00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 022A (NAM) - CHÁNH KIẾN LÀ CĂN BẢN NHẤT - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON-NGƯỜI - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

CK 022A (NAM) - CHÁNH KIẾN LÀ CĂN BẢN NHẤT - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nam)

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [56:04]

1. CHÁNH KIẾN LÀ CĂN BẢN NHẤT

(00:00) Trưởng lão: Xích lên trên con, xích lên! Gì mà ngồi thưa quá vậy! Xích lên trên này hết, xích lên để trống dưới có ai dự thính thì người ta ngồi, người ta vô sau. Xích lên trên này!…​ Đó, thì nó vừa; ngồi thưa thưa, coi không được!

Tu sinh: (00:19)…​

Trưởng Lão: Hôm nay có Thiện Thảo vô đây không, hay là vắng?

Tu sinh: Dạ có Thầy!

Trưởng Lão: Có con rồi hả con? Cố gắng ráng làm cái bài Định Vô Lậu con! Bởi vì, trong cuộc đời tu hành của đạo Phật, mình phải hiểu cái lớp Chánh Kiến là cái lớp căn bản nhất và cũng chính nó mà nó giúp cho cái đời sống chúng ta được giải thoát. Nếu mà cái Chánh Kiến không có thì chúng ta không bao giờ có giải thoát được, vì tà kiến thì làm sao giải thoát được!

Mà lại đạo Phật sắp xếp cái lớp Chánh Kiến là cái lớp đầu tiên, cho nên nó căn bản thì phải triển khai cái tri kiến của chúng ta cho nó thấu suốt được cái lý như thật của các pháp. Nhờ thấu suốt được cái lý như thật của các pháp, chúng ta mới sống 1 đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người.

Cho nên đạo Phật là 1 cái đạo đức chứ không phải là 1 phương pháp để luyện tập có thần thông phép tắc, biến hóa, tàng hình. Nhưng vì cái tâm chúng ta thanh tịnh; không còn tham, sân, si thì cái nội lực thanh tịnh đó nó có đủ Tứ Thần Túc. Nhưng nó chỉ xác định để chúng ta biết cái tâm chúng ta có thanh tịnh hay không thanh tịnh, khi thanh tịnh thì nó mới có đủ Tứ Thần Túc mà không thanh tịnh thì không đủ Tứ Thần Túc.

(02:02) Cho nên Thầy và Phật cũng thường nhắc: "Nếu còn 1 chút xíu tham, sân, si trong móng tay ta thì Tứ Thần Túc cũng không có". Nhưng không có nghĩa là nói như vậy để chúng ta hướng đến Tứ Thần Túc; mà chúng ta hướng đến đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người. Đó là hạnh phúc cho con người ở trên hành tinh này. Chúng ta không cần (Tứ Thần Túc) nhưng nó vẫn phải có khi tâm chúng ta hết tham, sân, si.

Vì vậy, hôm nay bước đầu mà học cái bài nhân quả con người thì đầu tiên chúng ta phải dựa vào cái căn bản nhất mà đức Phật đã dạy chúng ta biết cái lộ trình của đường đi nhân quả con người đó là thập thiện - thập ác. Biết được như vậy, thì chúng ta mới biết được con đường như vậy, chúng ta mới biết cái lối đi để mà chúng ta thực hiện sống “Ngăn ác, Diệt ác - Sanh thiện, Tăng trưởng thiện” hay là “Các pháp ác không làm, nên làm các pháp thiện”.

Đó là những điều mà đạo Phật đã xác định cụ thể, rõ ràng; vì đường lối của đạo Phật hẳn hoi, là tự mình cứu lấy mình, không có 1 vị Thánh Thần hoặc Bồ Tát nào cứu mình được; đó là đạo tự lực chứ không phải đạo tha lực. Cho nên ở đây không cầu khẩn, van xin với 1 vị nào cả. Mà chính mình phải tự thắp đuốc lên, đi bằng con đường đạo đức - sống không làm khổ mình, khổ người.

Cho nên những bài vở mà các con làm, hầu hết phải hiểu: Đây là đạo đức của con người - đạo đức nhân bản. Mà viết, mà cứ nói đến đạo đức - là đã thiếu 1 cái gì, không đúng.

2. ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI

(03:55) Cho nên, nói về nhân quả của con người thì phải biết đó là đạo đức. Khi bài viết chúng ta nêu ra những sự việc xảy ra trong đời sống của chúng ta từ lúc bé cho tới giờ, nghĩ lại có lúc chúng ta làm 1 điều ác, rồi chúng ta gánh cái hậu quả của sự ác đó.

Như lúc còn bé thì thấy nhà hàng xóm có mấy trái mận đỏ, ngon; lén qua ăn cắp; không ngờ chúng bắt được, đánh cho 1 vố, chạy về nhà khóc. Đó là những hành động để nói lên nhân và quả cụ thể của 1 đứa bé.

Trong khi chúng ta còn bé, còn nhỏ: thấy trái ổi, trái xoài của thiên hạ thì tánh con nít thì thấy ngon thì hái ăn chứ cũng không có làm gì; nhưng mà cũng là nhân quả để rồi bị đòn. Đó là những cái điều mà chúng ta nên nhắc, nó thực tế và cụ thể của cái không đạo đức - của cái có đạo đức trong khi hành động sống hàng ngày của chúng ta.

Cho nên Thầy nhắc lại vấn đề chúng ta viết sách; viết cái đường đi của nhân quả con người mà chúng ta biết rõ là thân hành, khẩu hành, ý hành. Đầu tiên, chúng ta đừng nói lộn xộn mà chỉ nói thân hành thôi.

Thì trong thân hành nó có 3 cái hành động ác là như chúng ta biết: hành động sát hại chúng sanh, giết chúng sanh, ăn thịt chúng sanh.

Trước cái cảnh cầm dao mà giết con gà, chúng ta thấy con gà giãy giụa; trước cái cảnh mà cầm dao đập con gà, đập con cá - con cá lăn lộn; trước cái cảnh mà chúng ta đi bắt cá, câu cá; khi cá mắc câu, giở lên - cá giãy giụa; đặt lờ - chúng ta thấy con cá mắc lờ rất là đau khổ.

(06:06) Những hình ảnh đó chúng ta nên nói lại bằng sự đau khổ, bằng nước mắt của chúng ta hiện giờ - chúng ta hiểu biết lòng thương yêu chúng ta. Nhớ lại những hình ảnh ngày xưa, chúng ta vô tình đã làm vì không hiểu biết. Thì hôm nay nói lại, diễn tả lại những cái hành động ác làm đau khổ chúng sanh, giết hại chúng sanh.

Rồi chúng ta kết luận những cái câu chuyện, thuật lại đời sống chúng ta làm những điều ác đó mang lấy những hậu quả gì? Nhắc nhở cho chúng ta đó là những hành động thiếu đạo đức; nhắc nhở chúng ta biết đó là nhân quả ác để đưa đến những hậu quả khổ đau cho chúng ta phải gánh chịu. Dù chúng ta là đứa trẻ, chúng ta cũng vẫn bị trả hậu quả đó ngay liền; và những hậu quả đó còn tiếp diễn dài nữa chứ không phải trong 1 đời nay!

Cho nên bài viết về nhân quả con người là viết về đạo đức con người. Để nhắc nhở chúng ta áp dụng vào đời sống không làm khổ mình, không làm khổ người.

Các con - mỗi người là 1 tác giả cho cuốn sách Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả cho mình. Thầy tin rằng khả năng của các con lần lượt người nào cũng sẽ viết được, viết rất thực tế.

Có nhiều người viết rất thực tế - sự kiện vừa xảy ra đã ghi chép lại sự kiện đó, nhắc ra nhân quả và nói lên được nỗi lòng xót xa của chính mình. Bài viết về đạo đức nhân quả, người nào khéo léo chúng ta sẽ viết bằng nước mắt của chúng ta, còn người nào vụng về sẽ viết nó khô khan.

3- THẦY HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ CON NGƯỜI

(08:01) Hầu hết thì mấy con viết về nhân quả những bài đầu quá khô khan - bằng cách lý luận hơn là thực tế trong cuộc sống. Cho nên hôm nay, Thầy gợi ý để các con viết làm sao nhân quả của con người thành 1 cái bài học cho mình, cho người - Thầy ước ao điều đó. Và nếu những bài viết của các con đầy đủ kinh nghiệm của nó, nó sẽ trở thành tác phẩm đạo đức mà Thầy đã từng nhắc đến mấy con.

Bộ sách Đạo Đức ra đời - Thầy cũng dựa vào nhân quả mà viết, chứ không viết sai nhân quả. Cho nên tập 1 rồi đến tập 2, rồi đến tập 3, Thầy sẽ nói đạo đức thân hành - đạo đức bản thân của mỗi người.

Cho nên đạo đức thân hành nó có nghề nghiệp - nghề nghiệp có: Nghề nghiệp tốt, nghề nghiệp xấu. Mấy con đưa ra nghề nghiệp, mấy con biết bao nhiêu trang không? Mấy con đưa ra cái hành động ác - xấu thì biết bao nhiêu trang sách không? Biết bao nhiêu - nói sao cho cùng hết?! Nhưng mỗi chiều mấy con đưa ra bằng nước mắt của mấy con, bằng cái nhìn thật sự vào xã hội nhân quả; nhân thì phải có quả, cho nên nó kéo theo là cả sự đau xót của con người.

Vì vậy mà các con cố gắng viết làm sao mà khi Thầy đọc mà Thầy khô hết nước mắt thì mấy con viết mới hay. Còn viết mà Thầy không khóc thì mấy con viết dở!

(09:53) Hôm nay, tất cả những bài của mấy con viết thì Thầy nhắc lại. Đây là Thầy trả lại các bài này để có thì giờ chúng ta cùng kiểm lại Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Bây giờ mấy con biết rồi, Thầy nhắc nhở mấy con biết: đây là mấy con đang viết bộ sách Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả của con người, chứ không có gì hết; vì vậy mà cẩn thận từng bài.

Thứ nhất, mấy con đọc lại, mấy con viết lại đường đi nhân quả của con người, mấy con dựa vào Hành Thập Thiện mà viết. Coi như là mình giới thiệu cho người ta biết cái đường đi, để bắt đầu khởi sự cho 1 bộ sách Đạo Đức của mấy con, các con hiểu vậy!

Cho nên qua những bài vừa rồi, mấy con viết nó chưa đủ đâu! Nếu mấy con không có sách Hành Thập Thiện thì Thầy sẽ gửi cho. Có 1 bác, có đọc được cuốn sách Hành Thập Thiện, bác viết hết vào trong đó thì bác khỏi cần viết cái gì khác hết. Cũng đúng thôi, nó giới thiệu mà; chính đức Phật đã giới thiệu cái kinh Hành Thập Thiện, tức là đường đi nhân quả của con người đó chứ gì!

Chúng ta thấy thân hành, khẩu hành, ý hành có ngoài con người mà có cái này đâu; mà bác chỉ đọc cái đó, ghi vô hết. Bây giờ bác không biết viết gì nữa hết, cứ theo cuốn Hành Thập Thiện mà viết vô.

Đúng vậy đó mấy con, giới thiệu con đường đi rồi đó, chỉ có viết vô; vào đầu giới thiệu, rồi mình viết hết cuốn Hành Thập Thiện vô rồi, phải không? Mình không có nghĩ gì hết, viết vô hết, copy hết.

Tu sinh: (11:29)…​

(11:34) Trưởng lão: À, Thầy nói vậy đó mà; chứ còn con hay thì con viết chứ con copy thì quá dở. Bởi vì tôi dở, tôi cứ lấy đó tôi copy vô, tôi giới thiệu đây là con đường đi của nhân quả con người thôi. Đó là mình dở, nhưng cũng đâu có sai đâu con, phải không? Nhưng mà tôi có cái khéo là tôi giới thiệu rồi tôi viết vô, phải không?

Rồi sau đó tôi kết luận, tôi kết luận mấy chữ thôi: “Đây là đường đi nhân quả của con người. Xin quý vị, hay là xin các bạn hãy lưu ý từ đây về sau nó sẽ diễn biến nhiều điều mà làm cho các bạn rất là ngạc nhiên về nhân quả”. Là đủ, có nhiêu đó!

Mình kết luận như vậy thôi, mình giới thiệu con đường rồi mình kết luận nó như vậy; để sắp sửa mình sẽ nói cái nhân quả thân hành, rồi nhân quả thân hành nói hết cái vấn đề sát sanh, nói hết cái tham lam trộm cắp của nó, rồi nói hết cái tánh dâm dục của nó. Thì chúng ta thấy là đạt được cái thân hành nhân quả.

Mà mỗi mỗi 1 cái, nói hết sát sanh nó nhiều lắm, nhiều lắm! Thầy nói - cả cái tập giấy các con viết chưa hết cái sát sanh. Rồi nó tới tham lam trộm cắp nữa thì mấy con biết bao nhiêu không?

Bộ sách mấy con viết cũng nhiều lắm đó chứ! Mỗi đứa thì chắc chắn là các con viết ít ra thì bộ Đạo Đức Làm Người này, mà nhân quả này các con viết chắc cũng mấy tập chứ không ít đâu!

Bởi vì cuộc đời mình đã chứng kiến biết bao nhiêu sự việc xảy ra trong cuộc đời này đều là do thân hành, khẩu hành, ý hành - mấy con thấy nhiều lắm! Cho nên cố gắng viết chừng nào hay chừng nấy, viết nhiều chừng nào là thấm nhuần chừng nấy; và chúng ta mới thấy thực sự đúng là nhân quả!

4- THẦY NHẬN XÉT BÀI VIẾT ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ CON NGƯỜI

(13:23) Ở đây thì Phước Tồn: Con viết bài, tức là đưa ra những cái mẩu chuyện tự bản thân của mình nói lên được nhân quả, nhưng thiếu xác định rõ ràng những cái hành động đó đạo đức như thế nào, thiếu đạo đức như thế nào? Thì con chỉ cần thêm cái đạo đức nữa là cái bài viết của con có thể nhuận lại 1 lần nữa thì nó trở thành sách Đạo Đức được. Đó là cái bài luận của con.

Bài thứ nhất con cũng viết vậy, Thầy có ghi: "Bài viết thân hành thiện - ác áp dụng vào đời sống: Đúng, hay! Nhưng thiếu xác định đạo đức nhân bản - nhân quả". Nghĩa là con thiếu những cái, khi mình nêu ra 1 cái sự việc mà làm cái điều ác gặt lấy cái quả khổ đó. Mà cuối cùng thì cái chuyện đó viết ra, con phải kết luận đây là cái hành động thiếu đạo đức khiến cho làm khổ tất cả chúng sanh hoặc khiến làm khổ cho người khác và mang cái hậu quả là phải bệnh đau hoặc là những sự kiện xảy ra làm cho mình đau khổ, thì con kết luận đó là hành động thiếu đạo đức mang đến những hậu quả đau khổ, vô đạo đức. Đó là mình xác định cho mình, nhưng mình cũng xác định cho những người khác - ai mà làm cái điều đó là thiếu đạo đức.

Mỗi bài Thầy đều có phê cho mấy con những lời, để dựa vào đó mấy con sẽ viết thành cái bài nó hay hơn và nó súc tích hơn. Bài làm nhân quả thân hành đầy đủ, sâu sắc nhưng thiếu xác định đạo đức nhân bản - nhân quả con người và thiếu đưa ra những mẩu chuyện nhân quả thực của đời người để áp dụng đời sống, để minh chứng.

Bài viết của Thanh Quang: Con viết đầy đủ, sâu sắc. Nghĩa là viết cái bài mà luận thì sâu sắc lắm nhưng vì nó thiếu xác định cái đạo đức nhân bản - nhân quả; nghĩa là mình nói về nhân quả thôi chứ mình quên nhắc cái này thiếu đạo đức - cái này có đạo đức. Mình quên nhắc cái hành động đó. Hành động này, hành động nhân quả này là hành động có đạo đức và hành động như vầy là hành động thiếu đạo đức - mình nhận xét qua như vậy.

(16:04) Do đó lại còn thiếu là đưa những cái mẩu chuyện xảy ra trong cuộc đời qua cái thân hành mà tạo đến những cái quả không tốt cho mình hoặc cho người hoặc cho chúng sanh.

Thì con thấy nếu mà con luận, con viết mà con có thêm vào những cái mẩu chuyện xảy ra cuộc đời thì cái bài nhân quả thân hành của con rất là tuyệt vời. Vì cái luận của con nó sâu sắc, nó đầy đủ sâu sắc, nhưng nó chỉ có thiếu 1 chút thôi.

Có nhiều người thì họ nói không có sâu sắc lắm, mà nó nêu lên được cái nhìn nhận lướt qua của nhân quả, mà lại còn thiếu đạo đức thì nó không có trọn vẹn. Cho nên có nhiều người luận rất là sâu sắc, nhưng lại đưa ra cái thực tế của cuộc sống, cái hình ảnh sống của nhân quả, cái ví dụ cụ thể của xã hội xảy ra thì cái bài đạo đức nhân bản - nhân quả rất là tuyệt vời!

Con cố gắng làm trở lại, thì Thầy nghĩ rằng những cái mà làm cái bài này để mà đọc lại, các con có chỗ không có được bỏ mà các con ghi trở lại đầy đủ.

Thí dụ như con sâu sắc ở đó, lấy cái đó rồi đưa 1 cái mẩu chuyện ra; từ cái mẩu chuyện đó, lượm ra để đưa lên cái nền đạo đức thì cái sự đạo đức đó nó vừa dạy mình, tức là áp dụng vào đời sống cho mình, mà nó vừa dạy mọi người áp dụng vào đời sống của những người khác khi gặp đến các pháp của mình. Đó là cái viết để mà trở thành sách Đạo Đức.

Thầy nghĩ rằng trong lớp học của chúng ta, 10 người thì chúng ta sau này sẽ có 10 cái tập sách Đạo Đức; cứ mỗi người chúng ta vinh hạnh được cầm cây bút nói lên đạo đức của chính bản thân của mình, nói lên để dạy mình, để sửa mình, để làm cho mình trở thành người có đạo đức thật sự, đứng trong góc độ của đạo đức nhân quả - nhân bản.

(18:08) Bài làm của Pháp Châu: Chữ thì lớn như thế này, viết không mấy chữ đâu mấy con. Nhưng Pháp Châu cũng có những cái ý viết cũng ngắn gọn, nhưng mà cũng rất là hay chứ không phải dở. Bởi vì, khi mình nói nhân quả thì chắc ai cũng biết nhân quả, phải không? Nhưng mà Pháp Châu thì viết như thế này, bài làm đơn giản, đầy đủ cái ý của nó, mặc dù bài viết ngắn gọn nhưng mà cái ý của nó đầy đủ của nhân quả.

Nhưng ở đây, đạo đức và vô đạo đức thì trong bài này nói về đạo đức. Và có đạo đức thì cái bài này rất hay, ngắn gọn! Mấy chữ à con, nghĩa là phải nói là Pháp Châu viết cái chữ bằng bắp tay, nhưng mà có mấy chữ thôi. Nhưng mà vì cái khả năng của nó không diễn tả dài, nhưng mà nó nói ngắn gọn thêm cái điều mà nó đã chứng kiến và đã thấy xảy ra trong cuộc đời của nó, nó nói ngắn gọn mấy chữ thôi.

Như là ở chùa Long Đàm thì nó nói xảy ra chuyện đó thôi, thì nó nói nhân quả đó thôi. Do như vậy thì tạm thời thì Thầy thấy những cái sự học mà đạo đức thì việc viết như vậy cũng tạm được chứ không phải là còn sai lắm. Nhưng mà lần lượt rồi Thầy sẽ giúp đỡ cho nó có nhiều cái gợi ý, có nhiều cái điều để nó viết thành 1 cái bài diễn tả sâu sắc hơn, đầy đủ ý nghĩa hơn.

Chứ khi mà cầm cái bút mà viết ngắn gọn như thế này, chỉ nói sự kiện xảy ra vậy rồi thôi, thì nó cũng đúng là cái chỗ đạo đức nhân bản nhân quả. Nhưng phải cố gắng, Thầy sẽ giúp cho con sẽ tu tập về cái Định Vô Lậu sẽ đạt được. Con hãy cố gắng con, Thầy sẽ giúp cho con!

(20:26) Chơn Niệm: Bài viết rất hay nhưng thiếu xác định đạo đức nhân bản - nhân quả. Chơn Niệm, con viết thiếu xác định, con đưa nhiều cái ví dụ, nhiều cái mẩu chuyện xảy ra trong cuộc đời, thì con viết cái bài này thì rất hay. Nghĩa là nó thực tế mà, cái cuộc sống thực tế, cái mẩu chuyện thực tế xảy ra nơi mình thấy và nghe những sự kiện đó; mình đưa ra rồi mình xác định, mình chỉ cho cái nhân - cái quả của nó; nhưng không có nói được cái đạo đức nhân bản - nhân quả. Nếu mà những cái bài con viết mà xác định được cái nhân bản - nhân quả của đạo đức thì rất hay!

Bài của Chơn Niệm nữa, là cái bài đó, thí dụ như khi mà viết cái bài đưa ra cái mẩu chuyện, cái ví dụ rồi, thì kế đó chúng ta bình luận cái mẩu chuyện đó, thì Chơn Niệm có làm được cái bình luận. Khi đó, những mẩu chuyện kế dưới đó, thì chúng ta bình luận về nhân quả và đạo đức ở trong đó; thì cái bình luận đó nó sẽ gây cho chúng ta có cái sự thâm sâu qua các mẩu chuyện mà chúng ta thuật lại.

Cái bình luận đó thì Chơn Niệm đã làm đúng theo ý của Thầy muốn. Là vì khi mà mình đưa ra 1 cái mẩu chuyện rồi thì mình bình luận cái mẩu chuyện đó coi nó đúng - sai, coi nó nhân quả nào, ở đâu? Thì cái bài của Chơn Niệm con làm khá đầy đủ, khéo léo ở chỗ này.

Cho nên nó phải có bình luận - đưa 1 cái mẩu chuyện ra rồi mình bình luận trên các mẩu chuyện đó; để vạch ra cho người ta biết cái đạo đức, cái nhân quả, cái đạo đức ở đâu? Cái này nó sẽ giúp cho mấy con.

Cái bài đầu tiên con viết đó, thì con viết hay nhưng mà không có ghi rõ cái bình luận của mình cho nên nó dở. Cái bài thứ hai thì khá hơn chút, ghi được cái bình luận của mình, bình luận của cái mẫu chuyện mình đưa ra để nói lên cái đạo đức nhân bản - nhân quả, cái thân hành nhân quả của mình. Những cái này là mình sẽ học và mình sẽ khéo léo và từ đó mình sẽ viết cái bài của mình, nó sẽ trở thành những cái bài học đạo đức rất là thực tế.

(22:49) Chơn Tịnh: Bài Nhân Quả Thảo Mộc đầy đủ, chính xác; hãy làm bài Đường Đi Nhân Quả Con Người. Chơn Tịnh, cái bài của con, về làm cái bài Nhân Quả Thảo Mộc thì Thầy đọc xong thì nó lại đầy đủ, chín chắn rồi. Bây giờ đi qua làm cái bài Đường Đi Nhân Quả Con Người; bài Đường Đi Nhân Quả Con Người nên dựa vào thập thiện mà viết thì nó không sai.

Huệ Hưng: Bài này nêu lên được tổng thể nhân quả thân hành nhưng thiếu sinh động đạo đức làm người, tức là không áp dụng nhân quả vào đời sống, tức là không đem được 1 cái mẩu chuyện ví dụ. Tổng thể là nói chung chung chứ nó không có nói thẳng 1 cái thân hành nào; cái nào cũng có nói mà nói lướt qua, lướt qua; cho nên nói tổng thể, nói tổng quát thôi, không có nói rõ ràng, cho nên làm lại cho kỹ lưỡng.

Ví dụ như bây giờ nói cái bài tựa đề nói là Thân Hành thì nói thân hành này là nói thân hành thứ nhất, tức là sát sanh, giết hại chúng sanh. Không giết hại chúng sanh tức là lòng hiếu sinh thương yêu chúng sanh, thì 2 cái mặt của nó thì mình chỉ nói cái thân hành đầu tiên về cái giết hại chúng sanh thôi. Đừng có nói nào là dâm dục, nào là trộm cắp tham lam. Nói 1 cái thân hành đầu tiên là giết hại chúng sanh là nói chưa có hết ý, mình đưa qua cái khác thì nghe cái bài của mình nó ngắn quá, nó không có đầy đủ.

Cho nên, do đó mình phải nói 1 cái thân hành về giết hại chúng sanh nó sẽ đưa đến cái quả gì, cái tai họa gì? Cái hành động giết đó, nó thuộc về có đạo đức hay không đạo đức? Thì mình phải nói rõ 1 cái cái hành động của thân về giết hại chúng sanh; chứ chưa nói đến cái tham lam trộm cắp.

Nhưng mà đến cái đề tài, đến cái bài khác nói về tham lam trộm cắp thì nó có những điều kiện những mẩu chuyện mình đưa vô mình nói thì bài của con nó mới có cái giá trị. Cho nên, Huệ Hưng con nên làm lại cái bài thân hành này cho nó cụ thể chính xác, chứ nói tổng quát thì coi như là nói chung chung, chứ nó không có đi sâu vào.

(25:34) Còn bài của Thiện Thảo: Con viết thiếu giới thiệu cái đường đi nhân quả. Nghĩa là mới vào đầu đề thì con nêu Thập Thiện - Mười Điều Lành thể hiện qua thân, khẩu, ý. Con giới thiệu rồi, đây là đường đi nhân quả như thế nào, thế nào…​ con giới thiệu rồi mới vào đề đó là Thập Thiện, Thập Ác gì đó con mới vào đề. Chứ còn con thiếu giới thiệu thì vô ngang quá, như vậy thì coi như là mình chưa có biết làm bài.

Cho nên khéo léo, khi mình muốn viết 1 bài nào đó thì mình mới mở đề. Mở đề thì có khi mình luân khởi mình viết nó nhiều, mình giới thiệu nhiều; mình nói cái này, cái khác nhiều rồi mình cũng nói 1 câu để mình đặt câu hỏi để cho nó vào đề cho nó dễ dàng.

Còn cái này đó, con hoặc là trực khởi mình nói 1 câu ngắn thôi, rồi mình giới thiệu Hành Thập Thiện thì nó được rồi. Còn này con thiếu giới thiệu, cho nên thiếu giới thiệu cái đầu đề, vào cái đề của nó cho nên vào ngang xương như thế này thì coi như là người ta không hiểu mình muốn nói cái gì. Còn mình vào đề đó, mình mở đề đó, mình giới thiệu cho người ta biết mình nói muốn nói cái gì thì người ta sẽ chú ý cái mình nói. Còn con chưa giới thiệu gì hết mà con vô thân bài, con vô cái đề con nói thì người ta không biết ông này muốn nói cái gì đây?

Cho nên Thầy khuyên, ráng cố gắng mà ra học hiểu để mà viết cái bài cho nó đúng. Thầy sẽ hướng dẫn con, con sẽ làm được những cái điều tốt hơn và cái Định Vô Lậu nó sẽ sâu sắc hơn. Nhờ đó mà cái tri kiến của con nó sẽ giải quyết được những ác pháp, không ác pháp nào tác động được.

Đức Phật dạy cho chúng ta sống 1 đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người chứ không phải dạy chúng ta ngồi thiền, nhập định.

Ngồi thiền, nhập định mấy con thấy cái lớp Chánh Định của Phật mới dạy lớp thứ tám sau cùng để mà chơi vậy thôi chứ đâu phải là mục đích của đạo Phật. Cái mục đích của đạo Phật là nhắm dạy cho chúng ta là 1 con người bình thường nhưng tâm bất động trước ác pháp, trước các cảm thọ. Đó là cái mục đích của đạo Phật đó!

5. TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT LÀ QUAN TRỌNG NHẤT

(27:44) Cho nên cái chân lý Diệt Đế của đạo Phật là nói đến cái thanh thản, an lạc - cái tâm không còn tham, sân, si; đó là cái chơn tu, cái chỗ của đạo Phật chứ không bao giờ nói về thiền định. Mà người ta lầm lạc, người ta vào Phật giáo người ta cứ nghĩ thiền định là trên hết. Cho nên chẳng tu cảnh động mà ngồi thiền; cuối cùng xả thiền ra, ai đụng tới sân ầm ầm. Tâm thì còn tham đắm, tham danh, tham lợi, tiền bạc thì ham thích, thì tất cả những cái này đâu phải ý nghĩa của Phật giáo!

Cho nên, cái người tu sĩ Phật giáo người ta do cái chỗ xả tâm; người ta buông xả, người ta không còn tham đắm. Cho nên người ta đâu có chùa to Phật lớn; người ta đâu có ăn sang, mặc đẹp; người ta sống rày đây mai đó chứ người ta đâu còn nhà cao cửa rộng đâu. Cho nên người ta sống không gia đình, không nhà cửa. Cái mục đích của người ta là giữ được cái tâm bất động, nó không bị trói buộc mới đúng nghĩa của nó.

Còn đạo Phật không phải dạy chúng ta để ngồi thiền, làm Thánh, làm Thần. Cho nên cái ngồi thiền thì chẳng qua là cái giai đoạn cuối cùng của chúng ta mà thôi; để nói lên cái sức thanh tịnh, cái tâm thanh tịnh của chúng ta nó có những cái đạo lực, cái thần lực như vậy đó, chứ không phải là cái gì khác. Chứ còn cái vấn đề chính là chúng ta ở cái chỗ tri kiến, cái sự hiểu biết của ý thức của chúng ta, làm chủ được sự sống chết của chúng ta, đó là cái hay nhất của chúng ta!

Cho nên các con thấy cái ý thức của chúng ta, cái tri kiến của chúng ta - mà giờ cái thân đau, cái tri kiến, cái ý thức này nó ra lệnh chứ đâu phải là định. Nó ra lệnh: "Thọ vô thường, cái đầu nhức này phải đi!", cái lệnh ý thức của chúng ta.

Cho nên ý thức lực là cái lực của ý thức của chúng ta. Cho nên cái tri kiến của chúng ta nó có những cái lệnh và nó có cái sự hiểu biết, cho nên các ác pháp tác động vô tâm nó không được. Đó là cái học hiểu của chúng ta.

Cho nên triển khai cái tri kiến giải thoát là quan trọng, quan trọng nhất! Nó là Định Vô Lậu mà, vì vậy mà nó nói lên được cái đạo đức của con người. Mấy con thấy từng cái bài này mấy con sẽ học, mấy con sẽ rõ được cái đạo đức con người, thì cái đạo đức con người có thì nó là hạnh phúc chứ gì, các con thấy chưa?

(30:03) Đây là bài của Thiện Thảo nữa: nên làm bài nhân quả thân hành. Cái bài của con viết, cái bài này nó cũng chưa được đầy đủ lắm nhưng mà cố gắng con sẽ viết lại cái bài nhân quả thân hành. Dựa vào cái thân hành của thập thiện thì nó có 3 cái hành động của nó: Hành động giết hại chúng sanh, hành động tham lam trộm cắp, hành động dâm dục tà dâm.

Dựa vào 3 cái hành động này thì cái hành động đầu tiên chúng ta viết là giết hại chúng sanh, làm đau khổ chúng sanh. Những cái điều đó làm cho chúng ta thấy được cái sự tu tập; và ngay trong cái hành động giết chúng sanh trong vô tình, nó cũng làm cho chúng ta rất tỉnh thức; là vì trước khi đi kinh hành thì chúng ta soi đường để mà từng bước đi, nó làm chúng ta có những cái hành động giúp cho chúng ta rất là tỉnh thức.

Còn chúng ta cứ đi để mà đi; cho nên vì giậm, đạp trên ốc, trên kiến, trên những côn trùng dưới chân chúng ta, chết biết bao nhiêu. Cho nên trên bước đi, chúng ta trước khi đi, chúng ta phải soi đường. Mà nếu mà buồn ngủ thì làm sao soi đường? Cho nên vì vậy bắt buộc chúng ta phải tỉnh.

Do cái tâm tư của chúng ta nó đứng trên đạo đức hiếu sinh - lòng thương yêu sự sống của các loài, thì buộc lòng chúng ta bước ra khỏi thất của chúng ta thì soi đường để mà bước đi. Và như vậy, chúng ta mới có sức tỉnh cao và chính như vậy tu mới đúng cách.

Và nhờ cái đạo đức nhân bản - nhân quả này, nó giúp chúng ta tỉnh thức rất lớn. Cái sự hiểu biết của tri kiến của chúng ta, cái sự hiểu biết ý thức của chúng ta nó giúp chúng ta hiểu biết rất là sâu sắc và nhờ cái sự hiểu biết này nó mới giúp chúng ta tỉnh thức.

6. SỨC MẠNH CỦA Ý THỨC LỰC

(31:57) Các con có nghe 1 bác đã nói: Khi mà bác nhắc nhở, bác tác ý, rồi cái hôn trầm nó lại tan biến đi; cái buồn ngủ, cái hôn trầm nó lại tan biến đi. Bởi vì mình nhắc nhở - cái lực của ý thức nó làm cho chúng ta tỉnh thức.

Cũng như thầy Chơn Thành: Thầy thấy buồn ngủ, thầy đang buồn ngủ; thầy gục tới, gục lui - thầy nhắc nó 1 câu, Thầy có động dụng gì đâu, thầy nhắc nó: “Chết tới nơi rồi mà còn ham ngủ! Mày lì quá, mày thấy cái ông đó ông chết không? Mày thấy cô Minh Cảnh chết không - mày còn ham ngủ?!” Nghe nói, nó giật mình, bây giờ nó tỉnh bơ. Chỉ có tác ý thôi mà nó tỉnh - nó ngán quá, nó sợ chết như cô Minh Cảnh cho nên nó cuống, cho nên bây giờ nó hết buồn ngủ.

Các con thấy chỉ có cái ý thức lực của chúng ta thôi, mà phải nhiệt tâm thật sự thì khéo nhắc mình thôi. Đây thầy Chơn Thành, người đang ngồi sau mấy con đây. Muốn thắng được hôn trầm, thùy miên chỉ cần nhắc mà nó đã thức, nó đã tỉnh rồi. Nghe nói: "Mày chết tới nơi rồi còn ham ngủ nữa sao, mày ngồi đây mày gục!" Là nó đã hoảng hồn rồi.

Các con thấy cái ý thức chúng ta mạnh ghê gớm lắm! Cho nên, tại sao mà khi mấy con thấy cái cơn đau quá khổ, thế mà chúng ta phải nằm thôi. Vậy mà chúng ta chỉ cần nhắc nó 1 chút là chúng ta thấy ngồi sựng thân lên được, thì các con thấy nó đặc biệt vô cùng của cái ý thức chúng ta chứ!

Cho nên ở đây, do ý thức chúng ta hoàn toàn triển khai đầy đủ, cái sức lực của ý thức và sự hiểu biết của ý thức là chúng ta đã giải thoát rồi. Thì trong khi nhập định mấy con thấy, nếu mà muốn nhập định nào thì cái ý thức truyền lệnh chứ cái gì mà truyền lệnh ra đây?

Chúng ta bảo: "Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền!", thân tâm chúng ta bắt đầu nhu nhuyễn đi vào cái Nhị Thiền - diệt hết mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không còn nghe thấy. Người có mắt không thấy, người có ý không suy nghĩ đó là chúng ta nhập Nhị Thiền, có phải không?

Ai làm được cái này? Tai chúng ta có ai mà thọc cho nó lủng? Mắt chúng ta có ai móc không mà không thấy? Tai có ai thọc lủng không mà không nghe? Tại sao nó làm được điều đó? Không phải ý thức lực của chúng ta sao, có phải không? Cái ý chúng ta chứ có cái gì hơn - mà do sự luyện tập, nó mới có đủ cái cái lực nó như vậy, gọi là ý thức lực.

Cho nên các con thấy trong cái thiền định nó không phải khó đâu, mà cái khó là ở chỗ đang rèn luyện ý thức của chúng ta; rèn luyện cái sự hiểu biết của nó gọi là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, các con hiểu không? Rèn luyện ý thức trở thành 1 cái lực lệnh, để trở thành cái sự sai bảo, làm chủ được thân tâm chúng ta bằng ý thức chứ không phải phải bằng tưởng thức. Đó là cái học tu của chúng ta hôm nay.

7. THẦY HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỂ KHÔNG LỆCH LẠC

(34:51) Thiện Thảo: Cố gắng phải siêng năng, cần mẫn. 1 buổi khuya, Thầy đi ngang qua thất, trời lạnh, Thầy thấy con thức và ngồi cặm cụi viết mà Thầy rất mừng, con ráng chăm chỉ!

Con viết được những cái bài này cả bao nhiêu trang giấy này, Thầy rất mừng, con đã thực hiện được cái tri kiến giải thoát của mình. Cố gắng, Thầy sẽ hướng dẫn con làm không lệch lạc; không có lệch, tức là hoàn toàn khép vào khuôn khổ để suy tư 1 cái điều gì, xoáy sâu 1 cái điều gì - đúng, không lệch, tức là không lạc đề; còn không khéo thì chúng ta sẽ lạc đề.

Thầy Chơn Thành: Bài này nói lên được tổng thể nhân quả ý hành nhưng không sống động. Nghĩa là con không đưa ra những cái mẩu chuyện của cuộc sống qua cái ý và không nêu lên được cái đạo đức nhân bản - nhân quả. Chỉ nói qua cái tâm không tham, không sân, không si như là cái cuốn Hành Thập Thiện. Nghĩa là con giới thiệu qua cái mẫu Hành Thập Thiện, nhưng mà nói về thân hành. Ở đây thì con có nhiều cái lý luận sâu sắc, sắc bén của nhân quả thân hành nhưng thiếu sống động là thiếu những cái mẩu chuyện linh động, để làm chúng ta thấy nó thực tế của cuộc đời; con hãy làm lại.

Đây là bài nữa, bài này nói lên được tổng thể nhân quả khẩu hành nhưng không nói lên được đạo đức nhân bản - nhân quả và thiếu linh động. Thiếu linh động tức là thiếu áp dụng những cái mẩu chuyện ở ngoài đời áp dụng vào trong nhân quả, con hãy làm lại.

(36:55) Chơn Tịnh: Nên làm bài nhân quả thân hành. Bài con ngắn gọn nó chỉ bấy nhiêu - giới thiệu đường đi nhân quả không nói dối, không tham, không sân, không si, không gian tham trộm cắp, không sát sanh, không tà dâm thì con nêu lên được đường đi của nhân quả. Cho nên bây giờ con làm cái bài nhân quả thân hành nói về nội cái thân hành không.

Con cố gắng tư duy, suy nghĩ nhiều hơn nữa, viết ngắn như vậy thì nó tạm đủ, nói đủ nhưng có cái điều kiện là nó không có lý luận để vạch trần được cái nhân quả. Bài này nói được tổng thể thân hành nên viết lại cái bài này để nó trở thành cái bài đạo đức nhân bản - nhân quả.

Cần có mẫu chuyện như thật đưa vào, nên là con viết lại cái bài này và đưa vào những mẩu chuyện và nhắc đến những đạo đức nhân bản - nhân quả sau những mẩu chuyện đó. Nghĩa là mình có bình luận ở trong đó và những cái bình luận của mình nêu lên cái đạo đức của con người là đạo đức nhân bản - nhân quả ở chỗ bình luận đó. Làm bài được, con đừng nói chuyện với bất cứ 1 người nào, nói chuyện là ác pháp.

Nghĩa là bác Phước khi mà làm cái bài này thì bác làm được, nhưng cố gắng làm tới cái bài mà thân hành, bài đường đi nhân quả, bác đưa hết cái Hành Thập Thiện vào trong này thì đó là cái đúng.

Nhưng cố gắng tránh - là khi mình học về đạo đức thì mình để cái tâm mình đừng phóng dật, cho nên mình đừng nói chuyện với ai hết, bất cứ 1 người nào, không nói chuyện với họ! Vì nói chuyện nó là ác pháp, ác pháp nó sẽ làm cho mình bất an.

Cho nên ở đây thì Thầy khuyên bác không nên nói chuyện với ai hết, nghĩa là mình giữ im lặng. Vì vậy mà theo cái sự tin Thầy đó, là sẽ…​ “Bạch Thầy, con là con khỉ ở ngoài đời, hay lung tung. Có nơi nào kín kín thì Thầy nhốt cho con với!

Nghĩa là bác Phước xin Thầy cho 1 cái chỗ nào đó độc cư cho dễ, chứ không nó ở đằng trước thì cái con khỉ của bác nó không có dừng được, thì đụng đâu bác cũng nói chuyện hết, cho nên vì vậy bác xin. Cho nên Thầy sẽ tìm 1 cái nơi cho bác yên ổn để mà bác giữ trọn độc cư cho được, cho tốt.

(39:42) Về Pháp Ngộ, con hãy làm bài đường đi nhân quả của con người.

Tu sinh: Bạch Thầy, bài này chấm hồi hôm qua. Con đang làm bài thân hành.

Trưởng Lão: Chấm rồi hả? À, làm bài thân hành. Cái bài này là bài thảo mộc.

Tu sinh: Bài thảo mộc còn sót lại.

Trưởng Lão: Còn sót lại.

Huệ Hưng nên làm bài nhân quả thân hành, con cố gắng làm bài nhân quả thân hành này con. Cứ mỗi lần mấy con làm là mấy con có sự tiến bộ lên, phải cố gắng!

Thiện Thảo: Nên làm bài đường đi nhân quả con người. Về cái này là cái bài nhân quả duyên hợp - duyên tan. Con làm tạm được cái bài này cho nên chuyển qua cái bài đường đi nhân quả con người. Tức là cái bài này còn thảo mộc, bài này cũ, hồi nãy mấy bài kia là bài mới. Con nên làm bài đường đi nhân quả con người dựa theo kinh Hành Thập Thiện mà luận, Thầy dặn đó.

Cái này là cái tập của ai? Kim Quang, con, cái bài này. À, Kim Quang còn 1 cái bài nữa. Ở đây trên tập sách này, tập vở này của con, cho nên con làm bài Thầy nhắc là làm đường đi nhân quả con người dựa theo kinh Hành Thập Thiện mà luận.

Đây là cái bài của Kim Quang, còn 1 cái bài của Kim Quang viết rất nhiều nhân quả thân hành, nói về nhân quả thân hành. Ở bài này thì con nếu mà áp dụng vào những cái điều mà con viết là đúng vào cái lời đạo đức; cái bài con viết rất hay, con viết rất nhiều, ý rất nhiều. Bài làm này mỗi ví dụ thân hành đều chỉ định rõ nhân quả và có lời khuyên răn chấm dứt nhân ác; luôn luôn làm nhân thiện để hết khổ, được an vui. Thì bài này sẽ là bài dạy đạo đức, con hãy làm lại!

Nghĩa là dựa vào cái bài này con viết, con chỉnh lại hẳn hòi theo những cái ý của Thầy thì cái bài mà con viết ra như thế này, nó trở thành những cái bài đạo đức thật sự; vừa cho mình học mà vừa cho người khác học, rất là hay!

(42:27) Qua cái sự mà viết 1 cái bài như thế này, mấy con viết chữ li ti lích tích mà cả xấp như thế này, là quá sức để mà Thầy nghĩ rằng đem cái đầu óc của mình quá hiểu biết; như vậy là cố gắng hết sức tu tập, triển khai cái tri kiến của mình. Nhưng mà những cái đề tài trong này, những cái mẩu chuyện, những cái sự kiện Thầy nhắc ra đó, nếu mà nêu lên được cái đạo đức thì nó thành 1 bài học đạo đức rất là tốt.

Cho nên cố gắng để sửa lại cho nó hoàn chỉnh được cái bài học đạo đức để mình học, mà để cho người khác học. Cho nên Thầy nhắc nhở là mình nên đưa ra thành những cái bài học và nó có cái khéo léo nữa mấy con, suy nghĩ cái bài này thì mình nhắc cách thức để mình thực hành cái đạo đức bằng cái phương pháp mà Phật đã dạy trong Tứ Chánh Cần.

Nhắc lại những câu Pháp Cú mà Phật dạy: “Ngăn ác, Diệt ác - Sanh thiện, Tăng trưởng thiện” hay là: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” . Đó, thì mấy con đem những câu Pháp Cú, hoặc là “Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”. Tất cả những cái này thì mấy con thường nhắc rồi mấy con đưa vào cái pháp hành của nhân quả. Bài dạy đạo đức mà lại có cái phương pháp để thực hành cái đạo đức, để áp dụng vào đời sống của mình bằng những cái hiểu biết này, bằng cái phương pháp rõ ràng, cụ thể.

Nó trở thành 1 cái bài học đạo đức có sự thực hành trong đạo đức đó thật sự, thì mấy con cũng nên đưa cái pháp Như Lý Tác Ý vào trong những cái bài học này. Vừa nêu lên 1 cái mẩu chuyện, mà vừa đưa ra để kết luận đạo đức hay không đạo đức; rồi vừa đưa ra những cái phương pháp để sống cho được đạo đức. Cái khéo léo của mấy con sẽ viết những cái bài này có giá trị lắm! Nhớ những lời Thầy dạy!

(44:18) Kim Quang, con sẽ sửa lại cái bài này. Vì cái bài này nó có nhiều điều - nếu Thầy cầm cây bút mà Thầy dựa vào những cái chuyện trong này thôi thì Thầy sẽ viết cái bài đạo đức rất tuyệt vời! Bởi vì có cái sườn mà đây là tổng thể cái sườn, tất cả những hành động đạo đức của cái thân của mình, trong khi đó mình đưa ra rồi mình lấy cái sườn này mình viết trở lại, thì nêu lên mỗi cái hành động nó trở thành cái đạo đức.

Cố gắng mà viết, mà làm thì nó trở thành những cuốn sách Đạo Đức dạy mình học mà dạy người khác học, mà chính mình là tác giả nó thì mình lại càng thâm sâu hơn nữa. Tại vì mình nghiền ngẫm, mình mới viết ra được! Chứ còn mình không nghiền ngẫm thì làm sao mình viết ra được? Và mình nói lên những cái điều thực tế của xã hội, của chính bản thân mình.

Ở đây, sau cái bài này Thầy thấy có nhiều người về Định Vô Lậu tiến triển rất khá mấy con, tiến bộ rất khá, khi mà cầm cây bút viết Thầy thấy tiến. Nghĩa là vừa dạy cho mình, mình viết ra là mình dạy cho mình đó, mà vừa để sau này dạy cho người nữa. Bởi vậy Thầy nói rằng cái lớp này Thầy đào tạo sau đó mấy con sẽ đứng lớp mà dạy.

Dạy lớp Chánh Kiến mấy con thừa sức, khi mà đạo đức nhân bản - nhân quả rồi đến những cái bài học như là quán Vô Thường, quán Các Pháp Vô Thường, rồi quán Thập Nhị Nhân Duyên, rồi quán Thập Thất Kiết Sử. Tất cả những cái này đều là Thầy đưa ra, Thầy hướng dẫn cho mấy con để triển khai cái tri kiến mấy con; để sau này mấy con đứng lớp các con dạy, mấy con vững vàng, rất là vững vàng. Nó vừa cứu mình mà nó vừa dạy người để cứu người mấy con, nó thực tế như vậy.

8. TRIỂN KHAI ĐỊNH VÔ LẬU ĐỂ DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC

(46:07) Bởi vì Thầy biết đạo Phật là cái chương trình giáo dục mà, cho nên Thầy mở ra những cái lớp liền tức khắc, đào tạo cho mấy con liền để kịp thời. Có khi mà Thầy ra đi rồi, thì mấy con vững vàng mấy con dạy người; hoàn toàn mấy con sẽ cứu được biết bao nhiêu người trên cái nền đạo đức của đạo Phật.

Cho nên mấy con hiện giờ mấy con cực khổ, tu học cực khổ lắm! Mấy con thức khuya, thức đêm ngồi mà Thầy thấy 11 - 12 giờ hoặc 01 - 02 giờ còn ngồi mà làm bài, Thầy thấy xót xa cho những đệ tử của mình thức đêm. Nhiều khi làm không có biết đâu mà viết; rồi đi tới, đi lui suy nghĩ để tìm ra cái chi tiết gì để mà ghi lên, chứ đâu phải mà con viết được cái bài. Con thấy viết như thế này, đâu có dễ; nghĩa là ngồi mà viết như thế này, các con biết cái thì giờ nó nhiều lắm chứ, đòi hỏi cái đầu óc mình nặn hết ra để nhớ lại cái gì để viết chứ bộ, chứ muốn viết cái gì thì viết được sao?!

Cho nên, các con thấy có nhiều người cái dòng tư tưởng ít quá, họ viết 5 - 10 chữ hết rồi, họ không biết viết đâu được nữa, đâu có biết đâu mà nghĩ ra viết nữa. Cho nên những người viết như thế này, cái dòng tư tưởng nhiều lắm chứ không có ít.

Cho nên Thầy thấy mấy con là viết xuất sắc! Thầy rất mừng là vì mấy con có 1 cái dòng tư tưởng; và cái Định Vô Lậu nó bắt buộc chúng ta có sự tư duy, quán xét hàng ngày. Cho nên mấy con viết nhiều chừng nào - Thầy đọc hết 1 cái xấp này nghe nó ngán thiệt, các con hiểu không? Ngán thiệt, ngán ngẩm vì nó nhiều quá! Nhưng mà Thầy mừng các con, thật sự Thầy mừng! Đệ tử của Thầy nó phải vậy! Rồi Thầy cố gắng, cái sai Thầy sẽ sửa mấy con, mấy con sẽ làm lại đúng; và khi cái tư duy của con đã làm đúng đó, nó có cái chiều hướng của nó, nó không có lộn xộn nữa.

Cho nên, sau này thì mấy con thay Thầy, mấy con dạy cái lớp Chánh Kiến nó sẽ vững vàng. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, mấy con vững vàng lắm! Và chính mấy con là những người gương hạnh của Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng. Nghĩa là mấy con sống đúng, mấy con nói đúng, chứ không phải nói 1 đường mà làm 1 ngả đâu.

Bởi vì ở trong này như Thầy mới nhắc hồi nãy, trong này các con còn nói cái pháp để thực hiện những cái phương pháp, những cái cách thức để rèn luyện mình khi mình nêu cái bài này ra nhân quả như vậy; thì mình muốn ngăn, mình muốn chuyển đổi nhân quả của mình mà, thì có những cái phương pháp để chuyển đổi; chứ con người của mình đâu phải đem phân tro mà nuôi đâu, hoặc là đem lai ghép nó được, có phải không?

9. ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

(48:32) Vì vậy mà có cái phương pháp để chuyển đổi cái nhân quả của chúng ta, từ ác sang thiện thì nó phải có phương pháp. Cho nên các con học nhân quả thảo mộc các con thấy nó có thể chuyển biến, thì ở đây nó sẽ chuyển biến bằng phương pháp của Phật chứ sao, để chuyển biến nhân quả chứ sao.

Nên làm tiếp nhân quả thân hành, bài làm: Nên nhớ mỗi hành động ác mang đến quả khổ, quả khổ gì và hành động thiện mang đến quả vui gì? - Nghĩa là mình đưa ra những cái đó cho cụ thể: nó khổ như thế nào, mà nó vui như thế nào? Và kết luận 1 hành động nhân quả là phải có lời khuyên ngăn không làm ác nên làm thiện và kết luận cái bài của chúng ta nó phải có 1 cái phương pháp để chuyển đổi cái nhân quả ác của chúng ta. Thì những cái điều Thầy viết ở đây, Thầy gợi ý cho mấy con để viết những bài tới cho nó đạt được cái chất lượng tốt hơn.

Còn Thiện Trí, bài này con làm rất hay! Nói lên được ví dụ câu chuyện cụ thể, nhưng chưa xác định đâu là nhân, đâu là quả. Nghĩa là nêu ra được mẩu chuyện nhân quả nhưng mà không chỉ định cái nhân quả đó như thế nào cho rõ ràng, nhưng mà đọc cái câu chuyện viết ra thì khá hay.

Coi như là con là nhà thuật chuyện, chứ còn chưa có nói nhân quả. Thuật cái chuyện đó: "Bữa đó, tôi đi đường từ Trảng Bàng về Thành phố. Tôi thấy 1 chiếc xe đó, nó chạy ngang nó đụng cái bà đó té xuống, rồi nó chạy luôn nó bỏ. Thì trong lúc đó, bà con ở trong xóm đó họ chạy ra giúp đỡ cho cái bà bị xe đụng đó, đưa đi nhà thương. Rồi 1 mặt họ gọi Công an tóm cái xe đó lại…​", do đó cái sự kiện xảy ra diễn tiếp nghe nó cũng ly kỳ.

Câu chuyện kể chuyện thì nghe hay lắm nhưng mà nó trớt quớt, không có nói nhân quả gì trong đó hết. Thành ra người ta không có biết nhân quả gì? Cho nên vì vậy đó mà con khéo léo hơn. Trong khi mẩu chuyện mình kể ra, nó rất hay, nhưng mà phải nói lên được cái nhân quả của nó thì nó mới được hoặc là mình nói về nhân quả nào đó thì trong khi đó mình chưa có nói ra được, thì mình không nên nói, mà có những nhân quả mà mình nói ra được thì mình nên nói nhân quả.

(50:52) Con thuật lại cái câu chuyện rất hay, nhưng mà không nói rõ những cái nhân quả đó. Mình lựa cái bài, những cái mẩu chuyện nào mà nó có nhân quả cụ thể thì mình nói ra - thì nó hay.

Cho nên bài này con làm rất hay, nói rất hay, cái mẩu chuyện đưa ra rất hay, nhưng mà không có kết luận được nhân và quả của nó. Chỉ nói lên sự xúc động, sự cảm động của mình trước cái nghe thấy; rồi mình chỉ có cái trách cứ thôi - trách cứ tại sao mà vậy vậy; rồi trách mình, tự trách mình tại vì có mình tham dự trong đó nữa cho nên tự trách mình, chứ không biết đó là nhân.

Cho nên vì vậy mà Thầy khuyên con, khi viết cái bài như vậy là mình nhận xét được cái nhân quả, đưa cái nhân quả vào. Cho nên bài này con làm rất hay, nói lên được ví dụ câu chuyện cụ thể, nhưng chưa xác định đâu là nhân, đâu là quả, đâu là lời khuyên đúng, đâu là lời khuyên răn.

Đúng là câu chuyện của con, Thầy cũng có trả lời ở đây: "Đúng là Thầy đang rải nước cam lồ, đang cứu giúp mọi người yên vui tu hành nhưng chúng sanh ít phước, Thầy phải vất vả lắm!" Cái câu chuyện con nêu ra là 1 cái sự thật, 1 cái sự thật chứ không phải không, nhưng mà nó là 1 cái duyên của nhân quả để nó chuyển biến qua 1 giai đoạn nào đó, con hiểu không?

Cho nên trong cái vấn đề đó, là 1 cái vấn đề để chuyển biến, vì vậy mà mình phải thấy được cái nhân quả chuyển biến. Không nên tự trách mình mà cũng không nên tự trách người, mà phải nhìn thấy nhân quả - đó là cái hay. Và người mà chịu vất vả nhất ở trong cái sự chuyển biến của nhân quả này là Thầy - Thầy là người đang lèo lái để vượt lên sóng gió của nhân quả, bởi vì nhân quả mà làm sao ai tránh khỏi đâu!

Bởi vì đã có nhân thì phải có quả, mà có quả thì phải trả, phải không? Mà người gánh vác nhân quả của mọi người là Thầy, tại vì mình dạy đạo đức người ta nhân quả cho nên mình phải gánh vác; và đồng thời mình phải vượt trên những ngọn sóng của nhân quả để lèo lái con đường để xây dựng cái nền đạo đức cho loài người.

(53:02) Bởi vì loài người, thay vì cái phước báu chưa có đủ duyên để thọ hưởng được những cái đạo đức, mà mình thấy rất là tội nghiệp, cho nên kê vai vô mà gánh vác những cái khâu đạo đức đó. Cho nên Thầy phải chịu nhiều sự khó khăn, sự bất an; nhưng mà vẫn vượt qua để đem lại được cái nền đạo đức.

Thì hôm nay mấy con ngồi trong lớp học của Thầy là học đạo đức nhân bản - nhân quả chứ gì?! Nhưng mấy con thấy, đầu tiên Thầy đưa cái bài nhân quả thảo mộc, nó không có gì - nhưng mà nó cụ thể để chứng minh cho nhân quả con người.

Bắt đầu, bây giờ mình mới thật sự là mình học đạo đức cho con người chứ gì. Các con thấy cái hay là Thầy đưa vô cái cụ thể, rồi bắt đầu bây giờ mình mới học đạo đức, rồi mình triển khai đạo đức, rồi mình mới đưa ra pháp hành - tất cả các pháp của Phật, để chuyển biến nhân quả này để trở thành những con người giải thoát. Các con thấy cụ thể chưa, thấy cái đường đi mà Thầy dạy.

10. GIẢI THOÁT LÀ DO TRI KIẾN, ĐỪNG VỘI NHẬP THẤT

(53:55) Cho nên, mấy con đừng có vội ở trong thất mà chống với hôn trầm, thùy miên; nó chưa có phải cái điều đó đâu! Chừng đó rồi mấy con mặc sức mà suốt ngày đêm nó không ngủ. Bây giờ nó thanh thịnh rồi thì mặc sức nó không ngủ chứ!

Còn bây giờ mấy con mở con mắt lớn mà mấy con ráng cố gắng mà chống với nó thì mấy con thấy mệt nhọc, nhiều khi mấy con lạc trong tưởng nữa. Thầy hoảng sợ, Thầy nói: "Không biết mấy đứa này nó thức riết, nó cắn 1 phát, nó điên hết cả đám". Phải không?

Các con hiểu điều mà Thầy lo lắng, nhưng Thầy không cấm cản cái nồng nhiệt của mấy con, cái sức nhiệt huyết của mấy con tu tập. Mấy con quyết là phải thắng thì Thầy không có cản đâu! Nhưng mà có cái điều kiện là Thầy rất sợ, Thầy rất lo! Cho nên, vì vậy mà những đêm khuya khoắt, lúc mà 11 - 12 giờ hoặc là 01 - 02 giờ Thầy thường đi tới, đi lui Thầy thăm viếng; sợ những cái giờ đó là giờ mà ma nó nhập mấy con mới điên dễ đó!

Thường thường, những cái giờ khuya khoắt là giờ thanh tịnh, mà thanh tịnh thì tưởng nó dễ hoạt động, mà nó dễ hoạt động thì mấy con sẽ lạc vào trong cái sự rối loạn thần kinh. Rồi lúc bấy giờ mấy con la hét mà Thầy ở trong thất Thầy mà chạy ra cho kịp thì chắc chắn là mấy con cũng xé hết áo quần rồi. Các con hiểu không?

Cho nên nỗi lo của Thầy là cái nỗi lo đó, thần thông đâu không thấy chứ mà thấy điên khùng thì nguy hiểm. Còn bây giờ Thầy dạy mấy con đạo đức; mấy con không cần cái đó mà mấy con giải thoát hoàn toàn.

Cho nên cái lớp học của Thầy là lớp học đạo đức. Cho nên Thầy đã nói: “Đạo đức không làm khổ mình, khổ người”, nó sẽ đưa đến phần giải thoát hoàn toàn bằng tri kiến, bằng ý thức của mấy con và mấy con chủ động điều khiển bằng ý thức ra lệnh mà cái thân và tâm con sẽ làm theo. Mấy con như vậy là đủ rồi, mình làm chủ như vậy là đủ rồi.

Bây giờ mình làm chủ được cái quyền sống chết của mình rồi, còn gì nữa, phải không mấy con? Cho nên vì vậy mà mấy con thấy sự hướng dẫn và dạy của Thầy nó thực tế, cụ thể. Và mấy con cũng thấy rằng cái phước báu của mình có, ước ao có bàn ghế là có bàn ghế, phải không?

Bây giờ mấy con ngồi đây là thành cái lớp học rồi. Không phải là toàn cái lớp ngồi thiền đâu, mà ngồi xếp bằng nữa. Đó là những cái ước nguyện của Thầy, mà từ ước nguyện của Thầy nó thành 1 cái sự thật.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy