00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 012A - KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

CK 012A - KINH NGHIỆM PHÁ HÔN TRẦM - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [42:01]

1- THẦY THIỆN THẢO CHIẾN THẮNG HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

(00:00) Trưởng lão: Cái lượng người của mình cũng còn đủ 32 người. Hôm nay cái lớp hôm nay thì Thầy sẽ hướng dẫn mấy con tập Chánh Niệm Tỉnh Thức. Cái này cũng là một cái bài học, mà một cái bài tu tập rất quan trọng, phải tu tập như thế nào để mà tỉnh thức cho được, để mình đẩy lui được hôn trầm thùy miên, nghĩa là mình phải chiến thắng cho được cái buồn ngủ của mình.

Như mấy con cũng biết rằng ở trong Tu viện của chúng ta, hiện giờ bên nam có 2 người, có 2 người tu, người ta đẩy lui được cái hôn trầm thùy miên, cái buồn ngủ. Người ta có thể thức suốt đêm ngày, người ta có thể thức được mà người ta không có buồn ngủ nữa. Bằng cách nào mà người ta làm được như vậy? Thì qua một cái trình bày của thầy Thiện Thảo. Thì sau hơn 10 ngày, chiến thắng với hôn trầm thùy miên thì thầy đã thành công và hôm nay thầy đang tu Tứ Niệm Xứ cách thức rất là tốt và nghĩa bây giờ cái tâm thầy nó quay vào và thầy ngồi bất động, rất là bất động. Tức là nó không còn có niệm phóng dật, không còn hôn trầm, thùy miên. Sau khi chiến thắng được buồn ngủ rồi đó, thì đương nhiên là thầy hoàn toàn là tâm thầy nó không còn phóng ra nữa. Coi như là trong đầu của thầy nó rỗng rang, nói theo kiểu Thiền Tông nó rỗng rang tức là nó không niệm nữa, không còn thích nói chuyện. Có một số quý thầy, quý sư họ viết thư họ ném vào trong thất họ xin hỏi cái kinh nghiệm tu như thế nào mà thắng được cái hôn trầm, thùy miên.

Vừa rồi thầy (Thiện Thảo) hỏi Thầy có nên trả lời hay không. Thầy nói lúc này coi như những cái điều mà các thầy thưa hỏi tu tập thì nó là một cái điều thiện chứ không phải là điều ác. Nhưng mà đối với hành giả mà đang tu thì đương nhiên đó là cái điều ác chứ không phải là điều thiện.

(2:00) Vì mình giúp đỡ người khác thì trong khi đó tâm mình phải phóng dật mà tâm phóng dật thì đương nhiên mình không bao giờ mình có Tứ Thần Túc. Bởi vì nó bị động thì nó không có, cho nên lúc này là lúc độc cư một trăm phần trăm hoàn toàn, không tiếp duyên với một cái người nào hết và cái tâm của mình hiện giờ nó cũng không thích tiếp nữa, nó không thích, nó không muốn phóng ra ngoài. Thậm chí như đến giờ ăn nó cũng không phóng đi kiếm ăn nữa, nó không đói. Bởi vì lúc bây giờ là Tứ Niệm Xứ nó sung mãn nên cái thân nó không đói, nó không ngủ, không mỏi mệt, cho nên thức suốt đêm ngày mà nó vẫn bình thường.

Cho nên trong khi đó thầy Thiện Thảo tu như thế nào thì thầy có viết cái kinh nghiệm đó để nhờ Thầy đọc lại cho chúng nghe, để rút tỉa kinh nghiệm đó mà tu tập. Do cái sự mà thưa hỏi của các sư, các thầy. Cho nên thầy viết một cái bức thư gửi cho Thầy, mong Thầy đọc để giúp cho chúng. Chứ còn hiện con mà tiếp xúc mà con viết thư con trả lời cho mọi người thì con bị động mất. Cho nên vì vậy mà con gửi bức thư này cho Thầy. Khi Thầy đọc lại, qua huynh đệ để nhận thấy cái chỗ hướng dẫn của Thầy mà đi đến kết quả như ngày hôm nay.

(03:22) Hiện giờ thì con chưa có hiểu cách thức nhập định như thế nào, cho nên con bảo tịnh chỉ hơi thở hoặc là con bảo nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền thì con thấy dường như là nó im lặng chứ nó không có nhập. Tâm nó rỗng rang thì con cứ nghĩ chắc có lẽ đó là thiền định, nhưng mà hỏi Thầy thì Thầy bảo đó không phải, đó chỉ là tâm không phóng dật và nó ở trong Tứ Niệm Xứ, tức là bốn cái chỗ Tứ Niệm Xứ nó bất động mà thôi chứ không có gì hết.

Chứ còn khi mà muốn nhập định thì nó phải có Tứ Thần Túc. Nó có 4 cái năng lực như thần thì nó mới có nhập định được, còn bây giờ mà con chưa có như vậy, là cái thời gian, cái thời gian mà tâm không phóng dật là nó phải có cái thời gian thì cái thời gian Đức Phật đã xác định “Nhất Dạ Hiền” - một đêm. Một đêm làm Thánh hiền, như cái bài kệ mà Đức Phật dạy ông A Nan, ông Ca Chiên Diên mà trong cái bài kinh gọi là A Nan Nhất Dạ Hiền hoặc là Ca Chiên Diên Nhất Dạ Hiền.

(4:20) Thì cái bài kinh đó thì như chúng ta có biết trong lịch sử của ông A Nan thì một đêm đi kinh hành đã chứng đạo và đồng thời có một số người thì cũng trong một đêm người ta đi kinh hành người ta chứng đạo. Nhất là Tứ Niệm Xứ thì nó tu trong 4 oai nghi chứ không phải tu trong cái tướng ngồi, không phải tu ngồi không. Có ngồi, có đứng, có đi, có nằm. Như cái bài Đại Không mà Đức Phật đã dạy, qua tu Tứ Niệm Xứ thì rất rõ ràng.

Cho nên ở đây Thầy hướng dẫn rất là cặn kẽ, kỹ lưỡng để khi mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ hoặc là chúng ta Chánh Niệm Tĩnh Giác để đẩy lui. Đầu tiên thì khi tu cách thức của Thầy dạy cho Sư Thiện Thảo tu đó thì làm sao mà đẩy lui được hôn trầm, thùy miên. Thì Thầy đọc cái bức thư của thầy Thiện Thảo để cho các con nghe và mình theo đó mà mình theo cái đặc tướng của mình, để mình cố gắng mình khắc phục cho được.

Nhưng chữ viết của thầy Thiện Thảo thì nó hơi khó đọc một chút.

2- BỨC THƯ CỦA THẦY THIỆN THẢO VỀ CÁCH THỨC TU PHÁ HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

(05:20) Kính bạch Thầy!

Con trình pháp tu theo kinh nghiệm Thầy hướng dẫn con tu tập có kết quả. Con trình lên Thầy xem sao:

“Bước thứ nhất: con muốn phá hôn trầm thùy miên không khó khăn cho mấy. Con có viết một tấm giấy theo sự tu tập của con trình Thầy như vậy, đưa cho các sư tu tập, chiến đấu khắc phục, chỉ có mười đêm mà con đã thắng được hôn trầm, thùy miên không có khó khăn.

Chỉ có một người có thiện chí thì làm được. Nên con tin rằng trong Tu viện của chúng ta ai cũng quyết tâm chắc chắn sẽ làm được hết.

Bước tu tập thứ nhất, là ban ngày con ngồi tu Tứ Niệm Xứ”. Tức là giữ tâm thanh thản mấy con, ban ngày ngồi tu Tứ Niệm Xứ, thường tác ý câu. Nghĩa là tu Tứ Niệm Xứ thì thầy thường tác ý cái câu “Tâm tôi như cục đất, ly tham sân si, ly dục ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm“. Đó là cái câu tác ý mấy con, "Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự". Câu tác ý này thầy nói rằng đây là câu pháp tác ý được chân lý, hộ trì được chân lý. Nghĩa là mình muốn cho cái tâm mình ly dục ly ác pháp, để cho nó tu Tứ Niệm Xứ tức là cái chân lý rồi, nhận thấy thanh thản, an lạc, vô sự là cái chân lý, rồi bây giờ mình hộ trì, mình bảo vệ cái chân lý thì mình phải thường tác ý nó, để nó giữ được cái tâm bất động của nó tức là thanh thản, an lạc, vô sự thì thầy (Thiện Thảo) cũng theo cái câu lời dạy của Thầy mà thầy (Thiện Thảo) giữ được. Ban ngày, thầy (Thiện Thảo) biết được là ban ngày ít có buồn ngủ lắm, nó ít có lắm, cho nên thầy (Thiện Thảo) cố gắng thầy (Thiện Thảo) giữ cái tâm của mình để chờ lúc ban đêm đó thì mình phải đi kinh hành. Khi nào buồn ngủ thì mình đi kinh hành.

Thì đây là cái cách thức của thầy nói ra đó, thì nghĩa là ban ngày mà nó thấy tỉnh táo, nó không có buồn ngủ đó thì thầy (Thiện Thảo) luôn luôn thầy (Thiện Thảo) không có đi kinh hành để cái sức mà đi kinh hành đó thầy (Thiện Thảo) để dành cho ban đêm để dành đi lúc buồn ngủ. Cho nên tu suốt 10 ngày như vậy. Nghĩa là ban ngày thấy không buồn ngủ, ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà Thầy giữ cái tâm bất động của mình. Thầy tác ý, cái câu tác ý vừa rồi đó “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si” đó, đó là cái câu tác ý để thường nhắc, nghĩa là thỉnh thoảng nhắc, thỉnh thoảng nhắc cứ lúc Thầy nhắc, lúc Thầy nhắc để cái tâm nó thanh thản, an lạc, vô sự.

(08:01) Nhưng mục đích không phải là hiện giờ thầy Thiện Thảo giữ cái tâm thanh thản an lạc vô sự đâu. Nhưng mà để tu tập như vậy, để dưỡng sức mình để ban đêm mà chiến đấu với giặc hôn trầm. Cái mục đích như vậy. Bởi vì nếu mà mình không giữ sức mình bằng cái pháp Tứ Niệm Xứ thì ban đêm mình không đủ sức mà thắng hôn trầm. Cái ý của thầy muốn nói vậy. Cho nên các con lưu ý.

Do đó thầy thấy mình tỉnh, mình không có buồn ngủ hôn trầm thì luôn lúc nào mình cũng giữ cái tâm mình tác ý để mình giữ cái tâm thanh thản an lạc vô sự của mình thôi. Nhưng mà chờ mà khi có hôn trầm, thùy miên là sống chết với nó chứ không đầu hàng. Nghĩa là bắt đầu phải dùng cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác đi kinh hành thì nó có 4 cái giai đoạn đi kinh hành. Nhất định là phải ôm pháp đi kinh hành. Mà nếu mình không đủ sức thì mình đi kinh hành không nổi, cho nên vì vậy mà Thầy dưỡng cái sức của mình để mà tu Tứ Niệm Xứ để ngồi chơi đó, để mà giữ gìn để nhắc nó thanh thản thôi, chứ không khéo thì nó dụng công, mà ban ngày dụng công nữa thì ban đêm dụng công không nổi. Cho nên thầy mới lấy cái Tứ Niệm Xứ đó làm cái chỗ mà nghỉ ngơi đó, gọi là cái Định Sáng Suốt - Định Thư Giãn đó.

“Câu tác ý này tuyệt vời”. Nghĩa là cái câu tác ý đó nó giúp cho thầy tu tập rất là tuyệt vời nghĩa là giữ được cái tâm thanh thản của mình. Nó không có bị nghĩ ngợi cái này, hoặc nghĩ ngợi cái khác cho nên nó rất là thanh thản.

Thầy nói: nếu chúng ta thường mài giũa nó sẽ có kết quả lớn, khoảng 3-4 phút tác ý một lần. Nghĩa là cứ 3-4 phút thì Thầy tác ý một lần. Cái câu tác ý hồi nãy Thầy đọc là 3-4 phút tác ý một lần. Như vậy suốt cả ngày ngồi chơi tác ý.

(10:02) Coi như là mình ngồi chơi mình tác ý chứ không tập trung không nhiếp tâm gì hết. Cứ ngồi chơi, tác ý nó vậy thôi. Nghĩa là không có vận dụng mà giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Ý thầy muốn nói là mặc dù tôi tác ý chứ tôi không cố gắng tôi giữ, tôi dụng cái sức mà tập trung đó đó để ban đêm tôi phá hôn trầm, ý thầy muốn nói vậy.

“Tác ý một lần như vậy suốt cả ngày ngồi chơi tác ý, nếu có hôn trầm thùy miên thì đi kinh hành”. Nếu mà trong ban ngày mình ngồi như vậy đó mà có hôn trầm thùy miên thì tác ý và khi mà hết rồi thì để tâm thanh thản an lạc vô sự, đừng chế ngự tâm thanh thản tức là đừng có bắt buộc tâm mình phải thanh thản.

“Ban ngày thì đi kinh hành ít ít thôi”. Nghĩa là bị hôn trầm thì mình đi, còn không bị thì mình chỉ ngồi mình tu tập thanh thản, an lạc, vô sự. "Nếu có pháp ác tới, có pháp làm cho thân tâm mình thì mình dùng pháp tác ý mình đuổi để giữ tâm thanh thản", lúc mình giữ như vậy mà có pháp ác đến hoặc là mình mỏi hoặc tê chân thì mình đứng dậy mình đi kinh hành cũng là làm cho nó không tê hoặc là mình mỏi thì mình nằm xuống mình nghỉ để cho nó đừng mỏi chứ không phải là bắt buộc mình cứ ngồi hoài, không phải! Có lúc có oai nghi này, có lúc có oai nghi khác ở trong Tứ Niệm Xứ để giữ tâm thanh thản. Cho nên Thầy cố gắng Thầy giữ như vậy một cách rất bình thường mà không dụng công, cái ý là Thầy không có dụng công trong cái sự tu tập của Tứ Niệm Xứ.

Thầy nói như thế này: “Ban ngày thì đi kinh hành ít thôi, khi có hôn trầm còn không thì thôi không có đi, đừng đi phí sức, nếu có ác pháp tới thân tâm thì chúng ta dùng đuổi nó để nó đi để cho thân tâm được thanh thản, đến tối cũng vậy, mình để giữ quân bình của mình cho khỏe, đến khuya thường giặc hôn trầm thì ta lấy hết sức bình sanh của mình, để mà chiến thắng hôn trầm thùy miên”.

(12:18) Nghĩa là lúc bây giờ mới dụng công lấy pháp Thân Hành Niệm để mà chiến thắng, không có để cho nó ngủ và cứ như vậy mà tu tập thì chúng ta sẽ phải thắng giặc. “Đây là pháp đánh với giặc tuyệt vời. Thảo bây giờ chỉ có tu tập Tứ Niệm Xứ mà rất ít đi kinh hành. Thảo bây giờ chỉ ngồi chơi mà thấy tuyệt vời, không còn tu tập nhiều, nhưng thân tâm rất là an ổn. Thật là pháp của Phật đến không có thời gian để mà thấy". Nghĩa là không tu thôi, ý của thầy Thiện Thảo nói rằng pháp Phật rất là tuyệt vời, khi mình tu tập mình sẽ thấy được giải thoát hoàn toàn mà không có cái gì gọi là chướng ngại.

Thật là tuyệt vời, không thể nào tả được. Chỉ có ai tu tập đến đây mới cảm nhận được sự vui quá vui. Thầy ơi! Vui rất là vui! Con thấy tâm rỗng rang thật là rỗng rang. Nhưng con biết rất rõ sự rỗng rang đó là tâm con không phóng dật. Đây là một pháp môn kết hợp Tứ Niệm Xứ, Thân Hành Niệm để phá hôn trầm tuyệt vời không phí sức. Thầy thường nói trong thời Đức Phật tu tập không có đầy đủ như chúng ta hiện giờ mà còn chứng quả A La Hán. Còn bây giờ chúng ta đầy đủ sao lại không chứng? Tại vì chúng ta phá hạnh độc cư nên không chứng quả A La Hán. Nhưng con thiết nghĩ nếu quý sư, quý thầy mà giữ hạnh độc cư trọn vẹn thì con tin rằng sẽ thời gian ở Tu viện của mình sẽ chứng quả A La Hán rất nhiều vị. Nếu quý sư, quý thầy, quý Phật tử theo thời khóa này tu tập thử. Nếu ai đủ nhân duyên với thời khóa thì sẽ thắng được giặc hôn trầm, thùy miên dễ dàng. Mười vị sẽ thành công mười vị, chịu khó nỗ lực tu tập kỹ, không có khó khăn, không có mệt nhọc, chỉ cần cố gắng một chút mà thôi. Con thường thấy nhiều sư tu tập đóng cửa thất lại, không đi kinh hành thì con cũng biết rằng dù tu bao lâu cũng không có kết quả”.

(15:43) Nghĩa là cái người mà tu tập cần phải đi kinh hành nhiều, theo Thiện Thảo vậy đó. Thì Thầy cũng khuyên mấy con nên đi kinh hành nhiều. Nếu mà không đi kinh hành nhiều mà đóng cửa ở trong thất thì mấy con không tu tập tới đâu hết. Mà nếu không tu tập được thì rất uổng cái công, rất uổng cái công.

(16:05) Cho nên đây là một cái bức thư mà của Thiện Thảo gửi cho các sư, các thầy và các con mà sư rút tỉa qua kinh nghiệm tu tập. Hiện giờ thì Thiện Thảo đang tu Tứ Niệm Xứ, hôn trầm, thùy miên đã hết, đã vắng bóng, nhưng mà cũng còn dè dặt lắm chứ không phải là như vậy mà chủ quan. Nó vẫn còn núp đâu đó. Nếu mà không khéo thì nó sẽ đánh úp lại thì rất là khó.

Cho nên trong cái sự tu tập mấy con chuẩn bị để mình thấy rằng mình phải chiến đấu với giặc hôn trầm thùy miên mà Thầy thường nói. Đó là Vô Minh Lậu. Trong mỗi con người chúng ta có ba cái lậu hoặc: Dục lậu, Hữu lậu, Vô Minh lậu. Mà ba cái lậu hoặc này dẹp xong thì chúng ta thành công. Cho nên trong những cái bài mấy con tư duy mấy con viết ra mục đích là triển khai cái tri kiến của mấy con để mấy con dẹp cái Dục lậu và Hữu lậu và đồng thời thì chúng ta cảnh giác cái Vô Minh lậu nó thường xuất hiện qua cái hình ảnh hôn trầm, thùy miên; qua cái trạng thái hôn trầm thùy miên lười biếng.

Do cái chỗ muốn tu tập để đạt được thì các con nên cố gắng mà thực hiện phá cho được cái Vô Minh lậu. Tại vì bắt đầu mình thử sức mình xem coi nó như thế nào, mình đi kinh hành ban đêm thấy buồn ngủ mình tập đi kinh hành đúng giờ giấc, giữ đúng giờ giấc nhưng mình thấy rằng cái phương pháp tập đi kinh hành trong bốn phương pháp đó mình áp dụng phương pháp nào hợp với đặc tướng của mình thì mình áp dụng cái pháp đó để mình tập luyện cho nhuần nhuyễn, sau khi nhuần nhuyễn mình đi 1 tiếng hoặc 2 tiếng đồng hồ mà mình ngồi mà mình thấy chân mình không có mỏi mệt thì mình biết rằng mình có cái lực để mình chiến đấu với hôn trầm được rồi, do đó thì bắt đầu mình thức suốt, mình không còn ngủ nữa.

Nghĩa là bắt đầu từ 7 giờ tối mình tu, mình tu suốt cho đến 5 giờ sáng rồi mình thử một đêm thử coi ra sao. Nếu mà được thì mình tiếp tục nữa và cứ như vậy thì mình tiếp tục chỉ có buổi trưa thì mình ăn cơm xong thì mình nghỉ lại 30 phút, rồi còn khi mình thức dậy thì mình tiếp tục tu, buổi chiều mình xả nghỉ một chút rồi tối bắt đầu đánh rốc hết suốt đêm, không bao giờ mình nghỉ. Coi như là ban đêm mình không có ngủ nữa mà mình nỗ lực mình tu. Và cái sự tu tập như vậy thì mình chiến đấu được hôn trầm, thùy miên thì mình giữ được cái tâm của mình. Tức là tu Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc, vô sự rất dễ dàng.

(18:37) Còn có hôn trầm, thùy miên thì các con cứ ôm pháp mà Tứ Niệm Xứ mấy con tu đó, trong khi mà cái tâm mấy con không phóng thì thường thường mấy con hay bị hôn trầm, thùy miên. Bởi vì cái pháp Tứ Niệm Xứ nó không có pháp, nó không có cái nương tựa cho nên vì vậy mà dễ hôn trầm, thùy miên nó dễ tới. Do mà muốn chiến thắng được nó thì mình phải chuẩn bị cho những cái đêm mình thức trắng để mình đánh. Như vậy là theo Thiện Thảo thì nói suốt cái thời gian 10 ngày.

Nhưng mà trước kia ở đây thì có thầy Chơn Thành, thầy cũng chiến thắng được cái hôn trầm thùy miên. Nhưng nó không phải là 10 ngày, mà thầy phải dài cả 4-5 năm, hôm nay thầy mới thắng được. Còn Thiện Thảo thì mới đây, mới theo Thầy nay 6-7 tháng, không lâu. Mà mới thắng được hôn trầm thùy miên thì mới đây khoảng độ chừng mười mấy ngày, hơn mười mấy ngày mới thắng được. Do đó qua cái kinh nghiệm của nó thì nó thu ngắn được cái thời gian. Nhưng không phải ai cũng làm được hết. Mấy con đừng nghĩ người nào cũng làm được.

(19:45) Có nhiều người trước kia ở đây có sư Vinh và sư Bửu Thắng, sư Hiệp, những người này cũng rất là gan dạ. Họ chỉ cố gắng chiến đấu không ngủ suốt 7 ngày 1 tuần lễ thì họ bị hôn trầm, thùy miên dập. Coi như là ngồi đâu ngủ gục đó. Không có làm sao mà chiến thắng được.

Nhưng mà qua kinh nghiệm của Thiện Thảo thì ban ngày mình tỉnh táo thì mình chỉ lo mình tu tập cái Tứ Niệm Xứ mà không tu tập pháp gì hết, nghĩa là không nương vào hơi thở, không có tập trung trong một cái pháp nào hết mà chỉ ôm duy nhất có một cái pháp, duy nhất có cái pháp là giữ tâm thanh thản của mình, để dưỡng sức để chờ ban đêm là mình sử dụng cái pháp đi kinh hành của mình, mình tập trung rất cao để cho mình phá cho được cái hôn trầm. Còn nếu mà ban ngày mình cũng tu pháp này pháp kia mình bị phí sức mình đi thì ban đêm mình không thắng được nó, do đó Thiện Thảo muốn nói cái kinh nghiệm của mình bằng cách như vậy. Để coi như ban ngày đó mình dùng Tứ Niệm Xứ mình dưỡng sức mà bên đêm mình phá, có vậy thôi.

Còn nếu mà ban đêm thấy nó không có hôn trầm, thùy miên thì mình tu Tứ Niệm Xứ, mình cũng để mình dưỡng sức chờ mà khi cái mặt của hôn trầm, thùy miên nó ló ra là bắt đầu ôm pháp Thân Hành Niệm mà đánh tới tấp không có nhường bước. Cuối cùng thì thành công trong 10 hôm.

Còn thầy Chơn Thành thì Thầy tu lâu là vì thầy không có rút tỉa kinh nghiệm của pháp Tứ Niệm Xứ, cho nên ban ngày thầy phải dụng công tu Định Niệm Hơi Thở hoặc là tu các pháp khác, cho nên cái sức của thầy nó bị dồn qua nhiều các pháp, cho tới chừng mà thầy tu để mà phá nó thì trải qua một thời gian. Sau này gần đây thì thầy cũng có cái khả năng là thầy thấy sao mà mình cứ bị hôn trầm, thùy miên và thầy đi Thân Hành Niệm. Nhiều khi mà nó hiện ra thầy quên mất đi, đang đi vậy mà nó đổ, nó té. Cho nên thầy mới nói rằng: “Mình phải làm sao, nếu mà cứ như vậy thì nó không hết”. Cho nên thầy quyết định là mình sẽ thức suốt đêm. Nhưng mà trong khi đó thì đến hỏi Thầy, Thầy cũng nói rằng phải ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ để mà xả, nhưng mà phải tu bốn oai nghi. Thì lúc mà gần đây, cái tập mà Những lời Phật dạy Tập 5, Thầy có giải thích về bài kinh mà Đức Phật dạy: kinh Đại Không, trong cái bài kinh đó mục đích Đức Phật dạy chúng ta giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên tu trong bốn oai nghi.

(22:14) Thầy dạy thầy (Chơn Thành) như vậy cho nên thầy chịu sử dụng bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Hễ buồn ngủ thì đi không, mà không buồn ngủ thì ngồi hoặc là thầy nằm, nhưng mà cảnh giác không để hôn trầm thùy miên đánh, và cuối cùng thì thầy chiến thắng được quyết định là mình phải chiến thắng được không còn ngủ quên nữa. Đó thì cũng nhờ cái Tứ Niệm Xứ mà đi vô. Còn trước kia Thầy phải tập nhiều.

Còn Thiện Thảo qua cái gần đây là tại vì Thầy triển khai được cái pháp của Phật dạy rồi, cho nên lấy cái pháp Tứ Niệm Xứ làm cái chỗ nghỉ ngơi, để mà dùng những cái sức lực của mình gồm lại để sau khi giặc hôn trầm, thùy miên đến thì dùng cái sức đó mà mình tập trung trong cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác, tức là đi kinh hành đó, thì Thầy nhờ vậy mà chiến thắng được giặc hôn trầm, thùy miên.

Các con nhớ thật kỹ trong cái vấn đề đó, rút tỉa qua kinh nghiệm của bạn bè thì mình sẽ tu mình cũng có thể chiến thắng được, nó không có khó khăn.

3- THẦY TRẢ BÀI, NHẮC NHỞ TU SINH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC TU TẬP

(23:07) Đó thì trong cái sự tu tập như vậy, hôm nay thì lẽ ra những cái bài mà mấy con viết cho Thầy thì tuần sau Thầy mới trả cho mấy con nhưng vì Thầy cũng đã trả bớt cho mấy con những cái bài mà Thầy đã chấm rồi. Thầy đã ghi rồi. Những cái bài nào mà Thầy ghi sau cái bài của mấy con đó, thì mấy con coi lại rồi mấy con sẽ tiếp tục mấy con sẽ làm những cái bài nhân quả kế tiếp. Tức là chúng ta tiếp tục chúng ta quán. Quán có đề tài đàng hoàng. Chứ không phải quán mà mênh mông, đụng đâu mình nghĩ đó. Nói về nhân quả thì nó mênh mông lắm. Có khi mình quán cái này, có khi mình quán cái kia, nó lộn xộn. Do đó mình muốn quán cái nào đó thì nó có cái đề tài để mình xoáy vào cái đề tài đó.

(23:55) Cũng như một cái niệm mà khởi trong tâm mình, cũng như một ác pháp tác động đến mình, nó có cái đề tài mà mình quán mênh mông thì nó không xoáy vào thì mình phá ra không được. Cho nên buộc lòng mình phải xoáy mạnh vào cái đề tài đó để cho mình chủ động được, cho nó mới tốt được. Bây giờ thì Thầy sẽ trả lại tất cả những cái bài này cho mấy con, một lúc nữa thì mấy con sẽ phát ra cái bài này cho mấy con, trả lại mấy con hết.

Rồi lần lượt thì mấy con cứ làm bài rồi tới cái ngày mấy con đến học thì mấy con sẽ nộp bài cho Thầy. Còn mấy con đừng có nộp lẻ tẻ, nộp lẻ tẻ rồi nhiều khi Thầy để sơ sót rồi nó sẽ lạc bài của mấy con. Cho nên mấy con đừng nộp lẻ tẻ, để cái bài nào mà cho nó, mình theo cái nộp bài của mấy con thì Thầy sẽ trả lời cho mấy con hết. Và Thầy chỉnh sửa lại những cái sai.

4- THẦY HƯỚNG DẪN ĐI KINH HÀNH - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

(25:02) Còn bây giờ về cái phần mà hôm nay thì chúng ta phải chỉnh đốn về cái phương pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác. Tức là bốn cái phương pháp đi kinh hành, mà cái số lượng mà chúng ta đông như thế này thì cái hàng mà ngay ở trước mặt Thầy thì mấy con sẽ ở lại để tu tập chứ đông quá thì Thầy hướng dẫn không hết một lượt. Còn cái hàng bên kia thì mấy con chiều nay. Nghĩa là bây giờ phân ra hai lớp. Thầy chịu khó buổi sáng và buổi chiều để cho nó hoàn chỉnh được, để tập luyện cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác. Bởi vì cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác nó không phải như Định Vô Lậu cho cái đề tài rồi mấy con làm, rồi Thầy về Thầy kiểm tra, bằng cái bài của mấy con viết. Còn cái này ở trên Chánh Niệm Tĩnh Giác thì buộc mấy con phải thực hành đi kinh hành cho Thầy xem. Cái đúng cái sai qua cái sự đi của mấy con qua sự nhiếp tâm của mấy con để Thầy quan sát coi mấy con nhiếp tâm đúng hay là sai, để hướng dẫn cho mấy con một cách tu tập nó tốt hơn và cụ thể hơn.

(26:06) Đó là cách thức như vậy chứ bây giờ cả một cái lớp mấy con đông như thế này mà hướng dẫn một lượt, Thầy hướng dẫn nó không hết, nó đông quá. Rồi bắt đầu mấy con cũng ngồi coi nghe vậy thôi. Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ trả cái bài này lại cho mấy con và đồng thời về thì mấy con cố gắng mấy con tiếp tục trong những cái giờ mà tu Định Vô Lậu, mình làm bài. Còn hoàn toàn ngoài cái giờ mà không phải Định Vô Lậu mà tu Chánh Niệm Tĩnh Giác thì mấy con cũng cố gắng tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, đi kinh hành để chuẩn bị cho một ngày nào đó mấy con sẽ phá sạch hôn trầm, thùy miên. Mỗi người cũng đều phải phá thôi chứ không thể nào mà còn hôn trầm, thùy miên còn lười biếng mà mấy con tu tới nơi tới chốn được. Buộc lòng mấy con sẽ chiến thắng một lần. Một lần phải chết đi để mà chúng ta sống lại. Chứ còn nếu không chết đi thì chúng ta khó sống lại lắm. Nghĩa là mình phải chiến thắng cho được hôn trầm, thùy miên. Mà hôn trầm thùy miên nó là si, tâm si của chúng ta. Nếu mà không thắng được tâm si thì không bao giờ thắng được tâm tham, sân.

Cho nên hiện giờ Thiện Thảo có trình bày cho Thầy biết là bây giờ ăn nó cũng không thèm, ngủ đã mất rồi thì ăn nó cũng không thèm ăn nữa, nó không có thích ăn nữa và đứng trước những cái gì mà gợi cái lòng ham muốn thì nó thấy như nó bất động, nó không còn cái tâm ham muốn đó nữa, nó làm như cái dục đã ly hết rồi. Đó mình chiến thắng được cái si thì cái tham, sân nó cũng bị diệt đi. Bây giờ chỉ cần cái thời gian cho đủ cái thời gian thanh thản, an lạc, vô sự, tức là cái thời gian mình chứng đạt, mình sống trong cái chân lý đó - cái chân lý của Tứ Niệm Xứ đó, thì Tứ Thần Túc nó xuất hiện thì coi như là mình hoàn tất con đường tu của mình thôi. Bây giờ coi như là mình sống chơi vậy, không tu tập gì vất vả.

Cho nên thậm chí như hôm qua là cái lớp nam thì Thiện Thảo nó cũng không có đến đây để nghe pháp, nói bây giờ con thấy không cần phải nghe gì hết, nghĩa là có nghe nó cũng vậy thôi. Cho nên đâu có cần phải nghe gì. Con thấy cứ sống nó thanh thản, an lạc, vô sự, mà tự nó an lạc vô sự thì nó khỏi quán. Nó an lạc một cách kỳ lạ chứ không phải nó thanh thản với cái sự người bình thường không tu, cho nên vì vậy mà nó thích ở trong thất mình hơn, thích mình đi xung quanh thất mình hơn chứ không muốn đến thất ai.

(28:22) Đó là cách thức của cái tâm nó không phóng dật rồi. Cho nên cái trạng thái mà nó không thích ra ngoài nữa đó là trạng thái giải thoát thật sự. Cho nên Thầy mong rằng mấy con cũng rút tỉa chỗ đó mà tập Chánh Niệm Tĩnh Giác để cho mình quen đi, để cho mình dùng cái pháp đó, mình đương đầu mình diệt cái giặc hôn trầm, thùy miên. Nếu không có Chánh Niệm Tĩnh Giác, nếu không có cái pháp mà bốn cái đi kinh hành như vậy thì chắc chắn là chúng ta không thắng được cái giặc thùy miên hôn trầm đâu nó sẽ đánh chúng ta tan nát hết. Nhờ cái pháp đó mà chúng ta thắng được đó. Thầy Chơn Thành cũng nhờ cái pháp Thân Hành Niệm đi mà từng hành động là đứng lên, giở chân giở gót lên đó. Thầy cũng nhờ cái pháp đó mà Thầy mới thắng được hôn trầm thùy miên. Thầy nói cái pháp nó kỳ lạ, mới đầu mình đi thì nghe nó mệt mỏi lắm, sau đó nó quen rồi, lần lượt rồi đó thì nó làm như nó tỉnh, nó không còn buồn ngủ nữa, nó mất cái buồn ngủ đi. Rồi cuối cùng mà thậm chí như có ngày mà tu nó nhiều 3-4 tiếng đồng hồ, coi như là suốt đêm đó nó không ngủ. Tự cái pháp đó nó đã đẩy lui rồi, cho nên con thấy nhờ cái pháp Thân Hành Niệm, nếu mà người nào mà lười biếng không đi kinh hành, không có chịu tập cái pháp này thì con tin chắc rằng là họ không bao giờ hết hôn trầm, thùy miên. Còn cái người nào mà cứ đóng cửa mà ngồi im lìm trong đó là cái người nó chỉ ngủ thôi chứ không cách nào khác hết. Cho nên xung quanh mà những cái thất xung quanh thì cái người nào tu được, người nào tu không con cũng biết hết. Qua kinh nghiệm của con, con thấy cái người mà tu được là người ta siêng năng đi kinh hành, còn cái người mà không tu được là cái người mà ở trong thất mà đóng cửa, chắc chắn không có thiền định gì hết. Con biết bây giờ họ làm sao mà có thiền định được, chắc chắn là họ phải ngủ thôi, còn cái người mà đóng cửa im lìm là cái người đó ngủ, chắc chắn như vậy.

(30:05) Cho nên khi mà phá hôn trầm thùy miên, người ta rất sợ ở trong cái thất người ta lắm, người ta rất sợ buộc lòng người ta phải đi ra ngoài, nếu mưa gió thì người ta đi vòng vòng thất người ta. Còn nếu mà không mưa gió thì mình đi ra ngoài mình tu, chịu sương chịu tuyết để mà người ta phá được cái hôn trầm. Chứ còn ở trong thất thì bị hôn trầm. Cho nên qua cái vấn đề này, quan trọng là vì Chánh Niệm Tĩnh Giác mà để cho chúng ta tu tập đạt được, mình phá được hôn trầm, phá được tâm si thì cái tham, sân chúng ta rất nhẹ. Về cái sức mà Định Vô Lậu, chúng ta tu nó triển khai, để nó trợ giúp cho cái tâm của chúng ta định tỉnh dễ dàng hơn. Cho nên Đức Phật nói một câu nói mà chúng ta nghe nó cũng rất là rõ ràng, tâm định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng. Nó hết buồn ngủ hôn trầm nó mới định tỉnh mấy con. Còn nó còn buồn ngủ hôn trầm, nó tỉnh có chút xíu rồi cái bắt đầu nó lừ đừ, nó uể oải. Cho nên do cái chỗ mà định tỉnh, thì tâm nó mới nhu nhuyễn nó mới dễ sử dụng. Còn tâm mà chưa định tỉnh thì chưa nhu nhuyễn dễ sử dụng. Muốn định tỉnh phải hết hôn trầm, thùy miên chứ không khéo thì không bao giờ mà hết hôn trầm, thùy miên.

Cũng như Thầy ngồi tu Tứ Niệm Xứ, giờ Thầy định tỉnh, nhưng mà Thầy ngồi một hơi chưa chắc đã định tỉnh, mà nó không định tỉnh thì nó sanh ra chuyện, à nó muốn cái này nó muốn đi cái kia, nó muốn dòm ngó chỗ này. Tức là nó bị dục, còn nó định tỉnh thì nó không bị dục nữa. Mà định tỉnh thì mục đích chúng ta phải thấy được là chúng ta không còn hôn trầm, thùy miên. Chứ bây giờ chúng ta biết rằng buổi tối giờ đó, hoặc buổi sáng giờ đó nó hay bị lờ mờ nó bị buồn ngủ thì đó là chúng ta biết rằng mình còn si, thì mình làm sao gọi là định tỉnh.

Còn nó định tỉnh ví dụ như bây giờ mấy con ngồi đây bây giờ mấy con thấy định tỉnh nhưng mà chút nữa nó sẽ bị hôn trầm thì chắc gì mấy con định tỉnh, cho nên biết rằng mình chưa định tỉnh. Còn định tỉnh thực sự thì nó phải hết hôn trầm, thùy miên, bởi vì nó đối với cái kia mà cái kia nó hết thì cái này nó mới định tỉnh.

(31:59) Còn bây giờ chúng ta thấy mình tỉnh, nhưng mà cái tỉnh này nó còn cái kia chứ chưa phải hết, buộc lòng mình phải tu cho hết. Mình tu hết thì nó mới thực sự định tỉnh, mà hễ nó thực sự định tỉnh thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng. Mình muốn nhập định, mình muốn làm cái gì thì thân tâm mình nó làm theo. Cho nên mấy con ráng cố gắng mà tu tập.

À, bắt đầu bây giờ Thầy sẽ trả mấy tập này. Còn cái phần này sẽ để lại. Bây giờ thì phần nhiều thì mấy con khi mà tu tập, như thế nào đó thì mấy con ghi lại để rồi Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con biết cái đó nó tu tới đâu và bắt đầu phải tu cái gì tiếp theo. Thí dụ như mấy con giữ được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình rồi thì mấy con viết ra trình cho Thầy bây giờ con tu tập như vậy nó được 1 giờ hay được nữa giờ, rồi cái sức mình tu tập?

Như vậy thì bây giờ chúng ta tiếp tục chúng ta sẽ tu tập pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác - Thân hành. Và mấy con nộp bài hết đi, người nào chưa nộp bài cứ nộp hết. Làm xong rồi nộp cho Thầy đi con. Rồi có những cái bài nào mà kinh nghiệm qua sự tu tập của mấy con như thế nào mấy con trình bày lại cho Thầy. Thầy sẽ xem xét qua cái tu tập đó coi nó đúng sai rồi Thầy chỉnh lại cho thêm cái phần đó.

Bây giờ người nào mà đầu tiên đi cái pháp Thân Hành Niệm qua cái kinh nghiệm tu tập bốn cái giai đoạn Thân Hành Niệm mà mấy con thấy cái pháp nào mà hợp nhất mà mình tu tập trong cái 4 pháp này để mình thắng được cái buồn ngủ của mình, khuya bị buồn ngủ mình đi kinh hành mà mình thấy mình phá được cái buồn ngủ mà mình thấy thích cái pháp đó trong 4 cái giai đoạn đi kinh hành.

5- BỐN GIAI ĐOẠN ĐI KINH HÀNH

(34:04) Thầy nhắc lại: Thứ nhất là mình đi mình tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” Mình đi khoảng 10 bước hoặc 20 bước mình lại tác ý một lần, mà nếu mình bị niệm khởi nhiều thì mình cứ 5 bước mình tác ý một lần hoặc là niệm nhiều nữa thì 2 bước mình tác ý một lần, mình nương vào cái pháp tác ý để cho cái niệm nó không xen vô nữa, đó là mình dùng cái pháp tác ý để cho cái niệm nó không có. Do cái pháp tác ý thưa, nhặt mà mình tác ý để cho cái niệm nó không xen bởi vì mình sử dụng thay vì cái ý nó làm thinh, nó không có niệm gì hết thì mình cứ tập trung để mình cảm nhận cái bước đi mình thì cái niệm nó sẽ xen vào, buộc lòng mình muốn cho đừng có niệm, buộc lòng cái ý thức của mình nó dẫn dắt cho từng cái bước đi của mình. Ví dụ như cái pháp Thân Hành Niệm thì các con tác ý "dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống". Tức là cái pháp tác ý nó dẫn cho chúng ta từng cái hành động để nó không có niệm.

Vậy mà chúng ta tu, chúng ta không có nhiệt tâm thì chúng ta vẫn tác ý nhưng niệm vẫn xen vô hoặc là một thời gian mà chúng ta tu rồi nó quen đi rồi chúng ta tác ý theo cái kiểu mà tác ý nó thuộc làu đó, như người ta tụng Tâm kinh Bát Nhã đó thì nó không có ý nghĩa gì cho cái sự tu tập hết, khi mà tác ý là phải có cái sự chú ý kỹ ở trong cái bước đi, cho nên mình tác ý nhặt, nhiều thì cái sự tập trung nó ít, còn mình tác ý thưa thì sự tập trung nó nhiều, mà nó nhiều thì nó căng đầu mình, còn nó ít nó nhặt lại. Cứ 5 bước mình tác ý một lần thì nó nhặt lại, thì do cái chỗ mà tác ý nhặt đó mà cái sức tập trung của mình nó ít đi. Nếu mà mình để cái thời gian mà dài ra nhiều bước mình tác ý để nó không có niệm thì tác ý nó rất mệt mà để nó không tác ý mình đi một cách tự nhiên thì mình phải tập trung cao. Mà nếu mà không tập trung cao thì sẽ có niệm khác xen vô. Các con lưu ý về cái phần tu tập như vậy.

(36:02) Cho nên rút tỉa qua kinh nghiệm đó thì khi mà mình mới tu tập thì mình tác ý nhiều, nhưng mà mình tác ý nhiều mà sự tập trung của mình ít để mình nhắc nó để nó cảm nhận được cái bước đi của nó, đó là cái giai đoạn thứ nhất. Mình đi mình tác ý thôi.

Tới cái giai đoạn thứ hai thì mình đứng lại mình hít thở 5 hơi thở rồi mình lại bước đi.

Và giai đoạn thứ ba thì mình lại ngồi xuống mình hít thở, 5 hơi thở rồi mình đứng dậy mình bước đi.

Giai đoạn thứ 4: Mỗi hành động đều là tác ý, từ khi ngồi xuống đứng lên, co tay duỗi chân đều là tác ý

Một cái phương pháp để mà tập tỉnh thức nữa đó là làm tất cả mọi công việc đều nhắc tâm mình. Thí dụ như mình đang quét sân, thì mình đừng có để cái tâm mình nó tự nhiên mà nó biết quét sân. Mà mình thường nhắc “Quét sân, tâm phải biết quét sân” Rồi mình quét vài ba chổi, năm mười chổi mình lại nhắc. Tức là mình tu trong cái việc làm. Rồi mình đang làm một cái gì, đang cưỡi xe, đang làm một cái gì, mọi việc đều là mình có thể nhắc. Cho nên cái sự việc của mình làm nó chậm nhưng mà cái chậm nó ở trong cái tỉnh thức của mình, tỉnh giác của mình thôi. Cho nên mình làm cái gì mình cũng phải tập cái thói quen tỉnh thức thì cái điều đó điều tốt. Nhưng mà khi mình ôm pháp mình tu tập, có cái pháp tu tập rồi thì nó lại cẩn thận, kỹ lưỡng hơn. Chứ không phải tu tập theo cái kiểu mà trong mọi hành động, trong mọi công việc. Tu tập kia thì tập tỉnh thức một ít nhỏ thôi. Còn tu tập thực sự, mà ôm pháp tu tập là tu tập rất kỹ, không được mà tu tập lơ mơ. Không tu thôi mà đã tu thì nó mất thì giờ. Mà mất công sức. Thà là không tu nó không mất công sức mà tu mà để vừa mất công sức mà vừa chơi thì nó không tốt, thà là mất công sức mà nó có lợi ích thiết thực, phải làm chủ thì như vậy nó mới có kết quả tốt chứ không khéo mình tu mà không có kết quả.

Cho nên pháp này thì bắt đầu bây giờ cái người nào mà ngồi trước Thầy. Con đi thân hành Chánh Niệm Tĩnh Giác được không con? Con đi được không con? Đi được, con đứng dậy con đi đi con! Đi ngay giữa. Bắt đầu con tác ý con đi. Con cứ đi tự nhiên con. Rồi con!

(39:14) Trong 4 bốn cái pháp đi kinh hành này con thích cái pháp nào con? À, con thích cái pháp nào? Thì trong 4 cái pháp mà con thích cái pháp nào thì con sẽ lấy cái pháp đó mà con đi kinh hành tập Chánh Niệm Tỉnh Thức để mà con phá cái hôn trầm, thùy miên của mình. Thì như vậy con thấy con đi như vậy là con thích hay hoặc là con phải đi tác ý từng hành động? Nghĩa là trong 4 pháp đi kinh hành này con thấy cái pháp nào con đi rồi con hít thở hoặc là con đi rồi con ngồi xuống hít thở hoặc là con đi con tác ý từng hành động, con thấy con thích cái pháp nào con nói Thầy nghe, cái gì cái đặc tướng của mình nó hợp, nó thấy đi nó thích cái pháp đó thì mình mới nhiệt tâm tu tập con.

(40:11)…​

(40:38) Như vậy là con sẽ ôm cái pháp mà đi kinh hành mà pháp thứ ba, tức là con đi 10 bước, rồi con ngồi xuống con hít thở 5 hơi thở, rồi đứng dậy rồi con đi mười bước nữa hoặc là con chọn lấy 20 bước thì con sẽ đi 20 bước. Nhưng theo Thầy thiết nghĩ thì con nên chọn 10 bước để cho nó nhặt nghĩa là nó ít bước đi lại thì đồng thời mình ngồi xuống, đứng lên ngồi xuống như vậy đó để cho nó dễ dàng nó phá cái hôn trầm thùy miên của con. Con nên chọn cái pháp thứ 3 thì đi 10 bước và ngồi xuống hít thở 5 hơi thở. Vậy thì bắt đầu con đi lại cái pháp đi 10 bước rồi con hít thở 5 hơi thở. Để Thầy xem con đi như vậy được hay không để Thầy chỉnh đốn lại cho con.

Phật tử: Bạch Thầy con thích đi cái pháp mà giơ chân duỗi chân…​

(41:50) Trưởng lão: Được rồi, như vậy là con nên tập ngay cái pháp đó.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy