00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 077B - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - SÁCH TẤN - LỚP CHÁNH TƯ DUY - PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý HƯỚNG TÂM - XẢ TÂM

CK 077B - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - SÁCH TẤN - LỚP CHÁNH TƯ DUY - PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý - HƯỚNG TÂM - XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 01/02/2006

Thời lượng: [1:00:10]

1. TÂM TỪ BI TRONG VIỆC QUÉT RÁC

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi điều gì thêm không? Con!

Phật tử 1: Con kính bạch Thầy ạ. Con có hai điều muốn hỏi Thầy. Điều thứ nhất ấy là khi con tu Tứ Niệm Xứ thì con cũng tác ý như thế, rất là rõ ràng ngay từ đầu.

Ví dụ như là: “Thân tâm bất động trước các…​ Thay cho việc thanh thản, an lạc và vô sự”, con áp dụng như thế. Tác ý thứ hai là: “Tâm không phóng dật và không bị hôn trầm thùy miên”. Câu thứ ba con tác ý là: “Thân tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ”.

Nhưng mà khi con tu thì con tự nhiên cái thế, cứ như là có người kéo chân con ra sau, cố giữ lại, mà chân con vẫn cứ bị bung ra. Thì đấy nguyên nhân gì? Xin Thầy dạy cho con để con có phương pháp tu hành!

Cái thứ hai là cái là chính con là người bị thầy Vũ hay la rầy và con biết rằng cái thói mà con không làm. Nhưng mà con cũng tác ý là: “Đây là nhân quả”, thế rồi họ thấy đấy con sống vui vẻ, thì họ cũng tiếp tục để con vẫn bị tiếp Thầy la rầy.

Ví dụ như thế, mà đây là con đang thực tế, thế nhưng mà thực ra thì con cũng không buồn phiền mà con cũng không tác ý. Thì cuối cùng con phải tác ý như là: “Tâm bất động trước ác pháp và trước các cảm thọ”. Nhưng mà họ đến đây, con vẫn cứ là bình thường, họ vẫn cứ tiếp tục làm như vậy.

Thì thưa Thầy đây là nhân quả của con hay là họ thấy con bình thường thì họ cứ tiếp tục để cho con khởi lên, nổi sân nổi giận lên hoặc là như vậy thì con thuộc cái tâm gì? Xin Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: Con tu về tâm chướng ngại chứ đâu có gì đâu. Trong cái sự…​

Con ngồi xuống đi con.

Phật tử 1: Dạ vâng.

Trưởng lão: Trong cái sự tu tập của con đó, phần nhiều đó con tạo ác pháp rất nhiều. Con biết sao con tạo ác pháp không? Nhà cửa người ta con xúc hết, đó thấy không? Con làm cho người ta không nhà, không cửa thì con phải tạo.

Con thì sạch sẽ thì Thầy đồng ý rồi, nhưng mà con không có khởi sự tâm Từ, con thương chúng sanh. Cho nên con hốt rác từ chỗ này con hốt đem bỏ chỗ khác hết. Nó cái chỗ đó nó nhà cửa nó con dẹp sạch hết. Trời đất ơi! Nó không biết chung đâu. Con hiểu không? Đó là cái ác pháp đó con.

Phật tử 1: Dạ.

(02:18) Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ thật sự ra đó, thì mọi người người ta quét cái đường đi, để người ta thấy người ta đi để người ta tránh con kiến đi ngang qua lại trên con đường cho nó sạch thôi. Còn ở trong đó thôi nhà cửa của mày thôi mày ở tao không có rớ tới đâu.

Mấy con sạch sẽ quá, mấy con hốt rác hết mấy con đem đổ ra cái chỗ khác để cho nó sạch. Thì do đó mấy con dẹp nhà cửa người ta hết đi, bao giờ con cũng bị ác pháp. Đó là cái chướng ngại đầu tiên đó, là cái chướng ngại con thấy con muốn sạch sẽ gì, mà con không biết xả cái sạch sẽ đó.

Bởi vì con đang học cái thân bất tịnh, rồi cái các pháp cũng đều là bất tịnh không à, không có cái pháp nào mà nó là thanh tịnh đâu. Hiện giờ chúng ta thấy các pháp cũng đều là vô thường và thân cũng do ta cũng vô thường. Thân bất tịnh, rồi thực phẩm bất tịnh, rồi các pháp xung quanh chung ta cũng đều là bất tịnh hết.

Mà con cứ lo sạch sẽ, sạch sẽ chứ sự thật ra con hốt nhà cửa người ta. Đó con thấy không? Khi cho nên Thầy cũng thấy rằng con thì siêng năng tốt đó. Nhưng mà cái siêng năng con đó, con dẹp nhà cửa ba đời. Vì vậy cho nên vậy hiện giờ con cũng thấy mình cũng lông bông, cũng không có nhà cửa, chúng cũng dẹp hết. Đâu đó là sự thật mà. Rồi cuối cùng mình cũng không có cái nhà, tại vì mình dẹp nhà người ta, người ta cũng dẹp lại à, nhân nào quả nấy mà.

Đó thì do đó bây giờ Thầy nói, con tập trung lại cái sự tu tập hơn là con làm nhiều. Nhưng mà làm thì con cũng thấy rằng làm như vậy tốt chứ không phải không. Bởi vì nếu mà trong cái Tu viện chúng ta, người nào mà cũng làm như con thì thật sự ra cái Tu viện này sạch sẽ lắm.

Nhưng mà cái sạch sẽ đó thật sự ra thì nó cũng là một cái chướng ngại pháp ở trong tâm con, con không bỏ được đâu. Con thấy dơ, con chịu không nổi. Đó cũng là một cái chướng ngại pháp, làm sao cho tất cả những cái điều đó mình sinh hoạt một cách rất bình thường, nhưng mà không bị chấp: Chấp dơ, chấp sạch, chấp kiến gì hết, đó là cái xả của chúng ta.

Cho nên đứng ở trong góc độ đó thì Thầy hay rầy con cái vấn đề…​ Rầy con là tại vì Thầy thấy thương chúng sanh nó mất nhà cửa, chứ không phải là gì. Cho nên Thầy nói con, mà Thầy nói rất nhẹ nhàng chứ Thầy cũng không rầy. Hôm nay tại con hỏi Thầy mới nói đó là cái chướng ngại của con rất nhiều đó.

Phật tử 1: Dạ.

(04:26) Trưởng lão: Mà nếu mà con biết thương con thì con phải biết thương chúng sanh. Do đó thì những cái gì mà mình để giữ gìn cho chúng sanh sống và bảo vệ cho chúng sanh.

Con thấy, thí dụ như có một đống rác thì một con rắn mà nó đi ngang qua đất trống nó sợ lắm, khi nó thấy bóng mình nó sợ, nhưng mà chui đống rác cái thấy nó hết sợ, để nó có…​ Con thấy không? Có những cái chỗ ẩn núp được.

Cho nên trong cái Tu viện mà nó sạch sẽ quá thì chim chóc hoặc tất cả mọi vật nó không có ở được. Thì coi như là chúng ta không cùng sống chung nhau. Cho nên vì vậy mà không phải là Thầy khuyên con ở dơ đâu.

Các con thấy sáng, buổi sáng nào thay vì Thầy là người lười biếng nhất Thầy không quét đâu. Phải không? Thầy là người lười biếng nhất mấy con không có nói Thầy được đâu. Nhưng mà sáng nào Thầy cũng quét, tức là Thầy cũng có vệ sinh chứ. Cho nên Thầy cầm cây chổi Thầy quét, quét để chia sẻ cùng các con, mấy con buổi sáng cũng lao động, Thầy cũng lao động đó là chia sẻ với nhau.

Và đồng thời cũng quét trên lối đi mình sạch sẽ để cho mọi người cùng đi, mình cùng đi để mình tránh giẫm đạp lên loài chúng sanh, tức là mình khởi sự tâm từ bi. Chứ mình điên gì mình đi trên đống rác mình không phải đi lối đường gần. Cho nên Thầy đâu có bao giờ mà Thầy đi trên rác đâu, cái chỗ nào mà quét sạch Thầy đi. Cho nên mấy con thấy chưa?

2. NỖ LỰC QUÉT TÂM

(5:43) Cho nên vì vậy mình làm, là làm để cho nó vui chứ sự thật ra cái người tu là lo quét cái tâm mình nó hết. Nghĩa là làm sao mình ngồi không để cho từng cái tâm niệm, từng cái ác pháp nó khởi ra trong tâm của mình mà mình quét. Mình quét tức là mình đang quét, còn mình quét ở ngoài cái sân đó mình chỉ quét rác mà thôi. Nhưng mà có cao lắm là mình tập tỉnh thức trên cái hành động quét của mình, đó là mình cao lắm.

Còn bây giờ đó mình ngồi, mình ở không mình ngồi để mình quan sát được Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình, tức là mình quét có kỹ đâu. Từng tâm niệm của mình, từng cái đạo đức giả của mình nó đang ẩn núp ở trong đó nhiều lắm, từng cái ác pháp mà con người mình…​

Thầy nói con người là mọi người, người nào cũng ác, hung ác lắm. Nếu mà không có con đường của đạo Phật là chúng ta ác lắm, chúng ta độc hơn là cái loài thú dữ nữa. Thú dữ nó không có nham hiểm đâu, có ác, còn chúng ta nó vừa ác với chúng ta, mình ác với mình mà mình ác với người khác. Mình có mưu mô xảo quyệt che đậy mình, che đậy người, con người mình ác lắm mấy con.

Cho nên vì vậy mình ngồi lại mình gạn lọc tâm tư của mình, để chuyển biến mình trở thành con người toàn thiện là một chuyện khó không phải dễ làm. Một sự tu tập của chúng ta là một sự chuyển biến lớn, từ cái con người ác để mà chúng ta trở thành con người thiện.

Mà xét ra con người chúng ta ác. Mấy con biết người ta, ở ngoài đời người ta tức giận, người ta căm hận người ta có thể giết người, người ta không gớm đâu. Người ta ác ghê gớm lắm chứ không phải không.

(07:16) Mấy con thấy ha, bây giờ đó một cái con cá một cái con vật gì đó, mà mấy con không học Phật pháp, mấy con đập mấy con giết, mấy con ăn thịt một cách rất tự nhiên, mấy con không thấy thương xót chút nào hết. Nhưng mà từ khi mấy con có Phật pháp mấy con thấy, cái sự lăn lộn, giãy giụa trước cái sống chết mấy con mới có đau, mới có thương yêu đó.

Chứ còn nếu mà không có Phật pháp mấy con chưa chắc…​ Mấy con cầm dao đập đầu cá mấy con coi như là đồ bỏ, nó giãy giụa mấy con còn mừng nữa. “Mày giãy mày còn tươi đây, chứ còn mày nằm mà tao đập mày không giãy chắc là mày đã héo đã úa trong đó rồi, ăn không ngon nữa chứ”. Không! Thầy nói thật sự mà.

Do đó mấy con thấy trong cái tâm ác của chúng ta, chúng ta không có nhìn thấy được cái đau khổ đâu. Vì vậy mà chúng ta biết con người, mỗi con người đều là ác lắm mấy con.

Sự thật mấy con cứ chung đụng với người đời mấy con sẽ biết cái ác của họ ghê gớm. Mấy con hở ra một chút là họ hạ triệt mấy con liền tức khắc, từng cái lời nói từng cái ý nghĩ của họ trong đầu, họ không muốn của mấy con thua họ chút nào đâu. Ngay trong lớp học của chúng ta, chúng ta còn thấy cái sự hơn thua với nhau kia mà.

Cho nên vì vậy mà nói: “Tôi không hơn thua thì tôi sẽ thua người ta. Vì cái sự hơn thua cho nên tôi mới giỏi, tôi mới hơn chứ”. Sự thật hơn thua cái kiểu này không phải đâu. Hơn là do chúng ta phải cố gắng, phải tập luyện học tập thì chúng ta mới hơn. Hơn mà ganh đua muốn người ta dở hơn mình thì cái chuyện đó mình phải ráng mình học. Còn này mình muốn cho người ta dở chứ không muốn người ta giỏi, tìm cách hại cái người khác thì như vậy là không đúng các con.

Cho nên mình tu tập là bao giờ mình cũng phải thấy được cái tâm niệm của mình, nó rất là nham hiểm và hung ác lắm mấy con. Cho nên cố gắng mà ngồi lại mà tư duy suy nghĩ mà dập nó từng chút.

Cho nên Thầy dùng cái nhân quả để cho con vét…​ Vạch ra từng cái nhân quả của tâm niệm của mình. Rồi từng đó mấy con quán xét cho đến cuối cùng thực hiện tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Để cho con quét sạch những cái ác pháp ở trên thân tâm của chúng ta, thì chừng đó nó mới xong chứ đâu phải dễ đâu.

Cho nên hàng ngày chúng ta lo tu tập nào lau quét cái tâm, cái thân của chúng ta là không còn cái thì giờ nào mà có thể nói là chúng ta lo lắng ở bên ngoài được hết. Ăn ngủ chúng ta còn không dám ăn ngủ, rồi không có còn cái công việc gì khác hơn là ngồi lau quét.

Cho nên mấy con biết cách thức mấy con tu như thế nào? Tu như thế nào mà đến hôm nay mà nó chưa xong? Chứ còn một người mà ngồi quét tâm mình thì suốt ngày này qua ngày khác, cơm thì đâu có còn lo nấu lo nước, có sẵn rồi, thì mình chỉ cần ở trên cái căn nhà, trong cái nhà của mình thôi, rồi hễ mình ngồi mình quét hơi nó mỏi mệt thì mình đi ra, đi vô một chút xíu để cho nó khỏe rồi cái mình ngồi lại, mình quét nữa.

(9:55) Cứ mình tìm coi nó còn cái mắc míu gì? Nó còn buồn phiền cái người nào? Nó còn chướng ngại với ai? Mình vạch cho nó hết ra, coi như con bị chướng ngại cái gì? Rồi nó bị tham đắm cái gì? Nó ham muốn cái gì? Nó còn hay ác trong lòng nó này? Mình vạch ra cho tìm hết mọi cái. Thì như vậy mấy con mới quét nên mới hết.

Mình chỉ còn có cái ngồi không mà đi truy tìm nó ra thôi, mà mình truy tìm ra thì mình mới xả được nó, mình mới diệt được nó. Chứ bây giờ mà cứ chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ mấy con làm hoài như vậy thì mấy con làm sao mấy con quét cho được? Bởi vì nó cứ vô chuyện không à, nay chuyện này, mai chuyện khác.

Cho nên vì vậy mà mấy con thấy một người quét tâm chưa? Người ta sống độc cư trọn vẹn lắm, người ta không thích chơi với ai hết. Bởi vì chơi với ai họ cũng chêm vô cho mình những cái gì đâu không à.

Đụng ai mình chơi với người nào cũng đụng. Thôi bây giờ Thầy nói hai mẹ con thôi, mà hễ chút nó nói cái coi trời, nó chêm vô cái đầu của mình nó bất an cho mình ghê gớm lắm chứ đâu phải không. Các con hiểu không?

Thà là mình nỗ lực, người nào lo người nấy, con lo con mẹ lo mẹ, nỗ lực tu mình quét tâm, ai cũng có trách nhiệm bổn phận thì mình lo cho mình thì nó mau mắn nó mau mắn con, nó giải thoát mau. Chừng mấy con làm chủ được sanh, già, bệnh, chết rồi thì mấy con an ổn, còn chưa thì mấy con là một nỗi khắc khoải trong lòng của mấy con.

3. PHÁ HẠNH ĐỘC CƯ THÌ KHÔNG BAO GIỜ CHỨNG ĐẠO

(11:09) Cho nên ở đây nhớ kỹ, tới cái lớp Chánh Tư Duy rồi thì mấy con biết cách rồi. Mà lớp Chánh Tư Duy người nào mà Thấy thấy nói chuyện là Thầy mời ra khỏi lớp liền tức khắc. Thầy không cho ở đâu, Thầy không cho họ dự cái lớp đó, mấy con phải giữ trọn vẹn. Mình vui buồn chỉ có một mình mình thôi, độc cư, độc bộ, độc hành mình thôi. Cho nên nó không được.

Còn bây giờ cái lớp Chánh Kiến thì mấy con, Thầy còn, Thầy cho mấy con mới tập để độc cư thôi. Chứ mà lớp Chánh Tư Duy rồi mấy con tự sống một mình rồi. Đây là cái giai đoạn thực hành xả tâm, mà nếu mà thiếu phòng hộ thì mấy con không đi tới đâu hết.

Cho nên vì vậy đó thì mấy con chỉ biết là cái chỗ mà cư trú của mấy con, cái chỗ nơi thất của mấy con là chỗ cư trú. Từ cư trú mấy con đến đi khất thực thì phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nhất định là đi ra khỏi thất mình là nhìn xuống chứ không có nhìn ai hết, không nhìn ai.

Thấy bóng dáng người khác đi tới thì mình đi cúi đầu rồi mình cúi đầu mình đi, chứ không bao giờ mình nhìn người ta nữa, không có nhìn mặt họ nữa. Để cho tôi sửa soạn tôi quét cho sạch cái tâm tôi, tôi không có tiếp thu những cái bụi rác ở bên ngoài nữa. Thì như vậy mấy con mới tu mới tới.

Nó không phải khó nhưng mà mình giữ đúng, những cái kỷ luật đó đúng. Thì mà mấy con nghe lời Thầy, mấy con giữ đúng tức là mấy con có tâm Từ đối với Thầy. Đó là những điều mà Thầy căn nhắc cho mấy con rất kỹ, để không khéo cái thời gian mấy con dài, rồi Thầy cũng mỏi mệt lo hướng dẫn cho mấy con. Mà cái kết quả không thấy có, nó là một nỗi đau của Thầy dữ lắm.

(12:33) Thầy đem hết sức lực mà các con tu không chứng, tức là Thầy rất đau. Thầy bảo mấy con là phải chứng tới Tam Minh mà, chứ đâu phải là chứng sơ sơ, đâu phải là chứng cái tri kiến của mấy con không đâu. Nghĩa là mấy con phải chứng cái tri kiến của mấy con, đó là chứng cái phần giới thôi, chứ còn định, tuệ mấy con chưa đủ. Cho nên chưa có Tam Minh, tức là tuệ nó chưa hoàn toàn, nó mới có một phần à.

Do đó, cái sự tu tập phải cẩn thận, kỹ lưỡng mấy con. Tới cái lớp này rồi, Thầy phân lớp rồi thì mấy con phải từ cái lớp nào nó phải ra cái lớp nấy hết. Cho nên cái giờ giấc thì nó phân ra cho từng lớp, cái giờ mà cái người sức khỏe thì cái giờ giấc họ phải nhiều, cái thời gian tu nhiều hơn. Còn cái giờ mà giấc của người già thì nó cái thời gian ít hơn, chứ nó không có gì khác hơn hết.

Nhưng mà khi mà tu mà sai thì mấy con sẽ được đưa qua một cái lớp khác, chứ không có được ở trong cái lớp đó mà tu tập. Nhất là cái lớp mà Chánh Tư Duy thì mấy con phải giữ gìn độc cư trọn vẹn đó.

Cho nên chuẩn bị ngay từ bây giờ đó mấy con chuẩn bị hết, có cái gì đó mấy con giải quyết ở trong cái lớp Chánh Kiến này, để mà chuyển qua cái lớp Chánh Tư Duy thì coi như là sống chết để mà chúng ta đi tới.

Vì vậy mà Thầy có nói ở bên Tăng, ở bên nam Thầy có nói rằng đức Phật tu bốn chín ngày thì chúng ta tu bốn mươi ngày mà chúng ta sẽ chứng đạo. Đó như vậy, Thầy…​ Bởi vì đức Phật không có thầy, còn mấy con có Thầy thì mấy con phải tu ngắn hơn chứ, tại sao mấy con lại tu như Phật? Mà Phật có bốn chín ngày chứng đạo, còn mấy con bây giờ ít ra mấy con có Thầy hướng dẫn thì mấy con phải bốn mươi ngày chứ, chứ đâu phải là bốn chín ngày.

Cho nên mấy con tu đúng, mấy con giữ gìn đúng, đức Phật ngày xưa đâu có ngồi dưới cội bồ đề mà lát lại đi nói chuyện với mấy đứa chăn bò, có bao giờ có điều đó không? Cho nên vì vậy mà Ngài mới chứng.

Còn bây giờ mấy con cứ hơi chạy qua, hơi chạy lại nói chuyện như vậy là không những là 49 ngày mà còn 490 ngày mà chưa hẳn nữa, mà còn có thể là 490 năm nữa là khác. Bởi vì tu mà cứ phá độc cư thì không bao giờ chứng đạo được đâu.

Bởi vì mình cứ tiếp thu vô, tiếp thu, mình không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình thì mình phải tiếp thu vô, mà tiếp thu làm sao cho con xả cho hết. Nó bao giờ ở ngoài nó tiếp thu vô bao giờ cũng là ác pháp.

Cho nên trong cái lớp này, khi mà vào cái chánh lớp Tư Duy rồi, thì mấy con độc cư rồi thì chắc chắn là cô Út sẽ không bao giờ đến lớp của mấy con mà mấy con sống đúng. Còn mấy con mà nói chuyện thì cô Út đến lớp mời mấy con ra rồi, không có thể nào mà tha mấy con được hết. Mấy con nhớ kỹ, bởi vì lớp Chánh Tư Duy thì không bao giờ cô Út đến động mấy con đâu.

(15:04) Mà mấy con tu đúng độc cư, độc bộ, độc hành cho đàng hoàng, thì mấy con được bảo vệ hẳn hoi đàng hoàng, mà mấy con không khéo mấy con nói chuyện nhau, mấy con đụng nhau mấy con gặp nhau bàn bàn, hỏi nhau viết bài như thế này, hỏi như thế kia thì không được rồi.

Mấy ông học trò gì mà cọp-dê đến mức độ vậy, copy quá tay vậy sao được. Hỏi ý người ta để mình viết bài thì như vậy đâu được. Tự mình phải triển khai cái tri kiến của mình chứ, cứ hỏi vầy hỏi khác thì đâu có được.

Cho nên ở đây là phải tự lực, tự mình thắp đuốc lên đi rồi, không có còn nhờ cái đuốc của ai nữa hết. Cho nên mọi mọi mấy con phải nỗ lực thật sự thì Thầy tin rằng cái thời gian mấy con sẽ chứng đạo, rất ngắn chứ không còn xa đâu.

Bởi vì đúng người, đúng pháp, đúng cách thì nó không bao giờ còn thời gian dài. Mấy con nghe lời Thầy, chứ mấy con mà cứ làm những chuyện lặt vặt ở bên ngoài không, thì Thầy thật sự ra không biết là bao giờ cho mấy con tu xong. Rồi bây giờ mấy con hỏi Thầy gì thêm nữa không?

4. TỰ TRẠCH PHÁP CÂU TÁC Ý KHI TU TỨ NIỆM XỨ

(16:03) Phật tử 1: Con bạch Thầy, hỏi câu thứ hai con hỏi Thầy ạ.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 1: Khi con tu Tứ Niệm Xứ thì con (16:07) (Nghe không rõ…​) thì con bạch Thầy đó là hiện tượng gì ạ?

Trưởng lão: Cái hiện tượng đó là hiện tượng của hành tưởng của con thôi. Còn trong vấn đề mà tu Tứ Niệm Xứ đó thì đức Phật có dạy chúng ta cái về Thất Giác Chi đó, Trạch Pháp Giác Chi. Tự chúng ta trạch pháp cho đúng cái đặc tướng của chúng ta. Chứ không phải mà chúng ta dựa vào những cái trạch pháp của Phật đã sẵn rồi.

Thì bắt đầu bây giờ chúng ta không phải nhập lặp lại những cái câu đó như mình học thuộc lòng. Mà mình tự, bây giờ trong cái trường hợp này xảy ra thì mình tự trạch ra, mình chọn ra một cái câu cho xứng hợp với trong cái hoàn cảnh mình đang tu, trong cái thời điểm mình đang tu mình tự trạch ra. Thì mình tự trạch ra nó phù hợp với cái đặc tướng của mình thì nó hiệu quả, nó hiệu quả trong cái sự tu tập Tứ Niệm Xứ.

Bây giờ thí dụ như trong Tứ Niệm Xứ, bây giờ cái thân của con này nó đang bị đau nhức cái chỗ nào đó ở trên cái thân con thì con tự trạch pháp cái câu đó ra, rồi con nương vào cái câu của đức Phật đã dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Hoặc là con đặt một cái câu khác hơn cái câu đó nữa là: “Thân phải yên ổn không có được bệnh đau. Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Thì đó là, điều kiện đó là mình trạch pháp ra.

(17:28) Còn đức Phật dạy cho mình chung chung, như cái câu của đức Phật dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Đó là cái câu dạy chung chung, tùy theo mình hợp thì mình dùng câu đó, mà mình không hợp thì mình đặt cái câu khác. Cho nên về cái phương pháp Tác ý đó là tự kỷ ám thị của mình đó thì phải là trạch pháp, phải là chọn lấy một cái câu cho nó xứng hợp với cái tự kỷ ám thị đó thì nó mới sẽ hiệu quả.

Đó cho nên vì vậy mà các con là một tác giả những cái câu mấy con tác ý, chứ đừng có mượn một cái câu khác. Nhưng mình dựa cái ý của người khác để mình tác ý câu cho nó phù hợp, cho nó rõ ràng hơn.

Có nhiều câu Phật dạy mà chúng ta tác ý nó không hiệu nghiệm, mà lại chúng ta tự đặt ra mà chúng ta lại thấy hiệu nghiệm. Phần nhiều là mình đặt ra, mình chọn lựa mình đặt ra nó phù hợp, đó là cách thức tu Tứ Niệm Xứ đó con.

5. HAI LỚP CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TƯ DUY KHÔNG THỂ HỌC LÝ THUYẾT CHUNG

(18:25) Phật tử 1: Con kính bạch Thầy. Con muốn xin Thầy thế này có được không ạ?

Trưởng lão: Có. Con cứ hỏi.

Phật tử 1: Vâng. Con muốn là những lớp người già, những…​ Đây là con xin thôi ạ.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 1: Những lớp người già, những lớp người trẻ mỗi khi học lý thuyết thì có được học chung không? Và khi thực hành cho những người già tập riêng để đỡ công giảng dạy của Thầy có được không ạ?

Trưởng lão: À không. Bởi vì cái lớp mà Chánh Tư Duy đó là nó riêng rồi mấy con. Nó không phải là còn cái lớp Chánh Kiến mà học chung.

Cái lớp Chánh Kiến đó là học chung cả nam nữ đều được hết, nhưng mà tại vì Thầy phân ra để cho nó, cái lớp…​ Coi như là cái lớp học của mình đây, cái Tổ đường này nó hẹp quá mà dồn chung lại thì nó đông quá. Cho nên mình chia ra để cho nó ít đông, Thầy chịu cực khổ hơn chút. Nhưng mà cái lớp Chánh Tư Duy rồi, cái lớp thực hành rồi thì không thể dồn chung lại được nữa.

Dù bây giờ cái lớp đó, bây giờ thí dụ như cái lớp người già có ba người, Thầy cũng chịu khó, Thầy để lên kiểm nghiệm ba người này, chứ không thể nào thêm mấy con vào tu thì mấy con sẽ ngồi xếp bằng để mà trên Tứ Niệm Xứ, để từng cái tâm niệm của con khởi ra, từng cái niệm đó mà khi khởi ra thì mấy con sẽ ở trên cái tâm niệm đó, mấy con hóa giải được cái tâm niệm đó bằng cái Chánh Tư Duy của mấy con.

Cho nên vì vậy mà bắt buộc mấy con đầu tiên là mấy con phải làm bài. Chứ không thể nào mà con tư duy mà sơ sơ để rồi mấy con bị ức chế cái tâm của mấy con. Cho nên, ở cái lớp này là lớp không thể học chung được, nghĩa là học riêng rồi.

(19:55) Cho nên vì vậy mà các con biết là khi mà các con ngồi đây đó, trong một cái lớp này Thầy cho một cái đề tài, thì mấy con làm chung đó là cái lớp Chánh Kiến rồi. Nhưng mà bây giờ trong cái lớp mà của các con học đây đó, thì đầu tiên Thầy mới vào Thầy cũng cho, thí dụ như Thầy cho chung các con là cái niệm ái kiết sử, nó khởi ra trong tâm con cái niệm ái kiết sử con nhớ gia đình con, thì do đó thì bây giờ mấy con dùng những cái hiểu biết của mấy con để hóa giải. Dùng cái hiểu biết đó, mấy con viết thành cái bài để hóa giải cái tâm niệm ái kiết sử. Bắt đầu bây giờ các con làm bài, rồi mấy con làm chung.

Còn bây giờ đó sau một cái thời gian trong một tháng đầu tiên là Thầy cho những cái đề tài cho mấy con làm, nhưng mà qua tháng thứ hai thì ở trong chúng mấy con đâu có một niệm đó chung đâu, người này thì ái kiết sử mà người này nó có niệm khác mấy con, nó lung tung hết chứ nó không có giống ai đâu.

Cho nên vì vậy mà sau khi mà cái niệm mà khởi ra rồi đó, thì mấy con xin Thầy con về thất để con làm cái bài này để mà con giải nghi được cái niệm này. Rồi con về, rồi con có cái niệm khác, con ngồi một lúc con có niệm khác à, thì do đó cái niệm khác khởi ra con xin Thầy con về con làm, sau đó các con viết, các con nạp bài cho Thầy.

Nhiều cái đề mục, nhiều cái đề tài chứ không phải một cái đề tài đâu, bây giờ mới là cái người chấm bài mới là khó, cho nên cái lớp này Thầy cặn kẽ lắm, thà là ít chứ không nhiều, nhiều là Thầy rất là cực. Đó cho nên vì vậy mà để thấy được cái tri kiến của mấy con hóa giải được cái niệm đó hay chưa.

Bây giờ mấy con làm bài, Thầy thấy rằng mấy con hóa giải được hay không. Rồi bắt đầu mới khi mà làm bài xong rồi đó, thì mấy con cũng được được trực tiếp với Thầy để mà Thầy nói, con nói như vậy mà con có áp dụng được vậy không? Mà nếu mà có áp dụng được như vậy đó, con phải thật tình ở trong cái sự tu tập này. Con phải thật tình, con thấy con cởi mở được không, mà chưa cởi mở Thầy sẽ hướng dẫn cách thức để cởi mở.

Chứ không phải là mấy con nói rồi mấy con viết như vậy rồi mấy con tưởng là nó đã suôn được đâu. Cho nên bây giờ đó khi mà con thấy con nói như vậy là thông suốt rồi, nhưng mà sao tâm con thấy cái tâm con nó chưa có thật xả ra. Vì vậy bây giờ đó phải làm như thế nào? Từng đó Thầy sẽ dạy các con cái phương pháp Tác Ý. Nó mới đi tới dần nó để xả thật sự mà, chứ đâu có còn mà để còn ẩn núp ở trong đó được nữa.

Nghĩa là cũng như bây giờ các con thấy cái thân các con đau nhức nè, các con hiểu không? Thì bắt đầu bây giờ mấy con tác ý cái bệnh này, rồi mấy con nương vào cái chỗ nào để mà mấy con xả cho hết cái bệnh.

Thì cái niệm của mấy con đó, mấy con dùng cái tri kiến của mấy con quán xét mấy con nói hết sức rồi, đủ hết rồi nhưng mà vẫn còn thấy núp, vẫn còn có chứ chưa phải hết.

(22:25) Vậy thì bây giờ dùng cái pháp Tác ý như thế nào để đẩy cho nó ra nè? Nó cũng như đẩy cái bệnh con vậy đó, nó là cái tâm bệnh, chứ đâu phải là nói chuyện mình, nói chuyện lý luận với nó rồi thôi bỏ nó luôn đâu, nó ức chế đó chứ chưa hẳn đâu.

Con lý luận thông suốt nó nhưng mà vẫn còn bị e ấp trong đó, chứ chưa phải hết đâu. Chứ đừng có nói mấy con lo tưởng rằng mình hiểu cái nó xả đâu, nó chưa đâu nó còn chứ không phải chưa.

Cho nên khi mà trình bày thì mấy con nói, con tuy rằng con hiểu con nói như vậy đúng, con hiểu con nói ra như vậy đúng rồi, nhưng mà con vẫn thấy tâm con còn chứ chưa phải hết. Biểu, Thầy nói con như vậy là thật tình rồi đó. Chứ mà nói thật sự, mấy con thật sự ra mấy con tư duy đi rồi mấy con sẽ thấy cái niệm nó còn núp, chứ chưa phải là nó hết đâu.

Cho nên cuối cùng đó, Thầy sẽ hướng dẫn cách thức mấy con dùng cái pháp Tác ý như các con đẩy bệnh. Đã thông suốt rồi thì bắt đầu còn phải dùng một cái lực, ý thức lực để đẩy lui cái niệm đó ra khỏi cái tâm của con.

Vừa là mình hiểu biết rất rõ cho nên nó không còn cái chỗ núp nào hết, cho nên mình dùng cái phương pháp này đẩy nó, thì khi mà đẩy nó thật sự nó tâm hồn của các con nó mới thật sự là bằng lòng. Chứ không khéo là nó không thật sự bằng lòng. Đây là cái phương pháp tu của người ta mà, chứ đâu có phải là cái chuyện mà xả tâm, cái chuyện dễ đâu mấy con.

Nghe nói xả ai nói cũng được, ai nghe nói ly ai nói cũng được, nhưng mà sự thật nó có thật ly không? Hay là nó nằm đó? Mà ở đây trước cái phương pháp của chúng ta tu là để chúng ta hoàn toàn chúng ta ly thật sự mà, xả thật sự mà. Cho nên chúng ta bằng những cái phương pháp đủ cách thức chúng ta mà.

Đầu tiên chúng ta dùng cái tri kiến của chúng ta, hiểu biết rốt ráo những cái niệm đó, nó ác như thế nào? Nó như thế nào? Nó làm cho chúng ta đau khổ như thế nào? Chúng ta hiểu rất rõ rồi. Nhưng nó vẫn còn núp chứ nó đâu chịu đi đâu.

Cũng như cái bệnh mấy con đâu có đơn giản đâu. Cho nên vì vậy cái cảm thọ của cái thân và cảm thọ của tâm nó không có đơn giản. Mà cái tâm nó còn trừu tượng, nó còn khó khăn hơn kìa, cái cảm thọ của thân mấy con. Các con hiểu chưa?

Cái cảm thọ của thân khi mà nó hết đau rồi nó hết nhưng mà cái cảm thọ của tâm thấy nó hết, chứ mà sự thật ra chưa hết đâu. Cho nên chúng ta phải còn tích cực trên cái phương pháp tu để mà đẩy lui cái tâm niệm đó, nó mới sạch chứ đâu phải dễ.

Cho nên mình tu hoài mà không biết cách đó, cho nên nó vẫn còn hoài, mà bị ức chế nữa. Tới đây thì mấy con cái đường lối của Thầy vạch ra cho mấy con thấy. Nó đâu phải riêng cái tư duy quán xét mà cuối cùng nó xả đâu, mà tới chừng đó chúng ta còn áp dụng cái phương pháp Tác ý. Mà tác ý thì phải thông suốt chứ còn chưa thông suốt thì không…​ tác ý bị ức chế. Đó thì cách thức của chúng ta tu hôm nay như vậy.

(25:00) Phật tử: Con kính bạch Thầy ạ. Con có một điều muốn thưa với Thầy để cho trong chúng chúng con trong khi tu tập không mắc phải cái việc đó. Nhưng mà nói ở đây thì không tiện, cho nên con muốn xin bạch Thầy riêng để con nói, mà đây là con chỉ xin bạch Thầy năm phút để cho tất cả các chúng chúng con sẽ không mắc phải những cái sai lầm này nữa có được không ạ?

Trưởng lão: Được. Con cứ nói. Không có gì.

Phật tử 1: (25:25) (Nghe không rõ…​), thôi con xin…​

Trưởng lão: Được. Rồi được.

Phật tử 1: Con cám ơn Thầy ạ.

Trưởng lão: Còn ai hỏi Thầy gì nữa không? Rồi con hỏi.

6. PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý VÀ PHÁP HƯỚNG TÂM LÀ MỘT

(25:39) Phật tử 2: Bạch Thầy. Giải thích cho con biết ra cái phương pháp Như Lý Tác Ý với lại pháp Hướng Tâm đó Thầy. Có hai pháp thưa Thầy.

Trưởng lão: Con hỏi pháp Như Lý Tác Ý với pháp Hướng Tâm hả con?

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Cái pháp Như Lý Tác Ý đó là cái pháp Hướng Tâm chứ không có gì hết. Hướng tâm có nghĩa là nó vi tế, mình hướng đến cái đó nó thực hiện cái đó rồi, gọi là hướng tâm.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Nghĩa là cái tâm mình muốn cái đó thì nó…​ Mình chỉ chưa có tác ý ra, còn cái tác ý là thô. Thí dụ như mình nói: “Thọ là vô thường cái bệnh này đi đi”, nhưng mà cái hướng tâm đó thì mình hướng cái chỗ mà mình vừa muốn cái thân của mình không có đau, thì nó không đau gọi là hướng tâm.

Hướng là mình hướng đến nó, bây giờ cái đầu Thầy đau nè, Thầy muốn cho cái đầu Thầy không có đau mà Thầy không có tác ý, mà ý muốn của Thầy đó đừng có đau, thì trong bụng của Thầy bao giờ muốn cái thân Thầy đau? Có phải không?

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên cái hướng tâm của Thầy, bây giờ nó nhức Thầy muốn nó đừng có đau. Chỉ ý muốn nó thôi đó là hướng tâm.

Còn tác ý đó, thì bây giờ Thầy theo tác ý thì như thế này: “Thọ là vô thường cái đầu đau này đi đi”, đó là tác ý. Các con hiểu không? Còn hướng, mình chỉ muốn thôi, thì trước khi mà Thầy tác ý ra đó thì Thầy đã muốn cái đầu của Thầy đừng có đau, Thầy đã hướng rồi nhưng mà hướng nó không hết, cho nên bắt buộc phải dùng cái tác ý. Cho nên cái pháp Như Lý Tác Ý nó đi sau cái tâm của chúng ta muốn. Con nhận ra được không?

Phật tử 2: Dạ nhận ra được Thầy.

Trưởng lão: Rồi.

7. XẢ TÂM BẰNG CÁCH VIẾT RA GIẤY

(27:05) Phật tử 2: Với lại còn câu hỏi nữa Thầy. Hồi hôm qua con về thành phố đó Thầy. Con thấy nhà cô Liên Châu, con thấy sao tự nhiên con thấy con chóng mặt con muốn té.

Cái hồi nữa con muốn đi lên nhà trên thì tự nhiên trong đầu con nó, cái hình thành cái bài viết là giống như lời khuyên theo “đừng ăn thịt” vậy vậy đó. Không biết phải là con dao động hay làm sao Thầy? Hồi con ngồi, lên lầu con mới hết Thầy. Con không hiểu cái việc này. Phải nhấp điện thoại luôn (27:31 …​nghe không rõ).

(27:32) Trưởng lão: Con thấy thịt, người ta mua thịt heo về con thấy tội quá phải không?

Phật tử 2: Dạ đúng rồi.

Trưởng lão: Thấy những cái đó…​

Phật tử 2: Dạ thưa Thầy.

Trưởng lão: Rồi cuối cùng thì con lên trên lầu rồi con muốn viết cái bài để khuyên người ta đừng có ăn thịt…​

Phật tử 2: Tự nhiên trong đầu hình thành bài này. Con mà viết là chắc cũng mấy trang đó Thầy, không biết tự nhiên có sẵn, con cũng không hiểu được.

Trưởng lão: Tại vì cái tâm Từ con nó thực hiện qua cái tri kiến của con để mà nó huân nó thành, nó viết ra cái bài. Bởi vì cái tâm trạng của mình đó, nó một cái dòng tư tưởng con. Mà khi đó đó mình thấy cái sự đau khổ đó mình muốn cho người khác cũng đừng đau khổ đó, cho nên nó tự, cái dòng tư tưởng của con nó viết.

Lúc bấy giờ thì con viết rất hay mà rất đầy đủ đó con. Cứ viết đi. Có gì đâu. Thứ nhất, để nói lên cái lòng thương yêu của mình, lòng từ, lòng bi của mình như vậy trước cái cảnh đau khổ đó là lòng bi rồi. Mà mình muốn cho người ta đừng có cái đau khổ nữa, thì đó là lòng bi của con đối với cái gia đình của cô Châu. Thì điều đó con cứ viết thẳng đi, mai mốt đưa cho cô.

Phật tử 2: Con không biết…​ Con định xin phép Thầy, không biết là có viết được không? Tại vì giai đoạn này đang tu vậy đó. Rồi đó hả, con muốn viết ra, con cầm cây viết mấy lần, con chựng lại con không có viết.

Trưởng lão: Con cứ viết. Bây giờ đó là con đang thực hiện cái tâm Từ con, còn con viết cái lòng từ của con, cái lòng bi của con rồi, thì con cứ viết đâu có sao đâu. Cứ viết. Giai đoạn mà…​ Mặc dù là con có cái duyên với Tứ Niệm Xứ nhưng mà nó chưa phải đến cái giai đoạn mà rốt ráo.

Bởi vì con còn đi tới đi lui mà làm sao rốt ráo được phải không? Chừng nào mà thật sự rốt ráo là con khép mình chặt, sống độc cư trọn vẹn lắm thì bắt đầu đó không nên viết nữa. Còn bây giờ mặc sức mà múa cây bút của con, múa làm sao múa chứ, mà con múa sao mà cô Liên Châu giận con đó thì lúc đó đừng có…​

Phật tử 2: Con mà nói là đụng chạm đến cô Liên Châu đó Thầy. Con suy nghĩ hoài không biết làm sao.

Trưởng lão: À thì cứ nói.

Phật tử 2: Với đụng chạm đến cô Lộc nữa. Với mình không…​

Trưởng lão: Mình phải đụng chạm để cho người ta làm thiện, cứ đụng chạm chứ sao. Miễn là người ta…​

Phật tử 2: Cái về, cái cô Liên Châu kêu con qua xem đĩa mà con…​ Lúc xem đĩa của thầy Chân Quang tự nhiên cái nhớ mãi hồi qua cái, chỉ khác là thầy Chân Quang vỗ tay cái tự nhiên con muốn viết cái bài thầy Chân Quang. Ôi trời ơi! Lúc này sao con kỳ vậy? Con không hiểu sao Thầy? Con mới ngồi con quan sát thôi dừng. Cái này thì dừng, còn cái kia thì viết được.

Trưởng lão: Thôi! Cái đó là…​ Mà thôi đừng có nói thầy Chân Quang nữa. Rồi. Thầy Chân Quang, thầy muốn vỗ tay sao, kệ thầy. Đừng có nói.

Phật tử 2: Còn con coi cái đĩa tháng trước (30:00) …​, tự nhiên con kỳ lắm. Cái tâm con cũng hình thành là viết thầy Chân Quang nữa. Tự nhiên nó muốn viết về thầy Chân Quang. Thôi không được đâu, con mới dừng lại con nhắc nó: “Thôi thôi, viết cái kia đi, chứ đừng viết cái này”.

(30:11) Trưởng lão: Ừ! Đúng rồi.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Đừng có đụng chạm tới ai hết. Con như hạt cát ở ngoài giữa sa mạc đó, liệu đó. Hồi ba cát kia nó dồn dập cũng chết luôn đó, chừng đó thầy Chân Quang, thầy nội thầy đưa đệ tử thầy phun nước miếng không cũng chết ngộp, đó ở đó. Nói, thầy Chân Quang mà nói.

Các con đừng có nói điều gì hết, lo mà tu đi, tu cho giải thoát đi rồi mặc sức đó. Nội cái tu của mấy con đó chứng đó cũng là nói cái chuyện với thầy Chân Quang được rồi. Thôi ráng tu, đừng có thấy gai mắt gì hết nữa. Đó cũng chướng ngại pháp chứ không có gì đâu, buông xuống hết đi. Khi vô tu Tứ Niệm Xứ rồi đó thì thấy ai ăn thịt cá thì thôi kệ họ làm gì làm, chứ đừng có viết đừng có lách gì nữa hết.

Còn bây giờ thì trong cái lớp Chánh Kiến, mình viết ra để cho mình nói được cái tâm niệm của mình, mình có ý là mình cũng khuyên người khác để mà làm cái việc thiện thôi. Nhưng mà viết để mà, ngòi bút của con để viết để xả tâm con, chứ không phải là viết để đưa cho cô Liên Châu, con hiểu không?

Phật tử 2: Dạ Thầy.

Trưởng lão: Con viết đó để mà xả cái tâm của con đó. Xả cái tâm, nói lên cái lòng thương của mình thôi. Mà khi mà con viết rồi nghe nó nhẹ nhõm, nó để trong bụng nên nó không có nặng nề, nó thai nghén mà nó chưa có chịu mà sanh ra thì nó nặng nề chứ gì?

Con biết cái nhà văn cũng vậy à. Họ thai nghén cho đến khi mà họ viết ra đó thì coi như là cái ngày đó là họ sổ thai, họ mới thấy nhẹ. Mà khi viết xong cái tác phẩm rồi, họ nhẹ nhõm xuống. Còn con đó, mình đi thấy cái chuyện đó cái nó thai nghén liền tức khắc, cho nên vì vậy mà cầm cây bút lên mà viết đi cho rồi, xả ra cho hết thì nó mới an ổn được cái tâm.

Chứ còn mà con cứ để nó trong đó thôi, không viết nhưng mà nó cứ hơi nó nhớ ra cái nó bực bực, nó thành cho nó…​ Con cứ viết ra đi. Viết ra đừng đưa ai hết, cứ để đống đó đi, đâu có gì đâu. Rồi sau này thời mai có duyên, họ lật ra họ đọc thì họ nói hồi bữa đó con nói cô Liên Châu quá trời quá đất. Thì không có sao đâu.

Không! Cái đó là mình trong cái khi mà mình thực hiện mình…​ thực hiện cái tâm Xả đó. Mình tức ai, thí dụ như mình ghét ai, mình tức ai mình cứ ngồi cầm cây bút mình viết, mình muốn chửi người ta gì đó mình chửi, mình nói đã trong cái ngòi bút mình đi, mình viết đã cái mình thấy cởi mở quá trời. Coi như mình xả ra hết rồi đó, mà không có ai nghe mà không ai thấy. Mình viết rồi cái mình xé mình đốt đi, chứ đừng để chúng thấy đọc là chúng thù mình lắm đó, không có được.

Cho nên đó là cách thức cũng xả tâm đó mấy con. Cách thức xả chứ còn…​ Bây giờ mình xả mà mình đụng, mình giận người ta mình lại mình chửi người ta xả người ta, chưa chắc xả cái kiểu này người ta đánh mình luôn, người ta cũng đâu có nhịn mình. Đó là ác pháp đó con, trên cái ác pháp.

(32:37) Còn bây giờ mình biết cái tâm mình nó tức, nó tức cái người đó vậy đó. Bắt đầu đó mình viết, mình viết mình nói cái người đó thế này, thế nọ, thế khác nói cho đã cái bụng mình đi, lỡ rồi mình xả. Cuối cùng mình thấy mình nhẹ nhõm rồi mình trút hết cái bầu tâm sự mình ra rồi. Các con thấy, đó là cách thức cũng xả tâm đó mấy con.

Chứ còn mình mà xả cái kiểu mình chửi lộn với thiên hạ là coi chừng bị đó, bị đòn đó họ cũng đánh mình nát, bầm xương đó. Cho nên cái lối của mình xả là cái lối có văn hóa hơn.

Mình để ôm ấp trong bụng của mình thì nó bực tức quá, mà mình không biết cách nào xả, cho nên mình cứ viết ra hết những cái lòng bực tức của mình ra hết đi, rồi mình muốn mạ lỵ mạt sát người ta, mình muốn nói gì nói cho đã trên trang giấy thôi nhưng mà có ai đọc đâu mà họ giận mình, chỉ có mình mình nói cho đã miệng, đã cái ý của mình thôi. Cho nên vì vậy cuối cùng mình xả, cũng là cách thức xả con.

Nhưng mà cái tờ giấy đó mà được trao cho người bạn, người nào thân thuộc đó, người nào mà thân mình đó họ đọc thì mình thấy còn nhẹ hơn nữa. Không! Sự thật mà, có người mình xả được rồi, nó nhẹ lắm. Còn nếu mà để đó mà không có cho ai đọc thì nó cũng còn ôm ấp đó. Cho nên vì vậy mấy con biết sử dụng được cái cách thức xả, nhưng mà đây là cái lối xả thô thôi.

Còn chúng ta xả là chúng ta bằng cái tri kiến, chúng ta tư duy quán xét, thấu đáo những cái tâm niệm, tâm niệm ác, cái tâm niệm khổ đau của mình thì do đó mình xả bằng cái lớp học Chánh Tư Duy của chúng ta. Cái đó là cái lớp để mà xả tâm.

Cho nên bây giờ đó, Thầy khuyên con có gì đó cứ viết đi. Văn con viết nó ngắn gọn mà thẳng thắn quá như mực tàu. Không! Thầy đọc rồi, Thầy đọc rồi Thầy thấy.

Phật tử 2: Cái ý của con là viết vô thẳng vô trong luôn vậy à.

Trưởng lão: Ừ thì đó. Thì Thầy nói. Con mà gặp thầy Từ Thông mà viết thẳng có ngày con chết với nó.

Phật tử 2: Thầy! Tại vì thầy Từ Thông là con đã trực tiếp thẳng rồi đó Thầy. Con có tiếp xúc thẳng.

Trưởng lão: Ừ. Tiếp xúc thẳng mới vậy mới coi chừng đó. Ông ta là bậc thiện hữu tri thức, bậc lớn chứ không phải bậc nhỏ đâu nha. Mà con mà con nói động chạm thì không có được đâu.

Phật tử 2: Nên con đâu nói gì.

Trưởng lão: Ông nhai con như là nhai cốm vậy đó.

Phật tử 2: Nên đâu muốn đụng chạm đâu. Con thấy trước mắt, con nói vậy rồi.

(34:55) Trưởng lão: Trước mắt của con. Nhưng mà con nói ra coi chừng đó. Mình có lượng cái sức của mình coi với cái lực của mình coi như thế nào. Nội cái đám học trò ông đến khạc nước miếng con cũng chết ngộp, chứ ở đó mà con nói con…​ Cho nên mình phải biết, biết mình biết người trăm trận trăm thắng, chứ đừng có nói đại, nói đùa hiểu không? Con hiểu chưa?

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Mấy con cần phải tu. Cần phải tu thôi. Chứ bây giờ đừng có cần viết, đừng có nói ai hết. Sau đó rồi mấy con tu mà chứng quả A La Hán rồi, họ có đến đập mấy con bay trời ngồi trên đó, đập hụt, nó đâu có sao. Người ta phun nước miếng bao giờ nó cũng rớt xuống đất chứ bao giờ rớt trên hư không được, mấy con bay ngồi trên hư không làm sao dính nước miếng, có phải không?

Còn bây giờ mấy con chưa có gì hết, mấy con nói bậy nói bạ coi chừng đó. Không có được đâu. Cho nên nghe lời Thầy đi, đừng có viết cái gì hết, đụng gì hết. Gì mà mấy con viết nào là chùa Tuyền Lâm, nào là chùa Quê Lâm, Uy Nghiêm gì ôi thôi tùm lum tà la vậy. Mấy con không nói người ta, chứ mấy con nói ở chùa người ta là biết là nó muốn nói cái chùa đó gì rồi. Con hiểu không? Chọc ghẹo thiên hạ.

Cho nên bây giờ mấy con đừng có nói gì hết, Thầy bảo đừng nói gì hết. Nói để mai mốt nó lên giải thoát cái lớp này luôn, nó cho mấy con ngồi đây học chữ đó. Người ta có cái khả năng người ta làm được đó, hiểu không?

(36:18) Lo mà ráng mà tu đi mấy con, đừng có nói ai hết để cho mình yên tâm mình tu. Mình như một giọt nước giữa cái biển, còn họ là như nước biển trùng trùng mà không có thấy cái lực của người ta, tiền bạc người ta thì nó tỉ tỉ rồi.

Nó bây giờ ra mướn ba cái thằng đầu gấu vô đây nó dập mình một bữa là tan nát hết chứ không còn gì đâu. Nó chỉ bỏ tiền ra thôi, nó cũng làm mình tan nát hết, chứ đừng chưa nói cái chuyện khác đâu.

Cho nên vì vậy mấy con đừng có nói gì hết, cứ lo tu vầy thôi. Thầy đào tạo cho mấy con được năm người, mười người, hai chục người chứng quả A La Hán rồi, thì mấy con cũng âm thầm mấy con đi dạy để đem truyền cái đạo đức, từ những cái người mà tu hành ở pháp, các pháp lục của Đại thừa họ sẽ thấy mình đúng họ trở về, chứ mình đừng có nói gì hết đó.

Thì như vậy nó hoàn toàn nó trong cái cách thức của chúng ta là đúng cái hạnh từ bi rồi, nó không có ghét cái người nào. Sai đúng mình không có cần biết cái đó, mà mình chỉ biết lòng thương yêu chúng ta đối với mọi người thôi, thì cái đó hay.

Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Hết rồi phải không con?

Phật tử 3: Con muốn hỏi Thầy ơi.

Trưởng lão: Nhớ cố gắng viết cái bài đó đi, đặng ít bữa đem cho cô Liên Châu.

8. CÁCH THỨC XẢ TÂM CỦA LỚP CHÁNH TƯ DUY

(37:37) Phật tử 3: Con bạch Thầy. Con kính bạch Thầy. Con hỏi. Như bây giờ Thầy nói này là viết những cái gì mà mình tức hoặc là mình bực cái gì thì mình viết ra, mình phải xả cái tâm của mình. Thì con, con lại hiểu như thế này con có phải làm sao?

Tức là khi mà mình muốn xả một cái niệm nào đó, thì mình phải hiểu cho được tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ. Tức là khi mình đã thương hết tất cả muôn loài vật rồi hoặc là mình thương xót trước cái sự đau khổ của vạn vật thì không bao giờ mà mình ghét ai, mà cũng không bao giờ mà viết ra một cái điều gì đối với họ, chỉ có…​

Trưởng lão: Cái đó là con tu về…​ Con tu trong Chánh Tư Duy rồi, con xả rồi. Cho nên Thầy mới trang trí, trang bị cho mấy con những cái kiến thức đó.

Phật tử 3: Dạ.

Trưởng lão: Còn cái này Thầy nói với cái người phàm phu, họ chẳng biết gì hết, mà giờ cái tâm bực tức quá cứ ngồi đó ôm ấp chịu không nổi, cho nên họ tuôn ra. Mà giờ tuôn ra đụng cái người mà họ chửi mình, mình tuôn ra họ đánh mình liền, cho nên mình đâu có dám lại chửi họ.

Cho nên mình tuôn mình mình ở trên cái tờ giấy thôi, rồi đem lại cho cái người bạn mà thân của mình đó cho họ đọc, đặng nó xả bớt. Bây giờ Thầy có cái tâm niệm đau khổ, đời mà; có tâm niệm đau khổ, có người bạn đến Thầy đem cái tâm niệm Thầy nói một hơi cái, Thầy nghe nó nhẹ nhõm lắm. Đó là cách thức xả của đời.

Phật tử 3: Dạ.

Trưởng lão: Còn đạo thì chúng ta đã xả tâm Từ, tâm Bi chứ ở đó mà con viết cái chữ đọc, như vậy là con còn tích, tích trữ những cái ác pháp. Con hiểu không?

Phật tử 3: Dạ vâng.

Trưởng lão: Nên ở đây mình không có tích trữ cái đó đâu. Nhưng mà Thầy nói cái chuyện xả ngoài đời đó, người ta tìm mọi cách người ta xả, người ta xả bằng ở trên trang giấy, bằng trên trang giấy. Người ta chửi mắng người ta đã ở trên trang giấy cho nên không ai đánh họ hết, mà cuối cùng họ cũng hả hơi đó. Tại vì mình nói được rồi, con hiểu Thầy muốn nói đó.

Phật tử 3: Dạ vâng.

Trưởng lão: Cách thức xả ngoài đời. Còn ở xả trong đạo là chúng ta có những học tập, những cái kiến thức để mà chúng ta xả qua cái lòng thương yêu thật sự, qua cái nhìn của nhân quả rồi. Đó! Nó êm thấm lắm mà nó giải quyết được cái tâm lý tình cảm của chúng ta một cách rất là an ổn.

Bởi vì mình học Phật pháp là lợi ích rất lớn ở chỗ đó. Còn nếu không học Phật pháp thì chỉ còn nước mà chửi người ta lại, mà chửi lén đó mà, chửi ở trên giấy thôi, kêu là chửi. Mình ở nhà mình ghét người ta, người ta chửi mình ở nhà mình không dám la lớn, sợ chúng nghe đánh mình cho nên mình thầm thầm mình chửi nó, đó là mình chửi lén thôi. Để cho nó hả hơi chứ không khéo nó tức giận nó chết nó được.

Đó bây giờ đó như vậy đó, con yên tâm. Bởi vì ở lớp này đó Thầy dạy mấy con Chánh Tư Duy để mà xả tâm mà. Vậy chứ mà còn phải biết áp dụng cái pháp Như Lý Tác Ý để mà xả cho rốt ráo đó con.

Con ngồi xuống đi con. Rồi mấy con hỏi Thầy hiểu không? Có hiểu không?

(40:17) Phật tử 4: Dạ vâng thưa Thầy. Con thưa Thầy như là cô Liên Châu, cô ngồi gõ nhịp theo con nghĩ là cứ trước khi trước mà con cũng gặp cái trường hợp này, thế rồi con cơ quan hoặc là trong gia đình có cái gì nói về con oan ức lắm, con không biết nói về, bởi vì con không còn tin ai nữa.

Thế là con đến chùa thì con thấy ông Phật, tức là ông ngồi (40:33) …​, lúc đấy con không nghĩ là…​ Con cứ nghĩ là, gọi là Phật thật nhưng con nghĩ là một cây khung gỗ, cho nên mình nói sao ấy coi như là ông nghe hay không nghe, không biết nên ông không trả lời thì đâm mình xả được cái tâm của mình ra, là mình không còn cái gì. Thế nhưng mà, thực ra là xả, xả cái tâm đau khổ, tâm tức bực của mình thôi nhưng mà đối với người kia mình vẫn chưa xả được.

Trưởng lão: Đúng rồi con. Con xả cái tâm con đó.

Phật tử 4: Vâng. Chứ còn khi mà…​

Trưởng lão: Chứ cái người kia chưa đâu.

Phật tử 4: Thế còn thưa Thầy là khi mà mình học về Chánh Kiến rồi có cái tâm Từ, tâm Bi rồi thì mình áp dụng vào đấy mình xả, rồi mình xả được cho mình và mình xả được đối với cả người kia nữa thì mình…​ luôn cái tâm Từ nữa thì…​

Trưởng lão: Đúng đó con.

Phật tử 4: Thì nó hoàn toàn lúc đấy là nó hết, bặng không còn một cái gì vướng mắc trong tâm nữa…​

Trưởng lão: Đúng rồi đây là cái phương pháp rồi. Cái này là cái phương pháp, cái lớp Chánh Tư Duy rồi. Cho nên nó xả hết hoàn toàn xả mình mà xả luôn cả người, cho nên cái người đó không còn chướng ngại gì nữa.

Phật tử 4: Dạ vâng.

Trưởng lão: Còn cái này con đứng trước tượng Phật con…​ Con tức bực gì đó con nói hết cái tâm mà phiền não, tâm đau khổ con để coi như là ông Phật, ông Phật gỗ ông ngồi ông nghe.

Ông nghe coi như con trút cái tâm sự con cho ông Phật. Bây giờ mình không biết trút cái tâm sự cho ai. Nhưng mình thấy nó cũng giải cho mình một cái phần nào, nó an ổn được. Nhưng mà sự thật ra nó chưa phải rốt ráo đâu con, nó mới đỡ thôi.

Cũng như bây giờ, Thầy có một cái tâm sự gì nó buồn phiền, có người bạn đến Thầy kể lại những sự buồn phiền đó. Đó là Thầy trút được một phần đó con. Chứ nó chưa phải sạch đâu, nó chưa hết đâu nhưng mà trút được nhẹ xuống một phần.

(42:01) Cũng như bây giờ đó, có gì mình đau khổ quá mình khóc, nước mắt mình chảy ra, chảy riết một hơi nó cũng trút ra được phần đó, nó nhẹ xuống lần. Chứ còn mình không khóc đó, nó ức chế ở trong đó nó chịu không nổi rồi. Cho nên mình tuôn ra, tuôn ra bằng nước mắt của mình nó cũng giảm đi. Đó là cách thức ở ngoài đời.

Mà sự thật ra khi mà những nhân quả mà nó kết hợp nó sanh làm con người, nó có những cái điều kiện để tự xả bớt, chứ nếu không ác pháp nó sẽ giết con người chết hết. Cho nên nó, coi tự nó có lúc đó nó phải làm như vậy vậy đó, là nó giảm bớt để nó tiếp tục nó sống. Chứ nó, nếu mà nó không có vậy…​

Cho nên ông Phật biết là con người mình nó có cái cách thức xả, cho nên mới dạy cho mình những cái kiến thức để mình hiểu rốt ráo và cái pháp Như Lý để cho nó xả đến cái rốt ráo của nó mà nó toàn thiện, biết xả được.

Vì cái nhân quả nó kết hợp để sanh ra làm loài vật, nó có cái quân bình của nó, nó thái quá thì nó không có được đâu, nó để cho nó quân bình. Cũng như bây giờ thái quá mà mình tức quá, mà không có cho mình khóc đó chắc chắn là mình sẽ chết mất đi, cho nên cho mình khóc.

Đó là cái quân bình của cái quy luật của nhân quả mà, nó quân bình để nó làm cho nó không có sáo rỗng. Chứ không khéo nó sáo rỗng; cho nên nó cái lực, quy luật của nhân quả nó hay lắm.

Cho nên ông Phật ông nắm được cái quy luật của nhân quả đó, mà ông biết cách để cho mình xả đó, để mình xả. Cho nên nhờ cái quy luật đó mà ông biết cách ông dạy cho mình cách thức xả rốt ráo; cho nên mình toàn thiện nó không còn đau khổ nữa.

9. PHÂN BIỆT TÂM TỪ VÀ TÂM BI

(43:27) Phật tử 4: Thưa Thầy cho con hỏi một chút xíu nữa. Dạ thí dụ như là con làm rõ cái tâm Từ với tâm Bi cho nó rõ ràng, đó thì con thấy là thí dụ như là tâm Từ là kiểu, con thấy như thí dụ như Thầy thì đang quét ở phía đằng trước.

Thì con thấy đằng trước rất là rộng và đằng sau các con thì ít thôi nhưng phía đằng trước lại rộng. Nhưng mà Thầy quét ở trong khu của Thầy, Thầy lại quét ra rồi Thầy lại quét lên mãi trên này. Sau hôm đó con nghĩ là công việc của Thầy nhiều, con tranh thủ và con quét ra xuống để quét, để Thầy có thời gian để Thầy làm việc. Thì đó có phải tâm Từ không ạ?

Trưởng lão: Cái đó cũng là tâm Từ đó. Nghĩa là làm cho Thầy đỡ nhọc nhằn, đó là cái thực hiện, cái đó là tâm Từ.

Phật tử 4: Dạ. Còn đối với Thầy, Thầy lại bảo là: “Con để Thầy quét cho con, con nghỉ Thầy quét cho”, thì đó lại là Thầy thương các con và để bảo vệ sức khỏe cho các con, để các con tiếp tục tu. Ai hiểu đó là tâm Bi phải không Thầy?

Trưởng lão: Cái đó cũng là đối với Thầy, đó là cái tâm Từ con. Tâm Từ để cho con đừng có khổ cực mà…​ Còn khi nào mà con đang khổ cực mà Thầy lại, Thầy bảo con như thế này: “Con để Thầy quét cho con”, Thầy lấy cây chổi con, đó là tâm Bi.

Còn bây giờ Thầy quét trước thì này kia để cho con đừng có cực khổ đó, thì đó là tâm Từ của Thầy. Con phân biệt được tâm Từ, tâm Bi chưa?

Phật tử 4: Dạ.

Trưởng lão: Nghĩa là con đang quét mà Thầy lại, cũng như mà Thầy đang quét vậy đó mấy con xách cây chổi lại: “Thầy nghỉ đi để con quét”, đó là tâm Bi. Thấy Thầy con đang làm cực mà con muốn thay thế Thầy làm cái chỗ đó, tức là tâm Bi.

Còn bây giờ con quét trước Thầy tới đó không có nữa, đó là tâm Từ con đã làm rồi. Cho nên Thầy khỏi quét chỗ đó, nhưng mà con đã làm rồi. Còn bây giờ Thầy đang quét cái chỗ đó, mà con muốn cho Thầy đừng có quét, cho nên vì vậy mà Thầy nói, con xách cái chổi lại: “Thầy để chỗ này cho con quét”, rồi Thầy mới bỏ Thầy đi vô đó tức là tâm Bi. Con hiểu không?

Bi với Từ nó có chút xíu à, mà nếu mà không hiểu đó thì mấy con sẽ lộn.

Phật tử 4: Vâng ạ.

Trưởng lão: Chút à. Cho nên nó dễ lộn cái chỗ này lắm mấy con. Dễ lẫn lộn.

(45:24) Phật tử 4: Dạ con kính bạch Thầy. Ví dụ như có những cái trường hợp là bạn đồng tu hoặc là của chúng con có người bị đau ốm, mà không quét được thất mà các con đến thất, các con quét như vậy có được hay không? Hay là cứ để vậy, con nghĩ là nếu mà tâm Từ thì con nghĩ là nên đến quét như vậy thì…​

Trưởng lão: Nhưng mà bây giờ là mình đã tu cái hạnh độc cư, cho nên cái người đó đang bệnh không quét thì mình quét ở ngoài đường thôi, chứ mình không vô thất.

Bởi vì mình vô thất làm động người ta hoặc là người ta đang trị bệnh, mình làm động người ta cũng…​ Khi có bóng dáng của mình đó, làm cho người ta bị phân tâm. Cho nên mình…​ Bởi vì mình phải thấy cái pháp độc cư, mình đừng có nghĩ dơ sạch nữa, mà mình cũng đừng nghĩ rằng là sẽ giúp cho họ sạch. Bởi vì độc cư mà mình vô đó mình quét là mất độc cư người ta.

Cho nên mình vô thất người ta là sai rồi, cái khuôn viên thất người ta có cái vòng rào thất người ta thì đừng có vô đó, họ dơ sạch gì để kệ họ. Nhưng mà khi mà họ nhờ, họ nhờ mình quét giúp giùm họ không thể làm được, họ đang nằm đó mà thấy cái đống rác xung quanh nhà họ, họ chịu không được thì mới nhờ: "Cô Liên Châu giúp giùm em để quét cái sân, vì em bệnh em không làm được". Thí dụ vậy đó thì con nên làm.

Còn khi mà người ta không nhờ thì thôi để người ta yên ổn, người ta đang trị bệnh hoặc gì đó thì mình đừng có vô đó. Mình vô mình thành ra từ cái tâm Từ của mình mà trở thành cái tâm hại, hại người khác.

Phật tử 4: Con xin cảm ơn Thầy!

Phật tử 5: Bạch Thầy con…​ Nói về tâm Bi con thì con, con cũng có cái chưa biết phần này với lại (46:58) …​ . Ngồi đây mà mỗi lần mà thấy cô Út cô leo leo, leo xuống lên cực khổ quá Thầy. Thì con cũng có cái ý là thưa với Thầy đó là làm cho Út một cái bậc ở bên đây để cho đỡ khổ.

Trưởng lão: Nó sẽ chướng ngại. Làm một bậc cho cô Út đi nhưng mà sớn sác mấy người đi coi chừng nó đá cái bậc đó. Thành ra…​

Phật tử 5: Thầy làm một, hai bậc…​

Trưởng lão: Để Thầy sẽ nói cô Út đó, khi nào mà có cái gì đó thì cô cứ lên cái thềm đó cô đi lạng thạng lên đây, khỏi phải trèo qua cái nền cao quá thấy cực khổ, mấy con.

(47:33) Được rồi để xem Thầy sẽ nói, cô sẽ thấy lên cái bậc thềm ở trước đó cô sẽ đi vô đây rồi cô trở ra đi theo cô sẽ…​ Nói chung là cô muốn nhanh đó, cho nên cô đi thẳng lên rồi cô trèo lên đây thì thấy nó cũng cực.

Nhưng mà bây giờ con nói thôi làm cái thềm, thì cho cô Út lên nó đỡ cô Út. Nhưng mà nó sẽ là cái chướng ngại con, cái chướng ngại. Một là cái thềm đó mình không có được ngay chỗ cái cửa, thành ra có nhiều người, người ta vô ý chút là người ta cũng bị lỡ chân.

Hai nữa là mình nhìn thấy sao cái chỗ này lại đống, chất một cái đống đá như thế này? Nó đâu phải cái cửa cái nẻo gì, coi như vậy là coi cái Tổ đường của mình coi nó không đẹp nữa, phải không? Cái mỹ thuật nó mất đi, mà nó nhiều cái.

Nhưng mà con khởi cái lòng đó là cái lòng từ con. Cái nghĩ mà con làm cái bệ đó là cái lòng từ. Mình phân biệt được cái tâm Từ của mình, tâm Bi của mình như thế nào.

Bây giờ còn hỏi Thầy gì thêm nữa không con?

Hết rồi phải không con? Hết rồi thì thôi, bây giờ lo về nghỉ.

10. PHẬT TỬ XIN PHÉP TIẾP KIẾN, TU HỌC

(49:06) Trưởng lão: Người nào còn hỏi Thầy, con lại hỏi Thầy con.

Phật tử 6: Con lạy bạch Thầy.

Trưởng lão: Rồi con, ở lại.

Phật tử 6: Bạch Thầy. Cho con hỏi như vậy. Em con ở bên Úc đó, cũng về ba tháng nay rồi mà không có ở nhà con, ở dưới quê đó mà bữa đó con có cái đĩa mà băng hình đó, trên hình đó Thầy đang giảng pháp đó thì cái ông em rể ông thấy vậy, ông muốn lên đây.

Dạ ông muốn lên đây là, ông thì bị ung thư phổi Thầy. Dạ thiêu đốt một lần rồi ở bên Úc rồi nhưng mà ông muốn về bên đây, cũng như là lần cuối vậy đó. Rồi thấy Thầy đã thành đạo, muốn lên đây tiếp kiến với Thầy.

Dạ mà bây giờ đó thì con xin Thầy cái…​ vì điện thoại lên thì ông sẽ ở trên này một đêm ở nhà khách. Dạ chứ vô đây thì bất tiện lắm, tại vì ông đau đó Thầy, tối ông ho dữ lắm. Thành ra con xin Thầy bữa nay con về, con về con sắp xếp vào thứ Bảy, thứ Bảy thì ở dưới xe dưới lên đó thì khiến Thầy, xin Thầy để chút ít thì giờ Thầy nói.

Bây giờ ông cũng gần chết rồi, rồi mà ông…​ Dạ ông ho nhiều lắm, mà ở bên Úc thì cho ông về ba tháng, dạ thì 12 âm lịch này ông về tới nè.

Dạ Thầy lên đó Thầy khuyên ông đó, thì anh thì cũng còn ham ăn lắm ăn thịt ăn đồ ấy, nhưng mà có khi mà con về con đãi đồ chay ông ăn ông khen lắm. Con người cũng còn tham mà thì ông cuối cuộc đời ông khiến ông lên ông gặp Thầy. Xin Thầy từ bi chứng kiến cho ông. Dạ.

Trưởng lão: Thôi được rồi, cái đó là duyên.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: (51:19) …​

(51:20) Phật tử 6: Bữa nay con xin về. Hôm trước đó, dì nó về dì Vân về đó, thì ngay cái lớp mà ngồi dưới gạch đó, thì em con đó nó từ bi lắm. Dạ nó nói: “Thôi để dì dì cúng”, thì cái số tiền mà ghế đó là dì Vân nó khởi ra là dì nó chấp thuận.

Dạ thì bây giờ con sắp đưa Thầy đó, thành ra em con cũng muốn xin một mớ đó, về bển bạn bè bên Úc đó. Dạ thì để thứ Bảy này có thể rảnh lên.

Trưởng lão: Được con.

Phật tử 6: Dạ con xin phép Thầy bữa nay con về.

Trưởng lão: Ừm.

Phật tử 6: Dạ. Con về sắp xếp công việc.

Trưởng lão: Rồi được rồi, bữa lên rồi Thầy sẽ nói Út cho một cái số sách, số sách đó con.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: Để có gì về bên Úc cho mỗi Phật tử bên đó.

Phật tử 6: Dạ. Như là phần con, con cũng nói riêng con ham học lắm, nhưng mà cái chướng nghiệp của con là Thầy cũng biết. Thành ra bây giờ nếu mà cái lớp mà chia ra thì con xin ở cái lớp già cũng được. Tại vì con phá hạnh độc cư cũng lên xuống, lên xuống hoài thôi.

Trưởng lão: Đúng rồi con. Con ở cái lớp già.

Phật tử 6: Dạ. Con xin ở lớp già nhưng mà con quyết lòng tu là cho bằng lớp trẻ. Tại vì cái tâm nguyện con là trước khi chết là phải nhập chánh pháp thành ra con quyết lòng cũng tu. Hôm giờ thì cái đầu con đó con cũng xin Thầy (52:30) …​ hết rồi.

Trưởng lão: Vậy hả?

(52:32) Phật tử 6: Hết nhức đầu rồi. Dạ, hết nhức đầu. Rồi con xin một tối là con tu có hai tiếng thôi nhưng mà con tu được rồi, con thức được rồi.

Trưởng lão: Vậy hả con?

Phật tử 6: Nhưng mà cũng còn cái niệm. Niệm…​

Trưởng lão: Không sao. Cái niệm không sao đâu con. Con niệm…​

Phật tử 6: Dạ niệm nhiều lắm.

Trưởng lão: Được không có gì đâu con.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: Lần lượt từng đó…​

Phật tử 6: Con thấy con tiến bộ dữ lắm.

Trưởng lão: Để xả được con.

Phật tử 6: Dạ

Trưởng lão: Xả hết niệm…​

Phật tử 6: Chứ con cũng tranh thủ là khi con về đó thì con, ở nhà con có cái phòng riêng của con, con về con chung vô đó. Nhà không có cái gì mà động tới con hết trơn hết. Thành ra con cũng thấy cũng được nhưng mà cái độc cư ở đây thì gần Diệu Vân đó, thì con cũng còn hơi lấn cấn. Nhưng mà con cũng thực hành.

Trưởng lão: Sau lần lượt là nó hết con. Rồi cái nhiệm vụ của ai thì coi như là nấy lo tu rồi.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: Càng đi tới rốt ráo thôi.

Phật tử 6: Dạ. Đó đó con cũng gom tu rồi. Diệu Vân làm gì làm, dạ.

Trưởng lão: Nó cũng lên tu đó.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: Ai cũng lo cái phần nấy hết.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: Lần lượt rồi con lo phần con nó lo phần nó. Bây giờ ai cũng có trách nhiệm là phải tự cứu mình rồi. Tự độ đó. Chứ không phải là còn có khuyên lơn nhau nữa. Ai cũng biết Phật pháp rồi mà.

Phật tử 6: Dạ. Còn ba của Diệu Vân thì ông tu tốt lắm Thầy. Ông thiền tốt lắm nhưng mà nhiều khi ông thấy mấy Thầy hỏi là ông ngại. Ông nói với con, ông nói: "Nếu mà ông quyết lòng tu thì sự thật là rất là ngắn ngày ông đạt", ông khoe với con vậy. Nhưng mà ông ngại là Thầy lo cho mấy thầy, thành ra ông…​ Mà ông còn sức khỏe đó Thầy.

Trưởng lão: Thầy thấy Hoàng Hợp…​ lớn tuổi, tu theo cái lớp trẻ được.

Phật tử 6: Dạ. Để con về con đốc ông, con cũng phải hy sinh cái phần con, phần con thì theo lớp (già), con sắp xếp giữ nhà cho ông, đặc biệt ông ở trên này, ông tu với Thầy.

Trưởng lão: Ừ. Rồi con. Mình phải hy sinh cho nhau.

Phật tử 6: Dạ. Thầy không…​ Thì bữa nay ông xin về.

Trưởng lão: Được rồi.

Phật tử 6: Về để sắp xếp công việc…​

Trưởng lão: Con nói với Thầy rồi con. Đặng sắp xếp hết.

Phật tử 6: Dạ, dạ. Con bạch Thầy cảm ơn.

Trưởng lão: Rồi con.

Phật tử 7: (54:39) (Nghe không rõ…​)

(55:04) Trưởng lão: Ai con?

Phật tử 7: Cô Minh Tâm ạ.

Trưởng lão: Minh Tâm hả?

Phật tử 7: Dạ.

Trưởng lão: Minh Tâm cô có từ trước con.

Phật tử 7: Có từ trước ạ?

Trưởng lão: Ừ. Nó lâu rồi. Nó về đây là nó đã bị bệnh rồi.

Phật tử 7: Bởi vì chúng con muốn là nếu mà ức chế mà bị một trong hai bệnh đó (55:18) …​ Cho nên con muốn (55:21) …​

Trưởng lão: Lâu rồi đó. Bị lâu rồi.

Phật tử 7: Con cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử 8: Dạ kính thưa Trưởng lão. Các vị cho con một câu hỏi. Con xin có câu hỏi với Thầy là con (56:24) (Nghe không rõ…​)

Trưởng lão: Con theo cái lớp tuổi trẻ phải không con? Đủ sức không đây?

Phật tử 8: Dạ đủ sức.

Trưởng lão: Sợ cái sức khỏe con kém đó, rồi con thức đêm, thức khuya nhiều tu tập nhiều đó, cái sức mình không đủ đó, mình sẽ bị bệnh đó.

Phật tử 8: Dạ con chịu được, (56:54) (Nghe không rõ…​)

Trưởng lão: Được thì cũng được, nhưng mà điều kiện là cái lớp cao là cái lớp tu dữ lắm đó.

Phật tử 8: Dạ vâng.

Trưởng lão: Ừ. Tu hết sức mình đó. Tu thu ngắn cái thời gian đó, tu hoàn toàn là bước qua cái phần mà áp dụng thực hành rồi. Áp dụng thực hành của cái tri kiến của mình, của cái tư duy rồi. Cho nên nó phải rốt ráo đó, rồi một cái phần là phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý liên tục đó. Cũng như mình đuổi bệnh ôm phao, nó đòi hỏi cái người sức khỏe phải đầy đủ đó, chứ thiếu sức khỏe là đi không được đâu.

(57:31) Phật tử 8: Con cũng thấy (57:32) …​ con cũng cảm thấy là cũng như cố gắng cũng có thể làm được (57:43) …​

Trưởng lão: Rồi. Được rồi. Để rồi khi mà học hết cái khóa này rồi đó, Thầy sẽ ghi danh sách của mấy con từng người từng người ở trong cái lớp nào đó ra lớp nấy hết.

Rồi con yên tâm đi, không có gì đâu con, phải nỗ lực thôi. Mình nhận mà vào một cái lớp học mà để mà thực hành cho rốt ráo thì nó phải đủ cái sức lực, đủ cái khả năng của mình mới học được.

Rồi thôi con ngồi xuống đi.

(58:44) Phật tử 9: Mô Phật. Kính bạch Thầy (58:45) (Nghe không rõ…​)

(59:05) Trưởng lão: Thầy đợi khi nào có giấy phép rồi Thầy mới nhận tiền, mà giờ con đã nhận rồi. Thôi con đưa đây, Thầy giữ giùm cho.

Phật tử 9: Con gửi Thầy…​

Trưởng lão: Thầy sẽ gửi một cái người đó để giữ giùm. Với cái lòng…​

Phật tử 9: Còn các con con cũng ba tháng một lần đem (59:19) …​

Trưởng lão: Khoan con để…​ Tụi nó cứ gom góp lại đi, rồi khi nào mà cái giấy phép của cái Trung tâm An dưỡng xong rồi, Thầy có cái tài khoản rồi bắt đầu mình trợ duyên trong đó. Đừng có gửi vậy đó, thì coi như là nó lắt nhắt lắm. Cực, rất cực Thầy.

Phật tử 9: Con nghe nói là cái người ta phát tâm, người ta mới đưa (59:38) …​

Trưởng lão: Người ta phát tâm đó con. Thôi được rồi. Để rồi Thầy sẽ nhận.

Phật tử 9: Nghe nói Trung tâm An dưỡng (59:42) …​

Trưởng lão: Đúng đó con. Thầy biết rằng cái nỗi bất hạnh của cái xã hội này nhiều lắm. Mà nếu cái Trung tâm An dưỡng nó được ra đời nó đem cái nền đạo đức. Cái thứ nhất là an ủi khi cần, cái thứ hai là an ủi được cái cơ thể cái bệnh tật con, thì (1:00:01) …​

Phật tử 9: (1:00:05) …​.

Trưởng lão: Ừ. Con ra.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy