00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 084D - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - PHÂN LỚP CHUẨN BỊ VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY - SÁCH TẤN - NÊN BỎ NHÀ BẾP TRONG TU VIỆN

CK 084D - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - PHÂN LỚP CHUẨN BỊ VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY - SÁCH TẤN - NÊN BỎ NHÀ BẾP TRONG TU VIỆN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 7-2-2006

Thời lượng: [55:03]

1. VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ còn ai hỏi Thầy gì thêm không? Nỗ lực tu nhe. Viết được cái này mà con tu không được là con chết đó. Muốn hỏi như vậy đó, bởi vì mình viết được thì mình nói được cái tội sát sanh của mình chứ gì. Đó là con đã hiểu rồi đó. Tại sao con.. Con, con hỏi gì?

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Sao, con nói làm sao? Tác ý hơi thở mà nó an..

Tu sinh: (không nghe rõ) …​phải bám cái hơi thở luôn không?

Trưởng lão: Không con. Bây giờ nó như thế này, cô nói hồi nãy đó: “Với tâm giải thoát, tôi biết tôi hít vô” phải không? “Với tâm giải thoát, tôi biết tôi thở ra”. Đầu tiên mình nhắc để mình dẫn nó vào cái chỗ trạng thái giải thoát, mà trạng thái giải thoát đó là Tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự, phải không con? Như vậy là mình nhắc nó rồi. Khi mà nó hoàn toàn mình thấy ở trong cái trạng thái Tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự rồi, thì mình không nhắc nữa, tức là mình hết tạo tác rồi con.

Lúc bấy giờ đó, mình hoàn toàn được giải thoát rồi, thì mình không có tác ý nữa, mà mình không nương hơi thở. Còn con mà còn nương hơi thở, còn tập trung trong hơi thở thì đó là phần thô, phần đầu, chưa giải thoát. Cho nên chừng đó cái hơi thở của con bắt đầu ở cái trạng thái đó, bắt đầu cái hơi thở nó nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, bắt đầu nó có cái trạng thái an lạc của nó. Từ cái an lạc của nó, bắt đầu sao thấy cái hơi thở đâu mất rồi, chỉ còn thấy cái an lạc không; thì đó là nó giải thoát hoàn toàn rồi. Nó đi từng bước đó con.

Bởi vì khi mình đầu tiên thì mình bám vô hơi thở: “Với tâm giải thoát, tôi biết tôi hít vô - Với tâm giải thoát, tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra. Bắt đầu bấy giờ nó còn một cái đối tượng của hơi thở của mình; sau đó, bắt đầu từ đó nó im lặng, nó không có một cái niệm gì hết, bởi vì nó giải thoát mà. Nó không niệm, nó thanh thản, nhưng mà nó còn có cái hơi thở mà. Rồi cái hơi thở bắt đầu ảnh muốn thay đổi đó thì ảnh nhẹ cái hơi thở xuống.

(02:10) Mấy con lưu ý phần này, hơi thở nó nhẹ, nhẹ riết, nó nhẹ riết cái nó mất luôn à. Nó mất luôn thì nó thay thế cái trạng thái an lạc của nó, trạng thái hỷ lạc đó. Mấy con chắc chưa tu được đến đây nên chưa thấy gì hết. Nó đi tới cái chỗ cuối cùng, mình không thấy hơi thở nữa; dường như không thấy thở nữa mà nó thấy an ổn. Thì đó là lúc bấy giờ chúng ta thấy an ổn với cái trạng thái. Còn bữa nào mình tu được như vậy thì mừng quá đi, mà bữa nào không được, sao cứ thở hoài cái kiểu này mệt quá. Đó là mình tu mình phải nhận ra, nhận xét từng chút, từng cái thay đổi, nó tới cái mức mà nó không thấy hơi thở là nó có cái thấy trạng thái an thật an. Mà nó còn trong hơi thở mà nó thấy nhẹ nhàng là nó có an rồi đó. Nó có cái an lạc rồi, chứ chưa phải không có đâu.

Nhưng mà cái này coi như là người tu mới nhận thấy, nói cũng khó nói lắm mấy con. Diễn tả nó, mình không có cái từ để diễn tả hiểu chung chung được. Người nào đã đến chỗ đó thì chúng ta thấy, nhưng mà cái trạng thái hơi thở nó thay đổi khác. Từ cái chỗ mình thở thô nó nhẹ lần xuống, nó chậm ra, nó nhẹ lần rồi nó chậm ra. Rồi bắt đầu toàn bộ còn cái sự an ổn của nó.

Nên khi mà mấy con tịnh chỉ hơi thở, thí dụ như Thầy dạy cô Huệ Ân tịnh chỉ hơi thở, cũng thấy là mình cứ tác ý đi, đừng có nín thở gì hết, rồi tự nó nó ngưng, nó nhẹ, nó bắt đầu nó nhẹ lần nhẹ lần, nhẹ lần chứ không phải đang thở thô mà nó ngưng đâu. Nó nhẹ lần.. lần.. lần rất vi tế rồi cái bắt đầu nó không thở nữa. Khi nó nhẹ lần là nó an ổn rồi, cái thân nó an ổn. Rồi bắt đầu nó nhẹ đến khi cái vi tế nó còn nhỏ xíu thì bắt đầu nó an ổn hơn nữa. Cái trạng thái an ổn nó che lấp đi cái hơi thở, rồi tới cùng cái hơi thở nó ngưng đi, thì nó an ổn càng cao hơn nữa. Do đó mình thấy toàn bộ mình ở trong sự hỷ lạc.

Cho nên cái phương pháp của Phật nó hay ở chỗ nó đi từ từ chứ không nó phải là nói tịnh chỉ hơi thở là nó ngưng, nó bứt ngang mình, nó bứt ngang chắc trong cái đầu của mình nó de de nó bung ở trong đó, nó không dễ đâu. Nó đi từ từ rồi nó ngưng. Thì đó là cái trạng thái mà chúng ta sống trong sự giải thoát nó cũng vậy đó mấy con. “Với tâm giải thoát..”, mình nói như vậy chứ nó giải thoát, nó đi từ từ.. từ từ.. lần lượt nó lìa dần cái hơi thở, tức là hơi thở nó nhẹ dần dần dần đến khi nó mất luôn cái hơi thở với một cái tâm giải thoát hoàn toàn, nó không còn bị cái chướng ngại nào ở trong đó nữa.

(04:29) Đó thì tu tập thì mình nhớ nó như vậy là nó đúng chứ không sai. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không mấy con? Con, con hỏi gì thêm Thầy?

Tu sinh nữ: Thưa Thầy khi con ngồi quan sát nó…​ (không nghe rõ) ..phương pháp, lúc cái giai đoạn đầu, cái bước đầu thì cái hơi thở nó vẫn còn gấp gáp, nghĩa là nó còn thô nó còn nhanh, nhưng về sau nó dần dần nó nhẹ ra, nó đi vào cái chỗ mà nó viên mãn, thấy nó nhẹ nhàng, chứ có khi có lúc cảm giác như nó không thở. Nhưng mà, nó vẫn thở nhưng cái tâm mình cảm giác như nó không thở. Hơi thở nó vẫn cứ thở, nó nhẹ lắm nhưng cảm giác như nó không thở, nó nhẹ lắm, đến khi nó hết cái cảm giác đó thì hơi thở nó rất bình thường chứ không như cái trạng thái mà mình, nó giảm ở chỗ là vì mình chú ý cái hơi thở. Có lúc nó cũng nhẹ, có lúc hơi thở nó trở lại thì nó rất là dài, nó bù trừ lại như thế, con nghĩ cái lúc đấy là cái…​ (05:29 không nghe rõ) mà cái trạng thái nó nhẹ nhàng bình thường trở lại, cái hơi thở vẫn bình thường thì con thấy..

Trưởng lão: Cái đó là đúng đó con. Còn cái mà một lát nó lấy hơi lên thở cái khì thì không đúng. Nó trở lại bình thường bằng cách nó lấy hơi lên thì không đúng. Tự nó nhẹ nhàng đi luôn thì mới đúng.

(05:51) Thật ra thì đây là qua những cái kinh nghiệm tu tập để mà nhận xét qua cái hơi thở (không rõ: đến cái tịnh chỉ hơi thở) cho đến cái trạng thái Thanh thản - An lạc - Vô sự đều là chúng ta có những cái kinh nghiệm tu, thì người nào tu rồi cũng sẽ đến chứ không có gì đâu; mấy con hiểu. Thì những chướng ngại gì ở trên thân thọ tâm của chúng ta thì chúng ta dù là cái hơi thở của chúng ta nó cũng những cái chướng ngại ở trong đó.

Nếu mà chúng ta không biết tác ý, không biết xả nó thì nó sẽ trở thành bệnh, nó rất khó cho cái người tu. Cho nên từ cái chỗ tu tập, chúng ta phải rút tỉa qua những kinh nghiệm qua bản thân của mình rất nhiều để thiện xảo trên con đường tu tập cho đúng và có khi nào mà mình tu tập, mình thấy mình xả không được, hoặc có trường hợp nào xảy ra, thì lúc bấy giờ phải trình lại cho Thầy biết, để Thầy giúp đỡ cho cái sự tu tập đó cho đến nơi đến chốn được dễ dàng. Còn nếu mà mình không hỏi, mình cứ để tu, một thời gian sau nó sẽ thành bệnh, thì sẽ rất khó trị chứ không phải dễ. Có trị đi nữa thì ít nhất ra cũng được nửa tháng, một tháng nó mới hết, do đó chúng ta lại mất cái thời gian quá quý, vì chúng ta rất cần thiết có cái thời gian để tu tập.

Bây giờ mấy con còn hỏi thêm Thầy gì nữa không hay hết rồi? Con, con còn hỏi gì Thầy không?

Tu sinh nữ 3: (không nghe rõ)

2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY

(07:11) Trưởng lão: Vô hết. Bây giờ không có cho ở ngoài nữa; ở ngoài bây giờ để cho khách thôi. Nghĩa là tới chừng vô cái lớp Chánh Tư Duy thì buộc lòng phải rời vô trong hết. Coi như đương nhiên là còn hai mươi ngày nữa nếu mà cô Út cất được một cái thất, hai cái thất nào đó thì rời cho mấy con, người già qua bên đó để cho mấy con cũng được yên tu. Và người trẻ thì có cái chỗ, đưa người trẻ vào tu tập cho tiện việc hơn.

Còn ở ngoài trước thì mấy con mà tu Chánh Tư Duy thì cái lớp đó mấy con tu không được đâu. Khách khứa ra vào rần rần, họ làm động lắm, đi tới đi lui đối với mấy con cũng là chướng rồi, rất là khó. Cho nên vì vậy mà cái lớp Chánh Tư Duy này được cho mấy con tu là mấy con được rút ra sau hết, người nào cũng ra đằng sau hết chứ không được ở đằng trước nữa. Trừ ra những người mà không đủ điều kiện học lớp Chánh Tư Duy thì mấy con ở đằng trước thôi, cũng như là khách vãng lai vậy thôi chứ còn không có được cái phần tu tập. Cho nên ở đây trong cái khoảng thời gian hai mươi ngày nữa, còn sắp xếp lớp cho mấy con, người nào mà cái chỗ ở chưa ổn thì giúp cho mấy con ổn; còn người nào mà làm bài vở chưa xong thì mấy con ở lại mà làm bài vở cho xong.

(08:35) Rồi tuỳ theo, khi mà bài vở xong được mà Thầy thấy cái tri kiến của mình đủ sức để mà xả tâm mình được, thì Thầy sẽ nâng đỡ cho mấy con lên cái lớp Chánh Tư Duy để mấy con tu tập để thực hành cho được rốt ráo. Do đó mấy con đừng nghĩ rằng tôi còn ở lại thì rất tội, cho nên cái mục tiêu mình tu (không nghe rõ) không phải đâu, cái khả năng cái trình độ của mấy con hiện có mà không được triển khai đúng cách thì cái tri kiến giải thoát của Chánh Kiến của mấy con không có; mà không có thì mấy con sẽ bị ức chế ở trên cái lớp Chánh Tư Duy. Cho nên vì vậy mà buộc lòng mấy con cố gắng ở, đến muộn đến sau mà giấy tờ của mấy con yên ổn thì chắc chắn là Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con tu tới nơi tới chốn, chứ đừng có ngại, đừng có lo cái vấn đề là tu chưa đến nơi, đến chốn. Nghĩa là mình thấy mình còn yếu, mình chưa thể ở trong cái lớp Chánh Kiến tức là mình chưa đủ cái sức tư duy của các pháp cho nó thấu suốt, thì mình ở lại tập tu chứ không có gì xấu hổ đâu mấy con. Mình tu đây là mục đích để được giải thoát.

Cho nên về phần con thì con sẽ được sắp xếp vào cái lớp sau, ra ngoài sau mà tu tập chứ không có thể ở phía trước nó động lắm. Nhưng mà, mấy con phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, chứ mấy con ra sau mà nói chuyện thì coi chừng, là Thầy cho đi về luôn chứ còn không có cho ra trước nữa. Nhớ kỹ, khi mình vào lớp Chánh Tư Duy rồi thì độc cư trọn vẹn chứ còn mà phá độc cư thì coi như mấy con tiếp nhận, mấy con làm sao xả, bởi vì lớp đó là lớp xả - tư duy trên tư duy để xả tâm mình - nó hoàn toàn đi vào thanh tịnh. Mà nếu mà không được giữ gìn đúng, thì mình làm sao mình xả cho được. Nhớ! Thầy sẽ cho ra sau chứ không có. Ra sau đây rồi kín đáo mà cặp bồ cặp bạn mà nói chuyện là chết được

Tu sinh: (không nghe rõ)

(10:27) Trưởng lão: À không, cái người nào lớp Chánh Kiến sẽ phân ra. Phân ra có khu có vùng hết chứ còn không có để mà tu chung đâu. Hễ cái lớp Chánh kiến người ta nói chuyện rồi cái nó lôi qua cái lớp Chánh Tư Duy vô đó hết ráo, cả đám rồi nó nói chuyện hết ráo thì làm sao gọi là được.

Thí dụ như bây giờ cái lớp nào nói chuyện thì coi như cái lớp Chánh Kiến họ còn ở lại, họ nói chuyện gì thì mặc họ. Được thì Thầy cho lên, chứ không được thì Thầy đâu có cho lên. Còn lớp Chánh Tư Duy là giữ gìn giới luật để mình đi tới, để mình được giải thoát, mà mấy con còn phạm phải thì Thầy cho mấy con xuống cái lớp Chánh Kiến hết. Tức là lớp Chánh Kiến là cái lớp đưa mấy con xuống để mấy con có cái chỗ đứng mà thôi, chứ lẽ ra mấy con đã phạm giới phá giới rồi, đưa mấy con ra khỏi lớp hết đó. Nhưng mà người ta thương xót mấy con để cho mấy con còn cái chỗ để tu tập ở cái lớp đó, vì vậy mà người ta rộng rải một chút.

Chứ sự thật ở cái lớp Chánh Kiến mấy con cũng giữ gìn cho đúng chứ mấy con nói tôi ở lớp Chánh kiến, tôi cứ nói chuyện xả láng thì thôi thành ra cái chợ thì thôi, cái lớp Chánh Kiến này bây giờ nghe nói dễ dễ một chút thì mấy con biến nó thành cái chợ, thôi cũng hết rồi. Cho nên nó cũng rất khó chứ không phải dễ đâu, vì vậy mà khi mấy con phạm phải ở trên cái lớp Chánh Tư Duy thì buộc lòng phải cho mấy con trở về cái lớp Chánh Kiến, mà nếu ở lớp Chánh Kiến mấy con không giữ gìn, mà cứ làm động thì buộc lòng phải cho mấy con ra “tham dự” thôi, dự thính thôi, chứ còn không có cho mấy con ở trong cái lớp tu nữa.

(11:55) Còn những người mà các con mới đến trễ, mà mấy con chưa học xong lớp Chánh Kiến thì mấy con bền chí học lại những bài vở, cho đi từ đầu, từ cái nhân quả thảo mộc cho đến nhân quả con người, rồi mấy con học dần từ các pháp vô thường, thân vô thường, thân bất tịnh, thực phẩm bất tịnh, rồi mới tới Tứ Vô Lượng Tâm. Tất cả những điều đó mấy con phải làm cho đầy đủ hết, không thiếu gì hết.

Về cái phần đạo đức nhân bản - nhân quả, mấy con cũng phải biết. Do đó mấy con phải đem những mẫu chuyện thật để nói đến những cái nhân quả, đến những cái đạo đức nhân bản - nhân quả để nó cụ thể rõ ràng hơn để tạo dựng cho mấy con là cái giới mà đào luyện cho mấy con đứng ra thuyết giảng, coi như để đào luyện cho mấy con cái trình độ để mình giảng dạy người ta một cách rất cụ thể bằng cách là mình đưa ra cái giáo pháp nó không sai. Đó là để cho mấy con trở thành những người đứng lớp dạy.

Còn về cái thân giáo là mấy con tu tập xả tâm ở lớp Chánh Tư Duy. Bây giờ cái lớp tới đây là cái lớp Chánh Tư Duy, để rồi mấy con sẽ thấy cái lớp này. Còn bây giờ chúng ta mới bắt chân vào mà, từ xưa tới giờ mấy con chưa có học như vậy thì bây giờ mấy con sẽ học. Cũng như lớp Chánh Kiến, từ xưa tới giờ mấy con cũng chưa có học cái lớp Chánh Kiến như vậy nữa. Bây giờ lớp Chánh Kiến đã qua rồi, và bắt đầu bây giờ là lớp Chánh Tư Duy.

Lớp Chánh Tư Duy nó là cái lớp thực hành cho nên nó khác, nó không giống mấy lớp kia đâu. Cho nên ở đây trong cái sự tu tập, Thầy và cô Út còn vất vả rất nhiều. Không phải bây giờ mấy con ở tại cái thất của mấy con là mấy con ở luôn đâu, không phải đâu. Người ta sẽ coi những người tu như thế nào, người ta dời dạc hết, những lớp nào tu được và lớp nào không tu được, người ta dời ra một cái khu của người tu. Chứ người ta không có để mấy con yên muốn ở chỗ nào ở, không phải đâu. Như từ lâu tới giờ mình ở cái thất của mình, cái khu đó nó còn nhằm cái chỗ mấy con đang tu được thì mấy con sẽ ở chung trong cái khu đó, chung với một số người.

Những người đó họ đang có duyên đang ở tu cái lớp Chánh Tư Duy, mình cũng đang tu ở lớp Chánh Tư Duy, mình giữ tốt, họ cũng giữ tốt, thì đương nhiên họ đang ở trong cái thất đó thì họ ở trong thất đó, không có rời họ. Còn nếu họ tu không tốt thì dời họ hết. Tức là bây giờ họ ở trong cái khu đó, mà khu đó là lớp Chánh Kiến thì phải dời họ tới khu lớp Chánh Tư Duy để họ ở cùng chung nhau, để cho họ không có phạm phải những cái lỗi lầm đó nữa. Đồng thời những người lớp Chánh Kiến không có lôi kéo họ, không có chạy lại hỏi: “Chị chị hoặc anh anh, hay thầy thầy cho tôi hỏi cái này để tôi làm bài”, không có được cái này đâu, nó khác rồi hay hoặc là “Để cho tôi hỏi cái này coi tu như vậy đó”. Không được hỏi cái gì nữa hết! Nghĩa là tôi đúng tôi sai gì thì tự mình, thiện xảo hay không thiện xảo, và đồng thời mình có cái điều kiện không hiểu thì cứ đến hỏi Thầy thôi chứ không được hỏi ai, không được liên hệ với người khác để cho người ta yên tu. Mình hỏi là mình làm động người ta.

(14:57) Do đó mình không có hỏi ai, mà cũng không có chạy lại mượn người ta cái gì hết. Nghĩa là coi như mấy con tu đến cái giai đoạn này rồi thì không có hỏi bất cứ một cái gì. Chỉ bây giờ mấy con cần thiết một cái gì đó thì mấy con viết một cái giấy, cần dùng một cái tứ sự gì đó, thì mấy con dùng một miếng giấy viết để ở trên cái bình thuỷ, hoặc là để trong cái hộp cho đồ ăn của mấy con, con để ở đó. Nhứt là cái bình thuỷ là mấy con để tiện nhất, thì khi trả cái bình thuỷ, còn mấy con mà không có cái bình thuỷ thì mấy con viết một miếng giấy, sau khi đi khất thực mấy con sẽ để vào, Thầy sẽ nói cô Út để vào một cái hộp nào đó cũng như cái hộp thư vậy, mấy con cứ nhét vô cái thùng thư đó đi.

Chắc có lẽ ở đây cũng phải làm cái thùng thư quá để mấy con có xin gì thì mấy con nhét vô cái thùng thư đó. Rồi sau đó buổi chiều hay giờ rảnh thì cô Út cô mở ra coi, hay có cần gì thì cô mở ra coi. Nhưng mà không được trực tiếp mấy con đến hỏi xin cái này kia làm động lắm; do đó nó vừa động mình và cũng vừa động cô Út nữa. Tốt hơn là mấy con cần cái gì thì mấy con bỏ ngay vô thùng thư, coi như cái thùng thư riêng của tu viện, cần thiết cho tu sĩ ở đây có gì thì cứ nhét vô cái thùng thư đó. Còn nếu không có cần gì hết thì thôi, khỏi.

(16:17) Còn về phần người nào có trách nhiệm trên này như Thanh Quang, con có trách nhiệm về cái phần liên hệ với Nhà xuất bản thì có điện thoại. Khi đó thì cô Út cô sẽ ra gọi Thanh Quang đến trực tiếp điện thoại để liên hệ với Nhà xuất bản qua cái vấn đề kinh phí. Vấn đề đó riêng rồi. Còn cái vấn đề của mấy con là không có làm việc gì hết, và mấy con cũng giải quyết gia đình của mình cũng ổn hết rồi. Trong lúc tu thì gia đình có gọi thì cũng mặc họ, mình lo tu. Bây giờ đã nói rồi, bây giờ lo tu mà giải thoát chứ cứ điện thoại tới điện thoại lui thì mấy con tu tới già đời nó cũng không tới đâu hết, nó còn cái động tâm lắm.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói trong cái thời đại này nó có cái tiện lợi thật nhưng mà nó cũng có cái tai hại là có điện thoại; Thầy nói gia đình ở đâu cũng gọi mình được hết, cho nên bất an lắm. Mà sự tu này nó cần phải được thanh tịnh, phòng hộ tai mắt mũi miệng thân ý của mình. Cứ điện thoại tới điện thoại lui thì không được. Do đó có quý sư quý thầy mà có điện thoại di động, làm ơn gửi cái card xuống đây thì không có ai gọi nữa, dẹp đi.

Như Mật Hạnh bây giờ vào tu rồi, còn hai mươi ngày nữa vào tu thì làm ơn gỡ cái card trong cái điện thoại đi, đừng có để đó mà cứ reo reo hoài thì con tu không có được đâu. Dẹp đi cho yên tĩnh để cho mình tu xong cho rồi. Tu xong rồi, Thầy cho sắm cái điện thoại di động cũng được nữa, không có sao hết. Tại sao mặc sức cho nó reo, tại vì mình tu rồi; còn bây giờ mình tu chưa rồi, cho nên dẹp hết ba cái này thì mới tu được. Tất cả những cái tu, mình dồn hết công phu của mình trong những ngày giờ của mình tu để được tu rốt ráo, chứ còn nếu mình cứ chuyện này chuyện khác mình tu như vậy dậm chân tại chỗ mất đi, dẹp hết xuống hết.

(18:04) Cho nên thậm chí cả cái vấn đề như vào cái lớp tu này nếu mình tu duy được rõ ràng cụ thể từng cái tâm niệm của mình thì không cần viết. Một tháng sau Thầy kiểm tra lại mà thấy không cần viết, người nào mà Thầy thấy có cái trình độ kiến thức mà hiểu biết để mà xả tâm, tự giác xả tâm thì người đó không cần viết gì hết, lo mà tu, lo mà tu tập. Thì từ đó cái lớp mà những người có những sự tu tập như vậy đó thì Thầy sẽ kiểm tra lại, Thầy sẽ sắp cái phần cái người đó ở trong khu vực, những người đó ở trong những khu vực nào. Còn những người nào còn kém mà Thầy xét thấy mà tư duy quán xét mà bị ức chế tâm thì Thầy sẽ sắp xếp cái lớp đó qua một bên, Thầy bắt buộc những người đó phải viết bài lại cho Thầy để coi cái tư duy của họ như thế nào mà bị ức chế, buộc họ phải (không rõ) hoặc làm bài.

Cũng là cái lớp Chánh Tư Duy nhưng vì cái trình độ của họ quá kém cho nên họ tư duy chưa đúng cách, để giúp đỡ họ cho họ tư duy đúng cách để xả tâm; nếu tư duy không đúng cách tức là bị ức chế tâm. Cho nên còn những người nào tư duy đúng cách được xả tâm thì sẽ cho họ riêng một cái phần đó, ở riêng, chứ không có được ở chung nữa. Ở riêng có từng phần ra hết. Cho nên ở đây Tu Viện của chúng ta có nhiều khu. Bây giờ những khu đó chúng ta sẽ đưa ra, khu nào khu nào cho hạng người tu như thế nào đều được nằm chung nhau trong một khu. Thì như vậy chúng ta mới tiện việc mà có thể tu học.

3. THẦY SÁCH TẤN TU SINH

(19:45) Cũng như cái lớp học thì lớp Một nó phải khác cái lớp Hai, lớp Hai phải khác lớp Ba, mỗi lớp học nó khác nhau, mỗi cái trình độ tu của mấy con xả tâm cũng có khác nhau để cho mình chọn lấy. Cuối cùng, cuối cùng những người nào có thể chứng quả A-La-Hán sớm, tức là họ xả tâm đúng thì họ sẽ đạt được cái chứng quả A-La-Hán sớm. Trong khi phân chia như vậy, trong cái lớp còn năm người, mười người thì năm người mười người này họ có trình độ tương đương với nhau thì họ sẽ xả tâm đến rốt ráo, người nào họ cũng làm chủ được sự sống chết của họ. Như vậy họ sẽ tốt nghiệp họ ra trường trước.

Rồi kết đó, cái lớp kế đó nó lần nó lên, chứ còn không có chờ đợi. Bởi vì Thầy chờ đợi, lôi từ người giỏi mà chờ đợi người dở cùng nhau lên, cùng nhau thì nó mấy thời giờ của Thầy quá nhiều. Và đồng thời ví dụ như chẳng hạn mà cần thiết Thầy ra đi, cần thiết thì mấy con lúc bấy giờ nó đâu có người, còn bây giờ thà là năm người, mười người; mà năm người này trong cái lớp này sáu mươi người, mà bây giờ nó được năm người hay ba người chứng đạo là đỡ cho Thầy rồi.

(20:49) Lỡ có điều gì mà Thầy ra đi thì mấy con cũng còn có người thay thế Thầy để hướng dẫn mấy con, đâu có trật đâu bởi vì người ta tu xong, người ta biết cách rồi, cho nên mấy con không mất phần. Bởi vì phải thấy được sự vô thường là sự đương đầu của các ác pháp rất là khó khăn. Mà nếu Thầy chậm trễ, Thầy lỡ mà Thầy vào Niết bàn Thầy ra đi là mấy con mất, cho nên nó không có cái người mà thay thế Thầy. Vì vậy mà Thầy mong rằng nâng cao cái trình độ của mấy con, người nào mà tốt nhứt thì đưa lên để tu tập cho xong, cho xong cái phần của mấy con. Mà xong rồi, thì yên tâm tại vì có người tu xong. Cho nên bất kỳ dù cái trường hợp nào xảy ra, dù bây giờ Thấy vắng năm năm, mười năm, hai chục năm nữa, Thầy cũng an trú. Mà bây giờ lỡ Thầy có ra đi đi nữa thì Thầy cũng an ổn vì đã có người thay thế làm cái việc thay Thầy được rồi.

Cho nên Thầy dù có sống dai thêm một trăm tuổi hoặc là Thầy có chết ngay tức khắc, Thầy cũng có người rồi, Thầy không có còn lo lắng nữa. Đó là mình phải dự định được cái thời gian vô thường, nhưng mà không có nghĩa là Thầy không làm chủ nó đâu. Nhưng mà đặt thành vấn đề để cho mấy con thấy để mấy con nỗ lực tu. Chứ còn nếu mà nói rằng bây giờ Thầy còn một trăm tuổi nữa, ôi thôi Thầy còn sống dai mà, để tôi từ từ. Cái kiểu nói đó là cái kiểu mấy con dần dà. Còn Thầy nói mai Thầy chết thì mấy con rất lo lắng, còn Thầy nói nó bán tín bán nghi như vậy, mấy con lo. Con hiểu cái kiểu của Thầy chưa - sách tấn cho mấy con.

Chứ đối với Thầy thì sanh tử không có nghĩa gì đối với Thầy nữa đâu, nên cái vấn đề hiện đối với cái hoàn cảnh khó khăn giữa Thầy với các giáo phái của Đại thừa - tại vì Thầy nói như vậy thì họ cũng tìm cách để mà, họ cũng không ưa Thầy lắm đâu - nhưng Thầy không ngại vấn đề đó đâu; Thầy không sợ. Đối với Thầy không có gì ở trên cuộc đời này mà Thầy ngại hết, cho nên vì vậy mấy con yên tâm về cái phần này. Nhưng cái phần mấy con tu, tu sớm được chừng nào tốt chừng nấy mấy con.

(22:45) Bởi vì mấy con tu được là Thầy an ổn rồi. Bây giờ Thầy ra đi cũng tốt rồi, mà không ra đi, ở đây một trăm năm nữa, hai trăm năm nữa cũng vậy thôi. Nhưng cái điều hạnh phúc nhất là mấy con đã tu chứng xong rồi, thì cái thời gian đi ở không cần nữa. Đối với Thầy không cần. Còn bây giờ mà nó chưa được thì Thầy còn lo lắm, bởi vì nhìn trước sau đệ tử của Thầy chưa có đứa nào làm được trọn vẹn. Mà, được trọn vẹn là cái hạnh phúc nhất cho con người, là vì có người thừa kế, có người nắm vững con đường của Phật pháp. Khi mình tu tập được rồi thì mình nắm vững lắm, mình biết cách thức và đồng thời mình có cái trí tuệ Tam Minh nữa, khi mình làm gì cái gì đó thì mình quan sát trước rồi mình làm thì nó không sai.

Cho nên mấy con cố gắng mà thực hiện. Khi Thầy thấy được thì Thầy sắp xếp vì cái trình độ tri kiến của mấy con có một số người khá lớn lắm mấy con, phải nỗ lực, mấy con phải thực tu thực chứng. Chứ đừng có mang lấy cái tri kiến của mình rồi mình cho nó tự mãn trong cái sự hiểu biết đó đâu; nó còn con đường tu nó còn xa lắm. Bây giờ mấy con có cái tri kiến hiểu biết nhưng mà sự tu tập nó còn khó lắm chứ không phải hiểu biết đó mà dễ đâu. Nhưng mình hiểu biết đó để chúng ta xả tâm nó không bị ức chế mới được.

4. VẤN ĐỀ BẾP CỦA TU VIỆN

(24:09) Trong cái vấn đề mà lên bếp phụ tiếp cô Út, thì trong vấn đề này, Thầy cố gắng Thầy sắp xếp làm sao để cô Út chỉ còn đứng ở trong cái phần cô lo những việc khác hơn là việc bếp núc, bởi vì bây giờ Thầy thấy cô Út vừa làm bếp rồi vừa làm những công việc này việc kia cho nên cô quá cực khổ. Bây giờ được cái phần Phật tử người ta lo thì được cái phần đó, thì hầu hết là tại vì còn cái chỗ cô Út lo một chút bếp nước. Một phần là vì những người vãng lai, rồi kế đó là vì Phật tử người ta quen, người ta quen cái cúng dường, cứ cúng nào gạo, rồi cúng bánh mì, rồi cái thì cúng rau cải, rồi cái thì cúng đồ ăn nước tương.

Cứ ở trong cái chùa nào thì họ hay cúng những thực phẩm đó, thành ra cái vấn đề cúng như vậy làm cho cái Tu viện chúng ta nó muốn giành cái chùa thành ra cái nhà bếp, mấy con. Mà bây giờ vì tiếc mà không nấu nướng, hoặc không làm cái gì này kia cho mấy con ăn mà bỏ nó phí uổng. Mà họ cúng họ cứ lù lù họ cúng như vậy đó.

Trời đất ơi, Thầy đến mà họ mời Thầy ra nhà khách, trời ơi Thầy thấy họ để láng lênh vậy đó, gạo hai ba bao, rồi đồ ăn, nước tương, đồ Đài Loan gì đó, thức ăn Đài Loan gì nấm, viên tròn gì đó, đủ thứ. Cái này thì chắc chắn cô Út không biết đời nào mới thoát cái kiếp làm nhà bếp này.

Cho nên do cái nỗi đó, Thầy rất lo làm sao mà người Phật tử đến đây được gặp Thầy thì Thầy nói thôi đừng có cúng dường cái kiểu này nữa. Cúng năm đồng ba đồng gì đó cứ cúng đi. Rồi, bây giờ đồ ăn thì có người rồi. Lúc đầu bây giờ còn lo xây dựng hoặc là xin cái gì đó thì cái tiền mà cúng nước tương hay dầu, đường gì đó thì thôi, đừng có đi xe, lên đây hai cái tay không đi, đừng cúng cái điều đó, có người người ta cúng dường ngoài kia rồi.

Do đó cúng năm trăm, hai trăm, ba trăm gì đó thì cái tiền đó để chi vào chỗ khác hơn là cái chỗ ăn uống này. Mấy người chi vào cái chỗ xây cất hoặc là điện nước hay tất cả những chi phí cho tu sĩ như bàn chải đánh răng, hay hoặc là tất cả những chi phí khác, nó tiện hơn. Còn bây giờ có cái phần người ta lo ăn rồi mà bây giờ mình cũng thêm nữa, rồi bây giờ nó hai nhà bếp dồn, một bữa đi khất thực. Hai phần! Trời đất ơi, ăn sao cho hết! Các con hiểu không? Cái đó là cái nỗi khó khăn.

(26:35) Mà cứ biến dần cái nhà bếp, trong chùa cứ biến dần thành cái nhà bếp. Rồi bữa nay mình muốn ăn cái này, cái mình nói: “Cô Út cho ăn món này đi”, rồi mai cho ăn cái kia, thành ra mình có cái chỗ dựa để mình đòi ăn. Còn cái mà người ta cúng dường như vậy, mình không có được chỗ dựa, không có đòi hỏi được. Do đó người ta ở đâu người ta mang đến người ta cúng dường, đó là cái hay của mình; có cái gì mình ăn được thì ăn, ăn không được thì bỏ. Mình có quyền mình bỏ mà, nhưng mình ăn để mình tu nên cái bỏ của mình không có nghĩa là mình phí đâu, tại vì mình ăn cái đó nó thành bệnh nên mình không ăn.

HẠN CHẾ ĂN CÁC MÓN DỄ SANH BỆNH

(27:09) Thí dụ như ba cái nấm, mấy con cứ ngỡ tưởng - ở đời người ta có nấm thì người ta khen ngon chứ gì - chứ đối với mình thấy nấm như mấy con ốc nó ghê gớm quá, ăn vô miệng thì nó mềm mềm nghe nó ớn. Cho nên vì vậy mình ăn không được, buộc lòng mình phải bỏ. Nhưng thật ra mình ăn mình nhai thử coi, nó ngọt nó ngon chứ không phải ngon. Nhưng đối với mình, cái ngon cái ngọt đó mình không cần thiết nữa rồi, cho nên đối với nấm thì mình không ăn.

Còn ba cái măng thì nó cũng độc lắm mấy con, mà người ta cứ ít bữa là cho mình ăn măng, cứ vài bữa cho ăn măng bị măng rẻ, nên cứ cho mình ăn măng. Trời đất ơi, mình ăn măng mình tu, mình tu học mình nhăn răng mà chết chứ không phải không đâu. Thật sự đó, mấy con. Mà mình nghĩ ra một cái cây măng mình rất thương. Cây măng là một cây tre mà người ta cắt cây măng con người ta làm như người ta cắt một đứa con; mình nỡ mình ăn con của cây tre hả mấy con thấy ngon không? Mấy con hiểu không?

(28:01) Trời đất ơi, nó còn nhỏ, chưa biết gì hết, đời nó chưa có hưởng thụ gì hết mà cắt đầu nó ăn thịt hết. Như vậy mà mình nghĩ sao mình nỡ lòng nào mình ăn? Thôi, mình đừng ăn. Mình đừng ăn thì một thời gian Thầy sẽ nói với người Phật tử, nói với người nấu cúng dường đừng có cúng măng nữa bởi vì ở đây thì mấy thầy tu tâm từ. Không, mình tu tâm từ thiệt mà con bởi vì mình thương yêu luôn loài cỏ cây mà, thương đến cái bụt măng, con của cây tre.

Trời đất ơi, khi mình cắt cái bụt măng cây tre nó khóc chứ đâu phải không. Mấy con cứ thấy đi, mấy con thấy nó chảy nước ra chứ đâu phải. Nghĩa là mấy con cắt cái bụt măng phải không, thì mấy con cứ nhìn dưới gốc cây măng đó đi coi nó có ra nước không, có phải nó khóc không mấy con? Thì cây mẹ nó ra cây măng đó, nó ôm con nó nuôi đó. Bây giờ mình cắt con nó thì nó phải chảy nước ra chứ sao. Mấy con thấy có bao giờ mấy con cắt măng mà nó không chảy nước? Thì cây măng nó khóc chứ sao. Cây tre nó khóc con nó chứ sao. Con nó bị người ta bắt rồi thì nó phải khổ sở nó phải khóc chứ. Đó là cái hiện tượng đau khổ chứ đâu phải không đau khổ, chứ phải mấy con cắt nó mà nó không ra nước đâu. Thật sự cây măng ra nước, mấy con. Thì mấy con tưởng tượng coi phải đúng không? Mẹ lìa con, con lìa mẹ làm sao người ta không đau khổ.

Cho nên Thầy nói trong cái sự tu tập của mình thì lần lượt những cái điều đó, thứ nhất là những cây măng độc lắm mấy con bởi vì nhà quê người ta nghèo, người ta không có mới đi cắt măng, rồi người ta kho, người ta luộc, người ta ăn qua ngày để sống, chứ cây măng rất độc. Nội mấy con ăn măng riết mấy con nổi phong, mấy con bị cùi chứ ở đó, Thầy nói nó không thường đâu. Do vậy chúng ta cố gắng, mấy con.

(30:05) Có người nói, cô Liên Châu nói với Mật Hạnh nếu có bao nhiêu người đến đây tu tập thì cô Liên Châu sẽ lo cái khoản đó để cô Út khỏi cần phải cực khổ, nhưng mà cái nỗi là người Phật tử họ cứ phụ cái đồ đó vô cho cô Út nấu. Cho nên vì vậy mà làm sao bây giờ? Chỉ còn có Thầy dặn lần lượt rồi họ mới, họ không có quen, bởi vì thường thường họ cứ cúng dường. Cũng như ở ngoài Hà Nội vô rồi họ cũng mang đồ vô. Trời đất ơi, đủ thứ nào bánh chưng bánh tét, trời đất ơi, cơm ăn gần chết không hết, mà thêm ba cái này ăn vô nó tiêu không hết cho nên nó rất khổ cho mấy người tu.

Thật sự ra Thầy nói, đối với đời mà có bánh trái thì họ ưa, mà đối với đạo thì ăn cơm để sống nên ăn cơm là ưa nhứt, nó hiền lắm. Mấy con ăn đi, mấy con ăn cơm rồi mấy con thêm bánh tét, trời đất ơi bữa đó nó no gần chết, nó làm cho mình mệt nhọc. Mà hễ ăn cơm không nó nhẹ nhàng lắm mấy con, cho nên vì vậy mà ở đây cô Liên Châu sẵn sàng giúp đỡ mình.

NƯƠNG SỰ ĐÀI THỌ CỦA PHẬT TỬ MÀ DÀNH THỜI GIAN TU TẬP

(31:12) Bao nhiêu người đến đây thì cứ gọi điện thoại, rồi người mang cơm đến họ sẽ mang đến đầy đủ. Thí dụ như bây giờ có khách năm chục người, khách vãng lai họ đến đây thôi, cứ gọi điện thoại cho cô Liên Châu, cô Liên Châu gọi tới tiệm cơm: “Đem vô năm chục khẩu phần, có năm chục người khách” thì ngay đó ở tiệm cơm họ sẵn sàng quẩy cơm vô liền cho mình tức khắc. Khỏi phải lo. Mà, cô Út không có cực khổ nấu cho năm chục người ăn.

Nhiều khi mình phải làm quá vất vả thì bao nhiêu người ở trong Tu viện của mình tu tập, nhứt là lớp Chánh Kiến thì mấy con phải chạy phụ cô, chứ không lẽ để một mình cô Út cho nên mấy con phải bỏ sự tu tập của mình. Thầy lo lắng. Cho nên ở đây mình đâu có đội ngũ nấu bếp đâu, có một mình cô Út à, còn bao nhiêu mấy con chỉ phụ giúp thôi, chứ sự thật ra mấy con cũng chỉ là những người tu chứ đâu phải đội ngũ hoả đầu quân này. Phải không?

(32:12) Nếu mà hoạ chăng có thành lập đội hoả đầu quân, thì ít ra cũng Tiết Nhơn Quý làm trưởng ban nấu nướng. Cô Út bây giờ làm trưởng ban thì cũng có lính của cô chứ, ít ra cũng mười hai người lính mà đằng này cô Út có người lính nào đâu, cho nên cô chạy ba chân bốn cẳng của cô khi mà có khách. Mình thấy rõ ràng mà. Do đó chúng ta có chỗ dựa thì chúng ta lần lượt cố gắng khuyên lơn Phật tử đừng cúng dường Tu viện này bằng thực phẩm đó nữa. Ở đây đã có Phật tử đó đài thọ vấn đề ăn uống rồi. Phật tử đến đây đừng có cúng, đừng có quẩy cam, quẩy bưởi, quẩy quýt, quẩy đồ viên vô đây, nó mất công lắm, nó cực lắm. Thà là người ta cho mình ăn, miễn là ăn cơm là mình sống được rồi.

Và đồng thời sự tu tập của mình có cái thời gian quyết định là phải tu chứng. Phải quyết định chứ không phải ngồi đây chờ ăn để sống thêm một năm hai năm nữa mà tu. Mà đây là quyết định ăn cơm để mà sống, ăn cơm với muối để sống mà tu chứ không có cần nữa.

Bởi vì mình phải quyết định rồi chứ không phải chưa quyết định, quyết định rồi mới giơ tay, chứ còn chưa quyết định thì chưa giơ tay. Khi giơ tay là mình đã quyết định rồi đó, cho nên bây giờ mấy con không cần. Còn Phật tử người ta đến đây người ta tham quan hoặc người ta đến thăm Tu viện mà người ta xin một bữa cơm. Mình chỉ gọi tiệm cơm chay thì ở ngoài đó người ta nấu sẵn rồi, người ta chỉ quẩy vô đây cúng dường cho mình thôi, đồng thời cái số tiền này do Phật tử Thành phố Hồ Chí Minh họ đài thọ. Cho nên mấy con yên tâm và đồng thời Thầy cũng cố gắng khắc phục làm sao cho mấy con ít có đến nhà bếp để phụ bếp để cho mấy con tu cho được. Miễn mấy con tu được là nó hạnh phúc nhất cho Tu viện rồi.

(33:57) Đó là cách khéo léo sắp xếp nhưng nói như vậy chứ nó sự thật nó còn dài đó mấy con, hai mươi ngày mà không biết Thầy sắp xếp xong chưa nữa. Hai mươi ngày, mấy con thấy hai mươi ngày tiêu phí một cái thời gian còn dài mà cái sự tổ chức chưa biết được không nữa. Nó còn khó khăn chứ đâu phải dễ, đâu phải nói, Thầy nói cái làm được liền đâu; đâu phải dễ đâu, bởi vì Thầy là một ý kiến, cô Út là một ý kiến và những người khác họ còn những ý kiến khác.

Nhưng mà đây là cô Liên Châu đã gợi ý cho chúng ta biết cô sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Có bao nhiêu người thì cô sẽ sẵn sàng đem cơm đủ cho chúng ta. Đó là một cái điều may mắn để chúng ta được cái chỗ mà chúng ta không có lo cái đời sống ăn uống, không có lo chuyện bếp núc nữa.

Nhưng mà lần lượt những vị Phật tử đến đây, mọi người mà đến đây cúng dường thì Thầy đã khéo nhắc nhỡ họ rồi thì những người đó sau này chắc họ sẽ không mang đến nữa, nhưng còn những tốp khác nữa mấy con. Để chờ như vậy mà hai mươi ngày nữa coi còn mang nữa không; sợ mang nữa rồi chừng còn hoài nó không có hết.

(34:59) Các con biết không, khi Thầy về đây mà Thầy tu tập, thì cái thời gian tu tập ở đây mà Thầy phá cái mê tín của đồng bào xung quanh cái chùa này mà họ không đến đây cúng sao giải hạn nữa, không cầu siêu cầu an nữa là cả một thời gian dài chứ không phải một ngày hai ngày mà họ biết đâu, nó khó lắm.

Còn bây giờ phá đi cái tư tưởng mang đồ tới cúng dường cho chùa, mang nào là gạo, là thóc, là dầu, là đường đi cúng đó là cả một vấn đề khó chứ không phải dễ đâu mấy con. Chứ không phải dễ đâu, họ quen rồi, họ đi cái họ lên xe họ mua một số, cái họ xuống họ đem vô chùa họ cúng họ nghĩ họ cúng như vậy được phước, cũng như vậy là chư Tăng sẽ không có chạy đâu khỏi là phải ăn của họ thôi, mà hễ có ăn là có được phước. Như vậy họ biến cái chùa của mình thành cái nhà bếp mất rồi, mà họ không có hay, họ làm cái tội lỗi hơn đó.

(35:57) Lẽ ra cái người tu phải đi xin của mình ngoài chợ ngoài búa ngoài xá, hoặc là ở ngoài xóm ngoài làng, chứ người ta đâu có ở đây; nếu từ đó tới giờ mà trong chùa cứ tập quen như vậy thì bây giờ mình đỡ lắm mấy con. Như vậy bây giờ chùa nào cũng có cái nhà bếp hết trơn hết trọi, nhà bếp nhỏ với nhà bếp lớn chứ không có gì khác. Cho nên vì vậy mà bây giờ làm một cuộc cách mạng nhà bếp thiệt là khó, mà Thầy đang đứng ở trên đầu sóng chứ đừng nói chuyện! Không phải dễ đâu mấy con. Khó lắm chứ không phải dễ. Cho nên vì vậy mà lần lượt từ từ Thầy cố gắng Thầy khắc phục để đem lại sự bình an ở trong Tu viện của mình, hoàn toàn thoát ra khỏi cái nhà bếp.

Chứ còn cái chùa có nhà bếp nó kỳ cục quá! Cái chỗ đó là chỗ chạy theo tham dục mới có cái chỗ đó mấy con, chứ lìa cái tham dục của chỗ đó thì nó đỡ cho chúng ta, coi như người tu chúng ta, cái chùa mà không có nhà bếp là hết phân nửa cái đường đi của chúng ta tu tập, ly cái chỗ đó ra là đi hơn phân nửa rồi, cho nên chúng ta cố gắng khắc phục.

Vì vậy mấy con cũng cố gắng, cố gắng để Thầy trợ giúp sao cho mấy con ở được trong cái lớp Chánh Tư Duy này, hoàn toàn độc cư một trăm phần trăm để mà tu tập.

(37:10) Đến giờ thì mình ôm bình bát đi, ngó xuống không ngó qua ngó lại, không nhìn ai hết để phòng hộ chặt chẽ. Chứ mấy con đi khất thực mà ngó qua ngó lại mà Thầy thấy được thì cho xuống lớp Chánh Kiến để cho mặc tình mà ngó. Chứ cái lớp này mà đi ngó qua ngó lại là không được. Tới lên cái lớp là Thầy kiểm tra kỹ lưỡng tất cả những cái phòng hộ mắt tai mũi lưỡi thân ý.

Thầy sẽ ra Thầy đón đường trước, đón đường ngoài kia để coi mấy con đi mấy con làm sao. Ở đây thì ngồi trong thiền đường này Thầy nhìn hai bên đây thì Thấy thấy mấy con đi Thầy biết, mấy con đi thế nào, phòng hộ như thế nào. Nghe nói như vậy, hễ đi ngang chỗ này thì ngó xuống (Thầy và tu sinh cười), đi qua chỗ này thì ngó lên thì chết chưa. Thầy cũng như cảnh sát đó mấy con, bữa nay đóng chỗ này gác thì bắt phạt ra một mớ, mai mốt lại đằng kia chứ không có ở một chỗ đâu. Mấy con đừng tưởng Thầy ngồi đây, mà Thầy di động đó. Nghĩa là làm sao bằng mọi cách để cho mấy con phải áp dụng được cho đúng pháp luật mà, đúng giới luật. Chứ còn nếu không mấy con biết ông ngồi đó, mình đi tới, thì làm bộ, mà đi qua thì mấy con ngó lên. Nhứt tâm người khó lắm.

Tu sinh: Đi mà gặp người có cần chào hỏi không, thưa Thầy? Có chào chào..?

Trưởng lão: Đúng rồi. Khi mà ngó xuống như vậy, thấy người đằng kia đi lại, người ta chưa thấy mặt mà mình thấy trước thì mình đứng lại mình cúi rồi, mình ngó xuống mình cứ đi. Họ cũng vậy, chào mình rồi họ đi. Nghĩa là hai người đi như thế này, trong khi đó mình ngó xuống chứ không phải mình ngó thẳng họ đâu, mình ngó xuống như vầy, mà thấy cái bóng thì mình đứng lại liền, mình cúi đầu chào rồi mình tiếp tục đi. Còn họ cúi chào mình rồi họ tiếp tục đi. Họ có chào hay không chào, kệ họ, mình cứ chào rồi mình đi. Đó là cái lịch sự của mình. Con hỏi gì nữa không?

Tu sinh: Mười giờ rồi

(39:01) Trưởng lão: Mười giờ rồi. Bây giờ đói bụng rồi đúng không?

Tu sinh: Bạch Thầy, buổi ăn trưa..

Trưởng lão: Bây giờ con phát dùm Thầy. Còn một số bài Thầy chấm chưa xong vì hôm qua mấy con mới đưa Thầy. Con phát dùm Thầy để mình xả nghỉ con.

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Rồi, con hỏi thêm nữa đi. Bây giờ tới mười giờ rồi, còn hỏi thêm nữa. Rồi hỏi đi.

Tu sinh: Thưa Thầy, cái câu trạch pháp “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô, với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”

Trưởng lão: Người già, người trẻ, người nào tu cũng được câu đó hết. Nhưng mà chừng nào mà Thầy phân lớp rồi thì người già phải tu theo người già, rồi cái trường hợp nào với tâm giải thoát, tâm giải thoát đó thì Thầy sẽ dạy mấy con. Bây giờ mấy con tu chung chung rồi.

(40:05) Hiện bây giờ mấy con sử dụng cái câu đó, thì mấy con thấy cái trường hợp của mình cần sử dụng đó thì mình cứ sử dụng à con. Phải không? Còn chừng nào mà đến lúc tu thì Thầy kiểm tra lại kỹ lưỡng hẳn hòi, đàng hoàng, phải tu cái gì, phải tập pháp gì, trong một buổi ba tiếng đồng hồ, Thầy chỉ định cho mấy con phải tập tu theo cái đặc tướng của mấy con như thế nào, thế nào. Con tu làm sao, Thầy sẽ hướng dẫn kỹ. Mặc dù là những cái pháp đó hiện giờ mấy con đang tu chung chung chưa có rõ ràng lắm. Nhưng mà sau này Thầy sẽ hướng dẫn cách thức tu nó cụ thể, rõ ràng, để đi sâu để tập xả tâm cho rốt ráo đó con.

Một lát nữa có hai người xin ở lại gặp Thầy.

Thanh Quang còn một bài nữa mà Thầy chưa chấm xong (Vâng). Bây giờ mấy con còn hỏi gì nữa không? Hết đặng rồi mình chuẩn bị đi khất thực nè.

(42:23) Được rồi hai giờ chiều mấy con. Bây giờ buổi chiều mấy con sẽ gặp Thầy, mấy con.

Tu sinh: Thầy nói là ai muốn gặp Thầy thì ở lại. Không, bên nữ có người gặp, (ồn, không nghe rõ)

Trưởng lão: Chiều con. Chiều nha. Chiều để bây giờ đi khất thực con.

Tu sinh: Con thưa Thầy là…​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Buổi chiều con, hai giờ. Mà con sắp sửa chiều nay về đi con.

Tu sinh: …​. Con xin phép Thầy, …​...(không nghe rõ)

Trưởng lão: Nhớ buổi chiều nhé con, buổi chiều chút xíu con. Rồi con chừng nào về? Chiều con. Hai giờ đi.

Tu sinh: Con thưa Thầy…​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: (không nghe rõ)

TIẾP PHẬT TỬ BÌNH DƯƠNG

(44:57) Phật tử Bình Dương: Thưa Thầy con là Phật tử bên Bình Dương. Con biết đến đây lâu lắm mà hôm nay mới có duyên đến đây là lần đầu tiên, con định lên đây coi có pháp tu thế nào sao để con về nhà thực hành. Con hồi trước thì tu ở thiền viện Thường Chiếu hơn mười lăm năm nay. …​ Phần văn tư con đã chuẩn bị, giờ còn cái phần tu. Hồi nãy con ngồi đây nghe cái pháp hành ở đây con thấy…​

Trưởng lão: Con ngồi ghế đi con.

Phật tử Bình Dương: Con đọc sách của thầy Chân Quang, tức là ở trong cái cuốn Luận Nhân Quả thì Thầy viết Lời tựa. Thầy với thầy Chân Quang …​. (không nghe rõ)

Trưởng lão: Lúc thầy Chân Quang về đây ở với Thầy, thì Thầy viết cái Lời tựa cho cuốn Luận Nhân Quả. Bây giờ thầy Chân Quang thì thầy ở ngoài Núi Dinh. Còn bây giờ con về đây muốn tu thì phải nghiên cứu lại cho kỹ.

Cái phương pháp ở đây tu là nhằm để mình làm chủ bốn sự đau khổ sanh già bệnh chết (Dạ) và nhập Bốn thiền của Phật - Bốn Thánh Định - để tịnh chỉ hơi thở làm chủ sự sống chết của mình để thực hiện Tam Minh thôi, tức là mình làm chủ hoàn toàn bốn sự đau khổ của kiếp người, sống trong cái Diệt đế - cái chân lý của đạo Phật, sống cái trạng thái Bất Động Tâm của mình. Đó là cách thức hướng dẫn cho mình đi đến sự giải thoát.

(46:45) Phật tử Bình Dương: Cách đây lâu lắm khoảng chừng mười năm, con thấy báo Giác Ngộ giới thiệu ở đây. Cách đây mười năm có giới thiệu nói ở đây ngồi thiền bảy ngày. Nói tóm lại cái chính là con muốn thực hành nên về nhà hay là lên đây?

Trưởng lão: Nói chung là nên trực tiếp lên đây để được sự hướng dẫn. Chứ còn nếu không trực tiếp lên đây thì mình tu coi chừng mình bị ức chế tâm. (Dạ, dạ) Nãy giờ con nghe Thầy nói đó, mình phải dùng cái tri kiến để mình xả từng cái tâm niệm chứ không phải mình ức chế cái niệm vọng tưởng của mình. Bởi vì khi có cái niệm mình dừng nó lại như bên Thiền tông “Biết niệm liền buông” như Hoà thượng dạy đó thì nó bị ức chế.

Còn cái này không, cái niệm đó là một cái tâm tham sân si của mình nó mang vô đây, cái lòng thương yêu hay giận hờn của mình đó, thì ở trên cái niệm này đó thì mình phải có sự tư duy ở trong cái Chánh Kiến, phải hiểu biết cái niệm này rõ như thật, nó sẽ đem đến cái hại gì, nó đem đến khổ mình khổ người như thế nào. Mình hiểu nó mình mới xả nó, còn mình không hiểu mình nhắc ngang nó cứ ức chế nó còn hoài.

Cho nên vì vậy cái tâm sân của mình nó chưa đụng lúc, chứ đụng lúc nó sân. Cho nên tu Thiền tông mà cái tâm tham-sân-si của họ không hết do nó bị cái chỗ đó. Nhưng khi họ ngồi thiền thì họ không có, đến khi họ xả ra bình thường thì họ bị. Cái đó là cái sai của bên Thiền tông.

(48:11) Còn ở đây người ta xả bình thường, người ta sống trong Bất Động Tâm, ai nói gì tâm mình như nước, như đất, người ta giải thoát. Cho nên cái này mà mình không khéo, mình tu sai chút là mình bị ức chế - ức chế cái niệm đó - thành ra nó rất nguy hiểm.

Cho nên khi muốn tu tập bởi vì mình lớn tuổi rồi, cư sĩ muốn tu tập nên về đây để thưa hỏi kỹ, nắm cho vững pháp, để không khéo một chút xíu là mình bị ức chế. Bây giờ thí dụ như trong cái hơi thở mà đức Phật dạy, đâu có phải dạy như quán sổ tức - quán tuỳ tức đâu. Mà, Phật dạy nó khác, nghĩa là mỗi cái đề tài của Định Niệm Hơi Thở nó giúp chúng ta giải quyết được một cái gì đau khổ trên thân.

Thí dụ về thân có bệnh thì nó có cái đề mục của hơi thở để đẩy lui cái bệnh như: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô - An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra” , cái đề mục đó giúp chúng ta đẩy lui cái bệnh trên thân. Bệnh nặng bệnh nhẹ gì nó cũng đẩy lui được hết với cái đề mục đó. Chứ không phải là tui nhiếp tâm cho không có vọng tưởng. Nó khác lắm.

(49:12) Phật tử Bình Dương: Bây giờ con hỏi thêm cái thủ tục mà lên đây nhập cư để mà tu.

Trưởng lão: Ở đây, lên đây thì ăn ngày một bữa. (Dạ, ăn ngày một bữa thôi) Rồi sống độc cư. Rồi giờ giấc người ta sắp xếp cái khả năng của mình giờ nào để cho mình tập theo đúng giờ đấy. Chứ không khéo mình thức nhiều quá như họ, như người khác thì mình cũng sẽ bị ức chế (Dạ).

Cái này người ta sắp cho mình đúng cái giờ giấc để ngủ nghỉ. Rồi mình ăn ngày một một bữa thôi, tập ăn một ngày một bữa thì vô đây ở được. (Dạ). Lên đây người ta dạy cái cách thức đừng nói chuyện với ai hết, để mình giữ độc cư cho trọn vẹn - tức là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - rồi mới tu được.

Phật tử Bình Dương: Dạ, mấy cái đó con chuẩn bị lâu lắm rồi. Cái nhu cầu ăn ngủ muốn tốt, nghiêm túc phải được chuẩn bị lâu lắm rồi.

Trưởng lão: Cái đó dễ dàng, nếu mà chuẩn bị được thì như vậy lên đây thì chỉ có cái giấy Tạm vắng - Tạm trú. Bây giờ mình xin cái giấy Tạm vắng ở địa phương, lên đây người ta đăng ký cho mình tạm trú ở đây. Thí dụ như mình ở trong một hai ngày thì thôi, một tuần lễ thì thôi, nhưng nếu mình ở lâu hơn từ hai tuần, một tháng, hai tháng thì lấy giấy Tạm vắng ở địa phương để mình trình lên Nhà nước ở đây để người ta cho mình vô tạm trú.

Phật tử Bình Dương: Bây giờ con muốn biết cái mùa nào, lúc nào ở đây mới có cái am trống để vô..

Trưởng lão: Coi như muốn thì mình sẽ viết hoặc gọi cái điện thoại của cô Út ở đây. Cô Út sẽ sắp xếp cho mình cái thất.

(50:38) Phật tử Bình Dương: Rồi khi mình lên đây mình ở một thời gian khoảng chừng bao lâu mình thực tập? Hay tuỳ khoá, một khoá thì khoảng bao lâu?

Trưởng lão: Coi như là, khi mình lên đây, người ta dạy cho mình bắt đầu thọ Bát Quan Trai một ngày một đêm, hoặc một tuần lễ rồi mình về mình tập. Mình tập cho nó thuần rồi mình lên nữa, có thể cho mình thọ Bát Quan Trai để cho mình sống nó quen dần trong cái ngày thọ Bát Quan Trai. Từ cái thọ Bát Quan Trai đó mình mới sống nhập thất

Phật tử Bình Dương: Ở đây có vị nào ở luôn tới chết không Thầy?

Trưởng lão: Có chứ. Có những người, bởi vì..

Phật tử Bình Dương: Bao nhiêu người thưa Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ ở đây nó có cái khu dưỡng lão là để cho những người già người ta về đây ở đến chết luôn. Người ta ở đây, người ta tu tập, người ta sống ở đây. Nghĩa là trong Tu viện người ta lo lắng cho.

Phật tử Bình Dương: Coi như xả ly luôn?

Trưởng lão: Xả luôn. Coi như mình bỏ hết mà, mình không còn, chỉ còn ở đây tu để khi mình chết mình được tự tại, cho nên có một số người thì cũng ở đây. Mà những người đó thì cũng không phải ở gần, có người thì ở ngoài Hà Nội, xa..

Phật tử Bình Dương: Chủ yếu là vô đây để nương tựa cái pháp tu của Thầy.

Trưởng lão: Pháp tu thôi

(51:49) Phật tử Bình Dương: Bởi vì Thầy đã vượt qua rồi, Thầy đã tới cái cảnh đó rồi.

Trưởng lão: Để giúp cho người ta cũng như được như mình vậy; người ta nương vào đây vậy. Rồi làm sao cư sĩ biết rồi cư sĩ lên đây?

Phật tử Bình Dương: Dạ. Dạ biết nhiều lắm chứ.

Trưởng lão: Vậy hả. Nói chung trong Thường Chiếu là biết à

Phật tử Bình Dương: Dạ. con từng có nghiên cứu văn tư, văn tư tu đó Thầy, trên từng sơn môn giáo phái coi cái nào nó thích hợp với mình, cái căn cơ của mình. Như con biết pháp tu của Hòa thượng là Tri vọng. Còn mấy vị khác thì Thoại đầu

Trưởng lão: Rồi có người thì Niệm Phật

Phật tử Bình Dương: Pháp môn Niệm Phật như ở Quan Âm Tu Viện (không nghe rõ). Rồi bên Khất sĩ nữa, rồi ở bên chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn

Trưởng lão: Chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn cũng niệm Phật đó (Dạ)

Phật tử Bình Dương: Niệm Phật bên đó đệ tử bên đó cũng có viết sách nữa bên Mỹ gửi về.

Trưởng lão: Đông lắm (Dạ) Bởi vì quý Phật tử thì nghiên cứu đủ hết. Còn Thầy đây thì Thầy dạy

Phật tử Bình Dương: Tại vì con cũng bảy mươi tuổi rồi, đâu còn cái gì nữa. Gia đình vợ con đã sắp xếp xong. Còn bên Mật tông thì dạy…​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Nhiều phương pháp quá, miễn làm sao sống chết mà trong cái giai đoạn bệnh đau mà mình đẩy lui được bệnh. Hễ chết thì tự tại, đừng để nó nằm liệt đó mà nó không chịu chết; nó khổ.

(53:28) Phật tử Bình Dương: Vậy chớ tới bây giờ ở đây mình có còn phát hành kinh sách của riêng của Thầy không?

Trưởng lão: Có chứ. Ở đây có, cô Út ở trong, muốn xin sách gì đó..

Phật tử Bình Dương: Dạ, con muốn thỉnh kinh sách về cái pháp tu của Thầy.

Trưởng lão: Ở đây coi như cô Út giữ.

Phật tử Bình Dương: Dạ, mô Phật con xin phép để Thầy nghỉ. Con cũng có duyên qua tới đây.

Trưởng lão: Ừ, thì đó cũng là có cái duyên gặp Thầy.

Phật tử Bình Dương: Ở đây Thầy tính được bao nhiêu năm Thầy về đây?

Trưởng lão: Thầy về đây hai mươi mấy năm, hai mươi bảy năm rồi. Biết bao nhiêu lớp người về đây tu.

(54:02) Phật tử Bình Dương: Thầy trụ thế mấy mươi năm?

Trưởng lão: Thầy nay tám mươi tuổi rồi.

Phật tử Bình Dương: Trời ơi, mà Thầy còn mạnh quá!

Trưởng lão: Còn đứng lớp dạy được.

Phật tử Bình Dương: Dạ. Tám mươi.

Trưởng lão: Tám mươi. Nhỏ hơn Hoà thượng Thanh Từ.

Phật tử Bình Dương: Hoà thượng tám mươi hai, tám mươi ba.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy