00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 075B - TRỊ BỆNH - PHÂN LỚP - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - HỶ LẠC - LY XẢ

CK 075B - TRỊ BỆNH - PHÂN LỚP - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - HỶ LẠC - LY XẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 30/01/2006

Thời lượng: [48:36]

1. CÁCH XÂY DỰNG BỘ SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỖI TU SINH

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, các con nghe bài Bi Tâm, tức là lòng Bi của đức Phật và sự thương yêu của Thầy đối với các loài vật cũng như các con hiện giờ.

Những bài viết, mấy con giữ lại; đừng có bỏ - để sau này biến thành bộ sách Đạo Đức Hiếu Sinh. Nó rất thực tế. Một góc độ, khía cạnh của Nguyên Thanh viết là luận, nói về Tâm Bi của nó. Còn phần nhiều mấy con viết, những cái bài mấy con viết về Tâm Từ. Hoặc những bài viết của mấy con đều có góc độ rất hay và cụ thể. Nhưng chúng ta không có thời gian mà đọc hết. Vì vậy sau đó nó biến thành bộ sách Đạo Đức của riêng mỗi người.

Và đồng thời khi biến thành những bộ sách đó thì chúng ta sẽ đọc và chúng ta rút tỉa ra những kinh nghiệm của nhau, để chúng ta áp dụng vào con đường tu tập.

2. CÁCH THỨC TRỊ BỆNH

(01:23) Trưởng lão: Bây giờ về phần như hồi nãy Thầy đã nói - những người bệnh; chúng ta nếu mà không có đủ đạo lực để đối trị bệnh của mình, thì Thầy sẽ nhờ một số bác sĩ. Ở đây, cô Diệu Vân có nói cô có một số bạn là bác sĩ, rất tận tình để giúp đỡ.

(2:16) Cho nên trong xong cái bài xả tâm vừa rồi, thì mấy con sẽ cố gắng điều trị bệnh, những người bệnh cố gắng trị bệnh. Người nào có bệnh mà đi bác sĩ, người ta không trị được thì mấy con dùng pháp mà trị cho nó mạnh khoẻ để tiếp tục con đường tu.

Tới đây như Thầy nói, mình phải cố gắng khắc phục tu cho được; làm cho bằng được - chứ không có thể nào đầu hàng trước nghiệp của mình đâu. Mình phải chuyển!

Cho nên trong cái sự tu tập, các con mà đến sau trễ thì lần lượt Thầy sẽ cho những đề tài, mấy con lần lượt làm, không có vội vàng gì lắm! Như là những người đã đến trễ, làm bài chưa đủ thì tất cả các con phải làm lại cho đầy đủ những cái bài. Thầy gợi ý, giúp đỡ để cho mấy con làm bài, để cho mấy con có sự khai triển tri kiến của mình đầy đủ trên khoá tu học Định Vô Lậu.

Còn những người bệnh thì mau mau trị bệnh, không có để kéo dài nữa. Giả dụ như bây giờ đó, trong lớp chúng ta có những người bệnh, ví dụ như Nguyên Thanh bệnh, nãy giờ ngồi đọc như vậy mà Thầy thấy mấy lần bị ho đó. Do đó chẩn trị bệnh chứ không có được để kéo dài. Quyết định là phải trị cho hết bệnh để tiếp tục tu.

Trong thời gian mà trị bệnh thì chỉ có. Nếu mà trị bệnh mà thuốc thang thì phải có thời gian nghỉ ngơi, chứ không nên dùng pháp tu hành nhiều, mà nghỉ ngơi cho cơ thể mau phục hồi. Còn nếu trị về phương pháp thì cũng phải đúng cách, phải có được sự hướng dẫn của Thầy đúng cách, để mình đối trị bệnh của mình, chứ không phải để mấy con tự đối trị thì chắc chắn là có khi được mà có khi không.

(04:20) Cho nên, trong vấn đề này thì Thầy sẽ, người nào mà trị về thuốc thang, bác sĩ thì sẽ nhờ những bác sĩ giỏi. Và họ biết, chúng ta là những người tu tập. Họ là những người biết Phật giáo. Họ sẽ giúp đỡ cho chúng ta tận tình trên con đường tiến tới, để cho cơ thể khoẻ mạnh tu tập.

Đây cũng là cái may, cô Diệu Vân có những người bạn làm bác sĩ cũng có khả năng rất giỏi. Cho nên có điều kiện cần thiết thì chúng ta sẽ nhờ những người có khả năng giúp đỡ chúng ta được để được mạnh khoẻ.

Còn nếu mà dùng phương pháp trị thì cũng phải được Thầy trắc nghiệm coi để xem sức đạo lực, sức ý thức lực mình có hay không? Nếu có thì mình sử dùng nó trị bệnh thì chẳng lui bước đối với phương pháp mà chúng ta tu tập.

Dùng y bác sĩ trị bệnh thì chúng ta sẽ phải dùng thuốc thang. Trong khi dùng thuốc thang thì đời sống được nghỉ ngơi. Nếu mà những bệnh ngặt nghèo thì phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Cho nên sự tu tập của chúng ta đình chỉ lại cho chúng ta trị bệnh cho nó thật mạnh rồi tu tập. Đó là điều cần thiết chứ không thể nào hơn.

3. PHÂN LỚP ĐÚNG ĐẶC TÍNH, ĐẶC TƯỚNG CỦA TU SINH

(05:42) Trưởng lão: đồng thời, như hồi nãy Thầy nói, người già sức yếu, và người có sức yếu thì phải dồn vào một lớp để tu tập cho đúng với đặc tướng, sức khoẻ của mình. Chứ không thể,

Thí dụ như bây giờ lớp người già yếu thì không thể tu thời gian dài như người tu trẻ được. Đồng thời khi chiến đấu với hôn trầm thùy miên thì người già phải có thời gian đúng hợp với tuổi tác của họ; chứ không thể bắt buộc như người tuổi trẻ. Do sự tu tập như vậy, nó mới đúng với đặc tướng, đặc tính của nó để mà thực hiện được sự rốt ráo.

(06:19) Nếu không chúng ta bị ức chế không mà thôi. Mà khi ức chế thì nó không thành tựu đâu! Nó thành bệnh hoặc là nó thành tưởng mất. Nó sai pháp, nó không đúng cách. Bây giờ, chúng ta đã hiểu rồi thì chúng ta không có quyền ức chế thân tâm chúng ta. Tức là chúng ta làm một điều gì khác hơn không đúng cách là chúng ta tự khổ hạnh, tự làm khổ mình thì thì không đúng đường lối của đạo Phật.

Đạo Phật thì phương pháp đến để thấy được sự giải thoát chứ không phải thấy sự đau khổ của chúng ta mà tiếp tới sự đau khổ nữa thì không được. Cho nên trong sự tu tập theo Phật thì phải đúng cách, chứ không thể sai. Mà sai là chúng ta đã đi lệch đường, mà lệch đường thì không thể thành tựu.

Cho nên ở đây, Thầy khuyên các con đừng có vội vàng khi thấy sắp xếp lớp, mà ngỡ tưởng rằng mình có sự tự ti, mặc cảm. Mà thấy mình lớp thấp, người kia được lên lớp cao. Mình buồn thế này, thế khác. Cũng như Thầy nói trong lớp học còn nhỏ thôi, đi học thôi, mà bạn mình được lên lớp mà mình không được lên lớp, mình thấy mình buồn rầu lắm, mình khổ sở.

Ở đây, tâm lý tình cảm đó, dù mấy con gì. Hiện giờ mấy con đã là người lớn rồi; nhưng không chuẩn bị tinh thần, mấy con vẫn thấy mình buồn khổ. Thí dụ như người ta được lên lớp mà mình ở lại, tức là người ta được lên cái lớp tu đó; mà mình ở lại thì mình sẽ thấy buồn. Mà mình lên lớp, thử hỏi " bây giờ cái trình độ của mình nếu lên lớp, mình học không được thì có lợi ích gì cho mình đâu? " Cho nên buộc mình phải ở lại để cho mình củng cố sự thiếu sót của mình, chưa đủ; để cho mình đầy đủ rồi mình lên.

Vì đây là sự đào tạo thực sự chứ không phải là đào tạo để cái giấy chứng chỉ. Thông thường ở trường học, nó hay đào tạo trên lớp chứng chỉ. Tại vì cái trình độ của người đó chưa đủ khả năng, nhưng vì người đó muốn có cái bằng để mà đi ra làm hoặc đi kiếm tiền để sống cho nên mua chuộc cái bằng đó, chứ trình độ thì chưa đủ.

Vả lại cái người, trên bước đường tu tập thì có sự đặc cách của người có đặc tính riêng của họ. Họ đặc cách, họ nhanh nhẹn hơn, thì người đó họ sẽ chứng đạo trước mình; còn người chậm lụt hơn một chút thì chúng ta thấy họ cũng có đủ khả năng. Nếu họ bền chí tập luyện thì họ cũng đủ khả năng chứng đạo, chứ không phải không.

(08:43) Nhưng mà vì mình không có đủ sức, không có đủ khả năng, trí tuệ để mình đi nhanh, mình chậm hơn thì mình cũng y như vậy thôi chứ không có gì. Đừng có nghĩ rằng người đó đã thành tựu trước. Bây giờ trong lớp học của chúng ta có một người đã chứng được Tam Minh mà mình không có làm được thì mình đừng nghĩ rằng mình sẽ không làm được. Mình thấy người đó làm được mà mình không làm được rồi mình mặc cảm, rồi mình hết muốn tu. Mình tự ti mặc cảm, mình bỏ cuộc là mình sai.

Khi người đó đã làm xong là tại nhân quả, nghiệp của họ. Họ đã gieo duyên, đã từng tu tập cho nên bây giờ họ đi nhanh hơn mình một chút, chứ họ cũng không giỏi gì đâu. Do như vậy, chúng ta đừng có mặc cảm. Khi thấy trong lớp này có người tu rồi thấy "chắc mình tu không được, mình thấy mình thua xa quá".

Mấy con đi học, mấy con thấy ở trong lớp học còn nhỏ mình thấy rất rõ. Trong đó, đâu có mấy người người gỉ mấy con; đâu có mấy người học sinh giỏi là bao nhiêu người đâu? Còn chung chung cái trung bình thì nhiều, còn dở tệ thì nó cũng là một cái số, không có đến nỗi nhiều.

Nhưng người nào có ý thức, quyết tâm học thì trung bình có rất nhiều. Trung bình không có nghĩa là những người này không xài được đâu! Họ cũng có khả năng. Khi tốt nghiệp ra trường, họ cũng làm được công việc lợi ích cho xã hội. Đó là mức trung bình nó nhiều. Còn giới giỏi nó ít, cái giới tệ thật tệ nó ít. Nếu nói cái giới tệ quá tệ, kêu là mua cấp bằng không thì xã hội chúng ta tan nát hết không còn gì hết. Cho nên ở đây lấy mức trung bình của nó, Thầy nghĩ rằng con đường của đạo Phật thì cái mức tệ nhất của nó cũng là sống đúng giới rồi. Còn cái mức trung bình để mà chứng đạt thì chúng ta thấy cái số này nhiều.

(10:34) Cho nên các con đừng mặc cảm. Thầy sợ là sau khi ở lớp chúng ta bỗng nhiên có một người chứng đạt được. Ở đây Thầy nói, người chứng đạt được là người biết xả tâm mấy con. Chứ không phải người nói giỏi, viết giỏi đâu! Các con hiểu chưa? Nói giỏi, viết giỏi không có nghĩa là chứng đạo được đâu. Cho nên, ở đây mục đích là nói được hiểu được, viết giỏi được nhưng áp dụng vào được thì người này mới nhanh.

Bởi vì người ta hiểu rồi. Cho nên người ta nhanh. Còn nếu mà người ta nói giỏi, người ta viết giỏi mà người ta không áp dụng được thì người này cũng là người dở. "Có tài mà thiếu đức thì cũng không xà được; mà có đức không tài thì cũng không làm gì được hết". Bởi vì mình không có tài mà có đức thì chẳng qua chẳng làm gì được hết. Cho nên có tài thì phải có đức. Cái học và cái hành phải đi đôi với nhau.

Thực tế, vì vậy mà trên sự tu học của chúng ta hôm nay là rút ra để chúng ta biết người nào mà ở giai đoạn nào tu; để giúp đỡ, nâng đỡ nhau, để cho đi nhanh hơn. Càng có người tu xong thì đỡ rất là nhều. Bởi vì Thầy già yếu rồi mà có người trong các con tu xong thì các con sẽ lãnh trách nhiệm, làm vấn đề gì để đỡ bớt Thầy một góc độ nào đó. Còn nếu không thì Thầy phải giảng hết mọi mặt vì vậy rất là vất vả.

Cho nên, Thầy mong rằng mấy con còn sức khoẻ, còn tuổi trẻ, mấy con hãy nỗ lực. Cơ thể khoẻ mạnh nữa, thì dưới sự hướng dẫn và đào tạo của Thầy, Thầy tin rằng thời gian của mấy con sẽ nhanh chóng.

Ví dụ như bây giờ các con thấy sức khoẻ của mấy con rất cần thiết lắm, ất cần thiết để tu tập. Nếu mà mấy con không biết, mấy con phí sức khoẻ của mấy con thì rất uổng. Cho nên phải tu đúng để có sức khỏe đó, nó tiến tạo - nó nhanh.

Chẳng hạn bây giờ cần thiết để mấy con dùng sức khoẻ đó để tiến vào cái tu tập, để mà khắc phục được khó khăn nào đó, thì các con dễ dàng. Còn người lớn tuổi - người ta muốn dùng sức khoẻ đó thì người ta không có cho nên người ta tiến phải chậm hơn. Buộc lòng người ta phải vừa tu vừa nghỉ để phục hồi lại sức khỏe, tiến tới chứ không thể đi như người tuổi trẻ được.

(12:52) Cho nên hôm nay thì mấy con nhớ rằng người còn trẻ tuổi mà còn yếu đuối thì cũng được xếp vào lớp người già. Còn người tuổi trẻ khỏe mạnh hẳn hòi, đàng hoàng xếp vào cái lớp - đó là cái "lớp tiên phong - lớp đi đầu". Còn kế đó là những người bình thường chúng ta tiếp tục - chúng ta sẽ tu tập.

Bây giờ mong rằng, lớp bệnh là lớp để trị bệnh, lớp già yếu, rồi lớp đầy đủ sức khoẻ. Chia làm 3 lớp. Lớp bệnh phải lo trị bệnh cho hết; lớp già yếu sẽ tu theo giờ giấc đúng với người già, người yếu. Còn lớp trẻ chúng ta giữ gìn giờ giấc đúng với sức lực của chúng ta để chiến đấu. Đó là như vậy, Thầy phân lớp như vậy nó phù hợp.

Nếu không tu chung chung thì coi như là đối với người có sức khỏe, tuổi còn trẻ bị chặn đứng với người già thì tội cho người trẻ. Còn nếu dạy cho người trẻ tiến tới thì người già chới với hết, rồi thành bệnh hết cả đám với nhau hết; bất đầu “phát tán”. Cho nên phân ra các lớp như vậy chúng ta thấy sẽ dễ dàng cho sự tu tập của chúng ta. Bởi vì bây giờ đến phương pháp áp dụng rồi, thực hành rồi chứ đâu có còn học nữa.

Bây giờ nếu mà đem lớp học của chúng ta mà phân ra thì từ kiến thức hiểu biết của người này tới người kia, nó đã có lớp rồi mấy con - nó đã có lớp thấp, lớp cao trong kiến thức hiểu biết. Chứ đâu phải mình hiểu như vậy, có người hiểu sâu, có người hiểu chưa sâu lắm. Đối với lớp mà học, chúng ta cũng thấy, trình độ có thấp cao rồi. Cho nên đến lớp tu khó hơn rồi bởi vì ở đây là thực hành rồi. Cho nên buộc lòng mình phải phân ra lớp rõ ràng. Do như vậy có sự tu tập của chúng ta mới có tiến bộ. Bây giờ đến cái giờ này, mấy con còn hỏi Thầy gì thêm, những điều cần kiện thiết cho lớp học này nữa không?

Con hỏi đi con!

4. VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM: HỶ-LẠC, LY-XẢ

(14: 47) Tu sinh: bạch Thầy, con chưa có sườn Tâm Hỷ. Con kính xin Thầy hướng dẫn chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: Tâm Hỷ con chưa nghe à con? Ngày hôm qua hình như là.

Tu sinh: ngày hôm qua Sư Ông giảng mà con không biết trên đây có lớp ạ!

Trưởng lão: để rồi Thầy sẽ giải thích cho cái dàn bài xơ - giải thích cho hiểu cách để mà làm dàn bài của Tâm Hỷ. Hôm qua dường như là ngày Tết, Thầy đã nói về Tâm Hỷ rồi nhưng thôi, để giờ Thầy sẽ hướng dẫn thêm về phần đó. Con chưa biết cách thì Thầy sẽ hướng dẫn cách thức để làm dàn bài về Tâm Hỷ.

Thầy chỉ đại khái cho các con biết để rồi các con sẽ lập ra dàn bài - để mấy con theo đó, mấy con làm tức là Thầy sẽ gợi ý cho mấy con biết để mấy con làm. Rồi còn ai hỏi gì nữa không con?

Tu sinh: thưa Thầy! hôm qua Thầy hứa hướng dẫn làm dàn bài cho cả lớp đó Thầy?

Trưởng lão: không được, làm dàn bài cho cả lớp, mấy con làm bài chung nhau. Bây giờ Thầy gợi ý để ho mấy con về tự dựng dàn bài, nếu mà không mấy con sẽ làm chung giống nhau hết.

Tu sinh: Thầy nói rằng Thầy sẽ chia Tâm Hỷ ra 20 đề mục để con theo trong đó mà tu hành.

(16:21) Trưởng lão: Tâm Hỷ trong đó nó nhiều lắm con. Đối với Tâm Hỷ của mình - trước các ác Pháp mình cũng hoan hỷ được, trước các thiện pháp cũng hoan hỷ. Bởi vì nó hoan hỷ "cũng như người ta khen, mình cũng hoan hỷ nhưng coi chừng mình bị lời khen đó, mình đi theo cái danh. Mình cẩn thận trên cái hoan hỷ đó, có đúng cách hay không? Người ta chê mình, người ta nói này kia mình cũng hoan hỷ trên vấn đề đó. Hoan hỷ bằng cách nào? Thì đó là trước cái lòng mình luôn luôn thanh thản, an lạc, vô sự - cũng là hoan hỷ rồi đó". Cho nên mọi mặt trên Tâm Hỷ, luôn luôn lúc nào cũng nhiều cái phần lắm.

Cho nên từ đó dàn bài mấy con hiểu qua Tâm Hỷ. Hôm qua các con nghe dàn bài do Nguyên Thanh đọc, nó đã dựng lên một số Tâm Hỷ, các đề mục Tâm Hỷ rồi. Các con hiểu không? Cho nên bây giờ dựa vào đó các con dựng lên dàn bài của Tâm Hỷ ở trước mọi vật.

Bây giờ trước cái đau khổ, trước các ác pháp, mà các con Hỷ được trước ác pháp. Con Hỷ như thế nào để mà nó trước các ác pháp? Để nói cái lòng vui của mình trước các ác pháp? Làm cho con. Giờ người ta chửi con, đó là ác pháp đó, mà cái lòng Hỷ của con phải tu tập như thế nào để trước khi mà chửi đó con thấy con hoan hỷ. Con hoan hỷ như thế nào khi bị người ta mắng chửi. Đó là trước các ác pháp.

Còn trước thiện pháp người ta khen con hoặc người ta ca ngợi con thế này thế kia. Đó là thiện pháp. Trong thiện pháp đó, coi lòng hoan hỷ của mình, có chạy theo cái danh không? Xét thấy để cho thấy sự hoan hỷ của mình có đúng hay không? Con hiểu không?

Cho nên khi đứng trước cái lời khen mà lòng hoan hỷ của mình vui thì coi chừng bị danh! Cho nên vì vậy mình mang cái ngã. Cho nên trước lời khen mình thản nhiên thanh thản an lạc tức là hoan hỷ. Để xác định cho rõ chứ lúc nào mình cũng mỉm cười. Mình cười thì không phải.

(18:21) Mình muốn; mình đi vào tâm hoan hỷ cho rõ ràng thì mình gợi "như một người trúng vé số thì họ phải mừng chứ. Điều mừng đó là của người thế gian chứ không phải điều mừng của người tu. Khi mà trúng vé số tài sản nhiều, thì mình thấy mình không hoan hỷ đâu. Đối với người tu thì chúng ta không hoan hỷ đâu"

Nhưng chúng ta không phải vì đó mà chúng ta không cần lao cho có của cải sản tài sản nhưng chúng ta không hoan hỷ với vật chất. Vì chúng ta biết có của cải tài sản thì phải lo sợ trộm cắp, sợ mất mát, sợ đủ cách. Đó là những cách thức mà người tu xác định được tâm hoan hỷ của mình. Thầy gợi ý cho con những điều đó để con viết được tâm hoan hỷ.

Hôm qua Thầy cho Nguyên Thanh đọc bài Tâm Hoan Hỷ của nó rồi. Mấy con dựa vào đó để thành lập nhưng Thầy muốn gợi ý cho mấy con rất nhiều đề tài về tâm hoan hỷ. Mọi mặt đều là hoan hỷ hết thì chúng ta sẽ giải thoát. Nó là một pháp độc nhất. Còn dựng lên dàn bài thì mấy các con cứ theo đó các con viết, có nhiêu đó thôi, nó không thoát ra.

Mấy con dựa vào ý của bài đọc hôm qua rồi đó. Mấy con tự dựng lên những đối tượng để khởi được tâm hoan hỷ. Thay vì Thầy cho các con dàn bài chung chung, nhưng vì sợ các con không triển khai được tri kiến của mình đầy đủ hơn. Trừ ra các con thấy các con bí lối rồi thì buộc lòng Thầy phải gợi ý thêm chứ còn chưa bí lối thì phải tự triển khai thêm, để bắt buộc đầu óc mình tự làm việc.

Tu sinh: con chưa nghĩ ra được, nên chắc con theo dàn bài của Sư Ông.

(20:08) Trưởng lão: bắt đầu bây giờ con thử gợi cái ý của mình. Bây giờ có ai đem cho mình một nguồn vui.

Con đem thí dụ như là người ta đem cho con một số tiền lớn đi, con thấy niềm vui đó hoặc con trúng vé số thì con lấy niềm vui đó, con so sánh với Tâm Thanh Thản An Lạc Vô Sự. Niềm vui của thanh thản an lạc vô sự nó lợi ích lớn, hay niềm vui khi mình trúng vé số?

Con thấy so sánh như vậy để mình thấy được cái hoan hỷ, cái niềm vui của thế tục với niềm vui của mình; mình đem mình so sánh! Rồi mình thấy, mình mới xác định được qua cái Tâm Hỷ của mình chứ. Chứ nếu mà con không xác định được cái này tâm hỷ của con nó ở trong cái vui mừng thất tình lục dục.

Cho nên con thấy cái Hỷ mà Thầy có nhắc con đó, để các con biết: "Do ly dục sanh Hỷ Lạc". Cái Hỷ Lạc đó là do ly dục mà chính chúng ta bây giờ tới cái hỷ của người trúng vé số mà vui mừng. Từ sự sum họp của gia đình mà vui mừng; đến cái Hỷ mà do ly dục. Từ cái thấp đi đến cái cao để chúng ta so sánh, chúng ta thấy cái Hỷ của đạo Phật mà Thầy nhắc.

Ở trong đạo Phật các con thấy từ Tâm Từ, Hỷ, Tâm Xả, đức Phật xác định rất rõ. Nếu mà chúng ta không ly dục, ly ác pháp, thì Tâm Hỷ đó không phải Tâm Hỷ của đạo Phật. Nó cụ thể, nên đức Phật nói: " Ly dục li ác pháp nhập Sơ Thiền", " Do ly dục sanh Hỷ Lạc". Cái Hỷ Lạc do ly dục mới đúng là cái Hỷ của đạo Phật. Chứ không phải lúc nào chúng ta cũng tập vui vẻ. Cái vui vẻ của chúng ta là cái vui vẻ của thế tục chứ không phải cái vui vẻ của đạo.

Rồi bắt đầu bây giờ tới Xả, Thầy gợi ý thêm cái Xả cho mấy con thấy. Đức Phật đã nói trong Tứ Thiền: "Xả Lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh mới nhập Tứ Thiền". Vậy chữ Xả của đạo Phật nó ở chỗ cái rốt ráo cuối cùng của nó; là nó xả tất cả những thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Bởi vì xả lạc mà xả khổ tức là Xả Thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Cho nên nó xả - vì vậy cho nên nó ở mức độ của Tứ Thiền. Còn cái này chỗ ly dục ly ác pháp là chỗ mới đầu thôi.

Khi chúng ta muốn ly dục li ác pháp, thì phải có Tâm Từ, Tâm Bi. Không có Tâm Từ, Tâm Bi thì chúng ta không ly dục ly ác pháp được. Mà có ly dục ly ác pháp thì chúng ta mới có Tâm Hỷ. Có phải không? "Do ly dục sinh Hỷ Lạc đi tới chỗ rốt ráo".

(22:26) Tới chỗ này, mấy con. Tới chỗ Tâm Hỷ và Tâm Xả này, mấy con coi chừng không biết làm sao mà viết. Thật sự ra các con lưu ý trên dàn bài mà đức Phật đã cho sẵn chúng ta. Nói chung là đức Phật đã cho chúng ta dàn bài rồi mấy con.

Nói về đạo đức nhân bản - nhân quả, nói về nhân quả thì đường đi của nhân quả của con người thì đức Phật đã cho chúng ta dàn bài là Thập Thiện, phải không?

Nói về Từ Bi Hỷ Xả thì đức Phật đã cho chúng ta dàn bài của Bốn Thiền rồi: Từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm chứ còn gì nữa mấy con? Nếu không “Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”, không “ly dục ly ác pháp” thì mấy con làm sao có Hỷ Lạc được? Làm sao có Hỷ!

Cho nên mình Xả trước, mà mình Xả thì phải có Tâm Từ, Tâm Bi mình mới Xả chứ. Thiếu Từ Bi làm sao mấy con Xả? Mấy con thấy, nếu thiếu Từ Bi làm sao có con Ly chứ? Bởi vì muốn ly dục ly ác pháp thì mấy con phải Tâm Bi mới ly. Nếu không Tâm Bi thì làm sao mấy con Ly? "Mà ly dục, ly ác pháp thì mới nhập được Sơ Thiền".

Do ly dục mới sinh Hỷ Lạc - mới có Hỷ Lạc đúng của đạo Phật; sự hoan hỷ đó mới ở trong chỗ ly dục. cho nên từ cái chỗ hỷ của phàm phu…​ Như Nguyên Thanh viết từ cái Hỷ của phàm phu cho đến cái Hỷ nói về sự tu tập của Thầy, "Do ly dục ly ác pháp mới có Hỷ Lạc của nó". Do ly dục sinh Hỷ Lạc mà.

Từ chỗ đó tuy rằng ngắn nhưng nói lên được cái ý của nó. Trong hồi qua mấy con đã đọc rồi. Như vậy là dàn bài đã nằm ở chỗ đó, để chúng ta biết, để chúng ta thực hiện được từ cái phàm phu, cái Hỷ phàm phu cho đến cái hý rốt ráo. Nếu không, không nhận rõ thì chúng ta chỉ nói cái Hỷ của phàm phu. Cuối cùng chúng ta cứ tập mỉm cười. Như vậy không đúng, nó sai, còn ở trong cái phàm phu. Mấy con hỏi đi?

Con cứ ngồi đó đi con.

Tu sinh: thưa Thầy! trường hợp người ta cho, tặng, biếu con một số vật phẩm gì đó. Mà con không tham dục, không vui mừng trước vật phẩm đó. Con không nhận, con nhường lại. Con nghĩ tâm mình như thế đã không tham dục trước vật phẩm đó, không có ham thích điều đó. Như vậy có sinh Hỷ Lạc không? Xin Thầy chỉ dạy cho con.

(25:01) Trưởng lão: cái đó là mình, khi người ta cho mình một vật, mình nhận vật đó nhưng lòng của mình nó không có, coi như là. Nếu là phàm phu thấy vật này, họ thích, thì đó là cái hỷ, cái hoan hỷ của phàm phu. Còn cái Hỷ của người tu thì mình không đắm chìm trong vật đó, gọi là Hỷ.

Mình phải biết rằng tôi thích quá, cái này cho đúng mục đích của tôi rồi, thì đó là phàm phu; còn người ta cho cái này đúng sở thích của mình nhưng mình biết rằng các pháp đều vô thường cho nên nên mình không để tâm ham thích cái này tức là mình hỷ của sự giải thoát “ly hỷ ly dục sinh Hỷ Lạc”.

Cái Hỷ chỗ này, tôi rất hoan hỷ tôi biết lòng của người này rất thương mến, mới tặng thực phẩm này đối với tôi, hoặc tặng món này đối với tôi. Nhưng mà tôi biết tu nên tôi thấy các pháp đều là vô thường. Cho nên tôi không có gì để tôi vui với vật thực đó. Mà tôi hoan hỷ cho cái tâm tôi đã Xả được cái này. Con hiểu chỗ này không?

Đó là cách thức tôi sống trong ly dục. Tức là cái Hỷ đó mới đúng cái Hỷ của đạo Phật. Cho nên mình không bị dính mắc Cho nên ở đây nếu không biết thì mấy con sẽ làm sai, làm cái Tâm Hỷ của phàm phu không.

Tu sinh: con bạch Thầy, khi người ta cho chúng con một vật nhưng con không dùng mà con tặng cho người khác có được không ạ?

(26:34) Trưởng lão: con không dùng, mặc dù con không dùng, con cho người khác được mà. Đó là cái quyền, cũng như bây giờ con đi khất thực, người ta cho con bữa ăn, con về con ăn không có hết hoặc là vật này để dành cho con vật nào đó, nó ăn thì đó là quyền của con. Con lãnh con biết ơn người đã cho con nhưng mà con không dùng hết thì con cho người khác không có sao hết. Cái đó là vật sở hữu của con rồi, con hiểu không? Không có gì hết, nhưng mà ở đây mình nói sự hoan hỷ, chứ không phải mình thấy món đồ này mình không ưa, mình đem cho ai, cho vứt, cho rồi, thì cái đó là không hoan hỷ rồi.

Còn cái này mình ưa thích thật nhưng mình biết các pháp là vô thường. Do nên ưa thích, mình vui với cái món ăn này, vui với món đồ này tức là mình bị cái Hỷ của thế gian. Cho nên vì vậy mình ly ra. Mình thấy cái này, bây giờ mình dùng ít thôi, chứ mình không dùng nhiều được, vì cái lòng của người ta cho mình thì mình chỉ dùng ít thôi, rồi mình đem cái này cho người khác. Đó là sự hoan hỷ của con, hoan hỷ trong đối tượng đó. Đó đúng pháp, là do ly dục, không vì dính mắc vật đó. Nếu để dành ăn ngày mai, ngày mốt nữa thì mình hoan hỷ theo kiểu dục là không đúng

Tu sinh: Thưa Thầy! thí dụ (27:53 - 27: 57) thì nói chung là (27:58- 28:09)

(28:10) Trưởng lão: bởi vì con nghe qua bài của Nguyên Thanh đọc Tâm Bi, thì mình có thể đưa ra mẩu chuyện một người nào đó, họ thực hiện lòng Bi đối với người khác. Trong hoàn cảnh khổ đau, người ta sẵn sàng giúp cho người khác như thế nào? Đó là thực hiện Tâm Bi. Như vậy nó gợi cho chúng ta hiểu rõ lòng Bi. Như Nguyên Thanh hồi nãy gợi lên lòng Bi của đức Phật, rồi gợi lên lòng Bi của Thầy. Đó là gợi lên để chúng ta biết những mẩu chuyện đó, để chúng ta chú ý lắng nghe, để chúng ta thực hiện lòng Bi của mình, để mình tập để sau này mình thực hiện lòng Bi của mình. Thứ nhất!

Cái thứ Hai, khi mình viết bài, mình nhớ bây giờ có chuyện đó xảy ra như vậy. Người đó sẵn sàng giúp đỡ mình trong hoàn cảnh ngặt nghèo khó khăn. Giúp đỡ đó cũng là Tâm Bi. Cho nên mình nói lên bằng sự thật của hành động đó, nói lên Tâm Bi, cái đó đúng. Cho nên ở đây chúng ta chỉ nghe rồi chúng ta biết cái này mình sẽ áp dụng như vậy, mình sẽ đưa ra mẩu chuyện, mình nói Tâm Bi của người đó, để cho người ta khác đọc, người ta hiểu. Đây là cái hành động đó là hành động Tâm Bi.

Tu sinh: con muốn thưa Thầy thêm, bạch Thầy mình gọi điện là người ta (29:39)

(29:41) Trưởng lão: trong vấn đề đó tốt con. Bởi vì ở đây có một số người có bệnh, nếu không đủ sức, đủ đạo lực để đẩy lui bệnh thì hoàn toàn phải uống thuốc thôi. Cho nên vì vậy khi cần thiết Thầy sẽ nói con, con sẽ gọi điện cho mấy người đó; họ có thể đến đây giúp đỡ. Hoặc là chúng ta điều kiện họ không đến được, chúng ta có điều kiện, họ có phòng mạch ở thành phố, thì chúng ta sẽ đi đến thành phố khám bệnh được tiện lợi.

Vì phần khám bệnh về y học Tây y. Tây y, nó có những máy móc, mà những máy móc đó thì không thể đem lên đây được đâu; cho nên chúng ta phải xuống phòng mạch, nơi nó sử dụng. Qua tia X hoặc này kia như nó chụp tim, chụp phổi thì mình phải đi thôi, chứ không có lẽ bây giờ người ta mang những đồ dụng cụ đó lên đây thì bất tiện quá. Vì vậy mình đi thì dễ dàng hơn. Cho nên mình xuống mình chụp phim rồi hoặc dùng những máy đo đạc điều kiện trong cơ thể mình, để xác định bệnh trong cơ thể mình như thế nào, để trị bệnh cho nó hết. Đó là cách thức cần thiết.

Còn cần thiết như con có thể gọi được Đông y và Tây y, những bác sĩ nào đó cần thiết. Ở đây cần thì Thầy cũng sẽ báo cho con biết để con sẽ gọi. Còn nếu điều kiện ở đây mình đã có sẵn rồi thì mình khỏi đi xa, để khỏi làm mất công bận tâm người khác. Cho nên mình sử dụng những gì cần thiết gần bên mình có thể được thì mình sử dụng.

Cho nên, mấy con yên tâm, mấy con có lòng tốt lo lắng như vậy, Thầy thấy tốt chứ không có gì đâu. Cần thiết như bây giờ ví dụ con có gợi ý đó, rồi cô Diệu Vân có gợi ý, thì cần thiết Thầy sẽ cho mời những vị đó đến đây; hoặc là nơi nào đó họ làm việc, chúng ta sẽ đến phòng họ làm việc. Bởi vì mình có những người bác sĩ quen thì nó dễ hơn. Người ta làm việc tận tình hơn, người ta đem hết khả năng, người ta giúp.

Như hồi hôm qua có hai cháu đều là bác sĩ, con của Minh Tâm, nó về đây thăm Thầy thì coi như là có điều kiện cần thiết gì thì mình cũng thể có thể nhờ mấy cháu đó họ khám bệnh mình được chứ không phải không. Nhưng mà nó không quan trọng đâu mấy con, để chừng đó thì Thầy sẽ gọi.

Bởi vì chung quanh mình cũng có nhiều bác sĩ lắm, yên tâm đi, mấy con đừng lo; chỉ sợ cho mình chưa đủ duyên phước mà thôi. Chứ còn đủ duyên phước thì trong lớp học của mình, vừa gợi tới về trị bệnh thì Thầy đã thấy người nào cũng có những y bác sĩ hết rồi. Đó là mình có phước rồi chứ gì, mình đâu cần phải đi tìm tòi cho nhiều.

Do đó, mấy con yên tâm, để rồi Thầy sẽ lo lắng phần này cho mấy con. Đây cũng là gợi ý của mấy con để có cái hướng, mình biết để trị bệnh cho những huynh đệ với nhau trong lớp học của mình, cho mạnh khỏe, đồng tiến tu cho dễ dàng. Giờ mấy con còn hỏi gì về vấn đề này nữa không?

(32:40) Phải tự mà mấy con triển khai tri kiến của mình. Cuối cùng mấy con làm không được thì chừng đó Thầy sẽ trợ giúp. Cứ làm bài đi trật rồi Thầy sẽ trợ giúp.

Tu sinh: kính bạch Thầy! Những buổi học trên lớp thì con đã biết, rồi còn những buổi học bất thường thì con lại chưa biết. Con kính bạch Thầy cho con biết.

Trưởng lão: những buổi thưa hỏi trong một giờ đồng hồ, nghĩa là như hôm nay là buổi chính thức rồi; còn những buổi kia là những buổi thưa hỏi thôi, không phải buổi học cho nên con không hay biết. Bữa nào cho hay thì mới biết chứ còn không cho hay thì kể như ở nhà. Thành ra nó cũng có cái hại là trong những buổi thưa hỏi nó cũng có nhiều cái điều kiện.

Ví dụ như bây giờ các con làm bài không có được. Trong buổi đó cũng như bữa nay về, bắt đầu mình làm bài, mà làm không có được. Rồi cái buổi thưa hỏi, từ chỗ mình làm, mình không biết, cho nên tới buổi thưa hỏi, mình phải hỏi. Cũng như từ cái tu tập mà không biết cách tu tập cho nên mình phải thưa hỏi để tu tập cho đúng.

Do chỗ thưa hỏi thì sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng hơn thấy người đó không biết. Còn những người nào biết rồi thì thôi mấy con. Nghĩa là biết rồi mình biết rồi mình cứ làm. Thầy nói mấy con làm đơn giản chừng nào thì hay chừng đấy. Nhất là nhắc vào cái sự áp dụng tu tập của mình, thì đó là hay. Còn mình nói nhiều mà nó không có áp dụng vào thì nó không hay.

Vấn đề thưa hỏi cần lắm mấy con. Trong cái buổi thưa hỏi trong giai đoạn này để tu tập thưa hỏi. Chừng nào Thầy nói không thưa hỏi nữa thì chừng ấy các con ở trong thất tu tập. Trật trúng không biết nhưng Thầy bảo không có hỏi nữa thì không có hỏi. Còn chừng nào cho thưa hỏi thì phải nỗ lực hỏi.

(34:31) Cái ngày nào cũng là. Thí dụ như ngày chẵn, thứ hai, thứ tư, thứ sáu, chủ nhật, chủ nhật thì thôi nghỉ đi. Chứ còn không có ngày chủ nhật thì Thầy lấy gì Thầy nghỉ. Thôi bỏ ngày chủ nhật đi. Do đó những ngày chẵn thì bên nữ, ngày lẻ thì bên nam.

Cái ngày nào. Ví dụ như bữa nay là thứ hai, thì tới thứ tư thì tới giờ các con thưa hỏi buổi sáng, còn rớt vào buổi chiều. Mà Thầy nghĩ là các con gom làm sao cho nó nằm gọn trong một ngày buổi sáng thôi, còn buổi chiều để Thầy làm việc nữa. Chứ mấy con còn rớt vào buổi chiều nữa phải làm mất hết một buổi chiều. Cho nên vì vậy mỗi buổi sáng là buổi thưa hỏi, gom lại để hỏi vào buổi sáng; chiều để mấy con tu tập, mấy con làm bài.

Nếu mà hỏi nữa nữa thì Thầy cũng đến Thầy tiếp mấy con chứ không phải không. Nhưng có điều kiện là nó mất thì giờ nhiều. Cho nên vì vậy mấy con nhớ buổi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu thì ba cái ngày đó, cứ buổi sáng có con đến. Đừng có quên.

Tu sinh: buổi học thì con không có quên nhưng những buổi bất thường như ngày hôm qua thì con không biết.

Trưởng lão: hôm qua là ngày Tết, nhưng mấy người đó họp lại, họ mời với nhau, để đến chúc tết Thầy. Sẵn dịp đó Thầy mới đem bài Hoan Hỷ, bài Hỷ để nói về cái Tết thành ra con không hay được. Không có sao đâu con, rồi sẽ lần lượt.

Tu sinh: những dịp như vậy xin cho con biết để con họp.

Trưởng lão: được, không sao. Bởi vì ngày đó là ngày mùng Một Tết đặc biệt quá, nên không chuẩn bị cho ai hết. Còn gì không con?

Tu sinh: con sợ những lúc họp bất tử, thường mà tụi con không tham gia đó Thầy ơi.

Trưởng lão: có những cuộc họp bất thường lắm con, chứ không phải không. Bởi vì nó cần thiết thì phải họp bất thường nhưng có lẽ sau này khi họp thì sẽ cho hay hết. Mấy con ở gần đây mà, sẽ cho hay hết. Con hỏi Thầy?

(36:55) Tu sinh: Kính Bạch Thầy! con coi thử con đi ra ngoài không được, kiến nhiều thì đó là tâm từ, nhưng mà trong đó nó lại có một tí kiến con chứng kiến nhưng con lại không có đi nó lây dây, nếu mà lây dây thì con làm kiến không có ra được thành ra con để ngoài đó, thì đó là Tâm Từ hay Tâm Bi.

Trưởng lão: cái đó hoàn toàn là Tâm Từ đó con. Bởi vì trong khi những loài vật bị đau khổ con giúp đỡ nó. Đó là Tâm Bi. Còn cái này khi con mở ra, nó đâu có đau khổ, nó đang ở trong cái ổ của nó, là con phá ổ nó rồi, con có tội đó chứ. Bây giờ con thấy nó có con, có trứng, con không nỡ đem ra kia cho nên con để trở lại, đó là con thực hiện Tâm Từ của các con - tức là không làm mất hạnh phúc của loài chúng sinh khác, cái sự an vui của chúng sinh khác. Đó là Tâm Từ. Mấy con hỏi như vậy mới hiểu được Tâm Từ, Tâm Bi ở chỗ nào chứ còn không hiểu thì mình sẽ sai đi con. Con, con hỏi đi con?

Tu sinh: con bạch Thầy! Câu hỏi của con có vấn đề con thắc mắc.

Con bạch Thầy là con của con, thật ra nó chưa có biểu hiện, cũng chưa là có cái hàn vi gì trong vấn đề chơi bời, nghiện hút chẳng hạn. Hàng ngày con cũng lấy những mẫu chuyện ra để con giáo dục các cháu. Con nghĩ đấy là Tâm Từ. Còn khi mình giáo dục mà nó không chấp nhận, nghĩa là các cháu có hành vi không nghe lời mình, nó đi chơi lung tung, đến lúc nó bị, nhưng mình vẫn thương mà không ghét bỏ. Và mình chăm sóc nó an ủi nó để cho nó sửa đổi. Đó là mình thực hiện Tâm Bi. Con cứ vướng mắc hai cái đó, xin Thầy giải thích.

(39:11) Trưởng lão: con mà con lo lắng khi nó chưa bị bệnh nghiện, nó chưa bị đó là Tâm Từ. Còn khi nó bị bệnh đó rồi, con không có mắng chửi nó: "Hồi đó con không nghe lời mẹ, bây giờ con bị như vậy, con lên cơn như vậy, con chết đi đâu cho rồi!" Đó là con thiếu Tâm Bi.

Nếu mà Tâm Bi, con thấy cái cơn của nó như vậy, con an ủi nó, con làm sao cho nó được vui. Nó đừng có khổ đau, trong khi nó quá khổ rồi. Nó bị nghiện rồi. Do đó con tìm cách để mà cai nghiện cho nó. Đó là Tâm Bi. Con hiểu không?

"Tâm Từ là nó chưa có bị cái gì hết, con khuyên lơn, đó thì đó là Tâm Từ. Đến khi nó bị rồi thì con an ủi, con giúp nó để cho nó cai nghiện thì đó là Tâm Bi". Con hãy phân biệt cho rõ

Tu sinh: hôm trước Thầy nói con tìm hiểu về Tâm Bi, con về con cứ suy nghĩ hai, hai ba buổi mà không hiểu tại sao, bởi nó chưa bị bệnh.

Trưởng lão: nó chưa bị bệnh là Tâm Từ, còn nó bị bệnh là Tâm Bi. Không khéo nó lộn

Rồi con, con hỏi đi con!

5. THẦY DẠY TU SINH NHẬN BIẾT HỶ LẠC

(40:17) Tu sinh: con kính bạch Sư Ông.

Sư Ông, con không hiểu chữ Từ của Phật, giống như là chữ Lạc, chữ HỶ, thưa Sư Ông. Vì thọ Lạc mình không chấp nhận, thì tại sao mình chấp nhận Hỷ. Ý con hỏi là Lạc là gì? HỶ là gì ạ?

(40:31) Trưởng lão: Hỷ, Lạc nó đi đôi một cặp.

Tu sinh: vậy Lạc với HỶ, nó khác nhau chỗ nào thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Lạc là nói về sự an ổn, còn Hỷ là nói về niềm hân hoan, niềm vui trong tâm. Lạc thuộc về thân, còn cái Hỷ thuộc về tâm.

Tu sinh: Lạc thuộc về thân, còn cái Hỷ thuộc về tâm.

Trưởng lão: cho nên thường thường nó đi đôi.

Tu sinh: "Tâm thanh thản an Lạc vô sự" là tâm; mà cái Lạc thuộc về thân, còn cái HỶ thuộc về tâm ạ?

Trưởng lão: Lạc là thân, còn thanh thản là tâm.

Tu sinh: con không hiểu.

Trưởng lão: bây giờ tâm thì nó thanh thản. Nhưng thân nó có an ổn không? Thì nó là Lạc. Còn nó không an ổn thì nó không Lạc. Nó an ổn thì nó Lạc, nó mỏi tê nhức thì nó không Lạc. Còn tâm mà nó có niệm này, niệm kia thì nó không thanh thản; mà nó không có niệm thì nó thanh thản. Cho nên cái thanh thản an lạc vô sự thì nó rõ ràng để xác định được cái tâm và cái thân, còn cái vô sự thì nó chỉ chung cho thân tâm.

Tu sinh: vậy Hỷ là nó có niệm, còn Lạc là nó không có niệm, phải không thưa sư ông?

Trưởng lão: cái Lạc là niệm của thân. Bây giờ nó an ổn là cái niệm của thân, còn bây giờ nó đau nhức là cái niệm của thân. Con nhức chân là cái niệm của thân rồi.

Con nghĩ cái tâm mình có niệm, còn cái thân mình không niệm sao? Nó có niệm chứ. Tại vì bây giờ, nó không đau nhức tức là nó không niệm, phải không? Mà nó có niệm tức là nó có đau, có nhức, có mỏi. Đó là cái niệm của nó. Thân nó có niệm chứ đâu phải không niệm. Bây giờ nó đi, nó bước đi nó có cái niệm, còn nó ngồi nó không niệm. Cho nên nói Thân Hành Niệm. Đó là cái niệm của thân.

Tu sinh: Lạc với Hỷ là cùng một trạng thái phải không, thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Lạc với Hỷ thì coi như nó. Rõ ràng cái Hỷ thuộc về tâm, còn cái Lạc thuộc về thân. Cho nên thân tâm thuộc về một khối. Hễ có cái này thì có cái kia. Nó không có rời ra được. Bây giờ con Hỷ mà nó không Lạc thì làm sao Hỷ được?

Tu sinh: xin Thầy thí dụ cho con ạ?

(42:30) Trưởng lão: Thí dụ cho con thấy như thân của Thầy giờ ngồi đây, nó không có đau nhức gì thì tâm của Thầy nó thanh thản Còn bây giờ nó có đau nhức thì nó không thanh thản. Có phải không? Thân tâm nó chung nhau một khối đó. Cho nên nó Hỷ Lạc.

Nhưng nó còn cái xúc tưởng Hỷ Lạc, còn bị cái Tưởng nữa. Cho nên không khéo chúng ta bị cái tưởng của Hỷ Lạc nữa.

Cho nên trong cái vấn đề con thấy - trong cái vấn đề tu tập thì mình khéo léo để mình nhận qua trạng thái thân tâm của mình, mình đánh giá trị liền tức khắc. Cho nên mình đánh giá trị được liền tức khắc thì mình nhận ra, cảm nhận ra lúc nào cái Hỷ, lúc nào cái Lạc con hiểu không. Cho nên nó dễ lắm nó không còn khó. Con còn hỏi Thầy?

Tu sinh: con cũng chưa hiểu.

Trưởng lão: chưa hiểu? Bây giờ Thầy nói cái tâm mà nó có niệm thì nó không thanh thản. Tức là nó có niệm thì nó không có Hỷ. Con hiểu không? Nó không có Hỷ. Mà nó có Hỷ thì nó không Niệm. Bởi vì nói Hỷ Lạc do ly dục, còn nếu tâm có niệm thì nó đâu có thanh thản. Mà không thanh thản thì làm sao có Lạc?

Cho nên mới đầu, bây giờ chúng ta nhận Thanh Thản An Lạc Vô Sự. Chúng ta mới nhận trạng thái đó thôi, còn cái trạng thái đó kéo dài thì nó có cái hoan hỷ, cái Lạc của nó rõ ràng. Chứ nó không phải không có. Bởi vì con chưa thấy được, tu tới Tứ Niệm Xứ. Cho nên đức Phật nói Tứ Niệm Xứ Sung Mãn Tứ Niệm Xứ, tức là nó Hỷ Lạc trên Tứ Niệm Xứ rồi mới gọi là sung mãn. Con hiểu chưa? Còn bây giờ mình chưa biết, tức là mình chưa tới.

Tu sinh: thưa Sư Ông, ngày xưa con không có tập cười và con tập cũng khó lắm. Bây giờ con đạt được. Thí dụ như ngày nào con không cười, con thấy thế giới nó buồn lắm. Có khi con không gặp ai, con lên con gặp tượng Phật con cũng cười. Đó là Tâm Hỷ hay tâm Lạc vậy Sư Ông?

(44:36) Trưởng lão: cái đó là tập Tâm Hỷ của tướng Hỷ của tâm trạng phàm phu. Còn tướng trạng của Tâm Hỷ do li dục sanh, nó không phải mỉm cười. Mình phải hiểu! Bởi vì con nghe ly dục sinh Hỷ Lạc, do ly duc sanh Hỷ Lạc thì cái Hỷ của đó không phải do mỉm cười, mà nó là trạng thái Hỷ, trạng thái Hỷ đó nó vui. Nó muốn ở bên trong, mà nó không muốn lìa ra trạng thái đó. Tự nó thích ở đó, cũng như bây giờ trạng thái Hỷ đó - nó luôn luôn làm cho chúng ta thấy cái hoan hỷ ở trong cái trạng thái đó, chứ nó không Hỷ theo cái kiểu mình bắt buộc nó, mà nó tự nhiên ở trong cái trạng thái đó. Hơi khó nói ở cái chỗ này.

Khi trạng thái Hỷ do ly dục sanh, dục không còn nữa rồi, thì nó có niềm vui của trạng thái đó. Cho nên cái niềm vui chỉ có người ly dục ly ác pháp người ta nhận ra dễ, còn cái người chưa ly dục ly ác pháp thì chúng ta tập mình vui, thì mình cũng có sự hân hoan ở trong lòng của mình, nhưng rồi nó có đối tượng của nó.

Có khi nó hân hoan nhưng cũng có khi nó phải tư duy suy nghĩ để cho nó hân hoan nữa. Đó là tập hân hoan, tập hoan Hỷ, tập cười, nhưng đó là cái Hỷ trong giai đoạn đầu tiên để tập thôi. Chứ còn sự thật ra thì nhiều khi có những ác pháp, nó làm cho chúng ta dao động. Rồi chúng ta cố gắng tập hoan hỷ vui. Mình cố Xả nghĩa là mình đang ở trong trạng thái tranh chấp của thiện với ác, cho nên nó chưa hoàn toàn là nó hoan hỷ.

Tu sinh: dạ thưa, lúc đầu tập thì có sự cố gắng chứ còn sau này nó rất tự nhiên ạ! Tự nhiên đó là cái Hỷ gì ạ?

(46:30) Trưởng lão: tự nhiên là Hỷ mới có tập ly thôi chứ chưa phải thực sự ly.

Tu sinh: vậy thưa Sư Ông, Ly với Xả có khác nhau không ạ?

Trưởng lão: khác nhau chứ. Ly khác, xả khác. Bởi vì con nghe "Do ly dục sinh Hỷ Lạc", còn kia là "Xả lạc Xả khổ Xả niệm thanh tịnh". Hai cái khác nhau. Đức Phật xác định trong Tứ Thiền. Trong bốn thiền đó. Cho nên cái xả - cái ly ở trong cái đầu tiên của chúng ta: “ly dục ly ác pháp, do ly dục sinh Hỷ Lạc”.

Còn cái kia mà Xả có sự an lạc của nó trong cái Xả chứ không phải Xả mà mất. Nói Xả lạc, xả khổ tức là Xả cái cảm thọ của chúng ta. Con hiểu không? Xả cảm thọ để rồi chúng ta có trạng thái trong Tứ Thiền. Đó là trạng thái cao hơn tất cả những Hỷ Lạc của các thiền kia; của ba thiền kia. Con hiểu chưa? Đó thành ra không phải Xả mà mình hết cái Hỷ Lạc đó đâu. Nó trở về Xả luôn niệm thanh tịnh đó nữa. Cái niệm thanh tịnh người ta Xả luôn mà người ta lại có cái Hỷ Lạc cao hơn nữa. Cho nên cái Hỷ Lạc đó không thể nói với ý thức của chúng ta hiện giờ mà có thể nhận ra được.

Tu sinh: Vậy Xả cao hơn Ly ạ?

Trưởng lão: đúng, Xả cao hơn Ly con. Bởi vì ly mình mới ly thôi, còn Xả là bỏ ra hết. Nó cao hơn. Bởi vì con thấy trong Sơ Thiền, đức Phật nói "Ly dục ly ác pháp là Sơ Thiền" mà tới Tứ Thiền mới gọi là Đức Xả. Con thấy chưa? Nó cao hơn.

Tu sinh: vậy Hỷ với Lạc, cái nào cao hơn thưa Sư Ông?

Trưởng lão: cái Hỷ với cái Lạc, nó là hai phần, nó đâu có cao hơn: một phần thân và một phần tâm. Nó đâu có cao hơn. Hễ có cái này nó ở trong mức Sơ Thiền, thì nó có cái Hỷ Lạc của Sơ Thiền; mà cái Hỷ Lạc của Nhị Thiền nó khác; rồi cái Hỷ Lạc của Tam Thiền nó khác; rồi cái Hỷ Lạc của Tứ Thiền nó khác. Nó cũng thân tâm đó, có HỶ có Lạc, có HỶ có Lạc. Do có thân tâm của nó.

Tu sinh: cuối cùng là Xả hết. Còn cái Ly thì mới bước đầu ạ.

Trưởng lão: mới bước đầu thì tập cái ly thôi, chứ chưa Xả. Rồi, xả rồi nó mới diệt. Con nghe tới chỗ Diệt Thọ Tưởng Định, mình Xả rồi chứ chưa diệt đâu con. Tới đó rồi mới Diệt.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy