Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 028B (CHUNG) - NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH (NGUYÊN THANH)

CK 028B (CHUNG) - NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH (NGUYÊN THANH)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (chung)

Thời gian: 02/12/2005

Thời lượng: [35:11]

NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH - NGUYÊN THANH

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ, Thầy có cái bài nói về Nhân Quả Khẩu Hành theo đúng cái tiêu chuẩn của đường đi nhân quả mà Phật đã vạch. Do cái bài này, Nguyên Thanh hãy đến đọc cái bài này, bài của con sẽ nói lên cái điều mà con đã ghi chép đúng theo cái dàn bài của Phật đã dạy. Nguyên Thanh có đây không con?

(00:29) Nguyên Thanh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch Trưởng lão và toàn thể…​(Tu sinh)! Học trò Nguyên Thanh - học lớp Chánh Kiến. Con xin đọc bài Nhân Quả Khẩu Hành Con Người:

Mỗi cá nhân đều tin rằng mình là chủ trong cuộc sống của mình. Mỗi cá nhân nhìn thấy mình vẫn xuất hiện đầy đủ về mọi hành vi của mình, lời nói và ý nghĩ hằng ngày, hằng giờ, hằng phút của mình. Mọi người đều sinh sống thiện và hạnh phúc ngay trong hiện tại và cả sau này. Và sống ác là sống đau khổ và bất hạnh ngay trong hiện tại và cả về sau nữa.

Do đó mà không ai bảo ai, mọi người đều lo làm thiện, sống thiện, thân hay làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Không những không làm hại ai mà còn sẵn sàng giúp người; giúp người là giúp mình - hại người là hại mình; đó còn là bài học tích cực mà đơn giản của nền đạo đức nhân quả - nhân bản, không làm khổ mình, khổ người.

Với nền đạo đức nhân quả này sẽ giúp cho các bạn hiểu sâu sắc hơn về đường đi nhân quả khẩu hành của con người.

VẬY NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH LÀ GÌ?

Có 4 nơi xuất phát nhân quả khẩu hành, có 4 điều thiện và 4 điều ác là nơi xuất phát con đường đi nhân quả khẩu hành.

4 điều thiện, đó là:

  • Không nói dối.

  • Không nói lời thêu dệt.

  • Không nói lật lọng.

  • Không nói lời hung dữ.

4 điều ác là:

  • Nói dối.

  • Nói lời thêu dệt.

  • Nói lời lật lọng.

  • Nói lời hung dữ.

Vậy nhân quả khẩu hành là lời nói: nói ra - người ta buồn khổ, nói ra - mình khổ; tạo ra nhân thiện, nhân ác; gặt lấy những quả khổ - khi quả vui trong kiếp sống hiện tại, quá khứ và tương lai.

Những mẫu chuyện về nhân quả khẩu hành con người, chúng tôi xin đưa lên những câu chuyện nhân quả khẩu hành về con người. Những câu chuyện này có thật trong đời sống của chúng ta. Những câu chuyện này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về đường đi nhân quả của khẩu hành.

(03:20) CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: NÓI VỌNG NGỮ, NÓI LÁO

Có 1 cậu bé tuổi còn nhỏ nhưng ưa thích nói láo; hễ gặp ai đi giữa đường, cậu đều la lớn lên rằng: “Cháy, cháy, cháy! Bà con ơi, mau dập lửa! Cháy, cháy, cháy!”.

Mọi người nghe, tin lời liền hoảng hốt, vứt bỏ gồng gánh vội chạy nhanh về làng để kịp cứu cháy. Nhưng về đến đầu làng, họ không thấy bà hỏa đâu cả! Bực tức và mệt mỏi, họ đâm ra ghét cậu bé kia và không còn tin tưởng nữa - cậu bé mất uy tín từ đó! Sau này kêu lớn “Có đám cháy!” thì người ta cười đùa với nhau và lắc đầu rồi thong thả đi về chứ không còn cắm đầu cắm cổ chạy như trước nữa. Vì quá nhiều lần nói dối, khiến cậu bé mất uy tín từ đó và bị cô lập, không còn ai muốn thân cận.

Và đến 1 ngày nọ, do đốt rác trong vườn không cẩn thận, cơn gió thổi mạnh làm cho ngọn lửa bùng phát lên nhanh, khiến cho cả khu vườn và cả nhà ở của cậu bé cháy rụi. Cậu ta la lớn, hét vang đến khô cả họng kêu cứu mọi người giúp đỡ; nhưng tuyệt nhiên chẳng có ai đến giúp đỡ cho cậu bé. Mọi người cho rằng “Thằng bé con này nó nổi điên khùng lên mất rồi, sao tự nhiên la hét hoảng hốt như vậy?".

Mọi người mới kêu lại, trói cột cậu ta lại, họ đánh cho 1 trận tơi tả vì dám đùa cợt với mọi người. Hậu quả là khu vườn và căn nhà bị cháy rụi. Không ai đến cứu giúp còn bị đánh 1 trận tơi tả vì mọi người nghĩ thằng bé này trêu ghẹo họ, chọc tức họ khi dám nói có đám cháy trong làng.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rõ về đường đi của nhân quả khẩu hành. Không thấy - không nghe mà nói thấy - nghe là nói dối. Vì có những tính cách ưa thích nói dối nơi cậu bé mà tạo ra những cái nhân xấu làm cho mọi người không tin tưởng; và cái nhân đó đã nhận quả là khu vườn và căn nhà của cậu bé bị cháy rụi nhưng không có ai đến cứu giúp.

(06:03) - ĐẶC TƯỚNG CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Đặc tướng của công việc này có vẻ hơi vui nhưng đó là 1 bài học dạy cho chúng ta hiểu biết - đừng nên nói dối, sẽ mất uy tín đấy, dù là 1 câu nói đùa.

- ĐẶC TƯỚNG CỦA CÂU CHUYỆN NÀY: Có tính thô và ác, làm khổ người: vì mọi người đang đi làm về, bỗng nghe tiếng kêu cứu cháy, họ vội vứt bỏ gồng gánh, chạy nhanh về làng để cứu cháy - nhiều lần như vậy nhưng không có đám cháy nào cả!

Như vậy là làm khổ người, đặc tướng này là ác - mặc dù cậu bé ưa thích trêu ghẹo mọi người cho vui. Cái vui của cậu bé trong 1 phút chốc nhưng để lại cái khổ cho biết bao người cắm đầu cắm cổ chạy về làng để cứu cháy; đặc tướng này là ác - mất đi sự kính trọng của mọi người.

- ĐẶC TÍNH CỦA CÂU CHUYỆN NÀY: là cái ác nhiều hơn cái thiện. Tuy cái ác ban đầu rất ít, vì cậu bé nghĩ đơn giản: "Tôi chọc ghẹo mọi người cho vui thôi!". Nhưng không ngờ sự việc xảy ra quan trọng đối với mọi người như vậy; vì ở miền quê nhà tranh vách lá, hễ nghe cháy là mọi người lo sợ và hoảng hốt.

Lợi dụng chuyện này nên cậu bé trêu chọc mọi người cho vui, từ sự trêu chọc này dẫn đến hậu quả là nhà cậu bé bị cháy rụi. Cho nên đặc tính này có nhiều cái ác hơn cái thiện, hễ nói dối tức là 1 hành động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người, khổ cả 2.

- DUYÊN PHẬN CỦA KHẨU HÀNH NÀY: là vì có duyên hợp nên khi cậu bé la lớn, nên có đám cháy nên mọi người hối hả chạy về làng, vì ưa thích nói dối cho vui nên cậu bé la lên có đám cháy, vì la lớn nên mọi người tin, nhưng sau nhiều lần như vậy đâm ra nghi ngờ cậu bé và không còn tin tưởng nữa.

- DUYÊN HỢP: là cậu bé la lớn có đám cháy và mọi người hối hả chạy về cứu cháy.

(08:34) - DUYÊN TAN CỦA KHẨU HÀNH NÀY: vì quá nhiều lần chọc ghẹo mọi người nên cậu bé bị mọi người ghét bỏ, uy tín của cậu bé bị giảm từ đấy. Khi cậu muốn nói căn nhà mình bị cháy thì mọi người không tin. Họ cho rằng cậu bé nói dối nên kết quả khu vườn và căn nhà bị cháy, không ai đến cứu giúp và bản thân cậu bé bị mọi người xúm lại đánh cho 1 trận tơi tả. Từ đó, cậu bé không được mọi người kính trọng nữa; họ cho rằng cậu bé bị điên khùng, mắc chứng gì đó.

- CHUYỂN ĐỔI KHẨU HÀNH NÀY: Đây là 1 khẩu hành đưa tới cái khổ cho mọi người. Lúc ban đầu chỉ nói dối cho vui nhưng kết quả đáng thương cho cậu bé. Đây là 1 ý hành thuộc khẩu nghiệp, muốn chuyển đổi nó thì chúng ta phải tác ý để ngăn và diệt hết ham muốn nói dối đang ham he khởi lên. Muốn chuyển đổi thành khẩu hành thiện thì chúng ta phải có sự hiểu biết đúng đắn về đạo đức nhân quả con người; nói dối không hại ai hoặc nói dối đùa chơi nhưng vẫn là nói dối, vẫn là mất uy tín của mình. Cho nên tốt nhất là im lặng như Thánh thì mới chuyển được khẩu hành ác này.

- ÁP DỤNG NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH NÀY: vào bản thân: Qua câu chuyện này con cũng được học nhiều bài học bổ ích là không được nói dối dù chỉ nói chơi hay chỉ nói đùa vui trong chốc lát.

Vì là người xuất gia cho nên Không Được Vọng Ngữ là 1 Thánh Đức Chân Thật. Dù con chưa nói dối như là cậu bé kia nhưng con cũng vẫn đề phòng cẩn thận cái tâm của mình vì con đang tập sống như Phật.

Nên khi trong tâm con muốn khởi nghĩ 1 ý tưởng nào đó về nói dối là con biết ngay liền. Con sẽ nghĩ không nên nói và làm như vậy, vì đó là giới luật của người xuất gia. Đó là 1 Thánh Đức Chân Thật của người tu - phải từ bỏ đi thì con mới bỏ được cái ý niệm muốn nói dối của mình; mặc dù cái nói dối của con chỉ nói chơi cho vui thôi. Mỗi ngày con tự kiểm điểm lại bản thân mình, có làm khổ mình không, có làm khổ người không?

(11:17) Con giữ hạnh độc cư, ly thân - không nói chuyện với ai. Vì thế con tự kiểm điểm bản thân con, mình có làm khổ mình không? Và con cũng đã có làm khổ bản thân mình, vì con nghĩ đến cái nết của người khác. Khi con nghĩ đến cái nết đó là vì người kia đã từng lừa dối con, vu khống bằng thêu dệt những câu chuyện về con mà không đúng sự thật. Con nghĩ đến đó, làm cái nết trong con tô lên, con giận người đó nên con thấy cái nết của con sẽ làm cho con khổ nên con vội xả phiền đó ra.

Con dùng tri kiến suy nghĩ đâu là điều thiện, đâu là điều ác và con xả được; tâm con trở lại thanh thản, yên ổn. Thấy việc của người nói dối - vu khống con như vậy, con rút ra được bài học cho bản thân là mình không được gây ra nhân xấu, mình không được nói dối - thêu dệt để vu khống người khác; mà mình phải cố gắng nỗ lực tu tập để chuyển khẩu hành ác thành khẩu hành thiện cho cuộc đời mình tươi sáng và thanh cao hơn.

Nếu họ nói dối - vu khống mình như vậy, rồi có 1 ngày đẹp trời nào đó, người nói dối sẽ phải trả nhân quả trong sự bất tín của mọi người, họ sẽ không bao giờ được kính trọng nữa. Thấy việc người - ngẫm lại mình, đó là 1 bài học đạo đức cho đời con nên con quyết im lặng như Thánh để chuyển đổi khẩu hành của mình.

(13:03) CÂU CHUYỆN THỨ HAI: NÓI LỜI THÊU DỆT

Có 1 người chuyên hay nói lời thêu dệt, ưa thích nói những việc bịa đặt không có thật. Với bản chất đa nghi, hễ nghe 1 câu chuyện nào đó thì thêm bớt vào và thêu dệt lên những câu chuyện thật rùng rợn như những câu chuyện giết người, ăn cướp …​

Người này làm vợ của 1 thương gia buôn bán hàng vải ở cửa hàng Thượng Hải. Người chồng cưới thêm 1 người vợ bé; người vợ bé có tính hiền hậu, trung thực, không bao giờ nói lời thêu dệt nên được chồng tin tưởng và giao tay hòm chìa khóa cho nàng.

Và nhân cũng bắt đầu phát sinh từ đó. Vì có tính hay thêu dệt và đa nghi nên người vợ lớn luôn nghi ngờ người vợ nhỏ những điều làm cho người vợ nhỏ đau khổ. Nhưng với bản tính dịu hiền, nàng im lặng và chịu đựng không nói, chỉ cố gắng làm việc, vun vén mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình.

Một hôm có công việc phải đi ra cửa hàng vải ở xa nên người chồng đi sớm và hẹn 1 tuần sẽ về. Khi người chồng đi rồi, cô vợ lớn định rủ người vợ nhỏ đi lễ Phật ở chùa. Với bản tính thật thà, hiền lành, không nghĩ đến những mưu mô xảo quyệt đang chờ mình ở phía trước, nên người vợ nhỏ thu xếp cửa hàng và mua hoa quả đem lên chùa lễ Phật.

Đến cửa chùa, 2 chị em cùng vào lễ Phật xong rồi xuống núi ra về. Đi qua một con dốc cao, mồ hôi đổ ra vì trời nóng bức, người chị rủ người em xuống suối tắm. Khi đang tắm, cô chị liền nói với cô em: "Chị để quên cái ví tiền ở điện thờ Phật, giờ chị đến lấy, còn em cứ tắm ở đó chờ chị về tắm với!"

Rồi cô chị chạy lên chùa hốt hoảng la lớn, nhờ vị sư ở chùa ra cầu cứu ở hướng Nam bên kia con dốc, cứu 1 người đang chết đuối. Vị sư tưởng thật, chạy hối hả xuống con dốc và chạy xuống bờ suối vớt người gặp nạn. Nhưng không ngờ, nhà sư gặp phải 1 thiếu phụ đang tắm bên bờ suối, đang hát nghêu ngao.

(15:48) Sự tình lúc ấy thật trớ trêu, vị sư vội quay đi nhưng không kịp nữa rồi. Cô chị chạy nhanh đến và chửi mắng vào 2 người là có ý tình tự với nhau bên bờ suối. Cô em chết điếng người, cô chị nhào đến đánh cô em mấy bạt tay và kéo cô em đi, trói lại; còn nhà sư thì bị đuổi ra khỏi thiền môn.

Khi người chồng đi làm ăn buôn bán ở xa về; cô vợ lớn liền thuật lại câu chuyện đi lễ chùa và thêu dệt, bịa đặt làm cho người chồng tức giận và đánh cô vợ tơi tả, đuổi ra khỏi nhà.

Cô vợ nhỏ đau khổ quá, nàng liền gieo mình xuống dòng sông mà tự tử chết. Nỗi oan ức trong lòng nàng không nói được; với bản tính nhu mì, hiền lành, nàng yên lặng trong đau đớn để rồi dẫn đến cái chết thê thảm.

Chỉ vì một chút nhỏ mọn, hờn ghen mà người vợ lớn đã dùng âm mưu thủ đoạn thật hiểm ác để hãm hại người vợ nhỏ; vì dùng những lời nói thêu dệt, bịa đặt để người chồng hất hủi người vợ; dẫn đến cái chết thật đáng thương!

Qua câu chuyện này cho chúng ta thấy - chỉ 1 chút lòng ganh tị khi hận thù mà con người làm lời thêu dệt để lung lạc lòng người hoặc tiếp tục hay gạt gẫm người khác để làm tổn hại danh dự và tài sản; cốt để đem lại cho mình được nhiều lợi lạc và còn được tiếng thơm, tiếng tốt. Câu chuyện thật đáng thương!

Lời nói thêu dệt bịa đặt là 1 hành động thiếu đạo đức - làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai.

(17:40) - ĐẶC TƯỚNG CỦA CÂU CHUYỆN NÀY: có sự sắp xếp, chuẩn bị mưu mô nên đặc tướng này vi tế, hiểm ác; làm tổn hại đến danh dự của 1 nhà sư, dẫn đến cái chết của 1 người thiếu phụ.

- ĐẶC TÍNH CỦA CÂU CHUYỆN NÀY: Cái ác nhiều hơn cái thiện, dẫn đến kết cục người thiếu phụ chết và nhà sư bị tai tiếng. Nên đặc tính này là 1 hành động vô đạo đức, một hành động có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và âm mưu - họ đã thành công. Nên đặc tướng này là một thủ đoạn tàn nhẫn, cái ác nhiều hơn cái thiện. Vì ghen tuông, ganh tị với người vợ nhỏ nên người vợ lớn đã dùng mưu mô chiến lược, đánh bại rất tàn nhẫn, không có nhân tính của một con người!

Những kẻ hay thêu dệt, bịa đặt và đa nghi là những kẻ thiếu đạo đức. Đó là loài cầm thú chứ không phải là con người! Những con thú ấy là ma đội lốt người, tàn sát, giết hại lẫn nhau - thật quá…​

Khi người chồng đi vắng thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra, khi cô chị chạy lên chùa la lớn có vẻ hốt hoảng nhờ các nhà sư xuống cứu người chết đuối thì sự việc liên tiếp xảy ra như đúng chiến lược sắp xếp của cô chị. Vì có âm mưu từ trước nên mọi việc ăn khớp vào nhau.

- DUYÊN HỢP CỦA HÀNH ĐỘNG NÀY: Là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từng thủ đoạn mà không ai lường trước nên mọi người rơi vào cái bẫy của cô chị. Từ người chồng đến cô vợ nhỏ, tới nhà sư, bằng 1 thủ đoạn âm mưu xảo quyệt, bằng sự thêu dệt và bịa đặt dối trá.

- DUYÊN TAN CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Khi cô chị nói với cô em: "Chị để quên cái ví đựng tiền trên điện Phật, để chị lên lấy." Và khi nhà sư nhảy xuống suối để cứu cô em lên thì mọi việc bắt đầu (sắp xếp tốt).

Trong khi người chồng trở về, nghe vợ lớn thuật lại bằng sự thêu dệt, bịa đặt; người chồng tưởng thật, liền đánh cô vợ nhỏ và đuổi ra khỏi nhà. Cô vợ nhỏ đau đớn quá, nhục nhã quá nên đã gieo mình xuống dòng sông tự vẫn chết. Câu chuyện được kết thúc ở đây - thật bi đát!

- SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Muốn chuyển đổi khẩu hành ác này thì chúng ta phải rèn luyện những bài học đạo đức nhân quả - nhân bản để không còn nói lời thêu dệt mà phải dùng lời nói đúng đắn, chân lý; không gạt gẫm người, không làm tổn hại danh giá, tài sản và lý trí, cho đến tính mạng con người.

(20:38) - ÁP DỤNG NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH NÀY VÀO BẢN THÂN: Con cũng đã đánh thức trong trái tim con sự thương yêu đồng loại; con thương cho những kẻ mê mờ không có lòng từ, con thương cho người thiếu phụ chết oan uổng và nhà sư bị tai tiếng.

Cuộc đời này là một trường kịch sân khấu, hết diễn tuồng này đến tuồng khác, làm cho biết bao người khổ đau cho những vở tuồng đang diễn. Một gia đình thiếu đạo đức là một gia đình đau khổ. Phần đông mọi người sống trong gia đình đó chỉ còn nước chịu đựng với nhau, chịu đựng để mà sống; sống trong đau khổ nên không bao giờ tìm được chân hạnh phúc, an vui chân thật; sống trong gia đình mà tự (ý) thêu dệt, bịa đặt chuyện này đến chuyện khác, dối trá lẫn nhau thì nó là cũng giống như trong địa ngục - địa ngục của trần gian.

Từ câu chuyện này áp dụng vào bản thân con: con không bao giờ để cho tâm con bị chi phối những lời thêu dệt, bịa đặt này. Vì con là người xuất gia, đã được Thầy dạy cho những bài đạo đức nhân quả, cho nên không thể không biết được!

Khi con đã có sự hiểu biết thì con không phạm những điều trên. Điều đó là một hành động thiếu đạo đức làm khổ người, khổ mình. Người nào chuyên đi nói những lời thêu dệt, bịa đặt, vu khống người khác thì con ước nguyện mong muốn người ấy hãy từ bỏ đi câu nói ác ngữ, từ bỏ đi vì những lời nói thêu dệt sẽ đem lại bao sự hoài nghi cho kẻ khác; làm cho bao người đau khổ, tan nhà nát cửa cũng vì sự thêu dệt, bịa đặt này.

Vì có sự hiểu biết nên con sẽ áp dụng vào đời sống tu học của mình qua câu chuyện này. Khi con không nói lời thêu dệt, bịa đặt thì con sẽ được người trí mến yêu; thường đáp được những câu hỏi khó khăn; được làm người có uy tín, cao quý trong cõi (làm trời), làm người.

(23:04) CÂU CHUYỆN THỨ BA: LỜI NÓI LẬT LỌNG

Có 2 vợ chồng nhà nọ, chuyên đi nói lật lọng để kiếm sống qua ngày. 2 vợ chồng đóng kịch rất hay, diễn hết tuồng này lại tuồng khác làm cho nhiều người khổ lên, khổ xuống vì họ.

Một hôm, trong làng có 2 gia đình kia đang tranh cãi nhau về ruộng đất thì 2 vợ chồng nhà nọ cũng sang tham gia đứng ra làm trung gian để giảng hòa cho 2 gia đình anh A và anh B. 2 vợ chồng xúi giục anh A và anh B kiện nhau làm cho đôi bên thù hận, sinh mối tương tranh rất ác liệt.

Ngày trước, anh A và anh B là hàng xóm láng giềng với nhau rất thân thiết, vậy mà chỉ vì mảnh đất nằm gần nhà của 2 anh đã làm cho họ giận nhau, thù nhau, khi vợ chồng nhà nọ xúi giục nên tình trạng càng đổ vỡ nặng. Hôm đó, vợ chồng nhà nọ được anh A mời sang dùng cơm, thế là họ thi nhau nói xấu anh B để khiêu khích anh A.

Hai vợ chồng nhà nọ nói: “Vợ chồng tôi nghe anh B nói, nếu anh A lấn qua mảnh đất đó dù chỉ 1 gang tay thôi là tôi đem rựa ra chặt đứt tay thằng A!”. Anh A nghe vợ chồng họ nói thế, tức giận đùng đùng, vớ con dao mác để sau vườn, ra sau nhà anh B để hỏi thử thằng B có dám chặt đứt tay không?

Anh B ở trong nhà đi ra, chẳng hay gặp anh A vác dao mác chạy qua liền bị chém 1 nhát ngay bả vai. Tức giận vì vô cớ đánh cha mình nên đứa con trai anh B chạy ra sau hè cầm cây cuốc vào bổ anh A, anh A bị cuốc ngay bàn chân đứt một ngón chân, máu đổ dầm dề.

Nghe tiếng kêu la hốt hoảng của 2 gia đình, đôi vợ chồng nọ chuồn lẹ để lại hậu quả 2 gia đình bị thương tích. Vì nghe lời xúi giục nói chia rẽ - lật lọng của kẻ xấu nên đã làm ra mối bất hòa, thù hận và còn đem chuyện này dèm pha người kia, lúc nhạo báng, khi chê bai làm đôi bên thù hận, gây mối tương tranh; họ còn dùng môi mép làm trung gian gây ác cảm đôi bên để đi kiện thưa.

(25:45) Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy rõ: người có hành vi nói lật lọng, nói lời 2 chiều, làm người thiếu đạo đức - luôn làm khổ mọi người, gây ra biết bao điều lắm chuyện từ lời nói chia rẽ lật lọng này.

Con người chỉ hơn các loài động vật khác là nhờ có trí tuệ thông minh; biết phân biệt phải - trái, trắng - đen, tốt - xấu; biết xấu hổ, biết sửa đổi và biết triển khai trí tuệ tri kiến để có những hành động không làm khổ mình, khổ người và làm khổ tất cả muôn loài có sự sống khác.

Theo đó, con người vượt qua muôn loài vật khác - biết ngăn chặn những thú tính trong tâm mình, biết làm những hành động thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, biết chia sẻ ngọt bùi - cay đắng v.v..

- ĐẶC TƯỚNG CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Là rất thô kệch, ưa thích sự nói lật lọng, nói chia rẽ nên 2 vợ chồng nhà nọ đã nói những lời hung ác gây nên sự thù hận cho anh A và anh B.

Vì sự xu nịnh để kiếm cơm ăn nên họ chẳng từ 1 ngôn ngữ nào để bêu xấu, khiêu khích người khác - tướng này rất thô và vi tế vì họ dùng môi mép, đứng trung gian gây ác cảm đôi bên.

Họ lợi dụng sự hòa giải để gây mầm móng bất hòa để họ được lợi - nên đặc tướng này có âm mưu tính trước, có chiều sâu của cái ác, lấy trái làm phải - lấy phải làm trái, lật qua - lật lại như nướng bánh phồng.

Cho nên, chúng ta đừng thấy họ có vẻ mặt hiền lành nhưng đằng sau cái tươi cười hiền lành đó là 1 cây dao 2 lưỡi, cắt vạch khứa vào da người đau nhức nhối. Cho nên đặc tướng này vừa vi tế vừa thô kệch, làm cho mọi người khó nhận ra hành động nói lời chia rẽ, lật lọng này.

(27:53) - ĐẶC TÍNH NÀY: Có ác nhiều hơn cái thiện vì ngôn ngữ nói lời chia rẽ, gây nên mối bất hòa, 2 gia đình chém giết lẫn nhau đều nghe lời xúi giục của đôi vợ chồng kia nên họ không còn đủ sáng suốt để nhận định rõ các vấn đề. Nên đặc tính này rất ác vì nói lời chia rẽ gây nên cảnh chém giết lẫn nhau, (gây hoạ khẩu hành - nhất là đôi vợ chồng kia).

- DUYÊN HỢP CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Vì bản chất của đôi vợ chồng này là ưa thích nói lật lọng, gây chia rẽ để kiếm cơm ăn qua ngày - đây là nghề nghiệp của đôi vợ chồng này, nên khi gặp 2 gia đình anh A và anh B tranh chấp nhau mảnh đất thì họ bèn tham gia vào; họ dùng mồm mép đứng trung gian, gây áp đảo đôi bên để đi kiện thưa nhau, để rồi dẫn đến chém giết lẫn nhau.

- DUYÊN TAN CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Vì đã có tranh chấp với nhau về vật chất nên khi gặp đôi vợ chồng kia thì mối bất hòa, thù hận càng tăng làm cho anh A và anh B chém giết lẫn nhau. Chỉ vì nghe lời nói chia rẽ của đôi vợ chồng kia mà anh A vác dao qua nhà chém anh B; rốt cuộc anh A cũng bị thương tích, là bị đứa con trai anh B bổ cho 1 cuốc làm đứt ngón chân. Thấy 2 gia đình chém giết lẫn nhau nên 2 vợ chồng nhà nọ vội chuồn mất.

- SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA KHẨU HÀNH NÀY: Muốn chuyển đổi khẩu hành này thì chúng ta không nên nói lời chia rẽ; thường dùng lời êm ái, an ủi, khuyên giải và còn giúp bà con xóm giềng được hòa thuận, tươi vui; khiến cho ai nấy cũng vui vẻ, an lòng.

Chúng tôi - tình thương chân thật đối xử với nhau, gặp chuyện khó khăn của ai chúng ta cùng đứng ra thu xếp giải hoà một cách dễ dàng. Người không nói lời chia rẽ thì không có tật lôi thôi với bà con xóm giềng, không bị người ta lôi ra làm chứng; còn ngược lại, những người phản diện gọi là người nhiều chuyện; những hạng người này chúng ta nên tránh xa họ - họ là kẻ chụm 3, chụm 7, đem chuyện này nói ra - nói vào bêu xấu, khiêu khích người khác để tạo mối bất hòa.

Người nào chuyển đổi được khẩu hành này thì sẽ được quả nghiệp kính trọng và quý mến, không cần tu tập hay thối chuyển vì không gieo nhân hại người nên không bị người hại - đó là 1 điều hạnh phúc nhất.

(30:44) - ÁP DỤNG NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH NÀY VÀO BẢN THÂN: Câu chuyện đã nhắc nhở cho con - hãy lấy đó làm bài học cho đời tu của mình, không nên nói lời gây chia rẽ, vì nếu nói mất lòng sẽ làm khổ người, còn bản thân mình sẽ không còn ai kính trọng và quý mến.

Ở đời, ai cũng muốn có nhiều bạn bè tốt để giúp đỡ mình; vì muốn được có nhiều người tin mình, quý trọng mình. Và cũng có những người được như vậy thật, họ đi đâu làm gì cũng được nhiều người mến chuộng; nói gì, làm gì cũng được nhiều người tin theo. Trái lại, cũng không ít nhất người sống cô đơn, không bạn bè, làm gì cũng không được người khác giúp đỡ, nói gì không ai tin theo.

Đó là 1 người từ đời trước cũng như đời này biết sống tích cực, không dối trá, sống đoàn kết với mọi người, không bao giờ gây chia rẽ. Còn người kia thì trái lại, trong đời sống trước và cõi đời sống này cũng vậy - sống không trung thực, hay nói dối, lại hay gây chia rẽ.

Nhưng chúng tôi thấy nếu đạo đức nhân quả khẩu hành này được giảng giải rõ ràng và phổ biến rộng rãi trong xã hội thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao - từ mỗi con người sẽ có truyền thống tốt đẹp biết bao!

(32:28) PHẦN KẾT LUẬN: Nhân quả khẩu hành nếu được giảng dạy rõ, phân tích kỹ và phổ biến rộng rãi thì sẽ có tác dụng lớn, cải thiện cuộc sống đạo đức của cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân điều có ý thức làm chủ trách nhiệm của mình đối với mỗi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình.

Mỗi cá nhân đều lo lắng làm sao mỗi hành động của mình, mỗi lời nói và ý nghĩ của mình đều thiện lành, có cách đối với bản thân, đối với người khác và đối với toàn xã hội.

Mỗi cá nhân đều có nhận thức sâu sắc gây thiệt hại cho người, cho xã hội - tức là gây thiệt hại cho bản thân mình trước; và giúp đỡ người tức là giúp đỡ người - mình.

Nhờ có nhận thức đúng đắn về đạo đức nhân quả khẩu hành, cho nên mọi người đều sống lạc quan không còn lo âu sợ hãi; cũng không cần mất tiền và mất thời giờ đi xem tướng, xem bói, xem giờ, cầu cúng sao hay là xem nhà, xem đất. Chính phủ không cần hô hào bài trừ mê tín dị đoan mà mọi biểu hiện mê tín dị đoan sẽ dần dần bị loại trừ ra khỏi xã hội nếu nền đạo đức nhân quả - nhân bản được phổ biến rộng rãi.

Nhân quả khẩu hành đem lại cho chúng ta sự nhận thức rõ ràng giữa cái ác và cái thiện trong lời rèn luyện; để chúng ta nói lên những lời thiện cảm, thương yêu, hòa giải đối với mọi người.

Nói tóm lại, chúng ta phải chuẩn bị cái chết của chúng ta ngay khi chúng ta còn sống khỏe mạnh, còn đầy đủ tinh thần tỉnh táo. Chúng ta chuẩn bị bằng cách ngày ngày tạo các nghiệp lành nơi ý nghĩ, lời nói và việc làm bằng cách tu tập xả tâm, ngăn ác, diệt ác pháp, khiến cho tâm bao giờ cũng trong sáng, thuần thiện. Sống như vậy thì chết sẽ thanh thản, an vui - đời sống sau này hạnh phúc sung sướng, không còn phải lo âu sợ hãi nữa!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!"

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy