00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 075A - ÁP DỤNG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - ĐỨC BI TÂM - ĐỌC MỘT PHẦN BÀI VIẾT CỦA TU SINH NGUYÊN THANH

CK 075A (NỮ) - ÁP DỤNG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - ĐỨC BI TÂM - ĐỌC MỘT PHẦN BÀI VIẾT CỦA TU SINH NGUYÊN THANH

Trưởng Lão: Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nữ)

Thời gian: 30/01/2006

Thời lượng: [01:00:50]

1- ÁP DỤNG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:05) Trưởng lão: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả; còn một bài nữa. Chúng ta cố gắng để rồi chúng ta áp dụng vào sự tu tập trong cái Tứ Niệm Xứ, trong Định Vô Lậu. Vì muốn biết rõ những cái bài học mà chúng ta đã làm đúng hay sai - hôm nay, qua những bài làm của các con, Thầy thấy hầu hết là những cái bài đều viết đúng chứ không có sai, nhưng có điều kiện là triển khai chưa hết sự hiểu biết của mình trong mỗi tâm.

Ví dụ như Tâm Từ, Tâm Bi hay Tâm Hỷ chẳng hạn. Còn những cái tri kiến hiểu về các pháp bất tịnh hoặc là thân bất tịnh thì mấy con cũng triển khai. Người nào thì cũng nói chung là các con đều hiểu nhưng đi sâu nó thì nó chưa hoàn tất một cái bài pháp của mình để hiểu sâu. Cho nên cố gắng hơn để khi mình áp dụng vào thì chúng ta có cái phần triển khai thêm.

Ví dụ như bây giờ có cái niệm về ái kiết sử thì chúng ta triển khai những cái nhân quả thêm cái phần ái kiết sử để chúng ta thấy rõ ràng, chúng ta xả tâm. Cho nên trong cái sự học của chúng ta hôm nay là còn ở chỗ áp dụng vào đời sống của chúng ta là quan trọng.

Người mà viết rất hay mà không áp dụng được thì là một điều rất đáng tiếc! Còn một người viết không hay lắm, rồi mấy con có lý luận cao siêu lắm nhưng biết áp dụng vào thân tâm của mình. Ví dụ như trong lớp học của chúng ta hiện giờ nói đến Tâm Từ, trước mặt chúng ta thì mọi sự sống đều bình an. Mà nếu một người nếu có Tâm Từ thì không bao giờ làm sự bất an cho mọi người xung quanh, mọi vật xung quanh của mình.

Cho nên vì vậy, ví dụ như bây giờ ở trong Tu viện của chúng ta. Buổi sáng có một người lui cui quét với một cái Tâm Từ, cho nên chúng ta không có nói không có so sánh, không có phân bì mọi người không quét, chỉ có một mình tôi quét tôi thấy quá cực khổ, vất vả thì đó là mình thiếu Tâm Từ. Cho nên trong khi đó chúng ta thực hiện cái Tâm Từ, chúng ta vui vẻ, tất cả mọi người được yên ổn tu hành, được rảnh rang mà ngồi tu thì chúng ta rất là mừng. Do đó cái Tâm Từ chúng ta nghĩ đến người khác, cho nên chúng ta vui vẻ mà quét, chứ không có nghĩ rằng bữa nay chúng ta quét chúng ta bỏ chỗ này, bữa mai không quét làm cho tôi quét cực như thế này thế khác như vậy là mình thiếu Tâm Từ.

(02:51) Cho nên khi mà mình có Tâm Từ thì lúc nào mình thấy trong cái giờ, chẳng hạn bây giờ đến 7 giờ vào lớp học mà thấy cái đường đi hoặc cái sân của tập thể chung còn dơ mà đến giờ học, thì mình dừng lại, đến giờ mình vô lớp mình học. Nhưng sau khi lớp học ra rồi thì mình thấy trong cái giờ này mình cần tu tập hay mình đi kinh hành để tập trung vào bước đi của mình thì mình lại cầm cái chổi mình quét, thì mình tập trung trong cái hành động quét sân của mình - nó cũng là một phương pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác chứ không có gì đâu khác, mà lại có lợi ích làm sạch sẽ cái khu của mình.

Nhưng không khởi niệm “Sao mà thấy bạn đồng tu thấy thế này mà không quét phụ này kia?!” thì đó là còn thiếu Tâm Từ. Mong sao mọi người được rảnh rang, mọi người được tu tập, mọi người yên ổn còn riêng mình mình làm tất cả mọi việc cho mọi người khác điều đó là mình đã thực hiện Tâm Từ.

Cho nên ở đây chúng ta tu tập. Ví dụ như chẳng hạn là buổi sáng Thầy cầm cây chổi Thầy đi quét với các thầy, các con mà phụ quét như vậy cũng là Tâm Từ của Thầy. Thầy không nỡ để cho các quý thầy, các con mà tự quét. Cho nên Thầy ra Thầy cầm cái chổi Thầy quét, để chia sẻ trong cái buổi lao động với nhau. Nó chan hòa với nhau; nó cũng là Tâm Từ.

Còn khi không ai quét một mình Thầy quét, Thầy cũng thấy Thầy cũng an vui chứ không nghĩ rằng bữa nay quý thầy không phụ mình chỗ này quá nhiều, chỗ kia quá nhiều, một mình quét không hết. Thầy nghĩ rằng Thầy quét tới đâu hay đó, chứ Thầy không nghĩ là sạch dơ gì hết. Buổi sáng mình lao động và mình làm để cho cơ thể mình có sự hoạt động khỏe khoắn, hơn là suốt ngày mình ngồi ở trên bàn mình đọc bài vở thì không hay. Cho nên nó có sự thay đổi trong cái việc vận động cơ thể.

Và đồng thời Thầy cũng khởi tâm thương yêu mọi Thầy "giờ này chắc có lẽ là tu tập mệt nhọc, cho nên trong cái giờ này còn đang nghỉ ngơi cho khỏe để lúc nữa đến giờ học; hoặc là đến giờ tu, tu tập". Mình phải thương yêu giúp đỡ cho quý thầy, được rảnh rang dồn cái công sức đó tu tập, nghĩ luôn luôn mình nghĩ tốt chứ không nghĩ là quý thầy lười biếng quá thế này thế khác. Khi mà mình nghĩ người ta lười biếng nghĩa là mình thiếu Tâm Từ.

Cho nên đối với sự tu tập của đạo Phật khi mà chúng ta thực hiện được Tứ Vô Lượng Tâm - Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả thì chúng ta thấy hạnh phúc lắm mấy con! Không có gì mà làm cho ngăn (ngần) ngại - thấy một cái người khác họ vì mình họ làm thì mình phải cố gắng nỗ lực tu hơn để đền đáp cái công ơn đó!

(05:42) Cũng như hằng ngày chúng ta thọ nhận của đà na thí chủ ngày một bữa cơm, chúng ta biết làm sao mình tu tập cho xứng đáng. Nếu để cái tâm mình còn phiền não, còn đau khổ, còn trách cứ người này, còn nghĩ người kia thì như vậy là mình chưa có xứng đáng mà thọ dụng của đà na thí chủ. Cho nên mình có cái sự tư duy, suy nghĩ; mà sự tư duy, suy nghĩ ấy giúp cho chúng ta thoát ra nỗi khổ của bản thân, của thân tâm của mình.

Sự tư duy, suy nghĩ hôm nay mà chúng ta được học cái lớp Chánh Kiến này là giúp chúng ta có sự suy nghĩ trong chân chánh - gọi là lớp Chánh Kiến. “Suy nghĩ trong lớp Chánh Kiến tức là hiểu đúng như thật, thấy đúng như thật, không sai. Do thấy đúng như thật thì tâm hồn chúng ta sẽ được an ổn và yên vui mà không có gì khác hơn hết!".

Cho nên, chúng ta không ngại bất cứ một cái điều gì mà trong tu tập trong tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nhưng chúng ta biết phân biệt rõ Tâm Từ như thế nào, Tâm Bi như thế nào và Tâm Hỷ như thế nào, Tâm Xả như thế nào; để chúng ta nắm rõ, hiểu rõ để áp dụng vào đời sống của chúng ta là điều lợi ích lớn! Cho nên, chúng ta học ở đây không phải hơn thua mà học ở đây mục đích để giải thoát làm cho tâm mình yên ổn, làm cho tâm mình thanh thản và thân mình an lạc. Luôn luôn lúc nào không có sự việc gì làm cho chúng ta buồn phiền, bận rộn trong tâm hồn. Đó là sự tu tập.

Cho nên đối với sự tu tập của chúng ta hôm nay, chúng ta biết rất rõ con đường. Nếu chúng ta còn học tập mà còn hơn thua như người đời như học sinh ngoài đời. Bữa nay tôi làm bài được Thầy cho đọc, bữa mai tôi làm bài không được Thầy cho đọc thì mình sanh ra buồn - không phải; cái mục đích chúng ta học ở đây là để hiểu, để áp dụng vào đời sống giải thoát chứ không phải hơn thua! Miễn sao chúng ta tu tập đến khi mà chúng ta làm chủ được bốn sự đau khổ "THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP".

(00:07:52) Chúng ta đem lại sự an lạc cho bản thân của chúng ta và mọi người xung quanh chúng ta thì điều đó là tuyệt vời. Chúng ta làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người "sanh, già, bệnh, chết" - đó là mục đích của chúng ta đạt được mãn nguyện của chúng ta ở chỗ này. Cho nên hằng ngày chúng ta thường tu tập qua cái tri kiến của chúng ta hiểu biết để áp dụng trên Tứ Niệm Xứ. Trên Tứ Niệm Xứ bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta hằng nhiếp phục những tham ưu trên đó, để đem lại sự bình an cho thân tâm chúng ta.

Sự tu tập thiết thực cụ thể bằng tri kiến, bằng sự hiểu biết của ý thức của chúng ta; để làm chủ, để đem lại sự bình an cho chúng ta. Đó là một sự tu tập thực tế và cụ thể. Cho nên chúng ta không phải học để hiểu biết, để hơn thua mà học để áp dụng vào đời sống đem lại sự an vui cho chính mình, cho mọi người xung quanh mình. Cho nên cái học của chúng ta là thiết thực, cụ thể trên lợi ích vì vậy mà phải ráng cố gắng.

Mỗi lần Thầy cầm đọc bài của mấy con. Thầy biết trong khi tuổi của mấy con già yếu như thế này mà ngồi cầm cái bút viết từng chữ như thế này để nói nên tâm trạng của mình. Nhưng nói lên bằng sự thật, nói lên bằng cái sự sống của mình mấy con, nói nên bằng sự xả tâm đem lại sự hạnh phúc cho mình. Để cuối cùng mình "làm chủ được bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh chết".

Đó là cái điều lợi ích thiết thực cho cuộc đời của mấy con còn lại trong những ngày này. Như vậy sự tu tập của mấy con rất lợi ích, cho nên các con cố gắng. Bởi vì Thầy thấy ở trong này các con viết rất nhiều, tức là cố gắng triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình. Nhờ hiểu biết như thế này thì mới áp dụng vào đời sống của chúng ta mới xả được tâm. Nếu không có hiểu biết như thế này thì mấy con có làm sao xả được cái tâm mình, chỉ mình ức chế nó là hơn.

(00:09:54) Mấy con viết cả tập giấy như thế này mà nhiều mặt chứ không phải một mặt. Người nào cũng viết rất nhiều chứ không có người nào ít. Ở đây Thầy nhắc nhở cho mấy con khi mà viết những cái tập như thế này. Nó có phải là mấy con vét cái sức của mình ra để làm việc, để mà tu tập triển khai cái tri kiến của mình.

Cho nên, Thầy thường ghi lại những cái lời ở trong này, những bài làm Đức Từ Tâm đầy đủ. Đó là mấy con viết được Đức Từ Tâm ở trong bài này rất đầy đủ. Nhưng thường áp dụng vào đời sống để xa lìa ác pháp. Bài làm này nên giữ lại sau này cần thiết chúng ta chỉnh lại thành những bài học đạo đức. Dù là cái bài từ tâm. Đức Từ Tâm nó cũng là đạo đức. Dù là cái bài quán Thân Bất Tịnh nó cũng là đạo đức. Dù là bài quán Thực Phẩm Bất Tịnh đều là đạo đức. Bởi vì nó giúp cho chúng ta vượt thoát ra cái tâm tham ăn, cái tâm sắc dục, giúp chúng ta đi vào đạo đức. Cho nên chúng ta chỉ cần sửa lại một ít - một ít từ, sửa lại một vài đoạn và biến nó trở thành một cái bài học đạo đức cho chính mình và cho những người khác.

Cho nên sau này mà những bài mà các con viết đừng bỏ mà các con hãy để lại. Chừng đó sẽ có điều kiện chỉnh lại, nhuận lại một chút nào thì biến thành một cuốn sách đạo đức của chính các con. Từ trong cái lớp Chánh Kiến mà các con trở thành nhà đạo đức do chính mình soạn thảo không phải của người khác. Cho nên mỗi người đều có cái lối viết những cái ý của nó.

(00:11:38) Ví dụ như Đức Từ Tâm. Những cái ý từ Đức Từ Tâm thì không sai khác, nhưng cái văn phong của mấy con, cách thức viết, cách thức diễn đạt của mấy con nói nên từng tâm niệm của mình. Có nhiều người đưa ra mẩu chuyện rất hay nói về đạo Đức Từ Tâm. Đó là những cái điều kiện mà chúng ta cần thiết để lưu giữ, các con đừng bỏ mấy con. Đây là công lao tu tập, công lao học tập của mấy con rất lớn trong cái lớp học này. Từ người lớn tuổi nhất cho đến người trẻ tuổi nhất đều có công lao, không có người nào là không có công lao cả mà có vết được như thế này.

Những gì mà cần thiết và những gì sai mà Thầy đã nói như các con đã nghe. "Cái sai là chúng ta nói từ tâm, mà chúng ta nghĩ người khác như thế này thế khác đó là sai. Mà viết từ tâm là mình nói lên lòng thương yêu của mình trước sự sống bình an của mọi vật khác đó là từ tâm. Cho nên chúng ta không "động" đến một cái người nào hết, một vật nào hết để cho họ bình an. Không phân bì, không so sánh thì đó là Đức Từ Tâm. Những cái sai mà chúng ta có những suy nghĩ sai thì chúng ta hãy từ bỏ. Chúng ta bỏ xuống để chúng ta thực hiện Tâm Từ. Chỉ có Tâm Từ mới đem đến sự bình an cho chúng ta, đem đến bình an cho mình và cho mọi vật. Phải cố gắng học Tâm Từ".

2- ĐỨC BI TÂM

(00:13:10) Ở đây chúng ta tiếp…​ Mấy con đã làm Tâm Từ rồi bắt đầu mấy con sẽ làm Tâm Bi. Tới đây là Tâm Bi.

Tâm Bi như Thầy nói trước cái đau khổ của vật khác, chúng ta khởi sự bằng hành động của chúng ta để giúp đỡ những người đau khổ, những loài vật đau khổ, những cây cỏ đang đau khổ. Chúng ta thực hiện những hành động đó gọi là Tâm Bi - chứ không phải bi mà ngồi đó khóc lóc, thương tiếc một điều gì thì không phải mà biến hành động đó trở thành Tâm Bi.

"Như lúc này trời nắng, những cây kiểng mà trồng trong chậu bị khô rồi héo, rồi có thể chết đi. Trước cái lòng thấy cái cây cảnh mà héo úa như vậy thì chúng ta nên tìm nước cho một gáo nước vào cái cây, đó là thực hiện Tâm Bi. Bởi vì chúng ta thấy những cây cảnh này nó đang khát nước. Cho nên nó cái vẻ nó héo lá, nó không tươi thì biết rằng nó đang khổ. Do đó chúng ta đem cho nó một bát nước thì như chúng ta đã đem lại sự sống cho chúng. Từ đó mà chúng ta thực hiện được Tâm Bi. Chứ không phải chúng ta thấy cái cây đó đang héo rồi chúng ta ngồi thương khóc nó. Thì cái thương khóc đó không phải là Tâm Bi, thì đó là bi lụy, đó là thất tình lục dục không đúng".

Cho nên vì vậy đối với cái hành động chúng ta làm để an ủi cho một cái sự vật, một người đau khổ thì đó là Tâm Bi. Cho nên bây giờ tới giai đoạn ở Tâm Bi. Tâm Bi thì nó có những mẩu chuyện nói về Tâm Bi rất nhiều. Muốn biết Tâm Bi chúng ta sẽ có nhiều điều chúng ta viết khi chúng ta đưa nó ra mà chúng ta thấy hiểu người nào đó họ thực hiện cái lòng bi của họ. Nói như vậy nó cụ thể rõ ràng và cũng là khéo léo nhắc nhở chúng ta. Khi mà chúng ta thực hiện Tâm Bi trước cảnh đau khổ, mà chúng ta thực hiện.

Ví dụ như Thầy dẫn dắt trong các con có người hỏi phóng sanh như thế nào đúng, phóng sinh như thế nào sai?

(00:15:19) Thì Thầy nói rằng "có nhân duyên thì chúng ta gặp những trường hợp, những cái loài vật bị đau khổ. Thì chúng ta mua vật đó chúng ta phóng sanh liền, thì đó là chúng ta thực hiện Tâm Bi chứ không gì khác. Nhưng mà ở đây chúng ta nói về phóng sanh, chúng ta nói đi tìm cá, tôm phóng sanh thì không đúng. Mà chúng ta gặp trường hợp trên đường đi hoặc là có người mang đến những cái loài vật bị bắt, bị nhốt hoặc là sắp giết chết. Thì chúng ta rất là thương yêu, thương yêu với cái hành động là làm sao đem lại sự sống cho các loài vật vì bị người khác giết, do đó mới gọi là Tâm Bi".

(16:01) Như câu chuyện vừa rồi mấy con đã thuật như cô Diệu Vân - thấy người đồng bào họ bắt một con chó sắp sửa làm thịt, giết con chó. Thì đang khi đó thì cô cùng một người nữa cùng nhau để mua con chó được thoát chết. Đó là cũng là thực hiện Tâm Bi. Bởi vì thấy trói cột con chó một cách rất là đau đớn, kế đó sẽ đem giết con chó mà cùng nhau để hợp lại rồi xin để mua con chó, để cứu con chó. Đó là cái hành động của Tâm Bi. Chứ không phải cô Diệu Vân ngồi đó khóc thương con chó mà gọi là Tâm Bi. Ở đây chúng ta thấy có nhiều chuyện nói đến Tâm Bi và cũng làm xúc động chúng ta nhiều hơn.

Thí dụ như có "kế bên đang ở gần nhà mình hai vợ chồng cãi, đánh lộn nhau. Thì mình nghe những tiếng đau khổ đó, mình làm sao bằng cách nào để giải hòa cho hai vợ chồng người này cũng là Tâm Bi. Cách thức mình làm được cái điều làm cho người ta bớt khổ đau đó là Tâm Bi.

(00:17:12) Vì vậy hôm nay mấy con sẽ bắt đầu mấy con viết về Tâm Bi để chúng ta biết lúc nào để chúng ta thực hiện Tâm Bi, lúc nào chúng ta thực hiện Tâm Từ. Vậy thì Thầy thấy ở đây vừa rồi thì như ngày hôm qua chúng ta đã trong cái ngày mùng một tết chúng ta đã nghe cái Tâm Hỷ. Mà vừa rồi thì Thầy cho Nguyên Thanh đọc cái bài về Tâm Hỷ nhưng chúng ta chưa đến đó mà chúng ta đã có cái ý về cái Tâm Hỷ như thế nào đó.

Còn bây giờ thì chúng ta đang ở trên Tâm Bi, vậy thì cũng mong rằng là Nguyên Thanh hãy đọc cái bài Tâm Bi. Bởi vì dường như Nguyên Thanh làm trước hết tất cả mọi bài, nó chỉ còn một bài nữa là cuối cùng và bài Tâm Xả thì nó xong rồi. Và khi mà xong rồi thì cố gắng hết sức mình…​ Cho nên vì vậy mà theo Thầy biết nó cố gắng hết sức để mà để làm cho xong cái bài rồi mới đi trị bệnh của mình. Hôm nay thì Thầy cảm thấy như là nó cũng bớt nhiều rồi. Nhưng vẫn phải trị cho nó hết để rồi mới bắt đầu qua cái giai đoạn tu tập.

Giai đoạn tu tập khó hơn nhiều mấy con không phải là giai đoạn ở trong cái tri kiến chúng ta triển khai tư duy suy nghĩ giai đoạn tu tập. Giai đoạn tu tập nó phải thực hành nhiều. Bắt đầu chúng ta phải thực hành như thế nào đúng. Thì đó là cái giai đoạn tu tập nếu cơ thể mấy con con còn bệnh đau, thì mấy con đình chỉ lại không được tu tập. Bởi vì trong khi đau bệnh thì mấy con tu tập không có được đâu. Cho nên ở đây cơ thể phải khỏe mạnh, hoàn toàn không có bệnh đau. Người nào có bệnh đau là chúng ta đình chỉ trở lại bằng chúng ta dụng pháp hoặc là uống thuốc cho nó hết bệnh rồi chúng ta mới tiếp tục trong cái giai đoạn áp dụng tu tập.

Nó không đơn giản trong cái sự tu tập cần phải có cơ thể khỏe mạnh. Cho nên đức Phật có nói có năm điều kiện khó, mà thân bệnh là một điều kiện khó tu không phải dễ. Cho nên buộc lòng những người có bệnh thì chúng ta phải mau mau trị bệnh cho hết bệnh rồi chúng ta mới tu tập. Thì mới bảo đảm cái sự tu tập của chúng ta tới cái chỗ chứng đạo không khó khăn.

(00:19:24) Cho nên ở đây thì Thầy khuyên mấy con người nào mà có bệnh thì hãy trình cho Thầy biết. Thầy cho cái lớp mà bệnh đau đó đi qua cái lớp khác. Ở đây tới cái giai đoạn mà tu tập cái người ít mạnh khỏe đừng giấu diếm gì hết mấy con. Sự thật chúng ta không chậm đâu nhưng mà chúng ta phải quyết tâm trị cho hết bệnh. Bất kì một người nào ở trong lớp này này có bệnh tật gì thì mấy con đứng qua một cái góc độ khác, để Thầy hướng dẫn cho mấy con đối trị với bệnh của mấy con hoặc uống thuốc. Nếu cái đạo lực của mấy con chưa đủ thì mấy con uống thuốc, còn nếu mà đạo lực mấy con đủ thì mấy con sẽ tiến tới.

Mấy con sẽ tiến tới mấy con thực hiện cái…​ ( Tu sinh điều chỉnh mic)

Mấy con tiến tới cái pháp, nếu mà có đạo lực thì mấy con dùng pháp mấy con trị bệnh. Bằng cách một tháng, nửa tháng hoặc đôi ba tháng cho sạch hết bệnh nếu mấy con có đủ đạo lực. Còn không đủ đạo lực thì bất kỳ ở nơi đây Thầy với cô Út lo lắng cho mấy con thuốc thang đi bác sĩ, bệnh viện gì. Toàn bộ phải cho mạnh rồi mới tu tập. Còn nếu mấy con thấy cần phải về để an dưỡng. Ở trong cái nơi đây thì không thể an dưỡng được, trong khi cái Tu viện chúng ta đang tu tập. Thì mấy con Thầy cũng vui lòng cho mấy con về.

Còn nếu mấy con cương quyết mạnh mẽ ở lại đây vừa để triển khai cái bộ sách đạo đức của mấy con tức là đạo đức nhân bản nhân quả. Nghĩa là trong cái thời gian mà mấy con dưỡng bệnh, trị bệnh đó. Thì mấy con được quyền mấy con soạn thảo cái bộ sách đạo đức của mấy con. Vì đó là để thực hiện cái đạo đức làm người, sống không làm khổ mình khổ người mà mỗi người đều phải có bộ sách đạo đức đó do mấy con phải làm ra.

Nghĩa là Thầy chỉ gợi ý để cho mấy con làm và mấy con biết cách làm từ những bài vở mấy con mà đã học đã biết từ khi mà vào học nhân quả thảo mộc đến đường đi của nhân quả của con người. Tất cả những điều này các con sẽ áp dụng vào trở thành bộ sách đạo đức của mấy con. Khi mà mấy con rảnh còn rảnh để chữa bệnh.

Còn mấy con đã không có bệnh thì bắt đầu mấy con áp dụng vào con đường tu. Những cái giờ mà được nghỉ ngơi rảnh rang thì mấy con sẽ tiếp tục soạn thảo bộ sách đạo đức. Mỗi người có một quyển sách đạo đức do cái tài liệu của mấy con tự mấy con viết ra từ những ngày đầu tiên vào đây học. Mấy con dựa vào những bài đó mấy con soạn thảo thành cuốn sách đạo đức của mấy con. Ít ra Thầy nghĩ rằng bộ sách đạo đức của mấy con ít ra cũng phải bốn trăm, năm trăm trang. Đó là ít, còn nếu mấy con viết nhiều hơn nữa thì có thể cả ngàn trang một bộ sách đạo đức của mấy con.

(00:22:15) Và đồng thời mấy con trợ giúp cho Thầy để mà về cái phần mà sách đạo đức mà Thầy sắp sửa sau khi mà giảng dạy cho mấy con thực hành rồi thì Thầy có thời gian rảnh Thầy bắt đầu soạn Bộ giới Luật của tu sĩ, và soạn thảo cái Bộ Đạo Đức Làm Người. Thì cái phần mà Thầy soạn thảo là soạn thảo trong đó có đệ tử của Thầy có những bài, có những bộ sách đạo đức của mấy con từ việc bản thân mấy con viết ra.

Chúng ta là những người đạo đức cho nên chúng ta phải viết sách đạo đức. Đạo đức cho mình, đạo đức cho người để làm sáng tỏ nền đạo đức của loài người ở trên hành tinh này. Như vậy là cái công vừa học vừa tu của mấy con lại vừa góp phần lợi ích cho mọi người trong xã hội. Cho nên "chúng ta học không phải không ích lợi mà ích lợi rất lớn, ích lợi cho mình cho người".

Cho nên mấy con phải cố gắng hết mình, người mạnh thì học tu theo người mạnh, mà người đau yếu học tu theo người đau yếu. Không thể nào mà người bệnh học chung với người đau yếu được. Cho nên buộc lòng như Nguyên Thanh bệnh đau thì phải lo lắng trị cho hết bệnh, không thể để đau bệnh mà tu tập được. Vì vừa tu tập mà vừa đau bệnh thì sẽ không bao giờ đi sâu được. Người cơ thể khỏe mạnh mới có thể đủ sức chiến đấu với giặc sanh tử với giặc hôn trầm thùy miên. Còn người mà bệnh đau thì không chiến đấu được giặc sanh tử, giặc hôn trầm thùy miên.

(00:23:46) Nếu chúng ta cố gắng hơn thì chúng ta bị bệnh nặng hơn, rất là khó. Cho nên buộc lòng chúng ta phải mạnh. Nên ở đây bắt đầu qua một cái giai đoạn thực hành thì không không thể nào chúng ta thiếu điều kiện đó được. Nghĩa là cơ thể chúng ta phải mạnh, chứ cơ thể ốm thì không thể mà đi vào cái sự thực hành này được. Buộc lòng phải chúng ta phải đến với giờ phút chiến đấu với hôn trầm thùy miên. Thì cái người bệnh thì không thể chiến đấu được. Mà hãy chiến đấu với hôn trầm thùy miên thì bệnh lại tăng. Đó là cái điều kiện mà Thầy nói trước hoặc là chúng ta bị bệnh mà chúng ta chiến đấu trên cái cảm thọ thân của chúng ta. Bây giờ nó đang hủy diệt cái tu tập thì phải có thọ hành, mà có thọ hành mà không chiến đấu, đã là bệnh mà còn bị bệnh nặng hơn nữa thì như vậy là mình không đủ sức chiến đấu.

Cho nên, trên con đường tu tập này cần phải có một cơ thể khỏe mạnh. Muốn mình khỏe mạnh chúng ta cần phải có sự rèn luyện, tập luyện và thuốc thang đầy đủ, không thiếu được những điều đó. Đây bước qua giai đoạn, còn một bài nữa chúng ta bước qua một cái giai đoạn quyết liệt, quyết liệt áp dụng vào sự tu tập, sự hiểu biết của chúng ta trong sự tu tập chứ không có thố…​ thối tâm được.

Cho nên chuẩn bị những điều kiện cần thiết để chúng ta tiến tới, tiến tới làm chủ sanh tử, chứ không thể nói rằng chúng ta tu chơi chơi. Bởi vì Thầy nói là cái thời gian chúng ta cần phải gấp rút, nhanh chóng để chúng ta thực hiện cho được. "Đừng nghĩ rằng tu nhiều đời nhiều kiếp, mà cũng không nghĩ rằng tu bảy năm, bảy tháng mà hãy ngay từng giờ từng phút này chúng ta chiến đấu tận cùng khi chúng ta hiểu được cái Định Vô Lậu rồi"

(00:25:27) Định Vô Lậu là cái định mà chúng ta tu tập để xả tâm hoàn toàn để đem lại bình an trong thân tâm chúng ta, thì chúng ta không còn từ chối chút gì ở trên thân tâm chúng ta. Bây giờ mấy con thấy tu Tâm Xả mà nếu mà tu Tâm Xả thì tất cả những chướng ngại gì cũng phải xả chứ đừng có từ chối rằng "bây giờ tôi thế này tôi thế khác, tôi không xả được thì không được, phải xả".

Còn nói rằng về vấn đề Tâm Từ thì luôn luôn phải thương yêu tất cả chúng sanh, còn nếu người nào làm sai thì người đó không xứng đáng làm đệ tử của Thầy đâu. Thầy nói thật sự mấy con học xong rồi mà mấy con học Tâm Từ rồi mà mấy con đi ra hốt rác ở dưới đống rác có loài côn trùng dưới đó, mà mấy con làm như vậy Thầy không chấp nhận. Mấy con đem rác mấy con đốt Thầy không chấp nhận vì Tâm Từ nó không có. Mấy con đã làm cho tất cả chúng sinh đau khổ Thầy không chấp nhận điều đó.

Cho nên, vì vậy mà học rồi phải áp dụng, áp dụng để đến khi chúng ta hoàn toàn được giải thoát chứ không thể nào mà nói suông được, phải làm đúng không thẻ nói suông được.

Cho nên, ở đây cái sự tu tập của chúng ta nó càng ngày nó càng đi tới không lui. Một là chết hai là chúng ta chứng đạo. Điều đó là điều quyết định nếu mấy con thấy sợ thì mấy con hãy lui về, còn nếu mấy con không sợ thì tiến bước cùng Thầy đi. Đó là một là như vậy, chứ còn không thể là mấy con nói bây giờ là tu khó quá, tôi không đủ sức, thôi mấy con lui ra đi. Lớp này chỉ còn một người Thầy dẫn dắt một người, Thầy không cần phải dẫn dắt nhiều. Mà hết cả lớp này là sáu mươi mấy người mà quyết tâm cùng chết với Thầy, cùng chứng đạo với Thầy thì cùng đi với Thầy còn nếu không thì mấy con lui ra đi, đừng có ở đây mà mất công Thầy để rồi nửa chừng mà ương ương, ràn ràn thì không được.

(00:27:05) Khi mình nói được thì phải làm được. Đó là cái quyết định của Thầy. Bây giờ rõ ràng là mấy con đã viết ở trong cái trang thì Thầy sẽ chứng minh mấy điều mấy con đã nói mấy điều đó. Mấy con nói Tâm Từ được, Tâm Bi được mà mấy con không thực hiện được thì mấy con lui ra đi đừng ở trong cái lớp này nữa. Đây là sự quyết định mà, mấy con nói được mà mấy con không làm được thì mấy con làm được gì đây? Học mà làm gì đây?

Cho nên, quyết định là một là chúng ta giải thoát, hai là chúng ta chết trong cái sự mà chúng ta đã nói ra. Đó là cái sự quyết định hôm nay của lớp học chúng ta hôm nay là như vậy. Thà là không có người còn hơn có người tu để rồi làm đau khổ cho sự tu tập, mất công thì giờ của chúng ta rất nhiều và Thầy cũng mất công rất nhiều.

Cho nên, sự quyết định là phải giải thoát, mấy con có quyết định được như Thầy không? Nếu quyết định được thì phải nỗ lực, chết bỏ, không có đầu hàng có phải không mấy con?

Cho nên ở đây trước tiên là muốn bước vào một cái lớp học này thì cơ thể phải khỏe mạnh. Ai mà không khoẻ mạnh thì cái tuần sau khi mà làm cái bài Xả Tâm Vô Lượng rồi. Thì tuần sau những người nào bệnh thì hãy đứng qua một bên để Thầy kiểm tra lại những cái bệnh đó để đối trị như thế nào bằng các phương pháp hoặc bằng đi uống thuốc. Nếu người nào bệnh đau thì nếu mà uống thuốc thì sẽ …​. Nếu mà ở đây thì sẽ có bác sĩ, sẽ có những người chăm sóc cho mấy con để trị bệnh cho hết bệnh để mà tu tập.

(00:28:33) Còn nếu mấy con đủ sức để mà chiến đấu, chiến đấu với bệnh tức là đủ cái lực của pháp Như Lý Tác Ý. Thì Thầy cho mấy con vào một cái vị trí để nỗ lực hằng ngày, hằng giờ, hằng phút chiến đấu với bệnh mấy con để đem lại sự bình an cho mấy con.

Thí dụ, như vừa rồi thầy Chân Thành bị bệnh như vậy mà Thầy chiến đấu suốt ba, bốn ngày liền đem lại sự bình an cho Thầy, tay chân Thầy không còn co rút nữa. Đồng thời vừa rồi, hôm này Thầy có báo rằng hôm qua nó lại đánh Thầy thêm một trận nữa là đau bụng. Đau ghê gớm đã là một cái bệnh như vậy rồi, giờ lại thêm một cái bệnh đau bụng nữa. Vừa là cái bệnh bán thân vừa giảm hết vừa phục hồi lại được thì cái bệnh đau bụng nó kế tiếp. Thì do đó Thầy chiến đấu suốt ngày hôm qua. Thì cái bệnh của Thầy nó cái buổi chiều hôm qua đến nó đã giảm nó đã hết. Nhưng nó vẫn còn uể oải trong người, rất là uể oải, nhờ phương pháp không uống một giọt thuốc.

Nó là cái ý thức lực nó đã có, còn nếu mà các con chưa có đủ ý thức lực thì mấy con đừng có làm gan cái điều đó. Cho nên vì vậy mà mấy con phải đứng qua một bên. Những người mà có bệnh đau, dù là bệnh kinh niên, dù là mới bệnh mấy con cũng phải đứng qua một bên để mà Thầy sắp xếp cái lớp bệnh đau này để đối trị cái bệnh đó đã. Khi mà dẹp được bệnh rồi thì bắt đầu mới vào cái lớp tu tập. Chứ còn cơ thể bệnh đau mà tu tập mấy con sẽ bị bệnh đau thêm không bao giờ hết. Bởi vì buộc lòng mấy con phải tu tập đúng pháp chứ không thể nào mà trong lúc tu mà mấy con phải dùng pháp để trị bệnh. Mấy con làm sao tu kịp người ta? Người ta đang tu ở trên cái pháp Tứ Niệm Xứ mà giờ mấy con phải tu trong cái pháp để mà đối trị với cái bệnh của mấy con thì làm sao mấy con đủ thì giờ đâu mà tu cho nó đầy đủ?

(00:30:28) Cho nên trong cái giai đoạn này là cái giai đoạn quyết liệt - cho nên các con bệnh đau thì các con đứng qua một bên để Thầy kiểm tra giúp cho mấy con vượt qua được cơn bệnh của mấy con. Để chuyển biến cái bệnh của mấy con hoàn toàn mạnh khỏe; rồi bắt đầu mấy con bước vào cái giai đoạn tu tập nó mới rốt ráo được.

Còn những người nào mà yếu đuối dù mấy con còn trẻ tuổi yếu đuối thì Thầy sắp xếp cho mấy con vào cái lớp tuổi già. Bây giờ già rồi mấy con làm sao bằng thanh niên được mấy con, phải không? Mấy con phải vào cái hàng ngũ của tuổi già, lính già mà, lính già đánh theo già chứ, lính già đánh theo tuổi trẻ sao được? Đó thì sắp xếp lính bệnh thì đánh theo bệnh, lính già đánh theo già, mà lính trẻ đánh theo trẻ. Đây là Thầy sắp xếp lớp mà, để mà tu cho được chứ đâu phải bắt tuổi trẻ tu theo tuổi già sao được? Nó phải hơn chứ!

Đó là những cái điều kiện cần thiết cho cái giai đoạn tu tập của chúng ta bước tới để đạt thành cái kết quả giải thoát hoàn toàn. Các con tưởng Thầy nói rằng cái lớp chúng ta sẽ tu chứng đạt. Mà nếu mà không có áp dụng như vậy thì làm sao chứng đạt được mấy con? Áp dụng rõ ràng cụ thể chứ đâu phải cái chuyện nói nó thường được!

(00:31:39) Bây giờ Nguyên Thanh lên đọc cái bài này để cho các cô các bác nghe để mà biết được cái Tâm Từ. Để mà qua cái Tâm Bi như thế nào đúng như thế nào sai để làm bài cho đúng! Chứ không phải ở đây là hơn thua. Bởi vì Thầy thấy Nguyên Thanh đã làm trước cái bài, và đồng thời còn một bài cuối cùng nữa là Nguyên Thanh xong và lo đi trị bệnh. Có vậy thôi, để rồi tiếp tục trên con đường tu, nếu chẳng qua mà trong cái giai đoạn này lỡ chết tại là cái duyên phước không đủ. Duyên phước mình không đủ mình lỡ chết trước khi mà mình thành đạt. Thì đó là cái duyên phước của mình không đủ. Con lên đọc con!

Tâm bi rất nhiều nhưng con chỉ đọc một đoạn để cho các bác các cô ở đây để hiểu biết rõ cái Tâm Bi như thế nào đúng, để rồi sẽ tiếp tục làm bài cho đúng. Đây Nguyên Thanh viết rất nhiều nhưng mà chỉ đọc một ít thôi, để mà chúng ta còn thì giờ để mà học tập.

3- ĐỌC MỘT PHẦN BÀI VIẾT CỦA TU SINH NGUYÊN THANH

(00:32:52) Nguyên Thanh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Kính bạch thầy và kính thưa đại chúng. Học trò Nguyên Thanh học lớp Chánh Kiến. Con xin đọc bài viết số mười bốn, chủ đề Đức Bi Tâm.

Đức Bi Tâm không phải là một lý thuyết suông, không phải là một lý tưởng tốt đẹp để cho người đời nhìn ngắm. Nó không phải là một sức mạnh thụ động, mà là sức mạnh hoạt động không ngừng. Đức Bi Tâm là nguồn gốc an ủi của muôn loài, vạn vật cỏ cây. Vì vậy bi tâm xoa dịu bao nỗi đau trần thế. Làm cho con người xích lại gần nhau hơn, biết thương nhau, biết thương xót nhau, biết an ủi nhau trong lúc gặp những điều bất hạnh. Vậy muốn có được Đức Bi Tâm chúng ta phải làm gì?

Chúng ta phải được học tập trau dồi bi tâm mỗi ngày. Có học tập ta mới phân biệt được đâu là Từ Tâm, đâu là Bi Tâm. Còn nếu không học thì làm sao ta biết được vì Từ tâm khác Bi tâm. Mỗi pháp đều có phương thức bậc nhất của riêng nó. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là Đức Bi Tâm.

(00:34:36) Định nghĩa Đức Bi Tâm, Đức Bi Tâm nghĩa là lòng thương yêu tha thiết, nhiệt tình với sự sống của muôn loài. An ủi xoa dịu những vết thương đau của chúng sanh, từ loài thảo mộc đến loài động vật. Khiến cho mọi loài đang sống trên hành tinh này đều được bình an, yên ổn.

Đức Bi Tâm phát xuất từ lòng thương xót cho mọi loài, mọi vật một cách tự nhiên trong tâm. Chứ không phải gò ép để có lòng thương xót. Chúng ta thấy cái khổ đau của đời sống, thấy cái vô thường mong manh của các pháp. Ta xót thương cho thân phận chính mình và cũng xót thương cho chính người khác. Nếu được vậy thì đích thực chúng ta có Đức Bi Tâm. Thấy cái khổ đau của người khác, cũng như cái khổ đau của chính mình. Mà gửi lòng thương xót là ta đang tu tập nẻo về bi tâm.

Cũng như khi chúng ta thấy đứa con của mình bị nghiện ma túy. Ta mủi lòng thương xót, mỗi khi đứa con bị lên cơn hành hạ ta đem chăm sóc cứu chữa đứa con của mình bằng cách đưa đến trung tâm cai nghiện. Ước mong của ta mong sao cho đứa con của mình sớm bình phục, thoát khỏi cơn nghiện ma túy đó. Tức là ta có Đức Bi Tâm.

Hoặc là có một người nào đó nói xấu ta, vu khống những chuyện không đúng sự thật về ta rồi chửi mắng. Ta nghe được điều đó, tâm ta không giận tức là ta đã có lòng từ tâm đối với mình và người; rồi đợi một thời gian sau đợi cho người kia bình tâm tĩnh trí lại nguôi cơn giận. Ta đến khuyên nhủ và ước nguyện cho họ đừng có những lỗi lầm như vậy nữa, tức là ta có lòng thương xót của Đức Bi Tâm.

(00:37:05) Đối lập với Đức Bi Tâm là tâm hãm hại người khác. Hễ có lòng bi thì sự thù ghét và cố ý trả thù bị dập tắt. Thường thường người ta hận nhau vì không có Đức Bi Tâm.

Ví dụ như có anh A và anh B, anh B giỏi hơn anh A. Khi thấy anh B giỏi hơn mình thì anh A cảm thấy bực tức, khó chịu. Vì khó chịu tị hiềm ganh ghét với anh B, nên khi anh B có tai nạn gì đó. Thì anh A không có lòng thương xót mà tìm mọi cách triệt hạ anh B tới cùng. Cho nên Đức Bi Tâm là xoa dịu nỗi đau của người khác, dập tắt ngọn lửa thù hận trong mỗi người. Đức Bi Tâm là phương thuốc thần dệu giúp cho con người bớt thù hận với nhau.

Nội dung của pháp có Đức Bi Tâm. Muốn thực hiện sống đời đạo đức thương yêu ấy thì mọi người cần phải có sự rèn luyện trau dồi tâm hạnh của Đức Bi Tâm.

  1. Hương Đức Bi Tâm của đức Bổn Sư Thích Ca.

  2. Hương Đức Bi Tâm của Trưởng lão Thích Thông Lạc.

  3. Đức Bi Tâm đối với con người.

  4. Áp dụng Đức Bi Tâm vào bản thân.

Muốn thực hiện đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người, mà không trau dồi Đức Bi Tâm thì chúng ta cảm thấy như còn thiếu xót một hành động cao thượng nào đó. Mà một người có đạo đức không thể bỏ qua được. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem pháp có Đức Bi Tâm này như thế nào?

1. Hương Đức Bi Tâm của đức Bổn Sư Thích Ca.

(00:39:20) Để có một bằng chứng cụ thể về Đức Bi Tâm và tâm hạnh của nó. Chúng ta hãy hướng nhìn lại đời sống của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã vì lòng bi tâm muốn cứu độ chúng sanh đau khổ nên Ngài đã thành Phật. Từ khi lên bảy tuổi, trong cái tuổi mà người ta thường bảo là tuổi không biết tội nghiệp. Chính lúc ấy đức Phật đã rơi mình xuống đường cày, khi Ngài nhận thấy cảnh giành giật giết hại nhau giữa kinh thành để bảo tồn sự sống kia của chúng.

Càng lớn lên lòng bi tâm của Ngài mở rộng, Ngài không thể thấy một con chim bị bắn mà không cứu, một con cừu con bị què chân mà không bồng bế nó lên. Vì lòng bi tâm rộng lớn Ngài liền bỏ tình thương nhỏ hẹp của gia đình, liền bỏ ngôi vàng lộng lẫy, liền bỏ nhân phẩm cao sang. Chính vì lòng bi tâm mà Ngài đã lòng thương bố thí, không quản gian nguy trong lúc đi tìm đạo cứu đời. Chính vì lòng bi tâm mà bốn chín năm Ngài không ngớt thuyết pháp một ngày. Chính vì lòng bi tâm mà Ngài đặt gót chân lên khắp cõi nước Ấn Độ rộng lớn. Chính vì lòng bi tâm mà Ngài đã quên thân già yếu thuyết pháp độ sinh cho đến phút cuối cùng trước khi lìa thế gian này. Chính vì lòng bi tâm mà Ngài đã tuyên bố những câu rất hùng dũng, với pháp này ta đã chân chánh giác ngộ. Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy.

Khi đức Phật tu tập xong và tìm thấy sự giải thoát thật sự. Ngài dùng những lời dậy và hành động là quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp hết sức chân thành và yêu thương loài người. Tận trong đánh lòng sâu thẳm, vậy lời dạy này đây gây cho chúng ta một lòng tin sâu sắc. Lời dạy này làm cho trái tim chúng con rung động trước lòng yêu thương vô bờ bến của đấng Cha lành.

(00:41:53) Hôm nay có đủ duyên lành được viết lên những lời dạy này, chúng con xúc cảm không cầm được giọt nước mắt của mình. Vì nghĩ đến lòng thương yêu như trời biển của đức Phật, lòng yêu thương ấy không thể lấy gì mà so sánh được. Nhạc sĩ Y Vân so sánh lòng yêu thương của mẹ đối với con như biển Thái Bình. "Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình dạt dào" nhưng lòng thương chúng sanh của đức Phật. Dù đang thấu hiểu so sánh cũng không sánh được, Ngài cung kính với lời đảnh lễ và sống y chỉ Pháp ấy - khiến cho chúng ta không bao giờ quên được ơn nghĩa này.

Không bao giờ quên được ơn nghĩa này thì phải luôn luôn nhớ đến Giới Định Tuệ. Chỉ có Giới Định Tuệ mới giúp chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Chỉ có Giới Định Tuệ mới giúp cho chúng ta tu tập không còn sợ tu sai pháp lạc vào tà pháp ngoại đạo. Ngoài Giới Luật ra không còn giáo pháp nào dạy chúng ta tu hành giải thoát chân chánh.

Trong Phật giáo, Từ và Bi là hai pháp tu khác nhau. Từ là thương yêu cẩn thận từng chút một để không làm khổ hại đến chúng sanh - Bi là thương xót khi thấy chúng sanh còn thọ trong đau đớn. Từ đối trị với tâm sân hận, bi đối trị với tâm hãm hại. Bi không bị giới hạn trong việc bố thí nhu cầu vật chất mà đó còn là hành động với động cơ trong Phật vô tham vô tà kiến và tà mạng.

(00:43:56) Có một câu chuyện về cách đức Phật chăm sóc bệnh nhân, Ngài chữa bệnh với tình thân hữu và lòng bi mẫn của Ngài. Có một câu chuyện rất cảm động trong số giải kinh Pháp Cú như sau.

Một thanh niên ở thành Xá Vệ nghe đức Phật thuyết pháp khởi tín Ngài và xin nhập tăng chúng. Chàng được biết đến với cái tên Tisa. Một thời gian sau chàng ngã bệnh. Đầu tiên những mụn nhỏ nho nhỏ xuất hiện trên cơ thể chàng rồi chúng lớn dần và vỡ ra lan rộng thành những mụn nhọt. Những người bạn đồng hành không còn thiện ý chăm sóc Tisa mà bỏ rơi chàng. Khi đức Phật biết được chuyện ấy Ngài đi đến chỗ đập ngỏ lời nấu nướng sau đó Thế Tôn trở lại chỗ ngồi Tisa và kéo giường Tisa đi.

Khi các Tỳ kheo nhận ra Bậc Đạo Sư đang cố gắng sức làm gì. Họ đưa bệnh nhân vào chiếc giường đến chỗ đặt hỏa lò ở đó Phật đã tư bảo các Tỳ kheo giặt quần áo của Tisa và phơi khô chúng. Trong lúc tự tay Ngài nhẹ nhàng nặn các ung nhọt và tắm cho vị Tỳ kheo bị bệnh. Người bệnh hồi sức nằm trên giường với một tâm thanh thản. Ngày hôm sau đó Thế Tôn đảnh pháp cho chàng Tisa nhất tâm lắng nghe và cuối thời pháp chàng đắc thắng quả A La Hán và tịch diệt.

(00:45:50) Đức Bi Tâm và các trạng thái tâm cao thượng đều có phần quan trọng như nhau trong tất cả mọi hệ phái Phật giáo. Bi tâm là một pháp bậc nhất để ly dục ly ác pháp - nó bao la và thật quảng đại. Khi một người đã ly dục ly ác pháp bắt đầu phái triển lòng bi chân thật vị ấy không còn nghĩ đến mình nữa. Tâm Bi trải rộng quảng đại khắp nơi, bao la không định hướng, không phải cho tôi không phải cho người. Nó tràn ngập niềm hoan hỷ một điều hiện hữu, một cách tự nhiên, một niềm vui bất tận trong trong tín nghĩa tin tưởng, trong tiếng là sự hoan hỷ chứa đựng một kho tàng vĩ đại và phong phú.

Ở mức độ tối cao này Bi tâm không ràng buộc với những phiền toái khổ đau hay với hoàn cảnh trái ngang thăm thẳm của mỗi người. Nó gắn liền với nhiệm vụ giải thoát của tất cả chúng sanh. Nó trải rộng địa bàn giác ngộ cho tất cả những ai cầu vì nó. Đó là con đường của đức Phật và các vị A La Hán.

(00:47:12) Tôi rất quan tâm đến những người sống xung quanh tôi. Bi tâm phản ảnh đầy đủ sự hòa hợp trọn vẹn lòng thương xót mọi loài chúng sanh khi chúng sanh đau khổ. Trạng thái tâm cao thượng của Đức Bi Tâm khi đạt được tâm trạng ấy, chúng ta sẽ nhìn thấy "tất cả chúng hữu tình liền giúp đỡ bình đẳng. Để làm được như thế, chúng ta phải vững tâm bền lòng mối tương quan đặc biệt giữa mình và các thân thuộc bằng hữu hay cả thù địch nữa đều là kết quả của nhân quả trong quá khứ".

Vì vậy không nên chấp chặt vào thân bằng quyến thuộc khổ đau, trong khi nhìn những người khác gặp khó khăn đau khổ với tâm hồn lãnh đạm. Trong kinh mô tả Đức Bi Tâm đó bằng những hình ảnh sống động thiết thực như đức Phật xỏ kim cho một bà già, đức Phật bế chú cừu con lạc đàn, đức Phật sống cho một Tỳ kheo bị ghẻ lở. Tất cả hình ảnh đó khó mà tìm thấy ở một Bậc Đạo Sư với tư cách là Giáo Chủ của một tôn giáo trong các tôn giáo khác.

Khi một bệnh một mình nhiệm cao hơn thông qua ngôn ngữ tình thương chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một vị Giáo chủ nào có thể tuyên bố rằng: “ Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Như đức Phật đã tuyên bố đó chính là sự biểu hiện của tình thương đặc biệt và bền vững. Vì lẽ chính lời tuyên bố đó đã phá tan mọi ranh giới của một sự phân biệt kỳ thị; tạo nên một nhân duyên thầm kín và phơi bày cho mọi sự trùng trùng từ trong chiều sâu tâm thức của mỗi cá thể mà không phân biệt già trẻ, đàn ông đàn bà, con người con vật. Hẳn chỉ có tình thương, hẳn chỉ có con người như đức Phật mới có tình thương rộng lớn mới nói lên được điều đó mà thôi.

2. Hương Đức Bi Tâm của Trưởng lão Thích Thông Lạc.

(00:49:44) Có câu đối là "kiên hiền tư tề anh dũng sĩ" nghĩa là "thấy người hiền thì hãy giữ cách bằng họ mới là một bậc anh dũng". Chúng ta phải bắt chước những hành vi của các bậc hiền nhân để làm gương cho mình. Thế nào là người hiền?

Người hiền là kẻ có đức độ, có tâm thương xót mọi loài không phân biệt thân sơ cao thấp. Người hiền ở đây tôi muốn nói đến là người tâm ly dục ly ác pháp như Trưởng lão Thích Thông Lạc. Hương Bi Tâm của Thầy đã làm cho bao nhiêu người xúc động khi chứng kiến cảnh ấy.

Tôi nhớ có một lần một đàn chó tầm mười con lao vào cắn xé một con mèo. Lúc ấy bậc Thầy đi qua phòng vi tính, Thầy vội vã để tập sách bên gốc cây nhào vào can ngăn đàn chó dữ. Thầy lao đến ôm con mèo vào lòng, đàn chó dữ sợ bị vụt mất con mồi nên giận dữ lao vào Thầy cắn cả đôi tay của Thầy máu chảy đầm đìa ướt hết cả tay áo và hai bên vạt quần. Sau một hồi giằng co được, Thầy ôm con mèo chạy ra khỏi đàn chó giữ hung ác. Các bạn thấy đó, Đức Bi Tâm của Thầy thật rộng lớn và cao cả biết bao. Có ai dám xông vào đàn chó dữ để cứu một con mèo chưa? Chú mèo tội nghiệp ấy run lẩy bẩy trong vòng tay của bậc Thánh A La Hán. Trưa hôm đó chú Minh Điền đem thuốc và băng dán vào cho Thầy. Nhưng lành thật vết thương rất mau lành, vết cắn đã bắt đầu liền da và khô hẳn không còn sưng nữa.

(00:51:53) Đức Bi Tâm của Thầy cao cả vô bờ bến mặc dù tuổi đã cao nhưng vì lòng thương xót chúng sanh. Thầy đã quên đi sự già yếu của mình hàng ngày cặm cụi viết sách dâng tặng cho đời những bài đạo đức nhân bản. Tuổi tám mươi nhưng Thầy chưa nghỉ ngơi một ngày nào. Cô Út đã cùng lên lớp giảng dạy cho chúng tu sinh rồi tiếp các phật tử xa gần. Đêm hôm trong đèn viết sách, chấm bài vở của các học trò.

Thầy đã quên mình vì chúng sanh, ở tuổi tám mươi này Thầy đang xây dựng cho nhân loại một giáo lý cao thượng làm phương tiện giúp tiêu trừ những khổ đau, những bất hạnh, những áp lực sợ hãi và những lo âu đối với con người. Những bài đạo đức của Thầy giúp cho con người đạt tới hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này. Và dẫn dắt con người được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ của nhân loại.

Đức Bi Tâm của Thầy đã khuyên giải người bất hạnh bởi chính sự an ủi Thầy giúp đỡ người nghèo mà xã hội thờ ơ. Thầy cũng đã cứu vớt cuộc đời của những người lầm lạc và nằm trong tập tục đồi bại của những kẻ đau khổ. Thầy đã nâng đỡ những cảnh yếu đuối đoàn tụ những người phải chia ly, khai sáng cho những người ngu dốt, nâng đỡ cho những kẻ hạ tiện và đề cao người cao thượng. Người giàu kẻ nghèo những người Thánh thiện, những người đau khổ. Tất cả đều được học hỏi từ những lời dạy đầy tâm huyết và lòng bi mẫn của Thầy và có được những sự sống an lạc và cao thượng.

(00:53:57) Tấm gương cao cả của Thầy là suối nguồn cảm hứng cho tất cả bao nhiêu gương mặt luôn thanh thoát đã là của Thầy là những hình ảnh đẹp đẽ đối với những cặp mắt luôn lo âu của mỗi người. Công việc và sự khoan dung của Thầy đã được tất cả mọi người tiếp nhận với một niềm vui khôn tả và là một tài sản chung của những ai đã có cơ duyên được nghe thực hành những bài đạo đức ấy.

Ý chí sắt đá, trí tuệ sâu xa, tình thương bao la, từ bi vô bờ, phục vụ vị tha của đức hi sinh quên mình vĩ đại - sự thanh tịnh tuyệt vời một nhân cách bất tận và những phương pháp mẫu mực của Thầy đã được sử dụng trong những bài đạo đức nhân bản nhân quả. Đó chính là sự thương xót chúng sanh vô bờ bến của Thầy, người Thầy cao cả này đã hi sinh những thú vui trần thế vì sự đau khổ của loài người để đi tìm chân lý giúp nhân loại đi vào con đường giả thoát giác ngộ khỏi con đường đau khổ.

Sau khi tu chứng Thánh quả A La Hán Thầy đã hiến dâng cả cuộc đời của mình cho sự dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi biển mê trở về con đường thanh thản vô sự.

(00:55:27) Ngày nay thông điệp từ bi hỷ xả của Thầy có phần quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong lúc nhân loại đang đắm say trong cảnh tham sân, si. Thầy được sinh ra trong thế giới này để xua tan những bóng đêm của Vô minh và cứu cho thế giới này thoát khỏi những điều bất hạnh. Khắp thế giới nhiều người sống không có lòng tin và không tu tập theo bất cứ tôn giáo nào.

Tuy nhiên nếu như họ chỉ cần dành ra một chút thời gian để nghiên cứu một ít thôi thì họ có thể hiểu được bậc đạo đức nhân bản của của Thầy dạy cái gì. Và họ có thể dễ dàng giải quyết được những nghi ngờ của họ và như vậy họ có thể nhận thức được chánh pháp Nguyên Thủy có những đóng góp to lớn cho hạnh phúc của con người.

Con người có quyền tin hay không tin ở Thầy nhưng những bài đạo đức nhân quả của Thầy đã có sự tác động sâu sắc đối với tất cả mọi người. Thông điệp của Thầy được gửi đi khắp thế giới là Từ Bi Hỷ Xả. Nhóm giáo lý này giúp sáng con đường, con đường mà nhân loại phải vượt qua từ một thế giới đầy những dục vọng tới một thế giới mới sáng ngời - thế giới của tình yêu hòa bình hạnh phúc và mãn nguyện.

Do đó Đức Bi Tâm là một pháp bậc nhất để ly dục ly ác pháp vì lòng thương xót chúng sanh. Nên Thầy đã làm khơi sáng ngọn đèn sau hai mươi lăm thế kỷ bị chôn vùi. Những bài đạo đức nhân quả của Thầy vẫn đủ sức mạnh để đương đầu với bất cứ thách thức nào cũng không thể đảo ngược được hay phải lý giải làm những học thuyết Nguyên Thủy của nó. Đạo đức nhân bản làm con người có thể chấp nhận mà không sợ có đau khổ với khám phá và những thành quả khoa học hiện đại.

Giáo lý Nguyên Thủy này quan trọng đức hạnh. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết cần thiết để đạt được sự giải thoát. Điều kiện tiên quyết Thánh và Trí Tuệ, Đức Hạnh và Trí Tuệ cũng có thể được so sánh như con mắt và bàn chân của con người. Đức hạnh là phương tiện đưa con người đến sự giải thoát như chiếc chìa khóa đích thực để mở cánh cửa là trí tuệ vô lậu.

(00:58:05) Cho nên viết bài Đức Bi Tâm này Tôi nêu lên gương hạnh của Trưởng lão Thông Lạc vì đó là người thật việc thật mà chúng ta đang chứng kiến mỗi ngày. Gặp người hiền khó lắm các bạn ạ! Hễ mình gặp người hiền thì nhất định phải làm sao cho bằng vị ấy. Mình học hỏi noi gương của vị đó phải cần có đạo đức, có phong độ, có học thức như họ vậy. Không phải chỉ suy nghĩ rồi cho qua mà phải thật sự thực hành nỗ lực học tập. Để cử chỉ hành động của Trưởng lão Thông Lạc là phải được coi như là khuôn mẫu. Nếu không học hỏi mà chỉ suy nghĩ suông thôi thì không có ích lợi gì. Mình phải chân thật học hỏi thì mới là một dũng sĩ, cũng là một bậc anh hùng diệt ngã xả tâm và ly dục ly ác pháp.

Cho nên sau khi hiền từ tề anh dũng sĩ thấy người hiền thì phải nghĩ cách bằng họ mới là bậc anh dũng. Bậc anh dũng không phải là kẻ đần độn. Thế nào là đần độn? Có những cách đơn giản đần độn có nghĩa là ngu si. Có người nói anh ta là người hiền ư? Là người có lòng bi tâm thương xót chúng sinh ư? Thì anh cứ là người hiền, người thương xót chúng sanh đi, chứ đâu có liên quan gì đến tôi. Anh ta muốn làm người hiền thì tôi muốn làm người dữ. Những người nào có tư tưởng như vậy "thì là dữ", họ không cần biết tốt hay xấu chẳng hề hay là những người sống mà như đã chết.

Một cái thây sống đang biết ăn no chờ chết; chết rồi là xong chuyện. Đó là cái tưởng của người đần độn biếng nhác thiếu đạo Đức Bi Tâm với chính bản thân mình và đồng bọn. Hôm nay Tôi nêu gương hạnh Đức Bi Tâm của đức Trưởng Lão Thông Lạc để nhắc nhở chúng ta cùng học hỏi đức hạnh của Ngài để thương xót đồng loại như thương xót chính bản thân mình.

(01:00:36) Tưởng lão: Giờ con phát mấy cái tập này giùm Thầy!

Cái bài của Nguyên Phương đây.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy