00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 780 - VẤN ĐẠO CÁCH XẢ TÂM TRÊN LỚP CHÁNH TƯ DUY - NHÂN QUẢ - CÔ ÚT - TÂM TỪ - BÁN ĐỒ CHAY - LỚP TU CƯ SĨ

CK 780 (NỮ) - VẤN ĐẠO CÁCH XẢ TÂM TRÊN LỚP CHÁNH TƯ DUY - NHÂN QUẢ - CÔ ÚT - TÂM TỪ - BÁN ĐỒ CHAY - LỚP TU CƯ SĨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 01/02/2006

Thời lượng: [49:32]

1. CÁCH THỨC XẢ TÂM TRÊN CHÁNH TƯ DUY

(00:00) Mấy con có thể tập theo kịp không? Vì mắc bận đi với cô Út, sợ theo không kịp. Vì vào cái lớp này đó, mình phải thực hiện trong cái Chánh Tư Duy rất nhiều, nhưng mà nếu siêng năng thì cũng được, chứ không phải không. Tại mà khi mà Thầy cho một cái đề tài, cái đề tài đó là cái niệm, cái niệm của thân tâm của mình. Hoặc là con ngồi tu trong những buổi trắc nghiệm để xem xét, con ngồi con nhiếp tâm trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, tức là quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình.

Bỗng dưng có một cái niệm thì con sẽ trình bày với Thầy: Con đang ngồi, con thấy một cái niệm. Vậy thì con lấy cái niệm đó con sẽ xả cái niệm đó. Vậy thì con xin Thầy cho con về thất con sẽ làm cái bài nói về cái niệm đó. Tức là con tư duy suy nghĩ để mà phá cái niệm đó hoàn toàn, con viết ra một cái bài như thế này mà con nói đến cái niệm.

Con bắt đầu lấy cái nhân quả phá nó trước, rồi sau đó mới khởi cái tâm Từ, tâm Bi của mình. Con phá cái niệm đó bằng những cái hiểu biết mình đã học rồi. Nếu mà nó chưa được, xả nó một lần mà thấy nó còn tới lui, cái niệm nó còn tới lui thì, lúc bấy giờ Thầy sẽ hướng dẫn cách để con phá cái niệm đó không bao giờ còn tới lui nữa. Tức là nó ly hết, nó không còn cái niệm nó tới nữa. Dù cái niệm đó nó dai như thế nào, nó cũng phải đi hết. Nghĩa là mình có đủ cái cách thức để mình diệt cái niệm đó.

TRƯỚC ÁC PHÁP PHẢI IM LẶNG NHƯ THÁNH

(01:35) Cho nên con hỏi Thầy. Có cái câu hỏi. "Phải im lặng mỉm cười trước ác pháp và trước cảnh làm chướng tai, gai mắt, phải thản nhiên bình thường!". Câu tác ý con như vậy là được, chứ không có sao hết. Nên con tác ý như vậy có được không thưa Thầy. Câu tác ý Thầy mới đọc đó, và con sử dụng câu tác ý này.

Nhất là cuộc sống tu hành của mình, thứ nhất là nên im lặng như Thánh trước ác pháp nào đi nữa, mình nên giữ cái tâm tác ý “Im lặng như Thánh”. Khi tai mình nghe cái ác pháp thì mình giữ mình cho được bình tĩnh, thì chỉ có im lặng như Thánh thì nó lần lượt nó bình tĩnh, chứ khi đó nó bị ác pháp thì nó động tâm lắm. Nó làm cho mình phải phát ra cái lời nói hoặc cử chỉ nào đó. Cho nên vì vậy mà trước khi đó thì mình nghe cái âm thanh, cái ác pháp nó tác động vô trong mình rồi thì nhắc tâm: "Im lặng như Thánh, các pháp đều là nhân quả, không có gì mà phải chú ý, không có gì mà phải động tâm". Nhắc nó vậy để cho nó im liền.

(02:42) Mà nó im lặng nó gọi là nó nhẫn nhục. Con hiểu không? Mà khi nó nhẫn nhục rồi thì nó, khi nó im lặng được nó nhẫn nhục thì nó tùy thuận được, nó tùy thuận được cái ác pháp đó, thì nó không bị lôi cuốn, nó không làm tâm mình động. Chứ không khéo nó làm động.

Từ đó mình mới tư duy suy nghĩ để mình hóa giải để cho mình bằng lòng được, nó làm cho mình được an vui, chứ không phải bằng lòng theo kiểu mà chịu đựng. Mình phải hóa giải bằng cái tri kiến hiểu biết của mình.

Cho nên mỗi mỗi một điều kiện gì nó xảy ra mình có thể chỉ giữ im lặng là tốt nhất. Khi thí dụ như mọi người đang nói chuyện gì đó, mà nghe người ta nói cái chuyện của người khác hoặc thế này kia, mình nói: "Im lặng như Thánh, đừng nghe, đừng lưu ý về vấn đề đó nữa".

CHỈ BIẾT LỖI MÌNH, KHÔNG NHÌN LỖI NGƯỜI

(03:24) Bởi vì mình biết lỗi mình, đừng biết lỗi người, khi mình thấy người ta nói cái lỗi của người khác thì mình nhắc tâm mình. Cho nên đừng có lưu ý, chứ không nó nghe rồi nó xả ra rất khó.

Thường thường khi mà mình nghe cái chuyện của người khác nói thì mình không nói, không đóng góp thêm cái phần gì hết trong cái vấn đề đó thì mình nhắc, mình nhắc cái tâm mình, mình bảo: "Cái lỗ tai quay vô, phải nghe hơi thở". Con bắt đầu lúc bây giờ thì con nương vào hơi thở, con vừa làm, mà con nương hơi thở ra hơi thở vô, để con đừng có lắng nghe, chứ không nó vô. Mà nó vô thì lấy ra nó rất khó. Khi mà nghe người ta nói như thế này thế khác, mà mình ngồi im để mình nghe thì nó vô, nó tiếp nhận nó vô, nó huân vô, nó huân vô trong cái tàng thức của mình, nó chứa ở trong đó. Rồi nó sanh niệm, nó sanh niệm cho nên cái tâm mình nó ít thanh tịnh.

(04:13) Cho nên khi mình nghe cái điều đó nó không đúng, nó ở trong ác pháp thì mình nhắc: "Cái lỗ tai phải quay vô nghe hơi thở. Hít vô, thở ra". Con tác ý, hít vô thở ra con nương vào hơi thở, thì con nương vào hơi thở bám chặt hơi thở, an trú được hơi thở. Nó không có vô được. Đó là cách thức phòng hộ cái lỗ tai của mình. Vì vậy thì mình mới im lặng mới được.

Còn có hai cái phần, một cái câu hỏi của con: "Tại sao con im lặng rồi lại nghĩ tiếp thấy đúng cứ nói". Nghĩa là mình thấy đúng, nhưng mà hiện giờ mình biết cái đúng của mình là mình thấy đúng, nhưng sự thật nó đem đến những ác pháp cho mình. Cho nên mình im lặng như Thánh thôi, không có thấy đúng mà thấy mình có lỗi. Thấy mình có sai không, nếu có lỗi có sai thì mình sửa, mà không thì thôi, còn cái chuyện khác ai nói gì nói, mình đừng có trả lời, đừng có nói gì hết, đừng có nói cái đó là sai như thế này thế này, đừng có cãi, đừng có nói gì hết, hoàn toàn im lặng như Thánh là tốt nhất.

BA GIAI ĐOẠN XẢ TÂM

(05:16) Bởi vì trong cuộc đời mà tu hành chỉ có nhẫn bằng cái pháp tác ý: "Hãy im lặng như Thánh, đừng nói gì hết, coi như không có gì hết, tất cả các pháp đều là nhân quả đều là vô thường, có gì mà sợ". Con nhắc con như vậy thì con sẽ vượt qua được giờ phút khó khăn. Và đồng thời sau đó mình sẽ tư duy mình sẽ xả những niệm đó, không còn để cho tâm mình dính mắc.

Ở đây bắt đầu tới cái lớp Chánh Tư Duy thì mấy con sẽ học cái cách thức xả đó. Hồi nào tới giờ Thầy dạy mấy con xả, chứ chưa biết cách xả. Còn bây giờ bắt đầu qua cái lớp Chánh Tư Duy thì mấy con sẽ học xả bằng cách tư duy suy nghĩ, bằng cách dùng các pháp tác ý như thế nào để cái tâm mình hoàn toàn trở về cái sự bình an, không còn một chút nào hết.

(06:09) Còn cái vấn đề ở trong thất mà tu tập, như trước kia thì mấy con ở trong thất tu tập thì cái phần nhiều mà mấy con xả là cái phần xả chưa có rốt ráo, cho nên nó bị ức chế, cho nên khi ra đụng ác pháp thì thấy tâm mình bị động liền. Còn trái lại, cái thời gian tới đây thì mấy con sẽ ở trong thất sống độc cư, xả tâm, mà xả thật rốt ráo, xả tận cùng.

Có ba giai đoạn xả:

  • Giai đoạn thứ nhất là chúng ta nghe một cái ác pháp hoặc thấy một ác pháp, thì lúc bây giờ chúng ta muốn xả cái ác pháp đó thì chúng ta chỉ có bắt buộc mình là phải im lặng thôi, tỉnh thức ở trên cái ác pháp đó để mà quan sát cái ác pháp đó, chứ không đả động gì trong cái đó hết.

  • Cái thứ hai thì dùng cái tri kiến của mình xả, dùng cái tri kiến của mình xả, mình tư duy, mình xả, tư duy mọi cách, coi như rất là thấu triệt cái niệm mà nó xảy ra, cái ác pháp đó nó xảy đến với mình. Quan sát kỹ lưỡng, suy xét tư duy kỹ lưỡng như là mình viết một cái bài luận, như mình viết bài luận văn, rất là kỹ. Đồng thời thì mình áp dụng một phương pháp để đẩy lùi cái đó bằng phương pháp tác ý.

(07:27) Cho nên nó có ba giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ nhất là im lặng như Thánh.

  • Giai đoạn thứ hai là tư duy quán xét.

  • Giai đoạn thứ ba thì sử dụng pháp tác ý để đẩy lui.

Đẩy lui cái niệm đó cũng như mình đẩy lui cái bệnh vậy đó. Đương nhiên là cái niệm ác pháp đó là cái niệm của cảm thọ của tâm, cái cảm thọ của tâm cũng như cảm thọ của thân. Thân mà chúng ta đẩy lùi được bằng cái phương pháp tác ý thì cái tâm cũng phải đẩy lùi được bằng cái phương pháp tác ý.

Nhưng mà cái tâm, nếu mà đẩy lui bằng cái phương pháp tác ý mà không có sự Chánh Tư Duy, không có sự hiểu biết sâu nó mà tác ý thì bị ức chế, ức chế tâm. Cho nên khi đó, trước khi mà chúng ta dùng phương pháp tác ý để đẩy lui là chúng ta phải thông suốt được cái niệm đó.

(08:14) Nghĩa là phải hiểu như thật, không có còn cái mơ hồ nào hết, hiểu rất rõ cái đó đúng - sai, cái đó là ác pháp, nó nằm ở trong nhân quả, hoặc là nó nằm ở trong cái thất kiết sử, hoặc là nằm ở trong ngũ triền cái, hoặc nó ở trong cái Thập Nhị Nhân Duyên. Tất cả những cái pháp này đều là mình phải thông suốt cho rõ hết rồi thì bắt đầu đó mình mới dùng cái pháp tác ý mình đuổi nó thì nó không bị ức chế.

Mà cái pháp tác ý dùng đuổi nó, nó không phải là mình tác ý một lần, mà mình trạch pháp nhiều câu, nhiều câu để tác ý. Bởi vì khi mình đưa ra, thí dụ như đây là nhân quả, thì mình tác ý đẩy lui nó là cái nhân cái quả.

Rồi bắt đầu đây nó không phải là nhân quả nữa, mà đây là bây giờ sử dụng cái tâm Từ, tâm Từ hoặc là tâm Bi của mình. Để mà thực hiện cái lòng từ bi của mình để tha thứ những cái lỗi lầm của người khác, dừng lại ác pháp tác động đến mình. Nó nhiều mặt để chúng ta xả cho được cái niệm đó, để cho nó không còn ở trong tâm chúng ta nữa.

Cách thức tu tập tới đây thì mình ở trong thất mà mình tu vẫn đạt được những kết quả rất lớn. Cho nên sau khi mình ra mình đụng thì mình thấy nó xả ghê lắm, nó không còn có nữa.

Chớ không phải như từ trước tới giờ, từ trước tới giờ con ở trong thất con tu vậy đó, con cũng xả nhưng mà ức chế, cho nên khi mà ra đụng sao thấy mình vẫn còn sân, vẫn còn phiền não, đó là từ lâu mình ở trong thất tu, còn bây giờ thì nó khác rồi.

NGHIỆP NHÂN QUẢ

(09:39) Còn cái câu: Qua sự việc đã trình bày trên. Kính Sư thầy nhận xét cho con thuộc về loại nào để dự vào lớp cho thích hợp với bản thân con?

Và con không hiểu tại sao nói về cô Út làm nhiều việc, rất là nhiều việc. Đó là cái nghiệp nhân quả của cô Út. Cô Út làm rất nhiều đó cũng là cái nghiệp nhân quả. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng lần lượt, Thầy khéo léo để giúp cô Út giảm bớt, đó là cái nghiệp, làm cái này tới cái kia, đó là cái nghiệp, nhưng mà lần lượt rồi sẽ tìm mọi cách để giúp cô vượt qua. Coi như là cô trả cái nghiệp nhân quả.

Thay vì cô phải lập gia đình có chồng có con cô cực lắm, cho nên cô bây giờ cô lo lắng trước sau trong cái Tu viện này mọi mặt hết, chạy đầu này đầu kia. Nhiều khi cô, thay vì cô đi chậm chậm, còn có cái gì cô chạy ba chân bốn cẳng cô chạy. Không cần xe đạp, cho nên đó là cái nghiệp. Hễ cô làm công việc đó là biết cái nghiệp, cái nợ vay cái nợ cũng nhiều, giờ cô phải trả thôi. Vì vậy cô vui vẻ cô làm hơn là cô ngồi không.

Cho nên vì vậy mà Thầy cố gắng tìm mọi cách để giúp cho cô bớt công việc, để cho cô được rảnh rang, nhờ đó mới có những phước ngồi tư duy. Nhất là cô cũng xả tâm nhiều lắm mấy con. Chứ cô không xả tâm chắc cô cũng theo những hoàn cảnh xảy ra đó thì người ta sống điên nữa. Những câu hỏi của con, Thầy trả lời. Con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

2. HIỂU BIẾT VỀ VẠN VẬT SÂU SẮC MỚI CÓ LÒNG YÊU THƯƠNG THỰC SỰ

(11:41) Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Bảo mình tâm Từ được là mình nghĩ là tất cả mọi, con ngồi xuống đi con. Về thiên nhiên, mình thương cả sông núi đất đá, thương cả đất nước Việt Nam của mình. Biết bao nhiêu là gian khổ, hôm nay được bình an. Cái lòng thương lòng từ của mình mà. Vì vậy cho nên trước cái cảnh đời đau khổ của bao nhiêu ông cha của mình, chịu đau khổ trong cảnh đời mới được đem lại cái đất nước cho chúng ta mới có cái tên Việt Nam như thế này.

Thí dụ như mình nói đó là mình thương, thương thiên nhiên mà trong đó có đất đá, núi sông, có đất nước của mình. Mình gợi ý ra, cái lòng thương yêu của mình đối với quê hương của mình. Cho nên vì vậy khi đó mình luôn luôn thương yêu nó, mình đừng có làm cho nó khổ đau, mình đừng có làm cho nó thay đổi, mình phải sáng suốt đừng có a tùng với người này người kia để mà tạo thành cái đất nước rối loạn. Đó là cái thương yêu của mình đối với quê hương của mình.

Còn mình thương yêu với cỏ cây, đất đá, đó là cũng thương yêu. Thương yêu không khí, vì muốn không khí trong sạch, đừng có bị ô nhiễm, cho nên mình gìn giữ vệ sinh, đó là thương yêu, đó là lòng từ của mình đối với thiên nhiên. Tôi thương yêu đất đá, tôi thương yêu bờ biển của Việt Nam, tôi thương yêu những cơn sóng.

Con thấy gợi cái lòng mình vậy. Mỗi mỗi cái gì mình cũng thấy mình thương yêu hết. Rồi mình thương yêu những sóng thần. Tại sao có sóng thần? Tại vì mọi người làm ác quá.

Cho nên vì làm ác đó mà sóng thần để cho những người làm ác phải trả những cái nhân quả. Cho nên sóng thần phải hiện ra. Thì tất cả những cái điều hiện tượng xảy ra đều là do nhân quả. Chúng con thấy nhân quả chúng con biết thương yêu. Những cái thiên nhiên nó phải tạo cái thế để nó diệt bớt những cái ác, nó đem lại cái sự sống yên ổn cho con người, đừng có tạo ác nữa.

(13:33) Nếu mà không có sóng thần, không có những thiên tai, họa hoạn, lũ lụt thì người ta còn làm ác hơn nữa. Cho nên vì vậy tôi thương yêu những cái tự nhiên của vũ trụ, mà đem đến sự bình an cho con người. Nhắc nhở con người đừng làm điều ác nữa. Thì con viết những bài về thiên nhiên rất hay con.

Cho nên con ở bên nam, cái chú Từ Quang, chú viết về thiên nhiên, chú nói về đất nước, chú nói về biển, chú nói về sóng thần, chú nói về tất cả mọi thứ chú thương yêu. Thương yêu đó, là tại vì nhờ đó mà nó ngăn chặn được cái lòng ác. Nếu không có nó thì lấy ai mà ngăn chặn được cái lòng ác của con người.

Cũng như nói về dịch cúm gia cầm, nói về những cái loại mà bò điên, rồi này kia đó, thì người ta giảm bớt cái sự giết hại những loài vật đó. Nếu mà không có những cái dịch cúm gia cầm thì biết bao nhiêu mà người ta sát hại, người ta giết hại chúng sanh ăn thịt.

Bây giờ người ta không dám nuôi, con thấy nó giảm bớt số lượng gia cầm rất nhiều. Chứ còn lúc nếu mà nó không có dịch cúm gia cầm thì bắt đầu tập trung những trại nuôi gà, nuôi ghê gớm. Con biết nuôi gà ăn thịt, nuôi trong cái chuồng hẹp lắm.

Vừa rồi đọc lại cái bài của Nguyên Thanh, ghi lại cái nuôi gia súc ở bên Mỹ, nghe nó đau khổ vô cùng. Từ cái miếng thịt mà ăn được thì con vật bị khép mình trong khuôn khổ, nuôi nó lớn cho nhiều thịt, một cách nó sống không bao giờ còn tự do như mà ở trong đất nước mình nuôi một con heo đi rong ruổi, nó bắt buộc ở trong một cái chuồng rất hẹp, không có còn cục cựa được, ăn rồi cứ nằm đó để mà lớn để chúng làm thịt thôi.

(15:13) Cho nên vì vậy mà mình phải hiểu biết, vì sự hiểu biết đó mình mới thấy rằng sự tu tập của mình càng ngày càng đi sâu hơn. Cho nên vì vậy con viết những cái bài, hiểu biết càng nhiều, nó gợi lên cái lòng thương yêu dào dạt, dào dạt thực sự, nó thực hiện qua cái lòng thương yêu.

Mà chính cái lòng từ lòng bi của mình thương yêu thực sự rồi, mình thấy mọi cái gì chướng ngại pháp mình tha thứ được hết. Chứ nếu cái lòng thương yêu mình nó chưa thật, chưa có hiểu biết sâu sắc, nó không có tha thứ, tự nhiên nó chờ cái lúc nó trả thù. Ví dụ nó trả thù như thế này, nó làm gì không được, nhưng mà thấy người đó khổ là nó thấy nó cũng thích, nó trả thù bằng cách nó thấy người đó, nó ghét người đó, thấy người đó khổ đau là nó mừng, cách thức nó hiềm hận, nó nhỏ mọn như vậy.

Cho nên vì vậy mình nuôi lớn được cái lòng từ lòng bi của mình, thì ngay đó mình thấy mình hoàn toàn mình thương yêu, mình không có buồn giận. Mà ngay đó là lòng từ bi. Cách thức tu tập của đạo Phật là như vậy. Để nó đem lại cái sự bình an cho chính người thương, cho chính sự hiểu biết của mình.

Rồi con hỏi gì nữa không con?

(16:33) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

3. LUÔN VUI VẺ ĐỂ CHUYỂN HÓA NHÂN QUẢ

(16:42) Trưởng lão: Cái người mà không hiểu nhân quả thì họ không biết đâu. Mà mình đã hiểu nhân quả rồi, cái nhân đó thì phải cái quả đó thôi. Thì mình hiểu tức là mình đang cứu mình, chứ còn họ không hiểu thì họ đang nằm trên đó, họ đang mê muội cho nên họ nằm ở trên nhân quả.

Nhưng mà mình thiết tha rằng, ước ao rằng một ngày nào đó tất cả mọi người đều hiểu được nhân quả. Mình ước ao cho họ. Chứ sự thật họ đang ở trên cái khổ mà họ không biết, họ làm cái ác họ không hay cái vấn đề nhân quả đâu. Họ không biết, nhưng mà họ thọ lãnh cái khổ đó.

Còn riêng mình, nhân quả thì mình cũng tạo mình sống cái nhân thiện thì mình hưởng được cái phước ngay khi mà mình đang bị tác động trong ác, trong quả ác. Nhưng mà mình hiểu được thì mình chuyển, mình không còn đau khổ nữa. Còn họ thì họ rên la, chứ họ không thể nào chuyển được, họ không biết. Còn riêng mấy con học được nhân quả, mấy con hiểu đây nhân quả chúng ta không nên buồn, không nên khổ, phải vui vẻ mà trả.

Cho nên trong cái đau khổ của mình, mà vui vẻ thì nó giảm xuống, mười phần nó giảm còn năm thôi. Còn thay vì mình đang bị cái quả đó, nó đau khổ mà mình không biết, thì mười mình lãnh đủ mười, và mình còn đau khổ mình quằn quại hơn nữa thì nó lại tăng lên mười, mười lăm, hai mươi.

Còn trái lại hiểu nó rồi thì tự nó giảm xuống, tinh thần của mình nó vững vàng, nó hiểu, nó vui vẻ nó chấp nhận, cho nên an ổn, mà an ổn thì cơn đau đó giảm xuống, tai họa đó giảm xuống cho mình.

Nó hay là cái chỗ đó nó chuyển, nó chuyển được, nó làm cho mình bớt khổ hơn về tinh thần mà cũng về vật chất, cơ thể mà chịu đựng trên cái cơn đau đó nó cũng giảm xuống, nó về cái phần thân nó giảm xuống cái cơn đau, về tinh thần nó bớt khổ, nó giảm xuống hết.

(18:21) Mà nếu mình không hiểu mình lãnh đủ mười, mười mà tăng lên, tăng lên nữa. Cho nên người mà hiểu được Phật pháp mà tu được, khai triển được những tri kiến từ nhân quả cho đến các pháp vô thường, cho đến học đến tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả, đầy đủ, hiểu biết đầy đủ, trang bị những hiểu biết đó, nó làm chúng ta trước những đau khổ, trước những cái quả mình đều giảm hết, mình đều chuyển hết được, cái hiểu biết đó nó chuyển hết, nó làm tâm chúng ta vững vàng trước những cái đau khổ mà chúng ta không lường trước.

Cho nên cái cách học nó thực tế, nó cụ thể, thường là hồi nào tới giờ thì con chưa học cái lớp này, bây giờ con học lớp này con mới sâu sắc về nhân quả, rồi từ đó mình triển khai cái tâm Từ mình không phải là mình nói suông đâu, mình còn tập luyện để cho cái tâm Từ của mình nữa.

Vừa rồi thầy Chân Thành ở đây thầy viết về phương pháp để thực hiện cái tâm Từ, còn Từ Quang không có nói về cái phương pháp tập cái tâm Từ, mà lại nói tất cả cái tình thương của mình, cái thương cho mình, thương người khác, thương loài vật, thương cỏ cây, thương thiên nhiên. Nó nhiều cái tâm Từ của mình đối với mọi vật thì thầy Chơn Thành lại nói thực hiện qua cái hành động hàng ngày mình phải luyện tập tâm Từ như thế này như thế này, phải thường xuyên nhắc như thế này thế khác để mà mình tâm Từ.

Thì hai người, mà một người kia thì viết cái lòng thương của mình, mình nói mình thương tất cả mọi cái đều là thấy rất đúng rất hay, nghe rất hay nhưng có cái là không có pháp hành để thực hiện được tâm Từ. Còn cái ông này thì chuyên môn nói cái pháp hành để thực hiện tâm Từ. Cho nên hai cái cộng lại thì nó trở thành một cái bài pháp rất là sâu sắc.

Cho nên bữa đó Thầy cho đọc hai bài để thấy thực hiện cái tâm Từ, và cái người kia nói đến cái tâm Từ và người này nói được cái hành động tập luyện cho mình cái tâm Từ. Mà khi mình tu tập mà được cái tâm Từ mà thực hiện rồi hạnh phúc lắm mấy con.

Nghĩa là lúc nào mình cũng biết thương người, chứ mình không ghét người nào hết, ai sao mình cũng thương hết. Cho nên mình cần tu tập tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả của mình luôn luôn lúc nào nó cũng an ổn hết, nó thành hỷ xả hết.

4. LÒNG THƯƠNG YÊU PHẢI BẰNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

(20:32) Nhưng mà cái hỷ của nó nó phải đúng, chẳng hạn bây giờ tâm Từ, con nói con thương yêu chúng sanh nhưng mà con đi sớn sác con đạp gãy chân kiến hoặc là đạp chết con cuốn chiếu thì con nói tâm Từ con là nói suông.

Còn cái hành động mà tâm Từ của con, con không nói thương gì hết mà con đi con cẩn thận, con tỉnh thức từng cái hành động của con, con bước đi, con tỉnh thức từng chút từng chút từng chút, con hay dừng, con làm cái gì, con ngồi, con đứng, lúc nào con cũng tỉnh thức, tức là cái hành động tâm Từ đó con.

Còn cái mình nói, tôi thương cái này, tôi thương con vật này, tôi thương cái cây kia, tôi thương không khí, này kia nọ nhưng mà mình không tỉnh giác thì cái thương của mình chưa phải là tâm Từ, nó mới có lý thuyết.

Còn cái hành động của mình nó biến ra cái tâm Từ, đó là cái hành động. Còn bây giờ con nói tâm Bi, con thương ba mẹ, con thương ông bà đau bệnh. Con nói thương đó là nói suông.

Mà con, cha mẹ mình đau bệnh, hoặc là người nào có đau khổ, con trở họ đi vào nhà thương, con đến con làm giấy làm tờ cho họ nằm, rồi bác sĩ chích thuốc trị bệnh, con hỏi thăm, con xoa dầu, con bóp, con thoa, con làm mọi cái hành động đó là tâm Bi. Cái hành động đó là tâm Bi.

Còn cái lý thuyết, con nói tôi thương ba quá, tôi thương cháu quá này kia, đó là cái lý thuyết nói suông. Còn cái hành động đó lá mới thực hành được cái tâm Bi. Khi người ta đau cái tay này, con rờ, con xoa cái tay của người khác, đó là cái hành động bi. Phân biệt được cái hành động đó là hành động bi.

Còn con thấy người ta đau: "Tội nghiệp chị quá, chị đau". Mà con đứng ở ngoài con nói tội nghiệp chị đau cánh tay quá, thấy chị khổ quá, tội nghiệp chị quá. Thì cái đó tâm Bi bằng cái ngôn ngữ. Cái đó là lý thuyết. Còn cái mà con lại con xoa cái vết thương đau trên cái tay của người đang đau đó, xoa làm cho họ bớt đau, xoa dịu, mình sờ, mình xoa vậy.

Chẳng hạn bây giờ có một đứa cháu của mình nó đi, nó vấp lên cái cục đá, nó co cái chân, trời ơi nó khóc, mình lại mình xoa cái chân này: "Con có thấy bớt đau không con?" Mình lấy cái tay mình xoa cái chân của nó chỗ nó đau, thì nó nghe mình hỏi nó: "Con có bớt đau không con". Thì tay mình xoa ở trên cái chỗ đau đó, đó là cái hành động tâm Bi đó con.

(22:56) Cái hành động đó là Bi Tâm của con, nó biến ra cái hành động đó. Thấy cháu mình nó bị đau đó, mình xoa nó như vậy đó, đó là cái tâm Bi. Còn mình hỏi: "Cháu có đau không?" Con đứng, con không có làm cái hành động đó thì tâm Bi bằng lý thuyết. Còn con xoa nó. Cho nên cái hành động đó nó nói lên cái tâm Bi.

Còn cái hành động mà tỉnh thức, Chánh Niệm Tỉnh Giác đó, con đi con chú ý dưới bước chân con để tránh dẫm đạp lên chúng sanh kiến trùng, côn trùng, đó là cái hành động tâm Từ đó con. Đó là cái hành động tâm Từ, nó tránh nó không làm cho chúng sanh đau khổ, con đi con tránh con không có để đạp trên ngọn cỏ, đó là cái tâm Từ của con, cái đó là cái tâm Từ, ở trên cái hành động từ thật sự đó, nó biến ra cái hành động.

Học mà tu, từ đó các con bắt đầu từ cái hành động đó nó khơi lại cái lòng thương yêu của mình dữ lắm. Nó càng ngày nó càng dào dạt cái lòng thương yêu. Cho nên mỗi mỗi nó từ đó nó bắt buộc con phải sống trong cái tỉnh thức, nó tỉnh thức thật sự vì thương yêu mà chúng tôi phải làm từng chút từng chút không có vội vàng, rồi cái lời nói của con, con nói con cũng suy nghĩ hẳn hoi con nói, nói đại người ta buồn, người ta buồn là mình thiếu cái lời nói tâm Từ.

Cho nên, mình nói mình suy nghĩ mình nói lời nói gì, có làm người ta buồn hay không? Mình suy nghĩ mình mới nói. Chứ không khéo mình nói, mình nói tôi cũng thương mọi người, tôi cũng có lòng từ đó, nhưng sự thật mình nói ra lời nói cái họ tức giận rồi, thì cái lời nói của mình thiếu tâm Từ.

(24:27) Cho nên cái học của Phật pháp, nó học bằng cái thực tế, nó giúp cho chúng ta một cái thực tế rất là thực tế, khi mà nói đến tâm Từ tâm Bi thì nó có những hành động rồi, nó biến ra hành động, chứ không phải nó nói suông đâu, nó không còn nói suông nữa.

Chứ thường thường mình nói suông, mình không biến ra hành động. Mà Phật giáo dạy chúng ta nó biến ra hành động từ thật, nó biến ra hành động bi thật. Nó nói lên cái hành động của nó, chứ nó không có nói cái lý thuyết suông đâu, gọi là thân giáo. Cái mà biến ra hành động gọi là thân giáo của tâm Từ.

Còn cái lời nói của chúng ta nói thương yêu như thế này thế khác, tôi thương yêu đất nước tôi, nhưng mà tôi không đi lính bảo vệ đất nước tôi thì chưa chắc tôi đã thương yêu. Mà nghe nói quân dịch thì trốn trốn quân dịch nữa thì người này nói thương yêu là chỉ lý thuyết suông.

Còn cái người mà người ta xin xung phong vô, người ta đi làm công việc cho quê hương xứ sở người ta, bằng cái sức trai trẻ của người ta để bảo vệ quê hương xứ sở người ta. Đó là cái lòng từ thương yêu quê hương của họ. Đó là thương đất nước họ. Đó là cái thực tế cụ thể.

Cho nên Thầy nói cái lòng từ lòng bi như vậy mấy con thấy và hàng ngày mấy con tập luyện cái hành động đó là mấy con sẽ thực hiện cái lòng từ lòng bi. Nó ngầm ở trong đó mà nó thực hiện cái lòng từ lòng bi. Cho nên nó tỉnh thức là lòng từ. Lòng từ của mình là tỉnh thức đó, là lòng từ. Chứ không phải là còn nói suông nữa. Nó là thân giáo rồi.

Mà học được như vậy mấy con thấy cuộc đời nó hạnh phúc lắm, ai nói gì nói mình luôn luôn mình cũng vui, người ta chửi mình cũng không giận là tại mình có lòng từ. Mình nói ra người ta tức giận nữa thì người ta khổ, cho nên mình không có nói, mình im lặng như Thánh.

5. THIỆN XẢO DÙNG LỜI NÓI CHO HỢP THỜI

(26:02) Rồi lần lượt mình tìm cách, mình tìm cách suy nghĩ cái lời nói, bây giờ cái lời nói đúng bây giờ cái lời nói này nó sẽ được này, an ủi người ta được, thì khéo mình nói ra, thì mình biết cái thời điểm đó là cái tâm người ta nó dịu rồi, dễ nói, nó khéo léo lắm con, nó từ đó cái đầu óc của mình nó thông minh lắm, nó nói ra cái lời từ, nó nói làm người ta mát ruột, người ta hết giận.

Chứ không khéo người ta còn buồn buồn ở trong lòng đó, mình nói, mình sơ suất chút mình nói, người ta hiểu khác đi, người ta tức giận lên, tại vì cái hiểu người ta trong khi người ta giận người ta hiểu một góc độ khác, mình nói cái lời nói đó là lời nói cái ý nó khác mà người ta hiểu khác làm cho người ta tức giận hơn.

Cho nên mình khéo léo mình im lặng đi, chờ cho người ta được bình tĩnh rồi, mà mình biết lời nói này không phải được. Khi mà một người đó họ ghét cái đó rồi thì mình đừng có nói người đó tốt, hoặc cái đó hay, mình đừng khen.

Mà mình khéo léo mình tránh đi mình đừng có nói, đó là cái khéo léo. Thấy người ta ghét cái người đó rồi, mà mình nói người đó hay người đó giỏi này kia thì người ta ghét hơn, người ta lại đau tức hơn. Cho nên mình phải thiện xảo khéo léo vô cùng.

Bởi vì đạo Phật dạy chúng ta từ cái ái ngữ đúng không, từ cái ái ngữ cái chánh ngữ. Mà bây giờ mấy con chưa học cái lớp Chánh Ngữ, tới học lớp Chánh Ngữ thì phân tích rất rõ ra, để chừng đó mình biết mình sử dụng cái lời nói trong cái hoàn cảnh đó phải nói cái gì. Chứ không phải nói đại đâu.

Tu tập theo đạo Phật nó có từng lớp lang dạy, chứ đâu phải muốn vô học. Bây giờ cái lớp Chánh Kiến là triển khai cho mấy con sự hiểu biết thôi. Chứ chưa đâu mà hiểu biết cả một năm học cái hiểu biết của Phật pháp, cả một năm học nó mới hết.

Cho nên Thầy tóm lược lại cho nó đủ để cho mấy con thực hiện qua cái Tứ Niệm Xứ, để cho cái tâm của con nó vào chỗ bất động thôi. Nó là tóm lược như vậy chứ nó còn học hiểu nhiều, gấp năm mười lần cái đó nữa. Gấp năm mười lần mấy con đã học. Cái thời gian nó không có cho phép, nó dài quá. Đó là cái sự học hỏi.

Bây giờ con hỏi Thầy gì thêm nữa không con? Thế nào sau này mấy con phải tu tập hết, không có trật đâu.

(28:13) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

(28:24) Trưởng lão: Cái đó là vô tình thôi. Nhưng mà điều kiện là nó còn nhỏ mà. Nó rất thương, chứ không phải là ấy. Nhưng mà vô tình, nó không có tội gì đâu con. Đó là cái nghiệp quả của con mèo đó con. Nó có cái nhân duyên với nó, để đến khi đó nó vô tình nó đạp chết thôi. Đó là trả cái quả, con mèo trả cái quả với cái nghiệp quả của nó.

Mà nó lại không phải là cố ý mà để đạp chết con mèo đâu, vô tình thôi, nhưng mà nó khóc, nó lỡ đó con. Thành ra nó cái đó hoàn toàn với cái tâm hồn nó trong sạch. Không có gì đâu. Nhưng mà nhân quả của con mèo với nó có với nhau, cho nên nó trả quả đó thôi, nó không có gì. Vì vậy mà nó khóc hoài.

(29:10) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

6. XAO LÃNG TRONG CÔNG VIỆC LÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC

(29:22) Trưởng lão: Hàng ngày con tập, con tập làm công việc gì con biết cái công việc đó, chú ý làm công việc đó cho tốt công việc đó. Công việc mà con làm bất kỳ, ai giao phó con làm cái gì đó, con chú ý công việc con làm con đừng xao lãng cái công việc đó, thì đó là con đã tu rồi đó.

Còn có nhiều khi mình làm mình quen rồi, cái mình làm mình không chú ý lắm, mình làm rồi mình lo cái công việc khác thì cái đó là mình không hết cái bổn phận ở trong cái việc làm của mình, nó thiếu đạo đức.

Còn mình chú ý làm công việc này, mình nghĩ rằng cái trách nhiệm mình phải làm sao cho hoàn thành mà nó có chất lượng. Chứ đừng có làm mà có lỗi ở trong đó, thì nó không hết cái bổn phận, hết cái đạo đức của mình.

Còn mình muốn tu thì nhân vào cái chỗ đó mình tập tỉnh thức ngay từ bây giờ. Mình làm cái gì đó, mình biết cái hành động mình đang làm. Đó là cách thức tỉnh thức. Mới đầu mấy con bây giờ đang tập tỉnh thức thôi.

Rồi cái tỉnh thức đó sẽ bắt đầu nó quen đi đó thì tất cả những hành động sau này mình đi đứng nằm ngồi nói nín ăn uống đều là tập tỉnh thức chứ không phải là trong cái việc làm không đó mà tỉnh thức. Nó bắt đầu đạo Phật nó dạy chúng ta tỉnh thức toàn bộ hành động.

7. NGHIỆP ÁC CẢN ĐƯỜNG NÊN KHÉO LÉO ĐỂ CHUYỂN HÓA

(30:25) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

(30:30) Trưởng lão: Cũng được chứ, đâu sao đâu.

(30:33) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

(30:42) Trưởng lão: Vậy đâu có gì, Thầy sẵn sàng cho bà già chú Nam vô đó ở trong cái khu dưỡng lão. Rồi có chú ở đây chú chăm sóc cho mẹ chú, rồi chú vô tu, bà già bà tu nữa…​ cả 2 mẹ con được đi tu đó là phước lớn chứ gì con, phải không? Con nói chú Nam yên tâm đi, con lập cái khu dưỡng lão cho mấy người già họ đến đây ở tu, có con có mẹ được sống trong cái môi trường tu là được chứ có gì đâu con.

(31:08) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

(31:35) Trưởng lão: Như vậy là tốt chứ sao, làm cho người ta ăn chay được là…​

Tu sinh: (không nghe rõ)

(31:52) Trưởng lão: Con nói như thế này này. Mình làm đồ chay mà cho người ta ăn được bữa chay đó, là mình tạo được cái phước cho người ta. Phải không? Bây giờ thí dụ như xung quanh con không có ai bán đồ chay thì họ muốn ăn thì cái họ đi ăn mặn chứ gì? Rồi bắt đầu con cứ bán đồ chay mà ăn.

Mình đem cái đồ chay là điều kiện đem cái thiện cho người khác. Mà cái ăn để sống, tức là ăn đem vào cái sự không đau khổ cho người thì đó là hạnh phúc chứ sao. Mặc dù là bây giờ mình không có lời gì hết, mà mình làm cho người ta ăn chay được cũng mừng nữa. Miễn là mình lấy cái vốn được cũng là mừng cho mình nữa. Nhưng mà mình thấy được năm mười người ăn chay rồi, cũng tốt rồi.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

(32:29) Trưởng lão: Cái đó là cái nghiệp. Cái ác nghiệp nó cản đường lắm chứ không phải, nó cản đường cái thiện lắm.

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Thì đó, đó là cái nghiệp ác, bao giờ nó cũng cản đường cái nghiệp thiện, nó không cho phát triển lên. Cho nên mấy con thấy mấy con tu, sao mà bệnh đau gì nó đổ quá trời vậy nè, nó không cho mình tu, rồi hôn trầm thùy miên sao nó đến nó đến nó đánh gục tới gục lui hoài, mà tui làm công chuyện thì nó không buồn ngủ mà tui ngồi lại tu tôi buồn ngủ. Con thấy không? Đó là cái nghiệp ác nó tấn công.

Con làm cái điều thiện nó tấn công. Mà cái thiện này giúp cho những người khác ăn được chay nữa, thì nó còn tấn công hơn nữa. Nó tấn công với ai? Nó tấn công trong gia đình con để con đừng có làm chứ gì? Cho nên con phải cố gắng vượt qua.

Nói anh cứ suy nghĩ đi: làm như vậy để cho mọi người ta ăn chay được, thì mình được phước chứ sao? Người ta ăn một ngày người ta không ăn thịt cá là điều, một bữa ăn thôi người ta không ăn thịt cá cũng là may mắn.

(33:25) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

(33:36) Trưởng lão: Thì đó là cái nghiệp ác nó cản đường. Cái nghiệp ác của gia đình con. Đó là cái nghiệp ác con. Thực sự ra thì vợ chồng phải thương lượng và khéo nhắc nhở. Và con cũng…​

Như bây giờ con đem các chị em của con về đây tu phải không? Rồi mẹ con cũng về đây tu rồi. Thì như vậy bây giờ con nói với chồng con là: "Anh thấy không tất cả mọi người trong gia đình của mình tu theo Phật ăn chay hết rồi, đâu có người nào ăn mặn, người ta còn ăn một bữa nữa. Còn bây giờ, em làm như thế này để cho người ta tập người ta ăn dù một bữa ăn chay thôi, họ đến đây họ ngồi ăn một món chay của em làm thôi, cũng là mình tạo cái phước cho người ta chứ sao. Đây là cái duyên của gia đình mình, cả những người trong gia đình của mình vậy hết, thì bây giờ em làm như vậy quá tốt chứ gì. Chứ phải chi em làm thịt cá em bán, thì anh nói cả gia đình tu hết mà bây giờ vợ con gì mà còn làm thịt cá bán người ta vậy là mình làm ác rồi. Thì như vậy là sai. Còn bây giờ là cả gia đình đều là đi tu ăn chay, ăn ngày một bữa hết rồi. Mà giờ mình làm chay là đúng chứ sao".

(34:45) Con nói với nó vậy, thì đâu có cãi với con được. Không lẽ bây giờ, làm mặn anh không rầy, bây giờ làm chay cứ rầy như vậy là đi ngược lại cả anh em chị em hết trong nhà rồi sao. Mọi người ta ăn chay hết. Con hiểu không. Mình tìm mọi cách mình gỡ rối, để chuyển biến nhân quả chứ. Chứ đừng có thụt lùi. Tiến tới đừng có thụt lùi. Mà phải có những cái lý luận vững chắc: cái ý của anh là sai lệch cái đời sống của mẹ của các anh chị em đi tu theo thầy đi tu ở trong Tu viện rồi, anh thấy chưa, anh như vậy là anh sai đấy.

(35:25) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

8. DUYÊN NỢ NHÂN QUẢ VUI VẺ TRẢ RỒI SẼ HẾT

(35:58) Trưởng lão: Nó không phải, tới tới chứ đâu làm động. Nghĩa là thí dụ bây giờ con tới thì đâu có gì mà phải động đâu. Thực sự ra thì cái tình của gia đình, mấy cháu nó đến thăm bà nó là điều rất tốt chứ không sao. Thì cho nó về thăm chứ gì. Mặc dù bây giờ đó, thí dụ như về đây cô Huệ Ân cô sống độc cư cô trầm lặng, nhưng mà mấy cháu nó vẫn thấy bà nó mạnh khỏe, thấy bà nó tu hành, nó đối với cái tình nó cũng thấy thấm thía trong cái chỗ đó chứ.

Còn giờ cả năm cả tháng gì không thấy bà nó, nghe nó tu không dám tới, không biết bà nó nay sao đây nữa. Ít ra nó cũng phải một năm nó cũng phải vài ba lần nó về thăm nó thấy bà nó như thế nào, sao sao chứ.

Đó là cái tình trong gia đình của mình mà. Mặc dù nó không có động, nó không này kia nó không động nhưng mà nó cũng đến nó thăm chứ nó đâu có gì đâu. Ở đây thì cô Út cũng có những điều kiện để giúp đỡ cho mấy con ở lại một bữa hai bữa chứ đâu phải không đâu. Yên ổn để cho cả gia đình của mình nhờ cái duyên đó.

Thí dụ như bây giờ các cháu nó có cái duyên là bà nó tu ở đây, nó thường xuyên nó đến đây, sau này cái duyên nó đến nó cũng, bà tu vậy con cũng thích tu quá, con muốn tu như bà, như cháu bé này. Con thấy không, như bé Ngân cũng vậy. Còn bây giờ lâu quá cái bắt đầu không đến nữa, cái bắt đầu nó nhiễm đời, cái bắt đầu nó đi luôn, quay ra luôn. Nó nhờ cái duyên đó con.

(37:23) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

(37:41) Trưởng lão: Đúng rồi. Mấy người say mà. Thầy biết mà. Say mà biết gì nữa. Mấy người say rồi nói sao chịu vậy chứ, lơ mơ thì có chuyện với mấy ông say. Mấy ông say họ nói trước nói sau gì cũng lộn xộn lắm. Nhưng mà có người chồng say là thấy khổ lắm mấy con, chứ không phải dễ đâu. Nhưng mà biết làm sao hơn. Là tại cái nghiệp của mình.

Hồi tôi ưng ông thì ông đâu có uống rượu. Trời đất ơi, bây giờ ông có mấy đứa con rồi ông uống rượu quá trời quá đất vậy. Đó là cái nghiệp nó đổ ra. Đổ ra để vợ con phải trả cái nghiệp quá đó.

(38:17) Cho nên tìm mọi cách mà khắc phục. Có nhiều người họ chưa có vợ, thì họ còn uống rượu, có vợ rồi họ lo làm ăn, không uống rượu, không đi chơi với bạn bè nữa. Cái phước của người ta, cái phước của người ta nó vậy.

Còn cái phước của con, từ ông chồng không say giờ nó say xỉn quá. Đó là cái phước của con, cho nên mình chấp nhận đi con. Đừng buồn. Chấp nhận. Tại cái nhân quả của mình rồi thôi, vui vẻ.

Như vậy thôi, mình cố gắng mình khắc phục mình làm những điều thiện, lần lượt nó sẽ tốt lại. Chứ không có gì đâu. Mình chuyển biến. Mình đừng có vì lấy cái nhân quả đó mà mình buồn rầu. Mình buồn rầu thì càng ngày nó tăng lên. Con nên lấy cái nhân quả đó mà vui vẻ để mà trả. Mình thấy đây là mình nợ, nợ cái nhân quả.

Lần lượt con vui vẻ, nó tự nhiên nó sẽ bớt đi. Chẳng hạn nào bây giờ uống rượu đó bỗng dưng chồng con đau trận bệnh, bác sĩ nói cấm uống rượu. Bắt đầu bây giờ ông hết uống rượu. Không ai hơn là bác sĩ. Ông mà uống rượu nữa, tôi không có trị ông nữa đâu, ông sẽ chết đó. Nó hoảng hồn hoảng vía, hết uống rượu. Đó là cái duyên nó tới lúc mà nó không uống rượu đó. Cho nên vì vậy mà nó đừng có…​

(39:28) Tu sinh: (nghe không rõ…​)

(39:45) Trưởng lão: Nói chung là cái nợ duyên của nó rồi con. Trong gia đình của con là cái chùm nhân quả. Cái đứa này nó vậy thì nó cũng kéo theo cái sự buồn khổ trong gia đình chứ không phải là ít đâu con. Nhưng mà mình biết đây là nhân quả rồi, thôi vui vẻ mà chấp nhận, vậy cái tâm của con nó mới đỡ được, nó yên ổn.

Rồi cái gì nhân quả, rồi nó cũng sẽ đến cái lúc nó bình an, chứ không sao đâu. Nhân quả này nó vậy đấy, chứ nó không đến nỗi nào. Mình cứ vui vẻ mà trả thì nó hết. Không có gì. Chấp nhận nó, rồi trả, vui vẻ, không buồn rầu, thì nó chuyển biến, nhẹ bớt, giảm nặng. Không có gì đâu.

(40:23) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

(40:26) Trưởng lão: Ừm con ngồi xuống. Rồi, Phương có hỏi Thầy gì nữa không con?

(40:31) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

(41:06) Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ mấy con sẽ tu. Thầy hướng dẫn cho mấy con tập luyện cho thấm nhuần. Do đó mấy con, khi đụng chuyện rồi, nó thấm nhuần rồi, nó không có bị nữa. Nó hết luôn. Coi như là nó bất động.

(41:27) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

(41:36) Trưởng lão: Coi như là qua những bức thư mà con gửi cho Thầy. Con nỗ lực con ráng tu tập, ráng tu tập để triển khai cái tâm Từ, tâm Bi của mình, thì cái tâm sân của con sẽ hết. Bé Nhi đó, có làm gì con, bây giờ con như cục đất rồi, không có gì đâu, không có la có gì nữa hết.

Nhưng mà nó đó cũng là một cái sự hiểu biết về Phật pháp rồi đó con. Rồi bắt đầu bây giờ nó phải đi dần tới cái thấm nhuần, thấm nhuần cho nó trở thành cái da thịt của mình ở trên cái thiện pháp đó. Cho nên khi ở ngoài tác động vô nó thản nhiên. Bây giờ con còn chút xíu.

(42:17) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

Trưởng lão: Cũng được, nhưng mà con phải biết rằng khi mà bây giờ dù muốn dù không, thì tất cả những tâm niệm của con mà có những cái niệm nó ra thì bắt buộc con ở trong lớp Chánh Tư Duy này con phải tư duy hết, con phải làm ra hết, chứ không thể nào mà chạy khỏi.

(42:38) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

Trưởng lão: Thầy cho một cái niệm, rồi cái niệm đó con phải hóa giải nó bằng cách nào, tư duy suy nghĩ như thế nào để hóa giải cái niệm đó cho được bằng một cái tri kiến của mình, bằng sự hiểu biết.

(42:58) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

(43:09) Trưởng lão: Nếu mà vậy, con sắp xếp con phải nằm ở trong cái lớp của cái người cái sức mà còn yếu, tức là nằm cái lớp của người lớn tuổi, còn cái lớp của người trẻ thì họ cái thời gian họ dài ra, họ không có còn, họ chiến đấu cái hôn trầm thùy miên nhiều, họ sử dụng cái niệm họ cũng nhiều, vì họ thích nhiều.

Có nhiều cái niệm, niệm hôn trầm, niệm thùy miên, vô ký, rồi tất cả mọi cái niệm tuôn trào ra nữa, những ái kiết sử, kiến kiết sử, rồi mọi cái niệm lung tung trong đầu họ sẽ tuôn trào rất nhiều, vì mình thích nhiều, mình tu tập nhiều thời gian thì nó có nhiều niệm để mình phá, còn mình tu ít thì những cái niệm đó ít hơn. Thành ra tùy theo mỗi người mà hướng dẫn cho cái sự tu tập. Rồi con ngồi xuống con.

Rồi hồi nãy, con lên, hồi nãy dưới bé Ngân nó mới lên hồi trưa này hay hồi nào con? Hồi trưa này hả con. Trong dịp tết này mấy con phải về thăm cô Huệ Ân chớ.

(44:19) Tu sinh: (không nghe rõ…​)

9. PHÁP TU CHO CƯ SĨ

(44:21) Trưởng lão: Vậy hả con, chở luôn hả. Vậy được chứ. Tiện mấy con có xe đó, trở về đi. Bé Ngân thì nay nó lớn rồi, nó lái được hết rồi đâu có gì đâu mà sợ. Phải rồi, nuôi con lớn, bây giờ phải nhờ. Đừng làm cho nó tu không được nữa ý chứ.

Thôi, nói chung là mình sinh ra trong cái hoàn cảnh của gia đình của mình con. Từ từ sau này rồi nó có đủ duyên mình sẽ tu tập. Thí dụ như bây giờ nếu mà mình sống ngoài đời đi, thì mình cũng phải sống đạo đức rồI cũng phải học tập tu tập chứ. Nhiều khi mình chưa hiểu biết, cái điều kiện cuộc sống nó sẽ làm khổ mình lắm. Mà mình hiểu biết, mình sống đạo đức thì nó cũng giảm bớt sự đau khổ.

Cho nên nếu mà ở trong Tu viện thì mình đi từ cái đạo đức đó, thì mình sẽ đi đến cái chỗ mà cứu cánh cuối cùng rốt ráo của nó. Còn ở đời thì mấy con chỉ đến cái mức để sống đúng đạo đức để không làm khổ mình khổ người thôi, nó bằng cái sự hiểu biết bằng cái tri kiến.

Thí dụ như bây giờ mấy con đủ duyên mấy con học cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, bấy nhiêu đó là mấy con sống ở đời là mấy con thấy khỏe rồi.

Nghĩa là từ cái Chánh Ngữ là cái lời nói ngôn ngữ của mình đối xử với mọi người. Rồi cái Chánh Nghiệp là từng cái hành động của mình, mình đối xử với mọi người nó không có thô lỗ, nó không có hung ác. Nó đem đến cái hạnh phúc cho mình.

Rồi Chánh Tư Duy, rồi Chánh Kiến, nó làm cho mình hiểu biết toàn bộ cái cái đạo đức rồi, hành động của mình không làm khổ mình khổ người nữa, nội bốn cái lớp này thì ở ngoài đời nó đủ rồi.

Nhưng mà tới những cái lớp khác thì nó sẽ đi vào trong cái lớp giải thoát của người ta rồi, nó cao hơn. Cho nên đến Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, và Chánh Niệm thì nó thuộc về cái loại tu của những người mà tu để nhập định.

Còn mấy con khỏi, mấy con chỉ ở trong cái đạo đức trong bốn cái lớp đầu thôi. Còn bốn cái lớp sau đó, để cho cái người tu người ta nhập các định người ta thực hiện sự sống chết của người ta.

Bốn cái lớp đầu nó đủ cho mấy con sống đạo đức. Nó phân ra được cái giới cư sĩ phải tu những cái này để sống trong cái đời sống của người cư sĩ cho nó đúng cái Ngũ Giới, cái Thập Thiện.

(46:42) Còn đi xa hơn nữa, thì nó sẽ không còn Ngũ Giới, Thập Thiện nữa mà nó đi xa hơn nữa, tức là nó vào cái sự thiền định để mà nó làm chủ sự sống chết của nó và nó thực hiện Tam Minh, nó cao hơn. Đó là cái người tu.

Còn con là cái người đời thì tới đó thôi, đừng tu nữa, tu nữa cũng không vô đâu. Bởi vì trong chuyện đời nó tiếp xúc với nhau, nó lo nó xả những cái niệm ác, nó nhiều rồi, nó không có còn rảnh rang đâu mà đi tới nữa. Muốn tu cũng không được nữa.

Muốn tu phải bỏ hết đời mới vô đây tu. Đời là đời, đạo là đạo. Trong cái giai đoạn thứ hai đó, đời là đời, đạo là đạo. Còn cái giai đoạn một là cái giai đoạn ở đời phải có đạo đức. Thì như vậy để mấy con học những cái lớp giai đoạn đầu, vậy phải học thôi, không học thì không biết, không biết thì khổ đau. Không biết khổ đau thì phải chịu, phải khóc, phải rên la.

Còn học rồi thì nó không khóc, không rên la, không còn khổ đau. Vì mình hóa giải hết nên tâm hồn mình nó thanh thản, an lạc, vô sự, nó không bị khổ nữa. Cứ như vậy đi. Rồi mấy con còn hỏi gì nữa không con?

Tu sinh: (không nghe rõ…​)

(47:52) Trưởng lão: Được con, con vẫn tiếp tục phụ cô Út, rồi vẫn theo cái lớp học, rồi vẫn làm bài vở hẳn hoi, không có sao đâu. Bây giờ nó còn đang ở trong cái lớp mà của những người cư sĩ mà, mà tới cái lớp mà Chánh Mạng, rồi Chánh Tinh Tấn, rồi Chánh Niệm, cái lớp đó là cách ly rồi đó, nghĩa là đời là đời, đạo là đạo, chứ không có lộn xộn. Chừng đó khác rồi.

Chừng đó mà lên những cái lớp đó thì coi như là Thầy nói được thì nhào lên mà tu, mà không được, hễ nhào lên tu rồi thì không có lái xe đưa cô Út nữa. Phải lo trong thất, lo nỗ lực tu rồi. Con hiểu không?

Còn bây giờ được, bây giờ còn ở trong cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng. Còn ở trong cái lớp này, còn làm được những cái thứ đó. Nhưng mà nó cũng rốt ráo lắm chứ không phải không đâu.

Con thì Thầy cho tạm được, chứ còn mấy người đó cho họ mà họ nói chuyện với nhau chắc chắn là tiêu hết, sẽ động hết. Bởi vì Chánh Tư Duy mà để mà cứ huân vô hoài thì nó tư duy không hết.

Được rồi con. Không có gì đâu. Có gì nữa Thầy sẽ báo cho trước cái khi mà vào tu tập được cho rốt ráo. Chứ năm nay cũng lớn tuổi rồi. Rồi. Mấy con về đi con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy