00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 037B (NAM) - QUY ƯỚC LỚP CHÁNH KIẾN

CK 037B (NAM) - QUY ƯỚC LỚP CHÁNH KIẾN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 20/12/2005

Thời lượng: [40:56]

1. THANH TỊNH THÌ KHÔNG CÒN XUẤT TINH

(00:00) Trưởng lão: Đối với Thầy thì Thầy nói thẳng nói thật như thế này để cho mấy con biết: một con người mà tu xong rồi, tâm họ thanh tịnh, không còn tham, sân, si thì cái thân của họ nó thay đổi hết mấy con. Nó không phải là còn như cái thân bình thường của những người tu chưa xong đâu.

Cho nên hôm đó có người hỏi Thầy, là cái câu chuyện của ngài Đại Thiên mà ngài bị xuất tinh, rồi cái người thị giả của ngài giặt đồ mới hỏi: “Ngài chứng quả A La Hán sao lại còn xuất tinh?” Thì ngài nói: “Chứng quả A La Hán vẫn còn xuất tinh.” Điều đó là điều nói láo, không có đúng!

Người tu sĩ, Thầy nói thật sự, cái người tu mà tâm hết tham, sân, si rồi, nó có đủ Tứ Thần Túc rồi, nó thanh tịnh. Trước khi mà cái người đó họ thành tựu, họ phải trải qua biết bao nhiêu cái nghiệp khổ không? Bao nhiêu cái sự thay đổi của thân họ không?

Trong khi chúng ta tu bao nhiêu cái cảm thọ mà xảy ra trên thân của chúng ta để chúng ta vượt qua, các con biết, chúng ta vượt qua cái thân là cái thân chúng ta nó thanh tịnh.

Bởi vì nó trược, cái thân chúng ta là ô trược lắm. Cho nên khi mà chúng ta thanh tịnh, cái tâm mà thanh tịnh thì nó lọc cái thân của chúng ta thanh tịnh, cho nên khi mà nó lọc như vậy thì cái thân của chúng ta bị những cảm thọ mà Thầy gọi là thọ hành.

Tức là chúng ta hành pháp cho nên những cái cảm thọ nó hiện ra. Cho nên người nào mà không một lần chết đi sống lại thì người đó chưa thanh tịnh tâm. Cái thân họ phải đau khổ tận cùng, coi như chết đi sống lại.

Cho nên Thầy nói rằng Thầy sừng sững ngồi ở trên bồ đoàn mà chiến thắng tất cả những cảm thọ của Thầy, coi như một lần chết đi để sống lại. Cái thân Thầy thanh tịnh Thầy thấy rất rõ ràng. Ăn một cái vật gì thúi là nó đã phản ứng ngay liền, nó chống lại liền, một cái gì mà có thể gây dục nó là nó cũng đã chống lại liền.

Cho nên cái thân con người tu tập rồi nó thanh tịnh vô cùng lận, nó không bao giờ xuất tinh. Thầy nói thẳng nói thật với mấy con. Người phụ nữ không bao giờ kinh nguyệt nếu mà tu thanh tịnh. Cái thân của họ nó trở thành thanh tịnh vô cùng, nó không còn dục nữa. Nó dục thì nó mới có sanh ra cái thứ đó, mà nó không dục nó làm sao nó sanh ra được? Các con nhớ!

Hiện bây giờ các con biết các con còn dục hay không, các con nhìn qua cái chỗ xuất tinh hoặc là nhìn qua cái chỗ kinh nguyệt của người phụ nữ thì biết là còn dục. Cái đó là cái bằng chứng cụ thể chứ đâu phải là cái gì khác hơn hết. Cho nên chúng ta tu hành chúng ta biết rất rõ mà.

(02:31) Một cái người tu chứng đạo, chứng quả A La Hán mà còn nói xuất tinh thì cái ông này ông có biết A La Hán là cái thứ gì không? Vậy ông tổ của chúng ta là Đại Thiên, mà Đại Thiên là Đại Thiên gì mà nói không trúng? Sao không hỏi ông Phật coi còn xuất tinh không? Chúng ta hỏi thử ông coi, còn không, cho biết?

Đó cho nên chúng ta phải nói rằng, thật sự ra nếu mà không có cái kinh nghiệm tu hành của Thầy thì những cái này Thầy dám nói không? Thầy cũng nghĩ rằng chắc A La Hán cũng còn xuất tinh à, chứ biết ở đâu mà nói!

Như mấy con bây giờ nghe nói Đại Thiên nói vậy thì mấy con cũng tin vậy thôi chứ mấy con biết A La Hán làm sao không? Đâu có biết. Trừ ra mấy con chứng quả A La Hán rồi mấy con mới biết chứ!

Cho nên Thầy nói thật sự, nhiều khi trong kinh sách nói tầm bậy tầm bạ mà chúng ta vẫn nghe theo. Nó không đúng cách.

Còn bây giờ thí dụ như những lời con hỏi chỗ đó là đúng chứ sao? Bởi vì quán lửa nè, quán nước, mà cái giới luật của đức Phật dạy La Hầu La rất rõ ràng mà, 25 giới hành của người ta rõ ràng.

Cho nên vì vậy mà nhờ cái quán tư duy đó, cái tri kiến đó mà làm tâm chúng ta như nước, như đất mà. Mà như nước, như đất không phải là giải thoát sao? Sợ bây giờ mình đất không ra đất mà nước không ra nước đó nó mới là chết đó chứ! Phải không? Chứ nếu mà thành đất, thành nước thiệt thì nó tốt.

Con hỏi đi!

(03:44) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Theo vừa rồi nói về vấn đề xuất tinh đó, thì chúng con là có tu ở nhiều nơi, nhiều chỗ, nhưng mà riêng bản thân con, chính con tu con cảm nhận được là mình có khởi ý chứ mình chưa giải thoát, mình có khởi ý, nhưng mà vấn đề xuất tinh ở nơi Tu viện, đối với những người phàm như tụi con chưa có giải thoát, là vấn đề cũng đã khó khăn đối với mình đang tu ở đây. Không phải dễ xuất đâu!

Nhưng mà khi mình tu cái pháp sai, như con đi những chỗ khác, dù mình có cố gắng cách mấy nó cũng vẫn bị xuất. Đó như vậy đó. Con thấy con chứng nghiệm ở đây, chứ chưa nói tới một vị A La Hán gì, mà đối với tụi con còn đang tu tập đã đạt được.

Trưởng lão: Ừ! Đó mấy con thấy, tu đúng pháp nó vẫn là không xuất tinh. Còn mình tu sai pháp, mình ức chế là bị liền, các con dằn gì không được.

Thầy nhớ rằng khi mà, các con thấy cái người mà tu Thiền Đông Độ đó, họ ngồi chịu đau chân đó, Thầy nhớ khi mà ngồi hai cái chân đau như vầy, không ngờ nó kích thích như thế nào, mình không có khởi cái tâm dục đó đâu, nhưng mà nó tràn tinh ra, nó xuất tinh ra mấy con! Khi mình giật mình thức dậy mình mới hay, các con biết. Chính hai cái chân mình mà nó đã kích thích đến cái mức độ đó, cái tuổi thanh niên mà, các con biết.

Cho nên vì vậy mà Thầy thấy đúng là chúng ta đã tu sai, cho nên nó kích thích những chất bất tịnh nó phóng ra, đó là cách thức.

Cho nên những người ngồi mà chịu đau đó Thầy nói thật sự ra, mấy ông coi chừng mấy ông bị xuất tinh hết chứ không có chạy đâu khỏi đâu, không có chạy chỗ nào khỏi đâu. Thầy biết mà.

Cho nên ở đây, Thầy khuyên khi mà mấy con ngồi coi tê tê chân, đứng dậy đi đi. Đức Phật đã dạy mà: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Thấy cái gì? Bây giờ thấy đau chân mà cứ ngồi đó à? Như vậy cái đó là cái giải thoát sao? Thấy thoải mái, dễ chịu, an ổn mới là giải thoát chứ! Cho nên chúng ta tu làm sao mà cho thân tâm chúng ta nó thoải mái, nó dễ chịu.

2. QUY ƯỚC 6 - LỚP CHÁNH KIẾN

(05:41) Về:

“Quy ước 6:

Ghi âm và đọc kinh sách phải căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ dạy của Trưởng lão tùy theo từng thời kỳ, từng lớp, từng bài pháp tu học.”

Nghĩa là bây giờ chúng ta đang tu học ở trong cái lớp này, cái bài vở này thì chúng ta đặt hết cái trọng tâm chúng ta tư duy suy nghĩ về nhân quả của con người, về đạo đức của con người, thì chúng ta đặt cái tập trung này, chúng ta đừng có nghĩ cái gì mênh mông ở ngoài chúng ta, lần lượt rồi chúng ta sẽ tới.

Còn bây giờ chưa gì mà nhiều khi mấy con viết, Thầy chưa có cho cái bài viết tới đó mà mấy con viết nào là thân bất tịnh, nào là tu Tứ Vô Lượng Tâm, tâm từ, tâm bi gì, viết bài trời đất ơi đủ loại gì vậy trời? Thầy không biết làm sao.

Thầy chưa, Thầy mới có cho nhân quả thôi, mấy con còn hay hơn nữa, mấy con còn làm hay hơn nữa. Nhưng mà Thầy đọc cái bài Thầy trời ơi, quán như thế này nó đi nhằm chỗ nào đây? Nhiều khi mấy con đưa bài thôi đủ thứ loại hết, Thầy hoảng hồn, Thầy nói trời ơi, học sinh Thầy nó giỏi quá trời, nó đi trước hết! Học sinh mình nó thông minh quá độ!

Nhưng mà sự thật ra, khi nào hướng dẫn, đây là cái lớp đào tạo mà, đào tạo, cho nên người ta đào tạo cái tri kiến của mình, người ta dạy mình có bài bản đàng hoàng, còn không khéo mình quán, coi mình quán tùm lum tà la chứ rồi nó không đi vào đâu hết.

Cũng như có người viết bài, Thầy chỉ mới nhắc thôi chứ chưa cho, thì đã là quán các pháp vô thường, quán thân vô thường, nhưng mà chưa có được sự hướng dẫn của Thầy mà quán như vậy thì coi như là đã sai đi.

Không có cái sườn bài, không có cái dàn bài để quán, thì chúng ta quán tùm lum tà la cũng nói vô thường, nói thiếu trước hụt sau, cũng nói vô thường, nhưng mà nói cái kiểu chúng ta hiểu quá cạn cợt.

Cho nên ở đây những gì mà Thầy dạy thì tập trung vào cái đó để mà triển khai cái đó thôi, cái đề tài đó để chúng ta triển khai, để cho thấm nhuần, để cho cái ý thức của chúng ta thấy như thật những cái điều mà chúng ta muốn hiểu.

Bởi vì cái gì mà muốn hiểu cho rõ ràng, cho thật thì phải có sự tư duy, suy nghĩ, cái đề tài đó phải xoáy cho mạnh vào cái chỗ hiểu đó nó mới như thật được.

(08:01) Cho nên không có được đọc kinh sách khác, không có được làm những cái bài khác mà phải xoáy vào cái đề tài mà Thầy đã cho.

“Thời gian chỉ dành cho sự tu tập đúng pháp, đúng căn cơ.

Nam nữ tu sinh không từ lớp này sang lớp khác mượn băng sách hay ghi âm, nói chuyện làm mất sự thanh tịnh, động chúng tu hành, nam nữ lộn xộn, tụm ba tụm năm, người đứng người ngồi nói chuyện làm mất vẻ trang nghiêm của lớp học Bát Chánh Đạo.

Vì đây là lớp dạy đạo đức nhân bản - nhân quả, xin các nam nữ tu sinh lưu ý: Vấn đề trật tự lớp học phải được thi hành nghiêm chỉnh. Nếu tu sinh nào thấy mình không theo nổi lớp học này thì nên xin vào lớp dự thính.”

Nghĩa là cái quy ước 6 này thì vấn đề ghi âm này kia, cái vấn đề đó không có quan trọng đâu. Cái bổn phận của người ghi âm là để phổ biến ra ngoài, còn chúng ta ghi âm là chúng ta chỉ nghe lướt qua để mà chúng ta tu, còn cứ ngồi nghe hoài đó thì coi như là chúng ta cũng bị ảnh hưởng cái không tốt đâu. Coi như mình nghe ca hát, lấy cái lời của Thầy mà làm cái lời ca của mình thì không hay.

Mình học, mình hiểu, mình biết rồi thì bắt đầu mình đâu còn thì giờ đâu để mà nghe nữa? Cho nên mình vừa làm cái bài này trong cái giờ tu Định Vô Lậu, vừa hết giờ thì mình chuyển qua cái pháp khác mình tu rồi.

Mà trong cái thời thư giãn nghỉ ngơi thôi vẫn có pháp tu Tứ Niệm Xứ mà, cho nên chúng ta đâu có thì giờ rảnh rỗi đâu mà nghe. Nghe làm sao mà nghe? Cho nên giờ khắc của chúng ta đều dồn vào công phu tu tập hết, chứ không có bỏ cái thời gian.

Vì vậy mà quy ước 6 này các thầy và quý cư sĩ có chấp nhận không?

Tu sinh: Dạ chấp nhận!

Trưởng lão: Ừ chấp nhận.

3. QUY ƯỚC 7 - LỚP CHÁNH KIẾN

(09:47)Quy ước 7:

Không tự ý tập thêm các pháp ngoài sự chỉ dạy của Trưởng lão.

Không tự ý tập thêm giờ dẫn tới căng thẳng ức chế thân tâm.

Không tự ý hướng dẫn pháp của mình tu có kết quả cho bạn. Vì chỉ phù hợp với trình độ và đặc tướng của riêng mình mà kêu gọi khích lệ người tu theo như mình nhưng không biết rõ đặc tướng và trình độ của người khác nên dẫn đến tai hại, khiến cho người khác rối loạn thần kinh, điên khùng, bệnh tật, ngây dại…​”

Sự thật ra thì khi mình tu chưa tới nơi tới chốn, tức là mình tu chưa làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, mình chưa đủ đạo lực để làm điều đó, thì dù mình tu có hay gì mình cũng không được nói ai hết.

Bởi vì trong lúc này là trong lúc độc cư, không có nói chuyện với người khác được, cho nên mình đừng có kêu gọi ai phải tu theo mình. Người khác mà người ta thấy mình tu như vậy, người ta muốn tu thì người ta đến người ta hỏi Thầy, Thầy nói tu được hay không, Thầy là người chỉ định cho cái sự tu tập.

Cho nên vì vậy đó mình đừng có gọi họ tu thế này thế khác thì điều đó là điều sai.

Cho nên trong khi đó, chúng ta tu ở đây là chúng ta đã xác định đạt cái mục đích của chúng ta là làm chủ bốn sự đau khổ, chấm dứt luân hồi, là sanh, già, bệnh, chết, chúng ta phải làm chủ bốn sự đau khổ này. Chứ chúng ta không có cầu đi về cõi nào, hoặc là chúng ta không có cầu cho mình có thần thông, phép tắc gì hết. Nghĩa là mình chỉ cần làm chủ bốn sự đau khổ của mình là đủ.

Cho nên ở đây, cái điều quy ước thứ 7 này chúng ta chấp nhận thì tức là chúng ta tự tu, không có hướng dẫn ai cả hết. Các thầy có chấp nhận điều này không?

Tu sinh: Dạ chấp nhận!

Trưởng lão: Chấp nhận.

4. QUY ƯỚC 8 - LỚP CHÁNH KIẾN

(11:37)Quy ước 8:

Trên giảng đường, khi nào Trưởng lão cho phép thưa hỏi, Tu sinh trình bày điều mình cần thưa hỏi. Khi thưa hỏi cần phải cân nhắc kỹ nội dung trình bày, không để lãng phí thời gian của Trưởng lão và bạn đồng tu trong lớp đang chờ thưa hỏi.”

Nghĩa là trong khi mình hỏi đó mình phải cân nhắc kỹ, chứ đừng có đem cái chuyện lăng nhăng gì ở ngoài rồi hỏi Thầy lung tung.

Trong khi người ta cần hỏi những cái câu hỏi để mà người ta tu, còn mình hỏi đem cái chuyện gia đình nào là con, nào là cái, nào là anh chị em gì lung tung, nói chuyện gì để mà Thầy giải quyết tâm lý tình cảm, thì thật sự ra cái này là chờ cái thời gian khác.

Chứ trong cái giờ lớp học tu như thế này mà nói chuyện gia đình mình như thế này thế khác thì nó làm mất thì giờ của huynh đệ mình nhiều, trong khi người ta cần hỏi để tu.

Còn mình hỏi về vấn đề tâm lý, tình cảm gia đình của mình hay hoặc là thuộc về ái kiết sử của mình thì cái việc riêng, cái đó là cái phần riêng, mấy con sẽ hỏi riêng Thầy, Thầy sẽ giải nghi cho tất cả những cái ái kiết sử đó thì nó hay hơn.

Còn bây giờ mà đem vô chỗ này hỏi thì nên hỏi cái pháp tu, cái sự làm tri kiến để hiểu biết cách thức như thế nào để chúng ta triển khai cái tri kiến chúng ta cho đúng, sao cho cái đang hỏi trên cái pháp tu.

Chớ không đem cái chuyện tình cảm gia đình của mình, hoặc là: “Bây giờ mẹ con đang bệnh đau, bây giờ con đang tu như thế nào, làm sao” thì cái này để hỏi riêng chứ đừng có hỏi chung ở đây.

Vấn đề giải quyết gia đình của mình, những cái ái kiết sử của mình thì phải hỏi riêng chứ đừng có hỏi chung. Bởi vì hỏi chung bắt buộc tập thể phải nghe cái chuyện gia đình của mình thì họ mệt quá đi.

(13:13) Đó cho nên vì vậy mà Thầy khuyên rằng khi hỏi thì mình cân nhắc cái câu hỏi của mình là câu hỏi pháp tu trong lớp.

Còn cái giờ mà Thầy dành riêng để cho mình đem cái tình cảm gia đình của mình, mình đang bị cái khó khăn của gia đình mình, muốn tu mà bây giờ gia đình nó hoàn cảnh như vậy, con không biết giải quyết như thế nào, đó là chuyện riêng rồi, các con nhớ. Cái đó là 2 giờ chiều, hoặc là ngày khác Thầy dành riêng cho mấy con trong những cái giờ cho mấy con tu tập.

Thí dụ như bữa nay là thứ Ba, phải không, thứ Ba, thì tới thứ Năm, thứ Tư thì cho bên nữ rồi, còn thứ Năm thì mấy con đến hỏi buổi sáng và buổi chiều, 7 giờ, 2 giờ. Rồi thứ Năm, thứ Bảy, thứ Bảy là dành riêng. Bởi vì mấy con học Ba, Năm, Bảy phải không? Thì bên nữ Hai, Bốn, Sáu cũng ba bữa.

Đó là cái sự dành riêng cho mấy con trong những cái ngày đó, ngày nào cũng có một giờ để hỏi riêng, thì giờ đó mấy con sẽ đến đây và tâm sự với Thầy, thì Thầy sẽ giải nghi, Thầy sẽ giúp góp ý để cho mấy con giải quyết được, để cho yên tâm mấy con tu tập chứ không có gì. Đó là chuyện riêng.

Vậy thì cái quy ước 8 này các con có chấp nhận không?

Tu sinh: Dạ chấp nhận!

5. QUY ƯỚC 9 - LỚP CHÁNH KIẾN

(14:38) Trưởng lão:

“Quy ước 9:

Tất cả tu sinh đều đi khất thực và chỉ dùng một lần Ngọ trai đúng giờ quy định, không tự ý đem thực phẩm từ bên ngoài vào hoặc nhận thực phẩm từ người khác để dành dùng thêm phi thời, để sống bình đẳng với những bạn đồng tu. Trong khi những người thân hay Phật tử cúng dường riêng thực phẩm hay tứ sự thì nên trao lại cho người quản lý về đời sống (cô Út) để phân chia đồng đều.”

Ở đây, mình sống bình đẳng mấy con, Thầy cũng như mấy con. Cho nên nhiều khi Phật tử cứ đem sữa đem này kia vô cúng dường Thầy, rồi thậm chí như cả trái cây đồ cúng đủ thứ hết, cho nên lần lượt Thầy cứ trao lại cho cô Út coi ở ngoài đó rồi lần lượt chia ra.

Chứ sữa là thật sự ra, khi mà nghe nói đến sữa thì bây giờ Thầy thấy Thầy không còn muốn uống nó nữa đâu mấy con. Trước kia Thầy chưa biết, bây giờ Thầy nghe nói rồi Thầy không uống nữa.

Bởi vì nói khi vắt sữa con bò mẹ nó đau đớn lắm, nó quỵ xuống mấy con. Như vậy mình uống sữa là có cái sự đau khổ của chúng sanh lắm. Mặc dù con bò không chết nhưng mà có sự đau khổ, cho nên Thầy thấy thôi thà chết chứ nhất định là không uống sữa. Sữa gì cũng không uống hết chứ đừng nói. Cho nên Thầy không có uống, chỉ ăn cơm mà sống thôi, có như vậy thôi.

Cho nên bây giờ nói về sữa này kia thì các con đừng có ham nó. Mình là người tu rồi, mình sống, mình hiểu biết rồi, mình không có ưa thích cái này nữa đâu.

Thì cái quy ước thứ 9 này các con có chấp nhận rằng không có để thực phẩm để ăn phi thời không? Con không có chấp nhận để mình ăn hơn người khác không? Nếu mà chấp nhận sống bình đẳng, chia sẻ nhau, bình đẳng với nhau thì mấy con có đồng ý, có chấp nhận cái quy ước thứ 9 này không?

Tu sinh: Dạ chấp nhận!

6. QUY ƯỚC 10 - LỚP CHÁNH KIẾN

(16:35) Trưởng lão:

“Quy ước 10:

Tất cả tu sinh điều phải tu tập 4 thời, mỗi thời dài ngắn tùy theo thời khóa của từng người đã trình lên Trưởng lão phê duyệt.

Không ngủ phi thời, không gây ồn náo làm chướng ngại người khác.

Phải tự sắp xếp nơi kinh hành tu tập cho thích nghi trong phạm vi trụ xứ của mình.

Không đi qua trụ xứ hoặc đi trên lộ hành thiền của người khác làm động mình động người để phòng hộ sáu căn, nhiếp phục và an trú tâm được sớm có kết quả.”

Cái quy ước 10 này nè, là thí dụ như mình chọn lấy một cái chỗ nào để mình đi kinh hành riêng thì mình cứ ở chỗ đó, đừng có đi đến cái chỗ khác làm động người ta. Và mình ở cái khu đó, mình đừng có đi lại khu khác mình động người ta.

Mà đi đừng ngó vào trong thất người ta nữa. Mình đi ngang thất người ta mình cúi xuống, đừng ngó, ai ở trong thất người ta làm gì kệ, mình đừng có biết. Rồi mình ngó như vậy tức là bị phóng dật, và mình ngó làm như vậy người ta rất ngại.

Cho nên mình không có…​ khi mà lỡ mình đi ngang cái thất người ta, trên con đường mình đi ngang thất thì mình nhìn xuống chứ không có ngó vô trong thất người ta.

Rồi còn cái lộ trình hành thiền của mình, mình chiếm cái chỗ đó là cái vị trí của mình tu thì mình cứ đến đó mình tu. Còn người khác, đừng có lại chiếm cái vị trí của người ta, đừng có đi tới đi lui cái chỗ người ta tu, thì làm cho người ta động. Còn mình, mình ở chỗ nào mình chọn lấy cái chỗ nào mình tu thì mình chọn lấy cái chỗ đó mình tu, mình đừng có đi đến động người khác.

Cho nên nhiều khi mình đi khu này mình tới khu kia mình nhìn nhìn, ngó ngó coi người ta tu làm sao, điều đó là điều sai, không có đúng.

Cho nên ở cái quy ước thứ 10 này là để cho phòng hộ được cái sự độc cư, cái sự nhiếp tâm mình cho được tốt, cho nên tốt mình mà tốt cho người khác nữa. Cho nên quý thầy và quý cư sĩ có chấp nhận cái điều quy ước thứ 10 này không? Đừng có đi đến cái khu vực của người khác.

Quý thầy đã chấp nhận.

7. QUY ƯỚC 11 - LỚP CHÁNH KIẾN

(18:28)Tuyệt đối không được trò chuyện với bất cứ ai, dù người trong hay ngoài Tu viện, ngoại trừ Trưởng lão để hỏi chuyện để tu học mà thôi.”

Nghĩa là cái sự giữ gìn, hiện giờ chúng ta tập dần, tập dần. Nghĩa là cố gắng tập, giữ được hạnh độc cư chừng nào tốt chừng nấy.

Đến khi mà Thầy bảo rằng rốt ráo là chừng đó không được tiếp duyên nhau nữa, còn bây giờ lỡ thì Thầy tha thứ mấy con. Còn sau này thì coi như là Thầy tới…​ khi mà tu cái Định Vô Lậu rồi, tới bước qua cái giai đoạn Định Vô Lậu này mà xong rồi, nghĩa là từ cái quán này mà xong rồi để bắt đầu vô Tứ Niệm Xứ rồi thì nhất định là giữ độc cư một trăm phần trăm, người nào mà phạm là phải đuổi.

Nghĩa là mình phạm phải là mình bị đuổi liền tức khắc. Bởi vì mình làm cho mình tu không được mà làm cho người khác…​ nhất là cái lỗi mình làm mình tu không được, cái lỗi đó nặng lắm.

Tại vì mình tu để được giải thoát cho mình, mà tại sao mình lại làm cho mình tu không giải thoát? Cái lỗi đó, mình đi phá độc cư, mình nói chuyện là mình lỗi rất nặng.

Rồi kế đó, làm cái lỗi thứ hai đó, là mình lỗi với người khác, làm cho người ta không có tu được, không có đi sâu được. Hai cái lỗi đó, một cái lỗi đối với mình, một cái lỗi đối với người khác.

Cho nên cái người mà nói chuyện, sau khi tới cái giai đoạn rốt ráo rồi mà Thầy còn thấy nói chuyện là buộc lòng Thầy mời các con ra khỏi Tu viện liền tức khắc. Bởi vì cái giai đoạn này là giai đoạn phải đi sâu vào cái sự Tứ Thần Túc rồi, nó không thể nào mà lỏng lẻo như thế này được.

(20:01) Cho nên khi mà chọn được mấy con vào tới cái giai đoạn này rồi để tu mà mấy con còn phá một cái là mấy con đã diệt mình, diệt người đó. Coi như mình người, giết mình mà giết người đó! Nó rất độc đó chứ không phải không.

Cho nên lúc bấy giờ mà phá độc cư là mấy con đã tự giết mình giết người, thì cái người này không còn chấp nhận ở trong cái lớp tu học để chứng quả A La Hán. Bởi vì cái giai đoạn rốt ráo là cái giai đoạn cần thiết để Tứ Thần Túc thực hiện, mà nếu mình phá độc cứ là không bao giờ thực hiện, tâm còn phóng dật mà làm sao?

Đức Phật nói: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật!” Mình còn nói chuyện là còn phóng dật, phóng dật rất là rõ ràng và cụ thể, không có thể nào mà chấp nhận được cái điều này.

Cho nên trong cái quy ước thứ 11 này thì mấy con có chấp nhận không?

Tu sinh: Dạ chấp nhận.

Trưởng lão: Ráng giữ độc cư! Các con nghe rằng Thầy thường nhắc nhở đó: “Bí quyết thành công của thiền định là độc cư”, có phải không? Vì có độc cư thì nó mới có được Tứ Thần Túc, mà có được Tứ Thần Túc thì mới có nhập định được. Nó là bí quyết mà, nếu mà nó không phải bí quyết thì Thầy nói làm gì?

Trải qua một cuộc đời của Thầy là kinh nghiệm Thầy biết rất rõ cái điều này, cho nên Thầy nói ra là lời vàng lời ngọc chứ không phải là cái lời thường. Cho nên hầu hết là mấy con coi nó thường, mấy con đi lang bang nói chuyện này chuyện kia là mấy con xem thường cái bí quyết, coi nó không quan trọng. Nhưng mà sự thật ra mấy con tu hoài mà mấy con cũng đạt được gì đâu?

8. QUY ƯỚC 12 - LỚP CHÁNH KIẾN

(21:37)Điều 12:

Không tự ý đi lại khu vực này sang khu vực khác.

Không được tự ý cải tạo, sửa đổi điện, nước ở thất.

Không được tự ý mở đường đi lối lại kinh hành.

Không được đi kinh hành nhìn ngó vào thất người khác.

Phải biết giữ gìn bảo vệ những vật dụng trong Tu viện, sử dụng tiết kiệm điện, nước. Khi tu tập thì mở điện, khi ngủ thì tắt điện. Khi mở nước dùng thì phải lưu ý để tiết kiệm nước. Có cẩn thận ý tứ giữ gìn bảo vệ như vậy mới không phí phạm của đàn na thí chủ.”

Ở cái quy ước 12 này là phải không có tự sửa cái thất của mình. Nghĩa là từ điện, nước hay hoặc tất cả mọi cái, trừ ra nó hư thì mình sửa thôi, còn nó không hư thì không có nên sửa sang cái chỗ này, sửa sang chỗ kia theo cái đục đẽo.

Các con cứ ngồi đục đẽo, sửa soạn thất của mình, nay thì làm cái kệ, mai thì làm cái ghế ngồi, chặt tầm vông cây gì của cô Út bỏ đó rồi ghép nhau ngồi, riết rồi cái nhà của mấy con bây giờ nó thành cái gian hàng chứ không còn cái gì, đủ thứ đồ hết, nào kệ lớn, kệ nhỏ, kệ cao, kệ thấp. Trời ơi, Thầy vô cái nhà trống trải nó khỏe mà bây giờ nó đủ thứ kệ mà không biết!

Rồi những cái gì, đụn lon, đụn này kia chất lên đó, trời ơi, như là cái hàng xén! Nó đủ thứ hết. Cho nên dẹp ra! Rồi ở bên ngoài nào là kệ để úp bát, nào là cái này kia đủ thứ hết!

Thầy không biết trong thời đức Phật, không biết ngày xưa ông Phật ông đến chỗ đó rồi ông có làm kệ làm này kia không? Thầy nghĩ rằng chắc ông rửa bát chắc ông úp ở ngoài cỏ quá, bởi vì lý do ông đi rồi còn làm cái gì được. Còn mình trụ thế như thế này cho nên vì vậy mình kẹt, dính.

Cho nên quý thầy nhớ rằng: Khi mình ngồi mình đục đẽo, mình làm động người khác, mình làm động người ta, người ta tu không có được. Bởi vì người ta còn yếu đuối chứ đâu phải người ta nhiếp tâm người ta vô định, người ta dùng cái tri kiến người ta:

“Trời đất ơi! Ông này ông ngồi ông đục đẽo làm bàn làm ghế gì tùm lum tà la, tôi nghe tôi nhiếp tâm không có được, tôi nghe nó không có yên. Ngồi suy nghĩ mà nghe cứ đục đẽo cộp cạp, cộp cạp…​ Trời đất ơi! Suy nghĩ làm sao được đây?”

Cho nên mấy con ráng cố gắng mấy con giữ im lặng, đừng làm gì hết! Thất của mấy con như thế nào mấy con ở như thế nấy. Có cái giường thì nghỉ cái giường, đừng có đóng thêm cái kệ, đóng thêm cái này kia. Đừng, mình đừng có làm! Làm mai mốt cũng bỏ, mất công, mất thì giờ của mình.

Mấy con cứ nghĩ đừng có nên làm một cái gì khác hơn hết, đừng có thêm thắt một cái gì khác hơn hết, có cái gì mình sống cái nấy thôi, như vậy thì mình mới tu tập được, chứ còn mình làm thêm thì nó không có hay ho.

(24:21) Bữa nay nếu mà điều kiện mình, thật sự ra con người ta táy máy lắm mấy con, bữa nay cái vòi nước chỗ này người ta đặt cho mình rồi, nhưng mà thấy cái này sao nó không hợp, thôi để dời chỗ kia cho nó hợp, nếu mà có cái điều kiện mấy con đục đẽo, mấy con làm cái vòi nước trở lại.

Rồi bữa nay thấy cái công tắc điện này như thế này, chỗ này sao nó không tiện quá, thôi mình đem lại chỗ này cho nó tiện, dời qua dời lại riết.

Bởi vì Thầy thấy, ở ngoài đời Thầy có người anh Thầy đến nhà, cái ông này cũng chuyên là sắp xếp nhà cửa hoài. Trời bữa nay Thầy thấy cái giường để chỗ này cái bàn để chỗ kia, rồi tháng sau Thầy xuống Thầy thấy nó dời qua bên khác. Trời đất ơi! Cái nhà sao mà nó không yên ổn vậy nè? Tủ, bàn, ghế nó chạy lung tung. Kỳ vậy?

Mà thật sự con người hay sửa sang cái kiểu này lắm. Sắp xếp như vậy rồi đó bắt đầu cái thời gian chán rồi, sau đó sửa lại cho nó mới mới một chút sao ấy. Rồi sửa sang, bữa nay dời cái tủ này, bữa mốt dời cái kia, cứ rảnh rang không có chịu ngồi nghỉ không chơi mà cứ làm công chuyện lục đục như vậy đó, cho nên cái nhà cứ sửa sang hoài.

Cho nên vì vậy đó là cái nghiệp, cho nên chúng ta phải dừng cái nghiệp này đi. Khi mà tu tập chúng ta đừng làm gì hết, có gì thì chúng ta sử dụng nấy, chứ đừng có làm thêm gì hết.

Trừ ra bóng đèn hư thì chúng ta đến xin. Khi mà các con thấy bây giờ có cái bóng đèn hư, có cái thất đó về rồi không biết chừng có bóng đèn cái thất đó, thôi qua lấy cái bóng đó đặng gắn qua cái thất của mình. Sự thật mấy con làm như vậy là mấy con đã tham rồi mấy con. Cái thất đó dù là có người ở hay không có người ở nó là của nó rồi, đừng có qua lấy cái của nó mà gắn qua cái của mình, có cái ý tham rồi đó.

Rồi bây giờ đó, tham rồi thấy người ta không có ai thì mình lấy, đâu có ai nói gì mình đâu. Nhưng mà sự thật ra khởi ý tham nó như vậy, cái đó xấu mấy con. Cho nên mình không có mình đi xin, đức Phật dạy mình đi xin, mình đâu có xấu!

Cho nên như cái thất mình cái bóng đèn nó cháy đi, nó không có, vô xin cô Út. Đừng có qua gỡ cái thất kia mà đem gắn qua của mình, không được, không tốt, đó là có ý tham.

Một cái nhỏ đó mình thấy mình đâu có tham, mình lấy của này mình gắn qua đây xài cũng thừa thôi đâu có gì. Nhưng mà cái thất mình đang ở có chủ, chủ nó là mình, mà bây giờ cái thất kia không chủ, mình qua lấy cái thất không chủ là có tham của người khác chứ sao? Cái đó là không đúng mấy con.

Cho nên chúng ta tránh những cái hành động nhỏ. Đức Phật dạy chúng ta như vầy: “Phải sợ hãi trước những lỗi nhỏ nhặt”, các con nghe cái câu kinh đức Phật dạy mà! Mỗi hành động sai là mình phải lưu ý trên vấn đề đó chứ!

Đó thì, trong quy ước thứ 12 thì các con, các thầy có chấp nhận cái quy ước này không?

Tu sinh: Dạ, chấp nhận.

Trưởng lão: Đừng có sửa sang gì hết. Nghĩa là có sao mình ở vậy.

9. QUY ƯỚC 13 - LỚP CHÁNH KIẾN

(27:00)Quy ước 13:

Không tự gửi thư từ qua lại bằng cách ném thư vào thất người khác.”

Nghĩa là mấy con hay viết thư, mấy con tưởng viết cái bức thư rồi bỏ phong bì mấy con ném cũng lịch sự đó. Cái này mấy con viết cái tờ giấy mà dường như là xé như là mối ăn, nghĩa là lấy cái tờ giấy vầy rồi xé vầy, nó không có thẳng cái tờ giấy nữa, viết năm ba chữ gì đó, lấy vò vò ném vô thất người ta. Đó là cũng thư đó mấy con, thư kiểu đó là thư thiếu lịch sự vô cùng lận. Phải không?

Lén lén mà cũng sợ nữa, sợ người khác thấy nữa, để cho hai người này bắt được thư nhau qua lại, thì như vậy cũng là không hay đâu mấy con, làm cái đó không đúng đâu.

Cho nên vì vậy mà Thầy thấy là trong cái sự tu tập chúng ta độc cư là độc cư hoàn toàn lận. Coi như là bạn bè chúng ta thương nhau lắm, nhưng mà chúng ta tu tập cho mình cho người, chúng ta không nên làm cái điều đó mấy con, làm điều đó không nên. Cái gì thì mấy con cứ thưa hỏi Thầy.

Cho nên cái điều này đừng có viết thư như vậy, mà phải giữ gìn cái sự độc cư cho trọn vẹn…​ mình đừng có nhét thư qua lại. Vừa rồi ở bên nữ có cái trường hợp cũng viết thư ném qua ném lại, nó không tốt. Cho nên ở bên nam thì các con vừa rồi cũng có cái sự ném thư qua lại bằng cách này cách kia.

Cho nên ở đây thì cái quy ước 13 này các con có chấp nhận từ đây về sau không có viết thư ném qua ném lại không?

Tu sinh: Dạ, chấp nhận.

10. QUY ƯỚC 14 - LỚP CHÁNH KIẾN

(28:29) Trưởng lão:

“Quy ước 14:

Nghĩa là chúng ta:

Không lập phe nhóm, bè phái tụm ba tụm năm, đồn cái này nói cái kia cái nọ gây náo loạn, bạo động nơi Tu viện.

Mỗi tu sinh đều phải có trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, có ý thức duy trì bảo vệ lớp học để Tu sinh yên tâm tu học cho được viên mãn.”

Thì chúng ta có chấp nhận rằng chúng ta không có tập hợp, tụm năm tụm ba để mà nói chuyện với nhau, chúng ta có chấp nhận cái điều này không?

Tu sinh: Dạ, chấp nhận.

11. QUY ƯỚC 15 - LỚP CHÁNH KIẾN

(29:10) Trưởng lão:

“Tu sinh khi lao tác thì không nên tập trung ba bốn người, chỉ làm riêng cho mình thôi.”

Nghĩa là mình muốn quét sân hoặc là nhổ cỏ, hoặc là làm con đường đi, mình muốn làm thì mình cứ ra mình làm thôi, chứ đừng có gọi người này người kia cùng nhau đi làm thì cái điều đó không có nên, bởi vì như vậy là mình phá độc cư.

Vừa rồi thì ở bên nữ nó có cái trường hợp xảy ra, là khi đi quét sân cũng rủ nhau ba bốn người đi quét, rồi đi làm cỏ cũng rủ ba bốn người đi làm cỏ, rồi thậm chí như lấy một cái bao vầy rồi hốt rác bỏ đi, ba bốn người khiêng nhau đi, làm cái kiểu này giống như ở ngoài đời quá. Cho nên ở đây không được mấy con, làm như vậy nó không được.

Bởi vì đó là tự mình đã làm động mình rồi, có người này người kia động mình. Do như vậy tốt hơn là chúng ta không nên làm. Thà là ngồi không đừng có làm gì hết, còn có làm thì mình đi làm một mình mình. Đó là một cái điều cần thiết cho sự tu tập của chúng ta.

Vậy thì cái điều 15 này các thầy, các cư sĩ có đồng ý không?

Tu sinh: Dạ, đồng ý.

12. QUY ƯỚC 16 - LỚP CHÁNH KIẾN

(30:18) Trưởng lão:

“Điều 16:

Vấn đề thiểu dục tri túc.”

Đời sống của chúng ta như Thầy đã cho đó: nam thì hai bộ đồ ngắn mà nữ ba bộ đồ, và thuốc men hoặc là ý áo, bút, mực, giấy, xà phòng…​ có cái gì cần thiết thì cứ thưa hỏi Thầy sẽ cho.

Cái điều quy ước thứ 16 này, các con có chấp nhận cái đời sống thiểu dục tri túc này không? Ba y một bát.

Tu sinh: Dạ, chấp nhận.

Trưởng lão: Chấp nhận hết phải không? Không có người nào mà thừa nghen! Nếu mà có thừa, mai mốt vào cái lớp tu tập để có Tứ Thần Túc mà Thầy xét thấy người nào dư là mấy con chết, Thầy cho đi ra, không có cho tu tập cái lớp này nữa đâu.

Bởi vì nó còn thừa tức là mấy con phạm giới Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề rồi mấy con. Cho nên vì vậy mà thừa thì mấy con không đi vô sâu đâu, nếu còn tiếc của, còn giữ gìn đó thì coi như là mấy con không có xả hết, thì mấy con có vô tu cũng mắc công Thầy thôi.

Cho nên Thầy gạn lọc cái lớp, cuối cùng Thầy gạn lọc cho mấy con ra rồi, còn lại Thầy sẽ cho vào tu. Nghĩa là vừa đúng ba y một bát như Thầy dạy cho mấy con. Chứ mà Thầy thấy mấy con thừa, thay vì cho hai bộ mấy con ba bộ là cái thầy đó Thầy cho ra, mà bên mấy cô Thầy cho ba bộ mà bốn bộ là Thầy cho ra.

Nghĩa là thừa như vậy là không thể nào mà chúng ta…​ bởi vì thừa một bộ đồ tức là chúng ta sẽ thừa nhiều, cái tâm nó như vậy. Ở đây nó quy định rồi thì chúng ta sẽ theo cái quy định đó mà chúng ta sống. Cho nên coi như chúng ta thiểu dục tri túc, chấp nhận trong cái thiểu dục tri túc đó, để cái tâm chúng ta nó sạch sẽ cho nên chúng ta mới tiến tới cái sự tu tập đó được.

13. TỰ GIÁC THỰC HIỆN NỘI QUY, TRÁNH LÀM ĐỘNG MÌNH ĐỘNG NGƯỜI

(31:56) Cho nên cái điều 16 này các con đã chấp nhận. Thì coi như là 16 điều quy ước ở đây, khi mà chấp nhận rồi, thay vì mỗi tu sinh đều phải ký tên, nhưng mà Thầy nói rằng mình tự giác mấy con.

Bắt buộc mấy con ký tên là như ở ngoài đời, để rồi mấy con đã tự ký tên mà mấy con phạm thì mấy con sẽ bị phạt đồ này kia. Còn ở đây thật sự ra, đối với mấy con, mọi người đều là những người quyết tâm tu, mấy con tự giác.

Đọc để làm cái quy ước, đọc để nghe thấy để mà chúng ta chấp nhận những điều quy ước để chúng làm cho tốt cái lớp học, tốt của chúng ta thôi, chứ không phải là chúng ta đem pháp luật mà áp buộc người khác.

Nếu mà chúng ta đem kỷ luật mà áp buộc người khác thì chúng ta thấy nó không đúng cái tinh thần. Mấy con thấy bây giờ mình sống mà nó không có đúng theo cái quy ước thì mấy con thấy mình lỗi lầm, thì mình không có che giấu ai được hết đâu.

Ở đây mấy con lỗi lầm thì người ta sẽ thấy hết, và đồng thời người ta có lời khuyên mình nhẹ nhàng, mình tự rút về chứ không có gì hết, hay hoặc là mình ra cái lớp tham dự thôi, chứ người ta không có chấp nhận cho mình ở trong cái lớp tu tập.

Bởi vì cái giai đoạn một mấy con còn tu được đó, chứ giai đoạn hai mấy con khó hơn chứ không phải dễ đâu.

Bởi vì mấy con phải đi tới cái giai đoạn mà để ly tất cả những vi tế của tâm mấy con, ly dục ly ác pháp vi tế, thì buộc lòng mấy con phải rất là thanh tịnh chứ mấy con còn phạm quy ước này thì mấy con không làm sao mà đi vào cái vi tế này được. Cho nên buộc lòng tới đó người ta gạn mấy con ra chứ người ta đâu có để mấy con ở trong cái lớp này. Bởi vì mấy con ở trong cái lớp này thì mấy con sẽ làm động người khác.

Các con sẽ nghe một lời của một cô bé. Đây, mấy con nghe. Nghĩa là cháu bé này rất là ham tu, rất ham tu, nhưng mà trước cái hoàn cảnh cô bác đều là lớn hết mà nói chuyện, cháu bé viết bức thư này nói rằng:

(33:57) “Kính thưa Sư Ông!

Những ngày vừa qua trong đầu con khởi lên một ý niệm là: Ước gì Sư ông và cô Út cho con ở một nơi nào đó không có một người nào mà con quen hết. Vì ở đây không bị người này hỏi cũng bị người khác nói, mà không trả lời lại là không được. Vì con còn nhỏ mà, với lại nếu con không trả lời thì con sợ họ nói là con hách dịch, làm ra vẻ, gây ác cảm với họ là sẽ rất khó tu.

Con có trình với thầy con…​”

Thầy con tức là cái vị thầy, cô Thanh Pháp đó, các con biết cô Thanh Pháp ở ngoài Bắc Ninh, đó là thầy của cháu bé đó.

“Con có trình với thầy con, nhưng thầy con dạy là thưa với Sư Ông đi, và thầy con chỉ dạy con phải ráng lo tu, phải sống làm sao để người ta ghét là khó tu lắm, coi chừng cái bản ngã của con.

Thầy con có phân tích cho con là nếu xin Sư ông đi chỗ khác thì giống như tránh né, chạy trốn ngoại cảnh là sẽ bị ức chế tâm, mà tu là phải cần có đối tượng. Nhưng con nghĩ vì con chưa có đủ lực, bây giờ con nghe đâu là dính đó, thấy đâu là nhớ đó thì làm sao được? Nên con cứ ở trong thất hay kiếm chỗ nào mà không có người, con tránh người như là tránh địch vậy đó Sư Ông ạ!

Và khi nghe hoặc thấy ai nói chuyện là trong đầu con khởi lên ý niệm là : “Sao Sư ông tha thiết khuyên mà họ cứ…​”

Rồi chấm chấm, tức là cứ nói chuyện đó.

“Đôi khi con không hiểu con khởi tâm như vậy có phải là phóng dật không nữa?

Kính thưa Sư ông! Bây giờ con phải làm sao đây? Con kính mong Sư ông chỉ dạy cho con!”

(36:09) Các con thấy không? Một cháu bé nhỏ thôi, năm nay nó chừng khoảng độ chừng 20 tuổi, 18 tuổi chứ không có lớn. Mấy cái cô nhỏ nhỏ xuất gia đó, mấy cô bé nhỏ nhỏ, mấy cô này tu tốt lắm mấy con, nỗ lực tu lắm, ham tu lắm.

Cho nên thấy mấy cô lớn lớn tuổi tụm ba tụm năm nói chuyện ở ngoài đó, mấy cô này thấy, và đồng thời mình nói chuyện rồi mà thấy ai không nói chuyện là kiếm cách để nói chuyện với mấy người đó để làm cho một nhóm nói chuyện nhau hết.

Các con hiểu không? Mình xấu rồi mình muốn người ta cũng xấu như mình. Mình nghiện thuốc phiện rồi mình cũng muốn người ta nghiện thuốc phiện. Cái kiểu ở đời nó như vậy đó mấy con! Cho nên Thầy thấy trong lớp học này nó rất rõ ràng cái vấn đề này.

Mà mấy cháu này rất đáng thương mấy con, Thầy thấy. Nó viết một cái bài nói rất là ngây thơ như là trẻ con thật sự mấy con. Đọc những cái bài đó chúng ta xúc động.

Nó nói qua cái ái ngữ, từ thầy nó, từ những cái người cha, mẹ, những cái lời nói Thầy nói rất là ngây thơ, nhưng mà sự thật đó là đi vào con đường tu. Mấy đứa này mà Thầy hướng dẫn sẽ chứng quả A La Hán mấy con.

Nhưng mà ở đây các bác, các cụ không tha thứ cho nó. Đó thì mấy thầy là họ không tha thứ cho nó rồi, các con hiểu không?

Cho nên Thầy ở đây Thầy thấy rất thương cho mấy cháu. Nếu mà được một cái nơi nào đó yên tịnh Thầy đưa mấy đứa này ở riêng, Thầy không cho ở chung, mấy người nhiễm đời này nhiều quá rồi. Mấy con nhiễm đời nhiều quá rồi mấy con tu cũng không bằng mấy đứa nó đâu.

Thật sự ra nó thanh tịnh thật sự mấy con, cho nên dạy đâu nó làm đó, dạy đâu làm đó mấy con. Cho nên đứa con nít nó dễ dạy lắm mấy con, nói gì nó làm theo. Mà mình ác thì nó sẽ nhiễm cái ác, mà mình thiện nó sẽ nhiễm cái thiện.

Cho nên mấy đứa này mà được riêng có một cái lớp tu mà đem mấy đứa nhỏ này về dạy, nó không bị nhiễm, nó tốt lắm. Nói những cái lời nói, viết những cái bài nói như một…​ còn vô tư lắm, không có bị nhiễm đời.

Cho nên Thầy mong rằng có những cái dịp mà để hướng dẫn cho mấy cháu này cho nó tu tập cho xong. Tương lai của Phật giáo đó, tuổi còn nhỏ.

Con hỏi gì?

(38:20) Tu sinh: Bạch Thầy! Con xin hỏi: Cái điều số 10 là mình không đi tới đi lui, bạch Thầy, chẳng hạn khoảng 3, 4 giờ sáng, hoặc là khuya 10 giờ độ đi, mình có thể đi được không, bạch Thầy?

Trưởng lão: Nghĩa là không có đi tới đi lui, nghĩa là…​

Tu sinh: Mình đi vào lúc khuya, lúc sáng sớm đường vắng, không có ai đi hết.

Trưởng lão: Được con! Nghĩa là không có ai đi, mình đi được. Còn khi mà có người tu có này kia thì mình đừng có đi, đi làm động người.

Tu sinh: Với bạch Thầy con hỏi một điều nữa, thì ở đây cái đồng phục, mọi người không có đồng phục, chẳng hạn như riêng con là nó không có cái đồng phục như mọi người. Thí dụ như y áo Thầy cho hai bộ đồ, nhưng con không có hai bộ đồ mà con lại có thêm cái kiểu tràng tấm của Nguyên Thủy.

Trưởng lão: Cũng được con, cũng được.

Tu sinh: Nên bởi vậy là đồ nó không ra đồ, nó lại cụt một nửa như thế này. Cho nên con chỉ có một cái áo này thôi, còn hai cái tràng tấm này…​

Trưởng lão: Có thể nói rằng Thầy sẽ nói Út cho thêm con. Còn cái tràng tấm…​

Tu sinh: Mà con thấy như vầy là đủ, bạch Thầy.

Trưởng lão: Tạm đủ hả con?

Tu sinh: Dạ tạm đủ.

Trưởng lão: Tạm đủ thì thôi, không cần…​ Chứ còn lấy dư nó cũng thừa thôi, chừng nào mình rách đặng mình xin cái khác. Sinh hoạt đúng là vừa thôi. Cứ mấy con làm sao mà nó gọn ghẽ, nó thiểu dục tri túc, nó vừa đủ cho cái đời sống mình, có thay đổi cho nó kín thân mình thôi, thì đủ rồi, như vậy là tạm đủ rồi.

Rồi bắt đầu bây giờ trong cái vấn đề quy ước xong rồi phải không mấy con? Thì qua cái phần tới đây…​ Bây giờ mấy giờ rồi?

Bây giờ đó thì chúng ta sẽ làm tiếp, qua cái những cái ý của Thầy thì các con lần lượt các con sẽ viết cái đạo đức nhân bản. Nhưng mà viết đạo đức nhân bản là để nhắc nhở cái đạo đức cho mình thôi, đạo đức nhân bản - nhân quả đó mấy con. Viết nó thành ra những cái bài học đạo đức để sau này không những dạy cho mình hiện giờ, mà còn dạy lại cho con cháu mình sau này.

Cho nên mấy con lần lượt mấy con sẽ viết cái đạo đức nhân bản - nhân quả, đó là cái bộ sách đạo đức mà mấy con sẽ viết ra, dựa vào cái hành Thập Thiện, cái đường đi nhân quả con người mấy con viết ra. Và đồng thời thì hiện giờ mấy con sẽ làm cái bài kế.

Cái bài đạo đức nó không phải là còn cái bài học nữa, mà là nhắc nhở cho mình áp dụng vào đời sống của mình nó có đạo đức hay không đạo đức, để nhắc nhở mình thôi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy