00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 025C (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - SỐNG VÔ SỰ

CK 025C (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - SỐNG VÔ SỰ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 26/11/2005

Thời lượng: [00:52:59]

1. VẤN ĐẠO TU TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Con hỏi gì hỏi đi con!

Tu sinh: Thưa Sư ông, Sư Ông dạy cho con giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự…​.

Trưởng lão: Con tập giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự phải không con? Tu Tứ Niệm Xứ, con ngồi con thấy nó cũng an ổn con phải không? Rồi bắt đầu bây giờ con đứng dậy con đi con cũng tu tập giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự phải không? Chỉ có một pháp.

Nếu mà con tập lại. Bây giờ con tu pháp Tứ Niệm Xứ, trong cái Tứ Niệm Xứ, trong cái ngồi rồi tới cái đi cũng vẫn giữ tâm, Tứ Niệm Xứ cũng giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự thôi, còn nếu mà con chuyển qua một cái pháp khác là nó khác đó. Bây giờ con đi để con cảm nhận bước đi con đó tức là Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi, nó khác rồi con. Còn cái kia nó giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự để nó quan sát 4 chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của nó thôi. Mặc dù là con ngồi, mặc dù con đi con vẫn giữ tâm thanh thản được, đó là một pháp.

Tu sinh: Thưa Sư Ông con tập Chánh Niệm Tĩnh Giác.

Trưởng lão: Tập Chánh Niệm Tĩnh Giác hả con? Một lần thôi cũng được chứ đâu có sao, nhưng mà phải có chất lượng đàng hoàng. Chứ tu mà Nhiếp Tâm, an trú không được, một lần mà nó có niệm này kia xen vào đó thì nó không được. Họ phải tập không có niệm.

Tu sinh: Trong 30 giây thì nó không có.

Trưởng lão: Đúng rồi 30 giây thì không có, đúng rồi 30 giây chưa được. Con cũng muốn gần cái lớp …​ rồi.

Tu sinh: Thưa Sư Ông, con ngồi giữ tâm thanh thản thì có con chim mà nó bay qua, con phóng theo chim, con có bị phóng dật không?

(01:43) Trưởng lão: Con thấy chim phải không? Thấy mặc thấy, nhưng mà điều kiện thấy mà “Trời, con chim nay nó đẹp quá” thì tức là con bị phóng dật rồi. Còn nó mặc chim gì kệ nó không biết, mà con chim nó bay, con chim này sao nó có bông hoa gì đây thì lúc bây giờ con bị phóng dật. Còn trái lại nó bay bay mà con vẫn biết thanh thản, an lạc, vô sự tức là con không phóng dật.

Chứ nhìn chim riết rồi bắt đầu nhìn trời luôn đó, thì chắc chắn là nó chạy không biết tứ tung ở đâu rồi, nó phóng tứ tung chứ nó không có ở một chỗ. Hiểu không? Cho nên bây giờ thấy con chim bay qua là thấy nhưng vẫn biết cái tâm thanh thản.

Nhất là thấy cái pháp ở bên ngoài, không phải là ác pháp đâu, mà thấy cái pháp bình thường thôi, nhưng mà mình vẫn cố gắng mình nhắc tâm quay vô, vẫn biết thanh thản. Để không nó bị cái pháp đó nó lôi tâm con ra là con bị phóng dật đó.

Tu sinh: Thưa Sư Ông, khi nào mà con tu Tứ Niệm Xứ con thấy đau đầu, thì Sư Ông dạy cho con cái pháp thế nào …​?

Trưởng lão: Tu Tứ Niệm Xứ mà đau đầu, tại vì con nhiếp tâm ức chế đó nó mới đau đầu, còn nếu mà con không nhiếp tâm ức chế nó không đau đầu đâu. Nhưng mà vậy thì coi như là con khi bị đau đầu đó con mới nhắc, bởi vì đau đầu là trên thân quán thân để khắc phục tham ưu mà bây giờ đau đầu nó bị trên thân con nó có ưu phiền rồi, con hiểu không?

Vậy thì con phải nhắc cái tâm để đẩy ưu phiền đó ra.

Mà nãy giờ cái đau đầu đó không phải là cái bệnh đau, mà tại vì ức chế tâm nhiều quá cho nên nó nặng cái đầu con nó đau, do đó con tu sai pháp.

Bây giờ xả nghỉ đi chứ còn không có tu vậy được, tức là đừng có cố gắng mà giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà chỉ quan sát 4 chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà thôi. Phải không?

Cho nên vì vậy con ngồi chơi chứ con có làm gì đâu mà nhức đầu. Mà này là cố gắng tui giữ cái tâm, tôi kiềm, tôi giữ cái tâm giống như mấy Thiền sư Đông Độ đó, giữ cái chỗ chẳng niệm thiện niệm ác cho nên nhức đầu là phải.

Tu sinh: Đau đầu là nó đau sẵn rồi thưa Sư Ông.

Trưởng lão: Vậy là nó đã đau sẵn rồi phải không? Vậy thì tu Tứ Niệm Xứ mới là đẩy lui nó mới được chứ, “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Thọ là vô thường, cái đầu mà đau này phải đi. Chỗ này là chỗ thanh thản, an lạc, vô sự chứ không phải chỗ mày ở. Đó mày đi”, rồi con giữ tâm thanh thản con thôi.

2. QUAN SÁT THAM VI TẾ TRÊN THÂN HÀNH

(03:52) Tu sinh: Thưa Sư Ông, nhân quả thân hành của con, con có ghi ở dưới này, nên áp dụng vào bản thân nhân quả của mình, con không biết áp dụng vào cái vi tế.

(04:07) Trưởng lão: Con không biết áp dụng vào vi tế, bây giờ con xét coi, bảo mình ở trong cái thân hành coi cái thân mình coi nó còn muốn lấy đồ ăn nó ăn không, nếu mà nó còn muốn lấy đồ ăn tức là nó còn tham ăn đó thì nó bị cái thân hành đó rồi, con hiểu không?

Quan sát lại cái vi tế của mình coi, coi giờ này nó muốn đi ngủ không, nếu mà đi ngủ chặt giò nó đi, nó đi ngủ tức là ác pháp của thân hành rồi

Cho nên con quan sát lại coi tất cả những cái gì vi tế trong con, coi nó còn phạm vào cái thân hành. Thân hành nó có 4 chỗ tham, con hiểu không? Tham nè, rồi sát sanh nè, rồi tà dâm. Coi thử trong thân hành nó còn có cái gì vi tế không, để mà con áp dụng, để mà con ngăn và diệt những ác pháp đó để cho nó đừng có tác động vào thân tâm con nữa.

Con quan sát lại con. Bởi vì con áp dụng là thân hành rồi. Rồi bắt đầu con nói thân hành ở ngoài câu chuyện, con đưa ra mẩu chuyện này kia con nói cụ thể rồi.

Thì bây giờ áp dụng vào thân mình mình xem những cái vi tế coi mình còn tham không, tham ăn, tham ngủ, nó cũng tham lam trộm cắp đó phải không? Coi nó còn tham không?

Đó, rồi bắt đầu bây giờ xem coi tu thấy tốt đó, coi còn ham tu nữa không, nếu mà nó ham nữa là nó cũng còn tham đó con, tức là nó bị cái tham của nó.

Đó con xét, quán xét lại để áp dụng vào đời sống của mình để xả tâm con.

Bởi vì học về cái bài mấy con viết rồi đó thì mấy con suy ngẫm lại, xét lại con mình còn những cái hành động nào của cái thân hành của mình không, nó là vi tế rồi, mình phải coi kỹ lưỡng xét từng chút từng chút, từng chút để xem coi để cho mình xả được cái tâm của mình.

Đó là cái tu học của mình, bằng cái tri kiến của mình. Mà khi cái tri kiến nó đã hiểu nó thấm nhuần nó hiểu rồi thì bây giờ mới quan sát lại mình từng chút để xem coi mình còn những cái gì vi tế ở trong mình mình còn bị thân hành tham, sân, si - 3 cái ác pháp của thân hành không đó.

Để cho mình ngăn chặn diệt từng cái mầm mống rất nhỏ trong thân chúng ta.

(06:09) Cho nên cái bài Định Vô Lậu rất là quan trọng mấy con, chứ không phải là mấy con làm bài rồi thôi đâu không phải đâu, còn quan sát mình nhiều về nhân quả của thân hành của mình rồi tới khẩu hành của mình.

Cho nên khi mà các con quan sát tới khẩu hành của mấy con, mấy con không bao giờ nói một cái lời nói làm cho người khác buồn phiền đâu, tu tập đến mức độ đó mới gọi là Tri Kiến Giải Thoát của mấy con, nó mới là Chánh Kiến đó chứ nó không dễ đâu.

Cho nên bây giờ Thầy bảo áp dụng vào bản thân con liền, quan sát từ vi tế của mình thân hành, rồi mai mốt tới khẩu hành quan sát xem xét coi những cái lỗi lầm đó. Mấy con quan sát nó từ như thế nào mấy con biết không?

Quan sát không phải trong hiện tại này mà quan sát ở trong quá khứ các con thấy những cái thân hành của con đó, coi nó có xảy ra những gì trong quá khứ để mình lấy cái đó mình hiểu, và hiện tại này coi mình còn cái đó hay là hết, và tương lai nhất định là phải chấm dứt những cái thân hành ác đó. Phải quyết định rất rõ ràng cụ thể cho con đường tu của mình, bằng tri kiến bằng sự hiểu biết, cho nên gọi là thắng tuệ chứ không phải là liệt tuệ. Các con hiểu chưa?

Bây giờ người nào hỏi Thầy đứng lên hỏi đi.

Tu sinh: Kính bạch thầy, như vậy những cái lỗi lầm của mình, mình ghi ra hết mình viết ra hết hay là mình ghi tượng trưng?

Trưởng lão: Không, bây giờ mình ghi ra một phần rồi tự mình mình quan sát mình hiểu được cái nhân quả rồi đó con, mình mới tư duy lại những cái quá khứ của mình chứ mình không cần viết ra, quá khứ của mình, rồi hiện tại của mình coi cái sự hiểu biết nhân quả của mình, coi cái thân hành của mình thử coi mình còn có lầm lỗi gì không.

Và hiện giờ nó còn những cái vi tế lắm, những cái vi tế nói về tham lam trộm cắp đó thì nó thuộc về thân hành rồi. Nhưng mà bây giờ mình nhìn lại cái tham lam trộm cắp của mình coi nó thèm ăn, thèm uống gì nữa không. Nó có hình dạng của nó tham lam trộm cắp đó, nhưng mà nó thuộc về ý là tham nhưng mà cái hành động của nó biến ra cái thân đó, thử coi nó còn không.

(08:08) Thí dụ như bây giờ con tới giờ này chưa có phải là giờ ăn nhưng mà nó muốn ăn, tức là nó tham nhưng mà nó thuộc ý. Mà bây giờ con lấy cục kẹo con ăn hoặc lấy ly nước ngọt con uống là con đã đi tới thân hành rồi đó, thì con ngăn chặn liền tức khắc.

Cho nên khi mà cái ý con khởi ra đói bụng muốn ăn, giờ bụng nó cồn cào nó muốn ăn thì đó là cái thân hành con rồi, nó báo cho con biết rằng nó đòi ăn rồi đó, nó tham ăn rồi đó. Giờ này không phải giờ mày ăn, chưa đến giờ ăn.

Cho nên mình quan sát lại coi cái thân của mình con, nó còn đói, nó còn mệt, nó còn có những cái điều kiện, đó nó cũng thuộc về thân hành con.

Cho nên mình quan sát lại những cái vi tế đó mình mới thấy rằng cái tri kiến của mình, mình phải đặt thành làm chủ nó mình không để cho nó sai mình được nữa.

Cho nên cái Quy Luật Nhân Quả không còn lôi mình được nữa.

Cho nên áp dụng vào cho bản thân của mình thì mình sẽ được giải thoát hoàn toàn, hiểu chưa? Rồi bắt đầu bây giờ con hỏi Thầy gì đứng lên đi con.

3. LỊCH TRÌNH CỦA ĐẠO PHẬT, PHẬT NÓI: THÂN, KHẨU, Ý.

(09:06) Tu sinh: Kính bạch Sư Ông, con thì ngược lại, con làm bài từ lúc mà gần 2 tuần lễ rồi mà con không tài nào con kết thúc được cái bài, tại vì Sư Ông bảo áp dụng vô cuộc sống thì mỗi hành động, mỗi cử chỉ vi tế con thấy là con ngày nào cũng bổ sung ngày nào cũng bổ sung hết, giờ con không tài nào con kết thúc được, con ghi hoài. Tại vì mỗi ngày mỗi sự việc thân hành xảy ra liên tục, và con phát hiện ra cái vi tế đó rồi con bổ sung hoài mà con gần hai tuần rồi mà.

Tuần đầu con viết mỗi sát sanh không, rồi đến tuần thứ hai con nói chắc không nộp bài Sư Ông la ráng viết cho nó xong, mà bây giờ cũng mới được tới cái trộm cắp. Rồi nó đi tới đến mức giống như là ngay cả khi con ngồi con ham viết con cũng thấy nó từ cái ý ra, rồi con lại ngưng viết cái thân hành, con nói tất cả là do ý tạo thì con lại viết ý hành vô, rồi nó cứ vậy hoài con không nộp bài được.

(10:13) Trưởng lão: Không sao, con viết vậy đó là tức là quán, bắt đầu con quán tới từng lần lượt con quán cái nhân quả của nó.

Cho nên vì vậy mà thường thường là cái ý của chúng ta nó là cái nhân để nó gieo tất cả những cái quả của nó là thân hành nó nằm trong cái quả, cho nên cái khẩu của mình cũng vậy và cái thân hành cũng vậy, do cái ý điều khiển không. Cho nên một cái gì nó cũng hoàn toàn nó không ngoài cái ý đâu.

Tu sinh: Sư Ông bảo làm thân hành trước, còn bây giờ con viết cả sấp, mà con thấy là ý hành trước rồi sau đó con mới ghi từ ý nó mới ra cái thân, rồi ra cái khẩu.

Trưởng lão: Bởi vì Thầy muốn theo cái lịch trình của đạo Phật, Phật nói: Thân, Khẩu, Ý. Cái ý nó sau, để cho mình quán từ những cái thô, cái thân, cái quả nó thô nó dễ thấy, còn cái ý nó vi tế cho nên nó đi sau. Còn con bây giờ con thấy mỗi cái gì cũng do ý điều khiển, ý làm chủ, ý tạo tác mà, cho nên con lấy ý mà con ra.

Nhưng mà bây giờ mình nói chuyện mà cái hành động của thân trước, rồi mới tới cái miệng của mình rồi tới cái ý. Cái ý sau này mình kết luận nó là chủ chốt đó của mọi động tác ác của nó đó, đó là cái ý. Nhưng bây giờ mình chưa nói tới nó đâu.

Tu sinh: Mà cái vi tế thì nó từ ý ra.

Trưởng lão: Cái vi tế là nó từ ý ra. Nó là cái nhân là do ý đó con. Mà cái nhân mà nó ở trong đầu chúng ta nghĩ mà ở ngoài chúng ta nghĩ muốn lấy trộm, ăn cắp đi, nghĩ chúng ta chưa làm thì chúng ta chưa có quả đâu. Nhưng mà đức Phật muốn chỉ cái quả cho mình.

Con thấy rõ ràng đức Phật nói Tứ Diệu Đế, đức Phật nói cái khổ người ta trước, nói cái nguyên nhân nó sau, mấy con thấy không.

Cho nên nói thân hành, khẩu hành, ý hành thì cái thân nói trước. Vì vậy mà Thầy cũng theo cái kinh nghiệm cái điều kiện của đức Phật dạy, dạy đúng, để cho mình đi từ cái thân hành của mình.

Cho nên cái ý của mình mình chỉ nhắc sơ vậy thôi, chứ sau này chính nó là cái chỗ đó nónguyên nhân sinh ra muôn pháp khổ là cái ý.

Tu sinh: Vậy thì con có thể làm lại, một xấp như vầy con có thể làm lại, con viết lại có sao hay không?

(12:10) Trưởng lão: Con cứ nói về thân hành thôi. Ví dụ như thân hành rồi mình xen ý vô, mình nhắc cái ý thì trong khi người ta chưa cho mình làm cái ý, nhưng mà biết là từ cái ý mà nó ra cái thân hành đó, nhưng mà chỉ viết thôi không nói gì hết.

Cái hành động, bây giờ nói về hành động trộm cắp thì mình nói về vấn đề trộm cắp, vấn đề sát sanh thì nói về vấn đề sát sanh, chứ thật sự ra trong đó có cái ý nó điều khiển rồi nhưng mà mình không nói tới nó đâu, nhưng mà mình nói cái hành động, cái quả đó.

Cái người này bắt con gà cắt cổ, thì nói cái hành động mà cắt cổ con gà, con gà giãy giụa đó, đó thì mình nói lên cái hành động đó, rồi cái quả nó đi đến chỗ nào đó mình nói là nhân.

Tu sinh: Dạ không phải, tại ví dụ như là câu chuyện thì con không có nêu tách ra thân hành, khẩu hành, ý hành mà con phân tích câu chuyện đó ra thân, khẩu, ý và quá khứ, hiện tại, vị lai luôn. Có nghĩa là câu chuyện đó, nó nằm trong câu chuyện đó và áp dụng trong đời sống của con, con kể những câu chuyện của con thôi.

Trưởng lão: Được con, đâu có sao.

Tu sinh: Rồi con, cái thân con như thế nào, cái khẩu con như thế nào, cái ý con như thế nào, cho đúng oai nghi thế nào…​

Trưởng lão: Nhưng mà ví dụ bây giờ con nói, Thầy nói gợi ý để cho con biết. Cái thân hành là đề tài chính mà cái ý là phụ ở trong cái bài này, con hiểu không? Cái chính, chứ đừng để đưa cái ý là chính.

Tu sinh: Con làm bài Đường đi nhân quả con người, con không có làm bài Đường đi thân hành. Cái bài con Thầy ghi là: “Hãy làm đường đi nhân quả con người”. Cho nên con nói về nhân quả con người thông qua thân, khẩu, ý. Là con cứ làm.

(13:36) Trưởng lão: Cái đó là đường đi nhân quả nó khác con. Bây giờ đường đi nhân quả là cái đường đi của nó là do thân hành, khẩu hành, ý hành. Cho nên vì vậy mà dựa vào Thập Thiện, để mà vạch ra cái đường đi của nó cụ thể, mình chỉ nói vậy thôi, chứ mình không nói cụ thể một cái thân hành hay cái ý hành.

Mà mình nói ờ bây giờ nhắc đến cái đó, cái đường đi đó, bây giờ cái thân hành thì nó có mấy cái hành động ác, mấy cái hành động thiện, mà khẩu hành nó mấy, rồi ý hành nó mấy thôi. Để mình tóm lược đây là cái đường đi nhân quả của con người, con hiểu không? Mình vạch ra được cái lộ trình của nó đi.

Sau đó bây giờ người ta đưa vào cái chi tiết nó, người ta nói thân hành thì biết thân hành nó có 3 cái hành động ác, 3 hành động thiện của nó. Rồi từ đó chúng ta mới đưa cái mẩu chuyện ra nhưng mà chúng ta biết nó là đề tài chính, nhưng mà chủ động của nó là cái ý nó điều khiển nó mới ra cái hành động này. Nhưng mà khi cái ý thì mình lờ qua mình nhắc là không phải xoáy vào cái chỗ đó mà xoáy vào cái chỗ thân hành đó. Bởi vì cái đề tài nó là thân hành chính.

Tu sinh: Không, con nói rõ ràng chi tiết luôn.

Trưởng lão: Con làm luôn hết là thân hành, khẩu hành, ý hành nó luôn cả lượt thì như vậy nó không xoáy vào được cái đề tài chính của mình để cho mình muốn nói. Bởi vì khi mình cho cái đề tài, mình viết cái đề tài đó nó nói cái gì chính mà cái gì phụ, cho nên cái ý nó chỉ chẳng qua phụ hay hoặc là cái lời nói thôi.

Bây giờ đó. Thí dụ như cái người đó muốn bắt con gà để ăn thịt thì họ bảo người vợ hoặc là bảo đứa đầy tớ: “Con ra ngoài đó con bắt cho bác cái con gà, bắt làm thịt”. Đó thì đó chỉ là cái hành động sai (bảo), cái lời nói đó thôi. Tức là nó khẩu hành, nhưng mà cái này mình chưa nói khẩu hành đâu. Mà mình nói vấn đề bắt con gà vô trói rồi cột, cắt cổ, cái chỗ mà thân hành đó là nó chính, mà cái lời nói mà sai là phụ. Con hiểu không?

Rồi cái ý ở trong đó, nó có cái ý để bắt con gà làm thịt để vì một số bạn bè đến hay vì một cái ngày giỗ, ngày tư mà phải bắt con gà ra làm thịt. Thì cái đó là nó thuộc về cái ý rồi. Cho nên mình không nói cái vấn đề đó, mình lướt qua. Hoặc là có khi mình nhắc vì cái ý với cái khẩu mình chỉ nói sơ nó qua thôi. Còn cái thân hành, chính là cái thân hành mình nói về nhân quả, cái này xoáy rộng mạnh vô chỗ này nói ra cái nhân, cái quả của thân hành.

Cho nên con nắm vững cái đề tài như vậy là con viết không có lạc đề mà nó không có sai. Chứ không khéo thay vì mình nói thân hành mà mình nói ý hành ở trong đó nhiều, thành ra người ta bị chú ý vào cái ý hành hơn là bị cái thân hành. Còn cái kia coi như nó phụ thì mình chỉ viết lướt qua thôi rồi mình nói về cái thân hành, trọng tâm của cái thân hành, thì cái đó là cái lợi ích viết.

4. CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC- NHÂN QUẢ KHI BỊ GIẾT HÀNG LOẠT

(16:08) Tu sinh: Dạ còn đi Chánh Niệm Tĩnh Giác, thưa Sư Ông thì con đi con có một cái niệm là ở dưới đất có nhiều côn trùng ý thức tránh dẫm đạp. Với lại con vẫn còn có một cái niệm như vậy có phải là an trú không thưa Sư Ông?

Trưởng lão: An trú. Bởi vì cái niệm đó là cái niệm gợi cái lòng thương yêu của con, cho nên con đi kinh hành con câu hữu với Tứ Vô Lượng Tâm rồi.

Cũng như mà cái niệm mà con bước đi đó, Chánh Niệm Tĩnh Giác là cái bước đi của con và đồng thời con câu hữu với Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ cho nên con có cái niệm để nhắc con đừng có đạp chúng sanh, thì cái này là chính con an trú đó.

Cái niệm đó là niệm tác ý của con rồi, cũng như cái niệm thân hành của con rồi, tức là an trú. Còn nó có cái niệm khác là không được là mất an trú, con hiểu chưa? Cái đó là đúng. Căn cứ vào chỗ đó con biết được cái thời gian con nhiếp tâm tốt hay không.

Rồi con hỏi đi.

Tu sinh: Thưa Thầy nói về nhân quả, như con gà là do nhân ác nó tạo thành con gà, nhưng mà nãy Thầy nói chết hàng loạt, như là bắt hết một đống gà thảy vô lửa đốt hoặc là …​ trong khi nó chết hàng loạt như vậy thì nhân quả nó có thể trở thành con người được không hay nó vẫn tiếp tục con gà nữa Thầy?

(17:31) Trưởng lão: Trong cái nhân ác của nó nó không phải tiếp tục con gà nữa con, cái nhân ác nó thải ra những cái từ trường khi mà nó bị diệt nó vậy đó, nó chết, cái từ trường ác nó đau khổ, bởi vì cái quả mà, cái quả khổ của nó, cũng như quả đắng rồi.

Con thấy con gà nó bị quăng vô lửa đốt nó nóng, nó la nó sợ hãi lắm, nó thành ra cái từ trường nó phóng ra cái sự sợ hãi thành ra nhân quả của nó tiếp tục. Cho nên vì vậy mà tương ưng với thời tiết của vũ trụ, nó trở thành những cái lũ lụt bão tố, nó trở thành sóng thần hay động đất con.

Nó không thành con gà nữa mà nó thành ra những thứ khác để nó tiêu diệt những cái ác mà mình đang làm ác.

Cho nên con thấy mình càng tiêu diệt nó nhiều thì bắt đầu thấy thời tiết nó thay đổi sóng thần, lũ lụt, bão tố nó đủ loại hết con thấy không? Con gần đây con thấy ghê gớm không? Tại vì ác quá mà! Trời ơi! Gà như vậy mà nó đem nó quăng vô, nó đốt đống lửa vậy nó quăng vô, gà nó la “áo áo” bị nóng đó. Trời ơi, nó chết hàng loạt, hàng loạt.

Tu sinh: …​Vậy là nó có chuyển nhân quả của nó không Thầy?

Trưởng lão: Nó không chuyển đâu con, nó trả quả nó đó, nó trả quả rồi sự đau khổ của nó thành từ trường ác nó phóng xuất lên không gian, nó làm cho thời tiết nó thay đổi bắt đầu nó lũ lụt, bão tố chỗ này chỗ kia. Thời tiết chỗ này hạn hán, chỗ kia lũ lụt, chỗ nọ thì sóng thần đủ loại, chỗ nọ thì động đất, nó làm đủ loại hết.

Vì con người của mình bởi vì mình sống ác đó nó mới sinh ra như vậy. Mình ăn thịt gà nó mới sanh ra gà, mình ăn cá nó sanh ra cá, cho nên nó đủ loại hết.

Cho nên từ đó những cái loài vật nó bị diệt đi nó tưởng đâu nó trả quả chứ sự thật đang trả đó, chính con người của mình làm ác mà nó thành ra những con gà để nó trả đó mấy con, nó trả quả thì cái nhân ác nó đau khổ nó tạo thành cái nhân ác nữa, cái quả ác nữa cho nên nó thành ra cái từ trường.

Mà từ trường đó bây giờ nó không có sanh bởi vì người ta diệt nó rồi mà nó đâu còn sanh được nữa, nó đâu còn nuôi trại gà vịt nữa mà nó sanh, thì tức là nó thành thứ khác nữa, thành cái môi trường sống khác nó ác hơn nữa, nó tạo chúng ta hàng loạt loạt. Sóng thần nó không những nó giết con người mà nó còn giết cả loài chúng sanh nữa, những loài vật.

(19:36) Thí dụ như bây giờ con ở đây mà sóng thần nó vô đây thì con thấy toàn là heo, dê, gà, vịt nó lôi hết, nó lôi con đi xuống biển hết, nó cũng lôi đủ thứ xuống hết chứ nó đâu phải giết có mình con đâu. Của cải tài sản người ta tiêu tan hết, nhà cửa nó lôi xuống biển hết.

Sóng thần mà đâu có vừa, con hiểu không? Động đất rồi nó sụp đổ nhà cửa con tan tành hết. Bây giờ con gián, con dế, con trùng gì trong khu vực con ở nó cũng tiêu, con vật gì nó cũng tiêu hết. Con chết nó cũng chết hết chứ đâu phải chết có mình đâu. Đó là một cái từ trường ác mà con.

Nên vì vậy mà con thấy nó đâu phải gà nó chết là nó thành con gà nữa đâu, nó thành cái từ trường ác nó còn khắc nghiệt hơn. Bởi vì hồi nó bị chết nó la, nó đau khổ thì nó phóng xuất ra cái từ trường đau khổ con (20:20) con hiểu không?

Cho nên mấy con cứ tưởng là chính mình bây giờ ăn thịt nè, mình giết cắt cổ. Đó, thì cái từ trường của mình nó thành con gà. Mà bây giờ nó không có duyên nó hợp để thành con gà nữa thì nó thành cái khác, nó thành cái loại khác ác độc hơn, nó cũng diệt mình trở lại. Rồi bây giờ mình hết ăn gà rồi bây giờ mình ăn rau cải, bởi vì gà không dám ăn, thì nó từ từ nó hiền lành trở lại một chút. Nó đỡ hơn, nó không có sự đau khổ la lối.

Thầy nói riết rồi bò nó cũng điên, heo nó cũng cúm nữa. Rồi bắt đầu họ không dám ăn thịt bò, thịt gà, thịt heo hết thì buộc lòng họ phải ăn rau cải thôi chứ làm sao giờ!?

(21:03) Thì từ cái chỗ ác cực ác thì nó đi đến cái cực thiện chứ không có gì hết, nhưng mà cái thiện phải bằng cái trí tuệ của chúng ta nó mới bảo vệ được cái cực thiện. Chứ còn không bằng trí tuệ từ cái thiện đó nó sẽ trở thành cái ác. Cái quy luật của nhân quả mà.

Cho nên mình muốn vượt ra bằng cái tri kiến của mình.

Cho nên hôm nay mấy con mới học, học để mấy con vượt ra. Còn nếu mà không học thì nó cực thiện thì bắt đầu người ta ăn rau cải, nhưng mà rau cải nó hiền lành rồi bắt đầu vạn vật nó sanh ra bắt đầu chớp ăn thịt nữa, nó có tha đâu, nó có biết thiện đâu, thì nó thấy con vật đó ăn được thì nó cứ bắt nó ăn, chứ nó đâu có tha. Bởi vì nó lớn hơn nó có thể bắt con vật đó ăn được nó ăn, nó đâu có tha.

Cho nên từ cái thiện nó đi đến cái ác, từ cái cực ác nó diệt lại nó làm cho tiêu diệt những cái đó, rồi bây giờ nó trở lại nó còn lại, cái môi trường sống nó không vắng người đâu, nó không vắng loài vật đâu, rồi bắt đầu lần lượt nó thiện lại rồi nó đến cực ác của nó.

Chỉ có chúng ta tu mới thoát ra được thôi, còn không tu thì không thoát. Chỉ có đạo Phật là hướng dẫn chúng ta thoát ra được cái quy luật của nhân quả. Đó, các con thấy chưa?

Bây giờ các con còn hỏi Thầy gì thêm không?

5. NHÂN QUẢ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

(22:12) Tu sinh: Con xin hỏi ạ. Thưa Thầy theo như Thầy dạy chúng con là các loài thực vật nó cảm nhận như loài người, thế nhưng mà hằng ngày người ta hay ăn các loài thực vật, thì ta sát hại họ như vậy thì liệu ta có phải sinh làm thực vật không?

Trưởng lão: Thì mình sẽ làm thực vật chứ sao con, nhân nào quả nấy chứ sao. Bởi vì con biết thực vật nó cũng có cảm nhận của nó, bởi vì Thầy chứng minh cho mấy con thấy như cái cây nó có sự cảm nhận mà. Con đụng cái cây mắc cỡ coi, nó có sự có rút nó lại mà, nó có sự cảm nhận. Mà có sự cảm nhận tức là có cảm nhận rồi, nó cảm nhận.

Do đó bây giờ trong cái môi trường sống mà con người sanh ra phải sống, mà sống thì phải có cái sự uống nước cũng là cái sống của con mà không uống nước thì đâu được. Mà bây giờ con không nỡ, con thấy loài động vật mà con cắt cổ, nhổ lông nó đau đớn nó la hét.

Còn cái loài thực vật con thấy tuy rằng nó có cảm nhận nhưng mà nó có la hét không? Không! Nó không có rên la. Cho nên chúng ta bớt được một cái nhìn thấy sự quằn quại đau thương của cái loài động vật.

Còn trái lại thực vật chúng ta không thấy nó (23:20). Nhưng chúng ta biết nó cảm nhận được nó héo úa mấy con. Các con ngắt cọng rau đi rồi các con đừng có ấy nước, rồi nó lần lượt nó héo, nó cũng có sự héo úa của nó, nó tàn tạ mình thấy nó rõ, nhưng chúng ta biết. Nhưng vì cuộc sống chúng ta.

Cho nên hôm nay chúng ta sống là phải có sự chết của loài vật khác. Nghĩa là chúng ta biết tu cho nên chúng ta không có giết hại cái loài động vật.Mà chúng ta vì sống chúng ta phải ăn thực vật cho nên chúng ta phải tiết kiệm thực vật, ăn không nên phí bỏ sự sống của loài thực vật.

Đồng thời chúng ta biết đời sống mà vì sự sống của chúng ta mà lại có loài chết thì chúng ta không nên sống ở trong thế gian này nữa.

Bởi vì trong thế gian này nó là cái môi trường sống, cái vật này sống thì nó có sự hao mất của vật khác.

Cho nên chúng ta thấy làm người mà đi luẩn quẩn trong cái vòng luân hồi như thế này, ăn với nhau để mà sống để như thế này, thì người mà tu theo đạo Phật người ta không có nỡ đâu.

Cũng như bây giờ Thầy vì thương con người, Thầy vì thương loài động vật Thầy ở đây, chứ mà Thầy tu rồi Thầy làm chủ sự sống chết Thầy rồi Thầy không muốn ở đây một phút nữa mấy con.

Bởi vì có sự sống thì Thầy phải ăn rau cải thì rau cải kia phải chết với cái sự sống của Thầy, nhưng vì động vật, vì con người nó có cái khổ đau gấp mấy trăm lần cái loài thực vật, các con hiểu không?

Cho nên vì vậy mà cái sống của con người chúng ta không còn ham muốn nữa. Bởi vì khi mà tu tập mà quán xét được nhân quả, quán xét được cái sự sống, mà sự sống này mà có cái chết kia thì chúng ta không nỡ tâm nữa, cho nên chúng ta quyết tâm là ra khỏi thế gian này không còn sống ở trong cái môi trường sống này.

(25:03) Trưởng lão: Những con vật hả con? Lẽ đương nhiên là con vật mà hiền như con bò, con trâu này kia đó nó ăn cỏ. Nhưng mà con biết tuy rằng nó ăn cái vật đó mà sống là tại sinh nó ra. Cũng như bây giờ đó mà con tu hành con ăn chay đi, con ăn như vậy đó, tức là con huân cái nghiệp ăn chay con, nhưng mà con không có dừng được cái tâm sân của con, cái tâm tham của con thì con vẫn thành con người bây giờ đó, con tu tập mà con không diệt hết cái tham, sân, si của con thì lúc bấy giờ con cũng thành con bò thôi, chỉ con ăn chay thôi, tức là con ăn rau cải thôi, con thành bò thôi.

Còn bây giờ con thấy con trâu, con bò khi mà nó húc nhau, nó cụng nhau nó sân lắm, con thấy nó còn sân, nó đâu có biết làm sao ngăn được cái sân của nó con. Cái đời sống sinh nó ra là tại vì nó huân cái ăn chay của nó, tức là ăn thực phẩm thực vật đó, cho nên vì vậy mà nó sinh ra con bò.

Cho nên những cái người mà tu Đại thừa ăn chay đó, Thầy đã nói là ăn chay như con bò ăn cỏ thôi. Chứ sự ra người ta ăn người ta có cái tâm thương yêu của người ta, thật sự cái lòng thương yêu. Từ cái lòng từ đó mà nó xả đi cái tâm sân.

Con hiểu không? Cho nên nói tâm Từ nó diệt cái tâm sân của chúng ta. Cho nên trừ ra có con người mới biết thôi. Chúng ta ăn chay vì chúng ta thương yêu chứ không phải chúng ta ăn chay để làm Phật. Ăn chay để làm Phật thì nó không làm Phật mà nó thành con bò. Con hiểu không?

(26:31) Cho nên vì vậy mà chúng ta ăn để mà chúng ta xả được cái tâm không còn giận hờn, không còn phiền não, không còn tham đắm. Do đó, từ đó mà chúng ta giải thoát.

Còn con bò nó không biết đâu, nó ăn là nó ăn. Khi mà nó cụng nhau, nó đánh nhau con thấy nó cũng dữ tợn lắm, nó không có vừa đâu. Mà nó cũng tham lam lắm, chứ không phải đâu. Do như vậy chúng ta biết con vật không thể nào tu được mặc dù nó ăn cỏ. Nó ăn cỏ như con hươu, con nai coi vậy mà con vật đó nó hiền hơn con vật ăn thịt chúng sanh.

Con thấy con mèo dữ lắm con, con chó cũng dữ lắm, nó cũng ăn thịt. Đó là những cái loài vật mà ăn thịt là cái loài dữ, con cọp dữ lắm, còn con bò, con trâu nó cũng dữ nhưng mà cái dữ của nó nó hiền nó không có dữ như cái loài vật đó.

Cho nên vì vậy mà con bò ăn cỏ thì nó không thành người mình được đâu, nó không thành đâu. Bởi vì cái tâm sân nó cũng còn chứ chưa phải hết, nó không phải đâu.

Cho nên người ta nói: Con khỉ nó ăn trái cây nó có thể thành người. Nhưng mà sự thật ra nó phải hiền thật kìa. Còn nếu mà nó giữ gìn đúng năm cái tiêu chuẩn làm người.

Nhưng mà sự thật ra, cái người chúng ta thật sự chúng ta thấy con người chúng ta chưa hẳn đúng năm tiêu chuẩn đâu. Năm giới chưa trọn vẹn mà, cho nên chúng ta còn ác lắm, còn là một loài động vật thôi, mang cái lốt người, chứ sự thật cái hình người chúng ta đó là cái duyên của chúng ta thôi để mà chúng ta có cái bộ óc thông minh. Nhưng mà sự thật ra con bò, con nai, con hươu có thể trong một kiếp đó nó không làm ác đó nó có thể sanh làm người, chứ không phải không đâu, nó sanh làm người. Tức là cái duyên của nó con thấy.

Rồi mấy con hỏi Thầy gì nữa không?

6. TU SINH VẤN ĐẠO VỀ CÁI CHẾT BẤT NGỜ.

(28:06) Tu sinh: Con thưa Thầy, có hai người đang nói chuyện với nhau có một người thứ ba đến thì người đang nói chuyện chết luôn. Con bạch Thầy nguyên nhân làm sao mà chết được đó Thầy?

Trưởng lão: Con muốn hỏi như thế nào? Có hai người nói chuyện với nhau hả?

Tu sinh: Dạ hai người đang nói chuyện với nhau, hai người cùng lớn tuổi nói chuyện với nhau xong có người thứ ba đến thì có người chết luôn, ngất đi mấy cái thì chết luôn. Kính bạch Thầy là do nguyên nhân gì cái người chết đấy họ sanh những con gì ạ?

Trưởng lão: Như thế nào? Con muốn nói như thế nào? Có hai người nói chuyện với nhau.

Trưởng lão: Không có câu chuyện thì con không biết, con chỉ biết là hai người đang nói chuyện với nhau, có người thứ ba đến, vẫn đang nói chuyện thì người thứ ba đến thì một người chết luôn.

Trưởng lão: Sao cái chuyện gì kỳ vậy?

Tu sinh: Hai trong cái người nói chuyện đấy ạ.

Trưởng lão: Hai cái người đang nói chuyện thì có người thứ ba đến, thì trong hai người này có người chết. Có phải vậy không?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thì cái chết của hai chết này thôi chứ, đâu phải người thứ ba đến, mà người này đến bắt hồn người ta chết sao. Con nói Thầy không hiểu.

Bây giờ thí dụ hai người này nói chuyện gì không biết, nhưng mà lại có người thứ ba đến rồi họ chết?

Tu sinh: dạ

Trưởng lão: Trời đất ơi! Chẳng hạn bây giờ, thí dụ như là Thầy, con ngồi đây, Thầy ngồi đây nói chuyện với con, rồi có cô Huệ Ân đến một lúc sau cô Huệ Ân về thì con bật ngửa ra chết, có phải không? Có ý vậy phải không? Hay là Thầy bật ngửa ra chết?

Tu sinh: Dạ, con thưa Thầy cái người đến bật ngửa chết luôn ạ.

Trưởng lão: Cái người mà đến, thí dụ như bây giờ đây Thầy với con nói chuyện cô Huệ Ân đến là ba người, rồi ba người này mới bật ngửa chết luôn?

Tu sinh 4: Dạ một người chết thôi ạ.

(29:51) Trưởng lão: Có một người chết? Cái chuyện đó thì bình thường thôi. Cái chuyện mà gặp nhau nói chuyện ai đi về nấy, cái người mà chết đâu phải cái người thứ ba đến để mà dắt cái người này chết theo sao. Không phải, cái người thứ ba đến họ có cái nói bực tức như thế nào để làm cho người kia tức quá đó, chết thì có lý. Còn đằng này con nói không biết họ nói gì. Hai người này đang nói chuyện, người này thứ ba có mặt rồi bật ra chết một người.

Trời đất ơi. Chứ phải là cái người thứ ba đến, một trong hai người đang nói chuyện mà xói xỉa một người: “Chị làm như vậy đó là chị cướp giật nhà tôi, hoặc là chị cướp chồng tôi. Tôi bây giờ tôi đập chị cho chị chết”. Thật sự cái người này oan ức quá, tức quá bây giờ đứt mạch máu não, đứt thần kinh bật xuống nằm mà chết. Thì cái đó lý do là có thể là cái trường hợp đó.

Bởi vì mình không có làm điều đó mà cô đó cô đến cô chửi mắng mình, trời ơi xối xả như vậy. Cô không bắt được chứng cớ gì hết mà cô chửi mình như vậy, cô này tức quá nói không được mà thần kinh mình lại yếu rồi, nên nó bực quá cho nên vì vậy đứt mạch máu não mà ngã lăn đùng ra chết.

Như vậy là hai người này đang nói chuyện mà người này đến chửi người kia mà tức quá, vừa xấu hổ với người bạn mình đang nói chuyện, ở đây tức quá mà người này chết, đứt mạch máu não mà chết, thì cái đó có. Chứ khi không mà người này đến không nói gì hết mà bật ngửa ra chết. Chuyện đó…​

Tu sinh: Con bạch Thầy người thứ ba không nói gì.

Trưởng lão: Không có nói gì hết mà sao lại chết kỳ vậy, chết là tại vì cái người này bệnh gần chết rồi. Không cái trường hợp đó là nó không có đâu.

Rồi bắt đầu con hỏi đi con.

7. TU SINH VẤN ĐẠO CON NGƯỜI TỪ NHÂN QUẢ SINH RA

(31:30) Tu sinh: Dạ bạch Thầy con còn chỗ chưa hiểu về nhân quả. Con người là do từ nhân quả sinh ra phải không Thầy? Ví dụ như cái thân của tụi con đi là do nhân quả thiện ác của một người nào sinh ra. Vậy là con thí dụ như cô Huệ Ân đi, con là một cái nhân quả của cô Huệ Ân. Thí dụ như vậy có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ đâu có sao.

Tu sinh: Nếu như vậy thì cô Huệ Ân làm một cái việc ác thiện nào đó rồi sinh ra con. Thì khi mà ra con đây rồi, thì con thọ những cái đau khổ, buồn vui gì là do cái thân của con chứ cô Huệ Ân đâu có biết đâu Thầy?

(32:09) Trưởng lão: Đâu có biết, tại vì nhân quả mà, chứ làm sao của cô Huệ Ân. Nhưng mà của cô Huệ Ân mà cái từ trường đó sinh ra con trong quy luật của nhân quả. Bởi vì cô làm cái hành động ác đó mà, con hiểu không? Thì cô Huệ Ân đâu có ăn thua gì, cô Huệ Ân khổ một mình cô.

Bây giờ cô khổ cô làm ác thì cô khổ cô thọ ác thọ quả khổ, nhưng mà từ cái từ trường của cô nó sinh ra trong cái quy luật của nhân quả đó mà thành ra con, chứ con đâu có ăn nhập gì. Cho nên con đau cô biết không? Bây giờ con của con sinh ra đi.

Tu sinh: Ý con muốn nói là như vậy cô Huệ Ân là người tạo ra con, nhưng mà con đau khổ buồn vui gì ở đây là.

Trưởng lão: Là riêng con. Bởi vậy bây giờ quy luật nhân quả mình mới thấy. Trời ơi, từ cái hành động của mà để bao nhiêu người khác khổ. Có phải không? Con khổ, người kia khổ chứ cô có biết đâu. Nhưng chính cô đã làm ra cái hành động đó mà đã bao nhiêu người sinh ra để thọ khổ.

Tu sinh: Dạ ý con muốn nói vậy đó.

Trưởng lão: Đó, cái đó đó con. Cái đó mới là thấy cái nhân quả ghê gớm thật, người ta sợ lắm con. Chính mình vô tình mình không biết, mình làm cái chuyện mình tức giận, mình la lối, mình đánh người ta nhưng mà không ngờ nó lại sinh ra bao nhiêu cái người khác để ở trong cái sân, si đó mà để khổ người ta.

Thì cái sân, si đó nó sinh ra con người thì cũng phải sân, si thôi. Mà sân, si thì phải khổ thôi. Nhiều khi còn ác nữa. Còn tăng cường cái nhân quả đó, con còn có thể cầm dao giết người được. Cô Huệ Ân không cầm dao giết người được, cô mới tức giận thôi.

Mà chính những cái người do cô tức giận này mà nó sinh ra cái người này cầm dao giết người. Nó còn tạo thêm cái nhân quả nó tăng lên con. Mà cô thì cô thấy, cô đâu có biết con, nhưng mà từ trường của cô, cái hành động của cô mà nó sinh ra con.

Cho nên những người mà ngồi xung quanh đây mình biết cái từ trường đó của mình không? Các con biết không? Làm sao mấy con biết? Mà mấy con biết mấy con mới ngán.

Bởi vì mấy con biết là mấy con có Tam Minh mấy con mới nhìn được. Trời ơi, như vậy chết rồi, những người này hoàn toàn là do hành động thiện ác của tôi mà ra đây.

Mà mình lại người đó, hở một chút mình giận, mình chửi người ta, mắng người ta, mà chính mình đã sinh ra người ta rồi, chính cái hành động thiện ác của mình mà ra đó. Bởi vì nhân quả mà. Đã nói nhân quả chứ đâu phải mình.

Tại vì mình làm cái nhân quả đó mà nó sinh ra. Con hiểu không? Nó tương ưng nó sinh ra. Mà chính mình làm mà bao nhiêu người sinh ra để người ta khổ, thọ khổ đó.

Cũng như bây giờ một cái hành động nào đó, mình nghĩ đây là cái người đó làm sai làm quấy, nhưng mà không ngờ đó là cái từ trường của mình rồi.

Tu sinh: Dạ, cái ý của cô này muốn hỏi là: Tại sao cô Huệ Ân không khổ, mà lại sinh ra những cái nhân những người khác …​?

(34:33) Trưởng lão: Bây giờ con biết chắc cô Huệ Ân không khổ không? Cô Huệ Ân đang khổ mới có từ trường đó và cô tiếp tục những cái hạt của cô nó sinh ra nữa. Cô đang khổ đó chứ, cô đang khổ đấy chứ.

Con biểu bây giờ dồn cái khổ của con cho cô Huệ Ân nữa sao? Nói: “À tại cô sinh ra nên tôi mới chịu khổ”. Có bao giờ mà tôi sinh con tôi ra tôi biểu: “Cái khổ của mày tao chịu cho”, có bao giờ cha mẹ chịu hết cái khổ của con đâu. Nó đau nó rên là thì con nó chịu chứ.

Sự thật ra cha mẹ có thương nó chẳng qua là chạy bác sĩ thôi chứ có chịu đau cho nó đâu. Con hiểu chỗ đó không? Đâu có chịu đau thay đâu. Có bao giờ ai thay thế cho ai được đâu. Nhưng mà chính mình đã tạo ra cái con người đó để cho họ tự khổ lấy họ, mà mình bây giờ mình không thương xót gì hết mình cứ mình sanh. Tôi sinh ra cả láng đó, bây giờ tôi để ra chục đứa con tôi quăng đó bây giờ nó đi xin ăn mày kệ nó tôi không biết.

Rõ ràng là mấy con sinh ra mấy con để con của mấy con ăn mày không đó. Phải không? Con hiểu chỗ đó. Mà bây giờ mình biết vậy, mình biết cái nhiệm vụ của mình, cái nhân quả đó nó sinh vậy. Tại sao mình làm cái này để sinh ra bao nhiêu người khổ như vậy? Mình không chấm dứt sao!? Ai làm ra để cho mọi người khổ như thế này?

Bây giờ mấy con nhìn trên cái thế gian này có mặt con người nào không tham, sân, si không? Có giận hờn, có tức giận không? Người nào cũng khổ y như nhau. Bây giờ chúng ta hiểu biết chúng ta mới vô trong chùa chúng ta tu là may mắn. Mà bây giờ vạch ra rồi, rõ ràng là chúng ta hiểu rồi. Vậy chúng ta làm nữa không?

Thậm chí Thầy vạch tới, thậm chí như cây cỏ đó mà chúng ta ăn là chúng ta sống. Cho nên vì vậy cái người tu chúng ta không nỡ còn muốn ăn. Mà bây giờ không ăn thì mình lấy cái gì mình sống? Mà sống để cho mình thực hiện được sự giải thoát ra khỏi cái môi trường sống, để cho mình đi ra khỏi cái sự đau khổ này.

Còn bây giờ mấy con nói: “Tôi ăn chay rồi thôi, tôi cứ ăn thôi”. Trời đất ơi! Cỏ cây bộ nó không chết sao! Các con phải hiểu điều đó. Cái gì con?

8. THẦY DẠY GÓP Ý HAY CHỈ THẲNG CHO NGƯỜI KHÁC ĐÚNG CÁCH

(36:28) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, nhờ Thầy dạy giùm chúng con là những cái mà thực tế xảy ra trong cái cuộc sống của mình hàng ngày để mà áp dụng, thấy những cái gì để áp dụng vào cuộc sống thì bây giờ hiện tại trong Tu viện mắt thấy, tai nghe những cái gì có thật mà mình nêu đích danh người ta thì nó đụng chạm thì sao mình nói được Thầy, mình phải tránh né đi. Cũng nói sự việc đó nhưng dùng cái tên khác, hay là mình nói thẳng vấn đề để cho mọi người nhìn thấy một cách rõ ràng hơn. Xin Thầy chỉ dạy cho con cái câu này?

Trưởng lão: Thật sự ra thì mình không có nên nói thẳng với người đó. Thậm chí như bây giờ Thầy nói như thế này, mấy con dối gạt Thầy đi nữa, Thầy biết nhưng mà Thầy không có nói đâu, không có nói tên cái người đó đâu, Thầy là Thầy phải nói nói thẳng mấy con đó nhưng mà Thầy còn không nói.

Bởi vì mình biết cái tự ái, cái ngã mạn của mấy con. Bây giờ là con người mấy con còn mang cái ngã của mấy con, nhiều khi nói thẳng mấy con thấy bực mình mấy con không tu được, mấy con bỏ cuộc đi thì cũng tội cho mấy con.

Cho nên Thầy còn không nói thẳng, huống hồ là mấy con huynh đệ với nhau mà mấy con vạch ra cái người này vậy vậy. Bây giờ mình phải giữ cho mình thôi. Chẳng hạn bây giờ cái người đó nói chuyện với mình, con đừng có nói cái người đó nói chuyện, hoặc là con nói. Mà con phải thấy hai người đó nói chuyện với nhau mình cảnh giác mình đừng có nói chuyện, khi người ta đến mình phải cúi đầu, và mình phải sáng suốt, mình phải sáng suốt.

9. SỐNG VÔ SỰ ĐẠT ĐƯỢC SỰ GIẢI THOÁT

(37:55) Trưởng lão: Trong khi cái thất mà người ta cho mình ở, Thầy nói như thế này, ở đây Tu viện cho mình ở nhất định là đừng có sửa sang cái gì khác trong đó hết. Mình sửa sang tức là mình chạy theo cái dục mà mình không thấy. Bây giờ mình sửa cửa ngõ, mình làm cái hàng rào, mình sửa lại cái này tức là mình không tu được. Mục đích của mình đến đây để cho mình tu giải thoát thôi, đạt được sự giải thoát thôi.

Thậm chí như Thầy nói, ngày xưa đức Phật không có điện, không có nước, người ta đi xuống suối người ta múc. Mình ở đây nhiều khi có hở một chút không điện cái mình thôi cũng đủ thứ chuyện. Đó là mình động tâm, mình không thấy được cái tâm giải thoát của mình.

Cho nên vì vậy đó, chẳng hạn giờ thức thì mình bật lên, mà giờ ngủ thì mình tắt không có để, bởi vì đó là mình tiết kiệm mồ hôi nước mắt của đàn na. Bởi vì điện Nhà nước đâu có cho mình đâu. Các con hiểu không?

Còn nước mình mở là khi vì cái chỗ của mình nước yếu, mình mở mình chứa một thùng hai thùng hay một xô hai xô nước để dành khi nó không có nước để cho mình sử dụng dội vệ sinh, đó là mình dự phòng thôi. Chứ còn khi mà mình hết nước cái mình chạy quýnh quáng, mình đã dự phòng rồi thì mình không có sợ. Mình xài nước, cái sự sống mà mình xài rất tiết kiệm. Do đó mình vừa đủ chứ không phí. Còn mấy con có nhiều người mở chảy sáng đêm nước chảy, rồi phải bơm, bơm thì phải tốn điện nó đủ cách. Do như vậy đó mình phí.

Vì vậy mà trong khi mình tu hành mình rất tiết kiệm từng mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ. Giờ mình thức mình bật lên mình tu, giờ mình ngủ là mình tắt. Cho nên mình giữ gìn bảo vệ tài sản chung. Và đồng thời tất cả rào dậu không được khoét lỗ, khoét hang. Vì khoét lỗ, khoét hang người ta sẽ nghi ngờ mình bằng cách này cách khác. Mình có thể đi làm cái chuyện gì gian.

(39:44) Cho nên vì vậy đó người ta sẽ xem xét. Có cái người người ta xem xét kỹ lưỡng hết. Nghĩa là người ta coi thử coi mình có hành động gì ở trong này. Bởi vì cái lớp học người ta tìm hiểu hết mọi người để người ta truy ra cái người tốt người xấu để người ta hướng dẫn cho cái người đó hoàn toàn trở thành người tốt.

Còn nếu mà mình có những cái hành động gì mà nó không tốt thì người ta sẽ đặt mình thành cái vấn đề mà người ta không có. Bởi vì mình có cái sự gian, cái sự không tốt thì người ta sẽ đặt mình ngoài vòng cái sự hướng dẫn của cái lớp này.

Bởi vì bây giờ dù mình có nỗ lực mình giúp đỡ họ, họ là người xấu gian như vậy thì không làm sao mà mình hướng dẫn họ được. Mình không nói ra, nhưng mà người ta biết hết từng mọi người.

Các con biết không? Trời mưa dầm mưa dề mà Thầy phải đi từng cái thất để mà xem xét coi quý thầy ngủ thức như thế nào. Rồi cách thức quý thầy ở đó như thế nào, quý thầy làm theo cái kiểu của quý thầy như thế nào. Khi người ta trao cho mình cái thất mà mình là người tu mình không có vô sự, mình không có nhiều sự. Mà mình người nhiều sự thì nay rào chỗ này, mai rào chỗ kia, mai khoét cái lỗ nọ, mai làm cái này cái kia. Cái người này người ta biết tu không được.

Không được mình ở nhà mình sửa sang cái nhà mình ở theo cái ý của mình đi, còn mình đến đây mình chỉ cần mình ở. May mà bây giờ mình ở đây thành cái lớp học, chứ mai kia mốt nọ như thời đức Phật du tăng khất sĩ họ đến họ ở đây có một tuần lễ sau đó họ đi chỗ khác. Mình sửa sang đây làm gì đây. Thì mình tập làm sao mà như vậy. Chứ nay mình khoét cái cửa này, mai mình làm cái rào kia, mốt mình sửa sang cái nọ. Đâu phải là cái nhà của mình.

(41:21) Một người tu sĩ sống không nhà cửa, không gia đình. Các con hiểu cái giới luật của Phật: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa, không gia đình”. Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng phải giữ đúng những cái đức hạnh này, mà không đúng đức hạnh này thì mình tu không tới đâu. Đó là cái tiêu chuẩn để mà chúng ta đạt được giải thoát.

Còn bây giờ chúng ta nay sửa sang cái này, mai sửa sang cái kia. Sự thật mấy con sửa sang người ta không biết đâu, Thầy biết hết chứ, Thầy biết, làm cái gì Thầy biết. Khoét cái lỗ, làm cái cửa kia, làm cái chỗ nọ điều là Thầy biết hết, không có chỗ nào mà Thầy không biết.

Mình tu là tu, mà không tu thì mình về gia đình của mình mình sống như thế nào, chứ mình đừng có làm mà trong cái lớp học đào tạo mà mình trở thành mình làm động như vậy thì không tốt.

Bởi vì mọi người người ta có trách nhiệm người ta phải theo dõi từng chút, từng chút để giúp đỡ cho mình tu, để giúp đỡ cho mình tu cho được, để cho mình xả bỏ cho được rốt ráo, để cho mình đạt được cái kết qủa làm chủ sự sống chết của mình đâu phải là một chuyện dễ.

Các con thấy cái thân của mình như thế này, cái tâm của mình như thế này mà nó bất động, nó không bao giờ hờn giận, phiền não ai hết là một việc làm khó chứ đâu phải dễ. Đó là về cái tâm. Còn về cái thân phải làm chủ được bệnh, phải làm chủ được sự sống chết. Mà làm chủ được bệnh, làm chủ được sự sống chết là hạnh phúc quá hạnh phúc.

Tại sao mình đến đây, cơm thì có người cho mình ăn đàng hoàng, không có bữa nào thiếu. Các con thấy không? Rồi bút viết, mực đầy đủ cho mình học tập, rồi bàn ghế người ta sắm cho mình đầy đủ.

Đó mình thấy công lao của người đàn na thí chủ người ta thương xót mình, người ta giúp đỡ mình đến như thế nào. Nhà cửa mình như thế này người ta cất cho mình ở, mình chẳng có gì hết, hoàn toàn mình phải nỗ lực mình tu chứ. Tại sao mình còn đi tạo tác cái này cái kia.

Nếu theo cái ý của mình bây giờ phải làm cho sạch sẽ chỗ này chỗ kia. Không, tùy theo cái điều kiện của Phật tử, tùy theo cái điều kiện tu tập của mình thì cái phước báu của mình thì Phật tử người ta lo lắng, người ta đề nghị phải giúp đỡ cho cái này cái kia thì Thầy sẽ làm hết tất cả mọi cái này cho mấy con, để cho mấy con tiện nghi con tu tập.

(43:27) Còn bây giờ mình đặt thành vấn đề như thời đức Phật vô trong khu rừng đó, ở trong rừng đó nhiều khi ở dưới gốc cây mưa gió cũng phải chịu thôi, đâu phải cái gì. Còn mình bây giờ quá tiện nghi rồi, tại sao mình không tu mà nay lại làm cái này mai làm kia, sửa sang nhà cửa mình. Trời ơi, nhà tầm vông, trúc tre này mà sửa làm cái gì.

Thầy thấy bên quý thầy cũng có cái chướng đó, cứ lo sửa sang cái nhà. Hồi tu giờ tu thì tu, giờ hết thì chạy vô mượn cưa, mượn đục cô Út ra làm, làm cái này hết rồi làm cái kia.

Thầy thấy luôn luôn lúc nào mấy ông thầy đó không bao giờ vô sự. Còn bây giờ bên mấy con cũng vậy. Có người thì khoét rào, có người thì làm cửa, có người thì làm cái này cái kia. Mà trong khi đó cô Út tạo những cái điều kiện cho mấy con được tiện lợi mà tu tập.

Do cái sự cúng dường, do cái sự lo lắng của Phật tử. Bây giờ mấy con được cái đường ráo rẻ khi mưa mấy con có thể đi kinh hành nó cũng tiện lợi.

Do đó mấy con biết cái phước báu của người tu rất lớn, cho nên mình phải cố gắng mình khắc phục mình, nghiêm chỉnh mình tu tập để đền đáp công ơn đó. Chứ không khéo mấy con cứ động hoài như thế này thì mấy con không bao giờ tu tập được.

Con hỏi gì không con?

10. THẦY CHỈ DẠY CÁCH THỨC TRIỂN KHAI LÀM BÀI ĐỊNH VÔ LẬU

(44:43) Tu sinh: Kính bạch Sư Ông, con hỏi giùm cho một sư cô ạ. Tại vì sư cô sợ nói nhỏ Sư Ông không nghe. Con xin đọc: Kính thưa Sư Ông ban ngày con không bị buồn ngủ con có thể rút bớt thời gian đi kinh hành để làm bài được không ạ, hay con vẫn giữ thời gian tu Chánh Niệm Tĩnh Giác và Định Vô Lậu như cũ, kính xin Sư Ông chỉ dạy cho con?

Trưởng lão: Bây giờ về vấn đề mà Định Vô Lậu thì đặt thành vấn đề con sẽ dành nó trong khoảng thời gian buổi nào. Thí dụ như bây giờ con thấy buổi sáng này giờ nào mà nó buồn ngủ thì con sẽ sử dụng cái giờ đó đi kinh hành Chánh Niệm, con đặt thành vấn đề như buổi chiều tôi sẽ đặt thành vấn đề là ngay buổi chiều đó toàn bộ là tui đặt buổi chiều đó tui tu Định Vô Lậu là suốt 4, 5 tiếng đồng hồ, liên tục 3, 4 tiếng đồng hồ đó tui ngồi tôi tư duy tôi suy nghĩ.

Nghĩa là tôi tu Định Vô Lậu tôi triển khai tri kiến tôi trong cái thời gian đó.

Hoặc nói về ban đêm, thí dụ như bây giờ buổi tối tôi ngồi tôi suy nghĩ, tôi viết bài, tôi làm bài, tôi tư duy suy nghĩ về Định Vô Lậu, tôi tu Định Vô Lậu tôi không cần tu mấy cái kia, tôi tu một cái định này cũng được đâu có sao đâu.

Bởi vì cái Định Vô Lậu mà mấy con dồn hết mấy con tu để triển khai tri kiến mình vẫn tốt, mà sợ mình buồn ngủ hôn trầm cho nên mình tu Định Chánh Niệm Tĩnh Giác mà thôi, các con hiểu không? Bởi vì nó buồn ngủ hôn trầm mấy con ngồi đó mấy con gục chứ mấy con làm sao viết được nữa, đâu có viết được nữa. Cho nên mấy con ngồi viết đi sẽ thấy nó mỏi mệt lắm chứ không phải không mỏi mệt, mà khi mỏi mệt mấy con gục.

Có nhiều người nói với Thầy như thế này: “Con ngồi con viết con không có buồn ngủ”.

Đúng là khi mình say mê, khi dòng tư tưởng mình có là mình không buồn ngủ, nhưng mà khi nó hết dòng tư tưởng rồi thì bắt đầu moi óc tìm không ra nữa lúc bây giờ nó mới gục đó.

Nó không đơn giản đâu mấy con. Cái dòng tư tưởng mấy con còn là nó say mê nó thích là nó còn đó là mấy con không buồn ngủ, mà nó hết bây giờ nó hết, hết ý rồi bây giờ ngồi bóp trán một hơi bắt đầu nó gục, nó không phải không đâu!

(46:48) Cho nên vì vậy mà mấy con thấy, bây giờ nếu mình đặt thành vấn đề trong một ngày đó, mình cho là một buổi mình sẽ ngồi tư duy mình viết Định Vô Lậu thì con sẽ ngồi. Nhưng mà Thầy nói rằng con viết như vậy, nếu mà cái dòng tư tưởng của con mà như vậy nó chưa có sâu sắc.

Con viết một hơi đi rồi con đi ra đi, con đi một vòng đi rồi con đọc lại cái câu mà con đã viết con sẽ thấy sai chứ chưa hẳn đúng đâu. Nó làm cho chúng ta tư duy rất chín chắn, còn con ngồi con viết một loạt chưa hẳn đúng. Nghĩa là con viết một loạt rồi con ngồi một tuần lễ con chỉnh lại đi nó mới có khả năng mới là hay, chứ còn không con viết tầm bậy tầm bạ lộn xộn.

Thầy nói thật sự mà, bởi vì Thầy từng cầm cây bút Thầy viết như thế nào Thầy biết mà.

Cho nên mấy con nghỉ đi, Thầy nói thật sự ra mấy con cứ viết đúng giờ của nó, bây giờ một giờ tu Định Vô Lậu hay 30 phút ngồi viết đi, rồi các con bỏ các con đi đi. Rồi một lúc sau các con ngồi trở lại cái giờ Định Vô Lậu con tư duy con sửa nội cái câu mà con viết đó thôi, chứ con đừng có nói con viết thêm.

Thì khi mà sửa nó chỉnh rồi, đàng hoàng con đọc con thấy nó có những ý thâm sâu hay rồi thì bắt đầu con mới viết được cái khác.

Đó, thì cái đó là cái sự tư duy quán xét nó chín chắn để làm cho chúng ta triển khai được tri kiến chúng ta nó sâu sắc. Còn nếu mà mấy con viết một loạt Thầy nói nó cạn cợt, nó không có sâu, nó triển khai không sâu. Các con hiểu không?

Tu sinh: Bạch Thầy hết giờ rồi.

Trưởng lão: Thôi bây giờ mấy con còn hỏi gì Thầy thêm không?

11. THẬP THIỆN LÀ CĂN BẢN ĐIỀU THIỆN, ĐIỀU ÁC

(48:23) Tu sinh: Cho con hỏi về Thập Thiện.

Trưởng lão: Coi như Thập Thiện là cái căn bản để chúng ta biết những cái điều thiện, điều ác của cái thân hành thôi. Phải không? Còn những cái vấn đề mà con viết ra thì con căn cứ vào cái sự thiện ác để mà con nói ra cái thân hành của con thôi, mình căn cứ vào cái kia để làm cái chỗ dựa thôi chứ nó không phải là vậy đâu.

Nhưng mà cái sự kiện nó xảy ra nó đưa đến những cái quả khổ, cái nhân nó làm thì cái quả nó khổ, qua sự việc mà con nêu lên thì nó cụ thể nó rõ ràng để nói thân hành nhân quả của nó.

Tu sinh: Mà nói đến cái quả của thân hành. Con dựa trên cái quả của thân theo Thập Thiện là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, theo ba phần?

Trưởng lão: Ba cái phần đó nói ra, hễ nó có cái gì tham, trộm cắp. Nó không phải lấy của không, mà nó có những cái tham ví dụ như: Ông đó ông làm Giám đốc đi mà ông tham tức là ông lường công của công nhân của ông thì đó cũng là tham lam trộm cắp đó. Trộm công sức của công nhân, thì cũng được nữa. Mình phải nói là cái người đó đi ăn trộm ăn cắp công an bắt bỏ tù hoặc người ta đánh.

Nhưng mà nói đến ông Giám đốc hoặc là nói lên cái ông thầy giáo đi, ông thầy giáo ông đi dạy học mà ông cho học trò làm bài rồi ông ngồi ông đọc báo, ông thầy giáo ăn cắp thời gian của học trò đó. Nghĩa là ông cho học trò làm bài thì ông phải đi tới đi lui coi học trò làm được hay không, kiểm tra coi nó như thế nào hoặc nó ngồi nó ngồi nó copy cái đứa khác, mà ông cứ ngồi đọc báo nó ở dưới kia nó khều thằng khác “Mày đưa cho tao chép” thì như vậy là ông thầy giáo không hết nhiệm vụ trong cái giờ học. Thì ông cũng là ăn trộm ăn cắp đó con.

Còn ông bác sĩ thì sao? Có quà biếu thì ông mới lo bệnh nhân mà không quà biếu thì ông không lo bệnh nhân. Còn cái người lao công có cho tiền mới đẩy chiếc xe êm mà không cho tiền đẩy lúc lắc cho người ta đau nhức. Thì như vậy đó là những cái tham lam, trộm cắp đó. Con thấy tất cả những cái này đều là qua cái thân hành đi đến cái chỗ mà mình nói cái nhân cái quả của nó. Nó nhiều chuyện lắm. Nhưng mà điều kiện là các con sẽ chọn lấy cái nào nó thực tế vào nó gây được cái xúc động cho người khác người ta đọc đến cái bài đó.

(50:28) Cũng như thí dụ cái cuốn giới luật mà Mười Giới Đức Thánh Sa di, thì đem nêu câu chuyện của La Hầu La. Bởi vì La Hầu La là con của đức Phật, mà khi đức Phật giáo giới La Hầu La đó có những cái bài dạy giới đó. Do đó thì chúng ta đưa cái câu chuyện, cái mẩu chuyện của La Hầu La. Trong khi mà đức Phật về thăm gia đình thì nói lên cái tình cảm của Da Du Đà La với đứa con trai của mình thì lúc bây giờ gây người ta có cái xúc động tự nhiên, một con người ai lại không xúc động trước cảnh đó.

Các con đọc cái bài đó người ta gây được xúc động, người ta viết người ta gây được sự xúc động. Còn mấy con viết cái nhân quả này mấy con ghi được cái xúc động để cho mình ngăn chừa mình không có làm cái hành động ác đó nữa. Đó là cái thứ nhất.

Khi mà viết bài Thầy gợi ý cho mấy con để trở thành những cái điều kiện để cho mình ngăn chặn được cái lòng ác của mình, cái hành động ác của mình, bằng cách mình gây sao mà mình đọc mình xúc động, người khác đọc xúc động rồi từ đó mình không làm cái điều ác đó nữa. Chính cái đó là áp dụng vào đời sống của chúng ta thực tế.

Bây giờ hết giờ rồi phải không mấy con?

Rồi ngày mốt, tức là ngày mốt thì sẽ gặp Thầy, Thầy sẽ sắp xếp lớp rồi chúng ta sẽ có lớp lang đàng hoàng.

Cái bài nào con? Cái bài hồi nãy hả con? Ngày mai đó, con sẽ sáng sớm, chư Tăng mà chưa đến con sẽ sắp xếp đây con. Mấy cái bài mấy con sẽ sắp xếp đây. Tuần sau càng tốt con để nó kỹ lưỡng hơn con. Vậy đó, tuần sau mấy con góp để đây.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy