00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 053A - TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM - TỨ NIỆM XỨ - GIỚI LUẬT HỘ TRÌ - TÁC Ý ĐUỔI BỆNH

CK 053A - TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM - TỨ NIỆM XỨ - GIỚI LUẬT HỘ TRÌ - TÁC Ý ĐUỔI BỆNH

Trưởng lão: Thích Thông Lạc

Thời gian: 01/09/2006

Thời lượng: [58:16]

1. TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐỂ XẢ TÂM

(00:00) Trưởng lão: Buổi chiều Thầy sẽ trả lời mấy câu hỏi của mấy con. Nhưng trước khi trả lời Thầy xin nhắc lại, vấn để mà chúng ta hiểu biết được về cái Định Vô Lậu, triển khai cái tri kiến để hiểu biết. Mục đích hiểu biết để chúng ta áp dụng vào đời sống tu tập của chúng ta để xả tâm.

Cho nên cần thiết hiểu biết, nếu chúng ta hiểu biết ít thì chúng ta cũng có xả tâm chứ không phải không, nhưng nhiều khi nó bị ức chế mấy con. Vì sự hiểu biết nó làm cho chúng ta thông suốt được, mà thông suốt được thì xả tâm nó không bị ức chế.

Cái mục đích của đạo Phật là xây dựng cho mình cái trí tuệ. Nhưng mà cái trí tuệ thì chúng ta nói nghe nó cao quá. Nhưng mà cái tri kiến của chúng ta, làm cho cái tri kiến của chúng ta hiểu biết. Có nhiều khi chúng ta chưa hiểu biết, rồi nhờ chúng ta học Phật pháp chúng ta hiểu biết, rồi nhờ chúng ta suy tư chúng ta hiểu biết, nhờ chúng ta có sống chúng ta mới thấy nó như thật. Đó là những sự hiểu biết.

Và những sự hiểu biết đó nó giúp cho chúng ta hiểu biết đúng tức là Chánh Kiến. Thì nó sẽ giúp cho chúng ta xả được cái tâm, cái tâm tham đắm, cái tâm tham, sân, si của chúng ta. Nhờ cái sự hiểu biết đó mà chúng ta áp dụng vào Tứ Niệm Xứ chúng ta mới làm chủ được bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp.

(01:22) Cho nên khi mà vào lớp học này thì Thầy mong rằng mấy con đừng có mặc cảm, nói sao tui không hiểu biết. Cho nên như thầy Mật Hạnh nói: “Con sao con dở quá, con không có viết được, con không có viết như người ta được, con không luận được”. Nhưng qua cái điều kiện mà Thầy hướng dẫn đó, thì cái sự hiểu biết của mình mình nghe, mình hiểu. Mình không nói ra được nhưng mà mình biết xả được thì mình cũng sẽ thành Phật được chứ có gì đâu!

Sợ mình nghe rồi mình mặc cảm rồi mình nói cái này của người ta hiểu chứ đâu phải là của mình. Do đó của người ta chứ đâu phải của mình. Nhưng mà nhờ cái của người ta mà nó thành ra cái của mình. Nhờ mình mượn cái hiểu biết của người khác, cũng như bây giờ mình hiểu biết được nhân quả, mình hiểu biết được vô thường, mình hiểu biết được cái thân ngũ uẩn của mình, mình hiểu biết Thập Nhị Nhân Duyên, thất kiết sử. Đều là mình nhờ cái hiểu biết của Đức Phật dạy cho mình chứ mình làm sao mình hiểu biết.

Cũng như bây giờ cái người nào mà chưa đến với Phật giáo thì họ làm sao họ biết bốn cái Chân Lý. Có phải không? Họ đâu có biết Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Nhờ mình được nương theo Phật giáo cho nên mình được học Chân Lý của đạo Phật, từng đó mình mới hiểu biết. Nhờ cái hiểu biết đó mình mới sống như thật, từ đó mình mới thấy cái hiểu biết mình từ xưa đến giờ nó là sai, nó làm cho chúng ta đau khổ. Do đó nhờ cái hiểu biết đúng mà chúng ta được giải thoát.

Do triển khai cái tri kiến hiểu biết đó lợi ích lắm mấy con. Cho nên chúng ta lắng nghe, lắng nghe! Đừng vì chúng ta nghĩ rằng có một chút mặc cảm nào đó mình cho rằng cái sự hiểu biết đó là vay mượn thế này thế khác. Sự thật ra chúng ta phải vay mượn hết. Nguyên Thanh viết được như vậy ít ra cũng là phải đọc nhiều sách vở, phải đọc rất nhiều như vậy mới hiểu biết. Chứ còn nếu không thì không thể nào viết được.

(03:19) Chúng ta thấy khi mà cha mẹ sanh chúng ta ra, tiếng kêu ba chúng ta còn chưa biết kêu ba như thế nào nữa thì nhờ mẹ dạy chúng ta kêu ba kêu mẹ. Rồi lần lượt chúng ta mới nói được, chúng ta mới suy tư được. Nhờ chúng ta đến trường học chúng ta mới được những huân tập, học tập những cái kiến thức mới có được sự hiểu biết.

Do cái sự học tập đó mà đưa vào chúng ta có cái sự kiến thức hiểu biết, vì vậy cho nên hiện giờ chúng ta là những người đang học, nhưng mà không phải học lý thuyết suông. Học mà áp dụng vào đời sống để chúng ta hoàn toàn được giải thoát, hoàn toàn làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người. Đó là cái học mà có sự thực hành, cái học để hiểu biết để áp dụng vào đời sống của chúng ta đem lại cái đời sống an vui và hạnh phúc. Và cuối cùng thì làm chủ được sống chết, luân hồi của chúng ta.

Đó thì như vậy cái học của chúng ta từ cái áp dụng để mà vào cái sự tu tập quá cần thiết. Cho nên có nhiều khi chúng ta học hiểu mà chúng ta không chịu áp dụng thì rất uổng, rất uổng!

Như mấy con từ hôm đó tới nay là hơn hai tháng, gần hai tháng rưỡi rồi. Chúng ta học áp dụng hai tháng rưỡi học này, thì chúng ta áp dụng vào đời sống tu tập của chúng ta thì chúng ta thấy nó dễ dàng, dễ dàng lắm. Và đồng thời khi học chúng ta cũng hiểu biết cho nên những cái chuyện gì xảy ra chúng ta đều có cái hiểu là nhân quả, rồi hiểu các pháp đều vô thường chúng ta đều buông bỏ một cách rất dễ dàng không còn khó khăn như trước kia khi mà chúng ta không hiểu.

Cho nên có nhiều người không học, không biết cho nên mọi cái gì xảy ra người ta đều bị dính mắc, đều phiền não đau khổ. Còn hiện giờ mình thấy tất cả đều là nhân quả, tất cả các pháp đều vô thường còn có gì nữa đâu mà phải buồn phiền, buông xuống! Thì chúng ta chỉ cần tác ý, chỉ cần nhắc nhở mình như vậy thôi thì tâm mình thấy cũng được an ổn rồi. Đó là cái học của Phật giáo nó lợi ích lớn như vậy.

(05:23) Và đồng thời nếu mà chúng ta chịu khó, mình chịu khó hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây mà chúng ta kiểm nghiệm lại ngồi lại mà lắng nghe được từng tâm tư nguyện vọng của tâm của mình, mọi tâm niệm thương ghét, giận hờn, phiền não, ganh tị, hơn thua trong lòng của mình đều mình nhìn thấy nó rõ lắm. Và nhìn thấy nó rõ lắm thì mình biết đây là nhân quả, đây là các pháp vô thường có gì đâu mà phải lo lắng danh lợi để làm gì! Cuối cùng chết rồi mang được những gì đây? Cuối cùng chúng ta có những cái lý luận rất đúng như thật, làm chúng ta không bị dính mắc. Và từ đó chúng ta thấy tâm hồn mình được an ổn.

Và ngày nào chúng ta cũng xả tâm như vậy, thì một thời gian chuyên cần như vậy thì tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự nó không còn khổ đau nữa mấy con. Rất là dễ dàng, chứ đâu phải tập trung ức chế tâm chỗ này, ức chế tâm chỗ kia.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta để chúng ta từ cái chỗ mà nương tựa để chúng ta có cái chỗ đứng để mà chúng ta xem lại Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình. Để làm gì?

Để nơi đó nó có chướng ngại nó làm chúng ta phiền não làm chúng ta đau khổ thì chúng ta lại biết cách xả nó có gì đâu. Đó là cách thức chúng ta đi dần mà đến chỗ thanh tịnh, đến chỗ thanh thản, an lạc, vô sự.

(06:42) Có học, có biết cách thức áp dụng thì chúng ta thấy kết quả rất lớn. Thầy nghĩ rằng các con hôm nay đều hiểu nhân quả, đều hiểu các pháp vô thường, đều hiểu các pháp bất tịnh thì mấy con còn tha thiết gì với cái cuộc đời này nữa mà không ra khỏi cuộc sống này. Cho nên hằng ngày ráng nỗ lực tu tập. Thầy tin rằng mấy con sẽ được giải thoát không khó khăn đâu.

Thầy nói sau khi học còn lại năm tháng nữa, tức là bảy tháng. Nói như vậy chứ sự thật ra nó tuỳ cái nghiệp của chúng ta, tuy biết vậy chứ xả nó cũng còn có. Nhưng trong năm tháng Thầy nghĩ rằng những người nào mà tích cực sống đúng giới hạnh của Phật, không nói chuyện với ai chỉ hằng ngày lo quan sát tâm mình, thì thời gian còn năm tháng nữa mấy con cũng sẽ thấy được cái trạng thái chứng đạo rõ ràng chứ không phải không đâu.

Và không biết chừng mấy con sẽ đủ Tứ Thần Túc, nghĩa là khi tâm mấy con thanh tịnh thì sẽ có bốn cái thần lực để giúp cho mấy con làm chủ được sự sống chết và chấm dứt luân hồi mà không còn khó khăn. Tại vì tâm mình chưa thanh tịnh nó chưa có, tâm mình thanh tịnh thì có. Nhưng mà trải qua thời gian muốn cho được thanh tịnh thì pháp Như Lý Tác Ý thì mấy con không giờ nào, không ngày nào, không phút nào mấy con không sử dụng nó. Mà sử dụng nó nó trở thành cái năng lực siêu việt như vậy đó mấy con thấy. Bởi vì mình tác ý tức là mình muốn, mình muốn cái điều gì đó. Thí dụ như tâm Thầy đang động, nghĩ một cái niệm gì đó thì Thầy tác ý: “Tâm hãy dừng lại, tất cả đều là các pháp vô thường có gì mà phải bận tâm, phải lo lắng, phải suy tư, phải thương nhớ!”. Do đó Thầy tác ý như vậy rồi nó còn nữa thì Thầy tác ý nữa. Và cái lực tác ý nó nhiều lần, nó tích tập, nó tích tụ nó thành ra cái lực rất lớn, sau khi tâm hoàn toàn thanh tịnh thì nó thành Tứ Thần Túc chứ có gì đâu.

(08:38) Do cái công phu mà đẩy lui tất cả các chướng ngại pháp trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình, mà mình đạt được những điều kiện đó chứ ai làm gì cho mình được. Cho nên mình không cầu mong, nhưng vì mình đuổi những chướng ngại đó mà nó trở thành lực. Cho nên khi mà đuổi hết những chướng ngại trên thân tâm của mình thì nó trở thành Tứ Thần Túc, cho nên các con phải cố gắng rèn luyện. Tuổi đời cũng có nhiều người sắp hết rồi không còn bao lâu nữa, cho nên đừng nói chuyện, đừng làm việc gì nhiều lắm. Chúng ta để thời gian rảnh rang còn lại quá ít, còn lại quá ít nhất là mấy con lớn tuổi hay bệnh đau thì mấy con hãy dành thời gian tu tập cho mình, đừng nghĩ rằng mình còn sống dai đâu. Mà hãy cố gắng, cố gắng ngồi đặng nghe quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm và các Pháp bên ngoài tác động như thế nào, để mình phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý, để mình đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp trên Thân - Thọ - Tâm của mình. Thì các con sẽ thành tựu không lâu đâu.

Mấy con cứ nghĩ rằng Thầy nói là khích lệ, sách tấn mấy con chứ sự thật nó là sự thật như vậy mấy con. Cho nên Đức Phật nói: “7 ngày, 7 tháng, 7 năm”, không phải nói để khích lệ mình đâu, mà Đức Phật nói thật. Nếu một người siêng năng, hiểu biết tu tập để giải thoát cho mình thì đời này còn gì để vui mà mình dễ vui với nó để mất đi 1 phút, 1 giây quá uổng! Mình xao lãng một chút là quá uổng mấy con!

Cho nên mình cố gắng mình tích tập mình tu hành thì mình được giải thoát mấy con. Cố gắng, cố gắng hết mình!

2. TU TỨ NIỆM XỨ

(10:18) Hôm nay, Thầy sẽ trả lời, thật sự ra thì Thầy đã dạy mấy con. Trên Tứ Niệm Xứ để nhìn lại bốn chỗ Thân -Thọ - Tâm - Pháp của mình bằng lấy một nơi để mình tựa nương, như Đức Phật đã dạy trong Định Niệm Hơi Thở: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Cái câu nói đó Đức Phật dạy chúng ta để chúng ta nương vào hơi thở mà quan sát lại thân tâm mình.

Thì điều đó rất rõ quan sát thân mình từ cái rung động của nó, từ trên đầu đến dưới chân của nó. Nương vào hơi thở mà nhìn nó thì tức là chúng ta không phóng dật. Những điều mà Đức Phật đã dạy qua mà chúng ta không lưu ý, chứ hôm nay Thầy nhắc thì mấy con lưu ý thì mấy con sẽ thấy sự tu tập của mấy con đúng chứ không sai.

Và khi mà mấy con đã nhìn được bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp thì mấy con không thấy hơi thở, không có còn nương vào hơi thở mà chỉ thấy một trạng thái Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc, vô sự hoàn toàn thì đó là mấy con nương, nhưng mấy con lưu ý, khi mà ở trạng thái mất hơi thở thì coi chừng, coi chừng bị tưởng mất mấy con lưu ý. Nếu nó đúng thì ý thức mấy con còn, mà nếu nó mất thì ý thức mấy con mất, coi chừng. Bởi vì cẩn thận không lọt vào tưởng rất là nguy hiểm!

Thầy nghĩ rằng con viết những bài, những ý thức mấy con đã hiểu biết rất sâu sắc về các pháp nhân quả, về các pháp vô thường, những cái bài viết của mấy con chứng tỏ là sự hiểu biết của mấy con sẽ xả tâm được. Và Thầy tin rằng mấy con đừng dựa vào cái chỗ hiểu biết đó mà không nỗ lực tu thì quá uổng. Lấy sự hiểu biết mình để áp dụng xả tâm đó là cái lợi ích lớn, Thầy xin nhắc lại để mấy con lưu ý.

(12:12) Và mấy con chỉ cố gắng tập cho quen, đầu tiên mấy con quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Như một người lính đi từ cửa thành này đến cửa thành kia để quan sát. Coi cửa thành này có người lạ nào vô không, cửa thành kia có kẻ gian nào đến không, và lần lượt mình đi từ chỗ này đến chỗ khác. Đó là giai đoạn đầu mà Thầy đã chỉ dạy các con.

Giai đoạn kế là Thầy dạy mấy con đứng một chỗ rồi mấy con nhìn nó, nhìn bốn chỗ đó là cái giai đoạn hai.

Tới cái giai đoạn ba coi như là mấy con sẽ hoàn toàn đóng kín cửa không cho bất cứ một người nào vào để cho tâm hoàn toàn thanh thản, an lạc, vô sự. Nghĩa là ai năn nỉ gì, ai yêu cầu gì nhất định là không mở cửa thành này cho chúng vào. Và như vậy sức tỉnh mấy con đã cao hơn, cho nên vì vậy kẻ nào đến bốn cửa thành này thì mấy con không cho vào là nó không tác động được vào mấy con. Đó là cái giai đoạn thứ ba cuối cùng để mấy con chứng đạo - tức là chứng đạt chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Các con nhớ kỹ những điều Thầy nói để nỗ lực mà tu tập.

Bây giờ Thầy sẽ trả lời, ráng Thầy tin rằng còn không bao lâu nữa mấy con còn làm bài thực phẩm bất tịnh. Tức là bây giờ thân bất tịnh rồi, và mấy con còn làm bài thực phẩm bất tịnh. Làm bài thực phẩm bất tịnh rồi thì mấy con tiếp tới mấy con làm bài từ tâm, rồi bi tâm, rồi hỷ tâm, rồi xả tâm.

(13:50) Bởi vì những bài Định Vô Lậu này rất quan trọng, là vì nếu mà chúng ta không từ tâm thì chúng ta không có xả được tâm sân. Mà chúng ta không bi tâm thì chúng ta không xả được hại tâm. Mà chúng ta không quán sâu về cách thức xả tâm thì chúng ta không thể xả được và chúng ta cũng không hỷ tâm được. Cho nên bốn chỗ Tứ Vô Lượng Tâm này thì mấy con phải viết từng bài để Thầy triển khai và giúp đỡ cho mấy con hiểu sâu hơn, cách thức nhiều hơn để áp dụng vào Định Vô Lậu mấy con xả tâm rất dễ dàng không còn khó khăn. Tất cả chướng ngại pháp đến với tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả của mấy con thì hoàn toàn mấy con làm chủ, không còn tác động được thân tâm của mấy con nữa.

Đó là còn mấy bài nữa, tức là còn năm bài nữa là mấy con xong. Hôm nay thì mấy con trở về, trong tuần nay thì mấy con vừa tập tu Tứ Niệm Xứ cách thức quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Và kế đó làm bài Định Vô Lậu thì mấy con làm thân bất tịnh; người nào chưa làm thì làm thân bất tịnh, còn người nào đã làm rồi thì các con sẽ tiếp tục làm thực phẩm bất tịnh. Mà người nào mà làm thực phẩm bất tịnh rồi thì hôm nay mấy con làm tâm từ. Rồi nếu mà người nào đã làm tâm từ rồi thì mấy con viết tâm bi, khi mà viết tâm bi rồi thì mấy con tiếp tục mấy con viết tâm hỷ, rồi tâm xả.

Cuối cùng đến tâm xả thì hoàn tất con đường vô lậu thay vì còn một số nữa nhưng mà Thầy thấy tạm đủ, không cần phải mất thì giờ nhiều. Để chúng ta tiến tới Thập Nhị Nhân Duyên như là Thập Thất Kiết Sử, như Thân Ngũ Uẩn; tất cả những điều kiện mà Đức Phật đã trang bị chúng ta 37 Phẩm Trợ Đạo thì chúng ta, những gì mà cần thiết thì chúng ta học để mà chúng ta áp dụng vào Tứ Niệm Xứ. Còn những gì mà không cần thiết thì chúng ta lần lượt rồi chúng ta có thì giờ chúng ta cũng quan sát được sự hướng dẫn của Thầy để triển khai tiếp tục.

Nhưng hôm nay Thầy mong rằng tới khi mà chúng ta quán sát được tâm xả thì chúng ta tập trung hết toàn lực; chúng ta vào Tứ Niệm Xứ thực hiện cho đến cái ngày rốt ráo cuối cùng. Đó là con đường tu tập của chúng ta hiện giờ là như vậy.

(16:18) Đại khái cái bản đồ mà chúng ta đi thì mọi người đều nắm vững cái bản đồ không còn sai lệch nữa. Vì vậy mà trong tháng thứ ba này chúng ta vừa tập để quan sát Tứ Niệm Xứ, và chỉnh đốn lại những gì còn thiếu sót của Định Vô Lậu. Và cách thức để mà tác chiến với hôn trầm, thùy miên thì chúng ta chuẩn bị cho Chánh Niệm Tỉnh Giác tu 1 phút cho có chất lượng. Và đồng thời thì chuẩn bị cho pháp Thân Hành Niệm để chúng ta có cách thức để mà phá những hôn trầm, thùy miên. Thì trong tháng thứ ba thì chúng ta chuẩn bị đâu đó cho hẳn hòi.

Đến tháng thứ tư thì có lẽ nếu mà tháng thứ tư chúng ta hoàn chỉnh xong thì chúng ta tác chiến - nghĩa là đưa ra mặt trận mà chúng ta tác chiến trên Tứ Niệm Xứ. Hoàn toàn chủ động, là lúc bây giờ đó thì mấy con sẽ một trăm phần trăm độc cư trọn vẹn không còn người nào mà nói chuyện. Nếu mà con ai mà tiếp xúc nói chuyện qua lại này nữa đó, thì đương nhiên là Thầy sẽ cho mấy con ở lại lớp, không có cho mấy con lên. Tại vì giới hạnh phải nghiêm chỉnh mà giới hạnh không nghiêm chỉnh thì mấy con không thể tu Tứ Niệm Xứ hoàn chỉnh được.

(17:29) Do khi mà đến cái tháng nào mà Thầy chọn thí dụ như qua tháng thứ tư hay thứ năm mà Thầy thấy lúc bây giờ mấy con đã được căn bản, đã nắm vững được các pháp tu được tức là các pháp tác chiến được rồi thì lúc bây giờ Thầy tuyên bố là tháng này các con không được nói chuyện nhau nữa, thì các con nên nhớ rằng đừng có tập trung, đừng có nói chuyện mà sống một mình, ngay bây giờ thì các con cố gắng tập. Còn cái hoàn cảnh nào chưa ổn thì các con tiếp duyên, còn khi mà đã quyết định rồi thì báo tin cho gia đình biết rằng một đi mà không trở lại, nghĩa là mình đi tới chứ không có trở lại nữa. Vì vậy mà mong gia đình đừng có làm động để cho cái cuộc đời tu của mình nó thu ngắn cái thời gian. Còn nếu gia đình cứ thương yêu, cứ tới lui thăm viếng hoài đó thì làm cho cái người tu kéo dài cái thời gian và nhiều khi dậm chân tại chỗ mất và không đạt tới đâu cả.

Bởi vì phá hạnh độc cư rồi thì Thầy nói thiệt ra thì đó là cái giới hành. Cái giới hạnh phòng hộ sáu căn mà không phòng hộ được thì quá uổng. Cũng như bây giờ trong cái thời gian này chúng ta còn đang quán Vô Lậu còn đang động đó, chưa phải là cái thời gian mà tác chiến thì mấy con phải chuẩn bị gia đình cho yên ổn, báo tin cho cụ thể rõ ràng cho mọi người chuẩn bị trong gia đình của mình cho an ổn, đừng có làm động mình nữa, coi như mình đã chết đi một lần đi. Rồi ngày nào đó mình sống trở lại thì mình báo tin cho gia đình biết là mình đã tu xong. Đó là nhờ gia đình giúp đỡ đừng có làm động còn để cho mình yên tu. Do đó thì mấy con cũng nên báo cho những người thân mình biết trước là còn trong một, tháng này là tháng thứ ba và đến tháng thứ tư thì bắt đầu nếu mà được ổn định hoàn toàn rồi thì chúng ta sống độc cư trọn vẹn.

3. THẦY CHỊU ĐỰNG TẤT CẢ SÓNG GIÓ ĐỂ TU SINH YÊN ỔN TU TẬP

(19:23) Ai bây giờ cũng hiểu thân phận nấy rồi, người nào cũng biết mình mang cái thân bất tịnh này, cái thân vô thường này; ai cũng biết là cái sự sống ở trên thế gian này là khổ, mà muốn thoát khổ thì không nên làm động mà cần phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mình cho chắc chắn, chứ không khéo mình không bảo vệ chắc chắn là cuộc đời tu của mình còn kéo dài lâu lắm. Và không biết chừng nó không còn đủ duyên nữa. Bây giờ mấy con sống ở đây có được sự bảo vệ của Thầy, của cô Út và Chính quyền ở đây người ta giúp đỡ mình cho yên ổn tu tập.

Thế mà mình không tu thì ngày nào đó mình rời khỏi chỗ này mình có được sự yên ổn như thế này không? Hay hoặc là con bao nhiêu thứ chuyện khác đâu phải dễ. Các con thấy đâu phải dễ đâu.

Cho nên vì vậy mà mình ở trong cái vòng của Tu viện, mình được sự bảo vệ rất kỹ lưỡng cho nên mình cố gắng, cố gắng. Chỉ còn có huynh đệ mà hiểu biết nhau thì ai có bổn phận nấy đều lo lắng tu tập đừng để cho tâm mình bị động, đừng để bị phóng dật. Và từ đây cô Út đã sắp xếp, đã lo con đường đi kinh hành, rác bẩn này kia thì mình quét đâu vào nấy. Đừng có lo lắng mà chỉ lo cái tâm của mình thôi, cố gắng ngày ngày để cho mình dành cái thời giờ để cho mình quét cái tâm mình cho hết những chướng ngại pháp ở trong đó. Nó còn nhiều lắm mấy con, còn rất là nhiều!

Vì vậy thì mình vừa không làm động mình mà cũng vừa không làm động người khác. Thì như vậy chẳng hạn trong cái thất của mình mà mình nói chuyện thì làm động người xung quanh mình, cho nên mình cố gắng khắc phục. Thầy ước ao rằng mấy con nghe lời Thầy mà mấy con đạt được cũng là một niềm vui chung cho cả hành tinh này, của bao nhiêu người đang mong đợi.

(21:06) Nếu lớp học này mà không được thì chắc chắn là từ đây về sau chắc cũng không ai mà tu tập được đâu. Vì Thầy cố gắng tạo hết sức để cho bình an. Biết bao nhiêu sóng gió mà vượt qua nó bình an như thế này mấy con biết, mấy con nhiều khi mấy con không hay mà Thầy phải đương đầu tất cả những sự sóng gió đó; ai biết được trong khi mấy con đang yên ổn tu thì Thầy lại là chịu đựng biết bao nhiêu nỗi, biết bao nhiêu nỗi rất khó khăn! Mấy con đâu biết đâu! Mấy con không hiểu đâu!

Mấy con chỉ thấy cái trường hợp bình thường thôi, nhưng mà sóng gió rất là mạnh không phải ít. Nếu mà một cái người cầm tay lái không khéo thì sẽ bị úp chụp và đồng thời cái lớp học chúng ta giải tán ngay liền tức khắc không còn ở đây tu tập được. Rất khó không phải dễ mấy con!

Cho nên Thầy bảo vệ cho mấy con được yên ổn là cả một vấn đề cực khổ. Ngày ngày đến lớp mà ngồi thuyết giảng dạy cho mấy con, mà mấy con được ngồi nghe như thế này thì mấy con biết sâu lưng trong âm thầm biết bao nhiêu sự đau khổ mà Thầy phải chịu đựng, phải vượt qua. Cho nên Thầy mong rằng mấy con phải sống đúng giới hạnh để cái thời gian thu ngắn lại.

Chứ nếu mà mấy con cứ dễ dãi ờ thấy bình thường không có gì. Nhưng mà sự thật mấy con biết đâu trong cái bình thường được yên ổn là trong cái đau khổ nhất phải chiến đấu tận cùng của Thầy. Mấy con đâu hiểu, mấy con đâu biết!

Bởi vì xung quanh chúng ta toàn là ác pháp chứ đâu phải là thiện pháp đâu. Đâu có mọi người đang hiểu mình đâu. Mình ngồi tu vầy họ nghĩ rằng mình học tập mình làm cái gì như mọi chuyện khác, họ đâu hiểu. Nhưng ở đây chúng ta ngồi lắng lặng tâm để chiến đấu từng phút từng giây. Để giúp đỡ từng người một. Cho nên vì vậy mà các con yên ổn như thế này là các con mừng lắm. Các con có chỗ yên tu mấy con, chứ không khéo khó lắm!

(22:57) Cho nên tất cả những cái nỗi khó khăn mà Thầy không bao giờ nói ra để cho mấy con biết rằng đó là những nỗi khó khăn. Vì vậy mấy con tưởng là nó bình thường, chứ không bình thường!

Cho nên hôm nay yên ổn thì mấy con ráng nỗ lực giữ gìn độc cư trọn vẹn ai lo bổn phận nấy, xả tâm mình cho trọn vẹn. Không khéo rồi mấy con sẽ kéo dài thời gian mà Thầy không còn sức bảo vệ thì ngay đó nó sẽ đổ vỡ tức thì. Cái sức của Thầy mà không đủ bảo vệ thì nó động tức khắc, mà động tức khắc thì mấy con không yên mà ngồi tu. Nó nhiều, nhiều thứ lắm mấy con!

Và hiện giờ thì mấy con biết rằng đối với cái tri kiến của mấy con nó bị hạn chế các con không thấy được; người ta không thể để cho mình yên đâu, người ta không thể để cho mình ngồi yên tu đâu. Người ta sợ lắm, nếu cái lớp này mà chứng quả A La Hán năm mười người thì Phật giáo Đại thừa còn gì mấy con? Còn đất đứng ở chỗ nào nữa? Cho nên người ta để cho mình yên sao!

Cho nên đức Phật ngày xưa nói “Ma Vương nó không để cho mình yên đâu. Nó bao giờ nó cũng muốn cho cuộc sống của Ma Vương đầy dẫy; nó không bao giờ muốn cho những người giải thoát được đâu”. Vì vậy mà chúng ta phải biết rằng trong giai đoạn chúng ta cũng như trong giai đoạn của đức Phật rất là khó khăn!

(24:19) Nhưng cái khả năng của Thầy có đủ sức để chiến đấu. Nhưng một ngày nào đó mà nếu mấy con không nỗ lực thì cái sức giữ gìn bảo vệ của Thầy nó không còn đủ sức nữa thì chừng đó mấy con không còn chỗ yên đâu. Mấy con tưởng là mấy con về cất thất ở tu, sự thật chẳng đến đâu mấy con, chẳng đến đâu!

Mấy con cứ ngỡ tưởng rằng mình học pháp Thầy hiểu rồi mình về chỗ mình mình tu, không bao giờ được mấy con. Thầy nghĩ rằng, “Chỉ có những bậc như Phật, những bậc mà có cái phước báu lớn như Thầy mới có tu một mình nổi. Chứ sự thật không có một người nào tu một mình nổi. Mấy con tu một mình một thời gian sau mấy con bị tưởng nhập; mấy con sẽ nói bậy nói bạ. Không bao giờ mấy con sẽ đi làm chủ được sự sống chết của mấy con. Thầy biết rất rõ điều này! Không bao giờ ma để cho mấy con yên đâu. Không có bao giờ Ma Vương để cho mấy con yên tu tới giải thoát được”.

4. NGHỊ LỰC Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG CỦA THẦY, THẦN HỘ GIỚI

(25:17) Trải qua một thời gian tu tập với sự chiến đấu của mình Thầy hiểu điều đó, “ma nó cũng không để cho Thầy yên đâu, biết bao nhiêu cái sự việc để mà lôi Thầy ra khỏi thất của Thầy”. Nhưng mà vì cái nghị lực ý chí kiên cường, chứ một sức tầm thường như mấy con Thầy nghĩ rằng mấy con chịu không nỗi mấy con bung ra liền tức khắc.

Thầy đem một ví dụ và nhắc lại, “Trong chiến tranh mấy con biết cái thất của Thầy ngồi mà máy bay súng đạn bắn nát như cái rổ, mà Thầy vẫn sừng sững ngồi thì mấy con đủ gan mấy con đủ ngồi không?” Chắc chắn mấy con không đủ sức đâu mấy con. Mà Thầy đủ sức ngồi sừng sững trước cái tượng Phật, cái tượng Phật mà đang ở trong chùa cái tượng đó sát bên như Thầy. Thầy nghĩ rằng “Cuộc đời tu, một là tượng Phật bể nát, hai là Thầy tan xác chứ còn nhất định là không rời thất, thà chết!”

Cho nên cái thất của Thầy lợp bằng thiếc cũng giống như thiếc này nhưng mà thiếc ngày xưa làm bằng sắt cho nên nó sét nó nóng lắm, cái thiếc này nó còn mát mấy con, còn thiếc kia nóng ghê gớm nhưng mà Thầy vẫn ngồi trong thất tu hành.

Và khi mà chiến tranh ngay cái nơi Thầy ở, máy bay đứng bắn nát cái thiếc của Thầy nó lủng lổ như là cái rổ mấy con biết, khi mà yên ổn rồi phải lợp lại mới ở được chứ còn không khéo thì mưa ướt. Và xung quanh Thầy cái tượng Phật và Thầy không bị thương một chút nào hết. Thì mấy con biết rằng Thầy nói Giới Luật rất hay! Con người sống đúng giới thì giới luật hộ trì; cho nên Thầy nói “Thần Hộ Giới”.

Bởi vì “mấy con là những người phạm giới mấy con, mấy con sẽ bị nát xương đó mấy con, nó không hộ được mấy con đâu”. “Còn Thầy không hề vi phạm một cái lỗi nhỏ nhặt cho nên Thần hộ giới rất là vĩ đại. Sức lực mà đạn bắn như vậy, sức lực mà cái chiến tranh như vậy mà Thầy vẫn yên ổn mà ngồi. Mẹ Thầy với em Thầy phải chạy bỏ cái khu vực đó mà chạy ra cái khu chợ để mà ở. Mà Thầy thì nguyện mình nát xương không rời khỏi thất. Thì lời nguyện của mình nó cũng chạy theo, nhưng mà nhất định người nhát gan thì không thể nào chịu đựng nổi.

(27:29) Đó thì mấy con biết, như vậy đủ biết là sự thử thách ghê gớm lắm chứ đâu phải không. Còn bây giờ mấy con ra đi chừng năm mười ngày yên tịnh rồi sẽ có chuyện này chuyện kia. Đây bây giờ Thầy nói như cô Diệu Minh, cô đến khu vực của chú Trường ở, thời gian sau cũng vẫn bị động liền tức khắc, cũng khó lắm. Chuyện này tới chuyện khác, không bao giờ để cho mấy con yên. Ở đây Thầy cố gắng bảo vệ hết sức để cho mấy con yên tu. Nhưng mấy con cố gắng, cố gắng mới được!

Từ cái từ trường cố gắng giữ gìn giới luật nó bảo vệ các con thêm, nó trợ giúp cho sức lực của Thầy. Còn mấy con mà phá độc cư nói chuyện, rồi làm chuyện này chuyện kia với ý muốn của mấy con thì cái sức bảo vệ của Thầy nó không đủ, không đủ che chở mấy con thì tự mấy con đã phá hoại sự yên ổn tu tập của mấy con”.

Cho nên vì vậy mà Thầy nghĩ rằng từ triển khai cái tri kiến mà mấy con hiểu biết đến hôm nay Thầy nghĩ rằng những điều mà hiểu biết của mấy con vừa học rồi rất là đầy đủ không còn thiếu, mấy con hiểu hết. Người nào dù nghe dù ít dù nhiểu mấy con hiểu. Dù không phải của mấy con nhưng mấy con vẫn tiếp tục hiểu những cái của người khác để làm cho mấy con hiểu. Vì vậy mấy con cố gắng hiểu, hiểu những điều kiện thiết thực chứ không phải là những điều đặt điều, những điều không thực. Hiểu để mà tu, hiểu để mà xả tâm.

5. TRẢI LÒNG YÊU THƯƠNG, GIỮ Ý TỨ KHI TU TRÁNH LÀM ĐỘNG NGƯỜI KHÁC

(28:59) Bây giờ Thầy sẽ trả lời cho mấy con. Về cái vấn đề Tịnh Hành, theo Thầy thiết nghĩ thì con không nên giận hờn phiền não bé Nhi, mà hãy an ủi nó, hay dùng tâm từ bởi vì con chưa quán được từ tâm. Con hãy tu từ tâm để mỗi khi thấy nó sai quấy một điều gì nên tha thứ và thương yêu nó như là mình thương yêu của mình. Vì con đường tu tập của con mà nhiều khi nó làm động mà con thấy chướng ngại cho nên vì vậy mà bức thư con xin sám hối Thầy.

“Sám hối mà không sửa, sám hối mà không khởi lòng thương yêu để rồi cứ bị động hoài thì sám hối dù một ngàn lần cũng không có kết quả”. Cho nên sự sám hối tức là sự sửa sai, cố gắng khắc phục vượt qua, mỗi lần có điều gì hãy khởi lòng thương yêu, cháu còn bé dại lắm chưa khôn ngoan đâu. Chỉ có lòng thương yêu, lời nhỏ nhẹ an ủi dạy cháu thì may ra cháu trở thành người tốt. Tất cả những lỗi lầm con hãy buông xuống và từ đây về sau hãy sống với lòng thương yêu, thương yêu không những thương yêu cho bé Nhi mà con thương yêu những người khác, dù người ác nói tiếng gì mình cũng thương yêu. Và mình nhớ rằng xung quanh mình tất cả những người tu, một tiếng động, một hành động lớn làm cho người khác tu không được tức là mình thiếu sự thương yêu. Mình thương mình hãy thương những người xung quanh làm sao cho họ được yên tu.

Nếu mấy con bị hôn trầm, thùy miên ở gần bên thất mình có một người ở gần, muốn phá hôn trầm thùy miên thì mình hãy đi xa, đi xa khỏi cái vùng nơi thất đó rồi mình ra xa đó rồi mình sẽ tu tập pháp Thân Hành Niệm tác ý to hoặc nhỏ đều không sao. Có nhiều khi chúng ta ở trong thất chúng ta phá hôn trầm thùy miên tác ý quá to rồi làm mọi cách đập cây đập gộc, chạy đồm độp hoặc là rung cây hoặc làm đủ thứ để cho tỉnh thức. Nhưng mà không ngờ những cái ngôi nhà gần bên mình có những người tu người ta bị động quá người ta nhiếp tâm không được.

Các con nhớ rằng mình tu cũng nên nhớ thương những người khác cũng tu đang khổ lắm mấy con. Cho nên khi phá hôn trầm thì mấy con đi xa ra, lại cái chỗ nào vắng không người chừng đó mấy con tập mấy con la mấy con làm gì cũng được, còn ở gần mấy con đừng la tội nghiệp những người bạn.

(31:46) Gần đây bên nam có thầy Chơn Thành thầy nhiếp tâm an trú được. Nhưng quý thầy bị hôn trầm thùy miên quá cho nên trong giờ, thí dụ 10 giờ đến 11 giờ hoặc là 9 giờ rưỡi đến 10 giờ thì quý thầy bị hôn trầm, thùy miên hoặc tăng lên cho đến 11, 12 giờ thì hôn trầm thùy, miên nặng quá. Quý thầy phải làm đủ cách, làm rầm rầm hoặc là đập chiếu hoặc là la hét đủ loại để cho phá hôn trầm. Nhưng không ngờ mình đâu phải là những người ở giữa rừng, làm cho thầy Chơn Thành nhiếp tâm không được. Và đồng thời thì sức nhiếp tâm để phòng hộ lỗ tai thầy cũng yếu quá! Nó cứ dảo nghe tiếng đồm rộp bên ngoài. Cho nên tâm thầy không yên, thầy có muốn xin cô Út cho thầy một cái thất nào yên một chút, ở đó có quý thầy làm động quá chịu không nổi. Thì các con thấy, cho nên vì vậy mà chúng ta ý thức một chút, chúng ta sẽ tìm cách chúng ta sẽ đi ra cái khu vực nào yên tịnh có một mình mình để mình phá cái hôn trầm, thùy miên của mình.

Như vậy thì biết rằng mình mình bị khổ vì hôn trầm, thùy miên thì mình tìm cách xa nơi mình ở hơi đông người. Cũng như bên nữ mấy con có những thất san sát mà nếu mà mấy con ở trong thất làm sao phá được hôn trầm thùy miên cho nên phải đi ra những khu xa rồi mấy con phá, nhớ kỹ! Để không ở trong thất mình la mình hét như mấy người điên chắc chắn là thất người ta làm riếc người ta cũng thành điên với mình luôn.

Cho nên vì vậy mà khéo léo mấy con, chứ không khéo dùng một chút thì mình điên người ta cũng điên luôn, điên cả đám hết đó!

Còn cái phần mà Thầy nhắc nhở Tịnh Hạnh, con hãy cố gắng giữ gìn đừng để tâm sân mình nữa con.

6. ĐẨY LUI CẢM THỌ

(33:46) Về phần Mỹ Thiện con xin hỏi Thầy: “Buổi tu đầu tiên ở lớp lúc đầu con tác ý đuổi bệnh trước: “Thọ vô thường! Hai chân không được đau nữa, hãy bình thường đi. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, năm hơi thở rồi nghỉ vài giây con tác ý: “Tâm như đất ly tham sân si”, rồi nghỉ vài giây khi hơi thở ra vô nhẹ nhàng con tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Nghỉ vài giây chưa được yên thì thân con nó bắt đầu quậy, cái cô nó ngứa con sợ động thân động chúng nên nuốt nhẹ mà không dám tằng hắng, rồi tác ý: “Các pháp vô thường” rồi mặc nó. Vì giặc vô một lượt nên con đuổi liên tục, lúc đó người con tự nhiên phát nóng lên rồi hết còn lại tim mạch, tim thì con cảm giác nó đập mạnh và dồn dập nhanh mạnh. Ở cổ nó giật mạnh con hơi khó thở, con tác ý: “Trái tim hoạt động bình thường đi, tim mạch đập từ từ lại”. Con tác ý hai lần tức thì nó dịu lại, con lo tác ý lại từ đầu vừa xong thì trái tim nó lại đập lại, còn mạch ở cổ thì im nên con tác ý kêu trái tim hãy bình thường đi, đập nhẹ thôi. Rồi con tác ý lại giữ tâm thanh thản một lát thấy hơi im; con quay từ từ lại trên chiến trường xưa thì con thấy vui quá, gió ở đâu tới thổi nhẹ ngang qua làm chút ít mồ hôi con bay mất; con nuốt không thấy nghẹn nữa. Hô hấp con khi nãy tim con trở lại bình thường; con nghỉ giữ tâm thanh thản được vài giây thì bàn tay con nó bắt đầu tê con chưa kịp tác ý thì Thầy cho chúng con xả.

Kính thưa Thầy,…​ ”

(36:21) Trong vấn đề mà các con biết; “trong cái vấn đề tu tập khi mà gặp cái trường hợp các cảm thọ, cái cảm thọ này nó tiếp đến cái cảm thọ khác mà nó đánh thì lúc bấy giờ các con chỉ nương vào an trú vào trong cái hơi thở hoặc là trong cánh tay mấy con đưa ra đưa vô, mấy con nương vào cái thân hành và cái pháp tác ý đuổi bệnh mà thôi”.

Lúc bấy giờ cứ liên tục nó càng đau càng ngứa càng gì đó thì cái pháp tác ý nó liên tục để nó át đi, chứ mấy con đừng có tác một câu rồi mấy con nghỉ. Nhớ, lúc bây giờ là lúc chiến đấu không phải là lúc để mà tâm thanh thản, an lạc, vô sự đâu. Nó là chướng ngại ở trên thân, thọ, tâm của mấy con thì lúc bây giờ mấy con phải tác ý. Chứ mấy con đừng có ngồi mà nghỉ không được, không tác ý thì không được; mấy con phải tác ý liên tục. Nhớ những cái điều đó, khi nào nó hết đau hết bệnh thì thôi; nó không còn cái cảm thọ nữa thì thôi; chứ còn cảm thọ thì phải dùng pháp Như Lý Tác Ý và cố gắng bám chặt vào thân hành, thân hành thì có hơi thở và cánh tay đưa ra đưa vô hoặc là bước đi của mình.

Cho nên đừng có vì một cái cảm thọ mà sợ hãi. Nó không chết mấy con đâu! Mấy con yên tâm và mấy con tác ý ngay cái bệnh mà mấy con có đó bảo nó lui, và bảo nó chấm dứt thân phải bình thường lại không có bệnh đau nữa. Nhớ những cái điều đó; và nếu không nhớ thì mấy con phải viết chọn lấy những câu tác ý cho đúng đặc tướng của mình để dành sẵn; khi đó mình nhớ lại cái câu đó mình tác ý ngay liền. Thì như vậy một câu tác ý đó nhiều lần thì mới đuổi được bệnh chứ không phải một lần mà đuổi được bệnh.

(38:05) “Kính bạch Thầy! Viết ra thì thấy ngắn gọn, chứ lúc đó con thấy cả một bãi chiến trường ồn náo, nhộn nhịp trong thân con Thầy ạ!”

Đúng vậy! Khi mà các cảm thọ đánh nó không phải là dễ đâu. Nó là một cái bãi chiến trường mà trong khi mình muốn đẩy lui cái chiến trận đó để được bình an thì cả một vấn đề chiến đấu chứ không phải là ít. Bởi vì chiến đấu với thọ không phải là chuyện dễ, không phải là chuyện dễ! Chiến đấu với thọ là chỉ có sự bất động, ngồi bất động đừng có nhúc nhích. Ngồi yên lặng chỉ có pháp tác ý mà thôi, chỉ có cánh tay đưa ra vô hoặc là hơi thở ra hơi thở vô; nương vào hành động đó mà chiến đấu với chúng bằng pháp tác ý. Thì may ra chúng ta mới thắng mà thôi, mấy con nhớ kỹ!

Nó rất nhiều; cái này nó đánh tới cái khác chứ không phải là một cái. Nó đau cái này rồi thì nó tiếp tới nó đau.

Thí dụ như bây giờ nó nhức cái đầu thì nó lại nhức cái răng, hoặc là nhức cái răng thì nó lại đau cái bụng, hoặc đau cái bụng thì nó lại đau cái chân, nó đủ cách. Rồi nó lại mệt, nó lại làm đủ cách, nó làm cho mình khó chịu vô cùng. Do đó thì hễ nó lòi cái tướng nào ra thì tác ý ngay tướng đó đuổi; chứ không có được để và luôn luôn liên tục cái pháp tác ý phải ôm chặt đừng buông. Và đồng thời chúng ta mới chịu đựng nỗi được các cái cảm thọ.

(39:25) “Khi về thất con tu những lần kế tiếp, có những diễn biến như sau. Con cũng ngồi ghế tu như ở lớp nhưng thân con nó không có bày trận như ở lớp nữa, mà lần này nó đem các niệm xen vào như nhớ lại lời Thầy dạy hồi sáng thì con tác ý: “Thôi được rồi biết rồi, giờ hãy giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự đi”. ”

Đúng rồi thì tác ý như vậy đúng rồi.

“Rồi một lát nó nhớ bài làm phải làm thế này thế khác, con tác ý nữa: “Hết tu rồi làm, bây giờ hãy quay vô tâm thanh thản, an lạc, vô sự”; sau đó con ngồi im nhẹ nhàng đến hết giờ”.

Đúng rồi! Nó luôn luôn nó động, khi mà mình tu Tứ Niệm Xứ thì luôn luôn nó động. Nó động thì hễ nó động bất kỳ nó động cái gì thì mình cũng tác ý được hết, đuổi được hết. Cho nên đó là cái sự tu tập của mấy con là cái sự tác chiến với cái mặt trận Tứ Niệm Xứ để bảo vệ cái mặt trận đó được yên ổn. Cho nên những điều mà con ghi ra đều là ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu cho nên nó mới có những hiện tượng đó xảy ra. Thì nó xảy ra như vậy đều là cái sự chiến đấu của chúng ta nó đâu có bao giờ nó yên. Cho nên tu là nó mở màn mặt trận nó đánh với các cảm thọ, với các ác pháp nó đang xâm chiếm bốn chỗ thân, thọ, tâm nó đâu có để cho chúng ta yên ổn.

7. NHIẾP PHỤC SỢ HÃI VÀ KHIẾP ĐẢM

(40:53) “Đến giờ tu buổi tối con sợ muỗi nên con bỏ mùng xuống và ngồi bán già, rồi con tác ý lại những ý, những câu ban đầu. Con ngồi giữ tâm thanh thản một lúc có niệm đến bảo con tối này ngồi 1 giờ đi, lúc đầu con nghĩ Thầy đã dạy con ngồi 1 giờ rồi thì bây giờ ngồi chắc được, rồi con nói: “Tâm quay vô, tự nhiên lý luận tùm lum”, thì đồng hồ đã báo hết giờ rồi; con ngồi được 30 phút.

Giờ tu hôm thứ 6 tại lớp, kính bạch Thầy lần này con bị hai con kiến đến thăm. Sau khi tác ý xong những câu tác ý ban đầu, con ngồi để tâm thanh thản được một lát thì một con dưới đất rình cắn ngón chân cái làm con không đau nhưng phản xạ tự nhiên con giật cái chân một cái rồi con lại trở về với vị trí cũ giữ tâm thanh thản và quan sát tiếp. Chừng vài giây thì con nghe ngứa ở ót con nghĩ ngay là kiến nên con tác ý đuổi liền: “Kiến hãy đi đi, đừng có quậy nghe!”, rồi con cảm giác nhột kiến bò lên cái tai rồi im luôn. Đánh giặc vừa xong chưa được nghỉ Thầy cho chúng con xả.

Kính bạch Thầy! Con xin thưa hỏi. Phản xạ tự nhiên làm thân giật mình như vậy là sao có đúng không?”

(42:44) Trong cái phản xạ tự nhiên hiện giờ đó là cái thân của con nó chưa có nhiếp phục được cái khiếp đảm và sợ hãi. Cho nên khi có một cái gì đó làm nó sợ hãi thì nó có cái trạng thái giật mình; nó phản xạ tự nhiên là nó giật mình.

Thí dụ như mình đi trong buổi trời sáng mờ mờ mình thấy một cái dây quăn queo như con rắn, thì vừa chợt thấy cái mình phản xạ tự nhiên cái thân mình nó bắn vọt nó nhảy lên thì đó là cái phản xạ tự nhiên. Còn cái giật mình như bây giờ mình đang ngồi cái trời sét một cái rầm cái tự nhiên cái thân nó giật mình lên; đó là cái phản xạ tự nhiên do cái bản chất sợ hãi và khiếp đảm của mình; nó đã có cảm sợ hãi và khiếp đảm. Cho nên mình chưa có nhiếp phục cái khiếp đảm sợ hãi cho nên mình bị phản xạ đó.

Còn cái người mà đã nhiếp phục cái sợ hãi và khiếp đảm thì họ thản nhiên dù tiếng nổ bao lớn họ vẫn thản nhiên. Còn mình thì chưa được cái điều kiện đó, cho nên mình biết mình con sợ hãi. Mà “còn sợ hãi tức là còn tham sân si. Mà con tham, sân, si thì tức là mình phải tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp, tức là hiện giờ mình đang tu tập.

Cho nên cái sự phản xạ đó mấy con tu nó lần lượt nó sẽ hết chứ nó không có gì hết. Và đồng thời mình có pháp tác ý mình biết mình hay giật mình thì do đó mình tác ý. Như bây giờ mình đang ngồi yên lặng bỗng dưng có một cành cây khô rớt ở trên miếng thiết rầm cái mình giật mình liền; đó đó là những cái phản xạ tự nhiên của thân chúng ta. Do như vậy “nó còn đang ở trong cái sợ hãi và khiếp đảm nó mới có như vậy. Còn nó không sợ hãi khiếp đảm thì nó không có như vậy đâu”.

(44:21) Cho nên chúng ta dùng pháp tác ý hằng ngày chúng ta biết chúng ta hay sợ hãi khiếp đảm thì chúng ta tác ý, tác ý để nhiếp phục, nhiếp phục cái sợ hãi và khiếp đảm. Muốn nhiếp phục sợ hãi khiếp đảm thì chúng ta nói: “Tất cả các pháp đều vô thường có gì đâu mà thường mà sợ hãi; hãy nhiếp phục sợ hãi và khiếp đảm; từ đây về sau thân tâm không được sợ hãi khiếp đảm nữa”. Con cứ nhắc vậy rồi sau đó con ngồi bất động nó không sợ hãi và khiếp đảm, tự phản xạ tự nhiên đó nó không còn có nữa, tức là nó không còn sợ hãi khiếp đảm.

Nhớ pháp Như Lý Tác Ý là điều quan trọng; thấy chúng ta có một trạng thái gì là biết chúng ta còn những cái điều kiện cần phải xả nó thì chúng ta cố gắng xả.

8. KHI NÀO TĂNG GIỜ TU TỨ NIỆM XỨ

(45:03) “Tu Tứ Niệm Xứ được như thế nào mới tăng giờ hay không tăng giờ?”

Tu Tứ Niệm Xứ mà được thì chúng ta thấy tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà tất cả các cảm thọ và các ác pháp không có tác động vào. Tức là chúng ta ngồi thanh thản, an lạc, vô sự trong 30 phút mà không có một niệm nào. Hoặc là có một đôi niệm mà các cảm thọ nghe an ổn chứ không có nghe nhức mỏi chỗ này đau chỗ kia thì đó là chúng ta sẽ tăng lên được. Nhất là khi 30 phút mà chúng ta thấy hoàn toàn suốt trong thời gian 30 phút mà không có một niệm gì xảy ra ở trong tâm chúng ta. Và đồng thời chúng ta nhiếp tâm vào Tứ Niệm Xứ nhanh chóng, hễ tác ý xong là chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự thì chúng ta ngay đó chúng ta tâm quay vô nhìn bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Thì lúc bây giờ chúng ta thấy an ổn, rất an ổn không còn một niệm nào xen vào, và cho đến khi đúng 30 phút mà không có niệm thì lúc bây giờ chúng ta tăng lên một giờ.

Còn nếu chưa được vậy thì chúng ta phải cố gắng tu tập, nếu chưa được vậy tức là chúng ta chưa xả hết tâm. Bởi vì tâm nó còn niệm này, nó còn niệm kia, nó còn cái niệm khác suốt trong 30 phút mà chưa được yên tịnh nó chỉ trong vòng 5 - 10 phút yên tịnh mà thôi, thì chúng ta chưa được tăng lên.

Như thầy Chơn Thành hiện giờ đối với 30 phút 1 giờ mà thầy ngồi với tâm thanh thản rất tự nhiên mà không có niệm nào cả. Cho nên thầy tăng lên 3 giờ 4 giờ, thầy tăng lên để cho có niệm, có niệm để mà xả. Và đồng thời cuối cùng nó không niệm từ 3 4 giờ thì thầy tăng lên nữa. Còn chúng ta 30 phút mà có niệm thì chúng ta chưa nên tăng, chưa nên tăng để ở trong 30 phút đó mà xả. Chừng nào 30 phút đó không còn niệm, không còn cảm thọ nữa thì lúc bấy giờ chúng ta mới tăng lên. Không còn nữa thì mới tăng, mà còn thì chúng ta cứ ở vị trí 30 phút mà xả cho sạch.

(47:01) “Con cảm thấy sức khỏe con yếu nhiều, kính xin Thầy cho con theo học tu chung lớp của người già có được không thưa Thầy?”

Được! Bởi vì bây giờ cái lớp người già sau này đó thì coi như là cái thời gian của người trẻ họ có thể họ tiến tới; bây giờ thì mấy con thấy còn tu 30 phút thôi rồi đến 1 giờ, đến 2 giờ, 3 giờ thì cái người già họ ráng họ tu đến 3 giờ đó cũng nhiều lắm rồi. Và đồng thời thì cái người trẻ đó 3 giờ bắt đầu họ tiến lên 4 giờ, 5 giờ họ đi liên tục họ không có dừng; họ đủ khả năng họ đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp trên hôn trầm, trên thân của họ khỏe khoắn.

Còn mấy con già thì mấy con tu tới 3 giờ đồng hồ trong 1 thời tu, rồi chừng đó nếu mà được thì Thầy cho lên mà không được thì mấy người già thì ở lại cái lớp này tu tập, để đến khi nào mà Thầy thấy rằng cái tâm của mấy con có đủ đạo lực mấy con làm chủ sự sống chết. Chứ mấy con kéo suốt 1 đêm, 12 tiếng đồng hồ hoặc là 1 ngày không ngủ, ngày hôm sau thì cơ thể của các con chỉ còn có nước nằm hết có đi nổi. Cho nên cái người già thì mấy con phải biết cái sức yếu của mấy con yếu lắm rồi.

Như cô Huệ Ân bây giờ mà cho cô tu tập từ 7 giờ tối mà cho đến 7 giờ sáng ngày mai hôm sau thì chắc chắn là có thể chúng ta sẽ đào cái huyệt sẵn để chôn cô thì hơn, chứ cô thức vậy là cô chết luôn đó không có chịu nổi đâu. Cho nên cái sức yếu rồi nó cần phải có nằm nghỉ lại, chứ còn thức suốt mà tu thì kể như là chúng ta làm đám ma sớm, nhập Niết Bàn sớm. Cho nên con tu từ từ chứ đừng có vội vàng; mấy con lớn tuổi mấy con đừng có vội vàng lắm, hãy tu từ từ!

Còn tuổi trẻ nó có đủ sức lực nó không có chết đâu, cái sức của nó nó vượt qua tất cả những khó khăn, nhất là tuổi trẻ. Cho nên mấy con nỗ lực mấy con tu, tuổi trẻ mấy con tu chừng nào thì Thầy mừng chừng nấy. Nhưng, cái chỗ quan trọng là Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ đó, nó không có chướng ngại, nó không có ác pháp, nó không có chướng ngại tác động vô thì mấy con tăng lên, mà nó còn ác pháp thì mấy con chưa được tăng. Có như vậy thì mấy con mới tiến bộ được.

Còn phần con yếu thì con nên tu theo người già thì được. Chứ còn con mà siết theo cái kiểu vừa là bệnh tật vừa là tu tập mà siết theo cái người trẻ thì chắc chắn con chắc có lẽ cũng bò càng chứ còn không làm sao mà đứng nổi.

Chừng nào đến khi mà Thầy thấy được Thầy sẽ cho lên, còn khi không thì được con xin về tu với cái lớp chung của người già thì tốt lắm.

9. TƯ DUY VỀ TU TỨ NIỆM XỨ CỦA TU SINH

(49:44) “Còn một điều con muốn trình bày xin Thầy cho con gặp Thầy vài phút!”

Sau khi mà mọi người về rồi thì con muốn thưa Thầy gì đó thì con đến đây thưa sau.

“Con tư duy về cách tu Tứ Niệm Xứ như thế này không biết có phải không. Người tu Tứ Niệm Xứ cũng giống như chủ nhà rình bắt kẻ trộm; cái nhà có hai cửa sổ hai bên hông, và hai cửa sổ ở hai bên trước nhà. Vì vậy mất đồ nhiều lần, nên chủ mở hết bốn cửa sổ ra để nhử trộm rồi tìm chỗ ngồi thuận tiện để rình tên trộm. Chỉ cần thấy trộm leo lên cửa sổ là có thể bắt, đuổi giao cho Công an. Có phải vậy không thưa Thầy? Con kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ thắc mắc này, con cám ơn Thầy!”

Đúng vậy! Nghĩa là bây giờ bốn cái cửa của con để nó tự nhiên, gió bên đây thổi qua bên kia thổi qua nó thanh thoát; nó không có mà phải cực khổ phải đóng kín cửa lại, con để. Rồi con ngồi một chỗ nào đó trong bóng tối mà rình ra. Rồi hễ thấy thì nhảy ra xộp đầu nó liền trói lại, bắt đem giao Công an liền. Thì đó là pháp Như Lý Tác Ý đó mấy con. Thì như vậy đúng chứ không có sai.

Nhưng mà cái chỗ mà con đứng núp á, “đừng có tìm cái chỗ hóc mà ngồi núp không có đúng, mà hãy núp ngay cái chỗ hơi thở đó, cái chỗ đó là cái chỗ kín nhất mà có thể bắt được trộm dễ dàng. Đó thì Thầy chỉ điểm cho cái chỗ núp, chứ không khéo con chạy núp cái chỗ khác coi chừng núp vậy nó đi vào tưởng mới chết!” Phải không, nhớ chưa?

10. LỢI ÍCH KHI PHÁT LỒ SÁM HỐI

(51:39) “Kính bạch Thầy! Tiếp theo giờ tu con bị trạo hối, ngồi một lát là con nghĩ hồi sáng con đã làm Thầy buồn rồi tự nhiên nước mắt con tuôn trào con không cầm lại được, con tác ý: “Không khóc nữa, nếu biết sai thì cố gắng sửa, tâm hãy quay vào đi!” ”

Ờ trong khi có những cái điều gì mà trạo hối lỗi với Thầy thì con hãy đến xin phát lồ sám hối với Thầy, chứ đừng có để đó mà khóc hoài đó thì nước mắt nó tràn ngập đây mà người ta chết hết đó, người ta chết ngộp. Biết không!

Khi mà có cái điều kiện gì đó thấy mình trạo hối mà có cái lỗi gì với Thầy thì con đến con xin cô Út cho con gặp Thầy con có cái lỗi con xin phát lồ sám hối, thì ngay đó con sẽ trình bày những cái lỗi của mình thì Thầy sẽ hoan hỷ và gợi ý giúp cho con để con được bình an để tiếp tục tu cho nó tốt hơn. Chứ tự sửa rất là khó mấy con. Chỉ khi nào sám hối rồi tâm hồn mình nó cởi mở ra liền, còn mình tự sửa nó cứ nó dằn vặt mình hoài kêu là trạo hối đó! Nó cứ dằn vặt mình rất là khổ.

Cho nên có lỗi gì thì mấy con cứ đến mà xin sám hối với Thầy; mấy con đến nói trình bày cho Thầy xong thì Thầy có lời khuyên mấy con thì mấy con sẽ nhẹ nhàng; mấy con trút xuống như là trút cái gánh mà mấy con đang gánh nặng ở trên vai bây giờ được bỏ xuống nhẹ nhàng. Cho nên nó cởi mở về ngồi tu nó rất là an ổn.

11. CUNG KÍNH PHẬT VÀ THẦY ĐÚNG CÁCH

(53:20) “Kính bạch Thầy! Sáng hôm đó con có trình bày sự tu, con thấy ở mỗi người con cũng có giống một chút. Nếu con nói mình không sai và con chỉ ngồi nghe và không trình lại với Thầy vì nói ra giống bắt chước con thấy kỳ. Sau đó con nghĩ giờ này là giờ thưa hỏi mà không hỏi nên con hỏi câu hỏi khác thành ra lạc đề không đúng trọng tâm của bài học. Con kính mong Thầy hoan hỷ cho con xin sám hối; Con kính lạy Thầy ba lạy mà con hứa sẽ cố gắng hơn để không phụ lòng Thầy.

Con xin kể tiếp sau khi tác ý bảo tâm con quay vô tu đi, con không khóc nữa và cũng không muốn động thân để lau chùi nước mắt; con tác ý lại như ban đầu ngồi một lát thì niệm tới nó bảo con không được xá Phật mà phải lạy Phật, chân không quỳ được thì ngồi, ngồi lạy theo kiểu mấy đạo sĩ Yoga thường lạy Phật đó, rồi chuông reo hết giờ tu. Kính bạch Thầy! Trước khi xả ra con ngồi ở tu thế đang tu con lạy Phật ba lạy và con lạy sám hối Thầy ba lạy kính Thầy hoan hỷ chứng minh cho con.”

Được rồi! Lạy Phật thì các con xá cũng được lạy cũng được, nhưng lạy kiểu nào cũng tốt Phật không có chấp vì đó là cái lòng cung kính của mình, không có gì đâu mấy con. Tại cái tâm mấy con sinh ra rồi ngồi đó xá không chịu; tại cái tâm nó sinh ra mà. Xá nó không chịu, nó nói như vậy chưa đúng; tự cái tâm rồi phải lạy. Mà lạy phải quỳ như thế này làm như thế kia thì nó bảo nó dạy con đủ cách. Nhưng sự thật ra lạy là chứng tỏ cái lòng cung kính của mình đối với Phật đối với những cái người mà ơn nghĩa của mình; đó là cái lòng cung kính chứ không có gì hết. Mặc dù là thí dụ như mình chấp tay mình xá Phật cũng là cái lòng cung kính, nhưng mà thật tâm xá hay là làm có hình thức đây?

(55:36) Có nhiều người lạy cũng lạy có hình thức chứ sự thật thật tâm thì không có cái vẻ cung kính biết ơn. Nhưng mà cái người cái lạy hay hoặc cái xá mà đối với Phật đối với Thầy chỉ cái lòng của mấy con thôi mấy con, ở nơi lòng của mấy con cung kính tôn trọng thì nó đủ rồi mấy con.

Nghĩa là Đức Phật và Thầy hiện giờ cũng không mong ước gì mà mấy con đảnh lễ, xá lạy Thầy mà Thầy chỉ mong mấy con tu tập đúng lời dạy là mấy con đã cung kính tôn trọng Thầy.

Thí dụ như Thầy bảo “mấy con độc cư mà mấy con không độc cứ tức là mấy con không cung kính Thầy. Thầy biết mấy con không nghe lời dạy của Thầy mấy con làm sai thì Thầy cũng biết chứ sao Thầy không biết. Dù mấy con có lạy Thầy bao nhiêu mà Thầy dạy mấy con làm không đúng Thầy cũng biết mấy con cũng không cung kính Thầy”.

Còn mấy con cung kính tôn trọng Thầy thì Thầy dạy như thế nào mấy con làm đúng nấy, thì đó là cái sự cũng kính của mấy con. Thầy cũng hiểu cũng biết, bởi vì Thầy là Thầy của mấy con mỗi mỗi chút mấy con làm gì Thầy cũng biết chứ không phải không biết hết đâu.

Cho nên khi mấy con tu tập mấy con được giải thoát là mấy con nhờ, nhưng cái hành động mà làm cho mấy con được giải thoát là mấy con không phụ ơn Thầy và mấy con cung kính Thầy ở hành động đó. Đó thì cái sự cũng kính Phật cũng như sự cung kính Thầy là vậy.

(56:59) Cho nên Thầy rất cung kính Phật bằng cái hành động tu tập Thầy đã được làm chủ bốn sự đau khổ; Thầy biết rằng đức Phật rất vui khi Thầy đã tu tập đúng. Và hôm nay Thầy mở cái lớp Bát Chánh Đạo, Đức Phật rất hãnh diện vì cách Phật hai ngàn mấy trăm năm mà Thầy đã làm sống lại con đường của đạo Phật, tức là Thầy không phụ ơn Phật. Thầy cung kính Phật, Thầy tôn trọng Phật bằng Thầy mở cái lớp này, Thầy hướng dẫn cho mấy con nhưng mà cũng là nói lên cái lòng cung kính của Thầy đối với Phật.

Còn hôm nay cũng vậy mấy con hiện diện trước mặt Thầy còn sống tại thế gian này thì những hành động mà mấy con làm đúng như lời Thầy dạy thì đó là mấy con đã cung kính và tôn trọng Thầy. Còn mấy con làm sai tức là mấy con thiếu sự cung kính và tôn trọng. Mấy con cũng không hiểu, sự làm sai thì mấy con cũng không hiểu nhưng mà trong đó thật sự ra mấy con không cẩn thận. Để rồi mấy con thành cái lỗi không cung kính Thầy, có vậy thôi. Chứ mấy con không phải là cố ý như vậy, mấy con cũng biết nhưng mà cái nghiệp của mấy con quá nặng, quá nặng nó lôi mấy con không hay, làm cho mấy con phạm giới phá giới. Mà cuối cùng mấy con thiếu sự cung kính đối với Phật, đối với Thầy.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy