00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 054C - XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ, VẤN ĐẠO TRỊ BỆNH, THAM SẮC DỤC, THÂN HÀNH NIỆM, TÍCH TẬP TRI KIẾN GIẢI THOÁT

CK 054C - XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ, VẤN ĐẠO TRỊ BỆNH, THAM SẮC DỤC, THÂN HÀNH NIỆM, TÍCH TẬP TRI KIẾN GIẢI THOÁT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 10/01/2006

Thời lượng: [58:07]

1. XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: Mấy cái bài mà mấy con viết đạo đức như vậy hay lắm mấy con, nhắc nhở cho mọi người. Cho nên Thầy mong rằng những cái ngòi bút, cái đầu óc của mấy con sau này là các con thay thế Thầy để viết bộ sách đạo đức. Nhiều cái phần Đạo Đức Nhân Bản lắm mấy con, cố gắng để mà giúp Thầy. Và đồng thời mấy con cũng đem lại Đạo Đức, cũng dựng lại cái nền Đạo Đức Nhân Bản cho loài người. Những tiếng nói, những ngòi bút của các con sẽ được phổ biến rộng giúp cho cuộc đời mọi người thức tỉnh.

Khi mà chúng ta nghe qua những cái bài đạo đức như vậy chúng ta cũng có nhiều cái thức tỉnh trong tâm chúng ta lắm mấy con. Cho nên chúng ta, mọi người mà được nghe, được hiểu như vậy thì họ sẽ dừng cái bàn tay độc ác của họ, cái tình thương của họ càng lúc nó càng rộng lớn hơn. Và đồng thời chúng ta học đến tâm từ, tâm bi chúng ta sẽ diễn tả được cái lòng thương yêu của chúng ta giữa con người đối với con người, và con người đối với sự sống của muôn loài ở trên hành tinh. Đó mới thực hiện được lòng từ bi của chúng ta.

Càng đi sâu chúng ta mới thấy đạo Phật đã xây dựng cho chúng ta một con người thực sự con người, một con người rất là cao quý lắm mấy con, nhờ con người mà đem lại sự bình an. Và chính hành động của con người chúng ta chan hòa trong sự sống, và cái ước muốn của chúng ta các loài vật biết thương nhau, và từ đó các loài vật sẽ không ăn thịt nhau nữa mấy con. Tự nhiên chúng ta sống đi rồi chúng ta sẽ thấy loài vật từ đó sẽ không còn ăn thịt nhau, chứ không phải, chúng có sự cảm nhận, theo Thầy đã từng thấy chúng có sự cảm nhận.

Như vừa rồi Thanh Quang đã diễn tả cho chúng ta biết loài vật nó có sự cảm nhận rõ ràng, chúng sanh cũng tham, cũng hung dữ như con người chúng ta, nhưng cũng cảm nhận được. Đó mấy con thấy loài vật như con chó, con chim, con rắn nó cũng cảm nhận được cái sự thiện, cái sự lành của chúng ta, nó cũng biết ơn chứ đâu phải không biết ơn, cho nên chúng ta phải sống thiện.

(02:00) Và từ cái sống thiện của con người chúng ta sẽ hướng dẫn loài vật sẽ sống thiện, và không có con vật này ăn thịt con vật khác đâu. Mấy con sẽ thấy cả một cái hành tinh sống của chúng ta rất là hòa bình, rất là thương yêu nhau, không có loài vật nào, từ bắt đầu con người thông minh của chúng ta sẽ đưa đến những loài vật sẽ sống thiện. Thầy ước ao điều đó.

Và đồng thời đầu tiên là chúng ta sẽ đưa cái nền đạo đức, cái nền Đạo Đức Nhân Bản cho loài người trước cái đã. Mà mọi người đều sống được với Đạo Đức Nhân Bản thì tất cả loài vật sẽ không còn giết hại nhau nữa. Thầy tin rằng đạo Phật rất là tuyệt vời đem lại cái hành tinh sống của chúng ta với một cái từ trường thương yêu, từ trường thiện không còn ác nữa.

Cho nên nếu mà một người mà làm việc có một mình Thầy thì làm việc không hết, nhiều quá! Mà các con trợ giúp thêm mỗi người một ngòi bút, mỗi người có một lối diễn tả. Mấy con đọc như vừa rồi thì các con nghe bài của Chí Thiện, rồi các con nghe cái bài của Thanh Quang mỗi người có một cái lối viết mấy con, mà cái lối viết nào cũng đem đến cho chúng ta cái lòng thiện, cái lòng biết thương yêu đều là hay hết. Cho nên càng cố gắng, càng tu học mấy con sẽ trở thành những nhà đạo đức.

Với sự hướng dẫn của Thầy, Thầy mong rằng mấy con sẽ trở thành những nhà đạo đức thực sự.

Hôm nay Thầy còn cái thời gian để mà trả lời, để chúng ta tiếp tục. Pháp Ngộ con sẽ phát cái này lại cho quý thầy con. Nghĩa là mọi người có một ngòi bút viết, nếu mà chúng ta có thì giờ chúng ta đọc hết rất hay, sau này những cái bài mấy con viết xong rồi đó thì khi đó mấy con kết hợp lại, đưa vào máy vi tính chúng ta đánh sẽ trở thành những cái tập sách. Vừa lợi ích cho mình trong hiện tại tu tập mà cũng để lại cho đời sau có những cái bài bản để cho người sau người ta có cái duyên người ta đọc cũng đem lại cái ích lợi rất lớn cho họ.

(04:00) Cái lớp học chúng ta nó không những là mình học cho một cái số người, sáu mươi mấy người ở trong lớp, mà cái lớp học chúng ta còn có thể hàng trăm hàng vạn người sẽ được đọc, sẽ được nghe.

Cũng như hôm nay mấy con thấy những cái lời thuyết giảng thì những cái bài mấy con đọc như vậy, chúng ta hiện giờ được Thanh Trí đưa lên mạng qua cái lời mà mấy con được đọc thì mọi người trên thế giới người ta theo mạng người được nghe cái âm thanh của mấy con đọc, và được nghe những cái lời của mấy con viết về đạo đức nó lợi ích rất lớn. Tuy rằng bây giờ nhìn trong lớp học chúng ta có mấy người à, không có nhiều, nhưng mà hiện bây giờ người ta theo dõi cái lớp học của chúng ta hàng trăm, hàng ngàn người họ đang theo dõi.

Bởi vì cái thời đại của chúng ta là cái thời đại thông tin nó dễ dàng lắm, mà cái lợi ích lớn là dựng lại cái nền đạo đức cho mọi người, thì những cái bài mấy con viết vừa rồi mấy con đọc nghe xúc động lắm chứ! Bài nào chúng ta cũng đọc chúng ta cũng nghe có sự xúc động hết mấy con. Cho nên Thầy mong rằng mấy con hãy chuẩn bị ngòi bút của mình, đừng nghĩ rằng tôi sẽ viết không được. Thầy tin rằng mấy con người nào cũng sẽ làm được hết, nhưng chịu khó viết mấy con.

Cho nên có một nhà văn họ nói: Khi chúng ta muốn trở thành một nhà văn thì chúng ta chịu khó chúng ta viết nhật ký đi. Viết đúng viết sai chúng ta cứ viết, viết mãi viết riết rồi chúng ta sẽ trở thành nhà văn. Bởi vì từ cái chỗ mà mình chịu khó thì mình cũng sẽ trở thành dễ dàng sẽ không còn khó khăn đâu. Không ai giỏi đâu mấy con, người nào cũng như vậy mà thôi.

Cho nên vì vậy mà mấy con hãy cố gắng siết chặt vòng tay của Thầy mà dựng lại cái nền đạo đức, không riêng mình Thầy đâu mấy con, một mình Thầy làm không hết đâu. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, từng cái bàn tay của mấy con đóng góp với Thầy, thì Thầy nghĩ rằng cái nền đạo đức của Phật giáo sẽ được dựng lại, và dựng lại đem lại hạnh phúc lắm mấy con.

(06:01) Hôm nay chúng ta được học, được tu, chúng ta được sống như thế này chúng ta cũng thấy mình có hạnh phúc rồi mấy con, nhưng còn biết bao nhiêu người trên không có hạnh phúc còn đang đau khổ. Cho nên chúng ta cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn! Vừa lợi ích, và đồng thời cuối cùng chúng ta tiến tới thì chúng ta sẽ làm chủ được bốn sự đau khổ: Sinh, già, bệnh, chết. Chúng ta làm chủ được cái sống chết của mình mấy con và chúng ta chấm dứt luân hồi vì chúng ta không còn bao giờ có cái tâm tham, sân, si nữa.

Thì nhớ kỹ con đường chúng ta đi nó thực tế, cụ thể. Mấy con cứ tư duy suy nghĩ nếu mà chúng ta không còn biết thương yêu tất cả muôn loài và không còn tham, sân, si nữa, không còn giận hờn một người nào, với tâm hiểu biết của chúng ta, với tri kiến hiểu biết của chúng ta không bao giờ còn giận hờn, còn buồn phiền, còn ganh tỵ hơn thua, còn mang bản ngã thế này thế khác, còn thấy mình hơn, còn thấy mình thua kém, không bao giờ còn có những cái tâm ích kỷ, nhỏ mọn đó nữa, thì Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ đến nơi đến chốn của đạo Phật cụ thể, rõ ràng.

Chứ không phải ngồi thiền, nhập định 1 tháng, 2 tháng, 5 tháng, 1 năm, 2 năm không ăn uống là thành tựu đâu, chuyện đó là chuyện mơ hồ, chuyện đó là chuyện ảo tưởng, chuyện đó là chuyện lừa đảo người khác. Dù chúng ta có thể tập tu làm được cái điều đó nhưng cái điều đó không lợi ích cho mọi người đâu.

Các con cứ nghe những cái bài mấy con đọc thôi, chỉ ở đây chúng ta nghe có hai mươi mấy người, ba chục người đó thôi nhưng cái âm thanh đó nó sẽ vang rộng khắp thế giới mấy con, mọi người họ đều theo dõi hết. Tuy rằng chúng ta chưa đọc hết những cái bài của chúng ta vì không có thời gian, cho nên vì vậy mà những bài ngắn gọn đó được đọc thì mọi người sẽ được nghe, và được biết rằng chúng ta là những người đang rèn luyện đạo đức đó, đang sống đạo đức đó.

Bây giờ Thầy xin đọc lại cái câu hỏi của Phước Tồn.

2. VẤN ĐẠO TRỊ BỆNH - LIÊN HỆ GIỮA ĂN UỐNG VÀ QUÁN THÂN BẤT TỊNH

(07:55) Câu 1: Kính bạch Thầy con xin hỏi nhịn ăn chỉ dùng nước chanh đường, và dùng pháp Tứ Niệm Xứ hoặc pháp Thân Hành Niệm tu tập để nhiếp phục bệnh trên thân có đúng pháp không, vì phương pháp nhịn ăn có người hết bệnh?

Trưởng lão: Ở đây sự thật ra thì Thầy cũng đã biết cái pháp nhịn ăn này, nhưng nó không phải là của Phật dạy. Vì vậy mà nói đúng pháp không thì không thể nói được, đó là một cái kinh nghiệm, cái pháp của một người khác như ăn gạo lứt muối mè cũng có thể trị bệnh được, nhưng cái đó cũng không phải pháp của Phật đâu. Nếu mà pháp của Phật thì coi như là ăn ngày một bữa có gì ăn nấy, tùy theo cái sự ăn uống của mình cái chất độc thì mình không ăn, cái gì hiền lành thì mình ăn. Tự mình có cái tri kiến mình hiểu biết cái chất độc.

Ví dụ như vừa rồi có người hỏi Thầy về nước xì dầu (nước tương), thì trong nước tương họ làm bằng xương trâu, xương bò để mà nấu nước tương vì vậy mà không nên ăn. Thầy nói thật sự ra thì nước tương nó có chất hóa học chống mốc cho nên chúng ta ăn cái chất đó thì nó không tốt, cho nên vì vậy mà chúng ta ăn muối mà thôi. Tốt nhất thì chúng ta ăn muối, thỉnh thoảng thì chúng ta ăn một bữa, hai bữa nước tương thì cũng không gì, nhưng mà trong nước tương không phải tất cả mọi nước tương đều làm bằng xương trâu, xương bò hết đâu. Nghĩa là có loại nhưng mà chúng ta không biết thôi, chứ hầu hết họ làm bằng đậu phộng hoặc là đậu nành, người ta sẽ rang người ta sẽ làm. Những cái điều kiện đó thì mình không biết, diều kiện nhưng có nơi thì làm bằng đậu còn có chỗ thì có thể làm bằng xương trâu, xương bò.

Cho nên đối với vấn đề mà ăn uống khi mà nghe nói thôi, khi mà nghe nói trong nước tương đó có xương trâu, xương bò thì chắc chắn chúng ta sẽ, bởi vì đức Phật nói: “Ăn không nghe, không thấy, không nghi”, mà đã nghe thì nhất định chúng ta không ăn, cho nên vì vậy mà cô Út cho mấy chai nước tương mà Thầy để đó tới nay Thầy cũng không ăn. Mỗi lần ăn thì chú Mật Hạnh chú lấy muối chú pha với đường với nước chú làm cái miếng nước tương vậy để ăn thôi, cho nên vì vậy mà mấy chai nước tương cứ còn để hoài đó.

(10:14) Do cái chỗ mà chúng ta không phải vì ăn cho ngon mà chúng ta ăn để sống, cho nên chúng ta ăn như thế nào đơn giản nhất là chúng ta ăn. Bởi vì cuộc đời chúng ta không còn tham dục ở trên cái ăn nữa, cho nên nghe cái gì mà có ác ở trong đó thì không ăn, nghe cái gì mà có độc là không ăn. Vì vậy mà nhiều khi chúng ta cứ chỉ chạy theo cái dục lạc, cái miệng ăn ngon mà chúng ta ưa thích rồi chúng ta ăn, nhiều khi coi chừng.

Do những cái nấm mà người ta nói bổ ngon, sự thật ra ăn nó mềm mềm nó giống như là con ốc, Thầy ăn cũng không được nữa, mà thấy cái nấm mà nó đen đen giống như thấy ớn quá cũng ăn không được nữa. Bởi vì mình nhìn thấy là mình tưởng nghĩ qua một cái loài vật nào đó, cũng như có những cái bột mà nó làm giống như ruột heo đó mấy con, Thầy nhìn thấy Thầy hết muốn dám ăn bởi vì nó giống ruột heo quá cũng không dám ăn. Cho nên những cái hình ảnh đó nó làm cho mình ăn không có được.

Do những cái ví dụ như rau cải gì đó đơn giản hoặc những cái rong mà chiên đó thì những cái rong đó mình có thể ăn được. Còn những cái món ăn mà kể như ngon mà nó làm giống cái đùi gà nhỏ nhỏ vậy, Thầy thấy cũng không dám, vứt cho chó ăn hết. Cái đồ đó nghe nói nó bổ không biết, nhưng mà cái điều kiện là thấy nó giống cái thịt gà, thịt heo là không dám ăn rồi, không muốn ăn. Tại vì mình thấy mình không muốn ăn.

Cho nên tất cả những cái điều kiện đó là coi như tùy theo cái tâm từ của mình, cái lòng thương yêu của mình nó rộng lớn bao nhiêu thì mình nhìn thấy là mình không muốn ăn, mình thấy như là miếng đó là miếng thịt mình không ăn, thì đó là lòng từ của mình. Mình ăn rau cải, tương dưa đồ vậy thì nó dễ dàng hơn, cho nên một trái dưa xắt rồi chấm nước tương ăn cũng xong cái bữa cơm, đâu có còn đòi hỏi gì.

Cho nên những cái điều mà người ta nấu, thật ra thì người Phật tử họ cũng có lòng cúng dường chúng ta lắm, nhưng chúng ta xem xét cái gì ăn được thì ăn, còn cái gì ăn không được thì thôi. Chúng ta thực hiện cái tâm từ của chúng ta lòng thương yêu, thấy cái gì mà giống thịt thật thì chúng ta không thể ăn được.

(12:16) Hôm qua có người hỏi Thầy: Trứng gà công nghiệp và trứng gà có trống, thì trứng gà có trống tức là có kết hợp giữa gà mái và gà trống cho nên nó sẽ thành con gà con, do cái nguyên nhân đó thì chúng ta không nên ăn vì đó là có cái sự sống. Còn trứng gà công nghiệp là không có trống, nhưng mà cái chất chúng ta đã quán về thân bất tịnh thì cái trứng gà đó coi như là nó bất tịnh lắm mấy con, cái chất dơ bẩn lắm mấy con, đừng có nuốt ba cái đó vô.

Cái thân chúng ta muốn tập cho nó thanh tịnh, hàng ngày lọc cho nó thanh tịnh mà cứ nuốt ba cái đó thì Thầy nói nó khởi dâm dục còn nhiều hơn nữa, ăn nó càng nhiều nó bổ nó sinh dục chết mấy con nữa, thành ra thôi đừng có ăn ba cái trứng gà công nghiệp.

Và đồng thời mấy con nên nhớ có loại bánh làm bằng trứng gà đó mấy con, nên bỏ đi mấy con, thật sự ra nó đã làm trứng gà nó phồng lên, mấy con đừng thấy ăn nó ngon cái miệng của mấy con mà nó là không có trong sạch đâu, nó bất tịnh lắm, cho nên họ đã làm những cái bánh đó, cái bánh bông lan, cái bánh gì đó nó có bỏ trứng gà, thôi từ giã đi đừng có thèm cái thứ đó nữa mấy con, nó có ngon gì nữa cũng đừng có ham. Cái thân mấy con nó cứ huân ba cái bất tịnh vô đó thì chắc có ngày cũng phải tiêu thôi.

Bởi vì mấy con biết cái thân của chúng ta nó huân ba cái chất như vậy nó sẽ dễ xuất tinh lắm mấy con, cho nên ăn càng thanh tịnh thì mấy con không bị xuất tinh gì hết, nó càng thân thanh tịnh.

Cho nên nói người phụ nữ bất tịnh chứ sự thật người nam cũng bất tịnh lắm mấy con. Không Thầy nói thật sự, mấy con thường bị tràn tinh, mấy con bị mộng tinh mấy con cũng dơ bẩn lắm chứ không có gì sạch sẽ đâu. Đều có cái là mấy con cái màu sắc của nó mấy con không có nhìn thấy như màu đỏ, còn cái kia nó màu đỏ nó sinh gớm ghiếc chứ sự thật ra nó cũng vậy, cũng từ cái chỗ bất tịnh phóng xuất ra, cho nên ba cái này mấy con tránh. Tu làm sao mà cho cái thân của mấy con đừng phóng ba cái thứ bất tịnh đó ra thì như vậy mới tu, chứ tu mà cứ để phóng ba cái đó ra thì nguy hiểm lắm, không có sạch sẽ gì đâu.

(14:21) Cho nên những cái bài về quán thân bất tịnh, cái mục đích để chúng ta hàng phục được cái tâm đó, cho nên nó ngăn chặn và hàng phục. Mà nếu mấy con được quán sâu và được biết các pháp thực hành mà đức Phật đã dạy cái đó rất nhiều mấy con. Nguyên Thanh nó chép vô đây nó học rất kỹ, nghĩa là nó viết rất kỹ, nó kết hợp rất kỹ, nó cấu kết rất kỹ để mà chúng ta biết cách áp dụng đó.

Cho nên vì vậy mà biết cách như vậy các con phải thực hiện để mà giúp cho cái thân của chúng ta được thanh tịnh, và cái chất đó nó có năng lực của nó, sau này nó trở thành cái năng lực của thân mấy con nữa, chứ không phải là thường đâu, cái chất đó là cái chất năng lực, mà chúng ta tiêu hao nó nhiều quá thì chúng ta không có năng lực chúng ta tu nhiều hơn nữa. Cho nên cái mục đích là chúng ta phải lìa cái tâm sắc dục, mà lìa được cái tâm sắc dục phải quán thân bất tịnh nó mới lìa được, mà không có nắm được cái phương pháp để quán thân bất tịnh thì mấy con lìa không có nổi đâu.

Cho nên vì vậy mà các con phải cố gắng khắc phục, nhất là chúng ta tuổi còn trẻ. Nói tuổi trẻ chứ tuổi già nó cũng đi trên cái đường sắc dục chứ chưa phải là sạch đâu. Trừ ra một người tu thanh tịnh như Thầy thì nó hoàn tất được cái tâm của mình nó không còn sắc dục, chứ lơ mơ nó bị sắc dục đó, nó không phải dễ đâu.

Cho nên khi mà Ngài Đại Thiên mà nói: Người chứng quả A La Hán mà còn xuất tinh. Thầy nói: Ông này chẳng biết gì hết, nói ẩu. Chưa có biết chứng quả A La Hán như thế nào mà dám nói còn xuất tinh thì cái người này chưa có biết, chưa biết mà dám đặt điều nói bậy, cái đó là cái sai.

Cho nên sự thật ra cái người mà chứng quả A La Hán là cái người tâm vô lậu, vô lậu thì không còn một chút dục, không còn một chút dục làm sao mà cái thân nó tập trung nó xuất tinh được. Đó mấy con thấy trong cái vấn đề kinh sách và các Tổ đã nói sai trong cái vấn đề đó, đã làm cho người ta lầm lạc rất lớn, một người tu như Thầy bao giờ mà còn.

Thầy nói thật sự cho mấy con biết, cái thân nó thanh tịnh đến khi mà có những cái gì bất tịnh là nó phản ứng liền tức khắc, nó thanh tịnh rồi nó chống lại những cái không thanh tịnh, ăn vô một cái món đồ gì là nó sẽ chống lại liền tức khắc nó không để cho chúng ta thiếu thanh tịnh.

(16:28) Đó thì cho nên vì vậy mà đối với cái phương pháp không phải của Phật, thì như hồi nãy Thầy đã nói, cái phương pháp không phải của Phật như nhịn ăn nó không phải là phương pháp của Phật, nhưng mà vì các con chưa đủ đạo lực cho nên vì vậy mà các con nhịn ăn thì Thầy cũng chấp nhận. Chứ sự thật ra khi mà chúng ta biết cách tu rồi, thân chúng ta có bệnh đau gì thì chúng ta sử dụng cái pháp Như Lý Tác Ý, cố gắng dùng nó từng phút, từng giây để mà đẩy lui.

Mà khi mình dùng cái pháp đó thì nó sẽ tạo thành cái Tứ Thần Túc, cái lực cho mình. Còn mình đi dùng cái khác thì coi như nó sẽ hết bệnh đi, cho nó hết bệnh đi thì nó được cái lực gì? Nó có cái lực gì? Mà khi mà chúng ta có những cái bệnh như vậy mà chúng ta sử dụng pháp của Phật để mà chúng ta tạo cái lực. Khi mà cái lực hiện giờ chúng ta tạo dùng cái phương pháp của Phật mà chúng ta đẩy lui được cái bệnh đó là nó bao nhiêu lần tích tập những cái lực đó để trở thành một cái lực của chúng ta sau này sử dụng, nó không phải quý báu sao!?

Cho nên mỗi khi mà cái thân của mấy con có chướng ngại thì điều đó mấy con tập trung vào pháp Như Lý Tác Ý mấy con chuyển tất cả những cái bệnh đau đó nó sẽ lành mạnh.

Mấy con tin lời đức Phật: “Tác ý một cái tướng khác thì tướng kia sẽ bị diệt”. Bây giờ thân các con đau bệnh gì mà tác ý một cái tướng khác của cái thân bệnh đó thì nó sẽ bị diệt cái tướng đó chứ. Cái lời của đức Phật dạy như vậy mà tại sao chúng ta không đủ niềm tin ở nơi đức Phật? Đức Phật là người có nói láo không? Mà giờ chúng ta lại chạy lăng xăng nào là lo lắng.

Mà đức Phật đã nói: “Thọ là vô thường” nó đâu có phải thường đâu mà sợ. Nó đến là do cái nghiệp, 5 tháng, 3 tháng, 1 năm, 2 năm mình phải trả cái nghiệp đó. Mà trả cái nghiệp đó nếu mà mình cứ sống ở trong ác pháp thì cái nghiệp đó, do cái bệnh đó tới khi mình phải bỏ thân mình thôi, nghĩa là mình phải chết ở trên cái bệnh đó, con hiểu không?

(18:16) Nhưng mà mình sống trong thiện pháp, mình sống trong giới luật, mình sống trong cái phương pháp rồi, thì cái bệnh đó, cái thọ đó làm sao mà nó đi đến chỗ hoại diệt mình được, nó chuyển biến đi chứ. Do đó chúng ta biết pháp mà, cho nên chúng ta biết pháp rồi thì chúng ta tin rằng Phật pháp đâu phải dối người đâu, mà có người đã làm được, bằng chứng hiện ở trước mặt mấy con, Thầy đã làm được điều này. Rồi bây giờ mấy con có tin hay không tin, bây giờ mấy con hỏi lại huynh đệ con thử coi, như thầy Chơn Thành đuổi bệnh như thế nào, răng đau như thế nào, rồi bệnh đau như thế nào, ỉa ra máu như thế nào mà tác ý vẫn hết không cần uống thuốc.

Đó thì mấy con sẽ hỏi lại những cái người huynh đệ mấy con coi họ có những cái bệnh coi họ tác ý như thế nào. Tại sao chúng ta còn sợ? Đó bây giờ con hỏi lại thầy Thanh Quang, thầy bị tăng huyết áp. Nếu mà không gan dạ thì chúng ta sẽ đi nằm nhà thương rồi chứ làm sao, bò càng với cái bệnh đó chứ làm sao chúng ta thoát khỏi. Vậy mà người ta vẫn vững vàng người ta tiến tới, thì đó là những cái điều kiện nghiệp của chúng ta mà chúng ta chuyển.

Cho nên chúng ta hãy nỗ lực với pháp, ôm pháp. Cho nên đức Phật nói: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Trên cái thân của mình quán thấy nó có thọ rồi thì làm sao cũng phải khắc phục tham ưu ở trên đó, tức là bằng phương pháp chứ không phải bằng ngoài cái pháp.

Cho nên vì vậy mà cái phương pháp mà các con đã thấy rằng khi mà áp dụng vào phương pháp Thân Hành Niệm các con sẽ thấy trị bệnh cũng rất tuyệt vời chứ, đâu có phải, nó phục hồi lại, nó không phải trong 1 ngày, 2 ngày mà cứ phục hồi lại.

Rồi trong những cái thời gian mà con ngủ, con ngủ con bị nó như con trình bày ở đây, thì Thầy sẽ đọc cho huynh đệ để thấy rằng cái nghiệp thân, cái bệnh của con mà con trị như thế này thì nó chưa đúng lúc đâu, nó chưa phải, con phải lưu ý kỹ.

3. THƯA HỎI PHÁP THÂN HÀNH NIỆM TRONG ĐỐI TRỊ BỆNH

(20:08)Trong thời gian qua con dùng pháp Thân Hành Niệm tu tập từ 2 giờ 45 phút cho đến 3 giờ đồng hồ liên tục không nghỉ như Thầy dạy thì con thấy sức tỉnh thức của con tăng rõ, hôn trầm thùy miên không có làm cho con gục như trước nữa, thân con cũng không có mỏi mệt hay uể oải tay chân, khi xả nghỉ sau mỗi buổi tu tập liên tục 3 giờ thì thân được nhẹ vì hơi khí đã tràn ra, không còn làm căng bụng, nhưng khi ngủ thì nước dãi chua từ trong thân con tuôn ra miệng rất nhiều, lượng khí thừa không giảm, có một lần con ngủ dậy thì bụng căng đau đến nỗi nước mắt tự chảy. Sau khi tu tập khí tuôn tràn thì hết đau.

Hôm nào con ăn cơm hơi no một chút thì khí tăng, con cảm thọ đau tăng, ngược lại thì ăn ít lượng khí sinh ra giảm, cảm thọ đau giảm, thân được nhẹ nhàng hơn. Theo con nghĩ bây giờ con có thể tăng giờ tu tập lên 4 giờ, và ban đêm thì suốt 7 giờ tới 4 giờ hoặc 5 giờ sáng liên tục vì thân con tu tập pháp Thân Hành Niệm đã quen nên không có mỏi tay chân, không có căng đầu.”

Trưởng lão: Cái vấn đề mà con nói nó như thế này, khi mà ôm pháp tu tập thì nghĩ lại khi mà ôm pháp thì không có gì hết, nhưng mà nghỉ thì con sẽ bị thừa khí, nó làm cho con đau, nhưng mà đừng sợ, đừng có sợ. Bây giờ nó nghĩ nó thừa khí vậy thì bắt đầu bây giờ mình thức dậy rồi thì tới cái giờ đó mình ôm pháp vô mình tu thì một lúc nó hết chứ không có gì đâu mà sợ, cứ ôm pháp thôi.

Rồi tới chừng đó có thể nói là mình nỗ lực mình tu cái nghiệp của mình nó sẽ chuyển chứ không phải, đây là cái bệnh nghiệp, cho nên tại sao mình mang cái thân này mình bị cái bệnh đó, do như vậy không phải vì cái chỗ ăn uống mà. Nếu bây giờ con nói giảm ăn xuống thì nó nhẹ là con sợ bệnh con mới giảm, con đừng sợ ăn uống bình thường, để cho cái sức của con bình thường, con đừng có ăn hơn mà con ăn để cho nó đủ cái sức, cái cơ thể con nó đòi hỏi cái lượng nó như vậy để nuôi cơ thể.

Con bị bệnh mà con sợ cho nên con ăn ít trở lại thì cũng không hay đâu, tức là thay vì mình ăn 3 bát mà hôm nay mình ăn chừng 1 bát thôi, thì như vậy cũng không hay đâu. Để ăn như vậy rồi để coi thử coi nó làm, nó đâu có chết con đâu, Thầy nói thật sự có bệnh không có chết đâu mà sợ. Rồi hễ khi đó con nghỉ mà nó vậy, nó bị thừa khí đó nó làm như vậy, thì được rồi thì con sẽ ôm pháp tu.

Mà tới giờ nghỉ là nghỉ à chứ còn không nói gì hết, rồi lần lượt, chứ không phải vì chỗ đó mà con vội, con tăng lên không phải đâu. Vì cái phương pháp của mình để trị bệnh, bây giờ cái khoảng thời gian đó để trị bệnh, rồi nghỉ, ăn uống cũng bình thường để xem coi nó giảm hoặc là nó tăng như thế nào, thì những cái đó mình vẫn giữ cái đời sống bình thường nhưng ôm pháp tu.

Cứ như vậy mình cứ tu tập riết rồi mình sẽ thấy tự nó giảm xuống và nó chuyển biến hết không có gì. Đừng có nghĩ, đừng có sợ gì hết cho nó chết chứ nó không chết đâu mà sợ. Bởi vì mình tu là mình chuyển nhân quả cho nên không bao giờ sợ chết. Đó cách thức đó, chứ đừng một hơi dao động một chút rồi mình thấy ăn ít hơn một chút thì nó thừa khí, không phải vậy.

Tức là mình cứ lo lắng, lo lắng cho cái bệnh đó, cứ ăn uống bình thường, tu tập thì bây giờ thí dụ như con tu một buổi 3 tiếng đồng hồ là 3 tiếng đồng hồ chứ không phải vì sợ bệnh mà tăng lên, tôi không sợ nó đâu, bệnh là bệnh kệ nó không có lo. Cứ ôm pháp đúng giờ, và đồng thời bây giờ tăng lên là vì pháp tôi tăng lên chứ không phải vì bệnh tôi tăng lên. Con hiểu không?

(24:24) Vì cái phương pháp này tu tập để tôi phá cái bệnh này, thì bắt đầu tôi tu tôi thấy tôi thuần thục được tôi tăng lên. Tôi tăng lên cho đến khi cuối cùng hoàn toàn tôi thấy rằng cái bệnh nó sẽ dẹp hết rồi thì tôi chuyển qua tu Tứ Niệm Xứ, để cho nó dễ dàng, chứ còn tu Tứ Niệm Xứ mà nó bị hôn trầm thùy miên, nó bị thừa khí nó tăng lên thì con sẽ tu khó khăn, cho nên chỉ còn ôm pháp Thân Hành Niệm mà phá bệnh thôi.

Sau khi mà tiếp tục ở trên con đường này thì con tập cứ từ 3 giờ rồi lần lượt con tập thấy nó được, tức là ôm cái pháp được rồi đó, con thấy nó thoải mái được rồi, thì con có thể tăng lên 4 giờ, rồi được nữa thì con tăng lên 5 giờ, còn được nữa con tăng luôn 24 tiếng đồng hồ luôn khỏi cần ngủ, chừng đó cũng không thèm ăn luôn, nghĩa là ôm pháp luôn thì con sẽ thấy cái bệnh nó không có chỗ nào nó trở chứng được nữa hết.

Bây giờ mình tập dần cho đến khi chiếm trọn 24 tiếng đồng hồ, trên 24 tiếng mà. Mục đích của con là chiếm trọn để dẹp cái bệnh của con. Cho nên bây giờ tới giờ mình nghỉ, còn thì còn kệ mày. Giờ mình nghỉ thì nó có hiện tượng gì kệ nó, thừa khí hoặc là nó đau gì, đau bụng chứ không có chết đâu mấy con, Thầy nói không có chết đâu, mổ bụng còn không chết chứ còn thứ đồ đau bụng chết chóc gì. Đừng có sợ!

Các pháp đều vô thường mà, các con học vô thường rồi không có sợ, nỗ lực. Đừng có vội vàng mà lo nào là sợ quá rồi ăn cháo ăn này kia, rút rồi bây giờ cái sức khỏe đi đứt, ăn ít riết rồi còn có chén cháo, giống như đức Phật đi hết muốn nổi rồi, giờ pháp Thân Hành Niệm tu tập, cứ nằm một chỗ đó thì thôi rồi. Có phải không?

Cho nên mình vẫn ăn bình thường, đừng có thay đổi, đừng có gì hết, mấy con cứ ăn bình thường thôi, để rồi mình cứ ôm pháp mình tu. Tu tới khi mà con chiếm trọn 24 tiếng đồng hồ nó còn chỗ nào nữa mà nó xảy ra, nó lo nó trốn mất chứ làm sao. Nghĩa là khi mà con tu tới 24 tiếng đồng hồ thì bệnh con sẽ hết, bệnh con sẽ hết thôi. Nếu mà trong 24 tiếng đồng hồ mà không có một cái niệm nào có cái lực tác ý của con không. Nghĩa là còn cái lực tác ý của con, tác ý đâu thì hành động con đó thì nó đủ Tứ Thần Túc đó.

Con nên nhớ pháp Thân Hành Niệm là nó có 10 Như Lai lực đó, 10 Như Lai công đức của nó đó chứ không phải ít đâu. Mà 24 tiếng đồng hồ, một ngày một đêm chứ có gì. Mà hoàn toàn con sẽ nhiếp tâm ở trong cái thân hành của con kiên cố như cỗ xe, như thành căn cứ địa thì nó đủ thần lực đó.

(26:54) Biết đâu chừng do cái bệnh của mình mình tu nó thành khỏi tu Tứ Niệm Xứ luôn không sướng sao. Tu pháp này được thì cần gì, có Tứ Thần Túc rồi thì khỏi lo nữa rồi, tất cả những cái nghiệp con đã làm chủ nó rồi mà. Nhưng mà cái Tứ Niệm Xứ nó rất là quan trọng là vì đối với người ta không có nghiệp như vậy. Còn con có nghiệp bây giờ nó đau vậy, mà bây giờ phải nằm nghỉ nó tuôn nó ra khí nó thừa lên, tốt hơn cũng như một chai rượu mà lắc nó trào hơi, còn không lắc thì nó không trào. Như vậy rõ ràng là con đừng có sợ hãi trong cái vấn đề đó mà cứ ôm pháp. Cho nên đừng có xin Thầy mà ăn cháo trắng này kia.

“Con chỉ ăn cháo trắng với đường trong giờ thọ thực, không ăn cơm để cho cơ thể được nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, theo con nghĩ dùng cách này thì lượng khí thừa có thể giảm và ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập có thể mau hơn hết bệnh."

Trưởng lão: Không phải đâu con ít bữa, con ăn cháo ít bữa đi rồi bắt đầu ăn trở lại nó cũng thừa lại nữa, nó nằm sẵn đó mà. Thành ra trong người con nó có cái bình ga trong đó rồi, nó dễ trào hơi. Đâu có gì đâu mà con phải sợ, con cứ ôm pháp, ăn bình thường như vậy mình mới biết được để mình đối trị với nó, chứ con sợ quá con tránh né qua cái góc độ ăn.

Cũng như ở ngoài đời người ta trị bệnh, bây giờ cái thức ăn này phải ngừa đi đừng có ăn, ăn gà nó sinh phong đừng ăn, hoặc ăn thịt bò nó sinh phong nó ngứa, bây giờ bị ngứa mà ăn kiểu này không được, cho nên sợ quá không dám ăn ba cái này. Nhưng mà sự thật đối với Phật pháp đâu có sợ, cứ sống đời sống bình thường của mình, ăn ngày bình thường của mình, còn pháp đối trị là đối trị.

Cái phương pháp của Phật là chuyển nghiệp chứ không phải là trị bệnh nữa, chuyển nghiệp của mình. Cho nên vì vậy mà mình chuyển bằng phương pháp chuyển nghiệp, làm chủ nghiệp mà, chứ đâu phải là mình còn đang bị nghiệp nữa. Cho nên vì vậy mà con thấy uống thuốc hoặc nhịn ăn, nhưng mà có người nào nhịn ăn mà hết bệnh luôn đâu, có phải không?

Con thấy có mấy người mà nhịn ăn họ hết cái bệnh đó nhưng mai mốt rồi nó cũng có bệnh nữa, họ nghĩ nhịn ăn ít bữa rồi nó cũng trở lại nữa, chứ con mà nhịn ăn hoặc ăn cháo ít bữa ăn trở lại nó cũng thừa hơi, cũng y vậy thôi, cũng mất công, làm như vậy mất công, mất thì giờ nữa mà nó không hay chút nào hết. Cho nên đừng có sợ đừng có gì hết.

Theo Thầy thiết nghĩ: Một là ôm pháp Thân Hành Niệm, hai là ăn uống đời sống bình thường như chúng. Nghĩa là hòa hợp với chúng, chúng sao thì tui vậy, chết bỏ. Họ ăn họ không thừa hơi mà tại sao tôi ăn thừa hơi, thì tôi cho chết luôn.

Con thấy nội trong cái Tu viện của mình có người nào ăn thừa hơi như con không? Còn con ăn nhiều cái thừa hơi, con đừng có sợ, cứ có pháp rồi. Thầy dạy có pháp đối trị bệnh mà cho nên đừng có sợ gì hết, ăn uống bình thường, nghĩa là cũng ăn vừa đủ no không ăn hơn, nhưng mà để coi ăn uống bình thường mà rồi coi như thế nào, pháp của mình như thế nào, rồi bắt đầu từ đó con thấy sự bình an đến với con. Nghe lời Thầy thì mấy con sẽ dùng đúng pháp thì mấy con sẽ hết. Bởi vì đã học các pháp là vô thường rồi thì cái thọ cũng vô thường, đừng có sợ nữa.

(30:19) “Sau khi hết bệnh thì con tiếp tục làm bài nhân quả cho xong.”

Trưởng lão: Ờ người ta đi tới cái bài nào rồi mà còn ở đây mà còn bài nhân quả. Nhưng không sao, nghĩa là càng làm cái trí tuệ mình càng triển khai càng hay chứ không phải dở đâu, nhưng mà chậm chậm một chút cũng được, không gì đâu. Người nào người ta đi trước thì người ta cứ nỗ lực người ta đi trước, còn mình từ từ lụp cụp mình đi sau vì mình mang cái nghiệp của mình nặng thì mình lo cái trị bệnh đã. Thì con cứ từ từ làm sau không có gì đâu, Thầy cũng chịu khó đọc. Chứ nhiều khi đọc cái bài này rồi đọc cái bài khác làm cái tâm của Thầy cũng phân tán dữ lắm.

Vừa đọc bài đạo đức nhân quả, vừa bắt đầu bây giờ lại tới cái bài quán thân bất tịnh, rồi phải đọc lại những cái bài nhân quả, rồi đọc lại mấy cái bài nhân quả thảo mộc của mấy con đó, trời đất ơi cái đầu Thầy làm việc tùm lum đủ thứ vậy, quá nhiều. Thật sự ra một cái bài ví dụ như quán thân bất tịnh, đọc một cái bài liên tục vậy nó dễ hơn, nó có cái đề tài nó dễ, còn bây giờ đọc một lát cái này bắt buộc đầu óc Thầy phải thay đổi hết qua cái khác, nó làm việc nó khó lắm chứ đâu phải dễ đâu. Khi nào mà biết sử dụng cái bộ óc của mình nó đi theo một cái loạt nó dễ lắm, mà lúc thì vầy lúc thì khác nó làm việc nó phải tập trung trở lại để nó mới thấy, chứ còn không khéo, nó không có.

Chẳng hạn bây giờ Thầy đọc cái bài thân bất tịnh của con rồi, của người khác, Thầy tập trung trong cái Thân Bất Tịnh các con nói sai nói đúng Thầy biết, nói trật Thầy biết hết. Còn bây giờ khi không mà thân bất tịnh rồi quán nhân quả thảo mộc, trời đất ơi, Thầy trở về cây cỏ rồi, thì chết Thầy phải thay đổi cái tư tưởng đó chứ. Con hiểu không? Cách thức, bởi vì Thầy sử dụng cái đầu của Thầy biết mấy con. Cũng như bây giờ bắt đầu Thầy đang lái xe hơi, cái rồi bắt đầu Thầy thay đổi xuống chiếc xuồng mà chèo. Trời đất ơi, nó thay đổi liền thì Thầy phải sử dụng cái thay đổi đó chứ, đâu có thể mà còn ở trên lái vô lăng xe hơi vậy được nữa, nó khác đi, nó hai ba cái, nó đâu có.

Mà cái đầu óc nó làm việc nó cũng vậy con. Suy nghĩ một đề tài nào đó, nó tập trung trong đề tài đó rồi, mà chuyển qua một cái đề tài khác là phải có thời gian chuyển qua, chứ không phải là đọc cái bài này rồi, bởi vì đọc cái bài này rồi tới đọc bài này bài kia bài nọ, nó đủ thứ bài, trời ơi nó rối cái đầu của Thầy. Nó mất thì giờ phải ngồi lại một chút xíu suy ngẫm, để cái dòng tư tưởng của mình nó nhìn qua một cái thảo mộc như thế nào, rồi đọc cái bài này thấy viết bậy bạ biết liền, chứ còn không tập trung đọc lướt lướt qua không có biết sai của người ta đâu, nó khó lắm!

Đâu có phải đọc bài để có đọc đâu, đọc phải hiểu cái ý của người ta viết, cái bài nào được, mà cái bài nào không được chứ không phải. Cho nên đọc kỹ lắm chứ không phải đọc lướt đâu. Nó thành ra mấy con làm việc mà nó nhiều bài quá đó thì cũng cực Thầy lắm, chứ còn một bài một lượt nhau thì dễ.

Còn cái bài mà ăn uống, thì theo Thầy khuyên con ôm pháp Thân Hành Niệm, ăn uống bình thường cũng đi khất thực, đừng có thay đổi về vấn đề ăn uống, đừng có nhịn đói. Nghe người ta nói nhịn đói hết bệnh. Vừa ôm pháp trị bệnh, mà vừa nhịn đói, rồi vừa ăn gạo lứt muối mè nữa, mai mốt không biết nó còn ăn gì nữa đây.

Có một cái tài liệu mà nói uống nước tiểu nó hết bệnh nữa, rồi đây ít bữa đọc được cái tài liệu đó lại bắt đầu hứng nước tiểu uống nữa mới chết, nó lung tung hết. Tất cả những cái này không có đúng đâu, đừng có chạy tùm lum mấy con.

Bây giờ mình sử dụng cái phương pháp của Phật là chuyển nhân quả của mình, cho nên ôm pháp Phật tu đúng, giữ giới hạnh đúng thì mình sẽ chuyển thôi, chứ mình không có cần pháp nào nữa hết. Bây giờ chỉ duy nhất còn có một con đường này mà thôi, không có con đường thứ hai. Nếu mà cỡ mà nhịn ăn để mà uống chanh đường để hết bệnh và nó hết luôn cái bệnh tham, sân, si thì thôi, chắc cái này dễ tu lắm. Nhịn ăn mình uống nước chanh đường mà nó hết tham, sân, si mình luôn thì tức là nó hết nghiệp đó mấy con. Còn cái này nhịn ăn nó đâu hết tham, sân, si cho nên cái nghiệp đó nó cũng vẫn còn, vì vậy mai mốt nó cũng bệnh trở lại không có thể nào chạy khỏi đâu.

(34:30) Nhưng vì chúng ta chưa đủ lực, chưa biết cái pháp tu, cho nên vì vậy mà chúng ta phải khắc phục mình bằng cách là nhịn ăn uống, uống nước chanh đường thì lúc bây giờ chúng ta tạm dùng như vậy thôi. Chứ còn con mà tuổi thanh niên, con dùng cái đó Thầy thấy con dùng cái đó Thầy thấy giống như ông già 80 tuổi rồi, nghĩa là sức lực hết rồi. Con đâu phải là ông già 80 tuổi mà phải sử dụng như vậy.

Bây giờ cái sức của con, một là chết, hai là ôm pháp chặt, ôm phao vượt biển, sóng gió ba đào nó nổi lên một hơi nó thừa khí cũng như sóng thần, có phải không? Cho nên vì vậy mấy con là phải hoàn toàn ôm pháp mà vượt, không có sợ đâu. Đừng có để mà sóng nó dập mấy con mà mấy con phải ở trên đầu sóng nè, nó như vậy mới được, cho nên ôm pháp thì ở trên đầu sóng mà buông pháp ở dưới sóng rồi. Nhớ kỹ những lời Thầy dạy.

Khi con tu tập pháp Thân Hành Niệm để nhiếp phục cảm thọ thì những niệm khởi lên, rồi không thấy khởi lên nữa, thì những niệm này nó có xả hay không chỉ ức chế khi tu tập?”

Trưởng lão: Thực sự ra phần nhiều những cái niệm mà trên pháp Thân Hành Niệm mà nó khởi ra thì con chỉ còn dùng pháp Thân Hành Niệm tác ý thôi, thì tức là bị ức chế hết đó con, nó ức chế đó. Cho nên vì vậy mà cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp tu sau cùng của Tứ Niệm Xứ, các con hiểu không? Nhưng bây giờ con vì bệnh cho nên mới bắt buộc con phải tu, vì vậy những cái niệm nó lên, bởi vì cái tác ý con nó liên tục mà, nó có cái lúc nào mà không tác ý. Con đưa cánh tay ra con bảo: “Đưa cánh tay ra”, phải không? Bởi vì cái pháp tác ý liên tục mà, “đưa cánh tay vô” thì con đưa vô, con đâu có dừng.

Bây giờ nó vừa khởi cái niệm thì con bảo: “Đưa tay ra” chứ con ở đây mà còn nói cái niệm nữa sao được, mà nó ở trong đầu nó khởi niệm. Nhưng mà bây giờ đưa tay ra thì con phải nhớ đưa tay ra, rồi bây giờ nó khởi cái niệm đưa tay vô, thậm chí như đau, cái thân của con bây giờ nó thừa hơi, thừa khí lên nè thì cũng đưa tay ra, đưa tay vô, dở chân lên, dở chân xuống

Chứ mấy con nói thừa khí, thừa khí nữa sao được, nó đâu có thừa khí trong đó được, nó liên tục ở trên cái pháp thân hành mà con, nó tác ý liên tục. Cho nên vì vậy nó là cái phương pháp ức chế, ức chế toàn bộ cả thọ, cả cái niệm của con hết, cho nên nếu mà không biết cái pháp mà xả tâm thì bị ức chế nó mới sinh ra tưởng. Con hiểu không?

Còn bây giờ thì Thầy cho mấy con học những phương pháp đó để trong khi mà con nghỉ, con nghỉ pháp Thân Hành Niệm, ngồi nghỉ thì cái tâm niệm mình khi mà bị ức chế vậy cái tâm niệm mình nó hay khởi lắm, hoặc là trong chiêm bao nó hay khởi, thì lúc bây giờ con mới sử dụng cái tri kiến của mình để xả. Con hiểu không?

Bởi vì mình học cái Định Vô Lậu để mà xả. Còn cái kia nó bị ức chế bằng cái phương pháp của nó, nó không cho mình nghĩ ngợi cái niệm gì hết, nó cán nát qua hết tất cả cảm thọ. Pháp Thân Hành Niệm cảm thọ nó cũng cán qua, niệm gì nó cũng cán qua hết, nó liên tục mà, nó như cái bánh xe mà.

Các con nghe cái xe Thân Hành Niệm không? Nó kiên cố như cỗ xe. Nghĩ coi cái bánh xe nó quay như thế nào, một vật gì mà phang vô cái bánh xe nó đánh bay ra hết, nó không còn để cái vật gì, nó không phải ức chế sao! Con hiểu chưa?

(37:36) Cho nên vì vậy mà nó mạnh lắm, cái pháp Thân Hành Niệm kể như nó rất là mạnh, nó kiên cố như cỗ xe, nó căn cứ địa, nó chạy như thế này, do đó không có vật gì mà đụng vào nó được. Còn con mà để nghĩ một chút, để suy nghĩ cái niệm thì cái xe con nó đứng lại rồi sao, cái xe Thân Hành Niệm nó đứng lại. Thì cho nên vì vậy mà trong lúc cái xe đó liên tục mà nó đi như vậy, nó trở thành căn cứ địa, nó không có cái vật gì mà vô trong đó, nghĩa là không có ai chiếm vô đó được hết. Cái tâm con nó luôn luôn liên tục ở trong cái thân hành con, nó không còn biết cái gì nữa hết.

Cho nên thời gian sau con tu tập toàn bộ con ức chế nó mới hiện ra những cái tưởng lực, nó có lực đẩy này kia là vì nó kiên cố nó không còn niệm. Nó kiên cố thì nó không còn niệm, nó trở thành cái căn cứ địa thì bao nhiêu cái lực tưởng nó đẩy ra, nó đẩy ra, trong khi cái lực tưởng đó nó thực hiện ra, thì con sử dụng cái pháp tác ý bằng cái lực tưởng đó để đẩy cái bệnh con ra luôn.

Cho nên nó mới duy trì được 24 tiếng đồng hồ liên tục. Lúc bây giờ sau khi nó đẩy cái bệnh đó ra hết rồi, thì lúc bấy giờ con dừng lại liền, chứ con tiếp tục là con bị lực tưởng hết, rồi con sẽ bị điên nữa. Bây giờ nó hết thừa khí rồi thì bắt đầu con trở thành cái người bệnh điên, con nói lảm nhảm, lúc nào đi nó cũng nói lảm nhảm, cứ dơ tay, dơ chân, cứ dơ tay, dơ chân nó nói đủ, nó nói lảm nhảm. Thì các con nhớ rằng nó bị tưởng thì nó sẽ lặp bặp hoài trong miệng ba cái tác ý này.

Con có nhớ cái cô Hòa mà ở Hải Phòng không? Cô tác ý riết rồi bây giờ cô ngồi không nó cũng lặp bặp, lặp bặp hoài nó không bao giờ nó quên, thành ra nó điên mất rồi. Cũng là tác ý những cái hành động đó mà tới chừng nó quen rồi. Bởi vậy Thầy nói khi mà có bệnh thì mình ôm mình phá, còn nghe nói pháp Thân Hành Niệm nó có thần lực như vậy nghe nó hay quá bắt đầu ôm tu.

Nguyên Thanh nó ôm tu nó đẩy bay ra cửa con không biết sao, có nghe chưa, mấy con có nghe cái bài nó viết không? Nó đâu có phải thường đâu, khi mà nó nhiếp tâm nó kiên cố như căn cứ địa rồi thì thần lực, tưởng lực nó mạnh lắm, nó xuất hiện, mà trong khi tâm tham, sân, si của mình chưa ly bằng pháp Định Vô Lậu thì nó sẽ có những cái thần lực ma chứ đâu phải là không.

Cho nên vì vậy đó bây giờ những cái thần lực đó con tu tập mà xuất hiện thì cái bệnh con sẽ hết, nó không còn bệnh con nữa, nó không có thừa khí nổi đâu. Nó lực mạnh lắm! Nó bảo cái cơ thể ổn định thì nó sẽ ổn định, nó không bao giờ thừa khí nữa thì khi đó dừng lại liền tức khắc không tiến tới nữa.

(40:21) Bởi vậy Thầy dạy cho con tu là Thầy ở một bên con, chứ nếu mà Thầy ở xa chắc năm sau con thành điên mất. Nghĩa là Thầy trở về đây chắc chắn năm sau con đi xuống bệnh viện Biên Hòa, chứ đâu có nằm ở đây đâu, không có ngồi đây tu đâu. Con hiểu.

Bởi vì Thầy biết từng pháp mà, biết rõ từng pháp. Cho nên Thầy hướng dẫn mấy con dùng cái đó mà phá bệnh, mà phải ôm pháp phá chứ không có được dùng những cái khác, dùng những cái khác là coi như là mình sợ, cho nên cái pháp Thân Hành Niệm nó không có hiệu quả lắm đâu. Rồi có khi nào Thầy bảo dừng là dừng, mà dừng nó là trở về tu Tứ Niệm Xứ để xả, mà xả sạch rồi con ôm lại pháp Thân Hành Niệm mà hoặc là con xả sạch, Tứ Niệm Xứ con sung mãn là kể như con đã xong. Con tu rồi con sẽ thấy cái thần lực, cái thần lực của tưởng nó mạnh lắm ở trên cái pháp Thân Hành Niệm.

Khi ôm pháp Thân Hành Niệm lúc ý, mà con mà viết, con mắt Thầy bây giờ nó không phải như của mấy con đâu, mấy con làm ơn viết cái chữ lớn chút, may là Thầy đeo kiếng chứ cỡ không đeo kiếng chắc cái chữ con viết Thầy mở con mắt 2-4 một con mắt Thầy mở ra nữa, thay vì con mắt Thầy phải mở như vậy thì mở bằng 4 lần rồi mới nhìn thấy.

Con với Chơn Niệm viết chữ trời đất ơi! Thầy nói y như cái lằn mực, nhỏ nhỏ, rí rí, cái chữ sao mà viết tiết kiệm cách gì mà hà tiện quá. Thầy thấy giấy cũng có, mực cũng có mà mấy con viết sao mà tiết kiệm, Thầy nói nó dính liền như một cái lằn gạch.

Nghĩa là con mắt của Thầy thấy như một cái đường gạch, ráng mà nhìn nó, mà đọc không chừng muốn chết Thầy luôn. Mấy con viết lớn lớn chút làm ơn, con trai gì mà viết chữ trời đất ơi còn nhỏ hơn con gái nữa. Con gái đã viết chữ lớn vầy, con trai gì mà viết chữ trời đất ơi nó rí rí vậy, như cái hột mè, hột mè đọc gần chết. Bởi vậy mấy con viết chữ nhỏ đọc khó quá, thấy sao cái lằn mực thôi chứ không thấy rõ chữ.

Bây giờ coi như con nghỉ, con nghỉ để con dồn lại cái thời gian để mà con tập tu, con tập tu để đối trị bệnh, con ôm pháp Thân Hành Niệm tập liên tục, nhưng không có viết bài gì hết, sau cái thời gian khi mà bệnh hết rồi, con trở lại những cái bài nào mà chưa làm xong thì bắt đầu làm trở lại, coi như con ở lại đi, con ở lại một năm nữa. Người ta lên lớp mình thì ở lại đi.

Theo Thầy thấy cái bệnh của con thì tốt hơn con ở lại một năm đi, rồi bắt đầu bây giờ trị bệnh cho mình bình thường giống như mọi người người ta mạnh khỏe đó, rồi năm sau Thầy mở lớp rồi bắt đầu con vô học nhân quả thảo mộc lại, có vậy thì nó tốt hơn. Chứ bây giờ bệnh đau như thế này mà con theo học vừa suy luận trên cái đầu của con mà vừa đối trị bệnh thì không bao giờ hết đâu. Nghĩa là tập trung gom lại đẩy lui bệnh cho mình hết, rồi đồng thời xong rồi thì mới tu tập về Định Vô Lậu trở lại.

4. THẦY SÁCH TẤN RÈN LUYỆN Ý CHÍ

(43:25) Trưởng lão: Con viết bài thì nhiều lắm, con viết thì Thầy cũng đọc mệt thiệt, mà cũng rất nhiều, chữ cũng rất nhỏ cho nên mỗi lần mà cầm tới cái tập sách của con mà đọc, trời ơi Thầy thấy ngán rồi, ngán đọc chữ chứ không phải gì, chứ còn viết bao nhiêu thì Thầy không ngán mà Thầy ngán đọc chữ, phải không con nhớ. Cho nên vì vậy đó mà cố gắng để trị bệnh trước cái đã, không có chậm trễ đâu.

Con là một thanh niên có khả năng Thầy cũng biết, cái khả năng của con được huấn luyện thì trở thành những con người lãnh đạo sau này cũng rất tốt, có sự quyết tâm lắm nhưng mà có cái điều kiện là con có cái nghiệp nặng là mang cái bệnh thừa hơi, cho nên bây giờ phải trị bệnh cho hết.

Do đó khi mà hết bệnh với cái tâm ước nguyện của mình, hết bệnh để nỗ lực tu tập, để sống đúng gương hạnh của một đời sống phạm hạnh và làm gương sáng và tuổi còn trẻ thì cái tương lai của mấy con nó còn thừa kế Thầy để cầm cái ngọn đuốc Phật pháp, cho nên Thầy cũng ước mong trong cái tuổi trẻ mấy con nghe lời Thầy dạy, mỗi đứa đều nghe lời Thầy dạy thì sẽ dẫn dắt mấy con. Từ cái chỗ mấy con làm không được hướng dẫn cho mấy con làm được.

Bởi vì Thầy nói không có cái gì mà khó hết chỉ có cái bền chí và cố gắng, “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đừng có thấy người ta viết hay mà mình viết không được.

Thí dụ con thấy như Thanh Quang, Từ Quang hoặc là Chí Thiện hoặc là những người viết được thì mấy con thấy tự ti mặc cảm mình viết không được, không phải đâu mấy con. Mấy con vẫn làm được như người ta, Thầy nói như thế này nè, Thầy cũng là con người như mọi người mà Thầy làm được, Phật làm được bốn sự đau khổ này làm chủ, thì mấy con cũng nghĩ mình cũng con người chứ đâu phải là một cái thứ gì mà làm không được, chắc chắn là mình cũng làm được như Thầy, như Phật không có thua đâu.

Trước kia Thầy tu hành cũng nghĩ chỉ có ông Phật tu được thôi chứ chắc không ai làm được vì mình tu hoài mà không thấy giải thoát gì, nhưng mà sau khi Thầy tu Thầy làm chủ được rồi đó. Phật làm được mình làm được chứ, mình có thua ông Phật chỗ nào đâu, ông nói làm sao mình cũng biết hết chứ, có cái nào ông biết mà mình không biết, bây giờ ông có Tam Minh mình cũng có Tam Minh thì mình có thua chỗ nào đâu, cho nên rõ ràng là ông làm cái gì được mình cũng làm được. Vậy thì mình cũng là con người, cũng từ cha mẹ sinh ra, cũng từ nơi bất tịnh chứ, thì ông cũng vậy, ông có khác gì mình đâu.

Cho nên ông làm được mình làm được, chứ đừng nghĩ ông làm Phật mình làm chúng sanh làm không được, như vậy tự mình coi mình rẻ rúm, sự thật không rẻ. Cho nên mấy con đừng có khinh rẻ mấy con.

Mấy con thấy người ta giỏi người ta đi trước, sự thật tôi mần mò tôi cũng như ông, tôi không thua ông đâu. Ông Phật kia mà tôi còn không thua mà mấy ông làm gì hơn tôi được, phải không mấy con? Mấy ông giờ chưa có làm chủ được thì mấy ông làm hơn tôi được sao!? Ông Phật kia mà tôi còn theo gót nổi đừng nói chuyện, tôi sẽ làm như ông Phật đó.

(46:12) Các con phải có cái ý chí, có cái sự quyết định, đừng có nghĩ tự ti mặc cảm là: “Chắc có lẽ tôi phải tu nhiều đời mới bằng ông Phật, chứ một đời nay chắc tôi làm không nổi”. “Tôi sinh ra làm người đời nay chắc chắn tôi phải làm như Phật thôi, không có bao giờ, ông Phật cũng vậy chứ ông hơn gì. Tôi còn chưa có vợ ông còn có vợ”. Không Thầy nói thật mà mấy con, thiệt mà, mình còn có phước hơn ông.

Cái khó của ông Phật là có vợ có con, bỏ đi là một cái điều khó, ông gan dạ ông bỏ đi, tôi có phước hơn ông tôi khỏi phải bỏ vợ bỏ con tôi sướng hơn. Cho nên chắc chắn là tôi sẽ dễ dàng tu hơn ông.

Cho nên vì vậy mà bây giờ pháp ông để lại tôi thấy rõ rồi, đâu có gì đâu khó đâu. Trời đất ơi, chỉ có cái là tôi xả hết tâm tôi, tâm tôi không phóng dật là tôi như ông chứ có khác gì đâu. Chính ông nói ông “thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Chắc chắn cái điều đó tôi làm được mà, tôi có gì đâu. Mà bây giờ thân tôi có nghiệp, có bệnh, có đau, có này kia thì tôi đẩy lui tất cả cái này đi thì rõ ràng là tôi làm chủ chứ. Các con hiểu chưa?

Cho nên cái quả quyết của mình, cái ý chí cương quyết của mình mình sẽ làm được, bởi vì cái ý chí đó nó sẽ dời biển lấp sông. Chỉ con người có quyết chí! Con biết con người làm được những chuyện lớn là nhờ cái ý chí người ta ta kiên cường, còn mình thiếu ý chí kiên cường là mình không có làm được đâu. Các con thấy chưa?

Cho nên trong cái vấn đề tu tập là vấn đề tác ý, rèn luyện ý chí của mình không thua một người nào hết. Nghĩa là thấy người ta hơn chưa chắc đã là hơn tôi, tôi là con người, tôi cũng có đầu óc, tôi cũng hiểu biết như mấy người, nhưng bây giờ tôi chưa làm được nhưng tôi sẽ làm được. Cái sự quyết định của mình.

Cũng như các con thấy hồi mà Thầy học Pháp văn. Trời đất ơi người ta đọc sao hay quá, mình đọc sao nó lặp bặp kì cục. Cho nên vì vậy mỗi lần mà đọc, hồi đó đọc bài lecture, tức là bài tập đọc đó mà đọc bằng tiếng Pháp đó, trời đất ơi người ta đọc hay quá còn mình đọc sao dở quá, bởi vì mình người Việt mà đọc tiếng Pháp nó phải dở chứ sao.

Nhưng mà Thầy không chịu thua đâu con, cho nên khi mà Thầy đọc như vậy, một cái cuốn sách tiếng Pháp đó, Thầy đọc từ cái bài đầu cho tới cái bài cuối Thầy đọc, ngày này qua ngày khác Thầy tập đọc, Thầy đọc Thầy luyện giọng Thầy, Thầy đọc ghê lắm. Mẹ Thầy nói: “Mày điên sao mày học mày không ngủ gì hết vậy”. Thầy nói: “Thua thì không có được, thua bạn bè không có được. Con phải học, học sao mà con đọc cho hay mới được”.

Do đó mà Thầy cố gắng Thầy nỗ lực mấy con, cuối cùng đến cái giờ mà đọc bài tập đọc (tiếng) Pháp Thầy đọc vanh vách, Thầy đọc rất hay, ông Thầy phải cho Thầy 8 điểm. Con thấy không, Thầy không có chịu thua đâu.

(48:59) Trong cuộc đời của Thầy cái gì cũng vậy, cho nên Thầy muốn sách tấn mấy con, đừng có nghĩ rằng Phật làm được mà mình không làm được, đừng có nghĩ như vậy mấy con, mấy con sẽ làm được tất cả những cái điều như ý mấy con muốn, cho nên cái cương quyết mạnh mẽ. Nghĩa là mấy con gạt hết những cái tâm ham muốn của mấy con đi rồi mấy con sẽ làm được như Phật.

Cho nên cái mà nói như Phật thì mấy con thấy Thấy lấy ông Phật để làm cái chuẩn để cho mấy con thấy, chứ đối với Thầy có ra gì đâu. Cho nên mấy con thấy làm như Thầy thì nó không hay đâu, mà làm như Phật mới hay.

Cho nên chúng ta sẽ lấy Phật mà làm cái chuẩn mà chúng ta tu, và chúng ta là con người như Phật chúng ta sẽ làm như Phật. Các con nhớ lời Thầy nói, và đồng thời mấy con tác ý sách tấn mình như vậy

5. TÍCH TẬP TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(49:40) Cho nên ở trong cái lớp học chúng ta thì có người vầy người khác chứ. Người thì người ta đã học, đã huân lâu rồi người ta phải thông suốt chứ sao, còn mình chưa thông suốt thì sẽ học chứ có gì đâu.

Cho nên hôm nào có cái dịp thì Thầy sẽ đem những cái bài cần thiết để cho mấy con hiểu, đọc đây để cho mấy con hiểu biết, cũng như hồi nãy đọc mấy cái bài như vậy mấy con thấy cái văn phong của Thanh Quang và cái văn phong của Chí Thiện, con thấy mỗi người có cái khác chứ gì.

Nhưng mà chúng ta đọc hết những cái bài trong này, mỗi người chúng ta thấy cái văn phong của họ và cách thức mà Thầy hướng dẫn cho họ và cái mục đích hướng dẫn cho mấy con để mấy con nhắm vào mấy con viết, thì Thầy chắc chắn văn phong của mấy con mỗi người đều có một cái lối diễn tả rất hay chứ không phải dở đâu. Rồi từ đó mấy con sẽ đào luyện mấy con xong rồi mấy con sẽ đọc lại những cái bài của mấy con, rồi mấy con đọc lại những cái bài của người khác, mấy con càng học thêm những cái ý của người ta.

Đó bây giờ mấy con nghe cái bài của Thanh Quang, nghe cái bài của Chí Thiện và đồng thời mấy con sẽ học được những cái gì mấy con thấy không. Mỗi người có một cái lối khác của người ta, nhưng mà người ta nói trên cái đạo đức rất hay chứ đâu phải dở, mỗi người có cái hay mấy con.

Cho nên chúng ta là những người đang học mà chúng ta không chịu nghe, không chịu học thì sao được. Cũng như bây giờ bên nữ có nhiều người cái lối văn của họ, có người nói nhẹ nhàng êm ái lắm, nhưng còn có người thì nói lý luận rất là hay chứ không phải, có người thì như thế này, người khác. Mọi người đều có cái phong cách viết của họ, họ nói lên cái đạo đức rất là tuyệt vời chứ không phải đâu.

Chúng ta có lúc chúng ta cũng sẽ nghe để chúng ta học hỏi hết tất cả những cái này, để chúng ta tích tập những cái hay, cái biết để mà chúng ta trở thành một cái sự tư duy suy nghĩ chúng ta cho chín chắn, để mà chúng ta làm chủ được sự sống chết đau khổ của chúng ta, từng tâm niệm của chúng ta mà. Nếu mà không có cái tri kiến làm sao làm chủ được mấy con.

Cho nên cái lớp học chúng ta là lớp học thiết thực, cụ thể mấy con. Cho nên chúng ta không sợ thua ai hết, không có sợ thua người nào hết. Anh có giỏi thì anh đi trước, anh hay thì anh luận trước, tôi dở tôi luận sau. Tôi luận sau mà tôi tích tập tất cả những cái hay của các anh hết tôi sẽ luận hơn anh.

(51:49) Cũng như các con biết, xưa đức Phật đưa ra cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả, 8 cái lớp học, 3 cái cấp. Nhưng mà đức Phật chưa triển khai, các con thấy chưa triển khai phải không? Nếu mà triển khai thì đã có rồi, nhưng mà đức Phật đưa ra nhưng mà chưa triển khai. Nhưng mà thời đại đó triển khai làm sao, chưa. Vậy mà bị người ta dập tan nát hết. Cỡ Thầy triển khai ra hết, có phải không? Cho nên cái lớp học của chúng ta là Thầy triển khai Định Vô Lậu đó, mà triển khai lớp Chánh Kiến để cho cái thấy biết của chúng ta đúng như sự thật bằng cái tri kiến chúng ta mà.

Các con thấy từng cái học của chúng ta sẽ đi đến từ cái chưa triển khai chúng ta triển khai để giúp chúng ta hoàn toàn chúng ta làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta mà. Cái mục đích của chúng ta là để chấm dứt luân hồi, là chủ được sinh tử, làm chủ được nhân quả mà.

Cho nên cái học của chúng ta là cái học tất cả những cái gom lại. Đức Phật nói ở trong Tứ Niệm Xứ mà: “Tích tập”. Tích tập nghĩa là mỗi lần tích tập một chút, một chút, tức là gom lại cho chúng ta trở thành một cái tri kiến hiểu biết. Mỗi lần tích tập một chút để tâm thanh thản, an lạc, vô sự mỗi lần một chút chút.

Bây giờ Thầy tập 1 phút, 2 phút, 5 phút, 10 phút là tích tập lại. Nhưng mà trong một năm tích tập mấy con biết bao nhiêu không? Trong lớp học của chúng ta mới có 2 tháng mấy thôi nhưng mà chúng ta tích tập được cái sự hiểu biết của chúng ta bao nhiêu không, mấy con thấy chưa? Nếu mà được cái huấn luyện như thế này, 1 năm, 2 năm, 3 năm thì cái đầu óc của mấy con như thế nào.

Nghĩa là 3 năm sau, mà học tập như thế này 3 năm sau mấy con viết bài mấy con còn hơn Thanh Quang bây giờ nữa, có phải không? Mấy con còn hơn Nguyên Thanh nữa. Còn bây giờ mấy con chưa tích tập gì hết mấy con biết đâu mấy con ghi, mấy con chép, phải không? Mấy con phải hiểu trên cái sự tích tập. Bây giờ người ta đã tích tập, người ta đã từng học hỏi người ta mới viết như vậy. Còn mình chưa tích tập làm sao mình viết được. Do cái huân tập của mình chứ. Các con hiểu chưa?

Chứ đâu phải ai dưới đất nẻ mà chui lên ai cũng làm Thánh hết sao. Thánh giỏi đâu phải ở dưới đất mà chui lên, từ con người của mình tích tập, huân tập nó mà nó thành. Các con cứ hỏi Thanh Quang đi, hỏi những người đó, ít ra người ta cũng phải tích tập chứ, người ta phải học tập, người ta phải rèn luyện chứ, người ta học cách thức quan sát nhìn ngó chứ, các con hiểu không? Cho nên người ta có học tập, chứ không phải thiếu học tập mà người ta được.

(54:07) Các con thấy một đứa bé sinh ra nó biết gì đâu, phải không nó đâu có biết gì. Chữ “A” nó còn chưa đọc được nữa chứ ở đó nó biết cái gì. Nhưng mà rốt cuộc nó tích tập rồi bây giờ nó vẫn đọc chữ, nó vẫn làm toán làm này kia được, nó vẫn làm được. Thì chính mình bây giờ mình cũng xét qua, hồi đó cỡ cha mẹ không cho mình đi học thì mình biết viết chữ A không, mình đọc vậy được không? Đó là mình tích tập đó chứ.

Nhưng khi mà đời trước mình đã tích tập, đời nay mình thông minh, đời nay mình sinh ra người ta nói sơ qua cái mình nhớ, mình biết liền, thằng này thông minh. Sự thật ra mình đã tích tập đời trước rồi, nó như vậy chứ không có cái gì ai hay hết, Thầy nói không có người nào hay hết. Đời nay tôi tích tập thì đời sau tôi học dễ, mà đời nay tôi chưa tích tập thì đời sau tôi học nhiều. Thay vì người ta đọc 1 lần người thuộc, còn đọc 2 lần, còn dở nữa mình đọc 3 lần, 5 lần, 10 lần.

Như vậy là mình cứ bền chí cố gắng của mình, từ cái chỗ không thông minh mình sẽ trở thành thông minh, không có gì đâu mà khó. Cố gắng! Đó là những lời khích lệ, sách tấn rất lớn của Thầy đối với mấy con. Nghĩa là coi ông Phật bằng mình chứ không phải ông Phật hơn đâu. Bây giờ ông ngồi bàn mai mốt mình cũng trèo mình ngồi trên đó. Bởi vì mình cũng như ông mà, họ cũng thờ mình chứ sao!

Các con cứ nhớ đi, mình làm một cái chuyện lợi ích cho xã hội, mình làm lợi ích cho muôn người thì người ta phải để mình trên cái bàn người ta thờ chứ làm sao, con cháu mình phải kính trọng chứ, ông cha tôi hồi đó để lại biết bao nhiêu cái điều lợi ích cho chúng tôi, nếu mà không có thì chúng tôi bây giờ ra sao đây!? Nghĩa là bây giờ mà chúng tôi biết thương nhau, biết chia sẻ nhau từng cái tình thương nhau như thế này thì nhờ ông cha tôi chứ. Mà bây giờ nhờ ông cha không để lên trên bàn mà lạy.

Cũng như không có ông Phật thì làm sao mình biết bốn cái chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo; mình làm sao biết Tứ Niệm Xứ; mình làm sao biết pháp Như Lý Tác Ý? Bây giờ để ông Phật ngồi lên là nhớ cái công ơn đó chứ còn cái gì nữa, chứ đâu phải lạy ông để phù hộ mình sao! Các con hiểu. Đó là mình nhớ cái công ơn đó. Cho nên bây giờ để cái hình ảnh ốm nhom ốm nhách của ông để làm gì mấy con biết, bộ cái hình ảnh đó đẹp lắm sao, cái bộ xương đó mà đẹp cái thứ gì.

Nhưng mà nhớ cái công ơn người đã hy sinh đến cái mức độ xương sườn, xương sống như vậy đó mà để lại cái giáo pháp hôm nay mà chúng tôi có được cái nền đạo đức như thế này, hai ngàn mấy trăm năm nay cái công ơn này quá lớn, cho nên hàng ngày nhìn cái bộ xương của đức Phật mà mình thấm thía lắm mấy con. Cho nên mình thấm thía bao nhiêu thì mình nỗ lực tu bấy nhiêu. Cho nên tại sao ông Phật của Thầy ông mập? Các con cứ nghĩ đi!

Thầy muốn gợi cái ý mà hy sinh của một con người, vì con người mới đưa ra cái chân lý, đưa ra cái giáo pháp mà hôm nay chúng ta biết con đường mà chúng ta tu. Cho nên Thầy biết gợi ý, Thầy biết làm cho mấy con, Thầy sách tấn cho mấy con đi đến cái chỗ hoàn toàn chủ động để như ông Phật vậy.

Mà trên đời chúng ta, thật sự ra trên hành tinh chúng ta nếu mà không có ông Phật chúng ta chẳng biết cái chân lý, cái sự thật mà, có ai nói đâu. Người nói thế này, người nói thế khác rồi dẫn dắt chúng ta đi vào cái mê hồn trận, mơ tưởng, sống trong mơ ảo tưởng không có cái gì thật hết. Cho nên chỉ có đức Phật mới dạy chúng ta, cho nên đến hôm nay Thầy nói như thế này để mấy con biết cố gắng.

Tu sinh: Thưa Thầy hết giờ rồi đó Thầy.

Trưởng lão: Hết giờ, thôi để chiều Thầy sẽ trả lời thêm.

(57:44) Lần lượt chúng ta sẽ đọc hết những cái bài, Thầy thấy những cái bài nào có thể đọc được để chúng ta học hỏi thêm thì Thầy sẽ cho đọc hết những cái bài đó mấy con để chúng ta huân học mà, hiểu biết trong cái đầu chúng ta càng nhiều càng tốt, nhất là chúng ta hiểu biết về Định Vô Lậu, cần thiết lắm mấy con. Bây giờ hết giờ rồi thôi chúng ta chuẩn bị về để đi khất thực mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy