00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 069 - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - TÂM TỪ BI - THIỆN XẢO ĐUỔI BỆNH - ĐẶC TƯỚNG XẢ TÂM - TÂM CHÁN NẢN

CK 069 - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - TÂM TỪ BI - THIỆN XẢO - ĐUỔI BỆNH - ĐẶC TƯỚNG XẢ TÂM - TÂM CHÁN NẢN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 23/01/2006

Thời lượng: [34:19]

1. TẬP TU TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Buổi chiều nay mấy con có hỏi Thầy gì cứ hỏi đi. Hồi sáng có cô nào hỏi cái tập này của cô…​

Tu sinh: Con.

Trưởng lão: Con lên lấy Thầy trả lại con. Rồi Thầy trả con.

Rồi bây giờ buổi chiều thì mấy con hỏi Thầy, có hỏi Thầy gì không?

Tu sinh : Dạ con xin hỏi Thầy về tu Tứ Niệm Xứ. Dạ tu Tứ Niệm Xứ bình thường con tu 30 phút, mà hôm nay Thầy nói là nhiếp tâm và an trú tâm trong Tứ Niệm Xứ 1 phút. Thì con không biết là …​(không nghe rõ) Thầy chỉ cho con vấn đề này.

Trưởng lão: Nhiếp tâm và an trú tâm trong 1 phút mà mình tập thử mình quan sát nó thôi. Còn bây giờ con giữ tâm thanh thản, mọi lần con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì con giữ bình thường. Còn phần mà con quan sát thì con tập nó chỉ 1 phút cho nó chắc cái đã.

Rồi sau này lần lượt rồi thì nếu mà cái căn bản con mà giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình sau đó con thấy ờ nó không bị ức chế đó. Thì đó là nó từ cái chỗ mà quan sát cái Tứ Niệm Xứ bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp con đó bắt đầu nó chuyển qua nó dễ dàng lắm, nó có căn bản rồi con.

Cho nên con thấy ờ bây giờ con nhiếp tâm ở trong Tứ Niệm Xứ trong 1 phút của nó, tức là con nhìn lại cái thân thấy cái thân, tâm con trong 1 phút đó. Cho nên vì vậy mà nó không bị ức chế, rồi con giữ lại cái thanh thản, an lạc, vô sự con để cho nó tự nhiên nó có chướng ngại gì thì con xả mà không có chướng ngại thì thôi. Đó là cách thức đó thôi, kinh nghiệm con tu tập đó con.

Về tập đi, tập tiếp tục tu, tập như vậy con không có sao đâu. Có chướng gì khi mà con tu tập nó có chướng ngại gì không con?

Không có chướng hả, ừm.

Tu sinh : Con xin tập, con nghe lời Thầy tập 1 phút.

Trưởng lão: 1 phút thôi, 1 phút quan sát thân của mình.

Tu sinh: …​ trong thân là nó có tâm, có thọ.

Trưởng lão: Đúng rồi, hễ nhìn cái thân là nó có thân, thọ, tâm pháp ở trong đó luôn.

Tu sinh: Thế xong 1 phút rồi con về.

Trưởng lão: Con lại để cho nó thư thản, thanh thản, an lạc, vô sự như mọi lần con tu đó. Con cứ giữ vậy, cái thời gian nó kéo dài bao lâu cũng được hết, nó cũng tốt hết.

2. TÂM TỪ - TÂM BI

(02:35) Tu sinh: …​ (không nghe rõ) về phần cái bài tâm Bi đó thưa Thầy. Tâm Từ rồi thì nó qua rồi chứ không có bị tưởng, nhưng mà tâm Bi á. Tại tâm Bi là những cái mà mình thương, mình thấy, mình tiếp xúc hay là mình những nỗi đau của người khác mà mình chụp chiếu hết.

Thì bình thường con như thường thì con cũng thương người già nhiều hơn, bởi vì mình thông cảm vì trước sau mình cũng như họ, vì người già mình chưa có ý nghĩ sâu sắc không có tủi thân, không có buồn, không có biết. Còn người thì con thông cảm là vì có nhiều khi sẵn cơm gạo họ cũng không thể nấu ăn được, hoặc là nấu sẵn có khi tự mình ăn cũng không được nữa, người già con thấy thông cảm như vậy đó,

Rồi có người ý thức lực không còn …​ những việc cá nhân họ không làm được, nhưng mà họ nhìn gì họ biết hết, nhưng họ không làm gì được. Rồi có khi những câu nói họ nghĩ vậy mà họ nói ra lại khác nên thường bị con cháu đồ nó rầy. Rồi thì nó đụng, con làm cái đó thì nó đụng hàng, hàng thiệt luôn, tức là giống như cái tâm con nó bị chướng ngại là do khi con làm cái đó thì con nhớ thương mẹ đó, mẹ con là cũng như cô Huệ Ân nhưng mà lại yếu nhiều, không có được như cô Huệ Ân. Đó thì nó cũng đủ thứ. Gia đình thì cũng có nhiều người chăm sóc cũng đầy đủ hết chứ không phải không, nhưng mà giống như tự mình nó cũng thấy một cái bổn phận trách nhiệm thí dụ vậy đó thưa Thầy. Thì nó tự nhiên nó cũng làm cho cái tâm con nó cũng hơi động đó. Dạ! Thưa Thầy!

(04:09) Trưởng lão: Cái đó là con hiểu qua cái tâm Bi, trước cảnh đau khổ. Mà mình hiểu một cái lệch nó thành ra thất tình đó. Thành ra mình hiểu cái tâm Bi, mình thấy trước mọi người đau khổ nhất là cha mẹ của mình là một cái gương đau khổ mình khởi lòng thương yêu, thương những người thân của mình trong cái cơn đau bệnh tức là cái tâm Bi của mình rồi. Và vì vậy mình quay trở lại mình rất thương mình, mình cũng sẽ ngày nào như vậy. Cho nên nó không thành thất tình, mà nó thành quán chiếu lại nó, để rồi mình nỗ lực mình tu để cứu mình. Ngày mai, ngày nào mình cũng sẽ đau khổ ai thương mình? Ai thương mình hơn mình?

Cho nên bây giờ mình thương những người đang đau khổ, thương cha mẹ mình đang nằm trên giường bệnh đau khổ có phải không mấy con? Đó là mình khởi tâm Bi, để tâm Bi đó nó quay trở lại nó thương mình.

Cho nên nó phải chuẩn bị nó lo, bây giờ nó không có đau thì tâm Từ mình đã nói rồi, mình đã nói tâm Từ tức là mình thương người, thương mọi vật, thương người khác. Mà thương người khác chính thương mình. Thương mình thì mình phải làm gì cho mình đừng có sự đau khổ đó. Con hiểu không?

(05:17) Đến tâm Bi quay ra nhìn thấy đau khổ của người khác, thì phải nhìn mình. Bây giờ mình không đau nhưng ngày mai mình sẽ đau, thì đây ai thương mình? Chỉ có mình thương mình. Vậy mình thương mình ngay bây giờ con mạnh khỏe để cho mình đừng có sự đau khổ này. Nó cũng luận, luận ngược luận xuôi nó làm cho con thoát mà năng nổ tinh tấn tu hành hơn. Cố gắng hơn, vượt hơn, là vì khó khăn vượt hơn như vậy mới gọi là nói đến tâm Bi, để nó khắc phục, thấy trước cảnh đau khổ của người khác lòng mình thương xót cái đau khổ đó. Nhưng quay lại xét cho mình, thì mình phải thương xót mình nỗ lực thực hiện tức là tâm Bi đối với người khác, bi đối với mình. Nó chưa đến nhưng mà sẽ đến, thì nó mới có ý nghĩ đó.

Con viết cái bài như vậy thì quá đẹp, quá tuyệt vời. Phải không con?

(06:13) Tu sinh: Vừa qua đó thưa Thầy, thì con có những cái pháp mỗi ngày. Thí dụ giống như một người ngồi ở trên núi nhìn xuống dưới thế gian, thì thấy cái cảnh núi non, thấy bao nhiêu chuyện…​. Đến trường hợp con thấy tâm Từ thưa Thầy! tự nhiên người thân, nó làm cho con giống như là nó vỡ lẽ ra được những cái mà hồi giờ nó khuất mắc, mình không thể đỡ được. Ví dụ như trước kia có những cái tình cảm mà mình hoặc là mình không, không phải là tình thương nhưng mà cái tình đó mình không có thương trọn vẹn được.

Hoặc là mình cố hành mà mình nói rằng mình có một cái tình để mở rộng, mở rộng lòng thương nhưng mà mình không có mở được. Khi mình mổ xẻ cái tâm mình ra thì mình thấy rõ được là do thí dụ như một người bình thường mình không có thương nhiều nhưng mà mình thương được một người thôi, thì cái người thương đó mình không có làm khổ họ được, bởi vì họ có nói sai nói trái gì mình cũng thông cảm mà mình tha thứ họ được. Bởi vì người đó mình thương là mình không có làm gì, không giận, không tị hiềm ganh ghét họ. Họ làm được cái gì là mình mừng vui.

Như vậy thì khi mà cái bài tâm Từ mình viết ra được đó, thì mình mới thấy được rằng một người mình thương được vậy thì mọi người mình ráng mình thương được hết như vậy thì những cái kia nó giúp lần giúp lần.

Thí dụ như cái phần mà mình nhân quả, vào cái nhân quả đó thì nó cũng sáng tỏ nhưng mà cái đó là mình sợ cái quả do đó mà mình không làm nhân. Còn cái này là nó khác thưa Thầy, tức là cái tâm Từ Bi của mình nó sẽ mở rộng ra thì nó không có cần nhân quả gì mà nó có cái tình thương phủ trùm bao la đó. Nó từ trong gân, trong thịt, trong thâm sâu của mình đó, coi như thức ăn, thức uống, cái hơi thở đồ của mình giống như nó là công khai luôn vậy đó. Dạ thì cái từ, bi nó mở rộng như vậy.

Thì nó làm cho mình cái nguồn vui, rồi cái nguồn hạnh phúc đưa đến cái tình thương của mình nó tự nhiên nó mở lần mở lần ra thì những cái kia nó tự mờ lần đi, dạ nó giống như một cái tỉ lệ vậy đó.

Thì cái bài đó tuy rằng con viết cũng không có trúng nhưng có ý của Thầy nó rất là có lợi cho chúng con. Dạ thành ra qua cái bài vừa rồi…​(không nghe rõ) con viết có một thời gian ngắn thôi mà con thấy trong người con nó có một sự thay đổi rất là lợi ích. Dạ con viết tới đâu thì tự nhiên con thấy người con nó xúc động, nó có một cái sao đó mà con cũng không có diễn đạt được. Mà những cái đó hồi nào giờ con không bỏ được tự nhiên giờ con thấy ra. Dạ con thấy ra.

(08:48) Trưởng lão: Bởi vì con lưu ý về cái tâm Từ. Khi mình tâm Từ thì mình biết đức Phật nói dùng tâm Từ để đối trị tâm sân. Mà đối trị tâm sân nó có hai cái góc độ. Góc độ đối trị tâm sân của người khác mà đối trị tâm sân của mình. Cho nên phải nhìn thấy.

Thí dụ như bây giờ người ta đang sân mà do tâm Từ thương yêu họ, thì nó sẽ làm cái tâm sân của người đó nó giảm xuống. Đó là Từ của mình.

Mà cái lòng từ của mình do nó phát khởi thì nó ngăn nó diệt cái tâm sân của mình. Cho nên nó ngăn và diệt hai góc độ, nó rõ ràng và cụ thể lắm.

Cho nên khi viết mà gợi được một cái hình ảnh, được cái sự xúc động rồi, cái lòng thương yêu. Được cái kết quả của nó đem đến mình cũng thấy thấm thía quá, cuộc đời thấm thía quá.

Cho nên một cái người mà nói lên được cái lòng từ đó thì nó làm cho cái lòng sân của kẻ khác nó giảm xuống. Nhưng mà lòng từ nó đứng trước cái lòng sân của người khác mà nó giảm được cái lòng sân của mình. Đó, mình lưu ý kỹ về vấn đề viết này. Để khi đó mình thấy mình viết xong đó nó có cái sự xả tâm mình rất lớn, nó làm cho mình thấy cuộc đời của mình mình thích thú ở trên cái sự tu tập đó, trên cái lòng từ bi đó, cái lòng thương yêu đó.

(10:11) Cho nên mấy con càng viết thì mấy con càng đưa ra những cái mẩu chuyện và xét qua cái mẩu chuyện đó là mẩu chuyện cuộc đời của mình từng gặp, từng nghe, từng thấy. Nó thấm thía cuộc đời mình lắm. Xung quanh anh chị em mình, xung quanh những người thân mình nó có những điều mà nó có thể làm cho giận hờn phiền não. Mà mình nghĩ rồi mình viết ra cái lòng từ của mình thì mình thấy nó thấm thía.

Cho nên sự tu tập của đạo Phật nó lợi ích rất lớn. Mục đích mình viết để cho mình xả được cái tâm của mình đó, thì nó lợi ích lắm, nó lợi ích rất lớn. Mà nó rất hay!

Bởi vì nó Đức Từ Tâm, rồi Đức Bi Tâm, rồi Đức Hỷ Tâm, rồi Đức Xả Tâm nó bốn cái đức. Mỗi cái đức vậy nó nhiều cái tiêu đề của nó để cho mình viết từng cái đức nó ra con. Đó, thì mấy con cố gắng theo cái dàn bài Thầy đã cho đó mình chỉnh đốn lại cho kỹ cái bài của mình nó lợi ích lớn lắm. Lợi ích cho mình, mà sau này nó cũng sẽ lợi ích cho người khác lắm. Cố gắng con!

3. PHÁP TU THƯ GIÃN - CHỌN PHÁP XẢ TÂM PHÙ HỢP VỚI ĐẶC TƯỚNG

(11:20) Còn Hạnh Từ con. Mấy ngày nay con không có gì mỏi mệt, đầu choáng váng. Con không có tu tập được thì con xả con nghỉ bình thường như một người không tu vậy thôi, có gì đâu. Nghĩa là con chỉ cần con giữ được cái tâm mình bất động trước các ác pháp, trước các cái uể oải, trước những cái hôn trầm của mình đó, bây giờ thì mình đi thí dụ như buồn ngủ đó, thì mình đi kinh hành đi tới đi lui chứ mình cũng không cần tập trung gì nhiều, mình đi như người đi chơi vậy cho nó động thân đừng có ngủ thôi, đừng có ngồi lại nó lơ mơ. Đi tới đi lui vậy để cho phá, để cho nó qua cái cơn hôn trầm thùy miên.

Còn nó mỏi mệt này kia thì mình ngồi mình nghỉ, mình cũng giữ cả tiếng: "Cơ thể bình thường, đừng có mỏi mệt, đừng có nặng đầu nhức đầu gì hết". Mình tác ý vậy thôi, còn nó hết không hết thì mặc. Nhưng mà mình vẫn tác ý, vẫn cố gắng tác ý nhưng mà không có tập trung, không có ức chế cái tâm mình trong cái pháp nào hết. Cho nên mình giống như người vô sự ngồi chơi vậy thôi, không có gì hết thì những cái hiện tượng đó nó sẽ bị diệt hết, nó sẽ không còn có nữa.

Cho nên trong cái sự tu tập chứ không phải là lúc nào mình cũng ôm pháp mình tu đâu. Mình thiện xảo khéo léo trong khi nó phá mình, nó làm cho mình bị những cái chướng ngại đó. Thì con nên tu tập theo cái kiểu thư giãn, cái Định Sáng Suốt đó con, là thư giãn.

Con không tập tu, không ức chế, không hơi thở, không gì hết, không Tứ Niệm Xứ gì hết. Chỉ hoàn toàn mình sống với một cái bất động tâm của mình, cái gì mà chướng ngại như cái thân con giờ nó bị chướng ngại đó. Nghe nó mỏi mệt đầu óc, nó choáng váng vậy thì do đó thì con rất là bình thường con, không tu tập gì. Đồng thời thấy hôn trầm thùy miên thì đi tới đi lui. Còn thấy nó mỏi mệt thì ngồi nghỉ một chút cứ vậy thì lần lượt con sẽ hết đi chứ đừng tập trung vô chỗ nào hết.

Những cái lúc đó thì con chỉ tu cái pháp tác ý thôi. Thí dụ mỏi mệt thì nói: “Thân không có được mỏi mệt nha, mỏi mệt phải đi nha!”. Rồi mình cũng bình thường mình đi tới đi lui chơi rồi ngồi chơi vậy thôi, như người vô sự. Con tập sẽ đúng, cách đó nó sẽ bình phục cái sức khỏe con mau chóng và con mới ôm pháp tu tập mới được. Có vậy thôi, nhớ khi mà nó vậy thì con chỉ còn có pháp tác ý thôi. Còn mấy pháp kia là bỏ hết chỉ còn có pháp tác ý như một người coi như chưa có từng tu cái pháp gì hết. Nghe lời Thầy nói vậy thì con sẽ được tốt thôi con.

(13:49) Hạnh Từ: Con ngồi lại một cái là nó buồn ngủ à Thầy, mà đi thì nó nhức tay, nhức chân nó mỏi.

Trưởng lão: À con thí dụ như đi mà nó bị nhức tay, nhức chân nó mỏi đó thì con ngồi con đưa tay ra nhức thì kệ nó, tức là nó bị thấp khớp hay đau nhức trong xương của mình đó. Thì con cứ đưa tay ra vô con nhắc: “Cái thân tâm phải bình thường đừng có nhức mỏi nữa, phải hết”. Con nhắc nó vậy rồi con ngồi chơi thôi.

Còn khi mà nó đau quá đó, con chịu không có được đó thì con mới đưa tay ra: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Nương vào cái tay con nó không bị rối loạn hô hấp, để cho mình nương vào mình chịu cái cơn đau thôi. Chứ còn nếu mình để tự nhiên thì mình chịu không nổi. Con nhớ như vậy thì con hết, bởi vì đó là con phải trả nghiệp mà. Nhưng mình có cái pháp để nhắc tác ý cho mình cái tâm bất động đừng có sợ, rồi nó sẽ hết con.

Chớ nó đau thì nó vẫn đau, nhưng mà mình tác ý, khi nào mình tu tập mà có ý thức lực, rồi có Tứ Thần Túc rồi thì mình tác ý nó hết. Còn bây giờ nó không hết nhưng mà mình tác ý để tâm mình đừng có dao động, phải giữ nó đừng sợ. Như vậy thì cũng đỡ…​

Hạnh Từ: Con không sợ gì hết nhưng mà con như hôm rày nó cũng cứ làm như là thiếu ngủ nó ấy vậy chứ con…​

Trưởng lão: Theo Thầy thì giờ giấc con giữ gìn nghiêm chỉnh. Một đêm mà con nghỉ trong 4 tiếng đồng hồ, trong 4 tiếng đồng hồ đó con chỉ cần ngủ được một tiếng hay hoặc là nửa tiếng cũng đủ rồi con không cần thiết. Nhưng mà nó có cái sự uể oải hôn trầm thùy miên những trạng thái đó nó có chứ con. Nhưng mà cái giờ mà mình đang tu thì phải cố gắng mình đi kinh hành. Đi kinh hành mình đi như vô sự vậy chứ còn không tập trung nhiều. Bởi vì tập trung nhiều thì nó bị căng đầu con. Mình tu pháp nào mình phải ôm nó, nó bị căng. Nên mình xả ra mình tu theo kiểu thư giãn thôi, thì con sẽ kết quả tốt lắm con.

Rồi còn ai hỏi gì Thầy nữa không con?

Có gì mấy con hỏi Thầy thì Thầy hướng dẫn chỉ dạy cho mấy con cách thức tu cho nó được mấy con. Bởi vì cái thời gian nó rất quý mấy con nó qua rồi thì nó mất, rất quý. Thay vì trong cái dịp tết đó thì Thầy cũng nghỉ xả hơi nhưng mà Thầy thấy một ngày qua nó mất, nó uổng. Và khi Thầy không có sự hướng dẫn cặn kẽ cho mấy con đó thì mấy con sẽ tu sai. Rồi nó phí thì giờ, mà phí công sức nữa. Cho nên Thầy dù là giải quyết cho nó được bình an cho Tu viện để mà mấy con được yên tu.

Con có gì trình đi con.

Tu sinh: …​(không nghe rõ).

(17:42) Trưởng lão: Khi nào mà mấy con học được cái tri kiến mấy con triển khai đến cái tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả xong thì lúc bây giờ thì tùy mỗi cái căn cơ của mấy con. Thí dụ mấy con hợp với cái nhân quả thì mấy con sẽ dùng cái nhân quả mà xả tâm; mấy con hợp với các pháp vô thường thì mấy con sẽ dùng các pháp vô thường mà xả tâm; còn các con hợp với tâm từ thì mấy con dùng tâm từ mà xả tâm; các con hợp với tâm bi thì mấy con dùng tâm bi mà xả tâm; các con hợp với tâm hoan hỷ thì mấy con dùng tâm hoan hỷ mà xả tâm; các con hợp với tâm xả thì mấy con sẽ dùng tâm xả mà xả tâm.

Cho nên tất cả những cái điều kiện này, thì mấy con phải làm cho trọn vẹn cho đến cái bài tâm xả. Thì dừng lại đó thì nó mới bắt đầu chúng ta sẽ áp dụng vào từng cái phương pháp đã học vào cái thực tế của chúng ta đang tu tập, tức là áp dụng vào từng tâm niệm của chúng ta. Nhưng mà mỗi tâm niệm đó chắc chắn là nó sẽ xảy đến cho mấy con cho nên Thầy chuẩn bị cho mấy con những cái niệm, để cho mấy con biết cách thức áp dụng những cái học của mình trên cái niệm đó để hóa giải nó thì đó là vào cái vấn đề thực hành.

Do bây giờ thì nó chưa đủ cho nên Thầy chưa có dạy bởi vì mỗi người nó có cái đặc tướng nó hợp với cái pháp nào. Cũng như bây giờ mấy con không có hợp với nhân quả mà hợp với tâm từ thì mấy con sẽ áp dụng tâm từ với đặc tướng của mình mình tu và mình xả tâm. Cho nên tùy theo các con mà sau khi Thầy đưa các pháp, tất cả mọi pháp mấy con học và mọi pháp mấy con đang học và đang triển khai cái tri kiến đó là Định Vô Lậu chứ không có gì hết, nó làm cho mấy con hết lậu hoặc gọi là Định Vô Lậu. Nó như vậy.

Còn những gì mà mấy con viết cũng chẳng qua hiện giờ nó chưa đúng cái dàn bài, các con cũng nói được tâm từ, tâm bi nhưng nó không có đầu đuôi, nó lộn xộn. Thay vì nó phải nói cái tâm từ bi của con người thì mấy con lại nói cái tâm từ bi của thảo mộc, hay hoặc là thời tiết thì nó không hợp. Hoặc mấy con nói về tâm từ bi của mấy con đối với loài động vật thì nó chưa có hợp, nó chưa có đúng. Phải đi từ cái tâm từ của mình như thế nào con người với con người. Trước tiên thì mấy con phải nói tâm từ của mấy con đối với con, là mình thường mình. Rồi bắt đầu tâm từ của mình đối với mọi người. Mấy con thấy đi lần lượt.

Nói tâm từ của mình đối với mọi người tức là có mình ở trong đó, vậy thì mình phải nói về cái lòng thương mình. Thương mình thì mình phải thương mình như thế nào cho đúng chánh pháp. Ờ chứ mình thương mình, mình biết nói thương mình hai chữ danh từ thương không có nghĩa. Mà phải biết áp dụng làm sao cho thân tâm của mình được bình an hay được thanh thản, an lạc và vô sự như vậy mới thương.

4. CHÁN NẢN TRONG KHI TU TẬP

(20:37) Cho nên tất cả những cái điều mà con nói thì con làm được thì đúng chứ không có sai nó là Định Vô Lậu. Và đồng thời cái buồn chán, cái chán nản nó có nhiều điều nó làm cho con bị cái tình trạng tiêu cực trên bước đường tu tập của mấy con.

Thứ nhất là mấy con chán nản vì mình thấy mình không đủ khả năng tu tập, đó là cái thứ nhất mình chán.

Cái thứ hai mình chán nản cái lớp học nó động hoặc người vầy thế khác nó làm cho mình chán nản không muốn tu. Cái sự chán nản đó nó có những cái nguyên nhân.

Thì mình phải xét qua những nguyên nhân đó để xem cái sự chán nản mình ở góc độ nào. Từ mình biết nó ở góc độ nào để rồi mình sẽ hóa giải. Còn nếu không mình không hóa giải được sự chán nản đó thì coi như là mình bỏ cuộc tu hành mình trở về đời thế tục mình sống cho an ổn hơn, chứ mình thấy tu chẳng lợi ích gì khi mà nó chán nản.

Cho nên nói chán nản nó phải hiểu cho rõ. Cái chán nản của nó, cái đối tượng chán nản của nó ở đâu, cái gì mà nó sanh ra sự chán nản. Còn không khéo thì con chỉ chế ngự bắt buộc nó phải tu nhưng sự thật nó chán quá, nó thấy chán quá. Nó chán vì các người đồng tu, các bạn bè tu học của mình người này cho đến người khác. Hoặc chán về pháp môn nữa. Chán ngán quá, cái pháp môn tu thế này mình thấy mình tu không được. Thấy chán quá, đó là chán nản của con vì vậy mà con phải tự xét lấy sự chán nản của con ở chỗ nào thì giải quyết.

Ở đây một là chúng ta đi đến chỗ làm chủ sanh già bệnh chết chấm dứt luân hồi, vì con người sanh ra mọi người chúng ta đều có những cái khổ lắm mấy con. Nếu mà không có phương pháp như Phật dạy chắc chúng ta không làm chủ được đâu. Cuộc đời chúng ta sẽ trôi theo dòng nước như cánh bèo, như chiếc lá trên dòng sông không có gì khác hơn chúng ta không cưỡng lại nó được đâu.

Hôm nay có pháp của Phật cho nên chúng ta cưỡng lại, chúng ta đi ngược dòng, chúng ta tiến tới làm chủ được những sự sống chết của chúng ta. Điều đó cũng là mãn nguyện lắm, nhưng vì chúng ta chán nản quá và chúng ta cũng thấy mình không đủ sức để mà đi ngược dòng thì tốt hơn mấy con thấy rằng mình không đủ sức, mình chán nản quá, mình không còn muốn tu nữa thì mấy con hãy trở về với cuộc sống bình thường, với cuộc đời để rồi mình còn được những ngày giờ còn sống lại nó còn an vui hơn là mình tu mà ép buộc nó bằng cách nó chán. Đó là con phải xét, con phải xét! Không ai cứu mình bằng chính mình.

(23:14) Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Không phải là con chán pháp tu. Con rất thích cái pháp tu, chứ không hẳn con chán pháp tu…​ (không nghe rõ).

Trưởng lão: Cái đó là con cũng dùng sức để mà xả tâm của mình, khi cái sự kiện xảy ra trong cái sự tu hành của huynh đệ, của con nó có những điều này thế kia nó làm cho con chán. Thì do đó là cái đối tượng chán của con là do các cô, các thầy các vị về đây tu tập mà không lo tu tập, lại lo làm những điều này thế kia làm cho cái môi trường sống tu tập nó bất an. Kẻ tập trung nói vầy, người tập trung nói khác. Khi bước chân vào Tu viện chúng ta chỉ còn việc tu, không nói chuyện phải chuyện trái, chuyện tốt chuyện xấu, chuyện xảy ra đều bỏ xuống hết. đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại…​”.

Thế mà chúng ta đến Tu viện thì chỉ còn có pháp hiện tại không nói nhớ chuyện quá khứ, thế mà chúng ta lại nhớ chuyện quá khứ, làm cho tâm chúng ta không có yên. Chúng ta lại tập trung lại nói điều này thế kia làm cho cái môi trường sống chúng ta bị động, làm chúng ta tu rất khó. Kẻ làm thế này, người làm thế khác. Thậm chí như có người đến đây còn cầu cơ, còn làm cái chuyện mê tín, mơ hồ, ảo tưởng. Cho nên làm cho cái Tu viện chúng ta cũng rất động, nhiều người ở những cái thất gần làm động rất động. Cho nên các con thấy chuyện xảy ra thì cái chán con cũng đúng. Nhưng cái lỗi là lỗi chung của huynh đệ các con về đây không thấy cái mục đích của mình tu, hay hoặc thấy cái mục đích của mình tu nhưng mà nghiệp đời mình quá nặng mà không bỏ được.

Cho nên những điều này là những điều rất sai trái. Thầy mong từ đây cái lớp học chúng ta không bỏ một ngày nào, nghĩa là Thầy tuy rằng giải thể nhưng chúng ta không bỏ một ngày nào học. Ngày nào chúng ta cũng tiếp tục học tu, chúng ta đang nỗ lực nhưng những người mà làm động Tu viện chúng ta, làm động lớp học chúng ta, mời họ ra khỏi Tu viện bằng cách êm ái không có phạt, không có kỷ luật, không có kê tội ra nhưng họ vẫn ra khỏi Tu viện chúng ta.

5. SỐNG ĐỘC CƯ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ

(25:59) Còn lại ở đây một số người Thầy mong rằng các con phải sáng suốt, cố gắng giữ gìn độc cư trọn vẹn đừng người này đến người kia nói chuyện gây nói loạn động thêm thì cái lớp học chúng ta sẽ có một lần cũng rất khó khăn phải mời các con ra khỏi Tu viện để cho những chị em khác hay hoặc là các thầy, các cư sĩ khác được yên ổn tu tập nữa.

Mà mỗi lần có một người ra khỏi Tu viện thì Thầy thấy cũng rất buồn. Tại sao người ta đem hết cuộc đời đến đây để mà tìm sự giải thoát, tại sao chúng ta lại lầm lẫn để làm những đau khổ như vậy. Đau khổ cho mình, đau khổ cho người. Khi bước chân ra khỏi Tu viện chúng ta có tìm được một môi trường yên tịnh như thế này để mà tu không?

Hay cũng động tâm lăng xăng chạy qua chạy lại để rồi chẳng có nơi nào được mà yên ổn, chẳng có nơi nào mà sống độc cư trọn vẹn như đây. Cho nên chúng ta phải sáng suốt. Thầy mong các con đừng tạo thêm một ngày nào đó sóng gió ở đây nữa. Đừng đổ thừa ai, chúng ta đừng đổ thừa ai vì chúng ta đã học nhân quả rồi chúng ta biết nhân quả là do việc ác thiện của chúng ta mà tạo thành cho chúng ta những ngày rất động.

(27:16) Chúng ta là những người chuyển nhân quả. Nhưng chuyển bằng cách nào mà Thầy đã căn dặn các con nhiều lần rồi. Chúng ta là những người trong nhân quả sanh ra thì chúng ta sẽ có những sự động của nhân quả không thể nào mà bất động được. Nhưng chúng ta biết cách chuyển. Chúng ta chuyển bằng cách bất động tâm, bằng cách sống độc cư. Đó là cái phương pháp chúng ta chuyển. Nhưng mấy con không nghe lời Thầy cho nên pháp độc cư bị đổ vỡ, và đổ vỡ thì đường đi của nhân quả sẽ dồn dập và đập vỡ những gì mà chúng muốn. Cho nên chúng ta bất an là tại vì chúng ta không độc cư.

Thầy biết pháp độc cư là pháp bảo vệ không cho nhân quả tác động được chúng ta, người nào cũng lo độc cư thì rất bình an. Chỉ chúng ta không độc cư được mà chúng ta không bình an mấy con. Và từ đây về sau chúng ta muốn chuyển được nhân quả thì chúng ta phải sống độc cư. Mục đích độc cư là tuyệt vời. Nhân quả tác động không được. Chúng ta có nói với người nào đâu làm sao mà tác động được. Chỉ chúng ta mở miệng nói, đi qua cái nhân quả thì thân hành, khẩu hành, ý hành. Mà chúng ta không có đi vào trong cái lộ trình đó, không có đi vào thì chúng ta độc cư, độc cư như vậy thì nhân quả còn đi đường nào được mà tác động chúng ta. Cho nên chúng ta sẽ được bình an do độc cư mà bảo vệ mình.

Các con thấy, các con nhớ kỹ những điều mà Thầy đã đề ra là những điều tốt đẹp. Mà các con tự để cho nhân quả len lỏi, chi phối làm động chúng ta làm chúng ta tu không được. Các con thấy chưa?

Đó như vậy mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Có gì không con? Con ráng cố gắng làm lại bài theo đúng cái dàn bài hồi sáng Thầy đã nêu lên cho mấy con biết cách đó mà làm. Các con có ghi chép hết chưa?

Tu sinh: Dạ rồi!

Trưởng lão: Có con? Ừm! Mấy con ghi, mấy con phải làm theo đó nó mới đúng. Nhớ cái bài hồi sáng Thầy nói nó tổng quát đức từ là đối với mọi người, đối với con người thì trong đó có mình đó mấy con. Tức là mình phải từ với mình, mình thương mình chứ không phải là đối với người khác mà thương người khác.

Cho nên bài mình viết được rõ cái phần này, chứ không khéo mấy con nhìn cái đối tượng người thì mình thương người mà mình quên nhìn mình, làm như vậy nó mới đúng.

Con thưa hỏi.

(29:58) Tu sinh: …​(không nghe rõ). nó quay ra,

6. CÓ THỂ KHAI GIỚI ĐỂ DÙNG THUỐC TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI TRI KIẾN

(30:28) Trưởng lão: Ừm cũng được con. Để tự nhiên trong những cái giai đoạn bị động, thì mình chỉ mong sao mình phải giữ cái tự nhiên để mình xả tâm đừng dùng pháp ức chế nó. Ức chế nó khi mà nó bị động mà ức chế nó thì nó có cái sức nó bộc phát nó phá lại. Cho nên chúng ta để tự nhiên như con vừa nói đó là để tự nhiên.

Khi nó bị động thì nó nghĩ gì nó nghĩ, nghĩ đã rồi cái bắt đầu nó quay vô, nó nhìn Tứ Niệm Xứ nó thì cũng để tự nhiên chứ đừng có dùng pháp gì ức chế nó thì tốt hơn.

Tu sinh: …​(không nghe rõ). Con đuổi bệnh, có kết quả Con như vậy là nó có bị ức chế không Thầy?

Trưởng lão: Nó không con. Bây giờ mình trị bệnh tức là mình đang ức chế cả thân tâm để đối trị với cái cảm thọ của con, nó không phải ức chế.

Nhưng mà khi mà con dùng thuốc, con đi bác sĩ mà dùng thuốc đó con sẽ xin xả cái giới ăn phi thời con sẽ thêm sữa hay một cái chất lỏng gì đó thì lúc bấy giờ đó con sẽ sử dụng một ít cháo hay một ít bột sữa gì con. Để rồi con uống thuốc con trị, còn nếu mà con dùng pháp thì con khỏi cần khai giới. Còn nếu mà con dùng thuốc thì con phải khai giới.

Tu sinh: …​(không nghe rõ).

Trưởng lão: Hai pháp đó hả con?

Tu sinh: Con khỏi dùng thuốc mà con dùng pháp.

Trưởng lão: À nếu mà con gan dạ một chút thì con dùng pháp con cũng vượt qua hết con. Để giới luật mình trọn vẹn để cho con đường tu mình tiến tới cho nó tốt hơn. Vì hiện giờ đó coi như mình đang ở trong cái lớp mình triển khai tri kiến nó chưa cần thiết lắm, cho nên con còn uống thuốc được nó không sao. Nhưng mà vì con có thể dùng cái pháp con đối trị được bệnh con thì con cứ dùng pháp cũng không sao. Chẳng sợ gì mà phải dùng thuốc, nó cũng không sao hết.

Hai cái phần này đều được hết chứ không vì. Vì cái lớp học chúng ta đang triển khai tri kiến chứ chưa phải là đi vào trong cái thiền định. Chứ nếu mà đi đến cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ thì con không được uống đâu, con không được uống thuốc. Là nghĩa là chết bỏ chứ không uống thuốc.

Còn bây giờ thì có thể được. Nhưng mà muốn được thì con phải khai giới ra. Còn con thấy không có cần thiết thì con giữ pháp mà con tu thôi, tu để đối trị cái bệnh con. Chừng nào bệnh hết, vừa tu tập về triển khai cái tri kiến của mình vừa viết bài những gì mà không hiểu thì hỏi Thầy hướng dẫn cách thức cho con làm con để cho nó đúng. Mình đi từng bước, từng bước chậm và mình tư duy quán xét nó rõ ràng nó cụ thể nó như thật, nó hay lắm.

Còn mình viết nó chung chung thì nó không hay, nó không thẳng vào cái nhân quả, nó không thẳng vào cái đối tượng mình muốn quán. Nó không thẳng thì mình triển khai cái tâm từ mình nó không hết, nó không trọn vẹn cái lòng từ của mình, cái lòng thương của mình.

Cho nên mấy con khi mà làm không hiểu thì mấy con trong cái giờ đó mấy con đến trong mỗi buổi như thế một buổi, thì mấy con đến mấy con hỏi Thầy trong một giờ đầu bởi vì Thầy còn làm việc nhiều lắm mấy con. Cho nên giờ đầu mấy con hỏi Thầy cái gì cần thiết mấy con ghi chắc chắn mấy con hỏi để ngay đó thì Thầy trả lời cho mấy con để nhanh còn nhiều người…​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy