00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 0560 - TỨ NIỆM XỨ, KHAI THỊ TÂM BẤT ĐỘNG, ĐỊNH VÔ LẬU, QUÁN THÂN BẤT TỊNH, THÂN HÀNH NIỆM

CK 056 - TỨ NIỆM XỨ, KHAI THỊ TÂM BẤT ĐỘNG, ĐỊNH VÔ LẬU, QUÁN THÂN BẤT TỊNH, THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 10/01/2006

Thời lượng: [44:06]

1- PHÁP TÁC Ý

(00:00) Tu sinh: Nhưng mà con sợ lầm tưởng mai mốt Tứ Niệm Xứ là tưởng.

Trưởng lão: Đâu có con! Mình đánh dẹp nó, bởi vì mình biết cái giặc này thuộc loại gì rồi, cho nên phải sử dụng cái vũ khí đó thôi - chứ đâu phải sử dụng nó hoài đâu! Để cho mình trở về cái trạng thái thanh thản an lạc Tứ Niệm Xứ. Mình trở lại cái chính của mình trở lại, đẩy nó ra.

Tu sinh: Cái hôn trầm nó đánh là mình căng lắm. Khi mình đang tỉnh táo thì nó đánh mù mịt thì mình phải dùng Pháp để mà ôm nó, rồi mình trở lại tỉnh táo trở lại - rồi mình mới vô lại Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Rất tỉnh, mình mới trở lại Tứ Niệm Xứ. Nó đúng như vậy rồi. Cho nên bây giờ Thầy dạy cho mấy con cách thức để mình chiến đấu với mọi mặt đó chứ không phải là nói cái chuyện mà.

Tu sinh: Con có cái chuyện mà Thầy trả lời cái đó rồi khi nào con tu tập có gì thắc mắc con xin gặp Thầy.

Trưởng lão: Rồi từng đó sẽ hỏi thêm. Bây giờ nhiêu đó đủ rồi đó.

(0:55) Tu sinh: Thưa Thầy con xin hỏi. Khi con tu Tứ Niệm Xứ thì con bị hôn trầm - nó cũng nhẹ thôi! Khi vừa thấy, ở trên con nhận được là hôn trầm thì con cũng đánh nó nhưng mà tràn vô. Nhưng mà nó tràn vô thì con tác ý tâm bất động ; làm sao đánh lại nó - nó cứ tràn vô ( nghe không rõ ).

Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên thì mình chống cự nó thôi chứ. Chừng nào mà nó càng vô mình cứ luôn luôn mình chống nó thôi thì thời gian sau nó rút. Nó rút, nó tỉnh bơ lại mấy con.

(01:40) Phật tử: Con thì ( …​ nghe không rõ ) nhiều khi tác ý cái niệm nó lớn lắm, khi mà nó đến tác ý một lần, hai lần, ba lần là nó hết. Nhưng mà cái hôn trầm đến mà tác ý nó buồn ngủ trở lại. Nhiều khi con thấy vậy con tác ý, con cứ bám trụ vô cái hơi thở ( nghe không rõ ) - nó bám vào hơi thở; tâm trụ trên đó.

Trưởng Lão: Với con dùng pháp tác ý: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”, để cho nó định tĩnh lại, nó không bị lạc vô hôn trầm. Phải nhớ cái câu tác ý đó bởi khi mình ôm hơi thở thì mình phải nhớ tác ý câu nói đó - nó mới Định Tĩnh mau lại. Không khéo con tác ý đó; vả lại nó cũng là một luyện con Tứ Thần Túc của con đó. Có những chướng ngại - mình áp dụng vào là nó có ngay cái chỗ tác ý để nó trở thành cái thần lực của nó sau này. Cho nên nó có cái đó là mình tạo nên cái thần lực cho mình chiến đấu. Cho nên, nó dễ dàng lắm mấy con, không có khó khăn đâu!

2- TRƯỞNG LÃO GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA TU SINH TRONG QUÁ TRÌNH TU TẬP

(2:48) Còn cái câu hỏi của Chí Thiện: “Con xin có vài câu hỏi, ngồi quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp có lúc tâm khởi niệm nhiều, có lúc niệm chỉ lướt qua như ta đang ngồi trên xe nhìn thấy người lướt qua bên đường nhưng không mất sự quan sát bốn chỗ. Vậy ta có cần đưa những niệm đó ra để tu duy quan sát không, bạch Thầy? ”

Trưởng Lão: Những cái niệm thoáng qua kệ nó, chúng ta còn biết Tứ Niệm Xứ nó mất thôi, còn cái niệm nó làm mất thì mình phải đưa cái niệm đó ra để mình quan sát nó con. Nếu những còn cái niệm đó nó quá rõ ràng, nó làm chúng ta quên bốn chỗ thì cái niệm đó là niệm mình quan sát.

Còn cái nó lướt qua thôi. Nó hiện ra một cái nó đi tút lút mà mình vẫn còn tỉnh táo đây mà - "cần gì tụi bây quá sợ hãi. Nó đến nó gặp Tứ Niệm Xứ là bay lo bay chạy mất rồi cần gì mà tao - cần cái gì mà phải đuổi phải!" Nghĩa là nó lướt qua nghĩa là nó ly đó mấy con. Nó ly đó chứ không phải là nó trụ ở đó đâu. Cho nên vì vậy kệ "tao chỉ biết Tứ Niệm Xứ thôi; tao không biết mày. Mày muốn chạy bao nhiêu"…​ Cũng như mình ngồi trên xe mình thấy nó lướt lướt - cái niệm nó khởi khởi lên mà không có rõ gì hết. Nó làm như cây cây nối liền nhau mà chạy; "mặc tình tụi bây chạy bao nhiêu thì chạy - tao chỉ biết Tứ Niệm Xứ thôi", thì như vậy là được rồi mấy con, không có gì đâu!

“Có những cảm thọ khi ngồi quan sát tâm tăng thời gian thì đuổi nó cũng đi. Ví dụ như ngứa hoặc tê, cũng có những cảm thọ khi xuất hiện; nó có thể làm giảm hoặc mất ngứa trong thân nhưng đến khi đuổi nó lại không đi chẳng hạn như cảm lạnh, như vậy mình có cần tăng thêm thời gian không, bạch Thầy? ”

Trưởng lão: Con không cần tăng thêm thời gian; để mình tu tập thêm thời gian để rồi sau đó nữa mình tăng thêm nữa con. Hễ mình tăng tới đâu là mình chiếm cứ tới đó - tức là mình biến nó thành căn cứ địa của mình đó. "Tao chiếm căn cứ địa này rồi, cái khoảng thời gian mà con tăng lên là cái căn của địa của con, nó xâm chiếm vô cái khoảng thời gian đó là không được. Con nhất định là con diệt nó thôi. Như vậy là căn cứ địa của con tức là biến nó thành căn cứ địa của Tứ Niệm Xứ".

(05:00) Uyên Tịnh hỏi Thầy: “Kính bạch Thầy! Ba ngày nay, con ngồi kiết già bất động tâm được ba mươi phút. Mỗi lần nhưng con không có gì để quét; có lẽ vì con hít thở cẩn thận quá nên con không phóng dật. Con biết con còn nhiều niệm ác lắm nhưng làm sao nó hiện lên cho con diệt nó được? Mong Thầy hướng dẫn tiếp bất động tâm như vậy có gì ảnh hưởng không? Mong Thầy chỉ dạy”.

Trưởng lão: Bất động tâm, con coi chừng con trụ vào cái đối tượng cái hơi thở hay cái gì đó mà nó không có niệm. Cứ để tự nhiên; mình quan sát thôi, không cần - có niệm hay không có niệm cũng không cần để tự để nó thanh thản an lạc vô sự thôi. Đừng trụ chỗ nào hết!

Như bây giờ mình nương vào hơi thở - mình biết hơi thở; mình quan sát - chứ không phải mình chú ý trong hơi thở; mình chỉ biết hơi thở vậy thôi - chứ mình không tập trung trong hơi thở đâu! Tại vì cái hơi thở là cái rung động trong cơ thể của mình cho nên vì vậy mình chỉ quan sát nó thôi, rồi bắt đầu mình thấy bốn chỗ của mình thôi.

Bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình thôi; mình quán cái thân của mình thôi thì như vậy nó bất động tâm, có nghĩa là cái bất động tâm đó con nên nhớ là nó không phải là không niệm. "Bất động tâm là cái niệm hoặc cái ác pháp nó tác động mà tâm con không phiền não, không có giận hờn, không có đau khổ, không có ham muốn thì đó gọi là bất động tâm". Cho nên cái chỗ bất động tâm đó là cái chỗ Dục lậu, Hữu lậu, Vô Minh lậu. Nó có ba cái lậu hoặc trong đó mà ba cái lậu hoặc đó "nó không tác động được mình gọi là bất động tâm hay còn gọi là Bất Động Tâm Định. Chỗ mà bất động tâm chứ không có phải mà ngồi bất động mà không có niệm".

Các con nên nhớ "nó bất động tâm nó không có niệm là không có niệm phiền não, không có niệm tham muốn, không có niệm sân hận chứ còn cái niệm nó khởi trong đầu mấy con - nó hoạt động thường xuyên hoạt động".

Coi như một người bình thường, người ta cũng gặp người này nói chuyện, gặp người kia nói chuyện vậy. Nhưng cái chuyện ai nói gì, chửi mắng mình - mình không giận; ai nói tức mình cũng không buồn phiền ai hết mà ai nói ngọt ngào mình cũng không gì đó mà mình sinh ra tâm ưa mến, không phải gì vậy…​ Đó chính là bất động. Ưa nó cũng động mà ghét nó cũng động. Cho nên chỗ tâm này gọi là chỗ tâm bất động là vì nó không động - ai làm gì nó cũng không động, "thấy món ăn nó cũng không động, thấy cái bánh nó cũng không thèm là bất động".

(07:15) Thấy cái bánh muốn ăn là nó động. Nó chạy theo dục là nó động, các con hiểu không? Ở đây chúng ta quan sát rất kỹ; chúng ta biết cái tâm mình động hay không động mình biết rất rõ. Chỗ bất động, "mình vừa thấy bóng - nó thèm thì đó là động rồi đó, biết nó động rồi". Chứ đừng nói tới cái gì đâu! Ở đây nó bất động là nó không thèm, không ham, không thích gì hết mà nó thản nhiên, nó tự nhiên lắm, đó là chỗ bất động. Cho nên đừng có nghĩ chỗ bất động là chỗ không niệm.

"Chỗ không niệm là chỗ Không Tưởng, nó không phải là con người chỗ bất động mà con người là chỗ động". Nó động là nó nghe chỗ này là nó biết cái kia, cái nọ, ai nói gì cũng biết. Mà nó hiểu biết cái tâm không có tham, thèm muốn cái gì hết. Nó hiểu biết cái tâm nó không sân, không sân gì hết mà bây giờ rõ ràng là nó tỉnh táo chứ không phải ngu si, buồn ngủ buồn huếch gì hết. Nó không có mờ mịch, nó là nó bất động. Cho nên chỗ đó là chỗ bất động. Cho nên nhiều khi con ngồi ba mươi phút con thấy nó yên lặng không có niệm nào đó, cho nó là bất động. Coi chừng! Nó là bất động của tưởng đó.

Nó vô cái chỗ bất động đó. Coi chừng nó trật! Cho nên gì vậy có thể nói rằng kéo dài thêm ba mươi phút nữa, một giờ hoặc hai giờ, ba giờ thì chúng ta sẽ lọt vào trong tưởng rồi. Cái chỗ không niệm này.

Còn bây giờ chúng ta ngồi có niệm. Nếu có niệm nhưng mà cái niệm này ( nó ), chúng ta biết nó mà; cho nên nó không làm gì mình được hết à.

Bây giờ, niệm ngủ nó thắng mình cũng không được - nó cũng không làm mình được thì do đó "cho mầy niệm ngủ bao nhiêu tao cũng không sợ, tao không mờ mịt, không buồn ngủ". Nghiệp ngủ đến là nó làm cho các con buồn ngủ chứ gì, gục tới, gục lui, nó quên. Mà bây giờ niệm ngủ nó đến thôi giờ đi ngủ đi - "nhất định là tao không ngủ đâu vì giờ này tao còn tỉnh bơ nó bảo ngủ sao được!"

Có khi niệm ngủ nó đến: “Giờ này mười giờ rồi lo đi ngủ chứ còn ngồi đây làm gì? ”. Đó là cái niệm ngủ nó đến nhưng mà con còn tỉnh chứ con có buồn ngủ đâu. Con hiểu? Cái đó là niệm ngủ.

Còn cái niệm mà niệm hôn trầm - niệm ngủ của con. Cái tướng trạng nó hiện ra, nó làm gục ( vậy ) - nó quên mất, nó gục xuống cái, đó là cái tướng trạng nó đến ngủ rồi. Cái đó là nó đến rồi. Chứ còn cái niệm ngủ nó khởi sự: “Mười giờ rồi thôi đi ngủ đi” mà rõ ràng là tao còn tỉnh chứ bộ tao ngủ sao? Có nằm chắc nó cũng chưa có ngủ đâu nhưng mà cái niệm ngủ nó có đến. Nó có cái niệm bởi vì phải nói cái niệm còn cái này là cái tướng trạng ngủ, "trời ơi! Đi kinh hành nó lủi qua lủi lại" - nó ngủ đang chứ gì. Các con hiểu? Mấy con đợi tới cái tướng trạng nó mới cho cái niệm ngủ. Sự thật nó là thọ ngủ của mấy con rồi.

(09:53) Bây giờ đó bắt đầu động thân để mà chiến đấu với cái cảm thọ này phá. Nó khác con, khởi niệm nó khác cái niệm - cái niệm nó khởi ra tới giờ đi ngủ, các con bảo: “Giờ này mà ngủ, tỉnh bơ mà ngủ, niệm ngủ, mày xúi tao hả”, đó các con chỉ cần tác ý của mình như vậy là cái niệm ngủ nó không dụ các con được. Nó dụ.

Cho nên gì vậy nó nói “Thôi ngủ chút đi cho khoẻ đi…​ đặng tu cho tốt”. Đó là cái niệm ngủ - nó dụ mấy con, nó dụ mấy con "ngủ chút cho nó khỏe". Cho nên, con lưu ý chỗ bất động để mà nắm cho vững chỗ bất động tâm. Còn cái bất động coi chừng lầm lạc có những cái niệm nó sai. Để rồi Thầy sẽ nói với cô Út coi cái thất ở bên đó nó yên ổn lắm, Thầy sẽ nói cô Út cho con rời qua cái thất bên đó để ở yên chứ ở bên đây thì cái cổng nó hay ra vô, khách ra vào nó động quá. Thầy sẽ nói với cô.

3- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(10:56) Tu sinh: Kính bạch Thầy, con thưa hỏi câu tác ý: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, rồi bắt đầu thở. Lúc đó quan sát hơi thở ra vô hay quan sát cảm giác toàn thân mà không để ý hơi thở?

Trưởng lão: Nghĩa là không để ý hơi thở mấy con nhưng mà vẫn biết hơi thở. Cái hay của nó là nó vẫn biết hơi thở nhưng cái quan sát là quan sát bốn chỗ toàn thân của mình. Đó là một cái vấn đề tập rồi là mấy con thấy rõ lắm - không có gì khó khăn đâu. Bây giờ con muốn biết cảm giác toàn thân thì con tác ý câu đó: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra” thì mình cảm giác toàn thân của mình. Bắt đầu từ trên đầu xuông hít vô thì mình nghe hơi thở Đừng dùng tưởng nha! Dùng tưởng là tưởng hơi thở của mình nó luồn từ trên cái đầu nó đi xuống xuống tới dưới chân. Rồi bắt đầu thờ rồi mới thấy thở từ dưới chân đi lên. Đây là cảm giác cái tưởng - cảm giác cái hơi thở đi luồn đó.

Mình cảm nhận mà mình lắng nghe qua cái câu tác ý Thân Hành Niệm mà đức Phật dạy: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra”. Các con hít vô các con thấy cảm giác rung động từ trên đầu xuống dưới chân. Đó là cái quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta là cái thân của chúng ta. Thì khi đó mình ngồi mình tập thử, mình lắng nghe thử - rồi mình rút từ cái kinh nghiệm đó - rồi mình cảm nhận thấy nó dễ dàng, không có gì khó khăn bởi vì đức Phật đã dạy cho mình những cái phương pháp rồi mà.

(12:22) Mình nhắc nó: “Cảm giác toàn thân” thì đó là Định Niệm Hơi Thở, “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra” - rồi bắt đầu mình hít vô.

Mình nghe cái sự rung động cái thân hành, cái rung động. Tức là bắt đầu mình nghe cái thân của mình lại thì bắt đầu mình hít vô. Mình nghe cái thân của mình, nghe cái bụng mình trước. Tại vì cái bụng nó theo hơi thở nó phình lên, xẹp xuống chứ gì. Do đó mình nghe cái rung động - rồi bắt đầu đừng trụ cái rung động; cái phình lên xẹp xuống, mình nghe dần nó rung rung dần xuống dưới chân. Rồi từ đó mình thở ra, dần dần mình từ cái chỗ mà phình lên xẹp xuống mình trở lên, mình không trụ trên cái chỗ mà phình xẹp của nó.

Mấy con hiểu không? Mấy con tập thử, mấy con lần lượt rồi mấy con cảm nhận nó toàn thân rất dễ, không khó. Mà bây giờ cái sự rung động; cho nên cái pháp thân hành mà đức Phật dạy về cái hơi thở Thầy thấy nó cụ thể lắm. Câu tác ý nó do cái thân hành mà mình nhận ra cho được cái chỗ mình tu Tứ Niệm Xứ mấy con. Khi mà mình quen rồi thì nó dễ lắm không còn khó khăn nữa đâu.

4- PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TRỊ BỆNH

(13:26) Tu sinh: Khi mà con tác ý mà ( …​ không nghe rõ )

Trưởng lão: Không! Cái đó là khác nữa con. Bởi vì con đối trị với cái bệnh của con đang đau nhức ở chỗ nào đó. Con chỉ cần tưởng cái trạng thái an ổn của cái thân con thôi - chứ con đừng có cảm giác như cái kia mà con thấy cái thân con an ổn. Con hít vô, con cảm nhận như nó đang an ổn mà bây giờ nó không an ổn, mà con cảm nhận nó an ổn, con dùng cái tưởng con phụ thêm nó thì tự nhiên nó bật ra sẽ ra cái sự an ổn thật.

Tu sinh: (14:04 không nghe được) Như vậy con dùng cái tưởng

Trưởng lão: Được chứ, cái đó là mình kèm theo. Mới đầu nó chưa có nhưng sau đó con nhắc, con nhiếp thở một hai hơi thở thấy nó an ổn liền. Bởi vì, con nhớ cái chỗ nhiếp tâm và an trú - an trú là nó có cái an trú rồi đó mà mình đã quen mình tập rồi đó thì bắt đầu mình nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, con nhắc vậy rồi hít vô thở ra năm hơi thở; con nhắc lại lần nữa con thấy nó an. Còn nếu không thì con dùng tưởng an. “Hít vô tôi thấy tôi an ổn”, tưởng như mình an ổn để cho nó an ổn. Đó là dùng tưởng thôi nhưng mà sau đó thì không dùng nữa.

(14:49) Khi mà nó được rồi thì phải bỏ xuống đừng có tưởng nữa. Tưởng an riết rồi nó an quá nó điên lên cũng không được. Cho nên mình phải khéo léo khi mà dùng tưởng có cảm giác nó an ổn - tức là không còn thấy cảm giác gì đau nhức ở trong thân của con nữa. Thầy muốn nói con hiểu không?

Ví dụ bây giờ nó đang nhức cái đầu con, con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, con nhắc mà nó nghe hết nhức đầu thì nó an rồi, mà nó còn nhức đầu thì nó chưa an chứ gì? Cho nên, vì vậy một là con tưởng như là cái nhức đầu đó theo cái hơi thở đi ra. Hai là con hít vô con thấy sự an ổn nó đi vô không còn thấy đau nữa thì như vậy là con có dùng tưởng rồi. Cho nên vì vậy Thầy dạy mấy con đưa cánh tay ra như là cái bệnh nhức đầu của mình theo cánh tay ra, khi mình đưa vào thì cái sự an ổn của cánh tay đi vô đó con hiểu chỗ đó?

Dạy mấy con lâu quá rồi mà giờ mấy con quên hết. Hễ nó đau chỗ nào thì mấy con sử dụng chỗ đó mà các con tác ý câu nói đó. Bây giờ Thầy nói như thế này, các con chỉ cần tác ý thôi, mấy con đừng nghĩ tưởng gì hết mấy con, mấy con cứ mặc kệ cái đau đó đi rồi mấy con cứ tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô, thở ra rồi tác ý nữa. Cũng như người mẹ mà ru con, hơi nó ngủ quên nó không đau nữa. Cái câu tác ý đó là câu hát ru của người mẹ, nó làm cho cái cơn đau của con nó giảm lần xuống với tiếng ru đó. Cho nên, con nghe âm thanh cái câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, mình ru mình đó mấy con, cái câu tác ý nó ru mình. Các con thấy cái câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô”, nó rống nó còn đau hơn nữa các con hiểu không?

Mình khéo léo mình thiện xảo để mình đối trị với cái bệnh của mình mà, để cho nó nhiếp tâm và an trú tâm mà. Chứ thật sự mấy con mà nhiếp tâm, an trú tâm trong ba mươi phút mà không có một niệm gì thì nó đã thấm rồi hiểu chưa. Bây giờ hết rồi, còn hỏi gì nữa không con?

5- QUÁN THỰC PHẨM BẤT TỊNH

(16:41) Tu sinh: Thưa Thầy con có thể nhìn hơi thở con bằng cái ( không nghe rõ )

Trưởng lão: Nhìn hơi thở ra vào hả con? - (…​Thầy trả lời khách bên ngoài)

Về cái bài các Pháp Vô Thường thì hôm đó Thầy có cho mấy con đọc cái bài của Nguyên Thanh rồi mà con. Con nhớ không? Cái bài mà đọc đủ các pháp hết, các pháp nào vô thường hết, các con đọc. Mà hôm rày, cái máy vi tính để mà Thầy đưa ra ngoài kia để nhờ người đánh chứ mà nhiều quá đánh không có hết. Hơn một tuần lễ nay cái người đánh họ cũng khen cái bài hay quá mà và đồng thời nó làm chưa xong nữa. Chiều hôm qua Thầy ra lấy mà còn chưa rồi. Nó hẹn bốn ngày nữa nó xong rồi, xong rồi nó đưa vào cái đĩa trả lại, sau đó sẽ in cho con cái bài đó.

Các con đọc cái bài đó rồi. Cái bài đó tổng quát hết các pháp vô thường con. Bao nhiêu chuyện xảy ra, cả cái vũ trụ không gian. Còn một cái bài nữa mà chúng ta cần đọc đó là cái bài hôm qua đọc hết ba tiếng đồng hồ mà Thầy thấy nó quá nhiều. Cho nên, sáng nay Thầy thấy bây giờ mình không có thì giờ mà lẽ ra mấy con phải đọc thì mới thấy cái quán bất tịnh. Quán bất tịnh nó cũng quan trọng ghê gớm lắm mà mình không có thờ giờ đọc hết - cả một cái xấp như thế này; tức là nó tích tập như thế này bao nhiêu sức học của nó, sức học ghi vô đây hết - vô đây tất cả vô thường, của các pháp vô thường của thân bất tịnh mấy con. Bài bản lắm chứ không phải không bài bản đâu, nó có cách thức.

(18:23) Cái này còn nhiều lắm, tham khảo nhất là những cái phương pháp cách thức mà Phật dạy mình quán cái thân bất tịnh, mình quán các thức cho nó nhàm chán, nó ghê gớm, nhiều khi mấy con có dự trong cái Phật học; mà cái chương trình học thì mấy con có người thì nhớ nhưng mà cái nhớ mấy con nhiều khi cái nhớ, cái quên, nó không đầy đủ đâu. Ở đây nó rất là đầy đủ vả lại cái người viết này cũng khéo léo để áp dụng vào cái chỗ mà ly sắc dục đó. Cho nên vì vậy nó rất là quan trọng lắm nhưng mà điều kiện là nó quá nhiều. Nó quá nhiều! Các xấp như thế này các con thấy nó quá nhiều - đâu có ít. Tờ giấy lớn chớ đâu có nhỏ!

Tu sinh: Thực tế là bây giờ chúng con đang tiến tới quán thực phẩm bất tịnh. Nhưng mà hiện tại các pháp vô thường, ngày nay là các pháp vô thường - quán thân vô thường thật ra cũng chưa nắm vững. Thầy không giải nghĩa ra, thì khi con đọc cái mẫu dài, mẫu ngắn như thế nào đó để chúng con nắm bắt về vấn đề đó. Chẳng hạn như ngày mai hoặc tuần tới nộp về quán thực phẩm bất tịnh thì hiện giờ chúng con cũng được nghe giảng sơ sơ cho nên bởi vậy những người có hiểu biết chút thì họ làm được còn những người chưa hiểu biết gì hết thì làm sao họ làm cái bài thực phẩm bất tịnh sắp tới đây?

(19:42) Trưởng lão: À bây giờ mình nói, mình quán thực phẩm bất tịnh - à, bây giờ, bắt đầu, đầu tiên bây giờ mình chưa có hiểu gì lắm nhưng mà mình nghe nói rồi mình cứ làm đại đi rồi từ cái dở của mình mới đi tới cái hay. Cho nên khi mà mình làm đại rồi đó. Tự mình hiểu mình làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Do đó, tới chừng mình đọc lại thì mình mới thu thập được những cái mà người ta nói.

Sự thật ra thì nó phải có những sự gợi ý - gợi ý chứ còn không gợi ý nhiều khi mấy con - sáng Thầy nói quán thực phẩm bất tịnh từ cái đống phân cái cây đó ăn lên nuôi cái trái. Thầy nói vậy thôi nhưng mà mấy con nghĩ nó là bất tịnh đủ thứ chứ không phải là từ cái chỗ đó đâu. Phải không?

Cho nên thí dụ hồi sáng Thầy có gợi ý như một con chó nó ăn một con chuột chết; thối hôi rồi da thịt của nó trở thành da thịt của nó. Rồi mình ăn thịt con chó thì có phải mình ăn thịt chuột không?

Tu sinh: : Bạch Thầy, con có ý kiến như thế này!

Thí dụ như mỗi tuần, chúng con có một đề tài. Cho nên nộp đề tài này thì phải thu đề tài khác. Cho nên cái đề tài ngày hôm nào thì tụi con có ý kiến là ngày hôm nào nên rút gọn đề tài ngày hôm đó. Thí dụ như ngày hôm nay Thầy có đề tài gọi là “Các pháp vô thường”, Thầy nói thẳng về các pháp vô thường, Thầy gợi ý về bài sắp tới.

Trưởng lão: Coi như những cái bài xong rồi thì không gợi ý nó nữa.

Tu sinh: Vì có nhiều người làm thêm, họ làm rất nhiều bài, đọc tới đọc lui cái bài “Đạo đức nhân quả”, “Đạo đức làm người”. “Đạo đức nhân quả”, “Đạo đức làm người” đều giống nhau đọc bốn năm lần, làm hoài còn “Các pháp vô thường, Thân vô thường" thì lại không có.

Trưởng lão: Nói chung sắp tới, bây giờ thay vì cái bài của mấy con hôm nay là “Quán thân bất tịnh” rồi. các con nộp cái bài đó rồi, phải không? Mà khi Thầy đọc Thầy biết mấy con đủ sức "Quán thân bất tịnh" hay không! Nếu mà không đủ sức thì mới có những cái bài đọc lên để gợi ý cho mấy con thêm. Bởi vì, thí dụ như bây giờ nói chung chung mà giảng chung chung cho mấy con thì cái sự tu tập của mình nó không có thì giờ - không đủ sức để giảng. Lẻ ra Thầy phải giảng - Thầy giảng cái ý để gợi ý; chứ không phải giảng để cho mấy con bắt chước mấy con "cọp" (copy).

(22:01) Tức là mấy con chép lại cái lời giảng của Thầy, không phải vậy mà Thầy gợi ý. Rồi từ đó mình mới triển khai sự hiểu biết của mình ra thôi. Cũng như hồi sáng, Thầy gợi ý chút chút vậy đó - để cho mình biết cái mấu chốt đó, mình làm ra. Cho nên gì vậy, ví dụ bây giờ trong những cái giờ thưa hỏi, Nguyên Thanh nó đến đây - nó đưa cái máy đến đây hỏi Thầy, bây giờ “Quán thân bất tịnh như thế nào? “ - Thầy gợi ý cho nó một vài điểm thôi, rồi từ đó nó tự suy nghĩ ra nó quán. Tức là triển khai cái tri kiến của mình chứ còn Thầy dạy luôn cái bài thì nó không hay.

Tu sinh: Thưa Thầy như thế này!

Ví dụ Thầy gợi ý, rồi để tụi con làm; những cái bài được Thầy phát lại cho chúng con - thì ngày hôm đó chúng con mong cái bài coi thử là nó có hay hay được hay không? Thầy giảng lại cái bài cũ đó thì chúng con lại. Vì chúng con vừa làm, vừa tu thì tiếp thu rất là nhanh. Còn nó cứ chạy vòng vòng ôn lại bài cũ hoài, còn bài mới…​

Trưởng lão: Tại vì mấy con cứ đưa lại mấy cái bài cũ, tới hôm nay rồi mà còn bài “Thảo mộc”, quá lâu rồi mà cũng còn những bài “Thảo mộc”. Cho nên vì vậy có vẫn còn những cái bài lặp đi, lặp lại. Nhưng mà mình lặp đi, lặp lại để cho mình thu thập từng cái mình không hiểu để cho mình hiểu.

Tu sinh: Nếu như mà mình lặp đi, lặp lại thì lúc họ đưa Thầy chấm thì Thầy để riêng. Còn những bài mới ngay thực tế thì nên xem trước.

Trưởng lão: Thì đúng, những cái bài ngay thực tế, Thầy có gợi ý cho mấy con hết rồi. Như cái bài “Quán thực phẩm bất tịnh” như hồi sáng Thầy có gợi ý sơ rồi. Từ đó, mấy con triển khai ra nó. Rồi Thầy thấy có những cái bài nào mà được, những cái bài nào có ý - nó ấy; Thầy cho đọc sơ; chứ thật sự cũng không có thời giờ đọc hết nữa.

Như hồi sáng, Thanh Quang đọc có chút thôi. Rồi Chí Thiện đọc một bài thôi chứ cũng không có thời giờ đọc hết. Có nhiều cái nó rất hay lắm ở trong đó. Có nhiều bài, có nhiều người viết rất hay mà cũng không được đọc nữa - viết rất hay. Có nhiều người thì chưa có nắm bắt được, nắm bắt sơ sơ thôi. Còn có nhiều người viết rất hay mà không có thời giờ để mình cho đọc hết được, phải không? Đọc hết đâu còn thời giờ.

Cho nên, cái quan trọng là chỗ chúng ta biết hiểu để mà xả tâm. Cho nên cái người mà người ta viết được, thì người ta cũng lần lượt để người ta cho in ra thành sách để rồi khi mình không hiểu mình cũng sẽ đọc trở lại. Mình đọc trở lại để cho mình hiểu những cái gì mình chưa hiểu. Mình đọc lại để cho hiểu. Mình hiểu mục đích của mình đây thường thường nhắc…​

"Cái mục đích của mình hiểu để mình xả tâm; để làm cho cái Tứ Niệm Xứ của mình thanh tịnh; chứ không phải hiểu để cho mình là người viết văn hay". Nhiều khi nó không phải vậy đâu! Nó hiểu để mình tu tập để giải thoát.

Cho nên vì vậy mà trong cái chỗ ở như thế này; làm cho mấy con phải làm việc; trước khi Thầy chưa có nói Thầy gợi ý cho mấy con chút ít thôi - để cho mấy con triển khai tri kiến của mấy con; chứ không phải cần làm hay đâu. Mấy con triển khai lúc nào hay lúc đó.

(24:52) Tu sinh: Bạch Thầy ơi, sắp tới đây, Thầy chấm có phát bài Quán Thân Bất Tịnh. Thì con cũng xin có ý kiến là khi Thầy trả bài “Quán Thân Bất Tịnh” Thầy cho đọc những bài “Quán Thân Bất Tịnh”, còn những bài cũ mình không có đọc tới.

Trưởng lão: Coi như không có đọc.

Tu sinh: Dù có hay Thầy cũng để qua một bên, rồi tới bài “Quán thực phẩm bất tịnh” thì Thầy trả bài “Quán thực phẩm bất tịnh” thì Thầy cho đọc bài “Quán thực phẩm bất tịnh”.

(25:17) Trưởng lão: Vừa rồi Thầy cho đọc lại hai cái bài “Đạo đức nhân bản” tại vì Thầy trả cái bài “Đạo đức nhân bản” của mấy con. Con nhớ không?

Tu sinh: Có một số người đó thôi.

Trưởng lão: Có một số người đó thôi nhưng điều kiện mà tại vì một số người đưa trước nhưng mà tạm thời nó chưa có được xuất sắc lắm. Cho nên, vì vậy mà sau này có những cái bài mà Thầy thấy cần thiết cho mấy con thấy là phải làm như vậy mới đúng được cái bài “Đạo đức nhân bản”, còn nếu không thì nó chưa có đúng. Cho nên, Thầy phải đề những cái tựa của “Đạo đức” để cho biết cách nữa, con hiểu không?

Cho nên những bài các con làm trước “Đạo đức nhân bản” chưa có được xuất sắc, nên không có đọc - tại vì còn sai quá nhiều. Nhưng các con cũng nói có đạo đức đó; nhưng điều kiện mình viết thành văn bản; nói ra như vậy nó không phải. Thành ra một cái bài luận chung chung; chưa phải đi đến cái chỗ mà đạo đức nhân bản như vậy. Cho nên mà gì vậy, hôm nay cho được đọc cái bài đạo đức nhân bản - để chúng ta rút tỉa từng kinh nghiệm nhân bản đó; bắt đầu sau này chúng ta sẽ viết thành những bộ sách đạo đức nhân bản; chứ không phải bây giờ.

Bây giờ chúng ta học để hiểu để mà chúng ta xả tâm thôi. Còn cái “Đạo đức nhân bản” là cái mục đích chúng ta soạn thảo giáo trình đó để mà dạy. Vì vậy mà chúng ta sẽ soạn thảo đúng như cái bài luận sáng này. Cho nên những cái bài “Đạo đức nhân bản” như Thầy cũng như có lần, Thầy cho đọc cái bài của Nguyên Thanh, hình như Chí Thiện có đọc thì phải? Nó làm bài vở đàng hoàng, có cách thức lắm bởi vì nó đã hỏi rất kỹ, Thầy nói bây giờ mình vào thì mình phải giới thiệu về cái đạo đức đó rồi mình mới làm. Cho nên có nhiều người người ta còn viết “Đạo đức nhân bản” là tại vì người ta còn thiếu sót.

Còn thiếu sót cho nên người ta viết lại - viết lại người ta viết rất hay, rất xuất sắc. Cho nên mà gì vậy, mình được đọc nghe mình thu thập những cái đó để mà mình trở nên một cái nhà đạo đức. Nó quan trọng về vấn đề mình học Nhân quả, Các pháp vô thường để mình xây dựng cái nền Đạo Đức Nhân Bản- Nhân Quả đó chứ không có gì. Cái đó là cá chính của mình.

Còn bây giờ, qua cái phần “Quán thân bất tịnh” là mục đích để mình đối trị tâm sắc dục của mình và "Quán thực phẩm bất tịnh" - mục đích để cho mình nhàm chán cái tham ăn, tham dục, cái ly dục đó. Là hai cái pháp này.

Đến “Tâm từ, Tâm bi, Tâm hỉ, Tâm xả” mục đích của mình đi đến cuối cùng rốt ráo thực hiện để mình đi đến Tứ Vô Lượng Tâm. Các con thấy? Cho nên gì vậy mà Thầy cũng suy nghĩ lắm! Hôm nay lẽ ra Thầy phải đọc cái bài “Quán thân bất tịnh” nhưng mà mấy con mới có nộp Thầy cái bài đó thôi. Phải không?

Cho nên vì vậy mà khi trả cái bài đó Thầy đọc cái bài này. Còn bên nữ người ta làm hết rồi, cái bài “Quán thân bất tịnh” họ đã làm hết rồi cho nên tuần tới họ nộp cho Thầy bài “Quán thực phẩm bất tịnh”. Mấy con mới làm ngày nay còn họ làm cái bài đó rồi cho nên họ làm lại cái bài “Quán thân bất tịnh”

(28:16) Tu sinh: ( không nghe được ) rồi mà Thầy, bài đó làm hai ngày rồi mà Thầy. Hôm đầu tiên là họ học trước một ngày. Rồi hôm đầy tháng cái tổ này, họ lại được chấm trước tụi con nữa ngày, cho nên họ phải đi trước hai bài chứ.

Trưởng lão: Nhưng mà trước sau không sao. Bởi vì người ta đi trước, người ta phá đường cho mình đi chứ không có gì đâu con. Miễn là mình cố gắng mình học, mình thực hiện con. Cho nên vì vậy mà hôm nay lần lượt thì Thầy sẽ chấm lại bài, Thầy coi thử coi trong cái bài bên nam mấy con viết về “Thân bất tịnh”, coi thử như cái bài nào xuất sắc. Và nếu không, chúng ta sẽ đọc những cái bài này - chúng ta sẽ dành cái thì giờ đọc cái bài này những cái này. Và đồng thời cái bài này giúp chúng ta có mô hình để chúng ta hướng tới sự tu tập - để mà ly cái tâm sắc dục của chúng ta.

Nhất là những cá tuổi trẻ - quý thầy con trẻ, quý thầy nên tập cách thức mà tu tập để ly cái tâm sắc dục của mình. Ở trong cái bài này nó gọi là “Quán tâm bất tịnh” nhưng mà sự thật nó là “Quán ly sắc dục”.

Thứ nhất ly sắc dục, mình thực hiện được cái đức để mình ly được sắc dục của mình. Đó là vấn đề quan trọng cho nên vì vậy mà ở trong này nó có phương pháp, cách thức để cho mình tập, để mình ly được cái tâm sắc dục đó.

(29:48) Nhưng mà hôm nay mình cũng không có thì giờ nhiều; bởi vì mình mới có làm cái bài “Quán thân bất tịnh” thôi. Để rồi khi mà làm cái bài đó thì mình chọn trong cái số người nam của mình có những người nào?

Vừa rồi, buổi trưa hôm nay Thầy có đọc lại cái bài “Quán thân bất tịnh” của Thanh Quang, của thầy Chơn Thành. Mấy cái bài dầy dầy Thầy lấy Thầy đọc, coi thử coi cái ý của mấy con nhìn thân bất tịnh như thế nào? Thầy thấy mấy con cũng viết khá lắm nhưng mà cái phương pháp để mà hành, để mà thực hiện được để ly cái tâm sắc dục thì Thầy chưa đọc hết, không biết mấy con có viết phương pháp không mà Thầy chưa đọc hết bởi vì nó quá nhiều, Thầy mới đọc được phân nửa cái bài của Thanh Quang mà thôi.

Thầy thấy mấy con quán bất tịnh cũng đúng rồi đó; nhưng mà cái phương pháp để ly tâm sắc dục của mình phải có phương pháp mấy con. cho nên vì vậy mà tất cả những cái điều mà Nguyên Thanh đã viết trong này thì nó có cái phương pháp hẳn hòi mà những cái phương pháp đó nó không có lìa Phật pháp đâu.

Cho nên cái đầu tiên của nó là “Quán đức ly sắc dục” cái kế đó là “Quán thân bất tịnh”, "Quán hạnh thân bất tịnh" rồi tri kiến về thân bất tịnh. Tri kiến về thân bất tịnh là phương pháp quán, hóa giải làm cho tâm ta không còn sắc dục - ở trong tri kiến hiểu biết, quán mà, quán là hiểu biết, hiểu biết để làm chúng ta nhàm chán, chúng ta ghê gớm, chúng ta ớn.

Tu sinh: Nhưng mà ba tiếng chúng con đọc hết bốn tiếng bởi vì không phải chữ tụi con

Trưởng lão: Bởi vì không phải chữ mấy con, cái này nó ngán, ba tiếng suốt buổi sáng chứ không phải ít đâu cho nên người nào có thu băng rồi nghe cái bài của nó, ghê gớm lắm mấy con.

Tu sinh: Con cũng mở bài của Nguyên Thanh nghe.

Trưởng lão: Như vậy tốt đó con.

Tu sinh: Có thu băng mở lại nó chính xác hơn.

Trưởng lão: Nó chính xác hơn bởi vì của nó nó viết, nó đọc dễ hơn nữa mấy con. Nhiều khi cái chữ của nó viết mình đọc không được. Mình đọc nhiều khi trật nữa, khó lắm. Chữ người nào viết thì người đó đọc được con. Thành ra mình nghe để thấy có thêm những cái phương pháp Phật dạy cụ thể lắm mấy con. Nghe xong người ta thấy đúng là con nhỏ này, cái đầu nó quá.

Tu sinh: Chỉ cần bỏ vô máy, để lên đây cho nhanh.

(32:15) Trưởng lão: Đúng rồi, phải mở cái máy nghe. Thành ra trong cái vấn đề tu học của chúng ta nó cần thiết để mà hiểu, hiểu để mình áp dụng. Còn cái nào không hiểu thì sau này sẽ đánh thành cái tài liệu bởi vì cái lớp học của chúng ta nó trở thành cái tài liệu học tập chung mà.

Cái gì được! Bây giờ cái gì, mấy con làm tới làm lui đâu phải mấy con làm là phí đâu! Coi vậy chứ mấy con tích tập những cái này để sau đó được thời gian qua rồi, rảnh rang rồi mấy con nỗ lực tu tập thì Thầy sẽ mượn lại tất cả các cái bài của con, Thầy đưa ra rồi chọn lấy, cái nào nó đúng cái phương pháp để tu tập, đúng triển khai cái tri kiến để cho chúng ta có những cái tri kiến chung nhau để hiểu biết chứ đâu phải bỏ đâu.

Người nào viết cũng vậy, có cái hay cái dở chứ đâu phải toàn bộ hay hết đâu? Bởi vì cái người kiểm duyệt lại, người ta thấy người ta cũng nhuận lại, người ta thấy cái này cần phải bỏ bởi vì nó thừa cho nên người ta bỏ. Người ta chỉ lấy cái đúng đắn của nó người ta kết lại. Cái bài của ai cũng hết - điều kiện có những cái người ta bỏ cái đoạn đó, người ta kết lại, người ta làm cái bài nó chính xác, cụ thể để trở thành cái bài học của chúng ta sau này.

Và, đồng thời những cái lớp sau nó đều đỡ hơn chúng ta nữa, nhưng mà dù sao đi nữa chúng ta cũng lấy những cái đó để làm cái căn bản hiểu biết thôi - còn cái mà chúng ta triển khai cái tri kiến cần phải biết; chứ không phải!

Ví dụ như bây giờ có sẵn vầy; chưa hẳn là đem đọc cho cái lớp sau đâu! Bắt buộc chúng cũng làm như chúng ta bây giờ - chập chững như chúng ta, té lên, té xuống vậy đó. Rồi bắt đầu mới đem cái này ra, đã kết hợp đầy đủ rồi đó; mới đem cái này đọc ra - để người ta thấy mình còn sai chỗ này, chỗ này, chỗ này…​ thì mình biết mình triển khai cái tri kiến mình nó có cái đúng đắn. Đó là những cái bài học thực tế để chúng ta có những tri kiến đúng của Phật pháp mà, chúng ta thực hiện…​ Thực hiện xả tâm chứ không ai giỏi ai dở hơn; mỗi người góp tay một chút, một chút thì nó thành hay chứ không có gì đâu con.

6- TRƯỞNG LÃO GÓP Ý TU SINH TRONG QUÁ TRÌNH TU HỌC

(34:15) Còn cái vấn đề mà theo Thầy thấy sư Phước Tồn thì theo Thầy thấy con đừng có ngại về vấn đề bệnh đau. Con lo lắng nó quá thì cái bệnh của con nó hoài nó không hết.

Trưởng lão: “Kính bạch Thầy, pháp Thân Hành Niệm con tu tập từng hành động nhanh và chậm cách nào đúng? Con cần sửa đổi như thế nào? ”

Trưởng lão: Con tập những cái ở đây như vậy là đúng rồi. Con đừng tập nhanh quá mà cũng đừng quá chậm. Con tu vừa như ở đây vậy là đúng. Con thấy mấy bữa con tập thử mà Thầy kêu con tập pháp Thân Hành Niệm - con làm đó, con làm như vậy là đủ rồi. Con tác ý từng hành động con đưa ra; con vừa…​ Chứ đừng có chậm như thế này, đưa cánh tay ra rồi rờ rờ làm như như rùa bò. Đừng có làm cái chuyện đó! Quá tập trung ức chế vậy không có được đâu. Đưa cánh tay ra thì đưa ra như thế này, vừa thấy cái tay đưa ra rồi đưa vô như thế này chứ làm cái gì mà quá chậm. Đưa cánh tay ra làm cái vậy thì theo không kịp, như là chong chóng vậy làm sao kịp? Từ từ, con làm vừa như vậy thì đúng không có sai.

Trưởng lão: “Như hiện nay con có xin cô Út nấu cho con cháo trắng trong bảy ngày, con ăn khác mọi người như vậy có phạm giới hay không? ”

Tức là trong khi con xin về cái phần ăn con thì không có sao; đã nói rồi thì không sao hết. Nhưng mà có cái điều kiện là mình đầu hàng giặc rồi. Đầu hàng giặc bệnh con quá sợ quá lo. Tức là con biết tâm lý trong con như thế nào? “Nói vậy chứ ông đó ông cũng cưng mình đó chứ, mình hơi hơi ông cũng chạy lo kiếm cháo”, cái tâm lý ở trong tâm con nó biết con. Nó biết con là cái người đang lo cái bệnh của nó, nên nó không ngán, không có cái gì sai mình được hết. Nó là dục đó mấy con; cho nên mình phải chiến thắng nó. Mình chẳng sợ ai - nhất là tuổi mình là tuổi thanh niên cho nên nhất định mình không sợ nó.

Thầy nói tuổi trẻ, Thầy tu hành chẳng có sợ gì hết, Thầy ở trên Hòn Sơn mà Thầy nói chẳng có sợ Cọp, sợ Beo sợ gì hết. Mình một mình là một mình chứ không có sợ, không có ngán gì hết. Có nghĩa là cái gì vô Thầy cũng bẻ đầu hết, không sợ gì hết, ma cũng bẻ đầu, con biết là Thầy ở trên đó người ta gọi ở trên đó là Ma Thiên Lãnh. Ma lạnh đó, vô trên đó ma nội thôi mà ma lạnh không nó đè mình cũng đủ chết chứ đừng nói.

Nhưng mà ai nói ma, nói quỷ gì Thầy chẳng sợ gì hết, Thầy lên trên đó mình, Thầy ở trên cái hang mấy con biết, Thầy không sợ gì hết. Chẳng có ma quỷ gì hết, trên đời này không có ma quỷ gì hết nên Thầy không sợ.

Lúc đó Thầy chưa tu chứng mà Thầy biết thế giới siêu hình có hay không mấy con biết không. Mà Thầy gan dạ đến mức độ như vậy đó là mấy con biết Thầy không có sợ cái gì hết. Cái gan dạ thôi, bây giờ mấy con tu chưa có xong thì mấy con cũng gan dạ như vậy chứ, hở chút sợ nó chết, hở chút vuốt ve nó.

Tu sinh: Kính bạch Thầy con thấy ( không nghe rõ )

(37:04) Trưởng lão: Đúng đó con, ảnh hưởng tinh thần. Cái đó là cái về việc trị bệnh về tinh thần, bệnh lý. Cho nên đừng có lo gì hết, con đừng có sợ, thấy nó làm một bữa, hôm nay mình ăn nhiều thêm một chút “ tao, ngày mai tao ăn gấp đôi lên nữa, ăn để sống, mày ở đây mày muốn xào xáo, cho mày liền, cho nó sợ”.

Bởi vậy Thầy nói cái hôn trầm thùy miên “mày coi chừng nha, tao mà xách cây tầm vông vô là mày chết, mày cút đi chứ mày đừng có ở đây mà gật gù, mày chết liền”. Con thấy không? Coi vậy chứ mà nó bừng tỉnh liền tức khắc. Còn mình nói: “thôi mình ngủ chút cho nó khoẻ chứ kiểu này nó mệt quá rồi”

Tu sinh: Chỉ cần nó nhiếp vô Tứ Niệm Xứ ( không nghe rõ )

Trưởng lão: Thì đó, đó là lúc mình bị đánh rồi mà mình ngồi Tứ Niệm Xứ là nó khoái quá con hiểu không? Cho nên con đi tới đi lui là nó không dám vô đâu. “Đó mày giỏi đi, mày vô đi, tao sẽ đi tới đi lui, bây giờ tao sẽ tập đi tới đi lui và tao sẽ giữ Tứ Niệm Xứ. Bây giờ tao tới cái giai đoạn mà mày đánh…​ tu Tứ Niệm Xứ trong khi tao đi, tao ngồi mày con vô được chứ tao đi mày còn vô được không? Rõ ràng là tao có thể đánh nhưng mà tao đâu có mất Tứ Niệm Xứ”. Bởi vậy Thầy nói có pháp mà, tới đây các con sẽ có đủ các phương pháp.

Tu sinh: ( không nghe rõ )

Trưởng lão: Rồi rồi đó, bây giờ mình ngồi quan sát nó nhập như là nhập đồng mấy con. Con gục lên, gục xuống là đồng nhập đó chứ.

Tu sinh: Bạch Thầy! Mấy hôm nay con ngồi mà sao nó giống không có niệm vậy Thầy?

Trưởng lão: Nó tốt. "Mày không niệm là tốt nhưng mày lọt trong tưởng là chết".

Tu sinh: Con sợ nó vô tưởng

Trưởng lão: Thì mình dặn nó. Tại con…​ “Mày không niệm là tốt, là thanh thản an lạc vô sự là được - mày qua sát tỉnh là được rồi nhưng mà mày tưởng là mày chết”, dặn nó liền, nó đâu có dám vô đâu - tưởng chứ nó cũng sợ gần chết. Nó biết cái ông này ông biết tưởng rồi cho nên đâu có dám vô. Các con biết Thầy có cái pháp Như Lý Tác Ý là nó ngăn ngừa hết tất cả mọi cái.

Tu sinh: ( không nghe rõ )

(39:15) Trưởng lão: Rất tốt. Con sợ nó tấn công chứ gì? Đã dặn nó rồi. Còn không đâu: “Mày không niệm thì mày phải thanh thản an lạc vô sự có gì đâu. Mày đừng có nghĩ, lúc này không có niệm là lúc rảnh rang đi - lúc này là lúc tao đuổi niệm đi hết rồi, khỏe quá rồi còn ở đây mà sợ rảnh rang nữa thì còn cái gì? Đã mong cho được cái rảnh rang mà bây giờ được cái rảnh rang rồi mà sợ cái gì? Như vậy là không có được, có phải không? ”

Tu sinh: Câu số ba nữa Thầy.

Trưởng lão: Câu số 3: “Pháp Như Lý Tác Ý đuổi bệnh sau đó tu tập một giờ sau đó tu tiếp Định Vô Lậu làm bài hay tiếp tục pháp Thân Hành Niệm? ”

Trưởng lão: Sự thật ra, bây giờ, theo Thầy thiết nghĩ bây giờ con đang bệnh thì tu Định Vô Lậu cũng được, làm bài cũng được nhưng mà bây giờ nó đang xào xáo ở đó mà ngồi đó làm bài. Con ôm pháp Thân Hành Niệm cho nó dẹp ba cái xào xáo này xuống đi, cho nó yên đi.

Chứ con mà cứ dung dưỡng nó, con cứ lúc mà ôm pháp Thân Hành Niệm dẹp nó, lúc lo nghĩ chuyện khác - ba cái thừa hơi nó lên nó đánh con hoài, nó không hết. Bây giờ nhất định là phải dẹp cho sạch cái bệnh này cho đã - rồi tao mới tính làm cái chuyện khác. Bây giờ cứ ôm cái pháp Thân Hành Niệm đánh riết, đánh hoài đánh hoài cho nó đừng có xào xáo lên nữa thì nó hết. thì bình an rồi…​

Bây giờ bình an rồi đó thì bắt đầu mới phân giờ ra làm bài Định Vô Lậu nè, bài nào chưa làm thì làm cái nào cho xong…​

Bây giờ con mắc bệnh rồi con phải cố gắng mà trị bệnh cho mình cho nó hết đi. Rồi mình sẽ tu học cái khoá sau chứ không có trễ đâu mà sợ. Người ta đi trước, còn mình đi sau không có gì đâu mà sợ, bởi vì bệnh rồi không có chạy theo kịp người ta đâu.

Nếu có chạy cho được, dù có chạy - có ham chạy, cũng chạy không có được, bị bệnh rồi. Chạy, con thử chạy! Nó thừa hơi lên chạy đâu có nổi đâu mà chạy. Cho nên tốt hơn là phải dẹp cho hết cái bệnh rồi mới tiến tới - chứ còn không khéo thì không được, hiểu chưa?

Rồi hết rồi phải không mấy con? Mấy con sẽ được đọc cái bài nào mà giúp đỡ cho mấy con cần thiết và đồng thời kiểm điểm lại những cái chứ bây giờ thời giờ không có.

Sau đó thì sẽ kết hợp lại những cái bài, Thầy sẽ xin lại mấy con giữ lại hết. Thầy sẽ xin lại mấy con - đồng thời Thầy sẽ cố gắng Thầy làm công việc để mà dựng lại các cách thức để mà chúng ta tu cái Định Vô Lậu cho nó cụ thể hơn. Qua những bài viết của các con.

Người nào Thầy cũng xin mượn hết, dù như cái bài của sư Pháp Châu. Sau này con cũng cho Thầy mượn, một câu của con nó có cái giá trị thì Thầy cũng đưa vào đó thôi chứ không phải Thầy bỏ đâu nha.

Con viết chữ lớn, ít, một hai câu thôi nhưng mà một câu nào đáng câu nấy. Nghĩa là cái roi của con nó quất thẳng, quất mạnh chứ nó không phải là thường đâu.

Nguyên Thanh viết nhiều là cái roi nhỏ, không có roi lớn - còn con quất cây nào, cây nấy nó ẹo xương sống bởi vì con đánh không đánh thì thôi mà đánh thật thẳng tay, đánh mạnh đó. Một cú không đánh thôi, chứ đánh cú nào đáng cú nấy - đánh cái ình, không có lơ mơ còn cái kia nó coi như đánh mà kêu "hăm dọa" con mình đó thôi, tức đánh "quẹt quẹt".

Do đó những cái mà chúng ta lý luận thế này thế kia thì nó "quẹt quẹt". Còn con thì thật sự ra con không có có lý luận gì hết, "khệnh thì khệnh" một cái "đùng" rồi thôi. "Sống thì sống mà chết thì chết". Đánh cái mạnh vậy cũng hay.

Đó là những cái mà khi cần thiết phải đưa ra những câu đó. Đây là lời của sư Pháp Châu hồi tu cái lớp đó đó. Như vậy các con thấy cái cây gậy của sư Pháp Châu là đánh như vậy - chứ không có đánh nhẹ đâu. Đó là những cái cuối cùng dùng cái gậy để mà quất như vậy cho nó sẽ tiêu. Các con chưa có đọc bài của sư Pháp Châu đâu. Có những cái mà sư Pháp Châu hay lắm mấy con; đánh như là mạnh mà cũng như trời giáng vậy đó. Do đó mấy con cứ ghi lại những điều kiện đó, nó có những cái câu rất là tuyệt vời.

Thầy nói dở nhất là như sư Pháp Châu, vẫn có những câu rất mạnh chứ không có thường đâu. Vì vậy mà hay nhất, lý luận cao nhất như Từ Quang hoặc Thanh Quang lý luận rất là logic nhưng mà cái roi nhẹ nhẹ, quất quất sơ sơ vậy thôi, cũng như quét bụi vậy đó. Cũng như lý luận cao vậy chứ, đọc thấy hay vậy chứ cái điều kiện không có mạnh đâu. Cho nên vì vậy mà những cái người mà coi như là những ông nông dân họ mộc mạc đó, không đánh thôi mà đánh thì dữ tợn. Thầy nói thật mà mấy con, không làm thôi chứ làm là làm chí tử đó. Cho nên vì vậy mấy con nỗ lực, Thầy nói thật, thật tình. Thôi bây giờ mấy con không hỏi nữa phải không? Mình nghỉ, bốn giờ rồi, ráng cố gắng.

Tu sinh: (…​ không nghe rõ) bây giờ con sao ạ!

Trưởng lão: Còn thì phải ở lại lớp rồi, mấy người có bệnh thì phải ở lại lớp chứ làm sao. Chuẩn bị ở lại, lớp thứ hai đi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy