00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 034B - VẤN ĐẠO CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - THÂN HÀNH NIỆM - TÂM KHÔNG DÍNH MẮC - NHIẾP TÂM - GỌI TÊN THẦY - VỌNG TƯỞNG

CK 034B - VẤN ĐẠO CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - THÂN HÀNH NIỆM - TÂM KHÔNG DÍNH MẮC - NHIẾP TÂM - GỌI TÊN THẦY - VỌNG TƯỞNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 12/2005

Thời lượng: [44:46]

1- VẤN ĐẠO CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ Thầy trả lời về phần của Tú hỏi: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy, con trình sự tu. Con nghe Thầy dạy, ví dụ tu nhiếp tâm 30 giây thì cứ tập nhiều lần trong một buổi sáng. Trường hợp của con khi ngồi tu 5 hơi thở, đứng lên đi 20 bước thì 1 phút 10 giây, nếu tính lúc bắt đầu ngồi 15 giây, thở 20 hơi thở 20 giây, bắt đầu đứng 15 giây, bắt đầu đi 20 bước 20 giây cộng lại là 70 giây, 70 giây thì có 1 phút 10 giây, con tu bốn thời một vòng không niệm. Có điều con kính hỏi Thầy là qua lời dạy ở trên thì 30 phút tu Chánh Niệm Tĩnh Giác, cứ 5 phút con tu 1 lần được không? Kim phút chỉ qua từng số”.

(01:21) Được, cứ 1 phút vậy đó. Con tu, cứ 5 phút con tu 1 lần như hồi nãy Thầy nói đó, một lần con tu thì đúng 5 phút thì bắt đầu con tu lại một lần, tu như vậy thôi con giữ cái mực đó đừng tăng lên. Nhớ như vậy là tu như vậy, để rồi bắt đầu sau này thì áp dụng cái Định Vô Lậu để xả tâm, rồi xả tâm thì các con thấy khi nó thì xả tâm rồi các con sẽ Thầy cho, khi mà Thầy thấy cái tâm mấy con nó tức là tri kiến giải thoát mấy con nó có nhuần nhuyễn đến những cái pháp như, các con sẽ tới những cái pháp như quán thân vô thường nè, rồi quán các pháp vô thường nè, rồi quán thân bất tịnh nè, rồi quán thân sình chướng hôi thối, tất cả những cái điều mà cần thiết như quán thực phẩm bất tịnh nè, những cái điều mà cần thiết thì mấy con sẽ học lần tới, làm những cái bài luận bắt buộc mấy con tư duy, thiếu thì Thầy sẽ phụ giúp gợi ý cho mấy con thêm để cho mấy con sâu về những cái vấn đề mà vô thường.

(02:23) Rồi vấn đề vô thường đó thì Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con thấy mọi pháp mà vô thường thì nó mang theo cái tính chất khổ của nó. Thầy sẽ giúp cho mấy con trên cái vấn đề mà tu về cái Định Vô Lậu, khai triển cái tri kiến của mấy con sâu sắc để mấy con áp dụng vào trong cái pháp Tứ Niệm Xứ, để khi mà có từng niệm nó tuôn trào ra thì mấy con sẽ dùng những cái phương pháp đó mà mấy con ngăn và diệt cái ác pháp đó, làm cho tâm mấy con sẽ thanh tịnh. Cuối cùng thì mấy con lại nhiếp tâm tăng lên trong một phút, hai phút thì hoàn toàn nó tự nó khi mà nhiếp tâm lên thì mấy con thấy cái thời gian thanh thản nó không còn có niệm do mấy con xả tâm mà nó tăng lên chứ không có gì.

(03:06) Cho nên cái tâm định tỉnh nó đi sau cái tâm Định Vô Lậu, cái sức mà Chánh Niệm Tĩnh Giác nó đi sau cái Định Vô Lậu. Cái Định Vô Lậu phải triển khai trước cho nó rộng rãi ra, cho nó thấm nhuần ra. Tri kiến ở đâu là đức hạnh ở đó mà, mà tri kiến đức hạnh nó luôn luôn nó sáng suốt, nó soi đường đi trước thì cái tâm định tỉnh nó sẽ theo sau mấy con. Sau khi mà nó hoàn tất thì luôn cái định tỉnh nó giúp cho cái tri kiến chúng ta bình tĩnh trước các ác pháp. Cho nên ở đây chúng ta còn con đường tu triển khai còn nếu không khéo mà chúng ta triển khai qua cái tâm định tỉnh, như bây giờ tu 1 phút rồi mấy con không có cái Định Vô Lậu, nó chưa có thông suốt mấy con chưa có xả được trọn vẹn đó thì mấy con lại ức chế nó mấy con tăng lên hai phút, ba phút, năm phút thì bắt đầu mấy con bị ức chế rồi, mấy con sai. Cho nên vì vậy mà Thầy lần lượt Thầy triển khai cho mấy con.

(03:52) Bây giờ tới cuối năm nghĩa là coi như là chúng ta sẽ tu một năm, thì lúc bây giờ chúng ta mới đủ sức để mà chúng ta xả các cái niệm tức là ngăn ác diệt ác. Lúc bây giờ sau một năm đó thì bây giờ các con sẽ tập sống độc cư, tập sống độc cư thôi. Cho nên có những điều kiện cần thiết, thí dụ như mấy con gặp cha mẹ mình cần thiết để giúp đỡ, hoặc là gặp những người thân đều có xin phép Thầy có cho mấy con tiếp. Nhưng mà sau khi 1 năm mà học được cái Định Vô Lậu xong rồi thì chừng đó là mấy con không còn tiếp duyên nữa, nghĩa là lúc bây giờ là để mà đi sâu vào để mà tâm định tĩnh đó mấy con.

(04:29) Cho nên quét, hằng ngày mấy con ngồi độc cư một mình để cho nó tuôn trào bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp mấy con đã huân vô đó nó sẽ đổ ra hết, nó đổ ra thì cái Định Vô Lậu các con sẽ quét nó, đó là cây chổi vô lậu các con quét với cái pháp Như Lý Tác Ý đó mấy con quét ra. Quét chừng nào mà cái tâm nó thanh tịnh, tự nó thanh tịnh nó hoàn toàn nó trong sạch nó không còn tham, sân, si nữa thì lúc bây giờ cái sức định tĩnh của mấy con sẽ thấy như thế nào thì mấy con sẽ biết.

(04:52) Do đó thì ở đây cái sự hướng dẫn của Thầy là cái pháp nó tu tập như vậy chứ nó không có bắt mấy con ngồi thiền nhập định bằng cách này bằng cách khác đâu. Mà không có làm cho mấy con bị ức chế nặng đầu căng cổ mấy con, không bao giờ làm cái điều này đâu, mấy con sẽ không có bị cái sai này đâu, Thầy cố gắng tránh chừng nào không có sai điều này, nhưng mà cái tiêu chuẩn mấy con phải đạt được 1 phút nhiếp tâm và an trú, cái sức của mấy con dù yếu cách nào mấy con phải tập tới cái mức độ đó. Tức là khoảng đầu tiên mấy con phải có sức chế ngự nó, rồi bắt đầu bây giờ mấy con xả tâm dần thì mấy con sẽ nương vào cái chỗ 1 phút đó mà mấy con tăng lên, thì bảo đảm cho mấy con cái tâm định tĩnh của mấy con. Đó thì mấy con sẽ đạt thành cái kết quả sau này nó đủ cái đạo lực mà mấy con làm chủ được sự sống chết.

(05:33) Khi mà mấy con đủ cái lực làm chủ sự sống chết rồi thì tự mấy con sẽ thấy rằng mình chỉ còn một kiếp này nữa mà thôi, còn một kiếp này nữa thôi. Các con bỏ thân này là mấy con không còn tái sanh luân hồi nữa, mấy con biết mấy con rất rõ. Đó là cách thức Thầy hướng dẫn, vì vậy mà trong khi đó con nên tu tập trong 1 phút mà thôi.

2- THÂN HÀNH NIỆM

(05:52) Tu sinh: Khi bắt đầu ngồi và bắt đầu xả đứng lên con nhiếp tâm theo trình tự các động tác như lúc con tu Thân Hành Niệm có được không thưa Thầy?

Trưởng lão: (06:05) Bây giờ con tu Thân Hành Niệm con tu ít thôi con, bởi vì pháp Thân Hành Niệm thì không nên tu nhiều, con tu 30 phút thôi. Và đồng thời cái pháp Thân Hành Niệm con tu vào cái giờ nào? Con tu vào cái giờ buổi khuya con thức dậy đó con sẽ tu pháp Thân Hành Niệm. Cái cơ thể các con sẽ không bệnh các con, cái pháp Thân Hành Niệm nó giúp cho cơ thể các con không bệnh. Các con tu 30 phút, 1 giờ là cao lắm chứ đừng tu nhiều. Và đồng thời cái sự vận động tay chân và hít thở của các con đó từ theo cái lệnh của nó rồi nó giúp cho cơ thể của các con ít có bệnh. Do ít bệnh các con dễ dàng tu tập. Cho nên mỗi buổi khuya thức dậy đó thì các con ôm cái pháp Thân Hành Niệm tu tập đi thì cái buồn ngủ nó cũng sẽ hết các con, chứ không khéo mình tu gì một hơi rồi nó lừ đừ, nó lười biếng nó muốn đi ngủ, tức là nó dễ lười biếng lắm. Cho nên ôm pháp Thân Hành Niệm mà phá trong lúc thức dậy thì nó rất tốt.

(07:00) Còn về vấn đề mà tu con giữ gìn 1 phút, thay vì Thầy nói ở đây con tu 1 phút 10 giây thì thôi 1 phút 10 giây thì cứ giữ cái mực đó mà tu thôi, đừng có tu hơn nữa. Rồi lần lượt cái Định Vô Lậu các con làm nó thông suốt được những cái lậu hoặc nhân quả của nó thì lúc bây giờ thì có lúc mấy con dùng nó để mà các con xả tâm.

Tu sinh: Xả xong đứng lên cũng vậy rồi như thở con im lặng theo dõi 5 hơi thở thôi hay con nhắc từng hơi thở?

Trưởng lão: Không, con nhắc từng hơi thở là con tu tập pháp Thân Hành Niệm. Nghĩa là hít con mới hít, thở con mới thở, hít, thở, hít, thở đó là con tu pháp Thân Hành Niệm.

Còn ở đây con không có tu pháp Thân Hành Niệm cho nên con nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít thở 5 hơi thở thôi. Tức là con đếm 1, 2, 3, 4, 5 là đủ, rồi con đứng lên con đi Chánh Niệm Tĩnh Giác của con, đó có như vậy thôi.

Cái phần của con thì nên giữ 1 phút 10 giây không có thay đổi, bởi vì cái hành động tu tập như vậy nó đã quen như vậy thì con giữ 1 phút 10 giây cho đúng cái bước đi của con, cái bước đi Chánh Niệm Tĩnh Giác của con thì Thầy thấy đó là một cái rất hay.

3- TÂM KHÔNG DÍNH MẮC

(08:22) Tu sinh: Còn Liễu Ngọc hỏi Thầy: “Kính bạch Thầy cho phép con hỏi, trong kinh Thập Thiện trang 38, 39 phần dung thông có đoạn kinh nói: “Tâm chúng sanh vốn không dính mắc, không phiền não chỉ vì vô minh lầm chấp ngã và ngã sở nên có dính mắc có phiền não””.

Trưởng lão: Câu kinh này là vốn câu kinh của Đại thừa mà đúng vậy mà Nguyên Thủy nó cũng nói khi mắt thấy sắc đừng cho nó dính sắc thôi. Cho nên ở đây vốn là câu kinh Đại thừa nó nói tâm chúng sanh vốn không dính mắc nghĩa là cái ý nó nói Phật tánh không có dính mắc thôi, câu này là câu để chỉ cho Phật tánh thôi. Còn cái dính mắt là ý thức của chúng ta thấy nó dính mắc, còn cái tâm nó không dính mắc. Ở đây chỗ này là cái chỗ mà của Đại thừa chứ không phải, nhưng mà kinh hành Thập Thiện mà Thầy viết đó là Thầy viết trong cái lúc còn viết trong kinh sách Đại thừa, cho nên cái chỗ mà nói tâm không dính mắc là để cho nó hòa giải với bên Đại thừa chứ không có gì hết. Cho nên con nghe cái tâm không dính mắc con tưởng cái ý thức không dính mắc, cái ý thức con mà nó thấy chỗ nào rồi nó dính vô chứ nó không có, nó dính như là keo như mủ mít vậy đó. Còn cái tâm của con đó thì nó Phật tánh thì nó không dính nhưng mà cái đó là người ta tưởng chứ người ta đâu có biết cái Phật tánh nó nằm ở chỗ nào. Sự thật ra cái ý của chúng ta nó dễ dính mắc lắm, ý thức của chúng ta.

(09:42) Cho nên trong sự tu tập chúng ta ở đây thì chúng ta lấy những cái câu này là những cái câu kinh Đại thừa nó không phải là câu kinh Nguyên Thủy đâu. Nhưng mà trong cái lúc mà Thầy viết kinh hành Thập Thiện đó, là vì viết những cái điều thiện để giúp cho một cái người bệnh để cho họ sống cái thiện thôi. Còn vấn đề mà viết này thì nó còn pha lộn với Đại thừa để cho những nhà Đại thừa họ có đọc cái cuốn kinh sách này họ nói tôi cũng còn giống họ, chứ mà Thầy viết Thầy bác sạch chắc họ đã diệt Thầy hồi lâu rồi chứ đâu có để tới bây giờ mà Thầy dạy mấy con như thế này.

(10:16) Đó cho nên vì vậy mà từng lúc các con thấy từng lúc nó có sự thay đổi, chứ không phải là muốn thay đổi một lần liền được đâu. Cho nên hôm nay các con thấy từ cái chỗ mà từng lúc thay đổi của Thầy mà cho đến giờ này mà bộ giới luật của Phật mà được Nhà nước cho phép in đó là cái diễm phúc lớn lắm đó mấy con. Nếu mà Nhà nước không cho in là đụng ra là bị liền đó, chứ không phải dễ đâu. Mà cái bộ sách đạo đức nó còn bốn tập nữa mới được hai tập, Thầy mong rằng sắp tới đây Thầy có nhiều thì giờ thầy sẽ soạn thảo tiếp bốn cái sách đạo đức. Nhất là cái bộ oai nghi tế hạnh, cái oai nghi tế hạnh của người tu, để nhắc đến từ đi xin ăn, từ mang bát từ cách thức đi đứng cho đến cách thức ma chay của một cái tôn giáo, của Phật giáo cách thức làm như thế nào đúng. Đó là oai nghi tế hạnh của vị tu sĩ đã làm cái điều lợi ích cho chúng sanh bằng cách nào cho đúng chánh pháp chứ không phải là…​ Cho nên cái bộ oai nghi tế hạnh nó rất là đầy đủ.

Do đó thì Thầy nghĩ rằng cái bộ sách này ra đời thì nó rất lợi ích cho, nó thay đổi cả cái sự ma chay của Phật giáo hiện giờ, nó thay đổi. Nhưng mà Thầy không có thì giờ làm cái vấn đề này, chứ có thì Thầy sẽ soạn thảo đầy đủ.

(11:29) Còn cái vấn đề mà những câu kinh như vậy đó thì con nên nhớ mà hiện giờ đó thì con mắt con nó thấy sắc thì nó sẽ dính chứ đừng có nói là tâm mà không dính mắc, mà nó dính. Cho nên vì vậy đó chúng ta phải tác ý, ờ bây giờ con mắt nó thấy cái đó rồi thì mình nhắc ý, tác ý mình bảo: “Đừng có khởi cái tâm ham muốn cái đó, không có được, đây là năm dục trưởng dưỡng”. Mắt thấy sắc mà dính sắc thì nó sẽ sanh dục, tai nghe âm thanh nó sẽ sanh dục, nó sẽ ham mê cái âm thanh đó cho nên mình bảo: “Tai quay vô, mắt nhìn xuống không được quay ra”, vì mình biết nó dính mắc cho nên mình bảo nó như vậy mình tác ý như vậy để lôi nó trở vào.

(12:06) Như bây giờ con đi ngang vầy, có một cái người bạn đến: “Chị, chị đứng lại nghe tui nói này”, thì mình bảo: “Hai cái tai quay vô không có nghe người ta nói, chân hãy chậm chậm bước đi đừng có đứng lại”, đó mình nhắc nó rồi từ từ mình bước đi. Trong khi người đó bảo mình đứng lại, mình cúi đầu mình chào rồi mình làm thinh mình đi. Như vậy đó là mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng không khéo nó dính mắc.

Các con nghe như thế nào không? “Chị, chị đứng lại tui nói này nghe, tui nói nhỏ thôi”, cái mà đứng lại nghe coi, dính liền tức khắc. Người ta nói ờ cái chị đó hồi đó đó, làm cái gì đó cái mình nghe rồi, bây giờ làm sao đem cái lỗ tai này rửa sao cho sạch, các con hiểu không?

(12:46) Cho nên trong khi ngày xưa đó có một câu chuyện Hứa Do Sào Phủ, cái ông này nghe nói có vua Nghiêu vua Thuấn gì đó sẽ mời ra làm vua, trời ông đi lại cái dòng sông ông rửa hoài mà sao nó còn hoài cái chuyện làm vua trong đó, đó thì các con thấy cái vấn đề đó là mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng.

Cho nên ở đây cái câu hỏi con là tâm không dính mắc, tâm chúng sanh vốn không dính mắc; không phải, đó là cái Phật tánh người ta nói. Nhưng mà sự thật ra cái biết cái nghe của chúng ta hiểu bây giờ là dính mắc hết. Các con thử đi, có người nào nói đi rồi mấy con thấy nó dính vô trong không? Cái lỗ tai mấy con vừa nghe người ta nói rồi mấy con móc đi, móc cho ra đi, đó thì các con thấy móc đâu có ra. Thế mà một cái ông dẫn trâu cho uống nước, ông nói: “Móc cái thứ đồ đó ra, tui cũng không cho trâu tui uống nước dưới dòng này nữa, tui đem đến cái dòng trên tui cho uống”, người ta ghê gớm lắm. Vậy mà mình không ghê gớm mà hễ ai mời mình đứng lại nói chuyện là cứ đó nghe. Có phải mấy con điên không, điên đảo không? Cho nên mấy con tránh đi đừng có nghe ai nói chuyện hết, bởi vì mình lo cho mình cái đã. Đó là sẵn cái câu chuyện này Thầy nhắc cho mấy con thấy ở đây là cái câu nói của Đại thừa, nó nói Phật tánh đó.

Trưởng lão: (13:53) Đoạn hai: “Tâm chúng sanh thường sống trong trạng thái thường, lạc, ngã, tịnh” Đó tức là nói Phật tánh đó, Phật tánh nó mới có thường, lạc, ngã, tịnh. Ông nội tâm của Thầy chắc chắn là bây giờ ý thức của Thầy thường, lạc, ngã, tịnh ở chỗ nào? Thầy nói thiệt ra ngồi một hơi mỏi gần chết ở đây mà thường lạc, đâu có thường lạc được. Cho nên cái đó là chỉ cái tưởng của người ta thôi, cho nên con nghe con đọc ở trong câu kinh đó con tưởng tâm của mình chắc nó thường lạc ngã tịnh lắm. Tưởng tượng chứ thường lạc ngã tịnh cái chỗ nào.

(14:21) Con người chúng ta là nó có ba cái thức thôi, mà ba cái thức này hoàn toàn nó là nằm ở trong cái Thân Ngũ Uẩn, cho nên cái thân này nhức, mỏi mệt là cái kia nó cũng mỏi mệt à. Cho nên nó thường thường không có thường, lạc, ngã, tịnh được đâu. Đó bây giờ con ngồi trong định tưởng thì nó thường lạc đó, còn chưa có rớt trong định tưởng thì nó không thường lạc đâu.

Mà Đức Phật đã dạy chúng ta thọ lạc thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ không bao giờ chấp nhận. Hễ bữa nào mà ngồi thiền nghe an lạc: “Trời ơi! bữa nay thích quá! Ngày bữa nay tu sao mà nó không được nó cứ nó có”, thì mấy con chết với nó đó.

(14:55) Bởi vì ba cái thọ này nó là dục, dục lạc dục khổ, dục bất lạc bất khổ, cho nên nó sanh ra. Cho nên bỏ, đừng có hiểu qua cái kiểu mà của Đại thừa nữa, bỏ đi. Những cái này mấy con đừng có hỏi nghĩa nó. Thầy giải thích cho mấy con hiểu là hiện giờ chúng ta đang sống ở trong ý thức của chúng ta, nghĩa là chúng ta sử dụng ý thức chúng ta như thế nào để nó làm chủ thôi. Đừng để cho nó dính mắc vào cái gì đó là được thôi, chứ còn cái ý thức của chúng ta là ý thức dính mắc nó không thế nào mà nó không dính mắc.

4- NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TRONG HƠI THỞ

(15:25) Tu sinh: Con bạch thầy tu tập nhiếp tâm an trú, con không nương pháp Thân Hành Niệm mà con nương vào hơi thở, vì hơi thở con thấy dễ dàng nhiếp tâm và an trú hơn Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm chỉ khi nào phá thọ hôn trầm thì con dùng Thân Hành Niệm.

Trưởng lão: Đúng vậy, bây giờ cái pháp Thân Hành Niệm là khi nào mình muốn phá cái hôn trầm thùy miên thì mình ôm cái pháp Thân Hành Niệm để tập cho nó tỉnh thức thôi. Và đồng thời mình tập pháp Thân Hành Niệm là để giữ cơ thể của mình, các cơ nó hoạt động cho mình khỏe mạnh cũng như người tập thể thao thôi, chứ đừng có tập nó nhiều.

(16:02) Do đó thì con nhiếp tâm thì trong hơi thở nhưng mà hơi thở rối loạn thì không tốt. Hễ hơi thở rối loạn thì các con tập trung ở trong bước đi kinh hành của mình mà thôi. Đi bình thường, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác đó. Đó là những cái điều kiện, nếu mà con nhiếp tâm trong hơi thở tốt cũng nhiếp trong 1 phút thôi, bởi vì hiện giờ cái tâm của mấy con chưa có ly dục ly ác pháp được nhiều đâu, mà nhiếp nhiều thì bị ức chế tâm đó.

Tu sinh: (16:26) Câu hai: Khi con trú vào hơi thở ra vào được 15, 20 phút, rõ ràng từng hơi thở một nhưng vì sao tự nhiên lại có niệm khởi, phóng dật? Con thấy con vẫn tỉnh như vậy là thế nào? Mong thầy chỉ dạy cho rõ

Trưởng lão: Tại vì con chưa có xả hết tham, sân, si thì nó phải phóng ra chứ sao, nó dễ dàng lắm.

Tu sinh: Tại vì con thấy bây giờ con ngồi con nhiếp trong 15 phút đến 20 phút rất rõ ràng từng hơi thở thấy rõ ràng hết, nhưng mà tại sao con không an trú được ở trong cái hơi thở được mà không có niệm. Mà khoảng thời gian này để mà từ 15 đến 20 phút mà cứ thỉnh thoảng lại có niệm thì con hỏi như vậy, vậy như thế nào mong thầy chỉ dạy cho con rõ.

Trưởng lão: (17:19) Nghĩa là con tỉnh táo chứ con đâu phải mê, nhưng mà tại sao có niệm vô? Thì con hỏi cái tâm con bây giờ nó còn ham ngủ không? Bây giờ nó còn tham ăn không? Bây giờ nó còn thích vui không? Hay hoặc là bây giờ nó còn nhớ nhà nhớ cửa không? Nhớ con nhớ cái không? Thì con tự hỏi.

Thì nếu mà con còn những cái tâm niệm đó thì nó sẽ có niệm đó, còn con hết thì nó hết. Nghĩa là con hỏi bây giờ tâm còn tham, sân, si không? Rồi con xét coi nó còn tham, sân, si không? Có bữa nào ai nói gì động mình coi mình còn sân không?

Thì do cái tự hỏi như vậy mà nếu mà nó vẫn không còn có một niệm nào xen vô được hết là cái tâm tham, sân, si con nó hết, còn không thì nó không hết. Mà nó không hết thì không phải là con cố gắng con nhiếp tâm từ 15 phút đến 20 phút, rồi 30 phút, 50 phút rồi nó hết, cái đó là con bị ức chế luôn, cho nên nó sai con.

Trưởng lão: (18:17) Cho nên do cái chỗ mà con muốn tu tập được đó thì con quay trở về để cho nó không có niệm khởi nữa, thì con mới quay trở lại với cái Định Vô Lậu, coi cái sức mà quán về vô lậu, cái tri kiến giải thoát của mình coi nó có thâm sâu chưa, nó chưa. Bây giờ con đặt thử bây giờ quán cái thân này vô thường đi, rồi bắt đầu con tư duy thử coi bao lâu nó sẽ hết vô thường hay là con quán chừng một chút xíu chừng 1 phút, 2 phút nào cái bây giờ không biết quán làm sao nữa hết.

(18:39) Nói hồi nhỏ cha mẹ tui sanh ra giờ tui lớn lên nó khác vậy, giờ tóc tai bạc, rồi da nhăn, rồi răng rụng, rồi cái bây giờ hết không biết nói gì nữa hết. Thì như vậy mấy con quán cái vô thường nó ít quá vậy, như vậy là các con phải tư duy suy nghĩ cho thế nào mà sự vô thường nó luôn luôn nó nhiều ra, mà nó thấy nó rõ ra thì như vậy mới được, nói gì có ba, bốn tiếng, trời đất ơi viết gì có mấy chữ vầy nè. Mấy con muốn làm cho được cái trang giấy này nó đầy chứ gì, trời viết chữ lớn lớn lên cho nó đầy đi. Quán ít mà muốn cho nhiều thì viết chữ cho lớn ra, đâu có gì đâu, nó cũng đầy hết chứ có gì đâu. Nhưng mà điều kiện là mấy con phải tư duy suy nghĩ tại sao cái đầu óc của mình hiểu nó vô thường ít quá vậy. Vậy thì mình tìm coi cái vô thường nó còn nhiều chứ, cả cái thế gian này khắp…​

(19:24) Đức Phật nói: “Các pháp đều vô thường, thân này là vô thường”, thì mình phải xét coi nó vô thường cái kiểu nào, nó làm sao, cách thức nó vô thường nó thay đổi như thế nào. Đức Phật nói từng sát na vô thường, từng sát na vô thường mấy con. Sát na nghĩa là trước mắt đó, nghĩa là nháy mắt cái là nó sát na đó, thì như vậy là từng giây vô thường đó, cái thân của chúng ta từng giây vô thường.

Vậy từng giây vô thường mình nhận ra chỗ nào đây, mình thấy đây. Trời ơi cái tay tui vô thường đâu nãy giờ cái gân tay nó vầy bây giờ nó cũng còn vậy mà gọi là vô thường chỗ nào? Thấy không các con thấy không? Nhưng mà vô thường mấy con phải tư duy suy nghĩ sao để thấy nó từng giây vô thường, nó nhiều giây nó tích tập lại nó thành ra một cái hình ảnh mình mới thấy được cái tướng vô thường.

(20:07) Cho nên vì vậy mà mấy con phải nói đặc tướng của nó chớ, đặc tướng vô thường mà, rồi cái đặc tính vô thường, hôm qua tui giận dữ bữa nay tui giận ít thì cái tướng của tui nó ít hơn chớ, phải không? Đó là cái tướng, tính của nó. Rồi cái duyên hợp, bữa nay đó, trời nóng nảy như thế này thì nó khác mà trời lạnh nó khác, chứ nó vô thường theo thời tiết nữa chớ, các con cứ nghĩ đi.

Bây giờ da tui bình thường nó như thế này chứ trời lạnh quá cái nó nhăn nheo hết, có phải vô thường không? Các con thấy nó vô thường theo thời tiết mà. Đó là những cái thay đổi của nó, hình dáng của nó thay đổi theo cái sự vô thường.

(20:41) Cho nên Thầy khéo nhắc nhở cho mấy con để mấy con diễn tả được cái sự vô thường, nó nhiều lắm. Nhưng mà tại vì cái đầu óc của mình nó chưa chịu làm việc, thật sự là đầu óc của mấy con chưa chịu làm việc đâu, chứ khi mà mấy con làm việc mấy con viết không có hết đâu. Trời mấy con viết Thầy đọc mệt chứ đừng nói. Không, thật sự mấy con viết Thầy nói bắt đầu mấy con viết nhân quả cứ người hai trang vậy, trời Thầy đọc sướng quá, đọc bài hay hay. Mà bắt đầu bây giờ trời đất ơi! Thầy bây giờ mắc mệt, đọc gì cả tập giấy vậy mấy con? Cái tập giấy mà tập giấy…​ Không biết 50 trang hay nhiêu? Tập giấy như thế này này. Mà có người viết cả tập giấy như thế này. Trời bên nam cứ tập tập không vậy này, mấy ông đó triển khai cũng ghê gớm thiệt, không biết nói gì đó không biết, coi chừng nói lảm nhảm.

Tu sinh: (21:30) Khi ngồi nhiếp tâm vào hơi thở để an trú thì có niệm thọ xuất hiện con đứng dậy nhưng không để mất niệm tâm vào hơi thở để phá thọ, như vậy được không thưa Thầy?.

Trưởng lão: (21:39) Bây giờ con hỏi như thế này khi mà con ngồi con nhiếp tâm trong hơi thở con, rồi con an trú trong đó thì cái niệm thọ xuất hiện. Thật sự ra khi an trú thì niệm thọ không xuất hiện đâu con, bây giờ con an là tức là nó an rồi nó không có xuất hiện được, mà khi nó bất an là cái niệm thọ nó mới xuất hiện. Lúc bây giờ con còn nhiếp tâm con tỉnh thôi nhưng mà cái niệm thọ nó đã xuất hiện rồi. Như bây giờ Thầy ngồi đây mà thân Thầy không nghe gì hết, không nghe mỏi mệt gì hết tức là Thầy đang an trú trong hơi thở, Thầy biết hơi thở ra vô vầy mà cái thân nghe nó an ổn lắm, nó không có gì. Mà bỗng dưng bây giờ nghe nó mỏi lưng quá trời thì cái an trú nó còn không mấy con? Khi có cảm thọ thì an trú không còn, khi có một niệm xen vô an trú không có mấy con. Các con hiểu chỗ an trú, an trú nghĩa là an ổn mà trú chứ không có một cái gì động nó mới gọi là an, còn có cái động làm sao an?

Cái thân này bây giờ ngồi đây mà nó mỏi quá thôi thụng lưng xuống cái vậy cho nó khỏe, có phải không? Thì thụng nghe nó thiệt an thiệt nhưng mà rốt cuộc rồi mình ngồi thành con ếch nó đâu có còn phải ngồi thiền thứ gì nữa, thành ra sai mấy con.

(22:41) Rồi nó quen rồi mấy con cứ ngồi nó thụng hoài à, nó không có thẳng được đâu. Cho nên ngay khi đó mình ngồi thà là ít, mình ngồi ít mà cái lưng cho thẳng, cho tốt, đừng có ngồi xẹo qua vầy, đừng có ngồi nghiêng vầy, đừng có ngồi cúi đầu xuống vầy ngồi cái tướng xấu lắm mấy con, ngồi cái tướng cúi xuống vầy mấy con bị nhiếp vào tưởng đó. Tưởng nó kéo cái đầu mấy con khum xuống đó, nên đó là cái sai.

(23:04) Cho nên khi có cảm thọ thì con đã mất an trú rồi, mà mất an trú thì các con sẽ nhắc trở lại: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi các con thở vô thở ra rồi nhắc nó một hơi nó hết sẽ an trở lại, nó sẽ không có.

Nếu mà nó nhiếp tâm nó an trú vô được thì được, cái cảm thọ nó mất thì cái đó nó an trú trở lại, còn cái cảm thọ nó còn thì tức là chưa an trú, cho nên con dùng cái phương pháp đó mấy con nhắc nó thì nó sẽ an trú lại được.

Rồi bây giờ con là Liễu Ngọc con nhớ những cái điều mà Thầy dạy, còn tất cả những cái từ ở trong kinh đó con, bỏ hết đi con, cái đó là những lời dạy theo Đại thừa nó trừu tượng nó không thực. Cái đó nó không thực đâu.

5- GỌI TÊN THẦY

(23:50) Bây giờ Thầy trả lời cho cô Huệ Ân. Con lớn tuổi rồi mà buổi sáng buổi chiều vẫn dự được cái lớp con giỏi lắm, học trò lớn tuổi nhất của Thầy đó mấy con, cô Huệ Ân là giỏi nhất đó. Được tham dự cái lớp này mà buổi sáng đi học, buổi chiều đi học là học trò siêng đó không phải là dở đâu nha.

Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ cho con 10 điểm và đồng thời Thầy sẽ hướng dẫn cho con tu tập cho được để cho con làm chủ được sự sống chết của con, con nhớ ráng tu con, tu Tứ Niệm Xứ thôi. Bây giờ để Thầy xét coi con tu như thế nào đây.

Tu sinh: Về Chánh Niệm Tỉnh Giác, con tu loại hai, đứng thở 5 hơi thở đi kinh hành 20 bước nghỉ 5 phút, đứng thở 5 hơi thở đi kinh hành đến 30 phút thì xả nghỉ.

Trưởng lão: Ôi thôi con lớn tuổi mà đi như vậy là con quá giỏi đó, quá phục lăn rồi chứ không phải, thân con như vậy mà con đi được 30 phút như vậy là giỏi lắm đó chứ không phải dở đâu.

Tu sinh: Con an trú được 1 phút, trong con chỉ an trú được 1 phút.

Trưởng lão: Con tu tập vậy cứ mỗi lần con tu 1 phút thôi, con đừng có tu nhiều nhưng mà suốt cái thời gian mà 30 phút vậy đó cứ mỗi lần con tu 1 phút rồi nghỉ 4 phút, cứ tu 1 phút nghỉ 4 phút như vậy là con căn bản lắm. Ở đây con viết như thế này nè. "Đứng thở 5 hơi thở rồi đi kinh hành đến 30 phút xả nghỉ" nghĩa là con tu suốt thời gian mà đều tu có 1 phút thôi mà con tu suốt 30 phút rồi con xả nghỉ, đó vậy chứ không phải gì. Như vậy là con tu vậy được rồi con không có gì đâu, không có sai đâu. Con cố gắng con duy trì được cái sức mà tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác như vậy là được rồi, chỉ 1 phút nhiếp tâm thôi đừng có tu nhiều. Con an trú trong 1 phút đó thôi, nghĩa là 1 phút làm chủ đó, rồi bắt đầu mấy cái kia thì con tu thường thường thôi, nghĩa là con xả nghỉ đó.

Tu sinh: (25:43) Con tu Định Vô Lậu qua Tứ Niệm Xứ con xét bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp có chỗ nào chướng ngại không, con tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, nếu có đau thuộc về thân thì con suy tư theo nhân quả và tìm ra cái nhân rồi vui vẻ bằng lòng chấp nhận để xả, trở về tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nếu là thuộc về tâm buồn phiền, thương ghét con cũng suy tư quán nhận quả và buông xả trở về tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Về thân con có đau nhức thì con cũng suy xét do thấy hiểu biết được nhân quả của thân mình để chịu cái cảm thọ đó.

Trưởng lão: (26:29) Con lớn tuổi rồi mà con quán như vậy quá hay rồi đúng rồi, đâu có trật pháp đâu và con tu như vậy là con đem lại cái sự thanh bình cho bản thân của con rất lớn đó con. Về thân mà có bệnh đau thì con cũng quán xét để nhân quả để chấp nhận tâm không dao động không sợ hãi cái bệnh và đồng thời tác ý đuổi bệnh đi. Và còn về cái tâm mà phiền não thương ghét nhớ con cháu của mình, thì con cũng sử dụng cái Định Vô Lậu quán xét. Rồi bắt đầu mới tác ý xả cái tâm đó đi để nó trở về sự thanh thản, an lạc, vô sự.

Con tu vậy đúng đó con, hay quá. Con lớn tuổi rồi mà tu không sai pháp đó, vậy không có trật đâu.

Tu sinh: Nếu thuộc về pháp thì con quán các pháp vô thường, tâm bất động trở về tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Trưởng lão: (27:14) Nghĩa là có ai hát radio, rồi gì xung quanh có họ la làng la xóm, nhậu nhẹt gì say sưa một bên thì con quán các pháp vô thường. Nó nhậu nhẹt chứ lát rồi nó ngủ chứ nó không thức nữa đâu, mày đừng có sợ đâu, mày cứ ngồi đó mày tu đi, lát đây nó say rồi cái nó đi ngủ hết. Do đó con nhắc nó vậy cái nó yên tâm, ác pháp nó không tác động, chứ không khéo con ngồi: “Trời mấy cái thằng say rượu này nó làm tui tu không có được, đi kinh hành không được”, đó là con bị ác pháp, còn con quán, con xét vậy đó tâm con bất động thì tức là con đã tu được con, đó con tu vậy đúng đó con.

Tu sinh: (27:54) Như 7 giờ tối bên ngoài trời mưa rất lớn, sấm sét, con trong thất ngồi tu Tứ Niệm Xứ xem xét bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp thật là an ổn. Bỗng “có một cái chát” ngay cửa sổ làm con giật mình, kế đó tiếng nổ lớn, ở trên tim con đập mạnh rồi cái ngực đau. Con quán nhân quả là thường ngày con thiếu tập luyện nên đụng một chút là giật mình, còn cái đau này tại ngày nay mình ngồi nhiều; vui vẻ bằng lòng nhận quả mà tu Thân Hành Niệm”.

Trưởng lão: Khi mà con bị trời sét đó, con nói con nhắc đây là con bị trời sét mà con giật mình, mà giật mình đến đau dữ tợn, nghĩa là sau này đó con nhắc như thế này này, Thầy dạy cho con nhắc, khi mà con bị giật mình vậy đó thì con nhắc: “Cái tâm không có bị giật mình nha. Trời sét là sét chứ không phải sét mày đâu mày sợ”, để không nó nghĩ là trời sét nó nó sợ, con nhắc nó con. Con nhắc bảo: “Trời sét là sét chứ không có sét mày đâu, mày đừng có sợ”.

Do đó con nhiếp phục cái tâm con bằng pháp tác ý, nhắc nhở nó đừng có sợ hãi, con phải nhiếp phục được sợ hãi, đừng để sợ hãi nhiếp phục con. Nó giật mình đó là do cái phản ứng tự nhiên của cơ thể con do cái bản chất sợ hãi của con, mà cái sợ hãi nó giật mình vậy nó làm cho bị đau cơ thể của con. Cho nên do con tư duy quán xét vậy thì con sẽ phá đi con, nó sẽ hết cái sợ hãi, sau đó trời sét cái rầm con vẫn ngồi bình yên vậy.

(29:19) Giống như Thầy bây giờ trời sét Thầy nói sét chết con ma đó chứ không ăn thua gì Thầy hết, con hiểu không? Nghĩa là sét ở chỗ đó cái cây nó tét vậy mà Thầy ngồi đây không sao hết, tức là cái tâm nó không có dao động đâu, cho nên vì vậy mình nhiếp phục sợ hãi khiếp đảm. Bắt đầu con biết được cái sợ của mình có cái sợ đó, thì hằng ngày con ngồi tu, trước cái pháp con ngồi tu: “Tất cả các pháp đều là không được sợ hãi, tâm phải bình tĩnh không có sợ hãi, phải nhiếp phục sợ hãi, đừng có sợ”. Con cứ nhắc nó, nhắc cái tâm con đừng có sợ hãi. Dù trời sét dù trời gầm, dù tất cả những cái gì mà làm cho con sợ hãi con đừng có sợ hãi. Con nhắc nó, con bảo nó đừng có sợ hãi. Và con cứ tác ý con nhắc vậy thì lần lượt cái tâm con nó không giật mình nữa, mà nó giật mình thì nó ảnh hưởng đến cái cơ thể của con lắm đó.

Tu sinh: (30:20) À con còn sử dụng cánh tay của con đưa ra đưa vô mà con tác ý

Trưởng lão: con đưa tay ra vô con theo cái tập trung của tác ý và con nhắc: “Thọ là vô thường hãy đi đi, ta không sợ”, vài lần nó hết đau. Nghĩa là con nhắc cái tâm không có sợ mà bảo nó đi đi, thì do đó một vài lần thì cái đau khổ trong thân con nó sẽ đi. Con nhắc tâm trở về thanh thản, an lạc, vô sự và nhắc trở lại thanh thản, an lạc…​”.

(30:37) Con tu như vậy đúng rồi con, con ráng giữ như vậy tu thôi rồi có cái gì thì Thầy sẽ trợ giúp thêm cho con. Nếu mà có cái điều gì mà con, bởi vì con ở riêng một thất rồi mấy đứa tụi nó cũng ở riêng cho nên có mình con khi mà con thấy sợ hãi con cứ gọi Phật Thích Ca đi, hay gọi Thầy đi, thì con sẽ thấy có Thầy có Phật ở gần bên con thì con không còn sợ hãi nữa. Do đó thì coi như là tâm con vững vàng.

Con nói bây giờ trời sét như vậy đó tâm nó hay sợ hãi đó thì: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Thầy Thông Lạc hãy cứu con, con quá sợ”, thì ngay đó thì con thấy con không sợ nữa. Con cứ gọi đi, gọi Thầy gọi Phật thì con không sợ nữa đâu, con yên tâm. Cho nên lúc nào mà nó cần gọi thì con cứ gọi nó sẽ hết không có cái gì hết.

Đây là một cái thư hỏi Thầy nữa, Thiện Hiền, có Thiện Hiền không con? Con hả con? À con ngồi đi con. Con hỏi Thầy đi.

6- DẸP BỎ VỌNG TƯỞNG TRONG KHI NHIẾP TÂM

(31:54) Tu sinh: Hiện nay con đang có một tưởng mắc trong tu tập. Đấy là những lúc con ngồi thiền mà cảm thấy an lạc, nhưng nhiều lúc lại vọng tưởng nổi lên trong đầu con và không thấy an lạc nữa. Con không biết làm sao để dẹp bỏ những vọng tưởng đó, mong Thầy và bạn hữu chỉ dạy, con xin cám ơn.

Trưởng lão: Nghĩa là hỏi, nghĩa là bây giờ có lúc thì con ngồi nó không có niệm nó an lạc, nhưng mà bây giờ có vọng tưởng thì nó mất an lạc. Đúng vậy, thì nó có vọng tưởng thì không an lạc. Hôm nay thì con sẽ tu tập, tu tập như thế này con. Con tu tập lại 1 phút thôi, con không có tu tập nhiều. Nếu mà con nương vào hơi thở hoặc là con bước đi kinh hành, thì con nương vào chỉ tu 1 phút, mà 1 phút nhiếp tâm và an trú tâm hoàn toàn, đừng để cho nó có niệm khác xen vào trong 1 phút đó thôi. Rồi con sẽ nghỉ 4 phút, đúng lại 5 phút thì con tu lại 1 phút mà thôi.

Còn cái vọng tưởng mà con hỏi làm sao để dẹp bỏ những vọng tưởng đó, những cái vọng tưởng đó hiện giờ đó, ở trong cái lớp này đang tu học thì học cái Định Vô Lậu, vốn cái Định Vô Lậu nó sẽ dẹp vọng tưởng, con hiểu cái Định Vô Lậu nó sẽ dẹp vọng tưởng.

Vì vậy mà hiện giờ con học về cái Định Vô Lậu sau này nó giúp cho con để dẹp hết vọng tưởng chứ không phải là con nhiếp tâm mà hết vọng tưởng. Cho nên con thấy sao mà nhiếp tâm nó an lạc như vậy mà lại còn vọng tưởng, mà vọng tưởng vô thì nó hết an lạc. Đúng là tâm con còn tham, sân, si chưa hết cho nên phải tu Định Vô Lậu mới là xả được tham, sân, si.

Đó nhớ kỹ, tu cái pháp để cho nó hết vọng tưởng là phải tu Định Vô Lậu còn tu nhiếp tâm và an trú tâm để cho tâm được Định Tỉnh thì tu cái hơi thở hoặc là Chánh Niệm Tỉnh Giác, nhưng hiện giờ cái khả năng của mấy con chỉ tu 1 phút, không được tu hơn 1 phút.

Tu sinh: (33:49) Khi con ngồi thiền mà thấy niệm lăng xăng đó là do cái tưởng của mình còn nhiều là vì do nghiệp nhân quả đã lưu trữ trong tâm ta, mà ta chưa xả được cho nên nó lẩn quẩn trong tâm ta mãi, vì chỗ đó làm sao mà sao không vọng tưởng được. Muốn vứt bỏ được nó thì phải tư duy soi xét biết nguồn gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, có phải nó ở trong nghiệp thiện và nghiệp ác ra không?

Trưởng lão: Không phải, những cái tưởng của con thì nó ở trong cái tâm tham, sân, si, rồi tham, sân, si nó mới sai cái hành động của con, cái hành động mà là cái ý, cái miệng là cái hành động thân của con nó mới tạo ra cái nghiệp, con hiểu không? Cái tham, sân, si. Cho nên nó không phải là nghiệp thiện, nghiệp ác đâu, mà là cái tâm tham, sân, si của mấy con là cái vọng tưởng đó. Còn tham, sân, si là còn vọng tưởng mà hết tham, sân, si là hết vọng tưởng, có vậy thôi.

Tu sinh: (34:48) Con hỏi nghiệp thiện ác từ đâu mà có, nó ở trong thân, khẩu, ý của mình, ý nghĩ ra lời ác độc thì khẩu phát âm ra, thân phải chịu cái nghiệp buồn rầu, đau khổ, lo âu, phiền não đó là lúc sanh ra loạn tâm. Tâm không niệm cho được nhuần nhuyễn, muốn nhiếp được tâm mà an trú thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và con tu tập Định Vô Lậu để quét sạch tham, sân, si trong tâm của mình. Con còn một chút lâu nào trong tâm nữa thì tâm mình mới ly dục ly ác pháp được thì vọng tưởng nó không đến.

Trưởng lão: Như vậy là con có hiểu rồi, con hiểu biết được những cái điều kiện mà con tu tập rồi, thì đâu có sai đâu.

Tu sinh: Khi ngồi thiền mà vắng vọng tưởng, con có cảm nhận sự an lạc đó là rơi vào thiền tưởng. Sự an ấy gọi là xúc tưởng hỷ lạc, mình đang còn đắm chìm trong dục lạc thế gian, thị hiện tham, sân, si, mạn, nghi ác pháp thì làm sao nhận ra được an lạc được. Khi ngồi thiền an trú tâm thì phải tu tập, xả ly dục, ly ác pháp cho thật sạch lúc đó mới nhập vào thiền định được.

Trưởng lão: Cái điều mà con hiểu thì đúng rồi đâu có gì đâu. Hiện giờ thì con chỉ lo tu nó thôi, Định Vô Lậu thì con nói cũng đúng đâu có gì.

Tu sinh: (36:29) Học và tu tập mục vô lậu này con tư duy, suy xét trong gia đình và xã hội nó điêu tàn và cay đắng. Con đánh cha, vợ chửi chồng, cơm một niêu lên một già. Nói sơ trong gia đình ngoài xã hội buôn gian bán lận, nghiện ngập hút sách, hút hít, ăn nói tục tằn thiếu văn hóa đó là không ngoài tham, sân, si đắm chìm trong dục lạc thế gian, không biết lúc nào họ thoát ra được.

Con chứng minh cái việc vừa rồi hai con ở Nghệ An vào đây để tu học. Từ Nghệ An vào bến xe An Sương thì không có gì, từ bến xe An Sương đến ngã ba Trảng Bàng nó không gọi xuống mà nó đưa hai con vào bến xe chi? nó thu một lần tiền nữa, sau hai con phải bắt xe hết năm mươi nghìn, thật là đắng cay! Từ đó con nghĩ càng sâu vào cái Định Vô Lậu này sáng suốt soi xét tận lòng người sâu thẳm không có một thủ đoạn nào mà không làm được. Con trả lời câu hỏi và con chứng minh việc gia đình và xã hội như vậy có thiếu sót chỗ nào xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ.

Trưởng lão: Trả lời con về pháp tu và cái điều mà xã hội và gia đình nó gặp những cái điều mà khốn khổ cay đắng đều là cuộc đời nó như vậy con, không có gì mà con nói sai đâu đó là cái đúng của con, không có sai cái chỗ nào hết.

Tu sinh: Bạch Thầy câu pháp hướng: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô”, phải chăng nó có công năng phá hôn trầm phải không Thầy?

Đúng là cái câu này là cái đề mục mà Định Niệm Hơi Thở, cái câu này là cái câu nó phá cái hôn trầm, thùy miên của cái người tu, nhưng mà phải tập về hơi thở phải nhuần nhuyễn hà, người đó an trú được. Cho nên cái câu này tới là cái câu thứ 17, câu 18 gì đó, 17 con, cái câu này là câu thứ 17. Cái câu 18 là với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô, còn cái câu này với tâm Định Tỉnh là 17. Thì cái đề mục mà chúng ta tu đầu tiên chúng ta thấy an tịnh tâm hành rồi an tịnh thân hành, rồi mới quán ly tham, quán ly sân, rồi với tâm Định Tỉnh là cái câu cuối cùng sau chót mà con.

(39:15) Cho nên khi mà chúng ta an trú được thì chúng ta bị, thấy cái (39:30) …​ nó hơi lặng một chút xíu thì chúng ta nhắc thì nó sẽ tỉnh lại liền tức khắc. Chứ còn cái mà chúng ta thô quá chúng ta gục lên gục xuống thì chúng ta nhắc không nhằm nhò gì, mà chỉ có bước đi kinh hành là mới hết mà thôi.

Đó thì hiểu với cái câu đó là câu phá hôn trầm thùy miên của Định Vô Lậu. Nhưng mà tâm chúng ta đã nhiếp phục được và an trú được, khi chúng ta bị rung một cái vậy rồi, thì chúng ta biết rằng không được, như vậy bây giờ phải an trú ở trong cái tâm của mình, an trú trong cái thân của mình cho được, thì an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành cho được xong rồi thì với tâm Định Tỉnh tôi biết tôi hít vô. Nghĩa là con thấy con rõ ràng cụ thể con biết hơi thở ra vô mà con an trú trong đó hoàn toàn rồi thì bắt đầu con nhắc: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”, thì lúc bấy giờ cái tâm của con nó tỉnh táo lại nó không có còn bị gục nữa, nó không có bị đánh gục nữa.

Tu sinh: (40:06) Khuya nay 2 giờ con dậy đi kinh hành, đi được 20 phút cảm thấy mỏi chân trong khi hôn trầm vẫn còn, con trở vào thất ngồi thiền tác ý câu đó thấy tỉnh táo lắm. Đêm qua cũng vậy đến 10 giờ đi ngủ mà con vẫn còn tỉnh. Trước kia con thích đi kinh hành bao nhiêu thì bây giờ con lại thích ngồi thiền bấy nhiêu. Chỉ có điều khi con đi kinh hành bên ngoài con không phòng hộ được sáu căn, nhất là mắt cứ nhìn và để ý chuyện người khác. Khi con ngồi thiền trong thất thì mọi chuyện xảy ra bên ngoài con không quan tâm, chỉ trừ khi ai đến gần thất gọi con mới trả lời. Thực ra chỉ lúc ngồi thiền con mới quan sát tâm con kỹ hơn, từng vọng niệm, nhất cử nhất động của nó. Con đều biết lúc trước Thầy bảo tâm con như cái chợ không sai đâu Thầy, bây giờ nó mới thấy nó nhiều chuyện quá, chuyện mình và cả chuyện người khác.

Trưởng lão: (41:15) Ở đây trong cái vấn đề mà tu tập này, thí dụ như bây giờ con đi kinh hành hoặc là con thấy con ngồi trong thất mà con tu đó nó nhiếp tâm nó không có cái duyên ở bên ngoài, nhưng mà khi mình đi ra ngoài đó mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Mình đừng có để mắt mình nhìn, đừng có để các chướng ngại, mình cứ mình tập cho nó quen ở bên ngoài để cho mình nhiếp phục cái tâm bên ngoài trước cái ác pháp, chứ mình tập có ở trong thất đóng cửa mình ngồi tu sau đó mình ra thất bị động như thường hà. Cho nên mình vừa tập ở trong mà cũng vừa tập ở ngoài nữa con, cho nên mình tập cả hai phần.

Cũng như bây giờ mấy con học Định Vô Lậu nó không có đơn giản đâu, nó sẽ có những cái pháp ác nó tác động, nó làm coi thử coi mình có sử dụng được cái Định Vô Lậu của mấy con, cái tri kiến của mấy con không, nếu mà nó không có ác pháp mình biết mình có tu được hay không? Nó nhờ có những ác pháp, nó có những cái đối tượng nó giúp cho mình vượt thoát ra được, mình thấy à như vậy là mình học cái pháp này quá là lợi ích, quá lớn. Vì nó có những ác pháp đó mình mới biết cách áp dụng, mình áp dụng vô mình thấy hóa giải được hết như vậy là quá tuyệt vời, coi như là mình được giải thoát hoàn toàn trong cái tri kiến giải thoát của mình.

(42:20) Thành ra khi mà mình tu ở trong thất mình ngồi yên thì mình thấy nó quay vô nó rõ ràng, nó từng cái tâm niệm của mình mình biết nó rõ ràng. Thì khi mình đi ra ngoài mình phòng hộ mắt, tai cẩn thận hơn, do đó mình thấy làm chủ một cách rõ ràng, nên tập cả hai phía hết mấy con, nghĩa là ở trong thất và ra ngoài thất.

Cũng như bây giờ cái tật của mình đi ngang cái thất người ta nó cứ dòm ngó lén lén, nó liếc coi người ta ngồi tu hay làm gì trong đó, coi người ta có ăn vụng không đó nữa chứ. Do đó mình biết cái tánh của mình nó như vậy đó, thì khi mà bước ra cửa thất của mình rồi, “Hai con mắt nhìn xuống nha, không có lén lén nhìn người ta nhìn người ta thấy ăn vụng là mày thèm đó, mày cũng về mày ăn vụng nữa đó”, mình nhắc nó vậy cho nó sợ.

(43:02) Do cái sự tu tập của mình, mình khéo léo mình nhắc nó vì vậy đi ra bắt đầu ngó xuống vầy, ai mà có lại hỏi mình gì đó thì giả đò mình điếc mình đi luôn, cái đó là cái tốt nhất. Cho nên đó là mình tránh duyên, mình tránh cảnh mình tránh duyên hết, cho nên mình tiếp tục mình tu mấy con, tu cho tốt, làm cho tốt để cho càng cái thời gian của mình nó không phí.

Cho nên mình vừa tu trong thất mà vừa đi ra ngoài nữa. Mà khi mà thấy cái đường này có người đi kinh hành tới lui vậy đó, mình biết con mắt mình nó khó lòng lắm, nó thấy người ta đi rồi nó cứ động tâm hà. Cho nên mình tránh mình đi cái đường khác, mình nhìn thấy cái đường nào mà không có ai mình đến đó mình chiếm cứ chỗ đó đi. Ai đến thì không được, chỗ này là chỗ căn cứ địa của tui, không có tới đây mà đi kinh hành, đó con cấm người ta đi. Thầy nói bây giờ không ấy tôi rào cái chỗ này vòng vòng đây, tôi rào cái chỗ này. Còn không ấy mấy con vẽ mấy con vẽ vòng vòng, cái này là chỗ cứ địa của tui không có vô đây đi kinh hành, đi ở ngoài kia vẽ ngoài kia khuất đi. Đó thì mình chiếm cứ của mình để mình đi chứ không khéo người ta lọt người ta đi qua đi lại rồi mắc công mình nhìn nữa nó động tâm mình.

Thành ra ở đây mình nỗ lực mình tu như vậy đó, mình không nói nhưng mình ra dấu, bảo là đi đi, lắc tay mình biểu lại, mình không nói chứ mình đưa tay vậy, mình ra dấu mình bảo chứ nói rồi bắt đầu nói chuyện rồi sao. Mình ra dấu mình đuổi họ lại đằng kia đi cái này tui đi trước tôi giành rồi, cái vũng nước này tôi đã giành lâu rồi mà bây giờ bà lại đây bà muốn giành vũng nước tôi nữa sao?

Thì như vậy mấy con mới có thể mà tu vừa trong mà vừa ngoài nó mới có thanh tịnh được.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy