00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 027B (NỮ) - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ YỂU TỬ - DUYÊN NHÂN QUẢ - LUẬT NHÂN-QUẢ - NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH - ÁI NGỮ

CK 027B (NỮ) - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ YỂU TỬ - DUYÊN NHÂN QUẢ - LUẬT NHÂN QUẢ - NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH - ÁI NGỮ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nữ)

Thời gian: 30/11/2005

Thời lượng: [47:06]

1- VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ YỂU TỬ

(00:00) (Tiếp theo băng 27A) "Ở đây, con muốn hỏi Thầy: có những điều kiện mà con không hiểu nhân quả, cho nên con muốn hỏi Thầy để Thầy xác định cho rõ cái nhân quả".

Trưởng lão: Và ở đây, nó có những cái điều kiện mà mình xác định không được rõ, cái nhân quả mình không biết ở chỗ nào?

"Đó là một cháu bé 3 tuổi, mập mạp, cháu bệnh viêm phổi cộng với bệnh đi loãng; được bác sĩ ca trực cho chuyển tuyến. Do hoàn cảnh nên phải về chuẩn bị tiền, hôm sau mới ra lấy giấy và đưa cháu lên tuyến trên. Bác sĩ trực ngày hôm sau tiếp nhận bệnh nhân, thấy cháu vẫn chơi ngoan, tỉnh táo, bình thường - để lại điều trị tiếp.

Con là y tá điều trị, con thấy lo cho tánh mạng của cháu - trẻ con thường diễn biến bệnh rất nhanh. Con lạm quyền, có nhắc lại lời bác sĩ nói cho cháu chuyển tuyến. Bác sĩ trẻ có vẻ coi thường tay nghề người khác. Thế rồi, bệnh tật của cháu chuyển biến đến không lường- sau nửa đêm, cháu cứ lịm dần và đã qua đời.

Đã muộn rồi! Dù bác sĩ có làm thế nào đi nữa cũng không thể cứu nổi cháu, để lại cho người mẹ nỗi đau khổ vô cùng tận! Con thương quá mà chẳng giúp được gì Thầy ạ! Thầy ơi! Con không hiểu sự việc đó là nhân thế nào hở Thầy? Con xin Thầy hoan hỷ chỉ dùm cho con được biết? "

Trưởng lão: Mọi cái sự việc đều xảy ra là có nhân quả hết; nhân quả trong tiền kiếp của cháu này, cháu này do cái nhân quả yểu tử - cho nên dù là bác sĩ đã biết.

Nếu mà kịp thời chắc chắn là cháu không chết! Nhưng mà vì do cái nhân yểu tử của cháu, nó mới khiến gặp cái ông bác sĩ đó; cho nên ông coi thường: "Thấy cháu cũng khỏe mạnh, đàng hoàng, có gì đâu mà sợ? ". Cho nên vì vậy mà cháu phải chịu chết do cái nhân yểu tử của cháu đời trước.

Cho nên thí dụ như bây giờ, cũng như Thầy nói có cái hạt gieo lên mạnh, có hạt lên yếu, có hạt vừa lên bị chết, nó bị thối - tất cả những cái hạt giống như vậy thì đứa bé này cũng nằm ở trong cái nhân quả yểu tử đó. Cho nên nó khiến, cái hoàn cảnh mà nó khiến nó chậm trễ để cho cháu chết.

Thì chúng ta biết thương thôi, nhưng mà chúng ta phải nhìn - đây là nhân quả yểu tử của nó rồi, không làm sao hết; nó có những sự cản trở để rồi nó chết.

(02:45) Cho nên cái quy luật của nhân quả nó rất là đặc biệt lắm, nó tính toán rất kỹ lưỡng lắm! Thí dụ như bây giờ 1 tai nạn giao thông đi nữa, nó gồm lại 1 số người bị chết ở trên chiếc xe đó, nó gồm lại đồng thời ở 1 thời điểm để đi lên xe; mà người ở xứ này, người ở xứ kia, chứ không phải là có 1 gia đình lên xe đó đi đâu. Cho nên nó hay lắm, nó làm sao cho người ta cùng đi trên 1 chiếc xe đó để mà chết!

Cũng như cái nhân quả của cháu đó, nó làm sao! - thay vì, nếu không có ông bác sĩ đó thì cháu sẽ sống. Nó đặt thành cái vấn đề rất là kỹ lưỡng, nó biết rằng cái yểu tử đó phải đến cái giờ đó thì ông bác sĩ đó ông đến - thì ông lại chậm trễ. Không phải ông không thương cháu đó đâu, nhưng mà ông thấy ông khinh thường. Ông thấy cháu cũng đang tỉnh táo, có gì đâu mà cần phải chuyển tuyến cho nhanh! Cho nên vì vậy mà cái nhân quả nó khiến rồi, nó khiến như vậy.

Cho nên bây giờ con có thương yêu gì, con có kêu gì đi nữa thì con chỉ biết đây là nhân quả thôi, thì cái tâm của con nó không còn thấy hối hận trong lòng.

Mình đã hiểu biết, mình đã nhắc nhở mà ông bác sĩ ông lại làm lơ. Cho nên vì vậy đó, khi mà con hiểu được vậy thì con rất là an ổn cái tâm con - bởi vì tất cả mọi cái đều là nhân quả.

Cho nên, cái nhân quả của cháu này đã từng giết hại chúng sanh, đã từng làm cho chúng sanh chết. Do đó, bây giờ sanh ra để mà chết; chết rồi, tiếp tục tái sanh nữa, rồi lại chết vì yểu tử. Cho đến khi cháu 13, 14 tuổi rồi bị xe đụng hoặc tai nạn gì đó chết hoặc là cơn bạo bệnh nào đó chết. Để đến khi mà cái nhân yểu tử của cháu, cái sự giết hại của cháu nó đã trả hết nghiệp rồi thì cái cận tử nghiệp của cháu này - nó sẽ sanh ra, nó mới hết.

Cũng như mấy con bây giờ đang còn sống, nó có những nhân quả của hành động thiện - ác của mấy con đi sanh ra làm người, làm vật rồi, để trả cái quả các con đã làm.

Còn khi cận tử nghiệp - nó là cái nghiệp cuối cùng, cái nghiệp đó nó trả cái "quả chính" - cái hành động cuối cùng, cái nhân quả cuối cùng đó, nó thực hiện qua khi con bỏ xác thân con. Thì con trả cái quả cuối cùng, gọi là cận tử nghiệp - cái nghiệp cuối cùng.

(04:45) Chứ không phải cái cận tử nghiệp của mình nó không thành con người đâu! Nó thành con người, con vật nữa. Mà nó tiếp tục nó yểu tử là tại vì cái nhân nó đã tự nó làm, nó giết hại chúng sanh, nó làm cho những loài vật chết đi - nó phải trả cái mạng sống của nó bằng cái sự yểu tử của nó.

Cho nên hiểu được nhân quả rồi thì chúng ta thấy an ổn lắm! Trước cái sự kiện xảy ra thì chúng ta biết nhân quả rồi: cháu này đã gây ra nhân quả của đời trước của nó, bây giờ nó mới sanh ra như vậy; nó mới lớn lên - nó chưa làm cái gì ác hết mà tại sao nó phải trả cái quả yểu tử như vậy? Thì biết rằng đời trước nó còn tạo cái ác gì đó, cho nên đời nay nó sanh lên đó để nó đúng cái duyên - cái môi trường sống của nhân quả đời trước thành cái môi trường sống hiện tại của nó mà!

Cho nên, cái môi trường sống hiện tại thì phải có giờ đó thì ông bác sĩ đó canh trực. Thì do đó, đưa nó đến đúng lúc ông ta thì ông ta lơ đễnh, xem thường cái bệnh. Do đó, cho nên cháu phải đành chịu chết, để cho nó đúng cái duyên yểu tử của nó.

2- DUYÊN NHÂN QUẢ

(05:46) "Trường hợp thứ hai: là 1 bệnh nhân 60 tuổi, với căn bệnh của bác đã đi khắp các tuyến bệnh viện rồi mà không chữa được. Bác thiết nghĩ là có 1 loại thuốc Streptomycin, chưa ở đâu tiêm cho bác cả và bác đã mua sẵn, nhờ cháu đến tiêm giúp cho bác.

Bác bảo: "Có gì bác chịu!", con rất thương bác nhưng làm thế nào được hả Thầy?

Trong lúc đó, bác đau khổ vô cùng! Đối với người sắp hấp hối ra đi mà con lại không được phép gia đình nên con không dám tiêm. Mà con thấy bệnh nhân, khi họ sắp chết là họ khao khát 1 điều gì đó mà không được toại nguyện họ chết trong sự lưu luyến, thèm khát, đau khổ.

Con thấy thương họ quá Thầy ơi! Nếu lúc đó mà người nhà của con là con sẽ quyết định được vì trước sau gì cũng chết; mong sao trước lúc ra đi họ được toại nguyện, thảnh thơi, thanh thản là con yên lòng!

Mà điều đó con cũng không làm được, lương tâm con cũng bị ray rứt vô cùng Thầy ạ! Đó có phải là nghiệp quả của con ngày trước, con mắc nợ họ mà nay con phải gặp những trường hợp, sự việc như vậy không Thầy? ".

(07:20) Trưởng lão: Đó là cái vấn đề mà con gặp. Thì sự thật ra, cái cơn đau của ông ta để cho ông ta chết; thay vì chích thuốc đó là để cho thoả mãn, để làm cho ông ta mãn nguyện của ông ta. Thì trước bây giờ, gia đình người ta không đồng ý cho nên con không có quyền làm điều đó được - khi mà chích vô như vậy.

Do đó, con thấy con không phải hối hận mà con lại nhìn bằng nhân quả. Con thấy đây là nhân quả, mình chứng kiến cái nhân quả này là mình có cái duyên, có cái duyên để chứng kiến nhân quả.

Cho nên mình hiểu nó là nhân quả, nhân quả của ông này phải đau cho đến tận cùng cái chết của ông ta, ông không thể nào mà thay đổi được. Cho nên chúng ta không chích thuốc được, con hiểu không?

Do đó là cái nhân quả rồi, không có thể nào mà thay đổi được! Vì vậy mà con là cái người biết rất rõ mà con không làm sao được hết - tại vì cái nhân quả của ông ta.

Nếu mà con kê vai vô con làm đó, thì con phải gánh vác cái nhân quả đó cho ông ta đó! Cho nên vì vậy mà con biết đây là nhân quả, con an ổn tâm con. Bởi vì lương tâm con mà trước cảnh đó thì con rất là đau khổ. Nhưng mà con biết, thấy nó là nhân quả thì cái lương tâm con không đau.

Vì cái nhân quả trước kia mà ông đã làm cái gì đó, mà con cũng là 1 người chứng kiến, cho nên bây giờ ông trả cái quả này cũng là con là người chứng kiến trong cái đời trước. Cho nên cái nhân quả nó rất là hay, nó cấu kết như thế nào để cho con phải chứng kiến được cái đau khổ đó của ông ta.

Cho nên vì vậy, mình nhìn qua cái nhân quả thì mình biết. Nếu không có duyên nhân quả - làm sao mọi người sao không chứng kiến, mà lại có mình chứng kiến - mình có cái duyên gì chứ!

Cũng như Thầy nói, các con phóng sanh - nếu mà mấy con đi ra chợ đi kiếm cá, tôm mua phóng sanh - là mấy con sai! Tại vì cá, tôm tạo cái nghiệp của nó - nó cũng bắt cá, tôm nó ăn; cho nên cái người mà ăn cá, tôm nó mới thành ra cá, tôm để mà trả cái quả đó. Bây giờ các con phóng sanh là các con làm cái điều nó phi nhân quả - nó không đúng! Cho nên vì vậy mà cái duyên của mấy con - mấy con đi tìm nhân quả mà! Mấy con đã sai!

Còn bây giờ mấy con đi trên đường nè, mà thấy cái người đó họ nướng cá hoặc là họ bắt cá, câu cá, thì mấy con thấy đây là cái duyên của mình gặp cái người đó - là đời trước người đó có cái duyên với mình rồi, cái nhân quả đó có cái duyên với mình gặp trong cái nhân quả nào đó, nó tương ưng rồi; cho nên mình gặp cái trường hợp một con cá mà đang bị mắc câu, mắc lưới thì mình xin mua con cá đó mình thả liền.

(09:27) Tại vì cái duyên, mà mình là người tu cái Tâm Từ - cái lòng thương yêu của mình; cho nên mình mua phóng sanh là phải có cái nhân duyên; mà có cái nhân duyên thì nó mới hợp đúng lúc, mình mới thấy.

Chứ còn cỡ bây giờ mà con cá đó bây giờ nó chưa dính câu, mà con đi đây tới cửa chùa rồi; nghĩa là con đi ra tới cửa chùa rồi mà bây giờ con cá nó mới dính thì con có biết đâu, thì nó bắt nó bỏ giỏ, thì con cá này là cái nghiệp của nó như vậy mà, nó phải trả cái quả của nó như vậy! Cho nên vì vậy mà con vẫn thấy an tâm.

Còn bây giờ con đương đi tới vầy - mà nó dỡ cần câu lên - con cá giãy đau đớn vô cùng! Thì con thấy vậy, con bỏ tiền ra: "Thôi, chú bán tôi con cá này đi chú!" Rồi con mua con cá này con đem con thả. Tại vì cái nhân duyên nó gặp con để con cứu nó, con thả nó, để nó sống thêm 1 vài năm nữa để nó trả cái nghiệp của nó còn lại. Chứ nó sống thêm nó cũng khổ như thường, bởi vì có sống cũng khổ mà chết cũng khổ - nó cũng tiếp tục đi tái sanh luân hồi; bởi vì nhân quả rồi, nó không từ ai hết, không tha người nào hết!

Đó là Thầy giải thích để cho mấy con hiểu thêm cái nhân quả, nó có cái nhân duyên với nhau - nhân duyên trong nhân quả.

(10:33) "Trường hợp thứ ba lại diễn đến với con, làm con suốt 1 thời gian khủng khiếp trước cái chết quá nhanh của một bệnh nhân.

Đó là một anh to, khỏe, 45 tuổi, vào viện với lý do là khó thở. Vừa lúc đó là 16 giờ, bệnh nhân khai lúc trưa, 1-2 giờ trưa có tiêm thuốc kháng sinh, nhưng bệnh nhân nói thuốc đó tiêm thường xuyên. Bác sĩ lấy lời trình bày của bệnh nhân xong và cho y lệnh theo dõi khó thở do phản ứng thuốc.

Trong lúc bệnh nhân khó thở tăng dần, họ kêu con cứu giúp: “Chị Tập ơi, cứu em với, không thì em chết mất! Em bị bệnh yết hầu, khoảng 15 phút nữa thôi là em chết, chị cứu giúp em với!". Với tiếng kêu tha thiết cầu cứu của bệnh nhân, con sốt ruột quá! Trong lúc này con rất lo lắng và tìm mọi cách để giúp họ nhưng bác sĩ không cho phép và bảo: "Chẳng có bệnh yết hầu nào cả, giờ chị mà căng miệng bệnh nhân ra là nghẹt thở chết liền!".

Con nghĩ lúc đó không căng miệng thì họ cũng chết mà con chỉ muốn an ủi và giúp họ lần cuối, may ra có sống được! Và con cũng có nghe người ta nói: "bệnh yết hầu nó lên rất nhanh, là 1 bọc máu, nếu biết được sớm mà móc họng, bấm cho bể bọc máu đó ra là sống được".

Có phải căn bệnh thế không Thầy? Nỗi băn khoăn này con chưa được rõ, con xin Thầy chỉ giảng giúp cho con được biết!".

(12:32) Trưởng lão: Đúng vậy! Cái bệnh đó mà nếu kịp thời đó thì nó sẽ không bị nghẹt thở bởi vì nó lớn, nó căng, nó nghẹt thở, nó làm cho người ta chết. Mà nếu mà biết chắc nó như vậy đó, thì người ta cán họng ra, hoặc người ta bấm cho bể cái bọc đó đi thì người này sẽ sống được. Nhưng mà vì bác sĩ đã nghĩ rằng nó không phải bệnh yết hầu, cho nên bác sĩ người ta có quyền, còn mình đâu có quyền được. Cho nên vì vậy mà con nghĩ như vậy.

Nhưng dù sao con xét lại nhân quả, đây cũng đều là nhân quả đó con! Tại sao bác sĩ lại không biết cái bệnh người ta bị yết hầu? Đó, thì do đó ít ra thì người ta đến thì bác sĩ phải khám nghiệm coi thử coi như thế nào? Và nếu mà không khám nghiệm kịp hoặc là có những gì chậm trễ - đều là do nhân quả sắp xếp hết.

Cho nên mọi thứ ở trên đời nay - không có cái gì là không nhân quả! Cho nên khi mà con hiểu biết được nhân quả thì tâm con trước cảnh nào con cũng an ổn; mà con không hiểu được nhân quả thì tâm con rất đau khổ!

Khi một người mà biết thương người - thì trước cảnh đau khổ của người khác thì mình không thể nào cầm được nước mắt, mình cũng rất đau khổ chứ! Nhưng mà khi mình hiểu được nhân quả thì mình biết đây là nhân quả; mình thương người nhưng mà mình trấn an được mình bằng cái hiểu biết nhân quả.

Mà hiểu biết nhân quả là bằng cái sự thật, nó là cái chân lý rồi, nó là cái chân lý sự thật rồi cho nên mình hiểu biết như thật mà! Vì vậy mà tâm mình nó không có dao động, nó không có khổ đau; chứ con không hiểu nó là nhân quả thì con sẽ khổ đau.

Vì cái người bệnh nhân này họ gieo 1 cái nhân nào đó, họ gieo 1 cái nhân ác nào đó cho nên bây giờ họ phải trả cái quả đó; trong khi cái giờ phút đó, nhân quả tới là phải chết trong cái bệnh đó rồi. Cho nên bây giờ muốn cứu họ cũng không được, nó khiến cho mọi điều kiện để chậm trễ, hoặc là điều này, thế kia để cho họ chết. Thay vì cái bệnh này không đáng chết mà cái duyên nhân quả nó tới rồi; nó tới rồi nó bảo giờ đó chết thì không cãi là giờ khác được!

3- LUẬT NHÂN QUẢ

(14:26) Chỉ có những người tu hành của chúng ta, khi có đủ đạo lực thì nhân quả đến nó bảo: "Chết giờ này" thì chúng ta bảo: "Không được chết!", thì nó không chết. Chỉ có người tu, nó mới được vậy. Còn cái người mà không tu thì nó bảo: "Giờ tý này chết!" - thì giờ tý chết; nó bảo: "12 giờ này chết!" - thì 12 giờ này chết chứ đừng cãi nó được! Nó bảo chết là chết!

Bởi vì nhân quả mà, cái định luật của nó như vậy; nó bảo tử hình là tử hình, nó bảo nằm đó là nằm đó. Con thấy người bán thân, muốn chết mà nó đâu có chết được; nó bảo nằm đó là nằm đó! Chừng nào nó bảo chết - là tới giờ phút nó chết, xê xích 1 giây nó cũng không cho mình chết trước nữa; không cho chết trước 1 giây, mà cũng không cho chết sau 1 giây. Cái luật nhân quả nó vậy, tử hình là đúng giờ nó chết!

Cái quy luật của nó rất là độc đáo! Nhưng mà cái luật nhân quả đó thì không ai - chính là bản thân mình làm ra cái nhân quả đó, các con hiểu không?

Đường đi nhân quả là do đâu? Là do cái thân hành, khẩu hành, ý hành của mình chứ nó do chỗ nào mà ra? Chính mình tạo cái nhân quả đó, rồi mình gặt hái lại cái nhân quả đó để trả cái quả đó.

Cho nên làm sao? Cái giờ đó mình làm cái nhân quả đó, chứ ai làm cái giờ đó? Thì cái giờ nhân quả đến với mình thì mình phải trả cái quả đó, cũng đúng cái giờ đó chứ làm sao trật được? Cho nên không có chạy sai đâu được hết, không có trốn tránh nó được!

"Đó là những trường hợp con chứng kiến cảnh của những người sắp chết và chết, nên những hình ảnh đó nó ám ảnh trong con; tiếng kêu cứu thảm thiết của họ cứ văng vẳng bên tai con. Con luôn bị hoảng sợ và lo lắng trước những cảnh chia lìa cuộc sống, tình cảm của người thân phải chịu đau khổ vô cùng mà con đã nhìn thấy. Lúc ấy, con cảm thấy mình vô dụng và bất lực quá Thầy ạ!".

(16:08) Trưởng lão: Đúng vậy, con sẽ đứng trước nhân quả, con là người bất lực. Mặc dù mẹ mình mà lăn lộn mà mình không làm sao mà làm được gì hết; chừng bà tắt thở mình cũng không làm sao cứu bà được hết! Chịu thôi à! Đó là những người thân của mình đó mấy con. Sự thật ra, đứng trước cái cảnh mà đau xót của cha mẹ mình: lăn lộn, rên la; mình không làm sao được hết!

Thí dụ như bây giờ, Thầy về Thầy nuôi ông thân của Thầy; thì trong khi mà giờ phút ông thân Thầy qua đời, trăn trở rất là khổ sở, phải đỡ lên nằm xuống. Thấy cái khổ sở đó mà mình không làm sao chịu thế cho ông ta được, mà cũng không làm sao chết thế cho ông ta được! Phải chi mình làm được, mình chịu đau được cho ông ta thì mình cũng chịu, bởi vì cha mình mà, mẹ mình mà, làm sao mình bỏ được!

Nhưng mà không làm sao được hết vì cái quy lực của nhân quả. Ông đã tạo những cái nhân quả đó - Ông tới giờ đó Ông phải chịu những cái quả đó; mình không thể được! Cho nên đạo Phật nói: “Các con tự thắp đuốc lên đi!”.

Nghĩa là bây giờ đức Phật cũng không thể chịu đau thay cho mấy con được; mà chịu chết thay cho mấy con được; mà chính mấy con phải tự thắp đuốc lên mà đi để cứu mình! Đó là đức Phật đã thấy được cái quy lực của nhân quả, cái ghê gớm của nhân quả chứ không phải là thường!

"Ước gì con được sinh ra trong 1 gia đình giàu có, được ăn học đến nơi đến chốn để có kiến thức hiểu biết. Giúp người thật là hạnh phúc biết chừng nào!".

Trưởng lão: Con ước cũng không được! Tại vì cái nhân quả nó khiến cho con ở cái trình độ đó, cái cấp bậc đó để rồi con chứng kiến những cái đó, để cái nhân quả nó phải đến với con, để con chứng kiến, để làm cho con xót xa, đau lòng!

Trước khi mà tạo những nhân quả đó thì người đó họ tạo nhân quả đó; thì trong khi đó, con cũng là người mà đã đồng tình với cái cảnh người đó làm điều ác đó, con cũng vui sướng đó. Cho nên bây giờ khiến cho con phải đứng trong cái vị trí đó để mà con đau khổ.

Con ước muốn những cái điều mà con ước muốn, thì con sẽ từ bây giờ con phải học làm những điều đó thì ước muốn nó mới thành công. Bởi vì nhân - con gieo cái nhân đó thì con gặt được cái quả. Còn bây giờ con ước muốn có ngay liền thì không được đâu, bởi vì nhân quả mà!

Mà cái nhân quả đã gieo thì tức là con phải chứng kiến những cảnh đó để cho con có sự não lòng, đau đớn. Mà từ đó tới bây giờ, con thấy trải qua thời gian chưa học nhân quả, thì ở trong lòng con mỗi lần mà nhớ đến những cảnh đó thì con thấy xót xa chưa hết.

Nhưng hôm nay con học nhân quả rồi, con mới thấy là con xả được đó! Nghĩa là từ bây giờ đó, con sẽ thấy mình xả được cái tâm của mình. Khi mình hiểu được nhân quả thì mình chuyển biến được cái nội tâm đau khổ của mình.

4- PHẬT DẠY QUÁN XÉT NHÂN QUẢ

(18:44) "Nay Thầy cho chúng con quán đường đi nhân quả con người; và được Thầy thuyết giảng nhưng con cũng chưa hiểu được mấy. Con mong Thầy chỉ giảng giúp cho con 3 trường hợp trên để con hiểu sâu hơn về nhân quả. Vì 3 trường hợp trên, con không xác định được nhân thế nào cả; con hiểu rất mù mờ Thầy ạ! Con kính mong Thầy hoan hỷ chỉ - giảng cho chúng con được rõ! Con xin cảm ơn Thầy!".

Trưởng lão: Bây giờ Thầy sẽ nói như thế này, đức Phật dạy: “Mình thấy cái quả của hiện tại thì mình biết cái nhân của quá khứ". Phải không? đức Phật nói mà. Mà “thấy cái nhân của hiện tại thì biết quá khứ sẽ gặt cái quả”

Cái người đó làm ác - làm thiện, thì trong hiện tại thì mình biết rồi, tương lai họ sẽ gặt lấy những quả khổ hoặc là quả vui, hưởng cái phước. Còn mình hiện giờ, mình thấy người ta đang hạnh phúc, đang vui, thì mình biết là quá khứ của họ đã gieo 1 cái nhân gì!

Đức Phật xác định cho chúng ta biết mà: “Nhìn cái hiện tại mà biết được cái tương lai của cái nhân - mà nhìn cái hiện tại mà biết được quả tương lai của chúng ta”. Phải không? Cứ nhìn hiện tại mà biết được. Bởi vì nhân quả, chỉ có nhìn hiện tại mà xác định được cái quá khứ và cái tương lai. Cho nên vì vậy mà con nhìn cái hiện tại mà con thấy được cảnh đau lòng đó thì con biết quá khứ họ gieo cái nhân gì rồi!

Mà hiện giờ con thấy, hiện giờ họ đã trả những quả này mà họ bình tĩnh, hoặc là họ có những cái hành động thiện gì đó, thì con biết tương lai họ sẽ tái sanh như thế nào! Bây giờ những người mà rên la đau đớn, kêu cứu như thế này thì con biết tương lai họ sẽ sanh ra cái gì rồi - theo cái nhân quả đó mà sanh ra.

Còn ở câu hỏi dưới thì con trình bày cho Thầy sự tu tập của con là 5 đến 7 phút, có khi 10 phút, do đó nó không chừng. Vì vậy mà lấy cái tiêu chuẩn của nó là 5 phút của con trong cái sự nhiếp tâm. Đó là những câu trả lời về phần của con và của Diệu Đức.

5- VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC ĐỂ HIỂU SÂU NHÂN QUẢ

(20:46) Bây giờ, mấy con đã xong rồi thì bắt đầu bây giờ mấy con sẽ trả giùm Thầy những cái bài này, đều là Thầy có ghi trong này hết. Mấy con cố gắng mấy con làm lại những bài nhân quả, nó rất thực tế, cụ thể. Nó trở thành 1 tập sách Đạo Đức cho mấy con, mà chính cho những người thân của mấy con nữa.

Mấy con nhớ những tập sách như thế này, các con thấy các con viết như thế này mà Thầy đọc suốt cả đêm Thầy đó mấy con, chứ không có đọc ít! Trời ơi! đọc như 1 cuốn truyện đó. Mà người nào - các con thấy - người nào cũng viết nhiều lắm chứ không phải không. Các con thấy đây nè, bây giờ cả xấp như thế này, mà người nào cũng xấp xấp chứ không phải là ít đâu!

Không phải là Thầy chấm hai, ba bữa đâu, mà chỉ có trong vòng có từ đầu hôm buổi tối mà cho tới sáng, Thầy nghỉ có chút xíu để mà Thầy nghỉ ngơi đó. Thì lúc 2 giờ rưỡi Thầy đã dậy, Thầy chấm cho tới sáng mà còn 1 bài cuối cùng mà Thầy đến đây hơi trễ đó, là Thầy chấm cái bài cuối cùng. Thầy chấm cái bài của Diệu Vân, bài cuối cùng nè- bài này dày quá! Cho nên Thầy cũng thấy ớn nó, thành ra Thầy để nó sau cùng Thầy chấm; cho nên vì vậy mà Thầy đến trễ. Thầy ráng chấm cho xong vì vậy Thầy đến trễ.

Vì vậy mà Thầy thấy cái bài này con viết như vậy nó trở thành cái môn học đạo đức nhân bản - nhân quả. Cho nên mấy con là 1 tác giả của 1 cái bài học đạo đức của bản thân con; và cũng chính là cái bài học đạo đức sau này cho mọi người mấy con. Cố gắng! Thầy nghĩ rằng mấy con cũng sẽ trở thành những tác giả đạo đức rất hay đó.

Tại vì mỗi người đều có cái nhân quả mà mấy con! Thì khi mình viết ra thì đó là mình là tác giả cho cái đạo đức của nó chứ gì! Mình nhắc mình, mà mình nhắc mình tức là nhắc người khác, có gì đâu!

Cho nên mấy con càng đi sâu vào nhân quả, mấy con càng thấy nó nhiều điều lắm mấy con: rất hay, rất thực tế, cụ thể, không bao giờ sai!

Bởi vì cái đời sống của mình mà, nó thực tế, nó cụ thể, đời sống của mình nó gần gũi quá mà! Chỉ có cách thức là khéo mà diễn tả để cho người ta đọc - người ta thấy nó cụ thể, nó hay; để cho người ta thực hiện được cái đạo đức của người ta. Đó là cái khéo léo của mấy con!

6- NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH

(23:00) Diệu Vân: Giờ con phải làm cái gì Sư Ông?

Trưởng lão: Thầy dặn con đó, để biến nó thành tập sách Đạo Đức chứ không có gì hết! Còn nữa con cố gắng con ghi thêm 1 số nữa về đạo đức. Như thí dụ như con làm sao mà con diễn tả được về cái khẩu nghiệp, tức là cái đường đi của nhân quả của khẩu nghiệp của mình - tức là cái khẩu hành đó - thì phải nói đến cái đạo đức của ái ngữ đó con!

Nói nhiều ái ngữ để dạy người ta biết cách nói ái ngữ. Trong khi mấy con diễn tả về nhân quả khẩu hành đó, mấy con đừng có nói về ăn nhiều ở trong đó - cũng cái khẩu, mà ăn nhiều…​

Thầy nhắc cho mấy con biết về cái miệng, chúng ta nói thì đúng là cái khẩu hành. Cái ăn cũng là cái miệng mấy con, mà cái ăn nó thuộc về thân hành đó mấy con. Các con nhớ mình nhai, mình nuốt nó thuộc về thân hành đó mấy con, cho nên nó không thuộc về khẩu hành đâu.

Nhưng mà cái khẩu chúng ta có 2 phần: 1 phần ăn và 1 phần nói. Có phải không?

Cho nên cái phần nói - nó mới tai hại! Còn cái ăn - con ăn, nuốt, nó đau bụng mấy con chứ nó có tai hại gì? Ăn nhiều quá nó óc ách, nó tức bụng. Cho nên vì vậy mà về cái phần mà ăn uống thì mấy con nói ít hơn. Nó cũng là cái phần nhân quả của nó, nhưng nó nằm gọn ở bên cái thân hành rồi! Do cái chỗ đó chúng ta cũng biết phân biệt được, nó vừa thân hành mà vừa khẩu hành.

Cho nên cái khẩu hành thì nói về ăn uống nó cũng trúng chứ không phải sai, nhưng mà nó về cái thân hành thì nó nhiều hơn. Bởi vì mình ăn vô, cái cơ thể của mình nó tiêu hóa mà, do vì vậy đó nó thuộc về cái vị giác thích ăn - nó khởi dục.

Còn cái khẩu hành đó, mình nói ra nó mới làm động người ta; còn cái khẩu hành về ngôn ngữ - mình nói ra động người ta trực tiếp ngay liền. Còn cái ăn uống đó, thì nó ngầm là mình nuốt thịt chúng sanh, nó tạo cho mình cái tội lỗi về cái nghiệp thân của mình đau bệnh; tức là mình ăn những cái sự đau khổ của loài vật khác vào trong người của mình.

Cho nên phân biệt được những cái chỗ này thì mấy con viết nó thành cái đạo đức, nhất là cái viết về ái ngữ. Mấy con làm sao nói được nhiều cái ái ngữ mấy con!

7- ÁI NGỮ

(25:23) Ái ngữ thì phải nói ôn tồn, nhã nhặn như thế nào? Rồi mấy con diễn tả: có người sao nói ngọt ngào thấy dễ thương, mà sao có người nói nghe tức tối quá!

Đó, thì mấy con so sánh được những cái nhân quả của lời nói đó; nói sao cho người ta nhận ra được ái ngữ của mấy con, để nói lên cái ái ngữ. Thấy 1 em bé khóc, mình lại mình dỗ nó là ái ngữ đó mấy con: “Nín đi em!” hay: “Nín đi con, đừng có khóc con!".

"Ma kia kìa, nó cắn con à!" đó, thì nó sợ! Thầy nói thí dụ đó, mình nhát nó là nó không ái ngữ đâu mấy con! Nhưng mà mình dỗ đó, nó là ái ngữ; thì mình nói ra cái lời nói đó.

Có nhiều người, con nó khóc quá rồi, không biết dỗ làm sao - nói: “Nín đi không! Không nín - ma nó vô, nó ăn mày đó!” - đó là cái lời nói nó không phải ái ngữ. Cho nên mình phải hiểu biết cái lời nói, do đó mình nói như thế nào? Và đồng thời trong những cái lời nói đó, nó có những cái lời nói ái ngữ nhẹ nhàng, yêu thương.

Thầy nhớ hồi Thầy học Tiểu học, Thầy thì vào học thì lớn tuổi rồi Thầy mới đi học vì Thầy học chữ Nho; bởi vì đi tu 8 tuổi rồi, ở trong chùa thì cứ dạy mình chữ nho, hồi đó mấy cụ họ ít biết chữ Việt lắm cho nên vì vậy mà Thầy vô học đó thì họ cứ dạy chữ nho thôi. Thầy biết rất giỏi chữ nho, tới năm 16 tuổi Thầy mới đi ra Thầy học tiếng Việt, Thầy vô Thầy học vỡ lòng tiếng Việt.

Thì trong khi Thầy là học trò lớn ở trong lớp mà trẻ con thì học trò nhỏ - tức là nó còn tuổi nhỏ- cho nên Thầy lớn hơn hết. Do đó, mấy đứa nhỏ mà bị Thầy mà bắt quỳ gối đồ đánh đó - thì Thầy an ủi nó, Thầy nói: “Em đừng có khóc! Thầy đánh là Thầy răn dạy mình đó, ráng đi em, ráng học đi!” - Thầy an ủi nó. Thì trong khi đó, tuổi đó thì hay đánh lộn nhau nữa vì sự đánh lộn đó thì bị Thầy giáo phạt quỳ gối này kia. Thầy đến Thầy xin Thầy giáo: "Để cho em khuyên mấy em nó. Thầy bắt quỳ gối, em thấy nó tội nghiệp quá!”.

(27:26) Ông Thầy giáo ông nghe Thầy nói vậy, ông cũng tha đi; cho nên Thầy đem lại cái bàn học của Thầy đó - khi mà lớp học vầy mà mấy đứa bị quỳ gối đó thay vì Thầy giáo nó cho về rồi thì Thầy nói với Thầy giáo: "Cho nó ngồi gần em đi!", thì ông Thầy giáo đó ông sắp đứa bé đó ngồi gần bên Thầy - Thầy mới an ủi nó, Thầy bảo nó: "Ráng học! Đừng có khỉ, đừng có khọt, đừng có chạy giỡn, chạy nhảy như vậy thì Thầy đánh nữa!”. Thầy khuyên lơn, sau đó mấy em đó nghe Thầy, nó không có chạy nhảy nữa - thành ra nó trở thành những đứa học trò rất ngoan ở trong lớp.

Bởi vì Thầy thấy mình lớn mà thấy tụi nó bị phạt hay bị đánh đồ đó - tội nghiệp; cho nên mình thấy mình thương. Cho nên vì vậy mà Thầy thường Thầy đến xin Thầy giáo để mà Thầy an ủi nó và Thầy xin cho nó ở gần bên Thầy. Cuối cùng mấy đứa này nó tốt được.

Đó là những cái hành động ngôn ngữ ái ngữ: an ủi người ta, giúp người ta, làm cho người ta trở thành người tốt. Đó là những cái tốt đó mấy con! Và đồng thời, khi cuộc đời mình có như vậy đó - mình nhắc ra, nhắc ra những cái điều kiện đó thì những ái ngữ đó mình nhắc lại những lời nói đó, thì tức là nó là bài học đạo đức thực tế mấy con. Thấy hay đó con!

Con hỏi gì con?

(28:43) Diệu Vân: Con kính bạch Sư Ông! Con ngày xưa có quan niệm là không nên ái ngữ, với lại phải nên nói chánh kiến hơn là ái ngữ. Tại vì ái ngữ, chẳng hạn như trong nhà con, mẹ con ái ngữ - con rứt ra không được; nếu mà mẹ con cứ suốt ngày cứ chăm nom, cứ ái ngữ với con thì con đi tu không được. Cho nên là con nghĩ là không nên dùng từ ái ngữ mà là dùng chánh ngữ - nếu mà nói ra điều chánh thì có lợi hơn là mình nói ái ngữ.

Chẳng hạn như lúc con dạy mấy đứa con nít, thì con nói ái ngữ rồi nó rứt con ra không được; nó không chịu về với ba mẹ nó, thì cũng rất là khó! Mà mình cứ bị ái kiết sử nó trói, thành ra con cũng không biết, con xin Sư Ông chỉ dạy!

Trưởng lão: Ở đây tại vì cái ngôn ngữ, cái ái là cái sự yêu thương, nhưng mình thực hiện cái lòng yêu thương của mình. Nhưng mà mình dùng cái ngôn ngữ Chánh Ngữ như ở trong Bát Chánh Đạo đó: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ thì nói chữ Chánh đó là lời nói êm dịu, êm ái đó là ái ngữ con. Ái là yêu thương, cái lời nói yêu thương.

Nhưng mà ái ngữ mà mình không biết sử dụng nó đó, thì mình trở thành nó nằm trong thất tình lục dục. Cái ngôn ngữ làm cho gây cái tình cảm, nó trói buộc - nó thuộc về kiết sử. Cho nên ở đây - biết sử dụng cái ái ngữ.

Trong khi bộ giới của Tỳ kheo mà bộ Sa Môn Quả đó, có dạy về cái ngôn ngữ mình nói làm sao để cho ngôn ngữ mình nó êm đẹp, dễ nghe, nó đừng làm cho người ta chói tai, tức giận thì đó là ái ngữ - cái ngôn ngữ dùng cái ái ngữ đó.

Vì vậy nói ái ngữ là lời nói yêu thương, lời nói dễ thương; lời nói làm cho người ta nghe, người ta vui lòng thì đó gọi ái ngữ. Đó là mình sử dụng cái từ, chứ sự thật ra là mục đích của danh từ đó nó là Chánh Ngữ mấy con! Dùng cái "chánh ngữ" thì nghe nó không bị chữ "ái" - chữ ái là yêu. Mà yêu thì nó có nhiều góc độ lắm: giữa nam nữ yêu nhau, giữa mẹ con yêu thương nhau.

Thì cái chữ “ái” nó có cái chữ yêu ở trong đó; ái là yêu đó mấy con; do đó chữ "ái" là tiếng Hán, còn chữ “yêu thương” là theo tiếng Việt mình dịch ra.

Cho nên vì vậy mà nghe chữ ái là chúng ta quá sợ! Sợ dùng ái ngữ đây rồi nó dính mắc, nó bị kiết sử. Cho nên cái kiết sử nó nằm ở trong cái ái kiết sử, bởi vì yêu thương nó làm cho mình trói buộc.

Nhưng ở đây là mình muốn dùng cái ngôn từ ở đây là “an ủi”; cho nên bây giờ đó, mấy con dùng cái chữ “chánh ngữ”, hoặc mấy con sợ - tránh né cái chỗ “ái ngữ” - mấy con dùng “chánh ngữ”, mà chữ “ái ngữ” thường người ta hiểu lầm là yêu thương dính mắc.

(31:38) Nói như cô Diệu Vân, cô hiểu qua cái ái ngữ là cái chỗ mà nó dính mắc, nó thuộc về ái kiết sử. Còn Thầy nói ái ngữ ở đây là Thầy nói cái lời nói êm đẹp, cái lời nói an ủi khi 1 người khổ đau mình nói an ủi họ, mình làm cho họ được yên ổn, đừng sợ hãi, thì đó là lời ái ngữ.

Sử dụng ái ngữ qua cái chỗ mà mình sử dụng; cho nên vì những cái từ này chúng ta hiểu rõ. Thì do đó nếu mà chúng ta dùng ái ngữ cái kiểu mà: “Anh ơi, em thương anh!", "anh thương em!”, thì cái chuyện đó không được! Bởi vì đó thuộc về ái ngữ của tình yêu, của tình dục thì nó không được!

Cho nên mình phải sử dụng đúng cái danh từ của nó. Trong khi 1 người đó đang bị khổ đau cái chuyện gì đó, mình lại mình an ủi, mình khuyên lơn họ, mình nói họ.

Cũng như con xảy ra cái trường hợp con thấy những cảnh đau lòng của những bệnh nhân như vậy, mà Thầy dùng cái nhân quả cũng là ái ngữ để cởi mở được cái tâm hồn của người khác, để làm cho người ta không còn đau khổ trong những hình ảnh đó nữa, thì đó là cái ái ngữ.

Cái ái ngữ làm cho người ta không còn khổ đau nữa. Sự an ủi, sự giúp cho người ta hiểu biết mà không còn khổ đau nữa, thì đó cũng là ái ngữ. Làm cho người ta không còn khổ nữa - đó gọi là ái ngữ, lòng yêu thương.

Nhưng mà dùng cái danh từ đó thì người ta bị lầm qua một cái tình yêu khác - Một cái tình yêu trong thất tình lục dục của con người thường tình - cho nên chúng ta bị kẹt.

(33:13) Vì vậy mà theo cô Diệu Vân thì dùng Chánh Ngữ là hay hơn. Nhưng mà dùng cái Chánh Ngữ thì ta nghe nó không êm dịu bằng cái Ái Ngữ. Bởi cái từ đó mà, cái phát âm đó, chúng ta nghe: à, bây giờ phải dùng Chánh Ngữ thì ta nghe Chánh Ngữ nó không bằng dùng cái Ái Ngữ!

Mấy con nghe chữ Ái Ngữ nó nghe nó cái gì êm dịu hơn! Bởi vì cái ngôn ngữ mấy con, nó rất khó chứ không phải dễ! Cho nên sau này mấy con học được về cái ngôn ngữ - tức là cái lớp học Chánh Ngữ đó - mấy con sẽ dùng được những từ chánh ngữ đó, lúc nào chúng ta dùng ái ngữ đó như thế nào để đúng; chúng ta sẽ phân biệt từng cái từ đó để mà chúng ta hiểu và sử dụng nó cho đúng lúc.

Trong khi đó thì mấy con thấy học hiểu để biết, để sử dụng. Và trong khi bây giờ mấy con viết bài đó, để mình dùng được lời nói; bởi vì trong lời nói của chúng ta có bốn điều ác và bốn điều thiện của lời nói của chúng ta.

Cho nên vì vậy mà đường đi của nhân quả chúng ta thấy: thân hành thì có ba, ý hành thì có ba, mà khẩu hành có tới bốn. Vậy thì khẩu hành tới bốn đó thì chúng ta sẽ sử dụng làm sao mà chúng ta nói được cái khẩu hành ác, cái lời nói hung dữ và cái lời nói mà ái ngữ, cái lời nói mà Chánh Ngữ như thế nào? Chúng ta diễn tả được những cái ngôn ngữ này để giúp chúng ta học được những cái ngôn ngữ này và đồng thời mà khi viết được những cái bài này thì lúc bây giờ Thầy sẽ gợi ý cho những cái từ, những cái ngôn ngữ để mà chúng ta viết cho nó chính xác hơn, cho nó đầy đủ hơn về cái ngôn ngữ.

Tức là chúng ta viết để mà học; viết để mà tu; viết để mà thực hiện được cái đời sống của chúng ta không bao giờ nó có lời nói làm khổ mình, khổ người. Đó chính là cái chỗ mà chúng ta đang tu học.

Vậy thì bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? Có người nào hỏi Thầy gì thêm nữa không? Con hỏi đi con!

8- NHÂN QUẢ NGHỀ NGHIỆP

(35:10) Tu sinh: Con bạch Thầy là Thầy nói cho con hiểu thêm về cái chỗ nghề nghiệp ạ! Ví dụ người ta thường nói là “sinh nghề tử nghiệp”, tức là mình làm cái nghề này, khi mình chết, mình sẽ có cái nghiệp như thế.

Ví dụ như cái nghề y là cái nghề thiện nhưng nếu hành động mình thiện thì cái nghiệp của mình sẽ được thiện; nhưng mà nghề y là cái nghề thiện mà hành động của mình không thiện thì nó sẽ sinh ra quả ác. Nhưng mà trước kia thì con chưa hiểu về nhân quả lắm thì con chỉ nghe chung chung người ta nói là: "nhân nào quả nấy, làm nghề gì thì hưởng cái nghiệp đấy!".

Con chỉ hiểu như thế nên con hiểu nghề y của con là kiếp trước con làm người ta gãy chân, gãy tay, làm người ta đau đớn nhiều quá nên bây giờ con phải sinh ra để làm nghề bác sĩ để mà chữa chạy cho người ta. Thì con chỉ hiểu đơn giản như thế! Cho nên con bảo, trước mình làm như thế, thì bây giờ mình chữa chạy cho người ta, mình trả cho người ta cái quả đấy, thì mình phải chăm sóc người ta.

Con hiểu đơn giản như thế, thì Thầy giảng cho con: có phải cái nghề này là cái nghiệp kiếp trước của con? hay là cái nghề này sinh ra cái (36:14) …​ Thầy giảng lại chỗ đấy, con chưa rõ chỗ đấy

Trưởng Lão: Về nhân quả của nghề nghiệp: thực sự ra mỗi người có cái nghề nghiệp để mà sống đó, thì nó cũng có cái nhân duyên của nó con. Nếu mà con không huân cái nghề của con mà làm thầy thuốc thì đời nay con không thích học y đâu; con phải có huân, huân cái tâm của mình.

Thí dụ như con đã gieo cái nhân rồi đó, hồi nãy con có nói với Thầy đó là: ước gì mình có đủ khả năng mình học, mình học cho nó thật cao để khi mà đủ khả năng của mình để cho trước những cái người mà đau khổ, mình sẽ trị bệnh, mình giúp đỡ an ủi.

Cũng như bây giờ con là bác sĩ, cái nhân đời trước con con ước nguyện là con đứng trước cảnh cha mẹ mình chết, đau bệnh mà chết: "Ước gì mình phải là bác sĩ, chắc mình không để cha mẹ mình khổ đau như thế này!". Nhưng không ngờ, cái ước nguyện của mình từ cái tâm mình, cái ý của mình mà ước nguyện nó thành cái nhân, sau này nó thành cái quả là con trở thành bác sĩ. Con hiểu không?

"Ước gì mình là bác sĩ giỏi đi, để cho cha mẹ mình đâu có khổ như thế này! Vì vậy mà nhờ người khác trị mình không có tin tưởng mà chính bản thân mình làm sao mình trị được cho cha mẹ mình!".

(37:25) Mình ước thôi! Nhưng mà không ngờ cái ước nguyện đó là cái nhân - cái nhân để tạo ra mình là bác sĩ. Chứ không phải hồi trước con chặt chân, chặt tay ai đó, bây giờ con phải làm bác sĩ; thì như vậy cái người mà chặt chân giò ếch chắc họ cũng làm bác sĩ hết ráo sao?

Không có đâu, cái nhân đó không phải đâu con! Mà chính cái ước nguyện trước cái cảnh đau khổ của những người bệnh đau; trước cái cảnh đó mình ước làm sao mình làm được bác sĩ để mình cứu. Hoặc là mình đến bệnh viện mình thấy: “Trời ơi! Người ta nằm bệnh đau vậy!” Hoặc là trước cái cảnh mà chết chóc như thế nào đó mà không có thuốc thang, không có bác sĩ đó, mình ước nguyện. Do đó mà đời nay nó có cái duyên đó mà nó thúc đẩy mình, nó đi tới để mình làm 1 vị thầy thuốc.

Cho nên, nó phải có cái sự ước muốn đó nó mới trở thành cái nghề. Nếu bây giờ chẳng hạn cha mẹ Thầy sanh Thầy ra muốn Thầy làm bác sĩ, mà Thầy học Thầy không có ưa cái chuyện này, Thầy không thích - cuối cùng Thầy trở thành kỹ sư cầu cống.

Thầy không thích, cho nên vì vậy mà cái thứ nhất là Thầy thi rớt, thi rớt thì Thầy bất mãn, 1 lần mà không đậu. Cha mẹ thì muốn cho mình đi học bác sĩ đi, nên bắt buộc mình phải vô thi; mình thi mà sao nó không may mắn gì hết - nó rớt mình. Rồi ông bà bắt mình lần nữa, ráng 1 năm nữa để mà thi - nó cũng rớt luôn: "Trời đất ơi, bây giờ còn mặt mũi nào mà đi nữa!". Thành ra thôi, đổi nghề.

Đó là 1 cái nhân quả mấy con! Tự vì cái nhân quả đó nó có nhiều cái nhân quả lắm! Cho nên vì vậy mà con nghĩ cái kiểu con đó thì sai, không có đúng nhân quả. Nó chỉ cái duyên, cái nhân quả của cái ngành y. Mà trong tất cả các ngành thì ngành y cũng là cái ngành cũng như đem lại giảm bớt sự đau khổ của người khác; cái nghề y rất là cao đẹp chứ không phải là không cao đẹp!

Cũng như cái ngành giáo mà dạy học rất là cao đẹp! Nhưng mà giáo dục cho trẻ con, giáo dục cho người sau nó có được cái đạo đức thì cái ngành giáo nó rất là tuyệt vời! Chứ dạy học trò mà nó trở thành du côn, du cán - đi ra đánh lộn đánh lạo thì cô giáo, thầy giáo đó cũng chết được; dạy học trò gì mà nó hung dữ, thì không được!

(39:30) Cho nên trong cái ngành nào đi nữa nó cũng đều có cái nhân quả của nó đã gieo hết, cho nên mình chọn nghề đó. Con thấy khi mà học sinh nó tốt nghiệp lớp 12 ra, nó đi lên Đại học, nó chọn ngành đó.

Cho nên có thằng tham tiền, trời! nó chọn ngành thương mại, ngành gì để mà nó kinh doanh nó làm giàu, nó chọn những cái nghề lắm tiền. Còn mấy đứa chọn những nghề có đạo đức thì nó chọn cái nghề khác. Nó nhiều lắm mấy con, cuộc đời này nó nhiều …​ do cái tâm niệm, do cái sở thích người ta nên người ta chọn cái nghề.

Có nhiều người, người ta lại thích vẽ - làm họa sĩ; có nhiều người lại thích làm cái chuyện khác. Cho nên vì vậy có nhiều người đi học họa sĩ. Có nhiều người, họ thấy họ thích viết văn quá cho nên họ đi học viết văn - họ đi làm báo hoặc làm phóng viên. Các con thấy không, đó là cái sở thích của họ, còn những người họ không ưa thì họ không thích.

Cho nên trên cái cuộc đời của chúng ta, luôn luôn lúc nào nó cũng nhân quả; ngay trong hiện tại chúng ta ước muốn cái gì, coi chừng cái nhân của chúng ta đã gieo rồi đó!

Mình thích đi tu, coi chừng cái thích của mình rồi thì kiếp sau rồi đi tu chứ không có chạy đâu khỏi!

Cho nên trong cái thích của mình, con thấy mình thích nhiều lắm! "Tôi thích làm bác sĩ nè, mà tôi cũng thích tu; vô chùa cũng thấy thanh tịnh tôi cũng thích!" Cho nên bây giờ con làm bác sĩ, rồi con cũng vô chùa tu, tại cái nhân đó nó có gieo trong cái đầu của mình.

Có nhân là có quả, mà nhân là cái ý chúng ta rồi. Cho nên ngày hôm nay, mấy con ngồi đây tu là đều là có cái nhân tu hết đó mấy con - cái nhân muốn tu đó! Trong đời kia thì mấy con chưa có tu gì hết, nhưng mà: "Tôi muốn! Tôi thấy cái ông Thầy ông đi khất thực - tôi muốn làm vậy quá! Tôi muốn làm cho được vậy nhưng tôi chưa có đủ duyên tôi làm thôi!". Nhưng mà tới cái đời nay vô, cái bắt đầu vô ôm bát đi xin.

Không mấy con - sự thật mà! Hồi nào tới giờ mấy con cứ nghĩ rằng mấy con cư sĩ, mấy con ôm bát đi xin bao giờ không? Tại vì cái ước muốn của mấy con trong đời trước có gieo nó, đời nay thì mấy con đến 1 lúc mấy con ôm bát đi xin thật sự mà! Bây giờ dù muốn, dù không mấy con cũng ôm bát đi xin chứ không có chạy đâu khỏi!

Đó là cái nhân, mà cái nhân thì phải có cái quả rồi! Cái nhân thì nó phải có cái kết quả của nó!

9- NHÂN DUYÊN TRONG NHÂN QUẢ

(41:38) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi! Như là nghề nghiệp của người đó là nhân quả của họ. Ví dụ như có 1 người nào đó, thì họ đã học xong cái ngành sư phạm, thì cái nhân quả của họ phải làm cô giáo; nhưng mà cuối cùng thì họ không làm cô giáo, họ đi làm cái khác thì có phải về nhân quả không Thầy?

Trưởng lão: Họ muốn, nhưng mà Thầy nói cái nhân, mà cái duyên nó phải đủ con! Thí dụ như cái nhân của mình muốn đó, thì nó gieo cái nhân đó rồi, mình phải học sư phạm thôi, không chạy đâu hết!

Nhưng mà cái duyên nó có đủ để mà làm cô giáo hay thầy giáo hay không - cái này mới còn đòi hỏi chứ! Nếu mà nó không đủ - kể như nó chết ngang, thành ra nó cũng chưa làm cô giáo mà nó chết queo rồi. Có phải không?

Nó học rồi, nó ra trường, xe đụng nó chết queo - nó chưa làm. Mà nếu mà nó có sống đi nữa mà cái nhân nó không đủ thì nó lại không làm cô giáo. Có thằng bạn nói: "Mày làm cô giáo tiền ít muốn chết à, không có được đâu! Tao chỉ cho mày làm cái nghề này sống còn sướng hơn!". Cái thằng này nói nghe đúng rồi - bởi vì hồi đó nó có gieo những cái nhân đó, cho nên nó gặp cái thằng bạn này hướng dẫn cái nó đi vào cái nghề khác.

Thành ra, mục đích nó học là ra làm cô giáo rồi đó; nhưng mà coi chừng, cái nhân đó nó có 1 chút xíu thôi - nó không có đủ duyên để mà nó thành hình.

Nó nhân quả mà con! Nó có nhân, có quả mà! Trong cái đời quá khứ con gieo nhiều cái nhân lắm, rồi cái nhân đó nó có đủ duyên, hay là không đủ duyên - nó sẽ chết đi. Tức là cái nhân - cái hạt - nó sẽ thành cái quả hay không thành.

Nếu cái hạt bị tiêu thì nó đi qua 1 cái nhân quả khác rồi, nó không còn ở đó nữa. Thành ra: “Tại sao mà tôi học làm cô giáo mà giờ tôi trở thành luật sư? ” hoặc là tôi trở thành bác sĩ đi! Đó là cái nhân quả của nó, mà cái duyên nó đủ ở trên cái ngành nghề đó thì sẽ làm cái ngành nghề đó.

Cái nhân quả kia nó chỉ gieo thôi. Thí dụ như trong khi đời trước con chỉ ước muốn tu thôi, nhưng mà con cũng không tha thiết lắm, nhưng mà ước muốn đó cũng thành cái nhân, nhưng mà cái nhân nó lép đó mấy con.

Còn bây giờ mà tôi cũng muốn tu, mà tôi cũng cố gắng tôi làm - tôi ở nhà chứ tôi chưa vô chùa tu nhưng sự thật tôi cũng đã cố gắng tôi làm rồi. Tôi cố gắng tôi làm, cho nên cái duyên nó có cái cố gắng nó làm, nó thực hiện ra cái quả rồi.

Cho nên đời trước nó vậy mà đời nay nó không bỏ cái này đâu, không bỏ cái quả đó đâu! Cho nên nó muốn tu cái nó đủ duyên nó đi đến cái nó tu được rồi. Còn hồi đó nó chỉ ước muốn thôi mà nó chưa có thực hiện, thì bây giờ khi mà cái ước muốn sanh lên, nó cũng có cái duyên gặp được cái pháp theo cái ý, theo cái quả nó gặp; nhưng mà vì nó không có tập tu cho nên nó ngay đó nó bị công chuyện khác nó bẻ nó đi, nó không có cho nó tu, coi như nó trớt quớt nó đi rồi! Cái ý muốn thì có nhưng mà nó bị cái duyên nó không đủ đó - duyên hợp nó không đủ cho nên nó không tu được!

(44:19) Cũng như bây giờ con muốn tu, trong khi mà con sanh lên con muốn tu; mà cái duyên con không đủ: cha mẹ, người này người kia cấm, cấm mà con không quyết định được: “Thôi! Cha mẹ bảo sao, thôi mình làm vậy thôi!”. Thì do đó bây giờ con theo cái duyên đó mà con đi làm cô giáo chứ không có đi tu được - thì cái duyên tu nó mất.

Rồi làm cô giáo rồi, bắt đầu bây giờ lập gia đình rồi có con, có cái: “Thôi bây giờ hết rồi, cuộc đời tu tôi thế tiêu rồi!”. Không có người có cái nhân để gieo cái tu, nhưng mà sau khi tu thì họ không thành, cái duyên tu nó không được; còn nó đi tẹt qua cái góc độ khác, nó đưa được cái nhân quả nó trói buộc qua một cái góc độ khác, cái duyên nó qua một cái góc độ khác. Thành ra cái nhân quả mà mấy con! Bây giờ đứng trong nhân quả thì trả lời sao cũng được hết, lý luận sao cũng được!

Có gì không con?

10- XẢ TÂM THAM NGỦ BẰNG ĐỊNH VÔ LẬU

(45:06) Tu sinh: Thưa Thầy, con hỏi pháp tu đó Thầy! Bữa trước thì ngồi thiền con thấy nó gục hoài, cái con mới bỏ ra một, hai buổi để con dùng Định Vô Lậu con quán xét cái niệm ngủ đặng mà con xả - thì nó hết. Mấy bữa nay con ngồi thiền cái tự nhiên thấy nó quay vô nó biết hơi thở thôi, nó không có biết gì hết, nó ngồi có khi 15 phút, có khi nửa tiếng; con thấy chừng 15 phút nó không niệm. Con không biết là có bị rơi tưởng không Thầy?

Trưởng lão: Cái đó là cái phần định tỉnh, Thầy sẽ kiểm tra lại coi thử con có bị rơi vào tưởng không? Nhưng mà những cái bài mà con viết về nhân quả đó - đơn giản, mà nó cụ thể, nó rõ ràng. Mà vậy mà con bị tưởng mà sao con viết cũng hay vậy? Tức là có cái phần mà con xả tâm đó chứ; có cái phần mà mình tư duy, mình suy nghĩ, mình xả tâm mình mới viết được như vậy.

Tu sinh: Cái niệm buồn ngủ con thấy sao nó liên tục, con có mấy bữa sao con để ý hoài cứ tới giờ đó là ngồi 5 phút là nó bị, đang ngồi cái nó ngủ gục một cái - sao kì?

Trưởng lão: Bây giờ đó, nhờ quán nó mới hết đó con!

Tu sinh: Chứ con quán Định Vô Lậu để xả đó Thầy! Chứ ngủ hoài, không tu được - không giải thoát! Con cứ bỏ ra một thời gian con nghĩ tới chuyện ngủ đó hoài thì nó hết. Giờ cái tâm nó quay vô, nó biết hơi thở.

Trưởng lão: Thì đó, bây giờ nó coi như là khi mà mình muốn xả cái ngủ thì cái Định Vô Lậu mình cũng quán xét mình cũng xả được.

Tu sinh: (46:28)…​

Trưởng lão: Không, phải cố gắng mà giữ giới đó con! Cố gắng mà giữ giới!

Tu sinh: Cứ 2 - 3 giờ nó buồn ngủ mà 11 - 12 giờ nằm hoài nó ngủ không được!

Trưởng lão: À, cái đó là ăn ngủ phi thời rồi. Không được! Nghĩa là giờ giấc phải nghiêm chỉnh, không được ngủ phi thời con!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy