00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 092B - TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM - VẤN ĐẠO XẢ TÂM - KHAI THỊ BẤT ĐỘNG TÂM

CK 092B - TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM - VẤN ĐẠO XẢ TÂM - KHAI THỊ BẤT ĐỘNG TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 15/02/2006

Thời lượng: [49:45]

1. TRIỂN KHAI TRI KIẾN TẬP ĂN, NGỦ, ĐỘC CƯ

(00:00) Tu sinh: Bạch Thầy là ông tên Nam hồi nãy ông lên đây, ông vô tới, ông muốn gặp Thầy, ông nằng nặc đòi chất vấn Thầy, ông nói nhiều câu xà bát quá.

Trưởng lão: À thôi không sao!

Tu sinh: Thành ra con mới nói riêng với Thầy, sợ cho Thầy hay.

Trưởng lão: Không có gì đâu con, đối với Thầy mấy điều đó không sao.

Tu sinh: ông gặp Thầy trước đây mười mấy hai chục năm về trước rồi Thầy.

Trưởng lão: Rồi, Thầy đi xuống dưới đó.

Tu sinh: Dạ, ông lên này gặp không được Thầy rồi ông kêu ca rồi ông quay trở về, tính tu với Thầy rồi rốt cuộc ông không có tu được.

Trưởng lão: (cười) không có duyên để tu.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Không sao con, hồi nãy Thầy gặp ông đó.

Tu sinh: Dạ, ông vô ông dạy con Trang nói bậy bạ quá Thầy, nói những điều mình không thể nào vô đầu mình được.

Trưởng lão: (cười) Mấy người đó mà, họ học cái lý luận thôi con.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Chứ không có gì đâu.

Tu sinh: Con xin bạch Thầy.

Trưởng lão: Mà sao hôm nay con về con học trễ lớp rồi làm sao con học kịp con?

Tu sinh: Thầy cho con về con tập ăn, tập ngủ.

Trưởng Lão: (cười) chứ con học không kịp đâu, người ta hơn gần hơn ba tháng rồi, còn mấy bữa nữa là bốn tháng rồi, con học không có kịp cái lớp này rồi, nó trễ quá, thôi cũng được, bây giờ con cứ về ở, rồi tập từ từ, chứ bây giờ làm sao bây giờ, có nói cô Út có gặp cô Út chưa con?

Tu sinh: dạ, con gặp cô Út rồi.

Trưởng lão: Rồi, gặp cô Út rồi hả con.

Tu sinh: Bạch Thầy con cũng xin sám hối với Thầy, con ra ngoài giờ Tham, Sân, Si nó rất là nhiều, thì con về đây con học cách trau dồi (01:39) có duyên được ở đây (01:42- 01:49) thì cái ăn cái ngủ chưa xong mà học cái gì, khi cái giới mà không (01;52)

Trưởng lão: (cười) Nội cái ăn là ngủ chưa rồi.

Tu sinh: Dạ, ví dụ các cô có hỏi đến Sơ Thiền, con ngồi ngoài trộm nghe con, con tự nói ăn ngủ chưa rồi thì cái [giữ] giới nó xa quá.

Trưởng lão: Đúng rồi.

(02:05) Tu sinh: Chủ yếu cái ăn, cái ngủ, cái không nói chuyện; nội ba cái đó nó được thì (02:10)

Trưởng lão: Thì mới vô được chứ gì?

Tu sinh: Thì nó muốn vô cái gì nó cũng vô được hết.

Trưởng lão: Đúng vậy, ăn ngủ với độc cư mà không được thì thôi không có làm ăn thứ gì được đâu!

Tu sinh: Dạ, không có thứ gì.

Trưởng lão: Ừ!

Tu sinh: Rồi con thưa Thầy con về con nhập cái hộ khẩu, người ta làm cho con chưa xong, người ta bắt con ngồi chờ mà con không có chờ nữa, mà thôi các ông cho tôi cái giấy tôi đi, bây giờ chờ, càng ngày ở ngoài con càng hư đi nhiều quá, cái ăn cái ngủ vi phạm nhiều quá.

Con thấy cuộc sống bây giờ nó, năm nay 40 tuổi rồi mà đã lỡ tu rồi mà lại được cái duyên theo Thầy. Thôi Thầy đại xá tha tội cho con, con bây giờ tu tập lại dần dần. Con thưa Thầy đúng là mới đầu nghe y như là nó ham, đến khi nhào vô nó không phải dễ,

Trưởng lão: (cười) Nếu là dễ chắc người ta làm Phật hết rồi.

Tu sinh: Khó.

Trưởng lão: Đúng vậy khó, coi là vậy chứ không phải dễ đâu. Ăn, ngủ, độc cư con thấy không, có bao nhiêu đó còn chưa làm xong mà đòi hỏi cái gì, đừng nói chuyện mà tới nhập Sơ thiền, Nhị Thiền, mấy người đừng nói chuyện đó, xa vời quá.

Tu sinh: Bạch Thầy con về vừa rồi gần một năm con sống cũng tự tu tập mà trong cái khu vườn của con, con cũng tu tập, rồi con cũng tự phá hôn trầm thuỳ miên, con thấy quá khó khăn. Con nghĩ nếu mình tiến với cái cao hoài mà không chịu tập, mà không phải Chơn Như thì càng khó là học một cái việc gì nữa.

Trưởng lão: Đúng vậy, ở ngoài đời.

Tu sinh: Con người nó hư, nó khinh thường, nó chép miệng, nó muốn ngủ thêm chút nữa, nó tự nó muốn thêm, nó tham dục, nó muốn ăn thêm.

Trưởng lão: Đúng rồi, dục mà, cái dục nó lôi, ngủ rồi mà nó còn muốn lôi thêm một chút; ăn nó cũng vậy.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Cái dục nó dẫn dụ dữ lắm.

(03:58) Tu sinh: Con cũng nghĩ như thế, con không biết cái này là từ hồi năm ngoái con dẫn thằng em nó bị cái bệnh, nó như hơi tâm thần, rồi về đây gặp Thầy cho nó gieo một cái duyên, nếu như mà kiếp này nó không sống được thì có cái duyên, để kiếp nào đó, cái đó nó có nhân rồi có quả, quả nào kiếp sau không biết, nhưng kiếp này cái quả nó đi được gặp Thầy, thì xong con lại dẫn nó về, thì bây giờ nó nhẫn nại đi làm được rồi, nó chưa đỡ nhiều, mà con lúc đó nghe nói là các thứ dạy, các lớp Thầy dạy trực tiếp các lớp học, con nghĩ phần con từ lúc đó rồi, bây giờ ăn với ngủ mà Thầy lại dạy quá nhiều quá trời. Ăn với ngủ mình chưa làm cái gì, rồi mình học cái gì nữa đây.

Con thấy con xin Thầy về đây con lại tiếp tục tu tập, rồi đến thời gian dài con chỉ cần về một lần nữa cho xong cái vụ hộ khẩu để khỏi mất phí [tâm] của con.

Trưởng lão: Được rồi con, rồi bây giờ cứ lo sao cho có cái hộ khẩu cho nó yên.

Tu sinh: Bây giờ thì họ đã chín năm, con bảo bây giờ mấy ông làm sao chín năm tôi về, bây giờ nếu con cứ ở nhà con chờ mà nó càng hư thêm á, thì con bảo thôi trong cái thời gian chờ đợi thôi cứ về đây, con cứ về đây, cứ về đây tu tập, đến khi mà điện hỏi nó được thì con xin Thầy ra một vài ngày cho nó xong.

Trưởng lão: Thôi được rồi, con bây giờ ở đây mà giữ giới luật cho nó nghiêm chỉnh chút, nghĩa là giữ giới ăn, ngủ, độc cư cho nó trọn vẹn, biết nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh thì bấy nhiêu đó thì cũng thấy là cũng khó rồi, chi cho nhiều.

Còn cái lớp học thì triển khai tri kiến cho cái vị này để mà để mà khi áp dụng vào qua cái lớp Chánh Tư Duy để xả tâm cho rốt ráo đó, cho biết cách xả chứ không khéo mình không biết cái mình không có hiểu biết đó, thì mình bị ức chế tâm, nên buộc lòng triển khai những tri kiến của các vị, quý vị ở đây để cho họ có cái hiểu đúng như thật để khi có từng tâm niệm họ biết cách xả.

(06:16) Tu sinh: Dạ bạch Thầy, ví dụ như là tu như vậy thì coi như là con ly dục á thì hơi nó bốc lên nó đốt cái não bộ như vậy, các cái tế bào của tưởng nó hoạt động rất mạnh, như vậy thì nó sẽ thay đổi các niệm liên tục.

Trưởng lão: Chứ sao!

Tu sinh: Nó sẽ làm cho con người có khi đôi khi con người không phải là mình nữa, đôi khi ăn nói là vi phạm nó sang , con tự nghĩ như vậy không biết là làm cái cách nào mà trị cái niệm đó?

Trưởng lão: Trị cái niệm đó chỉ có cái tri kiến giải thoát của chúng ta mà trị mà thôi, mà từ lâu đến giờ tri kiến không được triển khai, cho nên mình nói mình quán vô lậu hoặc quán nhân quả hoặc quán ái kiết sử hoặc mình quán tham sân si, mình quán vậy chứ quán nó cạn cợt lắm.

Khi Thầy mở lớp Thầy thấy cái tri kiến của họ nói về quán, họ không hiểu họ quán tầm bậy tầm bạ, buộc lòng Thầy phải triển khai cho họ có cái dàn bài để mà họ biết quán cái gì trước cái gì sau, để đi vào xoáy vào để phá vỡ cái ác phá cái niệm của tâm đầu của họ, mình phải hiểu nó mới xả chứ còn khi không mình cứ bảo nó ngắt ngang, ngắt ngang thì nó làm động não mình thêm mà nó ức chế, nó sanh ra còn nhiều niệm nữa là khác.

Còn cái này tại vì mình hiểu cho nên vì vậy mà mình không chấp nhận nó, mình không làm theo bởi vì mình hiểu quá cái niệm tâm niệm của mình, mình hiểu nó, bằng cách mình đã triển khai nó trên cái tư duy của mình rất đúng, từ lâu tới giờ mình cũng tư duy nhưng mà tư duy quá cạn, mình cứ cho nó được, nhưng sự thật là chưa.

Ví dụ như quán cái thân, quán thực phẩm bất tịnh, mình cũng quán nó thiu, nó thúi, nó hôi, khi mình nói sơ sơ nó không có nhằm nhò gì hết á, thành ra nó cạn quá cạn, thành ra cái tâm tham ăn nó vẫn còn tham ăn à, nó chưa có thật sự là nhàm chán.

Còn bây giờ mình triển khai cái tri kiến mình quán thâm sâu về vấn đề ăn uống rồi, món ăn thực phẩm bất tịnh quá rõ ràng mình quá hiểu rồi, nó không còn quán lờ mờ, quán chung chung, mà ở đây nó đi sâu rồi, thành ra nó làm cho mình chán không muốn không thích ăn, dù món ăn ngon gì đi nữa mình nhớ tới nó là mình đã hiểu rồi thì cái hình ảnh mà nó bất tịnh mình thấy rõ ràng là quá bẩn thỉu.

Do cái sự quán sâu như vậy mà mình triển khai được cái tri kiến của mình đi từ cái chỗ nào quán vô, để cho nó có cái sự bất tịnh thật sự đó, nó có cái phương pháp thì do đó, nó triển khai được cái hiểu biết đó, nếu không thì mình chung chung, cũng nói bất tịnh, ai cũng nói được, nhưng mà nói chung chung, chứ nó không sâu.

Cho nên buộc lòng cái lớp Chánh Tri Kiến nó phải ra đời, để triển khai tri kiến người ta để người ta sống mà người ta không bị ức chế tâm.

(09:09) Tu sinh: Con bây giờ con vẫn còn (09:12), đành phải tu tập.

Trưởng lão: Từ sang năm lớp sau thì người ta có ở lớp Chánh Kiến trở lại thì mình sẽ làm bài trở lại, làm cái bài đầu tiên, để bắt đầu mình cũng phải triển khai cái hiểu biết đó.

Tu sinh: Con cứ tập ăn, tập ngủ, tu tập.

Trưởng lão: Tập ăn, tập ngủ, tập độc cư, đồng thời để mình thấy người ta tu tới cái lớp Chánh Tư Duy để coi họ tu ra sao. Rồi thấy sự tu của họ, họ dùng những điều mà đã học hiểu để họ áp dụng vào cái sự tu học tập họ, để coi họ tu họ xả tâm hay không.

Nếu mà cái điều kiện họ còn bị ức chế là buộc lòng họ là phải triển khai tri kiến họ, để họ xả hoàn toàn chứ không phải dùng sơ sơ đó mà xả đi được.

Nó phải thật mà tu, ở đây mình tu thật làm thật, tu chứng mà chứ không phải là tu nói lơ mơ đâu, nó phải đi đến cái chỗ làm chủ được sự sống chết của mình.

Thôi bây giờ con yên tâm đi, cứ về ăn, ngủ, độc cư cho nó đàng hoàng! Có vậy thôi!

Ai nói gì nói, thôi tôi hiểu bây nhiêu để chưa rồi mấy người đừng có nói chuyện với tôi mà tôi giữ không trọn thì chết, tôi chỉ tu bây nhiêu à, tôi không dám tu gì hơn.

Con chỉ ráng mà giữ như vậy là cũng đủ rồi, còn mấy ông mà tu cái lớp Chánh tư duy mà mấy ông đi lại nói chuyện là mấy ông chết nè, giới luật chưa nghiêm chỉnh mà mấy ông tu cái lớp này là mấy ông tu sai hết rồi đó, tu cũng biết liền, lớp này là lớp mấy ông độc cư trọn vẹn một trăm phần trăm đó.

(10:40) Tu sinh: như thế này mà phải hiểu lắm phải biết vô cùng.

Trưởng lão: Phải hiểu biết chứ! Hiểu biết mà tại sao mình còn phạm thì bộ hiểu biết lý thuyết suông chơi sao?

Ở đây mục đích đi đến đi tìm cái sự giải thoát mà, đâu phải hiểu biết để giải thoát, hiểu biết mà không áp dụng, mấy người nói mà không thực hành là mấy người là người gì?

Biết hay là không biết?

Phải còn không biết thì tôi không nói, mà đã biết rồi thì phải làm cho đúng, để phạt người ta đem ra người ta nói, bây giờ đem ra cái bài mấy ông viết như thế này nè, mà bây giờ mấy ông sống là mấy ông phá độc cư, ăn uống phi thời nè, phải không?

Tất cả đưa cái này ra thì mấy ông đã nói rồi mà tại sao mấy ông làm vậy? Vậy mấy ông có xứng đáng ở đây tu nữa không? Phải không! Con thấy chỗ này là chỗ chết đó chứ không phải xem thường.

(11:23) Tu sinh: Bạch Thầy lâu nay con ra ngoài tham, sân, si cũng nhiều cho nên mới vào con cũng thấy.

Trưởng lão: Bây giờ tới cái giờ cái lúc Thầy cho còn mấy bữa nữa, còn mười mấy bữa nữa là vào cái lớp Chánh Tư Duy rồi, thì coi như người nào mà bất kỳ ở trong lớp này mà người nào phá ăn, ngủ, mà phi thời và độc cư mà phạm phải độc cư là kể như người đó đẩy đi ra ngoài chứ không cho ở trong lớp này tu.

Nghĩa là phạm là đi, là rời khỏi lớp, bởi vì nó có cái lớp rồi, bây giờ còn phạm là đưa xuống lớp Chánh Kiến, chứ không được ở trên lớp Chánh Tư Duy.

Chánh Tư Duy là lớp thực hành của người ta, còn lớp Chánh Kiến là lớp học còn có thể còn sai phạm, nhưng mà nếu cái lớp mà xuống cái lớp Chánh Kiến, mình trở lại Chánh Kiến mà thua những người học sinh.

Tu sinh của lớp Chánh Kiến, mình thua thì mình phải ra để mà tham dự thôi chứ còn không được ở trong lớp nào nữa, nghĩa là mình xuống đó mình còn phạm phải những cái lỗi lặt vặt này nữa thì đương nhiên là mình phải ra ngoài lớp tham dự, mình chỉ tham dự chứ không được ở trong cái lớp đó.

Cũng như người cư sĩ đến đây nghe vậy thôi, nghe rồi về có khi được nghe có khi được không nghe, không được trực tiếp được Thầy hướng dẫn mà không được Thầy chấm bài cho như thế này nữa, bởi vì mình muốn làm thì làm không làm thì tự mình.

Tu sinh: Thế này họ phước duyên lớn lắm, quý quá, họ được Thầy kiểm tra, sau được Thầy chỉ cho từng lỗi sai để mà về xả thân tâm.

Trưởng lão: Để xả.

Tu sinh: Nếu không có một mình họ biết, họ cũng không như thế nào, cứ cho là họ nghĩ như thế là đúng mà họ không biết thế nào đúng.

Trưởng lão: Không biết đúng.

Tu sinh: cái nào sai chỗ nào!

Trưởng lão: Lúc mà họ xả cái tâm đó họ tưởng họ yên nhưng mà mai mốt có nữa, nó không hết, thành ra xả hoài mà không hết, cứ ức chế nó làm sao hết.

Còn cái này kiểm lại họ xả chưa hết, phải làm cái này thêm cái này thêm, trong khi cái tâm này mình xả mình tưởng nó yên chứ không ngờ là người ta biết mình nói cái này mình chưa có làm xong, mình phải làm thêm, làm thêm nữa rồi cái nó hết được rồi, bây giờ nó hết rồi, người ta mới chấp nhận cho mình hết.

(13:30) Tu sinh: Con sám hối với Thầy, con bạch Thầy, con nghĩ đến tháng nào con về con cũng (13:37 - 13:40) mới vô sau này, mới vô nó hăng lên thôi (13:40) hôn trầm nó đánh cho mới bại trận. Con nghĩ lần này con về con bẩy nó từ từ, con không dám bẩy mạnh như lần trước nữa, thấy sức mình không được nên từ từ thôi Thầy.

Trưởng lão: bây giờ nó sẽ yếu rồi.

Tu sinh: Dạ nó yếu rồi.

Trưởng lão: tính nó, thôi cũng được con, bây giờ về tập lại, có vậy thôi chứ không có gì đâu!

Tu sinh: chú Dũng ở dưới (14:12), chú điện thoại lên gửi lời hỏi thăm Thầy, như con hồi ở dưới con lên, con có gọi điện thoại, chú nhắn mười lăm ngày nữa chú về, chú nhắn con cho con gửi lời hỏi thăm đến Thầy.

Trưởng lão: vụ này cũng mắc công chuyện dữ quá.

Tu sinh: Dạ, chú kỳ nay cũng kém rồi.

Trưởng lão: được rồi! Coi như tuột dốc, tuột dốc.

Tu sinh: Chú còn gia đình nữa nên khó quá, có vợ có con; con đây không có vợ, không có con, không có gia đình, con thấy còn kẹt nữa.

Trưởng lão: Con cũng còn tuột xuống.

Tu sinh: Dạ con còn tuột dốc.

Trưởng lão: Còn kia người ta có vợ con, nó tìm kéo xuống thì phải.

Tu sinh: Con vừa rồi về làm cái chuyện gia đình, nhiều chuyện lắm Thầy, đau đầu lắm, nhưng mà thấy càng thế trước khi lần này con xuống đây con bảo vậy là hay, gặp tình trạng này mới biết như thế nào là gia đình để mà xả, không còn cái ái kiết sử nó bám theo nữa, cứ mơ nghĩ đến người ta là khổ thân là khó tu.

Trưởng lão: Đúng là khó đó con. Thôi bây giờ con về nghỉ con, để Thầy trả lời cho mấy người!

Tu sinh: Thưa con đi.

Trưởng lão: Rồi, con lên hỏi Thầy.

2. VẤN ĐẠO VỀ XẢ TÂM

(15:47) Tu sinh: Dạ bạch Thầy! con thấy nó đúng sai ra sao con sửa lại,

Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Con biết ơn Thầy. Buổi chiều thưa hỏi Thầy chỉ cái sai cho con và chỉ dạy cách xả tâm, nay con được thoải mái không bị ức chế nữa, con xin Thầy trình bày sự tu tập của con: Hai giờ chiều con tập Thân Hành Niệm và kinh hành an trú một phút, con tu Tứ Niệm Xứ hai giờ ba mươi phút, bốn giờ mười lăm thì tự nó bung ra, vậy còn thiếu mười lăm phút nữa là con tu được hai tiếng, con có tu quá giờ Thầy cho phép không và con tu đúng hay sai? "

Trưởng lão: được, con cứ tu từ từ mà con tập lên như vậy mà chỉ còn mười lăm phút, tức là con tu nhiều lắm đó, mười lăm phút con tu một thời gian nó nhuần nhuyễn, rồi con tăng dần lên nó sẽ không bị bung ra, còn bây giờ nó bung ra còn mười lăm phút nữa nó mới được hai tiếng đồng hồ phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Nhưng mà không sao đâu con, tập dần nó, rèn mới đạt được, không có gì đâu! không có sai đâu!

Tu sinh: Chưa còn nữa Thầy, còn khúc sau.

(17:01) "Trong suốt thời tu, con vừa có ngồi vừa đi, khi chuyển tư thế thì con có chuẩn bị nên không bị mất niệm, trong khi ngồi con có đưa tay phải phủi con kiến xuống và có một vài cử động nhưng không có bị mất niệm, nói chung là trong suốt thời gian tu không mất niệm vậy là con tu đúng?

Trưởng lão: Đúng đó con, vì có những hành động đó nhưng mà con rất là cẩn thận, không gì những hành động đó mà con quên cái pháp tu tập của con.

Tu sinh: Vậy là con phủi kiến được hả Thầy?

Trưởng lão: Cũng được.

Tu sinh: Cái tay con đang để con cũng nhích tới nhích lui, con chuyển động nó rất…​

Trưởng lão: Con cũng tỉnh thức cũng biết nó đàng hoàng.

Tu sinh: Dạ, vậy là được.

Trưởng lão: Được, không có gì con.

(17:49) "Trong suốt giờ tu con tác ý: "Tâm không phóng dật, tâm thanh thản, an lạc, vô sự" và câu: "Tâm phải thanh thản trong trạng thái thanh thản vì tâm thanh thản mới có nội lực, tâm có nội lực mới nhập thiền định". Con có khởi ý niệm sắp xếp ý tứ để lên trình Thầy, con có quán mười hai nhân duyên trong những lời Phật dạy, như vậy là đúng hay sai? "

Trong khi con đang tu phải không con?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Trong khi đang tu mà con thấy khi mà nó khởi lên những cái pháp gì thì con bảo nó dừng lại, như vậy là sai con.

Tu sinh: Dạ, cái pháp đó tạo tự con khởi lên nghĩ Thầy, chứ không phải nó khởi lên.

Trưởng lão: À, con tự con con khởi nghĩ cái pháp thì được, không sao, chứ tự nó, nó phóng ra đó, không được phải dẹp nó.

Con tự nghĩ con chủ động mà nghĩ cái pháp đó ra, có phải không?

Tu sinh: Dạ, con đọc trong "Những lời Phật dạy" đó bạch Thầy, rồi con đem ra con ngồi con quán.

Trưởng lão: Con tự nghĩ thì con chủ động con nghĩ.

Tu sinh: Cái đó con nghĩ.

Trưởng lão: Chứ còn nó đừng tự nó khởi ra cái niệm mà nói về mười hai nhân duyên rồi đó thì dẹp xuống, còn cái này con tự nghĩ ra con nghĩ con theo kinh sách Thầy dạy đó thì con nghĩ ra mười hai nhân duyên thì được, nghĩa là mình chủ động mình điều khiển được cái ý của mình vào trong đó thì được.

(19:09) "Trong suốt thời tu con có hai niệm khởi duy nhất, thứ nhất là của một người bạn hàng mua bán với con ngày xưa, con muốn tu thử Tâm Từ nên con khởi lòng yêu thương người này, cái niệm này lên, nhưng không được, sao lòng con cứ trơ trơ không thương yêu gì được hết, con loay hoay với cái niệm này gần ba mươi phút.

Con nghĩ rằng tại trước con chọn tu Tâm Xả nhưng sợ tu sai, ác thiện gì cũng xả, nên con muốn chuyển qua Tâm Từ, nhưng bây giờ không được thì phải xả, vậy là con suy tư người này chỉ là bạn hàng mua bán với con, con không có thương ghét gì cả, tình cảm bình thường, không có dính mắc và con tác ý thôi xả đi tức thì hình ảnh này biến mất như vậy là con tu đúng hay sai? "

Trưởng lão: đúng đó con, tu Tâm Xả đó con, bởi vì những cái hình ảnh đó nó gợi con tu Tâm Từ thì coi chừng nó bị xen vào cái ái kiết sử mình không hiểu, cho nên nó lằng ngoằng cách niệm nó còn hoài.

Tu sinh: dạ con muốn khởi lên không được, con cũng thấy bình thường ở ngoài con cũng thương yêu người này được người kia được, sao mà tới đây tới người này con không thương được?

Trưởng lão: có con khởi không được con xả vậy là con xả đúng đó, tức là nó hợp với đặc tướng của con, con xả nó đi mất phải không?

Tu sinh: dạ.

Trưởng lão: còn cái kia con khởi lên mà khởi không được.

Tu sinh: Khởi không được!

Trưởng lão: Mà nó cứ cái hình ảnh nó loanh quanh với con hoài?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thành ra con dùng cái Tâm Xả thì nó hợp với đặc tướng của con.

Tu sinh: Bạch Thầy vậy con không cần nói cái niệm này vô thường mà con chỉ nói xả đi vậy mà cũng được hả Thầy?

Trưởng lão: Cũng được con, xả đi nó cũng được, bởi vì nó là tu Tâm Xả rồi.

(21:00) Tu sinh: Con tu tập Tâm Từ, cái niệm đó như vậy là đúng hay sai? Tại sao con khởi lòng thương được? Con kính xin Thầy chỉ dạy.

Trưởng lão: Coi như là mình trong khi đó mà con vì cái lòng thương con mà con tu Tâm Xả thì con vẫn thấy con thương chứ không phải là mất cái Tâm Xả con đâu, con mất Tâm Từ con đâu, nó không mất nhưng mà con không có tu Tâm Từ, bởi vì Tâm Từ nó khởi lên không được, con hiểu không!

Mình thương, mình khởi lên cái niềm thương của mình đối với cái người bạn hàng đó, nhưng mà nó khởi không được, tức là con có duyên Tâm Xả hơn là Tâm Từ vì Tâm Từ ở trong từ của đạo Phật, cái từ đó có cái xả trong đó, nhưng mà con khởi lên không được cho nên con xả không được cái niệm.

Tu sinh: Dạ, bạch Thầy để con trình thêm một cái, đó là hồi sáng đó, cái này là con ghi cho Thầy là buổi chiều, hai giờ chiều, còn buổi sáng con có ngồi con tu thử một thời Tâm Từ rồi thì có những cái niệm khởi lên, khi mà con khởi cái sự mà con thương yêu mấy cái người này thì hình ảnh nó biến mất, như vậy là đúng không Thầy?

Trưởng lão: Cũng đúng đó, cái đó nó biến mất là đúng rồi, nhưng mà con khởi trong lòng thương yêu rồi, tức là nó thoải mái con rồi thì cái đó nó mất.

Tu sinh: Dạ, tức là buổi sáng con tập thử thì con thương mấy người trong nhà con không hà, con tập thương trước nhưng mà những người đó lúc còn ở trong nhà con cũng đâu có thương yêu sâu sắc gì đâu Thầy?

Nhưng mà lúc này con khởi lòng con, con tự tự lòng con thương yêu thật sự đó thì cái niệm đó mất, thì buổi sáng con tập được bởi vì buổi chiều con tính thử qua cái này, mà sao buổi chiều con thử không có được?

Trưởng lão: Chỉ xả, tức là con chỉ dùng Tâm Xả là con xả được, nó đi luôn; còn con khởi cái lòng từ thì không được.

Tu sinh: Không được, mà con ngồi con xoay tới xoay lui, con nghĩ cái chuyện tốt của người này, mà người này cũng đâu có gì với con, chỉ là bạn hàng quen thôi mà con xả không được.

(23:01) Trưởng lão: Tức là con xả không được, tức là cái từ trường của người đó không hợp với Tâm Từ của con đâu. Nó hợp thì nó mới xả được, còn nó không tương ưng con xả kết nối những gì con xả, con gửi lòng thương yêu nó cái từ trường nó sẽ phóng ra, mà nó tương ưng với từ trường thiện của người khác thì con xả được cái tâm, mà nó không tương ưng thì coi như nó có ác pháp trong đó, nó không tương ưng với lòng từ của con.

Con quyết tâm con khởi cho lòng từ của con mà, nhưng mà cái trường đó không tương ưng cho nên vì vậy mà con xả không được, còn những người khác mà con xả được đó là có sự tương ưng, cho nên vì vậy mà khi con xả con xả Tâm Xả thì xả được, bởi vì xả ác pháp …​

Tu sinh: Như vậy là nếu sau này con tu con có phải áp dụng Từ Bi Hỷ Xả như vậy không?

Trưởng lão: Có được chứ con.

Tu sinh: Được hết phải không?

Trưởng lão: Được hết chứ con, cái nào mình xả được thì mình sử dụng. Ví dụ như bây giờ con tu cái Tâm Xả, bây giờ con dùng cái Tâm Xả con, mà con dùng cái Tâm Từ con mà con xả được thì coi như cũng xả, rồi con dùng Tâm Bi mà con xả được cũng là Tâm Xả, con hiểu không?

Tu sinh: A vậy là miễn sao là mất được cái niệm đó.

Trưởng lão: Mất được cái niệm đó, mà xả được cái niệm đó, mà hiện bây giờ con chọn lấy Tâm Xả con, mà con dùng cái từ mà con xả thì cũng là xả, mà con dùng Tâm Bi con cũng xả.

Nhưng mà con không có nuôi lớn Tâm Từ đó hoàn toàn, mà con luôn luôn lúc nào con cũng dùng cái Tâm Từ con tu thì lúc nào con cũng nhớ con được sử dụng cái lòng thương của con, thì lúc đó là con tu cái Tâm Từ, nhưng mà nó cũng nằm ở đó xả hết, con hiểu chỗ đó không?

Còn nếu mà không thì con dùng cái Tâm Xả con xả, nhưng mà sự thật xả để mà con thực hiện lòng từ, chứ không phải là xả Tâm Xả, mấy con chưa biết…​ cái pháp chuyên môn chứ gì.

Cho nên bây giờ ví dụ cũng như cái đầu tiên con thấy con hỏi Thầy là con khởi lòng từ với cái người bạn hàng buôn bán với con để cái lòng thương con, để mà con xả chứ gì! Nhưng mà con khởi con xả không được, có phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Do đó bây giờ con mới dùng cái câu tác ý này con mới xả cái Tâm Xả thì con xả được, để xả được thì tức là con thực hiện ở bên cái lòng từ của con.

Vì mục đích con khởi lòng từ đó để mà xả, để xả cái hình ảnh đó, mà giờ con xả không được, do cái lòng từ khởi lên không được, cho nên xả không được, bây giờ con dùng cái Tâm Xả con xả thì con xả được để mà thực hiện cái lòng từ.

Bởi vì ý của con là ở trong cái lòng từ là mình thương cái người đó để cho mình xả, mà bây giờ mình khởi lòng thương cái người đó thì không được.. bởi vì nó không tương ưng được, cho nên không có xả được, bây giờ đó con mới xả con mới dùng cái Tâm Xả, con thôi xả đi tức là con xả cái hình ảnh mất đi, tức là dùng Tâm Xả thì cái lòng từ của con nó không phải đâu, cái từ mà nói tôi thương người đó đâu, nó không có nghĩa vậy đâu, mà nó xả được là nó thương cái người đó.

(25:44) Tu sinh: Thầy ơi như vậy là Thầy giải thích con hiểu cái từ trường, chứ con nghĩ: "Chết rồi, như vậy là mình mất hết lòng thương sao? "

Trưởng lão: Nó không có mất, nhưng con đã khởi lòng thương, nhưng mà nó không có xả được, bởi vì cái từ trường nó không tương ưng.

Tu sinh: Con nói “trời ơi” bộ tại hôm nay xả quá rồi bây giờ xả sai rồi, rồi bây giờ con biết là không tương ưng rồi.

Trưởng lão: Bây giờ con dùng Tâm Xả cho nên con xả được là cái lòng từ con thực hiện, đó mình phải hiểu vậy.

Đó thì con tu vậy tập là đúng chứ không có sai đâu, nhưng mà hiểu rõ như vậy thì con sẽ tu tập không sai, chứ không khéo nó sẽ bị sai.

Nó biết mình tu khởi lòng từ không được làm sao thanh thản, do đó coi như là con đã xả được nhưng mà mình sử dụng qua cái kia mình xả được thì khởi sự lòng từ của mình được.

(26:33)Tu sinh: Niệm thứ Hai là người bạn trai của con, hình ảnh cũng mờ mờ thôi, con suy tư đây là ái kiết sử làm con đang khổ, đi vào tu rồi con không còn tình cảm gì nữa và con cũng tác ý: "Thôi xả đi" thì hình ảnh đó biến đi, bạch Thầy như vậy đúng hay sai?

Trưởng lão: Đúng đó con, đó là con huân tu Tâm Xả dễ dàng quá, nhưng mà xả như vậy, tức là ngầm ở trong đó, con biết lòng thương yêu của con nó rộng lớn, nó vượt lên trên cái tình cảm của giữa bạn trai của mình, nó vượt lên nó xả ở trong cái lòng từ thương chứ không phải là ghét đâu.

Tu sinh: Bạch Thầy cái hình này cũng nghĩ tới nghĩ lui hoài cũng nhiều lần.

Trưởng lão: Ghê lắm con chứ không phải.

Tu sinh: Con xả, hôm nay con xả cũng nhiều lắm rồi đó.

Trưởng lão: Tức là cái đó thuộc về ái kiết sử đó con, cho nên vì vậy nó hành xả nó nhiều lần lắm, nhờ đó mà lần lượt nó sẽ đi mất chứ còn không khéo nó cũng làm cho mình khổ tâm lắm.

Tu sinh: Dạ.

(27:35)Trưởng lão đọc câu hỏi Tu sinh: Kính bạch Thầy cách thức con tu như vậy là đúng hay sai, con có bị rơi vào tưởng không? Con sợ bị tưởng lắm.

Không, không phải tưởng đâu con, con dùng cái Tâm Xả, dùng phương pháp đàng hoàng, không có bị tưởng, chỉ khi mình xả mình nó mình sợ ức chế tâm thôi, nó không đúng cách, mình ức chế tâm thôi, mà mình thấy mình xả nó đi luôn thì nó không bị ức chế.

Tu sinh: Ức chế tâm có nghĩa là mình xả sao?

Trưởng lão: Là mình không hiểu đó con, ví dụ như bây giờ nói về ái kiết sử, con hiểu trong vấn đề giữa nam nữ, trai gái mà thành vợ chồng thì nó bao nhiêu thứ khổ, nó đủ thứ khổ, vừa hai người có hai tư tưởng, nếu mà không chịu tuỳ thuận với nhau sẽ có những cái khổ xảy ra, mà tuỳ thuận tức là mình cũng đã chịu ở trong cái khổ đó rồi, cho nên mình tư duy suy nghĩ mình hiểu như vậy, do đó cái hình ảnh đó mình xả xuống nó mờ đi nó biến mất đi, tức là mình có sự hiểu biết nên không bị ức chế.

Còn nếu mình nói: "Thôi xả đi", thì nó đi đi, nhưng mà sự thật ngay lúc đó nó đi nhưng mà chưa có biến mất đâu. Còn mình hiểu biết cảm nhận loạt khổ của tình cảm này sẽ đem đến khổ quá khổ, do đó từ cái khổ đó mà nó xả cái niệm đó một cách rất là chơn thật, nó không có còn lừa đảo mình được nữa, tức là nó không còn ẩn núp ở trong tâm mình được nữa, bởi vì đó là cái khổ thật.

Đời người cái điều đó là cái điều khổ vả lại nó cũng con đường tái sanh luân hồi nữa, nó tiếp tục con đường tái sanh luân hồi của mình và của mọi người, chính mình chủ động trên con đường đó thì nó là con đường tái sanh luân hồi, và nó là cái duyên để tạo cho những người khác luân hồi, luân hồi vào trong cảnh con cái của mình, nó là con đường sanh tử luân hồi, vì vậy mà khi mình hiểu biết như vậy, mình thông suốt như vậy đó là nó đã xả mà không bị ức chế.

Tu sinh: Dạ.

(29:28) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: Trong Tứ Vô Lượng Tâm con chọn tâm xả nhưng con khéo con kính xin Thầy quán xét con nên tu tâm nào cho hợp với con?

Trưởng lão: Nghĩa là con tu cái tâm nào mà con tác ý con xả mà thấy nó đi là nó hợp với con. Nó đi là hợp, còn nó không đi là nó không hợp, đuổi hoài nó không chịu nó tỳ tỳ là nó không hợp. Với cái đặc tướng của mình tu cái pháp nào mà mình thấy cái hình ảnh, cái tâm trạng đó nó sẽ đi, nó không còn, nó đem lại sự bình an thật sự, đó là con hợp với cái pháp đó.

Tu sinh: Dạ nhưng mà mấy ngày trước là con chỉ tác ý là vô thường thưa Thầy, mà bây giờ con cũng tác ý với câu xả luôn khỏi nói vô thường hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ, được.

3. KHAI THỊ BẤT ĐỘNG TÂM

(30:15) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Bảy giờ, buổi tối bảy giờ con tu tập nhiếp tâm an trú một phút Thân Hành Niệm và kinh hành, con tu từ Tứ Niệm Xứ từ bảy giờ rưỡi đến tám giờ rưỡi thì nó tự bung ra, trong thời gian này niệm khởi nhiều con ngồi xả Tâm Xả nghỉ, chín giờ tu trong tướng đi, đến còn bảy giờ là mười giờ, bảy phút là mười giờ thì nó bung ra. Kính bạch Thầy, sao con không ngồi được thời gian giống như buổi chiều, con kính trình Thầy, nếu có gì sai Thầy chỉ dạy cho con tại sao càng lúc lại càng lui? "

Trưởng lão: Nó không có lùi đâu con, mình tu trong bốn oai nghi, cho nên mình đừng có giữ cái mực nó muốn, khi mà nó đi, lúc con ngồi yên thì con cứ ngồi yên, con đừng có ráng sau buổi chiều, buổi sáng mình ngồi tốt mà buổi chiều sao lại nó lùi lại, thì thấy nó lùi, không phải đâu con!

Nó có thể nói rằng, mình tu tập buổi sáng mình ngồi có thể nhiều mà buổi chiều mình ngồi ít mà lại đi nhiều, nghĩa là giờ giấc mình luôn luôn lúc nào mình cũng giữ gìn trọn vẹn và đồng thời oai nghi tế hạnh lúc nhiều lúc ít con không có quan trọng, mà ăn thua do cái tâm của con, ăn thua chỗ xả con, con xả nó không có đi hết niệm không? Hoặc là chỗ cái tâm con nó thanh thản an lạc vô sự không? Nó bất động không? Nó còn làm những cái pháp gì nữa, còn làm động tâm con không?

Đó là con quan sát những Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu; ba cái lậu hoặc này nó có tác động gì đến thân tâm con không? Thì như vậy là cái sự tiến bộ của con chứ không phải chỗ ngồi, chỗ đi nhiều, chỗ ngồi nhiều, không phải!

Tu sinh: Không, con nói cái chỗ giờ á Thầy, tại vì cái buổi chiều con ngồi nó được hai tiếng, tối có được một tiếng à.

Trưởng lão: Con ngồi buổi chiều đó hả? Phải không? Bây giờ ví dụ mỗi lần con con.

Tu sinh: Thì đó buổi chiều con ngồi còn thiếu mười lăm phút nữa là được hai tiếng, còn buổi tối con ngồi từ bảy giờ rưỡi tới tám giờ rưỡi à, là có một tiếng thôi, con xả ra nửa tiếng.

(32:09) Trưởng lão: không cần, con giữ ăn thua chỗ cái tâm của con thôi, nghĩa là dù là con có ngồi nhiều hay ngồi ít nó không có quan trọng con, mà ăn thua chỗ cái tâm, con xả ra mà con vẫn thấy cái tâm mình nó thanh thản, an ổn thì nó càng tốt cũng như tu vậy con.

Bây giờ con thấy người ta thường thường tu không có giờ giấc đâu. Nghĩa là lúc nào cũng tu, giờ ăn thua chỗ cái tâm của mình thôi, bây giờ trong cái giai đoạn tu của cái tâm chứ không phải là chỗ ngồi nhiều, có khi mình không ngồi nó thấy an, còn có khi nó ngồi không an, nó không an nhưng mình cố gắng mình ôm pháp thì nó ở chỗ đó hoàn toàn nó không có tốt con.

Cho nên nó không sao đâu con, đừng có thấy rằng, hôm qua ngồi buổi chiều tu hai tiếng, mà bữa nay mình tu có một tiếng, mình thấy sao nó lùi, không phải đâu con! Đừng có nghĩ như vậy, mà mình ăn thua mình quan sát chỗ cái tâm của mình thôi, ngày hôm qua cái tâm mình ngồi hai tiếng nó cũng yên mà bữa nay mình ngồi chừng một tiếng à, rồi thay đổi oai nghi mình giữ gìn cái tâm mình thấy nó cũng an trú được, thì nó cũng tốt, như vậy không xấu.

Ăn thua cái tâm của mình và cái nữa mà nó không phải ở chỗ không niệm, mà ở chỗ bất động.

Con phân biệt được chỗ bất động tâm? Bất động tâm nghĩa là không phải là nó không niệm, nó có niệm mà nó không làm chướng ngại gì trong tâm con, gọi là bất động.

Tu mấy con không hiểu cứ lo cái chỗ không niệm, khi nào mình ngồi không niệm chắc là tốt, nó không phải; cái chỗ bất động, nghĩa là các pháp các cái gì đó mình ngồi chơi vậy, cái niệm nó khởi nó khởi nhưng mà nó đừng làm cho mình động, nó động như thế nào?

Nó động, ví dụ mình nhớ cái nhà mình thì đó là bị ái kiết sử, nó làm cho mình động tâm mình nhớ thương là có kiết sử đó rồi, còn mình nhớ cái chuyện gì nó không có thấy mình gợi cái tình cảm gì hết, nó cũng nhớ cha mẹ vậy nhưng mà nó bình thường, chứ không có gì thì nó không có sao hết và nó nhớ mà nó lo mà nó có cái gì nó làm cho mình lo lắng trong lòng của mình, thương thương ở trong lòng của mình, mình nhớ như mình nhớ cái chuyện bình thường nó không gợi cho mình thương thương cái gì hết đâu, thì cái đó nhớ nó không có sao!

(34:21) Tu sinh: Dạ được, cái đó thì trong lòng con không có như vậy, thí dụ nhớ nhớ cứ có nghĩ tới cái lòng con nó không sao hết.

Trưởng lão: nó nghĩ tới, chứ nó không có cái tự sự mà nó làm cho mình, gây cái tình cảm của mình nó…​

Tu sinh: Dạ, dạ.

Trưởng lão: Nó thì nó không sao hết, nó đã là bất động chỗ đó mà, còn cái niệm thì nó niệm chớ, nhưng mà tôi thấy cái động tâm tôi không có động, còn bây giờ cái niệm nó khởi ra cái tôi nhớ mẹ quá, không biết bà bây giờ ra sao, chắc sợ bà lúc này bệnh đau, đó là không được rồi, nó đi tới cái chỗ lo lắng là bị kiết sử mất rồi, còn nó không có lo, nhớ mẹ mình thì nhớ nhưng mà mình không có lo gì hết, coi như là mình ở trong nhà mình sống chung trong nhà mình vậy.

Mấy con chưa nắm vững cách thức này cho nên mấy con cứ lo rằng nó có niệm này niệm kia? Thầy nói không cần, nhưng mà nó không có động tâm mình, chừng nào con nhập Sơ Thiền mà con còn niệm đó thì nó sai, còn cái này con ở chỗ Bất Động Tâm, những cái niệm đó nó có làm tâm con động không?

Mà nó không động, nó bình thường nó không động gì hết nó không nghĩ không thương, không nhớ gì hết, hoàn toàn nó niệm là nó niệm, nghĩ đến cha mẹ vậy thôi chứ nó không có nghĩ gì, mà nó làm cho nó phải lo lắng buồn phiền trong lòng thì niệm nó kệ nó, không có gì!

Tu sinh: Vậy có đuổi không Thầy?

Trưởng lão: Nói chung là cũng.

Tu sinh: Con phải xả không Thầy?

Trưởng lão: Không có cần, vì nó mình tu trong cái tâm Bất Động, mình ngồi chơi vậy thôi, mình thấy nó không có động gì hết thì mình đâu có gì phải xả, con xả đi nó ức chế cái niệm, nó ức chế cái niệm mà con tác ý nó ức chế, cho nên nhiều khi mấy con muốn cái tâm của mình không có niệm, cái phải vậy không? Muốn tu là không có niệm? Không phải đâu, cái niệm mà cái niệm đó không tác động được gì hết.

Tu sinh: Dạ, nhưng mà một cái niệm khởi lên, thì nó, trong lòng nó có một cái gì đó nặng nặng đúng không Thầy?

Trưởng lão: Có chứ con, bởi vì nó đang suy nghĩ mà.

(36:11) Tu sinh: Dạ, nếu mà con không xả thì nó nặng cái đầu một hồi nó hết hay là làm sao?

Trưởng lão: Một chút nó hết mà nên nhớ cái đầu nó nặng đó, bắt đầu nó có ái kiết sử thì nó có tình cảm gì đó, nó chen vô nó làm cho mình hồi tưởng lại thêm về cái kỷ niệm này kia, rồi nó nhớ lại, đó là nó có bị tác động nó động, còn nó nghĩ nhớ mà nó không có gì thì tự nó nó đi à, nó tự đi, con không xả nó cũng đi, nó có gì đâu, nó đâu có gì đâu, nó tác động được con mà con xả. Còn bắt đầu nó gợi lên những kỷ niệm gì đó, những hình ảnh gì cũ đó, coi chừng, quá khứ không truy tìm mà bây giờ nó truy tìm là coi chừng nó dậy cái ái kiết sử nó đó, thì mình tác ý đuổi liền nó để không nó gây ra động tâm mình.

Tu sinh: Dạ, như vậy là trong cái thời tu này của con là con cứ tiếp tục như vậy hả Thầy?

Trưởng lão: Con cứ tiếp tục vậy không có sao đâu con! Con cứ dùng cái Tâm Xả con xả vậy là tốt rồi, xả nó đi phải không?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Con dùng Tâm Xả mà xả, không có gì đâu? Đó cứ vậy thôi, không có gì!

Tu sinh: Vậy là con cứ ngồi bao nhiêu được là con cứ ngồi?

Trưởng lão: Cứ ngồi bao nhiêu được cứ ngồi, có khi ít có khi nhiều, nhiều hơn nữa cũng được không có sao hết! Coi như là mình nhàn nhã lắm không có gì để mà lo nghĩ, đừng có lo đừng có nghĩ là lui sụt đâu.

Hàng ngày mình quan sát mình kiểm điểm rồi mình thấy cái niệm đó tự động nó thưa, còn nó đến, mà coi nó không có tác động được không, nó không tác động được mình, thì nó đến, khi nó đến thì mình tác ý, cho nên về con tác ý con xả nó đi mất, nó không có cái gì quan trọng cho nên con xả đi. Ờ nó có cái gì quan trọng, coi nó tác động con, con xả nó, con tác ý con xả nó, nó không đi đâu, con quán nó hết sức nó mới đi đó, còn nó không có vấn đề gì quan trọng con tác ý nó, nó mở nó xả nó xả đi liền.

Tu sinh: Còn cái buổi tu khuya này là tệ quá Thầy ơi! Con chưa có ghi vô để con hỏi Thầy! Tại vì khi mới bước đầu con bước vô đi thì con cũng tập ba mươi phút trước, an trú một phút đó Thầy, giống như con lấy đà vậy đó.

Trưởng lão: Lấy đà.

Tu sinh: Rồi con ngồi được có bốn mươi năm phút, nó không được một tiếng nữa! Rồi con nghĩ nửa tiếng, xong rồi tới từ bốn giờ đến năm giờ con đi nhưng mà thời gian đó là con chỉ biết hơi thở chứ không thôi, chứ nó không có được mà quay vô như thế này?

Trưởng lão: Tức là nó không chịu quay vô đó!

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà mình cố gắng mình ôm pháp để tập trung trên pháp thôi, được con chứ không có sao!

Tu sinh: Cũng được nữa hả Thầy?

Trưởng lão: Được con, không có sao!

Tu sinh: Bởi vậy con nói cái chi, nó giống như là cái bánh xe nó đầy nó hơi phồng mà tới giờ coi như mình giống như là nó xẹp vỏ luôn Thầy.

Trưởng lão: Nhưng mà con ôm pháp thành ra nó giống như vậy chứ nó đúng đó, không có sai đâu con! (38:52) …​

Tu sinh: Như vậy là con cũng cứ giữ cái biết mà sai cái hơi thở với cái thân.

Trưởng lão: Rồi như vậy đi.

Tu sinh: Rồi tới khi thì, nhưng mà cái kia đúng gọi là tâm quay vô đó hả Thầy?

Trưởng lão: Tâm quay vô đó, còn nó không chịu quay vô thì mình ở trên pháp mình ôm mình giữ thân nó, có vậy thôi. Đâu có cần mà nó phải luôn luôn quay vô đâu! Phải không?

Tu sinh: Con thấy nó không quay vô con sợ, con nhớ như vậy là con có sai.

Trưởng lão: Không phải, con cứ ôm pháp bởi vì mình ôm pháp rồi, nó quay vô thì nó nhẹ nhàng mà nó không quay vô thì cứ ôm pháp, cũng vậy thôi, nó không có gì hết. Khi mà ôm pháp thì nó hơi cực một chút, còn khi nó quay vô nó nhẹ nhàng.

Tu sinh: Nó nhẹ, đúng rồi đó Thầy.

Trưởng lão: Khi nó chịu quay vô mình thấy đỡ chút mà nó không quay vô thì ôm pháp nó cũng vậy thôi, có gì đâu? chứ mình đâu có bỏ pháp mình đâu!

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà nó không nhẹ, tại vì nó không chịu quay vô.

Tu sinh: Vậy là con nghĩ con nói chắc tại không đúng! Cái khi coi Thầy kêu tu ba mươi phút thôi còn cái này con kéo quá chừng luôn rồi giờ…​

(39:50) Trưởng lão: Nhưng mà không sao! Đây ba mươi phút thì con chuẩn lắm, nhưng mà điều kiện con có tăng nữa cũng không có gì, cái sự tu tập mình cứ lần lượt mình tăng lên chứ mình đâu có đứng một chỗ đâu!

Tu sinh: Dạ, vậy những thời gian như vậy mình có tăng được không kính thưa Thầy?

Trưởng lão: Cứ tăng con, hễ thấy nó an trú được, nó nhiếp phục được tâm thì tăng lên con!

Tu sinh: Còn cái vấn đề xả như vậy là con được rồi phải không Thầy? Con cứ xả ?

Trưởng lão: Được rồi con, xả như vậy được rồi con.

Tu sinh: Vậy là con có phải làm bài nữa không Thầy?

Trưởng lão: Ờ, tới Tâm Xả thôi khỏi làm nữa, xong rồi, lo tu thôi.

Tu sinh: Vậy là con khỏi làm há, cái dàn bài đó vậy thôi con khỏi, nhưng mà Thầy cũng cho con xin cái dàn bài.

Trưởng lão: Rồi rồi, để rồi Thầy sẽ gửi cho con cái dàn bài để viết sau này.

Rồi có cái niệm nào muốn xả nó, mình lập thành cái dàn bài nó ra, mình coi nó vô, biết cách làm cái dàn bài cho mình, chứ mình quán nó thấu triệt nó, còn không có dàn bài mình quán nó nông. Mình quán bên đây, bên kia mình cũng cho nó xong, còn cái dàn bài, người ta lập cái dàn bài ra rồi.

Ví dụ cái niệm đó, mình cần quán triệt nó, cho nó thông suốt, thì mình lập cái dàn bài, con cho cái niệm đó rồi bắt đầu mình phải quán cái gì trước cái gì sau, cái là nó thấu triệt, còn con không có dàn bài, con quán một hơi cái nó bên đây con quán bên kia quán, nó không theo cái đường đi của nó, nó quán cạn đó.

(41:05) Tu sinh: Dạ, Bạch Thầy là giờ cứ lần này, con tu ba tiếng như vậy muốn dù con tăng lên nữa có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con, được chứ không sao, bây giờ bắt đầu bây giờ tăng dần lên tới vô cái lớp mà Tâm Xả hết rồi, thì mấy con sẽ tăng lên, cái người nào chưa được từ ba mươi phút trở lên một giờ, hai giờ rồi tiến tới ba bốn giờ, tăng lên.

Tu sinh: Con biết, ý con nói thí dụ hai giờ trưa con tu, nhưng một giờ rưỡi con tu, được không Thầy?

Trưởng lão: Được con!

Tu sinh: Dạ, con biết ơn Thầy!

Trưởng lão: Bút này của con, phải không?

Tu sinh: Của con, vậy là bây giờ con cứ theo cái này con.

Trưởng lão: Con cứ theo cái đó mà tu con.

Tu sinh: Dạ, bạch Thầy con về.

Trưởng lão: Rồi!

4. TRÌNH BÀY SỰ TU TẬP

(42:06) Trưởng lão: Ờ có gì không con?

Tu sinh: (42:09 -42:17) Con thưa Thầy! hôm nay con đi, con xin Thầy chỉ dạy cho con cách thức cho con vào (42:30)

Trưởng lão: Được, rồi con làm tới cái bài nào rồi con?

Tu sinh: Con làm tới bài Tâm Xả rồi.

Trưởng Lão: Tâm xả rồi.

Tu sinh: nhưng mà cái bài thân đi hôm vừa rồi, hôm thứ hai vừa rồi nói chung là Thầy bảo không cần làm lại, nhưng khi Thầy cho cái dàn bài ra con thấy cũng còn sai sót nhiều, con muốn làm lại có được không ạ?

Trưởng lão: Được con, thôi bây giờ về làm cái bài đó lại đi cho nó đầy đủ hơn, nó còn thiếu sót đó, tức là cái chỗ mình còn cần thiết để mình nói lên cái tâm đó, để khi mà mình tu tập nhiều khi mình sử dụng tới nó, cho nên bây giờ con cứ về làm cái bài đó.

(43:16) Tu sinh: Thì mình con làm bài cho nó cho nó xong, thì ban ngày con làm tối con sẽ vào cũng bắt đầu vào giờ giấc luôn thì con đã tối hôm qua hôm kia con đã bắt đầu là buổi tối là từ bảy giờ cho đến mười một giờ con đi ngủ và sáng một giờ, một giờ mười lăm là con vào.

Trưởng lão: Thế là con dậy con vào tu một giờ mười lăm phút.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Rồi.

Tu sinh: Nói chung là con tu chưa nhiều nhưng mà con thấy kết hợp giữa cái con không có ngồi không lâu vì ví dụ như là cái pháp Tứ Niệm Xứ, con có thể ngồi được một giờ, nhưng con không ngồi một giờ vì con phòng khi cái lúc mình mệt mỏi là mình ngủ gục, cho nên con chỉ ngồi ba mươi phút là con lại kết hợp đi kinh hành, đi theo Thân Hành Niệm, nói chung là từ cái nọ chuyển sang cái kia thì nó không có cái ảo thì con cứ như thế hai cái pháp, con cứ ngồi ba mươi phút sau đó đi khoảng mười lăm phút, con lại ngồi lại, ngồi ba mươi phút xong là nếu mà thoải mái không sao.

Còn nếu hơi thấy không được bình thường thì con nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" và con phải thư giãn từ hai đến ba phút đến năm phút, con lại bắt đầu đứng lên đi kinh hành bình thường thì con thấy rất là thoải mái, suốt trong thời gian ba tiếng đồng hồ, bốn tiếng đồng hồ mà khi con đi nghỉ con cũng không thấy mệt.

Trưởng lão: Thôi được rồi, như vậy con về con áp dụng vô cái tu tập đó đi con, à nó thoải mái, bây giờ cái lớp Chánh tri kiến này các con hiểu triển khai cái tri kiến này rồi, thì có những điểm gì mà khởi ra thì con đem cái tri kiến quán sát cái niệm đó, đừng có tác ý ngang mà quán sát cái niệm đó để xả cho thật rốt ráo.

(45:41) Tu sinh: Con xin Thầy ví dụ như thế này, nếu mà con tác ý liên tục mà không thể có niệm khởi mà nó không thể chen vào được nữa? có được không ạ, ví dụ thế.

Trưởng lão: Không con, con cứ để cho có niệm để mà tác ý liên tục đó tức là bị ức chế nó rồi.

Tu sinh: À, con hỏi như thế tức là con nghĩ là nếu mình tác ý liên tục là mình ức chế, con nghĩ thế nên hỏi Thầy,

Trưởng lão: Để cho có niệm để cho mình.

Tu sinh: Phải có thời gian mỗi khi mình tác ý xong khoảng năm, mười phút à năm mười hơi thở, áng chừng khoảng mười hơi thở thì mới lại tác ý một lần, nhưng mà ví dụ như con. Tứ Niệm Xứ thì con tác ý như thế này có được không ạ: Bắt đầu vào, bắt đầu từ Thân Hành Niệm con chuyển sang Tứ Niệm Xứ bắt đầu tu thì con: "Tâm ly dục ly ác pháp, thế rồi hãy nhìn vào thân, quan sát chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp, khắc phục tham ưu"; thế thì con nhìn vào thân và trong đầu con nghĩ đến thân, đến thọ, đến tâm, đến pháp, con nằm mà con cứ suy nghĩ, nghĩ đến từng chỗ, từng chỗ một như thế, thế nhẹ nhàng hết một vòng, không có gì.

Lại khoảng mười hơi thở sau thì con lại nhắc tâm là: "Nhìn vào thân, hãy nhìn vào thân, quan sát bốn nơi Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Con cứ như thế con xoay vòng cho hết ba mươi phút, thì con lại khi mà chuyển từ cái vô Tứ Niệm Xứ sang Thân Hành Niệm thì con thôi, vung tay ra, để chân tay nói chung lại bình thường như là một pháp bình thường thôi, thì con thấy là rất thoải mái.

Trưởng lão: Được chứ đâu có gì đâu con, làm vậy đúng, mình chuyển qua mà, từ pháp này mình chuyển qua pháp khác, điều mình tỉnh thức trên cái hành của nó thì đúng, không có sai con!

(48:06) Tu sinh: Thế nhưng mà bây giờ tu pháp Tứ Niệm Xứ là pháp chính thì con sẽ lấy cái đó là cái chính và Thân Hành Niệm thì là cái phụ, phụ thì con sẽ nghĩ để nhằm mục đích là cho mình thay đổi pháp tu, một là mình có thư giãn, hai là nó làm cho mình có một cái sức quyết tâm mạnh hơn.

Trưởng lão: Tức là cái sức tỉnh thức thôi con, mà bây giờ không có gì hết thì tu Tứ Niệm Xứ thì cái chính là Tứ Niệm Xứ thì cái thời gian mà tu Tứ Niệm Xứ thì nó nhiều, còn kia nó phụ thôi, nó phụ để mình thay đổi chút xíu mình đi Thân Hành Niệm chút, hồi đi Chánh Niệm Tĩnh Giác một chút, rồi mình vô mình ngồi trở lại mình tu, mình tu Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ nó chính để cho nó bảo vệ giữ gìn cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự con, thì như vậy đủ rồi con, không có gì đâu! Con cứ về tu đi, không có gì! Lo còn làm cái bài nào thiếu thì phải làm cho nó hết, để cho nó thấu triệt hết.

Tu sinh: con thì làm đầy đủ rồi, nhưng mà còn bị, con nhìn thấy Thầy cho cái dàn bài thì con cứ thấy con băn khoăn là mình.

Trưởng lão: Đúng rồi, mấy con làm thì nó không có dàn bài, tức là cái sự tư duy mấy con nó chưa có sâu đâu, người ta làm cái dàn bài như vậy theo từng cái đề mục đó, người ta viết ra, thành ra người ta soi hết tất cả mọi ngóc ngách của một của từng cái tâm niệm, nó mới thấy, hầu hết là mấy con viết bài của mấy con thì nó ngắn ngắn thôi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy