00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 093B - NHẮC NHỞ LỚP CHÁNH TƯ DUY (GIỚI LUẬT ĐỘC CƯ - CÁC PHÁP TU - ĐUỔI BỆNH) - VẤN ĐẠO PHÚ LÂU NA - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ

CK 093B - NHẮC NHỞ LỚP CHÁNH TƯ DUY (GIỚI LUẬT ĐỘC CƯ - CÁC PHÁP TU - ĐUỔI BỆNH) - VẤN ĐẠO PHÚ LÂU NA - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 16/02/2006

Thời lượng: [48:49]

1. NHẮC NHỞ LỚP CHÁNH TƯ DUY

(00:00) Trưởng lão: những cái hộp mà nó còn dầu, rồi mấy con để cho kiến nó ăn, sau khi đó thì mấy con sẽ bỏ vào một cái bọc rồi đem bỏ vào thùng rác thì rất tốt không có sao hết!

Cái đó, điều đó là cái điều mình để lại cho kiến ăn. Ví dụ, như bữa hôm nay mấy con ăn trên cái mút, hộp mút hoặc trên cái bọc ni lông, nó có những cái dầu hay đường thì mấy con để chỗ nào đó cho kiến nó bò vào nó ăn những cái chất mà còn dính đó. Sau thời gian nó ăn trong một ngày, (một ngày ha), ngày mai, ngày mốt con thấy rằng kiến đã đi hết rồi thì con sẽ lượm tất cả các bọc đó bỏ vào trong cái bọc lớn, rồi xách ra bỏ vào trong cái thùng rác. Như vậy mình giữ gìn vệ sinh, chứ không khéo cứ ném bỏ để cho kiến ăn cuối cùng cái nhà của mình như là cái đống rác, thì không tốt.

Phải nhớ kỹ trong cái vấn đề này, chỉ bỏ nó trong một ngày hoặc hai ngày, nếu mà mình thấy rằng kiến ăn hết rồi hoặc là những loài côn trùng nó đến nó ăn hết rồi, thì mình nên dẹp tất cả cái này chứ không được để như vậy. Mà mình để như vậy, cũng để có nơi có chỗ chứ không phải là vung bên đây, vung bên kia, bỏ chỗ này cái hộp, chỗ kia cái hộp, chỗ nọ bọc ni lông, chỗ khác bọc ni lông, thì không được. Mình để một chỗ đó, kiến nó tập trung hoặc côn trùng nó tập trung lại đó nó ăn một chỗ. Thì sau đó, những cái bọc nào mà nó đã không còn ăn nữa thì mình lấy những cái bọc đó bỏ vào một cái bọc khác rồi đem bỏ vào cái thùng rác, có nơi có chốn.

Hàng ngày trong lớp Chánh Tư Duy, giờ lao tác là quét dọn chỗ này chỗ kia. Tất cả những nhiệm vụ thì chúng ta vẫn bình thường, không có gì khác. Nhưng không phải, không phải lợi dụng chỗ mà lao tác, rồi nói chuyện này kia thì không được. Cũng như lớp Chánh Tư Duy, trong những giờ mà cần thưa hỏi thầy gì, trong một tháng hay nửa tháng mà cần gặp để hỏi thì bất cứ lúc nào cũng được, nhưng mà điều kiện là không có tập trung mà nói chuyện.

(02:08) Ví dụ, như hồi sáng này trong giờ mà để đến đây, để được nghe Thầy chỉ dạy cho cách thức tu tập, thì quý thầy được dịp họp lại rồi đứng nói chuyện này, chuyện kia, thì không hay. Lớp Chánh Tư Duy thì không được làm điều đó

Khi mà đến để thưa hỏi trong cái ngày, mỗi tháng Thầy sẽ cho trong một cái ngày nào đó đến mà thưa hỏi, hoặc là trong một tuần thì sẽ cho một cái ngày thì ngày đó đến thưa hỏi. Thì tập trung như vậy, ai ngồi vào bàn nấy, chứ không được mà được dụm ba, dụm bốn mà nói chuyện thì cái lớp Chánh Tư Duy như vậy là không phải cái lớp đó, mà đó là lớp Chánh Kiến. Cho nên vì vậy mà ngay từ cái lớp Chánh Kiến mà không giữ gìn được trọn vẹn mà cứ tới bảy giờ sáng, đến sớm hơn một chút rồi bắt đầu gặp nhau, rồi lợi dụng cái chỗ đó mà nói chuyện thì coi như là tâm bị phóng dật hết, tu thì cũng mất công chứ không có lợi ích gì cả.

Tu cả tuần, cả tháng mà rốt cuộc rồi gặp nhau cái nói chuyện này chuyện kia thì coi như là mấy con công toi mà thôi. Giữ trọn vẹn khi đó, khi mà đến đây trong cái giờ đến đây để thưa hỏi, thì ai ngồi vị trí nấy không nói chuyện. Tập sống chung nhau mà không nói chuyện, đó là một cái rất hay. Chứ không phải mình sống ở trong khu yên tịnh không có ai mà không nói chuyện thì cái đó, cái đó dở lắm.

Nhưng mà mình đến tập trung đây mình vừa thấy người này vừa nhìn người kia, tất cả. Nhưng mà ai lo công chuyện nấy chứ không bao giờ mà đứng nói chuyện hay hoặc là kể lể nói điều này thứ kia, không bao giờ nói. Thì như vậy mới được. Chứ còn nói chuyện nhau là không hay chút nào hết. Không phải là Thầy chưa đứng lớp thì mấy con lại ngồi hai cái ghế ngồi gần vậy, cái nói chuyện tùm lum tà la hết. Thì cái này không hay chút nào hết, lớp này không làm được điều đó, mà làm được điều đó thì coi như không tu hành gì cả, uổng công.

Nhớ kỹ trong cái lớp Chánh Tư Duy mà cái buổi sáng trong cái ngày một đầu tháng hoặc nửa tháng mà để gặp Thầy, mà đến đây họp, mà nói chuyện như vậy là Thầy thấy cái lớp đó là đóng cửa đó, không dạy nữa. Bởi vì mình đến đây, ví dụ một cái lớp học như thế này mà mình ngồi yên phăng phắc không nói chuyện, mà trong khi đó Thầy chưa có, chưa có ai hết, mình không có nói chuyện gì hết, cứ lo giữ tâm. Bởi vì lúc nào mình cũng ôm Pháp mình tu, mình đâu có kẻ hở đâu, mình ngồi đó mình nói chuyện.

(04:25) Mặc dù mình đến lớp, nhưng mà đâu phải mình để hỏng cái thời gian mình bỏ phí vậy đâu, mục đích mình tu chứng mà, cho nên vì vậy mà đến đây đâu có nghĩa là cái giờ nào mình rảnh đâu, tu lúc nào, giờ nào cũng ở trong nhiếp tâm, xem xét cái tâm của mình từng chút, dù là gặp chút nhau trong cái lớp học này, vẫn nhiếp tâm trong sự tu, chứ đâu phải là đợi ở trong thất mình mới tu đâu, đợi tới giờ đó mới tu đâu.

Cái lớp Chánh Tư Duy là lớp tu liên tục không có giờ giấc, mà nói là khi tới giờ ngủ là mình đi ngủ chứ sự thật ra mình luôn liên tục, mình luôn liên tục tu chứ không bao giờ nghỉ. Ví dụ như, có chướng ngại pháp thì mới có Pháp mình đánh đuổi cái chướng ngại đó, mà không pháp thì mình ở đâu? Mình ở trên Tứ Niệm Xứ chứ ở đâu, như vậy là khi không có cái chướng ngại pháp thì mình đang ở trên Tứ Niệm Xứ và bây giờ đến lớp thì mấy con cũng ở trên Tứ Niệm Xứ chứ mấy con đi đâu?

Cho nên vì vậy mà mấy con rời khỏi Tứ Niệm Xứ là mấy con nói chuyện, mà không rời khỏi Tứ Niệm Xứ là đang ở trong Tứ Niệm Xứ để tỉnh thức ở trên đó, thì như vậy rõ ràng từng cái thân hành, từng cái ý hành của mấy con nó làm sao nó thoát khỏi cái kiểm soát của mấy con đâu?

Cho nên mấy con tu liên tục. Không có giờ nào mà không tu. Khi nằm ngủ, sự thật đang nằm ngủ thì cái tâm mấy con vẫn tỉnh chứ đâu phải nó ngủ mê như mình không biết đâu. Bây giờ các con còn ngủ mê, chứ khi mà tu một thời gian sau thì các con nằm cái thân các con bất động nhưng mà cái tâm của con vẫn tỉnh táo. Nó ở trong cái trạng thái thanh thản, an lạc vô sự, chứ nó đâu có đi đâu đâu? Cho nên khi ngủ nó cũng ở trong đó mà khi thức nó cũng ở trong đó. Trừ ra nó có chướng ngại ở trên đó thì nó mới ở trên Pháp nó đẩy lui mà thôi. Cho nên lúc nào mấy con cũng tu chứ đâu có lúc nào mà mấy con lại không tu? Mà mấy con lại bỏ cái thời gian gọi là Tứ Niệm Xứ, mấy con bỏ nó để mấy con nói chuyện, thì mấy con bỏ mất cái Pháp của mấy con rồi! Như vậy là mấy con đã tu sai, không đúng.

(06:12) Như vậy cái thời gian tu như vậy người ta mới nói 7 ngày, 7 tháng, 7 năm chứ, chứ còn tu như mấy con như vậy thì làm sao mà được 7 ngày, 7 tháng, 7 năm? Muốn chứng đạt hay là không chứng đạt? Muốn tu giải thoát hay là không chứng giải thoát? Muốn giải thoát cớ sao lại tu tập như vậy?

Bây giờ, Thầy nói để cho mấy con thấy những cái sai của mình, cái sai của mình là kẽ không ở trong đó, trong cái thời gian đó mình còn không quá nhiều, mình không giữ Tứ Niệm Xứ của mình trọn vẹn, lúc nào cũng ở trong Tứ Niệm Xứ chứ sao lại lúc tu, lúc bỏ? Như vậy là không đúng! Cho nên vì vậy mà nói chuyện là biết rằng bỏ Tứ Niệm Xứ rồi mới nói chuyện, chứ còn người mà không nói chuyện làm sao người ta bỏ Tứ Niệm Xứ? Lúc nào người ta cũng ở trên đó thì làm sao người ta bỏ Tứ Niệm Xứ? Mà không bỏ Tứ Niệm Xứ là chứng đạt chứ sao?

Như vậy là cái sự tu tập, hay đến đây tu tập là mục đích chúng ta quyết định là làm chủ sự sống chết của mình. Vậy thì mình làm chủ sự sống chết là phải ở trên Tứ Niệm Xứ luôn. Ở trên đó, luôn tỉnh giác ở trên đó chứ không được mây mờ. Thầy nói thậm chí như người ta ngủ, người ta vẫn tỉnh thức ở trên đó, người ta không có ngủ, còn mấy con thì khi mà ngủ thì quên mất, không biết Tứ Niệm Xứ mình ở đâu? Như vậy mấy con đang bị thùy miên, đang bị vô ký, cho nên nó không thấy. Còn người ta, người ta đâu có bị thùy miên, vô ký cho nên người ta vẫn luôn luôn, lúc nào cũng tỉnh thức ở trên đó. Cho nên người ta đâu có bị ba cái si này, mà có thể mà đánh người ta được?

Cho nên tu tới chừng nào mấy con ngủ mà mấy con coi như là mình vẫn còn có thức tỉnh thì đó là mình ngủ. Thân thì nằm bất động, còn tâm thì rất tỉnh táo mà không nghĩ bậy, nghĩ bạ. Rõ ràng là chúng ta ngủ, mà chúng ta ngủ ở trong sự tỉnh thức của một con người tu Tứ Niệm Xứ chứ? Vậy mới gọi là chứng đạt chân lý, còn nếu không thì làm sao chứng đạt được chân lý?

Chứng đạt chân lý là phải sống ở trong cái trạng thái đó mới gọi là chứng đạt chân lý. Mà chứng đạt chân lý, sống được như vậy là giải thoát chứ có gì đâu, có gì đâu mà khó? Cho nên vì vậy mà trong cái sự tu tập nên nhớ để mà cố gắng, còn trong cái sự lao tác thì mấy con lao tác cũng ở trên cái thân hành của mình để quét dọn, hoặc là làm tất cả mọi cái nhưng luôn luôn lúc nào chúng ta cũng ở trong Tứ Niệm Xứ.

2. GIỚI LUẬT ĐỘC CƯ

(08:19) Khi nào mà nước ở trong phòng vệ sinh của mình, ở trong thất của mình mà không có nước thì không nên qua thất của người khác, mà chỉ có đi vào báo cho Cô Út biết rằng: hiện giờ, không biết sao mà thất con không có nước, để rồi người ta sẽ cho người đến giúp đỡ cho mình, chứ còn không được qua thất người khác làm động, hoặc là đến xin nước ở phòng của người ta. Vì ở phòng của mình lỡ nó nghẹt ở chỗ nào đó mà nó không có nước thì trong lúc đó có thể.

Ngày xưa, đức Phật còn phải đi xuống suối mà múc nước rửa bát, hoặc là uống. Còn mình hiện giờ nước như vậy, thì mình có thể đi vào ở trong này. Nếu mà không có thì mình sẽ đem một cái xô mình vào trong này, nơi cái chỗ mà ở trước đây thì mình sẽ bơm, nếu mà nước ở trên hồ không có, thì mình sẽ xách một xô nước về mình sử dụng, dù bao xa mình xách cũng được không có gì khó khăn, miễn là mình phải bảo vệ cho sự tu tập của mình, cho người khác.

Bây giờ mấy con hỏi kỹ như thế này, để không khéo thì mấy con sẽ làm động nhau. Khi không có đèn hoặc khi không có nước thì mấy con lại lăng xăng. Có đèn tu cũng được mà không đèn cũng được, còn cái nước là một sự cần dùng. Nếu điều kiện ở thất mấy con không nước thì Thầy sẽ cho mấy con ra trước, đừng đến thất ai cả mà chỉ ra trước, đừng có sợ cực nhọc. Hoặc là mình ra cái hồ chỗ này, nó có cái rô-bi-nê (Robinet), mình sẽ vặn cái hồ nước đó, mình lấy nước mình múc về, không động ai hết. Chỗ này, chỗ cái hồ, chỗ tượng Phật sau lưng chúng ta đây, nó có cái rô-bi-nê, cho nên khi mà thất chúng ta không có nước thì chúng ta xách cái xô ra đó, chúng ta hứng rồi chúng ta xách về. Rồi người ở trong Tu viện cô Út hoặc người nào đó, người ta sẽ giúp cho mình sẽ có nước đến thất của mình để sử dụng chứ không thể để không nước.

(10:23) Nhưng mà lúc bây giờ mình đi xách nước như vậy, thì mình nên báo cho cô Út biết là phòng vệ sinh của con, bây giờ nó không có nước, “cô Út cho người nào đến họ sửa giùm”, hoặc là con coi xung quanh của con coi nó nghẹt chỗ nào? Còn nếu không thì đừng đến thất người khác mà xem coi, mà mình chỉ cần báo cho cô Út biết, để rồi cô Út sẽ cho người đến xem xét cho mình, để người ta giúp cho mình có nước.

Trong khi đó nếu thất mình không nước, thì trong những cái giờ mình nghỉ, lao tác thì mình sẽ đi xách nước về thất của mình, mình xài thì không có sao, cái này cũng tốt chứ không có gì đâu! Thì cực khổ một chút xíu, chỉ tội cho mấy người già! Khi nào mà mấy con lớn tuổi rồi, thì mấy con thấy phòng mình không có nước thì cho cô Út hay, cô Út sẽ đến giúp đỡ mình. Còn mấy con nào còn tuổi trẻ thì mấy con cũng đến báo, nhưng mà mấy con cứ xách cái xô đi đến sau lưng, chỗ đường của mình đây, nó có cái rô-bi-nê, mấy con cứ vặn ở đó mà lấy nước thì mấy con cũng có tạm thời mấy con xài được, không có sao đâu. Rồi ở trong Tu viện sẽ giải quyết nước cho mấy con, không có đến nỗi nào đâu mà sợ!

Do đó, thì Thầy cũng có đề nghị với cô Út, nhưng chờ ít hôm, để rồi mỗi khu vực chúng ta sẽ có một cái hồ nước, để cho cái lượng nước chảy xuống mạnh, nó không có yếu. Nguyên cả một cái hồ để mà chung cho Tu viện chúng ta như thế này thì số nước mà đến các thất mấy con hơi xa, yếu lắm. Cho nên vì vậy mà Thầy thấy cũng cần thiết để giải quyết một số hồ nước, để cho nó ứ được gần gũi, số lượng nước nó mạnh hơn, nhanh hơn, nó không mất thì giờ của mấy con. Ở đây thì nói chung là, tại vì mình cũng không có kinh tế nhiều để mà lo lắng cho cái đời sống của chúng ta đầy đủ hơn, tiện lợi hơn, nên mấy con cũng thông cảm. Phải hiểu rằng "Đây là cái sự bắt đầu của chúng ta tu tập, cho nên nó có nhiều cái thiếu sót và cũng cố gắng khắc phục, khắc phục những thiếu sót đó để được đầy đủ hơn, để cho mấy con tu tập dễ dàng hơn, không còn khó khăn".

(12:32) Và một số ống sử dụng nước đã lâu quá rồi, có số thì chôn dưới đất nay cũng hai mươi mấy năm rồi, vì vậy mà có những cái ống cũng có thể bị hư, bị móp méo, nó làm cho cái lượng nước chảy và số ống chính nó lại nhỏ quá, cho nên cái số lượng nước nó cũng yếu đi, nó làm cho ở xa quá, mấy con cũng không đủ. Vì vậy mà tới đây nếu có đủ điều kiện thì chúng ta sẽ thay đổi, tạo thành một đường nước tiện lợi cho mấy con sử dụng dễ dàng hơn, bởi vì nước rất cần thiết.

Điện, ánh đèn không cần thiết lắm nhưng mà nước rất cần thiết, ví dụ như cái phòng vệ sinh mấy con ở gần thất, mà bây giờ thiếu nước thì không có dội, mà không dội thì nó có mùi hôi, nó rất khó chịu. Cho nên vì vậy mà nước rất cần thiết trong đời sống của chúng ta, về vệ sinh và cũng như về tắm, giặt và ăn uống nữa! Cho nên nó rất cần thiết lắm, như vậy mà làm sao để khắc phục nước cho được đầy đủ, để mấy con yên tâm tu tập cho tốt hơn. Thầy mong rằng sẽ cố gắng giải quyết được những khâu này cho tốt.

3. VẤN ĐẠO CÁC PHÁP TU TẬP

(13:44) Trưởng lão: rồi mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không con?

Tu sinh: dạ, con hỏi. Một tuần lễ không có chướng ngại pháp.

Trưởng lão: không chướng ngại pháp cứ tu, bởi vì lớp này coi như là, theo Thầy thiết nghĩ đã trang bị mình đầy đủ, những cái trạng thái tưởng đều có nhắc nhở đủ hết rồi, không có cần hỏi nữa, mà chỉ cần lo tu. Hỏi làm gì động tâm, phân tâm nữa mấy con, nó không có giúp ít thì giờ của mình luôn luôn ở trong Tứ Niệm Xứ rồi.

Mình thấy bình an trong Tứ Niệm Xứ thì không cần gì nữa, mà chỉ có cái tu. Thật sự ra đã trang bị mấy con "điều kiện tu tập", điều kiện là người nào cũng hiểu hết, không có người nào không hiểu. Tại mấy con muốn hỏi chơi cho vui, chứ sự thật ra nó không còn có hỏi gì nữa hết đâu! Tại muốn hỏi chơi cho biết thôi, để thêm thôi, chứ còn cái tu tập Thầy đã nói rất rõ rồi, cho nên chỉ ở trong thất tu là được rồi! Thầy trang bị cho cái tri kiến giải thoát của mấy con là đầy đủ cái Định Vô Lậu thì mấy con dẹp tất cả những cái gì của mấy con, thì không có chỗ nào cần hỏi Thầy nữa.
Còn nhiếp tâm an trú, nhiếp tâm về an trú Thầy cũng dạy cho mấy con, một phút mấy con cũng đã biết rồi. Rồi cách thức mà tu Tứ Niệm Xứ từ cái chỗ mà nương vào hơi thở để nhìn thân của mình rồi, thì đức Phật cũng đã dạy, Thầy cũng đã nhắc rồi thì không có cái gì mấy con không biết, mà từ lúc đó đến nay mấy con đã tu tập và đã biết hết rồi, thì Thầy thấy không có cái gì mà phải hỏi Thầy hết, cho nên khi mà vào cái lớp này, Thầy mong rằng Thầy khỏi cần bận tâm nữa, mà mấy con tu đến nơi đến chốn cuối cùng để giải thoát hoàn toàn, không cần thưa hỏi gì cả.

(15:14) Tu sinh: bây giờ thưa Thầy như thế là sau mười chín mục về pháp thở bây giờ chúng ta về, chúng ta tiếp tục tập hơi thở từ đầu.

Trưởng lão: không, các con khỏi cần tập hơi thở từ đầu, những cái đề mục mà cần thiết đó là cái đề mục để trị thân bệnh của con, và cái đề mục để đối trị với tâm tuôn trào của con đó là "an tịnh tâm hành" và đề mục để trị bệnh con thì "an tịnh thân hành", còn cái đề mục để phá hôn trầm thùy miên thì nó có mấy cái đề mục cần thiết cho mấy con tu trên đó thôi, còn bao nhiêu cái khác thì không cần nữa rồi! Vì tâm tham, tâm sân, si thì mấy con xả nó vào Định Vô Lậu thì mấy con xả rất dễ dàng, không còn khó khăn.

Tại vì tâm sân, tâm si mấy con đến, ví dụ như tâm sân mấy con đến thì mấy con có học Tâm Từ rồi, nó đối trị được tâm sân, mình khử được. Thương yêu người khác thì mình làm sao mình còn sân. Cái đó mấy con có rồi, cho nên vì vậy mà khỏi “quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Khỏi cần dùng Định Niệm Hơi Thở mà chỉ cần dùng Định Vô Lậu, Tâm Từ của các con là đủ rồi, con hiểu không?

Cho nên Thầy trang bị đủ hết rồi, cho nên vì vậy mà có những cái điều kiện cần thiết của Định Niệm Hơi Thở” đó là: “an tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Và tâm nó không bị tuôn trào, nó không dừng được, nó bị trạo cử, thì mấy con dùng “an tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành, tôi biết tôi thở ra” và bị hôn trầm thùy miên thì các con có phương pháp đi kinh hành rồi. Nếu mà muốn ngồi thì “với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”, thì mấy con cũng làm được rồi. Tất cả những Pháp này thì mấy con không cần trở lại học Định Niệm Hơi Thở chi cho mất thời giờ vô ích.

4. HÀNH PHÁP ĐUỔI BỆNH

(17:03) Khi các con bị bệnh trên thân mấy con, thì lúc bây giờ đang khắc phục những tham ưu của bệnh, thì con dùng phương pháp đẩy lui bệnh, mà bây giờ tới giờ đi xin rồi, mà bệnh chưa hết. Bệnh như thế nào? Ví dụ như bệnh thường, mình còn đi xin ăn được thì cứ đi xin ăn và đồng thời cứ ôm bình bát khất thực. Và cũng tiếp tục để mà xả tâm của mình, xả cái bệnh của mình từng bước đi, có gì đâu mà lại không tu được? Tới giờ khất thực rồi bỏ Pháp không có chịu xả cái bệnh mình sao? Bây giờ đang bị nhức đầu nè, mà tới giờ ăn, tới giờ đi khất thực rồi mà không khất thực thì nhức đầu nó có hết đói không? không.

Vì vậy mà cũng phải đi khất thực, nhưng mà trên đường đi khất thực vẫn ôm Pháp để xả cái bệnh chứ? Tại vì nó chướng ngại ở trên thân của mình rồi, cho nên mình dùng phương pháp vừa đi vừa nhiếp tâm, vừa tác ý để cho mình đẩy lui cái bệnh trên thân của mình. Đó là tiếp tục đẩy chừng nào mà cái bệnh ra khỏi, bởi vì mình tu cái giai đoạn lớp Chánh Tư Duy là đẩy chướng ngại pháp ra khỏi, không được để chướng ngại pháp nào trên thân tâm của mình cả. Cho nên, bệnh phải đẩy cho khỏi. Không được mà còn bệnh rồi đi nằm nghỉ hoặc này kia, nhất định là trong khi thân có bệnh thì tới cái giờ ngủ, ngủ sao được? Khi thân bệnh mà sao ngủ? Buộc lòng mình cũng phải thức để đẩy lui bệnh chứ không thể nào ôm Pháp chặt suốt đêm. Không ngủ thì vẫn nằm suốt đêm, chứ không nói là bây giờ thôi ráng nằm nghỉ để chịu đau, đó như vậy là mình đã ôm bỏ Pháp, như vậy chưa phải là người tu lớp Chánh Tư Duy,

Lớp Chánh Tư Duy-Chướng ngại pháp, thay vì mình tu tới 10 giờ mình đi nghỉ, hoặc 11 giờ nghỉ mà bây giờ cái bệnh nó chưa hết thì bắt đầu 12 giờ, 1 giờ cho đến 2 giờ, 3 giờ, tới 7 giờ sáng chừng nào hết bệnh thôi. Rồi tới cái giờ 10 giờ đi khất thực mà chưa hết bệnh thì tiếp tục ôm Pháp đó đi nữa, nghĩa là ôm phao vượt biển, chừng nào mà sóng yên bể lặng thì mới xả. Còn chừng nào sóng chưa an, biển chưa lặng thì nhất định còn ôm Pháp, tức là còn ôm phao, nếu mà buông phao là mình chìm đáy biển đó. Ở đây là cái pháp, nhất định là làm chủ, dùng phương pháp khắc phục tất cả tham ưu, Tứ Niệm Xứ mà, "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu, trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu, trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu, trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu". Nghĩa là có chướng ngại đó rồi thì nhất định 1 giờ chưa xong, 2 giờ, 2 giờ chưa xong, 1 ngày chưa xong, 3 ngày chưa xong, 1 tháng phải phải dẹp thật sạch nhất định là cuộc chiến đấu không lùi.

5. MỘT LÀ CHẾT - HAI LÀ CHỨNG ĐẠO

(19:29) Tới cái chỗ tu tập của lớp Chánh Tư Duy này, bởi vì nó là Chánh Tư Duy mà, nó không lùi trước ác pháp nào cả! Nó là Chánh, nó thuộc về Ý, cho nên nên hoàn toàn nó phải chiến đấu bằng ý của nó, chứ nó không thua. Cho nên vì vậy mà nói tới giờ đi khất thực, thôi bây giờ tôi không tu nữa, để tôi trả cho khất thực. Không, không phải trả, mà tôi đang ở trên cái phương đó, cũng như bây giờ tâm tôi đang thanh thản, an lạc, vô sự tới giờ khất thực thì tôi đang mang bát, từ cái hành động mang bát, từ cái lấy cái bát, từ tất cả mọi cái tôi mang đều là tôi đang tỉnh thức ở trên đó. Vâng, vẫn giữ tâm Phật đạm, thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ không phải tới giờ khất thực tôi bỏ Pháp, tôi lấy bát này kia, tôi mang rột rẹt, tôi làm như cái người đời, không biết còn cái gì không?

Từng đó tôi ở trên từng cái hành động, mà thay đổi tôi vẫn ở trên Tứ Niệm Xứ, hoàn toàn tôi tu Tứ Niệm Xứ, các con nhớ không? Lớp Chánh Tư Duy là tu Tứ Niệm Xứ đó, trên Tứ Niệm Xứ mà vượt tất cả các pháp để khắc phục tham ưu ở trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên, mình đem lại sự bình an cho Tứ Niệm Xứ của mình. Vì vậy mà nhớ kỹ, đau bệnh thì đều hoàn toàn ở trên Pháp. Ăn cũng phải tỉnh thức trên ăn và cũng phải từng tác ý bệnh của mình trong khi đi khất thực, rồi về ngồi ăn mà trong khi còn bị đau nhức đều là ôm Pháp mà ăn, vừa ăn vừa tỉnh thức từng cái hành động nhai nuốt của mình.

Vẫn là phương pháp để mình giữ tâm bất động, để cho mình xả được cái cảm thọ của mình. Chứ không phải ăn rồi quên, hoặc là ráng chịu đau mà ăn, cố gắng ăn thì không phải vậy, không phải người thế tục nữa. Ở đây là đang bị chướng ngại, thì trong cái sự đang ngồi ăn vẫn là luôn luôn lúc nào cũng là ôm Pháp để mà đẩy lui bệnh, thì như vậy mới đúng. Khi nào mà không biết kết thúc thì hỏi kỹ lại, trong cái dịp này hỏi kỹ lại, để khi ăn uống trong cái khi đau đó phải như thế nào để mà giữ gìn Pháp, nếu mình chưa biết cách thì hỏi Thầy, Thầy sẽ dạy cho cách thức trong ăn uống trong khi bị đau, mà phải ăn uống như thế nào để đẩy lui chướng ngại pháp trên thân của mình, chứ không phải nhịn ăn.

Ở đây, trong cái giai đoạn, con hỏi: ví dụ, trường hợp gặp người tu khác gần thất có sự kiện bất đắc dĩ phải ra, con có nên qua giúp đỡ hay không? Như trường hợp bị bệnh ngặt nghèo …​.

Ở đây, tất cả mọi người đã bước vào cuộc chiến đấu tận cùng này, thì không được ai làm động người ta. Khi người ta bị bệnh, người ta đủ sức của người ta chiến đấu với bệnh dù là bệnh ngặt nghèo. Nhất là người ta chết hay hoặc là người ta chứng đạo, mình đến đó mình làm động người ta, người ta khó tu lắm. Cho nên mình làm động người ta, mình đến cạo gió này kia, điều đó là trở về cái lớp Chánh Kiến đi chứ đừng ở trên lớp Chánh Tư Duy. Lớp Chánh Tư Duy độc cư, độc bộ, độc hành. Mình một là mình chết, hai là mình chứng đạo, có vậy thôi. Nghĩa là, người nào sợ chết thì hãy về lớp Chánh Kiến mà tu tập, còn không sợ chết thì nên ở lớp này, chứ không có được người này thấy người kia đau chạy qua cạo gió, cạo này kia. Nhớ: cấm!

(22:38) Như vậy thì thôi, ra khỏi cái lớp này đi, đừng có trong cái lớp này tu. Cái lớp này "Một là chết, hai là chứng đạo". Tự mình phải cứu lấy mình, không có người nào cứu mình trong những cơn ngặt nghèo này. Lượng sức mà biết vào mà tu, không lượng sức thì đừng có đến đó mà cạo gió, rồi lấy thuốc, rồi như này kia. Như hôm đó bác Hà đau bệnh, rồi chạy lấy thuốc lấy thang, rồi cho uống, thì cái này dẹp đi. Tự người đó phải tự cứu mình, tự mình thắp đuốc lên đi, không có một người nào thắp đuốc cho người đó được. Ở đây, một sự quyết định, cụ thể rõ ràng "Một là chết, hai là chứng đạo". Gan thì ôm phao vượt biển mà không gan thì thôi, đừng đi biển, có vậy thôi! Đây là chúng ta vượt biển, mà kẻ nào không dám vượt biển thì thôi, cứ ở bờ bên đây đi, đừng có mong qua bờ bên kia.

Nếu mà ở bên thất người ta có những cây bị héo, thì cái nhiệm vụ của họ muốn làm gì làm, không phải của con, chỉ ở thất của mình. Trên bước đường đi mà ở thất người khác thì chúng ta không được qua thất người khác làm động. Đừng nghĩ rằng, tôi sẽ làm hạnh từ bi để mà cứu những cây bị khô héo của thất của người khác. Đừng làm điều đó, của người khác người ta làm. Nhân quả của người ta, người ta làm. Ở trong thất của người ta không được mình đến đó, hoặc sửa soạn, hoặc tưới cây cho người khác, không làm được điều đó, hoặc trên quãng đường gần thất của người ta thì mình không được làm điều đó.

Tức là mình không được lai vãng gần khu thất của người khác, để cho người ta yên tu, người ta sử dụng Tâm Từ, Tâm Bi, người ta đều có học rồi chứ không phải người ta không học. Người ta có làm hay không làm là quyền của người ta, chứ mình không được đến đó đàm. Nhớ kỹ vấn đề này chứ không khéo mình khởi sự Tâm Từ của mình, thì lúc bấy giờ đó mình phạm đến nội quy tu tập, mình làm động mình, làm động người thì không nên. Phải cố gắng nhớ những điều này.

6. TU TẬP THEO KINH PHÁP ĐỘC NHẤT

(24:29) Trưởng lão: còn ai hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Tu sinh: thưa Thầy, con làm hết bốn bài Tứ Vô Lượng Tâm, vậy thì bây giờ con làm xong 1 bài để tu tập mà Thầy đã nhắc tất cả mọi người đều phải làm một bài theo cái ý của mình đấy.

Trưởng lão: mấy con sẽ làm theo cái bài, ví dụ như mấy con chọn lấy Tâm Xả thì mấy con sẽ làm cái bài Tâm Xả rất đầy đủ. Mấy con chọn Tâm Từ thì mấy con phải làm cái bài Tâm Từ rất đầy đủ. Bởi vì đó là Pháp độc nhất, để nói lên trọn vẹn cái sự hiểu biết lòng từ của mấy con đối với tất cả các Pháp. Do đó, mấy con phải làm cái bài đó. Ờ, bây giờ các con sẽ lấy lòng từ mà mấy con tu tập đó là Pháp độc nhất, còn con sẽ lấy lòng Bi là Pháp độc nhất, hoặc con lấy lòng Xả, lòng Hỉ là pháp độc nhất. Như vậy, con phải làm cái bài đó để xác định được cái sự mà con tu tập, chứ không phải là còn sự hiểu biết cạn cợt mà gọi là tu cái Pháp đó thì không được.

Cho nên ở đây, khi mà các con làm bài Thầy thấy cái bài Tâm Xả nó đúng, thì Thầy cho đây là cái đặc tướng của mấy con ở Tâm Xả, mà mấy con làm bài Tâm Từ mà Thầy thấy đúng, mà nó nói những dòng tư tưởng của mấy con đã được như vậy, Thầy biết rằng mấy con sẽ tu tập Tâm Từ. Lúc bấy giờ, mấy con đọc lại cái bài đó của mấy con viết để mấy con thấm nhuần, thấm nhuần cái Tâm Từ, để mấy con thực hiện cuộc đời tu tập Kinh pháp độc nhất này.

Còn nếu mà Tâm Xả, Thầy đã cho mấy con dùng Tâm Xả thì mấy con hãy dùng Tâm Xả, mà Tâm Xả thì mấy con phải đọc lại cái bài Tâm Xả của mấy con, để thấm nhuần được cái ý xả của mấy con, từng chút, từng chút rất rõ ràng. Chứ không phải viết rồi chúng ta bỏ qua, mà khi chúng ta áp dụng để tu tập với cái Tâm đó thì chúng ta phải đọc lại rất kỹ nhiều lần. Thậm chí thuộc lòng bài của mấy con viết nữa chứ không phải không, để chúng ta áp dụng vào cái tâm đó, để cứu cánh chúng ta đến cuối cùng. Như vậy, mấy con biết rằng vấn đề tu tập của Thầy ở đây là mục đích để chuyên môn, để đi vào cái sự làm chủ cái sự sống chết của chúng ta bằng một cái phương pháp nào đó với cái đặc tướng của chúng ta.

(26:38) Cho nên khi mà hợp với cái đặc tướng đó mà Thầy cho các con tu Tâm Từ, thì mấy con phải nghiên cứu kỹ về Tâm Từ hẳn hòi, để cho mình ôm chặt cái pháp đó mà đi vào, còn nếu mà nói về Tâm Xả thì mấy con cũng phải ôm cái Tâm Xả, thì đó là cái Pháp chuyên môn đó, còn nếu không thì mấy con tu cái pháp chung chung là Tứ Niệm Xứ, mấy con hiểu. Như vậy thì đi trừ ra mấy con tu duy nhất một tâm nào đó, thì cái tâm đó mấy con phải thông suốt, chứ còn không có hiểu lơ mơ mà tu tập được nó đâu.

Trưởng lão: rồi con còn hỏi Thầy gì nữa không con?

Tu sinh: dạ, bữa con viết bài Tâm Từ và Thầy khuyên con là con hãy dùng Tâm Từ để tu được đúng háp, nhưng giờ con tu Tứ Niệm Xứ mà không tu Tâm Từ được không Thầy?

Trưởng lão: khi mà con viết cái bài Tâm Từ đó mà Thầy phê, Thầy bảo con lấy Tâm Từ mà tu phải không?

Tu sinh: dạ, lấy Tâm Từ tu để đi theo được đúng Pháp.

Trưởng lão: như vậy thì con phải triển khai thêm cái Tâm Từ của con nhiều hơn nữa, chứ con đừng có nghĩ gì. Bởi vì tu Tâm Từ nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ chứ không phải ở ngoài Tứ Niệm Xứ mà tu được. Nhưng vì Tâm Từ đó là cái Pháp chuyên môn. Do đặc tướng của con, con khởi sự từ tâm của con để mà con thực hiện xả tâm của con chứ không có gì. Vì vậy mà con phải triển khai thêm, khi mà Thầy viết như vậy là các con sẽ làm cái bài Tâm Từ rất kỹ lưỡng, không còn thiếu sót về cái lòng từ của con, thì con mới thực hiện được cái Tâm đó. Nó mới rốt ráo và nó mới thành cứu cánh của con.

Khi nào mà Thầy để các con để Tâm Xả, thì mấy con phải triển khai Tâm Xả của mấy con, chuẩn bị hẳn hoi, cái bài Tâm Xả của mấy con rất là thấu suốt, để mấy con áp dụng cái bài chuyên nhất đó, để mà đi đến cứu cánh của mấy con, thì đó là Thầy phê ở trên đó.

(28:22) Còn những người nào mà Thầy không phê thì mấy con sẽ tu Tứ Niệm Xứ. Còn nếu mà Thầy phê để mấy con tu Tâm Từ hoặc là tu Tâm Xả, tu Tâm Hỉ, thì mấy con coi giùm cái phê đó. Mấy con phải làm cái bài đó lại kỹ lưỡng hơn, sâu sắc hơn, nhiều hơn để đạt được cái Pháp chuyên môn của mấy con. Tại vì mấy con khởi được cái điều thực tế ở trên cái Tâm Từ, cụ thể hơn nó có những cái khúc mà Thầy thấy rằng người này có duyên với cái Pháp đó, cho nên Thầy gợi ý cho mấy con thực hiện được cái Pháp đó cho nó sâu sắc. Thì mấy con cố gắng làm bài đó trở lại cho nó kỹ, để cho nó trở thành cái bài tu học của mình sau này. Còn nếu mà mình làm như vậy chưa đủ đâu, nó chưa đủ, con cần phải làm thêm.

Trưởng lão: Rồi ai còn hỏi Thầy gì thêm nữa không mấy con?

Còn những người nào lớn tuổi mà trình độ nó hơi kém, thì cái lớp đó Thầy sẽ cho mấy con được tu tập dưới sự hướng dẫn cụ thể của Thầy giúp đỡ cho mấy con. Mấy người lớn tuổi mà trình độ quá kém, tức là cái tri kiến của mấy con không thể triển khai được cái Định Vô Lậu, thì những người đó được Thầy hướng dẫn cho cách thức tu.

Rất là cực Thầy đó, lơ mơ thì họ bị ức chế tâm, mà không có hướng dẫn kỹ lưỡng thì ức chế tâm sẽ rơi vào tưởng và rất nguy hiểm. Còn lớn tuổi mà tu để triển khai cho họ đầy đủ cái tri kiến thì họ mất thì giờ rất nhiều. Họ mất thì giờ, bắt buộc họ phải làm lại từ cái lớp một, giống như là học abc theo cái kiểu luận văn, thì Thầy thấy không biết chừng nào mà họ tu cho được.

Lỡ họ vô thường đến thì coi như họ tu chưa được gì cả, cho nên những người này được Thầy cấp một cái lớp riêng, để Thầy cận kề giúp đỡ họ. Khi có ức chế, có sai một cái điều gì thì có Thầy gỡ rối cái sai liền, chứ không khéo thì bị ức chế. Đó là những người mà lớn tuổi mà trình độ mấy con hơi kém, không đủ tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát để xả tâm thì Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con thêm về cái phương pháp xả, mà không bị ức chế để không mấy con bị ức chế hết.

Hết rồi, bây giờ hết rồi phải không mấy con?

7. VẤN ĐẠO VỀ NGÀI PHÚ LÂU NA

(30:46) Trưởng lão: Có gì hỏi Thầy nữa không?

Tu sinh: dạ, con kính thưa Thầy cho con xin hỏi, là vấn đề chứng đạo của Ngài Anan và Ngài Châu Lợi Bàn Đặc thì có nghe rồi, trong trường hợp Đức Từ Tâm của Ngài Phú Lâu Na thì Ngài chứng đạo trong cái trường hợp nào khi Đức Từ Tâm, cái thời Ngài mới đi thì đức Phật có hỏi Ngài Phú Lâu Na trước khi đi (31:12 -31:16). Sau đó, thì Ngài Phú Lâu Na chứng đạo trong cái trường hợp nào thưa Thầy?

Trưởng lão: Ngài Phú Lâu Na đã chứng đạo xong rồi, khi đi đức Phật chỉ trắc nghiệm qua cái Tâm Từ của Ngài mà thôi, chứ không phải là Ngài đang tu mà chứng đạo trong đó đâu. Ngài đã chứng đạo rồi mới xin đức Phật đi qua độ một nước khác, người dân nước khác. Nhưng đức Phật trắc nghiệm coi cái Tâm Từ có xứng đáng để qua nước đó không.

Con hiểu chưa?

Cho nên Ngài tu pháp khác chứ không phải tu Tứ Vô Lượng Tâm, chỉ có trong Kinh Phật chỉ có em của ông Cấp Cô Độc là tu Tâm Từ, còn phần nhiều là tu Tâm Xả, còn đông nữa là tu Tứ Niệm Xứ và trên Tứ Niệm Xứ mà chứng đạt, đó là phần đông đệ tử của đức Phật.

(32:03) Tu sinh: thưa Thầy, vậy mà trong kinh sách nói là: Ngài Phú Lâu Na khi đến cái xứ đó rồi mới chứng đạo.

Trưởng lão: không phải con, chứng đạo rồi được trắc nghiệm Tâm Từ của đức Phật. Bởi chứng rồi đức Phật mới cho chứ chưa chứng thì không ai mà dám xin đức Phật trong thời đó. Đức Phật đã viết trong bài kinh, nghĩa là chứng đạo thì mới cho đi, chứ còn chưa chứng đạo thì không cho đi. Mà chứng đạo mới dám xin chứ chưa chứng đạo đâu có ai dám xin đi? Thời đó ngặt nghèo vậy đó.

Trưởng lão: rồi, bắt đầu mấy con hỏi, con hỏi gì nữa con?

Tu sinh: kính bạch Thầy, thường thì mấy buổi trưa con không ngủ con ra ngoài thất con ngồi thư giãn được không?

Trưởng lão: được chứ con, không có sao!

Trưởng lão: rồi còn ai hỏi gì nữa không con?

Tu sinh: Kính thưa Thầy, những điều Thầy dạy để áp dụng vào lớp Chánh Tư Duy con nhận thấy không phải là khắt khe hay kỳ lạ, vì ở các lớp học ngoài đời đã áp dụng được những điều này rồi, không lẽ tu sĩ tu học làm chủ sống chết lại không thực hiện được những lời này sao?

Trưởng lão: Đó là đúng đó con.

8. BẤT ĐỘNG TÂM - THIỀN ĐỊNH - CHỨNG QUẢ

(33:08) Tu sinh: kính thưa Thầy, khi đạt được Bất động tâm, là đã chứng quả A La Hán hay khi chứng đạt được Tam Minh mới là chứng quả A La Hán?

Trưởng lão: không, khi con đạt được Bất Động Tâm rồi, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì con có được Tứ Thần Túc, mà có Tứ Thần Túc thì có Tam Minh thôi chứ có gì đâu. Cho nên không nói, không nói đợi cho có Tam Minh, hoặc là chứng quả A La Hán, nhưng mà nói Bất Động Tâm. Nhưng mà Bất Động Tâm 24 tiếng đồng hồ chứ Bất Động Tâm một tiếng, nửa tiếng thì chưa được đâu.

Nó phải là 12 tiếng đồng hồ nhất là thiền, là Bất Động Tâm. Cái trạng thái Bất Động Tâm rất là tuyệt vời chứ không phải là thường đâu, nhưng mà làm sao Bất Động Tâm? Cho nên ở đây nói Bất Động Tâm tức là nói chứng quả A La Hán rồi. Những cái người mà Bất Động Tâm không có ác pháp nào làm cho tâm họ chướng ngại, họ hoàn toàn còn ở trong cái ý thức. Họ còn phân biệt, họ còn biết, nhưng mà toàn thiện chứ không có ác ở trong đó được, bởi vì ác nó sẽ chướng ngại pháp, nó sẽ không Bất Động Tâm.

Khi đạt được ly dục, ly ác pháp mới lần đầu nhập Sơ Thiền. Ly dục, ly ác pháp mới lần đầu chỉ là Bất động tâm mà thôi, còn khi đó có Tứ Thần Túc thì Định Như Ý Túc mới có nhập Sơ Thiền. Khi đó chúng ta tác ý ra lệnh thì lúc bây giờ mới nhập Sơ Thiền chứ không phải người mới vào tu mà nhập Sơ Thiền được, nghĩa là chúng ta phải tu Tứ Niệm Xứ, sung mãn Tứ Niệm Xứ, tức là có bảy Năng Lực Giác Chi. Mà có bảy Năng Lực Giác Chi là có Tứ Thần Túc, mà có Tứ Thần Túc chúng ta mới bước qua giai đoạn của lớp thứ tám, tức là Chánh Định.

Vì vậy mà lớp Chánh Định, trong Chánh Định nó mới có Sơ Thiền. Cho nên ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền là chúng ta đã có Định Như Ý Túc mới có thể nhập Sơ Thiền, cho nên Năm Chi Thiền nó phải hiện rõ, còn Bất Động Tâm nó là một cái trạng thái bình thường của chúng ta thôi, chứ nó không có Năm Chi Thiền, Năm Chi Thiền là một trạng thái Sơ Thiền Thiên.

Tu sinh: khi đạt được ly dục, ly ác pháp mới bắt đầu nhập Sơ Thiền, vậy Bất Động Tâm là chưa vào chứng Tứ Thánh Định có phải không?

(35:07) Trưởng lão: đúng vậy, nghĩa là Bất Động Tâm là chưa có nhập định thôi, chứ Bất Động Tâm là nhập định thì dễ dàng rồi. Thì coi như là những cái tầng định mà trong Bất Động Tâm nó sẽ thực hiện tất cả những tầng định của Bốn Thánh định, nó không có khó khăn đâu. Cho nên cái lớp Chánh Định nó rất dễ, nó không có khó khăn, không có mệt nhọc.

Nhưng cái lớp Chánh Niệm nó rất là khó. Bởi vì bắt đầu từ cái Chánh Tư Duy mà lần lượt chúng ta xả ly cho đến khi chúng ta trở thành cái Chánh Niệm thì đều hoàn toàn nằm trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên đức Phật xác định Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ. Đó là giai đoạn thành tựu của Chánh Niệm, mà từ cái Chánh Tư Duy chúng ta tu tập cho đến khi mà chúng ta thành tựu được Chánh Niệm, đó là một khoảng thời gian rất dài chứ không phải ngắn. Nhưng mà nó chỉ có thời gian “Nhất Dạ Hiền”. Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, chứ đâu phải là rất dài?

Nó không có dài lắm đâu, nhưng mà chúng ta sẽ ở trên Chánh Tư Duy mà chúng ta xả, xác lập được bất động tâm. Mà bất động tâm đó thì trong khi chúng ta mới thực hiện được Tứ Niệm Xứ sung mãn. Có như vậy thôi, chứ không có gì khó khăn hết. Cho nên, chúng ta phải phân biệt được ly dục, ly ác pháp mà nhập Sơ Thiền thì nó có Năm Chi Thiền, còn ly dục, ly ác pháp mà bất động tâm thì nó không có Năm Chi Thiền, nó ở trong một cái tâm trạng thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ. Phân biệt được như hai cái này thì chúng ta mới biết cái định nó khác, bởi vì nó ly dục, ly ác pháp mà nhập Sơ Thiền nó thuộc về Tứ Thánh Định rồi, nó thuộc về Chánh Định chứ không thuộc về Chánh Niệm, còn Bất Động Tâm còn ở trong Chánh Niệm chứ chưa vào Chánh Định của lớp Chánh Định.

9. VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ VÀ KINH HÀNH

(36:51) Trưởng lão: hiểu rồi, bắt đầu bây giờ các con còn hỏi thêm gì nữa không? Nghĩa là tất cả những điều kiện mấy con hỏi đều là chuẩn bị cho lớp tới mà mấy con vào Chánh Tư Duy nó không còn bị lỗi.

Tu sinh: kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ cho con biết phương cách khắc phục tham ưu trên thân trong trường hợp lao tác, đi khất thực và thọ thực để pháp hành của con được liên tục, không bị gián đoạn?

Trưởng lão: bây giờ, mấy con về tập thử đi, rồi mấy con tập ở trên đó thì mấy con sẽ thấy khi mà cái thân bị đau, thì mấy con tập cái pháp đẩy lui bệnh, rồi bắt đầu bây giờ tới cái giờ đi khất thực mà cái thân còn bị đau, thì mình vẫn giữ cái pháp, mình ôm cái pháp để mà đẩy lui bệnh, hoặc là mình vẫn giữ cái Pháp Tứ Niệm Xứ ở trên khi mình lao tác. Ví dụ như Thầy ở trên cái hơi thở ra, hơi thở vô mà Thầy quan sát cái bốn chỗ trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của Thầy, có gì đâu?

Nó là đơn giản như vậy, khi đi khất thực cũng vậy, tôi đi tôi biết tôi đi, tôi nương vào bước đi nhưng mà tôi vẫn nhìn Tứ Niệm Xứ của chúng tôi, chứ tôi không rời khỏi Tứ Niệm Xứ. Rồi khi mà thọ thực thì các con cũng vậy, nhai nuốt nhưng mà vẫn quan sát bốn chỗ trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình, để thấy nó thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là mình đã hiểu biết cái phương pháp của Phật đã dạy: “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Dựa vào chỗ đó, tất cả những hành động khác mình cũng dựa vào đó mà mình thấy được, mình nhìn được Tứ Niệm Xứ của mình.

Cho nên do như vậy thì các con biết, đó là cái phương pháp để mà chúng ta tu tập mà không gián đoạn của Tứ Niệm Xứ chứ không có gì hết. Mà đức Phật cũng đã trang bị cho chúng ta qua cái pháp Định Niệm Hơi Thở một cách cụ thể, rõ ràng và cái pháp tác ý đó, chúng ta cũng thấy rõ ràng.

Nhưng mình đi kinh hành mình cũng vẫn nhắc, mình nhắc “Cảm giác toàn thân tôi đi , tôi biết tôi đi kinh hành” đó là một cái nhắc. Tôi đi nhưng mà “tôi biết, cảm nhận được cái toàn thân tôi”, cũng như “tôi hít thở tôi cũng biết”, “tôi nhai nuốt tôi cũng biết”, “cảm giác toàn thân tôi biết tôi đang nhai cơm”, “cảm giác toàn thân tôi biết tôi đang quét sân”, có gì đâu? Tôi nương vào tôi quét sân mà tôi cảm nhận thân tôi, có gì đâu?

(38:58) Các con thấy một câu tác ý đó mà chúng ta biến biết bao nhiêu pháp để chúng ta giữ tâm mình bất động không? Nó dễ dàng lắm, không có khó gì. Tại vì thuở giờ không chịu áp dụng nên bây giờ mới ngại ngùng, không biết làm sao áp dụng. Chứ sự thật đó là đức Phật đã triển khai cho chúng ta. Mà chúng ta thiện xảo, khéo léo là chúng ta áp dụng tất cả mọi thân hành chúng ta ở trên pháp Tứ Niệm Xứ. Mà chú ý được Tứ Niệm Xứ mình cụ thể như vậy là lúc nào mình cũng tu hết, mình đâu có lúc nào mà không tu Tứ Niệm Xứ đâu? Bởi vì Pháp Tứ Niệm Xứ mà, Thân, Thọ, Tâm, Pháp là cái của mình rồi, bây giờ nó đang là ở trên chỗ của thân tâm chúng ta, lúc nào chúng ta đi đâu chúng ta cũng mang theo nó hết. Chúng ta ngồi, chúng ta nằm chúng ta cũng mang theo nó, không có bao giờ chúng ta xa lìa, cho nên chúng ta ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ là lúc nào Tâm chúng ta cũng quay vào quan sát nó, thì như vậy nó xảy ra cái điều gì chúng ta vẫn biết hết, không có khó khăn.

Như vậy, Thầy nhắc lại để chúng ta thấy rằng đức Phật đã trang bị cho chúng ta đầy đủ để trên phương pháp tu Tứ Niệm Xứ rồi, đi, đứng, nằm, ngồi. Vì vậy mà đức Phật còn nhắc lại trong cái bài Đại Không, đức Phật còn nhắc lại chúng ta tu bốn oai nghi mà. Tu Tứ Niệm Xứ, tu bốn oai nghi chứ đâu phải tu một oai nghi. Trang bị chúng ta đủ các Pháp để mà chúng ta tu tập, không có cái Pháp nào mà đức Phật không dạy chúng ta cặn kẽ, kỹ lưỡng. Tại vì chúng ta đọc, chúng ta không hiểu, không chịu suy nghĩ kỹ cho nên chúng ta không thấy Pháp tu mà thôi!

Cũng như từ lâu đến giờ, Thầy ngỡ tưởng là mấy con đi, đứng, nằm ngồi đều tập ở trên tất cả mọi hành động của chúng ta để quan sát Tứ Niệm Xứ. Không ngờ con hỏi như vậy Thầy biết là không có. Đi khất thực là quên mất, chỉ biết đi khất thực thôi. Mong cho tới đó để coi đồ ăn ngon, dở thôi chứ còn không biết, không lưu ý vấn đề này, coi bữa nay không biết nấu dở hay nấu ngon? không biết bỏ bột ngọt nhiều hay ít nữa đây không biết? lo lắng trong bụng đủ thứ hết, chỉ có lo ăn thôi chứ không có lo gì hết. Như vậy là mình tu tới đâu?

(40:41) Dẹp hết những cái này đi, tới đó người ta cho gì ăn nấy, không cần. Cho cơm với muối cũng được. Cứ mình ăn để sống thôi, không cần thiết gì hết, thì như vậy mình luôn luôn ở trên Tứ Niệm Xứ không để tâm mình bị chướng ngại, thì cái sự tu tập của mấy con rất nhanh, không có khó khăn.

Trưởng lão: rồi, mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?

Tu sinh: con hỏi là cái trường hợp giờ tu đó, thì tắt đèn mà tu thì coi như là có đúng nội quy không?

Trưởng lão: con tắt đèn con tu tại vì cái thời gian con tăng mà mọi người ta chưa tăng, thì con phải tắt đèn con tu chứ con bật đèn người ta nói, ông này sao bữa nay tu dữ vậy? Rồi người ta phóng dật, phóng tâm người ta thì sao? Con hiểu không? Cho nên, con tắt đèn con vẫn tu được chứ có gì đâu, mà có lỗi lầm gì? Bởi vì con tăng. Còn con đồng đều cái thời giờ giấc khi người ta tăng, con tăng, khi người ta không tăng thì con không tăng, thì như vậy cũng không có lỗi lầm gì đâu, con hiểu không?

Tu sinh: con bạch Thầy, khi mà những thất khác còn đang tu tập còn các thất khác mà người ta tắt đèn trong thì giờ tu tập, như thế có được không ạ?

Trưởng lão: trong thời giờ còn tu tập mà tắt đèn thì người đó tu dối, ngủ đó, có phải không? Tại vì trong còn giờ mà mọi người đang tu mà mình tắt đèn, mình nói là mình tu trong bóng tối, thì mấy người này là tu giả dối, tu lừa đảo bạn bè. Người ta còn tu mà mình tắt đèn, mình nói mình cũng tu trong bóng tối, thì cái người này là giả dối, không thật. Còn có nhiều người lại bật đèn mà trong giờ người ta đi ngủ thì người này cũng tu giả dối, lừa đảo người khác. Tưởng là mình tu nhiều, nhưng mà sự thật vô trong thất thì thấy ngủ khò khò đèn bật sáng trưng. Thì như vậy rõ ràng là hai cái dối trá, không có thật.

(42:24) Bởi vậy Thầy mới nói cái lớp này, giờ ngủ là tắt đèn mà giờ thức là bật đèn, đồng đều nhau thì chứng tỏ chúng ta cùng tu một lượt nhau, thì như vậy thất nào cũng không phóng dật với nhau. Như vậy mới tu đúng. Cũng như, có trường lớp nào ngoài đời người ta dạy học, 7 giờ có học trò này đến học, mở tới 9 giờ mới có học trò khác lại học, có cái kiểu đó không? 7 giờ là 7 giờ hết, mà tới 11 giờ về là về hết, chứ không còn thằng này ngồi,12 giờ ngồi học. Ông thầy cũng xách gói ông về, xách cặp táp ông về rồi, mà học trò này còn ngồi học trong lớp này. Thử hỏi cái ông mà gác trường ông cũng bực mình nữa chứ đừng nói, các con hiểu chưa?

Ở đây là cái lớp đào tạo, giờ giấc phải nghiêm chỉnh, các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà không có được, cái giờ này là giờ học thì bật đèn như nhau hết, mà bây giờ mình lại tắt đèn, mình nói là mình tu, ai tin đâu? Có ai tin được đâu, có nghĩa là người ta không tin. Cho nên vì vậy mà con nhớ giờ giấc phải nghiêm chỉnh. Để ý, xác định được điều đó.

Trưởng lão: có gì không con?

Tu sinh: bạch Thầy, như trong thời gian mình đi trong thất nhiều khi mình muốn đi kinh hành ngoài sân đó, mình dự trù đi một giờ, hai giờ, mình có thể tắt đèn để mà đi ra ngoài có được không?

Trưởng lão: không, không được như vậy, để đèn trong khi mình có thể đi ra ngoài, để cho mình đi kinh hành phá hôn trầm, vẫn để đèn trong giờ tu, chứ không có tiết kiệm điều đó được, phải nhớ kỹ điều đó. Để không, mình đi ra ngoài, "Ông này giờ này sao ông ngủ rồi trời đất!". Mà ai dè mình đang tu ở ngoài, con hiểu không? Tức là người ta sẽ nghĩ lầm mình, cho nên mặc dù mình không ở trong thất tu, mình đi kinh hành ở ngoài nhưng đèn mình vẫn để trong giờ tu. Còn vấn đề đèn cháy mà tắt thì hôm sau phải đến trình báo đàng hoàng chứ không trình thì bóng đèn đâu con gắn, phải không? Nghĩa là bây giờ lỡ tắt, thì trong đêm nay con bị tắt, nhưng mà sáng hôm sau con đến con báo, thì người ta sẽ biết con tu tập đúng, còn nếu không mà con để luôn thì chắc chắn là "cái ông này lười biếng nhất, tu giả dối", nhớ chưa?

Mấy con làm sao cũng không khỏi hết, bởi vì mấy con chạy đâu cho khỏi?

(44:38) Tu sinh: bạch Thầy, trong lúc mình đi kinh hành, thì con có thể đi vào những con đường bê tông mới làm không Thầy?

Trưởng lão: con đi qua xóm người ta không được,

Tu sinh: dạ không, ở con đường bê tông mà không có người.

Trưởng lão: không được, cái đó mai mốt có, mai mốt quen rồi, bắt đầu người ta ở rồi con cũng đi qua đó thì không được. Bữa nay ở trong cái khu của con thì con cứ đi ở trong đó thôi, con đừng có qua bên đó. Sau khi đó ở bên đó đó, ví dụ như nhà người ta đưa người nữ ở bên đó mà con cũng đi qua bên đó thì nguy hiểm lắm.

Cho nên ở đây, thay vì nó không có những con đường bê tông đó, thì mình đi bên đây. Còn bây giờ có con đi bên đó, tức là mình chạy theo dục rồi đó con, phải xả cái tâm đó luôn đó! Không, từng chút mà con, bởi vì Thầy nói thật sự mình phải suy nghĩ từng cái tâm niệm của mình từng chút để xả nó mà, nó hoàn toàn nó ở trong cái vị trí nào thì mình vui vẻ với vị trí đó tu tập, không đòi hỏi.

Ví dụ chẳng hạn như giờ con ở trong cái thất của con nó quen rồi, bỗng dưng hôm nay người ta dời mấy con đi, mấy con vui vẻ hoàn toàn nha mấy con, coi như cái thất nào cũng là của mình hết. Người ta sẽ đổi thất, người ta sẽ làm cho mấy con xáo trộn hết để cho mấy con có xả hay không? Trời ơi, tôi ở cái thất tôi quen rồi, giờ cho tôi qua ở cái thất khác tôi ở tôi tu không được, ngay chỗ người ta đổi thất là mấy con đã tu rồi chứ còn gì mà đòi tu không được?

Chứ đâu phải ngồi “Nhiếp tâm hết vọng tưởng” mới là tu đâu? Vừa qua thất mới cái ngồi nhiếp tâm động quá trời, quá đất như vậy là tu không được, thì như vậy là mấy con không phải xả, ở đây cái mục đích là xả tâm chứ không phải là ngồi “Nhiếp tâm hết vọng tưởng”, ở đây người ta sẽ chứng tỏ được những cái sự tu tập của mình hết mà.

Vô cái lớp này rồi, thì người ta sẽ xác định được cái sự tu tập được hay không được của mấy con, chứ không phải để kéo dài năm, ba tháng dài đâu. Người ta sẽ xác định được trong một tháng, hai tháng người ta biết mấy con tu được hay không được, có tâm quyết xả hay là không quyết, có tâm quyết tu hay là không quyết tu. Cho nên mọi chướng ngại nó đều hiện ra ở mấy con mà mấy con không xả đi, buộc lòng là người ta sẽ cho mấy con đi vào cái lớp khác chứ không cho ở lớp này đâu. Để người ta đào tạo cho được những người tu mà, chứ còn đông quá mà đào tạo , mà cứ lòi sòi lọt sọt như thế này thì người ta làm sao đào tạo được?

Lớp đào tạo người ta phải chọn, chẳng hạn bây giờ thí dụ như người ta chọn học sinh giỏi để thi với nhau toàn tỉnh, mà nếu người ta chọn được những học sinh giỏi rồi để mà thi toàn quốc, thì khi đó nó ra tất cả học sinh giỏi ở trong nước, chứ đâu phải ít. Thì bắt đầu, người ta cũng chọn người để dẫn đi tới chứng đạo chứ, còn nếu mà không chọn cứ để như vậy thì đứa nào cũng như đứa nấy làm sao mà chọn toàn quốc được, họ sinh giỏi toàn quốc được.

(47:11) Chọn để mà người ta hướng dẫn cho tới cuối cùng chứng đạo chứ, còn mình quyết Tâm Xả, bất kỳ chỗ nào mình cũng xả được thì người ta chọn mình chứ chọn ai? Các con hiểu không? Ở đây nó dễ lắm, người nào xả được là người ta chọn, ta dẫn đi tới nơi, còn mình xả chưa được là còn cái oán hận, người ta cho mình ở lại. Mình dở rồi, mình thuộc học sinh dở rồi, cho nên không thể thi toàn quốc được. Bắt đầu thi ở ấp xã, mình đậu được là mình khá ở xã, nhưng mà lên huyện là mình rớt rồi, thì mình loại ra rồi. Rồi lên tỉnh mình rớt nữa, bị loại ra rồi làm sao thi toàn quốc được.

Cho nên khi mà thi toàn quốc thì phải là những người hẳn hòn, đàng hoàng rồi, xả hết rồi thì mới được đi toàn quốc. Do đó những cái người thi để mà đậu, để mà hạng nhất ở trong nước thì cái người học sinh này là người chứng đạo A-la-hán rồi đó. Ở lớp chúng ta là vậy đó.

Đây là Thầy nói thật, làm thật chứ không phải là nói đùa đâu. Mấy con lơ mơ mà không chịu xả là mấy con coi như học sinh dở rồi, thi không đậu rồi. Có một điểm nhỏ xíu mấy con không xả là người ta đã thấy mấy con không đậu rồi, chứ không phải là người ta không lưu ý đến. Thầy lưu ý đến mọi mặt, là một vị Thầy người ta biết hết tất cả mọi tâm niệm, để khi đó mấy con không còn trớ trêu (48:26). Nói ra thì Thầy biết nó ở chỗ nào rồi, Thầy biết liền. Thì như vậy mới hướng dẫn mấy con mới tới nơi, tới chốn. Bởi vì mục đích của đạo Phật là ly dục ly ác pháp mà chứ còn dục, còn ác pháp là không được.

Bây giờ hết rồi phải không con. Hết rồi phải không các con chúng ta nghỉ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy