00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 042 (NAM) - TRÌNH PHÁP TỨ NIỆM XỨ - VẤN ĐỀ LÀM MA CHAY ĐÚNG CHÁNH-PHÁP

CK 042 (NAM) - TRÌNH PHÁP TỨ NIỆM XỨ - VẤN ĐỀ LÀM MA CHAY ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 12/2005

Thời lượng: [36:37]

1- TU SINH TRÌNH PHÁP

(00:00) Tu sinh: Con thức dậy 3 giờ, con tu về cái quán, con chế ngự thân, chế ngự thọ, chế ngự tâm, chế ngự các pháp sẽ tẩy sạch mọi các ác pháp và chướng ngại pháp để rồi bốn chỗ đó được thanh tịnh. Xong rồi, con quán đến cái thân, cái khẩu, cái ý. Hằng ngày con quét sạch tất cả các chướng ngại pháp và ác pháp trong thân - khẩu - ý dù là một tí mảy may để cho thân - khẩu - ý thanh tịnh.

Xong rồi, con quán tất cả chướng ngại pháp và ác pháp để cho tâm để cho tất cả được thanh tịnh, để cho tất cả các ác pháp và chướng ngại pháp tan biến. Tới một lúc là toàn bộ thân con, con ngồi kiết già mà, ngồi lưng thẳng, toàn bộ thân con yên lắng hết, an ổn vô cùng. Mà con ngồi, trước thì con còn mở mắt, về sau này con nhắm vào, thế con ngồi như thế là toàn bộ thân nó cứ an, an không như thế này, nó không có một cái động tĩnh gì từ trong ruột, trong gan, cho đến thân nó cứng như cây gỗ. Sau thì là con cứ ngồi để coi hiện tượng nó như thế nào.

(01:33) Nó không có hiện tượng nào đến 25 phút yên ắng như thế, đến khi nó khực lên một cái thì con buông hai tay ra, nhưng mà chân vẫn là ngồi kiết già. Thế thì con buông hai tay ra thì nó vẫn bình thường như thế. Thế nhưng nếu không có cái khực lên thế thì coi như con cứ ngồi yên tĩnh như thế. Thế, khi con buông chân ra thì cái chân phải nó hơi tê tê.

Thế thì bây giờ con hỏi Thầy là cái đó nó thuộc về tưởng hay thuộc về chánh pháp để con biết mà con xả mà. Con bạch Thầy, từ khi con tu đến bây giờ, chưa có hiện tượng đó bao giờ. Bây giờ nó có cái hiện tượng đó thì coi con quán con phải xả hết tất cả tham - sân - si, tất cả các ác pháp con xả hết, quét sạch. Thế là tự khắc nó yên ắng, nó an ổn toàn bộ từ đầu đến chân, không có một chấn động, mà người con như cây gỗ.

Trưởng lão: Cái đó là một cái trạng thái do con tác ý đó, nó có cái hiệu lực, nó bắt đầu vô, nó vô trong cái Định của nó. Nhưng nó chỉ một thời gian ngắn, nó chưa có dài lắm đâu con. Cho nên cái này thì con chưa có quan trọng lắm. Mà con lo xả từng cái tâm niệm của mình để cho ly dục ly ác pháp cho sạch, thì cái lực đó sau này khi con tác ý một cái là nó vô liền à.

(03:00) Nó vô liền mà kéo dài cái thời gian, cái đó là cái trạng thái Định. Con hiểu không? Nhưng mà bây giờ cái Ly dục - Ly ác pháp của mình chưa xong đó, thì sợ khi nó kéo dài, nó lâu hơn, nó lọt trong Tưởng. Rồi nó xuất hiện ra 18 cái loại tưởng, con hiểu không? Còn nếu mình ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì nó nhập vào Chánh Định nó không có sai, bởi vì cái lực của con điều khiển mà. Đó, cũng như con ngồi mở mắt vậy chứ con ngồi im thì bắt đầu nó vô. Như vậy là cái pháp Như Lý Tác Ý của con có hiệu quả rồi.

Tu sinh: Bạch Thầy là khi con tác ý đến cái cuối cùng là tất cả phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì tự khắc là nó xảy ra như thế. Nó xảy ra khực một cái gì thì con thôi, chứ nếu nó không khực lên một cái thì con còn ngồi thì nó vẫn như thế (TL: Con còn ngồi ở trong đó). Con bạch Thầy cho con hỏi, nếu nó là cái tưởng thì con xả nó, mà nó là chánh pháp thì con để nó?

Trưởng lão: Hiện giờ thì đương nhiên là con thấy cái này là cái trạng thái đúng chứ không sai, bởi vì con nhắc “ly dục” nhưng sự thật ra mình còn chưa có quét hết vi tế. Tức là thí dụ như con tu Tứ Niệm Xứ, thỉnh thoảng lâu lâu con còn thấy một cái niệm hoặc cơ thể con còn thấy mỏi mệt. Còn con lọt trong đó, con nhắc vậy mà con lọt vào trong đó thì con không thấy mỏi mệt gì hết, rất là khoẻ.

Tu sinh: Bạch Thầy là con rất khỏe. Con tu tập, con niệm hằng ngày, con niệm là phải đảm bảo đúng giờ giấc, đúng nội quy và phải nghiêm chỉnh tất cả từng giới đức, giới hành, giới hạnh, giới luật, giới bổn; tất cả phải phòng hộ sáu căn. Hằng ngày con vẫn niệm như thế cho nên con thực hành.

(04:46) Thế mà, trong một ngày hôm ấy nếu có gì sơ suất nhỏ trong thân, hoặc trong khẩu, trong ý, thì đến tối con niệm con xả hết. (TL: Cái đáp án là con xả đó) Vâng, thế nên là tất cả những hiện tượng trong người con nó có sự biến chuyển về cái việc đau chỗ này, đau chỗ kia hay là chẳng hạn cái tim mạch nó đập mạnh, hay là sự thở có lúc thở nó không đều, hay là ăn nó bị nghẹn lên là con quán là khỏi hết.

(05:21) Trưởng lão: Như vậy là cái trạng thái của con đó nó đúng chứ không có sai. Bởi vì cái phần tu ly là con có ly liền rồi, nó mới lọt vô trong này thì nó đúng. Bây giờ con tiếp tục con ly như vậy, con điều khiển lại. Một lúc nào đó con điều khiển con tác ý cho nó vào cái trạng thái đó cho nó an trú để cho cơ thể con sung mãn, bốn chỗ Thân - Thọ -Tâm - Pháp được sung mãn. Nó đúng chứ không sai đâu con; chưa có gì gọi là sai cái trạng thái đó hết. Con tiếp tục như vậy, không có gì đâu con.

Tu sinh: Con thấy hiện tượng đó nên con mới bạch Thầy.

Trưởng lão: Rồi con về tiếp tục đi con, cố gắng tiếp tục xả nữa.

(06:00) Tu sinh: Thế còn cái phụ đó là con bạch Thầy, ý con là con muốn có tiền để mà có cúng dường vào cái công trình từ thiện, nhưng con về đây thì tiền hưu của con ở nhà thì không biết như thế nào. Thì con định tiền hưu con góp vào. Nếu Thầy đồng ý cho con góp cái phần đó vào, thì lúc nào con nhờ điện của Thầy con gọi về để, thì coi như là bắt đầu từ tháng Giêng trở đi, con sẽ góp vào thì có số tiền đó thì con ủng hộ vào công trình từ thiện mà.

Trưởng lão: Được con, không có sao. Thầy chấp nhận.

Tu sinh: Còn tháng 11 và tháng 12 thì con đã mượn con đã đi về đây rồi. Chỉ còn từ tháng Giêng trở đi thôi.

Trưởng lão: Đúng rồi con, từ từ, không có lật đật. Cái công trình từ thiện nó còn lâu lắm con. Không sao đâu. Con yên tâm lo tu đi (Dạ). Cái lòng của con đã nói như vậy là Thầy đã nhận rồi con. Con yên tâm. Lo tu, con tu khá tốt đó con. Nó có nhiều cái tiến triển rất tốt.

Tu sinh: Vâng, bạch Thầy còn về giờ giấc thì con rất nghiêm chỉnh. Có đêm thì con ngủ ba tiếng rưỡi, nhưng có đêm được bốn tiếng, nhưng mà không bao giờ con ngủ quá bốn tiếng. Trưa con đâu có ngủ được đâu, trưa không ngủ. Còn tối thì 7 giờ, 6 giờ con không ngủ và có lúc 10 giờ con đi ngủ. Lắm hôm có đến 10 rưỡi mới ngủ được, nhưng sáng lại dậy rồi, dậy 2 giờ sáng rồi. Thầy dạy con kinh hành nhiều thì gần như là phá được hôn trầm.

Trưởng lão: Con ráng tập, tập như vậy đúng. Con cứ giữ tập đều đều như vậy là nó kết quả lắm con.

Tu sinh: Bạch Thầy con ra.

Trưởng lão: Ờ thôi con ra.

(08:08) Tu sinh: Hôm nay con kính xin trình Thầy, con sắp xếp con tu tập thì con thấy nó chậm tiến. Con trình Thầy coi cách con tu ở trong thất nó như thế nào. Có gì Thầy nhắc, con sợ tốn thời giờ của Thầy. (TL: Không có sao) Theo như Thầy dạy: Con tu kinh hành Tỉnh Giác - con đi hai chục bước, rồi ngồi xuống, niệm hơi thở, rồi con tập Tứ Niệm Xứ 4 phút hay 5 phút. Con chưa biết xếp đặt thế nào, thì con xếp đặt liên tục thế này - Kinh Hành Tỉnh Giác rồi Định Niệm Hơi Thở, rồi tới Tứ Niệm Xứ, rồi đứng dậy đi kinh hành lại.

Trưởng lão: Con tập thì được nhưng mà nó liên tục từ pháp này đến pháp khác, nhưng mà sau đó rồi con mới giữ cái Tứ Niệm Xứ, ở trong đó là thư giãn chứ không phải Tứ Niệm Xứ, cái chỗ mà con tu Tứ Niệm Xứ.

(09:27) Tu sinh: …​ thưa Thầy là con thấy nó có 2 phút liên tục mà tập trung, còn nếu mà đi kinh hành rồi ngồi xuống Định Niệm Hơi Thở, rồi đứng dậy đi kinh hành lại, nó dường như liên tục suốt cả giờ đến giờ ngồi luôn. Thành ra con thấy nó nặng ở cái liên tục bản thân.

Trưởng lão: Đúng rồi con, nó nặng vì nó tập trung nhiều. Con đi làm sao mà nó thoải mái dễ chịu, nó đừng có nặng quá.

Tu sinh: Tới đây thì con thấy hơi nặng, tại vì nó có sự không bình thường nhưng mà thật thì con đi thoải mái hơn, đi nhẹ nhàng lắm, nhiều khi đi mà cảm giác nó nhẹ.

Trưởng lão: Đó, cái đó mới đúng đó con. Nó cảm nhận cái nhẹ nhàng thoải mái, còn đi mà tập trung, mà gom quá nó nặng lắm.

Tu sinh: Cái mà ngồi Tứ Niệm Xứ, con chưa thuần thục lắm, mà con tập trung hơi nhiều.

Trưởng lão: Ờ đúng rồi, Tứ Niệm Xứ thì Thầy thấy bây giờ con tu như thế này nè, con đừng có ngồi kiết già. Mới đầu con ngồi kiết già, nó gom vô thành ra nó nặng lắm. Con ngồi bình thường, con tu Tứ Niệm Xứ con ngồi thoải mái, dễ chịu, đừng ngồi khoanh chân hay khép chân lại, con ngồi trong cái ghế hay con ngồi duỗi chân rồi con giữ cho thanh thản để nó tự nhiên hơn. Nó nhẹ nhàng lắm mà nó sẽ đi tới. Con trước khi (…​ không nghe rõ) ly dục ly ác pháp vì nó trắc nghiệm, “Tâm phải hoàn toàn thanh thản, an lạc vô sự”, con nhắc nó.

Tu sinh: Bình thường con tác ý là “Thân an với Tâm tịnh”, theo như Thầy dạy hôm trước, An là không có nhúc nhích động đậy, còn Tịnh là đầu óc đừng có suy nghĩ viển vông.

Trưởng lão: Ờ đúng rồi, được vậy đó là hay rồi, đúng cái tác ý của nó. Con tác ý như vậy thì kể như khi con ngồi, sau đó cứ con lệnh con ngồi cái nó vô, tự theo cái lệnh nó vô. Rồi như con thấy bác Hàn hồi nãy Thầy dạy, bây giờ bác cứ lệnh rồi bác ngồi thì nó tự nhiên, nó không có bị cố gắng mà nhiếp tâm. Tự nó nó vô, rồi nó kéo dài cho đến khi hết cái sức ly dục của nó rồi nó ra.

Rồi bắt đầu mình tập thêm ly dục, thêm thì nó tăng thêm, chứ mình không có thêm (không nghe rõ). Nó thoải mái, nó an trú một cách kỳ lạ lắm, nó tĩnh thật tĩnh mà nó lặng tự nó nó lặng. Nên trước khi tu Tứ Niệm Xứ con nhắc nó.

Con tác ý nhắc, nhắc cái thân tâm của mình, rồi bắt đầu mình để tự nhiên, mình nhắc rồi mình ngồi bình thường vậy. Khi mà cái tâm mình nó muốn đi, mình đứng dậy đi, mà khi nó muốn nằm mình cứ nằm, đừng có sợ mà cảnh giác. Khi mình muốn đi, mình ngồi mà nó muốn đi, mình đứng dậy đi thì mình nhắc, rồi cái bắt đầu để nó theo cái bước đi mà tự nhiên thanh thản, an lạc, vô sự.

Mình điều khiển bằng cái phương pháp tác ý chứ không phải bằng sự ức chế. Đó, cái đó là cái hay nhất. Bởi vì mình truyền lệnh cho nó bằng phương pháp tác ý mà. Cho nên sau này mình điều khiển thân tâm mình bằng cái lệnh chứ không phải dùng cái ức chế. Có như vậy thôi.

Tu sinh: Cái thân khi mình ngồi mà …​ (không nghe rõ) không bị gò bó trong cái …​

Trưởng lão: Đúng rồi con, không bị gò bó. Tới cả cái oai nghi của mình, cái ngồi nó cũng không bị gò bó trong cái giờ giấc bao nhiêu nữa.

Tu sinh: (không nghe rõ)

(13:09) Trưởng lão: (13:13)…​ (không nghe rõ) .. nhất là Tứ Niệm Xứ là để tự nhiên hết, nó đi vô để tự nó bảo vệ cái chân lý của nó - cái Thanh thản - An lạc - Vô sự. Tự nó nhập vào cái trạng thái đó; mình không được gò bó nó, đừng gò bó ức chế nó.

Mình phải khéo léo tu mấy con, tác ý nó là nó vô, chứ đừng gò bó nó. Còn không, mình …​ , mình nhớ mình tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Tức là mình gò nó rồi, kiềm chế nó. Còn mình nhắc tới bởi ly dục ly ác pháp: "Tâm phải thanh tịnh, tâm phải an trú, an ổn”, mình nhắc nó vậy chứ mà lỡ nó vô thì tự nhiên, chứ không bị gò bó. Rồi mình ngồi thoải mái, mình chơi vậy thôi à, vậy chứ nó vô, im phăng phắc.

(13:58) Tu sinh: Trong cái Định Niệm Hơi Thở, nhiều khi nó bắt buộc mình đếm thành ra con sợ bị phân tâm …​ (không nghe rõ)…​ nhưng có cái nạn, con quên đếm đi thì tự nhiên nó sót luôn.

Trưởng lão: Đó là cái Định Niệm Hơi Thở. Nhưng cái Định Niệm Hơi Thở nó sẽ phụ trợ giúp cho mình khi thân tâm bất an thì mới dùng cái Định Niệm Hơi Thở. Khi con tu một thời gian thì cái Định Niệm Hơi Thở để dành đối trị với sự bất an của nó trong Tứ Niệm Xứ, chứ nó không có tu tập nữa.

Mình chỉ sử dụng lúc mà mình thấy bất an, thân bất an hoặc tâm bất an, thì sử dụng Tứ Niệm Xứ, còn dùng Định Niệm Hơi Thở để đẩy lui cái bất an đó bằng Định Niệm Hơi Thở, mà khi xong rồi thì trở lại Tứ Niệm Xứ. Cái bất an đó xong rồi thì mình trở về, không ở trên cái pháp hơi thở nữa, cho nên cái pháp hơi thở chỉ tu một thời gian rồi, dùng nó chỉ sử dụng khi cần chứ không có xài nữa. Nó chỉ sử dụng để đẩy lui cái chướng ngại pháp.

Tu sinh: Như vậy cái chánh là Tứ Niệm Xứ?

(15:02) Trưởng lão: Đúng rồi con, Tứ Niệm Xứ là Chánh Niệm đó. Nó là cái phương pháp Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo đó. Cho nên nó là cái Chánh Định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm trong Bát Chánh Đạo. Nó đó. Còn cái kia chỉ phụ đẩy lui những chướng ngại trong Tứ Niệm Xứ thôi. Nếu biết áp dụng là mình thành công. Không có làm sao bởi vì mình vô đó mà không có ức chế, mình tác ý, mình dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mình tác ý. Mình tác ý, mình ra lệnh nó hết rồi, cái bắt đầu mình ngồi thì tự nhiên nó vô. Nó vô cái nó kéo dài cho đến một cái lúc nào đó, cái sức ly dục ly ác pháp nó chưa đủ, nó còn nó chưa ly hết thì nó bung ra. Tự nó bung ra con. Nó bung ra từ …​ cho nên nhắc ly dục ly pháp gì đó, hoặc là nhiều cái tri kiến mình quán xét mình tư duy như con làm bài. Những cái bài con làm vậy chứ trong đó nó nhập trong đó nó ly nhiều lắm trong đó đó con. Nó ly rất nhiều bởi vì mình đang triển khai cái Định Vô Lậu là nó phá vỡ những cái lậu hoặc. Hễ mình hiểu chừng nào tự nó phá vỡ, tự nó ly ở trong đó, nó ly ở trong cái tâm của mình. Nó hay lắm chứ không phải không đâu. Tu đúng, con phải tu đúng thì tự nó nó ly, tu sai thì ức chế.

Tu sinh: Khi mà tu Tứ Niệm Xứ nó bung ra, bung ra có nghĩa là như thế nào?

Trưởng lão: Nó bung ta là nó trở lại cái trạng thái bình thường của mình, nó không còn an trú trong đó nữa con, nó trở ra. Nó trở ra thì mình xả, mình nghỉ, không tu nữa; mình đừng có muốn tu lại là mình ức chế nó. Lúc đó mình biết, là bây giờ mình làm bài như Định Vô Lậu, mình tư duy suy nghĩ cái bài đó, rồi lần lượt mình xả nữa. Rồi bắt đầu mình muốn vô nữa, thì mình tác ý mình vô nữa. Hễ tu Tứ Niệm Xứ là nó vô. Nó vô bao nhiêu giờ cũng được hết, không có cần, đâu có thời gian đâu.

Có gì không con?

Tu sinh: Dạ có cô Mai.

Trưởng lão: Alo, con. Có gì không con? (Thầy trả lời điện thoại (16:59) - 18:45)

Tu sinh: Từ trước tới giờ con bị gò bó trong cái vấn đề quy cách này kia thành ra nó bị, nó không được thoải mái lắm, thế là nó bung ra như vậy đó.

Trưởng lão: Đó, con tập như vậy, để rồi Thầy xem xét. Thầy thấy Thầy biết để rồi Thầy hướng dẫn con. Con sẽ tu thoải mái hơn, mà tự nó nó vô con. Mình đi vô mình tu cái pháp Như Lý Tác Ý rồi, cái pháp lệnh, cho nên mình cứ tập dần. Cái lệnh nó hay lắm con. Con biết, cái lệnh mà con tu vậy rồi, cái thân con nó bị đau nhức chỗ nào con tác ý nó cũng hết. Cho nên tới cuối cùng con tác ý con bảo ngưng hơi thở nó cũng ngưng đó con. Nó ngưng là mình làm chủ rồi.

Tu sinh: Con nghe nói các thầy (không nghe rõ) có tác ý rồi, có kết quả nhiều lắm.

Trưởng lão: Bây giờ các con đứa nào, Thầy nói đứa nào cũng có một khoá uy lực của nó là cái tác ý, hầu hết mấy con tu tập là mấy con có cái sự làm chủ nó rồi. Có cái kinh nghiệm làm chủ nhỏ nhỏ rồi, cho nên mình tiến tới mình tiến tới để mình bảo vệ cái chân lý của mình. Cái chân lý đó phải được bảo vệ.

Hộ trì chân lý đó như trong những tập sách mà Thầy đã dạy thì có gì hơn là mình tác ý cho nó vô. Nó vô tức là nó nằm trong đó. Nó nằm trong đó là mình chứng đạt được cái chân lý đó, mình sống trong cái chân lý đó không có bị ác pháp gì làm chướng ngại thân tâm thì đó là Chân Lý …​ (hiện tiền?? không nghe rõ).

(20:06) Nhưng cái thời gian hiện giờ nó chưa có đủ tại vì cái tâm chưa có ly dục - ly ác pháp, cái giới luật của mình chưa có nghiêm chỉnh đâu, nó còn những cái vi tế. Do đó lần lượt do cái sự tu tập quyết tâm của mình thì nó sẽ …​ (không nghe rõ). Nó hoàn toàn thanh tịnh thì cái pháp tác ý nó sẽ dẫn con đi vào chứng đạo được. Mình tu thật sự nó nhẹ nhàng lắm, nó không có khó. Còn cái kia nó ức chế, gò bó mình quá cho nên nó lạc, lạc đường.

Thầy nghĩ rằng con đường của Phật dạy dễ quá mà tại sao người ta lại tu lầm. Cho đến bây giờ mọi người không biết đường nên cứ ức chế rồi nó rơi vào trong những cái định, cái định đó sai không có đúng. Mà cuối cùng thì người nào cũng tu hoài mà không giải thoát. Còn vấn đề rõ ràng giải thoát bởi vì mình thấy mình làm chủ, mình sai cái gì nó nghe cái nấy là mình làm chủ chứ sao. Rõ ràng chứ đâu phải nói chuyện mơ hồ đâu, nói mà không làm được. Cho nên nó thực tế, nó cụ thể mà Thầy nói mấy con, bởi vậy Thầy mới dám tuyên bố cái lớp này sẽ chứng đạo. Chứ còn nếu Thầy không biết chắc, Thầy dám tuyên bố sao. Các con hiểu không? Cho nên Thầy nói các con tu tập chỉ cần như vậy thôi như vậy sẽ có kết quả, mà giữ độc cư trọn vẹn. Bởi vì mình phòng hộ mắt - tai -mũi - miệng - thân - ý, mình không nói chuyện với ai hết thì nó sẽ mau tới.

Tu sinh: Thưa Thầy, cái giới độc cư con khó giữ gìn, tại con còn muốn giúp cho những người khác thêm, trong các bạn á.

Trưởng lão: Bây giờ cái phần cái duyên của mình như vậy thì mình ráng, tu tập thế này lần lượt cái mình thấy được rồi cái bắt đầu …​ (không nghe rõ) đến phút cuối cùng trong vòng một tháng, nửa tháng thì mình khép chặt trong vòng một tháng, hai tháng, bảy tháng. Thời gian đó, bởi vì mình chuẩn bị hết, cái phương pháp tác ý của mình có hiệu quả rồi nhưng cái nghiệp, còn cái duyên, cái nghiệp duyên nó còn với chúng sanh cho nên mình phải làm những cái việc đó. Xong đó rồi, chỉ trong vòng một thời gian ngắn thôi, nó không có lâu đâu con.

Tu sinh: Con cũng muốn là ổn định được như Thầy. Con nghe Thầy nói.

(22:26) Trưởng lão: Đó là sự thật mà. Đâu có gì đâu.

Tu sinh: (không nghe rõ) Còn một điều, .. ý con là cho họ phổ biến ngay trong cái buổi khai giảng đầu tiên mà con…​ được rồi. Thầy thấy làm sao?

Trưởng lão: Được con, đâu có gì đâu. Để cho họ biết. Cái buổi đầu tiên khai giảng cái lớp đào tạo, bởi vì trên thế giới này người ta dạy thiền dạy tu chưa có giáo pháp được đâu (…​ không nghe rõ). Thầy xác định cứ cho mọi người nghe.

Tu sinh: Con tính chỉ có cái ngày đầu tiên, ngày thứ hai lớp lớn, ngày thứ năm lớp 5, chừng đó thôi. Còn sau đó thì…​ Qua ba cái buổi như vậy, mình đạt được cái điều mong muốn đó Thầy. Nó khẳng định rõ ràng lắm, rồi sau này chuyên nghiệp rồi

Trưởng lão: Rồi. Thật ra mình giới thiệu cho mọi người biết. Đó là những cái ba buổi đầu tiên, để cho cả thế giới họ xôn xao, để không họ thấy người đó ngồi thiền một, hai tháng, hay một năm rồi cái họ cho là người đó nhập được; chưa. Điều đó chưa chắc làm được, chưa phải đạo Phật.

Đạo Phật chính cái điều này, phải triển khai từ cái Định Vô Lậu. Thầy bắt mấy con làm bài, Thầy triển khai cái đầu óc, triển khai ghê gớm lắm đó. Mấy con mới triển khai, để trở thành cái Vô lậu đàng hoàng. Rồi kế đó mấy con thấy, Thầy cho một phút nhiếp tâm và an trú. Phải phân biệt được cái danh từ Nhiếp Phục TâmAn Trú Tâm. Hai cái này nó khác con.

Nhiếp Phục Tâm là dùng cái tri kiến của mình để nhiếp phục những cái tâm, những các ác pháp làm động tâm mình; mình nhiếp phục được cái tâm, không còn động. Còn cái Nhiếp Tâm và An Trú nó khác. Phải phân biệt rõ hai cái phần tu.

Tu sinh: Làm đúng như Thầy dạy là nó có kết quả mau lắm. Không phải, nó kết quả rất nhiều.

(24:30) Trưởng lão: Cái đó là khi tu đúng đó con. Tu đúng. Rồi con, xin mời con?

Tu sinh: (không nghe rõ …​ ) con trở lên hôm kia. Vì con thấy chưa có việc gì quan trọng cho nên cho đợi đến hôm này con mới trình Thầy. Con về trễ buổi học…​ Con không kịp nộp bài, con xin nộp cái bài kế tiếp con làm.

(25:12) Trưởng lão: Bữa nay con nộp cái bài đó (Tu sinh: bài Vô Thường). Các Pháp Vô Thường hay là? (Tu sinh: Thân Vô Thường). Bây giờ con tiếp tục con làm cái bài Các Pháp Vô Thường. Con biết các pháp vô thường là từ - để Thầy nhắc cho biết cách thức làm - từ ngàn cây, ngọn cỏ là những vật hữu hình, cho đến vật vô hình như thời tiết, nắng, mưa, gió bão, động đất, thiên tai, hoả hoạn đều là sự vô thường. Tức là con làm bài con nhớ tất cả những cái hiện tượng mà trên đài điện báo, báo chí nó đăng nó nói xảy ra tai nạn này tai nạn kia, đều là sự vô thường hết. Do cái duyên Nhân Quả mà sanh ra sự vô thường đó.

Cho nên con học cái bài Nhân Quả rồi, đến cái bài Thân Vô Thường để thấy tất cả những cái nó không thường, thường xảy ra thế này thế khác là hiện tượng nó vô thường để báo cho chúng ta biết tất cả cái thế giới này, cả cái thế gian này đều là vô thường hết; không có cái pháp nào không vô thường. Đừng có nói đất đá không vô thường mà nó thay đổi liên tục. Còn gì nữa mà chúng ta ham hố ở trên thế gian này. Chúng ta xác định cho được cái nghĩa “vô thường” của nó để chúng ta không còn vướng mắc, không còn chấp ngã. Mình thấy cái "thật thấy” thật rõ. Do mình có tư duy quán xét, mình có làm bài mình thì mình mới có tư duy suy nghĩ, mình mới thấy nó như thật, còn mình quán sơ sơ không được. Mình cũng nói vô thường nhưng mà để trấn áp cái tâm của mình trong cái lúc nào đó thôi chứ chưa hẳn là như thật.

(26:48) Còn hôm nay con cố gắng con làm bài, con sẽ thấy như thật. Mà như thật, thì chúng ta còn gì nữa để chúng ta ham hố ở trong cái thế gian này, còn gì nữa mà chúng ta dính mắc với nó. Chúng ta xả hết, xả mà không tiếc một cái gì hết vì tất cả không có…​ mà chúng ta bảo vệ được chân lý, đó là tất cả các pháp đều vô thường, không giữ gìn được một cái gì hết. Thành ra thấy phải như thật, quán phải như thật để rồi mấy con thấy (không nghe rõ)

Sau khi làm bài này Thầy sẽ cho làm cái …​ (không nghe rõ)

Tu sinh: (…​ không nghe rõ) Con có nên làm lại hai bài cũ nữa?

Trưởng lão: Cũng được, con cứ làm đi, nó thấm nhuần. Con làm như vậy nó sẽ thấm nhuần.

Tu sinh: Con chỉ có vậy thôi. Cái bài đó là các pháp vô thường

Trưởng lão: Ừ, các pháp vô thường. Cái tựa của nó là Các Pháp Vô Thường.

Có gì không con?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Rồi, con tập đi để Thầy coi đúng hay sai đây. Con làm đi, Thầy xem coi đúng không. Không đúng thì Thầy sửa lại, mà đúng thì thôi. (Dạ) Con đi đi, con đi kinh hành coi. Cái phần trị bệnh thì con ngồi sắp trị bệnh cho Thầy xem coi. (Dạ) Con trị bệnh con làm sao, đâu con tập lại cho Thầy xem coi đúng không. Được rồi con, đúng rồi. Như vậy là trị bệnh đó. Thấy không, thì con làm như vậy đúng rồi. (Dạ) Không có sai đâu. Con về tập như vậy là tốt rồi đó.

Bắt đầu bây giờ con tập thêm cái pháp, con nhắc: “Tâm phải ly dục ly ác pháp. Tâm phải thanh thản an lạc, vô sự. Tâm phải lìa tham, sân, si hết. Tâm phải như cục đất”. Con nhắc vậy,.

Tu sinh: Đó là câu tác ý.

Trưởng lão: Câu tác ý đó con. Rồi bắt đầu con ngồi thoải mái, khỏi phải ngồi khoanh chân, xếp bằng vậy. Con ngồi trên cái ghế, như con ngồi chơi vậy, rồi con để tự nó vô, nó vô cái sự thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là con tu Tứ Niệm Xứ.

(28:55) Còn khi nào nó bung ra, nó có chướng ngại thì con dùng cái, Thân con mà nó có bị chướng ngại gì đó, nó mỏi hay nó tê, thì con sử dụng cánh tay đưa ra đưa vô như vậy. Con bảo: “Cái chân này tê, đi đi không có được ở đây, thọ là vô thường, mày đi ra, theo cánh tay ra nha”. Con nhắc nó vậy và con đưa tay ra: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi con cứ đưa tay ra vô. Một lát cái chân con hết tê, không có đau nhức nữa.

Hễ nó hết đau nhức rồi thì con nhắc bảo: “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự nha. Phải nhập vô, phải yên lặng, không có khởi niệm. Tâm phải thanh tịnh, thân không có đau nhức, không có mỏi mệt nữa. Phải ngồi bất động”. Thì bắt đầu nó vô. Nó vô cái thanh thản - an lạc - vô sự. Con về tu cái Tứ Niệm Xứ đi con. Thêm cái Tứ Niệm Xứ nữa. Hai cái pháp kia.

(29:49) Tu sinh: Con bạch Thầy, cái Tứ Niệm Xứ là coi như ngồi bình thường thư giãn nhưng cứ ngồi tác ý cái câu Thầy vừa nhắc ạ?

Trưởng lão: Đó, nhắc như vậy đó.

Tu sinh: Cứ không ngồi mà không có trạng thái như là thở như cái bệnh khác. (không nghe rõ…​ )

Trưởng lão: Ờ, không có ngồi, mấy cái bệnh kia khác. Con nhớ rồi há, vậy tu. Bây giờ con về ngoài đó giúp cho mẹ con, bảo mẹ con giữ cái Tâm - Thanh thản, An lạc - Vô sự. Đừng có lo lắng, đừng có buồn phiền gì hết. Tất cả đều là nhân quả hết, mẹ đừng có lo. Con giúp mẹ con để cho mẹ con ở trong cái trạng thái thanh thản. Bà ngồi, bà nằm, hoặc bà đi đều là bà giữ được cái trạng thái đó hết, thanh thản. Con cũng vậy, con tu, con cũng lớn tuổi rồi đó.

2- LÀM ĐÁM TANG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(30:34) Tu sinh: Dạ. Con bạch Thầy, khi con chưa được vào được đây, con tu tại đây (…​ không nghe rõ) nhưng đến khi mẹ con có qua đời thì cái việc làm tang làm sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Tang có, không có gì hết. Mẹ con qua đời thì đừng có rước thầy chùa tụng kinh. Đừng có cầu siêu gì hết mà phải thanh thản. (Ts: Dạ, cái đó con chấp nhận, con hiểu rồi) Rồi trong gia đình anh chị em mua vải tẩm liệm mẹ. Một miếng vải lớn như vậy, rồi bắt đầu để cái thân của người mẹ nằm trên miếng vải, rồi bên đây một người, bên đây một người, ở đầu hai vải này giở lên để vô cái quan tài. Đừng có nhờ người ta tẩm liệm, đừng có nhờ ai hết, trong gia đình của mình thôi.

Rồi bắt đầu mình phủ vải lên, rồi bắt đầu mình phủ cái miếng bên người mẹ đó, nam tả nữ hữu, người phụ nữ thì bên mặt mình kéo vô trước, bên trái vô sau. Ở trên đầu đậy xuống, ở dưới chân kéo lên. Rồi mình đậy nắp quan tài lại. Có cái gì mình đem theo như quần áo của mẹ mình, mình bỏ vô ở dưới chân. Con hiểu không? (Dạ) Xong rồi cứ đậy nắp quan tài lại.

(32:01) Rồi trong vòng một ngày thôi, đừng có để lâu. Trong gia đình mình, anh em chị em đào huyệt hoặc mình đem thiêu. Rồi mình lấy cái tro đó mình bỏ vô cái hũ, đừng có đem đến chùa, họ dùng cái đó làm con tin. Không được. Mình là cái hũ, mình đem về đất đai của mình, mình đào cái lỗ mình chôn.

Chôn cái hũ ở dưới đó rồi mình xây cái mộ nhỏ thôi. Nó không có hao đất nhiều con. Nhưng mà lâu lâu mình ra viếng cái mộ mẹ của mình. Con hiểu không? Anh em này kia, tới ngày ngày tư ngày Tết mình về thăm mộ.

Tu sinh: Con bạch Thầy .. (không nghe rõ) con định không để quá một ngày đâu Thầy ạ. (không nghe rõ)

Trưởng lão: Vậy hả con, như vậy là quý quá, như vậy quá tốt con. Như vậy là phát triển nữa. Như vậy là xong rồi thì mình để cái bàn thờ lên mình thờ mẹ. Trong cái ngày đó, trong cái ngày chết đó con đừng có rước thầy tụng kinh thì trong gia đình con khuyên anh chị em nên thọ Bát Quan Trai, sống đúng tám giới, ăn ngày một bữa (Dạ). Đó con thấy không, mình lo cái đám tang, mình đem cái giới luật của Phật mình hồi hướng cho mẹ mình.

Tu sinh: (…​ không nghe rõ)

Trưởng lão: Được chứ! Cái đó lợi ích lắm con, lợi ích lớn lắm à. Tất cả anh chị em trong nhà, mẹ chết rồi, mình sung sướng gì mà mình ăn ba bốn bữa. Mình ăn một bữa giống như Phật rồi ước nguyện cho mẹ mình. Con thấy làm đúng giới mà, có phải không, rồi thọ Bát Quan Trai. Thì mình vẫn, trong ngày đó mình giữ yên tịnh, mình sẽ tu tập ngồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, trong gia đình im phăng phắc. Khi chôn cất xong rồi thì bà con đến phúng điếu gì cũng được; nói ở đây chúng tôi làm cái đám tang yên phăng phắc, không kèn không trống, không mõ không chuông, không tụng niệm; nhưng mà tôi giữ gìn giới luật, tôi thực hiện pháp để tôi ước nguyện cho mẹ tôi sanh được làm người có được chánh pháp này tu được giải thoát. Con hiểu không?

(34:08) Như vậy nó thực tế chứ, mà trong nhà nó yên phăng phắc, nghe cái nhà đám ma mà như không có cái gì hết, nó bất động mà. Nếu mà mấy đứa con mà làm được vậy thì nó quá hay. Mẹ cũng có phước mới được như vậy, chứ còn không, thôi, nó ồn náo lắm.

Tu sinh: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Cuộc đời này khổ lắm con. Mẹ con khổ quá. Thôi mấy con có duyên, mấy con tu rồi hướng dẫn cho mẹ con. Cuộc đời người phụ nữ khổ quá, không có gì khổ bằng, không biết cách nào. Rồi, con ra con. Con lo về ngoài đó rồi khi nào sắp xếp xong rồi, con mới vào tu. Còn chưa xong thì con sẽ ở gần bên mẹ con. Thôi con ra đi con. Chắc bữa nay có ăn cơm rồi, mai con mới về hay sáng hay chiều?

Tu sinh: Dạ, để con điện xe trước, thưa Thầy. Thời gian từ Tết, mẹ thì lo thêm.

Trưởng lão: Đây con coi cái tờ này, làm như nó đi quảng cáo này kia, có ra gì đâu mà nó cũng đưa. (Tu sinh: Cái tờ ở trên nè Thầy) Cái này của ai nó đưa cô Ut? Nó đem nó rải cùng, nó đưa chỗ này một tờ, chỗ kia một tờ. Nó đem đi quảng cáo, lạ lùng.

Tu sinh: Bây giờ mình phải có thông tin nữa thưa Thầy. Thầy phải viết một bài, tại vì cái đó đã đưa lên trang web rồi, trang web của mình rồi. Giờ Thầy viết thêm một bài để sáng tỏ..

Trưởng lão: Không, Thầy để nói chung, nếu Thầy làm sáng tỏ thì nó động cả thế giới, bởi vì bây giờ cả Việt Nam nó cũng in ra nó đưa như vầy.

Tu sinh: Dạ thì cái đó mình phải có những cái; cái đó mình phải ra dẫn người ta ra.

Trưởng lão: Nó cũng đưa ra trang web cũng đủ thứ hết.

Tu sinh: Người ta không thấy được, cái đó là cái Tưởng, cái lực của tưởng, người ta nói là những cái màu nhiệm của tu hành, người ta chui đầu vô đó hết Thầy à. Như con hồi trước con cũng chui đầu vô hết. Đó là cái sai lầm lớn, mà cái đó lại phổ biến ra quần chúng rồi. Thầy nói

Trưởng lão: Thầy sẽ viết một cái bài, Thầy trả lời cho biết đây là những cái sai mà nó làm cho người ta thấy cái thiền cảnh (?? )

Tu sinh: Tại vì nó đã có sẵn trên nền trang web mình rồi, bây giờ mình đưa lên để nói những cái sai đó.

Trưởng lão: Hôm đó Thầy đọc báo Thầy đã thấy báo đăng rồi. Thầy có đem tờ báo về. Thầy biết chú bé này ngồi như cóc (…​ không nghe rõ) Nó ngồi như vậy chứ đạo Phật đâu có dạy, cái kỳ là nó nói là Phật giáo đó chứ, cái sai là ở đây nói là Phật giáo chứ phải chi nói một cái tôn giáo nào thì thôi.

Tu sinh: Dạ không, đưa ra trang web hết rồi. Phải chi người ta không đả động thì thôi, chứ người ta đã vào trang web của Tu viện mà mình để yên làm như mình chấp nhận cái đó của Phật giáo.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy