00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 064B - TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM, VÍ DỤ TỪ TRƯỜNG TÁI SANH, NHÂN-QUẢ, SINH ĐÔI, TÂM TỪ, DÂN SỐ TĂNG

CK 064B - TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM, TỪ TRƯỜNG TÁI SANH, NHÂN QUẢ, SINH ĐÔI, TÂM TỪ, DÂN SỐ TĂNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 17/1/2006

Thời lượng: [45:56]

1. TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM

(00:00) Tu sinh: Bạch Thầy, Diễn đàn Chơn Như sao dừng lại không ra nữa ạ? Hai hôm nay không ra nữa ạ?

Trưởng lão: Thầy không muốn cho ra nữa. Bởi vì ra nữa thì có nhiều cái sự động lắm. Bởi vì mỗi người viết một bài, mỗi người viết một bài rồi động mấy người tùm lung. Nhất là Nguyên Thanh mà chiếm cứ ở trong đó hết thì chắc chắn mấy người đọc chắc mệt mấy người hết. Thành ra Thầy thôi không có cho ra nữa.

Tu sinh: Bạch Thầy, cái dấu hiệu của cái chuyển là bắt đầu phải từ cái động, theo con nghĩ như thế. Nó càng động mạnh thì bấy giờ nó mới có bước chuyển, chứ còn không động thì làm sao mà chuyển được.

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy muốn nói khi nào mà mình chuyển được, cái lớp mình mở mang ra để mình có đủ cái tri kiến để mình chuyển để mình khỏi bị ức chế. Còn nếu mình chuyển mà nó không đủ tri kiến thì bị ức chế hết. Cho nên Thầy thấy bây giờ cái cần thiết là triển khai cái sự hiểu biết của mấy con nhiều trong Phật pháp hơn thì mới tốt mấy con.

Cho nên càng hiểu biết thì chúng ta mới thấy nó xả tâm. Từng chút, từng chút chúng ta thấy. Bây giờ thầy Chơn Niệm nhắc đến thầy Chơn Thành thì hai người cũng vẫn bị dính hết đó chứ. Cái ông này không quét thì ông kia có chút không quét ông này cũng để đó, thì hai ông bị dính hết.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, cái con đường của Thầy là con đâu có tham gia, lúc trước thì con quét, trước khi Thầy ra nói con quét con đường đó, nhưng bây giờ khi ở cái thất của Liễu Trí thì quét hết con đường đó. Nhưng mà bây giờ mấy người đó đi mất rồi, thì cái duyên nó đi rồi, bây giờ con quét con đường đó, …​ được sự quyết định mới ra quét, nhưng mà thầy vẫn chừa lại một con đường 10 thước thì chừa lại 5 mét.

Trưởng lão: Vậy thôi thì còn 5 mét mình về mình quét luôn. Tại vì mình quét nhiều nên mình quét chút bấy nhiêu đó cũng đủ.

Tu sinh: Nói như vậy chứ thực chất nếu mà sư vô trường hợp đó thì không phải như sư nói đâu.

Tu sinh: Tôi quét luôn, ở trong tôi là mỗi lần quét là ba bốn chục thước không à.

Trưởng lão: Bởi vậy, Thầy nói thực sự ra ít thầy thì đầy đãi mà nhiều thầy thì chướng tâm là chỗ đó. Bởi vì nhiều thầy làm biếng với nhau nên không quét. Trời đất ơi cái chùa nó dơ. Còn hồi đó có một ông thầy thì nó sạch sẽ lắm.

Tu sinh: Vấn đề mấy thầy trong kia đâu có đâu, không có ai thích là quét, dọc bên này dọc bên kia quét xong là tiếng mấy đồng hồ.

Trưởng lão: Đúng là cái tâm phàm phu hết. Thôi bây giờ mình cố gắng mình xả mấy con, những cái đó mình tư duy mình suy nghĩ mình xả.

Tu sinh: Thôi xả đi!

(02:40) Trưởng lão: Không có gì đâu, mỗi người một chút, thì như vậy là xả. Thầy nói bởi vậy khi mà mấy con quét rồi thì Thầy một lúc sau đó coi lấy Thầy cắp chổi đi xem chỗ nào đó hai bên tranh chấp không quét Thầy quét. Không, thiệt. Thường thường hay có điều đó lắm mấy con. Mọi lần Thầy thấy sáng ra thì mấy người gặp Thầy nói đừng quét, nhất là mấy cô, thôi Thầy cũng nhường cho quét, nhưng mà quét xong rồi lát nữa Thầy cắp chổi coi cái chỗ nào cái người tranh chấp không quét thì Thầy quét.

Tu sinh 4: Thầy dạy chúng mình chỗ này đây quý thầy à! Thầy dạy mỗi ngày mình phải quét cái tâm mình chứ không phải cần quét cái rác ra, sáng ra mình cứ lo quét cái tâm mình cho hết.

Trưởng lão: Thôi bây giờ bỏ qua những cái điều đó đi mấy con, hãy cố gắng bỏ qua mà tu tập. Có những cái điều kiện gì thì chắc chắn Thầy là người hướng dẫn Thầy phải chịu trách nhiệm. Chừng nào mà Thầy viết một bức thơ mấy con tu như thế nào đó thì mấy con ráng tu, tốt thì nhờ mà xấu thì chịu, Thầy không trách nhiệm. Còn hiện giờ đối với mấy con thì Thầy còn có trách nhiệm, nói thì nói nhưng điều kiện là mấy con nhớ phải ráng xả tâm vì đó là ly dục ly ác pháp là những cái pháp đầu tiên mà chúng ta tu hành, bằng cái sự hiểu biết của mình.

Bây giờ hiểu biết rồi thì mình tư duy suy nghĩ: “Cái ông này ông không xả thì thôi, ông không xả mình xả”, có vậy thôi, thì tức là mấy con sẽ bình an nhất, không có gì hết, không cần lặp đi lặp lại gì hết. Chừng nào ông này ông thấy được ông quét thì mình khỏi không có gì hết, mình đi làm việc khác, việc khác mình lao động một chút, nhưng mà mình lao động trong tỉnh thức, có những chướng ngại, chính những cái chướng ngại đó mình cần phải quét ra, mới là bình an mấy con.

Bởi vì nó có những cái chướng ngại nó mới hiện lên trong đầu của mình, thì trước tiên mình chưa học cái Tâm Từ, chứ còn nếu có Tâm Từ mình khởi sự thương yêu tất cả những người tu tập cũng còn đang lầm lạc mấy con, mà sự lầm lạc đó thì chúng ta cố gắng mà khắc phục. Khắc phục tâm mình tha thứ mọi lỗi lầm của người khác rất tự nhiên. Bây giờ chúng ta sắp sửa học tới cái bài từ tâm, rồi bi tâm, rồi hỷ tâm, xả tâm. Đó là bốn cái bài pháp rất là quan trọng cho cái Chánh Tư Duy của chúng ta, Chánh Kiến.

Tu sinh: Thưa Trưởng lão không cho mình làm chung luôn một loạt được không?

Trưởng lão: Không con.

Tu sinh: Mỗi tâm nói còn không hết.

Trưởng lão: Chưa hết đâu con.

(05:05) Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy như mấy cái bài nhân quả thì con thấy thường trong mấy cái bài học trong…​ , trước khi làm mấy cái bài đó thì thầy có đưa ra một cái dàn bài, sau đó Thầy mới có bài luận hay sao, như vậy những cái bài Từ tâm này kia thì cái dàn bài như thế nào vậy Thầy?

Trưởng lão: Thì con cứ lập dàn bài, cái chỗ nào không đúng tức là chưa hiểu đúng thì cứ đem riêng hỏi Thầy thì tốt nhất chứ sao.

Thí dụ, chẳng hạn bây giờ con muốn lập dàn bài thì bắt đầu mình vào đề, rồi mình thân bài, rồi kết luận, nó vào đề có ba cái mục như vậy chứ không có gì hết.

Mà vào đề bằng cách nào đây?

Nếu nói ví dụ như mình nói về Tâm Từ, vào đề thì mình giới thiệu cái Đức Từ Tâm, cái lòng thương yêu của mình đối với sự sống của muôn loài, thì mình giới thiệu cho người ta biết, thì đó là vào đề, nói gì đó thì dễ thôi.

Sau khi mà vào đề xong rồi thì đến cái phần thân bài của nó, thì mình muốn nói như thế nào, cái lòng từ của mình như thế nào, thì mình cứ triển khai cái lòng thương yêu của mình như thế nào đối với từ cỏ cây cho đến thời tiết rồi cho đến loài động vật, cho đến tới loài người với loài người như thế nào mình nói hết.

Nếu mà mình nói xong rồi, khi cuộc đời mình tiếp xúc mình thấy còn cái sai qua cái lời nói thì mình đã nói rồi mà mình thấy sai thì mình chỉnh ngay mình lại trong khi nói. Bởi vì nói tri hành phải hợp nhất, cái lời nói với cái hành động của mình phải hợp nhất. Mà bây giờ mình nói rồi, nó đã nhắc nhở mình đó. Do đó khi mà mình thấy cái này sai thì ngay đó mình phải chỉnh mình lại, có gì đâu.

Bởi vì cái bài học là cái hiểu biết đi trước cho nên cái hành đi sau. Vì vậy mà sau khi dạy tới lớp Chánh Tư Duy thì mấy con sẽ sử dụng. Bây giờ mấy con tư duy ở trên Chánh Kiến cho nên vì vậy mấy con cần hiểu, hiểu làm bài cho nó rõ ràng cụ thể, để chuẩn bị cho mình tới cái giai đoạn mà tu tập Tứ Niệm Xứ, lẽ ra phải học lớp Chánh Tư Duy mới biết cách tư duy trên tư duy. Nhưng mà vì bây giờ mình áp dụng vào để mình tu tập cho cái thời gian nó ngắn hơn trên Tứ Niệm Xứ để cách thức xả tâm. Do đó thì Thầy mới hướng dẫn cách để tư duy trên sự tư duy qua cái sự hiểu biết của mình rồi, để áp dụng nó vào chỗ nào để xả, có vậy thôi chứ không có gì hết.

Tu sinh: Bạch Thầy, trong cái cuốn hai - Đạo Đức Làm Người, Thầy cũng có nói Từ Tâm, Bi Tâm, Hỷ Tâm, Xả Tâm.

(07:38) Trưởng lão: Đúng rồi, mấy con có thể nương vào đó mấy con ghi lại. Tức là hồi đó mấy con đọc sơ qua mấy con có hiểu rồi chứ gì, nhưng mà hiểu chưa có thấm đâu, mấy con bắt đầu bây giờ mấy con lại viết ra thành một cái bài. Có thể dựa vào đó nó sẽ nhớ hơn một chút nữa, rồi mình tư duy thêm coi còn cái thiếu, và trong cuộc đời của mình có những cái sự kiện gì mình đã thương yêu chúng sanh, đã thương yêu các loài cỏ cây, và chưa có thì mình khởi ý để mình nghĩ đến cái chỗ thương yêu đó.

Tu sinh: Như vậy theo con nghĩ là không có cần phải lập cái dàn bài. Một cái dàn bài là như cái sườn, giống như ở ngoài lúc con học ở Phổ thông thì có cái dàn bài, ai cũng phải lập cái dàn bài, nhưng trong chuyện này thì không hẳn như vậy?

Trưởng lão: Có chứ con, phải có chứ không khéo con đi lạc đề.

Nếu cái bài của Nguyên Thanh mà nói về thực phẩm bất tịnh nếu mà nói qua hạnh thiểu dục tri túc, nếu mà không có sự nối kết chặt chẽ thì mấy con thấy nó lạc lắm, chứ không phải không đâu.

Tu sinh: Nó lòng vòng.

Trưởng lão: Thành ra nó lòng vòng, nó lạc đề nó qua thiểu dục tri túc rồi. Mà nó áp dụng kêu là sít sao từ cái thực phẩm bất tịnh nó áp dụng cho tri túc để đến cái phương pháp xả con.

Tu sinh: Bạch Thầy những bài viết về thiểu dục tri túc, bài đó là do Nguyên Thanh nghĩ ra hay là Thầy gợi ý?

Trưởng lão: Không, chính nó nghĩ ra đó con, chính nó nghĩ ra. Sau khi đó Thầy nói con nhỏ này nó cũng khéo thiệt, biết cách để mà nghĩ ra để mà xả. Cho nên vì vậy Thầy mới thấy được cái đầu óc rất là lạ kỳ. Thay vì dạy thực phẩm bất tịnh thì nội cái thực phẩm bất tịnh thôi nó giải rất nhiều con, nhưng mà từ cái chỗ nó đưa đọc để mà hiểu biết để nói gợi đến cái lòng thương yêu của mình đối với những con bò cái này, những con gà. Con gà nó khép chặt trong một cái hộp như thế này nuôi con gà để nó đẻ, nó đốt đèn sáng trưng ở trong đó hết để mà nó đẻ ra cái trứng.

Tu sinh: Một bên thì hai gang, một bên thì ba gang, cho ăn rồi đốt đèn cả ngày cả đêm nữa.

Trưởng lão: Còn con heo cũng vậy mấy con, trời ơi con bê cũng vậy, đẻ ra thì nó nhốt con bò mẹ riêng ra, con bò con nó mới đi cách khác.

Tu sinh: Nói đâu mà hay quá, tin tức ở đâu mà ghê quá.

Trưởng lão: Nó nắm vững hết tất cả những cái trại chăn nuôi ở đâu bên Mỹ nó kéo về.

Tu sinh: Bạch Thầy tài liệu đó nếu sau này có con xin hai bài Thầy. Bài về Các pháp vô thường và bài Quán bất tịnh.

(10:01) Trưởng lão: Nó có nhiều bài lắm con, Thầy sẽ đưa mấy con. Nó nói rất rõ một năm vậy ở nước Hoa Kỳ nó sẽ tiêu thụ bao nhiêu con gà, bao nhiêu con heo, bao nhiêu con bò, con vịt, nó thống kê ở bên nước đó, mà đây thuộc hết. Rồi nó chuyên chở qua bên thị trường Việt Nam bán bao nhiêu bao tụi nó tính hết. Nó ghê gớm thiệt, nó đọc nghiên cứu Thầy nói nó có thể …​

Tu sinh: Bạch Thầy, tu sinh như chúng con có thể để một lượng sách bên cạnh để tham khảo để làm được không?

Trưởng lão: Nói chung cái tri kiến của mấy con mà. Tri kiến của mấy con nó cần thiết lắm mấy con. Bởi vì đây là mình triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình bằng một sự thật để gợi lại cái lòng thương yêu của mình khi thấy con bò cái mà nó cho ăn cái bầu sữa nó thòng xuống vậy nó phải treo lên mấy con. Nó dùng máy nó bóp con bò cái để mà lấy sữa một cách rất là khổ đau. Cho nên vì vậy mà nghe rồi Thầy nói thật sự hết muốn uống sữa mấy con.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, xem qua tạp chí hàng ngày con thấy mấy chỗ này một chút thì chỉ cần đọc một hai tiếng đồng hồ thì không biết bao nhiêu tư liệu để viết.

Trưởng lão: Đó là lẽ đương nhiên.

Tu sinh: Nắm được vấn đề đâu có thể viết, đầy các sự việc

Trưởng lão: Thì con thấy cái này nó thực tế quá mà, mà nó gây được cái lòng thương yêu của mình rất lớn con, nó rất là rõ ràng. Cho nên người ta không hiểu biết rồi người ta thấy uống sữa này kia đồ. Chứ nhưng khi mà hiểu biết cách thức mà người ta nuôi, người ta lấy sữa, từ con bò con mà ra nó không bao giờ được con bò mẹ liếm nó một chút nữa mấy con, nó nuôi kiểu đó đó. Rồi từ con gà mà nhốt lấy trứng, trời đất ơi Thầy nghe nó xót xa. Rồi với con heo, rồi con gà mà nó nuôi lấy thịt mà thịt mềm thịt này kia. Cách thức ở bên nước của nó ăn cái loại thịt mềm như thế nào nó nuôi con bò đó, con heo đó nó như thế nào, nó ác vô cùng, nó làm cho con vật đó quá khổ, sống một cách chật chội vô cùng.

Đó thì mấy con thấy trong cái vấn đề đó nếu mà mình không hiểu làm sao mình gợi được cái lòng thương yêu của mình mấy con. Mà trong khi thế giới người ta đang dẫy đầy tài liệu đó quá trời mà mình không đọc. Rồi cái kiến thức hiểu biết mình có hiểu biết nữa đâu. Thầy nói nếu mà mình không học đọc, mình không hiểu biết gì hết thì ai cho mình cứ ăn thôi.

Tu sinh: Thưa Thầy đưa những tài liệu đó ra nghe thấy giật mình luôn Thầy.

Tu sinh: Tại đó phía ngoài trong Phật học nó có luôn, mỗi tháng nó có ra một cuốn, tại mình không có mua chứ không phải, nó nói hết.

(12:32) Trưởng lão: Lẽ đương nhiêu là có, nhưng mà điều kiện là mình cứ cắm đầu của mình. Bây giờ cái lớp Chánh tri kiến mình mới triển khai ra để cho cái tri kiến của mình hiểu biết, để từ cái hiểu biết đó mình mới thấy xót xa mấy con, và đồng thời cũng lấy cái này mình mới nói ra cái đạo đức nhân bản mấy con, để cho mọi người ăn thịt họ mới thấy được cái nỗi đau.

Nó thực tế mà nó cụ thể, nó có bằng chứng đàng hoàng chứ đâu phải mình nói cái chuyện mơ hồ đâu. Rồi thử mình đặt thành vấn đề, trong khi mình luận mình viết đặt thành vấn đề như mình bây giờ người ta nuôi để ăn thịt. Người ta nhốt mình như thế này rồi người ta cứ cho ăn mình cũng ráng mình sống mình ăn cho nó mập ra như vậy, tới chừng đó người ta đưa vô lò sát sanh để thịt mình cho nó mềm.

Tu sinh: Bữa nay Việt Nam mình nó mở cái lò sát sanh, tự sát sanh, ví dụ như con gà đưa vô nó có cái máy nó xoáy một cái là rụng lông hết trơn, đưa qua cái máy kia nó cắt cổ lấy máu, đưa qua kia nó chặt thịt, một ngày là mấy trăm ngàn con gà, nhanh lắm.

Trưởng lão: Đó thì mấy con cứ nghĩ đi, chúng ta cần hiểu, nhất là trong cái giai đoạn chúng ta đi theo Phật giáo mà học cái Tâm Từ, Tâm Bi thì chúng ta cần phải hiểu. Mà khi những cái tài liệu chúng ta nói lên thì chúng ta hoàn toàn nói lên cái đức hiếu sinh của chúng ta. Nó làm cho mọi người khác người ta đọc đến người ta cũng xúc động mấy con. Đó là cái lợi ích lớn mà, từ đó nó ngăn chặn được cái tầm vóc ác. Thì trên cái nền kinh tế thế giới bây giờ người ta nhắm vào cái lợi, tiền bạc nhiều người ta làm như vậy, chứ thật ra cái khổ của loài vật mà sống trong cái thời gian 6 tháng, 5 tháng nó quá khổ, nó ghê gớm khổ.

Những cái tài liệu như vậy chúng ta học để rồi chúng ta thấy còn gì mà ăn, còn gì mà uống, còn gì mà ham nữa, chính đưa ra những cái đó mới. Bởi vì hiểu được cái mục đích quán thực phẩm bất tịnh để ngăn chặn cái lòng tham ăn của mình nhiều, mà đưa ra cái hình ảnh đau khổ đó chúng ta còn muốn ăn nữa không mấy con, cái hay cái chỗ đó chứ, chứ nếu mà chúng ta không biết sử dụng thì cái này nó trật lắm, mình quán thực phẩm bất tịnh mà sao lại nói nuôi gà, nuôi heo trong này. Mình phải hiểu biết áp dụng được cái chỗ đó, phải có cái đầu óc hiểu chứ để làm cho người ta ngăn chặn.

(14:41) Cho nên cái mục đích của chúng ta học quán thực phẩm bất tịnh là gì? Cái mục đích là làm cho chúng ta nhàm chán cái ăn uống, mà giờ nghe chuyện đau khổ của loài vật như vậy chúng ta có nhàm chán không? Nó hơn là cái chúng ta quán mà suông suông, có phải không mấy con? Nó quán suông suông cái sữa tôi uống không sao. Nhưng mà không ngờ muốn uống được giọt sữa trời đất ơi con bò nó chịu chân, chịu cẳng nó đau đớn vô cùng nó mới có được giọt sữa chúng ta uống.

Cho nên trong những cái bài học của chúng ta, từ đó nó từng chút nó thấm nhuần, từ đó chúng ta thấy chúng ta không còn thích sữa nữa, chúng ta còn thích ăn uống những cái ngon dở nữa. Do cái hiểu biết mấy con nó thấm nhuần.

Như vậy là Thầy muốn cho mấy con cũng đều hiểu như vậy, mà may có một cái tủ sách của Nguyên Thanh. Nói cái tủ sách là cái đầu của nó, chứ thật ra bây giờ đọc để mà viết thì ông nội đọc không có hết. Mà sự thật ra cũng chưa chắc nó đã mang vào trong này. Cô Út nói nó mang hai cái tủ sách chứ sự thật một thùng sách là hết sức, ba cái kinh là hết mức. Nhưng mà cái này nó đọc ở đâu chứ không phải ở đây có đâu.

Tu sinh: Có lẽ nào đã qua cái khóa này hồi ở ngoài rồi thưa Thầy. Bây giờ nó còn thấm hơn.

Trưởng lão: Cho nên ở đây chỉ có viết vậy thôi. Chúng ta chỉ viết lại mà viết có hệ thống, viết cho chúng ta đọc nghe từ cái thực phẩm bất tịnh cho đến cái vấn đề nọ vấn đề kia, nó nhằm vào để hướng dẫn cho chúng ta để ly cái lòng tham ăn của chúng ta, cái đó là cái hay đó mấy con.

Cho nên nó dám đem áp dụng cái thiểu dục tri túc vào cái chỗ mà bất tịnh cái chỗ này, con thấy ghê gớm chứ đâu phải. Nhiều khi chúng ta chưa biết, sự thật ra bây giờ cái thiểu dục tri túc chúng ta viết như thế nào, chúng ta chưa có hiểu cái này đâu mà bây giờ nó đem vào. Thầy nói thật sự cái đầu óc cô này thông minh thiệt chứ đâu phải, biết áp dụng cái chỗ này để mà ly cái tham ăn của chúng ta, các con thấy cái chỗ đó không. Cái gì mà tắt hơn cái chỗ mình biết đủ rồi mà còn thêm nữa sao, chứ cái tâm tham của mình thấy cái này cũng ngon thôi thêm thêm chút, phải không? Các con thấy nó hay chứ cái chỗ đó là chỗ mà nó biết áp dụng đó chứ, biết áp dụng vào chính nó.

(16:54) Như vậy là sau khi nói rồi, những cái này mà sau khi hướng dẫn nó đặt sẵn ở trong cái đầu của nó rồi mấy con, áp dụng dễ không khó đâu, sự hiểu biết. Bởi vì Thầy nói lấy cái tri kiến, cái Định Vô Lậu của Phật mà triển khai cái tri kiến của mình mà. Cái ý của mình dẫn đầu các pháp, nên dẫn nó vô cái đúng thì nó sẽ giải tỏa được cái tâm của mình, xả được cái tâm mà không bị ức chế.

Cho nên hôm nay mấy con thấy rõ cái thiền nào ức chế mà cái thiền nào xả tâm. Mà xả tâm bằng cái gì? Chứ đâu phải xả cái niệm bằng cái ức chế của chúng ta đâu hay hoặc là chúng ta tác ý sơ sơ. Cho nên chúng ta biết rằng con đường chúng ta đi đúng, không còn sai nữa. Nếu mà không có cái Định Vô Lậu, cái tri kiến giải thoát này là muôn đời chúng ta điều bị ức chế, không làm sao mà chúng ta xả.

Cho nên những cái tài liệu này thì mấy con chờ đợi Thầy có lẽ Thầy sẽ photo, Thầy sẽ gửi cho mấy con để cho mấy con có những cái tài liệu mấy con đọc để mà mấy con ghi nhớ và mấy con đọc mấy con thấy. Thầy chỉ nghe qua một lần thôi nhưng mà Thầy thấy xót xa lắm!

Tu sinh: Kính bạch Thầy, Thầy có đem tất cả những cái bài này, bài viết của cô Nguyên Thanh đóng một xấp lại được không?

Trưởng lão: Có lẽ là đưa cho đánh vi tính đó con

Tu sinh: Đưa hết cho Thầy Thanh Quang.

Sóng thần ở Ấn Độ Dương là do động đất nó mới ra sóng thần.

Gom hết tất cả những bài của Nguyên Thanh từ bài 1 cho đến hết hay chỉ có một vài bài?

Trưởng lão: Coi như là sau này thì nó đủ hết, nhưng bây giờ những cái bài cần thiết thì Thầy sẽ photo để cho mấy con đọc thêm.

(19:05) Thì thôi bây giờ mấy con cố gắng, sự thật ra thì lần lượt mình triển khai mỗi người một chút. Thì cái duyên phận của Nguyên Thanh như vậy thì thôi mấy con đừng có nghĩ ngợi gì, Thầy cũng lo lắng cho nó chứ không phải Thầy bỏ nó đâu. Thầy đã tuyên bố như vậy và mọi người cũng điều biết, nếu mà có điều kiện mà Thầy bỏ nó để nó không có tu tập được thì Phật tử người ta cũng trách Thầy chứ.

Con thấy hồi sáng này cô Liên Châu cô đến cô xin cô Út để cho Nguyên Thanh ở lại đây đừng có đuổi Nguyên Thanh, xin Thầy cũng như vậy. Thì rõ ràng là người ta cũng đã nghe những cái bài đọc, tuy rằng người ta nghe một lần chứ chưa phải là nghe nhiều đâu. Nhưng mà người ta cũng mong muốn có những người tu cho được tốt, có những cái tài như vậy thì đó cũng là điều kiện Thầy cũng cố gắng. Mặc dù trong cái khó khăn của Thầy chứ không phải dễ, nhưng mà Thầy cũng cố gắng giúp đỡ cho Nguyên Thanh tu tập cho đến nơi đến chốn.

Mà Thầy nghĩ rằng cái vấn đề đó nó cũng không khó đâu mấy con. Như là Thanh Quang đã nói đó là trách nhiệm, bổn phận của Thầy rồi.

Thôi bây giờ mấy con còn hỏi gì Thầy nữa không để tu tập. Con dẫn chú này đi.

2. VẤN ĐẠO TỪ TRƯỜNG TÁI SANH

(20:40) Tu sinh: Hôm trước Thầy giảng từ trường ác đi tái sanh, Thầy đã giảng một cái ác. Khi cú đầu người ta thì tạo từ trường ác đi tái sanh. Xin Thầy giảng rõ chi tiết hơn từng giai đoạn từ A-Z, nghĩa là từ giai đoạn đầu cho tới khi mà tái sanh đi đầu thai? Từng giai đoạn chi tiết.

Trưởng lão: Từng cái giai đoạn, thí dụ như bây giờ một cái người đó họ chửi mắng một người khác thì cái từ trường ác nó sẽ phóng xuất ngay liền tức khắc. Đó là qua cái tâm sân của họ. Nhưng mà cái từ trường đó nó phóng xuất ra một cái từ trường là cái nhân, thì cái nhân đó nó tiếp tục nó sẽ tương ưng với một cái quả ở đâu đó.

Thí dụ như mình chửi cái người này thì nó tương ưng nó sinh ra một cái người để bị người khác chửi lại, bởi vì nó từ trường ác mà, cho nên nó sẽ tương ưng. Trong khi đó nó phóng ra cái từ trường đó nhưng mà nó chưa đủ duyên, thí dụ có đủ duyên thì nó chưa có hợp duyên cái từ trường đó nó không có thành cái quả của nó đâu, tức là nó chưa đủ duyên thì nó chưa thành con của nó.

Nhưng mà nó đủ duyên, ngay khi con nói cái lời nói đó, thì nó đủ duyên tức là nó hợp lại đó, chứ nó không phải đi từng bước từng bước như chúng ta hiểu đâu. Khi mình nói cái từ trường thì mình nói đây chứ nó phóng ra thì nó khắp cùng ở trên cái bầu khí quyển của chúng ta nó không có đi đâu xa nó ở trên cái hành tinh sống của chúng ta, nó không xa bởi vì nói là môi trường sống.

Cái hành động nào, cái lời nói chúng ta ác thì nó sẽ phóng từ trường ác, thiện thì nó sẽ phóng từ trường thiện. Mà nó tương ưng với đâu đó thì nó sẽ tái sinh liền, mà nó không tương ưng thì duyên hợp nó chưa đủ, thì tức là chúng ta còn tiếp tục phóng nữa, con hiểu không? Phóng hoài.

Mà khi nó tương ưng thì ngay trên từ trường (bởi vì nó là nhân quả chung của mọi người), người kia cũng sân người nọ cũng sân nó tương ưng hết, trong đó nó tương ưng nó giống nhau, nó chờ cái sân nó tương ưng với nhau. Ví dụ cái người đó nó tương ưng cái sân đó, giống như cái sân của con sân thì, ngay đó nó sẽ kết hợp nó đủ duyên nó sẽ là đứa con của cái người đó.

(22:55) Cho nên nói nhân với quả, nó đâu bao giờ, bây giờ con còn sống nó nó vẫn sinh những đứa con của nhân quả, tức là cái hành động thiện ác của con, con hiểu không? Tức là nhân quả đó. Do đó nó không phải đi từng bước từng bước, nó không phải.

Con phóng xuất ra rồi, rồi bây giờ đằng kia nó cũng giận, bây giờ đặt thành trong hành tinh của chúng ta nè, giờ này đây ở ngoài chợ Trảng Bàng có cái bà đó sân dữ tợn như vậy, cũng đồng thời ở kia cũng có cái người sân dữ tợn như vậy, chửi lộn, rồi ở ở thành phố năm bảy chỗ nó cũng sân nó chửi lộn trong cái thời điểm đó, thì nó cũng phóng xuất ra cái từ trường sân.

Cái người tham nó phóng xuất ra tham. Mà cái người cầm dao giết người, cắt cổ gà, cắt cổ chó hoặc là thiêu đốt, hoặc làm cái gì nó cũng phóng xuất ra đầy trong không gian chúng ta những từ trường ác. Rồi bây giờ nó tương ưng giống ai thì nó sẽ làm con người nấy hết, tức là nó thành quả, nó duyên hợp nó thành quả, nó phóng xuất ra. Cũng như bây giờ nó phóng xuất ra không có nghĩa là nó sanh liền đâu, con hiểu không? Nó chờ cho tương ưng.

Cũng như bây giờ Thầy sắp sửa cận tử nghiệp của Thầy sắp sửa Thầy bỏ thân, mà nó chưa tương ưng tức là nó chưa có cái tương ưng bào thai để nó vào cái bào thai, tức là cái duyên đó nó chưa có hợp, tức là bây giờ nó hợp với ông bà đó rồi, cái tương ưng của Thầy, cái cận tử nghiệp của Thầy nó hợp với ông bà đó rồi là nó giống y vậy, nó cũng tham, sân, si phiền não giống y vậy, phải không?

Nhưng mà ông bà này chưa có giao hợp đâu, cho nên Thầy còn nằm đây Thầy cà hớp cà hớp nhưng mà chờ ông bà này giao hợp cái nó ở bên đây Thầy hớp một cái bắt đầu nó không thở nữa. Thì ngay đó, cái nhân quả đó, cái cận tử nghiệp đó là nó đã vào cái bào thai nó tương ưng. Tức là bên đây Thầy tắt thở, Thầy hớp một cái vậy thì Thầy hết thở nữa rồi thì bên kia nó đã có cái đứa con nó ở trong cái bào thai rồi, có cái mầm đó. Tại vì nó giao hợp nó phải đúng, nó duyên hợp mà, nó tương ưng duyên hợp.

(24:51) Cho nên cái từ trường nó vô hình, nó thuộc về tưởng uẩn, nó thuộc về hành uẩn, nó thuộc về thọ uẩn, nó thuộc về thức uẩn, nó bốn cái uẩn. Mà giờ cha mẹ kết hợp nó chỉ có sắc uẩn thôi, mà giờ nó chưa giao hợp thì ông nội nó vô chỗ nào nó thành con. Con hiểu chỗ đó chưa? Cho nên nó chờ cho đúng cái điểm đó.

Mặc dù bây giờ ông bà đó là nó có cái tham, sân, si nó giống như cái tham, sân, si của Thầy ở bên Việt Nam, nó giống rồi nó chờ đó. Hễ mà bên đây hớp một cái Thầy tắt thở thì bên kia nó sanh, đó là cái cận tử nghiệp. Còn cái chưa cận tử nghiệp mà nó vẫn sanh nhân quả thì nó cũng như vậy mấy con, nó cũng phóng xuất ra nó chờ đó, hễ hợp một cái nó sanh con.

3. NHÂN QUẢ NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT VỀ NÃO

(25:39) Tu sinh: Bạch Thầy con xin hỏi câu hỏi này nữa. Con thấy cũng có một vài đứa trẻ nó 11, 12 tuổi rồi mà giống như nó không có não đó Thầy. Cái não giống như nó không có thức bên trong, nó cũng như đứa trẻ mới sinh vậy, mặc dù nó lớn nhưng mà nó giống như đứa trẻ mới sinh nó không biết gì hết, giống như mới vừa sinh ra. Trường hợp đó như thế nào Thầy?

(26:04) Trưởng lão: Đó là cái trường hợp sắc uẩn nó thiếu con, nó không đủ, tức là cái nhân quả của nó thuộc về loại thần kinh rồi con, cái não không có là thần kinh hết. Cho nên nó giống như cái cục thịt.

Tu sinh: Có trường hợp đến một lúc nào đó nó 12, 13 tuổi rồi bỗng nhiên giống như nó có cái não trở lại, nó hoạt động mà nó hoạt động tùy lúc nó lên, giống như lúc sơ sinh bắt đầu trở lên.

Trưởng lão: Thì nó cũng có cái trường hợp đó, tức là nó có cái mầm đó nhưng không phát triển, cái mầm của não không phát triển, mà cái đó cũng nhân quả con. Nhân quả nó tạo cái duyên gì đó mà bây giờ cái óc nó không phát triển, nó để cho nằm nó chịu như là cục thịt một thời gian. Đó cũng là nhân quả rồi.

4. VẤN ĐẠO TỪ TRƯỜNG TÁI SANH

(26:52) Tu sinh : Thưa Thầy vậy nó nhập liền chứ nó không phải đi mênh mông ngoài không gian?

Trưởng lão: Cái từ trường hả con? Cái từ trường nó đâu có đi con, nó tưởng nó đi. Mấy con cứ hiểu, bây giờ Thầy nói như thế này, khi cái từ trường đó mà mình nói theo cái hiểu của mình như là cái dòng điện nó phải đi trong cái dây điện, bây giờ Thầy bật cái đèn thì cái dòng điện nó thấy nhanh chóng vậy chứ nó phải đi ở trong đó phải không, cái dòng điện nó đi, thì cái dòng điện đó mình đâu có thấy hình dáng, nhưng mà cái đó nó khác con, cái từ trường này khác. Con vừa nói lời nói là nó phủ hết không gian chúng ta rồi. Nó không có chạy mà nó không có đi, bởi vì ở trong cái môi trường nó nhân quả mà, nó khác cái dòng điện.

Tu sinh: Vậy cái môi trường là nó có sẵn?

Trưởng lão: Nó có sẵn rồi. Nó tương ưng là nó phủ hết rồi, cho nên nó liền, mình nói một cái nó phủ hết rồi nó không có phóng ra là nó không có không gian, thời gian.

Tu sinh: Thưa Thầy hồi đó ở trong Tin Học, cái màu sắc của tư tưởng nó có phải giống vậy không thưa Thầy? Cái màu sắc liên nhập qua bên kia màu tím bên đây màu tím nó phải nhập vô mới được.

Trưởng lão: Cái đó là họ nói về màu sắc chứ không có bao giờ cái từ trường, bây giờ con thấy cái từ trường của nam châm mà nó hít con thấy nó có màu sắc gì không? Nó không có màu sắc gì hết. Mà đây mình mượn cái đó mình nói thôi chứ sự thật ra là không có mấy con, nó không có, mình không có nói cái từ trường thì nó phóng ra, đưa ra, đánh người ta cái.

Tu sinh: Thưa Thầy cô Út nói.

Trưởng lão: Vô đây Thầy ký tên cho con.

Tu sinh: Tham cái mình nói nó phóng ra luôn

5. SINH RA THEO NGHIỆP NHÂN QUẢ, CẬN TỬ NGHIỆP, BIỆT NGHIỆP

(28:50) Tu sinh: Một người tái sinh vào một cặp vợ chồng này thì một người khác cũng tái sinh vào làm anh em sinh đôi, nhưng tại sao làm anh em nhưng có người thì hiền mà có người lại ác?

Trưởng lão: Thầy nói cái đó con thấy nè, hai anh em sinh đôi mà người sinh trước thì tâm khác mà người sinh sau tâm khác con. Rồi cái tai họa ở trên cuộc đời này cái người sinh trước nó gặp cái tai họa khác mà cái người sinh sau, cũng hai người sinh đôi cũng đồng thời trước sau có một vài phút, một vài giây mà nó khác. Đó là nhân quả của người ta mà. Nó tương ưng là bây giờ nó giống trên cái tham, sân, si nó, nhưng mà cái nghiệp của nó để mà thọ hưởng phước báo hay không nó còn có cái riêng của nó chứ, cái cộng nghiệp và cái biệt nghiệp con.

Tu sinh: Thưa Thầy cái cận tử nghiệp mà nó đi đầu thai thì dùng trí tuệ Tam Minh vẫn biết nó ở chỗ nào, thế còn cái từ trường mà nó phóng xuất ra mà trong lúc còn đang sống chứ chưa phải là cận tử nghiệp thì nó cũng đi đầu thai, thì lúc đấy có dùng Tam Minh để biết rằng nó ở chỗ nào không?

Trưởng lão: Biết chứ!

Tu sinh: Cũng vẫn biết được?

Trưởng lão: Biết hết! Bởi vì Tam Minh mà có cái chỗ nào mà nó không rõ, thì cái Tam Minh nó hay lắm mấy con, nó không có không gian thời gian, hễ ý nó muốn là nó thấy biết.

Bởi vì thí dụ như bây giờ Thầy nói một con người sinh ra nhiều người bằng cái hành động thiện ác của nó mà khi mình còn sống thì không ai tin. Nhưng mà cái người có Tam Minh người ta nói cái người ta biết liền, người ta hiểu liền khỏi cần phải đem thảo mộc mà chứng minh, con hiểu không?

Tu sinh: Thế thì một đời người đang sống mà tạo ra không biết bao nhiêu người, bao nhiêu vật, không biết đời nào trả hết được, tính cách mạnh nó vào chỗ tính cách mạnh nó cứ như thế nó đi đầu thai …​

Trưởng lão: Mình thì coi như mình vô tình cứ việc phóng xuất sinh ra, mặc ai sanh làm gì làm khổ đau gì mặc, nhưng mà không ngờ chính mình là chủ chốt, bởi vì mình là nghiệp nhân quả mà. Bởi vậy nói nhân quả mấy con đừng có nghĩ rằng mình đi phóng sanh.

6. TỪ TRƯỜNG CỦA CON VẬT VÀ CON NGƯỜI PHÓNG XUẤT RA TƯƠNG TỰ NHAU

(30:50) Tu sinh: Bạch Thầy vậy con xin hỏi những con vật mà nó sân hận, nó tức giận nó cũng phóng xuất từ trường?

Trưởng lão: Cũng vậy, nó cũng phóng xuất vậy đó con, nó cũng phóng xuất con, hễ nó tức giận mà nó giành ăn một cái nó cấu xé nhau thì nó cũng phóng ra y như mình vậy.

Tu sinh: Vậy thì hàng ngày mà con tưởng tượng ra mà nó phóng xuất đi thì nó đầy nghẹt cả môi trường này luôn.

Trưởng lão: Chứ sao con!

Tu sinh: Cái từ trường của vật và của người nó không thể tương ưng với nhau được ạ?

Trưởng lão: Sanh nó cũng y như nhau con nó cũng tham, sân, si, con vật với con người nó khác cái tướng thôi. Nhưng mà cái lớp nghiệp của nó là con vật, nhưng mà cái tâm của nó vẫn giống nhau. Cái vô hình, cái phần tâm nó vẫn giống nhau, nó tham, sân, si nó cũng vậy mấy con.

Nhưng mà con người nó khác hơn là tại vì nó biết thiện với ác, còn con vật nó không biết, nó không phân biệt được điều đó. Vậy chứ cũng có con nó hiền lành lắm mấy con, nó được cái sự hướng dẫn của mình.

Thầy nói bây giờ con rắn nó ở gần một cái người tu nó hiền lắm mấy con, mà nó ở gần với người dữ gặp ai nó mổ đó, gặp mấy ông thầy mà bắt rắn coi, về mà ông dùng ngải nghệ ông bắt rắn mình vô lớ ngớ nó cắn mình chết đó. Còn gặp ông thầy tu mà ở gần con rắn mình vô nó không cắn. Nó có ảnh hưởng tốt lắm chứ.

(32:03) Tu sinh: Thưa Thầy thì con vật mà nó làm thiện như vậy thì cái từ trường phóng ra nó tái sinh làm người được không Thầy?

Trưởng lão: Nó gần với một cái con người của chúng ta đó, nó được những cái thiện đó con, nó sẽ sinh làm người con. Bởi vì nó có cái tiêu chuẩn đó con.

Thí dụ như con rắn hay bắt nhái cóc mà bây giờ nó gần con người của mình, nó không ăn cóc nhái nữa nó hiền lành ăn chay luôn, bữa nào nó cũng xin cơm mình nó ăn, mình cũng cho nó ăn thì con vật, nói chung nó tránh cái nhân sát sinh của nó rồi. Rồi mấy con thấy con người thì còn nói vọng ngữ, nói láo chứ, còn con vật nó có nói đâu thì nó cũng đỡ cái giới đó. Con hiểu không?

Còn cái tánh mà nó dâm dục này kia thì nó cũng có chứ không phải không, mà nếu gần mình riết thì cái tánh dâm dục nó cũng hết đi. Đó là những cái điều kiện nó thành người được mà, nó đúng 5 tiêu chuẩn giới luật thì nó thành người đó con. Một con vật con nuôi đi mà nó đúng 5 tiêu chuẩn đó nó sẽ thành người đó. Bởi vì 5 cái tiêu chuẩn làm người mà, 5 giới đó.

7. GIAO CẢM GIỮA CON NGƯỜI VÀ LOÀI VẬT XUNG QUANH - TÂM TỪ

(33:02) Tu sinh: Bạch Thầy như vậy khi trước có khoảng thời gian con sống độc thân, con cảm nhận cái cây đó nó muốn cái gì đó, thành ra con ngồi trong cốc con mà con thuyết đạo cho mấy cái cây nó nghe Thầy. Với mấy con chim nó bay nó líu lo trong cốc con, con ngồi con tịnh tâm thì con thuyết đạo cho nó nghe, như vậy là những cái từ trường nó tốt không Thầy?

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói, thí dụ như một con vật nó cắn con đi, như một con muỗi, hoặc một con kiến nó cắn con, con nói: “Con đừng có cắn chú, chú đau lắm nha con, con cắn là ác pháp, mà con không cắn đó là thiện pháp” con nhắc vậy, sau đó đó con kiến nó không cắn con. Đó là mình hướng dẫn thiện mà con.

Tu sinh: Bạch Thầy đúng như Thầy, có mấy lần bị rít nó bò lên chân con, con rít bự vậy Thầy, nó bấu bấu vậy nè, con đứng im lặng con nói: “ Mình làm thiện ắt sẽ gặp lành, vật nó không hại mình đâu”, nhiều lần con rít nó như vậy con đỡ đỡ con thả nó đi mà mấy lần nó không cắn con.

(34:17) Trưởng lão: Thì đó là mình hiền đó con, rồi từ đó mình dạy nó. Mình biết nó gặp những người ác nó cắn đó chứ không phải không đâu, nhưng mà nó thấy mình quá hiền nó không có, thay vì người ta nó bu vậy đó bám vô trong da mình vậy, mình lật đật mình vung nó đi, nó biết cái này dữ tợn rồi nó cắn liền, còn đằng này con thấy con đứng yên thành ra từ từ con nói, bắt đầu từ từ nó thả ra, nhưng mà con vẫn nên dạy nó con: “ Con rít con có duyên mà đến đây bò trên chân chú thì con đừng có cắn ai nha con, con không cắn ai thì con sẽ được bình an yên ổn”, con nói vậy thì đó là một cái điều tốt. Thành ra cuối cùng nó thà chết nó không cắn đâu.

Tu sinh: Có mấy lần con ngồi yên kiến nó bò trên chân của con, tại vì mình không biết kiến nó bò trên chân mình, cùng chân con luôn. Con nói với chính con: "Nếu như mà mình có phản ứng là mình có sự ác đối với nó, mà như vậy làm cho nó ác như mình luôn, mình giết nó nó cắn mình thành ra nó ác, thôi mình im lặng từ từ cho nó đi cho nó hiền”, vậy mà một lát nó bò mất hết luôn ạ!

Trưởng lão: Đó vậy đó mấy con, nó cảm thông được mình, và đồng thời mình cũng hướng dẫn cho nó, mình cứ sống mà mình biết cách, bởi vì mình là cái người tu mình ở không con, mà chính cái chỗ ở không đó mới luyện cái Tâm Từ, cái lòng thương yêu mình dạy cho nó thấm nhuần cái lòng từ của mình lớn lắm mấy con, thành ra mình với mọi vật nó gần gũi nhau, cái lòng thương yêu nó gần gũi nhau. Mấy con cứ tập một thời gian mấy con sẽ thấy cái lòng thương yêu của mình lớn rộng lắm. Cho nên đối với ai mình cũng không có tức giận không buồn phiền.

Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy như vậy những cái đàn kiến mà có duyên gần mình, những từ trường mình ảnh hưởng lành như thế thì qua một cái giai đoạn nào đó nó cũng có thể ảnh hưởng nó trở thành người hay không?

Trưởng lão: Chứ sao con! Nó sẽ thiện đó, nó đúng cái tiêu chuẩn nó làm người là hết, bởi vì đó là qua cái lớp kiến mà thôi.

Cũng như cô Diệu Vân ở trước, có cái đường, chỗ thất cô có một cái đường kiến nó đi qua, từ bên đây nó đi qua, kiến lửa mấy con, nó làm cái hang, nó làm cái đường đi, thì thấy đất trên, nếu buổi sáng quét nó chạy tùm lum ra đụng đâu cắn đó, thì cô không có quét, cô nói bây giờ trên con đường này cô đến đó cô quét cô ngồi xuống đó cô nói: “Ở đây là cái đường đi. Mấy con đừng ở đây đi chỗ khác đi cho cô quét, chứ mấy con ở đây thì cô quét làm cho mấy con đau hoặc là mấy con bị động đi, tốt hơn mấy con đi để cho cô quét, chứ còn ở đây bữa nào cũng rác rến nó dơ lắm”, thì cô nói vài ba lần nó cảm thông rồi sau nó không có bò ngang đây nữa nó đi đường nào. Nó cũng cảm thông được với mình chứ, đó những hiện tượng mà chúng ta…​

(37:04) Tu sinh: Bạch Thầy từ trường mà tương ưng, Thầy dạy chúng con rất là hiệu nghiệm đó Thầy. Có một lần nguyên một bầy kiến đông lắm, nó bò ngay cái thất con đang ở, con đi ngang con đạp một cái là mấy chục con vậy đó, con nhìn con thấy mấy chục con nằm con quá đau khổ, con thương xót nó con ngồi con nói chuyện với, con nói: “ Các em mà bị đạp như vậy là ta cũng đau khổ lương tâm ta lắm, mai mốt các em đừng có bò ngang đây nữa”, con ngồi con nói chuyện với nó riết nó không bò ngang đây nữa Thầy, kiến nó đi nó bò ngang đường khác.

Trưởng lão: Thì các con biết loài vật nó đều giao cảm được mình. Tại vì cái tâm của mình nó phóng xuất cái từ trường con, rồi cái xúc giác nó cảm nhận, nó không nghe tiếng nói con đâu, nhưng mà cái tiếng ái ngữ của con, cái lòng lành của con nó phóng xuất cái từ trường đó ra, con hiểu không?

Cho nên nó lợi ích lắm trong cái con đường tu tập của chúng ta tới đây, cái Tâm Từ mấy con học nhiều lắm, không phải đơn giản đâu, tới đây cái vấn đề của chúng ta từ cái chỗ mà chúng ta lý thuyết chúng ta nói tất cả những cái hành động của Tâm Từ, nó làm chúng ta triển khai được cái lòng thương yêu, cái pháp độc nhất của đạo Phật đi vào giải thoát mà đâu có ít. Tứ Vô Lượng Tâm đó là những cái pháp độc nhất để đi vào cái sự tu hành.

Hôm nay chúng ta thấy cái Tâm Từ của chúng ta nó có nhiều cái hiệu quả lớn, nó đối trị cái tâm sân của chúng ta rất lớn đó mấy con. Cái người có từ tâm là người ta không có sân đâu, người ta không có giận hờn ghét ai nữa hết, cái đó là từ tâm của chúng ta. Cho nên chúng ta càng nuôi lớn cái Tâm Từ càng tốt. Mà đây tới bài học của chúng ta rồi, thực phẩm bất tịnh xong rồi thì chúng ta qua học Tâm Từ, cái chương trình của chúng ta là đi tới chỗ đó.

8. TÁI SINH QUÁ NHIỀU VÀ LIÊN TỤC THÌ NÓ SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

(38:50) Tu sinh: Kính bạch Thầy, cái người thầy tu mà chấm dứt sinh tử luân hồi thì quá ít, mà trong hàng ngày tất cả vấn đề luôn luôn tái sanh liên tục thì như vậy qua một quá trình thời gian lâu dài, thì cái sự tái sanh sinh vật nhiều thì bắt đầu coi như là triển khai ở đâu cho hết trong vấn đề tương lai, tại vì tái sinh thì quá nhiều, mà vấn đề chấm dứt sanh tử thì quá ít, quá khó, thì càng ngày sự tái sinh nó nhiều quá thì nó không thể đi đâu hết.

Trưởng lão: Đi đâu hết, thì con thấy rõ ràng như một trái đu đủ nhiều khi người ta đem mấy hạt người ta gieo người ta trồng thôi, còn bao nhiêu người ta ném trong cái đống rác ở đâu đó nó không có lên được, nó cũng nhân với quả như vậy, cái duyên nó không đủ con, ngay khi đó nó yểu tử từ trong nhân trong quả đó. Chứ không phải nó ra đời hết được nó thành ra mọi vật hết được, nó ra mọi vật hết được thì thế gian này nó chật hết nó cái gì, con hiểu không?

Cho nên bây giờ Thầy nói cây đu đủ con, không lý bây giờ con có cây đu đủ có trái mà mỗi cái con đều gieo trồng hết khu đất con bắt đầu bây giờ nó đầy hết rồi không biết trồng đâu nữa, thì bao nhiêu đó thôi chứ bây giờ làm sao, giờ có đất đâu mà đem đất người ta trồng được nữa sao. Mà chừng một trái đu đủ là muốn trồng hết đám đất của con rồi. Mà bây giờ nó một dọc trái vậy, rồi một trái này nó ra một cây nữa, cây nữa, dọc nữa, mấy con không biết bao nhiêu nhân quả. Cho nên cái yểu tử của nó quá nhiều, nó cũng sinh ra nó chịu khổ đau trong một thời gian ngắn để mà nhân với quả để trả thôi rồi nó chết, chứ đâu phải nó sống được đâu. Nó chưa thành con cá mà chúng đã nuốt trong bụng hết rồi, những cái trứng của nó mấy con thấy.

Tu sinh: Nó nảy mầm lên nó chết.

Trưởng lão: Nó nảy mầm nó chết, nó nảy mầm nó chết.

Tu sinh: Bạch đàn mình đây này mà nó rụng quá nhiều!

Trưởng lão: Mà nó lên bao nhiêu. Mà khi nó đã đầy như vậy rồi thì con thấy nó lên không có được, nó sẽ bị diệt ngay từ trứng nước của nó, thì ít bữa sau nó sẽ bị nắng khô chết nó lên không nổi. Đó là nhân quả, chứ cỡ mà nó lên hết không biết bao nhiêu rừng mà đem một cây tràm này mà gieo thì chắc nó đầy ngập, coi như là cái nào nó cũng lên hết.

Thật sự ra nếu mà con người ở trên hành tinh này mà phóng xuất ra những cái từ trường đó mà nó sanh ra được con người nó đâu phải chuyện dễ con, nó không dễ đâu. Nhưng mà điều kiện nó bị khổ đau nó bị chết non chết nớt hết. Đều là sinh ra hết không có trật cái chỗ nào mà bị lép.

9. NGUYÊN NHÂN DÂN SỐ TĂNG NHANH VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐÚNG CÁCH

(41:06) Tu sinh: Bạch Thầy những thế kỷ trước thì cái sự phát triển của loài người nó ở tốc độ bình thường thôi. Thế nhưng mà 50 năm vừa qua của thế kỷ 20 thì tốc độ phát triển của nó lên gấp 3 lần toàn cầu, tức là từ 2 tỷ lên tới 6 tỷ. Và riêng một số các nước đặc biệt, thí dụ như khu vực Đông Nam Á thì nó tăng trên 4 lần, ngay như nước ta thôi, mới lúc nào 15-16 triệu thôi mà đến bây giờ trên 80 triệu trong vòng 50 năm ấy. Vậy thì cái gì đã tác động để cho có một sự đột biến về nhân khẩu trên toàn cầu như thế?

Trưởng lão: Đó thì con thấy đó là nhân quả đó con.

Tu sinh: Bạch Thầy nhưng mà số nhân quả này nó như thế nào? Thầy có thể dạy chúng con nó cụ thể hơn chút nữa?

(41:50) Trưởng lão: Cái nhân quả đó, thí dụ như một cái duyên ác thì nó càng sinh ra trong cái đất nước đó nó thọ lấy những cái quả khổ như đói khát hoặc là thiếu hụt cái này cái kia, mà cái nhân quả đó nó thiện, nó đầy đủ cái nhân quả đó mà nó sinh ra cái nước đầy đủ. Cho nên nó tùy theo mỗi cái điều kiện của nó.

Như bây giờ tại sao đất nước chúng ta không còn giữ cái mực dân số như vậy mà phải tăng lên? Do cái chỗ nào? Do cái lòng dục của người ta nhiều, con hiểu không? Rồi cái vật chất ăn uống nó sinh ra dục nữa. Người ta bây giờ ngồi khỏe quá, làm việc khỏe quá nó sinh dục, còn hồi trước người ta ít dục là tại vì người ta cày ruộng, người ta cấy nó mệt nhọc quá cho nên về người ta lo chúi cái đầu người ta ngủ người ta không dục. Cho nên nó đâu có duyên để mà nó hợp để mà nó sinh ra nhiều được.

Vậy mà ông bà mình ngày xưa con thấy một người 10 đứa con, mười mấy đứa con. Đó như ông nội, bà nội Thầy hồi đó là 14 đứa con, mà cỡ vậy bây giờ một cặp vợ chồng mà cứ 14, 14 vậy thì cái số lượng mà nó tăng lên vậy thì dân số Việt Nam lên đến bao nhiêu con, kế hoạch hóa là nó dẹp bỏ hết, nó lép hết biết bao nhiêu.

Nhưng mà mình không có thấy được cho nên mình tạo ra những cái nhân ác này kia để chết yểu biết bao nhiêu sự đau khổ đó con. Lớp thì ở trong trứng nước nó ngăn ngừa mà nó diệt từ ở trong trứng nước nó ngăn ngừa của từ những cái thuốc. Rồi đến khi mà nó sinh ra nó lớn lên chút ít ở trong bào thai thì nó móc, nó bỏ đủ loại chết hết.

Đó là những cái nhân ác của những cái hiện tượng của những cái điều kiện ác của chúng ta, do đó cái sự ác độc của chúng ta, từ giết hại chúng sinh, từ ăn thịt chúng sinh, từ hung dữ đánh đập, từ cái này kia. Cho nên chúng ta thấy những cái đứa trẻ, những cái đứa sinh ra, những cái mầm chết yểu đều nó nằm ở trong cái ác pháp không à, nó đâu có thiện pháp.

(43:33) Thiện pháp thì người ta ngăn ngừa người ta không còn dục, thì không còn dục thì đâu cần phải uống thuốc mà nó phải sinh ra quái thai như cục thịt như thế này. Đó thì tất cả những cái điều kiện mà chúng ta chỉ chạy theo dục rồi ngăn chặn để mà thỏa mãn cái dục chứ chưa phải là chúng ta ngăn ác, biết hạn chế, biết làm chủ cái dục đâu. Cho nên tất cả những cái này đều là toàn ác hết.

Thì bắt đầu bây giờ đó mình mới triển khai cái đạo đức. Để cho họ thấy được cái lợi ích để tự mọi người người ta sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Chứ còn nếu đà này cứ càng vật chất bao nhiêu thì những cái nhân quả chúng ta làm thì nó phải gánh chịu cho những con người sau của chúng ta, những cái đứa trẻ kế tiếp trong hiện tại và mai sau đang thọ hưởng những cái khổ của nó.

Trong cái thời đại bây giờ đạo đức nó không có. Mà cứ mãi làm cái điều ác thì buộc lòng nó phải sinh ra, rồi mãi những cái điều ác thì tức là phải chạy theo dục, mà dục thì nó phải có dục này dục kia chứ đâu phải là một thứ dục. Mà cái ái dục, sắc dục thì mấy con thấy nó như thế nào? Thì nó phải tiếp tục nó sanh chứ, mà nó sinh nó nhiều quá thì chúng ta hoảng sợ thì chúng ta phải tìm mọi cách ngăn chặn, mà không ngăn chặn cái dục chứ mà lại ngăn chặn cái chuyện mà không cho sanh.

Các con thấy bây giờ người ta kế hoạch hóa gia đình là người ta ngăn chặn cái chuyện sanh chứ người ta kế hoạch hóa gia đình bằng cách ngăn chặn cái tâm dục của mình đâu. Để dục đủ thứ hết, nghĩa là ăn mặc hở hang để khiêu dâm gợi dục, rồi để chạy theo dục. Nhưng mà bây giờ sợ nó sinh đông quá mà nó không có đủ sống cho nên bây giờ phải móc thai bỏ thai, nào kế hoạch hóa gia đình bằng cách uống thuốc, bằng cách chích thuốc đủ loại. Có phải không? Tự mình mình làm khổ lấy mình mà mình không biết cái gốc mình ngăn chặn cái đó đi. Cái nạn nhân mãn mình sợ mà mình ngăn chặn cách thức sai lầm.

Mà bây giờ Nhà nước biết cách nào hơn? Có biết sách Đạo Đức đâu. Cái chúng ta biết được chúng ta học chúng ta biết được cái thân này bất tịnh vô thường. Những cái điều mà chúng ta chạy theo cái dục đó nó nhơ nhuốc, nó này kia, nó làm cho chúng ta ớn. Nhiều khi chúng ta phải học thấu suốt rồi chúng ta phải tập những cái quán tưởng về cái thân bất tịnh của mình nó làm chúng ta thấm nhuần được nó, ngao ngán nó, thấy cái sắc dục nó quá sợ hãi. Tự nhiên nó ngăn chặn được hết mọi cái này thì trong nước chúng ta đâu có cái dân số đến cái mức độ mà báo động.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy