00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 046D - CÁCH THỨC TU TẬP TỨ NIỆM XỨ - SÁCH TẤN

CK 046D - CÁCH THỨC TU TẬP TỨ NIỆM XỨ - CHƯỚNG NGẠO TRÊN THÂN TU TỨ NIỆM XỨ - CÁCH QUAN SÁT TỨ NIỆM XỨ - TU VÌ LỢI ÍCH CHÚNG SANH KHÔNG NÊN ÍCH KỶ NHỎ MỌN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 02/01/2006

Thời lượng: [50:44]

1. CÁCH THỨC TU TẬP TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Nhưng mà ráng hơn nữa phải lắng nghe lời Thầy dạy. Bây giờ quan sát Tứ Niệm Xứ như thế nào đúng, như thế nào sai, các con sẽ hỏi, đây cách hỏi. Bây giờ mình về mình quan sát mình tu thử coi như thế nào, rồi mình ghi chép ra mình hỏi.

Vậy thì con về Thầy dạy rồi con về con thử con nhìn lại coi nó đúng sai, con quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của con. Con sẽ tập trung mắt như thế nào, ở đâu, nhắm mắt, mở mắt như thế nào mà con thấy được Tứ Niệm Xứ của con rất cụ thể, rõ ràng và con bị những niệm khởi đến như thế nào và con quán sát như vậy như vậy mà đuổi nó không đi, mong Thầy chỉ dạy cho con cách thức thì Thầy sẽ dạy mấy con.

Tu sinh: Con bạch Thầy khi chúng con tu tác ý đi Thân Hành Niệm theo cô Huệ Ân phải luyện tay với chân đi Thân Hành Niệm (0.40- 0.50)

Trưởng lão: bắt đầu bây giờ mấy con tác ý rồi mấy con tu là đúng chứ có sao đâu con

Tu sinh: Không Thầy ơi, khi truyền lệnh con thân tâm vắng lặng không có khởi niệm gì nhưng vấn đề khi tác ý truyền lệnh rồi mới niệm khởi.

Trưởng lão: Cô Huệ Ân cô tu pháp Thân Hành Niệm; chứ không phải Tứ Niệm Xứ con. Còn nếu mà con tu Tứ Niệm Xứ mà con đi thì con cũng không có lưu ý dưới bước đi mà để quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp nhưng tâm con vẫn biết bước đi. Đó là cách thức của nó nhiếp tâm, nó biết bước đi nhưng mà nó quan sát bốn chỗ Thân Thọ Tâm của nó cho nên khi mà các con tu Tứ Niệm Xứ các con vẫn thấy hơi thở ra vô rõ ràng mà không phải tu hơi thở nhưng vẫn quan sát được bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thậm chí như cơ bụng các con phình lên xẹp xuống các con vẫn thấy tự nhiên chứ không phải tu pháp Minh Sát Tuệ, nó không phải tu tập trung ở bụng nhưng nó vẫn thấy sự rung động cơ bụng của các con. Nó rõ ràng lắm, bởi vì các con quan sát trên thân mà cho nên thấy rõ ràng, không phải sai đâu.

(02:01) Tu sinh: Con bạch Thầy con nỗ lực chữa bệnh, cái bệnh của con như vậy con nên tác ý không để cái bệnh này, con khám bệnh cho họ không bởi vì cái bện con cũng thấy lắng nghe và để ý nhiều, con xin Thầy cho con Pháp để con học theo?

Trưởng lão: Sự thật ra thì ở đây trong cái lớp tu Tứ Niệm Xứ này người nào đang dự lớp Tứ Niệm Xứ này thì không có trị bệnh, mà do trị bằng phương pháp của mình đã tu của Phật pháp. Còn người nào không dự cái lớp tu này mà có bệnh thì con có khả năng giúp được thì con cứ trị giùm họ, không có sao.

Tu sinh: Con bạch Thầy, đối với bệnh con không đủ phương pháp.

Trưởng lão: Con biết được con giúp đỡ họ khi họ không đủ sức để đẩy lui bệnh. Còn nếu họ là người gan dạ quyết một đời nay trong thời gian ngắn để đẩy lui bệnh và chiến đấu tận cùng để đạt được chứng đạo quả thì khỏi cần trị họ. Tự họ có trị được thì trị, không trị được thì thôi. Còn nếu mà họ không trị được, họ yếu đuối họ đến thì con biết cách giúp đỡ họ thì chúng ta giúp đỡ họ bởi vì họ không thể nào mà dùng phương pháp để đối trị được bệnh họ vì sức họ yếu, đạo lực họ chưa có nên họ không trị được thì nên giúp họ để an ủi trong lúc họ còn yếu đuối.

Tu sinh: con thưa Thầy

Trưởng lão: rồi, con hỏi Thầy

2. KIẾN BÒ VÀO TAI KHI TU TỨ NIỆM XỨ.

(03:47) Tu sinh: Con kính bạch Thầy, thưa Thầy chỉ dạy cho con cái pháp tu có những Thầy dạy con (3:58). Thí dụ như hồi nãy thì trong lúc tu thì con có cái cảm giác như con muốn ngủ Thầy, rồi con tác ý "cái thọ hãy đi đi - tâm hãy thanh thản, an lạc, vô sự" thì không còn biểu hiện vậy nữa, thì con không biết là có ức chế hay không. Thì kế đó con đang ngồi kiến nó bò lên tay bạch Thầy rồi thay vì là con xua tay cho nó ra mà con ráng con chịu đựng và con tác ý "đây là cảm thọ, chứng ngại pháp hãy đi đi, tâm thanh thản an lạc, vô sự" thì nó đỡ khó chịu. Đồng thời nó bò sâu vô cái con ráy lùng bùng ở trong, con cũng tác ý như vậy thì nó bò lên mặt con thay vì con lấy tay nhẹ nhẹ khều nó qua tay con để con đuổi nó ra thì con cũng ráng chịu con tác ý như vậy. Con không biết như vậy có phải là ức chế hay không?

(05:11) Và trường hợp thứ ba là con ngồi thiền một chút con nghe bụng con nóng lên thì con có thói quen là cơ thể có chuyện gì hay quán xét lại cái bữa ăn thì con như mỗi khi con tác ý "tâm thanh thản, an lạc, vô sự" thì con không còn nghe cảm giác đó nữa. Nhưng mà hôm nay thì con dùng Định Vô Lậu để đẩy lui; do đó con để tư tưởng con để ý. Thì ngày hôm nay con (nghe không rõ. Rồi con lại tác ý "đây là chướng ngại pháp hãy đẩy lui và thanh thản an lạc vô sự"

Kính bạch Thầy rồi tâm con khỏi vọng niệm mà cô Diệu Hảo - cô có năm tháng con mới lên tu bỏ hết công việc ở chùa đi; nó khởi niệm đó thì con nói “đây là niệm ái kiết sử hãy lui đi” thì cái niệm đó cũng lại đi. Con khởi thêm niệm tự nhiên nó khởi ra hình ảnh ngày xưa, con bạch Thầy lúc đó Thầy còn búi tóc ở phía sau nhưng nó tuôn trào ra thì con nghĩ, con lại quán "đây là cái nhân duyên con đã gặp Thầy từ lâu con không có cố gắng tu hành bây giờ hãy cố gắng tu lên". Đó là những cái định con dùng quán vô lậu để con nghĩ như vậy, rồi con tác ý "tâm thanh thản, an lạc, vô sự" thì như vậy con không biết con có bị sai lạc hay không kính bạch Thầy chỉ dạy cho con.

(07:13) Trưởng lão: Cái đó là con tu đúng Tứ Niệm Xứ dùng cái tri kiến giải thoát, cái tri kiến, cái sự hiểu biết của con để quán xét và dùng pháp tác ý đuổi đi; để đem lại cái sự thanh thản an lạc vô sự cho con là đúng.

Còn cái vấn đề mà con kiến bò vào lỗ tai của con mà trong khi tu Tứ Niệm Xứ đó con dùng như vậy đúng đó con. Đừng có bận tâm lo lắng gì "nếu có nhân duyên mày cắn lũng con ráy tao còn chịu nữa chứ tao không có đụng đậy gì đâu". Con hiểu không? Bây giờ đây là Tứ Niệm Xứ là phải thanh thản an lạc vô sự. Đây là chướng ngại tâm phải bất động và các cảm thọ này phải đi không có được ở đây, dù con kiến có làm gì cũng phải đi không có được ở thì tự nhiên con kiến sẽ thoái lui bò ra không có gì đâu.

Con yên tâm vì tất cả các điều kiện mà con làm tác ý đúng, cách thức tu tập đúng không phải là chỗ ức chế tâm chịu đựng đâu mà chỗ này những ác pháp nó tấn công con đó là pháp bên ngoài tấn công. Con kiến bò đó là tấn công mà mình tấn công thì mình phải phòng hộ mắt tay mũi miệng gôm vô đừng có cảm nhận nó - cũng như bây giờ cái cảm giác mà lỗ tai con lùng bùng vì con kiến nó bò sâu vô nó làm cho con ráy con nó lùng bùng thì con tác ý để tâm mình bất động đừng dao động, đừng sợ, đừng có gì lo hết thì con kiến sẽ tự động bò ra chứ không gì đâu. Bằng chứng là bò ra con mới lấy tay nhẹ rồi con mới phủi nó xuống thì nó đã đi mất, nó không có gì, nó không có sao con đâu.

Cho nên Thầy biết nhiều khi mấy con bị như vậy mấy con rùng cổ, cố gắng mà chịu đựng để cho nó vượt qua mà không có ức chế đâu con, phải gan dạ tác ý để giữ cái thân mình bình thường nhất là mình phải giữ gìn bất động, đừng có rung động đừng có sợ hãi trước các cảm thọ. Nếu mà trong khi nó đau quá mấy con rung động lúc lắc thân của mấy con thì mấy con bị (động) pháp Tứ Niệm Xứ rồi; nó không bất động được.

Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ chỗ thanh thản an lạc vô sự tức là trở về cái sự bất động của nó gọi là bất động tâm. Cho nên càng học, càng hiểu, càng tu tập, càng rèn luyện mình thì mình mới thấy được chỗ tu đúng, tu sai của mình chứ không khéo mình tu sai mình không biết nữa đâu. Phải không! Cho nên vì vậy mà hôm nay mấy con được tập luyện được sự hướng dẫn của Thầy thì mấy con nhớ kỹ và càng được mà sự hướng dẫn của Thầy thì mấy con càng lúc mấy con mới thấy con đường tu của mình mới là đúng, là đúng rồi thì chỗ đúng đó mấy con mới xả tâm mình mới dễ dàng và đồng thời cái tiến bước của các con nó nhanh chóng hơn.

(09:38) Tu sinh: Kính bạch Thầy, trong cái thời gian đầu chưa có an trú được thì con nghe hơi thở ở nhân trung thì con một hồi hơi thở bị ức chế mà con cũng nghe nơi đó thì hồi lâu thì hơi thở nó tự nhiên. Như vậy ban đầu con trụ hơi thở ở nhân trung thì như vậy có bị ức chế không?.

Trưởng lão: Không, không có ức chế bởi vì đó là gom tâm cũng như con thường con quen với hơi thở, khi mà vào tu con nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự rồi bắt đầu bây giờ con biết nếu mà không gom thì cái tâm của mình nó sẽ không sát được bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp cho nên bắt đầu con gom nó vào hơi thở khi gom thấy tâm mình được gom rồi để yên tịnh rồi đó thì bắt đầu nhả hơi thở ra mà quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình. Đó là con đi từ con đi chỗ gom tâm để đi vào cái chỗ mà canh gác bốn cửa thành thì đúng.

Chứ còn mà nếu con gom tâm rồi cũng ở trên hơi thở không mà quên Tứ Niệm Xứ của mình thì "giặc nó ra vô ra vô vậy đó thì nó hoàn toàn hoàn toàn con không có dẹp được nó đâu". Nó phải tỉnh giác trên bốn chổ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của nó mới được cho nên mình phải rời khi mình nhiếp tâm trong hơi thở rồi phải lìa hơi thở để rồi đó. Mặc dù nó không mất hơi thở nhưng mà thở tự nhiên, rất tự nhiên nhẹ nhàng.

3. QUAN SÁT TỪNG CÁI MỘT CỦA TỨ NIỆM XỨ KHI MỚI TẬP

(10:54) Tu sinh: Con bạch thầy, khi mà quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì ví dụ như lúc đầu cái tâm mình nó đang than thản rồi mình cứ để yên thanh thản mình nhìn hay là mình. Con trước con cứ hay ví dụ cái Tâm con và cái mắt của con cứ đi lần lược con nhìn cái Thân, sau nó sang cái Thọ, sau rồi mới đến cái Tâm, sau đến cái pháp sau con quay ngược trở lại cứ đi vòng vòng các thành cái vòng tròn như thế đúng hay là sai ạ?

Trưởng Lão: cái vòng vòng đó mới tu tập, còn sau này thì nó không vòng vòng, nó chỉ ở trên một cái điểm nào đó mà nó quan sát lại bốn chỗ.

Như bây giờ ở trong bốn cửa thành này nó có một cái lầu khu, cái lầu gác nó cao hơn, nó ở trên cao, nó nhìn xuống bốn cửa thành, nó nhìn thấy bốn cửa này rõ ràng ở trên một cái điểm.

Thì cái điểm của nó ở mấy con, biết nói "tâm định trên thân" thì nó định ở trên cái rung động của thân nó - tức là hơi thở, nó ở trên đó chứ nó không phải tu hơi thở mà nó nhìn bốn chỗ của nó con. Cho nên nó không mất hơi thở đâu, cho nên vì vậy mấy con tu Tứ Niệm Xứ mà mấy con thấy mất hơi thở là mấy con không có tu - đứng để nhìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mấy con đâu. Các con chỉ có nhìn cái thanh thản an lạc vô sự đó - chứ con mấy con không có nhìn cái hơi thở, chứ không nhìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Còn người tu Tứ Niệm Xứ là người ta đứng ở trên, người ta định cái tâm trên cái hơi thở rồi người ta quan sát bốn cái chỗ nhưng mà không phải là người ta tu hơi thở. Nó khác, mấy con phải hiểu chứ không khéo mấy con lại nhiếp tâm trong hơi thở nữa thì chết thầy rồi, mấy con sẽ tu sai.

Người ta đứng ở trên cái lầu khu. Mấy con thấy cái lô cốt nó có một cái lầu cao lắm nó ngồi trên đó. Nó dòm xung quanh vậy coi Việt Cộng con có bò vô tấn công không. Nó ở trên đó - nó ngồi nó xem thì mình có bốn cái cửa thành mình ở trên hơi thở đó mình nhìn xuống, mình sẽ thấy rõ cho nên tại sao mà tôi "nhiếp tâm, thanh thản, an lạc, vô sự mà sao tôi cũng thấy hơi thở hoài vậy?”

Các con lưu ý, nó đâu có mất hơi thở mấy con phải không nhưng cái hơi thở không phải nhiếp tâm trong hơi thở đâu tại mấy con ở trên cái lầu khu đó mà nhìn bốn cửa thành, mấy con phải hiểu. Cho nên vì vậy mà cái hơi thở của mấy con càng nhẹ càng này kia khi ở trên đó mấy con cảm thấy rõ thì bây giờ mấy con nhìn.

Mục đích mấy con nhìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp; chứ không phải nhìn cái hơi thở mà không khéo rồi mấy con tập trung trong hơi thở riết riết rồi cái tu hơi thở thì nó sai.

Có gì con? Ngày mai, ngày mốt sẽ tới phần mấy con rồi thì mấy con yên tâm đi bây giờ nhìn bốn chỗ Thân, Thọ Tâm, Pháp của mấy con mà tu; chứ không có gì hết! Thầy sẽ kiểm điểm.

Ngày mai là bên nam. Ngày mốt là bên các con. Buổi sáng đến đây ngồi thầy kiểm điểm. Các con bên tuổi trẻ thì mấy con đến đây thì kiểm điểm lại mấy con tu như thế nào. Bây giờ dạy biết ở chỗ nào mà dạy, phải kiểm điểm rồi mới biết chỗ mấy con chứ, rồi mấy con hỏi thầy sẽ dạy cho con. Bây giờ con chỉ nghe thôi, rồi con hỏi đâu, rồi con lên đây đi, rồi Nguyệt Cảo khoan con, để Nguyệt Cảo đưa tay lên, lên hỏi đi rồi đi đi.

(13:44) Tu sinh: Thưa Thầy con tu Tứ Niệm Xứ không được con xin phép Thầy cho con tu pháp Thân Hành Niệm giống cô Huệ Ân được không Thầy?

Trưởng lão: À được chứ sao không được. Được, con tu Thân Hành Niệm để mà phá hôn trầm thùy miên.

Tu sinh: Dạ cho con xin phép tu Thân Hành Niệm đi kinh hành như cô Huệ Ân vậy Tứ Niệm Xứ con tu không nổi.

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ dễ quá mà tu không nổi mà Thân Hành Niệm tu nổi là giỏi à. Thôi rồi rồi được rồi để tu Thân Hành Niệm. Người nào muốn pháp nào Thầy cũng cho pháp nấy. Rồi con hỏi đi.

Tu sinh: Kính bạch sư Ông, hồi nào tới giờ con tu Tứ Niệm Xứ là như vậy con không biết có sai không?

Trưởng lão: Con cứ trình đi

4. SỔ TỨC - QUÁN PHÁP LÀ GÌ?

(14:19) Tu sinh: con làm, Con nhìn hơi thở như vậy con đếm đến mười, sau con nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự thì tâm con nó nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự thì con không biết là. Con nhìn hơi thở ra vô rất là nhẹ con vô cái ra cái con kêu một, vô cái ra cái con kêu hai cho tới mười thì con nói tâm thanh thản an lạc vô sự. Như vậy con có bị lộn Định Niệm Hơi Thở không hả Sư Ông?

Trưởng lão: con đang ở trong cái Sổ tức Quán mà con tác ý thêm cái tâm thanh thản cho nên con đang ở pháp Sổ Tức, tức là con đếm một hai ba bốn, con đang ở trong pháp hơi thở. Bỏ lìa pháp hơi thở, đứng trên hơi thở mà nhìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Còn cái này con chỉ tác ý mà không nhìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Tu Sinh: Thưa Sư Ông, con chưa rõ bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp là gì? Con không có biết cách thức thành ra khi mà con ngồi ví dụ con nhìn cái thân con con thấy ổn rồi, chỉ có mỗi (15;25) hỏi bị bây giờ làm sao? con nói thân là xong con cho qua, con nói nó thân vậy là xong. Rồi tới thọ thì con có cảm giác lo sợ ác pháp thì con nhắc "ác pháp hãy đi ra", xong con nhắc tâm "thọ là hết" con thấy nó ít quá! Xong con thấy tâm mình vẫn nhận biết còn lo "lo ác pháp" đi ra, đuổi nó ra xong rồi nó không còn gì để làm thì con lại xả ở thân. Con cứ nhắc mười tiếng như vậy thì Sư Ông chỉ cho con quán tới cái pháp thì con lại bị kẹt, con không biết là cái gì pháp? Cái gì như thế nào? Để mình dùng cái gì để mình quán tới đâu?

(16:08) Trưởng lão: các pháp đó con, tới quán các pháp thì mình lắng nghe trong cái không gian vũ trụ này thời tiết nóng nực không? Không thấy cái gì hết tác động thân mình, mình không thấy nóng nực. Rồi mình lắng nghe coi có tiếng động gì không? Không có tiếng động gì tác động mình hết thì do đó mình quán các pháp.

Rồi con Thằn Lằn, Tắc Kè, con Kiến con gì nó có chạy bò trên mình không? Không thấy gì hết tức là các pháp không có tác động. Thì như vậy là thanh thản an lạc vô sự rồi. Đó là cái quan sát từng phần, nói thì nói nghe vậy nhưng mà sự thật ra cái Tâm quán chiếu ngay Bốn phần liền tức khắc.

Cho nên vì vậy mà đứng trên một cái điểm cao vút của nó tức là Định Tâm trên hơi thở mà Không Đếm Hơi Thở, không Tùy Tức mà không có tập trung trong hơi thở nhưng cái Tâm Biết ở trên hơi thở mà luôn luôn nó nhìn trên Bốn chỗ. Nó nhìn tổng quát nó nhìn một lượt.

Ở đây tới các giai đoạn mấy con không phải đi từng phần, hồi đầu thầy dạy mấy con quán sát Thân, quán sát Thọ, quan sát Tâm, quán sát các Pháp đi từng phần, từng phần rồi mới giữ lại thanh thản, rồi quán trở lại. Cái đó là tập cho nó quen. Bây giờ không còn có nữa mà đứng trên một điểm mà nhìn xuống nó - để coi trong bốn chỗ này cái nào bị động nè? Nếu mà các pháp tác động thì phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý khép vô, không để cho nó phóng ra, con hiểu không?

(17:24) Thì tức là bảo vệ các pháp không tác động được thân - tâm nó rồi. Thì bây giờ tâm nó khởi niệm thì dùng Định Vô Lậu quét mà Thân nó có cảm thọ thì dùng Nhiếp tâm và An Trú tâm trong hơi thở mà đẩy lui ra. Con thấy không mình có pháp hết rồi. Do đó bây giờ nếu toàn bộ ra thanh thản an lạc vô sự ở trên hơi thở mà quan sát, ngồi đây tôi quan sát thì như vậy mấy con không bao giờ có hôn trầm thùy miên.

5. CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG, NHẮC TÂM TRƯỚC KHI VÀO TU TỨ NIỆM XỨ

(17:49) Tu sinh: Dạ thưa sư Ông, con không bị hôn trầm thùy miên nhưng mà con có một cái này - hình như là do con động con không biết nhưng mà con trình sư Ông.

Ví dụ như con ngồi con quán tới thân thì con thấy hồi nảy tiếp xúc vô Tứ Niệm Xứ mình không có chuẩn bị kỹ cho nên cái chân mình ngồi chưa đúng cho nên nó bị, hơi bị tê thì lúc đó thì con dừng lại con nói là con từ từ con nói thay vì Thân Hành Niệm con kéo cái chân lại như vậy cho nên con không bị hôn trầm nhưng mà không biết nó có bị động.

Trưởng lão: Không, bây giờ con ngồi mà hồi vô đầu đó con phải ngồi sửa sang cho mình yên tịnh cái thân đàng hoàng, ngồi coi nó như thế nào, còn có cái chướng ngại gì nó khó chịu không. Nó đàng hoàng rồi thì bắt đầu tác ý rồi mới nhiếp vô Tứ Niệm Xứ. Còn nếu mình vô mình ngồi, mình chưa chuẩn bị cho cái tư thế mình ngồi cho nên cái chân mình gác lên hay như thế này làt buộc lòng mình phải để xuống tức là mình bị động mất rồi, con hiểu không? Cho nên mình chuẩn bị sẵn sàng hết. Mà khi lỡ mà mình chưa có chuẩn mình sẵn sàng mình để, mình thấy để như vậy chướng quá bây giờ kéo cái chân lại cho nó ngay thẳng cho nó đều đặn để cái thân nó không bị gò bó không bị có cái chướng nữa.

(19:04) Thì bây giờ sửa lại, nhưng mà đầu tiên vô mình chuẩn bị hết, đừng có để có sự sơ sót đó cho nên lúc bây giờ chỉ còn một cái tâm thanh thản an lạc vô sự không bị chướng ngại - để cho mình được cái thời gian đó để mình giữ bốn cái cửa thành này cho chặt chẽ, con hiểu không? Chứ nếu không chỗ cái ghế của mình ngồi mình gác là cái ghế ba chân ngồi đây hơi nó gật gù con hiểu chưa? Bởi vì khi mà con động đó là cái ghế con nó nghiêng ngửa rồi, cái ghế Tứ Niệm Xứ nó bị nghiêng rồi. Cho nên vì vậy phải chuẩn bị cho nó cân bằng đàng hoàng rồi mới vô.

Cho nên các câu tác ý trước đó "con ly tham con như thế nào con nói hết, hôn trầm thùy miên hay đến với con cũng tác ý luôn hết, dặn bảo đàng hoàng phải cẩn thận kỹ lưỡng, cẩn mật, đàng hoàng. Đây là cái vai trò của con, trách nhiệm của con. Giờ này phải gác bốn cửa thành không có được để có một thằng trộm gian vô trong cửa thành này mà xâm chiếm vô đây là con có lỗi với cấp trên". Con hiểu không? Có lỗi với Thầy đó.

Cho nên vì vậy mà khi tu Tứ Niệm Xứ mình coi như mình là cái người lính mà gác bốn cổng thành này. Nếu mà trong cái thời gian mình gác này mà có cái sự mà người ta buôn lậu, thuốc phiện mà lọt vô cửa thành này là con bị trách nhiệm trong cái giờ này con để người ta lọt thì con chịu trách nhiệm với cấp trên đó.

Tức là đối với Thầy thì mấy con bị tội rồi đó, Thầy cho mấy con Tứ Niệm Xứ mấy con bảo về Tứ Niệm Xứ mấy con, mà các con sơ sót các con để những người gian nó lọt vào trong này thì không có, được con hiểu không?

Coi như mấy con là cấp dưới còn Thầy là cấp trên, phải không cho nên vì vậy mà các con mà sơ sót cái này là các con sẽ bị lỗi. Thầy cho ba mươi phút, rồi một giờ, rồi hai giờ, rồi ba giờ. Thầy đào luyện cho mấy con trong khoảng thời gian mấy con phải chứng được mà, cho nên Thầy có cái trách nhiệm rất lớn và con khi mà lãnh cái nhiệm vụ canh gác bốn cái cửa thành này thì mấy con có trách nhiệm rất lớn của mấy con chứ không được sơ sót.

Tu sinh: Dạ thưa sư Ông lúc mà con ngồi, lúc đầu thì nó thẳng lưng, nhưng ngồi lâu một hồi thì con có cảm giác hình như nó hơi (ấy) nên con phải điều thân thì có được không sư Ông?

(21:11) Trưởng lão: Không được, bây giờ như thế này. Trước khi mình biết cái tật của mình ngồi hơi nó hay thụng, tác ý nhắc “Bây giờ cái thân phải ngồi thẳng, suốt cả thời gian chừng nào mà đúng giờ xả thôi, chứ không được thụng”. Con nhắc trước, nó sẽ giữ thẳng cho con luôn, chứ không khéo nó sẽ thụng xuống đó.

Tu sinh: Nhưng khi mình thấy nó thụng, thì mình sẽ làm sao?

Trưởng lão: Thầy nói bây giờ nó thụng mình biết mình nhắc lại, khi mình hơi thấy nó có cái dạng thụng mình nhắc lại phải thẳng lên, con tác ý, coi như là bị chướng rồi đó. Ở trong thân con bây giờ nó đang muốn thụng thụng rồi đó thì con thấy đây là chướng tới rồi nhắc xả ngay liền, tức là mình phải có sự tác ý mình nhắc mà. “Lưng phải thẳng lên - không được chùng xuống", ngay đó nó giữ lại thẳng.

Chứ mà con dễ ngươi nó thì bắt đầu nó đi từ từ nó xuống đó, tới chừng mà con biết nó thụng rồi thì nó đã quá rồi, nó đi quá rồi, cho nên cảm nhận nó, cảm nhận nó muốn thụng rồi.

Con ngồi con tỉnh, con gác cửa thành mà con thấy nó muốn thụng rồi, cho nên nhắc liền tác ý, cũng như có cái cảm thọ con nhắc đuổi mà, nó cũng vậy thôi. Thì nó là pháp Tứ Niệm Xứ đó con.

Tu sinh: Con chưa hình dung được cái người lính gác đó thưa Sư Ông? Đứng ở đâu gác và nếu đứng gác thì phải đi vòng vòng để ngó cửa thành.

Trưởng lão: Ở đây không có đi vòng vòng mà đứng ở trên cái lầu khu ở trên cao, nhìn xuống bốn cửa thành.

Tu sinh: Con chưa có biết chỗ nào để con đứng

Trưởng lão: Thì bởi vậy hồi nãy thầy nói đứng ở trên hơi thở mà không có tu hơi thở, không có đếm hơi thở, không có gì hết mà đứng trên hơn thở. Nó luôn luôn nó biết hơi thở mà nó lại quan sát bốn cửa thành của nó thì con tập cái chỗ đó đó.

6. ĐỨNG TRÊN HƠI THỞ ĐỂ QUAN SÁT TỨ NIỆM XỨ

(22:45) Tu sinh: Con chưa hiểu đứng trên hơi thở, rồi cái chữ Tham Ưu rồi cái chữ Nhiệt Tâm Tỉnh Giác. Con tưởng nhiệt tâm tỉnh giác là nó đi suốt để coi cửa thành.

Trưởng lão: Nó tỉnh là nó Nhìn. Nó quan sát có bốn cái nó rất rõ ràng. Nó đứng ở trên điểm cao của nó. Bây giờ bởi vì ở trong kinh Phật có nói “Tâm định trên thân”. Tức là muốn nói Tứ Niệm Xứ rồi đó. Vậy "tâm định trên thân nó không phải định trong cái bất động" được - nó phải "định trên cái động của nó". Mà cái động của nó hiện giờ có cái hơi thở là động thôi. Con hiểu không? Nó phải định trên đó mà nó nhìn được bốn cái chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp nó là bất động.

Con thấy cái chỗ đó là bất động. Cho nên nó đâu có ở trên cái cửa thành. Còn con cứ đi cửa này tới cửa khác, con chạy vòng vòng vậy con biết chừng nào mà con nhảy cho nó xong? Cho nên đầu tiên Thầy dạy quán sát là đi vòng vòng đó đó là đầu tiên nhưng bây giờ đó đã có cái lồng khu rồi mình đi như vậy rồi mình mới thấy được cái hơi thở. Con hiểu không? Mình đi như vậy thấy à nó đứng chỗ đó là quan sát dễ rồi đó, nó biết rồi.

(23:50) cho nên vì vậy bắt đầu nó đứng ở trên hơi thở, rồi bắt đầu nó không đi nữa, nó không quan sát kiểu đó nữa mà nó đứng ở trên này nó khỏe quá. Bây giờ nó không đi, nó không có mệt. Cho nên vì vậy nó đứng nó nhìn rồi thằng gian nào vô đây nó đều biết mặt hết.

Tu sinh: Xin Sư Ông giảng kỹ cho con chỗ đứng trên hơi thở

Trưởng lão: "Đứng trên hơi thở luôn luôn cái tâm con nó biết hơi thở ra vô một cách tự nhiên gọi là đứng trên hơi thở"*. Rồi bắt đầu từ chỗ đứng yên trên hơi thở đó mà con quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nó toàn diện, không có chỗ nào nó xảy ra.*

Coi như con không có cần đi lòng vòng nhưng mà trên thân con xảy ra con biết liền, trên tâm có niệm biết liền. Đó con hiểu chỗ đó, bởi vì cái hơi thở mà con đứng trên hơi thở gọi là tỉnh thức nếu mà không tỉnh thức làm sao con biết hơi thở đó con hiểu chỗ đó không? Nó tỉnh thức rất là tỉnh đó cho nên vì vậy mà ở dưới này Thân, Thọ, Tâm của nó xảy ra cái gì nó biết hết.

Tu sinh: Dạ thì giờ con sẽ không đếm nữa tại vì lúc trước con lại nghĩ là không đếm thì không biết, lỡ mình đếm mình lộn thì lúc đó mình bị thất niệm còn mình đếm không lộn thì mới được thành ra con đếm nhưng mà giờ vậy thì con không đếm nữa.

Trưởng lão: Con không có đếm nữa.

Tu sinh: Nhưng mà con vẫn để hơi thở tự nhiên

Trưởng lão: Để hơi thở tự nhiên, con ở đó con quan sát bốn chỗ. Nghĩa là nói quan sát nhưng sự thật tự nó đã thấy bốn chỗ

Tu sinh: Rồi con nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự là chỉ có nhắc lúc đầu

Trưởng lão: Lúc đầu thôi! Bây giờ vô tu Tứ Niệm Xứ rồi không phải nhắc. Hồi đầu đó mình mới tập mình quan sát mình nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự rồi một lúc sau mình nhắc nữa để mình nối dài sự thanh thản đó.

Còn bây giờ tới giai đoạn mà có thể dùng tất cả các phương pháp để đẩy lui chướng ngại thì không còn nhắc nó nữa, không còn nhắc để cho giặc nó vô là đánh, giặc vô là đánh.

Ở đây là tác chiến rồi chứ không phải hồi trước là mình còn phòng hộ cho nên mình nhắc để mình giữ mình, mình phòng hộ để cho nó giữ được tâm thanh thản thôi, để cho nó quen với cái trạng thái thanh thản thôi. Bây giờ mình biết rõ cái trạng thái thanh thản rồi cho nên mình đứng đây chứ mà không nhắc thanh thản nữa mà đuổi giặc thì sẽ thanh thản - tức là đuổi giặc sẽ bình an trong cái thành này, không đuổi giặc thì giặc thì sẽ không bình an, có vậy thôi.

(25:52) Tu sinh: Thưa Thầy giặc là vọng niệm hả Thầy?

Trưởng lão: Vọng niệm đó con, cảm thọ của con là giặc sanh tử của con đó - nhờ tu tập như vậy mấy con mới rõ chứ gì. Rồi con hỏi đi!

Tu sinh: Thưa Thầy trong phương pháp tu Tứ Niệm Xứ ví dụ như là trong cái định con tu Tứ Niệm Xứ trong thời gian là chín mươi phút, tất nhiên chín mươi phút đó không thay đổi tư thế như Thầy dạy cho chúng con - lúc đó cách nào để không bị động tâm ạ?

Trưởng lão: Con tu ba mươi phút hay là chín mươi phút?

Tu sinh: Ví dụ tu trong chín mươi phút, trong chín mươi phút đó là tất nhiên là có thay thế, Thầy dạy chúng con chỗ này.

Trưởng lão: bây giờ Thầy dạy con nhiếp tâm trong ba mươi phút, Thầy chưa có dạy Bốn Oai Nghi, chưa đâu, Thầy chưa có nói tới mà. Ở đây mới cái giai đoạn mà các con ngồi thôi - ngồi trong tư thế xếp bằng, kiết già ngồi ở trong cái tư thế ghế. Mà ngồi như thế nào để sắp xếp cái thân của các con để cho đừng, bất động suốt ở trong ba mươi phút. Đây là giai đoạn mới dạy ngồi chứ chưa có dạy đi mà, bởi vì Tứ Niệm Xứ nó còn bốn oai nghi chứ! Nghe mọi lần Thầy dạy mấy con tu Tứ Niệm Xứ bốn oai nghi bây giờ sao Thầy dạy có một oai nghi? Trời, bây giờ đi vào lớp Đại học, chuyên môn rồi chứ đâu phải tu chung chung nữa. Rồi con hỏi con, khoan con.

7. TỨ NIỆM XỨ CÂU HỮU TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(27:09) Tu sinh: thưa Sư Ông!Con quên hỏi Sư Ông, Sư Ông giúp cho Câu Hữu Tứ Vô Lượng Tâm với Tứ Niệm Xứ khi con ngồi im - con thích tu Tứ Vô Lượng Tâm - con khởi Tâm Từ con ngồi xuống, con khởi Tâm Từ con thương nhưng mà bây giờ thì tâm thanh thản an lạc vô sự

Trưởng lão: nó hết băng rồi con, rồi

Tu sinh: khi mà con khởi Tâm Từ con thương thì cái tâm thanh thản an lạc vô sự của con - Sư Ông giúp con cách nào tu Tâm Từ?

Trưởng lão: rồi con ngồi tu Tứ Niệm Xứ để câu hữu với Tứ Vô Lượng Tâm. Bây giờ tu Tâm Từ với Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ là tâm thanh thản an lạc vô sự, Tâm Từ tức là lòng thương yêu đức hiếu sinh thương yêu sự sống của muôn loài. Con câu hữu với nó - tức là con sẽ xả tâm đó. Bây giờ mọi mọi cái chướng ngại pháp ở trên Tứ Niệm Xứ con xảy ra đều con dùng Tâm Từ của con mà xả nó thôi.

Con hiểu chỗ này không? Không có dùng mà quán nhân quả, không có dùng thân vô thường, không có dùng các pháp vô thường mà xả - mà dùng Tâm Từ con. Bởi vì Thầy sẽ dạy con tới cái bài pháp mà các con sẽ viết ra bài đó về quán Tâm Từ, quán Tâm Bi, quán Tâm Hỉ, Tâm Xả còn bốn pháp này các con phải học tới chứ. Chưa tới đây rồi thầy sẽ dạy mấy con câu hữu trên Tứ Niệm Xứ để mà xả nó bằng Tâm Từ đây. Còn bây giờ chưa học, thì chưa nói tới chứ còn sẽ học tới, nói tới đó.

(28:41) Thầy có nhắc sơ mấy con rồi mà. Vì mấy con sẽ tu Định Vô Lậu để mà quán xét về lòng từ của chúng ta - tức là lòng hiếu sinh của chúng ta. Thực hiện cái tâm đó là một pháp duy nhất để đạt được chứng đạo đó. Trên Tứ Niệm Xứ câu hữu với nó đó con. Con sẽ thấy Thầy sẽ dạy tới đây toàn là những cái pháp độc đáo mấy con sẽ có thời gian ngắn mấy con chứng đạt - nó không có thường đâu! Thầy biết tất các các pháp này hết rồi cho nên Thầy mới dám mở cái lớp này để dạy mấy con chứng đạt A La Hán.

Mà mấy con không tu là mấy con chịu, chứ Thầy. Một lần này thôi chứ Thầy không mở cửa nữa đâu. Nếu mà tu không được Thầy dẹp! Chứ Thầy không có cực khổ như thế này đâu, Thầy biết ở trong cái số mấy con là những người có thể thay thế cho Thầy được, mà mấy con phải nỗ lực tu, có vậy thôi. Thầy dạy đâu mấy con sẽ làm.

Bằng chứng hôm nay Thầy kiểm tra, bằng chứng Thầy phải giảng thuyết cho mấy con từng chút về pháp Tứ Niệm Xứ, mấy con thấy chưa. Nếu không thì mấy con hiểu chung chung mấy con sẽ tu không tới đâu. Thầy bảo đảm mấy con nếu mà Thầy không có kiểm tra như thế này thì mấy con không bao giờ mấy con biết đường mấy con vô Tứ Niệm Xứ.

Mấy con thấy chưa? Học cái lớp học từ cái chỗ mà triển khai cái Định Vô Lậu mà Thầy không triển khai mấy con quán chung chung chứ mấy con đi sâu được không? Rồi tới Thầy triển khai rồi thì bây giờ tới cái Tứ Niệm Xứ thầy triển khai cái chỗ nhiếp tâm để tâm thanh thản mấy con để đạt được chân lý mấy con; thấy nó phải đi như thế nào mới đúng chứ?

Cho nên từ đây về sau mấy con thấy con đường Thầy vạch ra là rõ ràng cụ thể. Thời gian mấy con không phí đâu. Nhưng mà mấy con phải gia công đó, chứ tu lơ mơ thì mấy con không biết gì đâu.

Bây giờ còn hỏi Thầy gì nữa không con, khoan con hỏi đi.

8. TỨ NIỆM XỨ TRONG BỐN OAI NGHI

(30:17) Tu sinh: con bạch Thầy, hôm nay Thầy dạy con mới biết tu cũng lơ mơ chứ cũng không có tu thật sự là Tứ Niệm Xứ mà nếu mà Thầy nói đứng trên hơi thở thì hơi thở con nó bị chướng ngại giờ con không biết sao!

Trưởng lão: À, không có sao hết, bây giờ con cứ ở trên con nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự. Rồi tự cái tâm con nó sẽ đứng cái vị trí nó quan sát bốn chỗ Thân Thọ, Tâm thì điểm mà nó đứng đó con sẽ lấy nó. Con không cần phải ở trên hơi thở, "con tập trung hơi thở là bị chướng ngại đó".

Tu sinh: Ví dụ như con cứ như vậy thì nó có một cái gì nó đến là con đuổi đi?

Trưởng lão: Ừ, có vậy thôi! Đó là con thấy được, đúng rồi!

Con dùng Định Vô Lậu con sẽ đuổi những tâm niệm đó đi, con dùng pháp tác ý con đuổi tất các cảm thọ ở nơi thân con xảy ra thì nó sẽ là đứng nơi vị trí nào đó rồi ngày mai con sẽ trả lời Thầy. Con cứ đuổi hết tất cả những chướng ngại trên đó thì con sẽ thấy nó đứng cái điểm của nó để quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Nó đang Tỉnh thì nó sẽ đứng một cái chỗ mà nó tỉnh đó mà nó quan sát bốn chỗ con được đó thì con cứ yên tâm mà nỗ lực tu rồi Thầy kiểm tra lần lượt rồi tất cả những cái này cái điểm mà con đứng để quan sát các con sẽ rõ.

Tu sinh: giờ con đang học, vô thường với nhân quả thì con dùng hai có đó?

Trưởng lão: dùng hai cái đó rồi học tới cái nào nữa đó thì mấy con sẽ có những tri kiến đó để xả nữa.

Tu sinh: Kính bạch Thầy! mấy bữa tối con không ngủ được thì con nằm đó con vẫn tu Tứ Niệm Xứ được không thầy?

Trưởng lão: Được chứ! Không có sao hết! Tứ Niệm Xứ dễ lắm nhưng mà chưa dạy tới cái ngồi - à cái nằm nhưng mà bây giờ mấy con muốn nằm thì tu cũng được, hồi nào cũng được, bây giờ cũng được chứ không sao. Nhưng mà tới nằm Thầy sẽ dạy cách thức nằm còn bây giờ khoan đã, dạy ngồi chưa xong, ngồi nảy giờ còn nhúc nhích mà, chưa được.

(32:18) Tu sinh: Nhưng mà lúc nằm nó không ngủ Thầy?

Trưởng lão: Thì nó không ngủ thì bây giờ cứ để tâm mình thanh thản an lạc vô sự thì càng tốt không sao, tốt không có gì đâu, để chuẩn cho nó tới nó nằm đây rồi nó biết nó nằm đúng hay nằm sai chứ không gì. Tu rồi nó sẽ lòi cái mặt nó ra biết cái nằm nó đúng hay cái nằm sai đây?

Tu sinh: Thưa Thầy vậy bây gờ, chúng con tu ba mươi phút không nghỉ là (32:41)

Trưởng lão: Rồi con, rồi. Có gì không con?

Tu sinh: Thưa Thầy! Là từ hôm mà viết bài tới giờ chúng con bạch Thầy là con tu Tứ Niệm Xứ - tác ý xong cứ tu mười lăm tới hai mươi phút. Tự nhiên các dòng suy nghĩ để viết, tự nhiên nó lại nghĩ viết như thế này, vết như thế này không, không được chuẩn.

Bạch Thầy! Sáng Thầy nói các con phải mỗi người phải viết. Con bạch Thầy đúng là trưa nay con lo con không ngủ được. Con cũng nói thật, báo cáo thật với Thầy là chúng con thì không được học từ cơ bản của phổ thông. Cho nên cách viết văn hoặc viết thì nó rất là khó cho nên là sự việc thì biết nhưng mà viết ra như thế nào thành câu cú khó. Thấy Thầy nói, con không ngủ được lúc trưa - con xin Thầy làm thế nào trong thời gian Tứ Niệm Xứ này để cho nó khỏi có cái tâm suy nghĩ về cái đó

9. TU TỨ NIỆM XỨ LỌT VÀO TƯỞNG

(33:36) Trưởng lão: Không sao đâu! Chính nó nghĩ như vậy - nó Định Vô Lậu chứ có gì đâu mà con sợ? Mà chính tu Tứ Niệm Xứ để dùng Định Vô Lậu chứ gì? Thì cái đó là cái tốt chứ có gì đâu mà con lại lo? Con cứ nghĩ sợ động tâm chứ gì? Sợ mất thanh thản chứ gì? Đâu phải!

Bây giờ là luôn luôn dùng Định Vô Lậu mà; dùng tri kiến của mình quét mà - mà chính cái suy nghĩ đó là cái suy nghĩ để quét. Cho nên con viết đạo đức, cái bộ sách đạo đức là cái bộ sách để con dùng cái tri kiến của con mà con sống trong đạo đức không làm khổ mình, khổ người là vô lậu chứ gì!

Con thấy con hiểu cái Định Vô Lậu của người ta rõ ràng. Nó đòi hỏi tri kiến con mà bây giờ con thấy sao mà nó suy nghĩ. Trời ơi! Mình không biết viết mà bây giờ làm sao viết? Không biết viết cũng phải viết được chứ! Nói vậy sao được, có thầy thầy hướng dẫn chứ. Con thấy không, dựa vào những cái điều kiện mà cụ thể lần lược thầy hướng dẫn cho mấy con.

Thậm chí như có người viết rồi - Thầy phải đề cái tựa của họ. Mỗi lần họ viết thôi là láng linh trời đất, Thầy đọc cái đoạn này Thầy đề cái tựa cho đoạn này, đọc cái đoạn này đề cái tự cho đoạn này.

Các con đọc lại những cái bài của các con viết phải không, Thầy có đề tựa phải không? Các con đưa ra một mẫu chuyện mà các con không biết cái tự đề của nó là đức hạnh gì - buộc lòng Thầy phải giúp cho các con cái tựa đề của cái đức hạnh đó chứ gì, có phải không?

Các con thấy rõ ràng là Thầy luôn luôn trợ giúp cho mấy con hết để cho mấy con quán sát cho đủ cái Đức, cái Hạnh để chúng ta thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm mà, đức hạnh mới thực hiện được, chứ không đức hạnh làm sao thực hiện được Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả của mình.

Các con thấy con đường Thầy dẫn dắt mấy con đi tới giải thoát hoàn toàn, tới giải thoát hoàn toàn là con người phải đạo đức hẳn hòi mà có làm sai đâu. Cho nên con không chịu triển khai Định Vô Lậu của con thì thôi ngàn năm làm sao nó có vô lậu? Ở đây đâu có phải ngồi tu Tứ Niệm Xứ suông? Nếu mà không có Định Vô Lậu con ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà không niệm trong đó, không chướng ngại con bị ức chế con sẽ lọt vô định tưởng.

"Một trăm phần trăm sẽ sai lạc đó. Mà hầu hết tất cả các tu sĩ bây giờ đã tu sai vào cái này, Thầy bảo đảm với mấy con đó là một cái bằng chứng cụ thể; mà Thầy tu rồi Thầy thấy không những thấy ở Việt Nam mà thấy cả ngoại quốc đều sai cái điều này".

Thầy bảo đảm mới mấy con mà. Đạo Phật dạy như vậy mà họ tu như vậy họ hiểu cái gì đây? Họ hiểu qua cái tưởng của họ chứ hiểu cái gì. Cho nên Thầy là một cái người dựng lại tất cả những cái Chánh Pháp của Phật bằng cách để ly dục ly ác pháp rõ ràng như đức Phật đã dạy.

10. ĐIỀU MAY MẮN CỦA CÁC TU SINH

(35:52) Trưởng lão: Cho nên mấy con được may mắn đó! Một thời này mà Thầy làm như dạy mấy con như thế này. Tuổi Thầy tám mươi rồi. Thầy dạy nữa nổi không? Mấy con cứ nghĩ đi - Thầy còn phải nghỉ ngơi chứ hoặc còn phải về Niết Bàn chứ ở hoài đây sao? Niết Bàn thì sẵn mở cửa đón Thầy rồi. Nó mong Thầy đi vào đó; mà bây giờ cứ mấy các con cứ kéo Thầy ở lại hoài.

Cứ lớp này tới lớp khác vậy sao được, phải không?

Cho nên mấy con phải nỗ lực tu chứ - nỗ lực tu để thay thế Thầy để mà Thầy đi vào Niết Bàn, cõi Thiên Đường mở cửa Thầy đến; có ghế có bàn sẵn sàng mà không ngồi cứ ngồi dưới thế gian ghế này cái ghế này nó mỏi đít gần chết chứ bộ sung sướng gì! Không lẻ mà bây giờ ở thế gian ăn ba cái đồ bất tịnh này hoài đâu có sung sướng gì mấy con, có phải không? Trời đất ơi, cao lương mỹ vị của cõi Trời nó để đầy đàng đầy xá trên đó không về mà ăn mà ở đây ăn ba cái đồ bất tịnh của thế gian, phải không? Thầy nói như vậy mấy con đừng có tưởng tượng đó là nhà hàng khách sạn đâu!

Bây giờ thì mấy con cứ ráng tu đi, có Thầy triển khai Thầy bảo đảm cho mấy con rằng trên thế gian này người tu mà dựng lại Chánh pháp chỉ có Thầy là người duy nhất. Thầy nói thật mấy con, mấy con đi tìm đi. Tu có thần thông để làm gì? Ở đây là rõ ràng là chúng ta xây dựng con người có đạo đức sống để đối xử với nhau để đem lại hạnh phúc cho nhau mà cái tâm trạng đạo đức nó không bị nhân quả chi phối; nó không bị tái sanh luân hồi không phải sướng sao?

Còn mấy con cứ để cái tâm trạng nó bị chi phối như vậy làm sao mấy con thoát khỏi vòng luân hồi. Quỹ đạo luân hồi sẵn sàng trong cái quỹ đạo, cái quy luật của nó mà mấy con cứ ở trong trạng thái đó làm sao mấy con thoát ra khỏi. Thầy hướng dẫn cho mấy con ra khỏi trạng thái đó mà. Vậy mà không ham mà bây giờ muốn ham xuống thành phố để mà vô khách sạn để mà ăn uống nhậu nhẹt ở dưới đó thì chuyện đó thôi hết cũng đầu hàng luôn. Đó mấy con nhớ đi. Bởi vì ở đây Thầy, Thầy dựng lại cái này mà mấy con là người đủ phước duyên, mấy con là những người đủ phước duyên mà không nỗ lực tu là mấy con chịu.

(37:57) Thầy dạy mấy con từng bước, từng tri kiến, từng hiểu biết của con ở trong đầu, ai lại có hiểu biết. Bởi đức Phật nói "con người là tu được hết mà" đâu có cái gì bởi vì cái sự hiểu biết của chúng ta mà, mà triển khai cái sự hiểu biết đó để làm gì? - "Để chúng ta chặn đứng tất cả những cái quy luật của nhân quả, nó có ác có thiện trong đó". Rõ ràng là chúng ta thoát ra mà, như mấy con chỉ còn có hiểu biết để mấy con thoát chứ mấy con làm cái gì khác hơn hết được.

Thì trong khi hiểu biết được cái chút nào Thầy cho mấy con áp dụng. Bây giờ áp dụng vô Tứ Niệm Xứ mà nhìn cái pháp Tứ Niệm Xứ mấy con chưa rành. Trời đất ơi! Nó chưa rành thì nó lấy cái này nó áp dụng vô chỗ nào? coi như mấy con chỉ tu như vậy coi như là cầm chừng rồi, không có đạt được.

Bây giờ kiểm tra lại pháp Tứ Niệm Xứ, mà kiểm tra như vậy Thầy vất vả chứ bộ Thầy sung sướng sao? Nãy giờ mấy con biết Thầy mất thì giờ, bài của bên Tăng một cọc như thế này; như hồi hôm. Hồi sáng Thầy ôm một cọc của mấy con vậy mà bây giờ mới có chấm được mấy bài hồi trưa thôi thì mấy con thấy mà buổi chiều nay Thầy chấm tối nay Thầy còn ngủ được chút còn không phải thức suốt đêm mà chấm phải không mấy con thấy như vậy rõ ràng là tất cả những điều mấy con học được ở đây, mấy con ráng nhớ rồi Thầy sẽ kiểm tra mấy con Thầy dạy lại nữa, từng chút, từng chút mấy con sẽ đúng. Con hỏi gì, con hỏi đi con!

(39:13) Tu sinh: Kính bạch thầy, ví dụ như đang tu Tứ Niệm Xứ thì Định Vô Lậu nó đến thì vẫn tu Định Vô Lậu?

(39:26) Trưởng lão: Định Vô Lậu nó đến thì con, bây giờ nó khởi cái ý của con phải suy tư cái gì đó phải không?

Cái Định Vô Lậu nó làm cho tri kiến của con tìm hiểu chứ gì. Con muốn hiểu bây giờ cái bài của mình viết dở dang mà hồi viết thì nó không ra mà bây giờ ngồi tu Tứ Niệm Xứ nó lòi ra. "Mày được rồi ra thì tao tư duy mày chứ có gì đâu, tao đang triển khai mày mà bây giờ mày lòi ra thì càng tốt chứ có gì đâu. Tao đang triển khai để mà tao dẹp ba cái chướng ngại mà bây giờ, hồi đó tao chứ có hiểu được, tao chưa có biết được. Bây giờ mày ngồi yên tịnh mày lại hiện ra. Được rồi tao tiếp tục tư duy mày".

Không có sao đâu con, bởi vì con nhớ Định Vô Lậu là đang ở trong Định Vô Lậu để quét những chướng ngại pháp trên Tứ Niệm Xứ - mà bây giờ Định Vô Lậu chưa xong. Bởi vì mấy con còn đang tu trên Định Vô Lậu chứ phải con đang hoàn thành được sao; có những cái mấy con chưa hết mà, buộc lòng mấy con còn đang triển khai tri kiến của mấy con thì trong khi im lặng tu Tứ Niệm Xứ nó đã hiện ra Định Vô Lậu thì mấy con phải quán xét chứ - sao lại ngắt ngang cái tư tưởng đó?

11. TU VÌ LỢI ÍCH CHÚNG SANH - KHÔNG NÊN ÍCH KỶ, NHỎ MỌN

(40:20) Trưởng lão: Nó ác pháp hay là thiện pháp? Nó là thiện pháp - Định Vô Lậu mà, cái tri kiến giải thoát mà sao lại giết nó đi? Con hiểu không, để cho giữ tâm thanh thản để làm gì đây? Trong khi cái này là cái để mà chúng ta hoàn toàn sống với nó đem lại sự bình an cho chúng ta chứ đâu phải là cái gì khác, cái này rất quý chứ.

Cho nên trong khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà có một dòng niệm Vô Lậu thì ngay đó quan sát vì chính những bài viết mình còn thiếu khuyết, cho nên cái dòng này nó ra để cho chúng ta bổ sung lại cho đầy đủ và đầy đủ thì cái bộ đạo đức nhân bản mấy con biên đầy đủ, không thiếu. Các con hiểu chưa?. Bởi vì các con còn chuẩn bị cho một cái giáo trình tu tập đạo đức mà. Ở đây, mỗi một người tu tập ở đây đều là phải soạn thảo cho Thầy một ngàn trang, một ngàn trang giấy, giấy đánh vi tính chứ không phải là giấy viết của mấy con đâu. Một ngàn trang nói về đạo đức nhân bản. Mấy con cứ lượng cái sức của mình, bởi vì mấy con phải là một ông thầy giáo dạy đạo đức sắp sửa ra đời nay mai tốt nghiệp ra dạy, có phải không?

Chứ mấy con học, học rồi để mấy con chết rồi chôn mấy con uổng vậy hả, đâu có lý đó đâu. Bao nhiêu người người ta thiếu đạo đức đang chờ mấy con nè? Mấy con phải tự bàn tay soạn thảo cái giáo trình này để hướng dẫn người ta, chứ không phải là Thầy nữa đâu, mấy con nhớ. Mà mình viết hay mình sẽ dạy hay, mình viết hay mà mình sống hay sống đúng thì cái gương hạnh của mình và lời nói của mình sẽ là hướng dẫn người ta.

Thầy đào tạo cho các con trở thành những nhà đạo đức, những nhà đạo đức dạy đạo đức thì các con đủ biết mấy con phải học nhiều chứ không phải là học ít, rèn luyện mình nhiều ở trong cái điều kiện này. Bởi vì mấy con là những người thừa kế Thầy để đem lại nền đạo đức cho nhân loại. Các con thấy trách nhiệm của các con lớn chứ không phải nhỏ đâu. Nếu mấy con thấy trách nhiệm tôi làm không nổi thôi. Bây giờ mấy con ra nghỉ để Thầy khỏi cực, phải không! Chứ để Thầy cực đào tạo rồi rút cuộc không có người nào hết cho mất công Thầy quá đi.

(42:28) Còn mình thấy khả năng mình, mà mình không thích, chúng sanh ác quá thôi tôi không có làm cái điều này đâu tôi về tôi hưởng thụ, tôi sống cho an nhàn, tôi cất một cái thất ở trong rừng, tôi ngồi mình tôi chơi cho nó khỏe, tôi làm chuyện này mệt quá thì thôi mấy con ích kỷ mấy con về rừng cất thất mà ngồi đó mà tu. Còn ở đây thì thấy nói mấy con phải là người thừa kế để đem lại nền đạo đức cho con người thì mấy con ở đây học.

Vì không được quyền ích kỷ nhỏ mọn - học của chúng ta, tu của chúng ta không phải vì cá nhân của chúng ta không mà vì mọi người. Vì sự đau khổ của mọi người trên hành tinh này chúng ta rất là đau khổ. Thấy họ quá ác pháp, thấy họ quá sống tàn nhẫn mà chúng ta đỡ đành lòng nào mà chúng ta để mà cho con người tàn ác như vậy. Vì học đạo đức là vì muốn đem nền đạo đức dạy lại cho người, thì mấy con phải cố gắng, đừng có từ chối gì hết, mấy con muốn từ chối thì mấy con rời khỏi lớp này cho Thầy đỡ bớt người nào đến, đỡ bớt người nấy. Thà là còn một người mà thầy đào tạo một người để lợi ích cho con người, còn hơn mà Thầy đào tạo nhiều người ích kỷ thôi tốt hơn mấy con cứ về nhà ích kỷ đi; lo làm giàu làm có mà sống đi, rồi cất nhà từng nhà đài nhà lai gì đó mà thọ hưởng cái dục lạc của thế gian này để khổ, để khổ cực lắm.

Vô đây mấy con thấy ăn ngày một bữa, khổ quá khổ mà không làm vì lợi ích cho con người thì khổ làm gì đây, có phải không? Mình đâu phải về đây hưởng thụ. Rồi mấy con còn hỏi gì?

Tu sinh: (43:52 - (43:59) ), Tứ Niệm Xứ thì là những gì mình đã lỡ nghe thì làm sao rửa cái lỗ tai mình bằng Tứ Niệm Xứ hả Sư Ông? Chẳng hạn như mình thấy người ta đốt, sát sanh thì làm sao mình khởi Tâm Từ bằng Tứ Niệm Xứ hả Sư Ông hay là mình làm sao để mình ly được? Cái thấy nó đã vô đầu mình rồi Sư Ông, thì làm sao để mình thấy người ta sát sanh mình thương rồi thì làm sao? Cái cách Tứ Niệm Xứ để mà rửa những cái lỗ tai cái cách ngăn sáu căn cho nó được?

(44:42) Trưởng lão: Bây giờ, trên Tứ Niệm Xứ đó là mấy con đang rửa tâm của mình - rửa tâm của mình từng chút từng chút chứ chưa phải là toàn bộ nhưng mà trên đường mấy con còn đang tu học chứ chưa xong đâu cho nên vì vậy mà trên đường còn đang tu học. Pháp Định Vô Lậu mấy con chưa có đủ, còn chúng ta nhiều pháp để nhiếp, để mà tư duy, để mà suy nghĩ về cái vô lậu nữa chứ chưa phải hết.

Các con còn thấy những pháp mà các con cần phải hiểu biết rất là sâu mà mấy con chưa tới. Bây giờ, mới có một phần nhỏ thôi nhưng một phần nhỏ học để áp dụng chứ. Cho nên chúng ta bắt đầu một phần nhỏ này chúng ta áp dụng để mà chúng ta quét những cái thô và đồng thời chúng ta đem lại sự sống của chúng ta nó thanh bình. Nó có những cái ác pháp nó sẽ tác động nhưng mà nó vi tế, nó có những cái điều mà nó bị dính mắc vô mà chúng ta chưa có đủ, chưa có đủ pháp để mà diệt trừ nó.

Lần lượt trên Pháp của Thầy dạy, sẽ dạy mấy con đủ sức để đương đầu với tất cả các ác pháp này. Các con sẽ đẩy lui tất cả các ác pháp đó. Không còn biến cái tâm các con trở thành trang giấy trắng không còn một chữ ở trên đó nữa. Nó tới trong sạch, thanh tịnh như vậy. Cho nên mấy con yên tâm đừng lo gì hết.

Thầy dạy bây giờ, tại sao Thầy đang dạy Định Vô Lậu mà thấy bây giờ vừa lại là Định Vô Lậu, vừa lại Tứ Niệm Xứ. Đây là dạy cách thức áp dụng để các con biết cách thức áp dụng thôi - chứ chưa phải là các con tu Định Vô Lậu hoàn toàn đâu.

Nếu mà quả chăng tu Định Vô Lậu hoàn toàn mà giờ đưa vô áp dụng cái Tứ Niệm Xứ mà còn lọng cọng như thế này thì nó mất thời gian mấy con rất lớn. Cho nên vì vậy mà vừa là tu Định Vô Lậu mà cũng vừa chuẩn bị thấy cái Định Vô Lậu mấy con vững vàng được một phần mấy con xả được cái niệm mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ.

Cho nên Thầy đưa cái pháp Tứ Niệm Xứ vô để mà mấy con biết được cái chỗ để cho con xả được cái niệm này. Vì vậy mà mấy con thấy nó không mất thì giờ, chứ bây giờ còn kéo dài bảy năm thì làm sao? Các con thấy chưa? Mà Thầy chỉ muốn còn có bảy tháng thôi. Cho nên bây giờ còn năm tháng nữa thì như vậy là phải áp dụng tận cùng cái thời gian. Các con biết thời gian là vàng bạc.

12. THẦY HẠNH PHÚC KHI THẤY ĐỆ TỬ MÌNH ĐEM NỀN ĐẠO ĐỨC CHO NHÂN LOẠI

(46:50) Trưởng lão: "Tấc bóng thời gian một tấc vàng

Tấc vàng tìm được không gì khó

Tấc bóng thời gian khó hỏi han"

Mà bây giờ cứ để thời gian qua vậy. Lỡ bây giờ Thầy thấy thân Thầy vô thường, mà cái lớp học này nó không xong thì làm sao kéo dài bảy năm nữa? Mà cái lớp học này không xong thì chắc gì trong bảy năm mà Thầy còn ở lại đây?

Các con hiểu quy luật của vô thường, Thầy có đủ khả năng nhưng mà làm để kéo dài như vậy nó không đúng mà đào tạo con người thừa kế mình mới hay - kịp thời, kịp lúc mình đã biết, mình đã biết được cái thời gian của mình. Tháng nào mình sẽ đi, tháng nào mình sẽ ở, mình biết rồi, nhưng mà cùng cực, cùng cực các đệ tử của Thầy không chứng đạt được, buộc lòng Thầy phải duy trì chứ không phải thầy còn ham thích ở lại thế gian này đâu!

Cho nên Thầy cố gắng đem hết sức của mình để đào tạo người, sớm chừng nào tốt chừng nấy.

Một ngày Thầy sống lại một năm mà Thầy thấy các đệ tử của Thầy đi đem cái nền đạo đức của Phật giáo truyền khắp thế gian này Thầy hạnh phúc khi mà Thầy còn nhìn trên thế gian. Các con hiểu điều đó! Mà Thầy khỏi cần làm một cái gì hết, Thầy thấy các đệ tử của mình đủ khả năng, đủ sức đem cái nền đạo đức của Phật giáo làm sống lại cho con người đủ. Như vậy Thầy ngày Thầy còn trên thế gian này Thầy thấy các con làm được điều này hơn là khi mà Thầy dạy các con vừa chứng là Thầy vừa tịch thì như vậy có nghĩa lý gì?

Các con thấy, ngày xưa đức Phật có nhiều đệ tử của ngày cũng đi truyền giáo được chứ như Ngài Phú Lâu Na xin đi chứ, nhưng mà thời gian trong cái thời đức Phật các con biết, di chuyển rất khó. Đi bộ mà làm sao chuyển từ nước này qua nước kia như vậy là chỉ ranh giới các bộ lạc đó thôi đâu làm sao khắp toàn cầu được. Còn bây giờ các con từ ở chỗ nước này mà mấy con di chuyển qua nước khác một cách rất dễ dàng. Tại sao chúng ta không lợi dụng, không sử dụng được các phương tiện giao thông tiện lợi này mà chúng ta phổ biến cái nền đạo đức cho loài người trên hành tinh; mà các con đều có khả năng. Bây giờ trong số các con có nhiều người biết ngôn ngữ, nhiều ngôn ngữ các con có thể sử dụng được mà, thì các con có thể nói chuyển được chứ đâu phải là đợt phải đi học các điều đó đâu, các con hiểu chưa?

Cho nên trong vấn đề này quan trọng mà đào tạo gấp các con thì càng tốt. Cho nên các con nên nhớ cố gắng thầy dạy tới đâu tu tới đó những gì sai Thầy sửa, những gì sai Thầy sửa thời gian sẽ ngắn, sẽ tu ngắn. Các con đừng tìm hiểu tới những cái gì hết Thầy đã có một chương trình giáo trình của nó học bài nào, lớp nào, lớp nào Thầy đã có sẵn ở trong cái đầu của Thầy rồi, Thầy đã mở lớp tức là Thầy biết phải cho mấy con học cái bài đó bao tháng, mấy tháng mà học tới cái bài khác làm cái gì, tu cái gì, tập cái gì Thầy đã vạch trong cái đầu của Thầy rồi, Thầy chưa soạn giáo trình ra bằng chữ nghĩa nhưng cái chương trình Thầy dạy nó đã ở trong cái đầu của Thầy rồi. Thầy đã biết cái điều đó rồi.

(49:38) Cho nên các con thấy từ vô lớp học Thầy dạy cho các con cái gì, bây giờ dạy tới cái gì, cái gì tất cả những cái này các con thấy nó tuần tự nó đi ra. Nó không quá sức của mấy con đâu! Nó vừa với cái tầm sức của mấy con, chỉ có mấy con ráng tu mà thôi. Nghĩa là Thầy dạy tới đâu mấy con ráng tu tới đó thì mấy con thấy kết quả của sự tu tập của mấy con đến đó, nó lợi ích cho mấy con thiết thực cụ thể rõ ràng như lời đức Phật nói “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Đó là cái lời của đức Phật nói mà Thầy hiện giờ Thầy dạy mấy con cũng thấy điều đó. Nó lợi ích rõ ràng cụ thể lắm.

Thôi bây giờ thì các con còn hỏi gì nữa không? Chúng ta nghỉ.

Rồi rồi khoan khoan con

Tu sinh: Con xin Sư Ông giúp cho con Tứ Niệm Xứ làm sao để con rửa cái lỗ tai của con.

Trưởng lão: À, con sẽ phòng hộ lỗ tai và con sẽ tác ý nó bảo dừng lại "lúc này còn đang học ở lớp học khoan đã". Con tác ý nó con, chỉ có pháp tác ý thôi thì nó sẽ làm xóa nhòa đi con. Nhớ cái pháp tác ý rất hay. Rồi mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy