngồi thiền nhập định trong khoảng thời gian nào?

(13:45) Ví dụ nó không phải là nó có cái lệnh của nó, chứ không phải là chúng ta muốn mà nó nhập vào, mà chúng ta không có tác ý thì nó có cái thời gian của nó.

Ví dụ như cái thời gian nhất định của nó là trong khoảng thời gian nào đó nó sẽ xuất định. Đó là cái quy luật của thiền định như vậy. Nhưng chúng ta không điên gì mà chúng ta ngồi hoạt mãi như vậy. Trong khi chúng ta muốn nhập Nhị Thiền diệt tầm tứ thì chúng ta bảo: "Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền trong bảy ngày" thì lúc bấy giờ thân chúng ta sẽ ngồi suốt bảy ngày, tai không nghe, mắt không thấy, tất cả đều ở trong cái trạng thái của Nhị Thiền bảy ngày.

(14:25) Còn nếu mà chúng ta bảo nó hai bốn tiếng đồng hồ thì hai bốn tiếng đồng hồ tự nó, tới giờ đó nó xuất ra. Bởi vì nó theo cái lệnh của chúng ta rồi, cái lệnh Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn. Mình muốn là mình muốn nhập thiền nào, nhập vào thì nó nhập vào, bao lâu, thời gian bao lâu mình quy định cho nó.

Cho nên ở đây, sau khi mà quý thầy đã tu tập Tứ Niệm Xứ sung mãn rồi thì trước khi mà dùng nó tác ý để mà nhập thiền định thì chắc chắn là Thầy sẽ nhắc nhở trước cái điều này. Nghĩa là muốn nhập một ngày hay là hai bốn tiếng đồng hồ hay hoặc là nhập một tuần lễ thì phải ra lệnh nó. Bắt đầu trước khi mình muốn nhập nó thì mình bảo: "Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền trong một tuần lễ là phải xuất ra", mình nói vậy rồi cái mình cứ ngồi im vậy, tự động nó sẽ vô.

Mình khỏi cần nhiếp tâm, khỏi cần điều khiển gì hết, tự nó nó sẽ làm công việc đó cho mình bởi vì đã Định Như Ý Túc, như ý mình muốn mà.

Mà không phải là mình tác ý thô vậy đâu. Đây là tác ý cái pháp mình mới tu là mình tác ý thô vậy. "Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền" đó là tác ý thô. Cái tâm mình hướng tâm thôi, hướng tâm về Nhị Thiền là nó đã tự nhập rồi, chứ chưa phải là chúng ta tác ý thô. Đó là cách thức.

Hôm nay hỏi về bốn thiền cho nên vì vậy mình đặt cho nó trong cái ngày giờ xuất ra chứ không phải là để cho nó tự xuất ra. Ví dụ như để tự nó xuất ra thì nó cũng có thời gian dài, nó đúng, nó mãn rồi nó cũng tự xuất ra. Nó không bao giờ mà nó nhập luôn ở trong đó mà nó kéo dài luôn đâu. Nó có cái thời gian.

Ví dụ như Tứ Thiền nó bao nhiêu ngày mà Nhị Thiền nó bao nhiêu ngày thì mình không nhắc nó, thì nó tới đó nó cũng xuất ra.

3- NHẤT DẠ HIỀN

(16:11) Trưởng lão: (Đọc câu hỏi của Tu sinh) "Muốn đủ Thần Túc Lực để thực hiện Nhất Dạ Hiền, chúng con có cần phải tập quét sạch lũ giặc hôn trầm, thùy miên, trạo cử nữa không? "

Khi mà nhập tới Tứ Thiền thì nó phải sung mãn Tứ Niệm Xứ. Mà sung mãn Tứ Niệm Xứ thì không còn ngủ nữa. Nó Nhất Dạ Hiền. Nó không còn buồn ngủ, nó ngủ như người thức vậy. Nghĩa là thân thì ngồi bất động vậy, nó thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm luôn luôn lúc nào cũng tỉnh, nó không có bao giờ mà nó ngủ, nó tỉnh thức. Lúc bấy giờ nói hôn trầm, thùy miên thì không còn có nữa đâu, nó không còn có đâu.

Bây giờ mình nằm xuống thì mình tỉnh thức chứ sự thật ra mình ngủ là mình nằm xuống vậy là cái thân nó nằm yên, bây giờ nó ngủ như thế này. Trong khi đó tất cả mọi sự việc xung quanh Thầy, Thầy giải quyết xong rồi, Thầy ngồi trong dạng bất động, thì thân này bất động là nó ngủ chứ gì? Nhưng mà tâm Thầy luôn luôn tỉnh thức chứ nó đâu có mất ở đâu. Cho nên nó không có ngủ, nó tỉnh lắm mấy con.

Cho nên thí dụ như Thầy làm việc mệt nhọc, Thầy nằm xuống vậy thì cái thân Thầy nó yên lặng, nó cũng bất động; rồi cái tâm Thầy nó yên lặng, nó thanh thản, an lạc, nó cũng bất động nhưng mà nó tỉnh, nó không có ngủ như cái người ngủ nó mê, nó không có ngủ mê.

Cho nên nó không còn cái si mê nữa, nó hết rồi bởi vì sung mãn Tứ Niệm Xứ. Các con nghe sung mãn Tứ Niệm Xứ; thân, rồi thọ, tâm nó sung mãn. Nó làm sao mà nó sung mãn mà nó còn si? Nó đã đầy đủ, nó trọn vẹn, nó sung mãn, nó an lạc rồi cho nên nó không còn si nữa đâu. Cho nên mình không còn phải quét sạch lũ giặc hôn trầm, thùy miên nữa.

(17:54) Trưởng lão: (Đọc câu hỏi của Tu sinh) "Nếu không tu tập, theo con nghĩ không đủ khả năng tỉnh thức trọn vẹn Nhất Dạ Hiền với tâm thanh thản, an lạc, vô sự. "

Nhất Dạ Hiền mà đức Phật nói, Nhất Dạ Hiền - một đêm làm Thánh Hiền, gọi là mình tu hết sức mình cũng như từ cái ngày thứ nhất là Nhất Dạ Hiền cho đến ngày thứ bảy cho đến bảy tháng, bảy năm mà nỗ lực, ngày nào cũng siêng năng tu tập, liên lục như Nhất Dạ Hiền thì người đó sẽ chứng đạo.

Nói Nhất Dạ Hiền thì tức là nói sự tu tập tinh cần, tinh tấn, siêng năng không có ngơi nghỉ. Nó là một cái sự siêng năng, nó Nhất Dạ Hiền.

Cho nên do cái câu trong bài kệ của Nhất Dạ Hiền:

"Quá khứ không truy tìm

Vị lai không ước vọng

Chỉ có pháp hiện tại".

Đó chỉ có hiện tại thôi mà hiện tại thì nó phải Định Tỉnh rồi. Phải không? Hiện tại mà Định Tỉnh.

Mà Định Tỉnh ở đâu? Định Tỉnh ở trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Cho nên Chánh Niệm nó ở đâu? Chánh Niệm là Chánh Niệm ở trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp cho nên nói Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.

Các con nghe không? đức Phật xác định cho chúng ta rõ ràng cái Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Niệm Xứ là Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta.

Mà Chánh Niệm ở đâu? Chánh Niệm trên đó cho nên nó là Chánh Niệm. Vì vậy mà sung mãn Chánh Niệm thì tất cả các cái Lậu Hoặc: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu đều bị bứt sạch.

Cái Vô Minh Lậu quét sạch thì cái hôn trầm, thùy miên chúng ta thấy nó đã đi mất rồi. Cho nên chúng ta hoàn toàn tỉnh thức. Đó là cứu cánh của Nhất Dạ Hiền.

Cho nên Nhất Dạ Hiền không có nghĩa là chúng ta biết tất cả các pháp chứ không phải một cái pháp Nhất Dạ Hiền. Nghĩa là bây giờ chúng ta tu là tu Tứ Niệm Xứ mà tu Tứ Niệm Xứ chung Nhất Dạ Hiền chứ không phải cái pháp Nhất Dạ Hiền để cho nó có bảy cái năng lực Thần Túc.

Nhưng cái bài pháp Nhất Dạ Hiền để chỉ cho chúng ta tu Tứ Niệm Xứ là phải tỉnh thức trên đó như một đêm làm Thánh Hiền.

Câu chuyện như ông A Nan đi kinh hành chứng đạo, một đêm mà chứng đạo thì cái đó cũng là một cái nói chứ sự thật ra đọc cái bài kệ Nhất Dạ Hiền tức là sự siêng năng, tinh cần tu suốt đêm. Tu suốt đêm mà ngày nào, giờ nào mấy con tu suốt đêm như Nhất Dạ Hiền thì Thầy nói bốn mươi ngày là chứng đạo không có còn xa đâu. Tu như vậy, tu như Nhất Dạ Hiền chứ không phải là bình thường như mấy con chưa biết pháp gì vô mà ôm coi là tôi sống trong đương là, trong hiện tại như là (20:22) thì chắc chắn là không có ông nào mà tu nổi.

(20:26) Nghĩa là chúng ta phải biết pháp, rồi biết ở chỗ nào để tu tập nó, để đẩy lui các chướng ngại đó, thì như vậy nó sẽ ở trong cái hiện tại.

Còn nói như, luận như này kia đó thì các con thấy luận về đương là, hiện tại, không có người nào mà gọi là sống trong cái hiện tại đâu.

Nghe Nhất Dạ Hiền rồi dựa vào cái bài kệ Nhất Dạ Hiền biến thành cái pháp sống trong đương là, trong hiện tại thì thiệt ra là mấy người điên chứ đâu phải người, điên đảo đó, cái này là điên đảo.

Cái Nhất Dạ Hiền tức là nói tinh cần, siêng năng để tu tập trong Tứ Niệm Xứ.

Các con hiểu cái chỗ tu phải rõ được cái ý nghĩ của Phật bởi vì Phật đã nói mà, Tứ Niệm Xứ thì bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Xác định được cái điều đó thì bây giờ Nhất Dạ Hiền phải ở chỗ nào? Dù là một ngày mình tu chứng đạo, một đêm tu chứng đạo cũng phải ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu chứ ngoài Tứ Niệm Xứ là lấy cái gì tu? Mà đó là cái Chánh Niệm của người tu để mà chúng ta đạt được cứu cánh giải thoát hoàn toàn.

Cho nên đức Phật chết, đức Phật nói: "Lấy pháp ta mà làm chỗ nương tựa", pháp đó là Tứ Niệm Xứ chứ gì.

Cho nên các con đọc lại cái chỗ di chúc của đức Phật: "Giới luật là giáo pháp của ta, làm chỗ nương tựa, làm nơi tu hành mình, làm hòn đảo vững chắc" đó là pháp Tứ Niệm Xứ.

Cho nên chúng ta tu từ cái Tứ Chánh Cần cũng phải trên Tứ Niệm Xứ, đi Thân Hành Niệm cũng trên Tứ Niệm Xứ rồi cuối cùng tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, rồi tỉnh thức cũng trên Tứ Niệm Xứ. Mà Chánh Niệm, Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, cái lớp Chánh Niệm đó là cái lớp Tứ Niệm Xứ.

(21:56) Hôm nay thì mấy con thấy ở trên cái lớp Chánh Tư Duy của chúng ta cũng nằm ở trong Tứ Niệm Xứ để mà tỉnh thức, để mà xả từng tâm niệm, để xả từng cái chướng ngại pháp ở trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta bằng cái tri kiến, bằng pháp mà chúng ta đã tu học. Hôm nay thì chúng ta đã được học. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?

Phải nắm cho vững cái đường lối, cách thức tu cho vững, sau này vào thất rồi thì nỗ lực ngày đêm miên mật, để nỗ lực đi tới cứu cánh hoàn toàn.

4- VẤN ĐẠO TU TỨ NIỆM XỨ

4-1 TU TỨ NIỆM XỨ CHỈ DÙNG ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ KHI CÓ CHƯỚNG NGẠI TRÊN THÂN, TÂM

(22:24) Tu sinh: bạch Thầy! con hỏi (22: 25 -22:34)

Trưởng lão: (22:34) À thì hôm rày con đã tu tập Tứ Niệm Xứ rồi.

Tu sinh: (22:38). Tu như vậy (22:39 - 22:41)

Trưởng lão: cái đó là pháp Thân Hành Niệm rồi con. Cái pháp Thân Hành Niệm đó, con cũng từ ở trên cái thân của con, con tu Tứ Niệm Xứ nhưng mà pháp Thân Hành Niệm mục đích của nó để tập cho mấy con tỉnh thức không bị hôn trầm, thùy miên. Bởi vì đó là chuẩn bị cho mấy con mà mấy con hôm rày tập nó như vậy. Sau khi tu Tứ Niệm Xứ rồi, thì mấy con không có tập riêng nó nữa mà chừng nào nó có hôn trầm, thùy miên đó mới ôm cái pháp vô mà dập nó. Còn nó hết hôn trầm, thùy miên thì không ôm cái pháp đó nữa mà chỉ giữ Tứ Niệm Xứ mà thôi. Con nhớ không? Còn ai hỏi gì nữa không mấy con?

Tu sinh: Con thưa Thầy, Tứ Niệm Xứ (23:19 -23:24)

Trưởng lão: Được chứ! Có sao đâu, tu Tứ Niệm Xứ bốn oai nghi là được rồi. Tu trong mùng nè, rồi tu đi kinh hành ở ngoài cũng được mà muốn bố thí cho muỗi mà đốt thì nằm ở ngoài cũng được, không sao, tu Tứ Niệm Xứ nó dễ lắm.

Mình làm cái gì cũng được hết miễn là Từ. Mình tu Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả đều là được hết bởi vì đó mình học rồi cho nên con ở trong mùng con tu cũng được mà con ra ngoài mùng tu cũng được, đi cũng được, đứng cũng được, ngồi cũng được, chỗ nào cũng được miễn là đừng làm ai động hết, mình cứ nỗ lực mình tu như vậy thì mình chỉ cần xả bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình.

Không có cái chướng ngại gì ở trên đó là tu được mà tu trong bốn oai nghi luôn. Con muốn nằm kiểu nào cũng được hết. Nhưng mà đừng có nằm sấp được thôi.

Tu sinh Thanh Quang: (24:13 -24:16) Không nhất thiết là cứ phải đóng cửa thất lại?

(24:18) Trưởng lão: Không có đóng cửa thất lại con. Nhưng mà có điều kiện là không có được đi qua cái khu của người ta, không được lại thất của người ta, ở chung quanh thất của mình mà mở cửa cho mát mẻ, đừng đóng lại như nhốt vô, nhốt mình không được.

Tu sinh: (24:32 -24:37)

Trưởng lão: tu Tứ Niệm Xứ thì không kết tập nữa. Bây giờ tôi ôm pháp tu thôi. Tu cho chừng nào chứng đạo thôi chứ còn bây giờ mà kết tập lại, chừng nào mà tu xong rồi kết tập lại để dạy người ta thì được. Trùng tiên lại đó thì khi nào tu xong. Còn bây giờ không có trùng nữa mà giờ tu, tu sống, tu chết, tu cho rồi. Đó như vậy. Chỉ còn tu thôi. Vào cái lớp Chánh Tư Duy này là chỉ còn biết tu thôi, xả tâm thôi, làm cho bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp không bị chướng ngại bằng phương pháp xả chứ không phải bằng phương pháp ức chế. Có vậy thôi.

Tu sinh: (25:09 -25:16)

Trưởng lão: À, không, con bây giờ con không có tu Định Niệm Hơi Thở nữa, sắp sửa qua cái lớp tu Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ rồi thì bắt đầu con không có tu Định Niệm Hơi Thở. Chừng nào mà cái thân con đau nhức chỗ nào đó thì con sẽ áp dụng vô hơi thở.

Con đẩy lui cái chỗ đau nhức đó. Còn khi nào tâm con nó loạn tưởng, nó trào quá chừng rồi thì con mới dùng cái Định Niệm Hơi Thở: “an tịnh tâm hành” mà con khắc phục nó, để cho nó bình an trở lại.

Phải không con? Bởi vì có chướng ngại thì con mới sử dụng cái Định Niệm Hơi Thở.

Còn không chướng ngại thì thôi con đừng có dùng hơi thở nữa. Chỉ biết dùng có Tứ Niệm Xứ mà thôi.

Nghĩa là tỉnh thức ở trên Tứ Niệm Xứ, quan sát ở trên Tứ Niệm Xứ thôi. Có vậy thôi chứ đừng có: "À bây giờ tôi xả ra để tu hơi thở chút đã. Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", con hít vô, thở ra. Như vậy là con không còn tu Tứ Niệm Xứ nữa. Mà bây giờ thân con không có chướng gì hết mà con cứ tu hơi thở rồi một lát nữa con đi Thân Hành Niệm nữa thì thôi tác ý từng hành động nữa thì. Con tu như mọi lần thì nó sai hết rồi. Không đúng. Tứ Niệm Xứ thì duy nhất có Tứ Niệm Xứ thôi. Mà có chướng ngại thì mới lấy mấy cái pháp mà con tập đó đó áp dụng đẩy lui nó ra thôi còn không chướng ngại thì nhất định ở trên Tứ Niệm Xứ ngày này qua ngày khác.

(26:23) Cho nên đức Phật nói đó:

"Quá khứ không truy tìm

Vị lai không ước vọng

Chỉ có pháp hiện tại"

Chỉ có hiện tại thôi. Mà con dùng cái pháp này, dùng cái pháp kia trên hiện tại của con thì sai mà chỉ dùng Tứ Niệm Xứ mà thôi. Như vậy mới đúng.

Tu sinh: (26:36 -26:43).

Trưởng lão: bây giờ đó, con nhiếp tâm, an trú tâm là con ở trên Tứ Niệm Xứ để tỉnh thức. Bởi vì khi mà nhiếp tâm và an trú tâm là khi thân con có bệnh. Thân con có đau nhức cái chỗ nào đó, có bệnh con hiểu không? Bây giờ nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở hoặc là trong cánh tay đưa ra, đưa vô con để mà đẩy lui cái bệnh đó gọi là nhiếp tâm, an trú. Bây giờ nó đau rồi mình không nhiếp tâm, an trú nó đau quá chịu sao nổi. Buộc con phải nhiếp tâm cho chặt, an trú cho thật chặt mới dùng cái pháp tác ý đuổi nó đi. Con hiểu không? Đó thì nhiếp tâm, an trú khi nào thân có bệnh.

Còn không bệnh thì không nhiếp tâm chỉ sống ngồi chơi, xem coi Tứ Niệm Xứ có đứa nào vô chọc ghẹo nó không, nếu chọc ghẹo thì cứ xách cây mà đuổi nó chạy ra chứ còn không có để nó ở trong này. Có như vậy thì con mới bình an. Con hiểu không?

4-2 BỐN PHÁP ĐI KINH HÀNH PHÁ HÔN TRẦM

(27:32) Tu sinh: (27:32 -27:37)

Trưởng lão: Bốn cái pháp đi kinh hành phá hôn trầm phải không? Cái pháp thứ nhất là con đi kinh hành như một cái người vô sự. Đi tới, đi lui, mình đi mình cảm nhận. Mình đi như người vô sự chơi vậy thôi. À, mình đi để cho nó ngủ đừng được thôi. Bắt đầu bây giờ nó chưa có buồn ngủ, chứ còn ngủ mà đi kiểu đó nó lủi vô đây, nó lủi vô kia không được đâu. Bây giờ nó chưa có buồn ngủ, thì mình biết rằng sắp sửa nếu bây giờ không đi là nó sẽ buồn ngủ cho nên con đi kinh hành.

Con đi kinh hành tức là con sẽ phá trước khi nó có ngủ đó là đi tới, đi lui. Đi mình cảm nhận bước đi mình thôi chứ không phải quá tập trung ức chế nó đâu. Đi như người vô sự.

Cái thứ hai là đi hai mươi bước, rồi đứng lại hít thở năm hơi thở. Rồi hít thở năm hơi thở xong rồi, tác ý đi kinh hành hai mươi nước nữa rồi đứng lại. Rồi khi mà đi đứng như vậy đó, mà mình thấy nó không có hôn trầm thùy miên thì mình đi như vậy thôi rồi mình nghỉ.

Còn nếu mà có hôn trầm thùy miên muốn vô thì mình thấy cái này không được, cho nên vì vậy cái bắt đầu đó, mình đi hai mươi bước rồi ngồi xuống hít thở năm hơi thở rồi đứng dậy đi hai mươi bước rồi ngồi xuống hít thở năm hơi thở. Đó là giai đoạn thứ ba của pháp đi kinh hành.

Giai đoạn thứ tư, mà nếu mà mình muốn ngăn ngừa, sự tỉnh thức nè, mình muốn đêm nay là không ngủ nè. Đầu hôm đó, mới vào bảy giờ tối mình chuẩn bị cho nó đừng ngủ, đêm nay thức luôn đó thì mấy con sẽ tập pháp Thân Hành Niệm trước.

Bắt đầu bây giờ đó, các con đi từng hành động.

Ví dụ như hai tay, hai chân thì hành động nào thì mấy con tác ý hành động nấy như cái pháp Thân Hành Niệm mà Thầy đã dạy. Thì mấy con tập thành một tiếng, hai tiếng đồng hồ cho nó thật tỉnh rồi đó, bắt đầu bây giờ mấy con mới vô tu Tứ Niệm Xứ thì cái hôn trầm, thùy miên đó nó không có tới mấy con, suốt đêm mấy con không có buồn ngủ đâu.

Các con nhớ bây giờ mấy con tập rồi bữa tới chừng đó mấy con muốn cho nó đừng có hiện tượng nó xảy ra buồn ngủ thì trước khi muốn vào tu tập cái Tứ Niệm Xứ thì mấy con hãy đi Thân Hành Niệm trước. Tác ý từng hành động, đưa tay ra sau, đưa tay mặt ra sau lưng, đưa tay trái ra sau lưng rồi chân phải bước, giở gót lên, giở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Từng hành động tác ý liên tục cho đúng hai tiếng hay một tiếng đồng hồ mà thấy nó tỉnh, thật tỉnh rồi thì mấy con ôm pháp tu không sai.

(30:14)Trưởng lão: Ở đây có thầy nào tên Vĩ không con? Có người nào tên Vĩ không? Ở Quy Nhơn đó con. Có con hả con? Có gì không con? Có người cháu sẽ gặp. Chờ chút nữa đi con, lát nữa tới giờ nghỉ sẽ gặp. Bây giờ mấy con còn hỏi thêm gì nữa không con để mình biết. Con?

Tu sinh: Con thưa Thầy, (30:40) con không tu mà con…​ Thầy làm sao Thầy kiểm soát con ngủ hay (30:44)?

Trưởng lão: Thầy lại Thầy nắm vách, Thầy lật ra, Thầy đi kiểm tra chứ bộ? Bây giờ con ấy rồi Thầy mở cửa ra Thầy coi coi ở trong này ngủ hay làm gì đây mà kín như vậy.

Tu sinh: Ông nói với con Thầy Thông Lạc đâu có thấy?

Trưởng lão: Thầy nói Thầy đi kiểm tra là Thầy không có dòm lỗ vách gì đâu. Thầy lại Thầy mở cửa coi thử coi ở trong tu cái gì đây. Thầy đã kiểm tra mà, ban kiểm tra người ta đến mà còn đóng cửa vậy làm sao công an làm việc được?

Tu sinh: (31:15 -31:18)

Trưởng lão: Ờ, đó là con như vậy là con ngủ ở trong đó để cho người ta không biết. Cái tội nhìn kín là cái tội ngủ dữ á. Tới chừng mà Thầy kiểm tra rồi mấy con thấy, Thầy lại cửa, Thầy mở (bung) bét ra Thầy dòm thử coi ngủ hay thức ở trong đó rồi Thầy mới lấy gậy mà Thầy đem, Thầy đi là có cái khúc tầm vông theo. Hễ mà nằm mà ngáy o o là Thầy ních mấy cây chứ Thầy không có để nằm đó mà ngủ. Con hiểu không?

Mà lần thứ nhất là vậy đó chứ mà lần thứ hai Thầy bắt quỳ hương, vô đây mà quỳ hương cho chúng cười. Lần thứ ba thì dời đi ra đằng trước kia kìa, ở đó mà buồn ngủ. Thầy sẽ tới giờ nào Thầy đi kiểm tra mấy con hết. Khi mà vô cái lớp Chánh Tư Duy, Thầy chịu khó lắm.

Cho nên vì vậy, đi đầu Thầy cũng xách theo cây gậy, tuy rằng Thầy không có chống gậy đâu, xách theo để đánh học trò mình chứ không gì. Bất kì già trẻ, bé, lớn, người nào Thầy cũng cốc hết, Thầy không có tha. Mà khi Thầy đánh rồi, Thầy cảnh cáo: "Còn lần nữa là phải lên Tổ đường quỳ", quỳ gối ở đây. Ít nhất là phải một giờ đồng hồ. Mấy con già, mấy con chịu quỳ nổi không? Chứ mấy chú trẻ này dư sức.

Mà nếu mà không, Thầy nói với cô Út để mấy cái gai chôm mít cho Thầy, Thầy bắt quỳ ở trên đó đó. Chứ không có để mà quỳ sơ đó đâu, để mà phạt cái tội lười biếng, con biết chưa? Cho nên vì vậy mà con đừng nghĩ rằng con sẽ cố gắng con khóa cửa ở trong đó. Thứ vách liếp này không ăn thua gì Thầy đâu. Thầy biết khóa cửa là ngủ dữ đó, Thầy xé vách ra còn dễ nữa chứ không có gì. Cho nên đừng có nghĩ, mấy con cứ để cửa tự nhiên đi, khép thì khép chứ để cửa tự nhiên, Thầy sẽ đến Thầy thăm rồi phải trái rồi Thầy sẽ xử mấy con mới được.

Như vậy để sách tấn mấy con tu tập cho được chứ không có gì. Rồi con hỏi con!

4-3 KHAI GIỚI ĐỂ CỨU CHÚNG SANH

(33:11) Tu sinh: Kính bạch Thầy, phần mở bài chắc con phải làm luôn thưa Thầy?

Trưởng lão: con làm luôn chứ nếu mà con làm thiếu, con ức chế tâm đó. Rồi con hỏi Thầy đi!

Tu sinh: (33:22-33:36)

Trưởng lão: không có phi thời là trước khi con đi ra đuổi nhái, tôi xin khai giới ăn đi để không là tôi đứng dậy ngồi, lên xuống là tôi hai lần rồi, tôi phạm giới rồi sao? Bởi vì trong giới luật đó mình khi mình ăn thì mình ngồi một lần thôi chứ mình đứng dậy là không ăn nữa. Mà bây giờ đi vì con nhái, mình thương con nhái đó, mình ra mình cứu con nhái cho nên trước khi mình đi cứu con nhái: "Tôi xin khai giới", để lát tôi còn ngồi lại ăn chứ không buổi chiều này tôi đói chết.

Không, Phật dạy mà, mình khai, giá, trì, phạm mà. Bởi vì cái này là cái lòng thương yêu của mình mình không thể nỡ tâm mà ngồi đó để cho nhái chết phải không? Cho nên tôi khai liền, xin khai giới để tôi ra cứu con nhái. Thì con khai giới là đủ rồi, sau khi đó con trở lại, con ngồi ăn được chứ con ngồi ăn hai lần thì không được đó.

Đứng dậy rồi thì thôi. Các con biết là khi mà cô Út nói có khách mà khi mà Thầy vô Thầy ra Thầy tiếp khách mà Thầy thấy bây giờ tiếp khách Thầy vô trở lại mặc dù mình mới ăn có bát cơm thôi. Nhưng mà được ăn bát rồi cũng chưa chết đâu cho nên Thầy không khai giới. Chứ nếu mà khai giới lát ăn cũng không ngon đâu mấy con. Đi ra nói chuyện với khách mà vô ăn nữa thì thôi nó lạt lẻo thì thôi nhất định ăn một lần thôi.

Con mấy con vì con nhái mà chạy ra đuổi nó, phải chạy vô ăn thì được. Khai giới rồi ăn không có sao hết. Không có tội lỗi gì đâu. Nhớ chưa? Đã học giới thì phải biết khai, giá, trì, phạm chứ? Lúc nào khai? Rồi bây giờ còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Phải hỏi những cái điều kiện đó, sau này thì trong bộ Giới, Thầy sẽ dạy kĩ hơn.

4-4 VẤN ĐẠO XẢ HỶ LẠC CỦA XÚC TƯỞNG HỶ LẠC

(35:02) Tu sinh: (35:02 -35:32)

Trưởng lão: ông nói không đi thì con đứng dậy con đi. Ai biểu con ngồi đó làm chi? Mình đi, mình ra mình tập thể thao hoặc là tập cái gì đó. Mình đi, mình chơi, mình xả cái đó đi, đừng có để, đừng có ngồi đó mà nuôi dưỡng nó. Như bây giờ con ngồi con tu Tứ Niệm Xứ, con tu cái pháp gì đó, mà giờ nó có sanh hỷ lạc phải không? Thì cái trạng thái hỷ lạc đó mà con muốn bỏ, con thấy con không chấp nhận nó, mà bây giờ con cứ tác ý mà nó không đi thì con biết nó không dùng cái pháp tác ý được rồi; tức là con sẽ xả cái thiền đó ra, con không tu cái đó nữa, thì con đứng dậy con đi thì nó sẽ hết.

Tu sinh: (36:08) Mà bạch Thầy, đi thì đi nhiếp tâm (36:10)

Trưởng lão: ai biểu con nhiếp tâm, đã xả nó mà. Thầy bảo đứng dậy đi thì xả nó. Con ngồi đó, con xả nó khó. Con tác ý là con muốn xả nó rồi. Tức là thay vì con im lặng, con nhiếp tâm con im lặng đó thì cái trạng thái hỷ lạc đó nó duy trì, có phải không? Còn bây giờ con tác ý là con không muốn nó duy trì cái đó. Nhưng mà vì cái trạng thái con còn đang ngồi đó, con biết không? Ngồi tức là nó gom tâm con cho nên nó mới sanh cái hỷ lạc đó. Con mới tác ý "các cái cảm thọ là hỷ lạc này đi!". Nhưng mà nó vẫn không đi. Con tác ý rồi nhưng mà vẫn thấy nó còn cái trạng thái đó.

Vậy "bây giờ mày không đi thì tao đi". Thì con đứng dậy con đi thì nó sẽ đi. Con xả luôn đó.

Tu sinh: (36:49) Vậy là lần trước con …​ con lại đứng dậy con đi (36:54)

Trưởng lão: Tại con xả mà con lại đi, con lại còn nhiếp vô trong nữa thì nó phải trở lại chứ sao, phải không? Con nên nhớ là khi mình xả, mình không chấp nhận nó rồi thì đừng có tiếc. Mà con tiếc là con chấp nhận nó chứ gì, bởi vì con nhiếp cái thiền mà con nhiếp tâm đó, là nó hiện ra cái tướng hỷ lạc của xúc tưởng hỷ lạc là nó sai rồi. Cho nên mình xả nó đi để cho mình chuyển qua một cái phương pháp để xả tâm ly dục, ly ác pháp hơn là cái chỗ ức chế tâm. Do ức chế tâm mà nó sanh ra cái này chứ không phải gì.

(37: 24 )Còn cái sung mãn Tứ Niệm Xứ, mấy con chưa đâu, nó cũng có hỷ lạc của sung mãn Tứ Niệm Xứ nhưng mà nó do ly dục sanh hỷ lạc nó khác, mấy con. Bởi vì mình biết rõ ràng là dục mình còn, mà tại sao có hỷ lạc thì mình biết nó là ma, nó là tưởng. Con hiểu chưa? Chừng nào mà mình biết rằng mình đã ly dục, ly ác pháp rồi thì ngủ nó cũng không muốn ngủ nè, nó tỉnh bơ nè, mà lúc nào mình biết cái tâm tham ăn, tham uống, tham này kia nó không còn có nữa. Thậm chí như cả cái sân của mình, mình thấy như mình như nước, thì lúc bấy giờ mình biết mình ly dục, ly ác pháp rồi. Thì bắt đầu cái hỷ của nó nó khác. Đây này, cái này là nó sẽ đến với mình. Nó sẽ đến với cái sự sung mãn của Tứ Niệm Xứ. Nó đủ Tứ Thần Túc mà, nó ở trong đó.

5- NHÂN QUẢ

(38:10) Tu sinh: Kính bạch Thầy, cho con hỏi cái câu vừa rồi, (38:12). Bây giờ con nhái nó bị con rắn nó cắn (38:18) Mình cứu con nhái đó thì con rắn nó lại không được ăn nó chết đói?

Trưởng lão: Nó làm sao nó chết được, con? Nó sẽ ăn đất sét nó sống chứ.

Tu sinh: Theo nhân quả thì …​

Trưởng lão: Theo nhân quả, thì con muốn theo nhân quả thì con nói, đúng là nó có nhân quả với nhau con rắn nó mới bắt được con nhái nhưng mà cái lỗ tai con nghe thì con cũng có nhân quả với con nhái đó chứ? Lòng Từ của con ở đâu? Con đã biết rằng con nhái nó bị con rắn cắn, tại sao con không ở chỗ khác cách xa con đừng có nghe, mà tại sao con ở chỗ con nghe? Thì con cũng có duyên với con rắn, con nhái đó chứ. Ít ra con cũng phải ngăn con rắn đừng có làm ác. Có phải không?

Con là con người có trí tuệ hơn, con phải ngăn con rắn đừng có làm ác. Mà con nhái mày đừng có giết, mà tao cứu được con nhái nữa thì hai cái lợi ích của con mà con không làm à? Con nói về nhân quả, thôi tụi bay giết nhau, làm gì thì làm. Con là con người vô tư đến mức độ đó, nghĩa là không phân biệt rồi.

Tu sinh: Bạch Thầy, nhỡ mà con rắn nó chưa ăn gì suốt cả bao nhiêu ngày, nó ở trong hang nó ra thì lúc đó không ăn.

Trưởng lão: Bây giờ con đặt thành vấn đề không ăn gì thì con kêu nó ăn cơm với mình. Thực sự ra thì các con nghe Thầy có nhắc rồi mà, khi mà Thầy đuổi con rắn phải không, để cho nó đừng ăn con nhái, mà khi con rắn cho chạy đi rồi Thầy cũng đâu biết nó chạy đi đâu nhưng mà Thầy nghĩ rằng nó không bắt được con nhái nó sẽ đói.

Cho nên trong cái bữa ăn Thầy lấy một ít cơm, đồ ăn, Thầy bỏ ngay cái chỗ mà Thầy đuổi con rắn, Thầy kêu con rắn: "Con hãy đến đây ăn đi, hồi nãy con bắt con nhái thì con sẽ làm một cái tội, tội sát sanh rất tội, con hãy ăn cơm vậy thì không có tội đâu, Thầy bố thí cho con" . Đó thì để đó rồi nó ăn, không ăn nhưng mà cái lòng của Thầy đã nói đến cái lòng thương của Thầy đối với nó, cho nên Thầy không có tội đâu.

Thầy thực hiện Tâm Từ, Tâm Bi Thầy hẳn hoi mà. Con thấy không? Tâm Bi thì đối với con nhái. Mà Tâm Từ, Thầy đem Thầy bỏ vậy đối với con rắn. Con hiểu không? Nó không còn đói nữa.

Tu sinh: Dạ bạch Thầy, kính hỏi Thầy (40:23 -40:27).

Trưởng lão: Thì đó Thầy sẽ nói cho con biết hết.

Tu sinh: Con rắn có cái răng hàm đấy là cái loài của nó là ăn thịt động vật, nó không có ăn chay như mình mà đời Thầy tu thì toàn đồ chay (40:37)

Trưởng lão: Bây giờ nó ăn như vậy không được thì mình tập dần nó ăn được chứ con. Thậm chí như Thầy đâu phải là con người ăn cỏ thế mà Thầy ăn rau không Thầy sống được, có phải không? Có bao giờ mà ai mà Thầy con người mà, là con bò đâu? Thế mà Thầy ăn Thầy sống được thì con rắn tập nó ăn theo mình ăn cũng được. Không có gì đâu. Cái thực phẩm đó mình ăn sống, con vật ăn sống tại vì nó sanh ra nó ăn cái loài động vật nhưng mà hàm răng nó như vậy đó.

Thầy nói bởi vì cái con vật mà ăn thịt thì cái răng nanh nó dài ra. Có phải không? Con người mình nó ăn thịt được, ăn thực phẩm thực vật được cho nên cái răng nanh của mình nó cụt. Mình cũng có răng nanh chứ bộ, có phải không đâu? Người ta gọi răng duyên đó, chứ sự thật răng nanh đó chứ đâu có gì, mà nó không có dài ra. Chứ nó mà dài ra thì hoàn toàn ăn thịt không. Nhưng mà sự thật con thấy, mình ăn thực vật được mà thì con vật nào cũng ăn thực vật được hết chứ không phải không đâu. Nhưng mà tập, tập nó ăn vẫn sống đó con.

Tu sinh: Làm vậy con rắn nó oán mình thì sao Thầy?

Trưởng lão: Nó thương mình chứ sao lại oán?

Tu sinh: Lúc đó mà nó đang nhai con mồi, mình thò tay cản lại nó cắn chết?

Trưởng lão: Cũng như Thầy, nó đương bắt con chuột mà Thầy kê chân Thầy cản nó, không cho nó bắt con chuột, nó cắn chân Thầy sao? Thì nó là loài súc sanh mà, nó mất cái món ăn của nó, nó mất “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan lên đầu”.

Cho nên vì vậy mình biết vậy, nhưng mà sự thật ra thì mình làm được, mình tập nó được chứ đâu phải không được con? Thầy nói thật sự ra, mấy con chó cô Út, cô thương cô cho ăn này kia chứ Thầy nói cho ăn chay hết, bữa sau làm Phật hết không phải sướng hơn? Tập nó dần nó ăn được hết mấy con. Cái con gì đi, mình tập nó ăn cũng được hết.

Mấy giờ rồi con, bây giờ đi, thôi hết giờ, thôi nghỉ mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy