00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 059C (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - CẢM THỌ - HUÂN TẬP TRI KIẾN

CK 059C (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - CẢM THỌ - HUÂN TẬP TRI KIẾN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1/12/2006

Thời lượng: [46:12]

1- VÍ DỤ VỀ CÁCH THỨC THIỆN XẢO TRONG THỰC HÀNH TU TẬP.

(00:00) Trưởng lão: Rồi, con hỏi đi con. Con hỏi đi rồi Thầy trả lời cho Thái Tâm đã.

Tu sinh: Thưa thầy cho con hỏi trước nha?

Trưởng lão: Rồi con hỏi đi con. Con hỏi trước đi.

Tu sinh: Dạ kính bạch Sư Ông, con chỉ muốn nói hôm qua là con xin Sư Ông, xin Sư Ông là cho con ra thất con xem …​ . Tự nhiên con đi ngủ sớm lắm, con đi ngủ mười giờ nhưng sáng con dậy sớm mà con hứng khởi lắm, con giống như chuẩn bị đi xa vậy đó. Một giờ con dậy rồi con tập thể dục rồi chuẩn bị, đến một giờ mười lăm con ra đó rồi con ngồi với chị Diệu Hiền với lại má con, ba người ngồi.

Con không biết cảm giác mọi người làm sao nhưng con cũng muốn hỏi Sư Ông, mà hôm nay không có ai chịu đi với con nữa hết. Giờ con ra đó là con cũng không biết là con có hiểu sai hay không về cái Sư Ông kêu là tu 30 phút thì con dự định là con ngồi 30 phút thì con ngồi đó rất là thanh thản, an lạc. Cảm giác lạ lắm.

(01:14) Hồi đó đến giờ con tu Tứ Niệm Xứ thì con nhắm mắt. Giờ thì con ngồi con nhìn Phật, cái cảm giác của con bây giờ nó không giống như là đứng canh bốn cửa thành mà nó cũng không giống như (00:01:29 - (00:01:30) không nghe rõ) -, mà nó là một cái cảm giác như vầy nè, giống như là nhà đổi chủ, giống như là hồi đó ai mà tới đó thì con nói là giờ nhà này có chủ mới rồi, chủ mới tên là Thanh thản an lạc vô sự.

Mấy người khách cũ mà tới kiếm thì kiếm chủ nhà ngươi là phiền não, lo lắng, chủ nhà ngươi là nhớ nhung, lo nghĩ không ở đây nữa. Ta không biết người ta bán nhà người ta đi đâu hết rồi. Thì cứ tới hỏi bất cứ cảm thọ, cảm giác về thân, về thọ, về tâm, người khác tới thì con nói ở đây không có chủ đó, đi rồi. Rồi không có cái cảm giác nào hết, con ngồi bất động, con có thể ngồi lâu được.

(02:13) Mà không có cái gì hết thì con giữ có một câu đó. Nhưng mà trước khi con tu thì con niệm Phật, con niệm Sư ông. Sau đó thì con giữ cái cảnh chủ nhà mới, con nói chủ nhà cũ thì ông chủ nhà cũ tên là: nhớ nhung, lo lắng, suy nghĩ. Ông chuyển nhà mới chỗ nào thì tôi không biết, nhà tôi giờ nhà mới rồi tôi không biết.

Cứ ai vô con cũng nói là tôi giờ nhà mới rồi tôi không biết, cứ như vậy thôi. Không biết là phải tránh nó hay không nhưng thấy nó vui lắm! Con tu mà con thấy con vui, con cứ cười cười. Cười vui trong đầu thôi chứ không có ra, tại bất động rồi không có ra miệng, nhưng mà không biết cái đó có sai không Sư Ông?

Trưởng lão: Cái đó đúng đó con, cái đó là cái thiện xảo! Bởi vì cái đó là cái kỹ xảo của con. Nó làm cho mấy con thấy đây là cái nhà tôi, cái nhà thanh thản rồi. Cái nhà tôi nó không còn có phiền não, tham, sân si, giận hờn trong này nữa, cái ông chủ kia ông đi mất rồi; ông ấy giao cái nhà này cho tôi thì mấy người đừng có đến. Cái đó thì được, đó là cách thức thiện xảo trong cái Pháp tác ý con.

(03:21) Tu sinh: Con nghĩ mấy người đi …​ (03:22 không nghe rõ) ví dụ như cảm giác nhức mỏi, đau nhức hay bất cứ cảm giác nào tới đều là khách cũ của chủ cũ hết. Còn mình chủ mới không có liên can gì hết.

Trưởng lão: Đó là cách thiện xảo của pháp tác ý.

Tu sinh: Mà con thấy nói câu đó là xong là nó đi hết trơn.

Trưởng lão: Nó đi hết.

Tu sinh: Có con muỗi nó như vầy nè, nó đậu ở đây. Nó đậu ở lỗ mũi con, nó chuẩn bị chích cái kim vô thì con mới nói là: “Giờ này là giờ thanh thản, an lạc, vô sự nha, ta đang bất động, hút được cái giọt máu này là ngươi cũng phải bất động thanh thản an lạc vô sự”. Tự nhiên nó cũng không đâm con Sư Ông! Nó bay luôn Sư Ông.

Trưởng lão: Tại nó có cái lực.

Tu sinh: Nó bay vòng vòng trước mặt con rồi nó đi luôn. Nó không chích con giống như là ngày xưa nữa. Nhưng mà trước đây con tu ở trong mùng thì con cũng an lạc lắm, tại không có muỗi. Ngồi trên cái ghế ở trong mùng rất là sướng.

Nhưng mà bây giờ ra ngoài đây cũng có cái cảm giác mà nó khác. Con không biết sao, bây giờ con tiếp tục như vậy thì má con và chị Diệu Hiền không ai chịu, chị Diệu Hiền sáng ra thì nó muốn ói.

2- TU ĐỊNH VÔ LẬU TÙY THEO ĐẶC TƯỚNG

(04:25) Trưởng lão: Nhiếp tâm quá đó.

Tu sinh: Rồi mà chị ấy tu Định Vô Lậu mà chị cứ cầm cuốn sách chị đi đi. Con nói chị đừng có đi em chóng mặt quá! Chị cứ đi mà con không biết tu Định Vô Lậu mà cứ cầm cầm đi đi như vậy thì có đúng không Sư Ông?

Trưởng lão: Đi để mà tư duy suy nghĩ để mình biết chứ gì?

Tu sinh: Con nói đi mà nó rớt hết chữ xuống thì sao? Vậy có đúng không Sư Ông?

Trưởng lão: Tại theo cái đặc tướng đó con. Đi như vậy để cho nó tìm cái dòng tư tưởng để mà biết. Con hiểu không?

Còn con nghĩ đi như vậy thì nó rớt xuống hết. Nó không phải. Khi mà mình biết cái gì nó bí rồi mà mình không biết ấy thì mình đi ra mình nhìn trời nhìn đất để mình tìm. Đó nó là cái lối đi tìm cái dòng tư tưởng, cách thức đó. Còn Diệu Hiền thì đi cứ lát tới lát lui như vậy để mà nhỡ may đâu nó bay xuống cái.

Tu sinh: Còn mẹ con thì nói muỗi quá, không chịu ra với con nữa. Giờ còn mình con. Thì ở trong mùng con cũng thấy có cái cảm giác rất là tốt, mà ở ngoài con cũng có cảm giác tốt thì còn phải tiếp tục như thế nào?

(05:23) Trưởng lão: Rất tốt con. Nếu mà điều kiện thì thỉnh thoảng con cũng ra, ra ngoài con tu một bữa, hai bữa còn ở trong mùng để mình tránh duyên với chúng sanh.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Thứ nhất ấy là mình tránh chúng sanh làm ác. Thứ hai là mình có lòng tốt thì mình bố thí rồi nhưng mà mình tránh duyên cho chúng đừng có tạo cái ác. Coi vậy chứ nó hút máu mình nó cũng làm cái ác lắm.

Nên tránh được vậy là tốt chứ không có sao đâu. Mình ra đó mình tu ấy thực sự ra thì Thầy nói cái này là cái kinh nghiệm của Thầy. Cái tượng Phật đẹp lắm mấy con!

3- TƯỢNG PHẬT GIÚP TRƯỞNG LÃO THÊM NHIỆT TÂM TU TẬP

(05:53) Tu sinh: Dạ đúng rồi, con thấy tượng Phật đẹp lắm!

Trưởng lão: Cho nên hồi đầu tiên Thầy ngồi trước tượng Phật, Thầy ngồi thiền Thầy nhìn ông Phật nhìn chăm chăm lắm. Nhìn cái tượng nó đẹp quá mình cũng thích thú tu lắm. Cho nên khi Phật tử cúng dường cái tượng đó thì đi đâu Thầy cũng mang theo hết. Mặc dù nó nặng lắm.

Tu sinh: Nó bự!

Trưởng lão: Nó bự đó con mà Thầy thấy đẹp lắm. Đối với thầy, Thầy thấy cái tượng rất đẹp. Cái gương mặt, cái hình ảnh đó cái mũi cũng đẹp lắm. Cho nên Thầy cứ nhìn chăm chăm, Thầy nhiếp tâm rất tốt.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Cho nên cỡ sức mà có cái tượng đó mà theo Thầy cho nên Thầy tu mới được đó mấy con. Trong chiến tranh Thầy ngồi với cái tượng, Thầy chết với cái tượng mà không chết đâu!

Súng đạn bắn mà tượng không lủng lỗ nào hết mà Thầy cũng không lủng lỗ nào. Mà cái nhà thì nát hết. Thì con biết cái tượng đó đó là cái tượng mà ngồi dưới đất với Thầy đó.

Tu sinh: Nhưng như vậy có phải là do mình dựa vào tha lực hơn là tự lực không?

(06:45) Trưởng lão: Nó tự lực của mình bằng cách là mình biết sử dụng cái tưởng của mình mạnh lắm con. Bởi vì nó có cái gì mà sở thích. Từ khi mà Thầy còn đi dạy học dưới thành phố ấy, cái người Phật tử đó họ đem cái tượng Phật đến họ cúng dường Thầy. Họ nói: “Con cúng dường Thầy khi nào Thầy có cái chùa Thầy đem về Thầy thờ”.

Thầy thấy sao mà đẹp quá Thầy gửi trong chùa Giác Ngộ. Thầy nói thôi bây giờ Thầy gửi cho thầy Thiện Huệ, thầy Thiện Huệ để đó đi sau này khi nào Thầy cất thất có gì Thầy ở Thầy đem ông Phật này về. Mà đúng vậy Thầy đi đâu Thầy cũng đem ông Phật đó về Thầy tu thôi.

Thầy sống sáng như cái hình ảnh Phật. Thầy nói Phật ở đâu mình ở đó mà có cái tượng tượng trưng cho Phật thấy dễ dàng hơn. Còn nếu mình nghĩ tưởng nó như Phật mà luôn luôn cứ vô hình thì nó xa quá.

Hơn nữa lúc nào Thầy cũng quấn quýt bên Phật thì chắc chắn là Phật làm gì mình làm cái nấy. Cho nên giới luật Thầy nghiêm chỉnh lắm. Đúng là cái tượng Phật đó giúp Thầy dữ lắm.

Đó, thành ra cái hình ảnh là nó quang minh lắm mấy con chứ không phải là cái tượng ông thợ làm mặc dù là nó mập nhưng nó rất là đẹp. Nó làm cho mình thích tu.

Tu sinh: Con thấy là con có cảm giác thích nhưng mà con lại sợ cái cảm giác thích đó. Nó làm cho mình mê sao?

Trưởng lão: Đó bởi vì mình nương vào chỗ đó mà mình tu, chứ không phải mình mê!

4- CÁCH THỨC TU TỨ NIỆM XỨ TRONG BA GIỜ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

(08:03) Tu sinh: Sư Ông nói tu Tứ Niệm Xứ chỉ 30 phút nhưng mà sáng ngày con cứ 2h đến 2h30 là ngồi xong rồi đi Thân Hành Niệm từ 2h30 đến 3h, rồi 3h chị Diệu Hiền kêu ngồi tiếp thì ngồi từ 3h đến 3h30, rồi lại đi Thân Hành Niệm từ 3h30 đến 4h, rồi lại ngồi tiếp từ 4h30 đến 5h. Như vậy là sai hay đúng thưa Sư ông? Hay là quá? Con nói chỉ cần 30 phút thôi rồi con tính là ngồi tu Định Sáng Suốt nghỉ ngơi giống như mọi người. Nhưng chị bảo Sư Ông bảo là 30 phút rồi nghỉ thì vậy có phải không Sư Ông?

Trưởng lão: Cứ qua lần nghỉ là mình tu.

Tu sinh: Nghĩa là liên tục Tứ Niệm Xứ hay là mình nghỉ mình tu pháp khác?

Trưởng lão: Không mình nghỉ rồi mình tiếp tục tu Tứ Niệm Xứ

Tu sinh: Nghĩa là một thời là ba lần? Dạ, vậy là ý Sư Ông là như vậy thì con muốn biết cho nó rõ. Ý Sư Ông là chỉ có 30 phút cho một thời?

Trưởng lão: Một thời thôi con.

Tu sinh: Tức là một thời của tụi con buổi sáng một thời là tới ba lần ba chục phút phải không Sư Ông?

Trưởng lão: Ừ đúng vậy con.

Tu sinh: Là sao Sư Ông? Con chưa hiểu?

Trưởng lão: Không sao! Ba tiếng rưỡi là một thời con tu mà 1 lần 30 phút. Con hiểu không?

Tu sinh: Có nghĩa là một thời ba giờ là tu một tiếng rưỡi Tứ Niệm Xứ còn lại là một tiếng rưỡi nghỉ ngơi?

Trưởng lão: Đúng vậy đó con!

5- BỐ THÍ THỨC ĂN CHO CHÚNG SINH ĐÚNG CÁCH

(09:33) Tu sinh: Dạ, Sư Ông cho con hỏi một câu nữa.

Trưởng lão: Con hỏi đi con!

Tu sinh: Con thì không có vấn đề của đau bụng hay về thức ăn. Mà con lấy về thì con không có ăn, con đem lên con cho gà hết trơn. Tại vì con biết mấy cái này nó không tốt vậy nên con đem cho.

Nhưng mà Sư Ông, nếu con đem cho gà đó rồi mấy con gà ấy nó hình như là tới thấy mình giờ ăn hay sao ấy mà nó tới? Và hôm qua nó chờ con không được hay sao ấy thì nó mới bay qua, con chó rượt chết ba con.

Vậy thì sao thưa Sư Ông, con cũng không biết là do mình cho nó là nó quen hay là mình không cho? Mình cũng phải cho chúng sanh chứ Sư Ông? Con cũng không đụng đũa tới, con đem nguyên cái đó con cho nó luôn chứ con cũng không cho đồ thừa.

Còn đồ thừa thì con gói bịch nilon con cất, con bỏ luôn hẳn. Đồ con chưa ăn thì con mới cho mấy con gà, rồi cuối cùng như vậy con lại thấy hơi có vấn đề. Giờ con không biết phải xử lý làm sao cho nó ổn thỏa?

(10:47) Trưởng lão: Thôi bây giờ thì cái đó cũng là cái nhân quả của nó, chứ sự thật đâu phải con muốn cho nó bay qua. Nhưng mà vì nó láu ăn quá, nó tưởng ăn quá nên nó bay qua để nó kiếm ăn. Đó cũng là vì cái tâm tham của nó thôi con.

Cũng không có sao đâu, đó là cái duyên thôi. Còn bây giờ trong cái vấn đề đó mình biết những sự kiện nó xảy ra vậy, thì theo Thầy mình phải suy nghĩ tất cả các thực phẩm đó con có thể không ăn con sẽ đem vô nhà bếp con xin đổi thứ gì mà con ăn cho được.

Tu sinh: Dạ con không có đổi tại vì con có sẵn hũ muối rồi, có cứ ăn cơm với muối với lựa rau luộc con ăn thôi.

Trưởng lão: Vậy thì cũng được rồi con.

Tu sinh: Vậy thì cái phần dư đó thì con đem đi đâu được thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Cái phần dư đó, cái gì không ăn thì con đừng có ăn đụng đến đó con.

Tu sinh: Dạ vậy con để đi đâu thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Con không có cho gà nữa, con đem vào trong này để cô Út lấy những thứ này đó. Con đã gắp ở trong này rồi. Ví dụ như con gắp rau gì đó. Cái gì con ăn con gắp ra, còn lại những cái khác con gửi vô. Cô Út cô cho chó ăn chứ không cho mấy con gà nó bay qua, nó quen rồi nó bay qua là nó kiếm ăn đó. Nó bị mấy con cho nó rượt chết tội nó.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Không phải là mình không muốn bố thí cho mấy con gà. Nhưng mà khi nó ăn quen rồi nó lại tìm. Vậy đó con, mình phải khéo léo. Còn mấy con gà đó chắc chắn là cô Út cô sẽ có cơm này kia rồi nó dư cô cũng cho nó để nó ăn.

Tu sinh: Con cám ơn Sư Ông!

6- CÁCH TÁC Ý ĐỂ GIỮ THÂN AN ỔN TRONG TU TẬP TỨ NIỆM XỨ

(12:19) Trưởng lão: Còn lại về cái phần mà Hải Tâm hỏi Thầy đó con: "Con xin hỏi khi con chạy xe ngồi hai ba tiếng đồng hồ trên xe thì không sao. Nhưng tại sao về nhà tu Tứ Niệm Xứ ngồi nửa tiếng mà nó không yên. Thân cứ ngó quanh, hai chân mỏi không ngồi một chỗ nửa tiếng được. Như vậy con tu Tứ Niệm Xứ bằng cách nào xin Thầy chỉ dạy cho con? "

Trưởng lão: Con chỉ cần quan sát thân con thôi. Lúc bấy giờ con đi cũng được, đứng cũng được, ngồi cũng được. Không cần con phải ngồi nhiều cũng không cần con phải đi nhiều. Tùy theo cái khả năng mình đứng, đi, ngồi thì có thể tu được.

Nhưng bây giờ mình tập ngồi với cái sức của mình thôi, mà ngồi nó không có chịu ngồi bất động mà nó cứ ngó qua ngó lại; hoặc là mỏi tay mỏi chân đó thì do đó những cái sự mà nó làm cho mình không có yên lặng được thì mình tác ý.

Bởi vì mình ngồi tu Tứ Niệm Xứ nó có những chướng ngại. Những chướng ngại đó thì mình phải tác ý. Thí dụ như nó ngó qua ngó lại thì mình bảo: “Ngồi ngay một chỗ không có được ngó quanh qua lại”. Cái thân mình ngồi bất động trong cái khoảng thời gian con chọn 30 phút thì con nhắc nhở nó. Nó có chướng ngại thì cứ nhắc để nó giữ gìn cho đúng, tức là mình điều khiển, ở trên Tứ Niệm Xứ mình điều khiển được cái Tứ Niệm Xứ.

Chứ con không tập thì con không điều khiển được cái thân con đâu. Cho nên mình tu Tứ Niệm Xứ là mục đích mình điều khiển được thân tâm của mình. Nó chướng ngại, cái thân đau thì đuổi về cái bệnh. Mà nó ngó quanh ngó rút, nó động địa, nó có chướng ngại đó thì mình đuổi.

Bây giờ nó mỏi tay mỏi chân đều là đuổi, ngồi bất động đó mà tác ý đuổi. Nhờ cái pháp mà mình tác ý đuổi sau đó nó sẽ yên ổn mà nó ngồi bất động. Chứ còn con không khéo thì nó sẽ quen đi, nó quen đi thì con ngồi không có được.

Do mình tu Tứ Niệm Xứ để mình giữ được bất động thân và tâm của mình. Cho nên vì vậy mà muốn bất động thì nó có cái động địa của nó mà. Lúc nó co tay, lúc co chân, lúc nó nghiêng, lúc ngó qua ngó lại. Thì lúc bấy giờ con bảo: “Ngồi yên bất động nha không có được ngó qua ngó lại”.

Con tác ý như vậy rồi con giữ gìn cho nó đừng có ngó qua ngó lại. Nó có mỏi tay mỏi chân thì con tác ý: “Mỏi mày phải đi đi, cái thân này không được mỏi mệt nữa. Chỉ có 30 phút mà ngồi không yên”.

Đó các con tác ý như vậy, chứ không khéo con ngồi không yên đâu. Con nhớ cái pháp tác ý nó sẽ giúp cái thân, tâm con nó bất động. Đó là tu Tứ Niệm Xứ đó con.

(15:08) Cho nên trong cái sự mà tu tập thì mấy con nhớ kỹ cái vấn đề mà tu tập. Tất cả những cái điều mà mình tu Tứ Niệm Xứ đó là mình giữ cái thân tâm bất động trong cái thời gian mình ngồi.

Còn trong cái thời gian mình đi ấy cái thân nó động chứ sự thật thì cái tâm của mình nó vẫn nhìn cái Tứ Niệm Xứ của nó để cho nó thấy có những chướng ngại trên bước đường đi là nó cũng tác ý nó đuổi đi. Nó đem lại cái sự bình an cho thân tâm của mình là Tứ Niệm Xứ.

Cho nên cái này tu nhưng mà không có tu. Nó sống ở trong cái sự sống của nó để mà nó có chướng ngại để cho nó xả cái chướng ngại đó thôi. Còn nó không chướng ngại thì nó vẫn bình an chứ nó không có gì hết mấy con.

Còn riêng Minh Thông…​ thì con nên viết cái bài đó con, viết cái bài mà Đức Từ Tâm đó con.

Thôi như vậy là hết rồi phải không con? Có hỏi gì nữa không con?

Tu sinh: Thưa Sư Ông con ngồi (15:49 …​ (16:07) không nghe rõ)

Trưởng lão: Nếu như có cảm thọ thì con tác ý về cái cảm thọ của con thôi. Còn cái tâm con con tác ý để cho nó thanh thản trở lại thôi, rồi bắt đầu khi mà nó yên rồi thì con ngồi con vẽ để con xả ra đó con. Con xả cái cảm thọ lạc của con đó con. Hiểu chưa?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Rồi Duyên Khang hỏi gì con?

Tu sinh: Dạ kính thưa Sư Ông! Ngày mai là bên nữ gặp Thầy …​ không thưa Thầy?

Trưởng lão: Bữa nay thì coi như là Thầy gặp để giải quyết mọi điều kiện đó mấy con. Để mấy con, người nào mà tu được thì mấy con ráng tu. Còn người nào mà tu không được, mà tu theo cái ý của mấy con muốn đó thì coi như là mấy con không có dự cái lớp này thì thôi.

Mấy con cứ ở trong thất mà tu, chừng nào được thì hay mà không được thì mấy con ráng chịu. Chứ còn Thầy không có trách nhiệm, bởi vì Thầy dạy mấy con từ bước đầu thứ nhất mà con. Về cái ngày mai đó, thì coi như bữa này xong rồi, mấy con ngày mai khỏi có hỏi Thầy nữa.

Tu sinh: Ngày mai là khỏi phải lên nữa Thầy?

Trưởng lão: Khỏi lên nữa, khỏi lên mất công con. Để lo mà học mà tu đi.

(17:10) Tu sinh: Dạ con có câu hỏi.

Trưởng lão: Rồi mấy con hỏi đi!

7- CÁCH NGỒI KIẾT GIÀ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ LỢI ÍCH TRONG VIỆC TU TẬP TỨ NIỆM XỨ.

(17:29) Tu sinh: Bạch Thầy, con ngồi thiền nhiếp tâm kiết già Tứ Niệm Xứ đó Thầy, con nhiếp tâm hết 30 phút thì cái chân nó đau với lại nó mỏi lưng. Con tác ý nó hết đau nhưng mà nó tê, cái nó hết. Rồi nó qua trạng thái nó nóng quá đó Thầy. Khi mà nó nóng mà con đâu có chịu nổi đâu, con xả ra thì nó mát lạnh.

Trưởng lão: Thì như vậy là ở trong Tứ Niệm Xứ thì con đừng có ngồi nhiều con. Theo Thầy thấy mình ngồi đến một mức độ nào đó mà nó có cái cảm giác, cảm thọ.

Trước khi có cái cảm giác cảm thọ đó thì con đừng có tiếp tục ngồi nữa. Trước khi nó xảy ra con biết là cái khoảng thời gian đó, con ngồi 10 phút đi mã hễ tới 15 phút thì nó phải có cái cảm thọ như mỏi hay nhức gì đó, con đừng có để nó xảy ra cái điều này.

Bởi vì nó có những cái điều kiện đó tức là nếu mà điều kiện mà con tác ý nó lui được thì con tác ý, mà không lui thì con đừng có tác ý. Con ngồi đến cái chỗ mà bị đau, rồi hết đau nó tới nóng đó là con không chịu được thời gian đó đâu con. Mặc dù là nó tác ý như vậy nhưng mà sự thật ra trong cái khoảng thời gian đó cho đến khi nó nóng.

Cho nên lúc mà Thầy theo Hòa thượng Thanh Từ, Thầy tu ấy. Lúc đầu nó đau, nó đau thì chịu đau cho đến lúc hết đau rồi thì nó nóng, nó nóng cho hết nóng rồi thì nó mới hết. Đó là cái vấn đề mà ngồi kiết già, ngồi thiền đó thì nó như vậy.

Tu sinh: Vậy là ức chế đó Sư Ông?

Trưởng lão: Ức chế đó con, cho nên xả ra đi. Bây giờ trong cái giai đoạn này nó chưa phải mấy con ngồi nhiều đâu. Mấy con ngồi với cái sức của mình, ví dụ như mình ngồi bao nhiêu hay bao nhiêu, mình ngồi thoải mái dễ chịu.

Cho nên tại sao mà Thầy cho các con ngồi trên cái bàn, trên cái ghế đó để cho nó thoải mái, để cho nó giữ được cái thân, thọ, tâm, pháp con bình an. Cho nó dễ, để mấy con có thể xả từng cái tâm niệm của mấy con khi nó có niệm.

Còn mấy con ngồi gò bó quá đó thì bị cái chướng ngại cảm thọ của thân con thì con sẽ tu không được. Nhiều khi con ráng, con chịu đựng là con bị ức chế. Mình chịu đựng cái cơn đau là mình cũng bị ức chế cái thân của mình nữa cho nên bây giờ phải nhớ kỹ những điều đó.

(19:30) Tu sinh: Con thấy đau quá con xả khoảng nửa tiếng con mới ngồi lại thì nó vô hơi thở nhẹ đó Thầy. Nó không niệm mà nó vô hơi thở nhẹ đó Thầy, con sợ là nó rơi vào không lưu.

Trưởng lão: Đúng rồi, ức chế nó thì nó sẽ rớt vào trong không. Cho nên qua cái cơn đau thì nó sẽ bị rớt vào không lưu, nên trong cái vấn đề tu tập mấy con phải tu Tứ Niệm Xứ như là cái sống, sống để tu, tu để sống y như cái người bình thường thôi.

Không có một cái mà gì lạ lùng hết, nó an ổn mà ngồi nó bất động. Nó yên ổn được thoải mái được thì mấy con ngồi bình thường. Có chướng ngại đuổi mà không chướng ngại thì thôi.

Đó là như một cuộc sống của chúng ta, sống bình thường vậy đó làm sao mà Tứ Niệm Xứ mà như sống bình thường. Đó mà giờ ở trong cái Chánh Niệm, cái niệm thật của nó chứ nó không phải là như có một trạng thái gì cho nên đức Phật nói không có thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc, bất khổ ở trong cái trạng thái đó được.

Cái trạng thái Tứ Niệm Xứ như một người bình thường vậy, không có lạc không có khổ gì hết đó thì nó đúng. Còn nó có lạc có khổ, có bất lạc, bất khổ thì nó không đúng. Cho nên nó có những cái gì mà khác lạ thì cái đó nó không phải. Ngồi thiền mà nó có khác lạ thì không phải là Tứ Niệm Xứ đâu.

Tu sinh: Mình đang tu Tứ Niệm Xứ đâu có cần ngồi kiết già hả Thầy?

Trưởng lão: Đâu có cần ngồi kiết già con, thiền kiết già là sau khi con tu lớp Tứ Chánh Định rồi.

Tu sinh: Con thấy con ngồi kiết già xuyên suốt thì chân con đau nó mỏi đủ thứ hết.

Trưởng lão: Ừ xả bỏ nó đi con, đừng có ngồi để cho mình giữ được cái tâm của mình để xả được cái thân. Rồi cái thân của mình ngồi bình thường mà nó mỏi mệt hoặc là có những cái thọ hành, hoặc là có những cái bệnh đó thì con sẽ dùng cái phương pháp tác ý để đuổi cái bệnh của mình đi.

Còn nó không có thì thôi, còn bây giờ mình tạo cho nó có bệnh rồi mình ngồi đó mình đuổi, cái thân nó không đau nhức mà bây giờ ngồi cho nó đau nhức rồi bây giờ đuổi thì cái chuyện đó là mình vô lý thiệt.

Đã nó đau nhức là mình nó không có thể nào mình làm chủ được nó. Từ đâu nó đau thì mình phải dùng pháp mình đuổi, còn cái này nó không đau nhức mà kéo lên cho nó đau nhức rồi ngồi đó chổng gô mà đuổi thì mấy con bị điên sao?

Đã không bệnh mà tạo làm cho nó bệnh rồi bây giờ chổng gô mà đuổi thì như thế nào? Thì thôi tốt hơn đứng dậy cái nó hết đau rồi có gì đâu mà phải mất công mà đuổi?

8- GIỮ THÂN TÂM THANH THẢN, TỰ NHIÊN TRONG TU TẬP, TRÁNH LỌT VÔ TƯỞNG

(21:33) Tu sinh: Con thấy nó buồn ngủ quá Thầy ơi!

Trưởng lão: À bây giờ buồn ngủ đứng dậy đi thôi, đi cũng giữ Tứ Niệm Xứ được mà. Cho nên nó có những cái phương pháp đó, cho nên đi có bốn cái oai nghi của nó đi, đứng, nằm, ngồi.

Tu sinh: Mấy lần tác ý tâm thanh thản an lạc vô sự cái con thấy vẫn còn niệm, con mới quét tâm như đất lìa tham sân si, con tập vậy đó. Cái con thấy nó bớt đó Thầy, con thấy con tác ý liên tục như vậy con thấy im lặng quá. Con sợ nó sai nữa!

Trưởng lão: Nói chung, coi như là cái phần con tu như vậy coi chừng nó bị lọt trong cái tưởng sai vậy con,..

Cho nên vì vậy con tu nó rất là tự nhiên, nó bình thường như thế này này, mà nó không có gì. Bây giờ con đang hỏi Thầy này, con nói chuyện, con thấy bình thường không có gì hết phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Đó, giữ gìn cái trạng thái bình thường đó ở Tứ Niệm Xứ mà nó tỉnh táo thì đúng rồi con. Hiểu chưa?

Tu sinh: Dạ, Thầy cho con xin cái bài viết của cô Nguyên Thanh, cái bài Các Pháp Vô Thường để con xả tâm trong Tứ Niệm Xứ vì con tu không có được.

Trưởng lão: Vậy hả con, để rồi Thầy sẽ gửi cho con cái bài đó để con đọc, bài Các Pháp Vô Thường, chứ ở đây không có con.

Để Thầy sẽ nói với Nguyên Thanh, thì chắc chắn là Nguyên Thanh cũng không hẹp hòi gì đâu. Thầy sẽ photo cho.

Tu sinh: Con cũng có viết thư xin Nguyên Thanh rồi đó.

Trưởng lão: Vậy hả con, có rồi hả, vậy tốt rồi.

Tu sinh: Dạ, cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Ráng tu tập đó con. Tu cho đúng chứ nếu không con bị lọt trong tưởng đó.

(23:19) Rồi con hỏi gì con? Con hỏi luôn đi để ngày mai rồi khỏi mất công.

Tu sinh: Con không biết là…​ 4h …​ đến 7,8 giờ…​ con thấy không có thực tế lắm, …​ (22:37…​ (24:20) không nghe rõ)

Trưởng lão: Được con không có sao, biết sám hối là tốt.

Tu sinh: Con có một chuyện muốn hỏi…​ con bắt đầu…​ con muốn sống…​ con ráng tu …​ (24:38…​25:12 không nghe rõ)

(25:13) Trưởng lão: Như vậy được rồi con, không có gì đâu con. Nhớ cái pháp tác ý đó.

Tu sinh: Con thấy …​ con tu…​ con niệm tâm thanh thản, con thấy an ổn…​ con thấy nó rõ ràng …​ (25:18…​ (25:54) không nghe rõ)

Trưởng lão: Như vậy đúng đó con, không có sai đâu. Nó giảm đi.

Tu sinh: Con có tập pháp Thân Hành Niệm…​ thưa Thầy như vậy con có …​ (25:58…​ (26:10) không nghe rõ)

Trưởng lão: Thân Hành Niệm hả con, tác ý thôi con. Trong cái lúc này ví dụ như có bệnh thì mình tập đi trị bệnh. Còn không có bệnh thì thôi, mình tập cho nó quen cho nó biết cái pháp thôi. Còn cái vấn đề mà đuổi bệnh đó thì mình nương vào cánh tay hoặc nương vào cái hơi thở của mình. Còn cái kia thì mình tập cho nó tỉnh, tập cho nó có cái nội lực của nó thôi, để cho nó tác ý để cho mình trị bệnh.

Nhờ mình tập cái pháp Thân Hành Niệm, sau này mình không tập pháp Thân Hành Niệm nhưng mà mình đuổi bệnh bằng hơi thở để nó có cái sự tác ý của cái phápThân Hành Niệm, nó có cái hiệu lực ở trong khi mình đẩy lui bệnh. Nó đơn giản lắm con, không có khó đâu.

Tu sinh: Con tu Tứ Niệm Xứ, nó chỉ biết cái thân con…​ Thưa Thầy con hỏi…​

Trưởng lão: Nó biết cái thân con là đúng chứ có gì đâu con. Con đi nó cũng biết cái thân mà con ngồi nó cũng biết cái thân. Do đó nếu trên thân con mà nó xảy ra cái cảm thọ thì con biết trên thân nó có đau nhức.

Mà nó xảy ra có một cái niệm nào đó thì con biết, tự trên thân đó con thấy có cái niệm thì con biết cái tâm nó có đó. Con hiểu không?

9- NGƯỜI LỚN TUỔI CÓ CÁCH VẬN ĐỘNG ĐỂ TRÁNH BỊ ĐAU LƯNG

(27:46) Tu sinh: Khi con tu thì con thấy có cảm thọ gì hết, nó vẫn bình thường. Cho đến khi buổi khuya con nằm khoảng 30 phút hoặc là buổi tối trước khi con ngủ dậy thì con thấy cái lưng của con nó bị đau một chỗ, nó không cúi được. Thì con không biết cái đau đó là như thế nào?

Trưởng lão: Cái đau đó là tại vì khi mà con nằm đó. Nằm thường thường là những cái người lớn tuổi đó mấy con. Sự thật ra thì Thầy rất là hiểu biết về cái tuổi mà người lớn họ nằm nghiêng một bên thì họ cũng sẽ bị đau ở quanh cái chỗ nằm đó.

Còn cái người nhỏ tuổi thì ví dụ như họ có cái sức đề kháng như thế nào. Họ nằm bình thường và họ dậy bình thường. Nhưng mà cái người già mà nằm lì một chỗ là coi chừng bị đau chỗ đó. Nằm thì nó tập trung nó dồn chỗ đó.

Cho nên vì vậy khi mà bị đau vậy thì con phải đứng dậy và con sẽ ngay cái chân mình đứng cái thế trung bình tấn đó. Đứng cái thế nó ngả bên này, nghiêng cái người qua, nghiêng bên đây qua, nghiêng bên đây qua, cúi xuống, ngửa qua.

Mỗi một cái động tác như vậy khoảng chừng mười lần. Mười lần thôi, thì mỗi một cái động tác ngả qua vậy đó, đứng trở lại, rồi đứng trở lại, rồi ngả qua vậy đó, nghiêng qua, nghiêng lại mười lần.

Bên đây cũng vậy, bên đây cũng vậy, cúi xuống cũng mười lần, ngửa ra cũng mười lần. Thì nó giảm hết liền tức khắc, vì khi mà tuổi già máu nó lưu thông yếu lắm nên khi mình nằm nghiêng một bên vậy đó thì nó sẽ đọng lại ngay ở chỗ này nên nó bị đau. Nó không có sao đâu, con chỉ vận động một chút xíu là hết.

(29:27) Còn nếu không vận động thì nó kéo dài, thậm chí như nó đau vậy con ngồi không được đó. Nhưng mà vấn đề mà tu tập đúng pháp rồi thì cơ thể nó không bị, nó có cái sự mà tốt hơn.

Còn cái tuổi trẻ thì không sao nhưng mà lớn tuổi như mấy con thì coi chừng mấy con nằm một chỗ là mấy con bị đau chỗ đó. Nằm lâu thì bị đau đó. Cho nên các con nằm ba mươi phút thôi mà bị đau.

Thành ra Thầy hiểu biết về cái thân của mấy con dữ lắm. Cho nên ví dụ như con nằm như vậy độ chừng khoảng độ chừng mười phút, hai mươi phút gì đó con nghiêng qua bên đây, rồi con trở nghiêng qua bên đây nữa thì nó không đau. Chứ con để lâu nó sẽ đông đặc cái chỗ đó nó đau.

Tu sinh: Con kính bạch Thầy, khi con đi Tứ Niệm Xứ, chân con nó vẫn đứng, con đứng có được không ạ.

Trưởng lão: Được chứ không có sao hết con.

Tu sinh: Nhưng mà con đứng như vậy thì cái thân con nó chỉ biết nó đứng.

Trưởng lão: Con vẫn chú ý cho nên con làm đúng, không có sai. Rồi nó nằm nó cũng thấy biết cái thân của nó rất rõ ràng từ đầu tới chân, cảm nhận được từ đầu đến chân nó đứng hay nó nằm đó là Tứ Niệm Xứ đó con, cứ tiếp tục tu như vậy con.

Đó là cái sức tỉnh nó có rồi đó mấy con, chứ còn nếu không có sức tỉnh thì nó không thấy điều gì hết. Không có sức tỉnh nó hay quên.

10- NGHE VÀ ĐỌC ĐỂ HUÂN TẬP THÊM TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(31:20) Tu sinh: Con thưa Thầy, một thời khóa là ba tiếng thì con tu một tiếng rưỡi thì còn một tiếng con tu Định Vô Lậu, còn 30 phút…​ (31:29 không nghe rõ)

Trưởng lão: Vậy không có sao đâu con, tu vậy được. Nhưng mà con sức tỉnh mà nhìn lại Tứ Niệm Xứ không con?

Tu sinh: Con tu được Thầy ạ!

Trưởng lão: Vậy thì tốt rồi. Cái bệnh con bây giờ nó bớt chưa con?

Tu sinh: Thưa Thầy con thấy cái tình trạng lạnh của con cũng ảnh hưởng đến thần kinh thầy ạ. Cứ hễ mà con suy nghĩ nhiều là nó ảnh hưởng đến thần kinh là con hay mơ nó bị dính …​ Cho nên là nó cũng giảm đi từ từ …​ lẽ ra con không có bệnh đấy thì con thuận lợi hơn …​ con cứ suy nghĩ nhiều là …​ con hay mơ màng lắm , con cứ ngủ nằm là mơ thành tiếng nói thành tiếng rồi. cho nên nhiều khi biết nó sợ ảnh hưởng…​

Trưởng lão: Được con, tại vì theo Thầy thiết nghĩ đó cái phần mà về cái bệnh của con đó thì luôn luôn lúc nào con tu, cái pháp nào con phải tác ý cho cái bệnh nó phục hồi…​ vậy thì nó cũng …​ không nghe rõ cái bệnh của con nó cũng bình thường nó dễ tu.

Còn cái vấn đề mà Định Vô Lậu mà để triển khai cái sự tư duy và suy nghĩ để con biết. Thì theo Thầy thấy con nên tiếp thu bằng những kiến thức của người khác nghe đọc, hoặc là mình đọc thôi; qua một cái bài nhỏ nhỏ để mình đọc để cho mình hiểu thôi là đủ rồi. Bởi vì từ mình đọc là nó huân vô cái hiểu biết đó.

Còn bắt đầu mình vận dụng cái tri kiến của mình để mình hoạt động nó, thì nó lại ảnh hưởng đến cái bệnh của con. Con hiểu không? Còn cái này mình chỉ tiếp thu thôi. Như bây giờ mở cuộn băng này nghe như vậy chứ nó thu vô, nó thu cái sự hiểu biết, cái kiến thức đó nó hiểu biết con. Mình chưa hiểu biết thì mình được nghe qua nó hiểu biết luôn.

Đó là mình cần tiếp thu vào những cái kiến thức để hiểu biết về cái Chánh Tri Kiến của nó. Đó cần tiếp thu nó, cho nên không cần mấy con làm bài nhiều nhưng mà cần tiếp thu được những điều kiện đúng của Chánh Pháp.

Rồi nhiều khi cần thiết, mình áp dụng vào cái đối tượng nào mà trong khi thân mình bị đó, mình có những phương pháp trong đó, để mình tiếp thu, rồi mình bắt đầu áp dụng vào các phương pháp đó để mình thực hành.

Tu sinh: Vâng, con thưa Thầy…​

(33:47) Trưởng lão: Đó nó huân vô, đọc sách thì nó huân vô.

Tu sinh: Con không biết là tu đúng hay tu sai.

Trưởng lão: Cho nên con thì bây giờ bị cái ảnh hưởng đó, thì con đừng nên suy nghĩ nhiều. Nhưng mà theo Thầy thiết nghĩ thì mình cứ huân vô những cái tri kiến. Những gì của mọi người hay đó thì mình cứ huân vô.

Cũng như bây giờ con đọc cái bài của người này, nghe đọc cái bài của người này, nghe đọc bài của người khác. Những người đều có những góc độ hay của người ta thì tức là khi mình nghe nó huân vô đó.

Sau đó nó được dự trữ để cho mình thực hiện những cái phương pháp, những cách thức để hiểu biết để hóa giải để làm cho các ác pháp không tác động được con. Đó mình thực hiện qua cái góc độ nó dễ hơn.

Tùy theo, còn nếu mà mình triển khai được cái tri kiến của mình như mấy đứa mà tuổi trẻ có khả năng đó, thì người ta triển khai người ta tìm về người ta biết đó. Còn con thì bây giờ lớn tuổi rồi không có cần, mà chỉ huân vô thôi, huân vô cái sự hiểu biết đó.

Cái mà chưa hiểu biết thì mình nghe, mình đọc để cho mình huân vô cái sự hiểu biết đó. Mình huân bằng cái Chánh Kiến, những cái điều chân chánh, những cái hiểu đúng chứ không phải huân vô cái sai. Nếu mình huân vô cái sai thì nó làm cho cái tri kiến hiểu biết của mình nó sẽ sai. Con hiểu không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Ở đây cái lớp Chánh Kiến thì không bao giờ dạy những cái sai đâu mà dạy những cái cần thiết để các con huân vô những cái cần thiết đó. Rồi con, con hỏi đi con. Con cứ ngồi ghế đi con không có sao đâu.

(35:24) Tu sinh: Con kính bạch Sư Ông. Tại vì giai đoạn này là Tứ Niệm Xứ thì con có tiếp tục quán sát dứt khoát không Sư Ông? Tại vì trước giờ con có một cái tập khí là quán sát các pháp để con làm bài đó. Thì bây giờ con lại tu Tứ Niệm Xứ là quay vô nhìn bên trong rồi bây giờ con có tiếp tục nhìn bên ngoài với bên trong không Sư Ông?

Trưởng lão: Không, bây giờ lâu rồi con mới tập thôi, mới tập Tứ Niệm Xứ đó thì mình phải tập quay vô thôi. Còn khi nào mà mình mở cái chiến trận trên Tứ Niệm Xứ mà mình quét giặc sinh tử thì hoàn toàn là quay vô chứ không được quay ra.

Còn bây giờ mình đang triển khai cái tri kiến của mình đó mình quay ra để mình nhìn vô. Cái đó là giờ mình đang tu cái Định Vô Lậu con, mình triển khai cái tri kiến của mình đó con.

11- BỆNH VÀ NHÂN QUẢ BỆNH TẬT.

(36:16) Tu sinh: Dạ con kính bạch Thầy!

Trưởng lão: Có gì không con?

Tu sinh: …​ (36:25 không nghe rõ) Con ráng con vô nhà …​

Trưởng lão: Thôi được nữa rồi, Thầy biết cái …​ (36:37 không nghe rõ)

Tu sinh: …​ (36:40 - (36:45) không nghe rõ)

Trưởng lão: Con nên vạc cái vỏ cây dẻ đó con rồi uống nước, lấy cái đó để trị thuốc, chứ bây giờ nó những cái loại thuốc để chích ngừa hay lắm đó con.

(37:08) Tu sinh: …​ má chồng con tu thì Thầy coi dùm con tuổi của ba là 89 tuổi con qua không? Con thấy bệnh hoài mà uống thuốc không có trị được, không hết?

Trưởng lão: Con cứ bình an đi con, đó là cái nhân quả của con, mình trả cho hết cái quả thì nó hết đó con không có gì đâu.

Tu sinh: Vậy là không có sao phải không ạ?

Trưởng lão: Không có gì đâu con, con đừng có sợ vì nó thuộc về nhân quả mà con. Yên tâm, nó là nhân quả mà không có sao đâu, thì trả hết cái quả nó bình an lại.

Tu sinh: Chúng con có hồi hướng …​

Trưởng lão: Thôi con, con ký gửi cái tên họ cho cô Út cất dùm Thầy, để rồi Thầy sẽ ước nguyện cho con.

Tu sinh: Dạ con cám ơn!

Trưởng lão: Rồi

12- CÁCH THỨC RÈN LUYỆN TÂM TỪ

(37:58) Tu sinh: Dạ, con kính bạch Sư Ông. Cái bài viết của con đó Sư Ông, thì con viết bài về những quan sát đó.

Trưởng lão: Đúng là quan sát.

Tu sinh: Con viết về những cái gì con đã thực chứng và quan sát được thì con viết ra.

Trưởng lão: Đúng, cái đó cái thật đó con.

Tu sinh: Còn hôm bữa Sư Ông có dạy về Tâm Từ, thì con áp dụng con đuổi, không phải là con đuổi mà con tới con dạy cái ổ kiến. Con nói chuyện với nó, sao hôm nay nó rời đi Sư Ông.

Tại vì thường con quét sân tới đó thì con thấy tội quá thì con nói chuyện. Con nói: "Thôi em ra cái gốc cây đằng kia kìa. (Con chỉ ở gốc cây đó) Chỗ đó chị không bao giờ chị động tới đâu, chị không quét đâu". Thì hôm nay nó rời đi hết trơn.

Trưởng lão: Đúng đó, đúng đó con!

Tu sinh: Nguyên một cái ổ kiến ụ lớn mà hôm nay nó dời đi hết. Và con thấy không biết có nên viết không? Tại vì những cái đó con thấy cuộc sống nó thực quá. Ví dụ mình làm cái gì mình cứ áp dụng rồi nó ra đúng vậy. Có cần phải viết bài hay làm cái gì nữa không Sư Ông? Tại con thấy nó rất là hay, mình chỉ nói có một câu thôi. Mỗi lần con quét tới cái ổ kiến là con nói câu đó. Con ngồi xuống con nói chuyện với nó một hồi. Con nói thôi đừng có cắn nữa nha, đau lắm, ngứa lắm người ta giận đó, mà người ta giận thì em cũng không có vui gì. Con cứ ngồi con nói chuyện lảm nhảm với nó. Má con nói giờ tu mà con cứ đi quét sân con kiếm mấy cái ổ kiến mà nói chuyện thì nó có được không Sư Ông?

(39:35) Trưởng lão: Được con, bởi vì đó là thực hiện Tâm Từ con. Mình giao cảm được những nỗi của chúng sinh, mình trao cái tình cảm của mình với chúng sinh. Trong khi đó mình dạy nó đều ở trong cái điều thiện không đó con.

Tu sinh: Mà hôm nay con thấy bằng chứng rõ ràng là nó dời đi ra cái chỗ mà con chỉ.

Trưởng lão: Nó đã giao cảm được đó con, nó giao cảm được qua cái tình thương yêu của mình đối với chúng sinh. Sau này khi mà học đến những cái Đạo Đức mà về cái bài Đạo Đức lòng từ của mình, lòng thương yêu đó. Thấy cái sự thương yêu sự sống của chúng sinh, thấy cái đường đi như vậy mà nó ở vậy thì tức là mình đi qua đi lại như vậy thì mình quét thì nó bị động đó.

Cho nên mình nói với nó thì nó giao cảm được, sau khi đó thì mình nói cái mẩu chuyện đó, thì con viết qua cái Tâm Từ đó con. Do cái lòng thương yêu của mình thì mới thực hiện cái lời nói đó. Chứ còn người ta không từ tâm thì ai mà đi nói chuyện với kiến con?

13- TU TẬP CŨNG PHẢI LINH ĐỘNG VÀ THIỆN XẢO.

(40:28) Tu sinh: Dạ, vậy thì thưa Sư Ông những cái giờ tu của con thì con có thể uyển chuyển, tùy nghi tại vì trước khi con chuẩn bị tu con. Thí dụ tùy cơ ứng biến con gặp một cái chuyện gì đó. Thì con phải tùy cơ chứ con không có thể nhúc nhích. Ba mươi phút đầu Tứ Niệm Xứ, ba mươi phút sau Thân Hành Niệm.

Trưởng lão: Đúng vậy, mình phải linh động và thiện xảo.

Tu sinh: Con ví dụ con đang làm, thì có người muốn xả tâm với con thì con cũng phải gác lại cái chuyện tu của con cho người ta xả đúng không Sư Ông?

Trưởng lão: Đúng rồi nó là tùy thuận đó con. Cho nên vì vậy trong cái vấn đề tu mấy con phải thiện xảo. Lúc mình phải tu tâm Từ, lúc mình phải tu định, lúc mình phải tu xả.

Thỉnh thoảng đức Phật dạy mình rất rõ trong những cái bài kinh đó con, lúc thì tu cái này lúc thì tu cái kia. Trường hợp đó nó xảy ra trong cái thời điểm đó là ngay cái pháp mình đang tu cái này là Chánh Niệm Tĩnh Giác, xả liền tức khắc sử dụng quan sát.

(41:28) Tu sinh: Con đang ngồi tu thì con thấy nó hơi căng căng một chút là con đứng dậy con đi quét tới cái ổ kiến. Con nói chuyện với mấy con kiến thì con thấy nó khỏe liền, chứ không còn căng nữa.

Trưởng lão: Nó xả ra đó. Thực ra đó là cái khéo léo đó con. Như mấy con thấy khi mà mình tu mình thấy nó căng, nó nhức đầu lắm. Mình khéo léo ra mình đi làm cái chuyện gì đó mình khởi cái tâm từ cái nó xả ra liền.

Đó là cách thức khéo léo thiện xảo đó. Cũng như mình lấy cây bút mình viết mình thấy nó bị căng đầu rồi. Mình lấy cây bút mình vẽ, mình chơi, mình viết thì coi như là mình giải trí đó, mình thư giãn. Đó là cách thức rồi con. Thiện xảo.

Tu sinh: Vậy có bị phạm giới gì không Thầy?

Trưởng lão: Không có sao, không có phạm giới đâu con. Cái đó là cái đúng con. Không có gì đâu con.

14- CÁCH NẰM KIẾT TƯỜNG

(42:12) Tu sinh: Vậy Sư Ông chỉ cho con cách nằm đi Sư Ông?

Trưởng lão: Cách nằm kiết tường hả con? Hay là sao?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Cách nằm kiết tường thì mấy con nằm như thế này, nó để cái tay như thế này này. Tức là hai cái ngón này cái lỗ tai của con để nằm ngay chỗ này. Đó con hiểu chưa?

Tu sinh: Dạ, để suốt đêm luôn hả Sư Ông?

Trưởng lão: Suốt đêm, để vậy mình nằm. Cái tay nó nằm chỗ này, thì hai cái chân mình chồng lên tức là mình nằm nghiêng đó mình…​

Tu sinh: Như vậy thì buổi sáng cái tay nó sẽ bị tê.

Trưởng lão: Mới đầu nó bị tê đó con, lần lượt nó quen nó hết tê. Không sao đâu.

Tu sinh: Còn cái phần mà mình nằm nghiêng qua thì cái phần trên này Sư Ông, phần mà mình để cái chân chéo lên, cái chân bên trên nó sẽ bị lạnh?

Trưởng lão: Thì đúng là nó phần trên nó bị lạnh nhưng mà trong khi đó nó bị lạnh vậy đó mà con tác ý nó, bảo cái chân trên không có được lạnh, nó sẽ ấm áp, rồi nó sẽ ấm con.

Nó hay lắm con, còn không mà con thấy con không vậy đó thì con sẽ dùng một cái chăn con sẽ đắp lên cái phần trên nó ấm lại. Bởi vì cái hơi ở dưới cái phần dưới nó lên thì nó bị cái chăn giữ lại, cái phần trên nó ấm. Còn không nó ở dưới mà nó lên thì nó đi luôn lên thì cái chân ở trên nó bị lạnh.

Nó không có gì, đó là cái thiện xảo mình khéo léo để mình giữ cái độ ấm của hai cái chân của mình. Chứ không khéo thì cái chân trên nó bị lạnh mà cái chân dưới thì nó bị nóng. Thiện xảo đó con.

Tu sinh: Vậy là nhất định là phải nằm kiết tường hả Sư Ông?

(43:38) Trưởng lão: Ờ phải nằm kiết tường là cái hạnh nằm. Sau này khi mà Thầy dạy oai nghi tế hạnh thì Thầy sẽ dạy mấy con phải nằm kiết tường đó.

Tu sinh: Chứ con thấy khi mà nằm tay tê, chân lạnh thì con lại sợ là sai đó?

Trưởng lão: Mình phải biết cách thức để cho mình bảo vệ cho cái chân đừng lạnh. Cái tay thì mình mới đầu con nằm một lúc thì con lại trở qua bên đây nằm bên tay trái. Con cũng vậy, đừng có nằm ngửa mà nằm bên tay trái. Rồi một lúc mình chuyển qua, mình đổi qua đổi lại.

Lần lượt nó quen rồi cái mình tăng giờ lên, cũng như mình tập ngồi vậy nó tăng dần lên. Chứ còn mình cố gắng mình ép nó là mình bị tê đó, mình bị tê rồi mình khó chịu. Cái gì cũng phải tập cho nó thích nghi nó quen.

Tu sinh: Dạ, con cám ơn Sư Ông!

Trưởng lão: Mấy con còn hỏi gì nữa không? Hết rồi phải không mấy con. Hết thôi, đi về nghỉ.

Trước khi về Thầy sẽ gửi cho mấy con cái điệp phái này không biết của ai mà viết trong cái tập tên Võ Thị Tuyết Lan. Ai vậy con?

Không có ở đây, rồi mấy con về. Thầy chào mấy con.

Tu sinh: Dạ, con chào Thầy ạ.

Tu sinh: Dạ Thưa Thầy con muốn hỏi.

Trưởng lão: Được con. Con cứ từ từ sám hối…​. Thầy chào mấy con, mấy con ra trước đi…​ Con tắt máy đi con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy