00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 032B - KHAI GIỚI THỌ THỰC - TỨ SỰ - TỰ RĂN MÌNH KHI NGỦ PHI THỜI - SÓNG GIÓ TU VIỆN THẦY ĐỨNG TRÊN ĐẦU SÓNG

CK 032B - KHAI GIỚI THỌ THỰC - TỨ SỰ - TỰ RĂN MÌNH KHI NGỦ PHI THỜI - SÓNG GIÓ TU VIỆN THẦY ĐỨNG TRÊN ĐẦU SÓNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 06/12/2005

Thời lượng: [42:52]

1. KHAI GIỚI CẤT GIỮ THỰC PHẨM

(00:00) Trưởng lão: Đây là có một câu hỏi; có những câu hỏi!

Hỏi: Như hàng ngày con đi khất thực về nếu lỡ như ăn không hết những phần bánh hay trái cây. Con có được giữ qua ngày sau dùng tiếp vào lúc ăn cơm, ăn cơm ngày hôm sau đó. Chỉ ngày một bữa, không ăn phi thời có được không? Hay là phải bỏ?

Ở đây, ví dụ bây giờ nói như thế này. Thay vì cái người mà người ta cúng dường cho mình nó vừa đủ đi. Nhưng mà ở trong Tu viện của mình lại có những người họ lại đem thêm trái cây hoặc bánh trái gì họ cũng gửi cúng dường cho chư Tăng. Mà nếu mà cái khẩu phần của chúng ta ngày hôm đó nó vừa đủ chứ nó không có thừa, nhưng vì có người cúng dường đó thì cô Út lại đội thêm. Không đội thêm sao được?

Nếu mà mọi lần thì mình tự động mình làm thực phẩm đó, thì mình vừa thôi mình không có làm thêm nhiều. Nhưng mà vì có người đã cúng dường cho mình những cái bữa ăn của mình họ cũng tính nào là có bánh ngọt, có gì đủ rồi. Nhưng mà hôm nay thì ở trong chùa lại có một số Phật tử khác họ lại cúng, vì vậy mà cô Út lại đem ra thêm, đội ra thêm.

Thật sự ra thì chúng ta có quyền giữ lại nhưng mà phải khai giới. Bởi vì nó không có được để đồ ăn lại, mà để đồ ăn lại thì phạm giới. Cho nên vì mình tiếc, mình không nỡ mình đem cái của Phật tử người ta cúng dường bánh, trái vậy mà đem bỏ phí như vậy. Thì mình biết là đúng là giới luật của Phật thì không được để đồ ăn lại. Nhưng mà mình ăn một ngày đó mà đồ ăn dồn dập như vậy mình ăn sao hết nỗi.

Cho nên cái cúng dường của Phật tử bây giờ là cái cúng dường sai. Thay vì một cái chùa người ta đi khất thực như vậy rồi thì Phật tử không có nên, về thăm chùa thì mình cứ về thăm. Và đồng thời đừng có mua nào là nước tương, nào là xì dầu hoặc nào là dầu mỡ, ở chùa đâu có nấu nữa đâu. Nào là cải ngò, bánh, mứt đủ loại, thí dụ.

Họ đem về như vậy thì trong cái bữa ăn người ta đã có người cung cấp rồi mà bây giờ đem thêm ra thì chúng ta thừa rồi. Mà bỏ thì phí của đàn na thí chủ, của mồ hôi nước mắt làm ra chứ đâu phải ít.

Cho nên vì cái sai của Phật giáo quá sai, là tại vì chúng ta đã quen đi với các chùa của Đại thừa, cho nên Phật tử giờ cứ nghĩ rằng mình đến chùa là mình mua đồ này kia, cái mình đem gạo thóc, đồ ăn, đồ uống này kia mình cúng dường. Thầy nói thật sự ra nếu mà tổ chức hẳn hòi, mà cái gạo mà đem cúng dường đây chắc mốc hết, chắc ẩm hết, chắc mọt ăn hết chứ không ai mà nấu. Bởi vì mình có người cúng dường rồi, mà mình cứ nấu như vầy sao được.

Trong khi đó thật sự ra vì tiếc cho nên cô Út cũng nấu rồi để mà đãi khách. Ở đây, thật sự nếu mà có điều kiện mà có khách đâu cần gì đâu, chỉ cần một cú điện thoại là sau đó ở ngoài kia nó sẽ trở vô cho chúng ta những cái hộp cơm như thế này, mỗi khẩu phần bốn năm ngàn gì đó chứ không nhiều. Một cái hộp cơm. Còn cơm cô Liên Châu cô đặt cho chúng ta là tám ngàn. Thì mấy con thấy rằng, nhưng mà cái người làm buôn bán họ quá lời mấy con.

(03:02) Thay vì cái vấn đề này thật sự ra Thầy nói, chúng ta ngày hôm đó chúng ta ăn thiếu thì chúng ta ăn thêm cơm một chút không sao hết. Mà chúng ta ăn dư chúng ta bỏ, chúng ta tiếc lắm mấy con. Bởi vì chúng ta biết mồ hôi nước mắt. Làm ra của mà có ăn rất là cực! Nếu chúng ta là nông dân chúng ta mới biết rằng hột gạo rất là khó, thực phẩm làm ra rất khó!

Cho nên vì vậy, bỏ rất uổng. Mà để lại thì chúng ta phạm giới. Nhưng bây giờ biết sao hơn, chúng ta khai cái giới đó ra, chúng ta giữ lại đến ngày mai chúng ta đem ra. Mà ngày mai nếu người ta cho ăn đủ nữa thì chắc chắn dư nữa. Và như vậy là sai hoài, sai riết rồi để bánh trái mốc meo hết.

Mà nếu không thì chúng ta lại ăn cái bánh trái cũ, để lại bánh trái mới nó cứ nối tiếp, nối tiếp như vậy mới để được chứ còn cỡ mà để lại nữa thì chắc không để lại được.

Cho nên vì vậy mà thật sự ra thì cái này thì hiện giờ Thầy chế cái giới để tạm thời thôi, để sau khi ổn định được hai cái nhà bếp. Một cái nhà bếp của Phật tử cúng dường và nhà bếp trong Tu viện phải ổn định lại.

Từ đây về sau Phật tử, khi mà tổ chức được đi khất thực như vậy rồi, có Phật tử lo rồi. Thì nhà bếp chùa không bao giờ còn nổi lửa nữa mấy con. Đúng với tinh thần của đạo Phật đi xin bên ngoài mà ăn chứ trong chùa không nổi lửa nữa. Nó rất hạnh phúc!

Cho nên vì vậy mà buổi giao thời nó còn rất khó khăn. Cho nên ở đây câu hỏi của con hỏi, thì lúc bây giờ khi mà muốn giữ lại thì các con phải tự khai giới ra mấy con. Con xin khai giới: “Đúng ngày mai, đúng ngọ con sẽ đem những thực phẩm này ra ăn. Chứ con không nỡ phí bỏ, không nỡ phí bỏ mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ”. Rồi ngày mai con hãy đem ra con ăn, nếu hết được thì cũng tốt, mà nếu không hết được thì khai giới một lần nữa. Và cứ như vậy mới được chứ còn không khéo thì Thầy thấy, chờ Thầy ổn định được. Chứ không ổn định được thì không được.

2. DUYÊN PHẬT SỰ

(05:01) Về vấn đề sư Pháp Ngộ thì con thấy rằng cái duyên của con, thật sự ra cái duyên của con có duyên với những Phật tử. Cho nên vì vậy mà nó cứ bị động tâm, động tâm khi mà được một cái tin, hay hoặc được cái gì đó. Hoặc là thấy một cái người Phật tử ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa mà đến thì con lại bị động tâm về vấn duyên phật sự của con.

Thật ra đúng là phải nỗ lực tu cho mình được, chứ còn không khéo thì mình cũng tu không được. Do như vậy đó thì bằng cái sự tư duy quán xét để cứu mình, để cố gắng khắc phục, dùng cái tri kiến tìm hiểu những cái điều lợi, hoặc là những cái điều hại.

Bây giờ phỏng chừng mình có cố gắng mà giúp đỡ Phật tử cũng như nghe những tin này mà mình có làm được những gì? Hơn nữa cuộc đời của mình chưa có đủ sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thì nó còn xa lắm, mà nếu mình không nỗ lực tu tập thì ai lại cứu mình?

Cho nên vì vậy con khéo nhắc nhở tâm con, khéo tác ý để cố gắng ổn định, sống độc cư không tiếp duyên với ai hết. Và cứ khắc phục, đối phó với tâm niệm của con. Bởi vì tâm niệm của con là từ lâu tới giờ con ở một chỗ một thời gian 3, 4 tháng rồi nó có cái duyên để mà đi chỗ này, chỗ kia. Bây giờ nó cũng quen như vậy cho nên khi khép chân mình lại thì nó có cái sự thúc đẩy bằng cách này, bằng cách khác.

Cho nên trước những hoàn cảnh này muốn để thành tựu được cái tu hành, thì mình phải có một cái lý trí, mình tư duy suy nghĩ mình đánh bạt đi những cái tư tưởng đó, những hoàn cảnh đó. Và đồng thời con theo Thầy thiết nghĩ con không nên tiếp những Phật tử ở các miền đó về đây. Họ đến thì đến, nhưng mà có cái điều khó là khi họ gặp, khi con thấy họ thì tâm con nó cũng bất an rồi. Nó muốn tìm hiểu coi sự việc nó như thế nào, nó xảy ra như thế nào, có bình an không? Làm như mình có cái trọng trách với những Phật tử đó, có cái nhiệm vụ đối với Phật tử đó.

Hiện giờ thì con dùng cái tri kiến của con mà tư duy quán xét cái Định Vô Lậu để giữ gìn cho con được độc cư và nỗ lực tu hành. Con sẽ viết một cái bài đó cho Thầy. Vì Định Vô Lậu buộc lòng phải đẩy lui những cái này. Thì con tư duy suy nghĩ như thế nào để khắc phục tâm mình, để áp dụng vào đời sống mình, để mình nỗ lực tu hành cho được. Con về con hãy làm cái bài đó. Khi mà con làm cái bài đó thông suốt thì con sẽ đã thông được tư tưởng và con sẽ yên ổn tu hành con.

Tu sinh: Bạch Thầy! Con còn thiếu một bài nữa. Thiếu một tờ.

Trưởng lão: Thiếu một tờ hả con?

Tu sinh: Dạ, nhân quả con bị thiếu một tờ.

Trưởng lão: Như vậy là còn sót ở trên bàn Thầy, để Thầy tìm cho.

3. XẢ TÂM TRƯỚC NHỮNG CHƯỚNG NGẠI SÓNG GIÓ TRONG TU VIỆN

(07:58) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Con thấy trong sự tu tập của con hiện nay, sau mỗi lần con nói chuyện nhiều với Thầy hoặc cô Út thì về thất rất quên nhiếp tâm. Hễ nhiếp tâm vào thân hành là bắt đầu âm thanh, lời nói, hình ảnh lúc tiếp duyên nó phóng ra hoặc nghe ai nói điều gì. Trong lúc đi làm việc chung nó cũng phóng ra làm cho con không an trú tâm vào thân hành được, dù là 10 bước hoặc đi 5 bước, 5 lần đưa tay ra vào, 1 phút. Để giảm bớt thêm sự tiếp duyên nói chuyện và nghe lời của người khác thì con xin Thầy cho con những vật tứ sự cần dùng, khi nào con cần con viết giấy xin Thầy để con khỏi phải tiếp duyên với cô Út. Vả lại lúc trước này Thầy chỉ dạy cho chúng con không nên đi khất thực nhận ở hai nơi. Nên hôm ấy không ai nhận phần thực phẩm thêm của cô Út để ở trên bàn, nên hôm đó con đến xin tập của cô, thì cô có hỏi con về phần này: Thầy cấm không cho nhận đồ ăn, trái cây phải không?

Con trả lời:

- Thầy dạy chỉ nên đi khất thực một chỗ.

Lúc ấy cô nói:

- Thầy chống lại tôi, từ nay quý thầy không có trái cây mà ăn.

Và cô út lấy ra cho con đến chín tập giấy.

Con nói:

- Con xin một cuốn.

Cô bảo:

- Lấy về hết mà sử dụng. Từ nay trở đi đừng có hỏi tôi một thứ gì cả.

Lúc ấy có một người đứng bên cạnh cô Út, nhưng nếu bây giờ con đến xin thì làm cho cô Út rất khó vì cô đã nói đừng có hỏi. Và cũng làm trở ngại trong sự tu tập của con dù là một chuyện nhỏ.

Dường như con thấy có hôm trong rau cần ô người làm có để tỏi, và đồ xào có để hành. Xin Thầy nói với người đem cơm nhờ người ấy nhớ nói với người làm đừng để tỏi hành vào trong thực phẩm một lần nữa để cho người làm nhớ."

(10:29) Về cái vấn đề tỏi hành Thầy đã nói rồi. Đừng có nên bỏ vào trong thực phẩm. Và đồng thời trong cái vấn đề mà cô Út nói chẳng qua là để thử thách thôi. Nhưng mà có cái điều kiện là chúng ta phải làm đúng theo cái hạnh của chúng ta do cái vấn đề cô Út nói gì nói.

Bây giờ giờ vấn đề mà tứ sự đây là vấn đề quan trọng mấy con. Bởi vì về cái đời sống của người tu sĩ là nó phải có những cần thiết như: Giấy vệ sinh, hoặc là xà bông giặt, hay hoặc là điều này kia. Tất cả những cái tứ sự mà mấy con cần dùng.

Thì mấy con muốn cần dùng một cái gì hay hoặc là mấy con bây giờ cần một cái thứ thuốc thang gì khi mà mấy con bị cảm sốt mà mấy con không đẩy lui được, mấy con cần thiết. Thì mấy con hãy viết giấy đưa cho Thầy, để Thầy biết, hơn là mấy con cứ vào cô Út mà xin. Cái này lẽ ra thì cô Út thay Thầy làm công chuyện đó là hơn.

Nhưng vì hiện giờ, chúng ta đứng ở trên cái đầu sóng. Như Thầy đã nói mà mình đứng trên đầu sóng chứ đâu phải mình ở dưới chân sóng. Cho nên vì vậy mọi sự kiện đều là chúng ta biết cách xả tâm. Chúng ta là những người đang tu mà, những ác pháp đến thì chúng ta thấy bình thường không có gì đối với chúng ta. Vì vậy mà chúng ta luôn luôn lúc nào cũng đem lại cái sự bình an cho mình cho người, không nói một lời nói gì hết.

Bởi vì nó có nhiều cái, trong cái Tu viện. Hằng ngày mà Thầy đứng trên đầu sóng mà Thầy vượt qua. Các con thì bình an tu các con không biết đâu. Nhưng mà Thầy không khéo thì một cái đổ vỡ, tan tành Thầy cũng không còn ở đây một chút nào hết. Bởi vì ở sao được, phải không mấy con hiểu đi!

Cho nên vì vậy mấy con biết rằng, trong lúc này cái sự kiện xảy ra đó là bình thường, cô Út nói là bình thường thôi. Nhưng mà chính cái đối tượng cô Út để giúp chúng ta xả tâm chứ không phải là gì hết. Chứ không phải là chuyện rắc rối gì cả nếu chúng ta biết.

Bởi vì ở đây nó không đơn giản đâu, mà chỉ có ở đây mấy con mới tập trung được. Chứ chỗ khác mấy con tập trung như thế này là Nhà nước đến làm việc mấy con liền. Họ không cho mình ở mà tập trung như thế này đâu, mà mở cái lớp học như thế này. Nhưng mà ở Tu viện này thì được đó mấy con.

Cho nên vì vậy mà Thầy biết rất rõ, trừ ra chúng ta có giấy phép xin Trung Tâm An Dưỡng, có mở những cái lớp học đàng hoàng, Nhà nước chấp nhận chúng ta mới đến đây ngồi học tu được.

Còn những cái nơi khác là cái chùa người ta sinh hoạt nó vậy đó người ta có giấy phép của giáo hội đàng hoàng. Còn ở đây Thầy không giấy phép gì hết à. Thầy từ nào tới giờ Thầy sống là bao giờ Nhà nước họ cũng theo dõi Thầy biết Thầy là con người dạy đạo đức rất rõ. Không làm cái điều gì sai, cho nên chúng ta mới được an ổn như thế này.

(12:57) Nhưng ở chỗ khác thì không được đâu, chính quyền chỗ khác họ không hiểu đâu. Cho nên nó có những cái khó. Mà ở đây nó có cái khó là tại vì cô Út là đối tượng để giúp cho chúng ta xả tâm chứ không có gì khác. Chứ không có cái gì hoàn toàn, cho nên vì vậy những cái điều mà con thấy, hỏi. Do như vậy mấy con thấy mấy con tiếp xúc cô Út là mấy con bị cô Út nghĩa là làm cho mấy con động tâm thôi, để coi mấy con tu được hay không thôi. Cô nói này nói khác là mục đích để giúp cho mấy con xả tâm chứ không gì hết. Coi thử coi mấy con yên tâm được hay không chứ không có cái gì hết.

Cho nên mấy con cứ thấy rằng, mình đứng trước cái sự tu tập nếu mà không có ác pháp thì mình biết cái tâm của mình như thế nào. Phải không?

Mà mình đã biết được cái tâm của mình như thế nào, do đó thì cô Út cô muốn làm cho hai cái phần ăn, mà làm sao mấy con ăn hết? Nếu mà lấy bên đây, lấy bên đây thì mấy con lấy như thế nào? Mà nếu mà ngày hôm đó Thầy không có lệnh thì chắc chắn là mấy con phải tùy thuận thôi. Đi ra chỗ này khất thực mớ, đi ra chỗ kia khất thực mớ. Như vậy tu sĩ này nó ra sao đây mấy con?

Cái lớp này chỉ còn dẹp thôi, không có còn dạy học cái gì được nữa hết. Các con thấy cái hình ảnh đó là một cái hình ảnh chia rẽ, hình ảnh làm tan nát chứ đâu phải là hình ảnh đúng sao. Biết bao nhiêu sự kiện mà Thầy đã vượt qua!

Cho nên Thầy nói thật sự mấy con, dạy mấy con cái lớp này để đào tạo cho mấy con được đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người. Mà cái đối tượng để không làm khổ mình khổ người nó hẳn hòi, trước mặt mấy con chứ không phải là đâu xa hết. Mà mấy con không yên tâm mà mấy con tu hành thì mấy con phụ ơn Thầy. Vì Thầy rất là lo lắng làm sao đào tạo cho được, không những bây giờ mà chúng ta ở đây học. Mà ngày mai chúng ta còn có nhiều chỗ để mà chúng ta hướng dẫn người khác tu học nữa mà.

Cho nên, nếu mà mấy con tu sai, mấy con làm sai thì mấy con chịu lấy. Mà nếu mà mấy con không có vững tâm mà nỗ lực tu tập để xả tâm mình, thấy trước những ác pháp khó khăn như vậy mấy con đâm ra nghi ngờ điều này, thế kia. Vì chúng ta là những người tu giải thoát thì phải có ác pháp mới thấy được tâm, trắc nghiệm tâm mình chớ. Nếu không ác pháp thì làm sao?

Cho nên đến giờ này mà các con thấy, Thầy không bao giờ có cái sự mong muốn là Tu viện này có cái nhà bếp để nấu cơm. Nhưng mà cô Út nghĩ sao mấy con biết không? Nghĩ là Thầy đẩy cô Út ra ngoài không có cho, không phải!

Chính cô Út không nấu cơm cô Út mới hạnh phúc chớ. Mới yên ổn chứ!

Còn bây giờ khuya phải dậy nấu cơm cực khổ chớ. Mấy con thấy điều đó chưa? Thầy rất thương em Thầy, Thầy muốn cho nó có những thì giờ rảnh rang để nó tu tập. Nhưng mà cô có hiểu được lòng của Thầy đâu. Các con hiểu điều đó.

Cho nên vì vậy mà cô nghĩ rằng như vậy, như vậy mà cô nói ra những cái điều này để làm cho mấy con thấy rằng, bữa hôm đó Thầy thấy trước mặt Thầy nói, cô xách ba cái đồ mà cô nấu để mà cô chia cho mấy con đem ra ngoài này, để ngoài này chứ gì? Cô xách vô cô đạp đá ở trước Tổ đường này chứ đâu. Cô quăng tùm lum, tà la hết chứ bộ Thầy không thấy à, Thầy thấy hết chứ không phải Thầy không biết đâu.

Nhưng mà Thầy thản nhiên mấy con, bởi vì trong khi không thỏa mãn được cái lòng của người khác thì người ta phải tức giận thôi. Nhưng mình đứng trên đầu sóng để mình vượt lên để giúp cho mọi người tu tập cho được. Chứ không phải vì điều đó mà mình lại căng thẳng, mình lại làm cho người ta khổ thêm. Thầy an ủi cô Út rất nhiều. Thầy rất thương em Thầy, các con hiểu điều đó!

Cho nên em Thầy làm sao hiểu được cái lòng của một người anh đã tu hành xong, đã giải thoát. Thầy rất thương! Thầy muốn em Thầy sẽ tu tập được như Thầy, Thầy mong rằng ngày đó. Cố gắng Thầy nhiếp phục, chừng nào em Thầy hoàn toàn được giải thoát Thầy mới bỏ Thầy đi.

Thầy tu tập Thầy nhờ em Thầy từng bát cơm. Mà trong lúc chiến tranh các con biết đi một sống một chết chứ không phải là thường đâu. Ở đây, mới mua những đồ dao rựa, những đồ để đi thành phố bán, chứ ở đây là lò rèn mà bán cho ai. Phải đi thành phố xa bán buôn.

(16:26) Mà đường thì đắp mô, trong thời chiến tranh mấy con biết đường đắp mô. Đi mà ngày đó về được thì mới thấy bình an, không thì kể như tan xác. Vì vậy làm sao Thầy không thương em Thầy được mấy con. Từng ngày đi mua bán vậy để đem từng hạt cơm về nuôi sống Thầy và mẹ Thầy. Thầy nói như vậy mấy con biết cái khổ cực của cô Út rất nhiều.

Cho nên tất cả những gì Thầy giao lại cho cô Út hết, quyền hạn tất cả những cái đó là Thầy giao cô Út. Nhưng, Thầy mong cho em Thầy tu tập được theo Thầy để giải thoát chứ không phải ở chỗ danh lợi nhỏ mọn đó.

Nhưng Thầy rất là lo lắng thương yêu mấy con. Là vì hiện giờ mấy con cần thiết những gì mấy con cứ viết thơ nói Thầy, bởi vì tứ sự của một người tu cần thiết lắm mấy con. Thiếu một cái gì mấy con làm sao đây? Mấy con chạy hỏi ai đây? Chỉ có hỏi Thầy mà thôi.

Cho nên mấy con cứ hỏi Thầy, nếu Thầy chưa có thì Thầy sẽ lần lượt Thầy xin Phật tử. Như vừa rồi có sư Duyên hỏi xin Thầy cái tròng kính, để nhờ Mật Hạnh. Mật Hạnh thì chắc chắn là cũng hết tiền rồi, cho nên vì vậy mà có nói cho Thầy biết, và sư Duyên cũng nói Thầy lấy cái kính cũ. Và cái kính cũ của Thầy sư Duyên đeo không được, cho nên sư Duyên đến xin. Thầy nói chờ ít hôm có Phật tử Thầy xin tiền Thầy cho để mà làm cái tròng kính. Thì sư Duyên chờ đợi lâu, bởi vì cứ làm bài mà cái kính của mình nhìn chữ viết không có được. Cho nên mới xin Thanh Trí, Thanh Trí mới gửi tiền cho Mật Hạnh hai người mới chở ra ngoài làm cái kính. Đó là cái điều đó tốt. Nhưng mà điều kiện là mấy con cần thiết gì mấy con cứ hỏi Thầy mấy con.

Lần lượt, bây giờ không có nhưng mà ngày mai, ngày mốt Thầy sẽ gặp quý Phật tử Thầy sẽ xin cho mấy con. Thầy chỉ là đại diện Thầy xin, hoặc là Thầy vào Thầy xin cô Út mấy con. Bởi vì Phật tử người ta cúng dường người ta để cho cô Út có đầy đủ những cái điều kiện cần thiết, có những cái không có nhưng mà có những cái rất là đầy đủ. Để Thầy đến Thầy xin cô Út cho mấy con không có gì đâu. Thầy xin thì xin không có gì.

Mấy con đến mấy con xin cô Út là mấy con sẽ bị động. Cái gì mấy con cũng đến, thì có cô Út thì đỡ Thầy. Nhưng mà vì cô Út hiện giờ đó thì cô chưa được bình tĩnh lắm đâu. Cho nên mấy con nhớ kỹ những điều đó. Những gì Thầy nói mấy con đừng học đi học lại. Càng học đi học lại nó càng nhiều chuyện thêm chứ ích lợi gì. Các con chỉ nghe mà thôi.

Và đồng thời, thì sự cố gắng, cố gắng mấy con! Để mấy con vượt qua, mấy con đứng trên ngọn sóng chứ đừng đứng ở dưới chân sóng mấy con. Mấy con đứng dưới chân sóng là bị phủ chụp đó.

(19:02) Nghĩa là Thầy mong rằng một năm sau lớp này được tốt nghiệp ra, thì Thầy rất yên tâm. Thầy hướng dẫn mấy con được giải thoát xong hoàn toàn Thầy mới bình yên. Còn đang ở trên đây thì Thầy rất lo hàng ngày, hàng giờ, hàng phút nữa mấy con. Thầy sợ những cái đợt sóng thần mà nó phủ chụp, thì nó lôi mấy con đi tứ tung binh tàn hết nó không còn sống sót ở đây đâu. Rất là khó, chứ không phải dễ!

Thầy chỉ ngại, sóng nhỏ thì thôi mà tới sóng thần thì nguy hiểm lắm mấy con, không phải dễ đâu. Nó có một sự kiện gì xảy ra bất đắc mà gây ra án mạng hoặc gì đó là gây ra sóng thần mấy con. Dù chúng ta đứng trên đầu sóng nhưng vẫn có những cái điều không may cho chúng ta đâu.

Mấy con phải biết, cho nên chúng ta phải biết xả tâm, phải biết nhẹ nhàng, phải biết mềm mỏng, phải biết tùy thuận, nhẫn nhục tất cả mọi sự kiện để chúng ta vượt qua, để lớp học chúng ta thành tựu được. Thầy tin rằng sự học của chúng ta đem lại kết quả rất lớn nếu được sự bình an. Còn nếu không được sự bình an buộc lòng Thầy phải bỏ. Thì những cái lớp học mà không được thành hình mà cuối cùng phải dẹp bỏ, thì thế gian này con người không có phước.

Bởi vì mấy con biết rằng, những cái lớp học mà Thầy dạy như thế này rất là thực tế cụ thể, không còn phải có một cái hướng nào khác hơn để mà giải thoát. Thầy nói trên đời này không có một cái phương pháp nào giải thoát như đạo Phật.

Bởi vì, Bát Chánh Đạo là chân lý, là một sự thật. Mà dạy như Thầy là sự thật. Còn từ xưa đến giờ người ta dạy mấy con đều là không sự thật. Ngồi trong ảo tưởng, không có sự thật. Dạy cho mấy con hiểu để mấy con xả tâm là đem lại sự giải thoát cho mấy con, sống đạo đức mấy con, không làm khổ mình khổ người. Là giải thoát thật sự của đạo Phật, chân lý.

Còn những người khác dạy chúng ta hít thở tập trung bằng cách này bằng cách khác để ngồi thiền nhập định là mơ hồ. Điều này đã giết chết Thầy 10 năm trời rồi, Thầy biết rất rõ mà. Uổng phí sức mình, chẳng giải thoát gì hết.

Cho nên hôm nay Thầy triển khai cái phương pháp của Phật để làm cho mấy con được giải thoát. Thầy tin rằng nếu một năm, trong hai năm, lớp học chúng ta hoàn tất được con đường giải thoát. Trong một năm, mà người nào có đặc cách người đó sẽ chứng đạt được.

Thầy tin rằng mấy con sẽ đứng bên bờ bên kia hết không có người nào mà còn đứng bên bờ bên đây. Tin điều đó lắm, Thầy rất tin tưởng điều đó mấy con.Tại sao Thầy biết? Con đường chánh pháp của Phật giúp con người thật sự phải giải thoát. Không còn nói mơ hồ được nữa, không còn có cái trừu tượng được nữa ở trong cái sự tu tập của đạo Phật nữa. Bởi vì Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ là con đường thật sự giải thoát của chúng ta rồi. Làm chúng ta có những cái nhìn, cái hiểu biết sâu sắc, làm chúng ta không bị động tâm trước ác pháp của nhân quả. Thì như vậy không phải giải thoát còn gì nữa!? Các con hiểu không?

Cho nên cái lớp học của chúng ta lớp học sẽ được giải thoát hoàn toàn. Nhưng chúng ta đang đứng trên đầu sóng. Phải mạnh dạn, phải can đảm, phải cương quyết để chúng ta vượt qua.

Đó là những điều con chỉ nghe một góc độ nhỏ mà thôi. Đó là cái sự tâm sự rất đáng thương cô Út mấy con. Vì cô không làm được cái điều mà cô muốn cho nên cô khổ tâm. Đứng trước cảnh này chúng ta thương cô Út nhiều hơn, chứ không phải chúng ta ghét cô Út.

(22:21) Về phần tỏi thì Thầy đã trả lời rồi. Đó thì mấy con biết rằng hiện giờ chúng ta tu tập là chúng ta nỗ lực. Người ta rất thương cô Út mấy con. Mọi người người ta rất thương. Cô rất khổ cực, cực lắm mấy con.

Từng cất cái ngôi nhà, từng cái chuyện này chuyện kia cô gánh vác hết mọi thứ. Cô làm hết mọi thứ.

Nếu đặt thành vấn đề mà Thầy vừa làm cái này làm cái kia mà không có cô Út phụ thì chắc chắn Thầy cũng làm chưa chắc nổi. Cái thất nào, cái người nào đến cô sắp xếp rồi cô đem thau, đem chậu, đem ca, đem này kia. Rồi người khác đến cô lo cơm, lo nước, cô lo toàn bộ. Cho nên ai cũng mến cô Út hết. Chứ không phải là không mến, cái người nào cũng mến hết.

Nhưng đối với Thầy thì cô không có những cái điều mà cô không có làm theo cái ý muốn của cô được. Thí dụ như vừa rồi có Phật tử cúng dường vậy thì cô làm thêm cơm canh, làm như chia hai phần. Cô nghĩ một phần này của Thầy, phần kia của cô. Cô làm như vậy cho nên Thầy không chấp nhận, cho nên cô có sự bực tức, cho nên cô nói vậy thôi. Tại vì cô không làm đúng, Thầy không làm đúng theo ý cô, cho nên vì vậy mà cô nói vậy thôi chứ không có gì hết.

Nhưng mà Thầy thấy cô cũng dễ chứ không có khó gì. Khi mà Thầy bảo vậy lần lượt rồi cô cũng nghe theo chứ không phải là có gì khác hơn hết.

Sự thật ra thì mình khéo léo thì mọi chuyện đều vượt qua hết. Ở đây các con là những người thân tình, trong một cái lớp học của Thầy các con là con của Thầy. Mọi chuyện chúng ta phải hiểu rõ ràng, chứ chúng ta không có che giấu một cái gì cả. Chúng ta thương nhau chúng ta giúp đỡ nhau. Thương Thầy thì giúp đỡ Thầy, thương cô Út thì giúp đỡ cô Út. Chúng ta ở đây đoàn kết chứ chúng ta không có chia rẽ.

Thầy khuyên mấy con đừng có chia rẽ. Đừng thấy Thầy với cô Út trong cái hoàn cảnh như thế này mà gọi là Thầy khác cô Út, không có đâu. Thầy và cô Út sẽ hợp tác nhau làm việc chặt chẽ. Bằng chứng mấy con thấy cô Út làm mọi chuyện, và Thầy làm mọi chuyện chia sẻ nhau làm chứ chưa có bao giờ chia rẽ.

Nhưng có một cái sự kiện xảy ra để mà chúng ta biết cách chúng ta xả tâm mà thôi. Xảy ra nhưng mà không khéo chúng ta lại chấp, cô Út với Thầy có hai người khác, người vầy người khác, không phải. Mấy con thấy, chuyện vừa xảy ra rồi thì thấy vẫn đoàn kết. Vẫn làm công việc chứ không có thấy người nào bỏ công việc.

Vừa rồi thì có thấy như là bế tắc rồi, chuyện xảy ra thì gần như là các con thấy là bế tắc rồi. Nhưng mà rồi cô Út hoàn toàn không có bế tắc gì hết, hoàn toàn giải quyết rất là êm. Không có chuyện gì mà xảy ra.

Cho nên mấy con thấy ở đây rất hay. Vì chúng ta là những người tu giải thoát cho nên chúng ta biết cách xả tâm, biết cách ổn định, biết cách làm cho nó bình an trở lại, không để cho nó có cái gì mà đau khổ.

(25:09) Cho nên ở đây, cái gì mà cần thiết thì Thầy nói với quý thầy là cố gắng hỏi Thầy hơn là hỏi cô Út. Rồi bắt đầu từ đó về sau Thầy sẽ xin cô Út cho mấy con cái gì mà cô Út có Thầy xin hết cho mấy con chứ không có gì. Thầy chỉ nói cô Út sẽ gửi cho hết. Xà bông hay này kia.

Nhiều khi Thầy thấy mấy con đến nhà bếp, Thầy rất ngại. Tại sao? Tại vì ở nơi đó có phụ nữ. Mà mình là trai, mình là người nam mà mình đến phụ nữ rất khó. Nhưng, mà Thầy đến đó không sao. Ai mà nói Thầy thì không bao giờ người ta tin đâu mấy con.

Người ta nói Thầy là ve cô này, chọc cô kia hoàn toàn không ai tin điều đó cả. Đầu tiên thì người ta cũng có nghi ngờ, nhưng mà sau đó người ta biết được rất rõ mà người ta đâu có nghi ngờ. Đối với Thầy thì không ai nghi ngờ Thầy cả, Thầy biết điều đó.

Còn mấy con mà đến nhà bếp gặp phụ nữ này kia đồ, Thầy rất ngại. Nếu có một cái gì đó người ta nói thì mọi người người ta tin ngay ông thầy đó bậy bạ quá. Mấy con hiểu điều đó? Nó rất sai mấy con. Rất là nguy hiểm!

Người ta nói: Cái ông đó sao có tình cảm với cô kia, nói chuyện với cô kia hoài?

Còn riêng Thầy! Thầy chẳng sợ điều đó, bởi vì Thầy là Thầy của các con. Bên nữ cũng vậy, bên nam cũng vậy Thầy chẳng sợ ai nói gì hết. Thầy đúng là đúng mà sai là sai. Cho nên, đâu phải là Thầy tu hành như vầy mà Thầy không mang tiếng đâu mấy con. Người ta nói Thầy nhiều lắm chớ, nhưng mà từ rồi cái thời gian sẽ trả lời họ Thầy là người xấu hay người tốt. Điều đó Thầy không có lo cái vấn đề họ nói Thầy.

Ngày xưa đức Phật cũng chịu biết bao là điều oan ức, người ta khai đức Phật có thai rồi. Phải không mấy con thấy không? Người ta nói đức Phật giết cái người phụ nữ đó chôn ở, các con thấy trong thời đức Phật không?

Mà ai làm được Phật mấy con? Đức Phật là người tu như vậy rồi làm sao mà có những điều đó. Lần lượt thì nó phải vén ra chớ. Cái thời gian đầu tiên chắc chắn là cũng động lắm đó mấy con, chứ không đơn giản đâu. Nhưng mà sau đó thì người ta thấy ai như thế nào rất rõ ràng.

Thầy cũng vậy, đầu tiên thì dao động thiên hạ hết đó. Nhưng mà sau cùng có gì đâu?

Mà Thầy cố gắng Thầy đào tạo cho được những người tu, những người tu chứng. Ngày xưa đức Phật nhờ các đệ tử của mình đã tu chứng quả A La Hán như ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên tất cả những cái điều này. Cho nên vì vậy mà ai nói gì thì nó có cái điều kiện bảo vệ được. Còn Thầy bây giờ chỉ có đức hạnh của Thầy bảo vệ Thầy thôi chứ không ai bảo vệ Thầy được.

Cho nên ở đây, thật sự ra cô Út là em Thầy có nhiều cái, bởi vì mỗi người đều có một tư tưởng mà. Nhưng mà những cái điều kiện mà cô Út muốn, mà cô Út làm theo Thầy thì cái gì đúng thì Thầy chấp nhận hết, nhưng mà cái gì sai thì Thầy âm thầm chứ Thầy không có rầy la. Mà Thầy khuyên lơn, như cái vấn đề mà Thầy thấy bây giờ chia rẽ có hai nhóm, nhóm phải khất thực cái này, nhóm phải khất thực hay hoặc là lấy thêm đồ ăn đồ Thầy có khuyên cô Út: Coi chừng coi bữa nào nhiều quá thì con nên đem ít bánh trái, còn bữa nào mà con thấy ít con sẽ đem thêm cho quý thầy. Bởi vì Phật tử cúng dường mình không để mình ăn sao cho hết được, thì mình phải đem lại cho quý thầy. Nhưng mà làm sao cho cô vừa lòng. Nhưng mà cô Út cũng làm đúng cách chứ đâu có sao đâu. Các con thấy, cô Út vẫn nghe lời Thầy chứ đâu phải không đâu.

Rồi cái vấn đề vừa rồi thì mấy con thấy, cái vấn đề mấy con hỏi không khất thực này kia có phải Thầy cấm không?

Con nói đúng, nói Thầy không có cho. Thầy cho đi khất thực một chỗ thôi.

Thì cô nói gì nói, bởi vì đó là cô muốn như vậy mà. mà bây giờ nghe được Thầy thì cô bây giờ cô cũng nghe lời Thầy chớ. Mà sự thật ra thì bây giờ cô còn giữ vị trí mà những người khách mà họ đến lai vãng, họ thăm Tu viện thì cô lo cơm nước, thì cô xin cái phần đó.

(28:54) Thí dụ như bây giờ ông Út đến đây ông ở đây, thì con với ông Út là khách lai vãng. Thì cô lo cái phần cơm nước cho ông Út, chứ không phải là để cho cô Liên Châu lo cơm nước cho ông Út. Thì Thầy thấy cái ý của cô đúng thì Thầy cũng chấp nhận chứ đâu phải là không.

Nhưng mà Thầy khuyên cô nếu mà sau này có đủ điều kiện, Phật tử đừng có nhận lãnh cái đồ cúng dường vô đây nữa. Nghĩa là bây giờ, khi mà người ta cúng dường cho mình mình từ chối đi. Đừng có cúng dường gạo, hoặc là đồ ăn, hoặc là tương, chao gì đủ thứ đồ của họ đem lên. Xin từ chối, hôm nay chùa đã có người cúng dường thực phẩm cho quý thầy rồi. Xin Phật tử hãy đem cúng dường cho chùa nào người ta đang thiếu, ở đây đã có thực phẩm rồi.

Thầy khuyên cô Út mà, thứ nhất thì con từ chối đi đừng có nhận. Rồi họ kéo họ cho chùa khác, mai mốt họ không đến đây họ cho mình nữa đâu. Vì mình đã có Phật tử cúng dường, để tập trung vào cái sự cúng dường đó.

Thứ nhất là con sẽ được rảnh rang, con khỏi cần phải thức khuya dậy sớm. Những buổi thức khuya dậy sớm con sẽ giữ tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự tu tập tốt hơn. Thì nó lại tốt hơn.

Chứ bây giờ thức khuya dậy sớm, thí dụ như 3 giờ, 2 giờ thức dậy rồi lo nấu nướng, rồi lo nấu cơm. Mặc dù là một cái bữa cơm 5, 3 người, nhưng mình vẫn mất công chứ. Đâu phải không. Cho nên Thầy khuyên lần lượt rồi Thầy biết em Thầy sẽ nghe lời chứ không phải không đâu.

Thầy sẽ là một người lãnh đạo với một lòng thương yêu chân thật. Thầy thương em Thầy lắm mấy con. Em Thầy rất khổ đau!

Cuộc đời không có chồng con, lại là cô đơn. Cho nên chỉ còn lại Thầy, cho nên vì vậy cô rất sợ Thầy đi. Nghĩa là Thầy mà đi Thầy không ở đây cô rất sợ. Bởi vì chỉ có Thầy là nguồn an ủi cho cô mà thôi. Thầy đi thì cô rất sợ, Thầy biết cái điều đó mà mấy con.

Cho nên cô nghe lời Thầy là cô sợ Thầy đi thôi. Nhưng mà Thầy biết cái dụng đó, cho nên Thầy giúp đỡ cho cô, Thầy an ủi cô để lần lượt cô sẽ được rảnh rang, và cô sẽ tu tập bởi vì tuổi cô cũng lớn lắm rồi. Nếu không kịp thực hiện trong giai đoạn này thì không ai cứu cô. Và những điều mà cô làm có những cái nhân nó không tốt thì cô sẽ thọ lãnh những quả đó. Dù Thầy là cái người tu chứng Thầy cũng không đỡ cô được. Bởi vì không thể cứu cô, cho nên cô phải thọ lấy.

Vì vậy, bây giờ là những lúc mà Thầy cố gắng làm sao cho cô, hướng dẫn cho cô để cô thực hiện con đường tu để cô được giải thoát hoàn toàn. Vì công ơn cô đối với Thầy, đối với Phật cô có nhiều công ơn lắm.

Ở đây mà được yên ổn như thế này thì các con biết từ giấy tờ liên hệ với Nhà nước bằng cách này, bằng cách khác đều là một tay cô, giao cho cô hết. Toàn bộ cô rất cực khổ. Vì vậy mà công ơn cô rất lớn, nhưng đó là cái phước hữu Lậu mấy con, chứ chưa phải là vô lậu.

Cho nên Thầy mong rằng em Thầy sẽ tu tập được vô lậu, nhờ cái phước hữu Lậu đó và nhờ cái sự thương yêu của Thầy sẽ giúp đỡ cô sẽ được hoàn toàn giải thoát trước ngày cô ra đi. Đó là cái ước nguyện của Thầy, để đền đáp những công ơn của cô giúp đỡ Thầy trong những ngày mà Thầy về đây tu tập.

4. TỰ RĂN TÂM MÌNH KHI NGỦ PHI THỜI

(31:55) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Còn một phần sau cùng rất quan trọng xin Thầy giúp đỡ cho con, nếu không chắc chắn có ngày con cũng bị loại ra khỏi lớp. Có một hôm con đi khất thực ngang qua giảng đường con nghe Thầy dạy bên Ni là nếu thân nó ngủ phi thời, thì xách roi mà đến trình Thầy và tự mình định cho cái lỗi này là bao nhiêu roi, rồi cúi trước giảng đường Thầy đánh cho nó tởn.v.v

Đối với thân con có nói trước với nó là nếu mà ngủ phi thời, thì ta sẽ xách roi đến trình Thầy và xin Thầy đánh cho 5 roi. Lần 2 là 10 roi cho tởn, nếu không nói thân không chịu nghe xin Thầy giúp đỡ thương con phải cho roi vọt, ghét con cho ngọt cho bùi.

Hôm nay, sau khi con tu tập đến 4 giờ con thấy con đã hết hôn trầm, thùy miên rất tỉnh. Đến giờ tu tập Định Vô Lậu thì trong bụng con hơi đau. Con nằm nghỉ khoảng vài phút đợi cho bớt đau rồi tiếp tục tu tập, vì suốt hai giờ con đi tới đi lui không có ngồi nghỉ. Nào ngờ đâu nó lặn ngủ mất hết 20 phút con không hay đến khi tỉnh dậy mới biết mình đã ở trong chiêm bao, là ngủ phi thời hết 20 phút. Nay con có chuẩn bị 1 cây roi trước giảng đường con xin Thầy thẳng tay đánh thật mạnh 5 roi để cho nó tởn, từ nay về sau không còn ngủ phi thời nữa. Nếu Thầy không giúp con thì con cứ nói cái thân của con nó không có chịu nghe, rồi đây nó cứ tiếp tục ngủ phi thời tu tập không đến nơi mất công Thầy dạy. Và con xin Thầy thực hiện phương pháp này giống như lời Thầy dạy quý cô vậy. Định cái lỗi này bao nhiêu roi rồi cuối trước giảng đường Thầy đánh, đừng có sợ và chiều nó, tu hành phải mạnh dạn lên một là chết hai là chứng đạo. Pháp bất vị thân!"

Sự thật ra con hiểu cái lời nói của Thầy là cái lời nói hăm dọa cái tâm, chứ không phải đánh thật. Nói cho nó sợ chứ không phải đánh đâu. Nhưng mà ở đây nó không phải là áp dụng vào cái điều đó đâu. Chính vì cái trạng thái mà đau bụng con mới nghỉ, con cũng biết rằng đau như vậy là nằm nghỉ một chút là con sẽ hết đau, nó nhờ con nằm xuống nó hết đau nó ngủ. Mà nó ngủ nó mới hết đau chứ còn nó thức chắc nó cũng còn đau.

Cho nên nên vì vậy đó thì theo Thầy nghĩ, cái sự tu tập của chúng ta đã biết cảnh giác rồi, biết cảnh giác trong mọi sự kiện nó sắp sửa xảy ra cho cái hôn trầm, thùy miên. Nhưng mà giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh trong cái thời gian tu. Thay vì phải bị đòn, thì đó là cái hình phạt. Nhưng mà cái lời nói thôi chứ đánh đập mấy con làm gì. Mỗi lần mà một cái roi quất vào thân mấy con, mấy con lăn lộn là Thầy cũng chịu không có nổi đâu, như là đánh Thầy.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói là nói để hăm dọa thôi. Nhưng phải tu tập cho đúng pháp. Chứ xưa Thầy thấy Phật đâu có đánh đệ tử của mình bao giờ. Mà bây giờ Thầy lại đánh đệ tử Thầy, tội mà ngủ phi thời thì đánh là cũng phải đó, phạm giới. Nhưng không phải vậy, mà chúng ta phải hiểu đó là cái lời răn đối với cái tâm của mình thôi, mà ráng nỗ lực tu tập. Thầy cũng nghĩ rằng lần lượt những cái bệnh mà con đã hết rồi đó, thì lúc bây giờ đó thì con không có sợ nữa. Nhưng cũng cảnh giác, khi mà mình bị đau như vậy đó thì cũng cảnh giác đừng nằm lại. Bởi vì nằm nó dễ thiếp lắm mấy con.

(36:00) Cho nên bây giờ đó, đau như vậy đó thì con cố gắng con vượt qua cơn đau, con ngồi con nhắc, con ngồi chứ con đừng có nằm, mà ngồi thôi, ngồi mà nhắc: “Thọ là vô thường cái đau này tao không sợ đâu, mày hãy đi đi, ở đây tao không sợ đâu”. Con cứ ngồi, rồi con sẽ xả được cái tâm của mình. Hiểu chưa? Như vậy mới được, chứ còn không khéo thì không được. Không khéo thì không có được mấy con.

Cho nên cảnh giác lắm đó. Còn không thì mình cũng vừa đi kinh hành, cũng vừa tác ý: “Thọ là vô thường", biết rằng mình đi là nó cũng bị động nhiều nó đau, do đó thì mình tác ý không sợ để cho hết giờ. Bây giờ hết giờ tu rồi thì con có thể nằm ngủ, không có gì, không có phi thời. Bởi vì cái thời khóa con đã đặt rồi mà. Còn trong giờ tu thì không có được phi thời, cái lỗi.

Còn hết giờ rồi thì con mặc tình, bây giờ thí dụ như con tu tới 5 giờ, bắt đầu bây giờ nó có đau bụng hoặc là không đau thì con nằm ngủ cũng không ai rầy con hết đâu. Nhưng mà phải đúng giờ, thời gian mình quy định đúng giờ.

Cho nên cái thân của con, trong cái lúc mà nó bị bệnh như vậy, bệnh là điều khó tu mà. Cho nên cái giờ giấc của con có thể lui lại, lui lại để cho mình thực hiện cho đúng cái giờ giấc của nó. Thì như vậy thì con mới có thể tu tập được. Con nhớ chưa?

Chứ còn bắt Thầy đánh thì cúi xuống đây đi, Thầy đập cho một hơi cho nó ớn. Nhưng mà sự thật nói thì nói chứ không đánh đâu. Phải không? Nhớ, con về hăm dọa nó: Thầy nói chứ Thầy đánh thiệt đó, chứ không phải là không đánh thiệt đâu. Thầy thương là Thầy tha bây giờ chứ mai mốt mày mà còn ngủ nữa, mày không cảnh giác, mày nghe đau bụng mày nằm đó là mày coi chừng đó. Ăn 10 cây, 20 cây chứ không phải là 1 cây đâu. Và Thầy bắt quỳ hương từ 1 cây hương, 2 cây hương 1 giờ, 2 giờ đồng hồ đó.

Thì con hãy dọa nó đi, rồi hôm nào đó con thấy con bị hôn trầm, thùy miên nữa con đến Tổ đường này con quỳ hương ở đây cho Thầy đi. Để cái đồng hồ đó coi 1 giờ, quỳ cho 1 giờ nó cho nó rụng rời hai cái chân con đi. Quỳ cho thẳng, chứ không phải quỳ cái kiểu ngồi bẹp đó không có được đâu. Quỳ cho thẳng chân lên, tự mình phạt nó vậy đó cho nó ớn. Chứ còn bắt Thầy đánh chắc là Thầy đánh không nỗi. Thầy mà đánh con chắc Thầy đánh không nỗi.

(38:14) Cho nên vì vậy đó thì con sẽ phạt nó như vậy thôi. Nhưng mà, nói chứ con phạt nó ít ít thôi chứ đừng phạt tới 1 giờ đồng hồ đó thì coi chừng đi hết nỗi đó, nó liệt gân luôn. Tốt hơn con quỳ chừng khoảng 10 phút thôi, tao phạt cảnh cáo. 10 phút, mày đứng thẳng đàng hoàng. Thì con đến con phạt nó vậy đó, mai mốt chừa cái tật ngủ phi thời. Thì con sẽ phạt quỳ hương trước tượng Phật này: “Mày thấy, đức Phật ốm nhôm, ốm nhách đó, còn mày con ham ăn, ham ngủ cho nên hở chút là ngủ, hở chút là ngủ. Đó mày nhìn cái tượng Phật coi, ốm nhôm ốm nhách vậy đó. Mày bây giờ cũng mập lắm đó chứ không phải ốm”. Cho nên bắt nó quỳ đây đi. Phải không, các con nhớ phải không? Nhớ kỹ đó đi, thì mấy con sẽ chiến thắng được giặc hôn trầm. Nó khó lắm mấy con. Nhưng mà lần lượt Thầy sẽ dạy Chánh Niệm Tỉnh Thức để cho mấy con sẽ phá được.

5. THẦY ĐỨNG TRÊN ĐẦU SÓNG

(39:04) Trưởng lão: Do những cái điều kiện mà Thầy nhắc nhở nãy giờ đó thì mấy con hiểu rằng trong Tu viện của Thầy, lúc nào Thầy cũng là người cố gắng để mà hàn lại những cái điều kiện tốt đẹp hơn. Để cho Thầy và cô Út đoàn kết nhau mà xây dựng. Và lần lượt Thầy tin rằng duyên Phật pháp đến thì em Thầy trở thành một người rất tốt và trọn vẹn đầy đủ, không có còn thiếu sót một phần nào nữa hết cả đâu.

Bởi vì qua cái tâm mà của cô Út thì cô cũng ý muốn làm tốt về cái phần của mình. Muốn tự mình để lo lắng đời sống cho tu sĩ mấy con. Cái tâm của cô, cô rất tốt. Cô muốn cô lo hết, cô không muốn…​nhưng mà vì Thầy muốn biến dần cái Tu viện của mình nó trở thành cái đời sống của đức Phật ngày xưa. Cho nên cái duyên nó đến Thầy gặp mấy cô đó, Thầy mới nói về vấn đề mà khất thực Thầy đã mong muốn như vậy. Thì mấy cô nói bây giờ mấy con sẽ cất một cái nhà bếp ở xa ngoài mấy con sẽ nấu cơm không ở trong Tu viện nữa. Mua đất cất nhà, Thầy nói vậy tốn hao lắm, cất cái nhà mua đất nó tốn nhiều quá, không được. Đây là một cái sự thật mà. Cho nên vì vậy mà mấy cô mới lên trên này đặt cơm, rồi tiệm cơm chay họ đem vô cho mình. Thầy rất mừng điều đó.

Nhưng mà cô Út cô lại muốn bản thân của cô để chăm sóc lo lắng quý thầy. Cái ý của cô Út là như vậy đó chứ không phải gì. Cho nên vì vậy làm sai làm trật ý cô thì cô buồn cho nên cô mới làm như vậy chứ không phải là gì hết.

Cho nên Thầy rất hiểu được cái tâm trạng tốt của cô Út chứ không phải không. Cô muốn làm sao tự tay của cô lo lắng cho các con, như là người mẹ mà lo lắng cho các con. Cách thức của cô Út. Cho nên vì vậy mà hơi làm trái ý cô, cho nên cô đưa con một xấp giấy về bên ấy đi đừng có hỏi. Tại vì nghe lời Thầy thì cứ nghe lời Thầy luôn. Đó ý vậy đó.

Nhưng mà không phải đâu các con, cô Út là một cánh tay mặt của Thầy đó, làm tất cả những công việc hoàn toàn ở ngoài, cất được cái Tu viện là một cánh tay của Thầy chứ không phải ít gì đâu. Cho nên vì vậy, mấy con nghĩ rằng không có cái điều mà có thể chia rẽ được Thầy với cô Út đâu. Nhưng mà điều kiện Thầy cố gắng, để cho nó được bình an thật sự. Chứ không khéo nó có thể xảy đến những cái điều rất là nguy hiểm, chứ không phải là không nguy hiểm.

Nếu mà không khéo, nếu một người mà Thầy nói rằng nếu một người mà không tu được cái tâm bất động như Thầy, thì sự kiện nó xảy ra không biết là bao nhiêu, nếu một người ở ngoài đời. Thì cái Tu viện chúng ta không có yên được. Bởi vì cái tâm của mình mà nó còn đời thì nó dễ sân, dễ tức lắm. Ai cũng cho là mình đúng, có ai cho sai. Phải không? Vì vậy cho nên nó đổ vỡ tan nát hết.

(41:41) Còn đối với Thầy thì nó như nước. Cho nên vì vậy mà mỗi cái gì mà xảy ra rồi thì nó…​ dường như nhiều khi mấy con thấy nó có cái gì trong đó nhưng mà chưa biết. Có phải không?

Nhờ cái thiện xảo, khéo léo của Thầy, nhờ cái lòng thương yêu thật sự của Thầy mà nó vượt qua. Cho nên Thầy nói Thầy đứng trên đầu sóng, và mấy con có nghe Sóng Gió Chơn Như cái bài Thầy viết không? Mà Thầy nêu ông Phú Lâu Na các con thấy chưa? Mấy con hiểu cái lòng thương chỗ đó đó mà nó vượt qua được cái ác pháp ghê gớm lắm!

Bởi vì ác pháp này của ai mấy con biết không? Của tất cả các con. Của tất cả chúng sanh mấy con. Các con biết.

Nếu mà chúng sanh mà không có ác pháp thì Tu viện chúng ta bình an vô cùng mấy con. Vì ác pháp đó mà Thầy là người phải gánh vác. Muốn đem lại hạnh phúc cho mọi người thì phải gánh vác sự đau khổ của mọi người chứ sao, phải gánh ác pháp của mọi người chứ sao. Cho nên nó đâu phải thường đâu mấy con.

Mà bao nhiêu người để đem lại cái nền đạo đức cho mọi người được hưởng hạnh phúc đó thì Thầy phải gánh vác chứ sao. Gánh vác ghê gớm lắm, phải không? Mấy con thấy cái sự gánh vác của Thầy nhiều lắm chứ không phải.

Đó, thì hôm nay, bây giờ đến giờ phút này rồi. Bây giờ mấy giờ rồi mấy con?

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy