00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 057C - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ - XẢ TÂM ỨC CHẾ - XẢ CẢM THỌ - THIỆN XẢO - TỨ NIỆM XỨ

TCK 057C - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ - XẢ TÂM ỨC CHẾ - XẢ CẢM THỌ - THIỆN XẢO - TỨ NIỆM XỨ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 11/01/2006

Thời lượng: [00:40:45]

1- VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: (Thầy đọc lại câu hỏi) "Trong tập sách Đường Về Xứ Phật, Thầy có nói tuy làm chủ sự sống chết nhưng chưa quán chuyển tuyệt đối được nhân quả. Vậy điều đó có đúng không? "

Sự thật là quán chuyển làm cho nó không còn tật, làm cho nó mọc chân ra hoặc là làm cho nó mở con mắt ra cho nó không có mù nữa thì cái chuyện đó không thể quán chuyển thân nhân quả này mà làm chủ cái thân nhân quả chứ không phải quán chuyển mấy con. Chuyển đổi nhân quả thì được, nghĩa là từ cái ác chuyển thành cái thiện được nhưng mà quán chuyển làm cho thay đổi cái thân thì không làm được. Nghĩa là nhân quả mình đã sanh ra cái thân đó thì cái thân đó như vậy chứ.

Thầy chuyển đổi bây giờ chứ, ví dụ giờ Thầy quán chuyển cái thân Thầy thành cái thân chó thì sao? Phải không? Mình hoán chuyển nó mà. Bây giờ mình quán chuyển thành thân ông Phật, mình biết thân ông Phật ra sao mình quán chuyển nè, phải không? Cái thân ông Phật thì nó đâu có thân, tại mấy con cứ nghĩ cái thân tứ đại của ông Phật mấy con nghĩ làm như cái thân ông Phật.

Bây giờ chỉ con người là động vật cao cấp thôi. Bây giờ mình quán chuyển để cho thành cái thân con thú chứ gì, thì được rồi bởi vì con thú nó có. Chứ bây giờ mình quán chuyển con người thành con người. Bây giờ thân Thầy cũng quán chuyển thành con người nữa thì cũng vậy thôi có khác gì đâu. Không lẽ giờ Thầy người Việt Nam quán chuyển thành Tây, thành Mỹ thì nó cũng con người thôi chứ có gì khác đâu. Cho nên quán chuyển là làm cho nó, người ta còn nghĩ rằng có cái thân ông Trời, phải không? Có cái thân ông Phật cho nên giờ quán chuyển cái thân này làm thành cái thân ông Trời nhưng mà sự thật ông Trời có không? Đâu có, mà ông Phật cũng đâu có. Bởi vì cái thân con người làm Trời làm Phật thì làm sao mà làm. Cho nên nó không còn cái thân đâu. Chỉ bây giờ mình quán chuyển trở lại từ cái thân này quán chuyển thành con chó thì được.

(01:47) Bởi vì nó có cái sự thật, có cái hình sắc thật quán chuyển như vậy. Tức là nói quán chuyển như vậy sự thật ra cái con người chúng ta quán chuyển thành chó không có làm cái điều đó. Mà chỉ biến hoá tàng hình chơi vậy thôi còn chọc ghẹo thiên hạ chơi vậy thôi. Cũng giống như mấy nhà ảo thuật. Chứ còn cái chuyện đó là cái chuyện ảo thuật chơi vậy còn không có nghĩa lý gì hết. Cho nên ở đây những câu hỏi này thì không có hiểu gì về nhân quả. Mặc dù là học nhân quả nhưng không hiểu.

"Cũng như nhân quả thảo mộc đâu có phải loại thảo mộc nào cũng lai tạo chuyển quá được từ giống xấu thành giống tốt đâu, cũng tuỳ từng loại thôi như cây ớt không thể làm ớt ngọt được, chanh chua không thể làm chanh ngọt được? "

(02:39) Điều này người ta làm được hết mấy con, người ta làm được hết. Tất cả người ta chuyển đổi được hết. Tại vì Nguyên Phương nó chưa có kinh nghiệm. Trời đất ơi! Các nhà khoa học người ta chuyển đổi hết đó mấy con. Cách thức người ta chuyển. Đừng có nói người ta làm trái ớt ngọt cũng như là trái cây khác đó. Người ta quán chuyển các con biết không? Như bây giờ trái chanh chua đi. Người ta lấy gốc chanh chua đi, người ta lai ghép với trái cam đi nó ra trái cam ngọt chứ đâu phải là. Gốc chanh chua đó người ta biến nó dần, người ta thay đổi hết chứ đâu phải. Cái đó là quy luật của nhân quả mà duyên hợp chuyển biến hết. Cho nên cái mà hỏi như vậy là nó chưa hiểu nhân quả nó chưa biết.

(Thầy đọc tiếp câu hỏi) Vậy thì còn mang thân nghiệp Thầy không thể và không nhất thiết hoàn toàn đã làm chủ được nghiệp nhân quả phải không ạ?

Trưởng lão: Làm chủ được chứ nhưng mà thay đổi thân nhân quả Thầy thì Thầy chỉ còn nước bỏ nó thôi, thay đổi thì không có thay đổi được. Bởi vậy Thầy mới nói bây giờ chỉ có thân này là thay đổi nó thành thân con chó thì được. (Thầy cười) Chứ còn không có làm cái gì khác hơn hết. Bởi vì thân người thân trời, đâu có cái thân ông trời đâu.

(03:56)(Thầy đọc tiếp câu hỏi) Nhưng với sự cố gắng, với trí tuệ sáng suốt Thầy có thể điều khiển chuyển hoá được nhân quả hướng tới sự tốt đẹp cho mình cho mọi người không?

Trưởng lão: Sự thật ra đúng là Thầy đang chuyển hoá mấy con bằng cái phương pháp để chuyển hoá cho mấy người để không làm khổ mình khổ người. Chuyển tới người tốt đó chứ. Mấy con đang học lớp này là đang chuyển hoá mấy người, chứ đâu phải không chuyển hoá. Nếu không chuyển hóa làm sao mấy con được tới ngày nay, đâu có được an ổn như thế này. Nếu mà để từ khi mấy con chưa được học hỏi của Thầy đó, mấy con sẽ sống ở trong gia đình mấy con như thế nào? Có được chuyển hoá không? Rồi ngay cả cái bản thân con có những cái chướng ngại mấy con dao động liền chứ mấy con đâu được bình an. Đó là sự chuyển hoá của Thầy rất lớn đối với mấy con chứ đâu phải nhỏ đâu.

Nên Nguyên Phương hỏi như thế này, cái kiểu này là không có hiểu gì hết. Không có biết gì hết. Nhưng mà tiếc vì nó không có ở đây để mà Thầy chỉ cho nó biết, đọc cũng tội, đầu óc quá là cạn cợt không có hiểu. Nghĩa là coi thì biết, Thầy thấy nó cũng viết được chứ không phải không nhưng mà trái lại không áp dụng được sự hiểu biết của mình thành ra không hiểu. Cho nên mới có những câu hỏi, kêu là không có hiểu gì hết, tội nghiệp.

Mấy con thấy từ cái chỗ mà học hỏi để mình hiểu biết về nhân quả khi mang cái thân nhân quả thì người nào cũng giống như người nào. Thầy đang còn sống mặc dùng Thầy là chủ được cái thân của Thầy. Mấy con chưa làm chủ nhưng mấy con có cái lực nho nhỏ của mấy con. Mấy con có thần lực nho nhỏ, mấy con tác ý có cái lực. Bởi vì đạo Phật mà không có thời gian, tu sẽ thấy được kết quả của nó. Tuy rằng ít nhỏ nhưng nó vẫn có kết quả.

(05:33) Còn Thầy tới cuối cùng của nó rồi cho nên cái Tứ Thần Túc của Thầy nó sử dụng được Tứ Thần Túc và cái tâm Thầy luôn luôn được bất động cho nên vì vậy mà nó vẫn giữ gìn được cái trạng thái tỉnh thức của nó, nó giữ gìn được cái cơ thể của nó cho nên vì vậy mà cái sức sống của nó kéo dài. Cho nên người ta kéo dài nhờ cái sức tỉnh thức mà người ta kéo dài cái thân người ta sống, người ta duy trì cái mạng mạch người ta ra. Mà người ta thu hồi cái sức tỉnh thức đi thì cái thân người ta nó hoại diệt dần. Ý thức của người ta có phương pháp đàng hoàng chứ không phải là mình nói đùa, nói thường đâu.

Do đó những bài kinh mà đức Phật giữ gìn cái thân của mình đến cái năm mà 80 tuổi đức Phật đều nhờ cái sức tỉnh thức của mình chứ không khéo những năm mà khổ hạnh nó làm cho đức Phật rất là kiệt quệ. Đức Phật không sống tới 80 tuổi đâu. Nhưng mà nhờ sức tỉnh thức của đức Phật giữ gìn được cái cơ thể của đức Phật. Sau khi chết đức Phật thu hồi, xả cái sức tỉnh thức ra, cái thân này sẽ bị hoại diệt. Các con đọc lại cái bài Kinh Niết Bàn thì mấy con thấy cái chỗ mà đức Phật giữ gìn cái tuổi thọ của mình. Mấy con thấy chỗ đó rất hay và Thầy biết rất rõ Thầy làm được thế này Thầy mới hiếu được câu Kinh đó, chứ còn nếu Thầy không làm được chắc Thầy không hiểu câu kinh đó đâu.

Cho nên cái mà Thầy nói ở trong kinh Nguyên Thuỷ là cái Thầy có kinh nghiệm rồi Thầy nói ra cho nên nó không có sai nghĩa. Còn người khác mà không hiểu, họ đọc kinh Nguyên Thuỷ họ không có kinh nghiệm, họ sẽ hiểu cái nghĩa nó trật nó không đúng.

Con hỏi gì con? Cái bài con hỏi cái bài nào con. Đây hả con?

2- TU TẬP THEO GIAI ĐOẠN TRÁNH ỨC CHẾ

(07:21) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: “Kính thưa Sư Ông cho con xin hỏi hai ngày qua khi con tu tập để tâm thanh thản cứ khoảng hai ba phút là con tác ý một lần hai câu pháp hướng: Thọ là vô thường không được đau đầu nữa. Kế tiếp con tác ý: Tâm như đất. Suốt ngày đêm như thế mà sao con thấy nó càng đau hơn”.

Bởi vì con tác ý một phần, con cứ tập trung con làm như vậy là con bị ức chế cái tâm của con rồi. Khi mà con tác ý như vậy đó, con sống, thay vì giờ con ngồi đâu con bị cái thói quen, thói quen tập trung do đó mà con bị đau đầu. Con bị đau đầu là do cái sức tập trung đó, bây giờ xả cái sức tập trung đó. Con biết cách xả không?

(08:08) À con đừng nhớ pháp gì hết. Con đừng ôm pháp gì hết. Con xả như thế này nè: ví dụ con đi ra con làm, con cứ để tự nhiên, con đừng tập trung trong cái hành động làm con cũng bị tập trung nữa. Con xả ra thì ví dụ như giờ con ra con quét sân thì con chỉ biết quét sân vậy thôi. Con đừng tập trung trong cái quét sân đó nữa thì nó mới xả. Con biết cái trạng thái mà vì cái sai lầm của mấy con là mấy con quá nhiếp tâm cho nên cái đầu con nó bị đau rồi. Cho nên Thầy bảo con bây giờ mình xả mình nghỉ đi đừng có tu nữa.

Ờ nghỉ bình thường, không làm gì ngồi chơi vậy thôi. Thậm chí như bây giờ con tập trung con đọc, con làm bài cũng bị nhức đầu nữa. Con đừng có làm nữa và đồng thời cái trường hợp đó để cho nó phục hồi lại. Đôi lúc mấy con còn tuổi trẻ, mấy con nhiệt tâm quá mà trong khi đó mấy con lại tu sai, tức là ức chế cái tâm nhiều quá, tập trung trong đó nhiều quá cho nên vì vậy mà tập trung trong cái pháp tu như đi kinh hành biết đi kinh hành. Tập trung riết nhiều nó cũng bị nặng đầu. Tập trung trong hơi thở nó cũng bị nặng đầu, mà giờ nó đã thành cái nặng đầu của con rồi mà muốn xả cho hết cái nặng đầu này coi như mình nghỉ mình không có tu cái gì nữa hết như bình thường con ngồi chơi hay con làm cái gì đó, con đừng để nó tập trung trong cái tu gì hết, một thời gian sau nó phục hồi lại thì Thầy mới dạy con tu mới được.

Tu sinh: (…​ không nghe rõ)

(09:37) Trưởng lão: Ờ! Con như người bình thường đừng có tác ý gì hết cũng chưa có cần sử dụng cái pháp tác ý tâm như đất gì hết. Bây giờ trong thời gian này một tuần lễ con xả ra con nghỉ ngơi để cho nó bình phục lại cái đầu con và đồng thời con chỉ có tác ý “Cái thọ cái đầu nhức nè phải đi đi, từ đây về sau không có đau nữa” thôi. Rồi con tác ý nhiêu đó thôi, rồi con ngồi nghỉ con chơi vậy thôi, con để cho nó thư giãn hoàn toàn thư giãn đi, khi nào cái bệnh con hết rồi thì Thầy sẽ dạy con cách thức tu nó mới hết, chứ còn bây giờ con nhiếp vô cái gì cũng bị hết à. Cũng bị nặng đầu đó.

Con xả con nghỉ hoàn toàn đi con, đừng tu cái gì hết. Rồi con báo lại Thầy. Bởi vì mấy đứa cũng như là Quảng Trí, rồi con nè, rồi con Quảng Đạo hay Quảng Tính hả con? Quảng Đạo nè. Mấy đứa còn trẻ tuổi mấy con tu đó, gần như mấy con tu điên mấy con đó, tu nhiệt tâm thực sự chứ không phải là không đâu nhưng mà phải hỏi kỹ lưỡng tu coi như thế nào? Thầy bảo thì mình biết lúc mình xả, lúc mình tu, mình biết cái xả, mình biết cái tu. Xả cũng như tu, tu cũng như xả. Trời đất ơi! Nó lộn xộn nhau vậy. Lúc nào nó cũng thấy ở trong cái pháp tu ôm ôm riết cái đầu nó nhức con, nó không chịu nổi đâu.

(11:00) Cho nên bây giờ con xả con biết rồi, xả là không có tu pháp gì hết, không có tác ý gì hết mà chỉ tác ý cái bệnh của con thôi “Thọ cái đầu đau này không có đau nữa nha” chỉ dùng pháp tác ý thôi. Tức là tự kỷ ám thị nó thôi, ám thị cái đau đó con để xả nó đừng có nặng cái đầu, nhức đầu con nữa thôi. Có nhiêu đó con nhớ kỹ ha, rồi ngày mai này, ngày mai đó con viết cho Thầy cái tờ giấy, con báo cho Thầy biết coi cái trạng thái xả đó nó như thế nào, con viết trong cái tờ giấy. Sáng sớm con đem lên trên này trước 7 giờ con để đây, con để chỗ bàn Thầy khi Thầy vô trong cái lớp của bên nam, Thầy sẽ lấy cái giấy Thầy kiểm điểm lại coi như thế nào. Rồi lúc đó Thầy sẽ nói với Út. Nếu mà có điều gì thì Thầy sẽ nói với Út, con sẽ gặp Thầy ở nhà khách. Con lên đó sẽ gặp Thầy ở đó thì Thầy sẽ tiếp con, Thầy sẽ hướng dẫn cách thức cho con, chứ không để nó sai đâu.

(12:00) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh:Theo con hiểu: tu là lúc nào cũng phải phòng hộ sáu căn lúc nào cũng phải tác ý: Tâm như đất, lúc nào cũng phải tu trong Thân Hành Niệm để tỉnh thức kể cả ăn cơm quét sân, làm việc từng giờ, từng phút có phải không Sư Ông? Con đã theo đó áp dụng như vậy nó có quá sức nên con mới mệt mỏi vậy phải không?

Đúng rồi, con tu quá trời, con tu hơn ai hết rồi, tu không có nghỉ thành ra như vậy nó mệt mỏi nó nhức đầu con là phải chứ sao, cho nên bây giờ con phải nghỉ đó con.

Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh:Hôm qua học con nghe cô Diệu Vân hỏi Sư Ông khi cô ngồi ăn cơm ngoài bụi tre mà cô quan sát ở bên ngoài biết chuyện ở bên ngoài để triển khai Định Vô Lậu, còn con mỗi lần đi ra ngoài đều nhắc tâm phải quay vô không có để ý đến chuyện của ai hết ngay cả bầy kiến nó tha mồi con cũng chẳng dám nhìn quan sát nó nữa. Như vậy con đúng hay sai, hay quan sát mọi vật xung quanh như cô Diệu Vân là đúng? Xin thưa Sư Ông giảng cho con được hiểu.

(13:25) Cái phòng hộ của con thì đúng nhưng cái giai đoạn này thì con quá cố chấp để mà giữ gìn đúng cách phòng hộ đó thì con bị ức chế con hiểu không? Cho nên hiện giờ con cũng thư giãn nhìn ra ngoài một chút xíu chứ không khéo con ức chế riết coi như là bị ức chế đó chứ không phải là chế ngự. Mình chế ngự chẳng hạn như là bây giờ cần đi ra ngoài thì mình chế ngự nó. Và đồng thời nhiều khi mình ngồi mình tu cũng sử dụng cái Tâm Từ của mình quan sát một cái bầy kiến, quan sát những con vật mình khởi cái lòng thương yêu của mình. Bởi vì Đạo Phật có lúc thì phải nhiếp tâm phòng hộ như vậy, có lúc thì nó phải xả ra. Đức Phật nói thỉnh thoảng phải làm cái này, thỉnh thoảng phải làm cái kia chứ không phải chuyên vào một cái, chuyên vào một cái nó sẽ thành bệnh cho nên vì vậy con không hiểu nên con chuyên vào, coi như là phòng hộ rất kỹ lưỡng hẳn hòi không có để cho tâm mình phóng ra thì nó chưa phải lúc đâu. Tới lúc cuối cùng mà rốt ráo, cái lúc mà sắp sửa nhập định, cái lúc mà sắp sửa làm chủ sự sống chết thì lúc bấy giờ nó mới tới cái giai đoạn đó.

(14:34) Còn bây giờ con mới tu mà con tu gắt quá kiểu này chắc cái thân con nó chết trước con. Lúc mà con nhập Niết Bàn nó đi mất rồi. Cho nên từ từ đó con. Cho nên trong cái sự mà Thầy nói các con giữ độc cư trọn vẹn không nói chuyện này kia rồi đó. Đó là tới cái mức rốt ráo, còn hiện bây giờ mấy con giữ như vậy coi chừng mấy con ức chế đó, nó không phải dễ đâu. Cho nên dù là Thầy rầy mấy con nhưng sự thật ra Thầy rất là thông cảm ở cái chỗ tu tập vì cái giai đoạn đầu mấy con còn cần phải cởi mở một chút xíu, chứ mấy con gắt nó quá coi như là mấy con ép buộc quá nó ức chế nó trong cái sự chịu đựng. Mặc dù là mình không nói chuyện với ai hết nhưng nó vẫn bị ức chế chứ không phải không đâu, nó khó lắm chứ không phải dễ.

(15:21) Cho nên lần lượt mà tu tập đừng vội vàng, thì có Sư Ông ở bên sẽ dạy lần lượt. Cho nên lúc tu thì mình tu lúc xả thì mình xả. Mình nghỉ ngơi hoàn toàn chứ đừng lúc nào cũng ghìm ghìm cái tâm. Xả cũng tu, ăn cơm cũng tu, rồi giữ tỉnh thức, tức là mình luôn lúc nào cũng giữ gìn tu tập hết không có lúc nào mình nghỉ ngơi thì nó sẽ không đạt kết quả, mà nó sẽ hư hại đến chỗ tu của mình không có kết quả đâu con, bằng chứng là giờ con thấy con bị nhức đầu đó.

(15:53) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh:Thưa Sư Ông, như con hiện giờ có tu tập Tứ Niệm Xứ như mọi người không vậy?

Chưa con bây giờ con chưa tu tập đâu. Mọi người hiện giờ Thầy mới chỉ dạy cho họ cách thức để quan sát bốn chỗ mà thôi chứ chưa phải tu tập Tứ Niệm Xứ đâu, mới quan sát mà thôi chứ chưa phải. Khi nào quan sát hẳn hoi và tu tập rèn luyện các pháp khác để đẩy lui chướng ngại pháp được rồi thì bắt đầu mới tu Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh:Hôm qua buổi trưa con ngủ một tiếng đồng hồ là giờ chuẩn của con nhưng con ngủ mê quá mất 5 phút, vậy con phạm giới ngủ phi thời rồi phải không Sư Ông. Khi chưa tới hai giờ tu, vậy con xin sám hối với Sư Ông mong Sư Ông tha lỗi. Con sẽ cố gắng khắc phục không tái phạm nữa.

Trưởng lão: Trong cái sự ngủ nghỉ như vậy cũng chưa phải phạm lỗi đâu con nhưng mà biết sám hối biết lo lắng vậy là tốt không có gì đâu con. Cố gắng tu tập, bây giờ con nhớ rằng, xả đừng tu tập gì hết. Rồi ngày mai con viết bức thư con gửi Sư Ông là trình lại trong ngày hôm nay con xả tâm ngày hôm nay đó, trình lại Sư Ông coi cảm thọ trên đầu con nó giảm bớt hay chưa. Để Sư Ông biết cách Sư Ông giúp cho để cho con không còn nặng đầu nữa để tu tập với mọi người.

Như vậy xong hết rồi mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Rồi con hỏi con.

3- BỀN CHÍ TRONG TU TẬP

(17:42) Tu sinh: (17:42 - 18:20) Hồi nhỏ con hay bị phong thấp, con sợ trời lạnh.

(18:23) Trưởng lão: Bởi vì lúc bây giờ lúc ham ngủ phải tắt nguồn cơn, thôi không sao đâu con ít bữa đây qua mùa kia nó nực nó hết lạnh lúc này nó hết còn lạnh có chút ít qua Tết là nó hết lạnh rồi phải không con. Ở đây mùa đông nó có chút thôi, nó lạnh như thế này, con mà ở xứ Đà Lạt chắn chắn là thôi chịu không nổi đâu. Coi như là ít hôm nữa nó hết à. Còn mấy hôm nữa à từ đây cho tới Tết tới qua ra giêng là cái nóng của xứ này là nó ấm áp lại là nó hết à không có gì đâu.

Tu sinh (18:46 - 19:04)

Trưởng lão: Giờ con trở về bên đây.

Tu sinh: (19:06 - 19:12)

Trưởng lão: Con có từ tâm được, nếu không từ tâm được thì giăng mùng.

Tu sinh: (19:14 - 19: 16)

Trưởng lão: Vậy thì Thầy sẽ nói với cô Út để Thầy sẽ nói với cô Út cho.

Tu sinh: (19:22 - 19:44), con làm nó không đỡ.

Trưởng lão: Bây giờ con làm vệ sinh tức là con hốt rác phải không? Rồi con hốt chứ có gì đâu. Rồi con cứ làm cho nó phảng phát đi muỗi nó không còn chỗ núp nữa nó sẽ đi qua thất người ta hết nó tập trung ở bển.

Tu sinh: Tâm mình khởi niệm lăng xăng, tác ý không hiệu quả thì phải làm sao Thầy?

(20:08) Trưởng lão: Bây giờ tác ý không hiệu quả. Ví dụ như giờ xả nổi mấy cái niệm lăng xăng con. Tác ý nó: “Bảo dừng, không có khởi niệm nữa", rồi nó không dừng thì mình tác ý nữa, nó không dừng mình tác ý nữa, cứ tác ý hoài, đấu tranh với nó mà, đấu tranh đến khi nào nó dừng thì thôi.

Ví dụ giờ cái niệm nó khởi ra: “Tao biểu mày dừng, mày là nhân quả, ái kiết sử tao biết rồi, khỏi cần nói nữa. Ở đây tao không có nghe lời mày đâu”. Con nói vậy đó, rồi bắt đầu giờ con tác ý “Tâm thanh thanh, an lạc, vô sự trở lại nghe không". Rồi bắt đầu nó hơi nó khởi niệm nữa, “Tao biết rồi mày đừng có vô đây nữa, tao bảo dừng. Thanh thản an lạc vô sự”. Rồi bắt đầu chút nữa nó tới nữa, tác ý nữa tối ngày con cứ nói chuyện với nó vậy đi. Thì rồi nó sẽ đi à, hiểu không? Mình bền chí chứ. Đuổi nó mới có một tiếng đồng hồ bảo nó đi sạch nó đâu mà đi. Trời đất ơi! Nó một bầy ở trong, nó đông thấy sợ. Rồi, không vấn đề gì cả.

(21:07) Tu sinh: Thầy ơi lúc con ngồi kiết già, con ngồi nó thoang thoáng con ngồi ức chế, con chịu được không?

Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ thì bây giờ khoan đã về vấn đề kiết già thì chưa cho phép mấy con ngồi đâu. Mấy con ngồi thoải mái ba mươi phút tu tốt là được rồi. Muốn ngồi sao đó ngồi, ngồi một chân cũng được, hai chân cũng được, ba chân cũng được. Thầy không có rầy chỗ ngồi. Ngồi sao thoải mái thì thôi. Chứ đừng có ngồi kiết già, khoan đã. Chừng nào mà Thầy bảo bữa nay là ngồi kiết già ba mươi phút. Bằng chết bỏ đó.

Tu sinh: Con sợ nên con muốn tập trước.

Trưởng lão: Thầy bảo đừng có sợ, tập trước tập sau gì hết. Cho nên đừng có sợ.

Tu sinh: Ngồi bình thường, cầm quạt mình có được quạt không Thầy?

Trưởng lão: Như vậy con là công tử, ngồi mà còn quạt. Bây giờ con quạt cũng được. Bây giờ ví dụ như trời nực mà con quạt là như thế này nè con nương vào cái hành động đó, để mình nhiếp tâm mình trong cái quạt. Vừa quạt mà vừa nhiếp tâm tu thì được. Chứ bây giờ ngồi quạt mà giữ hơi thở thì cái kiểu này không có được. Con hiểu không? Nhưng mà điều kiện mấy con trong khi mà mình sử dụng được một cái điều kiện gì đó để cho nó có cái sự tu tập của mình thì được. Tốt, chứ còn mà mình ngồi mình quạt không mình chơi cho mát thì thôi không được à. Rồi có mấy con hỏi Thầy gì nữa không?

4- CÁCH THỨC DIỆT XẢ CẢM THỌ

(22:41) Tu sinh: (22:41 -23:04)

Trưởng lão: Được con diệt cái cảm thọ trước. Được bởi vì cái thân con đang bị cảm thọ đó con, con diệt nó được, rồi con đuổi nó đi đó, tức là con dùng cái pháp tác ý, con tự kỷ ám thị con đuổi nó đi rồi, thì con lo làm gì làm, con không cần quan tâm nó thì nó cũng hết à con.

(23:18) Tu sinh: bạch Thầy, (23:20 -23:23) Coi nó như không phải là của mình, thì Thầy nói là không được.

Trưởng lão: không được, không phải của mình đâu. Không phải, mình phải làm chủ nó thôi con. Cho nên câu này con nói này: Tôi tu Tứ Niệm Xứ vì bị thọ hành. Thay vì mình đuổi nó đi thì con bảo mình: thôi mình đi đi, nó đâu phải là của mình, thì tức là con dùng cái Định Vô Lậu rồi, Định Vô Lậu con thấy bây giờ thân này đâu phải của mình đâu nó của nhân quả. Cái ý của nó là cái ý của nhân quả rồi. Rồi lo quét sân.

Tu sinh: Như vậy con tác ý là đúng ạ

Trưởng lão: Đúng, chứ đâu có sai con. Bởi vì con tác ý thân nhân quả rồi. Cái thân của nhân quả chứ đâu phải của mình đâu mà mình lo chú ý cho nên thân này là ta, không phải của ta, không phải bản ngã của ta. Rõ ràng câu tác ý là đúng.

Tu sinh: Con thấy con làm như vậy giống như con bị ngứa dây chuyền, cái ngón này ngứa rồi đến ngón này ngứa. Gãi một cái rồi mình phải gãi hết. Gãi hoài, ngón tay ngón chân nữa, mắc từ nhỏ con tu mà con nhìn vô nó, con sợ nó, giống như trốn chạy nó.

Trưởng lão: Mình chỉ đuổi nó “Thọ là vô thường, mày đi đi”, cái đó cách thức tác ý đuổi, còn cái này con nói trở lại “Nó không phải là mình" Kệ nó làm gì làm mình cứ lo cái chuyện của mình đi. Vậy cũng là đang đuổi nó đi đó. Cái câu đó đây là hiểu về nhân quả.

"Con tu như vậy thì con thấy con không gãi nó thì con không gãi suốt thời tu nếu mà con giống như Tứ Niệm Xứ nhìn vào thọ, con làm không được giống như con trốn nó"

(25:09)Trưởng lão: Không phải trốn, bây giờ con nhìn Tứ Niệm Xứ tức là mình quan sát, quan sát thấy các cảm thọ ngứa, tức là bây giờ nó ngứa rồi chứ không phải là cái thân con nó bình an. Con quan sát nó bình an là Tứ Niệm Xứ, giờ nó ngứa rồi bây giờ con dùng cái pháp tác ý đó hoặc là mình tác ý nhân quả như cái câu con tác ý là nhân quả, thân nó đâu phải mình đâu, không phải mình thì đừng có gãi đừng có gì hết, ý vậy đó mà. Do đó con không cần gãi gì đó, rồi con làm gì đó hoặc con nương vào hơi thở hoặc con đi kinh hành đi. Tức là con làm chuyện khác đi, đừng có để ý cái đó, cái đó không phải của mình đâu, mình chú ý tới nó làm gì. Mục đích là như vậy đó chứ còn gì. Đó là con tu đúng chứ không phải tu sai đâu con, rồi lát nó không có ngứa nữa, hết ngứa.

(25:50) Tu sinh: Con thì bị giống như hai, ba cảm thọ nó đánh một lúc, giống như con tu bị ức chế, hơi thở nó tức cái ngực miết như vậy Thầy (26:03 - 26:09). Con tác ý như vậy con mới giữ được lâu.

Trưởng lão: Đúng rồi, bởi vì mình tác ý nó không phải là của mình nên mình không quan trọng nó nữa. Đó là cái phương pháp tác ý đó con, chứ không phải là mình làm lơ đâu, mà là mình tác ý đúng cách đó.

Cho nên mình biết rõ ràng là nó đang bị cảm thọ ngứa, mà mình biết đây không phải là cái thân, cái thọ này là của mình rồi. Thân, thọ, tâm pháp này nó không phải là của mình rồi. Nó là của nhân quả rồi mà đâu phải là của mình đâu, lo gãi lo móc nó chi. Cuối cùng con lo công chuyện khác, do tác ý đó lo chuyện khác, lát sau thấy nó không có ngứa.

Ngứa mà con gãi tới chỗ này rồi lát nó tới ngón tay này mà gãi ngón tay này được rồi lát nó tới ngón tay này, gãi cho ngón tay này đã ngứa rồi nó nhảy qua ngón tay khác, nó ngứa liên tục, nó ngứa chỗ này tới ngứa chỗ khác à, rồi cuối cùng nó nhảy tới lại chỗ cũ. Thành ra nó làm cho con gãi hoài. Cho nên con làm lơ, nó đi mất nó không ngứa nữa. Đó là cách thức của mình đối trị được cảm thọ đó con, mình nhiếp phục tham ưu ở trên thân, con nhiếp phục qua chỗ nhân quả “Thân này không phải là ta, không phải bản ngã của ta".

5- VẤN ĐẠO TU TỨ NIỆM XỨ

(27:18) Trưởng lão: Con hỏi gì nữa?

Con ngồi con hỏi đi con. Nói đi con, con hỏi đi con.

Tu sinh: con bạch Thầy! con hỏi cái nhân, Thầy dạy cho nên con (27:43 - 29: 23)

(29:24) Trưởng lão: Nay con dạn dữ rồi đó.

Tu sinh: (29:26 - 30: 32)

(30:33) Trưởng lão: Thôi để nó thử thách cho con coi tâm con động hay tâm con bất động chứ có gì đâu mà con sợ. Mình để cho có cái đối tượng đó để cho mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình lại. Thì con đừng có thả nó chừng nào nó hết duyên nó đi chứ có gì đâu.

Con đừng có bắt thả nó ra hoài, kệ nó. Nó vậy đó, nó thử thách con coi thử con còn sợ nó không? Nay con hết sợ rồi đó là con thấy con chiến thắng được nhiếp phục được cái khiếp đảm sợ hãi của mình với con chàng hiu rồi chứ gì.

Rồi bắt đầu bây giờ nó lén lén vô trong mùng của con. Nó núp ở trong, nó ngồi coi cái cô này tu Tứ Niệm Xứ để coi cô bất động được không? Nó nhảy qua nhảy lại nó thử con đó, rồi không biết đâu chừng Thầy biến ra con chàng hiu Thầy thử con sao.

Tu sinh: Vậy là con bị động.

Trưởng lão: Cho nên vì vậy con bị động là con dở đó, cho nên vì vậy con trình bày cho Thầy biết là rõ ràng con vì con chàng hiu mà động tâm "Ờ mày nhảy qua nhảy lại kệ, tao biết giờ Tứ Niệm Xứ thôi giờ tao ngồi thanh thản, an lạc, vô sự nha". "Chàng hiu mặc chàng hiu, cóc nhái mặc cóc nhái", con cứ nhắc nó vậy rồi con ngồi im lặng, rồi nó nhảy qua nhảy lại “Kệ mày, tao phòng hộ mắt tao, không cho mày thấy" biểu ngó vô, đừng ngó vô con nhái nữa, nó làm gì thì nó làm.

Con cố gắng con chiến đấu trong khoảng thời gian như vậy để con phá các ác pháp nó tác động con đó. Rồi con tu vậy mai mốt con chàng hiu nó đi mất, con khỏi có bắt thả nó đi, nó cũng đi nữa. Nó thấy con tu được rồi nó đi à. Nghĩa là con tu tốt nó bỏ nó đi, con tu xấu là nó cứ bám.

(32:05) Tu sinh: (32:05 -32:43 ), con chỉ muốn.

(32:44) Trưởng lão: Được rồi con ngồi trong mùng thì nó không bằng con ngồi có cái ghế con dựa lưng vậy nè. Con dựa lưng vậy nè để cho nó thoải mái dễ tu Tứ Niệm Xứ, còn con ngồi trong mùng thì trên cái giường đó con phải ngồi xếp bằng, nhiều khi con ngồi mà con thẳng lưng con mỏi lắm.

(33:03) Tu sinh: (33:03 - 33: 20) con xả luôn.

Trưởng lão: Nay con thấy dễ chịu chưa?

Tu sinh: Dạ dễ chịu

Trưởng lão: Đó nó quen rồi đó, nó dễ chịu, chứ hồi đầu con thấy phải ngồi thụng xuống vậy mới dễ chịu, ngồi thẳng lưng vậy nghe nó mệt mỏi, nghe nó khó chịu nhưng lần lượt con tập. Bởi nghe Thầy nói mấy con mới chuẩn bị chứ không khéo mấy con ngồi thụng hết đó.

(33:41)Tu sinh: thân con đi thân hành niệm, con tập ăn, nó thoải mái dễ chịu, hôm nay nó làm sao,

(34:23) Trưởng lão: Được con, không có sao đâu. Cái vấn đề đó ngồi mình ăn mình tỉnh thức theo cái sự ăn thôi. Con bây giờ ngồi theo kiểu Thầy chắc con ngồi ăn, cái lưng con tới chừng xong bữa cơm nó thượm xuống. Thiệt mình ngồi mình ăn không lẽ mình ngồi xổm như vậy rồi mình múc mình để vậy nó đổ hết sao? Buộc lòng con phải khum xuống, khum xuống thì cái lưng nó phải khòm.

Cho nên con ngồi như thế này, cái bàn con để đây, ở đây con dựa lưng đây, con múc lên đây con đưa lên đây con dễ. Còn kia con để dưới đất con móc lên nó xa quá đi, con hiểu không?

Cho nên ngồi trên cái bàn đó con để ăn dễ lắm. Không có sao đâu, Thầy cho phép mà. Bây giờ con già rồi mà con ăn theo kiểu Thầy chắc chắn là khòm cái lưng con à. Được, không có sao đâu con, yên tâm đi, lo tu cái Tứ Niệm Xứ cho nó bình an, cho nó thanh thản được là tốt rồi con.

(35:14) Tu sinh: cái thân con không có kiểm điểm được, con thấy con con vô con nằm, tự nhiên con thấy con (35:34)

(35:36) Trưởng lão: Tức là con không có hồi hộp, không có sợ. Mọi lần nó chụp vô con là kể như tim nghe thình thịch rồi. Hồi đó nó khác, bây giờ nó khác rồi con, con có tiến bộ rồi đó, mai mốt con đi như mấy người trẻ nữa là con tiến bộ luôn, không có đi mà run run, chống gậy nữa. Thầy nói con tu riết rồi con sẽ đi như Thầy vậy đó, đi nhanh như chớp vậy chứ không có đi chậm nữa đâu, ráng mà tập tu đi sẽ đi như Thầy vậy đó. Bảo “Hai cái chân này phải mạnh khoẻ nha, đi như Thầy, đi như Phật như Thầy, còn mày đi mà run run như vậy không xứng đáng làm đệ tử của Phật của Thầy đâu"

(36:21) Tu sinh: Con xin góp ý cô Huệ Ân, cái ghế giăng cái mùng.

(36:25) Trưởng lão: Thầy dự định nói như thế này, bây giờ làm cái mùng treo nó vậy, treo cái ghế này được. Còn nhắc lên cái giường để cái ghế thì nó không được con.

Tu sinh: Vậy là cần có 2 cái mùng.

Tu sinh: Cái mùng của con con để cái ghế vô được, tại vì con kéo cái đầu mùng lên cao

Trưởng lão: Kéo đầu mùng lên cao được.

Tu sinh: Con để cái ghế trong rồi con ngồi làm bài nó thoải mái lắm

Trưởng Lão: Ờ vậy được nó khỏi bị muỗi đó. Chỉ cần kéo cái chốt mùng cho cao lên. Chứ không khéo giăng cái mùng rồi đưa cái ghế lên đó ngồi, cái đầu nó cứ đụng cái mùng. Mắc công đội cái mùng đó mà.

Tu sinh: Đứng thẳng lên không được.

Trưởng lão: Kéo cho cao lên cột ở giữa, mấy con giỏi quá đủ thứ kinh nghiệm hết. Rồi hết giờ rồi hả con? Được con, rồi mấy con về mấy con. Mấy con xá Thầy, Thầy còn gặp chút xíu nữa mấy con.

(37:50) Tu sinh: Thưa thầy hết giờ rồi nhưng con muốn giữ hỏi thêm cho con hiểu

Trưởng lão: Được được con, tiếp tục hỏi thêm con

(38:20) Tu sinh: Nãy giờ Thầy giảng con biết là con bị ức chế, Thầy dạy con rồi coi theo cái thời khoá của Thầy. Buổi tối con thức tới 10 giờ, 9 giờ tối là con ngáp quá, nhưng mà dậy sớm thì con dậy được. Thành ra con xin Thầy có thể cho con cái thời khoá chiều tối sáng con tu tới 9 giờ tối rồi con nghỉ, rồi 2 giờ con dậy thì nó bình thường.

Trưởng lão: Chín giờ con, được được đó con, vậy tốt đó con bởi vì nó tùy theo đặc tướng của mình, nó không có sai đâu. Rồi được rồi tốt rồi con, thì nó không bị ức chế, nếu không là bị ức chế được rồi con. Mấy con tu tốt là Thầy mừng.

(39:04) Tu sinh: (39:04 -39:10), thưa Thầy con tu

Trưởng lão: Được được rồi con, để cô Diệu Vân hướng dẫn cho.

Tu sinh: (39:17 - 39:40), con thấy nói tùm lum hết, chưa có dạy!

Tu sinh: Bạch Thầy! bữa đó Diệu Vân có nói với con, bữa đó học nhân quả, như vậy là nó có hai mặt, người ta sẽ không sợ mà cứ tiếp tục làm ác, tại vì nếu mà làm đằng kia, nói không có hết, thì không có chạm, Diệu Vân nói với con là vậy. Diệu Vân nói nó giống như có hai cái mặt vậy đó.

Tu sinh: Con kính bạch Sư Ông (40:30 -40:45).

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy