00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 065B (NỮ) - MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM XẢ TÂM

CK 065B - PHẢI MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM XẢ TÂM - QUAN SÁT TỨ NIỆM XỨ - NHÌN CÁI TỐ, KHÔNG NÊN NHÌN CÁI XẤU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 18/01/2006

Thời lượng: [59:21]

1- PHẢI MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM ĐỂ XẢ TÂM

(00:01) Trưởng lão: Có trường hợp mình đi ra mình khép cửa rồi, nói trời ơi, cô đó cô không khép cửa, cô đi cô để toác hoác. Rõ ràng mình đi ra mình khép mình biết mà. Người ta nói ờ, người ta cũng chả biết mình có khép hay không, không biết nhưng mà người ta nói cái chị đó. Mình có làm mà mình thấy tức.

Thế rồi từ đó đó mổ xẻ cái này ra, mổ cho tận cùng nó ra à. Chứ còn mấy con đừng có tưởng mổ sơ sơ, nói ờ thôi mình quán sơ sơ thấy nó yên thôi không có gì, nó nằm đó đó. Cái đó là cái nguy hiểm nhất.

Cho nên phải học, phải biết cách áp dụng. Cho nên trong khi mà học Tứ Vô Lượng Tâm rồi đó thì bắt đầu qua tu Tứ Niệm Xứ rồi thì Thầy sẽ chỉ cách mổ xẻ. Chứ mấy con quán sơ sơ đó thì thôi chết cũng ở ngoài da đó không.

Nó không có nhằm nhò gì nó đâu. Như Thầy nói từ đây về sau mấy con sẽ tới áp dụng rồi mấy con biết cách.

Cũng như bây giờ đó mình học lý thuyết rồi bắt đầu bây giờ mới học thực hành. Cho nên người bác sĩ đầu tiên họ cũng phải học lý thuyết. Con học, con biết không? học lý thuyết rồi bây giờ bắt thực hành, nó mới cho con cái đầu, cái cổ, cái bụng, cái mình gì đó về cắt, mổ ra xem, cái đó là thực hành ở trên cái thây ma người ta. Thầy nghe nói có nhiều người cắt cái đầu người ta đem về nhà mình để mà có cái mình mổ xẻ.

Tu sinh: Bỏ trong vali nữa Thầy.

Trưởng lão: Bỏ trong vali.

Tu sinh: Sáu trăm người có một cái đầu thôi, thế là tranh nhau.

Trưởng lão: Rồi ghi ra từng chút, từng chút á con. Mình mổ rồi mình thấy cái gì, mình học cái gì coi mình ghi ra coi đúng không, mà coi đúng không.

Đó thì bắt đầu ở đây Thầy áp dụng như là bác sĩ đó. Coi như là Thầy cho mấy con học lý thuyết về Định Vô Lậu đó, từ cái tư tưởng đó rồi sau khi mình áp dụng Tứ Niệm Xứ là mình mổ xẻ hết từng cái tâm của mình ra đó. Học tu chứ đâu phải.

Thầy đưa ra một cái đề tài gì đó, bắt đầu bây giờ mới dùng cái Định Vô Lậu này nè mổ ra dùm Thầy. Mà mổ ra mấy con phải ghi bài vở chứ đâu phải, mình coi thử coi nó ra sao, cái tâm của mình nè. Bởi vì cái lớp huấn luyện đào tạo chứ đâu phải để mấy con tự tư duy, mấy con ờ bây giờ dạy Tứ Niệm Xứ hôm rày dạy đó là lý thuyết bây giờ mấy con ngồi thanh thản, an lạc, vô sự bây giờ có cái niệm khởi mấy con đem ra mấy con quán, mấy con quán bao sâu? Cũng như mấy con tu Định Vô Lậu mấy con quán bao nhiêu? Phải không áp dụng nó phải vậy mấy con, Thầy nói như cái nhà giải phẫu chứ đâu phải.

(2:25) Bắt bây giờ đó Thầy đưa ra một cái niệm, mấy con không có cái niệm ở trong đầu đâu. Mà Thầy đưa ra cái niệm, bây giờ làm dùm Thầy, mổ xẻ dùm Thầy. Từ hồi nào tới giờ học những cái Định Vô Lậu đó học Vô thường, học Nhân quả, học Tứ Vô Lượng Tâm, làm ơn đem mổ xẻ dùm Thầy cái bệnh này nè. Cái tâm bệnh này nè nó đang giận hờn cái gì đây nè? Thầy đưa ra một cái niệm các con áp dụng cho nên vì vậy mà khi đó áp dụng vô Tứ Niệm Xứ nó lòi cái mặt nó ra, bắt đầu con mổ xẻ nó không còn cái tấm da nào mà không mổ.

Chứ giờ mấy con mổ mấy con lấy dao mấy con rạch, rạch, rạch vài cái cái mấy con nói rồi rồi đó. Nó chảy máu cái kêu rồi, có phải không? Nó nhằm nhò gì với cái tâm của mấy con. Thầy nói tới đây cái lớp học nó phải vậy chớ, đâu có phải học mà. Chứ đâu phải từ trên trời mấy con rớt xuống mấy con quán được sao. Biết cách gì quán? Quán tầm bậy tầm bạ, mắc công nữa.

Vậy cho nên mấy con tu hoài trời đất ơi Tứ Niệm Xứ mà tôi kéo dài không nổi. Cứ chút cái có niệm, cứ chút có niệm cứ rạch da người ta rồi nó còn lành rồi, có ăn thua gì nó. Nên tôi tu hoài mà sao tôi không xả. Thấy nó cũng giảm đó chứ sự thật ra nó có đi tới đâu đâu. Có phải không? Thấy nó cũng ờ tôi thấy cũng bớt đó chớ. Bớt cái gì bớt ngoài da. Phủi bụi thấy nó sạch sạch ngoài bụi đó thôi chứ ở trong tim gan mấy con có mổ tới trong đó đâu.

(03:56) Thì như vậy mấy con thấy, cái vấn đề mà tu học nó phải đi sâu vào cái vấn đề đào luyện cho mấy con cách thức đó. Cho nên vì vậy mà không có một cái gì mà sơ sót của mấy con hết. Cho nên Tứ Niệm Xứ nó sẽ sung mãn rất dễ dàng.

Thì ngày xưa đức Phật đã vạch nó đủ hết rồi. Nhưng mà nó chưa thành cái chương trình giáo dục đào tạo. Ờ bây giờ Thầy mới biến thành cái chương trình giáo dục đào tạo để triển khai cái tri kiến của chúng ta, để triển khai cái thành đúng cái Tứ Niệm Xứ, để mổ xẻ từng chút của cái tâm của chúng ta. Coi như cái tâm của chúng ta là cũng như cái thân của chúng ta thế này nè, nó không hình tướng chứ nó đủ hình tướng trong đó, nó đủ pháp ở trong đó hết. Cho nên mình mổ xẻ từng chút của cái tâm ra nó mới xả được cái tâm chứ đâu phải dễ. Cho nên nói ly dục ly ác pháp là ly cái tâm của mình, mà không mổ xẻ nó làm sao nó ly. Còn mấy con ly gì, ly cái bụi ở ngoài da nó thôi. Lấy cái khăn mà chấm nước lau lau nó thôi. Thấy nó cũng sạch đó, chứ sự thật nó nằm một đống ở trong chứ ở đó nó sạch.

Cho nên mấy con cứ xét coi từ nào tới giờ mấy con tu cũng lâu rồi mà sự thật ra ai đụng tới sao nó cũng còn hoài vậy. Tôi cũng thấy tôi sạch chớ, lúc bình an thì thấy sạch, mà lúc mà không bình an cái mình thấy trời đất ơi sao mà dữ vầy nè. Nhưng mà không biết làm sao mà hàng phục. Có phải không, mấy con biết chứ không phải không biết. Nhưng mà làm sao cho nó hết nè?

Cho nên vì vậy mà cái lớp học này nó sẽ làm cho mấy con hết, nó hết từ ở trong ruột nó ra, trong ruột của cái tâm mấy con ra. Bởi vì nó mổ tới trong đó lận, nó lôi ra hết không có còn chỗ nào nó chừa, chứ không phải mà lấy khăn mà bụi ngoài da nói nó sạch rồi.

(05:37) Tu sinh: Đúng ạ, Thầy nói đúng lắm ạ!

Trưởng lão: Tại vì cái chương trình học tập nó phải vậy.

Tu sinh: Quá đúng ạ! Dạ con kính bạch Thầy ạ (05:48) có những cái niệm nó chướng ngại!. (06:01 - 06:19) những cái niệm lo lắng ()6:20 - 06;31), có những phiền não thì con (06: 32 -06:40)

Trưởng lão: con mổ xẻ hết rồi, bây giờ con mổ xẻ, cái chương trình mổ xẻ đâu, cái tài liệu viết đâu đưa đây Thầy coi, hay là con cứ ngồi con nghĩ chút đó thôi

Tu sinh: Thưa Thầy, như vậy là thì con nó cứ ngôi như vậy thì con cứ thấy nó tam lúc nào nó cũng khởi lên mà quán xét.

(07:06) Trưởng lão: thì đó, bây giờ nó mắc chuyện này thì nó làm sao nó khởi lên cái điều đó nữa. Nó mắc tức bực ở trong bụng thì nó không có khởi lên cái điều đó được nữa. Cho nên vì vậy mà nó hết cái này rồi thì nó tới cái lớp kia. Coi vậy chứ những cái gia đình, cái kiết sử nó huân tập nó nằm đó chứ nó chưa phải hết đâu. Thỉnh thoảng thì nó có khởi lên thì con quán xét như vậy, nhưng mà cái chương trình giáo dục đào tạo thì con chưa biết, con chưa biết.

Thì con cũng quán con cũng ngồi tư duy “ờ bây giờ nhớ đến con cái hay gia đình của mình thì mình nhớ đây là nhân quả, đây là ái kiết sử rồi mình nói vậy đó thì thấy nó cũng thấy nó đi mất, nó im”.

Nhưng mà sự thật ra Thầy nói ở đây con phải cầm dao, con mổ cái gia đình của con ra. Cái tình cảm này nó ở chỗ nào, thì con muốn làm cho chắc ăn, vậy làm ơn lấy cái tập vở đó ghi dùm Thầy. Ờ coi thử coi mình mổ nó tới đâu, mà mình mổ ít thì nó con viết mới có một trang, trời đất ơi! nó không đủ thì viết nữa. Viết nữa thì phải truy tìm nó coi nó còn cái chỗ nào đây. Thì cứ viết hoài, viết hoài. Lấy những cái học của con đó con mới mổ nó ra, phải không? con mổ riết chừng nào mà con viết năm, mười trang con nói hết cả những cái này, rồi con kết luận trở lại đàng hoàng “như vậy là tôi đã biết hết nó rồi”, thì nó sẽ hết. Con hiểu không?

Chứ con ngồi mà con suy tư Thầy thấy, tưởng là mình suy tư đúng chứ sự thật ra mình suy tư có chút. Thầy nói viết chừng một câu hà. Có phải không, mấy con lấy cái trang giấy ra mấy con quán đi, mấy con quán, mấy con nói đi rồi Thầy viết đi. Thì nó chừng cao lắm một trang này là mấy con quán nhiều. Có đúng không? Vậy mấy con có tới tim gan phèo phổi nó không?

Bởi vậy Thầy chưa có dạy tới đây, cho nên vì vậy bây giờ mấy con quán một cái niệm thì kê cái tập sách đây nè mà quán, tức là mình tư duy suy nghĩ mình viết vô đây, mới biết nó cái mình viết chưa, rồi cái viết rồi chứ không lẽ cứ lát con quán cứ nhiêu đó quán hoài đó ha, lặp đi lặp lại hoài có một câu mà lặp đi lặp lại ờ tui cũng nói quán dữ tợn lắm, hết nữa tiếng đồng hồ mà có một một câu lặp đi lặp lại hoài. Con có hơn cái gì được đâu. Phải không? Bởi vì mình nhớ cái đầu đó thôi, rồi bắt đầu đó, cái lát nhớ lại cũng nhiêu đó thôi, bây giờ tôi không biết nhớ gì nữa hết. Còn bây giờ tôi viết ra sách đọc lại có một câu hà, trời đất ơi tôi quán gì mà ! Có phải đúng không mấy con?

(09:25) Cho nên ở đây mình phải thật sự là phải thực hành, thực hành như thế nào cái đầu óc mình không thể nào mà nhẩm đi nhẩm lại nhiều được đâu, kêu là tính nhẩm đó. Do đó bây giờ muốn cho nó sâu hơn, muốn cho nó mổ xẻ kỹ hơn, vì vậy đó mình đã học những cái bài học này rồi bây giờ tôi quán cái ái kiết sử tôi bằng cái nhân quả nè, bằng nhân quả những cái mình học nhân quả như thế nào mình mới viết ra, mà nó quên đi nó không biết viết nữa chứ tôi nói nhân quả được. Bây giờ tôi viết ra tôi cũng quên mất đi. Con thấy không?

Đó bây giờ tôi lật cuốn tập nói về nhân quả coi cái ái kiết sử chỗ nào, bây giờ tôi quên hết rồi, bây giờ tôi mới lật cái nhân quả ra. Ờ, chỗ này đây là cái chùm nhân quả của tôi như thế này thế này thế này. Ờ, tôi mới đọc cái đoạn nhân quả này tôi mới viết về cái chỗ này lại, chứ để không, tức là tôi nhẩm thêm một lần nhân quả của cái ái kiết sử tôi. Con hiểu không?

Bây giờ mình mới viết ra thành cái bài, bài này mình đọc trở lại. Ờ như vậy là cái tâm niệm này nó là ái kiết sử, nó như vậy: “Mày còn thương, còn nhớ chứ chưa phải mày thiết đi tu thực? Mày ngồi đây là tìm cái sự giải thoát mà tại sao mày nhớ như thế này? Mày đọc lại coi mày viết như thế này nè”. Đó mấy con thấy mình nhắc đi nhắc lại vậy mà chưa hẳn nó đã chịu thôi đâu. Nó trói, bởi vì kiết sử mà dây lòi tói nó trói mấy con ghê gớm lắm chứ nó đâu có buông mấy con đâu.

Bây giờ một cái người không có chồng con, không có vợ con thì người ta không có thấy cái tình cảm đó nhiều đâu. Mà con có rồi, trời đất ơi! nghe con bệnh cái trời đất ơi muốn bay liền chứ ở đó. Cái tình cảm của chúng ta nó sâu sắc lắm mấy con, nhất là cái nhân quả, cái nghiệp báo nó nặng nề lắm.

(11:05) Cho nên nó bình thường thôi, quán sơ sơ thôi nhưng mà mổ xẻ nó tận cùng. Cho nên khi mà tận cùng rồi đó, khi mình nghe con mình hay cha mẹ mình đau mình bình yên lắm con, nó đã nhìn thấy được nhân quả nó sâu sắc. Còn không khéo nó bồn chồn, nó nóng ruột, nó lo lắng, nó đủ thứ cái tình cảm nó mà. Vậy con biết cái ái kiết sử.

Bây giờ Thầy nói như cô Diệu Vân, ba mẹ cô đến đây. Nhưng mà ở một bên như vậy nhưng mà không biết mẹ mình tu sao. Rồi chăm sóc thế này thế khác, nó là cái ái kiết sử nó rõ ràng mấy con, đâu có chuyện dễ đâu. Mấy con nghĩ đi, bây giờ đó như cô Huệ Ân với Tú nè. “Ờ thôi bà tu, bà tu; kệ bà tôi không biết đâu”. Chưa chắc mấy con làm vậy được đâu. Có phải không mấy con thấy không?

Do cái kiết sử đó khi mà mổ xẻ xong xuôi thì mình mới biết cách thức để mình áp dụng vào cái lòng hiếu của mình như thế nào. Chứ bây giờ lại chăm sóc cái này, chăm sóc cái kia, y như là thế tục như vậy rồi còn cái nghĩa lý gì mấy con, nó khác rồi. Mình chăm sóc cho mẹ mình là chăm sóc như thế nào, chừng đó mấy con sẽ áp dụng vào cái Chánh Kiến để mình làm cho đúng cái hiếu hạnh đó.

(12:15) Chứ bây giờ mấy con ờ bây giờ lại giúp mẹ mình mặc cái áo nè, lại giúp mẹ mình chống cây gậy nè. Thì những cái điều kiện đó nó là thường tình rồi, mẹ mình còn thể làm được những điều này. Nhưng mà cái mà chưa làm được đó mình nhớ mình nhắc, nhất là nhắc bà tu. Thì cái đó là cái hiếu hạnh nhất.

Đức Phật nói mình đem cái pháp cho chùm nhân quả mình, những người thân mình, cho cha mẹ mình tu là mình đã hiếu hạnh đệ nhất pháp rồi. Cho nên lần nào mình gặp cha mẹ mình nhắc tu là điều kiện tốt nhất. Rồi mình giúp đỡ cho mẹ mình tu thì tốt nhất. Còn cái chăm sóc mà thấy bà cái sức khỏe bà còn làm được để cho bà tự chăm sóc, chừng nào bà làm không được thì mình giúp đỡ.

Còn bà không làm được cái chuyện đó thì mình giúp đỡ. Có vậy thôi, để cho bà cái tự lực cọ nguậy. Chứ không khéo mình biến cha mẹ mình riết: “ Ba mẹ gì tôi biểu cứ nằm nghỉ đi mà cứ làm, cứ quét hoài à”. “Trời đất ơi, ông bà quét ông bà mới khỏe chứ, bắt tao mà nằm nghỉ chắc tao chết”. Có đúng không mấy người già? Mình thương cái đó mình thương trật. Thương chứ không phải không thương, mà thương trật không đúng. Cho nên mình phải biết cách. Cho nên mình đối xử mà trong cái hiếu hạnh của đạo Phật thì lần lượt rồi tới đó Thầy sẽ dạy mấy con nhiều hơn, cách thức mấy con.

Cho nên tại con nói về ái kiết sử con, thì như vậy là con chỉ quán ít thôi nhưng mà nó tạm cho con yên, chứ mà nếu có cái điều kiện gì chắc là xin cô Út thôi con bay về ngoài cái.

Cho nên bây giờ khoan, mấy con học tu cố gắng tập tu Tứ Niệm Xứ giữ cái tâm mình có những cái niệm thì mình ngăn vậy thôi, chứ nó chưa tới cái lớp mà triển khai tới cái Chánh Tư Duy đâu, chưa triển khai đến cái thực hành đâu. Bây giờ mình còn đang học ở Tứ Vô Lượng Tâm, mình học xong rồi mới áp dụng, áp dụng đó thì bắt đầu mới biết cách mổ xẻ.

(14:14) Ví dụ bây giờ nói ba tháng, thì chúng ta bảy tháng thì còn bốn tháng nữa, bốn tháng mổ xẻ mà bốn tháng ở trên thân bệnh mà mổ mà. Ở trên tâm mà mặc sức mình mổ. Bây giờ nó không niệm mình cũng đem ra cái niệm mình mổ chứ không lẽ bây giờ nó chưa có người bệnh nào thì thôi tui chờ, ít ra cũng vô nhà xác lôi ra vài cái thây ma mà mổ dùm. Có phải không mấy con? Vậy mới học tu.

Chứ bây giờ tui không có niệm thì thôi tôi không mổ, thì như vậy chờ có niệm mổ chắc là chờ bệnh nhân tới mới mổ sao. Bây giờ mổ trước tới chừng có bệnh nhân mới mổ rành chớ. Mấy con thấy đúng không, phải không? Vậy thì tức là tới cái mổ thì tức là ít ra thì mấy con phải, Thầy phải cho những cái thây ma đến mà mấy con mổ chứ. Tức là từng cái niệm mà, nó chưa có trong đầu mấy con cái niệm đó, mà Thầy phải cho mấy con cái niệm đó. Tức là Thầy vô nhà xác Thầy lôi ra cái xác bắt xúm đây đứng đây mà coi Thầy mổ nè, rồi bắt đầu mấy con mổ. Còn không Thầy lôi trong nhà xác ra cái thây ma, Thầy cho đứa này cái đầu, đứa kia cái chân về đây mà mổ, mổ mà ghi chép lại nói cho đúng chứ nói trật không được á, có phải không? Không lẽ bây giờ Thầy cho cái đầu cắt về mổ, mổ mà ghi chép trật nói tầm bậy tầm bạ không trúng gì hết trơn hết trọi ai mà chấp nhận. Vậy mấy con tư duy đúng hay trật? Con hiểu chưa?

(15:35) Đó rồi mấy con thấy cái lớp học của người ta vậy chớ. Vậy rồi ba tháng, bốn tháng người ta áp dụng trong cái Tứ Niệm Xứ là cái con đường tu học của chúng ta rõ ràng mà. Các con thấy các con còn học nhiều lắm chứ đâu phải học mà ít đâu. Mấy con tưởng là học rồi cái bắt đầu vô tu chắc có lẽ là mình ở trong thất tu chứ gì.

Cho nên Thầy muốn đóng cửa cái lớp này đi cho rồi, tại sao? Tại vì luôn luôn lúc nào cũng gây sóng gió hết, không người này đến người khác, không có chịu yên để mà học tu. Thầy nói Thầy đóng cửa mấy con không bao giờ mấy con biết Chánh Tư Duy hay hoặc biết áp dụng đâu. Áp dụng cách thức mà tu thì mấy con biết áp dụng không? Làm sao mấy con biết được, không có Thầy dạy làm sao mấy con biết. Mấy con muốn về ờ bây giờ tui học vậy tôi về tư duy. Ơi trời, mấy con tư duy cái gì giờ đây? Tư duy chút chút.

Cho nên trong vấn đề này nó còn đòi hỏi ở cái công sức Thầy rất nhiều để đầu tư cho mấy con chứ đâu phải ít. Thành ra do đó đâu phải là ở trong những cái bài học, đọc những cái bài mấy con viết đây vậy đâu. Tới chừng mấy con tư duy mấy con phải làm bài đàng hoàng chứ, để Thầy xem coi sự tư duy của mấy con áp dụng vào từng cái tâm niệm của mấy con coi nó đúng hay sai nữa chứ, mấy con còn làm nhiều lắm chứ đâu phải. Học trò mà lười biếng vô lớp học này học được không?

Mấy con từ hôm mà mấy con vô học đây mấy con cứ nghĩ đi một tuần lễ mấy con làm biết bao nhiêu bài? Bao nhiêu lần mấy con vò bao nhiêu giấy? Làm rồi rồi phải chép, chép rồi coi không được làm nữa. Làm hoài làm chừng nào mà nộp cho Thầy thì biết bao nhiêu bài không. Như vậy mà còn trật lên trật xuống phải không mấy con, còn chưa hết hoàn toàn được cái hiểu của mình. Thế mà đòi ở trong thất mà tu, tu cái gì? Mấy con tu cái gì, ở đây người ta xả tâm không được, ở đó mà vô đó mà ức chế tâm còn chết luôn đó.

(17:26) Đó cho nên bây giờ Thầy nói Thầy mở cái lớp này mấy con được học cái lớp này là mấy con có phước báu. Tại sao có phước mà lại không chịu học? Không chịu tu cái kiểu này mà lại tu cái kiểu kia? Cho nên Thầy thường nhắc nhở mấy con. Người ta đã tu cái chuyện đó quá nhiều rồi, hồi nào đến giờ quá nhiều rồi. Mà bây giờ các con thấy cái lớp tu học của Thầy nó khác lạ thiên hạ chứ nó có giống ai đâu. Bao giờ có người ta dạy cái lớp này đâu bao giờ dạy đâu. Nhưng mà mấy con cứ từng bước mấy con thấy từ cái tri kiến của mình bây giờ mình hiểu được những cái gì mình thấy rất nhiều chứ đâu phải ít nhưng mà chưa áp dụng mà mới lý thuyết mà. Vậy mà có người tưởng mình lên mây rồi.

Đó thì mấy con thấy hiện bây giờ Thầy nói từng chút. Hồi đó Thầy có nói lớp Chánh Tư Duy Thầy có nói cái áp dụng như thế này cho mấy con biết chưa? Chưa! Bởi vì chưa học tới mà làm sao biết. Còn bây giờ sắp sửa nó hết rồi phải khởi sự cho người ta biết cách thức để mà người ta vô người ta áp dụng người ta thực hành. À tới lớp thực hành rồi nó còn căng lắm đó mấy con. Người nào mà học rồi mà áp dụng sai là bị đòn đó. Mấy con lớn lớn chứ Thầy bắt đánh đòn đó.

Phải áp dụng cho đúng đó chứ không phải đâu, đừng nói con già rồi Thầy đừng đánh con tội. Phải đánh chứ, đánh mới răn mấy con chứ. Thay vì bữa hôm qua Thầy lôi mấy cái người sai Thầy ra Thầy đập nó, mà Thầy đập bằng lời nói thôi đó chứ không khéo Thầy đánh thật đánh bằng roi á. Tại sao cái lớp như thế này mà lại làm cho động như thế này? Làm ồn náo như thế này? Đem lại cái lợi ích rất lớn mà sao quá ngu si vậy?

Thầy mà đóng cửa Thầy dẹp Thầy phải khỏe không? Mặc sức Thầy ngồi chơi một mình không sướng sao! Thầy dẹp rồi Thầy giải thể mấy con về hết, cho về hết thử coi Thầy sướng không, ăn thua gì.

Thì mấy con về cứ mấy con “ờ bây giờ tôi cũng biết tu mà, thôi tôi cũng vô thất tôi tu chứ có gì đâu”. Ngàn đời mấy con tu đi có giải thoát được không? Thầy nói mấy con tu kiểu đó không bao giờ giải thoát được hết!

(19:30) Cho nên Thầy hướng dẫn cho mấy con rồi mấy con sẽ thấy cách thức áp dụng để mấy con xả tâm như thật mà, không có bao giờ mấy con không đạt được đâu. Bởi vì Thầy bảo đảm với con mà, phải chứng quả A La Hán, chứng quả giải thoát hoàn toàn. Người nào không chứng, cái lớp học mà không chứng Thầy đốt sách vở hết Thầy không có dạy nữa đâu. Thầy đã nói rồi!

Thầy biết cái lớp học của Thầy là đào tạo được nhưng mà những người nào mà được đào tạo thì mấy con phải cố gắng. Thầy không cần mấy con thông minh như Nguyên Thanh đâu mà Thầy cần mấy con siêng năng mà chịu học. Thầy đâu có cần, bởi vì cái người siêng năng mà không chịu tu thì cũng không được, mà người siêng năng vừa chịu tu thì được. Mà cái người thông minh mà không chịu tu cũng không được. Mà cái người thông minh mà chịu tu thì hoàn toàn phải được chứ còn mau dễ nữa chứ sao.

Đó thí dụ như bây giờ cái tri kiến của Nguyên Thanh nó sẵn có nó viết như vậy rồi. Bây giờ chỉ cần áp dụng thì sử dụng trong cái đầu của nó dễ. Còn mấy con phải lật cái sách này coi lại cái nhân quả coi sao đây. Mà Thầy cho tôi cái tâm như vậy tôi mổ xẻ không được, tôi phải lật tới lật lui tôi mất thì giờ nhiều.

Có phải không mấy con? Còn như Nguyên Thanh nó sẵn trong cái đầu của nó, Thầy bảo áp dụng vô đây thì trong đầu nó nhảy ra nó ghi những cái này nó mổ xẻ rẹt rẹt rẹt chút xíu cái nó xong. Có phải không? Nó dễ hơn mấy con tại vì nó thông minh.

Còn mình dở hơn thì mình chỉ cần siêng năng. Thầy bảo con cứ lật mà tìm, mà ghi vô. Mà ghi vô thì nó cũng thành cái tài liệu đúng của mấy con làm cho mấy con hiểu chớ. Chứ ở đâu? Rồi cái tay nghề của mấy con từng ghi chép lại những cái hiểu biết đó để áp dụng vào mổ xẻ từng cái tâm mình thì nó tan nát cái tâm của mình ra đi, thì tức là mình ly nó chứ gì. Các con hiểu không? Mà ly nó thì nó thanh tịnh chứ sao. Đó cách thức tu học là như vậy.

(21:31) Cho nên ở đây thì mấy con viết bài Thầy thấy cái khả năng viết bài của mấy con có nhiều người tu tập rất tốt. Nhưng mình cần phải hiểu biết thêm những điều mình chưa hiểu. Mình hiểu góc độ này thì người khác người ta hiểu góc độ khác. Coi như mình gom hết tất cả những sự hiểu biết vô lậu này trở thành sự vô lậu, mình có tài liệu hẳn hoi. Lỡ tui có quên tôi lật ra tôi coi, tôi coi thử coi bây giờ tôi mổ tới đây rồi tôi quên cái chỗ này không biết cái chỗ này là nó mạch máu gì đây? Động mạch, tĩnh mạch gì đây? Chỗ này mà cắt bậy thì nó trật. À tui xem lại coi nè. Rồi bắt đầu tui lật cuốn sách ra tui coi ờ đây, như vậy đây là tĩnh mạch nè, đây là động mạch nè. Phải không? Tui ghi lại, không bao giờ tui trật được cái tâm niệm tui đâu. Đó là cách thức mổ xẻ cái tâm của chúng ta ra. Nó vô hình chứ tui mổ xẻ ra bằng giấy trắng mực đen tui ghi lại hết à, tui không làm sai cái chỗ nào đâu.

Mà tôi kỹ lưỡng nữa. Cho nên vì vậy mà tôi ghi xong, rồi sau đó tôi đọc trở lại tôi thấy được cái niệm của tôi tôi đọc trở lại cái này tôi lại thấm nhuần trên cái niệm đó tôi xả nó dễ nữa. Nhiều lần tôi thấm nhuần nó.

Mấy con thấy cái sự học của chúng ta sắp sửa tới đây, mà nếu mà mấy con lơ mơ là Thầy đóng cửa. Thầy dẹp Thầy đi kiếm cái hang, không ấy Thầy nhập diệt, Thầy ra đi khỏe hơn. Bây giờ Thầy muốn chết hồi nào Thầy chết mấy con, Thầy dễ dàng lắm mấy con. Thầy bảo, bây giờ thí dụ như Thầy ngồi đây Thầy bảo: “ Hơi thở tịnh chỉ ngưng đi, sống chi mà cho cực. Chúng sanh nó có tu hành gì đâu, nó có đạo đức gì nữa, bỏ đi cho rồi! Có thương nó bao nhiêu cũng khổ mày chứ mày làm gì, mày ở đây chi cho khổ? Ăn ngày một bữa bộ mày sướng lắm sao? Mắc công nhai nuốt. Thôi bây giờ tịnh chỉ hơi thở đi”. Đó Thầy tịnh chỉ Thầy ngồi trên ghế Thầy chơi vầy nó chết hà. Cái thân của Thầy, Thầy ngồi vậy đó.

(23:17) Mấy con thấy cái người đời họ ngồi vầy đó mà họ chết đó thì họ gục cái đầu xuống vầy nè. Cái thân họ không cứng được đâu. Còn Thầy mà tịnh chỉ hơi thở cái thân Thầy ngồi Thầy để vậy nó ngồi vậy hoài, giống như cái tượng kia à. Nó cứng ngắc hà, tại vì nó nhập Tứ Thiền mà. Còn mấy con có nhập Tứ Thiền được không? Mấy con không nhập Tứ Thiền, cái thân con nó mềm rụp hà, mà khi nó chết nó gục xuống vầy nè. Không biết chừng nó đổ xuống nữa. Nếu mà không có chỗ nó đổ. Các con thấy không Thầy nói mấy con thấy người chết nó đổ xuống, nó không có vững đâu.

Nhưng mấy người nhập Tứ Thiền bởi vì thiền định cái thân nó cứng ngắc hà, mấy con có khi nào mấy con ngồi nhiếp tâm nó an trú coi sao cái thân sao nó cứng dữ vậy. Phải không mấy con hiểu Thầy nói đúng đó chớ. Mà ở đây ta nhập định mà, trời đất ơi! Thầy ngồi vậy nó cứng ngắc hà. Ông này ông chết mà sao ông ngồi cứng ngắt vậy! ông như cái tượng vậy! Các con thấy đó là thiền định của người ta mà.

(24:13) Không, Thầy nói cái gì là cái kinh nghiệm, cái kinh nghiệm đúng Thầy nói ra mấy con không có trật đâu. Với cái đôi mắt của Thầy mà, cái người chết Thầy biết họ khi mà sắp chết cái thân họ bị nhũn, rồi lúc nó mới cứng trở lại. Nó té xuống nó mới chết, chứ có bao giờ có người nào té xuống không chết bao giờ. Bây giờ mấy con đứt mạch máu não đi, ờ đi ra cái chóng mặt quá té xuống cái rầm, ờ bắt đầu khiêng vô chút cái cứng ngắc hà, nó chết rồi đó, cái hồi mà khiêng vô còn mềm, phải không? Nhưng mà chút thấy nó lạnh người hết bắt đầu nó cứng.

Còn cái người, người ta tịnh chỉ hơi thở; tự nó, nó đã rồi; hơi thở nó tịnh chỉ thì cái thân nó cứng rồi. Nó cứng chứ nó không có mềm, cho nên nó ngồi sao nó y chang vậy bởi vì nó nhập định, nó thẳng thớm. Nó tự tại lắm mấy con, nó không có cái tướng xấu đâu, cái thân nó không có cái tướng quẹo, cái tướng gục. Nó ngồi thẳng vậy, nó thẳng, nó ngồi như mà Thầy nói chuyện với mấy con. Cho nên mấy con tu rồi mấy con sẽ thấy hạnh phúc lắm mấy con. Cái thân này mấy con sai xử nó được mà. Vậy mà không tu uổng quá!

Mà lớp dạy đào tạo được như vậy mà không chịu học. Trời đất ơi, người ta đào tạo ở ngoài đời người ta học tiến sĩ, bác sĩ hay hoặc là mấy ông luật sư, người ta đào tạo mấy con đi học cái nghề để sống thôi mấy con còn học. Còn cái này đào tạo cái sống của mấy con giải thoát mà không học thì nó uổng.

Bao nhiêu trường Đại học đào tạo những ông bác sĩ, những ông luật sư, những ông kiến trúc sư, những ông tiến sĩ, những nhà khoa học người ta đang tập trung người ta đào tạo mấy thứ đó nhưng mà đâu có bằng cái lớp của chúng ta đâu. Nhưng mà nhìn ở trên đất nước chúng ta có mấy lớp học như thế này? Quá ít! Có một lớp một, có một lớp một, mà cái lớp học này lại là lười biếng chớ, nó lại chống đối chứ. Nó muốn không học.

Tu sinh: (26:16)

Trưởng lão: Chớ sao mấy con, tại mấy con ở trong cái lớp này mấy con có cái vẻ kỳ lạ.

Tu sinh: (26:24) - (26:33)

Trưởng lão: (25:34) Thầy biết trước Thầy ngăn chặn hết. Mấy con biết là Thầy đưa ra cái độc cư. Nếu mà mấy con độc cư thì đâu có chuyện gì xảy ra. Có đúng không? Tại mấy con không độc cư cho nên nó mới chuyện xảy ra. Chứ mấy con độc cư thì làm gì Thầy biết mà. Thầy biết cái chuyện nó xảy ra là phá độc cư là nó có những chuyện. Nam cũng vậy mà nữ cũng vậy. Rõ ràng là mấy con không nghe lời Thầy cho nên cái lớp của mấy con bị động, cho nên nó khó. Phải không mấy con hiểu chưa? Vì vậy mà trong khi tu tập mà không bị động, lớp mình càng ngày càng tốt thì độc cư là hay nhất, thì con đường tu mấy con dễ dàng, nó không còn khó khăn.

Tu sinh: Mô Phật! ông vào xin nhập thất thưa Thầy.

Trưởng lão: Vậy hả con. Có thất không con?

Tu sinh: Chú Vàng đi về rồi hả Thầy?

Trưởng lão: ông đi ra ngoài chợ để mà chỉnh lại cái máy con. Rồi con hướng dẫn.

Trưởng lão: Bởi vì cái không độc cư đó thì mấy con tự phá mình mà tự phá người khác. Cũng như không xúm nhau mà đi lại thất của cô Tịnh Bản chi mấy con? Mấy con làm chi cho nó mất công. Để cô Tịnh Bản Thầy lôi ra đây Thầy quýnh mấy cây, đuổi về Bắc. Về ngoài đó mà tu, rồi chừng nào mà được thì vô đây, mà không được thì bị đòn thêm nữa chứ ở đó.

Rồi con.

2- KHÔNG TẬP TRUNG GOM TÂM VÀO MỘT ĐIỂM

(28:14) Tu sinh: (28:14 -28:18) con tu Tứ Niệm Xứ mà con đi, khi mà cái tâm nó định trên hơi thở, thì khi cái tâm và cái thân không có chuyện gì xảy ra, cho nên mỗi cái niệm khởi (28:35 - 28: 45), mình an trú hơi thở ra, hơi thở vào nó không theo cái hơi thở mà nó trú trên cái thân thì nó có đúng là an trú không ạ!

Trưởng lão: (29:00) Nó trú ở trên cái thân của nó, tức là nó biết cái thân của nó mà nó an ổn ở trên đó, thì đó gọi là an trú trên thân. Thì cái đó đúng chứ không sai. Còn nó cứ biết hơi thở không thì nó trú hơi thở.

Tu sinh: Thưa Thầy như con thấy là. Như là mắt mình nhìn một điểm mà cái tâm mình an trú trên cái hơi thở rồi thì cái thân nó rất an tịnh. Nhưng mà cái lúc mắt mà nó nhìn giai đoạn mà nó không cảm thấy có lúc mà nó ví dụ như nhìn cái hình trắng này đến lúc mà sao nhòe cái hình trắng mà mình không nháy mắt nha, lúc con nhìn hơi liếc chỗ khác một tí thì nó không sao. Nhưng mà cứ nhìn nhìn mà nó nhòa đi, tự nhiên lúc đấy cái tâm mình nó con cảm thấy là nó là vô ký rồi, tức là tâm mình hơi quên hơi thở ra, giật mình như cô này cô vừa nói tức là nó giật một cái. Thế là mình tỉnh lại thì con nhận thấy là trường hợp vô ký. Còn nếu như mà mắt mà nhìn điểm đấy con thấy bắt đầu có hiện tượng mờ mờ cái là bắt đầu con liếc sang chỗ khác thấy khá đỡ chút chút là nó yên tĩnh như thế có đúng không ạ?

(30:10) Trưởng lão: (30:10) À con phải thay đổi đừng có nhìn ngay cái điểm đó mà nó thấy nó lòa ra. Thì cái đó sai, bị tập trung gom là cái đó. Cho nên con có thể nhìn lại chỗ khác để cho nó loãng bớt cái chỗ tập trung đó. Mà ở trên Tứ Niệm Xứ thì chỉ cần quan sát cái thân mình thôi. Tự nó nó quay vô, mình thấy cái tâm nó quay vô tức là nó quay vô nó ở trên thân của mình, tức là nó đang ở trên Tứ Niệm Xứ rồi. Con lưu ý vậy thôi đủ rồi con.

Cho nên vì vậy mà con nhìn ra ngoài chứ mà thấy cái thân nó quay vô, còn không nhìn ra ngoài mà con thấy khi mà con thấy ở trên cái điểm đó nó lòa nó sáng ra, thì cái đó là tập trung, cái tướng tập trung nó hiện lên. Mà ở bên Miến Điện họ nói là cái định tướng nó hiện ra, cái lòe cái sáng đó. Chứ sự thật ra cái tưởng đó con, cái tưởng nó thực hiện ra. Cho nên vì vậy mà chúng ta bị gom cái tâm ở trên cái điểm đó, cho nó cái định tưởng của nó, cái tướng của tưởng nó hiện ra. Nó hiện ra nó lòe là do cái sức mình gom tâm ở chỗ đó.

Đó cho nên vì vậy mình phá nó đi con, để cho mình tự nhiên, mình tự nhiên mà cái tâm nó quay vô. Mà nó quay vô mà nó nhìn chăm chăm vào cái thân nó nó cũng bị tưởng nữa. Nó cách rất nhẹ nhàng, nó coi như là cái người quan sát cái thân của nó một cách rất là tự nhiên, chứ nó không có bị tập trung, thì nó đúng. Còn nó tập trung mà nó gom vô cái thân, gom cứ nhìn chăm chăm vào cái thân đó thì nó cũng lấy cái thân nó làm đối tượng nó thì nó cũng trật.

Cho nên con thấy Thầy nói như một người ngồi chơi vậy, mà hễ cái thân ở trong này động đậy, ai động đậy gì nó nó biết hết. Cũng như bây giờ ngồi chơi nè có người ở sau lưng Thầy không biết, nhưng mà họ lại họ quèo cái lưng Thầy Thầy biết. Đó là Thầy biết.

Còn Thầy đang nhìn Thầy ngó làm gì đó hoặc Thầy đang làm gì đó thì cái người đó lại rờ nhẹ nhẹ trên lưng Thầy Thầy không hay, mà làm cho mạnh thì bắt đầu nó quay vô thì nó thấy. Đó là tâm Thầy nó phóng ra.

Còn cái kia người ta để ở trên cái áo của Thầy như thế này, đó thì Thầy không hay. Nhưng mà đụng da Thầy Thầy hay thì tức là Thầy bị phóng ra ngoài. Còn khi mà nó quay vô ở trong thân của mình rồi người ta đụng ở trên cái áo của mình vậy mình biết. Bởi vì nó chú ý ở trên cái thân của nó cho nên ai làm gì ở trên thân nó nó đều biết.

Tu sinh: Thưa Thầy là…​.

(32:35)- (39:05) …​ Thầy nói chuyện điện thoại

3- QUÁN THÂN LÀ CÓ ĐỦ BỐN CHỖ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP

(39:06) Trưởng lão: rồi con trình bày Thầy con.

Tu sinh: Thưa Thầy là khi mà ngồi (39:15 - 39:23) thật ra mình quán thân làm chủ cái thọ thì cũng là chính là quán cái thân. Vậy thì con nghĩ cái thọ là cái thọ, cái thân quán thọ là quán thân. Thế còn quán cái thân và quán cái tâm, thì cái tâm nó khởi mình quán tâm rồi bằng các pháp thì chính là quán cái tâm. Vậy thì khi pháp nó đánh vào thì cái tâm mình nó.

Trưởng lão: Nó bị động.

Tu sinh: Cho nên quán trong hai cái chính là quán tâm nè, quán thân nè.

Trưởng lão: Tức là con quán cái thân là nó đủ bốn chỗ. Thân rồi tâm rồi thọ nó cũng nằm ở đó hết rồi. Hễ mình thấy cái thân là ở trên cái thân mà nó xảy ra cái gì là nếu mà thuộc về tâm thì cái niệm. Còn cái cảm thọ của tâm thì phiền não. Con thấy không? Mà cảm thọ của thân thì đau nhức. Nó có thọ trong đó mà.

Mà ở ngoài các pháp nó tác động vô, thì nó là các pháp chứ gì. Còn không có thì nó đâu có động cái thân, cái tâm con. Cho nên con quán thân là nó đủ hết trong đó rồi, biết từ đầu chí cuối thân tôi, tôi quan sát. Thì cái gì mà nó lọt vô trong đó là con đã biết hết, nó không có chạy đâu tránh khỏi con. Con hiểu chưa?

Tu sinh: Thưa Thầy là khi mà con ngồi con quán như thế thì. Con ngồi thì con ngồi tâm với thân bất động nhưng mà đến lúc mà có một cái thọ thế thì con cảm thấy rất là rõ ràng hơn. Thí dụ như là cái chân nhũn, hoặc là cái con kiến bò là con có cảm giác nó biết rồi thì con chỉ tác ý con để ý nó là tự nhiên cái cảm giác đó dần dần nó biến mất. Hoặc là khi mà nó đau cái lưng hoặc là nó đau cái chân lúc đấy là có một cái cảm cảm rất là vi tế là mình biết ngay mình tác ý ngay lúc đầu nó dễ, nhưng mà nếu mà để nó đau lên mới biết thì tác ý rất là lâu. Theo con con cảm nhận được nó như thế.

Khi mà mình quán xong ba nơi xét là bất động nó thuần thục rồi. Khi mình đi kinh hành này, hoặc là mình ngồi chơi ngồi trong tư thế rất là thoải mái, cái tâm tự nhiên nó cũng quay vào nó quan sát rất là kỹ, nó rõ cái thân rất là rõ. Theo con nghĩ lúc đấy thì thật ra mình không cần nhắc, phải nhắc là phải quay vào cái thân, tự nhiên ngồi cái là cái tâm nó đã quay vào rồi là mình đã biết rồi. Từ cái chỗ mà 30 phút khi mà mình thuần thục rồi, mình nhẹ nhàng bắt đầu đi nó rất là dễ dàng. Tại vì con tu con cảm giác trong thân của con con biết.

(41:55) Trưởng lão: Đúng đó con, vậy đó. Hễ 30 phút mà con thấy cái tâm nó quay vô nó nhìn được trong thân của nó rồi, thì tới chừng con đi nó cũng quay vô. Mà con không muốn, con muốn quay ra thì con nhắc nó thì nó quay ra, mà hễ con nhắc quay vô nó quay vô hà. Còn con không muốn con đi đi nó cũng quay vô. Tại nó quen, nó quen nó quan sát.

Thí dụ như con không nhắc, mà sao con đi sao con thấy cái tâm mình nó cứ nó quan sát cái thân nó không hà nó không có chịu nhìn ra ngoài. Thì biết rằng nó quay vô nó quen rồi. Do đó mình tập cái thói quen để mình quan sát để cho mình nhiếp phục những tham ưu ở trên Thân Thọ Tâm Pháp của mình thôi. Đó là cách thức hiện giờ mình tu Tứ Niệm Xứ.

Sau khi tu Tứ Niệm Xứ mà xong rồi thì nó cũng trở thành cái thói quen đó nhưng mà trái lại nó lại khác, nó lại thay đổi liền. Nó không phải là ở cứ nhìn nó quan sát cái thân nó đâu. Mà bây giờ nó lại rời khỏi cái thân nó, nó ở trên cái trạng thái, trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ đang ở trên Tứ Niệm Xứ, nhưng mà khi Tứ Niệm Xứ nó sung mãn rồi thì nó ở trên cái thanh thản, an lạc, vô sự. Bị sung mãn rồi nó không cần ở trong cái thân nó. Mà nó ở trên thanh thản, nó đi từng bước mà.

Bắt đầu nó ở thân nó quan sát nó đối trị tất cả những chướng ngại đó thôi. Bây giờ nó đang ở trên đó để mà nó quét chướng ngại. Nhưng mà khi không còn chướng ngại nữa thì nó không có ở trên đó nữa. Chứ không phải nó cứ nó quan sát cái thân nó hoài đâu. Bây giờ nó thanh thản rồi, nó hoàn toàn từ 12 tiếng đồng hồ thanh thản, 24 tiếng đồng hồ rồi nó không còn chướng ngại trên đó nữa. Thì bắt đầu cái trạng thái mà nó quan sát cái thân đó nó lại là trạng thái thanh thản. Chứ nó không còn quan sát cái thân nó nữa, bởi vì nó sung mãn rồi nó không cần ở chỗ đó nữa. Tự nó nó ở chỗ khác.

(43:32) Tu sinh: (43:32) Thưa Thầy con muốn hỏi thêm cái chỗ mà Ngài Anna 12 tiếng đồng hồ, trong 12 tiếng đồng hồ, con nghĩ cái 12 tiếng là Thầy tức là tu xong rồi cái pháp Tứ Niệm Xứ, Thầy đã xong là Thân Hành Niệm nhất là hay cả bốn pháp liền đều đã xong, đi suốt trong cái 12 tiếng gọi là (44:00)

Trưởng lão: Thầy nói 12 tiếng đồng hồ, sự thật ra 12 tiếng đồng hồ mình đang tu thì 12 tiếng đồng hồ không có được. Mà cái này 12 tiếng đồng hồ là người ta đã thanh thản, an lạc, vô sự rồi. Cho nên 12 tiếng đồng hồ tôi đi kinh hành là từ đầu chí đuôi nè tôi thấy không có chướng ngại gì trong đó nữa hết, nó không có hôn trầm, không có thùy miên, nó không có ngủ gục ngủ gì hết, nó không có niệm gì hết đó là 12 tiếng đồng hồ. Chứ còn con bây giờ đang tu thì làm sao mà được 12 tiếng đồng hồ.

Tu sinh: Không ạ, thưa Thầy con không bảo là con nhưng con muốn hỏi cái tu đấy thì nó phải đi theo bốn cái trạng thái hay là chỉ cần một cái thanh thản suốt 12 tiếng đồng hồ, ví dụ như là đi Thân Hành Niệm trong suốt 12 tiếng đồng hồ nó thanh thản là chứng. Hoặc là trong cái Tứ Niệm Xứ, mình ngồi trong Tứ Niệm Xứ 12 tiếng thanh thản.

Trưởng lão: Ờ Tứ Niệm Xứ đó, Tứ Niệm Xứ là nó thanh thản đó, nó sẽ thanh thản suốt 12 tiếng đồng hồ đó. Con đi nó cũng vậy, mà con ngồi nó cũng vậy, con nằm nó cũng vậy, nó không bao giờ có cái trạng thái chướng ngại đó là Tứ Niệm Xứ thành tựu rồi đó.

Còn cái pháp Thân Hành Niệm là tại vì con thấy bây giờ tâm mình thanh thản như vậy, nó thanh thản như vậy mà sao nó chưa có Tứ Thần Túc. Nó chưa có bốn cái thần lực, thì bắt đầu bây giờ ôm cái Thân Hành Niệm. Cho nên ông A Nan đó, ông A Nan mà đi kinh hành một đêm mà chứng đạo đó. Có nghĩa là tâm ông thanh thản, an lạc, vô sự trong Tứ Niệm Xứ rồi nhưng mà Tứ Thần Túc ông chưa có. Cho nên ông bây giờ ông tác ý trên cái thân hành ông thôi, ông tu suốt đêm ông đủ thần lực, nghĩa là Tứ Thần Túc nó hiện ra.

Nó hiện ra ông nói “sáng nay người ta kết tập nghe hông, mày phải chui vô cái hang đá này, tức là mày chui qua vách đá này mày vô, chứ khỏi cần vô cửa”. Thì ông đi qua vách đá ông vô trong đó đó con. Mấy ông kia đóng cửa không cho vô mà giờ sao ông này ông vô được, vì ông có thần thông tức là ông chứng quả rồi. Đó thì nói như vậy để biết.

4- TÂM THANH THẢN NHƯNG CHƯA ĐỦ LỰC VÌ ÍT TÁC Ý

(45:50) Tu sinh: Thưa Thầy nhưng mà con thấy sao cái chỗ Tứ Niệm Xứ nói là tu Tứ Niệm Xứ viên mãn thanh thản, an lạc đấy viên mãn thì nó cũng có đầy đủ cái Thất Giác Chi thì nó cũng vào.

Trưởng lão: nếu mà con hằng ngày mà con dẹp nó, con tác ý thì nó đủ. Có nhiều khi con thanh thản mà con tác ý ít quá cho nên nó không đủ lực. Buộc lòng con phải tác ý cho nó đủ cái lực của Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc là cái lực. Phải không? Mà cái phương pháp Thân Hành Niệm nó tác ý từng hành động nó tạo thành cái lực. Mà giờ cái tâm con nó thanh thản, an lạc, vô sự mà nó chưa có hiện ra Thất Giác Chi. Bây giờ nó thanh thản vậy chứ mà nó chưa hiện ra tức là trên cái bước đường con tu cái pháp tác ý của con nó ít.

Như bây giờ Thầy nói người nào có bệnh mà tác ý hết bệnh nó có Tứ Thần Túc. Bởi vì mình tác ý quá trời, không tác ý nhiều làm sao hết bệnh, phải không? Còn giờ tôi ngồi chơi vậy mà không có gì hết thì chắc chắn là tôi có tác ý làm chi. Vì vậy cuối cùng tôi thanh thản mà tôi đâu có tác ý thành ra tôi đâu có Tứ Thần Túc. Nó cũng sung mãn Tứ Niệm Xứ con thật nhưng mà nó không có Tứ Thần Túc. Buộc lòng vì như vậy mình phải ôm cái pháp Thân Hành Niệm mình tác ý.

Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm nó đủ cái thần lực, nó đủ cái Như Lai lực mà. Nhưng mà cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì được. Mà cái tâm không thanh thản, an lạc, vô sự mà tu nó thì nó trở thành một cái lực tưởng. Nó cũng lực, nhưng mà lực bậy vì tâm mình ly dục ly ác pháp không hết. Cho nên nó có lực mà lực dục, nó sai đi.

(47:17) Cho nên khi mà thanh thản, an lạc, vô sự này do cái tâm ly dục, ly ác pháp mà chúng ta đạt được, nhưng mà Tứ Thần Túc nó không có. Nhưng mà sự thật ra mấy con tu nó không phải nó không có đâu. Thầy nói tu mà đúng cách mà diệt hết những cái tâm của mình, mổ xẻ từng ly từng tác ý của nó để cho cái tâm mình nó, bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp mình nó được thanh thản, an lạc, vô sự trong 12 tiếng đồng hồ thì phải có Tứ Thần Túc rồi. Nhưng mà đặt thành vấn đề nó không có Tứ Thần Túc thì phải ôm pháp Thân Hành Niệm đi.

Còn bây giờ mấy con tu pháp Thân Hành Niệm để làm gì mấy con biết không? Để làm cho mấy con tỉnh, nó không có buồn ngủ. Bởi vì mấy con đi chừng nửa tiếng, 1 tiếng đồng hồ coi nó không buồn ngủ nữa, nó hết ngủ rồi. Con hiểu chưa? Chứ nó chưa phải là Tứ Thần Túc được. Còn nếu mà tu bậy nữa đó thì chắc chắn là ba cái ma lực nó hiện ra, cái lực của tưởng nó hiện ra bởi vì tâm mình chưa ly dục ly ác pháp mà làm sao không ma được.

5- NHÌN CÁI TỐT, KHÔNG NÊN NHÌN CÁI XẤU CỦA NGƯỜI KHÁC

(48:15) Tu sinh: thưa Thầy! (48:16 -48:25), con nghĩ mà đúng là phái nữ lắm chuyện thật. Nhưng mà con nghĩ con ngồi, con buồn lúc nào mình cũng là con người con cũng xin thành thật với Thầy. Hôm nay con cũng muốn thành thật với Thầy. Con rất bức xúc trong cái chuyện cũng là (48:46), thật ra con cũng không làm gì nhưng có nhiều người nói đến tai con là tại vì con phát biểu trong các cuộc họp nên cô Nguyên Thanh (48:52) vì Thầy đang chỉ cô ở trong, thì con lúc đầu thì con cũng hơi buồn. Con suy nghĩ con buồn lắm. không biết con làm cái gì con bị oan, xong rồi con nghĩ thôi thì Thầy thương mình, do thương mình nên Thầy đối xử mình giống như người cha mẹ mà thương con phải đánh, phải dạy, nếu thì Thầy không thương, cho nên con gặp cô Nguyên Thanh ở đây con thấy rất là bình thường, coi như là con cũng xin thành thật với Thầy, giờ này chúng con vẫn đang phàm phu, có gì Thầy đại xá.

Chính bản thân của con cũng rất là ngu dốt, con cũng trình với Thầy là cái bài bữa hôm nọ Thầy nói là các con chuẩn bị viết một cái giáo án đạo đức 100 trang. Con nghe Thầy nói là con về con lo lắm, con không ăn được cơm. Con bảo chết rồi bây giờ biết thế nào làm sao mà nặn ra cái chuyện ấy. Con thấy các bài của cô Nguyên Thanh viết, các bài con thấy nó rất là logic, mà nó rất là tuần tự, mà nó có mở đầu các thứ rất là hay. Bởi vì con chưa được học, từ bé lâu rồi không học (50:06). Thật ra cái lời của Thầy con rất hiểu. Thế nhưng mà bởi vì nói ra là phải có sự việc, trong đời thường này con biết hết nhưng mà viết thế nào để cho nó cô đọng, để người ta hiểu hoặc là nó có vô thường con không thể viết được, nên con rất là lo trong cái chuyện đấy.

Cho nên là con cũng nghĩ là cô ấy rất là tài, cái bản thân là con thấy cô ấy có trí nhớ rất giỏi. Bản thân con đọc cái tài liệu của Thầy con hiểu được ý đó nhưng giờ con viết thì con viết dở dang. Con không biết nằm trong cái quyển tập mấy tập, mấy nữa cơ, lại phải giở xấp tập đấy ra xem cái mục lục xong bắt đầu mới …​ Cho nên con thấy ngay cái đấy là con, ngay cái giở sách đã là khó rồi. Cho nên con rất hiểu cái chuyện đấy. (50:48 -51:54), con xin sám hối với Thầy (51:56 - 52:02), đấy là cái tính của cô, cô có ngã mạn không ạ, con thấy nó cũng chưa đúng, tại sao, vì dụ con thấy (52:09 - 52; 15), thí dụ con thấy như thế này, nhưng mà cô thì cứng nhưng mà (52:20 -52:22) con nghĩ (52: 24-52:29) thực ra con nghĩ như thế này (52:32 - 52:35) sát sao, như con con chưa hiểu là bao, (57:38). Bạch Thầy học Phật ba bốn năm, bốn năm rồi (52:43 - 53:56). Thì con bạch với Thầy bản thân con cũng có những cái niệm ấy (53:01 - 53:09). Thì con cũng trình với Thầy, lúc đầu con rất sợ, con nghe lời cô Út.

(53:15) Thời gian gian đầu con vào con cũng sợ mình không đúng, bởi vì là mình làm sai thì mình sợ cái quy định của Tu viện thế này, thế này mà mình không chấp hành mình sai thì quát mắng. Lúc đầu con cũng sợ lắm con không dám gặp Thầy, con muốn gặp Thầy con muốn hỏi Thầy cái gì. Con không biết nguyên do thế nào con gặp cô quát mắng thế là con thôi, con rất là sợ (53:41)

(53:50) Cho nên nhiều người con thấy ngoài Bắc mình cũng vậy, nhiều người bắt đầu người ta mới bước chân vào đến đây thôi, cứ kiểu tìm đạo nghe được tin Thầy người ta vào người ta muốn đảnh lễ mà chưa hẳn là người ta đã vào xin nhập thất. Muốn gặp Thầy mà cô quát cái người ta biến mất, con thấy trong rất nhiều bà bây giờ cũng không dám đến thì cái đấy cũng là (54:11- 55:25),Thầy bảo không sợ dần dần con cũng mạnh bạo dần, hôm con muốn gặp Thầy con đi tìm Thầy. Năm trước con đến đây con gặp được Thầy (54:41 - 54:44) mà con không vướng mắc gì (54:45 -54:50) con người con con cũng thấy (54:51 - 54:56). Con thưa Thầy con cứ hay (55:00 -55"03) con đi qua để con hỏi một câu (55:06 -55:10) nhưng mà từ ngày đến giờ con hết rồi (55:15 -55:19). Con xin sám hối Thầy (55:23)

Trưởng lão: (55:26) Ừm để Thầy giải thích cho mấy con nghe. Trong tất cả những cái thói quen của mọi người Thầy chưa có dạy mấy con để xả cái thói quen xấu. Thì lần lượt rồi Thầy sẽ làm con người uốn nắn hết. Cho nên mấy con thấy bây giờ, thí dụ như ở trong lớp này hoặc là Nguyên Thanh có, bây giờ tại sao Thầy không nói? Là khi cái hình thức, Thầy không có dạy cái hình thức, mà Thầy dạy thật, nghĩa là đào luyện thật, con người thật, hành động thật từng lớp lang chứ không phải là dạy hình thức.

Bây giờ Thầy dạy hình thức, phải vô lớp ngồi đàng hoàng, mọi người không được đi tới thì cũng làm được chứ ai làm không được; nhưng mà hình thức, cái bản chất người đó ta vậy. Bây giờ mới uốn nắn, cái lớp người ta đào tạo cho mấy con mới nhìn “cô này viết hay nè sao hành động cô không hay”. Đó mấy con, Thầy không cần hình thức này đâu.

Nhưng mà Thầy cần bây giờ cái mà bây giờ làm được nè, triển khai cái làm được nên triển khai cái này: cái gì sai tới đó sẽ học tới lớp đó; ở đây người thì có tật vầy, người có tật khác chứ không phải người nào cũng giống người nào; nhưng mà mỗi cái tật đó đó đều được sửa trong khi tới cái lớp học đó. Phải không, mấy con thấy không?

Tại sao mấy con đi khất thực mà từ lâu tới giờ Thầy có bảo mấy con phải đi cách nhau bao nhiêu đâu, mấy con muốn đi sao đi. Nhưng mà tới chừng Thầy dạy mấy con cách thức đi khất thực ôm bình bát sao, đi cách bao nhiêu, mấy thước một người. Hồi nãy tại con hỏi Thầy, Thầy nói sơ chứ; chứ hồi nãy Thầy đâu có dạy đâu, mà không dạy thì mấy con đi tùm lum tà la chứ gì phải không? Mấy con thấy cái đó cái oai nghi tế hạnh mấy con có không?

Thì cái vấn đề Nguyên Thanh nó cũng vậy thôi. chứ nó cũng từ trên trời nó rớt xuống chứ có ai dạy nó đâu. Thì nó sống theo cái kiểu của nó thôi, cái cách của nó hồi nào nó quen vậy thôi. Chừng nào Thầy đào tạo, nó mới trở thành người tốt chứ. Còn mấy người giờ tôi chưa đào tạo, mấy người cứ đứng ở góc độ mình mà nghĩ người đó xấu thì đâu có được. Con hiểu chưa?

(57:15) Mà mình giờ mình nhìn cái tốt của người ta đi, còn cái chuyện xấu của người ta, kệ người ta. Ở trên đời này Thầy nói thật sự ra muốn trở thành một ông bác sĩ hoặc một ông giáo sư nó phải có cái trường đào luyện nó mới ra dạy, mới ra làm bác sĩ được. Con hiểu không? Thì bây giờ muốn có đức hạnh thì phải có cái trường đào tạo đức hạnh chứ không phải nó ở trên trời rớt xuống. Tôi sống, bây giờ ở trong gia đình tôi sống vậy, tôi quen cái hành động vậy. Ở gia đình ông kia sống kiểu đó. Bây giờ mọi gia đình đều sống một kiểu đạo đức của người ta, bắt người ta phải sống như mình thì sao được. Phải không?

Nhưng mà cái trường mà đào luyện đó thì cái ông bác sĩ phải ra ông bác sĩ chứ ông bác sĩ lộn qua ông kỹ sư đâu được. Có phải không? Đó, mấy con hiểu Thầy muốn nói không? Mà đây là cái trường đào luyện đạo đức thì những cái hành động đó nó sẽ trở thành tốt hết chứ. Nghĩa là ở cái lớp này chung chung nhau hết chứ không có người nào mà khác lạ nhau. Phải không? Mà bây giờ mới học lớp Chánh Kiến bảo mấy con triển khai cái hiểu biết này đi. Cái hiểu biết người nào mà người ta hiểu biết hay thì mình học cái hiểu biết người ta thêm. Thôi còn cái chuyện đó mình cũng có tật vầy người ta có tật khác, kệ! cái chuyện đó chưa quan trọng đâu. Tới chừng Thầy đào luyện rồi, ờ sao Thầy đào luyện rồi mà sao còn vậy, mới nói chớ. Có phải không?

Tu sinh: bạch Thầy! hôm qua con thấy Thầy cứ toàn nói tại vì bên nữ nên con buồn.

Trưởng lão: còn nói về bên nữ mấy con thấy, toàn bộ bên nữ mấy con làm Thầy động quá! Có đúng không? Thì một người làm xấu cả bọn phải chịu hết.

Tu sinh: Thưa Thầy hôm qua con thấy nam cũng nhiều người người ta (54:48 -54:51).

Trưởng lão: Ờ thì cái lớp nam thì Thầy sẽ quét cái lớp nam chớ, đâu phải không quét đâu. Bởi vậy nam là cái người gọi là quân tử, mà thế mà tiểu nhân như vậy sao? Có phải không mấy con?

Đó mới vạch cái mặt ra cho thấy những người nam rất tiểu nhân, chứ chưa phải là quân tử hết, cho mấy con biết mà. Cho nên một người làm xấu mấy con phải chịu. Đừng có chối cãi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy