00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 053B - TU TỨ NIỆM XỨ - NHÂN QUẢ CÁC LOÀI VẬT XUNG QUANH - THỨC ĂN BẤT TỊNH - SÁM HỐI

CK 053B - TU TỨ NIỆM XỨ - NHÂN QUẢ CÁC LOÀI VẬT XUNG QUANH - THỨC ĂN BẤT TỊNH - SÁM HỐI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 01/09/2006

Thời lượng: [01:06:10]

1. TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐẠO ĐỨC

(00:00:00) Trưởng lão: ( Trưởng lão đọc câu hỏi của tu sinh ) Kính bạch Thầy! Cái lạy như vậy có đúng không? Kính Thầy dạy con làm cho đúng. Con cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Đúng rồi! Con lạy như vậy đúng! Không có sao!

Kính bạch Thầy! Con làm bài chậm quá! Mấy bài đầu con làm một lát; đứng dậy đi rồi lại làm. Con moi cái đầu muốn vỡ ra và nó ê cả cái đầu tưởng chừng không làm nỗi nữa. Thứ nhất là những ví dụ, con ít để ý chuyện của ai lắm, hơn nữa chuyện xấu con cũng không muốn để tâm. Nhưng nhờ động não như vậy con mới thấy Thầy thật là siêu việt; Thầy đã dùng phương tiện này mà mở trí cho chúng con rất nhiều; nếu không có Thầy chắc không bao lâu đầu óc chúng con sẽ cứng thành cây đá.

Kính bạch Thầy! Cho con xin mượn ít tài liệu trong báo Công An để con làm bài đạo đức Nhân bản - Nhân quả được đầy đủ hơn Thầy nhé.

Kính bạch Thầy! Mỗi giờ tu kế tiếp con thấy thân con được an ổn hơn, chân bớt đau, mạch nhảy đều và nhẹ nhàng. Nhưng mỗi thời có mỗi vọng niệm mới con cứ tác ý đuổi đi; nhưng niệm khởi những ý trong bài làm con ráng nhớ để làm bài. Nhưng cái ráng nhớ đó có đúng không hay thả lỏng? Con thấy mỗi lần ráng nhớ như vậy nó làm con quên canh phòng cái nhà đi! Mà không ráng nhớ thì cũng uổng. Chỗ này con phải làm sao để canh gác nhà được mà không quên cái ý của bài làm? Kính Thầy giúp con tu cho đúng, con đội ơn Thầy!

(00:02:08) Trưởng lão: Bởi vì trong giai đoạn này “con cần triển khai cái tri kiến chứ chưa phải là cái người lính canh gác nhà; mà còn là phải còn đang ở trong quân trường mới tập canh gác chút ít thôi. Nghĩa là mới cho con ra canh gác thử thôi, chứ chưa phải là canh gác thật. Vì vậy cho nên bây giờ con còn đang học, huấn luyện ở trong quân trường để trở thành những người sĩ quan sau khi ra tác chiến có đầy đủ chiến thuật, chiến lược”.

Bây giờ thì con còn đang học thì cái điều kiện để mà con nhớ thì tốt chứ không sao. Thầy sẽ cho con mượn một cái số báo mà người ta đã viết những cái chuyện xảy ra ở trong xã hội này, rất là nhiều chuyện, rất là nhiều!

Nhưng mà những cái tập Nguyệt san, bán Nguyệt san của họ nhỏ nhỏ chứ không lớn. Nhưng mà nói cái chuyện xảy ra trong xã hội nào xì ke, ma túy đủ thứ đủ loại hết. Nghĩa là trong những tờ báo lớn thì nó đăng những cái tin tức; nhưng mà những người nhà văn này họ lượm lặt những cái bài đó lại rồi họ ghi lại thành những cái bài rất gọn để mà chúng ta đọc, chúng ta thấy rất hay. Cho nên Thầy cũng tích lũy những cái điều đó để mà Thầy viết cái bộ sách đạo đức Nhân bản - Nhân quả sau này, đạo đức làm người đó. Nghĩa là nói từ đạo đức gia đình, rồi từ đạo đức học đường cho đến đạo đức nghề nghiệp…​ tất cả mọi cái đều là có những cái mẩu chuyện rất là sống động.

Vì vậy mà nếu mấy con muốn đọc Thầy sẽ giúp cho mấy con những cái tập báo nhỏ nhỏ vầy nó gọn lắm; nó như cái tập sách vậy, mỏng mỏng vầy mà ở trong đó nó nhiều tác giả người ta viết ra những cái mẩu chuyện thật.

(00:04:03) Khi mà viết về cái đạo đức Nhân bản - Nhân quả mà nếu có cái mẩu chuyện nó hợp với cái Đức thì chúng ta đưa cái mẩu chuyện đó ra để chứng minh. Thầy mong rằng mấy con thay Thầy để mà viết cái bộ sách đạo đức. Mấy con viết được bao nhiêu hay bao nhiêu; chừng đó Thầy sắp xếp theo thứ tự, đạo đức gia đình theo gia đình, đạo đức nghề nghiệp theo nghề nghiệp. Còn bây giờ các con cứ viết đại rồi đồng thời mấy con không biết đặt cái tên đạo đức của nó thì Thầy giúp dùm cho đặt cái tên đạo đức. Nó có những tài liệu rất nhiều của xã hội mà những nhà văn đó họ đã cố gắng họ đã ghi chép lại rất rõ ràng, mấy con!

Bây giờ cái phần này là hết rồi, phần con là hết rồi! Cho nên bây giờ cố gắng để rồi Thầy sẽ cho mượn vài tập báo đó con.

2. YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI TRONG LỚP, MỌI CON VẬT XUNG QUANH

(00:05:03) Trưởng lão: Kệ nó mấy con, không sao đâu! Lỡ nó có cắn chút cũng không gì.

Tu sinh: Con rết cắn con…​

Trưởng lão: Không có sao con! Nếu mà nó cắn mình thì cũng ê ê thôi; bởi vì mình ăn chay đó, trong da thịt mình hiền lắm. Đối với Thầy thì con rết nó cắn cũng như là đi đạp cái dằm cái gai gì đó thôi, nghe nó ê ê vậy cái rồi nó hết. Thầy nghĩ rằng mấy con cũng sống như Thầy thì chắc nó cũng không đau lắm đâu. Nó không có gì đâu, đừng sợ mấy con!

Tu sinh: Hồi nhỏ nghe má nói rết cắn là chết á!

Trưởng lão: Họ nói rết cắn phải treo tay treo chân gì đó chứ; chết thì không chết nhưng mà đau lắm. Nhưng mà sự thật ra từ khi Thầy về đây cũng có khi nó cắn mình nhưng mà nó không có đau đớn gì hết; nó ê ê làm như là cây dứa xóc vậy, không có gì! Thành ra bò cạp, với rết, với rắn mà cắn Thầy thì chẳng có đau đớn gì hết. Coi như là nó thương mình nó lại nó hôn mình một cái có gì đâu. Không con, thiệt mà mấy con! Nó ôm cái chân mình nó hôn đó, nó hôn thật. Nhưng mà vì cái miệng nó có cái gai đó; nó móc mình. Không có sao đâu! Thành ra nó thương mình, không gì đâu.

Cho nên mấy con đừng có sợ! Nó thương mình nó mới bò lại cái chân của mình. Thấy mấy con sợ, rút cái chân lên, mấy con! Nó không cắn đâu! Nó thương mình chứ nó cắn gì.

Cho nên trong cái sự tu tập mình đừng có sợ, đừng có khiếp đảm, đừng có sợ, mấy con! Kệ nó, không có gì đâu con! Để cho nó hun cái, nó đi chứ có gì.

(00:06:33) Kính bạch Thầy! Buổi khuya - bài này của Hương Từ hỏi Thầy - lúc nào con cũng đi kinh hành nhưng hôm nay Thầy dạy tu Tứ Niệm Xứ thì con ngồi tu; con thấy nó rất tỉnh táo không có hôn trầm, thùy miên, vô ký. Đây là lần đầu tiên con tu Tứ Niệm Xứ.

Bắt đầu tu con tác ý: “ Tâm như cục đất, Tâm như cục đất; phải ly tham, sân, si. Tất cả những niệm trong thân phải dừng lại không được khởi. Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự ”. Con ngồi kiết già biết hơi thở vô ra nhưng con không chú ý hơi thở mà chỉ theo dõi bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Lúc nào con ngồi tu buổi tối và buổi khuya cũng đều bị muỗi cắn. Muỗi rất nhiều; nó chờ con ngồi xuống một lát sau thì chúng lại vo ve đến; nó cắn nơi mặt, nơi tay, rồi nơi lỗ tai. Nó cắn rất lâu, con cứ tưởng tượng là nó hút máu độc của người khác truyền đến cho con.”

Trưởng lão: Nó điên ha! Nó hút máu người ta nó truyền cho con. Nó hút máu là để nó sống, mà nói!

“ Nhưng con vẫn giữ tâm bất động. Rồi con lại nghĩ nó cũng vì sự sống, mới đi hút máu mình. Con không biết tác ý sao hết, con chỉ biết tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Khoảng một lúc khá lâu, rồi mấy con muỗi nó mới bay đi. Khi con thấy không còn chướng ngại nữa thì con xả Định Niệm Hơi Thở ra và tu Tứ Niệm Xứ trở lại; con cũng tác ý lại như ban đầu, từ đó con ngồi tu không bị muỗi cắn nữa. Khi con ngồi quan sát bốn chỗ mà con thấy không có chướng ngại gì hết mà chỉ thấy có muỗi cắn ở thân mà thôi, hay là con tu sai?

Kính bạch Thầy! Chỉ dạy cho con. Vì con mới tu Tứ Niệm Xứ lần đầu; khuya nay con dậy tu không thấy muỗi cắn nữa.”

(00:09:28) Trưởng lão: Con tu như vậy đúng đó con không có sai đâu! Chỉ có ba con muỗi nó phá con thôi, nhưng mà con thương yêu, con cho nó chút ít máu thôi. Đừng có nghĩ nó đem máu nó truyền lại cho con. Nếu mà nó hút máu người ta nó đem lại cho con thì vài ba hôm con mập đó! Không có thiếu máu! Nó đâu có điên gì mà đem chích máu người này đem lại sang cho người khác! Nó đói; nó mới lại cắn con đó, chứ nó no nó không bao giờ lại cắn con đâu. Cho nên con muỗi nó đói là nó lại cắn.

Nhưng mà cây kim của nó, nó không có sát trùng. Không! Thầy nói thật mà! Nó không biết sát trùng cho nên vì vậy mà cái người đó bệnh gì đó không biết nó đút cây kim vô nó lấy máu rồi nó no bụng rồi; bây giờ nó đói bụng nó cũng xách cây kim đó; nó lại nó chích con thì cái con vi trùng ở trên cây kim đó mới truyền cho con bệnh; chứ không phải là nó đem cái máu bệnh của người bệnh đó lại con đâu. Con hiểu không?

Nhưng mà con là người tu Tứ Vô Lượng Tâm, cho nên vì vậy con rất khởi tâm từ bi, bởi vì con sẽ học tới từ tâm đó. Thì khi mà nó chích vậy đó thì con nghĩ rằng: " Ôi thôi! Có chút máu, mày có chích - tao ăn một bữa ăn, nó cả chén máu lận - cho mày (một) chút! Tao cho một chục con, hai chục con cũng không hết máu tao đâu; thôi cứ xúm nhau lại chích. Tao ngồi đây tao sẽ nương vào hơi thở thì tao không có thấy ngứa đâu mà sợ! " Do đó thì con cứ ôm hơi thở, con cho nó chích, bố thí nó đi.

Thì rõ ràng là một lúc nó no; nó đi mất hết hà! Rồi con ngồi lại nó không cắn con nữa. Cho nên nhiều lần như vậy thì những con muỗi xung quanh con nó không đến chích con nữa. Nó biết cái người đó tốt quá, cho nên nó đến…​ Bây giờ nó không có xin con nữa đâu! Mà nó biết rằng nếu mà chích riết cái người này họ hết máu, rồi họ tu không kịp, cho nên nó sẽ không chích con nữa đâu.

(00:11:26) Thầy nói thật sự! Mấy con biết rằng ở đây chúng ta là những người tốt cho nên những con muỗi mà nó đem vi trùng sốt rét thì ở đây nó không bao giờ có. Con biết tại sao Thầy biết ở đây không có? Bởi vì ở đây đâu có người nào bệnh sốt rét mà bị muỗi cắn bao giờ. Cho nên ở đây không có, nhưng mà cái vùng nào mà có muỗi sốt rét mấy con lại đó mấy con mà không giăng mùng thì ít hôm là mấy con run rét đó. Nó mang cái vi trùng sốt rét thì mấy con sẽ bị sốt đó.

Còn ở đây thì không có đâu! Mấy con bố thí nó chút ít không sao đâu. Muỗi đây hiền lắm nó biết tu rồi! Bởi vì nó ở đây là nó phải tu rồi. Không! Nó tu nó không có độc đâu! Cho nên Thầy nói con rết đó; nó ở đây nó cũng biết tu rồi. Nó thương mình, nó lại ôm chân mình nó hun; mà mình lại sợ thì tại vì mình thấy con rết. Bởi vì con rết ở đâu đó thì nó cắn mấy con; chứ con rết ở đây nó không có cắn đâu; nó ôm hôn rồi nó đi mấy con!

Con rắn ở đây cũng vậy, coi thì mình thấy sợ nó vậy chứ nó thật sự ra nó ở đây nó ở trong cái từ trường tu của Tu viện của mình rồi nó hiền lắm mấy con. Nó thương mình lắm, nó biết mình ở đây là người tu cho nên nó đến nó quấn quýt mình. Thí dụ, tại sao nó vô thất mình? Nó biết là mình người tu nó muốn tu theo mình đó! Nhưng mà nó không nói ra được thôi. Cho nên vì vậy nó quấn quýt.

Nhưng mà nó thấy mình sợ quá - mình nói, mà mình sợ quá - thì nó cũng tránh; nó đi để cho mình đừng sợ. Chứ không phải nó đến nó hại mấy con đâu; nó không cắn đâu! Mà nó muốn quấn quýt; nó muốn tu. Cho nên vì vậy mấy con dạy nó tu đi, có gì đâu! : " Mày cũng giống nhau, tu Tứ Niệm Xứ; mày cũng có Tứ Niệm Xứ chứ bộ không!"

Không! Mấy con cứ dạy nó đi rồi mấy con sẽ thấy nó tu coi. Khi mà mấy con ngồi kiết già nó cũng nằm khoanh, con rắn nó nằm khoanh vòng tròn nó để cái đầu vậy nó nhìn; nó nhìn Tứ Niệm Xứ đó mấy con. Không! Mấy con để ý coi. Mấy con tu rồi mấy con sẽ thấy nó làm theo. Đừng có nghĩ! Nó con vật chứ nó cảm, nó giao cảm - nó không nghe tiếng người mình được - nhưng nó giao cảm được cái tâm của mình mấy con, mình cứ dạy nó đi!

(00:13:23) Con kiến nó bò qua bò lại, con cứ coi : “Mấy cháu kiến bu xung quanh đây đi, đừng có cắn nhe không, cắn là ác đó. Làm cho người ta ngứa; người ta đau là ác đừng cắn nhe không! Không có ai giết mấy cháu đâu, mấy cháu cứ ngồi đây đi, cô sẽ dạy mấy cháu tu Tứ Niệm Xứ nè.

Không! Dạy nó tu mấy con. Trời đất ơi! Nó có Tứ Niệm Xứ chứ bộ không à, chứ bộ nó không có ha! Dạy nó đi, mấy con dạy nó đi! Mình làm thầy ai không được; chứ mình làm thầy con kiến được mà!

Không! Mấy con tập đi, rồi sau này mấy con sẽ làm Thầy dạy tốt đó, mấy con. Mình phải tập với loài chúng sanh, thương yêu từng chút, đem pháp Phật dạy; thì cái này là cái tốt, mấy con! Dạy nó tâm từ, thương yêu những người khác: “Người ta bị mấy con cắn bị ngứa nè, bị đau nè, tội người ta lắm! Mấy con đừng có cắn. Thà là mình chết chứ mình đừng có làm cho người ta khổ, mấy con nhớ nha! Ở xung quanh đây là mình tu. Ở đây mọi người, người ta tu; mấy con ở được xung quanh, ở trong cái vòng này là mấy con phước lắm! Còn bao nhiêu những cái loài kiến khác nó không được ở trong cái vòng này, mấy con biết! Nó biết đâu mà tu. Cho nên ở đây cảm nhận những cái lời cô dạy thì mấy con hãy tu đi, tu đi! Rồi sau này cô thành Phật mấy con cũng thành Phật mà! ”. Không, thiệt mà mấy con!

Bởi vì chúng sanh mà! Mấy con cứ yên ổn, mấy con cứ vừa tu cho mình mà vừa tu cho chúng sanh; mấy con thấy trong cái cuộc sống chúng ta hoàn toàn nó có một sự an ổn chia sẻ nhau từng chút, mấy con. Mình được hạnh phúc thì chúng sanh cũng được hạnh phúc chứ! Rồi lần lượt mấy con sẽ thấy, cái sự thương yêu của mình nó gần gũi chúng sanh nhiều lắm!

Do từ cái lòng thương yêu đó, cho nên mình đối xử với nhau ở trong lớp học, mình rất thương yêu, không ghét một người nào hết, mấy con! Người nào mình cũng thương hết, không ghét người nào hết! Thầy mong rằng mấy con sẽ thương yêu mọi người trong lớp chúng ta, mọi con vật xung quanh mình ở trong cái Tu viện đều là mình thương; mình thương, mình ban rải cái lòng từ của mình, mấy con.

Đó, thì con tu như vậy đúng, con! Ráng mà bố thí chút ít máu không sao đâu. Nếu có thiếu máu thì đến xin Thầy, lấy thêm Thầy chích cho một mớ; bởi vì Thầy trừ hao cho con, sợ con thiếu máu.

3. TU SINH TRÌNH CÁCH TU TỨ NIỆM XỨ

(00:15:42) Kính bạch Sư Ông! Con viết trình Sư Ông kế hoạch tu Tứ Niệm Xứ của con; mà con đã hỏi Sư Ông. Đã được Sư Ông chỉ dạy rồi mà con vẫn còn tí xíu kẹt. Sư Ông xem xét lại và chỉnh sửa cho con lần cuối để con tập trung toàn năng lực cho Tứ Niệm Xứ vì con còn tí kẹt : đó là mấy ngày qua con hơi lao xao lưỡng lự không biết dùng sao khi tu. Kế hoạch tu Tứ Niệm Xứ giai đoạn đầu : như bộ chỉ huy ngồi nghe trinh sát bốn cửa thành Thân - Thọ - Tâm - Pháp; báo cáo lại sự tình và tuyển chọn cả bảo vệ thật giỏi gác cửa, bằng cách đưa kệ ra học thuộc mới cho trúng tuyển gác cửa. Chuẩn bị củi lửa cho bảo vệ bằng cách sản xuất “kệ” như : thần chú, nội quy cho từng bảo vệ từng cửa thân.

"Ta người bảo vệ cửa thân,

Giữ cho vô sự, thanh thản, an lạc.

Ngày đêm chuyên chú cửa gác,

Khách không mời đến ta gạt ra ngay.

Ta người bảo vệ cửa thân,

Giữ cho an lạc, thanh thản, vô sự.

Đêm ngày bên cửa canh giữ,

Khách không mời đến ta từ chối ngay.

Ta người bảo vệ cửa thân,

Giữ cho bất động cái thân bất tịnh.

Cửa ta là cửa văn minh,

Đến đi thưa hỏi ta trình chỉ huy.”

Kính thưa Sư Ông, con phải chọn một, hai, ba cho bảo vệ cửa thân là phù hợp lại, thưa Sư Ông?”

Trưởng lão: Nghĩa là trong ba cái bài kệ mà con viết thì con thấy hợp với cái bài kệ nào với đặc tướng của con thì con áp dụng một bài kệ đó vào cửa thân của con, để nhắc tới nhắc lui; tức là dùng cái câu kệ đó mà tác ý. Tác ý để cho quan sát bốn cái chỗ thân của mình. Con nên chọn trong ba cái câu kệ đó, lấy một câu kệ làm câu tác ý nào mà hợp với đặc tướng của con.

Tu sinh Diệu Vân: Sư Ông trợ giúp cho con.

(00:18:32) Trưởng lão: À, theo Thầy thấy con chọn cái câu ba:

“Ta người bảo vệ cửa thân,

Giữ cho bất động cái thân bất tịnh.

Cửa ta là cửa văn minh,

Đến đi thưa hỏi ta trình chỉ huy. ”

Ờ, câu đó đó con!

  • Cửa Thọ:

“Ta người bảo vệ cửa thọ,

Khóa cửa thật chặt giữ cho an bình.

Mệt mỏi đau nhức thình lình,

Đến đi mặc kệ ta trình chỉ huy."

  • Cửa Tâm:

“Ta người bảo vệ cửa tâm,

Khóa cửa cho chặt như nằm hang sâu.

Trong hang ta, đất ẩn náu,

Khách nào biết được, biết nhau chỉ mình."

  • Cửa Pháp:

“Ta người bảo vệ cửa pháp,

Khóa cửa chặt vào phức tạp làm sao.

Khách vô thường cứ ào ào,

Thật bất lịch sự, ta không cho vào.”

Ờ, mấy câu này thì được rồi con!

(00:19:47) Giai đoạn sau như truyện chú dê con biết vâng lời mẹ, mỗi khi mẹ vắng nhà đều dặn dê con đều không được mở cửa cho bất cứ ai vào kể cả bà con. Dù bên ngoài trời mưa sấm chớp; người khách ướt lạnh cũng phải chờ mẹ về nhận đúng khẩu hiệu của mẹ mới mở cửa. Dê con nhờ biết vâng lời mẹ nên đã không bị chó sói dụ - lừa giả làm khách lỡ đường bị ướt như chuột lột rất thương tâm - nhưng dê con dứt khoát không nói gì; cũng không mở cửa. Chờ mẹ về giải quyết và nhờ thế mà thoát chết.

Con cũng vậy, niệm nào khởi con cũng kêu qua trình Sư Ông đi ở đây ta không biết gì hết. Chừng nào Sư Ông cho phép ta mới làm, đừng có lãng vãng mất thì giờ. Và con đóng chặt cửa không dao động trước cái niệm tỉ tê, ỉ ôi đó - con chỉ nói có một câu đó thôi.

Tất cả mọi niệm phải nói nó rõ, chứ cứ im im nó tưởng im lặng là đồng ý; nó nghĩ gần xiêu lòng rồi đây! Nó lì mà năn nỉ xin vào nhà con mãi; nó lãng vãng hoài phải không Sư Ông? Xin Sư Ông từ bi chỉ dạy con.

Trưởng lão: Đúng vậy! Con phải làm như con dê nghe lời; không có được mà mở cửa. Chừng nào mà có cái lệnh của Thầy thì mới mở cửa thì mới được. Con phải giữ đúng! Như vậy là cái giai đoạn hai phải miên mật đó, phải giữ cho đúng để mà bảo vệ được cái thành trì, tức là bảo vệ được sự Thanh thản, An lạc, Vô sự của con.

(00:21:40) Kính bạch Thầy! Khi con ngồi tu Tứ Niệm Xứ đang ngồi yên thì nghe trên đỉnh đầu như có một bàn tay nào chạm vào vậy. Ban đầu con nghĩ chắc bị cái gì vướng vào nên con nghiêng đầu qua lại vài lần thì hết. Như vậy có sao không Thầy? Kính xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ.

Trưởng lão: Khi mà con tu tập, con thấy có cái cảm nhận như vậy đó, con ngồi im bất động. Con nói : " Đây là cái trạng thái của tưởng thôi, không sợ! " Con nghiêng qua nghiêng lại thì tức là nó động đó.

Nhưng mà vì cái dao động đó - thì trong khi mình tu Tứ Niệm Xứ mình dao động để cho mình quan sát kỹ cho nên nó có những trạng thái - thì cứ tác ý nó mà đuổi thôi. Mặc dù là con dao động thân con, nó sẽ hết; nhưng nó không bằng mình bất động. Và đồng thời mình bất động để mình dùng pháp tác ý cho nó hiệu quả hơn. Bởi vì thường thường là ở trên Tứ Niệm Xứ là dùng pháp tác ý đuổi thôi. Khi mà mình tu Tứ Niệm Xứ thì mình đang tu cái giai đoạn bất động thì mình phải giữ gìn cho nó trọn vẹn.

Kính bạch Thầy! Chiều nay lúc cuối giờ Thầy từ bi hoan hỷ dành cho con xin 5 phút con được trình duyên sự của bản thân, con cuối mong Thầy chấp thuận. Kính thư. Con Diệu Minh!”

Trưởng lão: Được rồi! Một lúc nữa thì con sẽ trình riêng cho Thầy con.

Được rồi! Cái hoàn cảnh của con mà khi cháu nó đến, con xả cái hạnh độc cư ra, tức là xả cái giới độc cư ra, con chắp tay lên con xả cái giới độc cư, rồi con tiếp duyên.

Con có những lời khuyên như vậy là quý quá! Trong khi tuổi thọ của con lớn như vậy rồi mà con cháu đến mà con dùng những cái lời lẽ mà con dạy vậy quá hay! Con làm vậy đúng đó con. Tốt lắm con!

Bởi vì đó là cái điều kiện mà làm cho các cháu luôn luôn nó nhớ lời con; nó không bao giờ quên! Do đó, mà con tu tập vậy rồi, sau đó con đóng "giới" lại, tức là đóng cái giới độc cư đó con; để phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý rồi tiếp tục tu Tứ Niệm Xứ nữa.

Khi hữu duyên thì con sẽ khai giới ra, rồi con tiếp duyên, con khuyên một vài lời với các cháu để giúp cho nó có một cái hướng đạo đức. Cho nên khi lúc bây giờ đó, mình còn ở trong cái hoàn cảnh của con cháu rất nhiều; và đồng thời nếu mình nỗ lực mình tu là sau khi những phút mà rốt ráo, rốt ráo sắp sửa mình tới nơi rồi thì mình đóng cửa chặt. Còn bây giờ đó mình nhập thất hoặc là mình tu tập thì khi mà mình cần thiết thì con xin khai giới ra, con! Khai giới ra. Rồi con sẽ tiếp duyên được chứ không sao hết. Do đó con không có lỗi gì hết, cố gắng tiếp tục mà tu tập.

(00:24:36) Bây giờ thì Thầy chỉ mong con tu tập làm chủ được sự sống chết, ráng cố gắng thời gian sau mà con có đủ Tứ Thần Túc tức là Định Như Ý Túc đó con sẽ nhập Tứ Thiền và con tịnh chỉ hơi thở. Khi nào con thử, con ra lệnh coi nó có tịnh chỉ được không? Con bảo: “ Hơi thở phải tịnh chỉ, nhập Tứ thiền cho tao! Tao tu lâu quá rồi mà sao mày chưa có làm được." Con bảo như vậy, rồi con ngồi, con sẽ cố gắng con ngồi im một lúc thử coi nó có tịnh chỉ không. Nếu mà nó tịnh chỉ được là con đã có thần lực rồi. Cho nên con cứ bảo thử nó đi, rồi một lúc nào con tu Tứ Niệm Xứ rồi con thấy yên tĩnh, con bảo. Lúc bấy giờ đó, cho con biết chừng khi mà cái thân nó sắp sửa hoại thì con sẽ tác ý, con sẽ tác ý thì nó sẽ đình chỉ lại; lúc bấy giờ con muốn ra đi chừng nào thì nó rất là tự tại, con!

Bây giờ tập thử nó, con đừng có nín thở! Con tập, rồi con bảo, để tự nó, tự nó ngưng thì nó ngưng; mà nó không ngưng thôi kệ nó. Rồi ít hôm thì con tập nữa, con tập thử cái sức của mình. Coi cái sức thanh tịnh của mình như thế nào, cái sức xả của mình như thế nào? Nếu nó thanh tịnh thì con bảo nó nghe, cái hơi thở nó biết nghe lời lắm! Con bảo nó tịnh chỉ - ngưng - nhập Tứ thiền thì nó sẽ yên lặng, nó ngưng, nó nhập Tứ thiền, con! Phải không?

(00:25:54) Bây giờ đó như vậy thì mấy con nhớ tất cả những cái điều này. Như hồi nãy mà Thầy dặn đó, trước tiên Thầy dặn mấy con tu tập khi mà gặp bị hôn trầm thùy miên, mấy con đi xa xa ra cái thất của mình; ở gần bên thất của mình, mình tác ý lớn quá hoặc là mình dậm đạp nghe rầm rầm thì người ta động lắm, tội! Cho nên mình tu cũng muốn người khác cũng được yên ổn tu, nên mình đi xa xa.

Và đồng thời mấy con ngáp, mấy con ho, mấy con ráng cố gắng nhớ tác ý - đừng có làm lớn quá người ta cũng động nữa mấy con, bị vì mình ở cái chung cư của mình nó sát quá - mình làm lớn quá thì người ta động quá, tội nghiệp! Vì mà ngáp nghe nó cái “ồ” dữ tợn, phải không? Cho nên vì vậy mấy con khéo léo một chút, mấy con!

Chính Nguyên Thanh, nó bệnh ngứa cổ nó ho mà nó không dám ho; nó sợ nó ho rồi nó lây mấy con. Nó không dám ho, cho nên nó rất là khổ. Khi mà bị bệnh đau khổ lắm, mấy con muốn ho mấy con chạy ra xa thật xa, chạy tuốt ở trên gốc rào trên này, mấy con ho đã rồi mấy con đi về - có như vậy đó! Hoặc là mấy con muốn ngáp mấy con chạy ra xa thật xa mấy con ngáp cho đã rồi mấy con trở về; chứ mấy con đừng có ở trong thất của mình, mấy con làm động lắm, nhớ kỹ!

Bởi vì tội cho những người xung quanh của mình; mình thương mình, thương người, mấy con! Trong khi tu tập khổ lắm, cực lắm mấy con. Cho nên mình có cái chướng gì mà nó khó thì nhớ tác ý; mà tác ý không lui thì mấy con phải chịu khó, mấy con chạy. Chứ sự thật khi nó ngứa cổ mà nó muốn ho - ráng mà nín - nó tức tối lắm, nó khổ lắm, mấy con!

Cho nên chúng ta chạy ra xa thật xa : " Ra đó mặc sức mày ho đi cho đã! " Ra đó nó ho, phải không? Mấy con xả cái ho.

Có gì không con?

(00:27:37) Tu sinh Diệu Vân: Con kính bạch Sư Ông! Cho con hỏi là mẹ con đó Sư Ông, mấy hôm rày không biết sao mà mớ quá trời. Hồi đó ở nhà mỗi lần mẹ mớ thì con kêu. Bây giờ mẹ ở đó, rồi con sao, Sư Ông? Con kêu hay sao, Sư Ông?

Trưởng lão: Con kêu chứ sao con! Để mẹ mớ lâu quá, bà mệt bà, tội nghiệp, con! Bởi vì mớ, tức là nó có những cái trạng thái; sau đó mình tu lần lượt nó thanh tịnh lần nó hết hà con.

Tu sinh Diệu Vân: Hôm qua con có hỏi mẹ thì mẹ nói là mẹ tu giỏi lắm tu 30 phút, 30 phút liên tục liên tục luôn, bốn tiếng vậy! Cho nên mẹ bị năm tháng - Sư Ông nói đó. Mẹ bây giờ tu riết nhức đầu lại rồi. Hồi lúc trước thì mẹ nói hết nhức đầu rồi - Thanh thản, An lạc, Vô sự - con cũng không có nghe mẹ mớ.

Còn mấy hôm rày mẹ tu quá, mẹ cố, cố; sao cái mẹ mớ! Rồi mẹ nói là sao nhức đầu quá! Con hỏi nguyên nhân, hỏi mẹ ngồi sao? Mẹ nói mẹ ngồi kiết già tu 30 phút rồi nghỉ, cứ chút rồi mẹ ngồi tiếp 30 phút nữa. Thì con mới nói là ngồi kiết già là chỉ để quán cái thân nó vô thường, khi mình ngồi mình thấy được sanh già bệnh chết của cái thân thôi rồi xả, chứ đâu phải là ôm. Con giải thích vậy đúng không Sư Ông? Tại vì nếu mà mình ngồi cái đau, cái nhức đó là cái bệnh; rồi cái lưng khòm là cái già; rồi khi mà tê không có cảm giác gì nữa là chết. Thì sau khi mình quán được cái đó rồi thì thôi mình đừng có ngồi nữa phải không, Sư Ông?

Trưởng lão: Ừm, đúng rồi con. ( Trưởng lão cười )

Tu sinh Diệu Vân: Mẹ tu, mẹ cố quá, rồi giờ mẹ sống những cái mớ đó…​

Trưởng lão: Tức là bị ảnh hưởng đó con! bị ảnh hưởng tu sai chút. Để Thầy dạy lại, con hướng dẫn vậy được con. Nó có như thế này nè con! Tu Tứ Niệm Xứ nó dễ lắm mấy con. Tại mấy con không hiểu, mấy con cứ ức chế nó quá; mấy con cứ lo mình làm thằng lính gác thành kỹ lưỡng, thì nó mệt thằng lính quá! Mà nó mệt thằng lính, tối nó ngủ chiêm bao, nó mớ. Cho nên vì vậy mấy con biết xả nó, mấy con! Ngồi chơi vậy thôi. Nó bất động tâm thì được rồi. Nhưng mà tự nó thanh thản chứ không phải mình ép buộc nó thanh thản.

Mình ráng, có nghĩa là mình tập tu liên tục, nhưng mà cái ráng của mình nó không phải là ráng ở cái chỗ mà nhiếp tâm cho kỹ; nó khó lắm con! Cho nên vì vậy mà Thầy lần lượt để hôm nào Thầy bắt mẹ con vô đây tu, rồi Thầy xem coi điều này mới được.

(00:30:09) Tu sinh Diệu Vân: Còn tối mẹ mớ thì con phải chạy qua kêu hả Sư Ông?

Trưởng lão: Đúng rồi! Con kêu. Đừng để - khi mà nghe mớ, con đến con kêu mẹ : " Mẹ, mẹ thức dậy! " - Đừng có để bà mớ, có vậy thôi.

Bởi vì thường thường lớn tuổi hay bị lắm, con! Nhưng mà điều kiện đó con giúp đỡ - ở gần. Và đồng thời khi tu Tứ Niệm Xứ rồi, nó xả ra, nó hết hà! Tu đúng nó xả, mà tu không khéo, không đúng nó bị ức chế - nó có những hiện tượng đó đó. Thay vì mình tu xả ra mình nằm ngủ nó an lành lắm! Nó không có gì. Vì Tứ Niệm Xứ nó sung mãn bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp, nó không có chướng ngại đâu. Còn mình tu có cái phần ức chế nó thì tức là nó có chướng ngại. Cho nên dễ lắm, mấy con ngủ mớ Thầy biết rằng tu sai rồi. Phải chuẩn bị cho những người này để kiểm tra lại mới được. Xét lại, con!

4. THƯA HỎI CỦA TU SINH VỀ LÒNG TỪ, VỀ SỰ BẤT TỊNH

(00:30:55) Tu sinh Diệu Vân: Dạ! Cái thứ hai con muốn nói là hồi nãy con rất là cảm động; tại vì hồi nãy con ngồi con thấy con rết nó bò lên Sư Ông, rồi Sư Ông cứ đọc bình thường. Lúc đầu thì con hết hồn, mà nó cứ bò vòng vòng cổ Sư Ông rồi bò xuống cánh tay; con cứ theo dõi nó. Xong nó bò xuống, con mới ngồi con cầu nguyện con nói: “ Rết ơi, đừng có cắn Sư Ông! Bò xuống dưới”. Thì nó bò xuống dưới cái bục; con mừng quá con nói chắc là tại Sư Ông có từ trường từ bi cho nên con rết nó đi xuống. Vừa mới nói xong nó bò lên lại Sư Ông; nó lên ba bốn vòng vậy đó, mà nó không cắn Sư Ông. Con thấy hay thiệt á! Nó không cắn rồi nó bò xuống.

Rồi con mới nghĩ, hồi nãy con nghe Sư Ông giải thích con mừng lắm, thì con nghĩ thí dụ mình tu mà đúng là mấy con rết, con gì nó - tại ở trong cốc con cũng có con rắn, nó bò vô mà sao nó nhìn con rồi thôi, nó bò đi; nó cũng không có làm gì. Thì con thấy hay quá!

Trưởng lão: Nói chung, Thầy nói là Thầy biết - thương nó, cái tình thương của mình - thì chính mình thương nó; nó cũng thương mình. Nó rất là quấn quýt với mình; nó thương mình cũng như là đứa con thương mình, nó cũng không muốn rời mẹ của nó.

(00:32:04) Tu sinh Diệu Vân: Còn hai câu hỏi nữa. Câu thứ nhất là, hồi hôm qua con ngồi con ăn ngay gốc cây rồi con thấy con gà, cái này con hỏi liên quan tới nhân quả. Con thấy con gà trống nó rượt con gà mái chạy tan tác rồi xong nó nhảy lên con gà mái nó đạp con gà mái mấy cái, rồi xong rồi nó nhảy xuống. Tự nhiên lúc đó cái con không biết sao trong đầu con có cái niệm, là con nghe nói nếu mà mình ăn trứng gà mà có trống là không được, họ nói trứng gà người ta nói gà nuôi gà ta đó thì là nó có trống thì mình không ăn chay được nhưng mà gà công nghiệp thì không có trống gì đó hồi đó con nghe nói. Mà con không biết sao nó đạp mấy cái vậy rồi sao? Có trống, không trống gì Sư Ông giải thích giùm con cái vụ trứng gà đó. Tại vì bánh bông lan người ta làm cũng có trứng gà đó, thưa Sư Ông! Thành ra con cũng không biết, thành ra tới đó con hết hiểu rồi. Là chuyện thứ nhất.

Chuyện thứ hai là ngày hôm kia, con ngồi ăn ngay bụi tre, không phải ngay bụi tre ngay cái cốc con thì nhìn ra cái bụi tre con ngồi ăn ngay cái gốc cây mục đó, thì con thấy có một việc mà con không biết bây giờ đưa nó vào cái sự kiện là vô thường hay bất tịnh. Tại vì con thấy có thằng bé nó cứ ngồi nó cầm cái lá tre mà nó cứ vẫy vẫy, con nói thằng bé này chơi cái gì mà lâu quá, cứ vẫy cái lá tre hoài. Thì lát con nghe tiếng xe của chú Mật Hạnh chạy ra cái nó xách cái quần nó né qua một bên. Nó ngồi sau bụi tre con ngồi sau lưng nó nó không biết; nó cứ ngồi làm nó né qua một bên lát nghe tiếng xe ở đây chạy ngược lại thì nó né qua bên đây. Thì ra là nó đang ị; nó xách quần nó né hết người này đến người kia. Rồi lát sau thì nó đứng dậy nó đi, có con chó chạy tới nó ăn hết cái đống đó, cái đống phân của thằng bé. Rồi lát nữa con gà nó tới nó bươi chỗ đó. Bây giờ con không biết thì cái này là quán vô cái bài quán của con là bất tịnh hay các pháp vô thường hay là như thế nào thì Sư Ông chỉ dạy cho con.

(00:34:15) Trưởng lão: Nói chung là quán bất tịnh thì cũng đúng, mà các pháp vô thường cũng đúng. Mà sự thật ra thì con thấy nói về cái quán bất tịnh, thì cái vô thường thì nó cũng đúng, cũng như là về cái thân bất tịnh của mình mà mình cứ tưởng lầm nó đẹp.

Nhưng mà cái con vật thì nó đâu có thấy mình đẹp đâu, mà con vật nó lại thấy mình - cũng như bây giờ cái bãi phân mình thấy nó hôi thối, nhưng mà con vật nó cho là thơm; nó mới tới nó ăn chớ. Thì mấy con thấy con vật này cho nó thối thì con vật khác nó cho thơm. Do đó mình quán về cái thân bất tịnh là đúng lắm con.

Tu sinh Diệu Vân: Quán cái thân bất tịnh, còn quán các pháp vô thường thì cũng không phải hả Sư Ông?

Trưởng lão: Không phải!

Tu sinh Diệu Vân: Vậy Sư Ông giải thích cho con cái nhân quả của trứng gà.

Trưởng lão: Còn về cái trứng gà đó, mấy con! Về vấn đề mà người tu thì cái trứng gà là cái chất bất tịnh rồi con. Quán về bất tịnh rồi con thấy rõ bây giờ có trống hay không trống cũng là chất bất tịnh.

Con nghe cái bài của Nguyên Thanh từ cái tinh cha huyết mẹ mà đầu tiên cái giọt đầu tiên nó đã kết hợp đó là những chất bất tịnh rồi. Con hiểu không?

Bây giờ người mẹ không thì cái huyết của người mẹ cũng là bất tịnh rồi; rồi cái tinh của người cha không cũng là bất tịnh rồi. Mà kết hợp, thì hai cái chất đó kết hợp nó thành ra đứa con. Cho nên tất cả đều là bất tịnh hết.

Cho nên bây giờ cái trứng gà không trống, trứng gà công nghiệp - nó là không có trống - tức là nó không có cái sự kết hợp thành con; nhưng mà nó vẫn là chất bất tịnh của con gà mái, con! Cho nên vì vậy đối với người tu chúng ta không có dùng bất tịnh đâu. Cho nên bánh bông lan, thôi từ chối đi đừng có ăn. Cái thân chúng ta sửa soạn cho nó thanh tịnh mà bây giờ cứ ăn ba cái này vô thì nó làm sao mà thanh tịnh được!

(00:35:53) Tu sinh Diệu Vân: Con hỏi để rõ! Tại đôi lúc người ta cũng cho những cái bánh, cái bánh kem khi mà phát đồ ăn đó. Để con biết nếu mà vậy thì con cho.

Trưởng lão: Cho người khác, cho cái người ngoài đời người ta ăn. Còn người mình tu mình giữ cái thân tâm thanh tịnh. Mình ly dục ly ác pháp, mà mình ly những cái bất tịnh, mà mình học về cái vấn đề mà các pháp bất tịnh đó, thân bất tịnh. Thì do đó…​

Tu sinh Diệu Vân: Nhưng mà có thiệt là có trống hay không trống Sư Ông?

Trưởng lão: Có chứ con. Khi mà con gà trống nó đạp con gà mái như vậy là nó có trống đó con.

Tu sinh Diệu Vân: Con thấy nó đạp có mấy cái trên cánh rồi con gà mái đi rồi đâu có gì đâu thưa Sư Ông.

Trưởng lão: Vậy chứ mà khi nó đụng nhau là nó có trống rồi.

Tu sinh Diệu Vân: Con cám ơn Sư Ông!

Trưởng lão: Thôi bây giờ hết rồi, còn hỏi gì nữa, thôi phải không con nghỉ phải không con? Có gì không con?

(00:36:42) Trưởng lão: Có gì không con?

Tu sinh 2: Con bạch, con có thưa hỏi Thầy.

Trưởng lão: Cái gì đây con?

Tu sinh 2: Con hỏi cái thân con còn động đó vậy, có khi có thời không động có thời động, con có thay đổi cái chân đó.

Trưởng lão: Được rồi con, con ngồi đi con Thầy sẽ dạy con ngồi xuống đi.

Tu sinh 2: Dạ. Với con có một chuyện muốn nói với Thầy mà con không dám, Thầy cho phép con mới dám nói.

Trưởng lão: Rồi con nói đi.

Tu sinh 2: Con mấy bữa sáng trời thật lạnh đó, chúng con yêu cầu Thầy đội cái mũ và mang vớ, để chúng con tự tiện sử dụng không có sợ lỗi. Có nhiều người cũng còn nhỏ tuổi mà cũng biết lắm, Thầy không có đội thì không ai dám.

Trưởng lão: Ờ, thôi con ngồi đi! Thầy trả lời cho.

Tu sinh 2: Con thấy thân con còn động Thầy.

Trưởng lão: Rồi Thầy sẽ trả lời hai câu hỏi con đó con. Con ngồi đi con!

Về vấn đề thứ nhất, về cái thân động và không động. Cái thân mà bất động thì con ngồi là tốt rồi. Còn cái thân mà nó động thì con tác ý bảo nó bất động - khi mà con ngồi tu Tứ Niệm Xứ - con bảo: “ Bất động để thanh thản, an lạc, vô sự. Mày động đây là mày hữu sự rồi đó ”. Con hiểu không? Nó động là nó có sự rồi.

Cho nên “ mày chưa có vô sự thì phải vô sự chứ không có động! ”. Con tác ý vậy trong cái thời gian con tu Tứ Niệm Xứ nó sẽ không có động. Thì do đó về cái sự động và bất động, con nhớ chưa? Hễ nó động thì con tác ý bất động, còn nó bất động thì con để nó bất động, nó giữ thân. Hễ nó động địa thì con bảo nó dừng lại: " thân phải bất động! Ở đây là vô sự chứ không phải hữu sự! " Con dặn nó vậy, thì nó sẽ vô sự.

Còn cái câu hỏi thứ hai của con; câu hỏi thứ hai của con, con hỏi cái gì con?

(00:38:43) Tu sinh 3: Thầy cho đội nón với lại mang vớ.

Trưởng lão: Ờ, đội nón! Con già - mà Thầy là cái người ở xứ tuyết, con! Mà Thầy đội vô nó nực lắm; mà Thầy mang vớ vô nó nực lắm. Con biết tại sao không? Thầy đã có một cái sức tự điều khiển được thân mình, khi lạnh mà Thầy vẫn mặc cái áo mỏng được - còn con mà mặc theo kiểu Thầy chắc con rét chết, phải không?

Thầy đi Thầy ít có đội nón lắm, là tại vì Thầy điều khiển được cái đầu của Thầy nó lên một ngọn lửa phừng phừng mà Thầy đội nó cháy nón hết, không có được! Cho nên con thấy Thầy ít có đội lắm. Còn mấy con chưa làm được trời lạnh thì mấy con phải đội đó, mấy con phải mang vớ đó. Chứ mấy con đừng có biểu Thầy trời ơi, Thầy mang vớ vô nó nực Thầy chắc chết Thầy chịu sao nổi!

Mà Thầy thích, Thầy thích sao con biết không? Mặc cái áo mỏng nó nhẹ, mang đôi vớ vô nó bít lỗ chân lông mình, nó thở không có được. Con hiểu không? Nhưng mà tại vì mấy con lạnh mấy con phải làm. Chứ còn đối với Thầy mà ở cái xứ lạnh như ở Liên Xô chắc chắn là Thầy qua bên đó Thầy mặc cái áo mỏng chứ Thầy mặc cái đồ mà Liên Xô chắc Thầy mang không có nổi đâu. Cái xứ lạnh nó mặc đồ thấy mà ghê lắm, nó nặng lắm mấy con.

(00:39:51) Cho nên đối với Thầy thì ở cái đất này mà trời nực thì Thầy cũng mát, chứ không có nực lắm. Mà trời lạnh thì Thầy cũng không có lạnh. Cho nên vì vậy mấy con yên tâm đi! Phải đợi Thầy đội nón đội mũ, mấy con mới đội nón đội mũ sao?! Cái cơ thể của Thầy nó khác của mấy con rồi; nó thích nghi dễ lắm. Khi mà trời lạnh thì tự nó thích nghi; cho nên nó không sao hết mấy con.

Yên tâm! Mấy con cứ theo cái nghiệp của mấy con mà mấy con sử dụng. Còn Thầy, mấy con thấy sáng ra Thầy đi quét Thầy mặc cái áo nó không có cần phải áo ấm lắm. Cho nên mấy con thấy Thầy hễ khi nào mà đi làm cái gì đó mà ngoài trời mà trời lạnh Thầy mặc cái áo mà nó ấy ấy đó thôi. Còn không thì Thầy mặc cái áo mỏng của Thầy đó đủ rồi ít có khi Thầy đội nón lắm. Nhưng mà có nhiều khi sương mù này kia thì đội nón vậy thôi; chứ thật ra Thầy ít có đội lắm.

Đi đâu Thầy cũng để đầu trần, Thầy ít có khi đội; đi xe hơi cũng vậy, mà đi xe Honda Mật Hạnh chở Thầy đi cũng vậy. Trời nắng chang chang nhưng mà Thầy để cái đầu không bao giờ Thầy trùm cái đầu, đội nón đâu. Mấy con yên tâm tại cái cơ thể của Thầy tu tập bây giờ nó thích nghi từng cái thời tiết rồi.

Tu sinh 2: Như vậy Thầy cho phép chúng con tự tiện ( không nghe rõ)

Trưởng lão: Ừm, Thầy cho phép chúng con đó chứ, mấy con đừng ngại!

Tu sinh 2: Chớ mà theo Thầy chết hết!

Trưởng lão: Đúng rồi! Theo Thầy mấy con chết hết! Thầy sao mà không mặc áo lạnh, Thầy không đội nón, Thầy không mang vớ. Tụi con mà theo Thầy chắc tụi con cóng hết. Cho nên mấy con đừng có lo về cái phần đó, con!

Tu sinh 2: Mô Phật bạch Thầy ( nghe không rõ ) …​

Trưởng lão: ( nghe không rõ ) …​ Mẹ con về! Con đưa mẹ con về, con. Đi đi!

Tu sinh: Thầy cho phép con!

Trưởng lão: Rồi con, Thầy cho phép!

Thôi! Để cho nó đưa con một đoạn đường mà. Để về ăn tết cho ngon mà con.

(00:42:28) (Trưởng lão đọc câu hỏi của tu sinh) : Kính bạch Thầy, trong thất con có rất nhiều con vật như Chàng hiu…​

Chàng hiu là con nhái ốm ốm đó phải không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Con nhái mà nó không ăn gì mà nó ốm quá. Bữa nào mà con cho nó mập con lấy ít cơm cho nó ăn con, thêm nó cái bánh.

Tu sinh: Bạch Thầy nó không ăn cái gì hết nó uống nước thôi!

Trưởng lão: Nó uống nước hả con?

Tu sinh: Nó uống nước không hà Thầy.

Trưởng lão: Kệ khuyên nó, ráng ăn đi ốm quá con. Khuyên nó, rồi cho tập dần nó ăn được cái nó mập lên.

Con rắn, con rết, thằn lằn. v. v. Có hôm có hai con rết bò vào trong quần con. Nhưng nó không cắn con, con ngồi im một hồi lâu nó tự nhiên bò ra. Trong thất con có rất nhiều con vật nhưng chưa cắn con bao giờ, kính bạch Thầy.

Mình đừng có sợ nó con. Con không sợ thứ nhất, con sợ nó thì con xua đuổi nó thì coi chừng có ngày nó cắn. Còn con không có xua đuổi nó; khi mà nó quấn quýt bên con đó, nhất là cái anh Chàng hiu này nè : " À! Bu đâu bu đừng có bu trên cổ lạnh lắm." Không! Nó chụp trên cổ mình lạnh lắm á con. Cứ mình nói: “Bu đâu bu nha, đừng có bu trên cổ nha, bu trên cổ lạnh lắm”, nói vậy thôi. Vậy chớ mà nó không tót trên cổ mình đâu, chớ không khéo nó nhảy, nó chụp cổ mình đó.

Còn rắn hay này kia, thì các con thấy nó, thì các con kêu nó : " Lại đây đi! " Con kêu nó, bảo lại; nó không dám lại đâu, nhưng mà kêu nó lại: “ Con nghe, con ráng ở đây! Mà chị tu nha, mấy con cũng vô đây tu với chị đi ”.

Bảo nó, cũng dạy nó ngồi thiền, dạy nó này, kia, mấy con! Dạy nó nằm im lặng, ngồi im lặng đi. Thì các con cũng nhắc nhở nó cách thức xả tâm đừng cắn ai, đừng làm ai đau khổ hết : " Mình phải ngăn ác, sống thiện chứ đừng có để ác, con! " Con khuyên nó đi, con sẽ tu tập những cái điều đó tốt lắm à con!

(00:44:29) Bởi vì nó có những con vật xung quanh ở trong thất của mình; mình hướng dẫn cho nó tu mấy con - nghĩa là “ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện ". Cố gắng hướng dẫn cho chúng đi, mấy con! Nó có cái nhân duyên từ đời trước của mình, các con không có đôi mắt Tam Minh các con không thấy, không thấy những con vật xung quanh mấy con - nó là những người thân của đời trước mình đó.

Những người thân của mình, Thầy không muốn nói cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của mình đâu, không muốn nói anh chị em của mình đâu. Mà nó là những cái người mà phải tái sanh đó; mà cái duyên của nó - nhân quả nó còn - cho nên mình đến đâu thì nó có đụng chuyện ở đó. Cái duyên của nó, mình đến chỗ đó là cái nền móng nhân quả của quá khứ nó ở đó. Các con đến đó mà con gặp những con vật gì hung dữ hay hoặc những con vật hiền lành đều là do cái nền tảng của nhân quả của đời trước của nó - thành cái nền tảng - nó có những người thiện người ác ở trong đó.

Cho nên chúng ta ở gần đó thì chúng ta biết nhân quả - đây là cái nhân quả mình - tại sao mình không ở chỗ kia mà mình đến ở chỗ này? Tức là cái nhân quả của mình, cái nền tảng nó phải có một thời gian mình phải ở chỗ này rồi đến chỗ kia.

Mấy con nhớ có nhiều người nay ở chỗ này mai ở chỗ khác; đó là cái nền tảng của nhân quả nó thúc đẩy mấy con đi cùng tất cả. Cũng như bây giờ Nguyên Thanh mà đi ra Hà Nội thì cũng biết rằng đó nhân quả có Hà Nội mới đi chứ đâu phải khi không mà đi. Nó - nhân quả - nó chiêu cảm tới giờ đó phải đi hà, không đi không được, để mà gặp tất cả những cái nhân quả của mình, người thương người ghét nó đủ mặt ở trong này chứ đâu phải không đâu.

(00:45:56) Cho nên Thầy ví dụ mình di chuyển chỗ nào là có cái nhân quả chỗ đó hết - cho nên cái thất chỗ này con không ở mà (lại) đưa đẩy cho con ở chỗ thất đó - thì những con vật xung quanh con, đó là những cái người nhân quả với con đó. Cho nên vì vậy mình đừng có giết nó mấy con, mình hãy thương yêu nó và mình đem những cái giáo pháp mình dạy nó. Chứ đừng có thấy con rắn mình sợ - nó - đâu biết chừng ông nội mình chết thành con rắn rồi sao? Cho nên mình phải thương nó con!

Con hỏi Thầy đi con!

Tu sinh Diệu Vân: Dạ! Nếu mà mấy con kiến, nó ở trên cái đường đi - mình phải quét cái đường đi - thì mình cũng dạy mấy con kiến đó, rồi mình mới quét hả?

Trưởng lão: Ờ! Mình nhắc nhở nó, bảo: “Phải ráng tu, ngăn ác diệt ác sanh thiện, sống thập thiện nha. Tụi bây mà làm khác mười cái điều thiện - đó là mười cái điều ác - sẽ tái sanh luân hồi khổ lắm! ”, con nhắc nhở lấy điều thiện, con! Lấy năm giới dạy nó.

Tu sinh Diệu Vân: Con chỉ khuyên nó đi chỗ khác thôi hà.

Trưởng lão: Ôi trời đất ơi! Vậy là con đuổi nó chứ con đâu có dạy nó.

Tu sinh Diệu Vân: Không phải! Tại con nói chỗ này là đường đi, ở đây người ta giẫm đạp; mày đi vô cái chỗ mà có gốc cây hay mấy chỗ mà đừng có ai đi đó. Con chỉ khuyên nó đi tới chỗ khác. Tại vì ngay cái đường, ngày nào cũng phải quét hết, Sư Ông! Cái đường đi đó thì sao, Sư Ông?

Trưởng lão: Ờ, bây giờ con kiến nó nói: “Hôm nay ở đây tụi tao rủ nhau đi làm cái đường đi đây, tại sao đường của mày đi, mà bây giờ tao đi đây chút nữa tao đi hết thôi chớ”. Nó đi chút nó hết chứ nó đi hoài sao.

Tu sinh Diệu Vân: Nó làm cái đường có cái hang luôn á Sư Ông.

Trưởng lão: Cái hang luôn hả?

Tu sinh Diệu Vân: Dạ! Cái đường có cái hào luôn á Sư Ông.

Trưởng lão: Ờ cái đó là nó làm đường hang.

(00:47:22) Tu sinh Diệu Vân: Ngày hôm nay con lỡ quét thì ngày mai nó tiếp tục lên lại.

Trưởng lão: Nó đắp làm con đường lại nó đi.

Tu sinh Diệu Vân: Nó làm thành đường hào rồi Sư Ông.

Trưởng lão: Thành ra, coi như là con khuyên nó không được đâu. Nó nói con đường đó để nó di chuyển từ cái chỗ này để nó qua bên đó nó phải làm con đường như vậy để bảo vệ nó đi, tức là nó làm cái đường hào nó đi ở dưới, ở trên này nó lợp một mớ đất ở trên đó để nó chung dưới nó đi. Đó là đường người ta rồi con cứ phá đường người ta, bữa nào cũng quét đường tụi nó tức lắm đó.

Tu sinh Diệu Vân: Vậy thì sao Sư Ông, nhưng mà đường đi không quét thì để lá luôn hả Sư Ông?

Trưởng lão: Không phải để lá mà con lượm lá, cái chỗ đó tránh đi.

Tu sinh Diệu Vân: Con lượm không nổi Sư Ông ơi, hết giờ con luôn á.

(00:47:59) Trưởng lão: Đâu có gì! Bây giờ cái đường nó vậy, thì tới chỗ đó con quét bên đây, bên đây con chừa cái đường đi. Cũng như Nhà nước này làm cái đường dầu con cũng lại đập phá, đâu có được! Cho nên vì vậy thôi con chịu khó đi con, bởi vì khi mà nó ở gần mình; nó có cái đường nó như vậy - thôi, mình chịu khó! Còn nếu mình quét nó - nó làm đường đây - nữa sau đường mình bao nhiêu, mình làm cũng cực khổ lắm. Đó ráng, thôi tốt hơn là mình phải tu cái tâm từ của mình đi! Phải không?

Cho nên do như vậy đó thì khi mà gặp những cái đường đi của loài chúng sanh vậy đó thì mình bảo chúng sanh: “Các con đi thì đi nhưng mà đừng cắn ai hết, mấy con! Ai cũng đau khổ lắm. Cho nên vì vậy mấy con phải sống thiện, đừng có làm đau khổ! " Mình khuyên rồi, cái mình đi tránh đi! mình quét. Mai mốt nó đi mất hết nó không có ở đó đâu con. Con cứ bảo nó làm thiện đi! Thì nó không có đi ngoài đường của mình, có vậy thôi. Khuyên nó đi! Mấy con khuyên thì nó giao cảm được rồi mai mốt nó không có ở, nó đi mất.

Chớ không khéo - nó ở đó, mình đi qua đi lại - không khéo nó cắn mình đó! Nó bảo vệ nó, nó cắn chứ không phải là nó đi kiếm mình nó cắn đâu. Tại vì mình đi ngang chỗ cái đường đi đó, nó nghĩ rằng mình phá đường; không cho tụi nó đi, nó sẽ chạy lên nó cắn mình. Nhưng mà nó có biết đâu, một khi mà chân mình đạp một cái là chết không biết bao nhiêu con nó đâu có hiểu. Nó tưởng là nó làm như vậy đó để mà nó cứu tụi nó; nó bảo vệ cái đường của nó.

Nó vô minh lắm, mấy con! Cũng như mình bây giờ vậy - nó cũng vô minh - cho nên khi đó mình thấy tội, mình thương xót nó, mình khuyên nó đừng có làm ác: “Dù ai có phá hư hại con đường của mấy con, mấy cháu thì mấy cháu đừng có cắn; mà hiền lành đi! Rồi mấy cháu sẽ được bảo vệ cái sự sống của mấy cháu. Sau này mấy cháu sẽ sanh được làm người tốt hơn! ” Đó! Mình khuyên nó vậy đi. Vậy chứ nó giao cảm được, mấy con! Với cái lòng tốt của mình bao giờ nó cũng sẽ đem đến cái tốt cho loài chúng sanh.

(00:49:46) “Kính bạch Thầy, xì dầu ăn cũng không tốt. Vì có người họ lấy xương trâu, xương bò, da trâu, da lợn để nấu xì dầu, con nghe mấy cô nói như thế. Vậy mình có nên ăn xì dầu không?”

Sự thật ra xì dầu thì cũng có thứ họ làm bằng tương đậu mấy con, nhưng cũng có thứ họ nấu bằng xương trâu xương bò thật sự, chứ không phải là toàn bộ xương trâu xương bò hết. Nhưng mình có biết ở đâu, rất là khó phân biệt lắm, mấy con! Khó lắm!

Vả lại Thầy biết rằng ở trong nước tương coi vậy nó có cái chất hóa học - cái chất hóa học chống mốc - nó làm chất nước không có bị mốc. Còn nếu mà bỏ muối quá mặn thì chắc mình ăn không nỗi. Phải không?

Cho nên vì vậy tốt hơn thì mình đừng có nên ăn nó nhiều. Thứ nhất vì nó độc, nó sẽ hại cơ thể của mình. Vả lại thì mình cũng nghe nói vấn đề bằng xương trâu xương bò nó nấu ra - có, mấy con! - báo chí có đăng cái này; thấy ghê lắm, mấy con!

Hình ảnh nó chụp nữa mà - ở trên báo chí - nó chụp cái hình ảnh chỗ mà lấy xương trâu xương bò đó; nó dơ bẩn lắm, một cách dơ bẩn lắm! Nó bỏ vô nó nấu, nó bỏ cái chất gì vô nó nấu rồi nó lấy cái nước đó mới làm xì dầu. Nó làm cái nước đó, nó bán mắc tiền lắm chứ không phải rẻ đâu!

Cho nên vì vậy, chúng ta là những người tu mà khi thấy cái chất không có vệ sinh - nó không có vệ sinh đâu, mấy con! - Cho nên chúng ta không có ăn. Thấy nó vậy chứ không có vệ sinh đâu! Người ta làm kinh tế người ta sống lấy tiền mấy con.

Sự thật ra Thầy nói như thế này nè, bởi vì chính Mật Hạnh nó có đi nấu cơm ở trong mấy tiệm cơm chay Giác Chánh, Giác Đức ở thành phố; nó biết, mấy con! Khổ qua nó xắt vậy chứ không bao giờ nó rửa, mấy con! Rửa tốn nước, nó uổng. Rau nó không thèm rửa, mấy con! Nó để vô xào luôn cho mình hà. Cho nên khi đó Mật Hạnh nói : " Trời đất ơi! Đất (cát) không. "

(00:51:38) Nó làm vậy, chứ nó không có ăn đâu! Mà nó làm cho mình ăn vậy đó. Ở đây cô Út còn ráng rửa chút; chứ còn tiệm cơm chay mà! Con biết, nó làm nó không rửa đâu! Ở ngoài chợ nó tiết kiệm từng chút nước đó. Chứ không phải, nước của nó đâu phải! Cho nên vì vậy mấy con biết rằng nó làm dơ lắm, nhưng mà điều kiện là mình thấy chọn lấy cái gì đó mình ăn được thì cứ ăn thôi, chứ còn trong người của mình cũng bất tịnh ghê gớm lắm!

Cái bất tịnh này nó dòm, bởi vậy Thầy bảo mấy con quán thực phẩm bất tịnh đó. Để rồi mấy con vẽ cái tiệm cơm chay của nó mấy con gớm mấy con hết muốn dám ăn đó. Chứ không phải là nói thực phẩm bất tịnh rồi mấy con nói để đồ ăn thiu thúi rồi nó bất tịnh, không phải đâu! Mấy con sẽ thấy từ cái chỗ mà người ta làm ra thực phẩm bất tịnh, từ cái chỗ đống phân mà nó lên trái cà, trái bí - Trời, Ăn ngon! Chứ sự thật, nó "phân" không trong đó!

Không! Mấy con sẽ quán tới thực phẩm bất tịnh, rồi mấy con phải đi sâu. Chứ mấy con mà nói sơ sơ đó, thì mấy con nhằm nhò gì! Có phải không? Nó mới nhàm chán, nó mới ghê gớm! Chứ nó đâu có thích ăn đâu.

(00:52:34) Cho nên ở đây sẵn cái dịp mấy con nói về cái vấn đề nước xì dầu bất tịnh; thì Thầy nói luôn cho mấy con nghe. Khi mà nói về thực phẩm bất tịnh, mấy con cũng nêu ba cái xương trâu xương bò này ra cho người ta biết chớ! Con hiểu chưa? Do đó cái thực phẩm bất tịnh, mấy con nêu ra con gà, trứng gà, nêu cái bất tịnh để cho người mà ăn trứng gà - họ nói " bổ, bổ" - ăn ba cái đồ bất tịnh đó cho biết. Nó là cái chất bất tịnh chứ không phải là cái chất sạch sẽ gì đâu.

Nó bất tịnh từ cái chất của nó, đã bất tịnh, nó rút từ cái chất bất tịnh khác nó làm những cái trái cây bất tịnh. Mà chúng ta nghe trái xoài ngọt, trái đu đủ ngọt chứ nó bất tịnh lắm. Nếu mà không có đống phân tốt thì cái trái đu đủ đâu có lớn. Còn nó đổ cái đống phân tốt thử coi - đem cái thân xác người ta sình trương hôi thúi đó - đem đút vô cái gốc đó coi, trời đất ơi! Trái đu đủ đó lớn lắm!

Có phải không mấy con? Cho nên nó bất tịnh lắm chứ đâu phải không?! Chỉ nó qua một cái áo nghiệp của nó; tức là từ cái chỗ cái thân của người chết, nó hôi thúi như vậy đó, nó rút nước đó mà nó lên, nó làm cái trái đu đủ bự ra. Do đó chúng ta thấy cái trái đu đủ ngon; chứ thật ra nó rút cái chất dơ ghê gớm nó nuôi đó. Nó lọc qua cái đó đó chúng ta thấy ghê lắm; cho nên vì vậy mà chúng ta phải quán cái thực phẩm bất tịnh.

Cho nên quán thân bất tịnh rồi tới thực phẩm, mấy con sẽ viết! Thầy nói, không biết bao nhiêu mà đọc, nó nhiều lắm mấy con. Hễ chúng ta tư duy suy nghĩ, chứ không khéo mấy con viết chừng hai trang; không biết nó bất tịnh sao nữa: đồ ăn nói thiu thúi, ly sữa để bữa nay, ngày mai nghe thúi thôi, mấy con nói tới đó hết! Phải không mấy con? Đó! Mấy con viết ít quá, ít quá. Làm chúng ta thấy nó cũng không bất tịnh bao nhiêu đâu! Cho nên càng hiểu chừng nào chúng ta mới thấy thấu suốt chừng nấy.

Đó! Thì những cái chất bất tịnh đó, chúng ta không nên dùng, mấy con!

5. TRẠO HỐI VÀ SÁM HỐI

(00:54:31) Trưởng lão: “ Bữa hôm giờ con đã phạm lỗi bất kính với Thầy. Con rất trạo hối và đau khổ, khó xả tâm. Nên bây giờ con xin được trình bày sám hối Thầy để tâm được thanh thản, vô sự.”

À! Con xin sám hối Thầy. Không có gì mà Thầy không tha thứ, mấy con! Miễn mấy con ráng nỗ lực tu là mấy con đã không phụ ơn Thầy. Bởi vì hầu hết là Thầy thấy mấy con người nào cũng có lỗi hết! Mà nếu Thầy không tha thứ thì mấy con tu sao được. Chứ sự thật qua đôi mắt của Thầy thì mấy con có nhiều lầm lỗi, có nhiều lắm! Không lỗi này thì cũng có lỗi khác.

Cách thức của mấy con: thì bây giờ nó càng lỗi, mà càng lỗi thì mấy con càng sửa mà càng sửa thì Thầy rất thương mấy con và Thầy tha thứ mấy con tất cả những lỗi lầm. Mấy con hiểu chưa?

Đối với Thầy thì Thầy đã thấu biết hết mọi cái lẽ rồi! Cho nên những lỗi lầm của mấy con đều là Thầy biết hết, không phải là không biết. Nhưng mà Thầy là người rất là tha thứ, Thầy rất là thương yêu bởi vì chúng sanh mà, làm sao không lỗi lầm.

Giới luật của Phật thì nghiêm chỉnh đó! Làm sao mấy con học. Thầy mới viết có hai tập mà mấy con đọc còn thấm thía thay; nếu mà bốn tập nữa thì nó còn thấm thía biết bao nhiêu. Cho nên tới từng cái oai nghi tế hạnh, từng cái ăn mặc, từng cái này kia…​ đều lần lượt Thầy sẽ chỉnh đốn lại tất cả mọi cái này hết cho mấy con.

Chứ nếu mà không có Thầy thì cỡ sức mấy con chỉ ăn mặc; cỡ sức oai nghi tế hạnh của mấy con bao nhiêu đây thôi chứ mấy con còn biết gì hơn nữa! Nếu mà không có Thầy tiếp tục triển khai tất cả những oai nghi tế hạnh thì mấy con còn biết chỗ nào nữa đâu. Cho nên những cái này lần lượt rồi Thầy sẽ triển khai thành những sách, những lời dạy những oai nghi tế hạnh đó viết trong những cái bộ sách dạy về giới luật của Phật, đó là những cái điều mà Thầy triển khai.

Vì vậy mà hôm nay mấy con trợ giúp Thầy; sau khi những cái buổi học Định Vô Lậu thì mấy con trợ giúp Thầy viết về đạo đức Nhân bản - Nhân quả; mọi người đều viết, hay dở thì không biết nhưng mà có điều kiện là sau này Thầy chỉnh sửa, nó nhẹ cho Thầy chút. Nghĩa là mấy con sẽ có những tác phẩm đạo đức dạy người tu tập, rất là tuyệt vời! Cũng là trợ giúp cho Thầy thêm những bộ sách Đạo đức làm người cho càng lúc nó càng hay hơn. Bây giờ mấy con là những người tập sự mà!

Con! Có gì không con?

(00:56:52) Tu sinh Diệu Hiền: Dạ bạch Thầy! Con tự thấy con cũng có lỗi con muốn nói trước Thầy, trước lớp học để Thầy coi thử giùm con.

Bữa hôm đó con ngồi trong thất, thì cô Phương có ôm đến một cái thùng báo, cô kêu con ra. Ra, con thấy cô ôm cái thùng báo thì con bất ngờ lắm! Thì cô Phương có nói là có xin phép với Thầy rồi - thì cô nghe con nói với Thầy là con không có tư liệu để viết bài đạo đức; rằng có báo - thành ra là cô đem xuống cho con một thùng vậy đó, đặng cho con viết.

Cô làm con cũng bất ngờ với xúc động lắm. Con vui vẻ, con nói: “Con là dự định không có viết bài đạo đức nữa. Tại vì bây giờ con lo tu thôi - con ngưng lại rồi! ”. Rồi cô nói : " Ờ, thì cô cũng muốn là lo tu vậy ". Con nói: “ Ở trong lớp, có con tu dở nhất! Thành ra giờ con không có tính viết nữa ”. Con nói “ Thôi! Cô để đi rồi chừng nữa con mượn con viết. Thôi! Giờ cô mang về ”.

Cô Phương, cô vui vẻ mang về. Thì lúc đó con trở vô thất, con ngồi. Con ngồi, thì con nhớ lại cái hình ảnh của cô Phương - cô ôm cái thùng báo - con thấy nặng, quá nặng! Cô ôm khệ nệ, cô đi vậy đó. Thì cái hình ảnh đó làm cho con khó chịu quá! Tại vì, con cảm thấy con hối hận. Đúng ra thì cái ý của con sao nó lẹ quá! Phải chi, lúc đó là con nhận cái thùng báo đi! Rồi thứ hai này con sẽ mang lên. Để cho cô Phương - có lòng tốt - đem xuống cho con, con không nhận cô Phương mang về; mặc dù là cô Phương rất vui vẻ. Nhưng mà con thì con không có tế nhị, con tự xét vậy.

Thành ra con ngồi mà cái hình ảnh cô Phương ôm cái thùng báo nặng vậy đi về vậy mà con bứt rứt quá hà!

Trưởng lão: Trạo hối!

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ, con khó chịu lắm! Thành ra bây giờ, con nói bữa nay con lên con bạch với Thầy, coi Thầy xử giùm con; với lại rầy la dùm con chút, cho con đỡ khổ! Mặc dù là cô Phương rất vui; nhưng mà con nghĩ lúc đó con nhận cái thùng báo, con giữ đó đi. Rồi thứ Hai con đem lên như vậy thì nó cũng được. Mà tại ý con, nó nghĩ là không viết bài nữa, thành ra nói thẳng không nhận luôn.

(00:59:20) Trưởng lão: Tại vì thẳng thắn có nhiều khi nó không hay chút nào hết! Đúng rồi! Như vậy là con sám hối, con hối hận vậy cũng đúng; chứ không phải không đâu.

Sau này nhờ những cái bài học đó, nó sẽ giúp đỡ cho con hơn. Dù là mình không làm, nhưng mà điều kiện mình thấy cái lòng tốt của người khác muốn giúp đỡ mình có tài liệu; người ta cũng biết mình có cái khả năng có thể mình xem xét mình viết được.

Bởi vì con có nêu vài câu chuyện ở trong cái về Nhân bản - Nhân quả, những cái sự việc mà con viết ra hoặc là đạo đức Nhân bản con đã viết ra những cái mẩu chuyện nó cũng khá súc tích ở trong cái câu chuyện. Cho nên cô thấy báo chí có đăng những cái bài, không biết chừng con sẽ nương vào đó mà viết những cái bài có lợi ích cho người khác; nên cô cũng có lòng tốt.

Tốt đây, cô không phải nghĩ rằng cho cô mà cho nhiều người khác. Cô tốt đó con! Vì con thì quên, mình cứ nghĩ : " Ờ! Mình ham tu. Thôi! Mình lo tu thôi. " Thẳng thật nói.

Nhưng mà sự thật ra, mình thấy rằng trước cái tình trạng đó mình nhận, vui vẻ nhận để cho cô vui. Cô có công quá! Cô này cô cũng tốt bụng. Do đó mình nhận, nhưng mà bây giờ mình chưa làm thì mình nói: “ Bây giờ con sẽ nhận của cô. Con xin cám ơn cô! Con cám ơn cô giúp đỡ con có những tài liệu để khi nào mà có cái dịp con trở lại viết bộ sách đạo đức, thì trong những cái bài báo của cô mà giúp đỡ con đó, nó sẽ có cái bài mà con sẽ lược, lấy ra. Thì những cái bài mà con viết có giá trị, nó hay, nó thiết thực thì chắc chắn là có những cái công lao của cô trong này ”. Con nói vậy phải hay đó!

(01:00:57) Thì như vậy nó rất hay! Bởi vì dù sao đi nữa đó, cuộc đời của chúng ta là đang xây dựng mình trên cái nền đạo đức thì nó có những cái điều kiện cần thiết để mình xây dựng cái đạo đức cho mình cho người. Thì những cái bài viết của sự thật xảy ra trong những cái bài báo đó thì mình nêu ra để cho nó câu chuyện thực tế. Nhưng mà bây giờ thì nó đã qua rồi, tất cả những cái gì nó đã đi qua rồi chúng ta sẽ lấy đó làm cái bài học kế tiếp.

Cho nên vì vậy mà mấy con nhớ rằng Thầy bảo phải độc cư trọn vẹn; chứ không khéo nó lơ mơ một chút xíu thì nó sẽ bị trạo hối chết với nhau đó! Cho nên vì vậy mà bây giờ khoan đã, các con có cần gì rồi các con hỏi Thầy.

Những cái tài liệu mà từ lâu tới giờ Thầy tích lũy những cái điều kiện những cái mẩu chuyện xúc động nhất ở trong cái thế gian này để mà Thầy viết cái bộ sách Đạo Đức Làm Người mà Thầy định là hai mươi mấy tập, hai mươi bốn tập lận, mấy con! Mà Thầy mới có viết có hai tập " Đạo Đức Làm Người " thôi; còn hai mươi mấy tập nữa thì chưa có xong. Nhưng mà thời gian Thầy không có, cho nên vì vậy mà Thầy đã từ những cái bài xảy ra trong gia đình của vợ chồng, từ con cái cho đến những cái sự kiện xảy ra ở trong học đường và trong tất cả nghề nghiệp mà trên báo chí đã đăng thì Thầy đã có những cái bài vở rất là linh động để mà viết thành những bộ sách đạo đức. Thầy đã ghi nhận và cắt để giữ gìn những cái bài đó để lại sau khi đó đưa ra bằng chứng cụ thể. Cho nên đó là những cái điều kiện.

(01:02:21) Và hôm nay thì Thầy mới hướng dẫn mấy con thôi, rồi tự mấy con thuật lại những cái mẩu chuyện của mấy con, mẩu chuyện đời và mẩu chuyện mấy con đã tiếp xúc mấy con viết. Thì Thầy thấy mấy con - gần như là trên cái bước đường mà được sự hướng dẫn của Thầy - mấy con viết cũng khá hay chứ không phải dở đâu! Nhưng mà lần lượt rồi cái ngòi bút của mấy con sẽ tuyệt vời đó! Thầy nói thiệt ra khi mà được Thầy huấn luyện đào tạo thì những ngòi bút của mấy con sẽ viết; người nào cũng có thể viết được.

Vì vậy mà mấy con thấy, như gần đây thì mấy con thấy Nguyên Thanh được cái sự hướng dẫn về cái dàn bài, nó theo sát. Còn mấy con nhiều khi mấy con không sát lắm. Nhưng mà dù sao nữa nó cũng là cái điều kiện, cái mô hình để chúng ta nương vào đó mà người nào cũng tiến bước, học với nhau mà. Chúng ta người này học người này; chúng ta không ganh tị với nhau đâu, chúng ta không thấy người này hơn người kia hơn đâu. Mà người học trước kẻ học sau lần lượt rồi chúng ta như nhau.

Còn cái sự mà hối hận, trạo hối - con như vậy đó - thì đáng là con trạo hối lắm đó. Người ta khệ nệ từ dưới nhà kia người ta lên quá cực khổ mà bây giờ bắt người ta phải mang về. Mà cái lòng tốt người ta, con biết cái nhà nó ở dưới kia kìa, ở dưới bờ rào ở dưới lận, chứ không phải đâu! Mà nó khệ nệ nó lên nó ôm cái thùng báo lên tới con, quá trời! Mà trước khi nó lên, nó có nói với Thầy chứ không phải không nói. Nó nói trước với Thầy, Thầy nói được! Bởi vì những cái điều kiện mà Diệu Hiền nó viết thì nó cần có những cái tài liệu; mà con giúp đỡ vậy thì rất tốt. Nhưng bây giờ thật sự ra thì cái thời gian mà đọc lại báo chí như vậy thiệt ra nó mất nhiều lắm, chứ không phải không đâu!

Cho nên ví dụ như chẳng hạn bây giờ mấy con cần cái mẩu chuyện nào đó mà về xã hội thì Thầy cho mấy con một cái tập báo nó ngắn gọn - tạp chí mấy con! Trong đó nó kê những cái mẩu chuyện, nó viết không phải mênh mông như là báo chí đâu; cho nên vì vậy nó dễ lắm. Do đó thì cần thiết những cái mẩu chuyện nào viết thì Thầy sẽ cho mấy con mượn một hai tập mấy con đọc; nó ngắn gọn, mấy con! Nó không mất thì giờ nhiều.

(01:04:19) Tu sinh Diệu Hiền: Dạ, vậy là con cũng là người không có đạo đức rồi, bạch Thầy!

Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên là con thiếu đạo đức rồi.

Tu sinh Diệu Hiền: Chắc con đưa vô một bài đạo đức của con quá.

Trưởng lão: Đúng rồi, phải rồi! Cái đó là con phải nói cái chuyện của con rồi.

Tu sinh Diệu Hiền: Cái đó là cái đạo đức và cái hạnh gì Thầy?

Trưởng lão: À! Cái đạo đức đó hả? Tức là con thiếu cái lòng thương người khác, thấy người ta khệ nệ cái thùng quá trời nặng, mà không thương - cực khổ người ta - mà lại từ chối rồi bắt người ta phải ôm về. Chứ không lẽ giờ, người ta liệng! Con thấy cô Phương phải tự ôm khệ nệ cái thùng từ dưới lên; rồi con từ chối, cô phải ôm cái thùng trở về, tức là con thiếu cái lòng thương. Có phải không?

Thiếu lòng thương cô Phương, chỉ nghĩ mình thôi! Cho nên không thấy cực khổ của người khác. Nhưng mà cô Phương rất tốt chỉ nghĩ đem cho con cái tài liệu thôi, chứ cô có nghĩ gì! Nhưng mà cô cũng vui vẻ cô khệ nệ cô ôm về; chứ không phải cô vùng vằng: “Đem ra quăng mẹ cho rồi!”.

Tu sinh Diệu Hiền: Giờ con phải làm sao, bạch Thầy?

Trưởng lão: Không có làm sao hết! Bởi vì con nói như vậy là sám hối cái lỗi rồi, không có gì hết! Cô thì cũng vui vẻ, chứ không có gì! Còn con thì bây giờ đã sám hối rồi tất cả mọi cái đều qua hết rồi. Chúng ta sẽ học, luôn lúc nào chúng ta cũng khởi lòng từ, thương yêu nhau, mấy con! Tuy là mình thấy được cái điều đó rồi thì mau mau là mình đón nhận những cái lòng thương.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ con cũng định nói trước lớp nghe để trong lớp nhìn thấy cái lỗi của con như vậy đó mà mai mốt rồi tránh chứ không có làm giống con vậy nữa.

Trưởng lão: Ờ! Chứ ai mà làm giống con nữa, trạo hối nữa sao.

Thôi rồi được rồi, không có gì đâu! Như vậy là xong rồi từ đây về sau cố gắng giữ. Bởi vậy mấy con chưa học tới tâm từ mà. Trời ơi! Tâm từ, thấy người ta khổ phải thương chứ!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy