00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 062C (NỮ) - ĂN VÌ LÒNG TỪ - CHÙA KHÔNG NHÀ BẾP - GIỮ ĐỘC CƯ - PHẢI-HỌC TẬP TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM

CK 062C (NỮ) - ĂN VÌ LÒNG TỪ - CHÙA KHÔNG NHÀ BẾP - GIỮ ĐỘC CƯ - PHẢI HỌC TẬP TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 16/01/2006

Thời lượng: [47:04]

1- ĂN VÌ LÒNG TỪ

(00:00) Trưởng lão: Giờ Thầy xin nhắc lại cho các con thấy những vấn đề mà mình dùng sữa, về ăn uống. Như các con thấy mình ăn uống sữa mà những con bò, người ta nuôi mà người ta lấy sữa một cách rất đau khổ.

Vừa rồi, Thầy nghe cô Diệu Vân nói về sữa, bị máy vắt sữa, Thầy đã thấy xót xa trong lòng. Giờ tới Nguyên Thanh nói vấn đề mà họ nhốt như vậy. Họ làm như vậy, thì chúng ta nỡ nào ăn sữa để sống mấy con? Nếu có sữa thì các con nên biếu tặng. Như vậy mấy con sai rồi, đừng có mua sữa nữa. Nó không phải giống như ngày xưa, chúng ta có sữa bơ gì đâu. Trước đây, ông bà chúng ta đâu có làm những chuyện đó đâu, cứ ăn cơm rau, cà, dưa muối thế mà vẫn sống như thường. Còn bây giờ, chúng ta ăn sữa bơ quá nhiều mà trong khi mọi con vật đau khổ. Người tu sĩ chúng ta trước lòng từ bi không thể nào nghe, mà thấy được như vậy mà nỡ lòng nào uống sữa. Cho nên thà chúng ta chết, không thể sống trong sự đau khổ của loài vật.

Cho nên ở đây, cái thứ nhất là mấy con đã phá độc cư, Thầy dặn các con đừng có nên đến thất của ai, như người ta tuỳ thuận, bằng lòng; người ta chấp nhận nhưng sự thật ra người ta rất khổ tâm. Vì người ta nhận của mấy con cho biếu thì người ta bị động tâm. Mấy con thấy điều đó, cho nên vì vậy mà tốt nhất là mấy con có thể giao lại cho cô Út chia phát làm gì thì làm. Khi mình không thọ dụng thì chia phát làm gì làm còn hoàn toàn đừng đến thất ai đem biếu cho hết. Cái lòng tốt các con để ngoài đời, chứ trong đạo thì hãy để mọi người giữ độc cư.

Trong khi sinh tử vô thường nó rình rập, nó muốn lôi người ta đi mất; một phút, một giây đi qua rồi thì rất là khổ đau. Cho nên Thầy mong rằng trong cái sự tu tập, mấy con đừng có liên hệ với nhau, qua lại cho biếu cái này, cái kia để làm gì. Các con nhớ rằng, mọi người cần thiết điều gì thì người ta sẽ hỏi và đồng thời Thầy thấy rằng Phật tử cúng dường chúng ta ngày một bữa ăn như vậy, chúng ta thấy tạm đủ sống, không thiếu. Người ta cho gì mình ăn nấy.

2- TRONG CHÙA KHÔNG CÓ NHÀ BẾP

(02:28) Thầy mong muốn rằng Tu viện của chúng ta rồi sẽ biến thành cái nơi tu tập như thời đức Phật ngày xưa. Trong chùa không có nhà bếp. Mình đi xin người ta cho gì ăn nấy; không nói dở, nói ngon, không đòi hỏi Phật tử phải bảo người nấu nướng như thế này, thế khác thì chúng ta không phải tu hành theo Phật. Mấy con nhớ những điều đó.

Cho nên ở đây chúng ta, những gì mà người ta làm, muốn làm cho mình ăn cho ngon, cho được chứ không phải người ta làm cho mình ăn dở vì người ta thách thức mình. Nếu mà người ta còn cách thức nào làm cho mình ăn ngon nữa thì người ta sẽ làm. Cho nên, vì vậy, đồ người ta làm thật sự ra thì tại vì mình tu cái tu Tâm Từ của mình, mình thấy nó giống thịt, giống cá, giống tôm mình không ăn được. Chứ sự thật ra họ nghĩ theo ngoài đời. Họ nghĩ như vậy làm món ăn như vậy là chúng ta ăn ngon miệng, để chúng ta không có chê. Thầy rất thật tội cho những người mà họ lãnh nấu cơm cho chúng ta. Họ làm sao biết được con đường tu của mình.

Cho nên hôm nay, trong vấn đề mấy con thế này thế khác, như mấy con thấy những người ở đây bệnh, mấy con có khả năng mấy con biết thì mấy con đến trị bệnh cho người ta đều sai. Sự thật, ở đây có pháp trị bệnh, một là chết hai là chúng ta trị bệnh.

Tu sinh: (03:50) Không nghe rõ.

Trưởng lão: Con cất cái này con.

Trưởng lão: (04:23) Cho nên sự tu tập mấy con cố gắng! Bởi vì cùng lúc mình giữ cái hạnh độc cư càng tốt. Mặc dù trong thời gian này chưa phải là đi tới rốt ráo nhưng mình tập dần cho nó quen, không khéo rồi mình có thói quen rồi coi thường cái hạnh độc cư. Nó là phương pháp phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Nếu mình không giữ trọn thì nó thành thói quen, sau này rồi mình không giữ trọn được, khó ghê lắm mấy con.

3- TRÁNH TẠO CHƯỚNG NGẠI KHI TU

(04:54) Còn về vấn đề mà các con viết bài vở để mà nói đến các bậc Tôn túc hoặc là các kinh sách Đại thừa, thì lúc bây giờ mấy con đừng có nói gì hết mấy con. Mấy con phải biết rằng mình được an ổn mà ngồi đây tu là cái phước rất lớn. Mình động người khác thì người ta không để cho mình yên vì cái lớp đào tạo chứng quả A La Hán sẽ không thành tựu. Bởi vì mình đã tạo cái duyên chướng ngại thì họ sẽ không để cho mình yên mà tu đâu. Họ sẽ quậy phá. Thầy đã nhìn thấy cái điều đó, mong rằng mấy con đừng có động chạm ai hết, tất cả mọi người. Chứ mà mấy con động chạm thì chắc chắn lớp này nó sẽ có nhiều chuyện mấy con, chứ không phải đâu, mấy con không ngờ đâu.

Thầy sẽ nói cho các con biết, bây giờ chúng ta an ổn như thế này bỗng nhiên công an đến đây đòi giải thể, mấy con có quyền gì khi mà người ta bảo mấy con thì mấy con rời khỏi nơi đây. Họ không cho người nào tạm trú ở nơi đây hết thì các con chỉ còn xách gói về thôi.

Người ta có quyền, còn chúng ta không có quyền. Mấy con nên nhớ rằng, đừng động chạm ai hết để mà chúng ta yên ổn để chúng ta đào tạo thành những người tu thật, tu chứng, thật sự làm chủ bốn chỗ sinh, già, bệnh, chết. Chừng đó người ta thấy đúng, người ta sẽ theo chứ không cần phải nói gì hết.

(06:10) Cũng như hôm nay, bài học của chúng ta trong cái lớp chánh tri kiến, người ta sẽ học nhiều lắm mấy con. Người ta sẽ nghe được những điều mà các con nói, người ta sẽ học rất nhiều những cái điều mà chúng ta đã học. Người ta thấy quý trọng lắm vì nó là đạo đức.

Cho nên chúng ta cứ học, cứ làm tốt thì những gì tốt sẽ đem đến. Còn chúng ta nói cái này, cái khác; người ta nói Thầy gì- từ lâu tới giờ người ra nói rất nhiều có ăn thua gì Thầy đâu- Thầy vẫn là Thầy, họ nói vẫn họ nói, có gì đâu. Thầy không hề trả lời một tiếng nói nào, Thầy biết ơn họ, Thầy trả lời với họ thì Thầy có gì thua họ đâu, cho nên họ nói gì mặc họ còn chúng ta làm tốt thì người khác chú ý đến cái tốt của chúng ta.

Chúng ta dựng lại cái tốt của Phật giáo thì mọi người họ sẽ theo đó mà tu tập. Và bằng chứng lớp học hôm nay là bằng chứng cụ thể để chúng ta chỉ cho họ rằng: chúng tôi học tập như vậy mà chúng tôi làm chủ sự sống chết bình an như vậy.

4- NGHE LỜI THẦY THÌ TU KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC

(07:11) Cho nên nhiều khi mấy con không hiểu, mấy con không hiểu, mấy con nỡ tưởng Thầy cũng uống thuốc, cũng bệnh đau uống thuốc như mọi người. Rồi mấy con làm thuốc mấy con cúng dường Thầy, tưởng Thầy uống. Sự thật Thầy phải làm cái gương hạnh tốt, cho nên hôm nay tại sao Thầy nói, để không khéo mấy con nghĩ rằng: mỗi lần các bạn ở trong này, các con ở trong này mỗi lần bệnh đau đi bác sĩ. Sức của mấy con chưa đủ, tinh thần mấy con còn yếu chứ sự thật nếu mà nghe lời Thầy, mấy con khỏi cần uống thuốc, khỏi cần tốn một đồng xu, một cắc bạc nào cả.

Thầy biết rằng nhân quả, cái nghiệp nhân quả của mấy con, bây giờ đến mấy con, dù có uống thuốc hay không uống thuốc mấy con cũng chết, mà khi chưa đến bây giờ mấy con không uống thuốc nó cũng mạnh. Đó là Thầy đã thấy tường tận của nhân quả cho nên mấy con đừng làm sai nhân quả mà hãy nỗ lực tin nơi Thầy mà nỗ lực tu. Khi gặp nhau ở đây, khi gặp bệnh tật khó khăn gì mấy con cứ dựng thân lên, thẳng gót, ngồi thẳng lên, đừng sợ hãi, thẳng lưng lên và ôm pháp mà vượt qua những ác pháp đó, thì các con sẽ bình an không có gì đâu mà sợ.

5- GIỮ HẠNH ĂN UỐNG NHƯ THỜI ĐỨC PHẬT

(08:21) Còn vấn đề ăn uống thì mấy con nhớ kĩ, Thầy nhắc đi nhắc lại rất nhiều: làm sao chúng ta có trách nhiệm bảo vệ, bảo vệ cái sự ăn uống của chúng ta đúng cách như thời đức Phật: chúng ta đi xin. Cơm ở đâu người ta nấu mình chẳng biết, ngon dở chẳng biết, người ta cho thì mình ăn. Ăn để sống, sống để tu. Chứ không phải ăn để mập, để béo bổ để thế này, thế khác.

Cho nên, vì vậy mà Thầy nhắc nhở mấy con thì mấy con lại không hiểu ý Thầy. Thầy nhắc nhở, khi mà chúng ta khất thực về, món ăn nào chúng ta thấy mình ăn được - không khổ đau, không bệnh tật thì chúng ta ăn - còn món nào không được thì thôi, chứ không phải là mình không nhận lãnh rồi mình lại đòi hỏi người khác phải nấu như thế này, như thế khác. Điều đó sai. Bởi vì, Thầy đọc một bức thư có người gửi Thầy, xin cô Châu phải cho người nấu ăn đó phải như thế này, như thế khác. Thậm chí là canh, rồi chè, cháo, những cái này, cái khác. Vấn đề đó Thầy phản bác. Người ta cho gì thì mình ăn; mình ăn được mình ăn, mình ăn không được thì mình ăn cơm không cũng được. Có gì đâu mình chỉ cần cơm là sống được rồi.

6- TU TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT, ĐỐI XỬ VỚI NHAU TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

(09:38) Cho nên trên bước đường tu hành đó chính mới tu, tui ở chỗ đó đó. Tu từ cái ăn, tu từ cái ngủ, tu từ cái cách sống của chúng ta hàng ngày, đối xử với nhau, thương yêu nhau, biết tha thứ cho nhau. Lần lượt chúng ta buông xả. Đừng lấy một điều kiện gì đó mà ta cố chấp để hoài trong tâm mình thì mình không xả được tâm.

Cho nên ở đây, Huệ Ân viết mà hỏi Thầy, xin Thầy những điều kiện là mấy con cho mà Huệ Ân không nhận thì cũng khó, mà nhận thì cũng rất khó, bởi vì độc cư không được trọn vẹn, rất tội. Bởi vì cô thấy tuổi đời của cô không còn bao lâu, mà mấy con thương mà mấy con đến làm động thì như vậy không được mấy con.

Cho nên vì vậy, mà tất cả những sự kiện mấy con đã làm động nhau thì ở đây có Thầy. Ví dụ như Thầy biết cái khả năng của mấy con. Sống để mà…​ trong khi bệnh đau mà làm chủ được hay không. Thì chừng đó Thầy sẽ cho mấy con dùng thân hoặc là Thầy sẽ cho mấy con uống thuốc hơn là những người khác. Những người khác ở trong Tu viện này họ không đủ khả năng. Dù bây giờ họ là bác sĩ ở đây thì Thầy cũng không chấp nhận họ trị bệnh ở đây.

(10:56) Bởi vì Thầy biết rằng những người đó họ tu đạo lực tới mức độ nào? Họ sử dụng pháp được hay chưa? Nếu chưa được thì Thầy cho quyền họ uống thuốc, mà đã được thì nhất định chết bỏ. Thầy không cho uống thuốc. Bởi vì Thầy biết các sức của họ có thể vượt qua được đó. Cho nên mấy con yên tâm khi mà có điều kiện gì cần thiết thì mấy con cho Thầy hay thì Thầy sẽ đến giúp các con với tinh thần dũng mãnh. Chỉ cần có Thầy đến thì Thầy an ủi, Thầy sách tấn mấy con thì các con sẽ vượt qua những khó khăn đó.

(11:26) Đừng lo lắng, chúng ta đến Tu viện này là mục đích giải thoát cho nên chúng ta chẳng hề sợ hãi một cái gì cả. Tất cả những giặc sinh tử có làm gì chúng ta được đâu. Nhất là chúng ta đã theo đúng con đường của đạo Phật thì chúng ta sẽ có đủ điều kiện để làm chủ nó. Cho nên chúng ta không ngại đâu mấy con, còn thuốc thang chỉ là thứ yếu, thuốc thang chỉ giúp cho người thế tục - người không biết tu - chứ người biết tu rồi chúng ta chẳng cần giúp đỡ.

Cho nên vì vậy, cái lòng tốt của mấy con có tốt nhưng mấy con làm động người khác, làm cho người ta tu hành không được. Cho nên vì vậy có nhiều người ví dụ các con có lòng tốt thì các con mang thuốc thang giúp đỡ nhưng cái người mà người ta hiểu thì người ta không uống đâu. Người ta nhận chứ người ta không uống đâu, thì ra mấy con lại làm cái chuyện phí công, mà lại phí của nữa vì người ta đâu có uống, mấy con hiểu điều đó.

7- PHẢI ĐUỔI ĐƯỢC BỆNH MỚI TU PHÁP KHÁC

(12:21) Ở đây là cái lớp làm chủ sanh già bệnh chết, trong đó có bệnh, thì người ta đâu có cần phải thuốc vì người ta biết cuộc đời là quá khổ, khổ trong bốn sự đau khổ này, nhất là bệnh đau. Các con thấy người ta đã chuẩn bị cho con đường của người ta để làm chủ sinh già thì người ta phải bỏ hết cuộc đời của người ta giành lấy; không lý gì vì người ta tu mà, người ta sống như người đời thì người ta sống bằng gì đây?

Công sức mà mấy con bỏ hết cả gia đình, bỏ hết cả công ăn việc làm, bỏ hết tiền tài vật chất vào đây tu mục đích nhắm đến là làm chủ bốn sự đau khổ này, mà ngay cả sự đau khổ bệnh tật mấy con không chịu tập luyện để làm chủ nó, thì đời nào mấy con không làm chủ được. Các con hiểu không?

Cho nên vì vậy, mấy con đừng nghĩ rằng phải có thân mạnh. Thật sự ra ở đây các con thấy như cô Diệu Minh đau bệnh, Thầy bảo ôm pháp mà phá bệnh rồi nó sẽ tự tập. Ở đây có thầy Phước Tồn đau bệnh, Thầy bảo thầy sẽ phá hết bệnh, diệt hết các bệnh bằng pháp, không cần uống thuốc nữa. Chứ mỗi lần cứ đi vô, đi ra xin thuốc uống. Thầy bảo: "chết bỏ, ôm pháp vượt qua rồi mới tu". Cho nên, Thầy nói sang năm mở cái lớp đầu tiên, năm nay tu không kịp vì thân mình bệnh thì sang năm sẽ tu lại.

Cho nên, bây giờ phải trị cho hết bệnh. Cũng như cô Diệu Minh, Thầy bảo bây giờ thân bệnh thì phải dùng pháp đối trị bệnh, chừng nào hết bệnh thì trở lại tu cái pháp Chánh Kiến, tu cái lớp Chánh Kiến. Còn nếu chưa hết bệnh thì phải tu tập cho hết bệnh. Bởi vì có bệnh thì rất khó tu. Bây giờ mình làm bài mà ngồi chóng mặt thì làm sao làm, các con hiểu chưa? Mà mình tu cái Định Vô Lậu như vậy mình không triển khai được Định Vô Lậu và đồng thời chỉ còn ôm pháp để cho nó vượt qua được những cơn bệnh đó mà thôi. Thì chỉ có pháp Thân Hành Niệm để đối trị bệnh hoặc là hơi thở hoặc là cánh tay của chúng ta nương vào để đối trị bệnh.

(14:00) Hàng ngày, chúng ta chuyên cần nó để chúng ta đẩy lui bệnh, còn thì giờ đâu để mà chúng ta ngồi đó chúng ta viết bài. Còn thì giờ đâu để mà chúng ta ngồi đó để mà tu Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ đâu phải dễ các con, đừng nghĩ nó dễ, nó khó lắm chứ không phải dễ đâu. Tu sai là bị ức chế đó, chứ không phải nó dễ đâu. Cho nên khi mà triển khai tri kiến chúng ta đủ và nhiếp tâm an trú được trong một phút chắc chắn và bảo đảm thì chúng ta trở về tu Tứ Niệm Xứ mới trọn vẹn được chứ không khéo chúng ta tu không được.

Nhưng phải có sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm, không có người hướng dẫn mấy con tu sai một chút cũng bị ức chế tâm trong Tứ Niệm Xứ. Nó không đơn giản, cho nên vì vậy mà luôn lúc nào Thầy nhắc nhở mấy con nhiều mà các con không có nghe lời Thầy, để mà cuối cùng nó có sự kiện này hoặc có sự kiện khác. Mỗi người trong cái lớp học này thì mấy con hãy nhớ rằng phải chi mà cái lớp học Chánh Kiến thì chúng ta phải đông đủ để mà nghe. Như nãy giờ chúng ta bỏ bao nhiêu thì giờ chúng ta nghe những gì, chúng ta thu thập được những gì do những bài của Nguyên Thanh viết thật sự ra đó là những điều chúng ta học được rất nhiều chứ không phải không.

Cái mục đích chúng ta ở đây là triển khai tri kiến hiểu biết để từng pháp môn áp dụng vào đời sống, từng cái lời khuyên. Mặc dù hiện giờ chúng ta nghe chúng ta chưa thấm được, nhưng nghe để giúp chúng ta hiểu biết để sống cho được. Mà sống cho được thì phải hiểu biết, có người nào mà không hiểu biết mà làm đúng được đâu, có sự hiểu biết mới làm đúng được.

(15:48) Cho nên sự tu tập của chúng ta hôm nay có nhiều cái sự khó khăn lắm mấy con, thì giờ thì chúng ta không có, vả lại ở trong đây thì nó có nhiều cái bài điều kiện như…​ Như mấy con thấy như mấy con để tự nhiên, thì cái tâm tu Tứ Niệm Xứ nó không có niệm. Nhưng mà khi tác ý để mà vào Tứ Niệm Xứ thì bắt đầu ngồi lại thì nó có niệm. Điều đó là điều tốt chứ có gì đâu. Bởi vì chúng ta trên Tứ Niệm Xứ để thấy từng niệm đó mà để chúng ta tu tập chúng ta xả nó. Có những trạng thái cảm thọ, có những niệm là chúng ta mới thấy trên tu Tứ Niệm Xứ, mới tu Tứ Niệm Xứ chứ. Còn nếu mà Tứ Niệm Xứ nó bình an thì cần gì phải tu nữa, cho nên chúng ta trở về Tứ Niệm Xứ là chúng ta nhắm vào những niệm động của nó, những cảm thọ để mà chúng ta tu.

Đó là mình tu tập Tứ Niệm Xứ tức là bảo vệ Tứ Niệm Xứ, cho nên khi mà ngồi yên, nó không có gì thì mình mừng, mà khi có vậy thì mình lại thấy rằng sao nó lại không yên, sự thật nó không yên thì mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên vì vậy mà Thầy xin trả lời cái chỗ câu con hỏi.

8- LO TU CHỨ CHƯA PHẢI LÚC KHUYÊN NGƯỜI KHÁC

(16:58) Còn tất cả những câu hỏi khác thì để Thầy sẽ giải quyết sau. Vả lại thì mấy con cũng làm sai, bởi vì ở đây cái người nào sai thì đều có đôi mắt của Thầy để cứu soi đến họ rồi, Thầy cần phải giúp họ; mấy con đừng làm động như vậy. Mấy con đến thất người ta khuyên lơn thế này thế khác. Bây giờ không phải lúc đâu, phải tự cứu mình mấy con. Mấy con làm sai điều đó là mấy con không có tự cứu mình, mấy con không tự cứu mình. Mấy con biết thương yêu người khác, đó là tốt; nhưng giờ phút này không phải là giờ phút thương yêu người khác, nhiều khi người ta tạt vào mình một cái gáo nước mấy con, mấy con hiểu không?

Bây giờ là lúc mình tu. Còn nếu mà bình thường, mình không có một cái phương pháp rốt ráo thì mình phải sống với cái Tâm Từ của mình biết thương yêu và biết xả bỏ những điều mà người khác nói ngược lại. Cho nên lúc này, trong lúc mình đang nỗ lực để mình thực hiện tri kiến để mình bắt đầu vào Tứ Niệm Xứ để cho mình nhiếp phục được những chướng ngại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp để cứu mình trước đã.

Mà Thầy nói rằng mấy con nỗ lực mà chuyên lo cứu mình thì trong thời gian không có lâu đâu mấy con. Nghĩa là đức Phật đã xác định được Tứ Niệm Xứ bảy ngày, bảy tháng, bảy năm thì chúng ta học Định Vô Lậu là tháng này nữa thì chúng ta học được ba tháng rồi mấy con. Còn bảy tháng thì tức là chúng ta còn bốn tháng nữa. Nghĩa là hết tháng này thì còn bốn tháng nữa. Nghĩa là chúng ta phải lấy cái chuẩn nỗ lực học tập trong những tháng này, còn bốn tháng nữa.

(18:37) Nếu quả chăng bốn tháng nữa mà không chứng đạt thành, tức là bảy tháng mà không chứng thì chúng ta còn có thời gian bảy năm. Mà trong bảy năm đâu có nghĩa là chúng ta phải tu suốt bảy năm đâu. Nó có thể một năm sau chúng ta sẽ thành tựu khi ta quyết tâm. Chứ không phải là cái thời gian đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm rồi chúng ta phải tu đúng bảy năm.

Do cái sự nỗ lực tu đúng, giữ gìn giới luật đúng thì chúng ta thu ngắn cái thời gian lại. Còn bảy tháng mà chúng ta làm được, thì đó là cái điều đúng chứ đâu có sao đâu. Đức Phật đã nói có bảy tháng mà. Cho nên vì vậy, mà ở đây mấy con cứ lo ra ngoài thì làm sao bảy tháng được mấy con? Mấy con cứ lo cái chuyện thiên hạ thì làm sao được.

Thật sự ra, lòng thương yêu chúng ta có nhưng mà chúng ta quên. Chúng ta biết mình rõ ràng là mình chưa làm chủ được sinh già bệnh chết của mình, mình chưa làm chủ. Bây giờ thử hỏi trong lớp này, mấy con làm chủ được hơi thở chưa? Hơi thở là sự sống của mấy con, mấy con muốn ngừng, nó ngừng chưa? Chưa! Thì chắc chắn mấy con chưa làm chủ được.

Bệnh đau mà mấy con tác ý những cái bệnh nhẹ. Những cái bệnh nặng mấy con tác ý nó đi chưa? Chưa đâu mấy con.

Rồi bây giờ nói về cái tâm mấy con, mấy con thấy nó còn chướng ngại chứ chưa hoàn toàn. Các con thấy chưa?

Cái thân của mấy con bây giờ thì chưa già nhưng mà có nhiều người bây giờ thấy tuổi còn nhỏ chứ chưa lớn lắm mà đã yếu đuối rồi. Tức là nó không còn mạnh khỏe nữa.

(20:02) Vậy thì mấy con biết rằng các con chưa làm chủ bốn chỗ sinh, già, bệnh, chết. Nó chỉ có một phần nhỏ nào trong cái sự tu tập của mấy con mà thôi chứ chưa phải mấy con đầy đủ đâu. Cho nên vì vậy các con phải ráng cứu mình mấy con. Thời gian không chờ đợi, tuổi trẻ cũng như tuổi già, nó không chờ đợi. Cái sự vô thường nó không chờ đợi mấy con đâu.

Cho nên mấy con tu bảy tháng được thì đó là một động lực. Được người nào tu xong là nỗi mừng với Thầy. Mà bảy tháng được thì Thầy rất mừng. Mấy con cứ giữ gìn trọn đúng thì bảy tháng được. Ở đây, trước mặt Thầy là mấy con có nhiều người có khả năng, có khả năng tu chứng, có khả năng thay Thầy làm công việc dựng lại chánh pháp của Phật. Mấy con đều có khả năng.

Có nhiều người Tâm Từ Bi mấy con rất rộng lớn lắm mấy con, rất rộng lớn. Nhưng mà triển khai đúng lúc thì chẳng thua gì Tâm Từ Bi của đức Phật. Mấy con có nhiều cái điều kiện triển khai làm cho mấy con trở thành người đức độ. Nhưng phải ráng cố gắng, tự các con cố gắng, cố gắng cho đúng, đừng cố gắng sai mấy con! Cho nên ở đây, trong cái sự tu tập Thầy nhắc nhở rất nhiều để cho mấy con cố gắng hơn. Còn về cái phần khác như về cái bài sự vô thường của Diệu Hiền thì có dịp khác chúng ta sẽ đọc cái này vì đây là cái bệnh “trầm kha”, bây giờ đọc là cũng hết giờ.

Cái bệnh “trầm kha” của thiên hạ đó, là hôn trầm, thùy miên - gặp nó, nó khó lắm mấy con. Đây thì qua cái kinh nghiệm của Diệu Hiền thì cái kinh nghiệm của nó là nó cũng giống như tất cả mọi người đã gặp cái trạng thái hôn trầm, thùy miên. Do đó một hôm nào đó, có dịp chúng ta sẽ đọc cái bài thơ này để chúng ta rút tỉa từng kinh nghiệm cho nhau, để chúng ta sách tấn cho nhau, để chúng ta tiến tu, hoặc là cái bài này có thể đưa vào giao cho Thanh Trí sẽ được in vào cái tập kinh để rồi mọi người sẽ có một cái tập, trong đó có cái bài nói về sự vô thường.

(22:14) Bây giờ Thầy còn một cái sự giải quyết nữa mà giờ đi khất thực thì nó đã tới rồi mấy con. Vậy thì Thầy sẽ ở lại lớp, Thầy sẽ giải quyết một vài người nữa - đó là giải quyết riêng - cho nên mấy con sẽ trở về thất rồi lo chuẩn bị đi khất thực mấy con.

Có ai hỏi Thầy gì nữa không mấy con? Không hả con. Thôi mấy con trở về, vì nó hết giờ rồi.

Tu sinh: …​ Phát bài Thầy ạ!

Trưởng lão: À các con chờ phát bài con. Thầy ôm ra ôm vô nữa mệt.

Từ thời gian (22:52) đến (24:19): trả bài cho Tu sinh, tạp âm nhiều, âm thanh không nghe rõ

Trưởng lão: (24:20) À, cô Tịnh Bản, có Tịnh Bản đây không con?

Tu sinh: Dạ có.

Trưởng lão: Tịnh Bản ở lại đây chút con?

Tu sinh: (24:31) …​ không nghe rõ (24:56) thưa Thầy quên hai bài chưa có ạ…​

Trưởng lão: chưa trả ha con.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Ờ, Yên Tịnh phải không con? chiều nay có gì thắc mắc hỏi Thầy đó con.

Tu sinh: (25:16) Dạ thưa Thầy, chiều có lên gặp Thầy không ạ?

Trưởng lão: Ờ, chiều có gì thắc mắc lên hỏi Thầy.

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Hỏi gì đó con

Tu sinh: (25:24) …​ không nghe rõ

Trưởng lão: Có gì hỏi mấy con cần hỏi thì mấy con …​

Tu sinh: (25:45) …​ không nghe rõ

Trưởng lão: À, thôi bây giờ Thầy mắc giải quyết một sự việc trong buổi chiều (26:53) …​

Tu sinh: (26:54) …​ không nghe rõ

Trưởng lão: (27:16) Về ha con? Bây giờ chiều nay con về phải không con? Bây giờ con cần hỏi Thầy gì thêm không à? Chiều phải về rồi. Vậy con chờ Thầy chút con.

Tu sinh: (27:32) …​ không nghe rõ

Trưởng lão: Đúng vậy con, mình còn cái gia duyên nhiều dù mình nghe để cho mình hiểu biết, để cho mình có một sự tích tập cái sự hiểu biết của Chánh Kiến mấy con. Nó đỡ lắm đó con.

Tu sinh: (27:53) Không nghe rõ

Trưởng lão: Được rồi con, những tài liệu mà mấy cô học tập thì sau này in thành sách Thầy sẽ gửi cho mấy con. Mình đọc và mình nghe một lần, nó chỉ nghe chứ nó chưa có thấm nhuần đâu. Mình đọc nó nữa mới thấy những cái hay của nó.

Tu sinh: (28:36) Không nghe rõ

9- TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐỂ XẢ TÂM

(28:55) Trưởng lão: Bây giờ thì Thầy nói như thế này. Con viết bức thư Thầy đọc rồi con. Vì Thầy rất là thương mấy con đó. Vì Thầy biết cái sự hiểu biết của mấy con nó về chánh pháp của Phật để triển khai tri kiến của mình thì cái sự hiểu biết nó mênh mông nó rộng lắm. Nếu không chịu khó tu học thì tri kiến không có. Mà tri kiến không có thì con ngồi trong thất đâu có sự yên ổn đâu. Nhưng yên ổn nó không đi tới đâu là tại vì bị ức chế mấy con, còn phải hiểu cái tri kiến của mình rồi. Mình không có ngồi, mà mình xả hết bằng cái sự hiểu biết này thì nó có sự thanh tịnh của nó.

Con hiểu không, cho nên Thầy cũng muốn con phải ra lớp để mà ráng học tu. Con thấy qua cái sự ghi chép của Nguyên Thanh, thật sự ra nó phải nghiên cứu và đọc rất nhiều từ đó mình mới thấy cái sự đau khổ của những cái giọt sữa mình uống. Con hiểu không? Từ đó, mình thấy cái lòng của mình không nỡ tâm đâu và cũng chính đó là cái xả của mình, con thấy chưa?

Còn nếu mình không hiểu, mình không nghe thì mình không biết được sự khổ đau của con vật như vậy. Loài vật mà, từ cái giọt sữa, ngày hôm nay sữa con uống như vậy - thì con thấy nó thu thập được cái điều đó; nó làm cho cái Tâm Từ của mình khởi rất lớn, phải không con? Cái hiểu biết đó nó làm cho mình càng lớn hơn, cái sự hiểu biết của mình càng lớn hơn. Nó làm cho mình sống gần gũi với đức Phật- cái lòng thương yêu.

Còn nếu con ở trong thất thì con đâu có nghe được các sự kiện người ta nuôi từng con vật để lấy sữa bằng cách đau khổ như vậy. Rồi bằng cách lấy thịt, nhốt các con vật. Như một cái rọ, nuôi nhốt ở trong một cái lồng quá chật như vậy. Mình thấy sao nó mà nó đau xót! Người ta vì cái lợi dưỡng, vì muốn ăn uống béo bổ như vậy mà người ta làm vậy.

Bây giờ mình ăn chay, mình không có ăn thịt chúng nữa nhưng mình uống sữa mà trong kia mà họ vắt cái sữa con bò như vậy thì trời ơi! còn gì nữa mà mình…​. Chúng ta phải học hiểu chứ, nếu mình học hiểu thì cái lòng từ bi của mình nó mới phát triển. Nó còn nhiều cái khó khăn khác nữa chứ đâu phải…​ Cho nên mấy con phải ráng tu tập chứ, không khéo các con lại phí một cuộc đời…​

Tu sinh: (31:08) Không nghe rõ

Trưởng lão: Con bị nhức đầu hả? À thôi, mấy con không làm nhưng mà con đến, con dự, con nghe. Con nghe nó vô lỗ tai con. Nó huân vô trong đó con. Nó có lợi ích. Thay vì con chưa hiểu, con nghe rồi bây giờ hiểu. Nó tự mình hiểu, chứ mình không có làm. Nhưng mà mình làm, thì theo sự hiểu biết của mình. Mình làm được đoạn nào đó…​ bằng chứng các con thấy. Bây giờ mình triển khai cái đầu óc của mình, nó bắt đầu nhức đầu rồi. Các con thấy cái dở của mình chưa?

Còn cái người ta sao người ra viết như vậy mà người ta không nhức đầu cái gì hết. Tại sao mình làm không được, cho nên mình phải tập dần. Bây giờ thay vì mình viết nhiều không được. Thì mình tập cho nó dần nó quen, cái gì cũng thành thói quen. Con thấy không? Bây giờ cái đầu óc mình nó không chịu triển khai. Bởi vì đức Phật sống bằng tri kiến, bằng cái sự hiểu biết ý thức của chúng ta. Chứ đâu phải dẹp cái ý thức đó đâu. Còn giờ dẹp ý thức như Thiền tông như Đại thừa thì mình không có suy nghĩ gì được hết.. Nó vô phân biệt rồi, nó không biết phân biệt gì hết. Mình tu đến mức độ đó để làm gì đây?

Mục đích của nó là cái cuộc sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Tức là cái sự hiểu biết. Con phải vô con học đã, học để lấy cái sự hiểu biết đó áp dụng vào đời sống để được giải thoát chứ không phải làm cho con người trở thành cây đá; nó không phải vậy đâu. Cho nên bây giờ con động não con nhức đầu, mà giờ động não nhức đầu thì tri kiến con làm sao triển khai cho nên bây giờ con làm ít thôi.

À bây giờ làm, ví dụ như Thầy nói quán thực phẩm bất tịnh thì con hiểu bất tịnh như thế nào? con viết. Như Mật Hạnh đó. Nó cũng như vậy, nó cũng quen rồi cứ xả tâm thôi. Bây giờ ức chế nó không bị. Vì vậy triển khai ra thì nó đâu có làm nhiều được. Nó viết năm mười chữ gì đó, nó hiểu gì nó viết năm mười chữ, 1 trang 2 trang đủ rồi. Thầy đâu cần mấy con viết nhiều. Nhưng lần lần nó triển khai tri kiến nó, sau này nó sẽ viết nữa.

Tu sinh: (33:13) Không nghe rõ

10- THẦY KHUYÊN TU SINH NÊN ĐẾN LỚP HỌC

(34:08) Trưởng lão: Bởi vậy, cái suy nghĩ của con là suy nghĩ…​ con có hiểu không? Bởi vì cái đó là cái hiểu theo cái kiểu hiểu từ lâu đến giờ. Con cứ nghĩ rằng bây giờ mình cần thiết mình giữ gìn chỉ mình xả thôi. Nhưng không ngờ cái xả của con hiện giờ là xả bị ức chế, chứ không phải cái xả…​ mà người ta triển khai ra hiểu cho thông suốt chứ không phải…​ Bây giờ đạo Phật là đạo trí tuệ, mấy con nghe cái đạo Phật khai triển cái sự hiểu biết của mình ra. Chứ không thể ức chế được. Cho nên nó là đạo trí tuệ. Con thấy từ Chánh Kiến nè. Con thấy không? Phải thấy hiểu biết đúng như thật. Chánh Tư Duy phải suy nghĩ đúng như thật. Rồi Chánh Ngữ, lời nói phải là Chánh Ngữ, ái ngữ chứ không được tà ngữ, ác ngữ. Rồi đến Chánh Nghiệp, cái hành động nó luôn luôn …​ tất cả cái này có nói gì đâu. Hoàn toàn nó dạy cái cuộc sống con người. Còn toàn bộ cái Chánh Niệm là cái lớp cuối cùng để tu Tứ Niệm Xứ, nó hoàn toàn nó dạy cho mình cách sống. Chứ đâu phải là cách tu như hồi nào tới giờ đâu.

Cho nên hôm nay Thầy triển khai Thầy nói nếu quả chăng mấy con tu mà đã đạt được rồi. Hồi nào tới giờ mấy con nỗ lực, mấy con xả tâm. Mấy con ở trong thất. Mấy con giữ tâm bất động tu cái này kia thì mấy con đã đạt được rồi, tại sao tới giờ này không có người nào đạt được? Hai mươi mấy năm trời Thầy đã hướng dẫn. Con thấy chưa, có đạt được đâu, mà bây giờ triển khai cái này để mấy con thấy sự làm chủ của nó mà. Nó phải đi đúng chứ. Còn bây giờ, từ hồi nào tới giờ mình cứ dựa theo Đại thừa, cái kiểu tự tu trong đó, không cần triển khai. Ai hiểu được cái nào thì hiểu. Không hiểu thì cứ nhắm vào chỗ đó, nó vô thường là vô thường hoặc nhân quả là nhân quả. Mới nhắm vào đó thôi. Chứ sự thật ra tri kiến nó không có đâu. Trí tuệ nó không có.

(35:53) Cho nên, mấy con lại đi cùng mấy con lại hiểu sai. Trong khi Thầy về Thầy triển khai lúc này là may mắn chứ không khéo khi mà sóng gió Chơn Như Thầy muốn dẹp luôn, ai tu được tu. Thầy đi kiếm cái chỗ nào ẩn bóng. Con có biết không Thầy có cái ý Thầy muốn đi ẩn bóng cho khỏe Thầy. Chứ giờ tu như vậy sao tu được mà. Sóng nó nó dạt dùm như vầy nay chuyện này, mai chuyện khác. Tất cả những chuyện trời ơi nó bằng trời chứ có phải chuyện nhỏ đâu. Con thấy những chuyện mà Thầy nói thiệt ra, đem ra những chuyện này mà nói ra, sự sóng gió Chơn Như xảy ra còn cái mặt mũi nào mà Thầy ngồi ở đây Thầy dạy mấy con.

Nhưng Thầy vượt lên động sóng Thầy không sợ; chứ mà Thầy cỡ như mà con người mà còn tầm thường, hạng mà phàm phu á thì chắc chắn rằng người ta không bao giờ người ta dạy nữa. Người ta bỏ.

Mà Thầy vượt qua dư luận hết. Ai nói gì mặc, tốt xấu tự mình biết. Các con là những người ở trong cuộc, các con thấy rõ điều này chứ đâu phải là không. Chứ đâu phải mấy con ở ngoài cuộc đâu. Nhưng mà Thầy vượt lên, Thầy mới mở cái lớp này để chúng ta đi vào cái Chánh Kiến - Cái sự tư duy chúng ta đúng, các con thấy không? Mà con không chịu học hiểu, con như vậy là con ở trong thất.

(37:05) Có nhiều người xin Thầy ở trong thất tu. Thầy nói: ở trong thất được thì ở. Thầy nói thật ra Thầy đuổi liền tức khắc chứ không ở đây nữa. Đây là cái lớp học, học để áp dụng cái sự học vào sự tu. Mình không học thì mình tu cái gì. Hồi nào tới giờ, mình tu thì mình tu được rồi. Nếu được thì tại sao không được? Bây giờ còn tiếp tục tu như vậy là được cái gì đây? Con thấy rõ ràng không?

Cho nên, Thầy khuyên mấy con, mấy con không chịu nghe, Thầy cũng đành chịu thôi. Bởi vì đó là tu giải thoát cho mấy con. Mà Thầy chịu cực khổ đến như thế này sao? Và đồng thời cùng nhau, xúm nhau nói về ăn uống nữa chứ. Trời ơi, ăn nào cái này cái kia đủ thứ. Trong khi người ta cúng dường cho mình quá sung sướng; người ta ở đâu người ta làm cho mình ăn, như vậy mình quá là hạnh phúc rồi.

Cơm sẵn nè, đồ ăn sẵn nè. Làm những chất này, ở ngoài đời người ta ăn, người ta thấy ngon đó chứ không phải dở đâu. Mình tu hành mình thấy nó sợ như là bột ngọt hay cái này kia nọ. Thậm chí là giống như thịt, cá mình không có ăn. Chứ còn ngoài đời, trời đất ơi, họ ăn như vậy đó. Bởi vì người ta làm tiệm cơm, người ta bán mà cho nên ăn như vậy là quá thích với người ta rồi. Nếu mà ăn chay mà như vậy là hạnh phúc họ lắm rồi. Chứ ở nhà làm sao họ có được. Các con thấy không? Như bây giờ mình ở đây mình có được vậy cái mình chê. Người chê cái này, người chê cái khác đủ loại. Nào là bột ngọt, nào là cái này cái kia, người bỏ ít dầu, người bỏ nhiều dầu. Trời đất ơi ai mà nấu cho được cái miệng của mấy con. Lòng dạ mấy con như vậy là mấy con tu ở chỗ nào đâu? Rồi người này kéo đến thất người kia, kéo đến thất người nọ. Như cái vấn đề của con hôm nay ra đây thì người này cũng đến, người kia cũng đến nói này nói kia đủ thứ.

Tu sinh: (38:49) …​ Không nghe rõ.

Trưởng lão: (39:01) Các con thấy không?

Tu sinh: (39:03) …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: (40:27) Thì thật tình như thế này nè. Trong cái giờ học, con ra học nhưng mà nhất định là không nói chuyện, vô thất cũng không nói chuyện - đó là cái mình làm đúng, làm đúng theo cái quy ước ở trong Tu viện. Lớp học thì tại sao mình vắng mặt, không thể một người nào vắng mặt được hết - nghĩa là học là phải học. Còn mình đến lớp, Thầy nói thật sự mình đến lớp, trước mắt Thầy nhìn là họ đang nói chuyện nhau chứ đâu phải họ không nói chuyện, Thầy đâu có chấp nhận. Còn mình giữ đúng là mình đến lớp là mình học - nghĩa là mình học rồi mình đi về, không nói chuyện với một người nào, đó là một người tu đúng. Và những người đó, Thầy để ý để Thầy hướng dẫn cho họ tu đến nơi đến chốn. Còn những người nói nói vậy thì làm sao mà Thầy hướng dẫn. Con hiểu không? Đâu có làm sao Thầy hướng dẫn. Coi như điều kiện là Thầy bỏ đó. Chứ đâu phải họ đến đây họ dự lớp mà nói là họ được Thầy nâng đỡ đâu.

Họ học mà họ không giữ cái hạnh thì làm sao mà Thầy nhìn được. Còn chẳng qua là những cái bài của Nguyên Thanh được đọc, để trắc nghiệm. Bởi vì Thầy biết, người ta rất chướng đối với Nguyên Thanh. Mà trong khi mình tu tập là mình xả tâm mình đừng có chướng chứ, tại sao mình chướng? Con hiểu không? Đó là mục đích của Thầy tạo dựng đó, để cho thấy mình có tu hay không tu? Mình không tu là những cái nhìn, cái ngó làm cho mấy con chướng ngại là Thầy biết liền. Như vậy mấy con có phải nghe lời Thầy không? Đâu có nghe. Mấy con nói gì nói. Còn bây giờ con trốn tránh vậy cũng không phải, bởi vì mình trốn rồi, mình đâu có biết đâu mình xả. Mình nghe, nghe để coi mình xả tâm được không? Đó là những cái tu mà, tu là thật sự giải thoát mà. Trước cái ác pháp, mình nói mình ly dục ly ác pháp thì tại sao mình không ly?

Nhìn trong cái số người tu ở đây, coi vậy chứ, họ nói vậy chứ, sự thật họ có ly dục ly ác pháp không? Con thấy đâu có. Tu là tu hình tướng vậy. Ôm pháp tu nào là đi Thân Hành Niệm, nào là ngồi tu hơi thở này kia, đi kinh hành thức suốt đêm. Hoặc làm cái này kia, cuối cùng họ được những gì? Khi mà tâm niệm họ vậy. Trước cái ác pháp đó họ có xả không? Đây là Thầy ngồi đây này, trong cái số người ngồi trước mặt Thầy họ có xả không? Thầy biết từng tâm niệm của họ chứ đâu phải Thầy không biết sao?

Còn bây giờ con trốn tránh như vậy đó. Con thấy con có xả không? Có nhiều người còn thủ đoạn mưu mô lắm. Chứ không phải vừa trong này đâu. Ở ngoài mặt nói vậy chứ không bụng điều kiện…​ Thầy hiểu từng người hết chứ đâu phải không đâu.

Tu sinh: (42:46) …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: (43:58) Con thấy …​

Tu sinh: (43:59) …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: (44:21) Đúng vậy!

Tu sinh: (44:22) …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: (44:36) Tu cái gì mà tu như vậy, con thấy không? Thầy nói là một lẽ, họ làm một lẽ.

Tu sinh: …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: Thầy biết, nó không dễ.

Tu sinh: …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: Con cứ đến lớp. Con nhất định tu, con mới yên tâm được.

Tu sinh: Không nghe rõ

Trưởng lão: (46:04) Ráng cố gắng con! nghe lời Thầy, để không con phí, tu không được gì.

Tu sinh: Thưa Thầy, Út có gửi chìa khóa không? Cô khóa cửa đi đâu rồi.

Trưởng lão: Không con. Hết giờ Cô đi đâu không biết. Con, cái máy của con Thầy không biết tắt ở chỗ nào đây?

Tu sinh: Bấm chỗ đây này. Thầy bấm lâu và kéo lại là nó tắt.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy