00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 021B - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ - TRUNG TÂM AN DƯỠNG - NHÂN QUẢ LỠ ĐẠP CHÚNG-SANH - NHÂN QUẢ CẬN TỬ NGHIỆP - ANAN NHẤT DẠ HIỀN

CK 021B - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ - TRUNG TÂM AN DƯỠNG - NHÂN QUẢ LỠ ĐẠP CHÚNG SANH - NHÂN QUẢ CẬN TỬ NGHIỆP - ANAN NHẤT DẠ HIỀN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 11-2005

Thời lượng: [57:56]

1- CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC NGĂN CHẶN NGHIỆP LỰC ÁC

(00:00) Trưởng lão: Rồi! Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Con hỏi đi!

Tu sinh: Bạch Thầy như là hành động mình làm ác hoặc là lời nói mình nói ác nó ra thành cái quả; nhiều khi con suy nghĩ là ngày mai con sẽ đi chửi người đó hoặc ngày mai con đi đánh người đó mà nó mới nằm trong ý nghĩ con thôi thì cái đó, từ trường nó sẽ như thế nào?

Trưởng lão: À, nó chưa thành cái quả, con! Nó mới còn cái trái non nó sẽ chết đi nếu con biết dừng nó. Cái trái non nó cũng có hột ở trong đó rồi; nhưng con tiếp tục thì nó chín nó mới thành cái hột già.

Cho nên cái ý của chúng ta là cái nhân chứ chưa thành cái quả đâu! Nhưng mà mọi mọi cái hành động của chúng ta đều qua cái ý hết. Nhưng cái ý nó quá nhanh, cho nên khi mà nó vừa tiếp nhận một cái điều kiện gì đó, cái ý nó phát khởi nó bắt (liền); cũng như người ta vừa chửi mình, mình chưa có kịp nhưng mà cái ý của mình nó đã theo thói quen phản ứng liền, nó chửi lại, nó đánh lại liền, nó không có tha.

Cho nên từ đó mà nhân quả thiện ác nó chồng lên ngay liền. Cho nên đức Phật dạy mình Chánh Niệm Tỉnh Thức để mình tỉnh táo để khi mà có trường hợp đó mình đừng có bị cái nghiệp lực nó đẩy. Cho nên cái ý của mình muốn chửi người ta thì mình suy nghĩ: “ không có nên chửi như vậy được! ” vì vậy mà lời nói của mình nó nhẹ nhàng nó êm dịu hơn nó không có hung hăng nữa. Thì do đó, ví dụ như tay muốn “cú" người ta, mình phải có sự tỉnh thức, khi đó mình dừng cái tay mình lại liền không đánh người ta - Thì con thấy đạo Phật dạy cho mình.

Vì vậy Thầy dạy cho mấy con cách thức mà Chánh Niệm Tỉnh Giác đó - đi mình soi đường trước thì mình đâu có đạp con ốc; mình đi mình soi đường thì cẩn thận, mình là người tu thì đâu có vội vàng - cho nên tập những cái cẩn thận đó mà cái nhân quả nó không tác động được, chớ không khéo cái nhân quả tức là cái lực của nghiệp nó thúc đẩy mình rất nhanh. Cho nên cái người mà sân thì họ rất nhanh, mà cái người tham cũng rất nhanh; vừa nhìn thấy vật đó ham muốn liền.

Cho nên bây giờ chúng ta tập tỉnh thức để nó chậm chậm cho chúng ta một chút để cái ý nó kịp thời nó tư duy suy nghĩ để nó chặn đứng lại. Và vì vậy hôm nay chúng ta tập cái ý chúng ta suy nghĩ, suy nghĩ cho đúng để khi mà có ác pháp tác động thì sự suy nghĩ đúng của chúng ta, nó phát hiện liền. Còn không, cái suy nghĩ sai nó sẽ phát hiện ngay liền, nó thúc đẩy chúng ta đi vào vòng của nhân quả, nó làm chúng ta khổ và người khác khổ.

Cho nên cái học Định Vô Lậu này nó sẽ lợi ích rất lớn cho mấy con!

2- TÙY THUẬN TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CƯ SĨ

(02:41) Trưởng lão: À! Con hỏi Thầy?

Tu sinh: Bạch Thầy! Ví dụ có một người đến chửi con; người con nói với người mẹ, người mẹ đến xin lỗi con; người con nhất định không xin lỗi. Khi người mẹ đến xin lỗi thì con không cho! Thì như vậy đúng hay sai?

Trưởng lão: À! Bây giờ con nói như thế này: trong cái sự việc xảy ra, cái lỗi đó về ai, về con hay là mẹ?

Tu sinh: Thưa Thầy! Người con có lỗi nhưng mà người mẹ đến xin lỗi. Giả vụ con không đồng ý. Người con nhất định không xin lỗi, người mẹ xin lỗi thì con không cho. Thì như vậy ai đúng ai sai ạ!

Trưởng lão: Mà cái sự việc như thế nào, người mẹ lỗi hay là người con lỗi?

Tu sinh: Bạch Thầy! Là người con lỗi.

Trưởng lão: Người con làm lỗi mà nhất định là không xin lỗi mẹ? Nhưng mà bà mẹ đến xin lỗi đứa con?

Tu sinh: Không phải vậy, không phải thế! Ví dụ như có một người, họ đến chửi con. Thế thì cái người mẹ biết vậy, người mẹ đến xin lỗi con nhưng con không đồng ý. Con bắt người con phải xin lỗi chứ con không đồng ý người mẹ xin lỗi.

Trưởng lão: À! Người mẹ của cái người con đó đến xin lỗi con. Thì tại vì cái nhân quả của bà mẹ, bà sanh ra đứa con; bà biết cái lỗi đó là đứa con đã làm lỗi nhưng mà đứa con nó không hiểu điều đó mà chính bà mẹ biết, cho nên bà mẹ xin lỗi. Bởi vì con của bà là nhân quả của bà, bà biết đứa con của bà làm sai đối với con.

Còn con, con không chịu! Con buộc cái đứa bé đó, cái đứa con của bà ta đến xin lỗi thì con mới tha. Còn không, thì bà không phải xin lỗi.

Không! Con nên tha lỗi. Bởi vì tại sao, vì người mẹ mà đến xin lỗi con là người ta biết con người ta sai, người ta mới đến xin lỗi con, con nên tha thứ họ. Vì vậy thì cái đứa con nó sẽ hối hận, thấy mẹ nó làm cái điều đó, nó sẽ hối hận nó sẽ xin lỗi mẹ nó và nó sẽ xin lỗi con.

Còn bây giờ, con không cho. Thì đứa con nó kiên cường lắm, nó làm lỗi đó nhưng mà nó không đến xin con, tức là nó chống lại con.

Nhưng bà mẹ, bà đứng ở ngoài cái hoàn cảnh đó, cái sự việc xảy ra đó - bởi vì con và đứa con của bà có cái sự xích mích, nó mới nói chửi mắng con thế này thế kia - nhưng bà mẹ biết rằng đứa con bà sai hoặc bà ta vì muốn cho chòm xóm yên ổn, thuận hoà cho nên bà ta đến xin lỗi con để cho hoà hợp nhau trong xóm làng. Thì đó là cách thức đối xử.

Và mình biết rất rõ khi mà bà mẹ đến xin là thấy rõ đứa con mình lỗi, bà ta xin lỗi. Nói với bà ta: “ Tôi không giận cháu nó đâu nhưng mà bà đến đây bà nói như vậy (thì) tất cả những gì mà xảy ra coi như từ nay về sau sẽ không có nữa! ” Và con với bà mẹ cô ta rất thuận. Nhưng mà để xem xét đứa con của bà ta như thế nào?

Con phải đối xử như vậy mới đúng. Chứ còn con bắt buộc: “ Bây giờ bà đến xin lỗi tôi không được đâu! Bắt thằng đó đến xin lỗi tôi! ” Thì như vậy là căng nữa, không có hay!

(05:49) Tu sinh: Thưa Thầy! Không phải thế ạ. Bây giờ là như thế này, bà mẹ lại không có ý định đến xin lỗi con mà tất cả mọi người trong thôn xóm họ lên án thì bà mẹ mới đến xin lỗi. Thế bà đến xin lỗi rồi; con có nói với bà mẹ như này: “ Tôi thì tôi không cần xin lỗi mà tôi cần con bà nó sửa đổi (06:09); mà bà không có ý định đến xin lỗi tôi mà đây là do sức ép của tập thể, xóm làng bà mới xin lỗi”. Thế là con vẫn không tha.

Trưởng lão: Bây giờ sự kiện nó lại khác đi, không phải do bà thấy con bà lỗi mà bà thấy con bà đúng cho nên bà cũng đâu muốn xin lỗi. Nhưng mà vì xung quanh cái tập thể đó người ta nói “ con bà sai đó, bà phải xin lỗi mới được! ” - ép buộc bà. Trong khi đó buộc lòng vì cái tập thể chứ không phải vì bà thấy được cái lỗi - mà con không chấp nhận.

Khi mà con vì tập thể mà con tha thứ cái lỗi lầm này; bây giờ con cũng nói: “ Thật sự ra bà thấy cái vấn đề lỗi này là tập thể đã thấy, khích lệ bà thì bà nên sáng suốt trong vấn đề này để chòm xóm chị em có cái tình với nhau.

Chứ còn nếu mà không có cư xử như vậy - " nghĩa là bà bị cái sức ép của mọi người mà bà đến đây xin lỗi, là vì mọi người - thì nó không đúng! Mà bà phải thấy rõ cái điều lỗi đó có phải đúng là con của bà không? Thì tôi chấp nhận. Còn bà bị sức ép của mọi người thì thật ra tôi chấp nhận là qua cái sự cưỡng ép, bà bị sức ép mà thôi! Thì nó cũng không thành vấn đề gì, có xin lỗi cũng chỉ là ngoài mặt mà thôi chứ trong tâm bà thì bà cũng còn hờn giận tôi. Như vậy không có nghĩa là chúng ta xoá đi một cái chuyện xảy ra " - do như vậy thì con cũng có lời nói thẳng thật: " Tôi cũng chấp nhận tập thể khích lệ, khuyên bà đến đây xin lỗi; thì tôi nhận cái sự tập thể đã biết được cái sự đúng sai, tôi nhận cái sự xin lỗi của tập thể đã biết sự đúng sai của con bà. Vì vậy mà mong bà về và con bà hiểu rằng là sự này là sự thật con bà sai, chứ không phải là đúng. Nếu đúng thì tập thể không bao giờ bảo bà đến đây xin lỗi tôi." Đó thì con cũng nhắc nhở người ta chứ! Chứ không phải là mình không nói một lời gì.

Còn mình: " Hoàn toàn tôi không chấp nhận, vì tập thể tôi (cũng) không chấp nhận". Như vậy là con bỏ tập thể hết sao? Phải không? Con đừng có bỏ tập thể, bởi vì tập thể người ta muốn cho cái xóm làng của chúng ta có cái sự bình đẳng, có cái sự hoà hợp, có cái sự tốt lành, chứ đừng có cái sự chia rẽ nhau. Cho nên người ta đã thấy được cái sai, cái đúng người ta khích lệ bà này nên đến xin lỗi, đừng như vậy! Nhưng mà bà này miễn cưỡng thôi chứ sự thật là bà cũng cho rằng bà đúng, con bà đúng. Vì vậy mà chúng ta nói cho bà biết rõ ràng do tập thể nhiều người, người ta thấy cái sai chứ không phải riêng có một người. Mà bà đến xin lỗi như vậy là một cái điều tốt.

Đó thì mấy con giải quyết một vấn đề xã hội nó nhiều mặt lắm mấy con.

Rồi! Mấy con còn hỏi gì Thầy nữa không?

3- NGƯỜI TU CẦN PHẢI TRÁNH XA NGƯỜI ÁC

(09:08) Tu sinh: Thưa Thầy! Thầy thường khuyên mấy con là chuyển nhân quả. Trong cuộc sống, người biết tu Thầy dạy những việc xảy ra va chạm với mình, mình chuyển (09:23) Hai đối tượng đều xả rất nhanh. Nhưng mà nếu người không biết tu, ví dụ như ở ngoài, gia đình, những sự va chạm trong cuộc sống mà mình xả, mình cố chuyển nhưng nó cứ khăng khăng cố chấp cứ gây hiềm khích hoài. Con phải làm sao?

Trưởng lão: Đối với những người ngoài đời họ không có biết tu, thì có cái mình nhẫn người ta thôi! Mình thấy những người họ là ác, mình nhẫn, mình không có đương đầu với họ nữa. Bởi vì mình đương đầu thì trôi dạt trong nhân quả rồi, cho nên tiến tới thì trôi dạt; còn mình chịu thua, mình đứng lại thì mình chìm xuống - tức là mình để âm thầm mình sự đau khổ trong lòng của mình.

Cho nên tốt hơn là mình xả ngay: " thôi bây giờ những người ác là mình tránh không chơi nữa ". Mình biết họ không thể nào mà nhiếp phục được, không thể nào nói họ nghe được. Tốt hơn những người ác đó mình không đến chơi nữa, mình không có thân nữa, mình không có liên hệ với họ nữa, mình tránh xa, cứ mỗi lần mình tìm cách tránh.

Bởi vì đối với người tu mà mình gần những người ác thì mình sẽ bị thiệt thòi rất lớn, họ nói nặng nói nhẹ gì mình cũng không dám nói họ gì hết. Cho nên mình biết rồi thì những người đó thì coi như là mình tránh xa, mình không thể nào mà giúp cho họ trở thành người thiện được hết. Thậm chí như giáo pháp của Phật họ còn không nghe huống hồ là mình.

Cho nên những người ác là con nên tránh, đừng có gần họ, thấy họ ác là mình tránh. Cho nên đức Phật nói có những điều mà cần phải tránh để đem lại sự Vô lậu cho mình, có những điều mình cần phải thọ dụng để nó không có Lậu hoặc. Cho nên những điều cần nên tránh thì mình đã xét thấy thì mình nên tránh, mình nên tránh những cái người đó. Ở trong xã hội người ác nhiều lắm, nên tránh; mình không cảm hóa họ được thì mình nên tránh.

Cái thứ nhất: đối với những người đó thì mình nên im lặng như Thánh nhưng mà giải quyết được tâm mình, đừng để vì cái sự việc đó mà khổ đau, gây bực mình. Thì mấy con nhớ vấn đề đó là mình chuyển đổi nhân quả đó! Nghĩa là mình chuyển về cái mặt hình thức của nó, đương đầu với người đó thì mình tránh không muốn gặp, gặp thì nó có nhiều cái nó xảy ra,

Cái thứ hai: là mình chuyển đổi tâm mình - đừng vì cái người đó mà mình buồn, giận, phiền não, chịu đựng trong lòng của mình, cố gắng xả tâm mình cho hết. Không chơi là nó không có xảy ra nữa. Và đồng thời giải quyết tâm mình, tất cả những cái gì mà họ tranh chấp với mình, tất cả những cái gì mà họ đã mạt sát mình, mình xả ngay liền và từ đây về sau thì không để xảy ra những điều đó nữa! Thì cái đó đúng là chúng ta đã chuyển đổi nhân quả của tâm và chuyển đổi nhân quả của hoàn cảnh.

(12:22) Chứ còn mình cứ sống chung đụng là mình không chuyển đổi cái hoàn cảnh. Thí dụ như ở đây có cái người đó mà họ đối với mình có cái ác cảm, mình thấy không được. Thôi! Dời nhà đi chỗ khác. Mặc dù rất khó khăn khi dời nhà đi chỗ khác là mình phải tốn hao; nhưng mình muốn tâm mình được an ổn thì mình nên dời nhà đi chỗ khác. Như bà Mạnh Mẫu muốn con mình trở thành một người con tốt cho nên ba lần dời nhà.

Cho nên mình muốn được yên ổn thì không những ba lần mà bảy lần hoặc mười lần dời nhà cũng được. “ Thấy ở gần ông ác này thôi tui đi kiếm đất chỗ khác mua, dời nhà chỗ khác ở, nhất định là phải tránh những người ác!” Chứ còn mấy con ở xóm mà mấy ông rượu chè, mấy ông ác thì thôi chắc chắn là mình chịu không nổi rồi.

Cho nên trong cái vấn đề mà học đạo đức của đạo Phật chúng ta biết cách lúc cần phải tránh né những cái điều ác, những người ác, hoàn cảnh ác, ở những cái nơi nào đó mà mình sẽ bị nhiễm những cái ác pháp. Cũng như bây giờ các con ở cái chỗ mà người ta đâm giết với nhau, riết rồi mấy con cũng phải đâm giết thôi. Cho nên mình tránh nơi đó, nơi ác mình tránh thì nó sẽ đem lại hạnh phúc của mấy con, đem lại sự bình an cho chính mình.

Cho nên mình đừng nghĩ rằng ở đây nó hợp với tôi, ở đây là dòng họ, cha mẹ tôi hồi nào tới giờ ở đây. Mà bây giờ có bao nhiêu người ác ở đây : “ Thôi! Tôi tránh đi, tôi bỏ xứ sở, tôi đi chỗ khác ở. Tôi đi tìm cái chỗ nào mà có người tốt, người bình an, tui ở ”. Hoặc cái người đó dù có xấu đi nữa họ cũng còn đỡ hơn là những người quá cực ác, cho nên mình càng tránh càng tốt.

Đừng có nghĩ - ở trên quê hương của mình đều là nơi nào cũng là nơi ở được hết - chứ không phải nói bây giờ chỉ có quê cha đất tổ, tôi mới ở. Cũng như Thầy thành lập Trung tâm An dưỡng đâu có nghĩa là nơi đây Thầy thành lập Trung tâm An Dưỡng, nghĩa là trên đất nước chỗ nào cũng có thể thành lập Trung tâm An Dưỡng được. Đối với Thầy chỗ nào thuận duyên là chỗ đó Thầy đến. Chứ không phải riêng có cái Tu viện Chơn Như này - họ nói: chỗ này sinh trưởng Thầy, chỗ này Thầy tu tập từ đó chứng đaọ, phải duy trì!

Thầy nghĩ rằng trên mảnh đất quê hương của chúng ta - đất nước Việt Nam - bất cứ chỗ nào cũng là mảnh Thánh địa mà nơi đó có người tu tập được chứ không phải riêng chỗ đó để mà chúng ta duy trì. Vì nơi đó, nơi đất nước đó đã sanh trưởng Thầy, những nơi đó là Thầy ra đời, Thầy viết lại sách Đạo Đức Thầy gợi người ta tu tập; thì bất cứ trên đất nước của chúng ta nơi nào cũng là được cả hết chứ không riêng gì chỉ có cái chỗ Trảng Bàng Tây Ninh này mới là Trung tâm an dưỡng.

Đó! Thì cái duyên nó ở đâu thì ta ở đó.

Con hỏi gì nữa không?

4- CHÚNG SINH TRẢ QUẢ THEO SỰ SẮP XẾP CỦA QUY LUẬT NHÂN QUẢ

(15:06) Tu sinh: Thưa Thầy! Thầy chứng quả, Thầy đạp con ốc, vậy nhân quả nó như thế nào?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là khi một người chứng quả mà đạp con ốc chết, thì cái hành động đó nó vẫn là cái hành động vô tình nhưng mà sự thật nó phải trả nhân quả. Nhưng mà cái người mà tu Tâm Vô Lậu nó chuyển cái nhân quả, mấy con! Con hỏi cái người tu chứng mà! Phải không? Cái Tâm Vô Lậu rồi nó còn cái nhân quả nào tác động được, không còn tác động được họ đâu!

Cho nên, ví dụ lỡ Thầy đạp chết một con ốc, thì con ốc đó nhờ cái phước mà Vô lậu nó sẽ tái sanh làm một con người để đủ duyên mà tu học. Chứ còn nó tác động Thầy đâu được nữa! Từ trường của Thầy là từ trường thanh thản cho nên dù Thầy đạp con ốc chết thì con ốc đủ cái phước để mà sanh làm con người để tiếp tục tu học để trở thành sự giải thoát.

Còn cái từ trường “ đạp ” của Thầy, con hiểu không? Nó là thanh thản mà mấy con! Làm sao - cũng như cái hạt bắp mà chờ khi Thầy chết (nó) vào Niết Bàn thôi! Chớ nó đâu còn lên cây nữa được.

Cho nên từ đây về sau sự vô tình của Thầy thôi, chớ không phải là sự cố ý - bởi vì Thầy là tâm từ, bao giờ mà Thầy giết hại chúng sanh - lỡ Thầy đi, Thầy đạp con ốc hoặc con kiến chết, làm sao tránh khỏi những điều đó. Nhưng những con ốc, con kiến đó nó không có còn là cái ác pháp để mà nó tái sanh ra để mà Thầy trả cái đạp của Thầy với con ốc. Bởi vì tâm Thầy thanh thản bất động rồi, nó không còn tham sân si rồi, con hiểu không? Cái người mà tu chứng rồi cho nên họ không còn nợ nữa, mà chính những con ốc đó nó có cái duyên nợ để nó chết đi bỏ cái nghiệp thân con ốc này, thành ra con người mà gặp được Chánh Pháp để mà tu tập.

Cho nên vì vậy mà khi con làm chủ nhân quả rồi, thì không còn cái nhân quả tác động được đối với một người tu chứng. Con hiểu không? Còn cái người mà tu không chứng, thì cái đạp của mấy con thì nó còn tham sân si, cho nên vô tình nó còn phải trả quả của nó chớ không thể nào tránh khỏi.

Trưởng lão: Con còn hỏi gì nữa không?

(17:24) Tu sinh: Ý là con hỏi cái con ốc đó nó tái sanh, nó phải trả quả?

Trưởng lão: Chính nó đã gieo một cái nhân không thiện đó, mà lại nó thiện là vì nó không để con đạp mà nó để Thầy đạp. Phải không? Nếu mà nó để con đạp thì nó cũng đang trả cái quả, nó chết - tới lúc đó cái nhân quả nó hết rồi - để nó (bị) đạp nó chết, tức là nó chết bằng cách vậy. Nhưng mà tại sao nó lại không để cho con đạp mà nó lại để cho Thầy đạp?! Tại giờ phút đó - nhân quả nó rất là tuyệt vời - nó làm sao mà nó tập trung cả một cái xe mọi người vô đó để lật vù cho chết hết; mà người ở chỗ này người ở chỗ kia.

Các con thấy nhân quả nó hay lắm, nó gọi sao mà tập trung lại để cho chết được một lần, người ở chỗ này người ở chỗ kia. Thì tại sao con ốc đó nó chờ cho đến khi Thầy đi qua, nó lại đi ra? Mà sao con, nó không (đi) ra; mà tại sao có khi có con ốc đó nó đi ra nó nằm đó nó chờ bước chân con đạp lên nó?! Con hiểu chỗ đó! Cái nhân quả nó sắp xếp con, chớ không phải là vô tình được đâu, nó có cái quy luật của nó, con ốc đó nó phải tới cái giờ đó nó chết, nó chết bằng cách như vậy.

Cho nên nó nằm trên con đường đó mà nó bị các con đạp, mà đi kinh hành tu hành, các con vô tình chớ gì nhưng mà các con tâm chưa vô lậu đó, thì nó cũng đang ở trên cái sự tương ưng chưa vô lậu của nó thì nó cũng đang tiếp tục tái sanh, nhưng mà cái nghiệp nó có lành, là vì cái sự tu tập của các con để thực hiện Tâm Vô Lậu.

Cho nên nó cũng trở thành những con người có thể nói rằng sẽ được Phật pháp, bởi vì mình đang tu, cái nhân mình đang tu - mà tạo cái con ốc đó, cái nhân quả nó sắp xếp cái người đang tu để đạp nó chết - sao lại nó không để cho cái con ốc đó nó bò để cho cái người không tu đạp nó chết, thì nó sẽ sanh làm những con vật ác độc hơn, nó lại còn khổ sở hơn. Con hiểu không? Còn trái lại mấy con tu mấy con đạp nó, trong khi mấy con tu mà! Mấy con nỗ lực tu để tâm thanh thản an lạc vô sự. Mặc dù nó chưa hết, nhưng cái duyên tu của mấy con, công đức nó lớn lắm.

Cho nên vì vậy mấy con thấy mình tu công đức lớn lắm. Nhìn về cái hữu lậu, mình thấy cái phước hữu lậu - khi mà khởi muốn có bàn ghế, mấy con có bàn ghế; khi muốn ăn, mấy con có thực phẩm người ta đem đến cúng dường dâng đến cho mình ăn - các con thấy, bây giờ nói về nhân quả mình thấy rõ vấn đề này mà!

Khi đầu tiên Thầy muốn mở một cái lớp cho mấy con tu học để đạt được chứ gì! Thì có người, người ta sẽ nhận thấy được; người ta sẽ giúp đỡ cho chúng ta cơm ăn, người ta đem đến cho mình ăn, có phải không? Ý của Thầy mà! Do cái ý tốt của Thầy cho nên mấy con thấy không? Khi nhìn vào thấy mấy con ngồi mà khọm lưng như thế này, thấy tội quá Thầy mới gợi ý thì ngay khi mà gợi ý thì mấy con sẽ có những bàn ghế ngồi, có phải không? Mấy con thấy cái phước ghê gớm không!

(20:24) Đó là cái phước chứ! Còn bây giờ ở trong một cái gia đình mà muốn có những cái bàn ghế này, nếu mà nghèo chúng ta có được không? Một số bàn ghế như thế này không? Đồng thời mấy con thấy cái phước báo chúng ta như vậy.

Cho nên khi mà chúng ta đang tu, con vật nào mà đang chết ở dưới chân chúng ta, nó được có cái phước báo đó cộng với cái sự tu tập của chúng ta, cái từ trường tu tập của chúng ta cộng với cái nghiệp của nó, nó trả cái quả của nó để nó tiếp tục nó làm một cái điều thiện do chúng ta đang làm, như chúng ta đang làm. Đó là cái nhân quả rồi, mấy con!

Cho nên con vật nào mà chết dưới chân - nói như vậy là các con cứ chạy dậm cho nó chết hết - để cho nó được sinh làm con người tu hành. Thì mấy con nghĩ cái kiểu đó, không được! Nhân quả nó sắp xếp, chứ không phải! Cái phước của con ốc đó nó chết để mà nó tái sanh nó làm mà tái sanh dưới bàn chân của người đang tu. Mà con ốc nó có phước hơn nữa, nó tái sanh dưới cái bàn chân của người tu chứng. Nó hơn mấy con ở một bậc. Mấy con đang tu chưa hết rốt ráo, còn nó được chết dưới bàn chân của một người tu, con hiểu không? Đã rốt ráo rồi thì cái duyên phước nó lớn hơn một cấp bậc nữa. Cho nên nó sẽ sanh làm người và may mắn nó sẽ gặp được chánh pháp liền.

Còn mấy con đang tu thì nó còn gặp tà pháp, nó còn xảy ra nhiều cái giai đoạn nó mới đến chánh pháp, con hiểu không? Bởi vì tâm mấy con chưa Vô lậu cho nên nó còn gặp những cái Lậu hoặc, nó còn khó khăn trên bước đường tu tập rất nhiều. Cho nên như vậy là mọi chúng sanh đều có cái duyên phước nhưng chúng ta là người tu, chúng ta phải cảnh giác cẩn thận! Chúng ta đừng nghĩ là chúng ta giẫm đạp cho nó tu, thì không được! Điều đó là điều sai.

Để cái quy luật của nhân quả nó sắp xếp những con vật có phước, chứ không phải là chúng ta muốn đạp cho chúng chết. Như vậy không được! Do cái hiểu biết như vậy, thì khi mà tu tập chúng ta cẩn thận dè dặt để chọn lấy những cái nhân quả; đúng là cái con vật đó nó đúng gieo được cái duyên lành, chứ không phải là chúng ta tạo thành cái ác pháp để dậm đạp cho chúng chết để chúng được tu tập.

(22:39) Cũng như có nhiều người họ đọc cái Thần Chú Vãng Sanh, cái Chú Vãng Sanh - cắt cổ con gà - họ đọc thần chú để con gà chết đi được vãng sanh. Thì cái điều làm như vậy, các con thấy ác, quá ác! Mà lại còn đọc thần chú cho nó vãng sanh nữa - mình đã bắt con gà mình giết, cắt cổ nó - mình đọc thần chú. Thầy thấy, chính mắt của Thầy thấy những người, người ta đã làm cái điều đó; hầu hết những người đó đều là được vào chùa và được dạy bảo cái điều đó do quý thầy: mỗi khi mình cắt cổ con gà, đập đầu con cá thì đọc thần chú trước đi rồi đập.

Thí dụ như họ đọc cái thần chú vãng sanh rồi bắt đầu họ đập con cá, cái bốp! Rồi họ đương cắt cổ con gà, họ đọc thần chú lâm râm, lâm râm để cho con gà nó được vãng sanh. Thì thiệt ra Thầy thấy con gà nó có biết thứ gì. Nó la áo áo, chứ nó có biết thứ gì đâu! Cho nên những cái đó là những cái sai! Còn bây giờ, chúng ta nói: “ Từ từ tôi đi kiếm mấy con ốc tôi đạp cho nó chết để cho nó có duyên nó tu ”. Điều đó làm sai, mấy con! Cho nên mình ráng mình cứu độ mình cho xong đi, cho đúng.

Còn cái tỉnh giác, cuối cùng mình phải thực hiện lòng từ của mình. Chứ mình làm cái điều ác đó, từng đó, cái tâm niệm mình nghĩ tốt mà trở thành ác hết! Cho nên bây giờ chúng tôi tu chưa xong mà nghĩ : “ Mình ráng mà tu để rồi mình đi độ nè! Bây giờ mình thấy người đó không hiểu, mình thì học hiểu (được) cái gì đó, mình nói cho người ta biết, người ta tu ”; là cái tốt chứ không phải xấu. Nhưng mà trong khi đó mình dạy bậy, rồi người ta tu, người ta điên, thì nó ra sao? Mình muốn cho người ta giải thoát mà cuối cùng có giải thoát không? Biến người ta thành điên rồi! Thì như vậy, tại vì mình tu chưa xong mà mình dạy theo cái kinh nghiệm của mình, thì người ta làm sai.

Cho nên ở đây có một người ở ngoài Quy Nhơn, họ đến đây nghe Thầy nói “Tịnh chỉ hơi thở”. Cái (rồi) họ về ngoài đó, họ nói họ cũng “Tịnh chỉ hơi thở” được; họ cũng nhập Tứ Thiền được. Họ dạy người ta cũng tập “Tịnh chỉ hơi thở”. Ông ta có bao giờ “Tịnh chỉ hơi thở ” bao giờ (đâu) !!! Ông dạy, biểu: " cứ nín thở từng chút, từng chút lần lượt nín thở được! " Rồi có cái ông đó, ông (ta) cũng ham tu; ông (ta) cũng nghe nói vậy, ông cất cái thất ở trên cái trại của ông. Ông tập nín thở. Ông tập nín thở, lần lần ông nín thở sau đó ông nín luôn, ông chết luôn! Các con thấy nguy hiểm đó!

Mình chưa làm được mà bây giờ mình dạy người ta; mình cũng đâu có biết được tới chừng đó! Nhưng mà không ngờ dạy người khác thì người khác đã làm nó trật đi. Rồi thành ra chết đi một mạng người. Đó là nguy hiểm!

Cho nên ở đây Thầy nói mấy con, cái gì mà lần lượt thầy dạy cho mấy con, đừng vội! Có nhiều người ráng thức khuya, thức đêm nhiều thì nó nguy hiểm, nó mất sức khoẻ mấy con, rồi những cái ngày kế tiếp mấy con tu không được.

5- NHÂN QUẢ CẬN TỬ NGHIỆP

(25:24) Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi gì thêm nữa không? Con cứ ngồi tại chỗ con hỏi, đừng đứng dậy!

Tu sinh: Con bạch Thầy! Thầy giảng về nhân quả thì hàng ngày hành động của mình thiện ác thì nó đều đi tái sanh ngay. Ngày trước con có nghe thầy nói, ví dụ có một người đang mang thai, đang đến ngày sinh, thì một cái người này đang trên giường hấp hối, nhưng mà cái người này đủ duyên rồi, có một cái người này đến, vì thiếu một cái duyên về tình cảm, khi gặp cái người này đến thì đi liền, thì cái bà kia, cái ngày này nó sang bên kia con mới hỏi xem. Thưa Thầy! Con muốn hỏi như vậy là cái thân này mà nó chết đi, nó chưa đủ cái nghiệp, chưa đến cái ngày giờ để chết, tức là còn thiếu một cái nghiệp duyên nào đấy thì nó phải chờ hội đủ cái duyên ấy thì cái thân này nó đi. Mà cái nghiệp này nó phải hội đủ, tức là nó hợp duyên với cái người đang mang bầu kia thì cái người đấy tắt thở thì cái người kia mới bắt đầu chuyển dạ đẻ. Có phải như thế không?

Trưởng lão: Nó như thế này con! Bây giờ một cái người đang bệnh, nằm ở trên giường bệnh hấp hối, chưa chết. Mà bên kia cái duyên nó chưa hợp - cho nên cái người này nằm thoi thóp hoài - nó chưa có sanh. Sự thật ra nó lần lượt nó tương ưng từng hành động chúng ta, nhân quả mà! Từng hành động nó đi sanh rồi. Nhưng mà khi bỏ cái thân của chúng ta, trong cái cận tử nghiệp của chúng ta thì lúc bây giờ bỏ cái thân này thì nó sanh rồi đó, nó cũng đang sanh rồi, nó đang sanh, nó đã sanh và nó tiếp tục sanh. Bởi vì vừa bỏ thân này thì nó tương ưng với cái người nào đó đang giao hợp thì lúc bây giờ nó tương ưng đúng lúc đó; mà cái duyên nhân quả của cái người này hết nó mới chết. Chứ còn chưa hết nó chưa có chết đâu, còn trả nợ nhân quả!

Còn cái hành động thiện ác - cũng như bây giờ Thầy nói trong cái trái đu đủ có nhiều cái hột nhưng mà đâu có nghĩa là nó lên (thành cây) hết - cũng như cái hành động chúng ta đâu có nghĩa là cái hành động ác của Thầy nó tương ưng với cái người đó nó sanh được liền đâu?! Có khi nó tương ưng được với cái người đó thì nó sanh được - là cái nhân đó.

(27:58) Thí dụ như bây giờ trong cái quả của Thầy nó có nhiều cái hạt; trong cái quả, thí dụ như bây giờ Thầy bị người ta đá, đạp, đập thì tất cả những cái đó nó thuộc về cái quả rồi. Thì trong đó nó có những cái từ trường của nó, nó phóng xuất ra; thì phóng xuất ra nó là cái hạt tiếp tục của nó trong cái quả đó. Bởi vì Thầy ăn cắp, bây giờ họ bắt được Thầy họ đánh, họ đạp, họ thoi đủ cách. Do đó cái quả bị đánh đập đau khổ đó nó có cái hạt tức là cái từ trường. Cái từ trường đó nó sẽ tương ưng ở trong cái thời gian, nó tương ưng trong cái thời điểm đó. Mà nếu nó tương ưng đúng thì nó sanh ra được; mà nó không tương ưng đúng thì cái đó nó thành cái từ trường nó nằm trong không gian thôi, các con hiểu không?

Bây giờ Thầy bị người ta thoi, đánh, đập thì những cái hạt đó, cái từ trường đó nó tương ưng ở trong kia - cũng như bây giờ nhìn trong Nước (đất nước), giờ này không có ai sanh (đẻ) hết thì nó không tương ưng. Thầy đang bị đánh mà nó không tương ưng thì từ trường đó nó thảy ra trong không gian, nó nằm đó. Con hiểu không?

Rồi cái mà nó tương ưng được thì nó sẽ sanh ra. Nghĩa là cái từ trường đó mà nó hợp duyên với cái cặp vợ chồng nào đó thì nó sanh ra; với một cái loài động vật nào đó trong cái giờ đó thì nó sẽ sanh ra làm loài động vật đó, con hiểu chỗ đó chưa?

Mà bây giờ nó không tương ưng thì nó thải ra, nó thành từ trường, nó nằm đó và cuối cùng tới khi mà Thầy chết thì những cái từ trường nó phóng ra đó, bây giờ nó tương ưng; cho nên thầy nằm đây mà cái nhân quả nó chờ để mà cái từ trường phóng ra chưa được tương ưng, tức là những cái hạt giống này nó còn nằm ở trong cái quả, những cái quả đó cho nên đồng thời khi Thầy chết những cái từ trường chưa sanh ra thì nó sẽ tương ưng được nó sanh ra.

Mà nó không có cái chỗ mà sanh ra thì nó cũng nằm trong từ trường đó, nó hoà - nó như những từ trường khác, con hiểu không? Nghĩa là người nào cũng có tham, sân thì nó cũng giống nhau, chứ nó đâu có khác nhau được! Đâu có nghĩa là nói cái từ trường này của riêng tôi đâu! Bây giờ hai cục nam châm nó hút mảnh sắt, cái sức hút của cái nam châm này với cái sức hút của nam châm kia nó giống nhau. Bây giờ chúng ta gồm lại hai cái, hai cục nam châm thì cái sức hút của nam châm nó lại mạnh hơn gọi là Nghiệp lực, con hiểu không? Vậy cho nên một ngày mà con giận hờn người kia; giận hờn thì cái giận hờn này cũng như cái từ trường này nó sẽ tương ưng nó giống nhau thì nó hợp nhau lại thành một cái sức hút rất mạnh. Sức hút rất mạnh nó tương ưng với cái người mà "sân" kia cũng dữ tợn lắm, thì nó lại tái sanh.

(30:35) Cho nên nó là nhân quả - nó chung chứ nó đâu có riêng ai - mình thấy như mình riêng nhưng mà sự thật trong nhân quả đó có mình trong đó. Bởi vì mình nhân quả mà! Làm sao mình ngoài nhân quả được mà không có mình. Cho nên vì vậy thấy cái trò của nhân quả nó kinh khủng thật! Mà tại vì mình phóng xuất ra, có mình trong đó mà!

Còn bây giờ người nào cũng giảm bớt, giảm bớt như bây giờ mình tu là nó giảm bớt cái sân rồi, giảm bớt cái tham rồi - cái từ trường của mình giảm bớt thì nó không tương ưng với cái người thế gian được, nó không giống người thế gian. Nhưng mà trong số người thế gian đó nó có những cái người giảm bớt nó tương ưng giống người đó thì nó sanh - nó muội lược.

Còn khi mà hoàn toàn nó (diệt) Năm Hạ Phần Kiết Sử của nó thì nó không còn tương ưng với người thế gian nữa - mình chưa có diệt được Năm Hạ Phần Kiết Sử thì mình còn là người thế gian - cho nên nó không tương ưng được với người thế gian. Mà cái người diệt được Năm Hạ Phần Kiết Sử rồi thì họ không sanh nữa, mấy con! Họ đâu còn dục nữa mà sanh, họ đã diệt Năm Hạ Phần Kiết Sử cho nên họ không còn tham dục nữa cho nên không tái sanh nữa.

Cho nên làm sao bây giờ chúng ta tu, chúng ta tu tới mà chúng ta diệt Năm Hạ Phần Kiết Sử thì không còn người sanh ra được nữa - con người thôi chứ đừng nói chi loài vật - loài vật nó đâu có, thành ra nó còn dục như bình thường, nó đâu có biết đâu mà ngăn chặn; cho nên chúng ta không sanh loài vật được!

Vì vậy mà đức Phật nói khi một người mà đã diệt Năm Hạ Phần Kiết Sử thì khi chết đi thì họ tiếp tục họ tu trong tưởng; tức là họ ở trong cõi trời mà họ tiếp tục họ tu. Cho nên chúng ta cũng đâu (32:03) chúng ta hoàn toàn nhập diệt đi vào Niết Bàn (32:08)

Đó! Cái sự tương ưng của đạo Phật nó cụ thể và rõ ràng như vậy. Cho nên trong khi đó cái người mà chờ đi là những cái hạt giống đó nó chưa có tái sinh được. Khi mà đúng lúc cái nhân quả, cái nghiệp của con nó hết thì nhân quả con phải chết thôi! Thì những cái từ trường đó bắt đầu tương ưng. Cho nên chúng ta chết nó cũng sanh; mà chúng ta sống nó cũng sanh, nó không mất phần nào.

(32:36) Tu sinh: Thưa Thầy! Con muốn hỏi câu này: Ví dụ trong hàng ngày có những cái từ trường, những hành động mình phát ra làm ra đầy đủ cái lực, nó có cái lực đủ mạnh hợp với những trường hợp nào đấy để đi tái sanh luôn. Cũng có những cái hành động mình làm cái mà từ trường nó chưa đủ mạnh để hợp; ví như là loài thảo mộc, có những loài chỉ vài ba tháng trổ quả, có loại một hai năm, có loại 10 năm mới trổ quả thì cái nghiệp của mình nó cũng giống?

Trưởng lão: Nó cũng như loài thảo mộc vậy thôi! Cái hạt nó đi tái sanh nó cũng vậy, nó tương ưng vào cái nơi đúng cái chỗ nó sanh thì nó sanh được còn không đúng thì nó cũng bị lép thôi.

Tu sinh 5: Thưa Thầy con muốn hỏi thêm cái chỗ hàng ngày con đi ban đêm thì trước khi con đi thì con tác ý: " Trời tối, mắt kém chân đi không vững, các loại chúng sinh nhỏ đứng ở dưới nên tránh, đi vô tình tôi dẫm đạp vào làm các vị gãy chân, gãy tay thì thông cảm. Ai có nạn thì cầu mong tái sanh thành kiếp người. " Thưa Thầy! Con đi như thế thì con vật vô tình con dẫm chết thì tâm nguyện con tác ý như thế thì cái hành động mà con vô tình nó có nghiệp để mình tái sanh không Thầy?

Trưởng Lão: Không con! Nó như thế này, vì con có ước nguyện rồi, tức là cái tâm nguyện của con đó tức là cái ước nguyện. Con có đọc cái tập giới mà dạy mười bảy cái điều ước nguyện; khi mình ước nguyện cái gì đó, khi mà lỡ có đạp chúng sanh nó sẽ do cái điều ước nguyện, mình giữ giới, mình tu hành nó sẽ tái sanh.

Tu sinh 5: Con không tu mà con đi bình thường ban đêm ở nhà chứ không phải giờ tu ở đây; ban đêm ở nhà con đi.

Trưởng lão: Con đi, mà con tác ý mà!

(34:31) Tu sinh: Vâng!

Trưởng lão: Rồi, con có giữ Giới không? Con không giữ Giới! Nghĩa là con giữ Giới là con ăn ngày một bữa.

Tu sinh: Dạ! Con có giữ Giới ạ.

Trưởng lão: Con giữ giới vậy là con ước nguyện được. Con không giữ Giới thì không được! Con không giữ Giới thì cái nghiệp chúng sanh nó cũng đang trả nhưng mà con ước nguyện nó không thành công, bởi vì Giới luật là hàng đầu.

Mình giữ giới mình ước nguyện thì nó mới đạt được, con giữ giới con ăn ngày một bữa, cái giới luật mà con đã từng học đó, nhất là năm giới của người cư sĩ con giữ gìn trọn vẹn đừng có vi phạm năm cái giới thì con cũng ước nguyện được chứ đâu phải không,

Nhưng mà tám giới thì nó hơn, thì tất cả những cái điều mình đã giữ giới được thanh tịnh thì cái sự ước nguyện của mình ban đêm mình đi, vã lại con đi kinh hành mà con tu nữa thì cái sự ước nguyện đó nó còn hiệu qủa. Cho nên các loại chúng sanh mà lỡ mình đạp bị gãy chân này kia với vã lại khi mà ước nguyện vậy nó có sự giao cảm chúng sinh nó sẽ tránh ít có dẫm đạp lắm. Cho nên chẳng hạn Thầy đi ra ngoài thất, Thầy đi ban đêm, Thầy biết rằng ở dưới chân mình có những loài ốc nhiều lắm - ban đêm nó bò đi ăn mà - cho nên mình ước nguyện " cho tất cả loài chúng sanh ở dưới đất khi bước chân tôi đến thì đừng có gieo cái duyên để cho tôi cảm nhận thấy cái sự đau khổ của chúng sanh ". Mình ước nguyện bước đi của mình đừng có gặp cái điều đau khổ đó, do dưới bàn chân của mình tạo ra sự khổ đau. Thì cái ước nguyện đó với một người mà nỗ lực tu tập thanh tịnh thì lần lượt nó hết, không còn có nữa.

(36:08) Nhưng mà mới đầu thì nó còn tại vì cái tâm mình nó chưa thanh tịnh, nó chưa có đủ cái lực cho nên cái loài vật nó không có giao cảm được hoặc là nói cho đúng hơn là cái duyên nhân quả mà khi một người tu mà có cái tâm ước nguyện vậy dường như là nó không có sắp xếp dưới bàn chân của mình. Cho nên mình ít có đi đạp lắm, còn khi nào mà mình không có tác ý mình không có nói trước thì nó có thể bị đạp, còn mình tác ý trước rồi dường như là tất cả chúng sinh nó tránh hết. Cho nên Thầy dạy mấy con, mình tác ý rồi mình đi để cho tất cả loài chúng sanh ở dưới chân mình nên tránh: " Bây giờ tôi đi kinh hành, ban đêm tôi không thấy mong sao loài chúng sanh đừng có đi ra nơi bước chân tôi bước xuống, để mình tránh " thì ước nguyện nó sẽ thành tựu được cái điều đó. Rồi con hỏi đi!

Tu sinh: Như vậy nó không có đầu thai hả Thầy?

Trưởng lão: Đầu thai gì đâu! Nhân quả nó đầu thai, chứ mình có đầu thai đâu mà con chết con đầu thai! Con chết là cái quả của con nó đã chín rục rồi thì còn ba cái hột của con nó lên thôi chứ còn con đâu mà đi đầu thai. Con chết con không có đầu thai thì hàng ngày cái hạt của con nó lên, con hiểu không? nhân quả mà! Nhân quả nó tái sanh. Thì hàng ngày con làm những hành động thiện ác nó đã lên hết rồi. Rồi bắt đầu bây giờ con chết, tại trái cây nó thúi, cái hạt con nó lên rồi. Còn bây giờ còn sót cái hạt nào, (cái trái) nó thúi thì (hạt) nó lên nữa; nó đâu phải một đâu!

Cho nên nhìn qua cái nhân quả thảo mộc xét qua nhân quả con người thì người ta đã từ lâu người ta hiểu sai là mình chết rồi mới đi tái sanh. Nhưng mà không ngờ là một cái cây bao giờ nó cũng có nhiều quả, mà có nhiều quả thì có nhiều cái hạt của nó, cái nhân của nó để nó lên. Trong khi đó nó đang lên chứ nó đâu có nằm đó, mình nhìn qua nhân quả mình biết rồi! Khi mình chết chẳng qua là cái cây đó nó chết mà thôi, chứ còn sự thật quả của nó quá trời nhiều rồi. Cũng như bây giờ con chết - cái cây đó chết mà cây đó chết nó để lại biết bao nhiêu quả - con biết không? Cái quả là cái thọ khổ của nó đó! Rồi bắt đầu trong quả đó nó có cái nhân tiếp tục.

(38:34) Cho nên cái cây chết, cuối cùng nó còn cái quả nào - Cận Tử Nghiệp của con là cái quả cuối cùng - nếu mà cái Cận Tử Nghiệp của con nó không có thì tức là cái cây nó chết mà cái quả Cận Tử Nghiệp nó không có thì coi như nó đâu có tái sanh nữa đâu! Còn cái Cận Tử Nghiệp đó những cái hạt cái trái cuối cùng của nó, nó đi tái sanh cuối cùng. Thân con chết, mà cái Cận Tử Nghiệp của con, con thấy - rắn cắn hay lửa cháy con sợ hay là cơn đau hoảng sợ đủ thứ - cái Cận Tử Nghiệp đó cái quả cuối cùng của con. Cái cây nó chết mà nó còn trái cuối cùng nó lên.

Còn nếu mà không có Cận Tử Nghiệp con thấy con Thanh thản An lạc Vô sự, không có cái nghiệp gì hết, thì coi như là nếu mà con không tập luyện được như vậy thì làm sao? Cái cây nó chết, nó còn cái quả cuối cùng của nó - cũng như cây mít đó, bị cái mùa nắng này nó chết, những cái quả cuối cùng của nó đó - đó cái Cận Tử Nghiệp của nó.

Trước khi nó chết nó có cái quả Cận Tử Nghiệp, cái quả cuối cùng rồi nó mới chết chứ! Cái cây mít nó còn sống thì phải ra quả, tiếp tục ra quả; sắp sửa nó chết rồi thì cái quả cuối cùng của nó gọi là Cận Tử Nghiệp. Chứ không phải con chết đi tái sanh, cây mít này chết nó mới sinh cây mít khác, đâu được! Con chết là cái cây còn cái quả là cái hành động thiện ác. Nhân quả, con!

Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không?

À, con hỏi gì, con? Con cứ hỏi! Nãy giờ mấy người này hỏi là nó sanh ra nhiều đó!

6- TU TẬP THEO TÂY TẠNG THÌ VẪN CÒN DỤC LẬU

(40:15) Tu sinh: Cái thứ nhất, con muốn hỏi như con hiểu khi Sư Ông nói cái từ trường là không có (40:27)…​ con muốn trở lại cái bài nhân quả, đường đi nhân quả (40:32)…​ " đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu ".

Trưởng lão: Ừ! Chứ sao con, ừ!

Tu sinh: Cái thứ hai, không sát sanh, (40:44) thì theo con hiểu, con không biết là đúng hay sai, con hỏi Sư Ông! Ví dụ như, nếu mà dùng từ bình thường thì đó là cái từ "có nhu thì có cầu, có nhu cầu thì có cung cấp". Ví dụ như tại vì mình có nhu cầu ăn con gà, nên phải có những người nuôi gà; có những người đi kiếm tiền để có món ăn đó. Khi mà họ kiếm tiền được thì họ - coi như là phải cung cấp gà cho cái người có nhu cầu. Nhu cầu ăn thịt gà càng nhiều thì người ta nuôi gà càng nhiều. Suy ra là cái nhân đó, nhân quả - con không hiểu sao con làm bài nhân quả con người mà con thấy động vật không à!

Khi mà nhân quả của con người - con không biết chỗ đường đi - nhưng mà con thấy ví dụ như ăn nhiều thì nó sanh quá nhiều gà. Duyên sanh, duyên hợp có được trứng gà thì đó là phải là nhân quả của con người? Con không biết nữa! Có một lần con xem cái trại vắt bò sữa hiện đại thì con thấy là họ đẩy con bò vô có cái máy vắt, bóp 10'. Bóp con bò, lúc con bò ra nó quỵ, nó khóc, nó đau lắm! Sau đó thì có nạn "bò điên" - thì nó đau lắm; từ đó con không uống sữa bò nữa.

Thì con thấy khi mà có nhu cầu sữa bò, thịt bò thì có nhiều trại nuôi bò thì sau đó sẽ có nạn Bò điên. Còn con heo thì con chưa biết, nhưng mà hồi đó con có ở gần chỗ giết heo thì con thấy (42:46) con không biết nó nạn gì của heo chưa? Những cái đó có phải là đường đi nhân quả con người không? Mà sao con thấy động vật xung quanh con, nó bị chi phối bởi động vật không à!

Rồi một số nữa là: Ví dụ như ở trong nhà tắm, trong phòng vệ sinh, có mấy con nhện nó cứ giăng, ngày nào con cũng lấy cái cây con khều cái màng nhện xuống. Mỗi lần con khều là con sợ lắm, tại vì con nghĩ là mình phá nhà của nó mai mốt nó phá nhà mình. Nhưng mà con nghĩ đến mình đi tu đâu cần nhà nữa đâu! Mình phá, chứ để nó giăng thì muỗi mòng tùm lum hết; mình không có giết nó nhưng ngày nào mình cũng khều, mai nó giăng lại cái màn mới rồi mình cứ khều xuống vậy đó. Con không biết phải làm sao, con cứ khều, ngày mai nó giăng cái màn cũng cái chỗ đó con cứ khều xuống, nó cũng không có nhà nó sống mà con thì chưa biết chắc là con có phải trả cái quả là không có nhà ở.

(43:57) Rồi, khi mà con đi kiến chẳng hạn con hạn chế đi ra ngoài lắm, nhưng mà nếu con có đi ra ngoài thì con đến trước bàn Phật con nói là: " Tôi chuẩn bị đi khất thực, trên đường đi nếu mà con có giẫm phải, đạp phải thì con xin chúng sinh với con cùng chuyển hóa tham, sân, si, mạn, nghi sang Từ Bi Hỷ Xả. Lỡ có chết thì được sanh làm người gặp Chánh pháp tu tập để mà làm chủ sanh tử. " Con đi thì con không biết có đạp không, nhưng mà lúc con đi kinh hành con cũng nói như vậy, mà một lát con quay lại thấy con kiến nó chết; con mới đào cái lỗ con chôn nó.

Con cũng thấy con mất tập trung quá! Con đào cái lỗ con chôn nó xong rồi con nói: " Đã bảo là để cái đường này đi kinh hành mà sao lên đây làm chi! " Rồi con nói: " Thôi bây giờ trở thành người tiến tu nha! ". Như vậy thì con không biết cái quả như thế nào?

Còn cái chuyện mà tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma thì con chưa hiểu lắm. Sư Ông giải thích dùm con.

Trưởng lão: Trong những khi mà con đi, con đạp vậy là cái tâm từ của con có; và cái sự ước nguyện của con nó sẽ thành tựu theo ước nguyện của con với cái lòng từ của mình. Lòng từ của mình nó thực hiện qua cái giới luật, bởi vì mình làm cái gì đều có cái ý thức của mình. Lỡ ví dụ như con đạp con kiến chết, rồi con đem con kiến con chôn con kiến đi, rồi con ước nguyện. Vậy thì điều đó là điều tốt, điều của người tu thực hiện cái lòng tâm từ, tâm bi của mình, điều đó điều tốt rồi!

Còn cái câu hỏi đầu của con, con hỏi như thế nào đó, cái câu đầu đó? Rồi câu cuối " đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu " đó là những cái từ trường nó tương ứng, tương ưng cái đó đúng rồi không có sai, con hiểu đó là không có sai.

Còn cái lòng mà con đối xử, cái tình thương của con đối với chúng sanh. Còn cái vấn đề mạng nhện con hay phá nhà của nhện chứ gì? Ý con là con không có nhà cửa trong khi đó nếu mà cái mạng nhện mà nó giăng như vậy thì nó đang làm cái lưới để nó bắt những con vật khác chứ không phải là cái nhà nó đâu! Nó đang giăng lưới, nó là ông thợ săn, nó đang giăng lưới bắt mồi nó ăn; mà con phá cái lưới nó là con cứu biết bao nhiêu con vật khác, cứu biết bao nhiêu con muỗi!

(46:42) " Cái ông thợ săn này tôi xin ông, ông đừng có vô đây mà gặp tôi thì tôi xé cái lưới ông; chứ tôi không phải phá nhà của ông." Phải không? Con biết không, nó giăng lưới, nó bắt nó ăn đó! " Giờ ông đi đâu ông đi; chứ ông lại cái chỗ tôi ở mà ông giăng lưới ông bắt thì tôi không chấp nhận đâu! Tôi là người tu Tứ Vô Lượng Tâm mà, tâm từ, tâm bi mà! Tôi thấy ông làm điều này trước mắt tôi, tôi thương chúng sanh, tôi không nỡ để cho ông làm cái điều ác này. Cho nên hàng ngày tôi thấy mạng lưới của ông - tôi không giết ông đâu. Ông là một con vật, là một người thợ săn thì ông nên đi đâu ngoài kia ông kiếm ăn chứ ông đừng vô đây ông giăng, ông bắt - thì tôi sẽ kéo lưới của ông tôi bỏ."

Con nói vậy thì con cứ kéo ba cái lưới nó con đem con dẹp đi, rồi nó giăng nữa thì con đem con dẹp: " Chỗ này đâu phải chỗ ông giăng lưới, chỗ này là chỗ để chúng sanh cùng sống với nhau, ông có hiểu được thì ông đi ra chỗ khác ông tìm. Còn không thì ông ăn chay như tôi đi! Tôi sẽ cho ông ăn những cơm, những thực phẩm hiền lành. Chứ ông bắt mấy con vật này ông ăn thì không được ". Con nói vậy rồi con cứ phá lưới nó đi, nó đi đâu nó đi.

Điều đó con phải hiểu, nó không phải cái nhà nó đâu mà cái lưới đó, cái lưới nó bắt, thật đó! Thầy nói những con muỗi hay con vật gì nhỏ nhỏ bay dính vô đó, nó bắt lại nó ăn, nó giăng lưới nó bắt. Cho nên do cái lòng từ, do cái sự hiểu biết của mình thì con phá cái lưới đó thì tốt đó. Vì con cứu cái con nhền nhện đó, nó sẽ trở thành hiền lành. Và nếu lỡ nó có chết đói đi nữa nó sẽ sanh làm con vật khác tốt hơn không phải đi làm cái điều ác đó. " Có sáu cái nghề mà đức Phật cấm đó là nghề chài lưới, nghề săn bắn - mà cái ông này làm cái nghề giăng lưới để bắt người ta. Cho nên vì vậy Phật dạy: cấm! Thì bây giờ tôi giúp ông không có làm cái nghề đó nữa." Thì con tốt chứ sao!

(48:41) Về các cái phần ông Lạt Ma, ông Lạt Ma tu về Chánh Niệm Tỉnh Thức, mấy con! Nó có những cái giai đoạn tỉnh thức cho nên vì vậy mà cái giai đoạn tỉnh thức thứ tư, ông sanh lên ông làm cái đứa bé, nó nhớ lại đời trước. Cho nên ông cũng chẳng đi tới đâu, Niết Bàn ông không vô mà ông chỉ có tỉnh thức đó thôi. Cũng như bây giờ mấy con tu tỉnh thức phá hôn trầm thôi; nhưng mà mấy con không có Định Vô Lậu thì tham sân si mấy con đâu có hết, mấy con! Dục lậu, hữu lậu làm sao hết, nó chỉ có cái Vô Minh Lậu thôi, mấy con hiểu không? Vô Minh Lậu thì nó có sự tỉnh thôi, chứ còn Dục lậu, Hữu lậu vẫn còn thì vẫn còn tiếp tục tái sanh chứ làm sao hết được. Cho nên mấy ông Lạt Ma mới sanh lên, rồi có nhiều ông lại nhớ: " Tôi hồi đó ở làng nào xã nào, tôi là ông Lạt Ma thứ mấy", nhớ lại kỷ lắm.

Như vậy là ông cũng quần lên quần xuống để làm ông Lạt Ma thôi chứ có làm gì hơn, đâu vô Niết Bàn được cho nên đối với Tây Tạng mà chúng ta tu thì chúng ta cũng là tái sanh hoài, mà tái sanh làm cái thân này đâu có phải sung sướng gì mấy con cũng phải ăn, nhai nuốt, rồi cũng phải bị người này nói, bị người kia. Cho nên có nhiều ông Lạt Ma cũng phải chạy giặc đó chứ, mấy con có nghe có lúc mấy ông Lạt Ma ông phải chạy trốn giặc không?

Như vậy là rõ ràng cũng khổ chứ sung sướng gì! Cho nên chỉ tu hành làm sao mà chấm dứt tái sanh luân hồi theo đạo Phật đúng là chúng ta cũng vào cái trạng thái bất động của chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự mới đúng không còn tái sanh nữa! Chứ tái sanh mà tỉnh: “ À, tôi biết đời trước tôi! ” - cũng có hay đó! Nhưng mà cái tỉnh thức thứ tư thôi, chứ có gì đâu! Đó, mấy con thấy chưa?

Thầy trả lời như vậy là đủ rồi phải không? Giờ các con còn hỏi gì nữa không?

7- A NAN NHẤT DẠ HIỀN

(50:23) Tu sinh: Bạch Thầy! Hôm kia Thầy có giảng bài Nhất Dạ Hiền của ngài A Nan thì con nhận xét như thế này! Ngài A Nan đã theo đức Phật bao nhiêu năm, nghe đức Phật giảng thì tâm Ngài thông suốt. Vì tâm Ngài thông suốt thì không còn cấu nhiễm cộng theo đó Ngài đã giữ gìn giới luật rất là nghiêm cho nên Tứ Thần Túc nằm chờ sẵn Ngài ở đó; chỉ có một đêm Ngài triển khai ra, ngài có liền. Như vậy chúng con bây giờ cũng vậy phải giữ gìn giới luật, phải thông suốt, nhờ Thầy giảng lý thông suốt; thì người nào thông suốt tâm không còn cấu nhiễm nữa thì mới được.

Trưởng lão: Con hiểu cái đó cũng đúng chứ không phải không! Mấy con bây giờ tính làm ông A Nan hết! Thầy thì - bắt đầu cái lớp này, nghĩa là lời giảng dạy nào các con cũng trực tiếp, cũng giống như ông A Nan nghe chứ gì! Cho nên thông suốt hết, vì vậy mà thông suốt. Mà vì mắc nghe nhiều đó! Cho nên nó không có đủ Thần túc chứ gì?

Cho nên Nhất Dạ Hiền - A Nan Nhất Dạ Hiền một đêm ông đi kinh hành mà sáng hôm sau ông vào cái hang mà ông kết tập kinh sách với chúng Alahan trong cái thời ông Ca Diếp - con hiểu như như vậy cũng đúng chứ không phải không đúng đâu! Nhưng mà vì ông tin tưởng rằng mình đa văn, Phật nói gì cũng hiểu hết cho nên cái sự mà tu rốt ráo để mà đi cho đến rốt ráo thời đức Phật còn đó! Thì ông không có tu rốt ráo. Bởi vì hở chút nào thì cũng phải có mặt ông A Nan, làm sao tu!

Bấy giờ ông làm thị giả cho Phật, cho nên đức Phật muốn đi chỗ nào thì cũng có ông hết. Cho nên ông cũng phát nguyện trước khi mà ông làm thị giả, ông nói: bất kỳ lúc nào Phật đi thuyết giảng chỗ nào thì phải cho ông đi theo. Và đồng thời bữa nào đức Phật đi thuyết giảng mà ông không được nghe thì đức Phật về thuật cho ông nghe lại. Ông ước ao ông là người nghe pháp, tu tập các pháp, ông nghĩ rằng mình phải học hiểu của Phật, những cái gì mà mình chưa hiểu, thì dù mình không được tham dự trong cái buổi đó mà được Phật thuyết giảng cho ai đó, đức Phật về cũng phải nói lại cho mình biết, ông xin vậy mới làm thị giả.

Cho nên không có bài kinh nào mà đức Phật không nhắc lại - đức Phật chấp nhận - cho nên dù đã thuyết giảng rồi thì bắt đầu về thất của đức Phật thì ông A Nan đến thì "bữa nay Ta nói vậy vậy, với chúng Tỳ kheo như vậy vậy đó ", thì ông này nghe. Như vậy là Ông Phật đã hứa tức là Ông Phật phải làm rồi, không thể nào sai. Cho nên ông A Nan không có thì giờ nào mà ông có thể tu tập rốt ráo được - tu tập rốt ráo các con biết còn giam mình trong cái thời gian độc cư từ năm tháng, ba tháng, sáu tháng. Như ông Mục Kiền Liên ông phải vào khu rừng thanh vắng ông nỗ lực ông tu ông mới rốt ráo được chứ đâu phải dễ - thì ông A Nan, ông theo Phật ông hầu Phật, ông không có thời gian tu; nghĩa là lúc nào Phật đi hoặc ai mời Phật Thọ trai ở đâu thì bên Phật có ông A Nan, chứ ông A Nan không có lìa ra; cho nên làm sao ông tu được.

Cuối cùng ông La Hầu La, ông có thời gian tu; cho nên La Hầu La chết trước, nhập diệt trước Phật mà! Rồi đức Phật mới chết. Còn trái lại ông A Nan thì không chứng, chờ cho Phật chết rồi ông mới chứng. Tại vì Phật chết ông mới rảnh, mắc làm thị giả mà đâu có rảnh; bữa nay Phật thuyết chỗ này, mai Phật thuyết chỗ kia, ông mắc đi theo Phật làm sao ông ngồi ông tu được! Ông nghe, ông hiểu, ông biết hết các pháp rồi nhưng mà không có thời gian tu.

Cho nên cuối cùng Phật chết rồi ông Ca Diếp về đám tang Phật xong thì mới kết tập kinh sách. Cho nên ông Ca Diếp ông mới nói: người nào chứng quả Alahán thì mới được kết tập còn người nào chưa chứng quả Alahán thì không được kết tập. Cái câu nói khích quá khích, làm ông A Nan tức giận - mình đã theo Phật hiểu biết hết mà không có thời gian tu - cho nên một đêm đó ông nỗ lực thực hiện pháp Thân Hành Niệm; cuối cùng sáng hôm sau đủ thần thông.

(54:39) Cái cửa hang người ta đóng lại không có cho người ở ngoài vô, để ở trong đó cái số Alahán người ta kết tập kinh sách. Nghĩa là người ta đọc lên người ta nghe người ta nhớ người ta ghi nhận chứ người ta không có chép kinh - kêu là truyền miệng đó!

Những người nào mà nhớ những lời Phật dạy thì người đó đọc lên hết truyền lại cho những người kia nghe nhớ đó là những lời Phật dạy - đó là kết tập lần thứ nhất. Do kết tập lần thứ nhất mà thiếu ông A Nan thì chắc chắn là rất thiếu nhiều cho nên ông A Nan thấy mình hiểu biết mà bây giờ mình tu chưa chứng thì không được tham dự vào sự kết tập, mình không có đủ cái sức lực mà được chúng Thánh tăng người ta tin tưởng - thì người chưa chứng mà làm sao được - do đó cho nên một đêm đó, sáng hôm sau người ta tập trung kết tập, thì ông đêm đó ông nỗ lực ông tu Thân Hành Niệm - cuối cùng ông chứng.

Sáng hôm sau người ta vào người ta đóng cửa lại người ta kết tập thì ông muốn chứng tỏ mình là cái người đã tu chứng để cho các vị đó biết, cho nên ông chui vách đá, ông đi qua vách đá, ông đi vô trong như thường. Thì ông Ca Diếp ông mới kêu ông đến để mà nói lại những cái bài kinh mà được trực tiếp nghe Phật thuyết giảng như kinh nói gì, nói gì. Thì ông ta đứng lên ông ta nói hết, tức là kết tập lại kinh sách của Phật. Do đó buổi kết tập đầu tiên là ông A Nan ông kết tập lại kinh.

Nhờ một đêm ông chứng đạo cho nên cái bài kinh mà đức Phật đã sách tấn ông để khi mà ông nỗ lực tu trong một đêm mà chứng đạo, thì đó là " A Nan Nhất Dạ Hiền ". Thì cái bài kinh đó nhắc nhở cách thức tu tập, nghĩa là tu như thế nào để một đêm mà chứng Nhất Dạ Hiền, trong câu kinh nói: "Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có hiện tại”.

Mà hiện tại thì cái pháp nào đây? Làm sao giữ cái tâm mình được hiện tại? Đó là bây giờ nếu tu Tứ Niệm Xứ mà giữ cái tâm mình hiện tại Thanh thản, An lạc, Vô sự; một lúc nó có cái động này, một lúc nó có cái động kia. Làm sao mình? Các con tu Tứ Niệm Xứ các con ngồi phải có không? Nó có niệm, rồi nó có hôn trầm, thùy miên. Trừ ra có pháp Thân Hành Niệm thì hôn trầm thùy miên không đánh vô, rồi các niệm không đánh vô, có phải không?

Mà từ lâu tới giờ theo Phật thì giới luật nghiêm chỉnh, tức là ly dục ly ác pháp rồi chứ gì! Còn mình giới luật còn lộn xộn quá trời làm sao mà ly dục được, mà Nhất Dạ Hiền được!

Cho nên con nói đúng chứ không sai. Vì vậy hôm nay lần lượt con tập sống đúng giới luật thanh tịnh, rồi cái sự hướng dẫn của Thầy thì mấy con như những người A Nan. Hay hoặc ngày nào thầy thuyết giảng mấy con cũng được nghe hết như vậy không phải A Nan sao? Chuẩn bị cho Nhất Dạ Hiền một đêm.

Chừng nào mà Thầy ra lệnh: " À! Cho một đêm nay phải chứng đạo! " Thì lúc bấy giờ mấy con sẽ chứng đạo. Thì bao nhiêu ông A Nan chứng chứ đâu phải một ông, phải không? Mấy con sẽ là ông A Nan chứng. Nhưng mà nếu mấy con chứng không được thì mấy con chưa phải là ông A Nan.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy