00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 034C (NỮ) - VẤN ĐẠO ĐỘC CƯ CHO TÂM TUÔN TRÀO - ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ - NHIẾP TÂM - NHÂN QUẢ BỐ THÍ - THIỆN VÔ LẬU

CK 034C (NỮ) - VẤN ĐẠO ĐỘC CƯ CHO TÂM TUÔN TRÀO - ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ - NHIẾP TÂM - NHÂN QUẢ BỐ THÍ - THIỆN VÔ LẬU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 12/2005

Thời lượng: [44:41]

1- SỐNG ĐỘC CƯ NIỆM TUÔN TRÀO DÙNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý ĐỂ QUÉT SẠCH THÌ TÂM THANH TỊNH

(00:00) Trưởng lão: Phải không? Thì như vậy mấy con mới có thể tu vừa trong mà vừa ngoài nó mới có thanh tịnh.

(Câu hỏi của tu sinh): “Ngày xưa con gom tâm vô bao nhiêu thì ngày nay con phải xả tâm bấy nhiêu”.

Nghĩa là cái câu nói (là) như thế này: Ngày xưa mình tiếp duyên bao nhiêu, đụng cái gì mình cũng thu thập vô, đi ngoài đường có chuyện gì (như) người ta đánh lộn cũng đứng lại coi; xe đụng chết (người) mình cũng dòm coi nữa!

Tất cả những cái đó là thu vô đó mấy con! Cách thức đó là thu vô. Thu vô, rồi mai mốt đây, ngồi đây rồi mới biết, tới chừng tu rồi cái chuyện tào lao - xe cộ đụng (ở) đâu mà nó cũng tràn ra nữa!

Cho nên sư Pháp Ngộ nói với Thầy hồi hôm thế này: "Trời đất ơi! Nó tuôn trào gì kỳ lạ. Con đi từ Malaysia rồi qua Lào, rồi qua Miên qua Ấn Độ gì tùm lum đủ thứ. Bây giờ, trời đất ơi! Cái xứ đó nó cũng ra với con. Nó kéo ra cả dò, cả dọc mà nhiều khi nó làm cho con đau khổ quá! Bây giờ là tới tám giờ rưỡi gần chín giờ mà con phải vô Thầy, con nói để cho nó dừng bớt. Chứ không nó cứ lôi con quá trời, con chịu hết nổi!".

Nó tuôn đó mấy con, nó tuôn trào! Thầy nói: Trời đất ơi! Được cái dịp mà giặc nó tấn công, mình đem cái pháp mình tấn công, mình đánh nó. Nó tấn công bao nhiêu; nó đổ ra bao nhiêu; nó xua quân nó đánh. Bởi vì khi mấy con mà độc cư đó, (nó giống như) sư Pháp Ngộ nói với Thầy như thế này, này: "Mấy bữa này con không có đi ra trước, con ở lấn quấn trong thất con thôi, con không có đi nữa. Trời đất ơi! Nó tuôn trào con chịu hết muốn nổi!"

Do đó, Thầy nói: "Tại vì con đi, mấy bữa con đi thì con huân nó vô cho nên nó không có (tuôn trào) ra; còn mấy bữa rày con sống, con không có đi ra, đi vô nữa, bây giờ nó mới tuôn ra".

Mà được cái dịp nó tuôn ra tức là nó tấn công mình, giặc nó tấn công tức là giặc tham, sân, si nó tấn công đó, nó tuôn ra. Nó tuôn lớp này, nó tuôn lớp kia, nó tuôn thôi nó đầy quá trời, quá nhiều! Chuyện từ nhỏ chí lớn cũng ra, mà chuyện ở đông ở tây nó cũng đổ. Nó tuôn ra quá trời làm cho con thấy con hoảng sợ luôn, cho nên con mới ra Thầy để hỏi cách thức nào mà hàng phục. Mà hễ đi ra (gặp Thầy) thì nó hết, nó không có ra nữa, mà ngồi lại thì nó (tuôn) ra.

(02:04) Cho nên do đó Thầy nói: "Trời! Được cái dịp mà giặc nó tấn công mình thì mình dùng pháp mình đánh thử một trận xem sao! Đánh suốt đêm coi!". Thầy nói sự thật ra, bây giờ nó tuôn ra như vậy đó, mình cứ dùng pháp Tác Ý, Định Vô Lậu quán xét từng niệm - đánh!

Mà (nó) tuôn ra (mình) làm không kịp, (mình) lấy chổi mà quét, chổi “Như lý” đó mấy con! Như Lý Tác Ý. Cứ tác ý lia lịa, mình tác ý bảo: “Đi! Đi! Đi” Dẹp nó đi, tác ý (là) nó chạy, nó chạy đi hết. Rồi bắt đầu nó vắng thì lúc bây giờ tâm nó thanh thản, an lạc, vô sự hoàn toàn mấy con. Một đêm, mình đánh nó suốt một đêm sáng hôm sau chứng đạo - nó tuôn trào mấy con quét.

Bởi vì nó nhiều kiếp, nhiều cái thời gian, nó nhiều nó huân vô ngập cả cái kho của nó ở trong đó rồi. Bây giờ được cái dịp nó tuôn ra, cho nên nó tuôn ra thì mình quét, quét sạch nó ra. Mỗi một cây chổi của pháp Như Lý Tác Ý là mình quét nó một thằng giặc tham, sân, si đó! Cứ nó tuôn ra thì mình quét, tuôn ra mình quét. Bây giờ mình quán không có kịp đâu, mình ngồi mình tư duy một niệm, niệm khác nó vô nữa rồi, không có làm sao quán kịp nó đâu. Cho nên bây giờ chỉ còn có hai cái tay mà cầm cây chổi Như Lý Tác Ý mà quét thôi, quét riết, quét tới sáng bắt đầu nó chứng đạo luôn. Là tại vì mình quét sạch rồi thì tâm mình thanh tịnh, thanh tịnh thì chứng đạo.

Cho nên Thầy nói được cái dịp mà nó tuôn trào như vậy, trời ơi! Mừng gần chết. Nó tấn công mình thì mình phải tấn công nó chớ, mình đâu có thua gì nó đâu. Mà cây chổi pháp Như Lý Tác Ý Thầy đã trang bị cho mấy con rồi, để lúc bây giờ mấy con sử dụng nó chớ! Khi không xách đít mà chạy ra hỏi Thầy. Trời đất ơi! Thua giặc sao?! Bộ kêu Thầy viện trợ được trong đó sao?! Thầy có viện trợ được thứ gì trong đó được! Cái tâm của mấy con chứ bộ của Thầy sao mà Thầy viện trợ.

Cho nên bây giờ cứ kêu Thầy thì làm sao Thầy cứu được. Bây giờ về ngồi trong thất đi, coi thử coi còn đó hay nó núp ở trong nữa rồi hay nó ra nó gặp Thầy rồi nó bắt đầu nó núp nó ẩn đó. Nó không dám tấn công. Mà thiệt từ đầu hôm tới giờ không thấy tới nữa, chắc bởi lẽ nó cũng núp rồi, nó không đánh, bởi nó gặp Thầy rồi nó sợ, nó rút đầu cho nên nó không đánh nữa.

Cho nên trong cái sự tu tập chúng ta chờ đợi lắm mấy con. Nghĩa là mấy con làm sao chọc hang cho nó ra, mà chọc hang nó ra là chỉ có pháp độc cư là chọc hang nó ra thôi, nghĩa là cọp con, cọp mẹ gì nó ra hết, chừng đó mà quét sạch thì nó sẽ sạch, cái tâm nó sẽ thanh tịnh rất tốt mấy con.

2- ÁP DỤNG ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ TRONG TU TẬP TỨ NIỆM XỨ CHO PHÙ HỢP

(04:18) (Câu hỏi của tu sinh): “Con ngồi thiền trên giường sát mé ngoài nên hạn chế gục lắm vì sợ té, sợ phạm giới ngủ phi thời. Thầy biết thì Thầy nhắc nhở hoặc quở con có một chút, còn tâm con biết, nó quở trách con dai lắm. Từ ngày này qua ngày nọ, thậm chí giờ thọ thực con còn thấy ngại vì nghĩ mình không giữ tròn giới tức là không xứng đáng thọ cơm tín chủ. Từ chỗ đó mà mỗi lần phạm giới, con nói thực con sợ tâm con nhiều hơn là sợ Thầy. Vì con nghĩ những gì con sai phạm có khi Thầy biết, có khi Thầy không biết nhưng tâm con đều biết rõ cả những lỗi nhỏ nhặt. Thầy ơi Thầy còn tờ giấy ghi mười tám câu pháp hướng Định Niệm Hơi Thở không, Thầy gửi cho con”.

Được rồi, Thầy còn chứ đâu có mất, Thầy sẽ gửi cho tờ giấy mười tám Định Niệm Hơi Thở.

“Thầy khoanh tròn câu ấy giùm con trên giấy, con nghĩ tùy trạng thái thân tâm mà áp dụng đề mục cho phù hợp mới có kết quả, chứ không phải tập từ trên xuống dưới”

Đúng vậy, bây giờ mấy con tu tập Tứ Niệm Xứ thì mấy con khoanh vùng của Định Niệm Hơi Thở, coi cái tâm của mình ở trạng thái nào đó thì mình tập luyện những cái đề mục đó cho thuần. Nói mười sáu cái đề mục Định Niệm Hơi Thở hay mười tám, mười chín cái đề mục của nó thì những cái đề mục của nó không phải là nó theo cái thứ tự mà phải nhiếp tâm rồi an trú tâm, nó không phải đâu! Cái thứ tự của nó sắp để cho chúng ta biết rằng chúng ta nhiếp được cái đó thì chúng ta mới nhiếp được cái kế, chứ không phải là gì. Chứ không phải là tập luôn một lèo rồi tập trình tự, trình tự, không phải.

Mà bây giờ chúng ta biết rằng, bây giờ chúng ta nhiếp tâm được và an trú được thì chúng ta sẽ an tịnh tâm hành được. Và an tịnh thân hành được thì an tịnh tâm hành được. Chúng ta biết cái thứ tự như vậy, nhưng bây giờ là chúng ta đã trải qua một thời gian tập luyện đó rồi, do đó chúng ta khoanh vùng nó. Bây giờ (áp) dụng cái này, khi mà cái tâm nó bị cái này thì chúng ta sẽ áp dụng vào cái chỗ đề mục này; cái tâm nó bị cái kia thì chúng ta áp dụng vào đề mục kia.

(06:33) Thí dụ như bây giờ cái thân của con bất an, nó đau nhức hay nó mỏi mệt thì con sẽ sử dụng cái đề mục “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” thì con khoanh vùng cái này để đối trị cái cảm thọ của thân.

Bây giờ cái tâm nó bất an nó khởi niệm, nó lăng xăng, nó trạo cử hoặc là nó buồn phiền, nó thương nhớ gì đó, thì con khoanh vùng cái chỗ “An tịnh tâm hành” để con lấy cái đề mục đó mà con nhiếp phục tâm mình trong khi nó bị cái chướng ngại đó. Còn bây giờ con bị hôn trầm, thùy miên, thì con sẽ khoanh vùng ngay cái “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”.

Vì vậy con biết bây giờ mình bị những cái chướng ngại này thì mình phải tập luyện những cái này cho nó nhuần nhuyễn; để khi mà nó có chướng ngại, nhờ đó mình quét nó ra. Thì cái đó là con khoanh vùng nó để mà con tu tập những cái đó. Coi như là con luyện trở lại thôi, chứ không phải là còn tập luyện như hồi mới đầu nữa. Để cho mình biết áp dụng vào Tứ Niệm Xứ để mình khắc phục được tham ưu ở trên thân thọ tâm pháp của mình.

“Dường như pháp môn Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Định Vô Lậu rất phù hợp với đặc tướng của con. Tâm con còn nhiều vọng tưởng phải nhờ quán vô lậu mới buông xả”

Đúng vậy con nói cái đó là rất đúng.

“Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra; nếu nó thực là câu dùng để phá hôn trầm thì đỡ khổ cho con nhiều lắm”

Đúng vậy cái câu đó là cái câu phá hôn trầm, thùy miên chứ không có gì hết, nếu mình có duyên với hơi thở thì mình chỉ nhiếp tâm trong hơi thở là mình phá được cái hôn trầm, thùy miên.

“Tuy nhiên khi nào sóng gió Chơn Như yên lặng thì Thầy nên chỉ cho con tường tận pháp tu Định Niệm Hơi Thở, con muốn rút tỉa từng kinh nghiệm để chỉ lại người sau. Con tu lờ mờ chẳng khác gì thầy bói mù sờ voi, trong khi bên cạnh con có minh sư mà con quý kính như là Phật Thích Ca. Con đi mấy kiện (kiển) chùa không tìm được minh sư cho nên con quay lại bái Phật làm thầy, Phật không trả lời tức là Phật đồng ý. Rồi Phật dẫn tình con đến với Thầy, cho nên trong lòng con Thầy chính là Phật! Ngoài Thầy ra con không tu với ai đâu. Nếu Thầy thương con thì xin Thầy đừng nhập diệt sớm bỏ con bơ vơ giữa chợ đời, Thầy ráng đợi con thời gian tới bảy, tám năm”.

(09:18) Trời! Bảy, tám năm chết rồi còn gì! Phải là Thầy ráng Thầy dạy cho hết cái lớp này thôi chứ! Mấy con bảo Thầy tới bảy, tám năm. Thôi, mệt lắm! Thầy mong rằng chỉ năm nay, sang năm mấy con đã chứng được đạo quả là Thầy mừng đó mấy con.

Cho nên mấy con cố gắng! Cố gắng hết sức đi mấy con! Rồi mấy con sẽ - để mà Thầy được rảnh rang; chứ còn không khéo ba cái sách Đạo Đức chắc Thầy hứa miệng chứ Thầy có làm nổi gì được đâu - cho nên mấy con ráng tu nội trong năm nay cho tới tháng mười sang năm, ở trong cái lớp học có người nào chứng xong được đó là cái điều Thầy rất mừng, mấy con!

Cố gắng! Thầy tin rằng thế nào mấy con cũng sẽ chứng được đạo không có khó khăn đâu. Thầy biết qua kinh nghiệm của Thầy, Thầy hiểu mà, không có khó đâu.

3- NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ KHÔNG ĐÚNG SẼ LỌT VÀO TRONG TƯỞNG

(10:08) Bây giờ đây là một bức thư gửi cho Thầy, Liễu Huệ 1:

“Thầy dạy đi kinh hành một phút nghĩa là một phút con về thực hành rất tốt. Có khi con mỏi chân thì con ngồi đưa tay ra đưa tay vô; tác ý: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”. Con nhận thấy tu ít nhưng có chất lượng hơn và khi tu nhiều phút con nhận thấy có ức chế, mặc dù có an trú được năm hoặc mười phút đi nữa cũng không chất lượng nhiều.

Nhưng con có một vấn đề xin bạch Thầy, lúc trước con hiểu lệch lạc lời Thầy về Tứ Niệm Xứ, Thầy dạy quán thân thọ tâm pháp, con quán sao không biết tâm con nhiếp vào ngoại thân, đi đứng nằm ngồi đều như vậy cho nên con thấy thân nhẹ như bông. Lúc đó con có bạch lại với Thầy khi con về thì mất luôn. Rồi con ở trên sông pha con cũng tu y như vậy, nhưng nhiều hơn vì thấy thân tâm an ổn nên càng cố gắng tu, nên đầu con bị căng thẳng, không có Thầy con phải tự chữa bằng cách cho ngủ nhiều thì thấy bớt.

Bây giờ con tu ít và không còn nhiếp tâm nhiều vào ngoại thân nữa nhưng sao đầu con lại bị căng thẳng trở lại, cảm thấy lo quá, sợ tu không được. Vì vậy xin Thầy từ bi chỉ cho con cách chữa trị”.

Ở đây theo cái sự tu tập của con, thì bây giờ nó đã bị căng như vậy đó, con có nói cho Thầy biết đó, con nhận thấy có ức chế, mặc dù có an trú được năm hoặc mười phút. Nghĩa là bây giờ theo Thầy thiết nghĩ con nên tập một phút và nếu mà bị căng thì thay vì trong một buổi vậy con tu ba thời thì con tu lại hai thời.

(12:19) Nếu mà con tu hai thời thì con tu lại một thời, một thời mà mỗi thời tu một phút, một phút trong ba mươi phút - thí dụ vậy; thì con sẽ giữ gìn như vậy thì con sẽ không bị căng. Nó căng là cái trạng thái nó đã quen đi với trạng thái căng của con, trong khi mà con tu một phút là có sự nhiếp tâm chế ngự cũng nhiều đó nó mới căng đó.

Nghĩa là con có chất lượng của một phút không niệm khởi, mà thấy căng thì con nên lui lại, bớt lại thì nó sẽ không căng chứ không có gì hết. Tức là giữ sao cho thấy nó không có căng gì hết thì nó mới đúng, còn có căng là sai. Mà nếu mà căng mà con vượt qua cái căng nghĩa là con sẽ hết căng, mà con hết căng con sẽ bị tưởng.

Bây giờ con nhiếp tâm vô đó nó có cái chất lượng là nó an trú được nó không có bị niệm khởi gì xen vô được hết. Rồi bắt đầu đó nó căng đầu con, con tu bốn thời thì con xả ra con nghe hơi căng căng trên đầu con. Mà nếu mà con cứ giữ gìn con tu như vậy đó, thì khi mà cái đầu của con hết căng thì con sẽ rơi trong tưởng. Còn bây giờ con lui trở lại cho nó đừng căng, để rồi con giữ được thời gian mà con tu ít đó mà nó có chất lượng mà nó không căng, thì con giữ cái đó để cái phần đó nó không có bị mất cái ý thức của con.

Chứ sau này cái tưởng thức nó sẽ hoạt động qua cái căng đó là nó thay đổi, nó thay đổi sự hoạt động trong cái đầu của con. Bây giờ bình thường như cái đầu của Thầy nó làm việc bình thường nó không có căng đâu, nhưng mà Thầy tập trung Thầy làm một cái gì khác hơn đó thì nó sẽ bị căng. Cũng như bây giờ Thầy tập trung Thầy viết bài đi, Thầy xả ra thì nghe cái đầu hơi nặng nặng. Cũng như mấy người học sinh mà họ làm toán vậy mà, họ giải được cái bài toán xong rồi họ nhẹ nhõm đi nhưng mà nghe cái đầu họ căng căng trên đó, đó là họ tập trung họ làm bài, cái vấn đề đó nó quá cái sức họ đi.

Nhưng mà cái tu tập chúng ta mà nó căng như vậy thì nó sẽ đưa chúng ta lọt vào trong tưởng chứ không có gì. Nó căng rồi nó hết căng, nó hết căng rồi thì nó có sự an lạc. Đó như vậy, thường thường chúng ta tu tập hay bị cái chỗ đó. Cho nên khi chúng ta ráng qua thì nó qua; nhưng nó qua thì nó lọt trong tưởng. Mà cái tưởng nó còn khó hơn cái căng đó nữa. Cho nên vì vậy mà lưu ý về cái phần này, mình lui bớt lại đi con, lui bớt lại. Thay vì mình tu một buổi vậy nó ba lần mình tu lại chừng hai lần, mà hai lần thì mình tu lại một lần, như vậy là nó giảm lại nó không còn bị căng nữa.

4- TU XONG PHẢI LÀM SÁNG TỎ LẠI ĐẠO PHẬT

(14:46) Rồi hôm nay Thầy sẽ trả hết những cái bài của mấy con, rồi bắt đầu bây giờ mấy con còn hỏi thêm gì không? Lẽ ra thì buổi chiều nay (thời gian chỉ có) một giờ mà bây giờ nó đã gần hai giờ rồi. Và đồng thời hôm nay Thầy có giải quyết cho mấy con để cho Tu viện chúng ta nó có một cái tình thương nhau, bình an hơn và đồng thời các con đều là những đứa con của Thầy.

Thầy sẽ giúp cho mấy con tu tập cho đến nơi đến chốn. Khi mà mấy con tu xong rồi đó thì Thầy giao lại cái trách nhiệm cho mấy con dựng lại cái nền Đạo Đức của Phật giáo để giúp cho mọi người, người ta sống có đạo đức.

Còn riêng phần Thầy, nếu mà Thầy còn sống thì chắc chắn là Thầy sẽ tiếp tay với mấy con là Thầy sẽ viết những bộ sách Đạo Đức Làm Người, cái bộ sách mà cần thiết. Còn những gì mà Thầy giao lại cho mấy con thì mấy con sẽ soạn thảo, như giáo trình tu học cho tám lớp mấy con sẽ soạn thảo. Nhất là mấy con sẽ soạn thảo cái bộ Lịch sử về đời sống của đức Phật; nghĩa là mấy con sẽ soạn thảo cái bộ Lịch sử đời sống của đức Phật chứ không phải lịch sử đức Phật suông đâu mà là cái đời sống của đức Phật.

(16:00) Nghĩa là từ khi mà đức Phật tu chứng đạo, rồi cái thời gian mà đức Phật đi dạy đạo, đức Phật sống như thế nào, cách thức ăn uống, ngủ, nghỉ, đi, đứng - cái đời sống đó mấy con. Cái gì mà mấy con không biết thì mấy con sẽ dùng Tam Minh sẽ quan sát lại, còn cái gì mấy con biết thì ở trong kinh sách có thì lấy những bài kinh đó ra để chứng minh, để mà nói lên cái đời sống của đức Phật ngày xưa. Đó là những điều kiện mấy con cần phải làm để làm sáng tỏ lại đạo Phật.

Vì các con biết khi mà chúng ta tu cái lớp Chánh Kiến, thì đầu tiên chúng ta phải tu Tứ Bất Hoại Tịnh, tức là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới. Lúc bấy giờ chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì - cái đời sống của đức Phật - chúng ta phải Niệm Phật là phải hiểu đời sống của đức Phật, tức là lịch sử đời sống của đức Phật chứ không phải lịch sử suông, các con hiểu không?

Cho nên cái nhiệm vụ đó mấy con phải làm bởi vì cái đó là cái giáo trình học tập tám lớp của đạo Phật. Rồi lần lượt Thầy gợi cho mấy con có cái sườn để cho mấy con soạn thảo cái giáo trình học tập tám cái lớp này, sau đó Thầy có ẩn bóng thì mấy con sẽ làm cái công việc này thay Thầy. Chứ bây giờ bắt Thầy làm hoài, sống hoài sao được!

Cho nên vì vậy mà Thầy chỉ cố gắng mà soạn thảo cái bộ sách Đạo Đức hai mươi bốn tập, hai mươi bốn tập Đạo Đức Làm Người. Nay mai hai tập Đạo Đức Làm Người chắc chắn là được cấp giấy phép, do đó thì được phổ biến hai tập sách này. Nhưng mà kế tiếp thì nó có những bộ sách khác nữa mấy con, đồng thời Thầy còn phải có một thời gian ngồi để mà soạn thảo cái bộ sách Đạo Đức. Nhất là cái bộ Giới luật còn bốn tập nữa, thì đó là cái việc làm của Thầy rồi, không thể nào trốn chạy. Chắc chắn Thầy cũng còn sống với mấy con cũng lâu lâu đó, chừng nào viết xong rồi mới đi chớ!

Mấy con thấy Thầy đi rất tự tại lắm mấy con, không có gì đâu! Bởi vì đối với cuộc đời của Thầy, Thầy không có còn tiếc cái gì hết; nhưng mà điều kiện là Thầy thấy bây giờ nhiệm vụ xong rồi, mấy con ở lại bình an, đi không có gì đâu! Mai mốt con cũng y như Thầy vậy chứ không có gì đừng có sợ, không có mất mát gì đâu! Mấy con muốn nói chuyện gì thì mấy con vào Niết Bàn nói chuyện với Thầy; có gì đâu, chuyện đó dễ quá mà!

Nghĩa là mấy con tu chứng rồi thì mấy con muốn nói chuyện với Thầy hồi nào cũng nói chuyện được hết. Nó đơn giản lắm mấy con, sợ mấy con tu không chứng thôi. Mà Thầy thì ở thanh thản mà mấy con ở trong tâm tham, sân, si thì chắc chắn hai nẻo này không gặp nhau rồi, hai con đường này không gặp nhau.

(18:17) Nghĩa là mấy con muốn gặp Thầy thì mấy con phải ở trong tâm thanh thản, an lạc, vô sự, thì cái trạng thái đó thì mấy con sẽ gặp Thầy, và nếu mấy con có đủ cái khả năng thì mấy con sẽ được nói chuyện với Thầy, còn không đủ khả năng thì mấy con chỉ ở trạng thái đó mà thôi, rồi cảm ứng nhau mà thôi. Như bây giờ mấy con còn tham, sân, si mấy con giữ được thanh thản thì mấy con cảm ứng được với Thầy thôi chứ không cách nào mà nói chuyện với Thầy được.

Một người tu hành rồi người ta tự tại lắm mấy con! Người ta sống an ổn lắm, không có gì hết, chết sống người ta coi như không có gì hết! Cho nên vì vậy mà những người tu chứng đạo, ông Phật chết người ta không khóc, còn những người chưa chứng đạo khóc hu hu à! Ông A Nan các con thấy, khóc ghê gớm, nghe ông Phật mà sắp sửa nhập Niết Bàn ông không có chịu nổi nữa, ông ra ngoài gốc cây ông khóc. Ông Phật hỏi ông A Nan đâu? nói ông ra gốc cây ông khóc kia kìa.

(19:03) Cho nên bây giờ mấy con nghe Thầy mà nói Thầy ra đi mấy con khóc hụ hụ đó! Không có đứa nào mà không khóc đâu, Thầy biết! Mấy con không thể nào mà cầm nổi giọt nước mắt của mấy con đâu! Nhưng mà khi mấy con biết rằng sinh tử nó không có gì hết, nó không phải là sanh tử đâu, đó cái luật vô thường nó thay đổi vậy thôi. Nhưng mà cái người mà chấm dứt sanh tử luân hồi rồi người ta đã biết chỗ người ta ở, con cũng biết cái chỗ Thầy ở rồi còn gì nữa mà lại khóc!

Trời đất ơi! Cái chỗ Thầy ở sung sướng quá, chỗ thế gian này đâu phải chỗ Thầy ở đâu! Thầy mà đi được con còn mừng nữa chứ, có phải không? Mừng là vì Thầy không còn khổ cực nữa. Còn bây giờ mà Thầy đi, các con không biết Thầy đi về đâu đây? Không biết! Làm cho tâm của mấy con rất khổ, không biết Thầy có về Niết Bàn được không hay lại lên Cực Lạc ở chung với Phật Di Đà đây?! Bây giờ mấy con phải sống tưởng chứ sao!

Thôi bây giờ thì các con còn hỏi gì không con? Rồi! Từ từ mấy con hỏi nha.

Bây giờ con hỏi trước đi con. Rồi tới. Con hỏi đi!

5- Ý THỨC BAO GIỜ CŨNG CÓ ĐỐI TƯỢNG ĐỂ NÓ BÁM VÀO

(20:02) Tu sinh: Con kính bạch Sư Ông! Con muốn nói là con có dư mười tám cái tờ Định Niệm Hơi Thở con sẽ gửi cho Sư Ông, những cái tờ con phô tô sẵn.

Thứ hai là con muốn trình pháp tu của con, xin Sư Ông chỉ dạy! Con chỉ tu mỗi cái Chánh Niệm Tĩnh Giác vào buổi trưa thôi, tại vì buổi trưa thanh thản thành ra con chỉ tu, còn buổi sáng khi mà con giờ dậy đó, từ hai giờ tới năm giờ con tu Thân Hành Niệm trên phương pháp thể dục. Thí dụ như hồi xưa con có biết chữa bệnh ấn huyệt, rồi diện chẩn thì bây giờ con làm mà nhắc từng động tác như con xoa mặt con nói “Tôi xoa mặt tôi biết tôi đang xoa mặt, tôi xoa mắt tôi biết tôi đang xoa mắt”, vậy có được không Sư Ông?

Trưởng lão: Được con, bởi vì đó là cái hành động.

Tu sinh: Dạ, con làm từ hai giờ tới năm giờ con không làm gì hết chỉ ngồi làm những động tác mà bây giờ nó có nhắc nhở trước khi làm; cho tới năm giờ thì con thấy khỏe lắm. Rồi còn lại thì con viết Định Vô Lậu, con chỉ tu có Chánh Niệm tĩnh giác là một phút rồi nghỉ một phút. Ngày xưa con tu, con ngồi thiền rất là lâu ba, bốn tiếng nhưng mà con thấy nó không có an lạc - con bị ức chế, con ngồi thôi - còn bây giờ con không muốn ngồi nữa, con không có tu cái ngồi thiền nữa.

Con toàn là một phút con đi rồi sau đó con ngừng, rồi lại con nghỉ một phút, rồi con đi. Nhưng mà lúc con đi con nói là con kết hợp với Thân Hành Niệm một chút, có nghĩa là con ra lệnh xong con mới bước, thì con bước có mười bước là hết một phút - con làm chậm thì mười bước con hết một phút - rồi con đứng lại. Thì tám hơi thở của con là hết một phút thì con thở tám hơi rồi con đi tiếp như vậy ba mươi phút. Như vậy có đủ không thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Đủ con! Bởi vì đó là cái thời gian mình quy định như vậy đó, mình tu mình đi như vậy là đủ thời gian đó thôi không có sai đâu con.

Tu sinh: Dạ, buổi sáng thì con không có tu ngoài, con làm tập thể dục có sao không thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Không có sao đâu con!

(22:25) Tu sinh: Khi con ngồi Định Vô Lậu, thưa Sư Ông! Con có những cái câu, con không biết giải thích, chẳng hạn như là “Ngăn ác diệt ác, hành thiện tăng trưởng thiện”, nhưng mà nếu mình hành thiện - giống như con hồi xưa đến giờ con chuyên làm từ thiện - con nghĩ nếu mà mình làm thiện thì mình lại phải hưởng cái quả thiện đó; và nếu mà mình hưởng thì mình lại quay lại luân hồi làm sao mà thoát được cái chi phối của nhân quả, thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Bởi vì con nghe cái câu mà đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”, cái thiện đó, tăng trưởng cái thiện này không có nghĩa là đi làm việc từ thiện, mà tăng trưởng cái tâm thanh thản an lạc vô sự, nghĩa là mình kéo dài được cái trạng thái mà thanh thản an lạc vô sự gọi là tăng trưởng thiện pháp.

Tu sinh: Thưa Sư Ông! Trong lúc mà làm từ thiện thì con có một cái thắc mắc như vầy. Con nghĩ là ví dụ như mình cho người ta vật chất thế gian, giống như là mình với người ta mình gieo cái duyên là mình cho người ta cái đó là về của cải vật chất, thì người ta nhận của mình thì người ta sẽ trả cho mình đúng cái đó mà không có liên hệ gì với trí tuệ hết, sau này người ta sẽ trả. Nếu như mà con tu không chứng thì con sẽ quay lại làm con người rồi người ta sẽ trả những cái đó cho con. Và nếu trả những cái đó cho con thì họ sẽ trở thành những người giống như cha mẹ, bà con, bạn bè gì của con - họ trả. Nếu mà mình đi tu, họ không cho mình đi tu, thì suy nghĩ như vậy là có sai không, thưa Sư Ông?

Trưởng lão: À, không sai! Đó là nhân quả, con! Nhiều khi con trả cái quả đó mà có cái phần nào ác ở trong đó - cái tâm mà ích kỷ - thì con trở thành ăn mày nữa à con! Nghĩa là đặng cho mấy người đó họ trả lại con, kiếp này con cho họ nhưng mà con có cái phần nào ác, con cho mà con tức giận: "Cho như vậy (rồi) mà còn đòi hỏi quá!". Phải không? Đó là cái tâm con nó không được thiện thì lúc bây giờ con trở thành ăn mày; họ cho lại để cho họ cũng xài xể con.

(24:28) Tu sinh: Sư Ông ơi! Phân biệt giùm con cái an vui hạnh phúc của Sơ Thiền với an vui hạnh phúc của tưởng ạ.

Trưởng lão: Cái an vui của Sơ Thiền, nó do ly dục mà sanh hỷ lạc; còn cái an vui của tưởng, nó do dục tưởng mà sanh ra.

Tu sinh: Nhưng mà cái trạng thái nó như thế nào?

Trưởng lão: Cái trạng thái thì thật sự ra nó không có cái danh từ - nó khác - bởi vì ly dục bây giờ chưa có người nào ly dục thì đâu có biết được cái trạng thái đó mà nói. Còn cái dục ở trong tưởng nó có cái trạng thái an lạc, thấy nó khoan khoái, nó thích thú. Cho nên cái tưởng thì nó dễ nói bởi vì nó còn nằm trong dục.

Tu sinh: Sư Ông ơi! Thiện pháp vô lậu là gì ạ?

Trưởng lão: Thiện pháp vô lậu là tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Tu sinh: Vậy là có ác pháp vô lậu không, thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Ác pháp hữu lậu chứ không có ác pháp vô lậu được con.

Tu sinh: Còn cái nữa là con không hiểu Chơn Như là gì hết.

Trưởng lão: Chơn Như đó là một cái tên đặt theo kinh sách Đại thừa, con! Chơn Như tức là Phật tánh đó!

Tu sinh: Tại vì con bước xuống Tu viện Chơn Như chứ con không biết Chơn Như là gì hết.

Trưởng lão: Chơn Như đó là một cái tên giao thời giữa Đại thừa và Nguyên Thủy, để nó chỉnh đốn lại Đại thừa cho nó được tốt đẹp hơn. Chứ nếu mà hoàn toàn đặt nó theo Nguyên Thủy thì coi như Nguyên Thủy đối lập với Đại thừa - đánh lộn nhau đó - cho nên Thầy không muốn. Cho nên Thầy lấy cái Chơn Như này, tức là ngày xưa Thầy học với Hòa thượng Thanh Từ đó là Chơn Không, cho nên về đây Thầy lấy Tu viện này Thầy đặt Chơn Như. Chơn Không, Chơn Như nó hai cái từ mà nó vẫn có cái nghĩa như một, không có khác.

(26:05) Tu sinh: Sư Ông ơi! Con ước gì mà con gặp Sư Ông từ lúc bảy tuổi để đi học bình thường như bây giờ; khỏi mắc công gom góp mười hai năm, rồi bao nhiêu năm Đại học rồi đi lung tung lang tang lên! Bây giờ con không biết làm sao?! Thí dụ như con bị những cái tư tưởng của người khác đưa vào trong đầu, thưa Sư Ông! Giống như những câu nói của sư ông Nhất Hạnh, những cái này cái kia nó nằm loanh quanh trong đầu con bây giờ làm sao con đưa nó ra thưa Sư Ông?

Trưởng lão: À! Bây giờ con sẽ sống độc cư rồi nó sẽ tuôn ra, nó tuôn trào rồi con dùng pháp Như Lý Tác Ý con quét, con quét nó sạch nó sẽ mất hết à! Bởi vì nó huân bao nhiêu, thì sau này mình phải quét bấy nhiêu, thí dụ như hồi đó mình huân mười lần; mỗi lần như vậy nó bao nhiêu thì bây giờ cũng quét mười lần; hồi đó mình huân vô một trăm lần, thí dụ như con nghe sư ông Nhất Hạnh nói mười lần, con nghe nghe thuyết giảng mười lần thì con phải quét 10 lần, chứ không phải quét một lần mà hết đâu.

Tu sinh: Ngày nào cũng nghe, rồi ngày nào cũng…​

Trưởng lão: Nó chồng lên cả trăm cả ngàn đó con, nó nhiều lắm! Cho nên khi mà ngồi quét - mình huân vô nhiều - thì mình phải quét nhiều. Cho nên con quét riết thì hết, bởi vì đó là cái pháp Tứ Niệm Xứ rồi, nó để nó giữ được cái tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, cho nên những gì tác động trong tâm nó là quét ra hết. Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu đó, khắc phục hết những cái đó hết, cho nên quét ra hết không có gì đâu con sẽ quét hết.

Tu sinh: Sư Ông cho con câu tác ý để quét.

Trưởng lão: À! Cái câu mà tác ý: “Tất cả các pháp đều phải rời khỏi tâm của ta”, con chỉ tác ý như vậy, tất cả các pháp đều rời khỏi, pháp thiện cũng vậy mà pháp ác cũng vậy đều rời khỏi, chỉ duy nhất còn có cái tâm thanh thản an lạc vô sự, đó là cái thiện vô lậu.

Tu sinh: Nhưng mà khi xưa, khi mà ở bên Làng Mai thì không cho tưởng thiện không cho tưởng ác luôn, mà tánh con thì hiền, thiện mà bây giờ không cho con thiện thì con ngồi con nghĩ những cái gì tùm lum tà la; mà giờ không cho thiện không cho ác thì con cũng quét vậy con cũng không có gì vô đầu hết, không có gì vô đầu hết! Rồi cái ngồi không vậy đó! Bây giờ con quét như vậy con sợ nó rơi vào trạng thái “không”.

(28:06) Trưởng lão: Nó không có “không” bởi vì mình thấy thanh thản an lạc vô sự. Còn cái kia nó quét không hà, mà nó không biết thanh thản an lạc vô sự! Đây là mình lấy cái chân lý của Phật giáo trên cái thiện vô lậu - cái thiện vô lậu đó là cái Diệt Đế của đạo Phật - nó thanh thản an lạc vô sự, một cái trạng thái giải thoát nó không có tham, sân, si.

Cho nên vì vậy mà nếu mình dùng nó để ức chế nó thì cũng như là mình dùng ức chế cái tâm của mình, cho nên tự nó thanh thản để cho nó thanh thản mà thôi. Có niệm thì mình quét mà không niệm thì thôi, không cần phải nói thanh thản. Nhưng mà lúc đầu mình mới tu thì mình nhắc để cho mình lưu ý nó thôi, nhưng mà sau này thì mình không cần nhắc nó nữa.

Tu sinh: Thưa Sư Ông! Là đi, đứng, nằm, ngồi…​

Trưởng lão: Đi, đứng, nằm, ngồi bốn oai nghi hết, chứ không phải một oai nghi.

Tu sinh: Con cảm ơn Sư Ông!

(28:48) Trưởng lão: Rồi, Huệ Ân con hỏi đi. À! Cho con dễ dễ phải không, cho con dễ dễ không có cái gì khó đâu. Để rồi Thầy sẽ cho con một cái câu tác ý để mà con tu Tứ Niệm Xứ mà con đuổi nó đi. Tất cả mọi niệm mà nó đã hiện ra trong con, thì con sẽ dùng câu tác ý, hôm nào Thầy sẽ cho câu tác ý mà nhất là những người mà lớn tuổi rồi. Thầy giúp cho mấy con có cái câu nó vừa gọn mà để cho mấy con sử dụng nó để mà quét cái tâm mình. Rồi tới người nào, con? À bây giờ hết rồi mấy con? Mấy con vắn tắt hỏi Thầy gì đi con, rồi!

(29:25) Tu sinh: Thầy cho con hỏi cách chữa bệnh mà đưa tay ra đưa tay vô; Thầy cho con cái tác ý để chữa bệnh.

Trưởng lão: Thì con sẽ nhắc “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi con đưa ra đưa vô vầy. Mỗi lần con đưa ra con thấy như cái bệnh của con - như đau cái tay hay thấp khớp chỗ nào đó - thì con thấy cái đó như nó theo cánh tay con đi ra, con dùng cái tưởng con đẩy nó ra. Và con cứ an trú trong cánh tay đưa ra đưa vô thì con sẽ hết bệnh con! đó là cách thức trị bệnh, bệnh gì cũng hết đó con!

Tu sinh: Con đi kinh hành như Thầy nói con xả ra, thì con xả ra thì cái tâm con nó không có trụ vào thân mà nó không trụ vào đâu hết, vậy nó có rơi vô tưởng không Thầy?

Trưởng lão: Nói chung là con xả ra thì nó không có trụ chỗ nào hết hà, thì nó trụ trong vọng tưởng. Nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia lăng xăng chứ nó không bao giờ mà nó chịu nằm không đâu! Còn nếu nó nằm không thì nó thấy hơi thở ra vô; bởi vì không có bao giờ mà cái tâm chúng ta nó chịu nằm không.

Bây giờ nó không nghĩ thì ít ra nó cũng nằm trong hơi thở, mà nó đã nghĩ thì nó không nằm trong hơi thở. Do đó thì con thấy nó luôn luôn - bởi vì đức Phật nói tâm định trên thân - nó định tức là nó bám trên cái thân con. Hễ con biết được cái thân hành của con, con làm đưa tay ra, vô vầy mà nó biết thì nó không nghĩ, mà nó quên đi thì nó nghĩ.

Cho nên vì vậy mà nó có giai đoạn nhiếp tâm và an trú tâm, vì mình tập trung, mình ráng để cho mình cố nhớ cánh tay, nhưng mà điều kiện có niệm khởi tại vì tâm tham, sân, si mình còn. Cho nên vì vậy mà nó vẫn phóng ra, nhưng mà mình vẫn không mất cái biết của mình cho nên nó gọi là nhiếp tâm còn chưa an trú.

Do cái chỗ tu tập của con đó mà nó hiện ra những cái điều này, thế kia, thì khi nó trở về với sự thanh thản của nó thì nó ở trong trạng thái bất động đó thôi. Nhưng mà nó hở ra một cái hành động con đi nó biết đi hà, con làm con đưa tay ra nó biết đưa tay ra liền, cái biết của nó nó theo cái hành động con dữ lắm, nó bám vô đó.

Còn con ngồi im thì nó biết con ngồi im; mà con chú ý hơi thở - con không chú ý hơi thở chứ mà hơi thở, thở nó bám vô hơi thở nó biết hơi thở ra vô. Cho nên mỗi động dụng gì trong thân của con là nó sẽ biết hết. Thí dụ như bây giờ nó không biết nhưng mà nó nghe từ cái nhịp tim con nó đập thì tức là nó đã trú trong đó rồi, nó đã định trong đó, cho nên nó định theo cái động.

(31:46) Cho nên mình tu mà thanh thản an lạc vô sự đó - Tứ Niệm Xứ đó - thì luôn luôn mình cứ thấy hơi thở, không có chuyện mình không thấy đâu! Khi mà nó không thấy thì nó thanh thản an lạc vô sự nó không thấy hơi thở thì hơi thở phải nhẹ, nó nhẹ nó không thấy hơi thở. Cho nên mình lưu ý trên những cái vấn đề mà tu tập nó thanh thản an lạc vô sự chứ nó không có ở không không đâu, nó không có ở trong cái không đâu nó không chịu ở không đâu, mà nó ở trong cái không không của con là con bị rớt tưởng đó.

Nghĩa là bây giờ con xả ra mà con thấy nó không niệm gì, mà nó không biết hơi thở gì, nó ở trong cái trạng thái gọi là “không, tưởng”, tức là nó không có bị dính cái gì hết cho nên con rớt ở trong "tưởng không" chứ không phải là ý thức con đâu. Nhưng mà con thấy là ý thức phải không? Chứ còn ý thức của con bao đời nó cũng có đối tượng, nó bám vô; nó không có chịu rời đâu.

Bây giờ con ngồi im thì con thấy hơi thở, phải không? Mà hễ thân của con làm cái gì thì nó theo dõi, nó biết hết. Đó là cái tâm, cái ý thức - còn cái tưởng thì hoàn toàn (32:53…​)

6- MỌI VIỆC XẢY RA ĐỀU LÀ NHÂN QUẢ, VUI VẺ CHẤP NHẬN KHÔNG TRỐN CHẠY NHÂN QUẢ SẼ CHUYỂN

(32:57) Tu sinh: Con thưa Thầy là Liễu Ngọc bây giờ nó cực quá, mà bây giờ suốt ngày cởi quần áo ra trong bệnh viện đi hát suốt ngày, mà cô Liễu Pháp suốt ngày cứ khóc mà tiền thì không có. Trước khi con đi vào đây, con chia tay con vào đây thì con có nói với ông chủ nhà con xin thanh toán hết, tất cả tiền điện của các con còn thiếu bao nhiêu con xin thanh toán. Chứ còn riêng cô Liễu Pháp bây giờ đang ở chỗ chú Tuấn đó, chỗ Phù Đổng đó, thì cô cứ bảo vào nhưng mà con bảo bây giờ vào không được, con gàn cô ấy không vào. Bởi vì bây giờ chú Phi là chú ấy ở bệnh viện điên với cháu Liễu Ngọc, nhưng mà suốt ngày cởi quần áo nói bậy nói bạ suốt mấy tháng nay rồi. Thế cô ấy khóc với con, con có nói với cô ấy là như vậy là lúc nào cô cũng nghĩ đến chuyện đấy thì con bảo cô gạt hết đi, nhưng cô bảo cô không gạt được. Liễu Ngọc bị điên khùng như thế, bố lại như vậy.(…​ hoàn cảnh kinh tế gia đình và chi phí tiền viện của của Liễu Ngọc) Không biết đây có phải là nhân quả không hay là tội của con(…​)?

(34:23) Trưởng lão: Không phải! Đó là nhân quả, con! Cả gia đình đó - cái chùm nhân quả - mà cái gì nó xảy ra đều là thấy nó nhân quả. Cho nên mình buồn rầu, mình khóc lóc, mình này kia nó có được nhân quả nó gì đâu, nó đâu có chuyển. Mà hơn nữa mình muốn chuyển nhân quả mình vui vẻ mình chấp nhận nó. Trong cái cảnh bây giờ đói cơm khát nước cũng chấp nhận nhân quả đi, nó sẽ chuyển hóa bình an rồi. Còn bây giờ mình cứ lo lắng mình buồn rầu này kia thì mình đã bị nhân quả chi phối rồi, nó tăng thêm những cái điều kiện ác đi. Nó nghĩ cái này nó nghĩ cái kia tức là cái niệm trong đầu của mình nó nghĩ ra những điều ác.

Bởi vì mình rầu rỉ trên cái hoàn cảnh của mình nó sanh ra những niệm ác, còn mình an vui trên cái hoàn cảnh nhân quả của mình đi thì nó sẽ không có nghĩ cái niệm: “À! Mình chấp nhận nó mà”. Cho nên nó không có ác pháp nữa, bắt đầu nó chuyển biến nhân quả nó làm cho gia đình mình bình an trở lại.

Còn trái lại mình rầu rĩ mình khóc lóc, mình thấy: “À! Tính ra lương hướng giờ thiếu”. Giờ ăn cháo mình cũng ăn cháo, mình chấp nhận nhân quả, mình trả nhân quả. Bây giờ không có cơm ăn cháo, nấu loãng ra húp. Chấp nhận nhân quả rồi thì nó chuyển nhân quả, nó không phải húp cháo mà nó ăn cơm. Bởi vì nhân quả nó chuyển biến chứ nó đâu phải - tại vì mình bị nhân quả chi phối rồi mình sinh ra nhiều cái tâm lo lắng, rồi bây giờ lương có nhiêu đây giờ con nó đi vậy vậy - nhân quả mình phải trả mà!

Cho nên bây giờ trả tiền cho bác sĩ hết, bây giờ còn bao nhiêu mình mua gạo ít mình nấu cháo loãng, chia cho chồng con ăn để cùng nhau mà sống trong cảnh của mình. Nhưng mà sự thật không có ai mà để cô đói đâu, nhưng mà cô bị nhân quả chi phối làm cô khổ đau.

Bởi Thầy bảo nhìn nhân quả mà không chịu nhìn nhân quả, để rồi mình cứ nghĩ ngợi cái này cái kia nọ. Nếu mà không nhân quả làm sao có cái chuyện này, nhân quả phải trả vay thôi. Cho nên an tâm trong nhân quả đi rồi nó sẽ qua; mà không an tâm là nhân quả sẽ giục! Thầy nói bây giờ sóng gió Chơn Như là đứng trên đầu sóng gió tức là mình đâu có bị cái nhân quả của nó. Bởi vì tất cả mọi sự kiện xảy ra trong thế gian này đều là nhân quả hết, Thầy muốn nói sóng gió tức là Thầy muốn nói nhân quả đó, mà mấy người đau khổ trong nhân quả thì bị sóng gió nó chụp.

(36:26) Tu sinh: Con bạch Thầy là con muốn xin Thầy như thế này, cô Liễu Pháp thì cô muốn vào đây nhưng con gàn cô ấy không vào, thì phải ra chỗ chú Tuấn nếu cần thiết thì cứ vào.

Trưởng lão: Như vậy là cô trốn tránh đâu được! Cái vấn đề cô, gia đình rồi bây giờ để cho chồng con mình chịu như vậy thì đâu được, mình trốn vô đây mình tu, mình tu được không?

Tu sinh: Con xin Thầy, con trình Thầy xem là con gàn cô ấy không vào đây mà sang bên đấy là để giúp cho chú Tuấn ở bên chỗ Phù Đổng đó, thì thỉnh thoảng từ đấy về bệnh viện điên nó gần, thì con gàn cô ấy như thế thì con có tội gì không ạ?

Trưởng lão: Không con! cái chuyện nhân quả của - nói chung là trong cái vấn đề nhân quả, con chỉ khuyên là cô nhìn thấy nhân quả thôi - còn vấn đề gia đình thì con đừng có tham dự gì nữa hết! Con đừng có nói gì hết để cho người ta chuyển nhân quả thôi! Thì con nói thì không có tội gì đâu. Nhưng mà nếu lỡ nói có điều gì thì mình phải chịu cái chùm nhân quả trong đó, cho nên mình đừng có nói. Bởi vì Thầy nói mấy con đừng có nói ai hết chứ mấy con nói ra coi chừng mấy con sẽ bị nhân quả nữa đó.

Tu sinh: Con bạch Thầy cô ấy khóc quá con không chịu nổi con mới…​

Trưởng lão: Thì cái nhân quả để người ta khóc chứ con chịu không nổi con cũng khóc theo sao?! Thì con cũng chịu nhân quả theo. Mình đã học Phật pháp rồi, mình đã biết được rồi thì nhân quả người ta khóc, mình đừng có khóc! Nhân quả mà có cái gì khóc, mình khóc là nhân quả nó chụp mình đó, đừng có khóc!

Nghe nói nhân quả thì hoảng sợ không biết nhân quả kiểu nào; mà thôi đừng khóc cho chắc an ổn hơn. Còn con giờ con nghe người ta khóc, con cũng khóc theo. Trời đất ơi, làm người ta khóc nữa! Thì nhân quả nó chụp hai ba người. Rồi ở ngoài xóm kia nó cũng xúm nhau nó ngồi nó khóc nữa, thì nhân quả cả xóm cả làng. không có được!

(37:57) Tốt hơn bây giờ thật sự ra Thầy thấy trước hoàn cảnh đó mình nhắc: “Đây là nhân quả, thôi cô chú đừng có buồn phiền gì hết chấp nhận đi! Không có sao đâu. Tui giờ còn hai trăm, tui cho nè. Thôi bây giờ có bao nhiêu tui giúp nhiêu thôi! Tui ngồi đây tui khóc, chắc tui không khóc đâu, tui biết nhân quả”. Con nói vậy thôi, rồi yên tâm.

Tu sinh: Con bạch Thầy trước kia thì chúng con cũng có giúp nhưng cô ấy không nhận, bây giờ chúng con giúp bao nhiêu thì cô cũng nhận rồi, thế nhưng mà cô vẫn cứ khóc mà con không chịu được cái khóc của cô ấy.

Trưởng lão: À! Thì nói: “Trời đất ơi! Nhân quả mà cô khóc, cô khóc chắc nó hết sao”. Con hiểu không?

Cái chuyện đó không sao đâu con, rồi con!

7- TRƯỞNG LÃO DẠY VIẾT BÀI ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

(38:34) Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Con hỏi lại cho tỉ mỉ, thưa Thầy. Cái lớp học của nữ cũng thứ hai, thứ tư, thứ sáu luôn ạ, bạch Thầy?

Trưởng lão: À! Thứ hai. Rồi Thầy dặn (dò) mấy con thôi - người nào mà có cái gì đó. Thứ ba Thầy dạy nam. Thứ tư thì mấy con buổi sáng, rồi buổi chiều nếu mà ai có chuyện gì mà tu khó khăn thì mấy con cứ đến đây gặp Thầy.

Chứ còn mấy con đừng tập trung mà học như vầy. Trời ơi! Thầy mà dạy luôn chắc chết Thầy. Người nào có rắc rối thì mới lên hỏi. Coi như học có hai ngày thôi, ngày nam, ngày nữ phải không? Thứ hai, thứ ba rồi phải không? Còn mấy ngày kia thì coi như là ai có rắc rối thì đúng bảy giờ mấy con đến đây buổi sáng; buổi chiều hai giờ, phải không? Mấy con hiểu không? Người nào mà có rắc rối thì cứ đến đây, gặp Thầy thôi, chỉ trong một giờ đó thôi.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy, vậy thứ sáu với thứ tư cũng học kiểu này ạ?

Trưởng lão: À! Để Thầy phân (thời gian) cho. Bây giờ thứ hai phải không? Thứ ba bên nam, thứ tư bên nữ, thứ năm bên nam. Bên nam Thầy cũng cho người ta hỏi chứ, mấy con xen hết rồi làm sao. Dành cái ngày thứ năm cho họ, họ cũng buổi sáng; buổi chiều họ có đến thưa hỏi Thầy. Rồi thứ bảy thì mấy con, à thứ năm rồi thứ sáu chứ, thứ sáu thì mấy con. Rồi tới thứ bảy thì bên nam nữa là hết tuần.

Tu sinh: Dạ cũng như chia ra lớp nữ thì hai, tư, sáu, còn lớp nam thì ba, năm, bảy.

Trưởng lão: Ba, năm, bảy. Rồi, vậy đó con!

Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Cái bài làm xong rồi tụi con làm tới bài gì nữa Thầy?

(40:10) Trưởng lão: À! Hôm nay thì mấy con làm, lẽ ra Thầy sẽ cho mấy con làm cái bài Đạo đức nhân bản nhân quả, bởi vì mấy con học nhân quả rồi chứ gì?! Bây giờ mới viết cái bài Đạo đức nhân bản nhân quả dựa vào những cái mình đã làm được, do đó bây giờ viết đạo đức nhân bản - đạo đức gốc của con người - Mấy con làm được bài đạo đức này không? Mấy con làm ra, sau đó cái bài của mấy con nó sẽ trở thành cái bài dạy Đạo đức làm người đó, mấy con làm đi!

Tu sinh: Thưa Sư Ông còn con thì sao, thưa Sư Ông?

Trưởng lão: Bây giờ trong cái làm bài đó thì coi như Thầy cho chung một cái bài đó để mấy con làm. Chứ không để cho người làm bài này, người làm bài kia. Rồi sau đó mới làm cái bài kế tiếp, để mấy con thay vì viết cái đạo đức nhân bản - nhân quả được rồi thì mấy con viết tiếp cái bài Thân vô thường.

Tu sinh: Dạ thưa Sư Ông! Nhưng mà con chưa làm bài Ái ngữ và con xin Sư Ông cho con làm lại Nhân quả thảo mộc và nhân quả con làm lại hết cho hoàn chỉnh vì có nhiều cái ý thêm. Nãy sáng Sư Ông mới đọc ý rồi con mới làm xong bài Thảo mộc, vậy giờ Sư Ông kêu là nhân bản thì con không biết là …​

Trưởng lão: À được rồi, bây giờ chưa có hoàn tất được thì con hãy hoàn tất những cái bài học đó cho nó hoàn tất được cái bài học của Thảo mộc rồi tới bài nhân quả.

Tu sinh: Thảo mộc con làm xong rồi ạ.

Trưởng lão: Rồi xong rồi thì bây giờ tới những cái Ái ngữ hoặc là thân hành. Những cái gì mà chưa xong thì con phải làm cho nó hoàn tất xong những cái bài đó đi.

Tu sinh: Nghĩa là con có ý thêm thì con muốn làm lại.

(41:45) Trưởng lão: Có ý thêm thì con làm lại cho nó hoàn chỉnh, cho nó bổ sung, cho nó đầy đủ.

Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Cho tụi con xin cái gợi ý cái đạo đức nhân bản, tụi con chưa biết gì hết thì sao làm?

Trưởng lão: À! Con đã làm nhiều quá cái nhân quả rồi thì đạo đức nhân bản nó cũng nằm trong cái nhân quả đó. Nhưng mà con viết làm sao để mà gợi được nó thành cái lời dạy đạo đức nhân bản của con người. Bây giờ nó không còn nói cái chuyện nhân quả cái này nọ kia mà nói cái hành động đó là hành động ác không có được làm, hành động đó thiếu đạo đức, và hành động này là hành động đạo đức, mỗi con người phải học làm cái hành động này.

Thì mấy con đứng ở trên cái nhân quả đó mà mấy con nói lên cái đạo đức làm người. Tức là mình dạy cái hành động này là hành động vô đạo đức, cái người mà làm cái này là không đạo đức nè! Còn cái người làm thế này, thế này là đạo đức, cái này là phải học, phải làm nè!

Tu sinh: Ủa, thưa Sư Ông! Vậy là con làm lại hoàn chỉnh là y như ý Sư Ông mới nói à?

Trưởng lão: Đó! Thì như vậy, bây giờ nó trở thành cái bài đạo đức rồi đó. Thí dụ như bây giờ con đưa nó vào cái đề tài đạo đức của khẩu hành, rồi đạo đức của ý hành, rồi đạo đức của thân hành. Đạo đức của khẩu hành thì nó có ba cái đạo đức của nó; dựa vào cái đó mà mình…​

Tu sinh: Con đang tính làm lại như vậy đó.

Trưởng lão: Đó, mình làm lại! Nhưng mà đây là nói đạo đức, chứ không có nói nhân quả nữa, mà nói đạo đức.

Tu sinh: Như vậy là nó gọi là đạo đức nhân bản - nhân quả?

(43:17) Trưởng lão: Đạo đức nhân bản nhân quả, tức là bây giờ nói đạo đức mà! Khi đó mình viết cái bài là mình nói về nhân quả, đặc tướng đặc tính của nhân quả. Bây giờ nói đạo đức, cho nên nói đạo đức nhân bản mà! Bởi vì cái nhân bản là thân hành, khẩu hành, ý hành của mình.

Mình nghĩ một cái điều (gì) đó - cái điều đó là thiếu đạo đức - sai! Thì (mình) dựa vào cái bài nhân quả mình viết rằng cái hành động này là thiếu đạo đức. Một người mở miệng ra về cái hành động của ngôn ngữ, mở miệng ra nói lời nói: “mày”; người này nói lời nói thiếu đạo đức chứ không nói nhân quả. Con hiểu cái này chưa? mấy con hiểu như vậy mấy con viết được cái bài đạo đức.

Thầy muốn làm sao cho mấy con là những người mà cầm cây bút lên viết những cái đạo đức con người. Mới trở thành nhà đạo đức chứ, còn mình viết không được cái bài đạo đức thì làm sao trở thành nhà đạo đức. Chừng đó Thầy xây dựng mấy con trở thành những con người đầy đủ những cái đức hạnh, phải không?!

Thôi bây giờ hết giờ rồi con.

Tu sinh: Viết những cái bài đạo đức như vậy rồi dạy người ta như thế mà trong khi mình tu chưa có xong con sợ không xong…​

Trưởng lão: Làm cái gì dạy? Con còn chứng đạo mà chưa đi dạy chứ ở đó mà dạy? Đâu phải viết bây giờ đi dạy, bây giờ là đang học viết chứ chưa có dạy ai được đâu, con hiểu chưa, đang học, nhưng mà học căn bản như vậy đó. Rồi bây giờ không có hỏi nữa phải không con? Thầy sợ mấy con hỏi quá!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy