00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 032D - VẤN ĐẠO LÀM BÀI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - NHIẾP TÂM AN TRÚ, ÁI NGỮ, NHÂN QUẢ SANH

CK 032D - VẤN ĐẠO LÀM BÀI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, NHIẾP TÂM AN TRÚ, ÁI NGỮ, NHÂN QUẢ SANH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 06/12/2005

Thời lượng: [47:35]

1. CÁCH VIẾT PHẦN DUYÊN TAN TRONG BÀI QUÁN NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: biết rằng mấy con phải có nơi chỗ để cho mấy con đem nền đạo đức vào, chứ mấy con không có chỗ thì mấy con tu để làm gì đây? Chỉ có lợi ích cho chính mình sao? Đâu có được! Phải không mấy con? Nhớ, mấy con phải ráng tu.

Vì vậy, tuổi trẻ của mấy con rất cần tu. Hôm nay còn những điều gì, mấy con hỏi Thầy. Còn ai hỏi Thầy gì nữa không con? Nếu không hỏi, còn thì giờ thì chúng ta sẽ tập.

Tu sinh: con xin thưa hỏi.

Trưởng lão: rồi con hỏi.

Tu sinh: kính bạch Thầy! con muốn hỏi trong cái phần viết về cái duyên tan, thay về thấy nhân quả của việc làm thì con có thể nói kết quả như thế nào thì nằm ở trong duyên tan?

Trưởng lão: lẽ đương nhiên là trong kết quả của nó, kết quả của mẩu chuyện con đưa ra đó phải không? Mẩu chuyện con đưa ra kết quả như thế nào đó là duyên tan.

Thí dụ như bây giờ người đó ăn cướp, giết người đi. Bây giờ người ăn cắp, giết người bị công an bắt; rồi kêu án bỏ tù. Đó là kết quả ông ta rồi đó. Kết quả của nhân quả ác đó là ông ta bị bỏ tù, kêu tử hình hoặc là kêu ông ta chung thân; lúc bây giờ duyên tan đó, con mới luận để chỉ cho họ thấy cái nhân quả tan rã đây. Con hiểu chỗ đó không? Cách thức như vậy gọi là duyên tan.

Tu sinh: thế còn nếu ví dụ như con nói ngược trở lại. Nếu người đó không làm việc này thì quả thiện như thế nào. Phần đó con để nằm trong phần nào?

Trưởng lão: cũng nằm trong phần kế đó: bên thiện, bên ác mà. Nếu đi vào con đường giết người, cướp của vậy thì quả của nó là bị ở tù chung thân hoặc bị kết án tử hình. Còn bây giờ người này khi mà ý khởi ra, nếu mà con viết bài nhân quả ý hành đó, khi mà ý khởi ra mà ông ta không làm, thì kết quả này nó sẽ đi đến như thế nào? Đem lại sự an vui, quả an vui cho người mà nếu ông ta lấy của, giết người thì người đó sẽ đau khổ như thế nào? Mà ông không làm điều này, trong ý ông (khởi ra) mà ông không làm điều này, thì kết quả đó sẽ đem đến cho người mà ông sắp sửa lấy của, giết đó, họ sẽ được hạnh phúc, sẽ được an vui, không có bị chết, không có bị mất của. Và đồng thời ông không có bị tù tội, không chết.

(02:16) Bởi vì không làm (nghĩa là làm) ngược lại quả ác thì nó là quả thiện chứ không có gì hết. Con cũng nêu lên hành động mà không làm điều ác này thì nó sẽ đem đến quả của nó là an vui cho mình, cho người. Con cũng ghi lại rõ những điều đó, tức là duyên tan của nó. Cuối cùng nó đem lại sự hạnh phúc cho mình, cho người. Duyên tan của hành động đó.

Còn duyên ác đem đến duyên tan của nó là đem đến nỗi khổ cho mình, cho người, cho những người mà mình đã giết đã cướp của; cho mình là mình bị ở tù, kêu án tử hình. Đó là ác pháp.

Còn thiện pháp mình không làm hành động này, nó sẽ đem đến cho người không có bị hại, không có bị đau khổ; cho mình không bị tù tội.

Một câu chuyện, con nêu lên cái thiện và cái ác của nó. Qua kết quả đó, nếu mọi người không làm điều này sẽ đem đến hạnh phúc như thế nào. Đối tượng bị giết, bị cướp thì họ sẽ mất của, họ sẽ đau khổ. Đối tượng bị giết thì họ sẽ mất người thân của họ, họ sẽ đau khổ biết dường nào. Còn quả của nó đi tới cho những người làm hành động ác đó sẽ bị khổ như thế nào, bị giam cầm, bị tù tội, công an đánh đập như thế nào. Diễn tả những quả của nó, duyên tan của nó, để thấy được nỗi khổ của người đó, gọi là tan rã của câu chuyện đó, con hiểu không? Còn thiện sẽ đem lại hạnh phúc cho người và cho mình.

(03:43) Rồi bắt đầu giờ nó mới kết luận của bài này, áp dụng vào đời sống của mình. Mình khuyên răn nhắc nhở mình như thế nào trên những hành động này, làm tốt hay làm xấu, hay nói mình: "Thôi phải ráng đi ăn trộm ăn cắp, một đêm ăn trộm bằng 3 năm làm". Thì con nhắc nhở người ta kiểu này thì nhân quả này là nhân quả ác. (Thầy cười)

Như vậy nhớ kỹ làm như vậy mới hợp, đúng chỗ và bài bản, để cho mình đọc lên bài đó, để mình đi sâu vào sự hiểu biết mà hóa giải được tâm mình, không còn đau khổ nữa. Như vậy mới được. Còn hỏi điều gì nữa không?

(04:18)Tu sinh: con chỉ nói phần duyên hợp thôi còn duyên tan con không biết luận như thế nào?

Trưởng lão: được rồi, ví dụ khi mà con đến phần duyên hợp thì con để chữ “duyên hợp” ở dưới này con mới luận. Bởi vì ở trên đó con đưa ra người ta nghe, trong đầu người ta cũng đọc hình dung được cái thiện, cái ác trong đó rồi, qua câu chuyện rồi. Nhưng mà dưới này con để “duyên tan” hoặc con để đặc tính, đặc tướng của nó.

Khi con để đặc tướng thì con mới nêu lên cho người ta thấy được tướng ác của hành động đó; còn đặc tính thì con nêu lên để cho người ta thấy tính thiện hay tính ác của nó trong hành động đó. Rồi bắt đầu con qua duyên hợp là do lý do gì mà nó hợp lại nó thành chuyện ác này, và duyên tan để kết cuộc cái quả này thì nó đem lại cái sự buồn phiền, đau khổ hay là hạnh phúc cho những người xung quanh trong duyên hợp này đó.

Kết luận thì con nêu ra những lời khuyên, những phương pháp để khắc phục mình, không được làm những điều ác đó nữa đó. Con hiểu cái chỗ mà viết bài chưa?

Để cho mình trả lời qua mẩu chuyện. Mình đưa ra một mẩu chuyện, mình trả lời. Ở đây thầy Chơn Tịnh đưa ra rất nhiều mẩu chuyện nhưng thầy khéo léo một chút, mỗi mẫu chuyện Thầy đưa ra một đặc tướng, đặc tính của nó; cho đến khi chuyển đổi nhân quả hẳn hòi. Bài của thầy Chơn Tịnh, thầy nói viết rất hay, thầy đưa ra những mẩu chuyện ngắn gọn nhưng mà thấy sự đau khổ, nó nhiều hình ảnh đau khổ. Bắt đầu mình luận trên sự đau khổ đó ra bằng nhân ác của nó, bằng quả khổ của nó, cho cụ thể rõ ràng.

2. THẤU SUỐT NHÂN QUẢ LÀM TÂM CHÚNG TA TỰ XẢ VÀ TĂNG SỨC ĐỊNH TỈNH

(06:04) Cho nên biết đem lồng những câu chuyện vào, thì bài luận về nhân quả có ích lợi rất lớn cho đời sống của chúng ta và xả tâm rất lớn. Mấy con luận rồi tự mấy con thấy tâm mình xả rất lớn. Mấy con nhiếp tâm, mấy con an trú nhiều hơn là lúc mấy con chưa có làm bài này đâu.

Thầy nói thí dụ như thay vì mấy con cố gắng mấy con tập trung nhiếp cho nó hết vọng tưởng chứ gì. Không ngờ khi mình làm bài này mà nó thấu suốt được rồi, tâm mình nó xả xuống mấy con, tự nó xả.

Bây giờ nhiếp tâm sao lại thấy nó ít niệm, nó tỉnh hơn nữa. Mấy con làm thử, mấy con sẽ biết nó ảnh hưởng ghê gớm lắm đó. Mấy con làm đúng là mấy con xả được, mấy con làm sai là nó chạy lòng vòng chứ nó không chịu xả. Định Vô Lậu bởi vì nó vô lậu mà. Nó làm cho sức định tĩnh mình tăng lên, chứ không phải mình nhiếp tâm trong bước đi, mình Định Tỉnh mà nó tăng lên đâu. Cái đó là mình ức chế.

Người giỏi ức chế thì nó kéo dài ra vậy đó chứ xả ra tâm họ vẫn động như thường. Còn cái này chúng ta xả tâm bằng phương pháp hiểu biết, bằng tri kiến của chúng ta. Chúng ta chưa có gặp đối tượng gì hết mà chúng ta vẫn thấy nó ngầm, nó xả trong đó. Nó ly tham, sân, si trong đó rồi. Tại vì mình hiểu, nó tự xả rồi. Mà khi đụng chuyện, bắt đầu tri kiến nó soi cũng như là ánh hào quang, cũng như mấy cây đèn mà người ta soi chim vậy. Nó soi vô ngay con chim. Nó nổ là tiêu liền con chim. Cho nên ác pháp mà bị cây đèn trí tuệ mình nó soi vô đó, là ác pháp bị nổ ra liền tức khắc, nó không còn nữa đâu.

(07:33) Cho nên, ở đây chúng ta dùng trí tuệ là vũ khí sắc bén nhất để bảo vệ chúng ta hoàn toàn không bị ác pháp xâm chiếm vào thân tâm chúng ta được. Nó soi vào chỗ nào, mấy con biết trí tuệ chúng ta soi vào chỗ nào là phá vỡ chỗ ấy hết.

Cho nên mấy con triển khai đúng là mấy con sẽ thấy từ đó mấy con nhiếp tâm, tự nó an tịnh vô, nhiếp tâm nó an trú vô, an trú rất tự nhiên, tự tâm nó thanh tịnh. Thầy nói rồi mấy con làm theo đi. Bởi vì Thầy ngồi Thầy tu như thế này mà Thầy không nhiếp tâm gì hết mà Thầy tu, Thầy thấy tâm mình lần lượt nó thanh tịnh, nó ly tham, sân, si hết. Thầy nói "Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết cho Thầy đi". Rồi Thầy ngồi, Thầy chơi một lát Thầy nhắc, nhắc riết vậy sao mà tự nó ly ra hết.

Chứ Thầy mà biết quán như thế này, Thầy còn tu nhanh nữa mấy con. Hồi đó có ai dạy Thầy đâu. Con hiểu không? Thầy tu chỉ tác ý thôi. Còn bây giờ mấy con tác ý kiểu đó, nó ép vô trong đó, nó còn ức chế vô trong đó. Nó còn đống đống, nó nằm trong đó, nó chờ ngày bung ra nữa.

Còn Thầy, Thầy có cái duyên như thế nào, Thầy chẳng biết, nhưng có điều kiện là Thầy xả tâm thật sự. Đúng là cái pháp như lý rất hay. Còn mấy con bây giờ là Thầy sợ mấy con tác ý vậy là mấy con bị ức chế. Cho nên triển khai tri kiến mấy con thông suốt, nó xả hết.

Hễ nó thông suốt rồi ít khi nào mà nó bị vướng mắc lắm, cho nên nó tự xả. Nó tự xả thì mấy con nhiếp tâm vô, hồi đó một phút, nó có vọng tưởng ra vô, giờ một phút sao nó tự nhiên quá? Sao nó không vọng tưởng mà sướng nữa, tu không cực. Mấy con tập đi rồi mấy con thấy nó xả; rồi mấy con thấy tu không có cực khổ, không có nhọc nhằn, không có mệt nhọc, khó khăn.

3. TU CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC CẦN KỸ LƯỠNG, CĂN BẢN

(09:04) Bây giờ về vấn đề mà tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức thì mấy con người nào mà tập được một phút, nghĩa là sáng trưa chiều tối khuya một phút thôi. Mấy con tập được một phút, nghĩa là từ mấy bữa rày mấy con mà tập được một phút thì phần này, Thầy muốn mấy con ghi cho Thầy biết một phút để Thầy thấy sự tu tập một phút của mấy con được thì Thầy cho mấy con lên 2 phút.

Các con biết sao không? Hay là mấy con sẽ ghi cho Thầy, người nào mà tu được 1 phút thì mấy con ghi 1 phút rồi trao cho Thầy. Thầy sắp xếp cái lớp 1 phút của mấy con. Còn người nào tu tập được 2 phút thì ghi 2 phút, mà 5 phút ghi 5 phút. Mấy con ghi rồi đó, nhưng mà Thầy thấy mấy con còn đưa giấy tờ; nhiều người nói "Con ghi vậy con tưởng là được chứ chưa được". Mấy con ghi làm sao cho chắc ăn chứ đừng có ghi tới ghi lui như vậy, Thầy không biết sắp làm sao cho được. Phải không? Chắc ăn vào.

Bây giờ 1 phút là 1 phút, mà 2 phút là 2 phút, còn 5 phút là 5 phút. Chứ đừng bữa nay đưa Thầy 5 phút hay 30 phút rồi ngày mai nói: "Con tu chưa được như vậy mới chừng 3 phút thôi" thì không được. Nói qua nói lại không được. Nói cho đúng để cho mình sắp xếp lớp, để hướng dẫn tu.

Còn bên các con mà người lớn tuổi rồi thì các con cũng phải tu tập cho Thầy từng phút tâm thanh thản an lạc vô sự, nghĩa là mấy con tu tập từng phút. Bây giờ mấy con tu tập cho Thầy, rồi mấy con sẽ trình lại cho Thầy biết và Thầy kiểm tra lại sau.

Nghĩa là mấy con vào tu 7 giờ sáng, tu về Tứ Niệm Xứ giữ tâm thanh thản an lạc vô sự. Mấy con vô, mấy con tác ý "Tâm thanh thản an lạc vô sự, không có khởi niệm gì hết, phải thanh thản an lạc vô sự, thân tâm phải bất động". Rồi mấy con ngồi, bắt đầu mấy con cứ để đồng hồ, rồi mấy con nhìn đi, coi 1 phút qua rồi các con thấy như vậy được 1 phút, nghỉ một chút đã.

Các con xả nghỉ để cho nó tự nhiên rồi trở lại con tu 1 phút nữa, cứ 1 phút mấy con tăng lên cái tâm thanh thản của mấy con. Đây là tập Chánh Niệm Tỉnh Thức. Cho nên mấy con tu tập như vậy, mấy con không có bị ức chế tâm đâu, và tu từng phút, từng phút mà thôi. Bắt đầu mấy con được rồi thì mấy con trình bày cho Thầy, rồi mấy con sẽ tăng lên 2 phút. Tu tập lại từ đầu để cho có căn bản.

(11:25) Cũng như bây giờ mấy con tu tập Định Vô Lậu là mấy con tu tập từ đầu đó. Bắt đầu tu lại từ nhân quả thảo mộc. Đó là bắt đầu sự quán xét của mấy con đầu tiên.

Bắt đầu tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức thì mấy con phải tỉnh thức trong bước đi, tỉnh thức trong hơi thở, tỉnh thức trong cánh tay của mấy con. Ở bên những con còn sức khỏe, thì các con phải tập tỉnh thức ở trong một buổi. Mấy con chia ra 3 tiếng đồng hồ tu thì 30 phút mấy con tu tỉnh thức, 30 phút tu Định Vô Lậu. Đó là phần như hồi nãy giờ Thầy nhắc mà tỉnh thức thì các con phải tu tập. Như các con lớn tuổi, các con không có nương vào bước đi, mà cũng không có nương vào hơi thở; mà chỉ nương vào tâm thanh thản an lạc vô sự của mấy con thôi. Tức là mấy con tu Định Sáng Suốt, tức là Định Thư Giãn đó; giữ cái tâm mình bất động nhưng mấy con tu 1 phút, cho nên 1 phút của mấy con thì mấy con giữ được rồi, thì Thầy sẽ cho tăng lên.

Chứ bây giờ nói "Tôi tu 30 phút, 40 phút hay 1 giờ", mấy con theo đó như vậy thì mấy con sẽ bị dậm chân tại chỗ đi, nó không có chất lượng. Cho nên bây giờ mấy con tu lại 1 phút, rồi ghi lại 1 phút cho Thầy. Từ đó, Thầy sẽ theo dõi coi 1 phút mấy con nhiếp tâm được hay không.

Bắt buộc từ ngày hôm nay cho tới ngày mấy con gặp Thầy, mấy con phải trình lại cho Thầy sự tu tập cho cụ thể, chứ không có được tu lờ mờ như thế này, thì không đúng, phải rõ ràng.

Các con cũng sẽ ghi lại trong tập giấy là ngày nay con tu 1 phút đạt được chất lượng như thế nào, ngày mai tu 1 phút đạt được chất lượng thế nào, ngày mốt tu. Đến khi gặp Thầy, trình lại cho Thầy những ngày mà mấy con tu như thế nào. Coi chất lượng tu trong 1 phút đó, ngày đó, nó bị mấy niệm khởi vào. Nó an trú không được thì mấy con cũng ghi lại để Thầy xem coi cách thức của mấy con tu tập như vậy, chất lượng được hay không; để mà Thầy giảm lại hoặc là Thầy tìm cách Thầy thiện xảo cho mấy con tu cho được nhiếp tâm và an trú trong 1 phút. Đó thì mấy con nhớ.

(13:31) Như ở bên mấy con còn trẻ tuổi, còn sức khỏe thì mấy con tu từ đi kinh hành, đi 10 bước rồi đứng lại hít thở 5 hơi thở rồi tiếp tục đi 10 bước nhiếp tâm, từng hành động của bước đi và hơi thở đứng lại chứ còn không ngồi.

Bắt đầu mấy con tu lại Chánh Niệm Tỉnh Thức, đầu tiên mấy con đi mà mấy con không có đứng lại hít thở, đi suông không. Kế đó mấy con mới hít thở; rồi sau này mới ngồi. Lần lượt những cách tu tập tỉnh thức thì mấy con phải tập lại kỹ lưỡng, tu từng phút cho Thầy.

Khi một phút qua rồi thì mấy con nghỉ một chút, nghỉ một phút rồi mấy con tập lại và cứ như vậy mà tập liên tục suốt 30 phút cho Thầy. Rồi ghi lại trong thời gian tu 1 phút đó, con có khoảng thời gian nào mà có niệm khởi trong đó, không an trú thì ghi cho Thầy biết; để Thầy thấy sự niệm khởi đó nhiều hay ít; mà cần thiết để giúp cho mấy con tu để mà xả những niệm đó cho sạch, chứ không phải là dạy cho mấy con để ức chế nữa.

Nếu ít thì thay vì bây giờ các con tu suốt ngày, vậy mà nó chỉ có 1 lần 2 lần, trong 1 phút đó có 1 niệm 2 niệm thì Thầy thấy là như vậy là Thầy sẽ cho tăng lên 2 phút, 2 phút thì mấy con sẽ thấy có niệm nhiều hơn. Đồng thời khi mà có niệm nhiều hơn bắt đầu bây giờ Thầy mới cho mấy con áp dụng vào Định Vô Lậu, để rồi từ áp dụng Định Vô Lậu rồi mấy con sẽ xả tâm.

Cách thức Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con xả tâm trong Định Vô Lậu để cho tâm của mấy con càng ngày càng tỉnh thức hơn, và nó đi vào Định Tỉnh, tức là tâm nó sẽ Định Tỉnh Nhu Nhuyễn, Dễ Sử Dụng. Đó là cách thức tu tập.

(15:12) Bên các con lớn tuổi thì các con giữ tâm thanh thản an lạc vô sự chứ đừng có nương vào hơi thở, cũng đừng nương vào bước đi. Còn bên các con tuổi còn trẻ đó, còn khỏe mạnh đó thì các con hãy tu bước đi kinh hành và hơi thở. Nếu người nào không bị rối loạn hơi thở thì cứ tập hơi thở, cũng 30 phút này mấy con đi kinh hành, 30 phút sau con tu Định Vô Lậu, kế đó 30 phút nữa thì con tiếp tục ngồi hít thở và cuối cùng các con chia thời gian tập thì các con sẽ đi kinh hành.

Nhưng hít thở thì đầu tiên các con tu đề tài thứ nhất: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" rồi các con hít vô thở ra cho đến 1 phút là nghỉ, không tu nhiều; tu ít, tu cho có chất lượng cho Thầy. Nếu các con đã thuần thục, đã quen, đã có những kinh nghiệm, tu đã nhiếp tâm rồi thì mấy con sẽ được đặc cách. Mấy con thấy được Thầy cho tăng lên, tăng lên cuối cùng tới mức độ nào mà mấy con không làm chủ được nữa thì lúc đó mấy con sẽ dừng lại; dừng lại ở đó mà tập luyện nhiều. Đó là nó mới có căn bản. Đó thì mấy con cứ tu từng phút.

Từ hôm đó tới nay có nhiều người tu từng phút, đã thấy có những kết quả; và có nhiều người hiện giờ tu từng phút đã lên từ 5 phút, 10 phút, 30 phút mà trong thời gian đó người ta an trú được hoàn toàn. Nhưng mà tới 30 phút thì nó vừa đủ rồi, Thầy không cần mà dạy thêm. Thầy chỉ cần mấy con khi mà tới đây rồi thì mấy con sẽ dồn hết công phu của mấy con vào Định Vô Lậu để quán xét Định Vô Lậu.

Đồng thời Thầy sẽ đặc cách cho những người có thì giờ tu Định Vô Lậu đó. Khi những bài của họ viết Thầy sẽ dạy, mà Thầy không có đợi đến lớp phát họ đâu, Thầy sẽ đến thất họ, Thầy sẽ giao bài làm của họ. Thầy bảo phải làm lại, phải viết lại phải như thế nào, Thầy hướng dẫn họ ngay trong thất họ, để họ tập về Định Vô Lậu. Cách thức là Thầy phải đến thất, chứ không phải là chung chung như bây giờ đến đây, Thầy dạy Thầy trả bài cho mấy con là chung chung. Còn bây giờ nó đã phân ra lớp và hướng dẫn. Khi người ta nhiếp tâm được, an trú được rồi, thì Thầy phải cho họ chuyên về Định Vô Lậu cho họ quán.

Chẳng hạn bây giờ mấy con mới bài làm, bài "Nhân quả của con người" thôi thì Thầy sẽ cho họ làm những bài như là "Quán Thập Nhị Nhân Duyên", "Quán Thân Ngũ Uẩn", "Quán Bất Tịnh" hoặc là những phương pháp quán khác, để cho họ làm những bài đó để Thầy triển khai cho họ đi sâu hơn nữa thì giúp họ nhanh chóng hơn.

(17:44) Khi cùng một lớp mà có người tốt nghiệp trước có người tốt nghiệp sau là tại vì đặc cách cho họ. Họ đạt được cái chỗ đó, giúp đỡ họ, để họ đạt được, để song song để cho họ đi đến cái chỗ giải thoát hoàn toàn. Trước được người nào thì Thầy đỡ người nấy mấy con.

Thí dụ như bây giờ trong chúng đã có người tu rồi. Trong khi đó Thầy nhờ người mà tu xong đó, họ đến lớp, họ giúp đỡ Thầy để hướng dẫn mấy con được. Các con hiểu điều đó. Cho nên Thầy đỡ vất vả, mà Thầy đỡ vất vả, có người mà đứng lớp thay Thầy dạy được, thì lúc bây giờ Thầy sẽ ngồi lại, Thầy viết những bộ sách Đạo Đức cho có thì giờ. Chứ Thầy ngày nào Thầy cũng lên lớp dạy; chấm bài, sửa bài cho mấy con thì Thầy không còn thì giờ để viết sách.

Cho nên vì vậy người nào tu được, đặc cách Thầy cho nâng lên, nâng lên sự tu tập để cho hợp thời gian ngắn, đào tạo người đó, để cho họ đạt được sớm, để họ giúp Thầy.

Thí dụ như thầy Chơn Thành nhiếp tâm an trú được thời gian dài hoặc là một vị nào mà đã tu tập tốt thì Thầy sẽ trợ giúp cho họ bên Định Vô Lậu đó. Họ sẽ tư duy quán xét về Định Vô Lậu, cho họ triển khai và Thầy tận tình ở một bên, Thầy kèm cho họ, để họ tư duy họ quán cho đúng cách, không có còn lệch lạc, không có quán chung chung mà phải đi sâu vào, xoáy sâu vào đề tài để cho nó hiểu rõ như thật. Nó sâu sắc như thật.

Thầy hướng dẫn cho họ thì cuối cùng họ đạt thành cái tri kiến giải thoát hoàn toàn, cộng với sự Định Tỉnh của họ; thì lúc bây giờ họ hoàn toàn đi vào Tứ Niệm Xứ để quét đi những vi tế nhất trong Tứ Niệm Xứ. Cuối cùng khi tâm họ hoàn toàn thanh tịnh thì Bốn Thần Túc xuất hiện ra. Lúc bây giờ khi họ có đủ Tứ Thần Túc thì họ sẽ giúp Thầy làm công việc, coi như là tới đây họ không còn tu tập nữa, hết rồi. Họ sẽ giúp Thầy.

(19:35) Trong số mấy con đó, người nào được đặc cách thì Thầy sẽ theo dõi và giúp đỡ. Còn người nào còn tu từng phút từng phút thì Thầy cũng sẽ hướng dẫn cho mấy con đi lên. Còn người nào tu từng phút từng phút mà xả tâm chưa nổi, nó còn những niệm vọng tưởng, còn có những cái niệm đó coi như là mấy con sẽ ở lại tập nữa, tập cho đến khi nào được thì mới thôi.

Lúc bây giờ Thầy nói trước, để trong chúng ta đừng nghĩ rằng sao tu với nhau một lượt mà sao người này làm bài nhiều như vậy, mà người kia làm bài sau như vậy. Hiện giờ lớp bên nữ có nhiều người ta đã quán lên các pháp vô thường rồi, mà có nhiều người quán tới thân bất tịnh rồi. Các con biết đặc cách họ tu tập như vậy bên nữ đó, còn bên nam của mình còn loanh quanh trong nhân quả này.

Những bài quán xét, nó chưa có đủ mấy con. Mấy con viết chưa đủ, cho nên mấy con còn lặp đi lặp lại nhiều lần để cho thấm nhuần được lý của nhân quả, của con người. Chúng ta nhớ kỹ như vậy mới có thể đạt được những kết quả tốt.

(20:41) Bây giờ mấy con phải nhớ lời Thầy dặn là nhiếp tâm, an trú. Người nào mà đạt được 5 phút thì lấy 5 phút làm chuẩn mà nhiếp suốt thời gian mấy con ghi, người nào 1 phút thì ghi 1 phút. Đừng có mặc cảm chúng ta tu 1 phút đâu, được Thầy giúp đỡ mấy con sẽ tu rất nhanh không có lâu đâu. Do được 10 phút thì mấy con cứ tu 10 phút, mà tu 20 phút thì tu 20 phút.

Đồng thời sau thời gian nữa, Thầy rảnh rỗi Thầy sẽ kiểm tra từng người. Mấy con nói 20 phút thì mấy con nhiếp tâm, ngồi lại hay đi kinh hành đi 20 phút. Đi cho đúng 20 phút. Thầy chịu khó, Thầy ngồi đây 20 phút Thầy kiểm tra lại cho mấy con, để coi tâm của mấy con có đúng như vậy hay là không đúng, đó là sự kiểm mà.

Coi như là những ngày để tốt nghiệp cho mấy con tăng lên thì lúc bây giờ phải kiểm lại hết chứ không có thể để cho mấy con tự thì không được. Bắt buộc mấy con phải thực hiện để Thầy theo dõi, Thầy kiểm tra, coi nó đúng không. Nếu đúng, sáng Thầy kiểm tra, chiều Thầy kiểm tra, tối Thầy kiểm tra, khuya Thầy kiểm tra coi mấy con nhiếp tâm như vậy, mấy con an trú được không. Khi an trú được thì Thầy sẽ chấp nhận cho mấy con lên lớp trên, còn không thì mấy con còn ở lại lớp.

Mấy con học kỹ và được huấn luyện kỹ, đào tạo kỹ thì chắc chắn là mấy con sẽ đạt được kết quả, chứ không khéo mấy con tu dậm chân tại chỗ mất hết. Mấy con có tu như vậy mà cứ vọng tưởng cứ ra vô, ra vô mà không biết cách nào xả.

4. NHIẾP TÂM, AN TRÚ

(22:11)Cho nên câu hỏi của một người Phật tử ở ngoại quốc, người ta hỏi ở trên mạng Thầy trả lời cách thức: " Con tu có khi con nhiếp tâm, an trú được hỷ lạc; còn có khi sao nó không có mà lại vọng tưởng quá nhiều. Vậy làm thế nào khắc phục được vọng tưởng?"

Đó là câu hỏi mà hồi nãy Thầy có trao cho mấy con trong bài rồi đó. Đồng thời ở trong bài này, có một người Phật tử hỏi về " Nhân quả, nghiệp là gì?" Do đó người này thật sự chưa hiểu, buộc lòng Thầy phải trả lời nhưng ông ta là người đọc rất kỹ và có quan sát rất kỹ mới hỏi những câu hỏi đó, chứ không khéo thì ông cũng không biết đâu mà hỏi.

Mấy con đọc lại bài của Mật Hạnh đánh máy, Thầy đã in ra cho mỗi người để chúng ta thấy được lộ trình mà chúng ta tu tập. Ông này đang tu sai đó mấy con, nên ông mới có những câu hỏi đó. Người mà không hiểu nhân quả là người chưa từng quán nhân quả, chưa từng biết nhân quả cho nên người ta mới hỏi những câu hỏi đó. Chúng ta trả lời là để giúp cho họ biết được nhân quả.

Bây giờ ở đây thì mấy con thấy mình có được 2 lớp, một lớp người già và một lớp người còn sức khỏe. Các con còn trẻ, tương lai mấy con còn khoẻ thôi.

Tu sinh: bạch Thầy, con xin hỏi Thầy. Con tu sáng trưa chiều tối trong 3, 4 khóa nhưng con tu 1 lần là 1 phút tu, 1 phút nghỉ. Khi xong 30 phút thì con lại thư giãn 30 phút, nhưng mà rồi lại tu tiếp. Sau khóa tu tiếp con thấy không ổn. Bởi vậy con tu 30 phút xong thì con lại xả nghỉ tới 1 tiếng mới ổn lận. Nếu mà tu tiếp khi xả 30 phút xong thì bắt đầu nó lọt tưởng. Cho nên con có tu một khóa buổi sáng vậy, con tu chỉ có 2 lần thôi, 1 lần tu 30 phút xong, rồi nghỉ 1 giờ mới ổn. Nếu mà tu tiếp là nó không ổn.

(24:13) Trưởng lão: đúng rồi, bây giờ tùy theo đặc tướng con. Thí dụ mình nghỉ 30 phút rồi mình tu lại được thì mình nghỉ 30 phút; mà mình thấy tu nó loạn, nó không nhiếp tâm được. Mặc dù mình tu có 1 phút mà nó vẫn bị động đó. Do đó mình nghỉ thêm rồi bắt đầu mình tu. Hoặc các con tu như thế này cũng được nữa. Sáng mấy con thấy mình rất tỉnh táo rồi bắt đầu mình tu nhiếp tâm trong 1 phút thôi, mà tu đúng 30 phút trong buổi sáng; rồi buổi kế đó mình không tu nó nữa. Mình không tu cái pháp đó nữa bởi vì làm cho nó tập, cho nó thích nghi, nó quen rồi thì nó không có gì nữa. Do đó mình sẽ tu Định Vô Lậu con.

Buổi chiều bắt đầu mình tu lại, nghĩa là mỗi một buổi tu vậy đó mình chỉ tu 1 lần nhiếp tâm và an trú tâm thôi, mà mỗi một khoảng thời gian mình tu là 1 phút chứ không có tu nhiều, mà tu 30 phút. Buổi sáng tu 30 phút, buổi chiều tu 30 phút không tu thêm nữa, tùy theo đặc tính của mấy con mà mấy con tu càng có chất lượng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nghỉ gấp đôi cũng được, không có sao hết, nhưng mà vô tu là hoàn toàn phải có chất lượng, chứ không được tu lơ mơ.

Tu sinh: kính bạch Thầy, buổi tối có hôn trầm con lại tu được nhiều, nhất là khóa từ 1h30 sáng tu cho tới khoảng 5h thì con tu rất nhiều. Ví dụ như 30 phút, tu 30 phút nghỉ, lúc đó nó nhiều triệu chứng, có sự hôn trầm nữa, con tu vậy, con thấy nó lại ổn hơn. Có lúc nhiếp tâm tốt lắm nhưng mà có lúc do bị hôn trầm cho nên đi liên tục vẫn được, cứ 30 phút tu, 30 phút nghỉ vẫn tốt.

Trưởng lão: được rồi, như vậy là quá hay. Nghĩa là trong buổi tối, con có thể thay đổi, thiện xảo 30 phút tu, 30 phút nghỉ, phải không? Còn ban ngày thì con thấy rằng có thể tu 30 phút rồi nghỉ 1h, rồi tu lại thì cũng được không có sao hết; hoặc tu 30 phút rồi nghỉ tới buổi chiều mình tu 30 phút nữa không sao hết. Miễn làm sao mà thời gian mình tu 30 phút đó chất lượng hoàn toàn không có niệm gì xen trong đó, tức là nhiếp tâm và an trú tâm cho được trong cái thời gian đó. Mà chỉ có tu 1phút, chứ không có tu nhiều, chưa đâu.

Tu sinh: con bạch Thầy nếu trong lúc mình đang tu, nó có những niệm khởi ngoài. Ví dụ trong Định Vô Lậu Thầy cho nhưng mà nó lại có những niệm khác.

Trưởng lão: niệm khác mà không phải là đề tài của nhân quả phải không?

Tu sinh: dạ!

(26:47) Trưởng lão: bây giờ chịu khó dùng pháp tác ý đuổi đi liền tức khắc, ức chế nó liền, "Bởi vì bây giờ tao chưa có đủ Định Vô Lậu, tao chưa quán mày nổi, tao chưa có hiểu mày được". Cho nên bây giờ chỉ còn pháp tác ý: "Vọng tưởng mày phải đi, cái niệm này tao không chấp nhận, mày phải rời khỏi đây, bây giờ tao Chánh Niệm Tỉnh Thức", dùng pháp tác ý đuổi nó liền. Mình chưa hiểu nó thì khoan đã, mặc dù mình đuổi đi là ức chế đó, nhưng mà đuổi đi để cho mình tiếp tục mình Chánh Niệm Tỉnh Thức.

Con hiểu không, ức chế đó nhưng mà mình vẫn tiếp tục để cho mình giữ tỉnh thức con. Chứ bây giờ mình chưa có học Định Vô Lậu thông suốt hết mọi mặt thì làm sao, biết đâu để mình triển khai, để mà phá nó đây. Bây giờ nếu mà sử dụng được thì con dùng Định Vô Lậu con quán xét con xả nó. Nếu Định Vô Lậu về nhân quả mà được thì con dùng nó quán xét, mà thấy nó không ăn nhập gì nhân quả thì thôi, đành chịu thôi tác ý đuổi đi "Chớ bây giờ tao chưa có hiểu mày".

Tu sinh: con thấy con dùng Định Vô Lậu với Định Niệm Hơi Thở, niệm nào lên là cỡ 30 phút là hết thôi.

Trưởng Lão: như vậy con dùng Định Niệm Hơi Thở con tác ý thì nó cũng đi, nhưng mà nó dễ ức chế. Bởi vì nó chưa có rõ, bởi vì Định Vô Lậu của mình mình quán xét về nhân quả nó chưa có đề tài để quán xét nó, cho nên mình đuổi chưa được.

Còn nếu mình dùng nhân quả mà quán xét được cái niệm đó nằm trong nhân quả thì mình đuổi được đó. Có những niệm nằm trong nhân quả, mà có những niệm không nằm trong nhân quả. Hầu hết là các niệm đều có nằm trong nhân quả. Còn một số niệm là không nằm trong nhân quả, cái đó ít lắm. Cái niệm không nằm trong nhân quả thì ít, bởi vì nhân quả là chi phối cả vũ trụ, tất cả các pháp mà. Cho nên thường là nó nằm trong nhân quả hết.

Đề tài nhân quả là đề tài quán vô lậu đó, nó rộng rãi mênh mông lắm. Những niệm nào không lọt qua nhân quả ít lắm; cũng còn sót 1, 2 niệm nó không nằm trong nhân quả. Cho nên những niệm đó thì chúng ta tác ý đuổi nó đi thôi rồi lần lượt mình tiếp tục mình học tới những cái niệm khác.

(29:00) Con thấy như Thập Nhị Nhân Duyên nó cũng nằm trong nhân quả mà các pháp vô thường thay đổi nó cũng nằm trong nhân quả, không có pháp nào là không đâu. Nói về Thân Ngũ Uẩn, nó cũng nằm trong duyên hợp của nhân quả đó, rồi Thập Nhị Nhân Duyên nó nằm trong duyên hợp của vũ trụ quan, nó thuộc về nhân quả hết.

Coi như các pháp của Phật sau này đều nằm chung trong nhân quả. Nói ra như nói Thập Nhị Nhân Duyên thì mình thấy không có dính dấp gì nhân quả chứ nó có nhân quả trong đó hết. Thí dụ như nói quán thân bất tịnh mình nói không có nhân quả chứ sự thật ra nó cũng nằm trong quy luật của nhân quả. Mình quán thực phẩm bất tịnh, quán xương trắng tất cả những cái đó đều có nằm trong nhân quả hết chứ không phải không đâu. Sau này, mấy con học mấy con sẽ thấy nhân quả nó rộng rãi mênh mông lắm.

Tu sinh: con bạch Thầy, giờ con bỏ hết tất cả, con tu lại căn bản từ đầu ạ?

Trưởng lão: bây giờ đó, thí dụ như con bỏ hết tất cả, con đi lại căn bản, để mình biết căn bản để mình đi vào coi chất lượng nó sao. Chứ không phải bỏ hết đâu, bỏ hết thì không đúng. Nghĩa là giờ con đi lại từng phút rồi con thấy được con tăng lên 2 phút thấy được, tăng lên 3 phút thấy được, tăng lên 4 phút. Tăng cho đến khi mà mức độ của con hoàn toàn là nhiếp tâm và an trú tâm được.

Nó không có bị xen kẽ ra vô, lúc niệm này, lúc niệm khác, lúc hôn trầm, lúc thùy miên xen ra, xen vô, nó không có. Khi mình tu để cho mình nắm cho vững cái căn bản này, chứ không phải là mình đi lại ban đầu là mình cứ tu chút chút nữa.

Người ta nhiếp tâm 1 phút là tại vì người ta nhiếp hơn nữa không được, bởi vì nhiếp hơn thì nó bị những niệm này niệm kia nó đủ thứ cho nên người ta không có nhiếp. Người ta chỉ chủ động người ta trong 1 phút còn con bây giờ nhiếp vẫn im re con cứ tăng lên, tăng lên đến 30 phút thì dừng lại đó cho Thầy thôi, đừng tăng lên nữa. Thầy không cần mấy con tăng nhiều, tăng lên 30 phút thôi.

Cho nên từ 1 phút mấy con nhiếp, rồi mấy con tăng lên 2 phút, 3 phút cho đến 30 phút được. Con thấy được 30 phút ở đó cho Thầy. Rồi Thầy sẽ dạy cho cách thức để xả tâm cho rốt ráo đã. Ở đó mà đi lên nữa thì không được. Chỗ đó, chỗ này nó có một điểm hứa hẹn Định Vô Lậu, nó hẹn với Định Chánh Niệm Tỉnh Giác: "Mày tới đây, mày ngồi đây chứ mày đi nữa là mày chết. Chờ cho tao đi tới rồi đó thì mày mới xả hết thì mày đi tới nữa mới được". Đó là điểm hẹn của 2 pháp. Con hiểu chưa?

(31:18) Vì vậy, mình đi lố là mình đi trật đường rồi, "Tao chưa tới mà mày tới đây mày đi lố là mày đi lạc đường", thằng nào cũng vậy nếu mà thằng quán này, nó không được Định Tỉnh như vậy, thì nó đến đây nó quán xẹt đi tùm lum, nó thành tưởng quán chứ không phải là quán đúng. Cho nên Định Vô Lậu, nó không vô lậu, nó lại là tưởng lậu chứ không phải là vô lậu.

Cho nên vì vậy mà 2 thằng phải chờ nhau. Thằng này quán tới đó rồi chờ thằng này, thằng này nó tới đây rồi nó giúp cho thằng này được thanh tịnh. Giờ nó mới đi qua một phương pháp khác chứ nó không còn ở chỗ này nữa, đi tới chỗ khác để nó quét trên cái vi tế của nó. Con đường đi rõ ràng vậy đó. Rồi con hỏi đi.

Tu sinh: con làm tiếp cái bài (32:03) ạ?

Trưởng lão: mấy con sẽ làm tiếp.

Vấn đề con tu Tứ Niệm Xứ mà nó buồn ngủ thì con đi kinh hành, không có gì khó. Bởi vì nó buồn ngủ tức là con sẽ đi kinh hành. Trong giờ đó, con đừng có để cho nó ngủ phi thời, con cứ đi kinh hành. Đi kinh hành để mà phá cái ngủ, đừng cho nó ngủ thôi, chứ mình không phải phá nó đâu, đi như vậy để cho nó đừng có ngủ.

5. PHÂN BIỆT ÁI NGỮ CHÁNH NGỮ VÀ ÁI NGỮ TÀ NGỮ

(32:25) Đề tài nhân quả ái ngữ thì vừa rồi thì bên nữ thì có Nguyệt Cảo viết đề tài ái ngữ như thế này. Bây giờ bài đó không có ở đây. Nó đem những thơ văn, những lời khuyên của Bác Hồ, những lời Bác kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi giặc, những lời tha thiết yêu thương đất nước, những lời yêu thương con cháu của Bác Hồ. Những lời Bác Hồ nói thực sự đó là ái ngữ. Mấy con có học rồi mấy con biết, lời Bác Hồ là lời ái ngữ rất lớn. Rồi những thơ văn như "Qua đình dở nón xem đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu". Đó cũng là lời ái ngữ nhưng lời ái ngữ đó nó nằm trong tà ngữ chứ không phải là Chánh Ngữ.

Cho nên vì vậy mấy con phân biệt được tà ngữ hay Chánh Ngữ. Như những lời mà Thầy khuyên mấy con, đó là ái ngữ: "Các con hãy ráng tu, có những khó khăn gì có bên Thầy, các con yên tâm mà nỗ lực". Đó là lời ái ngữ mấy con. Các con nhớ những lời ái ngữ như vậy, nó nghe, nó cố gắng, nó khắc phục mình, nó ráng cố gắng hơn, đó là những lời ái ngữ.

Những lời khuyên lơn, những lời làm cho mình nỗ lực hơn, đi vào con đường tốt, làm cho con đường thiện, cũng như Thầy sách tấn mấy con, Thầy khuyên mấy con nỗ lực tu để rồi đứng lớp dạy: "Tội nghiệp bao nhiêu con người trên hành tinh này, họ đang đau khổ quá mà chúng ta biết được pháp, chúng ta không tu, để chúng ta đem ra dạy họ thì rất tội". Đó là những lời ái ngữ, con hiểu chỗ ái ngữ. Thầy đem những ví dụ vậy, biết bao nhiêu là lời ái ngữ, lời nói thương yêu, lời nói nằm một lòng rộng lớn bao la thương mọi người, thì đó là ái ngữ.

Còn lời nói ái ngữ, nó hạn hẹp trong gia đình, trong tình ái của gia đình mình, ái kiết sử như "Con thương cha, thương mẹ". Thí dụ như chẳng hạn như "Các con học giỏi đi ba sẽ mua quà biếu hay cho sách vở mấy con hoặc cặp sách, hay sắm cho cái mũ, đôi giày. Con ráng học ba sẽ sắm cho con". Đó cũng là lời ái ngữ mấy con, đó là lời của cha con, của thân tình: "Con ráng học giỏi đi, kỳ này mà con đậu đó mẹ sẽ đãi cho con hoặc mua cho con cái áo đẹp" để khuyến khích con mình cũng là lời ái ngữ.

(34:58)Cho nên lời ái ngữ nhiều lắm, những cái gì mà làm cho chúng ta an ổn vui, vui mừng đó là lời ái ngữ. Mấy con nhớ như vậy là ái ngữ. Cho nên thơ văn nó cũng có ái ngữ nhưng mà coi chừng ái ngữ mà tà ngữ, còn ái ngữ mà Chánh Ngữ.

Ở bên nữ có những bài, người ta viết về ái ngữ nhân quả, có những bài viết đáng làm gương mẫu để chúng ta coi theo đó mà chúng ta viết, nhưng bên nam thì chúng ta chưa làm. Để rồi Thầy khéo léo, Thầy gợi ý cho mấy con, mấy con làm, chắc cũng không thua bên nữ đâu. Lời ái ngữ, các con rất nhiều lời: lời khuyên, một lời nhắc nhở, một lời nói. Cũng như người nông dân, họ đi cày, họ nói với con trâu:

"Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn"

Các con thấy, đó là những lời ái ngữ. Nghe nó có một cái tình giữa người với vật, nhờ con trâu cày mình có lúa, mà có lúa thì ở ngoài đồng thì có cỏ, trâu ăn. Cho nên mình thấy thấm thía giữa tình người với con vật. Đó là những ái ngữ mấy con, nó nhiều lắm.

Như vậy là chúng ta đã hiểu biết được lời ái ngữ đó thì chúng ta sẽ thực hiện lời ái ngữ đó.

6. CHÚNG SINH ĐỀU LÀ NHÂN QUẢ VỚI NHAU

(36:29) Trưởng lão: "Theo lời Thầy dạy khi còn đang sống là đã tạo, sanh ra người khác. Khi tu chưa xong, cuối cùng không sanh nữa nhưng còn những duyên Sanh trước đó ra sao?"

Sự thật ra mình bây giờ đó những điều mà trước kia mình làm những điều ác đó. Trước kia mình làm những điều ác, những điều ác đó nó đã sanh ra những con người khác rồi. Nhân quả mà, làm sao mất được và khi mình tu xong rồi. Do đó mình tu xong rồi không lẽ là mình không độ những người mà do nhân quả mình làm ra sao?

Cho nên Thầy kêu gọi mấy con nỗ lực tu xong rồi, thì mấy con đứng lớp mà dạy. Bởi vì những con người đang đau khổ không ai chính là nhân quả của mấy con. Bởi vì nhân quả sanh mà, những người xung quanh ta đang đau khổ đều là do nhân quả sanh ra hết, mà trong đó có nhân quả từ trường của chúng ta chứ đâu phải không.

(37:21) Mặc dù chúng ta chưa biết mặt mày, nó là con chúng ta đâu, nhưng sự thật là hành động nhân quả chúng ta đã có ác thiện của chúng ta sanh ra một đám đó. Cái đám đó hiện giờ không biết là ngồi trước mặt Thầy, là không biết có nhân quả của Thầy trong đó. Các con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy sự nỗ lực của chúng ta tu chính là chúng ta độ chúng ta, mà độ cho những người khác là độ nhân quả, chứ có gì đâu. Bởi vì chuyển biến nhân quả mà. Vì vậy, mấy con thấy "Khi tu xong cái nhân cuối cùng không sanh nữa, nhưng còn những duyên Sanh trước đó ra sao?". Đâu có ra sao đâu, mình tu xong rồi đâu có nghĩa là mình tu rồi mình nhập Niết Bàn đâu. Bởi vì mình còn nợ nhân quả mà mình đã sanh ra một bầy ác, giờ bỏ đi đâu, phải lo mà độ.

Bởi khi mà con có Tam Minh rồi, con mới nhìn thấy: “Trời ghê thiệt chứ không phải chơi, làm sao bỏ được”.

Thí dụ như bây giờ Thầy tu rồi, Thầy nói: “Thôi, bây giờ mình giải thoát rồi, kệ nó, nhân quả hồi đó mình không biết, mình làm nó đẻ ra cả đống, kệ nó thôi kệ nó, làm cái gì làm, thôi mình nhập Niết Bàn cho rồi”. Mà nhập Niết Bàn rồi, những nhân quả đó, những người đó, họ không hiểu, họ cứ trùng trùng duyên khởi. Từ hạt giống này, nó sẽ sanh ra bao nhiêu cây, rồi bao nhiêu cây, rồi bao nhiêu quả nữa mấy con; nó cứ trùng trùng trong thế gian này, nó đau khổ.

Cho nên vì vậy khi mà Thầy thấy rõ rồi, không thể nào mà bỏ chúng sanh được hết. Chúng sanh có từ trường nhân quả của mình trong đó, chứ đâu phải còn ai vô đây nữa. Các con hiểu, nó không phải riêng của mình nữa, mà của nhân quả là của chung rồi. Bởi vì con người từ nhân quả sanh ra mà, nó là của chung rồi đâu còn của Thầy riêng đâu. Mà Thầy có mặt là nhân quả của Thầy, chứ đâu phải Thầy không nhân quả sao; mà nhân quả của Thầy là của chung, của nhân quả hết.

Chính bây giờ thân của Thầy là nghiệp, là nhân quả rồi, cho nên Thầy sống, động tác của Thầy, thân, miệng ý của Thầy đều sản sinh ra ba cái thứ nhân quả này. Bây giờ Thầy phải làm sao, phải chấm dứt được cái nhân quả này. Cho nên Thầy nói thật sự ra một người tu rồi, người ta chịu khổ rất nhiều, chịu khổ nhiều lắm, mà cứ mọi nhân quả ác, nó sanh ra như vậy đó. Mà nó đang chịu nhiều sự đau khổ đó, cho nên Thầy phải gánh vác.

Ngày xưa đức Phật cố gắng hết sức mình gánh vác, nhưng được một số người đệ tử của Ngài. Ngài ra đi rồi thì số người đệ tử của Ngài không phải họ không có khả năng làm điều này đâu, nhưng nhân quả hết rồi mấy con.

(39:44) Người ta quá là tàn nhẫn. Trong khi ông A-Nan, mấy con đọc lại trong sách, ông A-Nan, coi ông A-Nan nói: "Trời đất ơi mấy người đọc câu kệ như vậy là trật lất rồi", thì về mới nói ông thầy, ông nói: "Ông A-Nan, ông già, ông lú lẫn rồi, mấy con đừng có nghe ông".

Mấy con đọc lại câu chuyện. Ông A-Nan lúc bây giờ 120 tuổi rồi mấy con. "Ông A-Nan lú lẫn ông rồi nói bậy”, mà sự thật ra bài kệ đó, ông Anan biết rất rõ là nói sai, dạy người ta vậy là trật. Nhưng học trò về nói với ông thầy, ông nói: "Ông A-Nan, ông già lú lẫn rồi, mày còn nghe ông làm gì. Ông già rồi, ông đâu hơn tao sao. Tao còn thanh niên, ông già rồi". Cuối cùng bây giờ nó truyền thừa như vậy, mà ông Anan làm sao bây giờ, cái duyên chúng sanh hết rồi.

Cũng như Thầy đã tuyên bố với mấy con, cái duyên mà chúng sanh không có. Mặc dù là Thầy biết đó là nhân quả của Thầy, từ khi Thầy tu cho đến khi Thầy chứng đạo, bao nhiêu hành động ác của Thầy mà, đã bao nhiêu con người có mặt ở trên thế gian này. Nó không ở nước này, cũng ở nước khác. Nó tương ưng đâu thì nó có đó. Bây giờ Thầy nỡ Thầy bỏ sao. Thầy giờ phải đứng trên đầu sóng để Thầy vượt ra, Thầy cứu tất cả những nhân quả của Thầy đó, chứ không ai đâu.

(40:51) Thầy thương mấy con bao nhiêu là Thầy thương nhân quả Thầy bấy nhiêu. Bởi vì cái lòng của người tu rồi, lòng đại bi người ta lớn lắm. Người ta không có nhỏ đâu, mà người ta thương đúng, người ta thương như thật chứ không phải người ta thương cái kiểu thương vay khóc mướn đâu. Không phải khóc mướn cho mấy con đâu, mà người ta thương chính bản thân Thầy, chính nhân quả của Thầy.

Thầy làm sao Thầy xóa sạch 3 cái nhân quả này, mà mấy con sẽ là những người được Thầy hướng dẫn tu cho đến nơi đến chốn. Đó, mấy con hiểu được điều mà Thầy Chơn Tịnh nói.

"Khi sống đã tạo ra nhiều người, nhiều người đó có liên hệ với môi trường người đó đang sống không?"

Sự thật ra nó có sự liên hệ, bởi vì cái khổ của người nào cũng giống như người nào, đó là sự liên hệ rồi. Trước cái khổ của người khác, mình không thấy là cái nhân quả, tuy rằng nhân quả mình tạo ra. Bây giờ người đó ở thành phố đi họ không có đây nhưng mà do mình tạo ra. Vì nhân quả đó, hễ mình khởi niệm. Bởi vì tri kiến của mình, mình làm sao mình có Tam Minh thấy được.

Cho nên mình còn ở trong tri kiến thì mình thấy rõ ràng là nhiều người là do nhân quả mình tạo ra và tạo ra không phải là mỗi hành động của mình, nó còn nguyên vẹn vậy đâu, nó ở đầy đất làm sao. Cho nên nó có hạt lép ở trong đó chứ hạt nào nó cũng lên hết sao? May mắn lắm thì được 1, 2 hạt sanh ra được người đó, chứ không khéo nó chết ngỏm đó. Khi mà nó tung ra thì nó đã biết bao nhiêu cái nhân, cái quả; cái nhân cái hạt đã thúi, nó không còn.

Cho nên trong khi đó mình có liên hệ với họ qua nhân quả. Thí dụ như bây giờ nhân quả của Thầy, Thầy biết cái sân, cái phiền não, nó khổ rồi. Những con người trước mặt Thầy, những con người đang ở trên hành tinh này đều có sân y như Thầy chứ không có gì khác hết. Cho nên cái đó là sự liên hệ của môi trường, của nhân quả rồi.

"Cho nên khi sống đã tạo ra nhiều người, nhiều người đó có liên hệ với môi trường người đó đang sống không?"

Có chứ! Có liên hệ hết, nghĩa là liên hệ sự sống. Bởi vì người nào có thân, cũng có liên hệ khổ đau, y như nhau. Cho nên chân lý của đức Phật nói: " Con người là khổ, nguyên nhân khổ là lòng ham muốn". Đó là chân lý rồi, mà chân lý chung. Cho nên chỉ có người tu mới thoát ra, nhưng mà người tu thoát ra rồi, nhìn lại những nhân quả do từ những hạt sanh ra, nó quá nhiều đó, thì do ai.

(43:17) Cho nên người nào mà người ta tu xong rồi thì người ta cũng có ý muốn độ, muốn giúp nhưng mà người ta biết được cái nhân quả người ta có đủ hay không. Không đủ, nói người ta không nghe đâu.

Lúc bây giờ mà người ta cái tà pháp mạnh rồi, mà mình không có đủ duyên. Bây giờ trong giai đoạn này, mà Thầy nói như thế này: các nước mà quốc giáo người ta chấp nhận, cái đó là đạo Phật, mà bây giờ Thầy đưa giáo pháp này ra họ dẹp Thầy liền tức khắc. Họ đâu chấp nhận Thầy đâu. Họ chấp nhận cái kia thì họ không chấp nhận cái này. Thí dụ như đất nước này chấp nhận Đại thừa thì Thầy lớ quớ là người ta cũng quét Thầy thôi. Người ta đâu để cho tôn giáo này nói như thế này.

Bởi vậy, cho nên đứng trong góc độ của Thầy rất khó mấy con, chứ đâu phải là dễ đâu. Nhưng mà hôm nay chúng ta vì thấy chúng sanh khổ. Vì Thầy có tham, sân, si, Thầy biết cái khổ của tham, sân, si, nó có cái sự tham, sân, si của mọi người có liên hệ với Thầy.

"Cho nên khi sống tạo ra nhiều người, nhiều người đó có liên hệ với môi trường người đó đang sống không?"

Đúng là người đó đang sống trong môi trường nhân quả thì có liên hệ với môi trường nhân quả. Người nào cũng có liên hệ, Thầy cũng có môi trường. Trừ ra Thầy vào Niết Bàn, Thầy bỏ thân này thì Thầy mới ra khỏi môi trường.

(44:30) Tu sinh: bạch Thầy, con muốn hỏi, khi sanh cái người thân sau có liên hệ, đại khái là mình có gặp gỡ, hay là có gặp lại mà mình không biết hay không?

Trưởng lão: bây giờ trong mấy con gặp Thầy, mấy con có biết không? Bây giờ, nhân quả của Thầy tự làm ra, giờ Thầy tu rồi thì trong mấy con đó có nhân quả với Thầy chứ, thì mấy con biết không?

Ngày mà Thầy còn trẻ tuổi, Thầy làm những hành động ác mà Thầy là một tu sĩ, biết đâu chừng những tu sĩ ngồi trước mặt Thầy có nhân quả chứ đâu phải không.

Có nhân quả của Thầy trong đó, tiếc vì mấy con không có đôi mắt Tam Minh, các con nhìn không thấy. Cho nên có nhiều thầy mà Thầy phải khổ sở với họ rất lớn, nhưng mà họ chính là nhân quả của Thầy. Bởi vì hồi đó Thầy đâu có biết, Thầy cũng giận hờn, Thầy cũng phiền não, Thầy cũng chửi mắng thiên hạ. Bây giờ nó cũng sanh, nhưng mà Thầy là một tu sĩ đi, giờ nó sanh ra cũng là tu sĩ, mà tu sĩ ông đó ông có giận hờn, ông có phiền não không mấy con, hay là ông ấy hết, có chứ.

Cho nên nó cũng giống Thầy nhưng mà vì đôi mắt Tam Minh mình không thấy. Bây giờ, những người lớn tuổi, trong khi đó hồi Thầy còn nhỏ tuổi, những từ trường đó, ví dụ cách 20 năm, 30 năm, nhỏ hơn Thầy 10 tuổi, 20 tuổi thì những nhân quả ác của Thầy là những người đó. Bây giờ họ nhỏ hơn Thầy bao nhiêu thì nó cũng gần gũi với Thầy.

Các con biết, từ trường nó sanh ra, nhân quả trùng trùng duyên khởi đâu phải ít đâu. Cho nên mấy con thấy những người xa lạ mà gặp, không biết chừng là duyên nhân quả do từ trường của mình mà bây giờ mình lại gặp người đó.

(46:06) Tu sinh: thưa Thầy, nhân duyên đầu tiên là một cây chuối rồi, nó sanh ra đây cũng là bà con hết phải không Thầy?

Trưởng lão: chứ sao, có một cây chuối mà nó sanh ra là bà con hết. Nó sanh ra trong cái nhân quả, có một chỗ thôi, chứ nó có một cha mẹ của nhân quả thôi. Cho nên một cây chuối mà bao nhiêu cây bây giờ, chứ đâu còn ai nữa đâu.

Bởi vậy đức Phật hay thiệt, ông nói " Con người từ nhân quả sanh ra, con người là thừa tự nghiệp do nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả". Mình có đi đâu mà lọt cái vòng đó được, cho nên mình là anh em chung nhau một nhà đây nè. Cha mẹ đều là nhân quả hết thì còn đâu mà xa lạ. Chính mình hằng ngày, mình cũng tạo ra nhân quả phải không, nhân quả thì nó lại sanh ra nữa thì cũng là nhân quả sanh ra. Cho nên mình cứ ngỡ tưởng mình sanh ra, mình chui ra; chứ sự thật ra không có ở đâu mà chui ra được hết; nhân quả, quy luật duyên hợp mà con.

Hễ hợp duyên nhiều thì nó lại sanh ra nhiều mà duyên hợp ít thì nó sanh ra ít. Bây giờ nó trùng trùng duyên hợp, cho nên nó trùng trùng duyên Sanh, mà vì vậy mình thấy nó trùng trùng duyên diệt, duyên khởi, duyên sanh. Cho nên nó nhiều cái lắm.

Tu sinh: vì sao, bao giờ học ạ?

Trưởng lão: vì sao á con? Bây giờ có lẽ là bữa nay là thứ Ba phải không con? Có lẽ là Chủ Nhật. Để Thầy còn lo phần giấy tờ nữa các con.

Rồi mấy con còn đi khất thực.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy