00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 048A (NAM) - VẤN ĐẠO ĐỘC CƯ - TỨ NIỆM XỨ

CK 048A - VẤN ĐẠO ĐỘC CƯ - ĐỊNH VÔ LẬU VỚI TỨ NIỆM XỨ - TỨ CHÁNH CẦN VỚI TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 03/01/2006

Thời lượng: [44:15]

1- ĐỘC CƯ ĐỂ TU TẬP TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Vấn đề buổi chiều hôm nay, các con sẽ ngồi nhiếp tâm thử trong Tứ Niệm Xứ; rồi trong 30 phút Thầy kiểm tra lại cách thức ngồi nhiếp tâm xem đúng hay là sai. Rồi sau đó, sau 30 phút Thầy sẽ hướng dẫn cho cách thức để nhiếp tâm cho đúng.

Nhưng về cái phần triển khai tri kiến vô lậu, nó còn những điều kiện gì cần thiết mà mấy con chưa hiểu thì mấy con hỏi tiếp tục để cho biết cách để triển khai tri kiến. Vì nó còn mấy phần chúng ta triển khai để đủ điều kiện sử dụng tri kiến đó trong pháp môn Tứ Niệm Xứ để xả tâm.

Hiện giờ thì mấy con cứ hỏi để rồi một lúc nữa chúng ta tiếp tục bước qua cái giai đoạn thực tập trên Tứ Niệm Xứ. Chứ không còn chờ đợi thời gian dài nữa, chúng ta không thể chờ đợi, cho nên chúng ta phải cố gắng!

Và đồng thời khi Thầy vào đây có nghe câu hỏi như thế này:

“Kính bạch Thầy! Bước qua giai đoạn tháng thứ ba, tu tập Tứ Niệm Xứ Thầy có dạy là phải giữ hạnh độc cư một trăm phần trăm. Vậy đối với cô Út con có nói chuyện được hay không? Mỗi khi cô có việc hỏi con hoặc ngược lại”

Câu hỏi này Thầy xin trả lời để thấy trong cái vấn đề rất quan trọng; là vì chúng ta không có tiếp duyên nhau nói chuyện hoặc chuyện này chuyện kia hoặc hỏi đạo với nhau hoặc là chuyện lặt vặt đối với huynh đệ. Chúng ta coi như độc cư một trăm phần trăm.

Còn với cô Út, mình có những gì cần thiết, điều cần thiết mình cần thì phải đến hỏi cô Út; và khi cô Út có một cái chuyện gì đó cô đến trực tiếp nói chuyện với mình - vì nó có điều gì cần thiết thì cô mới đến; còn không thì thôi.

Còn mấy con có cần thiết thì phải hỏi cô Út - những cái gì cần thiết cho tứ sự cho cuộc sống tu hành của mình - còn nếu mà tối đa mình thấy không có cần thiết - không hỏi!

Bởi vì đến cái giai đoạn này mình tu Tứ Niệm Xứ rồi thì mình ở trên Tứ Niệm Xứ để nhiếp phục cái ưu phiền ở trên cái thân của mình, cho nên mình cũng không cần thiết thuốc thang lắm. Nhưng mà mình thấy cái khả năng mình với cái cảm thọ của mình không đủ, mình không đủ sức hàng phục, không đủ sức nhiếp phục nó thì buộc lòng mình phải đi xin thuốc thôi. Còn nếu mà mình đủ sức thì mình không cần, mình không cần xin - do cái vấn đề điều kiện đó.

(2:33) Còn hôm nay thì chúng ta cũng giảm bớt cái Định Vô Lậu. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta tập trung viết nhiều quá thì chúng ta lại mất thời gian (để) mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ - Chúng ta dành cho Tứ Niệm Xứ rất nhiều.

Còn khi nào mà đi Thân Hành Niệm hoặc là Chánh Niệm Tỉnh Giác là khi đó buồn ngủ mình mới đi. Còn không có buồn ngủ thì không nên đi mà dồn hết công phu cho Tứ Niệm Xứ.

Để chúng ta áp dụng Định Vô Lậu - Định Vô Lậu tức là tri kiến giải thoát của chúng ta đã học hỏi được; áp dụng vào từng tâm niệm của chúng ta mà quét ra.

Đó là mục đích của chúng ta hôm nay, chúng ta phải tu về pháp Tứ Niệm Xứ, rất kỹ lưỡng hẳn hòi!

Và cách thức nhiếp tâm và an trú tâm ở trên Tứ Niệm Xứ như thế nào? Sau khi được nghiệm xét thấy quý thầy với quý cư sĩ nhiếp tâm đúng hay sai, Thầy sẽ hướng dẫn kỹ lại để chúng ta biết cách mà nhiếp tâm cho đúng cách trên Tứ Niệm Xứ.

Bây giờ quý thầy và quý cư sĩ có hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Tu sinh: Con có câu hỏi.

Trưởng lão: Khoan khoan con, lần lượt. Rồi!

2- CÁC CÁCH THỨC TU TẬP TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(03:40) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, như vậy là tất cả những cái niệm mà mình quán xét thì nó phải nằm ở trong năm cái nhóm đặc tính, đặc tướng, về duyên hợp, chuyển đổi và duyên tan. Nằm ở trong một cái khung đó thôi?

Trưởng lão: À, đúng! Luôn luôn lúc nào mà có một niệm khởi ra thì mình ở trên cái sườn đó mà mình quán xét cái niệm đó thì nó sẽ không sai. Nhưng mà mình phải ở trên cái nhân quả và cái vô thường. Bởi vì mình học nhân quả và vô thường, cho nên mình ở trên đó mình quán xét để mình xả nó. Đó! Như vậy là phải đứng ở trên cái góc độ đó mà quán xét.

Bởi vì cái sườn bài, cái niệm nó khởi ra thì mình phải thấy cái đặc tướng, đặc tính của nó, rồi duyên hợp duyên tan; tại sao, từ đâu mà nó có cái niệm này? Nó hợp từ đâu? Rồi bây giờ mình phải chuyển biến cho nó tan như thế nào? Đó là cách thức như vậy!

Hay hoặc là cái sự kiện đó nó xảy ra bây giờ nó còn thành cái niệm. Cái niệm nó xảy ra, nó ở trong quá khứ rồi thì nó có cái duyên hợp, duyên tan của nó trong quá khứ cho đến bây giờ nó chỉ còn cái niệm ở trong đầu của mình thôi.

Do đó mình làm sống lại nó để rồi mình thấy cái duyên hợp duyên tan của nó tạo; cho nên mình bẻ gãy ngang khi mình hiểu biết nó trong cái nhân quả của nó, trong cái pháp vô thường của nó. Cho nên mình diệt nó, tức là mình diệt nó bằng cái tri kiến của mình, tức là phải theo những cái dàn bài, cái sườn đó mà quán. Chứ đừng có đi lạc ra ngoài cái sườn đó thì coi chừng sai; coi chừng bị ức chế! Mình phải hiểu, mà phải hiểu nó ở trong cái sườn đó; mình hiểu nó mới xả. Còn ngoài cái sườn đó coi chừng mình sẽ bị ức chế.

Rồi, tới con!

(05:15) Tu sinh: Lúc mà mình quán tâm, quán thọ mình đi theo chừng đó là mình đứng trên đỉnh hơi thở rồi mình nhìn cảm thọ nó li ti, cái nhịp đập, rồi những cái thần kinh, những cái rung động trong người mình, nó rung động có phải vậy không Thầy?

Trưởng lão: À không! Cái tâm của mình nó định ở trên cái rung động đó, tức là trên cái hành, trên cái hành của thân. Rồi mình mới cảm nhận cái sự đau, cái sự mệt mỏi của thân - cái này nó mới là sự tham ưu. Còn cái sự rung động là cái tự nhiên, cái hoạt động của cơ thể chúng ta tức là các hành trong thân.

Mình đứng ở trên các hành trong thân đó mà nhìn bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta. Vậy thì khi chúng ta đứng ở trên đó bằng cách nào? Để rồi chúng ta sẽ ngồi lại, chúng ta sẽ suy nghiệm thì chúng ta sẽ thấy! Xem thử nó đứng ở chỗ nào, nó đứng chặt ở chỗ đó hay là nó đang nhiếp tâm an trú ở trên chỗ cái hành đó nữa? Thì coi chừng nó lại sai nữa!

Cho nên bây giờ tới đây thì chúng ta sẽ trở về với cái sự tu tập của Tứ Niệm Xứ. Nghe chúng ta đứng, thì trước tiên chúng ta sẽ đứng ở trên cái hơi thở. Rồi xem trong thời gian ba mươi phút đó mình đứng (trên) hơi thở mình nhiếp hơi thở hay là mình đứng đó để quan sát.

Cái đứng ở trên chỗ đó mà quan sát nó khác hơn cái đứng ở chỗ đó rồi nhiếp cái đối tượng đó; coi chừng mình trật cái chỗ đó! Rồi để ba mươi phút trôi qua để mình nghiệm xét lại; rồi trình bày (với) Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cách thức để cho nó đi đúng vào cái chỗ đó; cho nó đúng pháp Tứ Niệm Xứ.

Rồi, con hỏi, Phước Tồn hỏi!

3- TU TẬP ĐỊNH VÔ LẬU SONG SONG VỚI TỨ NIỆM XỨ

(06:53) Tu sinh Phước Tồn: Mô Phật! Bạch Thầy! Như Thầy vừa dạy là bây giờ dồn cả thời gian vào tu tập Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà trong thời gian con làm bài thì chưa có hoàn thiện hết; như vậy tới, thời gian con chia tu tập như thế nào? Xin Thầy chỉ dạy cho con!

Trưởng lão: Ờ, Thầy sẽ chỉ dạy cho con! Bởi vì tất cả những thời gian bây giờ, hiện giờ là áp dụng Định Vô Lậu trên Tứ Niệm Xứ - áp dụng. Cho nên thời gian dồn (cho) tu Tứ Niệm Xứ nhiều; nhưng mà vẫn còn triển khai Định Vô Lậu; chứ đâu phải tới đây mà hết.

Nghĩa là tới đây, trong một ngày một đêm ít ra mấy con cũng dành nó được 2 tiếng đồng hồ để mà tư duy triển khai cái tri kiến của mình. Nhưng mà không nhiều, mọi lần mấy con dành quá nhiều thời gian về Định Vô Lậu, Thầy thấy viết cả xấp (giấy). Cho nên Thầy nghĩ rằng viết (nhiều) quá đi, chắc có lẽ điên, nên bây giờ bớt lại đủ sức quan sát của mình thôi.

Chứ mấy con dồn cái tri kiến của mấy con triển khai quá, hăng hái triển khai quá nhiều thì sợ nó sai đi! Cho nên mỗi ngày như vậy mấy con có thể dành hai tiếng hay ba tiếng đồng hồ để mà tu Định Vô Lậu thôi; nó còn thì giờ chứ đâu phải là hết!

Nhưng mà chừng nào Thầy bảo dứt, không có còn dùng cái đó nữa thì mấy con chỉ còn có cái tri kiến của mấy con hiểu tới đâu thì dùng để xả tâm thôi; chứ không có còn dùng Định Vô Lậu nữa.

Nhưng bây giờ nó còn một cái khoảng “vô lậu” mấy con chưa có hết, chưa có đủ, chừng nào mà đủ hết rồi thôi! Còn bây giờ nó còn thiếu, nó còn thiếu Tứ Vô Lượng Tâm, mấy con còn thiếu xa lắm! Bởi vì người ta chỉ cần có Từ Vô Lượng Tâm người ta xả hết tâm, người ta chứng đạt, chứ không phải đâu!

Cho nên bây giờ mấy con chưa có tới cái chỗ này mà! Chừng nào mấy con quán Tứ Vô Lượng Tâm được rồi tức là Từ nè, Bi nè, Hỷ nè, Xả nè bốn cái của cái Tứ Vô Lượng Tâm - những cái phương pháp đặc biệt và đó là những cái phương pháp độc nhất để mà chứng đạo nữa! Các con nghe đức Phật đã dạy tám cái pháp chứng đạo mà! Độc nhất của tám cái pháp chứng đạo.

Mà bây giờ mình chưa triển khai cái tri kiến về Tứ Vô Lượng Tâm làm sao mình biết ở đâu mà mình đi đến cái chỗ cứu cánh của mình cuối cùng được. Cho nên mấy con còn phải đi.

Nhưng mà cứ cho mấy con học như thế này riết mấy con sẽ loạn thần kinh; ngồi đó tối ngày suy nghĩ - nó loạn sao? Cho nên bắt buộc khi mà tu tập đến cái mức độ nào thì Thầy biết: “ À! Bây giờ cái chỗ này phải đi qua cái chỗ giữ gìn cái tâm mình nó bất động, áp dụng cho nó thực tế hơn ”. Để từ đó mình sẽ đi vào sâu hơn và vi tế hơn, những cái điều mấy con sẽ quán sau này ở trên Định Vô Lậu nó sẽ giúp mấy con quét những cái vi tế hơn.

(09:27) Còn cái nhân quả và cái pháp vô thường nó quét cái thô hết, còn tới cái vi tế là Tứ Vô Lượng Tâm nó sẽ quét vi tế. Mà nó sống ở trong cái tâm từ của nó, tâm bi của nó để nó thực hiện cuộc đời của nó bất động tâm là ở trên tâm từ, tâm bi - cái lòng thương yêu của mọi con người - nó mới thực hiện; không bao giờ ghét một người nào hết.

Người ta chửi mình tan nát, người ta làm cho mình đau khổ, người ta làm cho mình sống như gần chết! Như các con thấy ông Phú Lâu Na, đó là ông thực hiện tâm từ của ông đó. Cho nên vì vậy mà giết ông, ông cũng vẫn thấy người ta thương ông! Còn mình hở ra một chút là mình không thấy người ta thương mình; mà chút xíu mình đã ghét người ta rồi.

Cho nên mình thực hiện áp dụng vào phương pháp Tứ Niệm Xứ để cho mình thực hiện được cái Tứ Vô Lượng Tâm là sau khi mình đã xả bớt cái phần thô. Chứ còn phần tế thì phải nhờ Tứ Vô Lượng Tâm để mà xả. Cho nên Thầy biết từng pháp để mà đi vào quét cho sạch; cái tâm chúng ta thanh tịnh hoàn toàn, không còn tham sân si.

Đó! Thì hôm nay, mấy con cũng phải: trong một tuần lễ, ít ra trong một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ mấy con tu tập dành ra hai tiếng đồng hồ - đó là ít, ba tiếng là vừa, đừng có tăng lên ba, bốn tiếng - nhiều! Thời gian ba tiếng đồng hồ, hai tiếng đồng hồ đó mấy con dành cho Định Vô Lậu.

Nghĩa là trong khi cái thời gian đến đó bắt buộc mấy con phải tư duy suy nghĩ mà tư duy suy nghĩ nó không ra thì mấy con phải ngồi tư duy suy nghĩ. Thí dụ như mấy con đưa cái đề tài là quán thân bất tịnh: “À! Bây giờ các con mới nghĩ: bây giờ nó hết rồi, mình quán rồi, mình viết ra hết rồi, nói cái thân nó bất tịnh như thế này thế này hết rồi”. Nhưng mà tới cái giờ tu Định Vô Lậu đưa cái đề tài này ra quán nữa xem thử còn thiếu chỗ nào nữa không? Xét tới, xét lui xem cái bất tịnh còn chỗ nào nữa không? Thiếu chỗ nào?

Còn nếu không thì mổ ruột ra xem thử: gan, ruột, phèo…​ trong nội tạng của mình cái nào còn dơ mà mình chưa biết đó thì mình sẽ xem xét lại, mấy con thấy! Bởi vậy Thầy nói phải mằn mò, phải đi từng cái chi tiết rất là rõ để mà thấy sự bất tịnh của nó. Từ cái lổ chân lông cho đến móng tay, móng chân, cứt ráy của chúng ta; ghèn cháo, nước miếng nước mồm gì đem ra hết, nói hết không có chừa cái chỗ bất tịnh của thân tứ đại của chúng ta.

(11:40) Đó là bây giờ bắt đầu mình viết qua cái sườn của nó đi. Rồi chừng đó mình đi vào cái chi tiết. Bây giờ nói về con mắt bất tịnh chỗ nào? Cái lỗ mũi bất tịnh chỗ nào? Cái lỗ tai bất tịnh chỗ nào? Cái tóc của mình bất tịnh chỗ nào? Phải nói cho hết, nói từng chân răng kẽ tóc bất tịnh của nó ra cho hết.

Cái răng nè, nó bất tịnh chỗ nào nói cho hết! chứ không phải: "răng như vậy là bất tịnh" - không có nói như vậy được. Mình nói phải đi sâu, mà đi thật như thật để thấy nó như thật, chứ không phải là nói để nói lấy có mà nói cho qua. Mà nói như thật, mình xem xét tự mình nghiên cứu ở trong cái đó mà nói ra, nói sự bất tịnh.

Cho nên mấy con viết nhiều chứ không phải là viết ít đâu! Ba tiếng đồng hồ, mấy con dồn ba tiếng đồng hồ mấy con cũng làm việc nhiều. Mà trong khi ngày nào con cũng dành ra ba tiếng, hai tiếng đồng hồ cho cái phần đó. Còn bao nhiêu mấy con dồn lại Tứ Niệm Xứ hết. Các con hiểu?

Trừ ra có khi nào buồn ngủ thì mấy con đi kinh hành thôi, đi Pháp Thân Hành Niệm, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác. Nhớ vậy thôi!

Chớ còn bây giờ không có tu riêng từng pháp: "Ờ! Bây giờ đặt giờ này đi kinh hành, giờ kia phải ngồi tu hít thở hơi thở, giờ nọ phải tu Tứ Niệm Xứ, giờ này phải tu Định Vô Lậu" - không có tu vậy nữa. Mà dồn hết tất cả thời gian cho Tứ Niệm Xứ. Trừ ra cái trường hợp nào mà Thầy nhắc, đó là buồn ngủ mới đi Chánh Niệm Tỉnh Giác hay hoặc Thân Hành Niệm còn không thì thôi!

Còn người nào mà Thầy cho phép, bây giờ người đó đang bệnh thì Thầy bảo người đó phải thực hiện pháp Thân Hành Niệm để trị bệnh họ thì người đó chỉ thực hiện theo cái đặc tướng, đặc tính của cái nghiệp của họ, thì theo Thầy dạy để đối trị cái bệnh của họ. Còn mấy con là những người bình thường thì hãy áp dụng như lời Thầy dặn, đừng tu sai; tu sai thì nó không đúng. Đừng có tu theo thời khóa nữa; mà dồn hết cái thời gian cho Tứ Niệm Xứ cho Thầy.

Rồi còn cái phần vô lậu thì mấy con chỉ có hai tiếng, ba tiếng thôi. Nhưng mà sự thật ra thì mấy con nên dành nó hai tiếng là tốt nhất. Bởi vì Thầy thấy trong mỗi ngày là có hai tiếng, mà trong một tuần lễ để mà con quan sát một cái đề tài để nộp cho Thầy (một) bài thì quá nhiều thời gian chứ đâu phải là không nhiều - rất là nhiều thời gian cho Định Vô Lậu. Mà từ đây về sau cho tới đó thì chúng ta còn một số bài để tu Định Vô Lậu nữa, để khai triển cái tri kiến hiểu biết của chúng ta.

Đó, thì như vậy! Mấy con còn hỏi tiếp Thầy gì thêm nữa không? Con?

4- TU TỨ NIỆM XỨ LÀ ÁP DỤNG CÁC PHÁP ĐÃ HỌC ĐỂ BẢO VỆ, HỘ TRÌ CHÂN LÝ

(13:53) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, như Thầy dạy là dồn hết thời gian để tu Tứ Niệm Xứ. Thì trừ khi bệnh đau, nhưng mà con thấy nhiều khi nó hôn trầm bạch Thầy.

Trưởng lão: Đã Thầy nói hôn trầm thì đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thân Hành Niệm!

Sư Pháp Ngộ: Hôm trầm thì mình phải dùng Chánh Niệm với dùng Pháp Thân Hành Niệm nếu mà không có gì thì mình cứ tu Tứ Niệm Xứ thôi.

Trưởng lão: Phải rồi. Bởi vì đây là mình đánh chướng ngại của nó, mà có chướng ngại thì phải dùng cái pháp để mà hàng phục nó, nhiếp phục nó.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, thì con nghĩ cái Tứ Niệm Xứ mà mình tu là nó bị hôn trầm nhất.

Trưởng lão: Bởi vậy bây giờ mới tu Tứ Niệm Xứ! Mà Tứ Niệm Xứ đánh con hôn trầm thì bây giờ con mới sử dụng cái pháp diệt hôn trầm. Thay vì nó không còn hôn trầm thì con mới dùng Tứ Niệm Xứ được chứ gì? Giờ có hôn trầm thì dùng cái pháp đó mà quét cái hôn trầm. Chừng nào quét được - một ngày, hai ngày quét cho được - chừng nào nó hết thì ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ; còn thì cứ ôm pháp kia mà quét.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nhiều khi tu Tứ Niệm Xứ mà lúc khuya, lúc khuya một, hai giờ sáng bắt đầu tu thì rất là khổ về vấn đề nó hôn trầm.

Trưởng lão: Vấn đề hôn trầm thì pháp Thân Hành Niệm - bởi vì ở đây tu Tứ Niệm Xứ cái mục đích là quét những chướng ngại pháp ở trên đó; mà hôn trầm thùy miên còn thì nhất định phải đi kinh hành - pháp Thân Hành Niệm. Chứ con ngồi đó bây giờ tu Tứ Niệm Xứ mà nó cứ gục tới gục lui làm sao tu Tứ Niệm Xứ được? Buộc lòng phải đi pháp Thân Hành Niệm hoặc là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Phải không, con hiểu chưa?

Cho nên nói dồn hết Tứ Niệm Xứ chứ mấy con bị phân ra các pháp hết đó! Bây giờ thí dụ: “ Như tui tu Tứ Niệm Xứ mà cứ niệm nó khởi ra, buộc lòng tui phải tu Định Vô Lậu; chứ làm sao tui tu Tứ Niệm Xứ được!” Con hiểu chưa? Chừng nào mà Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc, vô sự kéo dài dài dài dài giờ này qua giờ khác. Đó! Là mấy con đã mới có thấy được Tứ Niệm Xứ.

(15:35) Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, con thấy tu Tứ Niệm Xứ thật sự ra mình giữ được cái tâm thanh thản rất là khó khăn chứ không phải dễ. Vì mỗi con người nó có cái thói quen, cái gì nó cũng quen hết; ví dụ như đang ngồi Tứ Niệm Xứ cái tự nhiên rồi nó khởi lên, tự nhiên dũi cái chân, dũi cái tay, vậy đó! Chứ thí dụ như mình ngồi mình nhiếp tâm Định Niệm Hơi Thở, mình nhiếp tâm thì nó không dũi gì hết; nó khởi niệm gì kệ nó. Nhưng mà mình Tứ Niệm Xứ thì mình phải thanh thản, thanh thản thì tự nhiên nó…​.

Trưởng lão: Bởi vậy nó mới thấy được cái chướng ngại của nó, mới quét!

Sư Pháp Ngộ: Nó đủ cách hết, bạch Thầy!

Trưởng lão: Chớ còn nhiếp tâm ở trong cái pháp khác, như bây giờ con nhiếp tâm ở trong cái hơi thở đi! Con mắc bận tâm ở trong cái hơi thở đi! Cái chân tay con nó không có giật tới giật lui đâu! Cái miệng nó cũng không có méo đâu! Nhưng mà con tu Tứ Niệm Xứ con ở không mà! Lúc thì nó méo miệng bên đây, lúc thì nó giật bên kia; nó làm đủ cách. Cho nên vậy mới ở trên Tứ Niệm Xứ, mới quét ba cái tụi chướng này.

Sư Pháp Ngộ: Dạ nó đủ cách hết bạch Thầy.

Trưởng lão: Bởi vì Tứ Niệm Xứ là nó hiện ra đủ cách, cho nên mình mới ở trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên đức Phật mới nói: “Hộ trì chân lý, hộ trì chân lý". Mà bây giờ nó cứ tới tấp thì mình bảo vệ cái chân lý, thì phải đánh tới tấp với nó chứ làm sao? Phải đánh với ba cái chướng ngại pháp này nè: "cho nên bây giờ tôi vô Tứ Niệm Xứ chứ sự thật ra chưa phải là tui ở trong Tứ Niệm Xứ được đâu. Một lúc thì nó chướng này thì tôi phải đánh bằng cái pháp này; một lúc thì nó chướng kia tôi phải đánh pháp kia. Chừng nào cho tới cuối cùng mà tôi thấy rằng tụi này nó đi hết rồi, bây giờ tôi mới ở trong cái nhà Tứ Niệm Xứ, tôi mới bình an đây!" Con hiểu chưa?

Sư Pháp Ngộ: Con lấy thí dụ mình đang ngồi tỉnh bơ - thanh thản, an lạc, vô sự - mình thấy thanh thản. Tự nhiên nó khởi lên niệm, nó khởi niệm rồi mình thắng nó; cái nó khởi lên muốn, muốn cái này cái kia. Dục mà!

Dục - tự nhiên mình quen cái thói quen hễ nó khởi lên muốn tức là mình phải đi theo nó.

Trưởng lão: À, đâu được! Bây giờ mình đang tu Tứ Niệm Xứ thì không theo rồi, nhất định là không theo; phải diệt nó rồi! Hễ nói Tứ Niệm Xứ thì phải diệt.

Sư Pháp Ngộ: Không khởi niệm thì bắt đầu nó lại đến hôn trầm.

Trưởng lão: Thì đó, thì vậy nó đâu có chịu cho mình ở trong cái chân lý đâu! Nếu nó để bình yên thì mình vô chân lý rồi còn gì. Cho nên buộc lòng mình phải bảo vệ chân lý nè, phải không? “Bảo vệ chân lý, bảo vệ chân lý thì tui phải đủ cách!”.

Cũng như bây giờ con biết: là ông vua con có rồi; mà giờ con có được số quân lính bảo vệ ông vua rồi, phải không? Bây giờ có số quân lính rồi. Vậy thì tụi nó vô nó cứ dè bắt ông vua mình, phải không? Nó dè bắt ông vua mình thì bắt đầu mình phải đánh đuổi nó ra để cho ông vua mình ngồi yên. Chứ không ông cứ chạy chung dưới đít giường trốn hoài sao?

(18:01) Sư Pháp Ngộ: Con thấy nhiều cái nó đánh mình vô lý lắm, bạch Thầy! Thí dụ con đang ngồi thanh thản, an lạc, vô sự; tự nhiên cái đầu nó khởi lên cái dục, nó khởi lên cái muốn là dũi cái chân ra - tự nhiên mất thanh thản.

Trưởng lão: Thì đó, lẽ đương nhiên ông vua thì ông chung dưới đít giường, ông trốn rồi. Nó vô thì ông phải trốn chứ sao! Con nên nhớ rằng trong cái sự tu, bây giờ tu Tứ Niệm Xứ thật sự mới thấy được cái khó của Tứ Niệm Xứ chứ không phải dễ! Bởi vì người ta nói hộ trì chân lý mà! Chân lý là Tứ Niệm Xứ đó! Làm cho nó sung mãn mà! Chứ đâu phải ngồi để mà quán tùm lum tà la, mấy con quán thì nó làm gì nó có cái chuyện này; ngồi (ở) không đó thì nó mới có chứ!

Sư Pháp Ngộ: Ngồi tự nhiên bắt đầu nó khởi lên cái niệm, tự nhiên nó ngứa ngứa, rờ rờ cái đầu. Tự nhiên đang thanh thản, (kế nó) tự nhiên lấy cái tay rờ lên đầu, kế nó (sự thanh thản) mất.

Trưởng lão: Ờ, bây giờ nói cái nữa, như mắc mớ gì đâu - con muỗi - mình ngồi thanh thản nó cũng ve ve lỗ tai nữa. Thì đó là pháp rồi! Mà lúc bấy giờ mình lại lấy tay, mình đuổi con muỗi đi, cũng bị phóng dật rồi đó! Thì như vậy đâu được, đâu có được! Nó ở đó nó ve ve kệ nó, phòng hộ cái lỗ tai, vô quay vô đừng có nghe muỗi kêu. Phải tác ý dùng phương pháp để mà giữ gìn bảo vệ ông chủ, bảo vệ ông vua của mình.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Muỗi nó chích vô một cái nhức quá…​

Trưởng lão: Nhức quá thì tác ý!

Sư Pháp Ngộ: Phòng hộ!…​ Pháp nó làm cho mình bị phóng dật!

Trưởng lão: Thì đó là pháp đó! Trên "pháp quán pháp" đó! Cho nên luôn luôn, lúc nào mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ rồi, nó không phải bình yên đâu! Nhưng mà chúng ta phải thắng thôi! Chúng ta đã trang bị những vũ khí, cách thức tu tập các pháp rồi, biết rằng bây giờ ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ là sẽ có nhiều chuyện lắm đây! Có phải không?

Mà nhiều chuyện lắm đây mới là thật sự tu Tứ Niệm Xứ chứ! Chứ còn không nhiều chuyện thì ai tu Tứ Niệm Xứ làm gì! Các con hiểu chỗ đó?

Cho nên bây giờ là bắt đầu để mà chiến thắng nó đây! Chứ đâu phải là cứ ôm pháp Thân Hành Niệm đi hoài hoặc là ôm cái Định Niệm Hơi Thở tu hoài. Hay hoặc là tu cái Định Vô Lậu cứ quán hoài đâu, không phải! Bây giờ áp dụng nè! Áp dụng để bảo vệ chân lý nè! Áp dụng phương pháp để bảo vệ chân lý, tức là đi vào Tứ Niệm Xứ để bảo vệ chân lý của mình. Các con thấy tới cái giai đoạn này là giai đoạn căng đó; chứ không phải giai đoạn thường đâu!

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy Tứ Niệm Xứ là coi như tâm mình là tâm thanh thản, an lạc, vô sự là cứ để không thôi?

Trưởng lão: Cứ để không thôi!

Sư Pháp Ngộ: Coi như mình phải quan sát mình thấy nó cả vạn pháp nó tấn công mình.

Trưởng lão: Ờ! Nó tấn công mình.

Sư Pháp Ngộ: Nào trong, nào ngoài nó tấn công tới tấp hết, bạch Thầy!

Trưởng lão: Đúng vậy, bởi vì Thầy nói mới ngồi trên lồng Cu mà nhìn nó; để mà thấy nó kéo mặt này thì đánh mặt này; chưa xong nó kéo cái mặt khác đó.

Sư Pháp Ngộ: Nó đánh chóng mặt luôn, bạch Thầy! Chóng mặt luôn!

Trưởng lão: Thì đó là mới đánh giặc thật sự đó, giặc sanh tử đó!

Đó, con hỏi (gì) con?

(20:38) Tu sinh: Thưa Thầy! Mình giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự có cái nào vô mình cứ: "dẹp, dẹp" vậy được không Thầy? Cũng như mình thủ, nó vô mình vô bóp còi dẹp hết.

Trưởng lão: Mình dẹp bằng vũ khí thật sự! Chứ không phải cứ "dẹp, dẹp, dẹp" (như vậy) rồi nó ức chế, nó chết đó! Con dẹp, thí dụ như nó vô cái niệm của con thì con phải triển khai; mà ác pháp bên ngoài tác động thì (con) phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng. Chứ không phải cái nào cũng "dẹp dẹp" hết (như vậy) thì nó nằm một đống ở trong, nó không có ra. Con hiểu không?

Cho nên vì vậy, thí dụ như cảm thọ thì dẹp bằng phương pháp nào? Có phương pháp dẹp, chứ không nói: "dẹp, dẹp" - nó nằm xuống đó, nó im xuống đó chứ nó chưa hết đâu! Còn cái này dẹp thật sự! Dẹp mà được an trú đàng hoàng.

Còn về cái niệm, về các pháp tác động đều là phải phòng hộ hết. Coi như là mình đủ chiến thuật, chiến lược để mà đánh với giặc sinh tử đó!

Trên Tứ Niệm Xứ là mặt trận Tứ Niệm Xứ rồi, bây giờ chúng ta đã học được một số chiến thuật, chiến lược, những cái vũ khí mà tập luyện được. Trong cái trường huấn luyện mình đã tập luyện được những cái phương pháp này rồi thì bắt đầu bây giờ mới đem ra áp dụng trên chiến trường của Tứ Niệm Xứ. Đó, bây giờ mới ngồi trên lồng Cu mà gác đó! Giặc nó vô tới đâu là mình có đủ vũ khí để mà đánh dẹp ra.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Nó hôn trầm là con đầu hàng nó hoài!

Trưởng lão: Đầu hàng thì thôi đi ngủ cho nó khỏe!

5- TRÊN TỨ NIỆM XỨ DÙNG TỨ CHÁNH CẦN ĐỂ HỘ TRÌ CHÂN LÝ

(22:10) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Con có câu hỏi chỗ này. Thí dụ bây giờ muốn xác định mình đang ở trên cái vị trí của Tứ Niệm Xứ hay Tứ Chánh Cần thì phải căn cứ ở trên cái thời gian có niệm hay là không có niệm. Thí dụ như là được một phút hay là hai phút, ba phút, mình phải căn cứ trên cái thời gian đó để mình xác định được Tứ Niệm Xứ, mình mới được thanh thản hay sao? Mới có ba mươi giây hay một phút mà có niệm vô làm sao kêu là Tứ Niệm Xứ được.

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ! Luôn luôn Tứ Niệm Xứ trên Tứ Chánh Cần. Con hiểu?

Bởi vì trên pháp môn Tứ Niệm Xứ mà đang ở cái giai đoạn - người ở trong đây không phải là người nào cũng như sư Pháp Ngộ hết đâu - có người, người ta ngồi cả tiếng đồng hồ nó thanh thản, an lạc chứ đâu phải là như sư Pháp Ngộ. Sư Pháp Ngộ thì giặc quá trời, đất nước của sư nó đủ thứ giặc.

Còn có người đất nước của người ta thanh bình, nó chỉ (có) ba thằng giặc chòm thôi. Cho nên nó khác hơn, mỗi người ở đây nó có khác chứ không phải người nào cũng vậy hết.

Vì vậy ở đây Thầy nói như thế này, có khi chúng ta đang ở trên cái giai đoạn này, cái người mà đang ở trên Tứ Chánh Cần để ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện cũng là ở trên Tứ Niệm Xứ chứ không phải ngoài Tứ Niệm Xứ mà tu Tứ Chánh Cần đâu! Nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ.

Nhưng mà vì giặc quá nhiều, cho nên phải ở trên Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác liên tục bằng bốn cái loại định không có rời. Bốn cái loại định mà trên Tứ Chánh Cần các con biết rồi chứ gì? Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu, Định Thư Giãn tức là Định Sáng Suốt đó, rồi Định Niệm Hơi Thở - bốn cái loại định; người đó tu Tứ Chánh Cần phải dùng bốn cái loại định đó.

Nhưng mà nói như sư Pháp Ngộ nãy giờ, các con thấy cái tâm nó ào ạt vậy, lúc nó không niệm thì nó lại hôn trầm thùy miên; nó đánh qua góc độ đó, thì buộc lòng mình phải có phương pháp, đương nhiên là chúng ta ở trên Tứ Chánh Cần nhưng mà vẫn ở trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên chúng ta lấy Tứ Niệm Xứ làm cái mặt trận để mà đánh.

Còn cái người, người ta ngồi nửa tiếng, một tiếng thanh thản, an lạc không có niệm, thỉnh thoảng một lát có một niệm nào xen vô. Thì cái người này người ta tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Con hiểu chưa?

Đó phải Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, còn cái kia Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ. Nó áp dụng đúng pháp của nó tùy theo cái mặt trận của chúng ta, nó nhiều niệm hoặc là nó bị tác động nhiều, nó bị chướng ngại nhiều thì lúc bấy giờ chúng ta biết sử dụng.

Bởi vì mình đâu có cái trạng thái lúc nào cũng thanh thản được đâu nó cứ đánh cái này hết tới đánh cái kia, đánh cái kia hết tới đánh cái nọ. Rõ ràng là thanh thản, an lạc, vô sự không có, ông vua bây giờ chỉ còn có nước lập chiến khu trốn ở trong rừng Bắc Việt chứ còn đâu có ló cái mặt ra đây được. Các con hiểu chưa? Hồ Chủ Tịch bây giờ là phải ở Bắc Việt rồi chứ không có ra thành phố Hà Nội mà ở được đâu. Có phải không? Phải lập chiến khu rồi.

(25:00) Cho nên vì vậy mà cái trạng thái Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc chúng ta không có được; nó hiện ra chút xíu mất liền, hiện ra chút xíu mất liền bị tụi kia nó dập thành ra mất liền; thì cái người này phải ở trên Tứ Chánh Cần rồi. Nhưng mà chúng ta vẫn thấy ở trên Tứ Niệm Xứ để hộ trì cái chân lý đó. Càng để ông vua, ông ngồi bình yên cho ông điều khiển được thì càng tốt.

Nhưng chúng ta vẫn là cái người đứng trên chỗ một điểm để quan sát bốn cái chỗ Tứ Niệm Xứ của chúng ta để thấy giặc nó đi từ cái chỗ nào nó vào. Đó là cái chiến thuật chiến lược để đánh ở trên cái mặt trận Tứ Niệm Xứ của chúng ta; để thấy được rõ giặc nó đi cái góc độ nào nhiều.

Như sư Pháp Ngộ nói đó là cái giặc hôn trầm nhiều ở góc độ sư. Nhưng mà có người nó đánh cái loạn tưởng nhiều mà cái hôn trầm lại ít. Chứ không phải là cái người nào cũng đều đều đâu. Hoặc là lúc này nó đánh góc độ này nhiều mà lúc sau nó đánh góc độ khác nhiều. Nó đánh liên tục, nó đánh chúng ta gần như muốn xơ bơ xấc bát; đánh không thắng nó được.

Chúng ta trên cái mặt này rồi mấy con sẽ thấy, Thầy sẽ là một cái người mà chỉ huy cái mặt trận này để cho mấy con đánh. Chứ nếu mà không có bộ chỉ huy này nó đánh riết rồi mấy con trốc gốc liền. Tới chừng buồn ngủ mấy con chỉ còn nước lên trên giường mà nằm ngủ thôi chứ còn cách nào nữa, đầu hàng giặc đó!

Cho nên vì vậy bây giờ đó: “quá trời rồi! Con bây giờ không biết làm sao? Con đi pháp Thân Hành Niệm nó cũng ngủ nữa. Rồi con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác cũng không thắng được nó; bây giờ cách nào nó cứ bắt con cứ ngủ thôi”. Thì lúc bây giờ đó là lúc tiếp viện quân rồi, không có thể nào để mình mấy con mà thắng được. Lúc bấy giờ Thầy kêu mấy con ra đây nè ngồi đây nè để coi nó ngủ chừng nào; Thầy lấy cây Thầy quất. Có phải không? Như vậy mới thắng trận chứ không khéo làm sao thắng nó được!

Còn cái sức của mấy con còn khả năng mà thắng được thì mấy con tu tập trên những cái pháp đó mấy con thắng! Mà thắng không được thì phải viện quân.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nói chung ra là thắng hết nhưng mà có cái là mình bị nhụt chí. Nhụt chí, nhưng nghe Thầy nói là nó khỏe lên!

Trưởng lão: Có bộ chỉ huy vận động tinh thần, bắt đầu nó nỗ lực lên tu.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, không phải ngày nào nó cũng đánh vậy đâu, cứ hai, ba ngày nó mới làm mình một vài ngày. Cứ hai, ba ngày tới là hai, ba ngày nó đi; hai, ba ngày nó đánh dập dập để rồi mình mà đánh nó được là hai, ba ngày nó lại đi mất. Rồi nó kéo lại, chứ nó đánh túi bụi chắc mình chạy luôn quá!

Trưởng lão: Bữa nào mà đánh quá thì coi như là rút vô ngủ.

Thôi bây giờ thì còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Để hiểu biết, để rồi mình bắt đầu mình tập trận. Con!

6- TU TẬP TỨ NIỆM XỨ DỄ LỌT VÀO TƯỞNG

(27:43) Tu sinh: Mô Phật! Bạch Thầy, con hỏi. Nếu mà tu Tứ Niệm Xứ thì thường là trong quyển bốn “Những Lời Phật Dạy” thì mình ngồi Tứ Niệm Xứ; nếu muốn nằm thì phải nằm, nằm một lát cỡ như là mười lăm, hai mươi phút; nếu muốn đi thì mình đi; rồi tu ngồi bình thường như vầy. Tu khoảng nửa tiếng hay là hai mươi phút là nó muốn thay kiểu khác là con thay kiểu khác. Vậy là đúng hay là tu Tứ Niệm Xứ phải ngồi suốt nửa tiếng?

Trưởng lão: À, không phải đâu con! Như vậy là đúng nhưng mà bây giờ khoan đã! Bây giờ coi thử coi mình tu đúng hay không hay là con ma tưởng nó sai mình lúc ngồi, lúc đứng, lúc nằm đây nữa!? Nó nhiều cái loại lắm!

Bây giờ để xem thử cái tu tập của mình có đúng không? Rồi cái trạng thái đúng của thanh thản, an lạc, vô sự? mình có phải đúng trạng thái đó không? Hay là mình đang ức chế! Để rồi còn xem xét trở lại.

Rồi qua cái sự hướng dẫn của Thầy thì Thầy còn xem xét lại những cái trạng thái đó xem mấy con tập đúng hay không? “À, thời gian thí dụ như ba mươi phút mà chưa tìm thấy cái trạng thái của con sai, thì một giờ sẽ tìm thấy hoặc là hai giờ sẽ tìm thấy được cái trạng thái sai”.

Bởi vì khi đó mình nhiếp tâm, mình nhiếp tâm trong cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nhưng nó lạc vô “tưởng”. Nó vẫn giữ cái mức độ thanh thản, an lạc, vô sự tưởng là mình tu tốt. Nhưng mà trong cái thời gian chừng 30 phút thì thấy tốt quá, không có gì hết; xem như nó thanh thản suốt 30 phút, nó không có gì hết.

Nhưng mà đang rớt trong “tưởng” rồi mà đâu có hay! Nhưng vì cái thời gian ngắn quá, ngắn quá cho nên chưa kiểm nghiệm được. Cho nên kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ, ba tiếng đồng hồ nó lòi ra cái tướng của nó. Bắt đầu nó hiện hào quang, con ngồi đó con thấy ánh sáng, hoặc là con ngồi con thấy cảnh Phật, cảnh Tiên gì đủ thứ hết.

Trong lúc đó Thầy mới kiểm nghiệm mới thấy rõ ràng là con ngồi con đang chiêm ngưỡng cái thế giới siêu hình của con. Con hiểu chưa?

Tu sinh: Bạch Thầy! Cái phần đó con có.

Trưởng lão: Con bị rồi hả? Bây giờ hết rồi à con!

Tu sinh: Trước đây có, trước khi về Tu viện, con có thể lúc vô “tưởng” ngồi được hai tiếng đồng hồ không có niệm.

Trưởng lão: Đó, Thầy nói! Bởi vậy Thầy mới căn cứ vào chỗ đó. Bắt đầu mấy con là Thầy căn cứ ba mươi phút Thầy tìm cái trạng thái tâm của mấy con ở chỗ nào, xem nó đúng Tứ Niệm Xứ không? Kế đó thì một giờ, một giờ (rồi) Thầy tăng lên hai giờ, ba giờ. Thầy chịu khó ngồi đây theo dõi; theo dõi mấy con, nó sẽ hiện ra cái tướng. Đó! Thì con đã bị cái tướng này rồi.

(30:04) Tu sinh: Con có thấy hào quang nè, thấy ánh sáng, nói chung là nó rất an lạc nhưng mà sau này con về đây mới biết đó là cái “tưởng”. Ngồi 2 tiếng đồng hồ im lìm lắm không có niệm gì hết.

Trưởng lão: Đó! Thì con thấy, các con lắng nghe phải không? Khi nó rớt trong đó thì chúng ta thấy ngồi im lìm bất động lắm. Ở ngoài (người ta) tưởng người này tu Tứ Niệm Xứ tốt; chứ ai dè ở trong đó nó đâu có tốt gì đâu; nó Thần thông không hà!

Đó! Cho nên vì vậy mà người Thầy, người ta sợ khi mà mình ngồi im lìm mà mình nhiếp tâm nó trọn vẹn, nó không bị động.

Còn cái người mà ngồi (một) lát nhúc nhích, nhúc nhích; cái người này Tứ Niệm Xứ nó chạy trốn hoài. Có phải không? Thì biết rằng người này phải hướng dẫn họ cách nào.

Còn cái người mà ngồi im lặng, im lặng - để xét coi cái im lặng này đúng hay sai nữa nè! Nó đúng thì thôi, mà nó sai thì tức là thấy những cái trạng thái tưởng, thì chỉ có Thầy mới biết được cái trạng thái tưởng chứ còn…​ con hiểu không?

Cho nên Thầy phải coi cái chỗ này để truy ra cho nó rõ ràng để rồi giúp mấy con vượt qua những cái khó khăn này để cho mấy con thực hiện được cái tâm bất động của mấy con hoàn toàn ở trên Tứ Niệm Xứ, sung mãn Tứ Niệm Xứ. Chứ không khéo mấy con lạc vô đường ma rồi làm sao mấy con có cách nào mà ra đây!

Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Cho con xin hỏi nếu con im lặng, im lặng hoài thì con thấy nhiều lúc con ngồi im lặng gì đó mà con không thấy gì hết. Thì đó là đang vô tưởng hay là tu Tứ Niệm Xứ Thầy?

Trưởng lão: À! Con bị rớt trong “không tưởng” rồi, con không thấy thì con bị “không” rồi. Có thấy thì nó khác, mà không thấy thì nó bị “không tưởng”- nó “không tưởng”. Cho nên vì vậy nó cũng bị đó con, chứ không phải dễ đâu!

Tại sao mà mình - cái tâm của mình - còn dục, nó chưa ly dục ly ác pháp mà tại sao nó lọt trong cái này được yên lặng như vậy? Thì không phải bị “tưởng”, “không tưởng” hay sao?

Chừng nào cái tâm con thấy rõ ràng là bây giờ họ chửi mình không giận nè, tâm mình không ham muốn gì nữa. Bây giờ xả hết toàn bộ, bây giờ rõ ràng nó có cái sự kỳ lạ - giới luật không hề vi phạm rồi; mà lại là lúc bây giờ nó không bao giờ nói chuyện với ai hết; nó quay vô rồi, nó không phóng dật - nó mới được vậy chứ còn lơ mơ nó làm sao nó được cái “không” đó. Các con hiểu!

Mà nó “không” đó thì nó “không tưởng” rồi, cho nên con coi chừng! Chỉ có Thầy kiểm nghiệm lại Thầy mới biết. Chứ nếu mà không Thầy thì mấy con thấy đó là được rồi, con chết!

Rồi, con hỏi con!

7- TRÊN TỨ NIỆM XỨ NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ ĐỂ ĐẨY LUI CẢM THỌ

(32:12) Tu sinh: Con có miếng giấy đưa cho Thầy rồi.

Trưởng lão: Đau răng có gì đâu, Thầy cho mượn cái kìm, giật cái đầu nó. Có gì (đâu), nó dễ! Giật ra rồi là hết thôi! Lớn rồi mà còn mọc răng nữa. Thôi, được rồi! Đau nhức ăn thua gì, không có gì đâu! Bây giờ lại xin nhịn ăn phải không con?

Tu sinh: Dạ con nhịn ăn.

Trưởng lão: Ừm, nhịn ăn? Rồi thôi cũng được, ăn nó cứ động tới động lui nó đau chứ gì! Bây giờ nhịn ăn cho nó đừng có đau. Sự thật ra đừng có sợ hãi; cái đồ đau răng đó mà lo cái thứ gì! Có khó khăn gì, nhức nhức chút đó thôi. Thứ đau răng không bao giờ chết đâu, đau gì chết chứ ai đau răng mà chết!

Rồi con hỏi con.

(32:50) Tu sinh: Thưa Thầy, nó nhột như kiến bò, hay là nó ngứa chút vầy mình rờ tới nó ngứa tới tới hoài vậy sao Thầy?

Trưởng lão: Ai biểu con rờ?

Tu sinh: Ngồi đó trân mình!

Trưởng lão: Bởi vì con có pháp! Khi mà con bị nhột, bị ngứa thì con nhiếp tâm và an trú ở trong pháp, con mới tác ý: “Nhột và ngứa này phải chấm dứt đi cho khỏi cái thân ta, không có được ở đây mà nhột ngứa nữa! Tao cho mày giỏi nhột ngứa, tao không có rờ đâu, tao sẽ ở trong cái trạng thái của hơi thở, tao ở trong cái tay đưa ra đưa vô! Bây giờ tâm phải bám chặt, chứ không có được rờ rẫm cái chỗ ngứa, chỗ lói”. Thì con sẽ cố gắng con kiềm chế; một chút xíu cái ngứa nó cũng không còn có nữa đâu! Cái đồ bệnh ngứa này chết chóc gì mà cứ ngồi đó mà gãi!

Mấy con thấy, mình dở quá không có gan dạ! Vậy á mà tới chừng ngứa mấy con cứ quào quào vầy hoài, không bao giờ mấy con thôi cái tật đó. Dẹp đi! Đừng có quào nó, một lúc nó sẽ hết liền.

Sư Pháp Ngộ: Nó quen, bạch Thầy! Đùng cái là bắt đầu cái tay nó thọt lên nó ngứa nó gãi liền.

Trưởng lão: Bởi vậy, khi mà bị ngứa đó mấy con lấy dây mấy con cột tay lại. Chỉ còn duy nhất có hơi thở thôi, nó nhiếp trong hơi thở. Mấy con cứ tin Phật dạy đi! Các con sẽ nhiếp tâm và an trú tâm thì tất cả những chướng ngại ở trên thân mấy con sẽ hoàn toàn bình an không còn có bị cảm thọ đó nữa. Bất kỳ cái gì, đau nhức gì cũng vậy! Chứ đừng có thấy đau đau là rờ, nó lại càng đau nhiều.

Nó nói mình cưng nó lắm, cho nên mình nựng nịu nó đó! Còn ngứa thì mình rờ rờ, nó nói: “Ờ cái ông, ông thương mình lắm đó!”. Cho nên nó ngứa lung, cho mình rờ nhiều.

Tu sinh: Mô Phật! Bạch Thầy, về cái ngồi để tu tập Tứ Niệm Xứ nên ngồi kiết già hay bán già hay là ngồi trên ghế?

Trưởng lão: Ờ, một lát nữa rồi ngồi sẽ biết! Một lát nữa rồi các con sẽ ngồi; Thầy sẽ chỉ cho biết. Rồi!

Tu sinh: Dạ thưa Thầy, như vậy bây giờ cái thời khóa là chúng con đã trình với Thầy đó, sẽ giữ y cái đó hay là thay đổi theo mới Thầy?

Trưởng lão: Ờ, thay đổi theo mới hết con. Coi như là dồn lại về cái Tứ Niệm Xứ rồi, thay đổi theo mới hết. Nghĩa là có cái chướng ngại nào trên thân tâm của mình thì mình sử dụng pháp đó để mà…​ chứ không theo thời khóa nữa. Bây giờ nó không theo thời khóa nữa mấy con.

Rồi con hỏi!

(35:08) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nó còn xúc tưởng hỷ lạc nữa bạch Thầy. Ngồi nó vẫn không niệm nó rất là tốt, rất là an. Nó không khởi niệm gì hết nhưng mà ngồi tự nhiên xung quanh người mình nó thích, thích lắm!

Trưởng lão: Ờ thích lắm, lấy roi mà quất cho nó một roi, chứ ở đó mà thích! Thì bởi vậy những cái này đều là những cái tưởng thôi, nó làm cho mình thấy thích thú. Quét nó ra đi!

Bây giờ Tứ Niệm Xứ không có nói chuyện mà thích thú, bởi vì đức Phật ở trên Tứ Niệm Xứ tu, thọ lạc không chấp nhận nè! Thì cái xúc tưởng hỷ lạc mấy con là nó thọ lạc chứ gì? Thọ khổ - sợ - nghe hơi đau, đau, nhức, nhức là hoảng rồi, phải không? mấy con thấy?

Thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ không chấp nhận trên Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ không có ba cái thứ này vô; các con nhớ kỹ, Phật đã dạy rồi đó!

Bây giờ đem ra áp dụng, bao giờ thọ lạc thì: “tao cũng biết mặt mày quá, mày cám dỗ tao để (tao nói) bữa nay là tu tốt, mày cũng như thọ khổ chứ không gì đâu!

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, cái gì thấy nó cũng dễ nhưng mà về cái cảm thọ con thấy nó rất là khó; khó hơn các cái thứ khác.

Trưởng lão: Bởi vậy, mình phải sử dụng cách thức để cho mình phá được cái cảm thọ đó. Chứ không khéo con biết, đau nhức cũng khổ nè, thọ lạc cũng thấy thích cứ ngồi đó lim dim. Để mà hưởng thụ, bởi vậy cái đó nó thành ra dục lạc rồi.

Cho nên cái mà thọ bất lạc bất khổ đức Phật còn không chấp nhận nữa kia mà. Nó phải luôn luôn ở trên cái pháp của nó mà, nếu mình ở chỗ cái cảm thọ bất lạc bất khổ thì nó không phải ở trên pháp rồi. Các con nhớ kỹ tại sao mà cái chỗ thọ bất lạc bất khổ mà đức Phật bác không cho? Đâu có cho mình ở trên cái chỗ đó. Thì mình phải ở trên pháp Tứ Niệm Xứ. Cho nên mình ở trên pháp Tứ Niệm Xứ là phải ở trên lồng khu mà nhìn bốn chỗ cửa thành. Các con hiểu chỗ đó chưa? Không có được rời cái lồng khu của mình đâu.

Vậy thì bây giờ mấy con sẽ tới cái giai đoạn mà mấy con ngồi trên lồng khu gác bốn cửa thành của mình đây. Coi ngồi được hay chưa được, chưa được thì phải bắc thang trèo lên.

8- PHẢI TỈNH THỨC TỪNG SÁT NA TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(36:57) Tu sinh: Thưa Thầy! Như con ngồi 15 phút nó thanh thản, an lạc; (sau đó) bắt đầu có niệm, có niệm nó nhớ tùm lum, tùm lum vậy Thầy.

Trưởng lão: Thì vậy mới tu Tứ Niệm Xứ chứ, cầu cho nó có niệm để mình tu. Chứ còn không có niệm thì đâu có tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Chừng 15 phút là nó có; có cái này rồi cái khác thì nó tới cái kia.

Trưởng lão: Thì bây giờ ở trên Tứ Niệm Xứ đó, đó mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ! Chờ giặc cho nó đến, ở trên cái thành này mà chờ giặc cho nó đến để mà đánh. Đủ sức hay là không đủ sức mà thôi!

Đó! Như vậy mình mới là người chiến thắng! Con nghe đức Phật nói: “Thắng trăm trận không bằng thắng mình một trận”. Ghê lắm chứ đâu phải không đâu! Cho nên vì vậy khi nó mà đến nó đánh mình thì dù là một cái niệm khởi ra mình cũng phải tỉnh táo.

Trước tiên là mình phải tỉnh, tập cái sức tu Tứ Niệm Xứ đầu tiên mình phải tỉnh táo; nghĩa là cái sức tỉnh của mình phải có ở trên cái chỗ Tứ Niệm Xứ chứ không được mê. Mà mê tức là nó làm cho mình không có thấy biết được, thì lúc bây giờ đó là mình phải dồn qua cái công phu để tập tỉnh thức như thế nào, để ngồi ở trên cao mà nhìn xuống, nhìn xuống bốn cái cửa thành của mình Thân - Thọ - Tâm - Pháp hoàn toàn phải tỉnh thức từng giây, từng phút, từng sát na. Không được mê ở trong đó được, ngồi lính gác mà mê rồi thì ba cái ông Việt Cộng bắn chết mình sao.

Không, Thầy nói thiệt mà! Mấy ông rình rập ở đó đó! Mà mình không có tỉnh táo là ông ở ngoài ông nổ súng bể sọ mình liền chứ không phải không đâu! Cho nên tu tập rất là tỉnh táo, không tỉnh táo thì tu Tứ Niệm Xứ không có được.

Thầy nói thật, rồi mấy con sẽ thấy! Trong cái vấn đề tới đây rồi mấy con phải tập từng phút tỉnh táo ở trên Tứ Niệm Xứ.

(38:44) Tu sinh: Thường thường cái tâm á! Nó có cái tâm, nó ưa khởi niệm. Còn cái gì nó cũng im hết.

Trưởng lão: nó đã khởi niệm á.

Tu sinh: Cái thân thì nó im, mà cái tâm sao mà nó cứ nó lăng xăng, lăng xăng.

Trưởng lão: Ờ bây giờ cái thân của con nó im, nhưng mà cái tâm nó khởi niệm là nó không chịu im rồi! Nó động rồi! Cho nên ở đây Thân - Thọ - Tâm - Pháp mà - con thấy chưa ? Thân - Thọ - Tâm - Pháp!!!

Thân thì nó không đau nhức mà lúc thì nó lấy cái chân nó đẩy; lúc thì nó đưa cái tay hoặc là lúc nó ngồi dựa; hoặc là lúc nó đưa tới hoặc nó cúi xuống hoặc nó nghiêng qua. Cái thân nó động chứ nó đâu có đau nhức đâu! Mà nó cứ nhúc nhích, nhúc nhích hoài à, nó trạo cử!

Cho nên trên vấn đề tu mà cái người nào ngồi mà cứ nhúc nhích, nhúc nhích là cái người đó ở mức độ nào Thầy biết. Sẽ giúp đỡ cho họ phá cái nhúc nhích đó, phá cái đó họ mới đi tới được cái khác.

Còn cái người ngồi mà im lặng, im lặng mà bất động suốt cái thời gian 30 phút, biết họ đang ở trong cái gì rồi! Phải xem xét lại. Chứ đừng có nói thấy bất động là mừng. Không phải đâu, họ không nhúc nhích đó, coi chừng!

Tu sinh: thế thì, im cũng không được.

Trưởng lão: Im không được, động không được. Nó phải có một cái vấn đề nó tỉnh táo như thế nào. Còn cái người mà con mắt mở trân trân mà ngó chăm chăm một chỗ cũng không có được. Nó đâu phải chuyện dễ, bởi vậy người ta quan sát qua cái cách thức tu tập người ta biết được mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ hay không ở trên Tứ Niệm Xứ.

Đó! Cho nên Thầy đã nói rồi, bây giờ mấy con bắt đầu để Thầy xem mấy con làm đúng không? Làm đúng mới được, còn làm không đúng để (Thầy) sửa chớ!

(40:20) Tu sinh: Dạ Thầy nói rõ cái chỗ mà thọ bất lạc bất khổ á Thầy. Thọ lạc thì dễ biết, thọ khổ thì dễ biết. Còn cái chỗ, Thầy nói rõ hơn cái thọ bất lạc bất khổ, cái đó phải lạc vào vô ký không Thầy?

Trưởng lão: Nó “Vô ký” thì nó không có nhớ gì hết. Mà cái chỗ đó mình sẽ ngồi mình thấy tự nhiên như vậy đó.

Không phải con! Nó đang ở chỗ tỉnh giác, mà con mất cái tỉnh giác đó là cái chỗ thọ bất lạc bất khổ.

Con hiểu chỗ đó không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Đó! Thì mấy con nhớ kỹ những cái điều mà đức Phật đã dạy chúng ta rồi; mà chúng ta chưa có nhận ra được cái trạng thái đó; là chúng ta bị lầm.

Tu sinh: Khó, khó cái đó! Tự nhiên nó hết biết, bất động không biết nữa, mà im!

Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi gì thêm không? Để rồi bắt đầu chứ! Bây giờ gần 1h rồi.

Tu sinh: Con kính thưa Trưởng lão hồi nãy trong cái thời gian mà hai tiếng Trưởng lão nói Định Vô Lậu, thời gian hai tiếng viết bài thôi.

Trưởng lão: Ừ!

Tu sinh: Rồi trong cái Định Vô Lậu là con có thể quán xét những cái niệm đó mà vừa có thể đặt những cái đề tài để tư duy một cái gì đó.

Trưởng lão: Ừ, được rồi! Đó là cách thức của Định Vô Lậu để triển khai thêm tri kiến của mình trong cái phần còn lại mà chúng ta chưa hoàn chỉnh được cái Chánh tri kiến của mình; thì mình tiếp tục hoàn chỉnh cho nó đầy đủ cái cách thức để cho chúng ta xả được tất cả các tâm niệm của chúng ta.

Rồi! Bắt đầu con hỏi đi.

Sư Phước Tồn: Mô Phật! Bạch Thầy, như bây giờ suốt hai tiếng Định Vô Lậu đó là mình suốt hai tiếng một lượt luôn hay là như thế nào?

Trưởng lão: À, bây giờ nó không phải suốt hai tiếng, làm sao mà con suốt hai tiếng nỗi. Con thấy bây giờ trong vòng ba phút là con thấy buồn ngủ (rồi); (lúc) bấy giờ mấy con đâu có còn ở trên Tứ Niệm Xứ được nữa phải đi kinh hành rồi.

Sư Phước Tồn: Không, con nói về cái phần tư duy về làm bài…​

Trưởng lão: Định Vô Lậu hả con?

Sư Phước Tồn: Định Vô Lậu đó Thầy.

Trưởng lão: À, cái Định Vô Lậu thì có thể con nối liền hoặc là hai tiếng đồng hồ liên tục con có thể tư duy làm bài. Được, không có sao hết! Hoặc là thời gian này con để cái giờ này con tu Định Vô Lậu một giờ; rồi cái thời gian kia con thấy cái chỗ này bây giờ con cần thiết để mà con tu Định Vô Lậu thì con dời lại tu. Còn nếu mà con quán tư duy suy nghĩ trong suốt hai tiếng đồng hồ coi chừng nặng đầu đó! Nghĩa là mình tư duy suy nghĩ để mà viết ra đó! Coi chừng nó nặng đầu.

Cho nên vì vậy mà có thể con sẽ tư duy ở trong khoảng một tiếng đồ hồ thôi rồi mình xả nghỉ. Xả nghỉ để cái thời kế đó hay hoặc là cái buổi khác có thể mình dùng một tiếng đồng hồ để mình tư duy về Định Vô Lậu.

(42:52) Tu sinh: Bạch Thầy! Khi mà ngồi Tứ Niệm Xứ như thế thì có việc là tâm thanh thản, an lạc, vô sự?

Trưởng lão: Ờ! Tu Tứ Niệm Xứ thì niệm tâm thanh thản, an lạc, vô sự con.

Tu sinh: Cái thứ hai là khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ nếu có vọng tưởng, vọng pháp hay là phóng niệm gì là thì mình quán xả phải không Thầy?

Trưởng lão: Ờ quán xả đó, quán vô lậu đó mình xả ra. Con dùng những cái tri kiến mà con đã học đó, con quán mà con xả.

Rồi! Có còn hỏi gì nữa không con?

Tu sinh: Xong rồi hết Thầy.

Trưởng lão: Xong rồi, thì ngay từ ở trên cái ghế của mấy con, mấy con sửa sang làm sao ngồi cho yên lặng. Chừng nào Thầy bảo khoanh chân ngồi kiết già là ngồi kiết già mà yên lặng như thế này! Sửa sao mà mình ngồi, mình để tay chân sao cho nó thoải mái, mình cứ ngồi; ngồi ba mươi phút đó chứ không phải ngồi ít đâu! Im lặng!

Để rồi Thầy theo dõi từng cái sự nhiếp tâm của mấy con, xem trên Tứ Niệm Xứ đó; bắt đầu trước tiên mình muốn tu Tứ Niệm Xứ thì mình phải tác ý, những cái gì cần thiết phải tác ý hết. Chứ đừng có lát nữa, lát chừng đó mà tác ý nữa thì không có được.

Nghĩa là ngay (từ) đầu tác ý hết những cái gì mình muốn cho nó; trong Tứ Niệm Xứ đừng có bị động một cái gì hết; đó thì mấy con ngay đó mấy con tác ý.

Sư Pháp Ngộ: Cứ tác một lần hả bạch Thầy?

Trưởng lão: Tác một lần.

Sư Pháp Ngộ: Ngồi riết ba mươi phút.

Trưởng lão: Ngồi riết cho tới 30 phút. À mà nếu nó có hôn trầm thì ngồi đó mà ngủ. Chứ bây giờ làm sao đi!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy