00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 058B (NAM) - VẤN ĐẠO LÀM CHỦ BỆNH - QUÁN THÂN BẤT TỊNH - TỨ NIỆM XỨ - ĂN UỐNG - NHÂN QUẢ

CK 058B (NAM) - VẤN ĐẠO LÀM CHỦ BỆNH - QUÁN THÂN BẤT TỊNH - TỨ NIỆM XỨ- ĂN UỐNG - NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 11/01/2006

Thời lượng: [52:23]

1. PHÂN BIỆT CÁC LỚP HỌC BÁT CHÁNH ĐẠO

(00:00) Trưởng lão: Cho nên trong khi đó, mấy con thấy cái lớp Chánh Kiến, bởi vì đạo Phật có tám lớp, từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, nó thuộc về triển khai sự hiểu biết, kiến thức của mình hiểu biết về Phật giáo. Bây giờ nói về nhân quả nó phải hiểu cho rõ nhân quả, nó hiểu về các pháp vô thường phải hiểu cho rõ các pháp vô thường, rồi hiểu về bất tịnh phải hiểu cho rõ từng chi tiết của sự bất tịnh, để cho nó hiểu rõ rồi. Và khi nó hiểu rõ như vậy, coi vậy tự nó giảm cái sắc dục của nó.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, có lúc con nghĩ là Thầy dạy chúng con ở lớp Chánh Kiến đây nhưng sự thực Thầy đã dạy chúng con cả về Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ rồi. Tức là đã kết hợp cùng học mấy cái Chánh rồi.

Trưởng lão: Nó có cái tư duy nhưng mà chưa con. Tới đây mà dạy lớp Chánh Tư Duy buộc mấy con phải tư duy như thế nào đúng mình mới tư duy. Còn bây giờ để cho mấy con tự tư duy mà. Nó có tư duy trong đó, bởi vì chánh kiến con phải suy nghĩ rồi chứ gì, nhưng mà tư duy của cái chánh kiến chứ đâu phải tư duy của tư duy. Các con tưởng mình học lớp này có lớp này thôi, không phải, các con lầm. Bởi vì trong tư duy của chánh kiến nó tức là thu nhập những cái hiểu biết của chánh kiến, bằng cái suy tư của mình, vừa học hỏi, vừa suy tư để mà huân cái hiểu biết đó, để nó có sự hiểu biết. Rồi bắt đầu bây giờ tư duy trên tư duy.

(01:25) Còn Chánh Ngữ con thấy không, Thầy chỉ nói ở trong cái bài kia để Chánh Kiến nói cái ái ngữ nó vậy thôi, hoặc là cái ác ngữ, cái tà ngữ, cái chánh ngữ thôi. Đây là ở trên lớp Chánh Kiến chứ chưa phải là Chánh Ngữ. Rồi Chánh Ngữ mấy con biết, Thầy dạy những oai nghi tế hạnh, từ lời nói của mấy con chứ đâu phải vậy. Không phải nói sơ sơ suông suông không đâu. Tức là phải nói cái lời nói nó như thế nào, người ta dạy cho mình từng cái lời nói, đạo Phật mà mấy con biết, người ta cho một cái lớp là có thời gian dạy cho mình, chứ đâu phải là nói sơ sơ như bây giờ con vừa học Chánh Ngữ lại vừa học cái lớp Chánh Kiến, có Chánh Ngữ, Chánh Tư Duy trong đó. Nó có cả Chánh Mạng ở trong đó nữa. Nhưng mà nó không phải, nó thuộc về Chánh Kiến.

Nó chưa, cho nên bắt buộc vì vậy mấy con hành, nó có nằm ở trong cái Chánh Kiến, có cái Chánh Mạng ở trong đó, nhưng mà nó không phải Chánh Mạng đâu. Tới học lớp Chánh Mạng rồi mấy con sẽ biết. Nó chánh mà, mình đâu có học sơ sơ như vậy được, áp dụng chung như vậy được, cái này là chung chung. Bây giờ Chánh Kiến ấy, các con thấy Thầy mới triển khai cái Chánh Kiến cho mấy con. Đó chính cái chỗ đó, cái chỗ hiểu biết của mấy con, đó mới gọi là Chánh Kiến, con hiểu chưa. Rồi bắt đầu bây giờ Chánh Tư Duy, buộc lòng mấy con sẽ tư duy như thế nào người ta dạy cách thức từng tư duy. Mà Thầy sợ Thầy không có đủ sức để dạy mấy con trong tám lớp này. Cái đầu óc của Thầy nó đã hoạch định được cái giáo án giáo trình của các lớp này, nó rõ ràng Thầy mới dám tuyên bố tám cái lớp của Phật chứ không phải mình dạy như vậy là chung chung đâu, không phải, mấy con nghĩ Thầy đang ở trên lớp Chánh Kiến.

(03:01) Cho nên mấy con không thông minh, sự thật mấy con không thông minh. Mấy con không hiểu Thầy dạy mấy con như thế nào, nên mấy con cứ nghĩ chung chung thôi. Cái sức thông minh của mấy con chưa hiểu Thầy dạy. Cũng như bây giờ chương trình giáo dục đào tạo của Nhà nước giáo dục cho mình, người ta cho cái lớp học, các thầy dạy theo cái chương trình như vậy như vậy. Người ta đâu có cho cộng chung trong lớp hai, lớp ba trong đó đâu. Chưa tới lớp hai thì chưa có bài vở của lớp hai. Nhưng mà trong cái chuẩn bị cuối năm, thì người ta cho mình có sự hiểu biết qua lớp hai, để mình qua lớp hai vững vàng chứ không có gì khác, chứ chưa phải là lớp hai học ở trong chương trình đó đâu. Cho nên cái chương trình dạy của đạo Phật nó như vậy đó mấy con, coi thì nó vậy chứ không phải như vậy. Cho nên cái thông minh của mấy con chưa có, mấy con chưa hiểu đâu. Cho nên Thầy dạy vậy mấy con cứ nghĩ chắc có Chánh Tư Duy có trong này rồi, có Chánh Ngữ trong này rồi. Chánh Ngữ thì nói sơ, Chánh Tư Duy thì mấy con Chánh Tư Duy trong Chánh Kiến, để cho mấy con hiểu. Cho nên cái làm bài của mấy con, Thầy đánh giá kỹ mấy con được hết, cho nên Thầy phải sắp lớp. Người nào mà bước qua khỏi Chánh Kiến được rồi thì Thầy sẽ sắp lớp vào Chánh Tư Duy.

Tu sinh: Thầy nhìn bài Thầy biết hết lớp nào lớp nào hả Thầy?

Trưởng lão: Biết chứ mấy con. Bởi vậy mới biết trình độ của mấy con ở mức nào, sức thông minh của mấy con ở đâu, nó nhiều hay ít? Rồi sự hiểu biết của mấy con nó như thế nào. Cho nên khi mấy con làm rồi làm lại, sự thật ra mấy con tóm lược lại cái hiểu biết, Thầy thấy đó là cái phần tích lũy thêm. Có nhiều người làm lại bài, cái bài kia làm rồi nó ít quá, không có đủ cái hiểu. Sau khi nghe đọc rồi, bắt đầu mình hiểu thêm được một số nữa, tức là mình có huân vô một số hiểu biết nữa mình viết, Thầy thấy bài này khá hơn một chút. Thầy chỉ mong người học trò cứ lần lượt triển khai cái tri kiến của mình như vậy là tốt nhất.

(05:05) Khoan nói về tất cả những cái xả tâm gì hết mà cứ mình nghĩ như thế nào, mình viết như thế nấy. Rồi trên cái phần mình viết nó có tạo tác cho mình cái xả tâm chứ không phải không, nhưng mà nó chưa phải lúc mà mình áp dụng xả tâm, đây mới chỉ nói thôi. Nhưng mà nó thấy nó thấm nhuần nó cũng có cái xả trong đó, nó có lợi ích trong đó, Phật pháp mà. Con học cái lớp nào cũng có lợi ích cho tâm con hết, nhưng mà nó chưa nhiều đâu. Mấy con đi tới mấy con sẽ thấy sự rốt ráo của nó. Thầy sợ là Thầy không có đủ sức để hướng dẫn cho các con tám lớp trọn vẹn, cho nên vì vậy Thầy giảm bớt cho nó đỡ cái sức của Thầy. Như bây giờ Thầy thấy vừa đủ để cho mấy con áp dụng tu mà nó không bị ức chế tâm, chứ không thì bị ức chế tâm. Thầy rất lo cái sự tu ức chế tâm. Cho nên vì vậy, thí dụ bây giờ lẽ ra Thầy dạy tám lớp này, mỗi một năm mấy con chỉ học được một lớp. Nhưng mà thời gian, Thầy thấy tuổi Thầy lớn quá mà đứng lớp như vậy nó rất vất vả. Các con biết mỗi bài các con viết Thầy phải đọc hết chứ Thầy không bỏ sót chữ nào đâu.

Tu sinh: Như vậy trong trường hợp con viết như vậy rồi, sau đó con mới đọc lại các bài của người khác?

(06:39) Trưởng lão: Đúng rồi, thật sự ra mấy con cần phải học những bài của người khác, để hiểu biết chứ, cái hiểu biết của mình có nhúm à. Cái hiểu biết của mấy con, khi Thầy đọc hết các bài người hiểu biết chỗ này, người hiểu biết chỗ kia, người hiểu chỗ nọ. Mà nếu gom lại thành một cái hiểu biết của cái Chánh Kiến, ở đây chúng ta học Chánh Kiến mà, cho nên mấy con hầu như mỗi người viết nhúm nhúm, nhưng mà làm sao chúng ta có thời gian mà đọc hết những bài đó để mà chúng ta nghe. Mà đọc hết những bài có thể nghe rồi mình cũng quên, không thể nhớ, tức là mình phải đọc lại.

Thí dụ như bây giờ con mượn bài của Nguyên Thanh con đọc, con thấy bây giờ trả lời Thầy nhiều khi chưa chắc con đã nhớ, muốn tìm lại cái đó để đọc. Nhớ hồi đó mình có đọc vậy đó, nhưng bây giờ muốn viết lại cái đó mình đâu có nhớ được, buộc lòng mình phải đọc lại mới viết được, có phải không mấy con. Đó bây giờ con đã đọc rồi các con thấy, cả một cái tài liệu như vậy mà chỉ có phần nhỏ đó thôi mà viết vậy đó, mà nó còn nữa chứ chưa phải Nguyên Thanh viết hết đâu. Nếu mà đứng trong góc độ Phật giáo con biết bao nhiêu cái lượng đổ vào đó không, trời ơi nó nhiều, Thầy nói Thầy học mà muốn chết Thầy luôn đó. Hồi ở trong Học viện đâu phải chuyện học ít đâu mấy con, học thuộc lòng đó. Cho nên nó kết tập lại mà viết như vậy là nhớ dữ lắm chứ còn lơ mơ thì không.

(07:59) Như Thầy bây giờ đứng ra Thầy soạn, Thầy làm bài thì phải soạn ra cho mấy con, rồi Thầy mới đọc cái bài đó Thầy giảng cho mấy con, mấy con mới có cái tri kiến đó. Chứ còn cỡ Thầy dạy chung chung, gợi ý chung chung thì chắc chắn là mấy con chỉ hiểu chút ít thôi, chứ không làm sao mấy con hiểu nhiều được. Thí dụ như nói về thực phẩm bất tịnh đi, Thầy gợi ý từ cái gốc cây ăn phân lên nó thành cái trái. Thầy nói vậy thôi chứ nếu đem ra bài bản mà nói cái bất tịnh của thực phẩm nó có bài bản đàng hoàng chứ đâu phải. Nhưng mà làm sao Thầy làm cái công việc này cho hết, soạn thảo thành bộ bài vở rất nhiều chứ đâu phải một ít, để đem lại cái tri kiến hiểu biết cho mấy con mà, chứ làm gì mấy con hiểu biết được. Gợi ý thôi chứ thật sự ra đem bài giảng cho mấy con, lẽ ra cái lớp học này phải có những bài giảng riêng. Nhưng vì những bài giảng đó cả một đống kinh sách làm sao mình đọc, mình gom góp lại viết ra thành bài, cả một vấn đề.

Bây giờ Thầy ngồi muốn dạy cho tám cái lớp này, lớp Chánh Kiến Thầy phải soạn bài nào bài nào, dạy về thân bất tịnh hoặc dạy về các pháp vô thường, nhân quả là Thầy phải soạn thảo những bài đó hết, Thầy mới đứng lớp giảng chứ. Mà bây giờ Thầy có soạn đâu, các con hiểu không, cho nên Thầy chỉ gợi ý mấy con thì mấy con chỉ nhúm nhúm thôi chứ mấy con làm sao. May mắn có Nguyên Thanh nó nói chứ còn không có tức là Thầy thấy mấy con như vậy Thầy phải soạn rồi. Phải soạn dạy chứ không dạy mấy con biết sao. Thầy không dạy mấy con làm sao biết. Con hiểu chỗ đó, nó khó chứ đâu phải dễ.

(09:37) Nói là lớp học chứ đâu phải ở đây tu mình chỉ hiểu chút chút mình tu đâu. Chứ hiểu chút chút tu thì từ lâu đến giờ các con đã hiểu đã xả hết chứ gì. Cái tri kiến nó đủ chưa, nó chưa đủ nên mấy con bị ức chế hết. Do đó cứ nhiếp tâm nhiếp tâm, thấy nó bữa nào không vọng tưởng thấy nó đỡ quá, còn bữa nay sao vọng tưởng mà không biết làm sao trừ cho được. Mà nếu cố gắng ức chế thì mấy con lọt trong tưởng hết, không chạy đâu khỏi. Cho nên cái học là đầu tiên nhưng mà cái tu phải kế đó, học phải tu, nếu không tu nó chỉ là cái tủ đựng kinh sách mà thôi. Học tu để áp dụng từ cái học để xả tâm, nó mới có được sự giải thoát. Còn mấy con không học mà tu là tu dốt, tu mù, tu ức chế tâm. Rồi cái học, có học có hiểu mà áp dụng tu sai thì nó đi vào trạng thái sai, không giải thoát.

Cũng học như mấy con thấy ở Miến Điện người ta học Phật pháp ghê lắm phải không. Cái trường đại học đào tạo ra, rồi cái trường thiền hướng dẫn cho tu chứ gì, rõ ràng người ta học rồi áp dụng tu chứ gì. Nhưng mà vì sai, cho nên không xả mà ức chế. Thay vì áp dụng chỗ học của mình để xả tâm thì các ông này cái học để hiểu chơi thôi, còn cái tu thì vô ức chế. Có đúng không, đó là áp dụng sai. Rồi ăn mặn nữa, đó là sai nữa rồi. Thì các con thấy đó là những cái sai của người ta đưa đến tu không chứng. Còn mình ở đây áp dụng đúng, từ Chánh Kiến đi vào Định Vô Lậu để làm cho lậu hoặc nó hết. Các con thấy Định Vô Lậu là cái chánh tri kiến của mình chứ gì, rồi lại áp dụng giới luật nữa. Mình không vi phạm cho nên mình không ăn mặn, còn người ta không áp dụng được giới luật người ta sai. Đó là những cái sai để cho mình thấy, mình học hiểu mình tu.

(11:37) Cho nên Thầy nói rằng cái lớp học vậy, chứ cuối cùng thì chỉ được một, hai người mới đi tới cái lớp tu thôi. Thí dụ Thầy nói thầy Chân Thành đó, tu rất tu đó mà không chịu học. Đây là lớp tri kiến chứ đâu phải dạy mấy người ngồi thất tu. Giờ này mấy con nhìn trước mặt Thầy, mấy người ngồi nghe đây? Trong khi mình rút tỉa từng kinh nghiệm mình tu, họ đếm xỉa gì, họ nghĩ rằng họ hay. Thầy nói họ hay họ vô thất họ tu đi, để cho họ chứng đạo. Cho nên bên nữ cũng có một số người khi nghe Thầy dạy Chánh Kiến họ nói: “Tôi làm mệt quá, tôi làm bài động tâm quá thành ra tu không yên”. Thầy nói: nếu mà tu yên thì bao lâu, mấy người đã ở đây mấy năm rồi đã chứng đạo chưa, thì từ lâu đến giờ mấy người ngồi trong thất tu Thầy có dạy không, mà mấy người có chứng chưa? Mấy người cứ hiểu đi, tại vì không chứng Thầy mới dạy, chứ Thầy dạy cực Thầy chứ. Tại sao Thầy dạy mà không ngồi nghe, để mình hiểu biết, hay là mình nghĩ hiểu biết của người ta là hiểu biết tầm bậy tầm bạ. Nếu hiểu biết tầm bậy tầm bạ Thầy đưa ra làm gì đây, các con hiểu không?

2. HIỂU BIẾT THẬT SỰ CỦA CON NGƯỜI

(12:46) Những cái tri kiến của mấy con quá tầm thường. Mấy con biết là khi người ta hiểu biết như vậy người ta nhìn thấy cả vũ trụ, những cái hiểu biết như thật của vũ trụ. Còn bao nhiêu trong vũ trụ chúng ta chưa hiểu biết. Thí dụ như Thầy hỏi bây giờ ngoài Thái dương hệ của chúng ta còn bao nhiêu cái Thái dương hệ, những cái Thái dương hệ đó nó có cái gì mấy con biết chưa. Cái sự hiểu biết của mấy con chưa hiểu biết mà. Cả các nhà khoa học bây giờ người ta đang nghiên cứu về vấn đề vũ trụ, mà người ta hiểu gì vũ trụ này. Rõ ràng hiểu biết của con người chúng ta bây giờ có một nhúm à, đó là bằng chứng cái hiểu biết của chúng ta hiện giờ. Như vậy là cái hiểu biết của chúng ta ở chỗ nào. Mà một nhúm đó chúng ta học gần chết, có phải không. Bây giờ mấy con muốn hiểu được như các nhà khoa học, muốn hiểu được chỗ này người ta đã chứng minh bằng máy móc như thế này thế nọ thì các con phải học gần chết chứ. Mấy con huân vô cái sự hiểu biết đó người ta để lại từ xưa đến giờ để thành cái mình hiểu biết cái đã, chứ mình có cái gì đây. Nội có huân cái hiểu biết của người ta thôi, Thầy nói nội cái lời đức Phật dạy để mình hiểu biết thôi cũng là thấy mình chưa có hiểu biết nữa, chứ đừng nói chi mình hiểu biết cái gì.

Mình như một đứa trẻ thơ chưa có biết gì hết, lần lượt mình mới huân vào những cái đó, rồi huân vào cái đó mình mới lần lượt sử dụng cái đó, biến dần cái chỗ mình tu tập, mình mới biết được cái đó mình mới tu tập. Tu tập rồi bắt đầu mình triển khai cái Tam Minh của mình mới chứng được cái hiểu biết của mình. Bây giờ mình mới nhìn vũ trụ, nhìn quá khứ mới biết được tiền kiếp mình bao nhiêu đời là gì, đây là cái hiểu biết của mình này. Chứ còn bây giờ cái hiểu biết của mấy con là cái hiểu biết - từ sinh ra mấy con hiểu theo cha mẹ của mình, theo phong tục tập quán, cái hiểu biết của cha mẹ truyền lại cho mình chứ mình hiểu biết cái gì, của mình đâu. Rồi lớn lên mình hiểu những cái hiểu biết của người khác để huân vào cho mình, chứ mình hiểu biết cái gì, các con thấy chưa. Rồi bắt đầu mình nghiêng vào Phật giáo mình hiểu biết của Phật giáo là của ông Phật chứ mình có cái gì, cái hiểu biết của người ta chứ mình có cái gì đâu.

(14:54) Bây giờ cái hiểu biết của mình là mình muốn biết đời trước của mình là gì, mình biết được không? Mình muốn biết vũ trụ này là cái gì, mình biết được chưa? Mình chưa có biết gì hết, hoàn toàn cái của mình mình chưa biết gì hết. Do đó từ cái chỗ mình không hiểu biết này mới nhờ hiểu biết của người khác mình mới áp dụng vào con đường tu, triển khai cái hiểu biết của mình ra. Bây giờ mới sự thật là hiểu biết, như Thầy bây giờ mới sự thật là Thầy có hiểu biết. Còn mấy con bây giờ cái hiểu biết là cái hiểu biết vay mượn, cái hiểu biết của người khác, hiểu biết từ cha mẹ. Các con thưa ba thưa má là các con bắt chước, chứ nếu mà cỡ không dạy mấy con biết kêu ba má bằng cái gì đây. Cái hiểu biết đó là của cha mẹ mình, dạy mình từ cái chỗ này, rồi dạy mình biết ăn biết này kia, biết nấu biết nướng. Chứ cỡ mà không dạy mình chắc là mình bắt con gà mình cắn, xé mình ăn chứ chưa chắc là mình biết, có phải không, các con hiểu không. Từ cái hiểu biết vệ sinh cho đến cái này đều là những cái hiểu biết của người khác người ta đem lại mình. Chứ cỡ bây giờ sinh mình ra, quăng mình vô chỗ nào đi để cho cái hiểu biết của mình coi, mình hiểu biết như một loài động vật thôi, không khác gì. Thầy nói thật sự mà mấy con.

(16:04) Cho nên cái hiểu biết của mình là cái đang huân vô. Cho nên mọi người xung quanh mình đều là thầy của mình hết, bởi vì người ta có hiểu biết cái đó, mình lấy cái hiểu biết đó làm cái hiểu biết của mình. Cái hiểu biết làm mình khổ người ta khổ nhất định cái này không huân vô. Cái hiểu biết không làm mình khổ, không làm người khác khổ thì mình nên huân vô. Đó là mình cần huân cái đó vô để đến khi cái đó trở thành cái hiểu biết của mình. Không phải lấy cái hiểu biết của người ta làm cái hiểu biết của mình đâu, mà nhờ hiểu biết của người ta để triển khai cái hiểu biết của mình, để mình hiểu biết, gọi là tu. Các con hiểu chỗ Thầy muốn nói không, cho nên cái đó gọi là tu. Bây giờ mình chưa hiểu biết thì mình tập, hiểu biết rồi thì thôi. Rồi tới chừng áp dụng vô tu rồi thì chừng đó mình mới triển khai được cái tri kiến, cái trí tuệ của mình, tức là trí tuệ Tam Minh. Bởi vì nếu mà nói chứng đạo mà chứng đạo không Tam Minh là người đó chưa chứng tỏ. Cũng như bây giờ mấy con có giảm bớt tham sân si, đối với người đời thì mấy con có hơn người ta, nhưng mà mấy con chưa phải là trọn vẹn, cho nên mấy con đâu được gọi là chứng đạo, mình chỉ hơn người ta thôi. Cũng như bây giờ các con học hơn, các con ở trên đại học, Thầy mới học lớp mười hai thì mấy con hơn Thầy trên đại học, chứ mấy con chưa phải là. Cái sự hiểu biết của các con cũng là cái sự hiểu biết, sự hiểu biết của mấy con hơn Thầy một chút, thì mấy con hơn Thầy ở mức độ đó. Nhưng mà cái hiểu biết chính của các con thì các con chưa có triển khai đâu.

(17:38) Đó Thầy nói như vậy thì các con biết, trong khi chúng ta nỗ lực mà Thầy rất tiếc. Thầy cho quý thầy nghe Thầy nói như vậy, nhưng mà sự thật ra quý thầy không chịu, coi như mình tự đắc mình ở trong thất mình tu thôi. Sự thật ra ở đây chúng ta có nhiều cái chênh lệch, nhưng mà cái này không quan trọng đâu. Đối với Thầy đông thì Thầy mệt mà ít thì Thầy không mệt. Cho nên mấy con khôn ngoan, thông minh thì mấy con nhờ, mà không khôn ngoan thông minh thì mấy con chịu. Cho nên trong những buổi Thầy giảng như thế này, mặc dù Thầy không giảng nhưng đến mấy con hỏi thì Thầy phải nói còn hơn là Thầy giảng nữa. Thầy mệt chứ đâu phải không. Nhưng mà nói để ba bốn người này nghe hay nói cho nhiều người nghe, mà trong khi ở trong thất tu họ nghe gì, họ huân thêm cái hiểu biết gì để rồi mấy người đó họ tu chứng, mấy con thấy không, họ ngồi trong thất để họ tu chứng. Thầy nói mười năm nữa mà họ chứng Tam Minh cái đầu Thầy nộp cho mấy con chặt nó xuống.

Thầy bảo đảm những người ở trong thất, mấy con mở băng đi, Thầy bảo đảm cho mấy người đang ở trong thất không chịu nghe lời Thầy dạy, bởi vì Thầy mở cái lớp để triển khai tri kiến hiểu biết của mấy con cái đúng cái sai. Mấy con trong thất mấy con cứ nghĩ tu đúng, đúng sao từ lâu tới giờ mấy con không chứng đạt. Mấy con cũng thức đêm thức khuya chứ bộ mấy con lười biếng được sao, nhưng mà con có chứng đạo không? Bây giờ mở lớp này mấy con không chịu học, không chịu nghe thì mấy con học cái gì đây. Mấy con tưởng một số hiểu biết của mấy con đủ hả? Hiểu biết sai mà cũng vẫn cho đủ hả? Cả một nhóm Đại thừa biết bao nhiêu người, cả thầy tổ từ xưa đến giờ, hai ngàn năm trăm mấy chục năm, thế mà người ta tu được những gì, làm chủ được những gì đâu, mấy con cứ nghĩ đi. Vậy thì từ xưa đến giờ đã sai mà bây giờ còn ở trong thất, cứ nghĩ mình đúng sao mà ngồi trong thất không chịu nghe.

(19:34) Trong khi Thầy làm chủ được bốn sự đau khổ, tại sao Thầy làm được mà không nghe những lời Thầy dạy, lại nghĩ rằng mình đang tu đúng đó sao. Bấy nhiêu đó đủ sao mấy con. Rút tỉa từng kinh nghiệm cho đúng, khi mà đúng rồi thì trong bảy ngày chứng đạo chứ có gì đâu khác, đâu có khó đâu. Mà sai bây giờ một ngàn kiếp cũng chưa chứng đạo đâu, chưa làm chủ được bốn sự đau khổ đâu, Thầy nói thẳng nói thật cho mấy con thấy, đều là sai của quý thầy. Đây bây giờ lớp chúng ta là hai mấy người chứ gì, bây giờ ở đây có bốn người, thì Thầy hỏi mấy người đó ở đó mà họ tu chứng đi. Thầy bảo đảm cho mấy con, cứ ở trong thất tu chứng đi. Họ tưởng cái lớp này học chơi mà, cho nên cái nghĩ của Thầy Thầy thấy, người ta tưởng đây là học chơi, học như những lớp học bình thường khác. Thầy đã nói rằng nếu lớp học này tu không chứng thì Thầy đốt sạch sách, Thầy không cần viết nữa mà Thầy đi tìm cái hang nào Thầy ẩn hoặc Thầy nhập diệt, không còn sống trên thế gian này nữa. Có lợi ích gì cho ai ở đây mà Thầy quá khổ, cái quyết định của Thầy. Nhưng mà học trò như thế này mấy con, leo queo như thế này thì, mặc dù Thầy không nói, nhưng ít ra mấy con thông minh, Thầy muốn triển khai cái trí thông minh mấy con phải hiểu chứ. Tại sao trong giờ này mấy con không có mặt? Mình giỏi sao, giỏi sao từ lâu tới giờ mình không chứng? Đó các con hiểu vấn đề đó, nếu chứng đã chứng rồi, mà không chứng bây giờ mấy con cứ ở đó mà tu đi cho nó chứng.

Thầy biết rất rõ, mọi người ở đây bên nam cũng vậy bên nữ cũng vậy, họ cứ nghĩ cái họ đang hiểu biết là đúng, quên học của bạn bè mình. Học bạn để khi cái sai của bạn để rút tỉa cái sai của mình, để cái đúng của bạn rút tỉa thành cái đúng của mình, đó là học bạn. Mà bây giờ trong khi bạn mình đang khúc mắc cái gì đó, ít ra mình ngồi lắng nghe. Nhiều khi có nhiều người có vẻ, như cái vẻ của Nguyên Thanh này “Ôi hỏi cái chuyện đó nhằm nhò gì", đi ra ngoài đi tới đi lui, cần gì phải nghe. Cái kiểu cách Thầy biết, đâu phải cái đó (21:44)…​

Dù cái dở cái này kia, ngồi lắng nghe kỹ lưỡng để cho mình rút tỉa từng cái đó mới hay, cái người như vậy mới thực sự là người học tập tu. Còn cái người không chịu lắng nghe, Thầy nói thật sự ra dù họ có giỏi gì họ cũng chẳng đi tới đâu, chẳng qua cũng là nhớ kiến thức mà thôi, chẳng ra gì.

3. LỘ TRÌNH TU HỌC, ĐẶC CÁCH LỚP CHÁNH KIẾN

(22:07) Tu sinh: Dạ bạch Thầy, như Thầy nói là mình học năm bài nữa rồi mình tu một thời gian đó, theo con hiểu là sau thời gian đó nếu mà lỡ nó không đạt có tiếp tục nữa không Thầy?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là Thầy áp dụng cho mấy con tu để thử coi cái sức áp dụng như thế nào. Thì trong khi áp dụng nếu nó đi tới được thì, coi vậy chứ khi áp dụng là chọn người chứ không phải đụng ai cũng áp dụng đâu. Áp dụng tùm lum nó cũng dậm chân tại chỗ, không tới đâu hết. Phải chọn người có đủ kiến thức rồi mới cho vô tu, mà chưa đủ kiến thức thì cũng chưa vô tu đâu. Khi áp dụng vô, bây giờ thí dụ nó còn bốn bài nữa, tức là Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả, bốn bài này xong áp dụng vô tu. Vô tu rồi thì coi thử coi, Thầy xét cái sự tu của mấy con kết quả như thế nào, coi có xả tâm được không. Dùng cái tri kiến tức là cái Định Vô Lậu mấy con xả tâm như thế nào, được không. Sau khi xả tâm, trong cái thời gian đó nếu được thì chuyển qua ngay lớp khác, coi như là vượt lên lớp khác. Còn nếu không được buộc lòng đi lại lớp Chánh Tư Duy, nó phải như vậy. Bởi vì ở đây mình chưa có lớp lang từ thấp đến cao, nhưng mà bây giờ nếu để thời gian dài mà Thầy dạy từng lớp như vậy mà suốt tám năm trời, tám năm mà mỗi năm một lớp như vậy thì quá, sức khỏe của Thầy nó không đủ.

Tu sinh: Vậy theo con hiểu Thầy muốn đi tắt thử trình độ, kiểm nghiệm thử ra sao phải không Thầy?

(23:39) Trưởng lão: Ờ trình độ vừa học vừa áp dụng thử coi, nếu mà được thì cho thẳng vào, mà không được thì phải trở lại cái lớp. Phải chịu khó, chứ còn không thể nào đi ngang được, mà bây giờ áp dụng như vậy để thử xem. Tức là lấy cái tri kiến mấy con đã hiểu này áp dụng coi mấy con có xả được niệm không, nếu mà xả không được phải qua lớp Chánh Tư Duy nữa rồi. Nếu người nào xả được Chánh Tư Duy, thì người đó sẽ đặc cách đó, người đó sẽ đi lên. Chứ còn không thì coi như chung chung như nhau hết rồi, từ cái người có khả năng lại bị chùn chân rồi. Cho nên Thầy đặc cách lần lượt rồi thì chỉ một hai người đi tới, còn những người sau phải ở lại lớp học lại, bởi vì tri kiến mình không đủ. Chứ bây giờ mà Thầy chờ cho mấy con hiểu được tri kiến hết, mọi sự hiểu biết đủ hết thì Thầy chờ mất thời giờ rất nhiều. Do đó nó vội vàng lắm, mà đây là cái lớp đào tạo cho thực tế người ta phải tu chứng, buộc lòng những người nào đặc cách Thầy dẫn họ đi, người nào không được thì ngầm ở lại hết. Đó thì mấy con thấy coi vậy chứ mấy con sẽ ở lại mà không biết đó, không biết người nào ở lại người nào lên đó.

Tu sinh: Thông minh nó quan trọng đó, cái nhớ dai ít quan trọng hơn cái thông minh. Cái nhớ dai cộng thông minh nó tuyệt vời.

Tu sinh: Mà hai cái cộng lại chịu học hỏi nữa, chịu theo Thầy, chịu để tâm, cái đó mới tuyệt nữa.

Trưởng lão: Chịu học hỏi nữa cái vấn đề đó là vấn đề quan trọng, chứ còn cái thông minh và cái trí nhớ hai cái này nếu không chịu học hỏi, không chịu tu tập thì tức là không có xả, thì cái này sẽ chạy theo dục chết được, tức là cái ngã nó lớn lắm mấy con. Cho nên vì vậy thấy người có tài thì có cái ngã ngầm ở trong đó, có cái ngã hết mấy con.

Tu sinh: Theo Thầy nói là Thầy tìm những người nào, bây giờ ở trên lớp Thầy thấy hết rồi.

(25:35) Trưởng lão: Chứ Thầy chấm bài mấy con mà Thầy không biết! Chấm bài là đã sắp xếp được cái bài làm của mấy con, đòi hỏi tri kiến của mấy con. Thầy biết mấy con ở lớp nào rồi, ở lại hoặc lên này kia Thầy biết hết. Nhưng mà mấy con thấy luôn luôn lúc nào Thầy cũng khen mấy con tạm đủ, ngắn gọn, hay, chứ Thầy không bao giờ chê. Bởi vì chê nó làm cái mặc cảm người ta tu không được. Lần lượt người ta ở lại, người ta sẽ tiến tới tu, dù đi một ngày một giờ người ta cũng giảm bớt những cái phiền não, tham, sân, si. Cách thức đó để an ủi người ta chứ không thể nào gạt phắt người ta. Nhưng mà sống với người có cái thông minh, hiểu biết, cái tri kiến của họ thì làm sao mấy người kia theo được. Cũng như trong lớp có sáu mươi em học trò thì chỉ có hai, ba đứa học trò giỏi chứ đâu phải là giỏi hết toàn bộ, nhưng buộc lớp đó phải theo hết mấy thằng giỏi này làm sao, con hiểu không, nó có dễ đâu. Chứ đâu phải nó giỏi hết đâu. Thì cái lớp học chúng ta cũng vậy, coi vậy trình độ nó có thấp cao rõ ràng lắm.

Tu sinh: Người đặc cách thầy sẽ châm chước thầy sẽ quan tâm nhiều hơn.

(26:50) Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là mình phải đào tạo người ta rồi, cấp tốc đặng có người, chứ bây giờ con thấy Thầy có người nào đâu, cho nên lớp này là lớp đặc cách. Mà may có người chứ không may là kể như là cũng chịu thua luôn. Có nhiều khi lớp đó trình độ nó vậy, tại vì nó không có sự thông minh, sự hiểu biết đó. Do đó làm sao mà nâng lên. Nó chỉ là, người ta nói cái đứa này học một hai ba bốn, cái đứa này học hơn trong cái nhóm này thôi. Nhưng cái hơn của nó cũng là cái ngu của nó, nó đâu có thông minh đâu. Có những cái lớp học nó ngu hết sức, nhưng mà tại vì nó hơn tụi kia chút thôi nên nâng lên vậy thôi, hạng nhất hạng nhì vậy. Chứ thực ra cái nhất nhì của nó so với, cũng như các con thấy cái huyện này so với huyện khác trong tỉnh, ở trong huyện so với toàn tỉnh, coi cái người học sinh giỏi nhất trong tỉnh, các con hiểu, nhà nước bây giờ nó vậy. Rồi tỉnh rồi nó hợp với thành phố, coi nó hơn được thành phố không rồi nó toàn cả nước, rồi nó chọn người tài cả nước, nó như vậy đó.

Thì ở đây cái lớp học chúng ta nó hơn nhau như vậy, nếu mà có người có thể đặc cách được mới có đặc cách. Không có đặc cách kể như là cái lớp không có người rồi. Biết liền, trong tháng đầu tiên Thầy dạy mấy con rồi Thầy biết liền cái lớp này có đào tạo được hay không. Biết liền biết mình sẽ hướng dẫn người ta tu chứng hay không biết rồi. Không nói ra nhưng mà biết rồi. Bởi vì hễ dạy là biết, vì mình là người có trí tuệ rồi, mà mình nhắm vào cái chỗ hướng dẫn là mình biết cái trình độ. Bây giờ nói như vậy này, trong số người ngồi trước mắt Thầy là hai mươi người. Nói mà nhìn với sức Tam Minh thì biết người nào chứng rồi, đó là ngầm nói. Còn bây giờ muốn rõ ràng cụ thể hơn là Thầy hỏi một câu hỏi nào đó thôi, trong đó cho người đứng lên trả lời. Trong khi cho câu hỏi cho hai mươi người này thôi, Thầy hỏi câu hỏi kêu mọi người trả lời là biết ngay liền. Đó là cái cụ thể, người thông minh hay không thông minh biết liền.

(29:07) Trưởng lão: Không. Ờ, cái kia là mình huân mà con, mình huân thêm. Rồi cái huân thêm được đặc cách cái huân thêm. Cái người này có tích tập cái sự hiểu biết không. Còn cái người không chịu tích tập nó quên không nhớ nữa, nghe rồi nó bên đây nó qua bên đây, người đấy nó lại còn ở lại nữa. Còn cái người còn nhớ, rồi cái người chịu khó học nữa, cái này được đặc cách lên nữa. Chứ còn mấy người không chịu học thôi kể như bỏ. Rồi những người mà lại không nhớ, nghe rồi thì nghe mà không nhớ gì hết, lại không chịu học nữa, thì những trò này phải dở, không làm sao mà giỏi được. Tu nó khó hơn học nhiều lắm, mà học tu mà như vậy thì kể như gặp khó là người này bỏ cuộc.

Tu sinh: Theo con hiểu là những người học ở đây là Thầy đã nhìn đời trước của họ rồi phải không. Cái chuyện đó thì Thầy không nói ra, nhưng mà con hiểu ngầm vậy.

Trưởng lão: Nói cái chuyện đó thì nó khó cho mọi người hiểu. Nhưng mà bây giờ qua những bài vở này để cho mấy con hiểu là người nào được học, người nào được tiến tới cái lớp học cao hơn, người nào không được học thì mấy con xét qua những điều kiện này thì mấy con biết. Qua những bài vở của mấy con rồi mấy con đọc lại, mấy con nghe những cái hiểu biết xung quanh trong lớp Chánh Kiến này rồi mấy con so sánh lại mình được hay là không được mấy con biết. Chứ còn mấy con dùng Tam Minh mà nhìn mình thì chắc mấy con chưa có dùng được đâu.

Tu sinh: Tụi con không biết, tụi con lo lắng thôi chứ chưa có biết.

Trưởng lão: Lo mà không biết mình được lên lớp hay là không. Không phải, mấy con đọc lại bài của mấy con, mấy con viết. Bởi vì bài của mấy con Thầy đọc rồi. Nếu trong những bài này mấy con đọc thấy, à như vậy mình hiểu so với những cái khác mình hiểu như vậy là cũng tạm được rồi. Thì đó là mình đứng ở trong cái lớp trung bình rồi đó, thì có thể mình tiếp tục lớp tu được rồi. Còn nếu mình thấy kém xa quá, có năm ba chữ, viết năm ba chữ hoặc là mình nói lạc đề, thì cái này nó sai rồi nó không đúng, thì cái này còn nằm ở dưới nữa, lớp thấp hơn nữa. Coi vậy chứ nó có từng lớp rồi mấy con, không thể nào mà chạy đi đâu khỏi, cái trình độ của mấy con.

4. TỨ NIỆM XỨ LÀ MẶT TRẬN ĐỂ ÁP DỤNG BÁT CHÁNH ĐẠO

(31:23) Tu sinh: Thưa Thầy còn vấn đề Tứ Niệm Xứ nữa chứ.

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ là áp dụng tu. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là chiến trường để giải phóng, các pháp bây giờ tu tập huấn luyện cách thức để mình chiến đấu trong Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ là dạy cho mấy con ở trên chiến trường để cho mấy con biết ở vị trí nào để tác chiến. Cho nên bây giờ Thầy nói mấy con đứng trên hơi thở mà nhìn lại bốn chỗ, đó là cách thức để mấy con nhìn lại chiến trường của mấy con, à bây giờ mình phải chống ở chỗ nào, đóng quân ở chỗ nào để mở màn đánh. Đó là cách thức hướng dẫn cho cái mặt trận thôi.

Tu sinh: Quan trọng là cái tri kiến nó xả hết được niệm nhiều hay không, từ đó cái Tứ Niệm Xứ nhìn vô nó bớt niệm lần lần, cơ bản là nhờ cái tri kiến…​

Trưởng lão: Nó bớt con, tự cái chánh tri kiến. Cho nên Tứ Niệm Xứ nó tới lớp thứ bảy, nó đòi hỏi tới lớp thứ bảy, lớp Chánh Niệm đó, mới tới Tứ Niệm Xứ. Cho nên cái chiến trường nó mở màn khi mình đánh là khi nào mình đã có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp đầy đủ rồi thì mình mới mở màn.

Tu sinh: Cái Tứ Niệm Xứ này Thầy cho đi tắt thử à Thầy?

(32:34) Trưởng lão: Đi tắt đó con, cho nên Thầy vô đây dạy cho áp dụng thử trên chiến trường. Nếu mà các con đánh không thắng thì tức là mấy con phải học thêm nữa. Coi như là chiến trường của mình bây giờ là du kích, chứ hiện đại thì mình đánh chưa nổi đâu. Cho nên Thầy đưa cái này để mấy con học, rồi ra áp dụng du kích mình đánh thử. Thử coi đánh du kích được thì mình nổi dậy đánh luôn, còn nếu không mình trở về huấn luyện quân đội mình trở lại. Tức là có cái thời gian phải là Chánh Tư Duy con hiểu không. Bởi vì Chánh Kiến nó chưa đủ, thì phải Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ. Bởi vì như cái lớp này mấy con nói chuyện qua lại này kia thì tức là nó phải đi vào Chánh Ngữ rồi. Chánh Ngữ thì mấy con phải hướng đến tâm bi của mấy con rồi. Trong khi Chánh Kiến mấy con có học từ bi hỷ xả. Nếu mà con nói lời ngọt ngào, lời êm dịu thì ít ra con phải có tâm từ rồi, nó phải hướng tới cái từ tâm rồi. Nó phải học, bởi vì Chánh Ngữ mấy con phải học Tứ Vô Lượng Tâm. Cho nên vì vậy Thầy cho mấy con ở lớp Chánh Kiến mấy con tổng quát sau đó mấy con áp dụng vô cái lớp Chánh Ngữ. Tức là lúc bấy giờ tâm con như tâm Phật rồi. Học xong rồi tâm như tâm Phật, không bao giờ có thể giận hờn ghét bỏ ai hết. Đó mới là Chánh Ngữ mới được chứ nếu mà không có tâm từ thì mấy con đừng có nói Chánh Ngữ.

Tu sinh: Như con thấy người có tâm từ người ta cũng không thể nói ác được, lúc đó tâm người ta cũng đã thiện nhiều rồi.

(34:10) Trưởng lão: Cho nên mình phải hiểu biết rằng học lớp Chánh Ngữ là phải có Từ tâm, Bi tâm, Hỷ tâm nó mới có được. Đó bắt đầu mấy con thấy Thầy hé ra từng chút từng chút trên các lớp đó chứ chưa đâu. Bởi vì cái giáo trình này thay vì Thầy soạn xong cái giáo trình rồi thì mấy con đọc mới thấy cái lớp học của Phật rất là rõ ràng, bài pháp nào nó ở đâu. Nhưng mà bây giờ chưa học nên chưa nói, bây giờ học Chánh Kiến cái đã. Rồi để áp dụng thử Tứ Niệm Xứ coi cái Chánh Kiến này nó dẹp được không. Mà nó dẹp không được tức là mình sẽ đi qua lớp Chánh Tư Duy, triển khai tư duy của mấy con. Để khi áp dụng vô chiến trường rồi, tư duy của mấy con nó bật sáng liền tức khắc, cái Chánh Kiến nó phá vỡ ngay liền không được thì Chánh Tư Duy kế nó đánh. Rồi tới cái Chánh Ngữ nữa thì con thấy giặc nào mà chịu nổi ba cái thứ này. Nó đánh tới tấp, Chánh Kiến nó chưa dẹp được thì Chánh Tư Duy, Chánh Tư Duy dẹp chưa được thì tới Chánh Ngữ liền. Thì các con thấy cái lớp này hoàn toàn nó đi tới mục đích giải phóng, cho nên Thầy hứa với mấy con là học là mấy con sẽ chứng đạo, nhưng mà phải chịu khó.

5. THỨC KHUYA BỊ TƯỞNG

(35:22) Đừng có nghĩ, đầu tiên các con thấy Thiện Thảo, nó nghĩ là ở trong thất nó không cần học đâu, chỉ ráng thức đêm thức khuya thôi. Mà thật sự ra thức đêm thức khuya thì bị tưởng rồi, nó có hiện tượng là bị tưởng rồi, cho nên Thầy rất lo. Đêm nào mà lúc mười giờ, mười một, mười hai giờ đều có mặt Thầy ngoài thất nó hết, bây giờ đỡ rồi.

Tu sinh: Bây giờ Thiện Thảo đã ăn ngủ lại chưa Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ đỡ rồi con, nó đỡ hơn, còn lúc trước bị căng quá, thành ra Thầy trợ giúp nó. Con thấy nội cái ngã của nó thôi, khi nó làm được như vậy rồi thì nó viết từng bức thư gửi cho mấy con bảo là phải làm như thế đó. Đó là mấy con thấy cái dục ghê gớm lắm chứ.

Tu sinh: Trong tưởng nó có sự hỷ lạc, con cũng có biết. Hồi con mới tu lọt tưởng đó, thì con biết con nghĩ Thiện Thảo chắc cũng bị lọt vô tưởng rồi, chứ đâu phải thời gian ngắn ngủn vậy mà nói là sắp chứng quả A La Hán. Con nói đâu có đơn giản như vậy.

Trưởng lão: Nó nói làm ai cũng mê, cố gắng thức mà chết đó, bị lọt tưởng hết đó con. Thầy biết sai hết cho nên đúng là đem cái sự cố gắng để hướng dẫn cho mấy con đúng. Thầy mong là mấy con nghe lời Thầy. Cái gì mà Thầy dạy thì mấy con nghe, cái gì mà Thầy đưa ra mấy con lắng nghe cho kỹ. Nhiều khi mấy con không chịu lắng nghe đâu, bởi vì cái ngã của mấy con nó không chịu lắng nghe những cái hay cái dở. Tại sao Thầy không đem những bài mấy con viết mà áp dụng vô. Như bài cô Diệu Vân đó, áp dụng vào đời sống, hay cô Diệu Hiền, cái bài áp dụng cũng nói về các pháp vô thường, rồi nói về nhân quả. Như Thanh Quang, cũng áp dụng cụ thể lắm. Nhưng ở đây nó chưa phải đâu. Nó cần phải hỏi cái tri kiến của mình đã, rồi từ cái tri kiến của mình rồi bắt đầu mới áp dụng vô thì nó mới đi đến cái chỗ tư duy.

Thành ra mấy con cứ theo lời Thầy dạy thì mấy con sẽ có sự huân tập tri kiến. Bởi vì chánh tri kiến nó đòi hỏi sự hiểu biết mình ghê gớm lắm, hiểu biết như thật chứ không hiểu biết sai được. Cái gì như thật, cái gì hiểu biết tưởng tượng, khi mấy con đặt mẫu chuyện mà mấy con đặt sai, tưởng tượng ra mà mấy con đặt là mấy con chết đó. Nghĩa là chuyện đó không có mấy con nghĩ ra nó có mấy con viết là mấy con chết rồi, nói láo đó. Mà cái mấy con nhớ, nhớ mơ hồ như hồi nhỏ mình làm cái gì đó, mình nhớ không kỹ mình viết vô thì coi chừng. Mình nói cái chuyện đó tốt chứ sự thật ra nó không phải vậy, phải rõ ràng mới được. Mình tô vẽ lên không được, tô vẽ là sai. Khó là cái chỗ phải thật, như thật mà, chánh tri kiến mà, đâu có tà kiến ở trong đó được, mà mình vẽ thêm là tà kiến. Đó là một cái sai nữa mấy con.

6. LỘ TRÌNH TU HỌC (tiếp theo)

(38:12) Cho nên vì vậy mấy con ráng cố gắng ở trên lớp học này, thì may ra tới cái lớp thứ hai Thầy cho áp dụng vô. Thay vì tháng thứ ba này Thầy dạy mấy con quan sát Tứ Niệm Xứ chứ chưa tu đâu, qua tới tháng thứ tư rồi mới áp dụng vô tu. Mình biệt lập không có gặp Thầy nữa, biệt lập vô tu. Suốt ba tháng ròng rã để mấy con thực tập coi cái Tứ Niệm Xứ với phương pháp mấy con đã học, Chánh Kiến đó, coi mấy con áp dụng như thế nào, không cần gặp Thầy nữa. Rồi lúc bấy giờ Thầy theo dõi từng chút, thí dụ như Thầy cho mấy con tu, thình lình Thầy kêu mấy con ra ngồi Thầy xem cách thức mấy con tu như thế nào, trình bày lại Thầy nghe như thế nào. Rồi được thì Thầy cho vô tu nữa, mà không được thì kể như một, hai, ba người mà ra trả lời sai, Thầy kiểm tra lại không đúng Thầy dẹp cái thất đó liền, cho mở lớp Chánh Tư Duy. Đó mấy con thấy bỏ đi liền tức khắc, bởi vì để tu mất công, còn cái người nào được thì đặc cách người đó lên, người nào không được Thầy lôi ra học lớp trở lại.

Nó phải có bài bản như vậy, đào tạo nó mới được chứ để tu chung chung mấy con mất công, rút cục mấy con không đạt. Chỉ có một hai người thì mấy con cũng phí sức, uổng mấy con. Thầy không có để mất thời gian và phí sức của mấy con. Thời gian ngắn mà ba tháng mất cái sức của con, tu tập trong ba tháng không phải là ít. Nỗ lực hết sức, có Thầy theo dõi từng chút không để cho sai. Mà mấy con tác chiến sao, nó ồ ạt mà, tác chiến không được, tâm nó không thanh thản được. Còn người ta thanh thản được thì như vậy rõ ràng là cái Chánh Tư Duy mấy con còn kém quá, buộc lòng mấy con phải trở về học lớp Chánh Tư Duy lại.

(40:08) Nghĩa là người nào được vào lớp vào tu mới được học lớp Chánh Tư Duy, còn không mấy con ở lại học lớp Chánh Kiến trở lại. Mấy con chưa đủ Chánh Kiến làm sao mấy con lên học lớp Chánh Tư Duy. Mà sau khi áp dụng rồi lớp Chánh Kiến của mấy con, áp dụng không vô mà cứ ào ạt nó đánh, suốt ba tháng mà mấy con cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nó không được phút nào hết, nghĩa là có lúc thì nó được ba mươi phút, có lúc thì không được; mà cứ ào ạt bị đánh hoài thì cái người này phải học lớp Chánh Tư Duy. Rồi người ta còn xét lại coi Chánh Kiến mình đủ không, không đủ xuống học lớp Chánh Kiến nữa chứ không phải được học lớp Chánh Tư Duy. Đủ thì còn ở lớp Chánh Tư Duy học triển khai cái tri kiến của mình thêm thôi, suy tư thêm nữa cho nó đúng đắn hơn nữa.

Bởi vì do sự suy tư mình không đúng đắn, lớp Chánh Kiến nó lờ mờ, suy tư không đúng đắn, cho nên vô đây dùng cái tư duy của mình xả những cái niệm chứ gì, mà xả không được niệm thì sẽ bị ức chế cho nên nó cứ đổ ra đổ vô, bị ức chế nó cứ ra vô à. Còn xả thì nó đúng là cái Chánh Tư Duy, chúng ta hiểu đúng thì nó đi luôn chứ đâu vô nữa, các con hiểu chưa. Người ta dễ biết lắm, khi mà Thầy hướng dẫn thì dễ biết lắm. Bây giờ tu sao mà mấy con cứ bị tuôn trào hoài mà nó không hết, còn người kia sao lại hết, là tại vì người ta tư duy đúng người ta xả. Cho nên vì vậy đặc cách người ta lên, còn các con thì phải ở lại phải học lớp này. Mà nếu tệ nữa cái Chánh Kiến của mấy con không đủ, tức là sự hiểu biết của mấy con không đủ, buộc lòng mấy con trở về lớp Chánh Kiến.

(41:42) Bắt đầu bây giờ làm bài trở lại, hồi nào đó mình chưa hiểu biết, bây giờ mình hiểu biết bắt đầu người ta hướng dẫn cách thức cho mình hiểu biết hơn, nó có những cái tài liệu. Thí dụ như nói về nhân quả thảo mộc người ta có những tài liệu cho mấy con đọc, mỗi người một tài liệu đọc rồi bây giờ làm bài. Để con làm ngẫm đi ngẫm lại để con nhớ trong đầu, bởi vì con không nhớ người ta bắt buộc con làm trở lại do đó nó mới nhớ được. Nó nhớ được do đó mấy con ngồi khi tu Tứ Niệm Xứ nó hiện ra cái niệm thì các con nhớ được, các con quan sát được. Chứ lúc bấy giờ các con quên rồi các con làm sao tư duy, thì bất quá các con tác ý đây là nhân quả thôi, có nhiêu đó thôi rồi, nó đi không đi tức là bị ức chế rồi, các con hiểu chưa. Đó, cách thức phải tu như vậy.

Như vậy là chúng ta sẽ thu ngắn được thời gian, và nó được đặc cách cái người có thông minh, cái người có sự hiểu biết người ta được cách lên thì chừng đó khi được như vậy rồi thì mấy con sẽ thấy từng cái oai nghi tế hạnh của người ta. Người ta tu mà, người ta phải có oai nghi tế hạnh. Trời ơi khác, hơn là trong lúc bây giờ người ta có sự hiểu biết, Chánh Kiến người ta hiểu biết thì bản ngã tăng, nhưng mà khi tu thì bản ngã nó diệt, đó các con hiểu không. Vì vậy bây giờ tới chừng đó mới thấy tất cả những hành động này, cái người này hồi đó thấy ghét, không đáng thương, bởi vì cái hành động ngã mạn người ta ghét, rồi bắt đầu tu rồi người ta thấy người này đáng thương.

(43:20) Trưởng lão: Nó ra cái hành động con, cái oai nghi con. Tự mình xả tâm nó ra cái oai nghi thôi, nó hay lắm, nó đẹp lắm. Rồi từng cái lời nói, từng cái này kia miệng nó xả ra nó không còn lời nói của ác ngữ nữa, rồi cái hành động của nó mềm mại lắm, nó dịu dàng, nó phá cái ngã, còn cái ngã là còn quậy. Tới cái đi thôi mà mình cố gắng, mình có cái ngã đó, mình sửa cái đi của mình nó cũng không được, chứ không phải dễ đâu. Còn nó xả cái ngã của nó rồi nó đi nhẹ nhàng, mặc dù nó đi nhanh, nhưng mà cách thức của nó êm dịu. Không phải đi rờ rờ mò mò vậy, không phải đâu. Tùy theo cái đặc tướng.

Cho nên trong cái phương pháp hướng dẫn, đào tạo nó phải đi trên con đường đó, không gì khác. Nó bảo đảm, nó chắc, không phí sức của tu sĩ, không phí công lao của người dạy. Chứ bây giờ Thầy dạy mà hai mấy năm trời không có người nào hết, nhìn lại không có người nào. Nếu mà đào tạo cái trình độ học để ra làm việc giúp Thầy thì bây giờ Thầy có rất nhiều người, nhưng mà đào tạo tu chứng con thấy không, không có ai. Mà bây giờ lớp này là lớp đào tạo cho người tu chứng để ra làm việc, tu chứng mới ra làm việc, còn chưa chứng là không được ra. Dù là có học hiểu, hỏi gì đi nữa, thì cũng không được làm. Tại sao, tại vì cái ngã còn nó không làm việc được. Với chương trình của Phật học này thì người tu chứng mới đứng lớp, mới ra làm việc, mới dạy người ta, còn chưa chứng thì không được dạy. Dù là cái tri kiến anh có giỏi cái gì đi nữa anh phải đóng khung trong chỗ học của anh thôi. Giờ mấy con còn hỏi gì thêm nữa không?

Tu sinh: Con còn hỏi thêm ít câu nhưng con muốn hỏi riêng.

Trưởng lão: Hỏi riêng hả con. Bây giờ mấy con hỏi gì nữa không, hết rồi hả? Hết rồi mấy con vô, nhớ ráng cố gắng mấy con.

(45:50) Tu sinh: Trong thời gian qua như hôm trước thì con có trình bày với Thầy về tu tập pháp Thân Hành Niệm con tác ý lớn tiếng Thầy, con chiêm nghiệm ra thì thấy, con sợ thầy Chân Thành đừng giận gì con nha Thầy.

Trưởng lão: Không có sao đâu, thầy Chân Thành giận như này là để cho thầy được yên một chút. Chứ đối với thầy Chân Thành thì thầy sẽ phòng hộ sáu căn thì dễ dàng lắm, nó không phải đâu. Bởi vì mấy con phải biết rằng mấy con tu tập gặp những cái chướng bệnh của mình mà nếu mình không sử dụng như vậy làm sao mình đẩy lui. Mà thầy Chân Thành lên đây thì tốt. Thứ nhất để lìa khỏi thất, không khéo thì thầy bị dính mắc trong thất, ở lâu rồi nó sẽ dính trong cái thất của mình. Thầy được lên đây là thầy xả cái thất.

Tu sinh: Theo con nghĩ theo niệm của con là muốn qua bên thất Thầy Chân Thành.
Trưởng lão: À được con, không có gì, muốn qua bên đó thì đổi bên thôi chứ không có gì. Bây giờ thầy Chân Thành rời rồi thì con cứ đến đó thôi.

7. NGỒI KIẾT GIÀ CĂNG CHÂN BỊ XUẤT TINH

(46:55) Tu sinh: Khi tu tập pháp Thân Hành Niệm đó Thầy, có hai lần trước đang tập thì cái chân của nó mỏi, giống như Thầy nói ở thiền viện là tu ngồi kiết già nó đau chân rồi nó xuất tinh đó Thầy. Hai trường hợp là nó muốn xuất tinh là con tác ý liền ngay đó, thì nhưng mà tối nay thì sau khi con tu tập suốt bốn giờ rồi thì con ngủ tới 1 giờ rưỡi thì bắt đầu nó mới xuất tinh.

Trưởng lão: À cái đó là vấn đề bình thường thôi vì nó kích động, bởi vì khi nó đau chân nó dễ bị kích động, chứ nó không có sao đâu. Cái đó là cái bình thường, không có gì hết đâu. Rồi bởi vì khi trình độ của mình tu tập nó chưa có toả tinh cho nên khi bị kích động nó tập trung lại thành ra xuất tinh, không có sao hết.

Tu sinh: Trong trường hợp này con thấy con đâu có mộng tinh như lúc trước.

Trưởng lão: Cái này nó khác, cái mộng tinh nó bị dục, cái này nó bị kích động nhức đau. Cho nên trong vấn đề tu tập chúng ta thấy cái này không phải là bất tịnh bởi vì nó ở cái dục, trong mộng nó bị dục con, mà trong cái xuất tinh này tại vì bị kích động cái chân con đau, mặc dù là con tác ý lúc bấy giờ nó dừng lại rồi, nhưng mà khi con nằm ngủ tự nó tràn ra. Vì nó tập trung rồi, vì cái đau nó kích động. Cho nên Thầy nhắc lại ở trên Thinh Không rồi, ngồi chịu đau quá sau lại xuất tinh cả đám ra hết. Nó không phải dục con, tại vì hai cái chân mình ngồi nó đau, mình ráng mình chịu, gồng mình lên chịu, không ngờ lại cái sức tập trung tinh nó ra.

Tu sinh: Như vậy chỉ trong một hai lần thôi chứ không có nhiều.

(48:42) Trưởng lão: Nó hết rồi, sau nó hết rồi đâu còn con. Nó có một lần đó thôi, một hai lần nó hết à, chịu đau một hai lần chứ mà cứ nó vậy chắc riết rồi người ta chết hết sao.

Tu sinh: Trong trường hợp con tăng bốn tiếng đồng hồ trong một buổi, như vậy cơ thể con như hồi tối, thì lúc trước khi ngủ thức dậy trong cơ thể nó trào khí ra, ra đường miệng và cả ra đường hậu môn nữa, nhưng mà tối này khi thiền nó không trào ra nữa, như vậy con thấy là có sự giảm. Nhưng mà tu tập như vậy con muốn rút ngắn thời gian trị bệnh của con như vậy con có thể thức suốt đêm tu tập pháp Thân Hành Niệm được không?

Trưởng lão: Được chứ không có sao đâu. Khoan đã, để triển khai cái tri kiến của mình, đối trị những cái niệm của mình, thử coi những cái niệm mình xả có hết không, hoặc nó còn tuôn ra quá nhiều, để xem thử con sao đã rồi mới tu Tứ Niệm Xứ mới suốt đêm. Còn nó chưa thì mình tu suốt đêm cũng mất công hết.

Tu sinh: Cái ý của con là trị cái bệnh thừa hơi của con thôi.

Trưởng lão: À trị cái bệnh bình thường thừa hơi thì con ôm pháp Thân Hành Niệm đó thôi. Con có thể đi suốt đêm để phá cái bệnh đó, cho nó đừng có thừa hơi nữa. Cho nên khi ôm pháp thì nó bớt mà xả ra thì nó trở lại, nên mình có thể tăng cái thời gian, kéo dài ra để chiến đấu với nó.

Tu sinh: Dạ, vậy theo con nghĩ, có những cái niệm khi mà Thầy nói bữa thứ ba đó, là con phải qua năm sau rồi mới học lại quán tư duy thì vào lớp một như là ở lớp lại, thì lúc đó nó có cái khởi niệm ra là muốn chào Thầy, về nhà chơi như bình thường, hoặc là trở về thăm gia đình. Xong bắt đầu con có dùng tác ý dừng nó lại nhưng mà cái niệm đó nó vẫn còn. Con muốn khởi nghĩ rằng phải viết một bài để mà xả cái tâm này, nhưng mà trong bây giờ thì đang trị bệnh thì con không biết phải làm như thế nào.

(50:52) Trưởng lão: À bây giờ đang có những niệm như vậy đó thì mình phải xả những cái niệm đó đi. Mặc dù bây giờ mình nỗ lực diệt được cái bệnh của mình rồi, thì biết đâu chừng diệt được bệnh tức là nó có đạo lực rồi, thì mình tiến tới mình tu thì nó cũng dễ chứ không có khó gì, con hiểu không. Cả một vấn đề mình xả được cái này thì cái khác mình xả rất dễ. Phải nỗ lực lên, con cứ nghĩ rằng, đừng có nghĩ, bây giờ phải ở lại, thôi để mình về đi chơi thì cái này còn lâu nữa.

Tu sinh: Thì con cũng có suy nghĩ như vậy, nếu mà về thì thứ nhất là về con có nói, có lúc con cũng không dùng lời ái ngữ với cái thân con, con dùng những lời rất là thô bạo với nó, thì như là con có thể quán xét nếu mà đi về nhỡ dọc đường lỡ bị xe đụng chết thì làm sao tu đây. Hoặc là đi về trong chùa hoặc là nhà thì cũng trở về xâm nhập những cái thân như người thân mình ăn thịt thì cũng giống như gặp những cái ác pháp, lúc đó càng khó tu hơn nữa.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy