00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 037C (NAM) - QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG (ĐỌC BÀI CỦA TU SINH NGUYÊN THANH)

CK 037C (NAM) - QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG (ĐỌC BÀI CỦA TU SINH NGUYÊN THANH)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 20/12/2005

Thời lượng: [37:39]

1- DÀN BÀI THÂN VÔ THƯỜNG

(00:00) Trưởng lão: Còn đây là cái bài chúng ta học tới. Bây giờ nói về, bởi vì nói về nhân quả rồi phải học đến cái vô thường. Các pháp vô thường, đầu tiên mình quán các pháp thì mênh mông lắm, xoáy ngay vào cái thân của mình thôi. Tuần sau cũng vào cái ngày này, mấy con sẽ nộp bài cho Thầy là cái bài: Thân Vô Thường. Các con nhớ đề tài thân vô thường, mấy con nói về cái thân vô thường của mấy con. Bắt đầu đây là xoáy vào để phá cái ngã của mấy con đây.

Cái bài này là diệt cái ngã của mấy con đây, thân này không phải là ta, không phải của ta, không phải bản ngã của ta, không phải tự bản ngã của ta. Đây là cái bài bắt đầu phá cái thân của con, không còn ngã mạn, không còn chấp thân này nữa. Nó là cái bài nói, để mà đi sâu vào nói, phá cái ngã của chúng ta. Cho nên cái bài là thân vô thường.

Vậy thì, cái bài này của bên giới nữ đã được đọc. Thì cái bài này nó có dàn bài mấy con, để chúng ta dựa vào dàn bài này chúng ta làm không sai, do nói về thân vô thường. Bài làm thân vô thường là dàn bài để mọi người dựa vào quán xét thân vô thường không lạc đề. Thầy phê bình cái người viết bài này. Họ viết bài này là đúng như cái dàn bài mà Thầy đã hướng dẫn cho họ viết. Cho nên họ viết không có lạc.

Vì vậy mà muốn cho chúng ta hiểu cái dàn bài này thì chúng ta sẽ không lạc cái đề của nó. Thì ở đây có ai đọc dùm Thầy cái bài này không? Để chúng ta nghe rồi chúng ta biết cách để mà cho chúng ta làm đừng có lạc đề mà nó xoáy vào đúng cách của nó. Cho thấy được thân vô thường của chúng ta qua những hình ảnh có cụ thể, rõ ràng. Chứ không khéo chúng ta nói nó không có rõ ràng. Vậy ai đọc dùm Thầy. Pháp Ngộ đọc dùm Thầy.

Sư Pháp Ngộ: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Thầy, con sư Pháp Ngộ xin đọc. Dàn bài của thân vô thường.

2- THẾ NÀO LÀ THÂN VÔ THƯỜNG

(02:33) Chúng ta đã là chúng sinh thì ít nhiều đều có tham vọng. Lòng tham vọng ấy bám víu chặt chẽ vào từng vật mà chúng ta đã cấu tạo, nắm bắt được. Chúng ta chỉ buông thả chúng ra sau khi tắt hơi thở cuối cùng. Nói cho đúng không phải đến phút cuối cùng chúng ta mới chịu buông thả mọi vật. Chúng ta vẫn cứ muốn nắm giữ chúng mãi. Nhưng chính chúng đã rời bỏ chúng ta mà đi. Chúng ta đã bất lực không còn đủ sức để nắm giữ chúng nữa nên đành buông xuôi tay để chúng đi. Chứ nếu còn hơi sức chúng ta vẫn còn muốn nắm lại và giam giữ một cách tuyệt vọng những gì đã nắm được.

Suốt đời chúng ta lặp đi lặp lại cái cử chỉ nắm bắt, giữ gìn ấy và suốt đời biết bao nhiêu lần chúng ta đã đau khổ thất vọng vì mọi vật ở đời không bao giờ chiều theo ý muốn của chúng ta mà chịu ở yên một chỗ. Mỗi sự vật đều luôn luôn biến đổi, đổi thay. Nay đây, mai đó như một dòng sông, như một đám mây, như một vó ngựa. Thời gian trôi qua như thế nào, thì mọi vật cũng trôi qua như thế ấy. Nói theo danh từ nhà Phật thì sự biến đổi, đổi thay ấy gọi là luật vô thường.

(05:03) Thế nào là vô thường? đức Phật dạy: Tất cả những gì trong thế gian đã biến đổi, hư hoại đều là vô thường. Mọi sự thay đổi để lớn và một sự thay đổi để chết. Vậy vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên một trạng thái nhất định. Luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến đi, rồi tan rã.

Đạo Phật gọi là những giai đoạn thay đổi của vật là thành, trụ, hoại, không hay sanh, trụ, hoại, diệt. Như một làn sóng khi mới nhô lên gọi là thành hay sinh. Khi nhô lên cao nhất gọi là trụ. Khi hạ xuống gọi là hoại, hay hủy. Khi tan rã gọi là không hay diệt. Tất cả sự vật trong vũ trụ từ nhỏ như hạt cát đến như trăng sao đều phải tuân theo bốn giai đoạn đó cả nên gọi là vô thường.

Để có một ý niệm rõ ràng hơn về sự vô thường, chúng ta hãy quan sát, suy nghiệm ngay cái tâm chúng ta. Cái tâm chúng là cái hoàn cảnh chúng ta đang sống thì sẽ biết.

3- DIỄN BIẾN CỦA THÂN VÔ THƯỜNG

(06:39) Thân vô thường, thân tôi mạnh khỏe luôn, đẹp đẽ mãi và đời tôi là một bài thơ. Ấy là quan niệm nông nổi của một số nam nữ thanh niên quá yêu chuộng thân thể. Họ sống một cách vô tư. Cứ tưởng thân thể họ trẻ mãi. Hay nếu có già thì cũng còn lâu lắm.

Không ngờ rằng nó già nó chết đi từng giây phút. Câu thơ đây của người xưa, thật đã nói lên được sự thay đổi mau chóng của thân ta: “Thân bất biến…​. (nghe không rõ) bên cảnh bi, tiêu như thân bi mộ như tuyết” dịch là: “Anh không thấy anh già. Soi gương buồn tóc bạc. Sớm còn như tơ xanh. Tối đã trắng như tuyết”.

Khoa học đã chứng minh rằng trong thân thể ta có tế bào thay đổi luôn và trong mỗi thời kỳ bảy năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân người chóng lớn, chóng già và chóng mệt. Thân năm trước không phải thân năm nay. Thân ban mai không phải thân buổi chiều. Mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và có chết. Sau đây là phần trình bày của thân vô thường.

(08:29) Chắc có ý nghĩa để chứng minh sự vô thường của thân xác. Thân vô thường trong khai sinh. Do sự giao hợp giữa người cha và người mẹ nên đã thụ thai. Người sanh và cả bị sanh đều đau khổ cả.

Khi người mẹ có thai là đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn oẹ, rã rượi, bần thần. Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn co đạp thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề. Đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp. Đến khi gần sanh, sự đau đớn của người mẹ không sao nói xiết.

Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu ô uế nhiều ngày, yếu đuối nhiều tháng. Còn kinh huyết hao mòn, ngũ tạng suy kém. Còn rủi nghịch cảnh thai thì người mẹ phải chịu mổ xẻ đau đớn nhiều nữa. Có khi một lần sanh bị giải phẫu, mẹ phải chịu tật suốt đời. Còn đứa con thì sao, từ khi mới tượng hình cho đến lúc ra chào đời cũng phải chịu nhiều khổ sở, trải qua chín tháng mười ngày, đứa con bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chậm chạp, còn hơn cả lao tù.

Mẹ đói cơm khát nước thì đứa con ở trong thai bào lơi lỏng như bong bóng phập phồng. Mẹ ăn no thì con bị ép như bồng bột bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy. Đến kỳ sinh sản, thân đứa con bị chen qua chỗ chật hẹp như bị đá ép bốn bề. Nên khi thoát ra ngoài liền khóc tiếng khóc khổ…​ oa.. khổ…​ oa thật đúng là hai câu thơ của Ôn Như Hầu: “Thảo nào lúc bé chôn nhau. Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra

4- THÂN VÔ THƯỜNG THEO TỪNG ĐỘ TUỔI

(10:50)Thân vô thường từ lúc một tuổi đến mười tuổi. Từ lúc sinh ra đứa bé đã phải tự điều chỉnh cơ thể của nó, để nó có sự thích nghi với đời sống bên ngoài chứ không phải như trong bào thai mẹ. Đứa bé được bú sữa mẹ. Còn như ở trong bào thai, giới tính đã phát triển đầy đủ. Bây giờ là một thiếu nữ biết suy nghĩ, biết vui, biết buồn, biết giận hờn, biết có chuyện không vừa ý xảy ra với nó. Cơ thể phát triển ở độ tuổi này rất sung mãn.

Người xưa có nói tuổi 17 là tuổi bẻ gãy sừng trâu rất mạnh khỏe. Mắt sáng, tai thính, hàm răng chắc chắn. Cơ thể dẻo dai, có sức chịu đựng rất tốt, ít bệnh tật. Nếu có bệnh thì cũng rất mau lành vì còn trẻ. Cơ thể có sức đề kháng mạnh. Tóc đen nhám. Trí nhớ rất sáng suốt, mau nhớ. Đi đứng mạnh bạo, nhanh nhẹn. Da dẻ hồng hào, xương tay, xương chân đều vững chắc. Tính tình vui vẻ thoải mái, ăn nhiều ngủ nhiều. Đó là sự chuyển đổi của thân vô thường. Từ một đứa bé mới sinh với sự chuyển đổi của thời gian mà nay đã thành một thiếu phụ mạnh mẽ.

(12:27) Từ tuổi 50 đến 70, cơ thể cũng có sự thay đổi theo nhân quả của mỗi người đã tạo tác từ kiếp trước. Cho nên ở tuổi này có người đã già, có người vẫn khỏe mạnh, có người đã chết. v.. v. Cho nên chúng tôi chỉ trình bày những phần đại cương thôi, không đi vào chi tiết cụ thể. Vì phần đó chúng tôi sẽ trình bày trong phần nhân quả về con người. Ở lứa tuổi 50, 70 này cơ thể cũng có sự chuyển đổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Sự dẻo dai không bằng ở lứa tuổi 20 vì cơ thể mỗi ngày bị hao mòn dần. Ở độ tuổi này tất cả mọi hoạt động trong thân đều có bị giảm sút. Thân vô thường, ca dao có câu: “Già nua là cảnh điêu tàn. Cây già cây cỗi, người già người suy”.

Con người đến lúc già thân thể hao mòn, tinh thần suy kém nên khổ cả thể xác lẫn tinh thần.

(13:57) Từ 80 đến 90 tuổi, càng già khí huyết càng hao mòn. Bên trong lục phủ ngũ tạng càng ngày càng mỏi mệt. Hoạt động một cách yếu ớt. Bên ngoài các giác quan dần dần hư hoại, mắt mờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, trí nhớ kém. Răng rụng hết. Ăn ít, ngủ khó về già thân hay có bệnh. Nhưng nếu có bệnh cũng rất lâu lành vì sức đề kháng trong thân đã giảm. Tính tình cau có, hay giận dữ. Xương chân và xương tay đều giòn mau gãy. Sức chịu đựng của thân rất yếu. Tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn. Việc gì cũng nhờ vả kẻ khác. Đã vậy mỗi khi thời tiết thay đổi thì cảm nhiễm theo khí hậu mà đau ốm. Khi trời mới nóng thì đã sốt, trời mới mưa thì đã rét v. v.. không chút gì gọi vui thú cả.

Người xưa nói: “Đa thọ đa nhục”. Thân thể tuổi nhiều nhục lắm. Càng già thân thể càng suy kém. Trí tuệ cũng càng lu mờ. Do đó sanh ra lẫn lộn, quên trước, mất sau, hành động như kẻ ngây dại. Ăn dơ uống bẩn, nói năng giống như người mất trí. Ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo ăn rồi. Có khi lại còn chửi bới, nói nhảm nhí làm trò cười cho lũ trẻ. Và chỉ một lực tác động mạnh ở bên ngoài như bệnh tật hoặc tai nạn thì đưa tới thân hoại diệt rất nhanh. Như theo quá trình của sanh già bệnh chết.

Thân vô thường bệnh khi bà lão về già thì thân có bệnh hành hạ xác thân. Con người làm cho nó khổ sở không gì hơn là cái đau. Đã đau bất luận là đau gì, từ cái đau lặt vặt như đau răng, nhức đầu đến cái đau trầm trọng như ho lao, viêm ruột, đều làm cho con người phải rên xiếc khổ sở, khó chịu. Nhất là những bệnh trầm kha (trầm cảm) lâu ngày khó chữa thì lại càng hành hạ xác thân. Đắng cơm nghẹn nước, cầu sống không được, cầu chết không xong. Oan oan ương ương thật là khổ sở. Thân đã đau thì chịu lại hết.

Có nhiều người sau khi một trận đau chỉ còn hai bàn tay trắng. Cho nên ngạn ngữ có câu: "Không đau làm giàu mấy chốc". Làm ra bệnh tật lại còn cho lục thân quyến thuộc buồn rầu, lo sợ. Mỗi lần trong nhà có người đau thì cả gia quyến đều rộn rịp, bâng khuâng, ngồi đứng không yên, quên ăn quên ngủ, biếng nói biếng cười, bỏ công ăn việc làm. Thật đúng là bệnh khổ.

(17:46) Thân vô thường chết. Trong bốn hiện tượng vô thường sanh, già, bệnh, chết thì chết là cái làm cho chúng sinh kinh hãi nhất. Con người sợ chết đến đỗi ở trong hoàn cảnh sống thừa, đáng lẽ ra không sống làm gì nữa. Thế mà nghe nói cái chết cũng sợ, không dám nghĩ đến. Những người xấu số bị bệnh nan y, ung thư, bệnh hủi, sống thêm một ngày là khổ thân một ngày. Thế mà những người bạc phước ấy vẫn muốn sống mà thôi. Chết làm khổ con người như thế nào mà ai cũng sợ hãi thế.

Về thân xác, có một người bệnh khi hấp hối bị hành hạ xác rồi mới biết cái chết là đáng sợ. Người sắp chết là mệt nhọc, không ăn, không ngừng trợn mắt, há miệng, giật gân, chuyển cốt, uốn mình, vặn tay, bẻ chân. Trong lúc ấy tai hết nghe, mắt hết thấy, mũi hết thở, miệng hết nói. Rờ thử vào người chết thì lạnh ngắt như đồng, thân cứng đơ như gỗ. Xác chết dần dần sình lên trông rất ghê tởm. Nếu để lâu ngày lại nứt ra chảy nước tanh hôi, khó chịu vô cùng.

Về tinh thần, khi sắp chết tâm hồn hoảng loạn sợ hãi vô cùng. Phần xót thương cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái từ đây đoạn tuyệt. Phần lo cho mình một thân cô quạnh bước sang thế giới mịt mù xa lạ. Thật không còn gì đau khổ bằng phút chia ly vĩnh viễn này. Tóm lại, cái chết là thân thể tan rã. Và các hành động trong thân, khẩu, ý tạo tác đã liên tục tái sinh luân hồi. Đó là sự chuyển đổi của thân vô thường. Từ một thai nhi nằm trong bụng mẹ với thời gian thay đổi của định luật vô thường nay trở thành một bà lão chết về bệnh tật. Và đã đi theo đúng quy trình của thân vô thường sinh già bệnh chết.

(20:29) Phần trình bày ở trên chứng minh cho chúng ta thấy từ khi sanh đến khi chết, thân ta đã không biết bao lần thay đổi. Từ cái xác khi người ta đặt vào quan tài không còn gì giống với cái thân khi mới sơ sinh. Dòng nước hôm qua của con sông Đồng Nai chẳng hạn. Ngó bề ngoài thì không khác gì dòng nước hôm nay. Nhưng nước hôm qua bây giờ có lẽ đã hoà với nước mặn ở ngoài đại dương. Nước hôm nay chính là nước khác ở nguồn mới chảy về đây.

Thân người cũng vậy hằng chuyển như bộc lưu, chảy luôn như nước lũ. Nhưng khổ thay có phải nó thay một cái này để đổi lấy một cái khác giống y như cái nước đầu. Một tế bào này mất đi, một tế bào khác thế lại, nhưng tế bào trước trẻ hơn tế bào sau, tế bào sau già hơn tế bào trước kế tiếp. Và cứ như thế thân người đi từ trẻ đến già, từ sống đến chết.

Hãy nhìn những làn sóng khởi lên rồi dập xuống. Mỗi lần sóng khởi lên rồi xuống, khiến cho một làn sóng kế tiếp được khởi lên. Rồi làn sóng này lại rơi xuống, để làn sóng khởi lên một làn sóng kế tiếp. Chúng ta khó mà chỉ đích được đâu là ranh giới giữa hai làn sóng. Chỗ nào chỗ diệt xuống của một làn sóng trước và chỗ nào là chỗ khởi điểm cho làn sóng sau. Mỗi một làn sóng như chìm sâu vào làn sóng kế tiếp và làn sóng kế tiếp nữa. Như vậy thân vô thường giúp chúng ta ý thức được con người và sự vật luôn luôn thay đổi biến dịch. Khi thay đổi nhưng chỉ thay đổi trạng thái không mất hẳn, hay diệt hẳn mà giữa hai trạng thái liên tục không có một ranh giới rõ rệt.

(23:07) Vì muốn được thích khẩu, bổ thân mà con người đành tay giết hại những con vật yếu hèn và hành hình những con vật vô tội trước khi chết một cách rùng rợn. Đọc lịch sử nghe Tần Thuỷ Hoàng ăn óc khỉ sống, ta cảm thông được nỗi đau đớn những con vật bị giết. Thế mà người dự tiệc vẫn vui cười, sung sướng không đoái hoài đến tiếng rên xiếc kêu la, vùng vẫy của chúng thì thật là độc ác đến chừng nào.

Lòng trắc ẩn của người ở đâu? Hỡi ơi, hung ác và thâm hiểm thay lòng dạ của con người. Vì lòng tham làm vẩn đục, tối tăm lương tri nên con người không thấy được lý lạ thường của thân xác và mới nỡ tâm làm điều ác như thế. Như trên chúng ta đã thấy luật vô thường ở khắp mọi nơi.

Chẳng những thân tâm là vô thường mà hoàn cảnh sơn hà địa đại cũng vô thường nữa. Sách thường có câu: "Thương hải, tan điền, bãi biển, nương dâu". Câu đó mới nghe như một hình ảnh bóng bẩy về văn chương như thật ra đó là một nhận xét rất đúng trong thực tế.

5- SỰ VÔ THƯỜNG CỦA VẠN VẬT

(24:47) Chúng ta thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là biến đổi, là mau già bệnh chết. Chứ những vật lớn lao như núi, sông, đất, đá thì muôn đời vẫn ở yên một chỗ. Nhưng chúng ta đã lầm trong núi cũng có cái già cái trẻ. Đất cát cũng có khi lở khi bồi. Không một vật gì là vĩnh viễn, tồn tại. Tục ngữ ta có nhiều câu nói lên sự vô thường của sự vật, các không khí như: “Vật đổi sao dời”, "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".

Thật thế, một đời của chúng ta đã chứng kiến biết bao nhiêu sự thăng trầm, vinh nhục. Lên voi xuống chó. Giàu nghèo sang hèn tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta như một bức tranh. Vẫn trôi như một khúc phim trong rạp chiếu bóng. Bao nhiêu người trước đây nào vinh thự nguy nga, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, thế mà sau một cơn binh lửa sự nghiệp vẫn tan tành như mây khói. Bao nhiêu người quyền cao chức trọng, hống hách nghênh ngang thế mà một phút xa cơ thất thế bỗng trở thành những kẻ tha phương cầu thực, hay vướng cảnh tù đày.

Sự vô thường đã sờ sờ trước mắt, thế mà biết bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh ngộ, cứ đeo đuổi bám víu vào những cái hào nhoáng nhất thời ấy. Kẻ bán tước, người mua quan, kẻ tham danh, người tham lợi. Gây biết bao trò cười cho khách bàng quang và bày ra lắm cảnh nhọc nhằn cho người trong cuộc. Vô thường tạm bợ giả tạo như thế mà người đời cứ cho là trung tâm, là vũ trụ, bám víu vào nó, nhân danh nó để tham lam vơ vét tài sản, danh lợi ở xung quanh. Và rồi có dẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác gây bao nhiêu đau thương cho người đồng loại cũng mặc. Thật mê mờ lắm thay.

6- ĐẶC TƯỚNG CỦA THÂN VÔ THƯỜNG

(27:37) Đặc tướng của thân vô thường. Đặc tướng của thân tùy theo hành động thân, khẩu, ý tạo tác mà có cái thân này. Nên đặc tướng của thân vô thường theo mỗi người. Người cao, người lùn, người ốm, người mập. Ví dụ như anh một đi một cái tướng thọng lưng thế này, anh hai đi cái tướng nghiêng vai như thế kia, anh ba đi cái tướng chột một con mắt và hay đa nghi, chị tư có khuôn mặt rất dễ thương và khả ái, chị năm có khuôn mặt với cái mũi bị gãy, chị sáu có cái hàm răng cười rất duyên, chị bẩy có cái hàm răng bị xỉ cười xấu ơi là xấu, ma chê quỷ hờn.

Chị A hay tức giận, mặt đỏ cau có nói năng hung dữ. Chị B có tức giận nhưng làm chủ được cái giận nên nét mặt bình thường. Đó là đặc tướng của thân vô thường.

Đặc tướng của thân là tùy theo mỗi hành động do thân, khẩu, ý tạo tác mà con người có tâm tánh khác nhau. Ví dụ như chị A có tính vui vẻ, cười cười, gặp ai cũng cười. Nhưng tính tình không như vậy. Vì hay nói lời chia rẽ làm cho mọi người không đoàn kết. Chị B ít cười nhưng tính tình rất tốt, không nói lời chia rẽ, gặp ai cũng chân thành giúp đỡ. Anh C có tính hay đa nghi và hay nói lỗi người khác. Cái tính đó cái ác nhiều hơn cái thiện và đã tự làm khổ mình khổ người.

Đó là đặc tính của thân vô thường. Duyên hợp của thân vô thường, vì có sự giao hợp giữa cha mẹ nên thụ thai. Do sự ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc chu đáo nên bào thai được phát triển tốt. Đến ngày sinh thì gặp được duyên lành. Có bác sĩ đỡ đẻ, có thuốc thang, đầy đủ cha mẹ nên mẹ tròn con vuông. Và khi đứa bé được sinh ra và nhờ sự chăm sóc cẩn thận chu đáo của người cha người mẹ đứa bé lớn nhanh mà thôi.

7- BẢN CHẤT THÂN VÔ THƯỜNG

(30:30) Bản chất của đời là vô thường, là đau khổ. Là một biển đầy mồ hôi nước mắt. Trong ấy chúng sinh đang bơi lội, lặn ngụp chìm nổi, trôi lăn. Đó là sự thật. Nhưng sự thật ấy không ai nhìn thấy được cách tường tận và nói lên một cách rõ ràng như đức Phật đã nói lên trong bài pháp vô thường, khổ đau của con người.

Thật thế mỗi một chúng sinh tự mình đã là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa. Thân thể là một bầu thịt xương dơ bẩn. Nếu một vài ngày không chăm sóc rửa ráy thì thối tha không thể chịu được. Hơn nữa cái thân ấy cũng không bền chắc. Mà trái lại mong manh, khát nước độ 3 ngày, ngạt thở độ 5 phút, đứt mạch máu, bị một số vi trùng độc thế là mạng vong. Lại thêm cái khổ mà sống chết bất ngờ mà con người không làm chủ được.

Còn nhiều cái khổ khác nữa, chất chồng không làm sao tránh khỏi được như bệnh tật, đói khát, bão lụt, hoả hoạn, chiến tranh, áp bức, siêu cao thuế nặng. Vì vậy, muốn chuyển đối ta phải thấy cho lẽ định luật vô thường đang chi phối xung quanh ta. Thực tế vạn vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được. Cứng rắn như sắt đá, lâu năm cũng mục nát, to lớn như Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời lâu ngày cũng tan rã yếu ớt. Nhỏ nhen như thân người thì mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du. Cái búa tàn ác của thời gian đập phá tất cả mỗi phút mỗi giây. Ta sống cũng là mỗi phút mỗi giây ta đang bị huỷ hoại. Và dù ta có sức mạnh bao nhiêu, quyền thế bao nhiêu, giàu có.

(32:51) Tự ngã của tôi bạch Thế Tôn do vậy dù các Thầy, năm uẩn này dù có ở quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc trong hay ở ngoài thân thể, ở ngoài thân thô hay tế, sống hay liệt, xa hay gần cần phải được thật quán với chánh trí như sau: Cái thân này không phải là tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi. Lời dạy trên chính là câu đáp trọn vẹn, khái quát nhất cho tất mọi sự nghi vấn, phát xuất từ ý thức chấp thủ và bảo vệ tự ngã.

Tuy nhiên, cần hiểu thân vô thường, khổ và vô ngã theo tinh thần của giác trí duyên khởi. Trong đạo Phật một giáo pháp cùng chứa tất cả giáo pháp khác và tất cả các giáo pháp sống ngầm ở trong tâm thức mỗi người. Do vậy, trong thực tại của thế giới hiện tượng vô thường cũng chính là vô ngã. Khi đứng về phương diện thời gian để thẩm định và khổ đau thật sự không phải nằm trên bệnh viện. Hiện tượng sanh tử thành hoại của con người và thế giới và phụ thuộc rất nhiều về nhận thức của con người đối với tính vô thường vô ngã của vạn sự vật.

(34:35) Vạn vật được nhận thức đúng hay có chánh kiến đối với các hoạt động tâm sinh vật lý của bản thân và có cái nhìn thật rõ về pháp vô thường, khổ, vô ngã của năm uẩn. Vậy giáo lý vô thường đem lại niềm tin cho mọi nỗ lực, sáng tạo và phát triển của con người. Vô thường là đặc tính thực của sự sống. Thiền sư Vạn Hạnh cố vấn vua Lý Thái Tổ sư đã giám. Thân tâm cho đến mọi hoàn cảnh hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì tiếng dở hay vì mùi vị ngọt bùi cay đắng, vì vật thích ăn vừa ý, khi chúng ta uống thuốc.

Giáo lý vô thường để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an định của tâm hồn. Biết được thân vô thường con người dễ giữ được bình tĩnh, bình thản trước cảnh đổi thay bất ngờ và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường con người dám hi sinh tài sản sinh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật thường còn.

Vì thật ra cái vui chân thật thường còn, cái tánh chân thường vẫn có nhưng nó nằm bên trong cái lớp vỏ giả dối tạm bợ vô thường của cõi đời này nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái giả dối ấy thì tất nhiên cái giá trị chân thật, hạnh phúc chân chính, cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự ấy chắc chắn đó muôn đời sẽ hiện ra.

Ngày 10.12.2005. Bài viết của Nguyên Thanh

Trưởng lão: Tới đây, dựa vào cái đó các con sẽ viết cái bài về thân vô thường.

HẾT BĂNG.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy