00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 096C ( NỮ ) - VẤN ĐẠO - PHÁP TRONG SÁU TRẦN TỨ NIỆM XỨ - ĐỘC CƯ - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - HƯỚNG TÂM TÁC Ý - NHÂN QUẢ

CK 096C ( NỮ ) - VẤN ĐẠO - PHÁP TRONG SÁU TRẦN & TỨ NIỆM XỨ - ĐỘC CƯ - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - HƯỚNG TÂM & TÁC Ý - NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 20/02/2006

Thời lượng: [52:30]

1. PHÁP TRONG SÁU TRẦN VÀ PHÁP TRONG TỨ NIỆM XỨ LÀ MỘT

(00:00)

Trưởng lão: Rồi mấy con hỏi đi!

Tu sinh: Kính bạch Sư Ông! Con có mấy câu hỏi.

Thứ nhất là con tiếp lại cái câu của cô ( nghe không rõ ) mà cổ hỏi. Và con muốn biết là Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì cái Pháp ở trong Thân, Thọ, Tâm, Pháp với cái pháp của sáu Trần có phải là một? Hay là "một người là pháp cha, một người là pháp con", có nghĩa là cái này chứa cái kia?

Trưởng lão: À, con muốn hỏi cái Pháp của sáu Trần phải không? với cái Pháp của Tứ Niệm Xứ. À, Pháp của Tứ Niệm Xứ là Pháp sáu trần.

Tu sinh: Dạ là một ạ?

Trưởng lão: Là một.

Tu sinh: Chứ không phải cái này chứa cái kia?

Trưởng lão: Không có cái này chứa, cái kia chứa. Cái đó là nó tác động vào thân tâm của nó thôi, tức là sáu trần nó tác động vào thân tâm. Nó mở bài cái Thập Nhị Nhân Duyên ra đó.

Tu sinh: Sư Ông nãy với nói con làm thêm là làm thêm cái bài Từ hay làm thêm các bài khác ạ?

Trưởng lão: À, bài Xả con làm thêm, con nộp chưa con?

Tu sinh: Dạ con mới làm bài Từ con nộp Sư Ông.

Trưởng lão: Rồi bắt đầu Từ, rồi Bi, rồi Hỷ, rồi Xả con, phải làm cho đủ con.

Tu sinh: Vậy nghĩa là bài Từ là đủ rồi ạ?

Trưởng lão: Cái bài Từ đó tạm đủ rồi con. Rồi con sẽ làm cái bài Bi, rồi Hỷ.

2. CHUYÊN TU MỘT PHÁP TRONG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM & KHÔNG CHUYÊN TU

(01:15)

Tu sinh: Tại Sư Ông nói là khi mà mình tu một pháp; chẳng hạn mình tu Từ thì đã có Bi Hỷ Xả trong đó. Nhưng mà hồi nãy con thấy Sư Ông có nhận xét về một người là “Con tu được cả bốn cái - thì con chưa hiểu là tu bốn cái là một cái có bốn cái", con không hiểu?

Trưởng lão: Không hiểu hả con? Nghĩa là cái người đó; họ không thể chuyên một cái pháp được. Khi mà họ viết cái bài ra rồi Thầy thấy họ không có chuyên, cái nào họ cũng nói chung chung được. Cũng nói được hết nhưng mà nó không có chuyên, tức là nó không xả.

Cho nên vì vậy mà họ không có cái duyên mà tu chuyên một pháp. Cho nên do đó, lúc thì họ tu Tâm Từ; lúc thì họ phải tu Tâm Bi; lúc thì họ phải tu Tâm Hỷ; lúc thì họ phải tu Tâm Xả. Cho nên Thầy khuyên họ phải tu như vậy.

Tu sinh: Nhưng mà hồi đó Sư Ông nói là mình tu không có chuyên nhất một cái có bốn cái, thì mình không có tới đâu hết. Thì hồi nãy Sư Ông lại nói là tu bốn cái thì được.

Trưởng lão: À, coi như là nó tu bốn cái thì nó không có chuyên nhất. Nhưng mà tu từ bốn cái này, nó không có chuyên nhất, nhưng mà tu như vậy có nghĩa là cũng như bây giờ mấy con không chuyên nhất một pháp duy nhất đó đó; thì con phải tu Tứ Niệm Xứ, con hiểu không? Để mà xả.

Còn bây giờ con không có tu chuyên nhất được một pháp Tứ Vô Lượng Tâm, mà con tu bốn pháp này, mục đích là Thầy muốn nói con tu Tứ Niệm Xứ để mà xả chứ không có gì, mà xả trên bốn pháp này.

3. ĐỘC CƯ CÓ THỂ TU TÂM TỪ, TÂM XẢ

(02:46)

Tu sinh: Dạ. Sư Ông ơi! Cho con hỏi độc cư thế nào với khẩu của Từ, Bi, Hỷ, Xả ạ?

Trưởng lão: Độc cư thế nào với Tâm Từ…​ Khẩu Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Tu sinh: Nghĩa là trong mọi cái đều có thân, khẩu, ý .

Trưởng lão: Thân, khẩu, ý?

Tu sinh: Và độc cư thế nào về cái khẩu của Từ, Bi, Hỷ, Xả?

Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ con tu về Tâm Từ, con phải không? Mà độc cư như thế nào để mà trong Tâm Từ.

Tu sinh: Mà vẫn hành được cái khẩu?

Trưởng lão: Thì bắt đầu bây giờ đó, nghĩa là con sẽ giữ gìn như thế nào để mà độc cư trong cái Tâm Từ. "Tâm Từ bắt đầu đó con tu tập Tỉnh Thức. Không tiếp duyên với một người nào, không nói, cái miệng mình không nói với ai hết; nhưng mà mình rất Tỉnh Thức ở trên mọi hành động của mình, để mình khởi sự thương yêu không có làm mất hạnh phúc của chúng sanh". Thì đó là mình không nói với một cái người nào hết, nghĩa là mình tu Tâm Từ mà, thành ra nó tỉnh thức.

Tu sinh: Sư Ông nói tu Tâm Bi thi sao?

Trưởng lão: Tu Tâm Bi thì khác rồi con. Tu Tâm Bi thì khác. Tu Tâm Bi thấy người ta đau khổ, con phải giúp, phải nói, thì con tu độc cư mà với Tâm Bi thì không được, mà tu Tâm Từ độc cư được.

Tu sinh: Vậy là độc cư là tu Ý hả Sư ông?

Trưởng lão: Tu cái Ý con.

Tu sinh: Còn…​ Sư Ông bất động tâm là không có tu Bi, Hỷ, Xả được hả Sư Ông?

Trưởng lão: Coi như là bất động tâm

Tu sinh: Chỉ là tu Từ thôi, chứ không tu Bi, Hỷ, Xả?

Trưởng lão: Tu Từ, còn tu Xả cũng được.

Tu sinh: Dạ và không có tu Bi. Tu Hỷ có được không?

Trưởng lão: Nhưng mà tu có tu Bi à, tu Bi không được đâu.

Tu sinh: Hỷ có được không Sư ông?

Trưởng lão: Tu Hỷ cũng không được con. Chỉ có tu Xả với tu Từ thôi. Nghĩa là Xả, mình vẫn độc cư trọn vẹn; mình vẫn không nói chuyện với ai; mình vẫn yên lặng như Thánh mà mình Xả.

Coi như là Thầy tu một mình mà Thầy xả hết. Còn cái tu Tâm Bi thì không được đâu, tu Tâm Bi thấy người ta đau khổ mà không mở miệng nói thì không được, thành ra phải an ủi người ta. Tu Tâm Bi thì không được.

Tu sinh: Vậy tu Tâm Bi là không độc cư được.

Trưởng lão: Không độc cư được. Tu Tâm Bi thì không độc cư được, nhưng mà tu Tâm Từ được.

(04:50)

Tu sinh: Dạ, chỉ có tu Tâm Từ mới là tu độc cư thôi hả Sư Ông! Sư ông cho con hỏi là,

Khi mà mình tu; mình viết một cái bài dài; con có nghe nhiều người khuyên; mình chưa làm thiệt thì thôi viết giống như là viết cho có hình thức để mà vô chuyên tu áp dụng. Nhưng mà con không biết! Tại vì khi mình viết ít thì giống như mình lên kế hoạch cho mình vậy đó. Còn khi mà mình viết tất cả những cái gì kết nối kiến thức các niệm xuống đầu là mình xả niệm. Thì Sư ông cho con hiểu là mình nên học thế nào là đúng?

Trưởng lão: Nên học là mình nên viết cho đầy đủ là đúng. Còn mình lên kế hoạch thì coi như là không đúng, mình còn bị ức chế tâm.

4. LÀM VIỆC LỢI ÍCH HỮU LẬU THÌ KHÔNG VÔ SỰ

(05:37)

Tu sinh: Còn khi mà con tu mà giống như con có làm việc có ích, thì con thấy tỉnh táo cả đêm. Chẳng hạn con ngồi con dán nhãn cả đêm, con không thấy mệt. Thì con làm cái chuyện tỉnh táo cả đêm, nhưng mà Sư Ông nói là như vậy là quá giờ tu thì phải đi ngủ. Nhưng mà con thì tỉnh táo. Còn khi mà không có chuyện có ích thì mình ngủ thì được, nhưng mà mình có chuyện có ích mình làm thì mình thấy là mình tỉnh táo cả đêm. Như vậy thì sao Sư Ông?

Trưởng lão: Như vậy thì mình cũng không tới đâu, bởi vì mình không vô sự. Mình thấy cái chuyện đó mình làm hữu ích cho người khác, nhưng mà cái lợi ích đó nó chỉ đúng ở trong góc độ Hữu Lậu chứ không phải vô lậu.

Cho nên "vô lậu là bắt đầu phải vô sự, rồi mình vô sự mình mới thấy được từng cái tâm niệm của mình. Chứ không khéo nó bị cái việc làm hữu ích. Hữu Lậu, cái phước Hữu Lậu đó, nó sẽ làm mình say mê trong cái chuyện đó. Nhưng mà cuối cùng thì mình không tỉnh cho mình".

Tu sinh: Sư Ông! Cái lúc mà con tỉnh táo, thì con vừa ngồi chờ máy mà suy nghĩ á, thì con nghĩ lại thì con thấy mình cũng là tỉnh rồi cho nên không ngủ mà mình ngồi mình quan sát tâm là mình cũng là lợi ích. Mình lợi ích là mình biết rõ thân tâm mình. Đó là cái chuyện lợi ích lớn thì mình cũng hết si mê thì có phải vậy không Sư Ông?

Trưởng lão: Không con! "Bởi vì đang chờ máy, hoặc là đang làm một cái công việc gì lợi ích thì nó đang ở trong cái tâm không có vô sự rồi. Nó còn cái lợi ích của Hữu Lậu. Thành ra nó chưa tới rốt ráo được".

5. VỚT CON KIẾN RƠI KHI TU TÂM TỪ THÌ KHÔNG NGHĨ BI

(07:11)

Tu sinh: Sư Ông! Ở trong cái sách Tứ Vô Lượng Tâm của Sư Ông; có một cái ví dụ mà con chưa hiểu rõ; "đó là cái con kiến mà nó rớt xuống, mình vớt nó lên mà Thầy nói Từ, là nhân ở đâu? Tại vì nếu mà Thầy nói Bi, Thầy nói đó là Tâm Từ, Thầy nói con kiến rớt xuống là mình có Tâm Từ", nhưng mà con không hiểu cái nhân nó ở đâu?

Tại vì nếu mà Bi thì mình thấy cảnh khổ mình cứu đó là quả rồi. Mình thấy con kiến rớt mình cứu, là mình có thấy đối tượng, mình thấy quả rồi. Còn con không hiểu cái Thầy nói đến "Từ" của con kiến rớt xuống mà mình cứu nó, mình tu Từ, thì con không hiểu là cái từ đó nhân ở đâu thưa Thầy?

Trưởng lão: Con chưa hiểu?

À, khi mà mình thấy một con kiến rớt ở trong nước, phải không? Mình vớt nó lên, thì trong khi đó, mình từ cái chỗ một cái nhân của nó là mình đang ở trong cái sức tỉnh; "vừa thấy con kiến rớt xuống là mình…​ Tâm Từ thì nó có Bi rồi, nhưng mà điều kiện mình vớt không phải là mình tu Tâm Bi, mà mình đang Tỉnh Thức. Mình đang tỉnh thức, bởi vì Từ là nó Tỉnh Thức rồi".

Cho nên khi "cái nhân của nó là nhân tỉnh" cho nên nó thấy con kiến rớt xuống là nó vớt liền; nó không có nghĩ là nó tu Tâm Bi đâu.

Tu sinh: Dạ! Thưa Sư Ông! Nhưng mà con kiến nó rớt là cảnh có đối tượng ạ. Cái cảnh là mình thấy nó khổ mình mới…​ muốn cứu.

Trưởng lão: À, không! Cái này không phải. Thấy! Trong cái khi mình không có thấy nó khổ đâu. "Tu Tâm Bi là thấy nó khổ đó. Tu Tâm Từ là mình Tỉnh đó - mình thấy con kiến nó rớt xuống là mình vớt nó thôi chứ mình không có nghĩ bi thương nó đâu".

Nhưng mà mình Tỉnh, mình tu Tâm Từ; "bất kỳ một cái sự việc gì xảy ra tôi Tỉnh Thức tôi vớt; tôi làm cái công chuyện đó với cái lòng từ tôi thôi, chứ tôi không có nghĩ tôi thương xót". Cho nên nó không kẹt ở trong cái thương xót. Nhiều khi mình tu Tâm Bi đó; "mình vì cái thương xót đó; nó vẫn còn cái Ái ở trong đó thì nó nguy hiểm cho mình".

Cho nên nó rất là nguy hiểm, bởi vì mình còn thấy đau khổ của người khác, đau khổ của con vật khác, coi chừng mình bị cái Ái. Vì vậy mà Tâm Từ nó không bị Ái. Cho nên nói Từ Ái thì nó sai. Cho nên mình nói Từ Bi thì được, mà nói Từ không hay lòng thương thì được, chứ mà nói Từ Ái là không được. Cho nên nói "có Ái có yêu trong đó".

Tu sinh: Dạ! Thưa Sư Ông! Nếu mà con kiến nó rớt xuống như thế, mà mình không có Tri Kiến để mình biết là nó rớt như thế là nó khổ; nó đang bơi, chết như vậy thì nó khổ.

(09:28)

Trưởng lão: Cái đó là con đang khởi Tâm Bi rồi, khác rồi. Còn Tâm Từ thì Tỉnh Thức Thầy biết; Thầy biết con kiến nó rớt xuống nước; Thầy chỉ biết thì vớt thôi chứ Thầy không khởi Tâm Bi. Nhưng mà ngầm ở trong đó, cái vớt của con kiến mà đang bị ở dưới nước là có Bi. Nhưng mà Thầy không phải là người tu Tâm Bi. Cho nên Thầy không bị thương xót con hiểu không?

Cho nên Thầy không có kẹt ở trong cả Tâm Bi; mà Thầy Tâm Từ. Tại vì từ nó Tỉnh - nó biết mọi sự vật. Nó xảy ra cái gì nó đau khổ; nó biết hết; nhưng mà cái điều kiện là nó chỉ biết cái hành động nó làm như vậy để con kiến nó tránh cái sự chết chóc của nó ở trong nước thôi.

Nó làm với Tâm Từ; chứ nó không có Tâm Bi. Nhưng mà cái người khác, thấy con kiến vớt ở trên nước là cho đó là cái bi. Nhưng mà sự thật "nó không nghĩ nó Bi". Cho nên nó không bị kẹt trong cái Ái của nó. Chứ thương xót nó có cái xót nhiều khi chúng ta rất là kẹt, rất là kẹt trong cái Ái của nó.

Tu sinh: Con xin hỏi, con chưa hỏi hết cái câu; là tại vì nhiều khi mà mình thấy con kiến nó; rớt nó bơi tới chết, thì mình vì Tâm Từ cho nên mình có sức Định Tỉnh, mình có tri kiến là mình hiểu; mình biết cái đó là, mình biết rõ cái khổ cái đau của nó.

Trưởng lão: Nó không có nghĩ vậy. Bởi vì Tâm Từ là Tỉnh Thức thôi.

"Con đi con Tỉnh Thức thôi, con đi con tránh con không đạp con kiến, đó là Tâm Từ. Bây giờ con đi; con tỉnh thức vậy; mà có con kiến nó bị què chân đi nữa, thì con thấy như con kiến què chân con không có nghĩ con Tâm Bi, mà tại vì tỉnh thức con thấy, con thấy con kiến què, con mới lấy tay con đỡ con kiến về con vuốt ve nó, rồi con trả. Con không có nghĩ bi, mà con nghĩ đây là cái hành động hiện tại con thấy trước cảnh khổ đó con làm vậy thôi con không nghĩ bi".

Tu sinh: Vậy đó là Từ hả Sư Ông?

Trưởng lão: Từ không à con. Bởi vì mình còn nghĩ chút, bây giờ tội nghiệp con kiến này quá! Khổ! Thôi mình đỡ mình vuốt ve nó, hoặc mình để nó trong bàn tay vuốt ve cho nó bớt đau đi, thì đó là con bị Tâm Bi.

Tu sinh: Như vậy tu Từ, Bi, Hỷ, Xả là ăn thua cái mình nghĩ hả Sư Ông?

Trưởng lão: Cách nghĩ! Bởi vì nó thuộc về cái “Ý” của mình thôi con. Khác ăn thua chỗ mình nghĩ thôi. Cho nên nó xả nó cũng thuộc về Tâm Xả mà hành động Thầy Từ. Thầy tỉnh thức, Thầy biết cái đó, Thầy Xả. Nó có Từ trong đó nhưng Thầy không có nghĩ là Thầy Từ, mà Thầy Xả.

Thầy biết cái hành động này Thầy sẽ Xả chứ Thầy không Từ. Bởi vì nó ăn thua cái ý, "ý làm chủ - ý tạo tác“ mà. ”Ý dẫn đầu". Cho nên nó dẫn từng cái tâm của mình mà. Mình tu Tâm Từ là nó dẫn Từ không. Mà tu Tâm Bi là nó dẫn Bi không. Mà tu Tâm Xả là nó dẫn Xả. Mà tu Tâm Hỷ là nó dẫn Hỷ con.

Tại vì nó dẫn. Bởi vì mình tu cái đó là mình giữ, bởi vì Pháp Độc Nhất; nó không có cho cái khác xen vô đâu. Mà nó xen vô thì nó bị phân.

Còn người nào mà viết cái bài nó chung chung; nó không có sâu thì họ phải thực hiện các cái pháp hết; nó không có chuyên được.

6. TU TÂM TỪ KHÔNG LẠC QUA TỨ NIỆM XỨ

(12:14)

Tu sinh: Sư Ông khi mà tu Tâm Từ Sư Ông. Con ngồi yên Định Tỉnh, làm sao con biết mình không lạc qua Tứ Niệm Xứ hả Sư Ông?

Trưởng lão: À, lúc bấy giờ đó con không có lạc qua Tứ Niệm Xứ là con tu Tâm Từ Định Tỉnh, thì con không lạc qua Tứ Niệm Xứ "tức là con không có quan sát, con không quay vô ở trong thân con - còn cái tâm con quay vô mà con quan sát cái thân con là con Tứ Niệm Xứ".

Còn con Tỉnh Thức từng cái hành động, từng cái bước đi, mà con không có quan sát cái thân của con; con biết bước đi con tránh thôi; chứ con không có nghĩ đến cái thân từ trên đầu đến chân con. Thì như vậy Thầy nhắc lại.

Tu sinh: Sư Ông giảng kỹ cho con thêm nữa là làm sao tu Tâm Từ mà Định Tỉnh, mà không rơi vào Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Nó không rơi vào Tứ Niệm Xứ thì con nhớ cái câu của đức Phật dạy trên Định Niệm Hơi Thở nó rất là rõ ràng con: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”.

"Trong khi con Định Tỉnh trong hơi thở, nhưng con lại thấy cái thân của con thì đó là Tứ Niệm Xứ".

"Còn con Định Tỉnh trong từng hành động, mà con không cần thấy cái thân của con, con thấy cái bước đi con đi để con tránh từng con vật ở dưới chân con. Đó là con tu Tâm Từ".

Con làm công việc con đưa tay đưa vô mà con rất tỉnh, con sợ làm một cái gì mà đụng chạm đến một con vật khác nó đau đớn hoặc là giẫm đạp trên cây cỏ đó là tu Tâm Từ.

Tu sinh: Vậy nhưng mà thấy bước chân là thấy thân hả Sư Ông?

Trưởng lão: Thân, nhưng mà không phải quan sát từ trên đầu mà thấy bước đi ở chân. Nó khác con, cái kia nó toàn diện mà. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. "Con đi mà con cảm giác toàn thân tức là con tu Tứ Niệm Xứ đó".

Còn con đi mà con chỉ biết cái bước chân con đi, con tránh con kiến dưới chân, thì chưa phải Tứ Niệm Xứ. Bởi vì đi vẫn là tu Tứ Niệm Xứ mấy con, nó cảm nhận toàn thân từ trên đầu tới chân, chứ nó không có cảm nhận có bước chân. Con cảm nhận có bước chân không, con nói Tứ Niệm Xứ sao được? Nó phải toàn thân.

Tu sinh: Làm sao mà để tu Tâm Từ ở Tứ Niệm Xứ không lạc?

Trưởng lão: Đó thì nó không lạc là cái chỗ này con. Bởi vì khi đó con cảm nhận, hít vô nè con cảm nhận từ trên đầu tới chân. Cho nên vì vậy mà dường như cái người mới tu, "họ thấy như hơi thở đi từ ở trên đầu tới chân, từ chân lên trên đầu". Con hiểu không? Mới tu.

Nhưng mà sau đó nó nhìn tổng quát con; nó không có thấy đi như vậy nữa; mà nó nhìn tổng quát. Đó là tu Tứ Niệm Xứ.

Còn tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, hành động đưa vầy; thi biết cái hành động này chứ nó không có quan sát tới chân nó đâu. Con hiểu không? Mà con bước đi con biết bước đi để con tránh chúng sanh, chứ con còn cái lưu ý nào mà ở trên đầu con được. Con hiểu không? Đó là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Tâm Từ.

(14:44)

Tu sinh: Nếu mà còn lộn giữa hai cái thì có được không Sư Ông?

Trưởng lão: Không được con! Bởi vì nói chung là lộn xộn như vậy thì Tứ Niệm Xứ mà nó lộn qua bên Tâm Từ thì nó không có chuyên nhất. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là Tứ Niệm Xứ. Còn Tâm Từ là Tâm Từ con. Nó riêng biệt bởi vì nó pháp độc nhất. Con nhớ Bát Thành.

Tu sinh: Vậy sao Sư Ông nói là mình có thể tu Từ, Bi, Hỷ…​ Cái cô vừa nãy, Sư Ông nói là có thể tu bốn cái?

Trưởng lão: Thầy nói Từ, Bi, Hỷ, Xả là Thầy biết rằng Thầy hướng dẫn cho họ trên cái tâm đó, lúc thì dùng Từ, lúc Từ, Bi, Hỷ Xả, nhưng mà tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Dạ nhưng mà họ có thể trộn trong bốn cái?

Trưởng lão: Trộn được! Nhưng mà họ có thể tu lâu đó.

Tu sinh: Nhưng mà không thể; coi như là có thể nhu nhuyễn giữa bốn cái, nhưng mà không thể nhu nhuyễn giữa Tứ Niệm Xứ và Tâm Từ?

Trưởng lão: Tâm Từ nó khác con, Tứ Niệm Xứ nó khác con. Cái kia nó nhu nhuyễn được là vì nó tu bốn cái để mục đích nó xả cho nó đem lại sự thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ thôi. Nó sử dụng được. Nhưng mà nó tu pháp chuyên nhất thì nó khác rồi.

Nó chuyên nhất nó tu có một pháp; nó tới cứu cánh của nó rồi; nó không có còn kẹt ở trong các cái pháp khác. Nó không có nằm ở trên Tứ Niệm Xứ nhưng mà sự thật nó ở trên Tứ Niệm Xứ nó vẫn tu một cái pháp đó; nhưng mà nó không tu Tứ Niệm Xứ. Nó tu Tâm Từ.

Luôn luôn lúc nào nó cũng khởi lòng Từ của nó thôi. Tức là nó tỉnh thức thôi. Nó tỉnh thức cho nên nó Định Tỉnh, con hiểu không? Từ cái chỗ Tâm Từ đó, nó Định Tỉnh; nó nhu nhuyễn dễ sử dụng; nó sử dụng được; nó làm chủ được sự sống chết nó thôi.

Tu sinh: Vậy là Tứ Niệm Xứ không thể câu hữu với Từ, Bi, Hỷ, Xả hả Sư Ông?

(16:15)

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ hồi nãy Thầy nói nó câu hữu đó. Câu hữu là bây giờ minh tu bốn cái này mà trên Tứ Niệm Xứ của mình; nó có câu hữu. Nhưng mà cũng không được! Bởi vì nó tu như vậy là lúc nó tu Tâm Từ, lúc Tâm Bi…​ Cho nên nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ, nhưng mà không phải chuyên Tứ Niệm Xứ con.

Còn "chuyên Tứ Niệm Xứ là nó phải quan sát đầu cổ nó hoàn toàn - nó thấy toàn thân của nó, lúc nào nó cũng nhìn cái thân của nó". Đó là Tứ Niệm Xứ.

Còn cái này, "lúc nó khởi Tâm Từ; lúc nó tu Tâm Bi; lúc nó Tỉnh Thức; lúc nó thương xót; lúc nó Tâm Hỷ; lúc nó Tâm Xả - cho nên nó đâu có đứng ở trên cái Tứ Niệm Xứ trọn vẹn nó quan sát đâu". Nhưng mà nó xả.

Cho nên cái này nó tu lâu; điều kiện là "tại cái duyên của cái người đó - người ta không có duyên; mà bây giờ đứng ở trên Tứ Niệm Xứ bắt người ta bị ức chế". Nó kẹt như vậy. Cho nên người ta tu Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Mình phải biết cái đặc tướng.

Bây giờ ví dụ như bắt người ta phải nhìn ngó cái thân của người ta, thì người ta nhìn ngó người ta bị ức chế rồi. Còn cái người mà người ta tu Tứ Niệm Xứ được mà Thầy cho đó; là họ không có bị ức chế. Tức là mình tập trung vào chỗ nào bị ức chế. Do đó bây giờ “người ta nhìn ngó mà với người ta nương vào đó; người ta cảm giác toàn thân mà người ta không bị ức chế, thì cái người đó tu Tứ Niệm Xứ dễ” - "Còn trái lại cái người mà bị ức chế là người đó tu Tứ Niệm Xứ cũng bị ức chế".

Cho nên Thầy nói tâm thanh thản an lạc vô sự coi chừng ức chế tâm thanh thản an lạc vô sự đó. Nó nguy hiểm! Cho nên buộc cái người này phải tu Tứ Vô Lượng Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Họ không chuyên ở trên cái pháp từ hoặc pháp bi được. Thì họ phải tu bốn cái pháp, bốn cái pháp. Cho nên lúc thì họ thay đổi cái này, lúc thay đổi cái kia, để họ không bị tập trung, họ bị ức chế. Cho nên cái người nào mà bị ức chế tập trung, Thầy cho họ giãn ra, cho họ tu lúc tu cái này lúc tu cái kia.

Tu sinh: Dạ con cám ơn Sư Ông

Tu sinh: Thưa Thầy con hỏi tí.

Trưởng lão: Khoan con? Bây giờ Diệu Minh hỏi đi!

Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con có câu hỏi lúc nãy, "sáu Căn tiếp xúc sáu Trần thì sáu Thức, thì cái Thức này có phải nằm trong Thân Ngũ Uẩn không? Và Thân Ngũ Uẩn thì có năm mà đây lại là sáu? thì con không thì con muốn hỏi …​)

(18:24)

Trưởng lão: Sáu Thức này nó thuộc về sắc Thức của con, thuộc về cái thân tứ đại con. Sáu Căn, nó có sáu Thức; nó nằm ở trong sáu Thức này là nó thuộc về sắc Thức; chứ nó không phải thuộc về Thân Ngũ Uẩn.

Thân Ngũ Uẩn, nó có ba Thức. Thức thứ nhất là Sắc thức, thức thứ hai là tưởng thức, thức thứ ba là Thức thức. Nó có ba cái thức ở trong Thân Ngũ Uẩn. Cho nên cái Thức này nó thuộc về Sắc thức.

Sáu cái Thức này, nó gộp lại nằm ở trong mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình gọi là sáu Thức. Nó là cái nhóm của tụi nó mà; cái nhóm của cái thân chúng ta là thân tứ đại; nó có cái nhóm thức của nó đó.

Còn cái tưởng thức thì nó lại riêng rồi; nằm chiêm bao nó mới thấy. Phải không?

Rồi, còn cái thức Uẩn. Cái thức đó là khi nào mà chúng ta thực hiện Tam Minh nó mới lòi cái "mặt chuột" nó ra. Chứ bây giờ dễ gì? Nó đâu có ló mặt nó ra đâu. Rồi con!

Tu sinh: Thưa Thầy! Thầy có chỉ dạy cho con là con tu Tâm Xả. Nhưng mà lúc nào nó cũng Từ, Bi, Hỷ có mặt bên cạnh, thì con chưa hiểu làm thế nào?

Trưởng lão: Có mặt nghĩa là con xả mà, hầu hết là…​

Ví dụ như, bởi vì Thầy sợ là có lúc mà con gợi ý cái pháp của con là pháp Xả. Cái tâm của con là Tâm Xả. Mà con đừng có gợi ý…​ À…​ bây giờ thí dụ như con tập Tỉnh Thức mà con nghĩ đây Tâm Từ của con thì không được.

Hoặc là con thấy một con vật nào đó; mà con vuốt ve hay con thấy nó khổ sở đó; hoặc là một cái người nào đó con giúp đỡ họ, thì con đừng nghĩ tới Tâm Bi, đừng có nghĩ! Mà con nghĩ đó là Tâm Xả con thôi. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Có Từ, Bi, Hỷ ở trong đó; nhưng mà nó không phải; nó là xả; vậy là đúng!

Tu sinh: Thưa Thầy là như vậy con, khi tu Tứ Niệm Xứ thì tất cả những cái gì niệm khởi thì con cũng tác ý vào đấy là con, con làm bài xong con phân tích nó ra để con xả, đấy là cũng là xả

Trưởng lão: Cũng là dùng cái Tâm Xả của con đó.

(20:22)

Tu sinh: Con bạch Thầy! Thêm cái chỗ mà con đi Tứ Niệm Xứ mà đi trên cái bước đi; à đi trên thân hành, thì cái tâm con là biết cái bước đi. Tức là khi con đi, trong thân hành, cái tâm con là nó vẫn biết bước đi, nhưng mà trong lúc đấy con vẫn quan sát cái thân của con hoặc là cái tâm của con xem nó có cái chuyện gì xảy ra. Thì thưa Thầy!

Ví dụ như là, con đang đi một hồi như thế thì nó có cái niệm thân nó khởi lên, nó đau chẳng hạn, ví dụ như là con ngồi thì con có thể con ngồi tác ý được như thế. Nhưng con bạch Thầy là để mình ngồi lại để mình đẩy, hay là mình cứ vừa đi mình lại …​

Trưởng lão: Coi như là con bị đau, bị mỏi gì đó phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Đau nhức chỗ nào đó. Thì con vừa đi con vừa tác ý theo cái pháp xả, xả cái cảm thọ đó chứ không phải đợi ngồi đâu. Ngồi xả cũng được mà đi xả cũng được. Đi thì còn xả theo bước đi, con xả cái cảm thọ đó theo cái bước đi. Nó cũng được không có gì đâu. Rồi.

Con đứng đó đi con hay con ngồi đi.

Tu sinh: (nghe không rõ )

Trưởng lão: Nó ngừng có chút hả con? Thì thôi nó ngưng chút cũng được. Lần lượt rồi nó sẽ ngưng nhiều. Bây giờ nó ngưng được chút là con khá rồi đó. Nó biết ngưng rồi đó. Con cảm nhận được nó ngưng đó là từ hôm đó tới nay mà con thấy nó ngưng được chút đó là con tiến bộ khá lắm đó. Ráng tập nữa đi con, rồi mai mốt mình muốn chết nó chết.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

(22:09)

Trưởng lão: Rồi, được rồi! Đó là con tác ý bảo nó hơi thở tịnh chỉ, ngưng đó phải không con? Rồi nó làm theo đó phải không? Nó biết nghe con đó. Vậy thì tốt rồi. Cái hơi thở con con sai được đó. Mà bây giờ mới sai chút chút thôi.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: À cái tập vở của con hả con? Hồi nãy là dường như có trả con rồi mà. Về cái…​

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Rồi con! Tâm Từ, Tâm Bi, rồi Tâm Hỷ, Tâm Xả. Đây con sẽ góp bài cho Thầy là Tâm Bi. Tâm Bi thì Thầy chưa chấm con, để rồi Thầy sẽ chấm. Bây giờ con sẽ làm cái bài Tâm Xả, à Tâm Hỷ con.

Tâm Hỷ, cái lòng hoan hỷ trước cái gì mình làm được; mình tu được. Như bây giờ con tịnh chỉ, con tác ý “Hơi thở tịnh chỉ”, con thấy cái hơi thở nó có thay đổi, và nó có ngừng được chút. Đó mà con làm được, cái đó là hoan hỷ; con phải viết cái đó vô. Cái gì mà con làm được, là con thấy mình làm được, tức là có hoan hỷ trong đó rồi - có cái vui trong đó rồi. Cũng như bây giờ cái bệnh của con, con tác ý con đuổi nó, cái bệnh đó hết thì đó là cái hoan hỷ của con rồi. Con ngồi xuống đi con.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Không sao đâu con! Viết vậy Thầy đọc được. Con viết chữ lớn lắm đó chứ. Không có sao! Con viết vậy được rồi con.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Cũng được con! không có sao đâu! Con viết vậy là hay lắm đó. Rồi chứ học trò giỏi của Thầy viết được vậy là may ấy chứ.

Tu sinh: Thưa Thầy! Trong khi tu Tứ Niệm Xứ Thầy "cảm giác toàn thân tôi hít vô"; cảm giác toàn thân xong thì là ( nghe không rõ ) xong rồi mình phải ( nghe không rõ ) để hơi thở bình thường không có nghĩ cái cảm giác toàn thân hoài?

(24:41)

Trưởng lão: Nói chung là con cảm giác toàn thân hoài con. Nghĩa là thí dụ như từng hơi thở con cứ cảm nhận, tập cho nó quen, để cho mình nhận được cái hơi thở của mình đó con.

Thí dụ như cảm giác toàn thân không có nghĩa là một hơi mình biết cái thân của mình; rồi bắt đầu bây giờ mình chỉ còn biết có hơi thở không thì không được. Mà chỉ luôn luôn lúc nào cũng biết toàn thân của mình. Từng hơi thở.

Ví dụ con tu ba mươi phút; cái phút đầu tiên con “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô thở ra con cũng thấy cái thân. Rồi từ cái phút đầu đó cho đến ba mươi phút, con vẫn biết cái thân. Đó là tu Tứ Niệm Xứ rồi đó.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Bắt đầu mình cứ biết hơi thở không thì trật rồi.

Rồi con, con.

7. SÂU RÓM, PHÁP TRẦN TẤN CÔNG, TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(25:38)

Tu sinh: Bạch Thầy! Là khi nãy bài con có bốn pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả. Trong đó, Thầy có nói là trong đó có bốn pháp môn. Nhưng mà con nghĩ rằng, khi mà con tập về các pháp hành, thì con thấy là Tỉnh Giác là con thấy rất thoải mái trong người.

Và thứ hai là con Tĩnh Tâm. Con Tĩnh Tâm; hôm nay con Tĩnh Tâm xong là con thấy là hơi thở của con con thấy nhẹ nhàng. Con thấy là cảm xúc của con con thấy thoải mái. Đó là sự Tĩnh Tâm của con. Và sau cái khi mà con hôn trầm lên là con có thực hiện là tu cái pháp hành là Định Niệm Hơi Thở, thì khi mà Định Niệm Hơi Thở, con có…​ Đến thứ Bảy vừa rồi là con tu Định Niệm Hơi Thở, Tứ Niệm Xứ Thân Thọ Tâm Pháp.

Con đang dùng xong hai mươi phút thì con thấy mỏi con xả. Xả xong thì con thấy có một con sâu róm nó vào; nó vào nó cứ tấn công vào trước thân con. Con không bắt là vì nó là lông của nó là rất dữ. Cho nên con nói là ác pháp đến. Bây giờ thôi mày đi lên quạt tao đưa mày ra. Con đưa hai ba lần nó cũng không chịu, con đưa vào xa mãi thùng rác nó cũng trườn vào. Ba lần, lần thứ ba con nói "à! ta cũng ăn ở hiền thôi sâu ạ; ta không giết sâu; ta thương sâu; sâu đi kiếm ăn thì sâu đừng tấn công vào ta đi".

Vì sâu là con sâu dữ. Sâu là ác pháp. Con ra đi để ta tu. Sau đó là đến lần thứ ba nó mới quay đầu trở ra nó không tấn công con nữa. "À thế là mày nghe lời tao rồi hả, mày ra rồi".

Con rất phấn khởi, vì con sâu này lông nó là nó dữ lắm, dẫm lên đó là tím cả thịt. Nó gần đến con rồi con cho nó lên quạt, xong rồi con đưa ra ngoài hố rác. Sau một tí nó lại chạy vào. Con nghĩ tại sao mày lại cứ cắn vào tao mãi như thế, con mới nói như thế, thì là nó vào lần thứ ba là nó quay đầu trở ra, nó không lại con nữa. Con thấy là "à mày nghe lời tao rồi, tao cám ơn mày".

(28:06)

Đến khi con tu kinh hành là, xong rồi con diệt cái hôn trầm, thì theo cái Tỉnh Giác của con là con thấy là bây giờ đẩy lùi bệnh tật. Rồi con thấy có lợi. Có nghĩ là như mãi bữa là con đi vào con thấy khó chịu, hoặc là con đi nó say; nó rung rung, nhưng mà hôm nay con thấy đi rất là thoải mái, thì con cũng phấn khởi.

Nhưng mà cái diệt hôm trầm thì con Định Tỉnh hơi thở con thấy kết quả. Nhưng mà Thầy nói bốn cái pháp đó thì bây giờ con đang tiếp tục làm cái bài Từ Tâm thì Thầy nói là con phải đi thêm cái Từ, Bi, Hỷ, Xả. Thì cái nào để con tập trung con làm bài thêm, con xin Thầy…​

Trưởng lão: Tại vì con làm cái bài Tứ Vô Lượng Tâm Từ Bi Hỷ Xả. Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, con làm cái nào cũng chung chung, cho nên Thầy mới nói con phải tu bốn cái này. Chứ còn tu một không được.

Tức là con không có chuyên được. Bây giờ con muốn tu Tâm Từ hoặc là tu Tâm Xả thì con phải làm một cái bài mà Thầy thấy cái bài này mới có thể áp dụng được, thì Thầy mới cho. Chứ còn viết mà chung chung vậy thì làm sao mà Thầy cho được. Con hiểu không?

Bởi vì những cái tư duy cái hiểu biết của con như vậy đó thì coi như nói chung chung thôi. Cho nên phải tu tập theo cái chung chung.

Chứ lẽ ra thì Thầy bắt mấy con khi mà viết chung chung như vậy đó, từng cái bài, Thầy bắt mấy con phải viết lại cái bài. Mà Thầy thấy bây giờ lớn tuổi mà bắt mấy con viết riết thì chắc mấy con chết sớm, làm sao tu kịp?

Cho nên hiện bây giờ cái lớp Chánh Tư Duy thì sắp sửa bước vào tu rồi; mà cái chuyên môn ấy thì về cái Tri kiến và chuyên môn cho một pháp thì mấy con chưa có. Cho nên làm sao bây giờ đây? Thì thôi bây giờ tu chung chung chứ bây giờ làm sao? Còn không Thầy đưa…​

Tu sinh: Thưa Thầy! Là con đang làm viết dở cái Từ Tâm con ở nhà. Con đang viết dở, thì bây giờ nếu mà kịp thì con làm cái bài đó có được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ! Con cứ làm đi. Rồi mai đâu biết chừng là con lại thực hiện Tâm Từ được sao. Bây giờ con thích như thế nào thì con viết hết cái sở thích của con Tâm Từ cho Thầy nghe coi thử coi; cái lòng từ của con nó đến cái mức độ nào. Nếu nó cao ngút tận trời xanh thì Thầy sẽ cho con tu tập liền chứ. Chứ còn nó còn thấp quá thì không được. Phải không?

(30:47)

Hồi nãy đó thì có con sâu rọm đó; nó là cái pháp đó mấy con, cái pháp trần đó. Đó là một pháp đó. Mà trong cái sáu Trần của nó; nó là một pháp trần của nó. Mà con đuổi; nó tấn công con hoài đó, thì pháp trần nó tấn công con chứ sao.

Con sâu róm con đã đưa nó lên cây quạt rồi, đưa trên đống rác kia rồi, lúc cũng thấy nó vô. Tức là pháp trần nó tấn công con đó. Cho nên cuối cùng con than thở với nó quá rồi, nó động lòng nó mới ra đi đó. Chứ không khéo thì con mang cái tội giết nó đó.

Bởi vì cái người tu, mấy con phải bền chí. Bền chí mà thực hiện được cái lòng từ của mình, lòng bi của mình. Lòng từ của mình đối với cái loài chúng sanh. Cho nên vì vậy nó tấn công mình thì thôi mình thấy thì mình thua, mình đi chỗ khác để nhường cái nhà cửa lại cho nó ở. Bữa nào kiến nó vô nhà con, bữa đó cũng nhường nhà luôn.

Cho nên trong cái sự tu tập mình bị các pháp tác động nhiều lắm mấy con. Nhất là những chúng sanh nhỏ nhỏ chứ nó tác động.

Bữa nào mà đây rồi sắp sửa tới mùa mưa tới rồi; mấy con thấy con mối cánh nó vô nó tấn công nhà mấy con. Khi bật đèn lên là nó tấn công đó. Nó không còn chỗ mấy con ngồi nữa. Mà tắt đèn thì nó không có vô, chứ mà mở đèn là biết nó. Cho nên nó sắp sửa tới cái mùa tới này nó chờ đợi mấy con đó. Tu Tâm Từ, hay là tu Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả gì đó đủ biết đó.

Cho nên ở trong cuộc đời tu hành của mình, nhiều cái sự đấu tranh lắm, bị nhiều cái sự đấu tranh; để mình chiến thắng cái sự chiến thắng lại cho mình. Nhất là mình nên tu cái Tâm Từ của mình, Tâm Bi của mình, thì lúc bấy giờ đối với những loài vật thì nên thực hiện cái lòng Từ Bi của mình để cho mình xả.

Còn cái người nào đã có sẵn cái tu chuyên về Tâm Từ thì khỏi. Cho nên hồi nãy Thầy dặn con, "nó có cái trường hợp mà mình không có tu Tâm Từ, hoặc là trường hợp mình không tu Tâm Bi, mà nó xảy đến cho mình, thì lúc bấy giờ đó, mình ở trên cái Tâm Xả của mình, mình làm cái hành động Bi hay là Từ, để mình xả - chứ còn không khéo đó thì mình nghĩ rằng là mình tu Tâm Từ, Tâm Bi, thì trật".

Bởi vì mình không phải chuyên về cái vấn đề đó; cho nên vì vậy mà hiện tượng nó xảy ra; lúc bấy giờ đó mình là người tu mình phải có Tâm Từ Bi rồi; nhưng mình không chuyên về nó; nhưng mình phải thực hiện lòng Từ Bi. Cho nên với cái hành động mình làm cái việc đó, mà mình làm với cái Tâm Xả của mình, thì nó có mang cái tính chất Từ Bi. Con hiểu vậy đó.

Hiểu được chứ còn không khéo, "trời tôi tu Tâm Xả mà sao tôi cứ Từ không như thế này, tôi tu Tâm Xả mà sao tôi cứ Tâm Bi không như thế này", thì nó trật mấy con. Không phải đâu!

8. PHÂN BIỆT HƯỚNG TÂM VÀ TÁC Ý

(33:29)

Trưởng lão: Rồi bắt đầu con hỏi gì nữa đó?

Tu sinh: Con thưa Sư Ông cho con hỏi. ( nghe không rõ ) pháp hướng tâm và tác ý có giống nhau ( nghe không rõ )

Trưởng lão: À, nó khác nhau chứ con. Con hướng tâm là con không có nói ra. Còn con tác ý con nói ra. Bây giờ hướng tâm, con bây giờ con muốn tịnh chỉ hơi thở, ý con muốn thôi là hướng tâm. Phải không? Còn con tác ý ra “Hơi thở tịnh chỉ ngưng đi”, đó là tác ý. Hiểu rồi ha? Nó rõ ràng mà. Đâu có gì đâu, tác ý mà.

9. ĐỘC CƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ ỨC CHẾ

(34:05)

Tu sinh: Thưa Sư Ông con muốn hỏi độc cư thì như thế nào để không bị ức chế tâm hả Sư Ông.

Trưởng lão: Con muốn hỏi cái độc cư làm sao chứ?

Tu sinh: Vậy độc cư như thế nào để không bị ức chế?

Trưởng lão: Khi nào mà độc cư mà không bị ức chế thì con vui vẻ. Còn khi nào mà con nghe nó bực bội, nghe nó khó chịu, nghe nó muốn đi nói chuyện mà không cho nói chuyện thì độc cư ức chế.

Tu sinh: Nhưng mà mình phải chế ngự nó, chứ mà mình không chế ngự thì không có tác dụng…​

Trưởng lão: Thì nói chuyện mà nếu con không chịu chế ngự nó thì con như con đâu có tập tu cái độc cư được. Cho nên có phần chế ngự, nhưng mà chế ngự quá thì bị ức chế đó. Bắt đầu đó bắt đầu mới điên luôn đó.

Con có nghe Liễu Ngọc vô đây ở đây tu, cũng trạc tuổi con vậy đó. Rồi bắt đầu nó cũng sống động cư, mà mọi cái ham muốn gì mẹ nó cũng không cho. Cho nên cuối cùng nó ham muốn từ quần áo, bông, vàng, đồng hồ, đủ thứ hết. Mà ức chế nó. Mà bây giờ vô đây bắt đầu sống độc cư, bắt đầu độc cư không có cho nói chuyện với ai hết, nó chịu không nổi tới chừng nó bung vậy. Trời ơi nó muốn điên nó luôn.

Đó là nó ức chế, ức chế đến cái mức độ độc cư ức chế. Mà ép. Vừa vì cái tâm ham muốn của nó mà nó cũng bị ức chế. Cho nên cuối cùng nó bị điên đó, loạn thần kinh.

Cái pháp độc cư chứ nó độc đáo lắm. Cho nên mình thích thì mình mới tu được. Mà mình không thích coi chừng mình ức chế, là mình chịu đựng thời gian sau là mình lẩm bẩm mình nói bậy, nói một mình đó.

Vừa rồi thì cũng có người mà độc cư mà chịu không nổi, rồi bắt đầu cứ lẩm bẩm, rồi nói lẩm bẩm trong miệng mình, rồi cười nói lẩm bẩm. Bởi vì độc cư bây giờ không nói chuyện với ai được, chỉ còn có nói chuyện với mình, cho nên nói chuyện với mình bây giờ mới điên. Con coi chừng mai mốt con lẩm bẩm nữa đó chứ không phải không.

Cứ mình ráng độc cư không ai nói chuyện với mình rồi mình lẩm bẩm. Mấy con thấy cái trường hợp đó có chứ không phải không đâu. Mình ở đây có nè. Do đó nó tu không được nữa, mà nó cứ thành cái bệnh kỳ cục.

(36:02)

Tu sinh: Con còn làm bài …​

Trưởng lão: Con nếu mà làm tới bài Tâm Xả rồi thì thôi. Rồi lo tu thôi chứ không còn gì nữa hết. Tu mà không khéo chứ để mà ức chế thì nguy hiểm lắm. Rồi con, con hỏi Thầy không?

Tu sinh: Kính bạch Thầy! Ví dụ như mình cứ coi những cái cơn ham muốn, con nhận diện nó là khách quan, nó không phải mình, thì không bị ức chế phải không?

Trưởng lão: Đúng vậy con!

Tu sinh: Rồi của ai đó?

Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Của ai đó thì mình không nhiều chuyện, chứ còn của mình coi chừng ức chế đó.

Rồi bắt đầu bây giờ hết rồi con. Còn ai hỏi nữa không con? Rồi. Thầy sẽ về sau, còn một vài người nữa để hỏi Thầy. Thầy sẽ về sau, mấy con cứ về trước. Sắp sửa mấy con về chút xíu rồi đi khất thực. Tới giờ ăn cơm.

Tu sinh: Hai cái bài Thầy chưa trả?

Trưởng lão: Thầy trả chưa hả con?

Tu sinh: Chưa ạ.

Trưởng lão: Cái tập lớn lớn vậy phải không? Có lẽ là Mật Hạnh nó đem thiếu.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Để Thầy gửi lại.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Đúng vậy đó, Thầy biết, tập lớn lớn của con. Con thì thuộc về loại lớn không, chứ không loại nhỏ.

Tu sinh: Con tắt máy?

Trưởng lão: Tắt mấy đi con không có sao đâu. Còn con phải ráng tu nữa con.

10. CHUYỆN BẠN BÈ BỊ NÓI LẢM NHẢM

(38:23)

Tu sinh Tuệ Hạnh: Thầy! Hôm bữa về thành phố Hồ Chí Minh ấy Thầy, trước khi con ở …​, con cũng có nên người bạn á Thầy. Tại con với người đó, khi con chia tay, người đó không có quen với ai hết. Kiểu con về con nghe tin là bây giờ cũng vì con mà lẩm bẩm điên luôn vậy. Mà ức chế cái thần kinh não nó bị muốn ( nghe không rõ )

Vậy đó Thầy. Trời ơi con nghe tin con hoang mang tư tưởng; con không biết là mình có vô đạo đức không? Con muốn hỏi Thầy đẻ con xả tâm, Thầy. Cho nên con mới ghi là bài Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Con muốn để Thầy trợ giúp. Tự nhiên con chao đảo liền, con không hiểu thông.

Trưởng lão: Đó là cái nhân quả của họ, chứ không phải là con làm.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Tự nhiên Thầy. Mà Thầy biết hả khi mà con hồi lại con cũng sống vì họ nhiều lắm chứ. Có khi mượn tiền con mà rất là nhiều tiền. Con cũng đâu có đòi lại đâu Thầy. Xin, con không có nghĩ là lợi dụng con. Con nghĩ là con cũng sống hết mình vì người đó.

Mà tự nhiên làm như họ thấy quen ai không bằng con hay sao ấy, mà cứ không chịu quen ai hết; cứ nghĩ tới con hoài. Bây giờ con tu là cứ rồi. Mẹ người đó báo tin vậy, trời đất ơi con không biết làm sao mà nói nữa. Giờ đang chạy án, thi hành án, tòa án Thầy. Mà bây giờ phải đi chơi, đi dạo chơi cho cái thần kinh nó an ổn Thầy. Giờ nói lẩm bẩm như Nguyệt Cảo mà con, con sợ là hậu quả còn gây ra cho nên đường tu tập của con bị …​ khó chuyển!

Trưởng lão: Không phải đâu con! Cái đó là cái duyên của họ, con; cũng như Nguyệt Cảo nó cũng vậy

Tu sinh Tuệ Hạnh: Hôm bữa Mật Hạnh có hỏi con về thành phố vui không? Con cũng kể tình trạng vậy đó. Mật Hạnh kêu thôi con nói với Thầy đi, chứ để vô tu nó hiện tướng ra nó phá giống như ngày xưa bị rớt tình trạng đó đó. Cho nên con mới bạch Thầy để con hỏi nhờ Thầy trợ giúp con xả tâm.

Trưởng lão: Nó không phải con đâu con. Cái đó là cái nhân quả của họ. Tới giai đoạn đó, họ phải trả cái quả của họ như vậy thôi, tức là cái giai đoạn nhân quả nó sắp xếp. Con gặp cái người đó cũng là cái duyên nhân quả nó sắp xếp gặp thôi. Chứ con có làm gì cho họ đâu. Con vô tội.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Về nghe, trời ơi, con run quá trời, con không biết làm sao hết.

Trưởng lão: Nó thí dụ như, chẳng hạn như con với Nguyệt Cảo hai thất ở gần nhau, mấy con sẽ bị nói chuyện nhau. Khi mà cho con vô trong này, thì Nguyệt Cảo tự nó nó không cứu nó, mà vì vậy mà nó bị nói lảm nhảm. Con hiểu không? Nó là tự nói.

(40:38)

Tu sinh Tuệ Hạnh: Còn thứ hai, con trong đầu con, con xả Nguyệt Cảo, con xả một cách nhẹ nhàng. Sao tự dưng bữa, sao nằm ngủ con thấy nó rơi vào cái mộng gì kỳ. Con thấy con ở thành phố Hồ Chí Minh mà nó về nó thăm con. Thấy ở trong nhà, nó bây giờ bị lảm nhảm điên rồi chứ không cho nó vô. Trời ơi sao trong giấc mộng, con thấy nó không có vô được vô thăm con, con khóc quá chừng khóc. Khóc trong giấc mộng, giật mình dậy, con thấy con khóc thiệt á Thầy. Con cũng không hiểu là, sao kỳ vậy, là không biết là cái gì nữa.

Trưởng lão: Không cái đó là cái tình người thôi con. Nhưng mà có điều kiện là không phải con tạo cho tụi nó bệnh đau đâu, mà chính tụi nó, chính cái sai là của mấy người đó chứ không phải riêng con. Con thì rất tốt bụng.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Như hồi qua, mà con thấy người thành phố hỏi con về Nguyệt Cảo thì con cũng nói cái tình trạng bây giờ giấy tập gì vẽ vòng vòng. Giờ không có thiết tha Tứ Vô Lượng Tâm gì được hết, mà tập nào cũng vẽ vậy hết. Tập mà vẽ nửa cuốn, thành thử ra mấy cuốn mà đều vẽ đủ như vậy, con thấy làm như mấy người không biết chữ mà để vẽ chơi á, con nít á Thầy. Giờ động quá mà, nó không có độc cư được để tu trong khóa này.

Con nói chắc có lẽ là nhân quả của nó, thì mấy người thành phố nói hèn chi hồi mà lúc ở nhà cô Liên Châu là xác định là nó không có thể dạy đạo đức với cô Liên Châu. Nhưng mà họ nói là lúc đó nhiều người thành phố đánh giá là không đạo đức, họ không tin. Nhưng mà bây giờ Nguyệt Cảo nó đã vậy rồi, người ta nói thì, qua cô Liên Phước cũng nói, thấy …​ Minh Châu, tôi nói rồi, tôi nói nó là không đạo đức rồi.

Tại vì hôm từ thiện đi với con, trong khi con lại đi chung với mấy người kia. Phát quà từ thiện, rồi giúp người ta làm việc. Tại mình muốn gieo duyên với chúng sanh mình phải làm, người ta mới có duyên với mình, mình độ dễ. Nguyệt Cảo thì ra ngoài vườn ngay chỗ cô Liên Châu nằm võng, bắt đầu là đưa tòng teng. Con kêu Nguyệt Cảo phụ con, cũng không chịu vô; cái đó không phải việc làm của con, mục đích là con muốn, làm giám đốc công trình xây cất …​ kỳ duyên gì đó. Con không hiểu, nghĩ là cái tâm nó muốn vậy đó. Thành thử ra độc cư chịu không nổi. Nghĩ cao thâm quá cho nên ức chế đó. Cho nên con sợ là, cái nhân quả của Nguyệt Cảo mọi người nhận xét như vậy, có đúng không?

(42:43)

Trưởng lão: Đúng đó con nhưng mà điều kiện là nó bị tưởng. Tưởng ngay từ lúc đầu; nó tưởng nó là Xá Lợi Phất. Nó bị tưởng ngay từ lúc đầu rồi. Cho nên vì vậy mà nó rất uổng, về đây Thầy bảo xả tưởng, nhưng mà không nghe lời Thầy.

Cứ thâm nhập cái tưởng rồi nghĩ người khác cũng ở trong cái tưởng như Cấp Cô Độc hoặc là Visaka. Nghĩ theo cái kiểu nó đọc kinh sách rồi nó nghĩ người ta như vậy. Cái đó bị tưởng đó, tưởng nghĩ chứ không phải là, làm sao mà biết. Rồi thấy cái nhà người ta mà nói nhà Cấp Cô Độc, nhà của Xá Lợi Phất.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Nhà ở dưới từ thiện Đồng Tháp, nó nói với con là nhà của Xá Lợi Phất đó chị Tuệ Hạnh. - Trời ơi Xá Lợi Phất bên Ấn Độ, ở đâu đây nhà ở đây em? - Thiệt mà em có tri kiến giải thoát Thầy đã nói em có tri kiến giải thoát mà.

Trưởng lão: Là tưởng quá!

Tu sinh Tuệ Hạnh: Con cũng thấy là nhân quả của Nguyệt cảo cho nên con không chấp. Con nghĩ là con với Nguyệt Cảo duyên nhân quả chắc hết rồi sao, tự nhiên như vậy đó Thầy.

Trưởng lão: Cái đó nó hết. Vậy con lo con tu cho được, chứ không khéo Nguyệt Cào mà nó cặp với con, tu không có được đâu. Bị động đó.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Đúng vậy. Con cũng thấy bữa Út cho con, bữa con xin Út có một cuốn sách Tứ Vô Lượng Tâm, con dự định về con cho người bạn ở thành phố. Giờ đi ra xe cái, người ta nói trời ước gì tôi có cuốn sách này há cô, con cho luôn. Lúc họ hỏi con không có, tại con chỉ xin có một cuốn, con đâu biết con có duyên với ai.

Trưởng lão: Con phải xin mấy cuốn con.

Tu sinh: Giờ đi xe đò là họ hỏi con, trời ơi cô ơi sao tôi ước chừng nào tôi có cuốn sách này. Con thấy người ta ham quá, con nói ờ vậy thôi tôi cho cô đó, thấy cô có duyên với tôi. Trời ơi, họ kêu trời ơi sao cô có một cuốn vậy sao. Tôi xin có một cuốn. Ai gặp con cũng xin sách, họ cũng ham tu quá mà. Con xin nhiều thì cô Út con rất ngại. Bữa con nói cô Út, cô Út nói về nói tôi tôi cho một mớ, chứ có một cuốn sách.

Trưởng lão: Đúng rồi con có cái duyên, trên xe mà cũng là kết bạn bằng pháp không. Bây giờ con đừng có mặc cảm trong cái vấn đề mà, các bạn của con mà nó lảm nhảm như vậy. Con đừng nghĩ là tại con đâu. Mà chính cái nhân quả của họ thôi.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Con muốn hỏi Thầy để con xả tâm tại vì là hôm mà nguyên đêm mà con thức trắng là con viết bài về Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, con thấy xả tâm hết rồi, nhưng mà con muốn để Thầy trợ duyên cho con xả sạch luôn.

Trưởng lão: Rồi phải xả cho sạch, lo tu cho được con. Bây giờ con ráng con tu cho được.

Tu sinh Tuệ Hạnh: Thầy coi cái bài đó có gì góp ý giùm con.

Trưởng lão: Rồi được rồi! Thầy sẽ xét cái bài của con và Thầy góp ý.

(45:10)

Tu sinh: Sư ông nhà mình dọn xuống chỗ của Sư Ông á. Sư ông xin mời dọn xuống hả Sư ông?

Trưởng lão: Chắc có lẽ ít hôm nữa cô Út, cổ cất xong mấy cái nhà ở bên đó cho cái người già qua cái khu dưỡng lão bên đó con.

Tu sinh: Con thấy không biết chừng nào để con an cư lạc nghiệp. Chứ giờ con thấy không có an cư lạc nghiệp được Sư Ông ơi.

Trưởng lão: Nghĩa là chuẩn bị cho cái lớp của mấy con để mà mấy con được ra phía sau ở cho yên ổn đó.

Tu sinh: Hồi nãy cô Út hình như là xin đi về thành phố với con hả Sư Ông?

Trưởng lão: Không biết con, hồi nãy nói xin cho cái ông cụ nào đó thôi.

Tu sinh: Cô Út nói con tu ( nghe không rõ ), mà con tính là thứ Ba …​ Nhiều khi cô Út nhắc thì con cũng tùy thuận? Nhưng mà Sư Ông ơi! Bây giờ con làm cái bài Từ trong một ngày một đêm là con đã viết hết làm xong, thì con thấy là chỉ cần mình Định Tỉnh, mình có thời gian mình làm được. Chứ bây giờ mà con thấy động quá.

Trưởng lão: Làm tập trung gom tâm đâu được mà. Làm không đủ. Làm mình làm lấy có không phải đâu. Mình phải bình tĩnh mình làm cho nó hẳn hoi con.

Tu sinh: Bạch Thầy cho con làm hai lần ( nghe không rõ ) mà con thấy còn nông quá?

Trưởng lão: Rồi được rồi con.

Tu sinh: Thì con xin phép Thầy cho ( nghe không rõ ) thêm ạ?

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: Con đang, nó đang thu lại Sư Ông, thành ra con không đi được.

Trưởng lão: Được con, con cứ.

(46:46)

Tu sinh: Kính bạch Thầy, Thầy chỉ dạy cho con thêm ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Nó tự nhiên con. Mới đầu mình tập thì mình quan sát thân của mình; nhưng mà sau nó quen rồi đó, thì con để tự nhiên con ngồi chơi; nó tỉnh táo. Nó tỉnh táo; nó không có một cái niệm gì xen vào hoặc là nó bình an trong cái sự rất tỉnh, không bị hôn trầm thùy miên, không bị có cái niệm gì. Thì tức là tu Tứ Niệm Xứ rồi con.

Ngồi chơi, không có gì đâu, Tứ Niệm Xứ. Thì con nếu mà cái tâm được con tu như vậy thôi.

Tu sinh: Nhưng mà nó có cái niệm ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Tức là nó quan sát cái thân nó từ trên đầu tới chân nó. Hiện tượng xảy ra trên tâm của nó; các cảm thọ của nó con đều biết hết. Thì như vậy là đúng. Để rồi tới cái ngày mà vô cái lớp mà tu Chánh Tư Duy, Thầy kiểm tra lại; mỗi người nào tu cái tâm gì tâm gì thì mình sẽ nắm vững hết, để Thầy sẽ sắp xếp cho mấy con tu.

Tu sinh: Thưa Sư Ông, khi mình tu Tứ Niệm Xứ thì mình ở mắt hay là nhắm mắt hay là mình để…​

Trưởng lão: Mình để tự nhiên con, đừng có nhắm mắt. Cũng đừng có để mở to mắt, bình thường vậy thôi. Mình tu Tứ Niệm Xứ thì bình thường, không có mở mắt, không có nhắm mắt.

Tu sinh: ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Con cứ bình thường thôi, ngó xuống bình thường để gom tâm, gom tâm quan sát cái tâm của mình. Nhưng mà đừng cúi cổ con, cúi cái đầu xuống đó, để bình thường.

Tu sinh: Thưa Thầy! Là, ví dụ như là, con ở trong ( nghe không rõ ) thì con không chịu được thì con làm cách nào để mà tâm con thanh thản ( nghe không rõ) không niệm khởi ( nghe không rõ )

(49:17)

Trưởng lão: Coi như vậy là cái tâm con nó sống độc cư không được đâu con. Con phải sống, hoạt động đi làm việc con. Chứ ức chế nó quá; con chịu không nổi đâu. Nó quẫn trí con đó.

Bây giờ con sống trong phòng, con ở độc cư, không nói chuyện thì con sẽ bị ức chế. Bởi vì cái tâm con nó chưa phải thích sống trong cái độc cư. Người ta thích sống người ta sống một mình không nói chuyện ai hết, sống nó thích lắm. Nó ở một mình để cho nó quan sát. Còn con bây giờ, nó sống một mình nó không có được đâu, bởi vì con chưa có quen đâu.

Tu sinh: Bạch Thầy con cũng …​ sống tập thể ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Vậy đó con

Tu sinh: Con thọ bát quan trai ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Được chứ con, con về còn tìm công việc làm thì Thầy thấy tốt. Bởi vì cái đặc tướng của con con có thể ngồi yên một chỗ con.

Tu sinh: Con có duyên…​ con về ( không nghe rõ )

Trưởng lão: Được con!

Tu sinh: Dạ! Con cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Con sẽ cần cái bức tranh này con gửi cho mấy cô dưới mấy cái biệt phải con dùm Thầy. Đem cái bức thư này gửi cho cô Đặng Thị Ngọc. Còn cái này là gửi cái biệt phái này cho mấy cô đó. Con qua mấy cô đưa mấy bức thư để …​, con ghi nhớ,

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy